Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 09:39:50 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Baton Rouge Victory : Chiến công- sự kiện và nhân chứng  (Đọc 145188 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #310 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2011, 01:10:53 pm »


Để chứng minh làm giảm giá trị trận đánh - cần 1 cái loadsheet (hướng dẫn chất xếp) của tàu BVR mới có thể biết chính xác con số 1800 tấn hàng mà US nó mớm cho báo chí chỉ là hàng thông thường (general cargo) hay hàng quân sự - cái đó tớ nghĩ các bạn không thể tìm được trên mạng. Còn truyền thống hỏng hóc do yếu tố kỹ thuật của US thì đầy dữ liệu trong site vmh này.

Vẫn đang tìm ở nguồn khác như tớ nói từ đầu đấy bạn ạ.

Trích dẫn
Còn các bạn hỏi bất kỳ hãng tàu nào thì cũng chẳng có việc dằn tải vô ích (nước) vào để chở cho đúng tải thương mại thiết kế của tàu nhé. Nước châm nồi hơi và dầu nạp đều tính hết trong tải khai thác khô của tàu.

Bơm ballast dằn tàu để bánh lái và chân vịt chìm xuống hoàn toàn, để ổn định tàu khi hải hành là chuyện bình thường bạn ạ, nếu không lúc chạy tàu rỗng hoặc tàu không đủ tải (hàng nhẹ cồng kềnh) thì sao? Bạn đã nói được cái câu sau thì lẽ ra phải hiểu được câu đầu chứ.

Trích dẫn
Ngay trong post của huy phong cũng nói tàu chở đầy tải (full load) và chìm ngay do ngập nước - (việc này có thể giải thích 2 chú đặc công đánh tàu thấy). Tuy nhiên do thiết kế khoang hàng độc lập nên chỉ tràn nước khoang máy - tàu chìm ngang mạn (như kiểu tàu dock nổi) nên vẫn lai dắt bằng tàu kéo vào sát bờ để giải tỏa cửa sông và thông tuyến - giải thích cho việc phía US chỉ cần ốp tấm che mạn thủng và bơm nước ra rồi cẩu hàng rồi kéo về Vũng Tàu nằm.

Cám ơn bạn đã giải thích, hy vọng dựa vào giải thích này mọi người sẽ hiểu hơn là tại sao BRV không chìm nghỉm chỉ hở cái cột cờ trên đài tàu. Đây cũng là những gì tớ nói từ lâu khi đề cập tới cấu trúc tàu (khoang kín, có khoang ngăn, cong gian tàu cách xa tăng độ đàn hồi vỏ tàu, trọng tải Deadweight, Netweight,Grossweight, Độ dãn nước..) Tuy nhiên BRV bị thủng 2 khoang với vết rách rộng lại ở trong hoàn cảnh bị xê dịch theo luồng nước nên việc vá lại và bơm nước ra như bạn nói không đơn giản (nếu bạn chứng minh ngược được lại điều đó thì tốt quá). Theo cách lí giải của bạn thì khả năng là sau khi bị "bùm", BRV vẫn nổi và bị sức nước đẩy dạt vào bờ cạn (như tớ từng nói) càng cao hơn.

Trích dẫn
Còn thiệt hại thực tế thì chủ yếu là hỏng tàu và hàng chất xếp rời trên boong. Hàng trong hầm vẫn y nguyên. Các bạn cứ xem những phim tư liệu về cứu hộ tàu (không phải BVR) thì thấy rõ. Việc chìm tàu BVR cũng chỉ ảnh hưởng đến cấp chiến dịch - chậm chễ 1 chiến dịch của US là chuyện đương nhiên. Nhưng không hề giảm ý nghĩa của trận đánh.
Chuyện bảo do chìm BRV mà làm ảnh hưởng đến 1 chiến dịch của Mỹ thì cần chứng minh xem quả thực trên đó có chở chừng nấy món hàng theo như ta kể công hay không (nếu bạn tìm giúp hộ cái Cargo Manifest của BRV thì quá tốt). Hàng hư hỏng tớ nghĩ chỉ là hàng trong hầm số 3 (low deck hoặc cả tween deck) chứ không ảnh hưởng đếnn hàng xếp trên boong nhiều lắm đâu (Nếu bạn có cái list hàng hư hỏng thì còn trên cả tuyệt vời đấy ạ).


Trích dẫn
Còn tác dụng của 500 kgs thuốc nổ thì gần đây nhất các bạn có thể thấy là vụ chìm tàu của Hàn Quốc - ngư lôi (hay thủy lôi) nổ gần đã đủ gãy đôi tàu do sức ép của nước. 

Xin hỏi bạn con tàu của HQ nó có giống tàu Victory không?

Grin;D;D;D;D;D

@Bác Haanh: Điều bác nói chính xác. Với 2 quả KB có yêu cầu kỹ thuật thả và tính toán phức tạp như thế mà các bác đã dùng những phương pháp cực kì thủ công để hoàn thành nhiệm vụ đánh chìm tàu lớn như thế thì nội chừng đó cũng đủ để chứng minh khả năng của các bác ý rồi. Chuyện tàu BRV có chở gì hay không chở gì cũng chẳng ảnh hưởng tới giá trị của chiến công này.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Mười, 2011, 08:32:40 pm gửi bởi lonesome » Logged
Tookies
Thành viên
*
Bài viết: 24


« Trả lời #311 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2011, 01:46:15 pm »

chìm ngay do ngập nước - (việc này có thể giải thích 2 chú đặc công đánh tàu thấy). Tuy nhiên do thiết kế khoang hàng độc lập nên chỉ tràn nước khoang máy - tàu chìm ngang mạn (như kiểu tàu dock nổi) nên vẫn lai dắt bằng tàu kéo vào sát bờ để giải tỏa cửa sông và thông tuyến - giải thích cho việc phía US chỉ cần ốp tấm che mạn thủng và bơm nước ra rồi cẩu hàng rồi kéo về Vũng Tàu nằm.  

Đoạn nào nói những cái đó vậy anh bạn? Phán như ông tướng ấy.

But the somewhat quiet existence of Harbor Clearance Unit ONE was to end on the 23rd of August. On that day the SS BATON ROUGE VICTORY was transiting the Long Tau River to Saigon with a full load of cargo consisting of tractors, automobiles, mail, and general cargo. The ship struck a mine at approximately 0900 which blew a 35' x 45' hole in the port side of the engine room and No. 3 hold. The ship flooded instantly, but the master managed to run it aground avoiding the blocking of the ever-important channel. Seven men lost their lives in the explosion.

LT DELANOY and Harbor Clearance Team FOUR were the first on the scene and quickly evaluated the situation. Meanwhile, the rest of Harbor Clearance Unit ONE was immediately deployed from Subic Bay for South Vietnam. At the site of the mining, deck cargo was quickly off-loaded but the ship couldn't be held in the moor because of strong tide and current and consequently became quite lively. LT DELANOY decided at this point to take the ship down the river to Vung Tau where salvage operations could be safely held rather than stay in a hostile area and risk blocking the much traveled channel as well.

The transit of the river went well and the BATON ROUGE VICTORY was run aground in Vung Tau Harbor. On the scene was Harbor Clearance Unit ONE en masse: The YDT-11, all four Harbor Clearance Teams, and two Light Lift Craft. The entire command was present except for one Light Lift Craft left back at Subic Bay for upkeep, repair and liaison.

Round-the-clock efforts were utilized in the operation of salvaging the BATON ROUGE VICTORY. A huge patch, weighing approximately ten tons, the maximum that could be handled by the available crane, was manufactured aboard the YDT-11 and installed in mid-September on the side of the ship, covering the large hole. The ship was then pumped out but, unfortunately, on the 22nd of the same month, the patch collapsed under the weight of the outside sea water and was rendered useless. However, four of the seven bodies of the men killed in the engine room were recovered through this effort.

Not to be discouraged, however, the Unit had a larger, stronger, and better patch built at Subic Bay. When completed, it weighed at over 50 tons and had a price tag of over $50,000. It arrived at the scene on the 22nd of November, was put in place, and the ship was again dewatered. The remaining three bodies were recovered and sixteen bulldozers were able to be recovered from the No. 3 hold after dewatering. The patch itself was the largest ever constructed in the annals of ship salvage. It was so constructed that it contained ballast tanks that could be flooded or dewatered so the patch itself could be floated or sunk as required on the job.

On the 9th of December the BATON ROUGE VICTORY was towed out of Vung Tau Harbor.  However, on the 10th she suffered a collision with the SS EVER FORTUNE. One of the wires holding the huge patch to the vessel parted, the patch began to work loose in the heavy seas, and consequently, the hold and engine room flooded - once again. The vessel was again towed into Vung Tau Harbor where it was reanchored by Harbor Clearance Unit ONE forces. On the 30th of December it was again taken under tow - flooded and without a patch - and arrived safely at Singapore for repair or survey. All in all, BATON ROUGE VICTORY salvage operations took in the period from August 23rd, 1966, until December 30th, 1966. $500,000 worth of tractors were saved by the dewatering.
Logged

lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #312 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2011, 02:15:36 pm »

@Tookies: trong bối cảnh của câu "The ship flooded instantly, but the master managed to run it aground avoiding the blocking of the ever-important channel." thì chưa có tug boat tham gia bạn ạ.
Logged
su22 m4
Thành viên
*
Bài viết: 850



« Trả lời #313 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2011, 03:45:10 pm »

Em có đề nghị nhỏ là bác lonesome và các bác khác dịch các thuật ngữ TA chuyên ngành hàng hải mà các bác dùng trong bài viết ra tiếng Việt được không ạ.
Logged

MRK
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #314 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2011, 03:46:28 pm »

Em có đề nghị nhỏ là bác lonesome và các bác khác dịch các thuật ngữ TA chuyên ngành hàng hải mà các bác dùng trong bài viết ra tiếng Việt được không ạ.

Cụ tỷ là những từ nào hả đồng chí?
Logged
su22 m4
Thành viên
*
Bài viết: 850



« Trả lời #315 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2011, 03:52:17 pm »

Em có đề nghị nhỏ là bác lonesome và các bác khác dịch các thuật ngữ TA chuyên ngành hàng hải mà các bác dùng trong bài viết ra tiếng Việt được không ạ.

Cụ tỷ là những từ nào hả đồng chí?

Dạ ví dụ như một số từ này: "Loadsheet, Deadweight, Netweight,Grossweight..." bác ạ.
Logged

MRK
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #316 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2011, 05:05:32 pm »

Ai gọi admin đấy, có tôi đây! Grin

Xóa các bài lạc đề và "đá" nhau sau 12h, cảnh cáo thành viên Tookies vì chọc ngoáy linh tinh!
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #317 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2011, 06:09:59 pm »

chìm ngay do ngập nước - (việc này có thể giải thích 2 chú đặc công đánh tàu thấy). Tuy nhiên do thiết kế khoang hàng độc lập nên chỉ tràn nước khoang máy - tàu chìm ngang mạn (như kiểu tàu dock nổi) nên vẫn lai dắt bằng tàu kéo vào sát bờ để giải tỏa cửa sông và thông tuyến - giải thích cho việc phía US chỉ cần ốp tấm che mạn thủng và bơm nước ra rồi cẩu hàng rồi kéo về Vũng Tàu nằm.  

Đoạn nào nói những cái đó vậy anh bạn? Phán như ông tướng ấy.

But the somewhat quiet existence of Harbor Clearance Unit ONE was to end on the 23rd of August. On that day the SS BATON ROUGE VICTORY was transiting the Long Tau River to Saigon with a full load of cargo consisting of tractors, automobiles, mail, and general cargo. The ship struck a mine at approximately 0900 which blew a 35' x 45' hole in the port side of the engine room and No. 3 hold. The ship flooded instantly, but the master managed to run it aground avoiding the blocking of the ever-important channel. Seven men lost their lives in the explosion.

LT DELANOY and Harbor Clearance Team FOUR were the first on the scene and quickly evaluated the situation. Meanwhile, the rest of Harbor Clearance Unit ONE was immediately deployed from Subic Bay for South Vietnam. At the site of the mining, deck cargo was quickly off-loaded but the ship couldn't be held in the moor because of strong tide and current and consequently became quite lively. LT DELANOY decided at this point to take the ship down the river to Vung Tau where salvage operations could be safely held rather than stay in a hostile area and risk blocking the much traveled channel as well.

The transit of the river went well and the BATON ROUGE VICTORY was run aground in Vung Tau Harbor. On the scene was Harbor Clearance Unit ONE en masse: The YDT-11, all four Harbor Clearance Teams, and two Light Lift Craft. The entire command was present except for one Light Lift Craft left back at Subic Bay for upkeep, repair and liaison.

Round-the-clock efforts were utilized in the operation of salvaging the BATON ROUGE VICTORY. A huge patch, weighing approximately ten tons, the maximum that could be handled by the available crane, was manufactured aboard the YDT-11 and installed in mid-September on the side of the ship, covering the large hole. The ship was then pumped out but, unfortunately, on the 22nd of the same month, the patch collapsed under the weight of the outside sea water and was rendered useless. However, four of the seven bodies of the men killed in the engine room were recovered through this effort.

Not to be discouraged, however, the Unit had a larger, stronger, and better patch built at Subic Bay. When completed, it weighed at over 50 tons and had a price tag of over $50,000. It arrived at the scene on the 22nd of November, was put in place, and the ship was again dewatered. The remaining three bodies were recovered and sixteen bulldozers were able to be recovered from the No. 3 hold after dewatering. The patch itself was the largest ever constructed in the annals of ship salvage. It was so constructed that it contained ballast tanks that could be flooded or dewatered so the patch itself could be floated or sunk as required on the job.

On the 9th of December the BATON ROUGE VICTORY was towed out of Vung Tau Harbor.  However, on the 10th she suffered a collision with the SS EVER FORTUNE. One of the wires holding the huge patch to the vessel parted, the patch began to work loose in the heavy seas, and consequently, the hold and engine room flooded - once again. The vessel was again towed into Vung Tau Harbor where it was reanchored by Harbor Clearance Unit ONE forces. On the 30th of December it was again taken under tow - flooded and without a patch - and arrived safely at Singapore for repair or survey. All in all, BATON ROUGE VICTORY salvage operations took in the period from August 23rd, 1966, until December 30th, 1966. $500,000 worth of tractors were saved by the dewatering.

Tàu mới phờ lắt đựt (flooded) thì chưa chìm ngay (sunk) đâu anh giai ơi Grin "The ship flooded instantly" có ý là "Tàu bị vào nước (hay phá nước) tắp lự" nhờ đó ông kĩ sư điều khiển (thợ lái) vẫn kịp đưa nó ủi bãi để ..xyz Cheesy

Huyphong cho rằng oánh BRV là để cắt luồng Lòng Tàu, cũng giống chiến thuật đặt mìn phá cầu đường sắt. Nó vừa có ý nghĩa chiến lược, lại vừa mang mục tiêu chiến dịch và chiến thuật cụ thể. Các anh giai và thủ trưởng mới đang cãi nhiều về mục tiêu chiến thuật Cool
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
wanta
Thành viên
*
Bài viết: 219


đầu ruồi trên mắt kiếng


« Trả lời #318 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2011, 06:20:32 pm »

     Hi!Hi!
     Hôm nay từ sáng đến giờ Wanta vừa suy nghĩ vừa viết, vừa theo dõi chủ đề trên diễn đàn, thấy hôm nay số bạn trẻ tham gia trao đổi về chủ đề này nhiều hơn trước. Đó là một sự kiện bất thường mà Wanta mừng nhưng qua cách các bạn trẻ phát ngôn trên diễn đàn Wanta cũng buồn (mừng và buồn như thế nào thì lát nữa Wanta post bài lên) thì các bạn sẽ rõ (Hi!Hi! giờ vừa ăn cơm vừa ôm máy ví tính, vừa gõ bài). Rất tiếc rằng Wanta chưa kịp post bài thì đã có một bạn trẻ bị nhắc nhở rồi.

     Wanta muốn nói với các bạn trẻ nhiều nhưng bây giờ đang ăn cơm nên chỉ muốn nói rằng "hãy nhiệt tình với trái tim nóng bỏng và cái đầu lạnh" chứ  đừng ngược lại.

     Chào! để ăn cơm xong, xem bài lại Wanta post bài lên khi đó các bại sẽ hiểu ý của Wanta hơn nhiều.
Logged

Nếu ai hỏi rằng lính biết yêu không?
Tôi xin trả lời lính yêu nhiều lắm
Yêu thật nhiều và thật say đắm
Vì người lính cũng có trái tim
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #319 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2011, 07:44:53 pm »

Dạ ví dụ như một số từ này: "Loadsheet, Deadweight, Netweight,Grossweight..." bác ạ.

Câu hỏi hay, giải nghĩa xong các khái niệm này sẽ giải thích được nhiều vấn đề liên quan tới chuyện BRV là tàu 10 nghìn tấn trọng tải hay 10 nghìn tấn Mét hoặc lượng hàng 1847 "tấn" cộng với nước ballast dằn tàu đến được mớn bao nhiêu. Về khái niệm thì tớ có thể cung cấp được còn chuyện mớn nước đến đâu thì phải nhờ các chuyên gia hàng hải tính lại và/hoặc tìm thêm tài liệu Cheesy.

Loadsheet trong bối cảnh này chính là Cargo Manifest tức là bản khai hàng hóa chở trên tàu gồm các chi tiết số vận đơn, tên và mã ký hiệu, số kiện, trọng lượng hàng, cảng gửi, cảng đến, người gửi hàng, người nhận hàng ... Bản lược khai hàng do tàu lập và xuất trình cho hải quan kiểm tra khi tàu vào / ra cảng. Đính kèm Cargo Manifest sẽ là các chứng từ khác kê chi tiết hơn nếu cần thiết.

Thường thì bên cạnh Cargo Manifest sẽ có thêm 1 tờ Schematic. Tờ này thì hải quan, cảng vụ, biên phòng, kiểm dịch họ không quan tâm nhưng bên bốc xếp thì cực kỳ cần để biết việc bố trí hàng hóa trên tàu thế nào để khi tàu cập cảng thì chuẩn bị "quân" và "đồ nghề" dỡ hàng cho tương ứng. Bảng này thường do Đại phó hoặc Phó 2 chuẩn bị và sẽ chuyển cho bên bốc xếp khi tàu vào cảng chuẩn bị xuống hàng. Lâu quá nên tớ không nhớ là hoa tiêu có cần hay không.

Về khái niệm Gross Tonnage (GT), Net Tonnage (NT) không biết thông số hiện nay được phổ biến về các tàu đóng trước 1969 (trong đó có BRV) có cùng ý nghĩa với các khái niệm hiện hày hay không. Sở dĩ phải thắc mắc thế vì  năm 1969, IMO đã đưa ra một văn bản thống nhất chung cách tính dung tải của tàu được gọi là “Công ước quốc tế về đo dung tải tàu” (International Convention on Tonnage Measurement 1969) trong đó đề ra những nguyên tắc và cách tính chung cho các tàu chạy trên tuyến hàng hải quốc tế.  Để hiểu về vấn đề này, tớ xin "mượn hoa lễ phật" vậy:

Tonnages là một khái niệm dùng trong ngành hàng hải và được định nghĩa là dung tích của tàu có đơn vị bằng 100 feet khối hay bằng 2,831 mét khối.

Tonnage của một tàu gồm gross tonnage (GT) và net tonnage (NT). Nếu cậu đã từng cầm một bản chứng nhận dung tích quốc tế của tàu bạn sẽ thấy hai thông số này của tàu đó trên bản chứng nhận ấy. Các tàu biển trừ tàu chiến và tàu có chiều dài nhỏ hơn 24 mét đều phải có giấy chứng nhận dung tích cấp theo yêu cầu của Công ước quốc tế của IMO về đo dung tích năm 1969 (International Convention on Tonnage Measurement of Ships, 1969)

Gross tonnage (GT) tiếng Việt gọi là "tổng dung tích", là số đo dung tích của toàn bộ các không gian kín ở trên tàu, bao gồm cả thể tích của ống khói. Thông số GT của tàu là cơ sở để tính các phí hàng hải như phí hoa tiêu, phí đăng ký và để làm cơ sở áp dụng cho các công ước hàng hải khác.

Net Tonnage (NT) tiếng Việt gọi là "Dung tích thuần", là số đo dung tích của không gian giới hạn từ mặt boong chính trở xuống bao gồm không gian bên trong các hầm hàng, khu vực buồng máy, toàn bộ các két phía ngoài buồng máy và các không gian kín ở đáy đôi của con tàu và được sử dụng để tính các phí thuộc quyền hạn của chính quyền cảng (cảng vụ).

Dân gian ta cũng có hai khái niệm tương tự nhưng khác về đơn vị (thứ nguyên) được dùng trong cuộc sống chợ búa đó là "Cân Hơi" và "Cân móc hàm". Cân hơi là khối lượng tính bằng ki lô gam của con vật thịt khi nó còn sống hay chưa làm lông. ân móc hàm" là khối lượng của con vật sau khi đã làm lông và mổ bụng. Cân móc hàm không có tính tới tiết và bộ lòng của nó vì...cái đó để cho quán tiết canh nó tính

Đơn vị của tonnages cũng là "tấn". Tuy nhiên không nên nhầm lẫn với "tấn - 1000 kg" trong Deadweight (DWT). Khi nói GT của một con tàu A là 5000 tấn thì phải hiểu là dung tích toàn phần của nó là 5000 tấn dung tích toàn phần hay con tàu đó có dung tích GT là 5000 nhân với 2,831 mét khối thành 14 ngàn mấy trăm mét khối.

Ngày trước còn có hai khái niệm Gross register Tonnage và Net Register Tonnage nhưng nay không được sử dụng nữa mặc dù dẫn giải của hai khái niệm này cũng chính là của GT và NT. IMO đã thay thế GRT và NRT bằng GT và NT thông qua công ước dung tích năm 1969 nói trên. Wording của công ước và các phụ lục liên quan, cũng như trong các ship's certificates không còn sử dụng GRT và NRT.

Như vậy GT khác với NT và khác với DWT vì...chúng là ba thông số khác nhau tính theo ba công thức tính khác nhau. Mức độ khác nhau của chúng phụ thuộc vào kiểu loại tàu. GT của tàu khách rất lớn so với NT và DWT vì phần thượng tầng khép kín (enclosed) là rất lớn trong khi một tàu dầu cỡ VLCC sẽ có GT không lớn hơn NT của nó là bao nhiêu.

Bằng hình vẽ:


Hình vẽ trên thể hiện GT của tàu bằng diện tích của vùng được tô xanh, vùng này bao gồm thể tích hầm hàng, các két đáy đôi và 2 két mũi lái, không gian buồng máy và khu vực ca bin cũng như các kho mũi và lái cùng các monkey islands và cột tàu Ships masts (Monkey island là cái khoang phía trên mặt boong chính nơi mà phía trên mặt người ta bố trí các tời cẩu hàng. Trên hình vẽ phía dưới cột tàu là một monkey island như vậy. Thể tích ống khói không được gộp vào GT.

Hình phía dưới là thể hiện không gian của tàu bao gồm thể tích các hầm hàng, không gian buồng máy, các két chứa ở đáy đôi cũng như hai két mũi lái nếu có. NT không bao gồm thể tích ca bin và các kho mũi lái cũng như các thể tích dưới các monkey island.
Nguồn: Diễn đàn Hàng Hải


Khái niệm Deadweight/Trọng tải của tàu theo ... từ điển thuật ngữ:
Là sức chở của con tàu được đo bằng tấn – mét hệ (Metric ton = 1.000 kg), tấn Anh (British ton = 1016 kg) hoặc tấn Mỹ (US ton = 907,2 kg). Có hai loại trọng tải của tàu:
- Trọng tải toàn phần (Gross deadweight or deadweight all told) bao gồm: Trọng lượng hàng hóa, trọng lượng hành khách và hành lý (nếu có), trọng lượng vật phẩm cung ứng cho chuyến đi: nhiên liệu, dầu mỡ, nước ngọt, thực phẩm, vật liệu phụ tùng dự trữ, trọng lượng thuyền viên và hành trang (D.W.T = DW.a.t).
- Trọng tải tịnh (Cargo deadweight or cargo deadweight capacity): Là trọng lượng toàn bộ hàng hóa mà con tàu chở được (D.V.C.C.). Theo công ước quốc tế về dấu chuyên chở (International Convention on Loadline) trọng tải tàu được ghi trong Giấy chứng nhận trọng tải là trọng tải toàn phần và trọng tải tịnh của con tàu khi mớn nước của tàu đặt dấu chuyên chở nước biển mùa hè làm tiêu chuẩn.

Tạm thời tớ chỉ trả lời đến thế xem các chuyên gia khác ném đá thế nào. Sau đó tớ sẽ thử áp vào trướng hợp của BRV xem sao.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM