Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Sáu, 2024, 12:54:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nội chiến Hoa Kỳ  (Đọc 64619 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #110 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 12:42:40 pm »


Tôn giáo Quaker của ông Greenleaf Whittier có lẽ đã kiềm chế ông không sáng tác một tập thơ thực sự về thời chiến. Tuy nhiên ông đã sáng tác một cuốn sách nhỏ có tựa đề Thơ trong thời chiến (In War Time and Other Poems) ca ngợi những thắng lợi của đất nước, đặc biệt là sự nghiệp giải phóng nô lệ.

“Không như chúng ta hy vọng
Nhưng chúng ta hy vọng gì?
Trên tất cả những toan tính và giấc mơ không thành,
Chúa trời, với bàn tay khôn ngoan hơn bàn tay con người,
Đã đặt những viên gạch nền móng cho sự tự do”.


Một trong những bài thơ của ông mang hơi nóng của ngọn lửa chiến tranh, bài Barbara Frietchie là một bản ballad ca ngợi một sự việc có thực. Một cụ già được cho là đã liều chết để căng quốc kỳ của nước Mỹ trong vùng bị người miền Nam chiếm đóng ở Maryland. Theo bài thơ, một người lính Liên minh nổi tiếng đã can thiệp để cứu bà.


“Dồn dập trên đường phố là bước chân những kẻ nổi loạn.
‘Bức tường Jackson’ lừng lững trước mặt”.

***

“Hãy bắn đi nếu người cần phải thế, hãy bắn bà già đầu bạc này
Nhưng hãy tha cho lá quốc kỳ của quê hương ngươi

***

“Người lính hét lên: Ai dám chạm vào sợi tóc bạc trên mái đầu già nua kia.
Sẽ phải chết nhục như một con chó ghẻ. Hãy tiếp tục hành quân!”


Một trong những tiểu thuyết viết trong thời chiến là cuốn “Sự thay đổi về tư tưởng của Miss Ravenel từ li khai tới trung thành” (Miss Ravenel’s Conversion from Secession to Loyalty). Cuốn sách đã trình bày những kinh nghiệm chiến đấu của tác giả khi tham gia các trận đánh, và phơi bày thực tế đau lòng của các bệnh viện. Mặc dù thế, theo giáo sư Aaron, không một tiểu thuyết gia nào trong suốt một thế kỷ (kể từ khi nội chiến bùng phát) có thể khắc họa lại hình ảnh người lính bình thường trong cuộc chiến thật sống động như là nhà sử học Bell Wiley đã mô tả trong cuốn sách “Chuyện đời của Johnny Reb” và “Cuộc sống của Billy Yank”.

Ấn tượng nhất thuộc về một người miền Bắc viết trong cuộc chiến. Đó là người viết nhật kí, ông George Templeton Strong. Vốn là một luật sư, ông đóng vai trò thủ quỹ của Ủy ban vệ sinh Mỹ. Một vị trí giúp ông được giáp mặt với những nhân vật quan trong như Tổng thống Lincoln, ông Seward, tướng Stanton và tướng Grant. Điều này đã cho ông một quan điểm sâu sắc về cuộc chiến này.

Ông Strong bày tỏ một nhận xét sâu sắc nhất, giá trị về quan điểm người miền Bắc ở hậu phương và tình cảm của họ. Theo lời của giáo sư Aaron, nó giống như một tiểu thuyết lịch sử. Những tin tức về sự thất bại của Liên bang tại trận Bull Run thứ hai được ông ghi: “Đó là một ngày tuyệt vọng và cực kỳ khó chịu... Chúng tôi là những người sống trong một bang đang nhức nhối và bức xúc suốt một ngày dài... Stonewall Jackson (con ngáo ộp của nước Mỹ) sắp sửa đem quân xâm chiếm Marylanđ với bốn mươi ngàn lính”. Khi nói về việc tướng Lee đầu hàng, ông viết: “... Quân đội của quân phiến loạn tại Peninsula, Antietam, Fredericksburg, Chancellorsville, Wildeness. và các trận đánh khác, đã không còn tồn tại... Ơn Chúa lòng lành”. Về thông tin các lực lượng Liên minh đầu hàng: “HÒA BÌNH. Cuối cùng hòa bình cũng đã đến... Cuối cùng điều tôi hi vọng và tin cũng đã đến. Nhờ Chúa nhân từ ban phước. Trang đầu của nhật kí này tôi sẽ mở đầu với những tin tức về cuộc chiến trong đêm 13 tháng 04 năm 1861”.

Âm nhạc thời chiến ở miền Bắc có thêm khía cạnh của lòng yêu nước bao la để những lời ca giàu cảm xúc thêm phần mãnh liệt. Những bài hát phổ biến nhất trong thời kỳ này kết hợp cả hai thành tố trên. Hầu hết các bài hát đều được sáng tác bởi những nhạc sĩ chuyên nghiệp. Trong số đó có bài “Dựng lều trên khu trại xưa” (Tenting on the Old Camp Ground) của nhạc sĩ Walter Kittredge:

“Đêm nay ta dựng lều trên khu đất doanh trại xưa.
Nó cho ta một bài hát để ngợi ca.
Trái tim đau buồn của ta, một bài hát về quê nhà
Và bạn bè mà chúng ta yêu mến nhất

***

Dựng trại đêm nay
Dựng trại đêm nay.
Dựng trại trên nền doanh trại cũ

***

Quyết tử đêm nay.
Quyết tử đêm nay
Quyết tử trên nền đất chiến trường xưa”

Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #111 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 12:43:38 pm »


Một nhạc sĩ sáng tác nhiều và có lẽ là nổi tiếng nhất chính là ông George G. Root. Trong số những bài hát được nhiều người ưa thích của ông có bài “Nhớ mẹ trước trận đánh” (Just Before the Battle, Mother), “Hành quân! hành quân! và hành quân!” (Tramp! Tramp! Tramp!), “Tiếng thét nơi chiến trường đòi tự do” (The Battle Cry of Freedom). Có lẽ đây là bài hát gây sôi động nhất trong những khúc quân hành của quân Liên bang:

“Chúng ta tập hợp quanh cờ, nào lại cùng hành quân.
Nơi chiến trường ta hãy thét lên tiếng thét đòi tự do.
Chúng ta hành quân trên đồi, và rồi tụ họp nơi đồng bằng,
Cùng gào lên tiếng thét đòi tự do.

***

Liên bang muôn năm.
Hạ gục những kẻ phản bội, ta tiến lên cùng với những lá cờ đầy sao.
Khi ta hành quân bên lá quốc kì, ta lại hành quân.
Hãy la lên tiếng thét đòi tự do”



Ca khúc quân hành của sứ mệnh của chiến tranh đòi giải phóng nô lệ chính là bài “Thi thể của John Brown”. Đây là bài hát được sáng tác ngẫu hứng theo làn điệu dân ca. Bà Julia Ward Howe sử dụng giai điệu của nó cho những lời ca đến với bà trong một nguồn cảm hứng bất chợt lúc nửa đêm, sau khi chứng kiến một cuộc duyệt binh tại Washington. Bài hát ca ngợi cuộc chiến của đảng Cộng hòa kết hợp nhuệ khí quân sự với những cảm xúc mãnh liệt về đạo lý đã trở thành một ca khúc bất tử của người Liên bang.

“Mắt tôi đã thấy ánh hào quang chói lòa của thượng đế.
Ngài đi dạo trong những vườn nho khi những trái nho phẫn nộ ngửa mặt nhìn trời.
Ngài tỏa ánh sáng rực rỡ trên thanh kiếm vung nhanh:
Chân lý của ngài theo chân người rầm rập bước

***

Vinh quang, vinh quang thay!
Chân lý của đấng tối cao”.


Báo chí miền Bắc, ngoài một số ngoại lệ đã trình bày ở trên, tự do bộc lộ quân điểm của mình đối với cuộc nội chiến và với những biện pháp hành chính trong tiến trình cuộc chiến nổ ra. Đại đa số các tờ báo của đảng Cộng hòa như New York Times, Philadelphia Inquirer, Washington Chronicle, và Chicago Tribune ủng hộ mục tiêu làm tiêu tan ý định li khai. Báo của đảng Cộng hòa, bao gồm những tờ báo có ảnh hưởng lớn như trên, đều ủng hộ chính quyền Tổng thống Lincoln và những biện pháp thời chiến của ông, mặc dù tờ Times được coi là cơ quan ngôn luận không chính thức của chính quyền, lại chỉ trích những thiếu sót của chính quyền Lincoln. Tờ Chronicle có lẽ là cơ quan ngôn luận gần gũi nhất với chính quyền.

Tờ Diễn đàn hàng ngày tại New York (New York Daily Tribune), với chủ bút là một người hay châm chọc và chủ trương cải cách, ông Horace Greeley,và tờ Bưu phẩm buổi chiều Washington, do ông William Cullen Bryant làm chủ bút (một người khả kính theo chủ nghĩa bài nô có quan điểm mạnh mẽ), lúc dầu có chỉ trích Tổng thống Lincoln bởi vì ông đã lưỡng lự trong việc công nhận giải phóng nô lệ là nguyên nhân chính của cuộc chiến. Năm 1864 ông Greeley đã tin rằng Tổng thống Lincoln sẽ không được tái đắc cử. Ông này tham gia phong trào đòi thay thế Tổng thống bằng một ứng cử viên của đảng Cộng hòa khác.

Hầu hết các tờ báo của đảng Dân chủ, trong đó có những tờ báo như tờ Tin nhanh New York, Người điều tra Cincinnati, Thời báo Chicago và tờ Ngôn luận tự do Detroit ủng hộ mục tiêu bảo vệ tính toàn vẹn của quốc gia nhưng chống đối Tổng thống Lincoln và rất nhiều biện pháp của ông trong tiến trình thực hiện mục tiêu ấy, bao gồm cả việc giải phóng nô lệ, tuyển dụng người da đen phục vụ trong quân đội, lệnh cưỡng bức tòng quân, việc bắt lính và lệnh đình quyền giam giữ. Tờ Thời báo chỉ trích rằng lời tuyên bố giải phóng nô lệ là “một việc làm đáng ghê tởm, tàn bạo, hiểm độc” đã biến cuộc chiến vì Liên bang thành cuộc đấu tranh “cho sự giải phóng của ba triệu tên mọi da đen và ban cho chúng quyền công dân Mỹ”.

Tờ Người đưa tin New York (New York Herald) của ông James Gordon Bennett, một tờ báo của đảng Dân chủ và là nguyên mẫu của tôn chỉ làm báo giật gân, thích viết theo xu hướng lôi kéo sự chú ý của độc giả, lúc đầu nước đôi về sự trung thành của mình “Tờ Người đưa tin sáng nay cam kết không ủng hộ bên nào”. Trong thời gian xảy ra trận chiến tại pháo đài Sumter, ông Strong đã viết trong nhật ký của mình như vậy. Sau đó, báo này lại gay gắt: “Cần phải ủng hộ chính quyền và chỉ trích đảng Dân chủ trong vòng một tuần. Thật đáng chê trách làm sao khi mới nói đó mà đã nuốt lời”. Tờ Người đưa tin chẳng bao lâu sau mang giọng điệu trung thành với chính phủ, nhưng chỉ khi bị đám đông quần chúng đe dọa sẽ phá phách trụ sở tờ báo này. Tờ Tin tức hàng ngày New York cũng chia sẻ nhiều quan điểm với tờ Người đưa tin. Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống 1864, tờ Tin tức hằng ngày mô tả Tổng thống Lincoln như một con người “vô cảm, xảo quyệt. Và thật nực cười làm sao cử tri giờ đây lại nguyền rủa người mà trước đây họ cho là vị quan tòa chính trực”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #112 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 12:44:14 pm »


Các tờ báo lớn đều cử phóng viên ra trận viết những câu chuyện kể về đời sống của binh lính trong các chiến dịch và các trận đấu. Rõ ràng những chủ bút đã có những ý kiến mạnh mẽ khác nhau về chiến thuật của cuộc chiến. Ông Greeley và những người khác phần nào chịu trách nhiệm về những sự phản đối kế hoạch “con trăn cuộn mồi” của tướng Scott và cuộc hành quân trên những bờ đá dốc đứng ở Richmond sau đó kết thúc với thảm họa trong trận Bull Run. Những chủ bút và các nhà báo cũng bày tỏ tình cảm của mình với các sĩ quan nên đã viết những lời ca ngợi tán dương và đôi khi là chỉ trích quan điểm của những sĩ quan này. Tướng McClellan được giới nhà báo ca tụng. Họ gọi ông ta là “Napoleon trẻ tuổi”. Ông Henry J. Raymond đã từng đi suốt đêm từ New York tới Washington đẽ cảnh báo Tổng thống Lincoln về sự bất tài của tướng Hooker nhưng đã phải thất vọng.

Mặc dù các viên tướng chỉ huy nỗ lực thận trọng với sự an toàn của quân đội, họ vẫn không thể làm được như vậy một cách hiệu quả. Tướng Lee phần nào dựa dẫm vào giới báo chí miền Bắc để biết tin tức về sức mạnh và những cuộc di chuyển của quân đội Liên bang và cả những chiến dịch được lên kế hoạch. Những lời nhận xét ban đầu về cuộc chiến, rõ ràng là viết trong vội vã, thông thường chứa đựng rất nhiều lỗi và đôi khi dẫn tới những quyết định không khôn ngoan và hấp tấp cho những nhà chức trách cao cấp. Một số lời nhận xét về trận Shiloh cho rằng trận chiến này quá tốn kém và gây xáo trộn cảm xúc trong dân chúng. Theo lời ông J. Cutler Andrews, có nhiều bài báo do những người chẳng bao giờ đến gần các chiến trường viết (ví dụ như chiến trường Cairo, Illinois) nhưng vẫn rạng danh “phóng viên chiến trường”.

Nghệ thuật nhiếp ảnh, cũng giống như kinh tế Mỹ, phát triển cực thịnh trong thời kỳ nội chiến. Được sáng chế tại Pháp cách đó một phần tư thế kỷ, máy chụp ảnh cùng với báo chí, trở thành dụng cụ ghi nhận về chiến tranh hiệu quả nhất. Lúc đó có khoảng 3 ngàn nhiếp ảnh gia cùng chung nhau khắc họa cuộc chiến. Hàng trăm ngàn bức ảnh (có thể trên một triệu cũng nên) ghi lại diện mạo của những nhân vật hàng đầu của cuộc chiến và những sự kiện ám ảnh người xem nhất. Nó đã để lại cho hậu thế những hình ảnh ấn tượng, thêm vào khía cạnh cảm xúc có tác dụng to lớn đối với cuộc chiến, một chương lịch sử Hoa Kỳ với biết bao nhiêu những xúc cảm lẫn lộn. Tên tuổi nổi bật liên quan đến cuộc nội chiến trong ngành nhiếp ảnh là Mathew B. Brady, một doanh nhân của ngành nhiếp ảnh New York. Ông mắc bệnh cận thị cho nên không hề chụp một tấm hình chiến tranh nào. Nhưng những nhiếp ảnh gia của ông (trong đó có những tên tuổi nổi bật như James, Alexander Gardner, Timothy O’ Sullivan, George N. Barnard, David B. Woodbury, T. C. Roche và James Gibson) chụp hàng ngàn tấm. Ông Brady và nhân viên của mình, cộng với nhiều nhiếp ảnh gia khác, đã để lại một di sản lớn những hình ảnh chiến tranh còn mãi tới ngày hôm nay.

Những nhà thờ miền Bắc bị cuốn theo dòng triều dâng bất tận của cảm xúc thời chiến. Những giá trị tinh thần của tôn giáo đã chìm ngập trong tinh thần dân tộc Mỹ. Họ coi li khai là một điều đáng ghê tởm. Đồng thời tôn giáo cũng có mặt nơi chiến trường để bộc lộ thiên hướng bài nô. Nhưng trong những tháng đầu tiên của cuộc chiến, không khí thời chiến dường như làm cho không khí tôn giáo luôn ngột ngạt. Những buổi lễ và những buổi cầu nguyện nhạt nhẽo vô vị trước các địa điểm ghi danh tòng quân, các cuộc duyệt binh và những tiếng bước chân dồn dập của các đội quân đến từ nhiều phía. Một quan sát viên nhận xét rằng: Bên cạnh những yếu tố lôi kéo sự chú ý của người dân khỏi niềm tin tôn giáo, “mối nghi ngờ trong tâm trí của dân chúng về cuộc chiến đều có xu hướng khiến con người ta không còn nghiêm chỉnh, khiến họ bịt tai nhắm mắt trước những lời kêu gọi thấu hiểu chân lý của Chúa Christ”.

Khi cuộc chiến kéo dài, tác động của tôn giáo được tái khẳng định. Đầu năm 1863 và giai đoạn sau này của cuộc chiến, những hoạt động làm thức tỉnh lòng mộ đạo xuất hiện thường xuyên hơn. Các nhà thờ trở thành những bức tường thành bao bọc cho rất nhiều tổ chức từ thiện thời chiến cũng như ủng hộ cho nỗ lực chiến tranh của Liên bang.

Nhiều lãnh đạo tôn giáo nổi bật coi giải phóng nô lệ là mục tiêu của cuộc chiến và hăng hái hỗ trợ một khi nó được chính thức công nhận là mục tiêu của nội chiến Hoa Kỳ. Cuộc chiến đã mang lại sự hoàn thiện cho một cuộc thánh chiến của những người truyền giáo ủng hộ chủ nghĩa bài nô nổi tiếng như ông Theodore Dwight Weld. Ông viết: “Tôi tin tưởng sâu sắc vào tính chính nghĩa của cuộc chiến này... Chúng ta hoan hỉ với sự tiến bộ to lớn của miền Bắc, dù nó là sự kết hợp của nhiều động cơ và dựa trên sự pha trộn của những điều chỉ có một nửa là sự thật, hoặc hoàn toàn là ước lệ, được bộc lộ trên bề mặt nguồn nghị lực bên trong...” Ông Henry Ward Beecher nói: “Tôi cực kỳ ghê tởm thứ hòa bình dựa trên bất cứ nền tảng nào như vậy (như sự mặc nhiên thừa nhận động thái li khai). Tôi thà tham gia một cuộc chiến tranh thẫm màu hơn máu và dữ dội hơn lửa...”. Khi nghe thông tin về những chiến thắng mở đầu của quân Liên minh, ông đã chỉ trích Tổng thống Lincoln là kẻ bất tài: “Hiện nay miền Bắc đang bị đánh tơi tả. Miền Bắc nên biết rằng nước Mỹ rồi cũng sẽ không còn bởi sự hủy diệt do sự khờ dại của chính quyền trung ương tác động đến chính nội bộ quốc gia mình”.

Những người cổ vũ cho phong trào bài nô chỉ trích Tổng thống Lincoln trì hoãn chấp thuận mục tiêu giải phóng nô lệ. Dần dần những nhà thuyết giáo đã thay đổi quan điểm của mình về Tổng thống Lincoln. Sau khi ông phát biểu lời tuyên bố sơ bộ vì giải phóng nô lệ, ông Weld đã đi khắp miền Bắc, hùng hồn thuyết giảng với những bài diễn văn mãnh liệt hỗ trợ cho nỗ lực tham chiến của Liên bang và vận động quần chúng bỏ phiếu cho những ứng cử viên Cộng hòa vào Hạ viện trong cuộc bầu cử 1862. Khi chiến tranh kết thúc, Bộ trưởng Stanton được tôn vinh. Theo yêu cầu của ông Beecher, một con tàu chở đầy những lãnh tụ tôn giáo miền Bắc tới pháo đài Sumter, nơi diễn ra lễ kỷ niệm lần thứ tư sự kiện thị trưởng Anderson đầu hàng. Ông Beecher đứng trên đống gạch vụn của pháo đài, dưới quốc kỳ Mỹ bay phần phật, và đọc một bài diễn văn ca ngợi vị Tổng thống mà trước đây ông đã từng chỉ trích gay gắt.

Các trường phổ thông và đại học miền Bắc phải chịu thiệt hại vì cảm xúc của thời chiến khuấy động sinh viên và những thầy cô giáo trẻ. Nhiều người trong số họ nhanh chóng gia nhập quân đội. Khi đó, bùng phát một loạt những phản ứng đa dạng của các trường học. Trường Cao đẳng Bowdoin rung chuông nhà nguyện, thể hiện nhiều cảm xúc khác nhau đối với quốc gia, treo những lá cờ đầu lâu xương chéo và tham gia những cuộc luyện tập quân sự. Tại Trường Đại học Oxford, Ohio, chỉ trong vài phút đã có 160 người ghi danh tòng quân. Tại Trường Đại học Michigan, năm đại đội sinh viên được thành lập chỉ trong vài tuần đầu cuộc chiến. Trong bốn năm chiến tranh, số sinh viên ghi danh tại đại học Yale giảm từ 521 tới 438. Học sinh đăng kí tại trường Havard giảm từ 443 xuống còn 385 người. Đại học New Jersey (Princeton) ngay lập tức mất 1/3 trong số 312 học viên học tại trường này bởi những sinh viên miền Nam đã rời ghế nhà trường tham gia cùng quân đội Liên minh.

Nhưng nhu cầu về nguồn nhân lực của miền Bắc không đủ sức làm giảm số sinh viên vẫn theo đuổi nghiệp sách đèn trong vùng. Hầu hết những sinh viên này vẫn miệt mài nghiên cứu. Nền giáo dục miền Bắc, cũng giống như nền kinh tế miền Bắc, thực sự phát triển đồ sộ trong thời gian chiến tranh. Các trường đại học đua tài với những môn như: bóng đá, bóng chày và bơi thuyền đó là những môn thể thao phổ biến nhất tại những trường đại học ở miền Đông. Những hoạt động thể thao này vẫn không hề có sự gián đoạn nghiêm trọng nào. Ông Emerson Fite kết luận rằng: chiến tranh đã làm sôi động đời sống tri thức tại miền Bắc.

Mọi hình thức về nguồn lực về mặt xã hội, tình cảm, văn hóa, cũng như sức người và tài chính ở miền Bắc đều hỗ trợ cho nỗ lực tham chiến. Đầu tiên, dân chúng đáp ứng lại với lời kêu gọi cầm vũ khí lên đường với sự hăng hái mãnh liệt. Khi chiến tranh ngày càng kéo dài, nó đã khiến người dân vùng này biết cách gìn giữ sức mạnh về nguồn nhân lực kinh tế và cả bầu nhiệt huyết. Họ đã có lúc phải dồn hết sức lực và tinh thần cho cuộc chiến. Sự mệt mỏi vì giao tranh tại miền Bắc trong giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến là rất lớn. Thậm chí những nhà ái quốc chung nhất cũng gần như tuyệt vọng khi mơ về thắng lợi cuối cùng của Liên bang. Nhưng sau rồi thắng lợi ấy cũng đến. Ông George Templeton Strong thay mặt cho những người thuộc thế hệ của ông viết rằng: “Dường như cả một thế kỷ của cuộc sống bình thường trôi qua kể từ khi những hành động thù nghịch bắt đầu”
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #113 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 12:47:38 pm »


XII
Miền Nam bị phong toả
--------X--------


Miền Nam phải chịu đựng mọi hậu quả do chiến tranh đem đến. Tất cả mọi cuộc giao tranh lớn, ngoại trừ hai cuộc giao tranh dữ đội ở miền Bắc, cộng với vô số những lần đụng độ nhỏ hơn, đều diễn ra ở miền Nam. Chiến tranh đã lấy đi sinh mạng 1/4 thanh niên da trắng miền Nam, chưa kể đến sinh mạng phụ nữ và người da đen. Chiến tranh tàn phá rất nhiều đồng ruộng, rừng cây và thành phố lớn. Nó hủy hoại không biết bao nhiêu mái ấm, nhà thờ, trường học... Đôi khi chúng bị san thành bình địa. Sau đó, với không biết bao nhiêu của cải và mạng sống đã bị hủy hoại và cuối cùng là thất bại đau buồn nhục nhã đã khiến người miền Nam ngã quỵ. Rõ ràng những ký ức về cuộc chiến luôn trĩu nặng trong tim người miền Nam. Chiến tranh đã ngấm vào từng hơi thở trong cuộc sống người miền Nam.

Người miền Nam thường đáp lại lời kêu gọi hãy khoác áo lính với một tinh thần nhẹ dạ. Cuốn tiểu thuyết được dựng thành phim Cuốn theo chiều gió đã miêu tả trung thành tâm trạng của những con người nhiệt thành trong các đồn điền, hò reo mừng rỡ trước tin thắng trận từ pháo đài Sumter dội về. Những cái đầu khôn ngoan hơn đã cảnh báo về sức mạnh của miền Bắc và những điểm yếu của miền Nam.

Miền Nam, cũng như miền Bắc, tham chiến với cả lòng hoan hỉ và sự quyết đoán. Khi toàn thể miền Nam hối hả thành lập những đơn vị dân quân và những quân đoàn tình nguyện, dân thường đã tổ chức rất nhiều hoạt động tình nguyện và ngẫu hứng tạo thành một phong trào lớn quảng bá trong dân chúng nhằm nỗ lực hỗ trợ cho hoạt động tham chiến của Liên minh. Các cuộc duyệt binh, liên hoan với thịt nướng ngoài trời đã tô thêm màu sắc cho những bài diễn thuyết hô hào lòng yêu nước được trình bày bởi những nhân vật xuất chúng, thúc giục thanh niên đăng ký nghĩa vụ. Những chủ đồn điền giàu có, nhà buôn và những người hoạt động chuyên môn quyên góp tiền để mua súng đạn và quân phục. Mọi hình thức tổ chức các sự kiện xã hội (khiêu vũ, tiệc tùng, nhạc nhã, kịch nghệ, diễu hành, chèo thuyền) đều là dịp quyên góp tiền cho sự nghiệp xây dựng một quốc gia mới. Phụ nữ hình thành các tổ chức may vá quân phục. Các cô gái trẻ tham gia sản xuất bông băng.

Các cuộc bán đấu giá, xổ số và quyên tiền là những hình thức phổ biến trong việc quyên góp tiền ủng hộ cho Liên minh.

Lễ hội và tiệc tùng đi kèm với các cuộc duyệt binh và các đơn vị tình nguyện lên đường với những cái tên ấn tượng như “Kỵ sĩ Georgia”, “Mãnh hổ”, “Quân tự vệ vĩ dại” hoặc “Người miền Nam báo thù”. Quân nhạc, những bài thuyết giảng và diễn văn trịnh trọng về lòng yêu nước với nhiều từ ngữ hoa mỹ và hình ảnh những lá cờ bay phần phật luôn là những khung cảnh gây ấn tượng về những dịp như vậy.

Nhưng rồi chẳng bao lâu sau chiến tranh không còn quá xa lạ đối với người miền Nam. Đồng thời nó cũng không còn là hình ảnh lãng mạn như trước nữa.

Trong hoàn cảnh chiến tranh như vậy, tham nhũng lan tràn, đặc biệt là giai đoạn sau của cuộc chiến. Rất nhiều người miền Nam nhân lúc ấy đầu cơ nhu yếu phẩm và đục khoét hoặc trục lợi. Buôn bán với kẻ thù, đặc biệt và trao đổi bông đã trở thành chuyện xảy ra hàng ngày. Thiếu thốn công việc cực nhọc và hình ảnh các đống đổ nát vây quanh là nhận xét về chiến tranh của nhiều người miền Nam.

Trong sự thiếu vắng trụ cột của nhiều gia đình, vợ và con cái cùng với những người già cả trong đại đa số gia đình miền Nam không có khả năng sở hữu một nô lệ. Họ đành phải duy trì các đồn điền và nông trại, tìm mọi cách để thay thế cho sự thiếu vắng rất nhiều tiện nghi trong cuộc sống. Họ đóng vai trò không thể thiếu trong việc duy trì sức sống của cả quân đội lẫn một nền kinh tế dân sự phát triển què quặt.

Người ta đành phải đối mặt với thiếu thốn bằng tài khéo léo cần kiệm. Từ Liên minh đã có một định nghĩa mới trong từ điển của những người dân yêu nước chất phác. Nó như một tính từ ám chỉ một thứ gì đó thô thiển, lạc hậu, lỗi thời. Bột ngô là “bột Liên minh”. Dây thòng lọng là “dây cương Liên minh”. Một chiếc xe ngựa kéo tại nông trại là “xe kéo Liên minh”, ca uống nước và muỗng bằng sắt tây là “đồ bạc Liên minh”. Váy áo lỗi mốt là “váy áo Liên minh”...

Có lẽ một trong những nỗi thiếu thốn ghê gớm nhất tại vùng đất Liên minh kiểm soát là dược phẩm. Đầu năm 1862, giá ký ninh là 20 đôla một ounce nhưng một năm sau giá là 100 đôla một ounce. Đối với hầu hết cư dân, kháng sinh là thứ không thể nào kiếm được. Đây là sự thiếu thốn đáng sợ nhất trong một khu vực có mầm móng căn bệnh lây nhiễm. Chính phủ Liên minh và một vài chính phủ các bang xây dựng các nhà máy sản xuất dược. Rất nhiều loại thuốc thay thế được chiết xuất từ thảo dược và rễ cây thông thường. Nhiều kiểu chữa bệnh từ xa xưa được áp dụng trở lại. Một vài hình thức chữa bệnh như thế vừa man rợ vừa vô dụng.

Cuộc sống thậm chí còn kham khổ hơn đối với hầu hết những người ở tại thành phố. Dân số tại các thành phố ngày càng tăng bởi vì những ngành phục vụ công nghiệp chiến tranh ngày càng phát triển, bởi hệ thống vận chuyển hàng hóa miền Nam còn yếu kém, bởi tình hình làm ăn khó khăn cộng với lạm phát khiến cuộc sống vô cùng thiếu thốn.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #114 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 12:48:46 pm »


Chiến tranh vắt kiệt cuộc sống xã hội miền Nam nhưng không giết chết nó. Richmond một trung tâm văn hóa của Liên minh đồng thời cũng là thủ đô đứng về mặt chính trị. Dân cư tại Richmond tăng gấp ba lần. Đường phố và nhà cửa nhan nhản các chính trị gia, sĩ quan quân đội, nhân viên chính phủ, công nhân làm việc trong các nhà máy, quân nhân nghỉ phép. Và cả các quân nhân sống trong các doanh trại hoặc bệnh viện gần đó. Thành phố cũng là nơi cuốn hút rất nhiều những tay cờ bạc, những kẻ liều lĩnh và gái điếm nhan nhản. Các sòng bài và nhà thổ phát triển như nấm sau mưa dù không khí thời chiến sôi sục khắp nơi. Chính phủ địa phương và các bang dành riêng nhiều khoản trợ cấp hỗ trợ cho các gia đình đang phải chịu cảnh cơ cực bởi thiếu vắng chồng cha của họ. Ngoài những hoạt động chính thức ấy còn có rất nhiều những hành động hảo tâm của các công dân có hoàn cảnh may mắn hơn. Họ tặng tiền bạc hay sản phẩm, hình thành những tổ chức từ thiện tự nguyện và tổ chức các hội chợ từ thiện. Nhưng khi nền kinh tế của miền Nam đang phải oằn lưng dưới gánh nặng chiến tranh và sắp sửa suy sụp bởi quân đối phương xâm lấn hàng ngày hàng giờ, những biện pháp nhằm giảm nhẹ khó khăn nói trên như giọt muối bỏ bể giữa muôn vàn thiếu thốn ghê gớm. Có lẽ không có gì có thể bù đắp những thiếu thốn ấy. Tháng 04 năm 1863, Tổng thống Davis buộc phải kêu gọi binh lính thôi không cướp phá các cửa tiệm tại Richmond. Chủ những tiệm này đều là những phụ nữ đang tuyệt vọng. Hầu như ngay từ đầu cuộc chiến, cái đói và sự thiếu thốn đã bắt tay nhau gây ảnh hưởng xấu tới đạo đức của người dân.

Những nơi có hiện diện của quân đội đều phải chịu nỗi thống khổ ghê gớm nhất do cuộc chiến mang lại. Cuối cùng trên khắp các vùng đất miền Nam không nơi đâu là thiếu dấu chân của binh lính cả hai phe. Lính Liên bang và nô lệ tự do lùng sục và cướp phá bừa bãi. Suy cho cùng, tướng Grant, tướng Sherman và các vị tướng khác buộc phải coi những hành động như vậy là một chiến thuật để giành chiến thắng cho mình. Nhưng sau này người miền Nam biết được một sự thật từ triết gia Santayana: “Tỏ lòng mến khách với quân lính của phe ta cũng là gánh nặng chẳng kém nghiêm trọng khi phải tiếp đón quân đội của kẻ thù”. “Những người lính thuộc quân đội Liên minh đã cướp sạch của tôi chẳng còn thứ gì. Họ không khác nào quân kẻ cướp. Mọi thứ cần dùng trong cuộc sống hàng ngày và những thứ tôi gìn giữ để chống lại kẻ thù chung cũng bị lấy đi. Tôi đang sống trong sự đầy đủ, tiện nghi và dư dả thì đột nhiên biến thành người chịu cảnh khốn cùng, thiếu thốn và cơ hàn”. Trong mùa hè và mùa xuân năm 1864, nhiều cư dân Georgia đã kết luận rằng: kỵ binh Liên minh dưới quyền chỉ huy của tướng Wheeler đáng sợ chẳng khác nào những kẻ lưu manh dưới quyền chỉ huy của tướng Sherman.

Quân Liên bang ngày càng đến gần khiến nhiều người miền Nam cùng nô lệ bỏ nhà bỏ cửa sống tị nạn tại những vùng chưa bị đe dọa xâm chiếm. Hàng ngàn cư dân thuộc khu vực phía trên của miền Nam tản cư xuống vùng xa xôi phía dưới. Hàng ngàn người khác chạy loạn tới Texas. Cuộc di dân khổng lồ này có rất nhiều điểm tương đồng với những cuộc tản cư trong các cuộc chiến tranh ở thế kỷ XX: đường phố chật như nêm với các toa xe và xe ngựa kéo chất đầy đồ đạc. Đoàn người lưu lạc, cả da trắng lẫn da đen, lê bước trên suốt chặng đường dài. Thông thường họ tổ chức thành những đoàn người dài dằng dặc. Đêm xuống họ cắm trại giữa cánh đồng trống trải. Phải rời bỏ quê hương, chuyển từ những trại tạm thời này sang trại tạm thời khác ở những nơi xa lạ chịu cảnh màn trời chiều đất, cảnh thiếu thốn và nỗi lo lắng khôn cùng. Những người tị nạn (đặc biệt là phụ nữ, trẻ em) bày ra trước mắt một cảnh tượng thê lương buồn bã nhất của cuộc chiến.

Lo lắng và cô đơn càng làm tăng nỗi cùng cực và đau đớn về mặt tinh thần của những người thân bị bỏ lại đằng sau trong lúc binh lính chiến đấu để giành từng tất đất. Trong những vùng có số lượng nô lệ lớn, người ta luôn phải đeo đẳng nỗi sợ hãi những cuộc nổi dậy của nô lệ. Thư từ thường đến chậm tại miền nông thôn ở miền Nam. Giờ đây nó càng chậm hơn bao giờ hết. Ở giai đoạn cuối của cuộc chiến, thư từ những quân nhân gửi về phải nhiều tuần mới đến được nơi cần đến. Đôi khi nó được chuyền tay từ bạn bè người quen để đến được với người nhà ở hậu phương.

Nông trại và trang trại thông thường sinh hoạt bình thường giờ đây là nơi cô quạnh đến đáng sợ. Tình trạng ấy càng khiến cuộc sống thêm căng thẳng bởi những gì luôn xảy đến với con người hàng ngày. Tất nhiên, thứ diễn ra liên miên hàng ngày kia là chiến tranh. Nhưng sự hiu quạnh lại chính là khung cảnh sống của rất nhiều cư dân trong những vùng nông thôn rộng lớn dưới quyền kiểm soát của Liên minh.

Luật pháp và trật tự thông thường bị phá vỡ tại những khu vực hẻo lánh. Ở những nơi này hầu hết đàn ông trai tráng đều đã gia nhập quân ngũ. Thế nên nó trở thành vùng vô cùng hỗn loạn. Lính đào ngũ và du kích đôi khi biến thành kẻ cướp tấn công và cướp phá đồn điền, trang trại. Ở giai đoạn sau của cuộc chiến, một phụ nữ tại vùng nông thôn Tây Louisiana viết: “Suốt hơn một năm qua, những người không biết đến luật pháp là gì, tự cho phép mình thành lập băng nhóm và tự ý đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì... lăng mạ, đánh đập, cướp bóc, đốt nhà, giết những người thân của các quân nhân đang tham chiến. Ở một vài nơi, họ còn cướp bóc theo những kiểu man rợ nhất: vợ, con cái và chị em gái của chúng ta đã bị cướp đi những thứ còn quý giá hơn cả cuộc sống đó là tiết hạnh của họ”. Những dòng chữ này của bà là sự mô tả sống động về thứ hệ quả không mấy tốt đẹp của chiến tranh.

Cuối cùng là nỗi thương đau. Chiến tranh mang đến cho vùng đất này biết bao nhiêu góa phụ, trẻ mồ côi và những người cha, người mẹ tan nát cõi lòng vì mất con. Richmond liên tiếp chứng kiến những đám tang của lính Liên minh chết trận hoặc chết vì bệnh tật. Có những đám tang với cả một đoàn ngựa không có người cưỡi. Nơi bàn đạp ngựa là những chiếc dày cao cổ được cài vào bàn đạp. Một người miền Nam có óc quan sát thời ấy đã nói rằng: nỗi đau làm khô héo lượng con tim của phụ nữ miền Nam nhiều như những viên đạn giết chết đàn ông miền Nam trên chiến trường. Miền Nam đã biết thế nào là cái giá thê thảm phải trả cho chiến tranh.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #115 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 08:11:21 pm »


Mặc dù nhà cầm quyền miền Nam không hề tổ chức và trả lương cho những nguồn năng lực trí thức và văn hóa, người miền Nam vẫn theo đuổi sự nghiệp giáo dục, nghệ thuật, văn chương và tôn giáo, vẫn sẵn sàng mang tài năng của mình phục vụ cuộc chiến. Ông Emory Thomas đã viết rằng: nhà thờ là nơi dễ dàng tìm kiếm những nét độc đáo của tinh thần dân tộc miền Nam nhất. Các chuyên gia thần học thường dùng những lập luận về tôn giáo để phán xét tính hợp pháp của việc chiếm hữu nô lệ và tính đúng đắn của nền độc lập miền Nam. Tin rằng Thượng đế sẽ ban cho miền Nam thắng lợi trong cuộc chiến chống lại những kẻ cuồng tín và vô thần miền Bắc, họ giục giã những tín đồ của mình hỗ trợ cho chính quyền Liên minh với sức mạnh và lực lượng. Họ thúc bách quân nhân miền Nam bộc lộ tính kiên cường và lòng dũng cảm. Nếu cần phải tự hi sinh bản thân trên chiến trường. Những nhà thuyết giáo thổi lên hồi kèn thắng trận kêu gọi miền Nam tham chiến.

Về vấn đề li khai của miền Nam, những nhà thờ Tin lành, Giáo hội trưởng lão và Tân giáo đi theo tiến trình trước đó của những người theo hội giám lý và Baptist ân điển trong việc xây dựng lên những giáo phái của miền Nam. Dù tính cách quốc tế của nhà thờ Thiên Chúa giáo cấm việc hình thành các chi tôn giáo khác nhau theo từng vùng miền, những người Thiên Chúa giáo miền Nam hỗ trợ Liên minh như thể họ thực ra là một chính thể tôn giáo riêng biệt.

Tôn giáo đóng một vai trò mạnh mẽ trong cuộc sống của nhiều nhà lãnh đạo quân sự và dân sự miền Nam. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình Cơ đốc giáo dòng Baptist ân điển, Tổng thống Jefferson Davis không phải là một thành viên chính thức của nhà thờ vào giai đoạn cuộc chiến mới bùng nổ. Tại Richmond ông cải đạo theo Tân giáo. Như vậy ông đã bước lên nấc thang hình thức cuối cùng để gia nhập tầng lớp quý tộc miền Nam. Thậm chí có khi ông đưa tôn giáo trở thành một nguyên nhân cho miền Nam giành độc lập. Ông đi dự lễ thường xuyên tại nhà thờ Tân giáo thánh Paul. Ông tuyên bố dân chúng dành nhiều ngày đặc biệt để ăn chay và cầu nguyện cho chiến thắng của Liên minh. Tướng Lee là tín đồ ngoan đạo của Tân giáo. Tướng Jackson là tín đồ khắc kỷ của Giáo hội trưởng lão. Dù cả hai đều chiến đấu giành chiến thắng cho miền Nam nhưng cả hai đều tin tưởng rất nhiều vào một thứ: kết cục của cuộc chiến nằm trong tay Chúa Trời.

Rất nhiều tướng tá của Liên minh, bằng cách này hoặc cách khác, pha trộn giữa tôn giáo với chiến tranh. Đức cha Robert Louis Dabney, một chuyên gia Thần học của Tân giáo nổi tiếng là thành viên thân tín của tướng Jackson. Tướng chỉ huy lữ đoàn William Nelson Pendleton, một sĩ quan tốt nghiệp trường quân sự Hoa Kỳ và là viên tướng chỉ huy pháo binh rất có năng lực của tướng Lee, là một mục sư Tân giáo. Đầu cuộc chiến, ông này đi đầu trong phong trào pha trộn Tân giáo với quân sự bằng cách đặt tên cho những khẩu pháo của ông ta là Matthew, Mark, Luke, và John. Ông cầu nguyện cho những linh hồn của kẻ thù, ngay khi ông ra lệnh bắn vào thể xác họ. Ông Leonidas Polk, mang quân hàm trung tướng vào tháng 10 năm 1862, cũng là một quân nhân tốt nghiệp Trường Đại học quân sự Hoa Kì. Tại trường đại học này ông là một trong những người bạn cùng phòng của Albert Sidney Johnston. Đầu cuộc chiến, ông là một mục sư Tân giáo của Louisiana. Thi thoảng trong thời gian chiến tranh, ông cũng trở lại vai trò giáo sĩ của mình. Trong nỗ lực cản trở thăng tiến của tướng Sherman tại Georgia, tướng Joseph E. Johnston và John Bell Hood đã phải viện tới tôn giáo. Viên linh mục tham chiến cởi bỏ quân phục, mặc vào tấm áo chùng đủ dài để hành lễ ban thánh thể.

Có rất nhiều các cuộc hội họp để cầu nguyện của các giáo đoàn cầu xin Chúa Trời ban phước cho nỗ lực của miền Nam. Những việc làm này thức tỉnh lòng mộ đạo tựa như sóng thủy triều tràn tới các doanh trại. Những người truyền giáo tới nhà nguyện trong doanh trại để cứu rỗi linh hồn và cầu nguyện Chúa Trời ban phước cho quân đội Liên minh. Mặc dù tôn giáo không thể mang lại chiến thắng cho miền Nam, rõ ràng nó mang tới một sức mạnh to lớn cho vùng đất này. Thống đốc Pickens của miền Nam Carolina nói rằng những người thuyết giáo đã biến cuộc chiến tranh của người miền Nam giành độc lập thành một cuộc thánh chiến. Giáo sư Charles Reagan Wilson nói: chính nghĩa Liên minh theo đuổi trở thành thứ tôn giáo trong lòng dân chúng của một miền Nam thời hậu chiến.

Mặc dù lúc đầu báo chí miền Nam chia rẽ bởi quan điểm của họ về sự khôn ngoan của hành động li khai, đông đảo các tờ báo trong vùng vẫn hỗ trợ cho chính quyền Liên minh một khi chính quyền này được thành lập. Nhưng giới báo chí Liên minh tiếp tục bày tỏ tính dân chủ mạnh mẽ đã từng khiến giáo sư Robert S. Cotterill một thế kỷ sau phải nói rằng: thật ra mỗi bài xã luận được đăng trên các tờ báo của miền Nam xưa kia đều bao gồm lời mời mọc khích lệ cho một cuộc chiến tay đôi hoặc hành động giết người. Tờ báo Người điều tra Richmond của ông Nathaniel Tyler, tờ Richmond Sentinel của ông Richard M. Smith và tờ Charleston Courier (Người đưa thư Charleston) ủng hộ Tổng thống với lòng kiên định phi thường. Họ đã trở thành cơ quan ngôn luận của chính quyền Miền Nam.

Edward Pollard và John M. Daniel của tờ Richmond Xaminer (Người thanh tra Richmond) công kích Tổng thống Davis và các biện pháp thời chiến của ông. Họ buộc tội ông là bất tài và chuyên quyền độc đoán đến độ trở thành một tên độc tài quân sự. Mỉa mai thay, chính phủ Liên minh bị coi là bạo ngược kia lại không hề động đậy một ngón tay đàn áp những tờ báo thù nghịch, mặc dù rõ ràng những tờ báo ấy đã làm yếu đi nỗ lực chiến tranh của miền Nam bằng cách gieo những hạt giống nghi ngờ và bất đồng trong dân chúng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #116 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 08:38:55 pm »


Các nhà văn tiên phong của miền Nam phản ứng lại cuộc chiến với các tác phẩm mang cảm xúc sâu sắc. Thơ ca đặc biệt phổ biến. Mặc dù hầu hết nó được viết vội vã và mang những tình cảm sáo mòn như của hai nhà thơ người miền Nam Carolina Paul Hamilton và Henry Timrod. Thơ ca cũng cho người đọc những mỹ từ tán dương thứ bi kịch do các sự kiện thời chiến mang tới. Bài thơ “Trận chiến trên cảng Charleston” của Haynes tôn vinh việc cố thủ đầy dũng cảm tại nơi này. Ông Timrod, một nhà thơ được nhận giải thưởng của Liên minh, viết những dòng thơ mô tả tính cách độc đáo của người miền Nam trong 2 bài thơ Quả bông và Nguồn cội. Trong bài thơ Hãy cầm vũ khí, ông đã dùng lời thơ thúc giục người ta hành động.

“Bạo ngược hoành hành trên khắp quê hương tươi đẹp của bạn.
Và nó vẫn bay, gieo rắc sự sợ hãi lên những cánh đồng mọc đầy gươm giáo kết thành bó,
Bạo ngược biến đất nước của bạn thành thứ bụi thiêng
Khiến đất đai chìm dưới những trận lụt đỏ máu!”


Về bài Cầu hồn cho những lính Liên minh tại nghĩa trang Magnolia ở Charleston viết sau cuộc chiến, nhà phê bình văn chương Ludwig Lewisohn nói rằng ông Haynes “có những vần thơ sâu sắc và hoàn hảo như những vần thơ Latinh”.

“Hãy ngủ ngon trong ngôi mộ nhỏ.
Ngủ đi, hỡi những người tử vì đạo ngã xuống cho sự nghiệp độc lập.
Mặc dù không có cột đá hoa cương cầu khấn tổ tiên dừng chân nơi đây.
Hạt giống của vinh quang trên mặt đất, sẽ sinh sôi
và tên tuổi người sẽ nở rộ.
Và ở một nơi khác, mong sao lưỡi giáo nằm trong đá sẽ lại đến với nhân gian”.


Văn chương miền Nam thời chiến không có được chất lượng và tinh thần như của thơ ca. Có lẽ do không đủ thời gian để một tiểu thuyết có chất lượng đạt đến độ chín của nó. Tiểu thuyết gia nổi tiếng nhất vùng thời tiền chiến. Ông William Gilmore Simms của vùng Charleston là tác giả của nhiều tác phẩm cảm động lấy dữ liệu từ lịch sử vùng Nam Carolina. Ông sống qua suốt thời gian chiến tranh và viết vài bài thơ, báo ủng hộ Liên minh. Ông mất năm 1870 mà không hề có được một tác phẩm lớn nào về nội chiến dù đã rất cố gắng. Tiểu thuyết nổi tiếng ở miền Nam viết trong thời kỳ chiến tranh là tiểu thuyết Macaria hoặc Bàn thờ những người hi sinh của Augusta Jane Evans. Đây là một câu chuyện lãng mạn tinh tế kể về sự phản kháng của các gia đình có con em tham gia quân đội Liên minh chết trận trong nội chiến như nữ nhân vật chính trong một tiểu thuyết Hy Lạp mà tác phẩm này mang tên.

Cũng thật dễ hiểu, sự khắc nghiệt của cuộc sống dưới quyền Liên minh kiểm soát kìm hãm sự sáng tạo của văn chương trào phúng. Nhưng trào phúng không hề thiếu vắng trong các tác phẩm miền Nam.

Những tác phẩm bất hủ của văn chương Liên minh không nằm trong số những tác phẩm văn chương tiêu chuẩn. Nó chỉ là những trang mảng nhật ký và thư từ của những người miền Nam tài năng, mô tả những sự kiện đánh dấu một kỷ nguyên của thế hệ họ và những cảm xúc trước thời cuộc. Phần lớn các trang mảng nhật ký ấy do phụ nữ viết. Vì thế nó bộc lộ những suy nghĩ sâu sắc nhất, tình cảm cháy bỏng nhất của một bộ phận phụ nữ thuộc xã hội miền Nam. Những ghi chép nổi tiếng nhất là của bà Mary Boykin Chesnut thuộc miền Nam Carolina. Chồng của bà là một cựu thượng nghị sĩ Hoa Kỳ. Ông dành hầu hết thời gian trong cuộc chiến làm trợ lý cho Tổng thống Davis. Nhật ký của bà mãi sau này mới được phát hành. Nó là một trong những tác phẩm mẫn cảm và có giá trị nhất được viết bởi những người dân sống dưới thời Liên minh. Một nhật ký có thể sánh với nhật ký của bà Mary Boykin Chesnut cũng được xuất bản sau này. Đó là nhật ký của Judith White McGuire, người Virginia; của Sarah Morgan Dawson và Sarah Katherine Stone, cả hai đều người Louisiana. Còn có cả nhật ký của Catherine Ann Devereux Edmondston người Bắc Carolina.

Bà Chesnut mô tả một cách không thiên vị những sự kiện xã hội ở thủ phủ của vùng đất do Liên minh nắm quyền kiểm soát. Bà có cách viết độc đáo và sâu sắc với sự chân thực đáng khâm phục về một trong những điểm yếu lớn của chính quyền Liên minh: những bất hòa nội bộ. Bà viết “chúng ta tự làm mình què quặt, khiến bản thân không thể kiềm chế trước những mối xung đột nội bộ”. Vài năm sau, khi hiệu đính lại tác phẩm của mình để xuất bản, bà đã bỏ đi phần lớn những trang của bản gốc. Tuy nhiên, phần còn lại được biên soạn thật chính xác trong bản biên soạn cẩn trọng sau này. Ông C. Vann Woodward nói rằng bà Chesnut đã bộc lộ một niềm tin vững chắc vào nhận thức của mình về những kinh nghiệm thời chiến. Bằng cách làm như vậy, “bà đã làm sống lại cuộc khủng hoảng lịch sử xảy ra ở thế hệ của bà...”.

Có lẽ hấp dẫn hơn nhật ký của bà Chesnut là bộ sưu tập các lá thư thời chiến tranh và những phần của nhiều bài báo được cắt rời do dòng họ của Charles Colcock Jones sưu tầm. Đây là một gia đình vùng Georgia. Jones là một mục sư tôn giáo được nhiều người biết tiếng. Ông cũng là tác giả của nhiều sách giáo lý vấn đáp được sử dụng rộng rãi với mục đích giới thiệu tôn giáo cho những người nô lệ. Gia đình Jones nhiệt thành ủng hộ li khai. Cổ vũ cho việc rút quân khỏi miền Nam Carolina, bà mẹ Mary Jones viết cho con trai mình như sau: “Khi anh trai con và con còn rất nhỏ, chúng ta đã mang con đến đại sảnh đường Độc lập cổ xưa. Dưới chân tượng Washington, ta cầu mong sau này cả hai con sẽ có cơ hội được phò trợ và chiến đấu bảo vệ Liên bang. Cái Liên bang ngày ấy giờ đã chết. Các con được giải phóng khỏi lời thề nguyền của mẹ mình”. Với lòng biết ơn vô hạn Chúa Trời vì đã ban cho Liên minh nhiều chiến thắng đầu cuộc chiến. Bà đã phải đối mặt với những vất vả sau này và chịu thất vọng về cuộc chiến với nỗi đau thấu tim gan. Sau khi nhận được tin tức từ trận Gettysburg, bà viết: “Biết bao giờ cuộc giao tranh khủng khiếp này mới kết thúc đây? Và chúng ta phải chịu những nỗi đau sâu sắc cùng cực tới mức nào mới được cứu nguy... Mẹ có thể thấy sự tàn sát đến với bản thân và đồng bào mình, nhưng phục tùng thì không đời nào!”.

Nhưng rốt cuộc cũng phải phục tùng. Không ai mô tả điều đó bằng những cảm xúc sâu sắc hơn là những lời của con gái bà Mary Jones trong bức thư gởi cho mẹ mình: “Với trái tim buồn bã và nặng trĩu, chúng con ghi lại những sự kiện tối tăm bi thảm của một năm nhiều thảm họa nhất này. Chúng ta đã từng chứng kiến hết hy vọng này tới hy vọng khác tàn rụi héo hon cho tới khi tổ quốc chúng ta chẳng còn gì ngoài một đống đổ nát, tro tàn... Sự tan rã của toàn bộ quốc gia và của cả một dân tộc kiêu hãnh là nỗi đau uất nghẹn và khủng khiếp”. Thơ từ của gia đình Jones, một thế kỷ sau cuộc chiến mới được xuất bản. Tiểu thuyết gia hiện đại Madison Jones nói rằng: dù câu chuyện về miền Nam cổ kính và sự hủy diệt của nó trong chiến tranh sẽ được kể đi kể lại nhiều lần, những trang viết này nói về nó “một cách đầy đủ và sầu thảm nhất với một nghị lực và sức sống không gì sánh kịp”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #117 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 08:40:01 pm »


Không có truyền thống vững vàng của miền Nam trong nghệ thuật tạo hình, Liên minh không thể sống đủ lâu để phát triển một nền nghệ thuật cho riêng mình. Kiến trúc tại những tòa nhà trong các đồn điền ở Georgia, West Indies, những ngôi nhà dân thành thị và những tòa nhà công cộng thể hiện rõ óc duy mỹ của người miền Nam xưa. Việc xây dựng đã đình đốn trong suốt cuộc chiến. Và những gì còn tồn tại, phải chịu sự hủy diệt hoặc hư hại. Nhưng nghệ thuật vẫn phục vụ phần nào cho sự nghiệp của Liên minh. Các nhà hát tiếp tục hoạt động tại Richmond và các thành phố khác. Những vở kịch của Sheakspeare và những nghệ sĩ sáng tác kịch nổi tiếng khác được ra mắt công chúng. Có những tác phẩm được viết vội vã nhằm lôi kéo sự chú ý của công chúng vì nó pha trộn giữa hài kịch và lòng yêu nước của người miền Nam. Ví dụ như phim Vua Linkum Đệ I của John Hill Hewitt, The Confederate Vivandiere của Joseph Hodgson, và Great Expectations or Getting Promoted của J. J. Delchamp. Nhiều nữ diễn viên da đen cũng rất nổi tiếng. Rõ ràng những trò khôi hài phần nào làm người miền Nam khuây khỏa trước thực tế tàn nhẫn đang xảy ra quanh họ.

Họa sĩ miền Nam và các nhà điêu khắc miền Nam mang tâm huyết và tài năng đã hỗ trợ cho Liên minh bằng cách mô tả những quang cảnh chiến trường hoặc thể hiện dung mạo các anh hùng trong quân đội Liên minh. Đáng kể nhất là tác phẩm của Wiliam Washington. Đó là một bức tranh mô tả niềm tự hào và cảm xúc chủ đạo đi kèm với một đám tang của một sĩ quan bị chết khi phục vụ trong đội kỵ binh của tướng Stuart bảo vệ cánh quân McClellan đầu cuộc chiến.

Mặc dù nghệ thuật nhiếp ảnh Liên minh không có nhân vật nào nổi bật như doanh nhân nhiếp ảnh Mathew B. Brady của miền Bắc, nhưng các nhiếp ảnh gia Liên minh cũng đã nhiệt tình ghi lại hình ảnh họ quan sát được trong cuộc chiến. Những bức hình đầu cuộc chiến, quang cảnh của pháo đài Sumter ngay sau cuộc pháo kích được chụp bởi một nhiếp ảnh gia đại diện cho doanh nghiệp Osborn and Durbec ở Charleston. Những cái tên của một số người miền Nam như George Cook, J. D. Edwards, F. K. Houston và J. W. Petty xứng đáng được người ta nhớ mãi bên cạnh những tên tuổi của các nhiếp ảnh gia miền Bắc vì họ đã thành công khi tái tạo một bộ sưu tập tranh ảnh sống động.

Vào thời chiến âm nhạc cũng là một nghệ thuật phổ biến tại miền Nam. Nó dễ dàng đưa tinh thần chiến đấu của thời cuộc vào từng tác phẩm âm nhạc người miền Nam yêu thích nhất là nhạc dân gian. Nó không được sáng tác bài bản. Đáng tiếc là những phong cách đáng chú ý nhất của âm nhạc Liên minh lại là các tác phẩm của những người không thuộc vùng này. Họ là dân di cư. Họ chứng minh cho sự phụ thuộc của miền Nam vào các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Một bài hát vui nhộn thời trước chiến tranh “Vùng đất của Dixie…” được người miền Nam biết đến với cái tên ngắn gọn “Dixie”, do ông Daniel Emmett người Ohio viết. Bài quốc thiều không chính thức của người Liên minh, sau khi nó được cử lên trong lễ nhậm chức của Tổng thống Davis trên cương vị là Tổng thống lâm thời ở Montgomery. Đoạn mở đầu mang nội dung như sau:

“Tôi ước sao tôi được sống trong vùng đất của những sợi bông trắng muốt, trong những thời kỳ người ta không thể nào quên.
Hãy quay đi, quay mặt đi khỏi vùng đất của Dixie
Tại vùng đất của Dixie, nơi chôn nhau cắt rốn của tôi
Vào một buổi sánh sương mù.
Hãy thôi đừng nhìn mảnh đất của Dixie
Tôi mơ ước sao tôi được đứng trên mảnh đất của Dixie.
Trên mảnh đất của Dixie.


Tôi sống với niềm kiêu hãnh và cũng sẽ nằm xuống ở nơi đây.
Hãy đi thật xa
Xuống miền Nam, tới vùng đất của Dixie.
Hãy đi thật xa xuống vùng đất của Dixie”


Có lẽ một trong những bài hát sôi nổi nhất dưới thời Liên minh là bài “Lá cờ xanh của Bonnie”. Một người dân di cư Ireland tên là Harry McCarthy viết bài hát này. Trước chiến tranh, ông là một diễn viên hài kịch. Bài hát tôn vinh một lá cờ bay phần phật trên cột cờ của tòa nhà quốc hội ở Mississippi trong dịp tuyên bố li khai. Giai điệu du dương khiến ta nhớ tới gốc gác Celtic của tác giả:

“Hoan hô hoan hô, chiến đấu vì quyền lợi của miền Nam,
Hoan hô hoan hô chiến đấu vì lá cờ xanh Bonnie,
Lá cờ chỉ có một ngôi sao duy nhất!”



Ca khúc quân hành nổi tiếng nhất của Liên minh và cũng là bài hát dễ nhớ nhất có tên Hoa hồng vàng Texas. Bài hát này cũng được nhiều người hát rong sử dụng. Tiếc thay, thông tin về người sáng tác không được biết tới. Lời cuối cùng của bài hát này là:

“Có thể bạn sẽ muốn nói về tháng năm yêu quý nhất đời,
và hát bài Rosalee
Nhưng bài Hoa Hồng Vàng Texas
Lại hát về những hoa khôi của vùng Tennessee!”



Nhiều bài hát khác nâng cao tinh thần người miền Nam hay bộc lộ cảm xúc người miền Nam. Trong số đó có bài “Maryland ôi Maryland của tôi” do ông James Ryder Randall sáng tác. Đôi khi người ta cũng gọi nó là bài “Marseillaise” của Liên minh. Bài hát “Cuộc hành quân lớn của tướng Lee” do nhạc sĩ Hermann L. Schreiner sáng tác. Bản Ballad đầy cảm xúc thân thương “Lorena” do H. D. L. Webster sáng tác. Và bài hát kể câu chuyện xúc động tận đáy lòng về cái chết một người lính trẻ “Người thân yêu nhất của một người” do Marie Ravenel sáng tác âm nhạc là nguồn động lực duy trì cuộc sống của người miền Nam trong chiến tranh.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #118 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 08:41:13 pm »


Trường học, cũng như nhiều học viện khác tại miền Nam, nhanh chóng thích hợp với cuộc sống thời chiến. Nhiều người gốc gác miền Nam trong số các thầy cô giáo đăng lính hoặc gia nhập quân đội Liên minh dưới nhiều hình thức nhằm phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh của miền Nam. Giáo sư John W. Mallet của Trường Đại học Alabama đã cống hiến kiến thức khoa học của ông để sáng chế ra loại đạn pháo hữu hiệu. Đồng thời ông giám sát việc chuẩn bị các chất hóa học để làm thuốc nổ. Hai anh em nhà LeConte, John và Joseph là những khoa học gia nổi tiếng, mang tài năng của họ phục vụ cho nhiều đề tài quan trọng. Họ cũng giữ những chức vụ chủ chốt trong phòng nghiên cứu sản xuất mìn và đạn dược của Liên minh.

Nhiều giáo sư trường đại học của miền Nam, tuy gốc gác không phải ở vùng này, nhưng cùng chung quan điểm ủng hộ li khai với người dân trong vùng. Nhiều người giỏi trong số họ từ chức trở về miền Bắc ngay từ đầu cuộc chiến. Trong số này có khoa học gia nổi tiếng Louis Agassiz. Ông này từng phục vụ trong một khoa của Trường Đại học Y khoa Charleston. Nổi tiếng không kém là khoa học gia kiêm chính trị gia Francis Lieber. Ông dạy tại Trường Đại học Nam Carolina. Cả hai ông Agassiz và Lieber đều là người châu Âu. Họ đến Mỹ nhiều năm trước cuộc chiến. Nhiều người khác rời bỏ các học viện của miền Nam. Trong số này có Frederick A. P. Barnard, Hiệu trưởng Trường Đại học Mississippi. Sau này sự nghiệp của ông nở rộ trên cương vị Hiệu trưởng Trường đại học Columbia. Ông William Tecumseh Sherman, Hiệu trưởng Học viện quân sự bang Louisiana đã sớm mặc áo lính màu xanh dương và trở thành kẻ thù của chính phủ Liên minh.

Thầy cô giáo miền Nam vẫn đứng trên bục giảng hỗ trợ cho Liên minh bằng kiến thức sư phạm của họ nhằm củng cố niềm tin xã hội và chính trị. Giáo viên viết sách giáo khoa vì những bộ sách trước đây phải nhập khẩu từ những nhà xuất bản miền Bắc. Bộ sách của Liên minh sớm được in. Cùng ra đời với nó là việc tái bản cuốn “Chiến tranh Gallic của Ceasar” Giáo sư William Bingham của trường Bingham, Bắc Carolina cho ra đời cuốn ngữ pháp la tinh có nội dung có thể chấp nhận được.

Các tác giả miền Nam loại bỏ mọi vết tích của cảm xúc miền Bắc, thay thế nó bằng cảm xúc thích hợp hơn với người miền Nam. Họ tán thành việc chiếm hữu nô lệ và tán dương sự dũng cảm của Liên minh. Thậm chí người viết sách giáo khoa toán và địa lý cũng tìm cách khiến học trò phải nhớ những nguyên tắc của người miền Nam. Trong cuốn số học dành cho học sinh tiểu học của Johnson đưa ra nhiều đề bài cần giải quyết như sau: “Một người lính Liên minh có thể đánh bại 7 tên lính miền Bắc. Vậy cần phải có bao nhiêu người lính để đánh bại 49 tên miền Bắc?”. Đây là một cách góp nhặt kiến thức từ cuốn sách nổi tiếng do giáo sư Daniel Harvey Hill của Trường đại học Washington và sau này là Trường Đại học Davidson biên soạn. Ông này về sau trở thành một vị tướng của Liên minh. Trong cuốn những nguyên tắc của môn đại số của ông có bao gồm những hình ảnh vẽ những cảnh của chiến tranh Mehico. Trong đó có một đội hình quân tình nguyện người da đỏ bỏ chạy trước khi kẻ thù tấn công trong lúc một quân đoàn Mississippi vẫn kiên cường bám trụ. Ông sử dụng một hình ảnh minh họa trong đó có cảnh những người bán hàng rong miền Bắc với gánh hạt nhục đậu khấu đã bán những hạt giả bằng gỗ cho những bà nội trợ chất phác người miền Nam.

Hầu hết những trường đại học trong vùng đều đóng cửa. Lời biện hộ của những quan chức đại học là quân nhân giải ngũ không đủ tiêu chuẩn nhập học. Nếu họ có được công nhận đi nữa, có lẽ hầu hết sinh viên đã lại đăng lính và một làn sóng cảm xúc dâng trào của thời gian ấy sẽ khiến việc học hành nghiêm chỉnh không thể có với hầu hết những người nào còn theo nghiệp sách đèn. Một số trường học bị hủy hoại và phá hỏng. Thực ra mọi lời biện hộ trên đều là cách lảng tránh khéo léo. Họ không dám nói tới sự thực quản lý lỏng lẻo và vô trách nhiệm. Mặc dù sinh viên đều gia nhập quân ngũ, trường học cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Rất nhiều trường học trong số 3 ngàn trường tư (là chỗ dựa chính cho việc giáo dục trước đại học) bởi thiếu ngân sách hoặc thiếu giáo viên cũng phải chịu chung số phận. Các kỳ học ở trường cũng bị rút ngắn. Người đăng ký học ít dần khi sức lao động của trẻ con ngày càng cần thiết hơn tại gia đình, đồng ruộng, và các cửa hiệu.

Chỉ có ở Bắc Carolina, khi tầm ảnh hưởng của thầy Hiệu trưởng Calvin Wiley là khá lớn đối với Thống đốc Vance, nên bang có được nguồn tài chính để trường đại học này hoạt động gần như bình thường. Nhìn chung khắp miền Nam, giáo dục chính quy phải chịu sự hoạt động thất thường nhất trong suốt cuộc chiến.

Người da đen trong vùng đất Liên minh kiểm soát, đặc biệt là ba triệu rưỡi nô lệ, cuối cùng cũng là những người được lợi nhiều nhất từ cuộc nội chiến: sự tự do. Sự va chạm và mòn mỏi của cuộc chiến, theo lời của Tổng thống Lincoln, không tự nó hủy hoại chế độ chiếm hữu nô lệ, nhưng nó làm suy yếu nghiêm trọng chế độ này và chuẩn bị con đường diệt vong cho nó.

Thậm chí trước khi quân đội Liên bang tiến sâu mạnh mẽ vào khu vực miền Nam, nhưng những lời nhận xét của chủ nô cho thấy rằng nô lệ ý thức về cuộc chiến từ rất sớm, từ khi chiến tranh còn là một cái gì đó rất xa xôi. Họ dường như có linh cảm giúp họ phần nào biết được thông tin.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #119 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 08:41:52 pm »


Những ảnh hưởng xác thực đến hành vi của nô lệ là kết quả những đòi hỏi phục vụ quân đội thời chiến của phần đông người da trắng. Mặc dù luật dự thảo của Liên bang miễn quân dịch cho người da trắng đang phải cai quản một đồn điền tầm cỡ trung bình, nhiều chủ đồn điền và con trai họ vẫn gia nhập quân ngũ, để lại đồn điền nô lệ dưới quyền quản lý của các bà vợ, hoặc có hoặc không có người giám sát. Rất nhiều những kẻ làm công cũng mặc áo lính. Báo chí thời chiến không ngớt lên tiếng phàn nàn về việc thiếu người giám sát hoặc sự bất tài, và lơ là của những người tạm thời phải coi sóc đồn điền.

Việc di cư của các gia đình da trắng từ những vùng bị đe dọa xâm chiếm đã làm mối quan hệ giữa chủ và nô lệ không mấy tốt đẹp. Thường nô lệ phải chịu thiệt trong những lần di chuyển. Họ bị buộc phải tách khỏi vợ con vì vợ con họ lại thuộc về chủ đồn điền khác. Hoàn cảnh như trên cũng tạo ra nhiều cơ hội để nô lệ bỏ trốn. Những nô lệ đã chuẩn bị sẵn cho hành động bỏ trốn rất thích chủ chuyển nhà.

Tình trạng khẩn cấp thời chiến tranh đã làm công việc và điều kiện sống được cải thiện đối với một số nô lệ nhất định. Bởi thiếu thốn nguồn nhân lực da trắng, rất nhiều nô lệ được tuyển dụng. Họ rời bỏ chủ nô và làm việc trong các nhà máy sản xuất đạn dược, hoặc nhu yếu phẩm cho Liên minh.

Nhiều nô lệ được lợi từ cuộc chiến về nhiều mặt khác nhau. Nhiều người miền Nam da trắng có lương tâm, đặc biệt là những lãnh tụ tôn giáo, nỗ lực rất nhiều để xóa bỏ những ngược đãi trong quản lý nô lệ, nên phải tuân thủ những lý thuyết của miền Nam về sự tồn tại của tình huynh đệ đích thực theo cơ đốc giáo. Lý thuyết này áp dụng cho cả ông chủ lẫn nô lệ. Họ cũng cố gắng để làm giảm nhẹ những tác động xấu từ chế độ chiếm hữu nô lệ hay từ người miền Nam. Những cải thiện trong điều kiện sống của nô lệ góp phần vào lợi ích của chủ nô và ông chủ bằng cách duy trì hoặc làm tăng sản lượng của mình. Như vậy, chủ nô hay ông chủ tận dụng cơ hội cuộc chiến mang lại cho họ.

Dù có nhiều khó khăn thời chiến trong hệ thống nô lệ miền Nam, sản phẩm do nô lệ làm ra vẫn duy trì ở mức cao trong lãnh thổ của Liên minh, cũng như phục vụ đắc lực cho cuộc chiến đặc biệt đang diễn ra ở miền xa xôi. Trong mùa thu và mùa đông năm 1861-1862, nô lệ đã thu hoạch và chế biến một lượng nông sản đường lớn nhất tại Louisiana. Cuối mùa hè năm 1863, lính Liên bang tiến sâu vào lãnh địa miền Nam. Họ vô cùng ngạc nhiên trước sản lượng ngô bạt ngàn được gieo trồng và thu hoạch dưới bàn tay của nô lệ. Vì thế, những binh lính này nhạo báng những “bài báo chán ngắt” miền Bắc nói rằng Liên minh sẽ chịu đói rã họng và sẽ phải đầu hàng mà thôi.

Ngoài việc sản xuất thực phẩm tại đồn điền và làm việc trong nhiều nhà máy tại miền Nam, một số lượng lớn nô lệ được chính phủ Liên minh tuyển dụng đi đào công sự và xây dựng các pháo đài, xây dựng và duy tu đường sắt, đồng thời phục vụ các công việc cần lao động nặng khác. Điều kiện sống và làm việc của nhiều nô lệ khắc nghiệt hơn điều kiện tại các đồn điền nên từ đó họ bỏ đi. Nô lệ cũng có khi là tài xế, đầu bếp và làm nhiều công việc dành cho người hầu phục vụ quân đội Liên minh. Những người miền Bắc đã đúng khi đánh giá việc giải phóng nô lệ với lý lẽ rằng: nô lệ sẽ được sử dụng để hỗ trợ cho nỗ lực tham chiến của Liên minh. Một trong những nghịch lý vĩnh cửu của cuộc chiến nằm ngay ở chỗ: nô lệ khiến nỗ lực tham chiến miền Nam trở nên vững mạnh.

Việc quân đội Liên bang đến miền Nam nhanh chóng bác bỏ lời tuyên bố truyền thống của người miền Nam rằng: nô lệ sẽ mãi phải sống dưới chế độ chiếm hữu nô lệ, ít nhất là trong các giai cấp nông nô. Khoảng khắc lực lượng quân sự có quân phục xanh dương tiến đến sát một vùng cụ thể, nô lệ bắt đầu bỏ trốn có khi một mình, có khi đi hai ba người thông thường vào buổi tối, tìm đường đến với các doanh trại Liên bang. Một số người bỏ trốn nhanh chóng vỡ mộng bởi nhận thức của họ trước thực tế phũ phàng và quay trở lại đồn điền với nhận xét “ta đã thấy voi và mừng vì đã được ở nhà”.

Nhưng hầu hết nô lệ không trở về. Đầu cuộc chiến, tướng Benjamin F. Butler tại pháo đài Monroe ở Virginia đã thiết lập tiền lệ: sử dụng người da đen tị nạn đến từ các đồn điền như là nhân công phục vụ cho quân đội Liên bang. Ông tránh né vấn đề chính trị và hợp pháp hóa thứ rất khó giải thích là giải phóng nô lệ, bằng cách gọi họ là những thứ hàng lậu của chiến tranh. Một cái tên gắn liền với người da đen trong suốt cuộc chiến. Sau khi chiếm được cảng Royal vào cuối năm 1861, một cảng ở Carolina, viên chức của bộ tài chính tiếp quản các đồn điền bỏ hoang ở đây. Ông Edward L. Pierce của Boston đã xây dựng nhiều trường học cho người da đen, đưa những doanh nhân miền Bắc xuống vùng này để cai quản các đồn điền bằng cách sử dụng những người da đen là cựu nô lệ, biến họ thành người làm công ăn lương tự do. Đồng thời một số ít trong họ được ban cho đất đai để tự mình trồng trọt. Kinh nghiệm này đã trở thành, theo lời của nhà sử học Willie Lee Rose, một cuộc tập dượt cho việc tái thiết sau này.

Khi các lực lượng quân miền Bắc tiến sâu vào miền Nam, vào tận trung tâm của lãnh địa Liên minh, họ đã cho hàng ngàn nô lệ cơ hội đào tẩu. Mặc dù còn rất trung thành với chủ, vô số nô lệ rời bỏ đồn điền và kéo nhau đến các doanh trại quân đội Liên bang trong những lễ mừng tự do được tổ chức lớn. Một ghi chép nói rằng cuộc hành quân của quan đội Liên bang xuyên qua vùng nông thôn miền Nam làm sôi động cuộc sống cộng đồng người da đen nơi đây “hệt như người ta chọc cây gậy vào tổ kiến vậy”.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM