Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 12 Tháng Năm, 2024, 11:20:47 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức người lính 356 ( phần 4 )  (Đọc 207001 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Biên cương
Thành viên
*
Bài viết: 261


« Trả lời #200 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2014, 10:24:01 pm »

Mới đó mà đã 30 năm rồi sao.
 Những người còn sống :

"Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng
Kẻ sớm khuya chài lưới ven sông"...

Những người còn tồn tại trong Quân đội thì :
"Quân hàm đã thay bao lượt"....

Chỉ có những Liệt sỹ là vẫn không thêm một tuổi nào.....
Logged
Biên cương
Thành viên
*
Bài viết: 261


« Trả lời #201 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2014, 10:31:48 pm »

 Năm năm trên đất Hà Tuyên. Bốn năm chiến đấu ở Thanh Thủy, Vị Xuyên (1984 - 1987), Sư đoàn 356 đã để lại:
"Tập thể một Tiểu đoàn, hai cá nhân anh hùng, sáng rực tinh thần đã ghi vào sử sách
Ngàn hai liệt sỹ, trọn tình vẹn nghĩa, linh khí các anh vẫn còn ôm chặt đất Biên cương."
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười Hai, 2014, 11:06:24 pm gửi bởi Biên cương » Logged
Biên cương
Thành viên
*
Bài viết: 261


« Trả lời #202 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2014, 11:16:25 pm »

Đêm nay trên bình độ 600 của điểm cao 1509
Chuyến đạn cuối cùng anh thêm nhớ quê hương
Nhưng nhớ nhất vẫn là em người con gái
Mà anh thầm mơ ước của riêng anh.

Nhiệm vụ trên giao chiến dịch đến rồi
Anh tạm xa em ngày mai vào chiến dịch
Anh xẽ trở về trong niềm vui chiến thắng
Nhớ đợi anh về đừng ngủ nhé nghe em.

Coóc Nghè đêm 11/7/1984.
Logged
NhưC7D2E876F356
Thành viên
*
Bài viết: 741



« Trả lời #203 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2014, 08:02:49 am »

Đêm nay trên bình độ 600 của điểm cao 1509
Chuyến đạn cuối cùng anh thêm nhớ quê hương
Nhưng nhớ nhất vẫn là em người con gái
Mà anh thầm mơ ước của riêng anh.

Nhiệm vụ trên giao chiến dịch đến rồi
Anh tạm xa em ngày mai vào chiến dịch
Anh xẽ trở về trong niềm vui chiến thắng
Nhớ đợi anh về đừng ngủ nhé nghe em.

Coóc Nghè đêm 11/7/1984.

 




Chào bác biên cương bác thật là lãng mạn Grin

Em có mấy câu thơ sưu tầm được cùng họa theo với bác

Em còn nhớ một mùa thu ra trận
Anh lên tầu nghe tiếng lá thu bay

Em còn nhớ một mùa đông giá lạnh
Tình yêu làm áo mặc bớt phong phanh

Em có biết một loài hoa bất tử
Nở tưng bừng khi cái chết bên anh

                       H.N.C
              T/C VNQĐ     2/86
Logged
NhưC7D2E876F356
Thành viên
*
Bài viết: 741



« Trả lời #204 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2014, 08:43:33 am »

Chào bác Như. Hôm nay ngồi đọc lại bài của các anh viết. Có nhiều bài: anh Vy xuyen; Anh Đạp xích lô.... trong đó có bài số 273 (trang 7 - phần 4) của anh mà đọc từng mô nước mắt ra từng nớ. Rồi kêu trinh sát nhà em lại đọc cho anh ấy nghe, anh ấy nói bộ đội thì còn nhiều chuyện khổ, rồi anh kể: Anh vẫn nhớ có lần anh đi kiểm tra tổ phục trong đồi không tên về Cốc Nghè, về đến cọc 6 thì mờ sáng. Gặp một chiến sỹ đang đứng tựa bờ hào khóc. Anh hỏi: Làm sao mà khóc? Chiến sỹ ấy nói: Thưa Thủ trưởng (thấy anh to cao tưởng anh là thủ trưởng) đơn vị giao cho chúng em mỗi đêm vận chuyển 2 chuyến bê tông làm hầm từ Thác Âm Phủ về cọc 6, em đi được một chuyến rồi, tiếp chuyến thứ hai đến đây mệt quá em ngủ, đầu em đã gối lên thanh bê tông rồi nhưng bây giờ tỉnh dậy thì đầu nằm ngoài đất mà bê tông thì không thấy đâu, em sợ về đơn vị phạt. Nhìn cậu ấy thấy thương quá, anh đành an ủi động viên: Em cứ về báo cáo với người phụ trách đơn vị như thế, chả việc gì đâu. Và anh nói với cậu liên lạc "lên tận đây rồi mà vẫn có những chuyện xẩy ra như ở ga Hàng Cỏ".
Chuyện Lính trinh sát nhà em kể lại làm em nhớ đến bác Vỵ Xuyên mô tả về nỗi khổ của lính vận tải, hay biết đâu lại là cánh quân nhà bác ấy nhỉ? Grin


Cám ơn chị sắn lùi đã đồng cảm với nỗi vất vả của người lính chiến . Câu chuyện của " anh trinh sát" cũng như bao câu chuyện của người lính trên mặt trận này là rất chân thật chị ạ . Nó phẩn ánh đúng những gì đã xảy ra ở đây . Người lính rất thấm câu thơ này của bác LĐT :" Có chịu đựng nào hơn thế nữa không anh" .Có lẽ không một chịu đựng nào hơn thế nữa.

Có phải chị nhắc đến sự chia sẻ này không ạ

ng Hai, 2014, 09:11:55 PM »
Mọi người vẫn nói cảnh "MÀN TRỜI CHIẾU ĐẤT" . Có lẽ ai trong đời cũng một lần sống trong cảnh đó. Nhưng có lẽ người lính chiến mới cảm nhận đươc điều đó dõ nhất.Mình kể lại một ký ức cho mọi đồng đội cùng cảm nhận: Ngày 13/11/1985 c7 bọn mình nhận nhiệm vụ hành quân đi đào hào phục vụ chiến đấu ở bình độ 600a và 600b. Trời tối mới vượt qua Cóc nghè hướng về Cọc 6 thì trời băt đầu đổ mưa, cả đơn vị hành quân trong cái mưa dầm của đông giá rét, ướt, đường trơn ngã gục bao lần. Ai đó phải kêu lên rằng "Mẹ ơi bộ đội". Tôi cũng phải bật khóc lên như vậy(vì tôi bấy giờ mới 19-20 tuổi mà).
 Đến cua chữ A đường( hào) trơn, dốc thẳng đứng không làm cách nào xuống được, tôi và Bùi Văn Vui đi trước đội hình - bấy giờ đội hình đang tụt lại đằng xa . Vui lê đit trượt xuống dò đường, trời tối đen không nhìn thây gì, Vui gọi tôi trượt xuống tôi trượt xuống Vui giơ tay đỡ tôi ngờ đâu 2 bàn tay đầy bùn của Vui đỡ đúng vào mặt tôi. Tôi kêu lên " anh Vui ơi em mù mất rồi" và bật khóc.Vui quay vai ba lô lai bảo tôi cứ chùi mặt vào đó một lúc sau tôi mở được mắt ra rồi hai anh em đi tiếp. Đi được môt lúc tôi khụy xuống và không thể đi được nữa do vừa mệt vừa rét . Vui chạy lại nói " đi đi sắp tới đường tăng rồi để anh mang ba lô cho ngồi đây là chết rét ngay". Thế là Vui môt ba lô đằng trước một ba lô đằng sau bước đi, tôi tâp tễnh theo sau. Tới đường tăng  tôi kêu Vui nghỉ nhưng Vui động viên" sắp tới nơi rồi ". Đến một vòi nước có một cái trõng trong một cái lán nhỏ tôi đòi nghỉ Vui đồng ý và bảo tôi đợi ở đó để Vui đi tìm đơn vị. Tôi nằm xuống trõng và ngủ thiếp đi( hôm sau tôi mới biêt cái trõng đó là nơi rửa tử sĩ).

 Không biết có lâu không thì Vui trở lại cùng đơn vị, chúng tôi lại lên đường. Rồi cũng đến được cọc sáu. Trời vẫn mưa không dứt, mọi người tản ra tìm chỗ ngủ nhưng tìm ở đâu? Mệt quá chẳng cần phải tìm cả đơn vị nằm lăn trên bãi gỗ (gỗ làm hầm) quấn chăn ôm chặt lấy nhau ngủ dưới trời mưa tầm tã của mùa đông. Gần sáng tôi rét quá không chịu được và nghĩ nếu cứ nằm thế này thì sẽ thiếp đi và chết rét. Tôi trở dậy mò theo tà ly dương của đường tăng và tìm được căn hầm cóc của đơn vị tiền trạm tôi mò vào, một người lính trong hầm vác súng chui ra hỏi :ai? Tôi nói:"tôi c7 mới hành quân tới đây trời mưa quá "quê" cho tôi ngồi nhờ một chút" người lính nói :"c7 hả cứ ngồi đi" và có lẽ anh không cảm nhận được rằng tôi đang sắp chết rét nên lại chui vào hần ngủ tiếp. Trời ơi may quá cửa hầm là một đống tro đã tàn nhưng còn hơi ấm . Tôi cào tro ra ngồi vào giữa đống lửa tàn đó và lấy tro phủ lên tay và chân, tựa nưng vào thành hầm vẫn còn âm ấm và ngủ thiếp đi...Sáng tỉnh dậy , nhìn ra bãi gỗ. Trời ơi một cảnh tượng ngoài sức tưởng tượng của tôi: cả đơn vị tôi nắm ngoài trời mưa tầm tã, dưới là nước tiếp là gỗ tiếp là những đồng đội tôi đang nằm ôm nhau trên nữa là những chiếc chăn ướt sũng trên nữa là trười mưa của tháng 11. Từ những đống chăn bùng nhùng đó hơi nước được các cơ thể đồng đội tôi hâm nóng bốc nên nghi ngút. Trời ơi! đây mới là cảnh màn trời chiêu đất. Tôi ôm mặt khóc. Khóc cho những người lính mới 19 đôi mươi xa vòng tay của bố mẹ xa gia đình đi chiến đấu, có ai thấu hiểu cho người lính chúng tôi không...?( khi viết lại bài này từ nhật ký, ký ức cũ cứ ùa về làm mình  cay cay nơi xống mũi- đừng cười mình nhé vì mình là người hay xúc động mà)

tb: có ai biết Bùi Văn Vui quê ở Văn chấn- Hoàng Liên Sơn ( có lẽ bây giờ là Yên Bái)  cho mình thông tin nhé



Và bất ngờ em đã tìm thấy anh Vui ở phiên "Chợ Tình 468" ngày 11/7/2014 rồi chị ạ. Thời ấy anh Vui nặng 70kg còn em chỉ có 44kg thôi.

( Anh ấy cầm mũ trắng)






Và đây là đoạn nhật kí đó



« Sửa lần cuối: 15 Tháng Mười Hai, 2014, 08:53:52 am gửi bởi NhưC7D2E876F356 » Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #205 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2014, 09:44:31 am »

   Em chào các bác !

   Em xin góp bài thơ con cóc, cùng họa với chị sắn lùi và bác Như cùng các bác cho có khí thế hành quân !

THƠ CỦA NGƯỜI LÍNH CHỐT GỬI EM GÁI QUÊ NHÀ.

Em biết không ?
Ở trên này, mảnh đất Vị Xuyên
Nơi gọi là đầu sông, gọi là đầu ngọn gió
Nơi mỗi ngọn núi, mỗi tấc đất, ngọn cỏ
Đều gọi là biên giới Tổ Quốc thân yêu

Em biết không ?
Ở trên này, thiếu nắng thừa mưa
Thiếu đủ thứ, chỉ có đá, đá nối liền với đá
Những người lính ở chung với đá
Sống bám đá, chết cũng ôm chặt đá

Em biết không !
Sau lưng bọn anh là con sông nhỏ
Chảy mãi về xuôi, quê hương và em dưới đó
Cứ mỗi chiều anh lại ngó theo dòng
Nhớ về em lòng cồn cào da diết.

Em biết không ?
Lính bọn anh, trên này hay lắm
Lính gầy trơ xương chỉ thấy mắt với răng
Tóc không cắt quần áo không  thèm giặt
Mỗi lần cởi đồ, thấy da thịt toàn hoa.

Em biết không ?
Lính bọn anh, trên này vui lắm !
Có bộ bài, thiếu hẳn hai phần năm
Vẫn chui hầm, ngồi vung lả tả
Có thằng thua, đội cả chục cái xoong nồi.

Em biết không ?
Cứ mỗi lần sau trận đánh
Nhiều đồng đội anh đi mãi không về
Có những trận tiểu đoàn còn một đại đội
Và có lần, tiểu đội còn mỗi anh thôi.

Em biết không ?
Lính trên này, thật là nghèo lắm !
Quân phục chung nhau ba thằng một bộ
Quần dài không có, mặc quần đùi áo bông
Cứ mỗi khi hun hút cơn gió đông
Lại quặp nhau,  cùng đánh đàn mồm lập cập

Em biết không ?
Tren này bọn anh chỉ thèm rau
Mỗi lần có rau tươi là mỗi lần như có tiệc
Những ngọn rau miền xuôi gửi tặng
Lên đến đây đã đổi màu, mùi , vị vì thời gian.

Em biết không ?
Trên này lính bọn anh chỉ thèm thư
Những lá thư  từ mọi miền đất nước
Giúp bọn anh như được nâng thêm bước
Trong những trận đánh hay chặng đường hành quân.

Em biết không ?
Dù gian khổ, dù vất vả khó khăn
Dù cái chết luôn cận kề trước mặt
Nhưng bọn anh tay vẫn nắm chặt
Súng bên mình, bảo vệ biên giới quê hương.

Em biết không ?
Anh biết rằng, chiến tranh sẽ kết thúc
Em hãy chờ, chẳng còn bao lâu
Anh sẽ về với mẹ và với em
Cùng sum họp, với mảnh ruộng và con trâu
Người lính thành lão nông, sau khi giã từ vũ khí

Em biết không ?
...................................
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Mười Hai, 2014, 11:36:51 am gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
dapxichlo
Thành viên
*
Bài viết: 291


« Trả lời #206 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2014, 11:37:30 am »

-kính chào toàn thể các bác-chúc một ngày mới tốt lành.
   Hay quá thơ của Linhquany,bác Biên Cương,Chị Săn lùi,của bác Như,tất cả đã phản ánh sự gian nan vất vả hy sinh của người lính,và tình yêu quê hương tổ quốc,thời đó bây giờ nhớ lại vẫn thấy rùng mình,sức chịu đựng của những người lính thật là vô biên.
   -Linhquany chào em anh đã đọc đến 3 lần ,không ngờ em cũng có năng khiếu này,thời kỳ đó đúng là như vậy đấy tất cả đều là sự thật trong bài thờ của em, chỉ riêng anh khi đi lính không có người yêu nhưng có cô bạn gái cùng lớp,đã vào tận cửa khẩu Thanh Thủy tìm anh,chỉ tiếc lúc đó anh không ở đất việt,khi nhận được tin khoảng 2 giờ đêm từ Lao Chải ra Ra đến Thanh Thủy khoảng 7 giờ sáng ,thì cô ấy đã đi mất rồi vì hết phép cô ấy đã đợi anh 3 ngày,anh ra chậm mất hơn 30 mươi phút,theo lời nói của cô cửa hàng lương thực,cầm gói quà và bức thư cô ấy gửi lại,anh nghĩ nếu gặp nhau,thì tình yêu có lẽ đã đến với anh em nhỉ ,bài thơ của em gợi lại trong anh nhiều kỷ niệm quá,tiếp tục nữa đi hay lắm.
  Các bác ạ khi nhập ngũ em mới vượt qua tuổi 17,khi đi xa nhớ mẹ quê hương bạn bè cùng lớp,nhớ nhất là khi nhận nhiệm vụ ba lô gói gọn có đi mà chẳng có về,em có thằng bạn thân nó bên hỏa lực nó tên là Thơm em hay gửi nó ba lô,và
1 tấm ảnh,bảo nó (nếu tao không về bằng mọi giả gửi về cho mẹ tao có ảnh thờ)
ơn trời chuyến đi đó vẫn trở về khi trả lại,sau tấm ảnh nó ghi mấy mấy câu thơ nhớ đến tận bây giờ,hỏi nó bảo chép lại của ai đó viết về đề tài chiến tranh:
                  Ngày tôi chết bạn bè ghi dưới ảnh
                  Năm sinh tôi và năm đã lìa đời
                  khung ảnh bé gọn hai số nhỏ
                  Không thể nào nói hết cả đời tôi.
       Chúc toàn thể các bác mọi sự tốt lành.
Logged
ngocquyen C6
Thành viên
*
Bài viết: 891


« Trả lời #207 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2014, 11:46:38 am »

  Em chào các bác !

   Em xin góp bài thơ con cóc, cùng họa với chị sắn lùi và bác Như cùng các bác cho có khí thế hành quân !

THƠ CỦA NGƯỜI LÍNH CHỐT GỬI EM GÁI QUÊ NHÀ.

Em biết không ?
Ở trên này, mảnh đất Vị Xuyên
Nơi gọi là đầu sông, gọi là đầu ngọn gió
Nơi mỗi ngọn núi, mỗi tấc đất, ngọn cỏ
Đều gọi là biên giới Tổ Quốc thân yêu

Em biết không ?
Ở trên này, thiếu nắng thừa mưa
Thiếu đủ thứ, chỉ có đá, đá nối liền với đá
Những người lính ở chung với đá
Sống ôm đá, chết cũng ôm chặt đá

Em biết không !
Sau lưng bọn anh là con sông nhỏ
Chảy mãi về xuôi, quê hương và em dưới đó
Cứ mỗi chiều anh lại ngó theo dòng
Nhớ về em lòng cồn cào da diết.

Em biết không ?
Lính bọn anh, trên này hay lắm
Lính gầy trơ xương chỉ thấy mắt với răng
Tóc không cắt quần áo không  thèm giặt
Mỗi lần cởi đồ, thấy da thịt toàn hoa.

Em biết không ?
Lính bọn anh, trên này vui lắm !
Có bộ bài, thiếu hẳn hai phần năm
Vẫn chui hầm, ngồi vung lả tả
Có thằng thua, đội cả chục cái xoong nồi.

Em biết không ?
Cứ mỗi lần sau trận đánh
Nhiều đồng đội anh đi mãi không về
Có những trận tiểu đoàn còn một đại đội
Và có lần, tiểu đội còn mỗi anh thôi.

Em biết không ?
Lính trên này, thật là nghèo lắm !
Quân phục chung nhau ba thằng một bộ
Quần dài không có, mặc quần đùi áo bông
Cứ mỗi khi hun hút cơn gió đông
Lại quặp nhau,  cùng đánh đàn mồm lập cập

Em biết không ?
Tren này bọn anh chỉ thèm rau
Mỗi lần có rau tươi là mỗi lần như có tiệc
Những ngọn rau miền xuôi gửi tặng
Lên đến đây đã đổi màu, mùi , vị vì thời gian.

Em biết không ?
Trên này lính bọn anh chỉ thèm thư
Những lá thư  từ mọi miền đất nước
Giúp bọn anh như được nâng thêm bước
Trong những trận đánh hay chặng đường hành quân.

Em biết không ?
Dù gian khổ, dù vất vả khó khăn
Dù cái chết luôn cận kề trước mặt
Nhưng bọn anh tay vẫn nắm chặt
Súng bên mình, bảo vệ biên giới quê hương.

Em biết không ?
Anh biết rằng, chiến tranh sẽ kết thúc
Em hãy chờ, chẳng còn bao lâu
Anh sẽ về với mẹ và với em
Cùng sum họp, với mảnh ruộng và con trâu
Người lính thành lão nông, sau khi giã từ vũ khí

Em biết không ?
...................................



     Xin chân thành cảm ơn ,cảm phục Linhquany tác giả bài thơ !!

   Bài thơ mang âm hưởng của cách kể chuyện ( anh kể cho em nghe ) rất mộc mạc ,gần gũi ,rễ đọc ,rễ hiểu …mà sao nó thật thà không chao chuốt …nó bộc bạch toàn bộ địa hình nơi biên giới biên cương ! nó bộc bạch điều kiện thời tiết nơi đầu sóng ngọn gió ! nó bộc bạch nỗi gian nan vất vả của người lính nằm chốt ! nó bộc bạch sự ác liệt , tàn khốc của chiến tranh …vậy mà nó vẫn nhe nhóm một chút mơ mộng, lãng mạng ,nhớ về quê hương ,nhớ về những người thân yêu nhất của mình ,trong một khoảng thời gian ngắn ngủi giữa trận đánh :


Ở trên này, mảnh đất Vị Xuyên
Nơi gọi là đầu sông, gọi là đầu ngọn gió

Ở trên này, thiếu nắng thừa mưa
Thiếu đủ thứ, chỉ có đá, đá nối liền với đá
Những người lính ở chung với đá
Sống ôm đá, chết cũng ôm chặt đá

Sau lưng bọn anh là con sông nhỏ
Chảy mãi về xuôi, quê hương và em dưới đó
Cứ mỗi chiều anh lại ngó theo dòng
Nhớ về em lòng cồn cào da diết.

   Hà Dũng – Linhquany ơi !

 Càng đọc thơ của em ,anh càng đẫm lệ rơi ! Chỉ có những người thật việc thật ,nhân chứng trong cuộc chiến ,trong trận đánh trên các điểm chốt này mới thấu hiểu ,mới thấm thía, khi đọc những dòng chữ này của em !! anh có một chút thắc mắc nhỏ : tại sao ? em không phải là người trong trận này mà em lại viết được những dòng chữ như trong tâm của những ngườ trong cuộc ?? phải chăng em đi cùng bọn anh từ nhiều năm nay ,từ khi còn xơ khai ,mà linh hồn của anh em đã…vào em ,để bắt cái tay em viết ra những lời của họ không HuhHuh??

Lính bọn anh, trên này hay lắm
Lính gầy trơ xương chỉ thấy mắt với răng
Tóc không cắt quần áo không  thèm giặt
Mỗi lần cởi đồ, thấy da thịt toàn hoa.

Chiến tranh ! ôi chiến tranh !! Thật là tàn khốc ? vẫn biết rằng trận đánh nào cũng ác liệt ? vậy mà sao ở cái nơi chỉ có ĐÁ và ĐÁ không thôi, mà hàng ngàn tấn pháo đạn chút xuống, thì thịt xương con người làm sao chịu đựng được như Đá biến thành VÔI HuhHuh?

Cứ mỗi lần sau trận đánh
Nhiều đồng đội anh đi mãi không về
Có những trận tiểu đoàn còn một đại đội
Và có lần, tiểu đội còn mỗi anh thôi.

 Dù có thế nào nhưng những người lính trong cuộc vẫn coi nhau hơn anh em ruột thịt ! yêu thương nhau như khúc ruột trên khúc ruột dưới …!  Chẳng biết làm gì để giúp nhau ? chỉ biết nhìn nhau bằng nỗi đau kìm nén trong lòng ! chỉ mong sao linh hồn mày về với gia đình được ngụm nước lã trong mát ,được ngọn rau xanh ,được mặc ấm cùng chiếc quần dài ………..!!!!!!! Ôi  !!!!! Mà không phải như thế này :

Quần dài không có, mặc quần đùi áo bông
Cứ mỗi khi hun hút cơn gió đông
Lại quặp nhau,  cùng đánh đàn mồm lập cập

Trên này bọn anh chỉ thèm rau
Mỗi lần có rau tươi là mỗi lần như có tiệc

Nhưng bọn anh tay vẫn nắm chặt
Súng bên mình, bảo vệ biên giới quê hương.

  Thật lòng từ trước tới nay anh chỉ có giấu kín những hình ảnh đó trong tâm anh thôi Linhquaany ạ ! chẳng bao giờ thổ lộ hay kể cà cùng ai ? dẫu biết rằng đó là sự thật ,một sự thật mà người đời ngày nay cho là “phũ phàng “. Nay đọc được những dòng thơ kể chuyện đầy súc cảm của em mà lòng anh không biết tả thế nào ? chỉ biết rằng khi anh viết hồi âm những dòng này cho em mà nước mắt anh cứ chảy như những khi anh ngồi bên những “nấm mồ không tên “ trên tại mặt trận năm xưa ….!!!

Anh không biết nói gì hơn ? chỉ bằng một lời chân tình của một người lính năm xưa là “ XIN CẢM ƠN EM “ !

 Ở đoàn kết của bài thơ, nó chỉ đúng với một số anh em trong đó có anh . Ngược lại nó là NỖI ĐAU của biết bao con người là đồng đội mình khi không còn ,mãi mãi không bao giờ được chở về …..!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Anh biết rằng, chiến tranh sẽ kết thúc
Em hãy chờ, chẳng còn bao lâu
Anh sẽ về với mẹ và với em
Cùng sum họp, với mảnh ruộng và con trâu
Người lính thành lão nông, sau khi giã từ vũ khí




Logged
NhưC7D2E876F356
Thành viên
*
Bài viết: 741



« Trả lời #208 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2014, 12:45:38 pm »

  Em chào các bác !

   Em xin góp bài thơ con cóc, cùng họa với chị sắn lùi và bác Như cùng các bác cho có khí thế hành quân !

THƠ CỦA NGƯỜI LÍNH CHỐT GỬI EM GÁI QUÊ NHÀ.

Em biết không ?
Ở trên này, mảnh đất Vị Xuyên
Nơi gọi là đầu sông, gọi là đầu ngọn gió
Nơi mỗi ngọn núi, mỗi tấc đất, ngọn cỏ
Đều gọi là biên giới Tổ Quốc thân yêu

Em biết không ?
Ở trên này, thiếu nắng thừa mưa
Thiếu đủ thứ, chỉ có đá, đá nối liền với đá
Những người lính ở chung với đá
Sống bám đá, chết cũng ôm chặt đá

Em biết không !
Sau lưng bọn anh là con sông nhỏ
Chảy mãi về xuôi, quê hương và em dưới đó
Cứ mỗi chiều anh lại ngó theo dòng
Nhớ về em lòng cồn cào da diết.

Em biết không ?
Lính bọn anh, trên này hay lắm
Lính gầy trơ xương chỉ thấy mắt với răng
Tóc không cắt quần áo không  thèm giặt
Mỗi lần cởi đồ, thấy da thịt toàn hoa.

Em biết không ?
Lính bọn anh, trên này vui lắm !
Có bộ bài, thiếu hẳn hai phần năm
Vẫn chui hầm, ngồi vung lả tả
Có thằng thua, đội cả chục cái xoong nồi.

Em biết không ?
Cứ mỗi lần sau trận đánh
Nhiều đồng đội anh đi mãi không về
Có những trận tiểu đoàn còn một đại đội
Và có lần, tiểu đội còn mỗi anh thôi.

Em biết không ?
Lính trên này, thật là nghèo lắm !
Quân phục chung nhau ba thằng một bộ
Quần dài không có, mặc quần đùi áo bông
Cứ mỗi khi hun hút cơn gió đông
Lại quặp nhau,  cùng đánh đàn mồm lập cập

Em biết không ?
Tren này bọn anh chỉ thèm rau
Mỗi lần có rau tươi là mỗi lần như có tiệc
Những ngọn rau miền xuôi gửi tặng
Lên đến đây đã đổi màu, mùi , vị vì thời gian.

Em biết không ?
Trên này lính bọn anh chỉ thèm thư
Những lá thư  từ mọi miền đất nước
Giúp bọn anh như được nâng thêm bước
Trong những trận đánh hay chặng đường hành quân.

Em biết không ?
Dù gian khổ, dù vất vả khó khăn
Dù cái chết luôn cận kề trước mặt
Nhưng bọn anh tay vẫn nắm chặt
Súng bên mình, bảo vệ biên giới quê hương.

Em biết không ?
Anh biết rằng, chiến tranh sẽ kết thúc
Em hãy chờ, chẳng còn bao lâu
Anh sẽ về với mẹ và với em
Cùng sum họp, với mảnh ruộng và con trâu
Người lính thành lão nông, sau khi giã từ vũ khí

Em biết không ?
...................................




Chào liquany bài thơ hay quá. Chi tiết nào cũng cảm thấy có mình trong đó- từ đầu đến tận chi tiết cuối cùng


"Em biết không ?
Anh biết rằng, chiến tranh sẽ kết thúc
Em hãy chờ, chẳng còn bao lâu
Anh sẽ về với mẹ và với em
Cùng sum họp, với mảnh ruộng và con trâu
Người lính thành lão nông, sau khi giã từ vũ khí

Em biết không ?
"

Cảm ơn linhquany đã nói hộ bằng thơ gần như đầy đủ những gì mà người lính Vỵ xuyên đã trải qua.
Logged
kc135
Thành viên
*
Bài viết: 287


« Trả lời #209 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2014, 02:59:47 pm »


chuyện"nổ" của mấy lão ấy trong nam cũng nhiều lắm.nhất là mấy ông đi Campuchia gia đoạn 1980 về sau.có kẻ còn bào chữa cho Pot,nói "đế quốc Mỹ" mới là thủ phạm thám sát 1,7 triệu người Campuchia.nhưng hỏi về địa danh ở Cam thì lại mù tịt.



     Chào các bác CCB F356,chào bác Kc135@  Grin. Xin mạn phép góp ý với bác Kc135@ một tí nhé,mong bác thông cảm vậy.
                Nổ banh trời,thì ở đâu cũng có cả dù Bắc Trung Nam. Nổ có nhiều loại nổ,có người thích ôm lựu đạn để nổ,có người thích ôm TNT để nổ cho vang trời,cho mọi người biết tôi "anh dũng" ôm TNT để nổ Grin. Nói chung,nổ là một phần không thể hết trong xã hội hàng ngày,của mấy tay ưa thích tiếng vang.
chào bác Loc
chắc bác hiểu ko hết ý về đoạn còm của Kc.
Ý của Kc là mấy tay trốn lính,trốn chui trốn nhủi ở bên Cam,khi về nước thì ra vè ta đây đánh Pot về,dù rằng mấy tay ấy chưa hề nghe tiếng súng lần nào,Bọn trốn lính,đào ngũ thời đó nhiều lắm bạc ạ.Kc viết hơi khó hiểu,nên có thể bác cảm thấy mình bị xúc phạm,Kc thành thật xin lỗi bác

Đọc những dòng bác Kc135 viết trên nếu là đúng,thì "mấy ông đi Campuchia giai đoạn 1980 về sau" thật là hết chổ nói. Có bác nào ở một thời gian dài bên K mà không biết một địa danh nào ở bên K?!!!cho dù người đó suốt thời binh nghiệp chỉ chuyên đâm bai,hay mơ Cô Grin( TNT đấy). Những anh em đã từng chiến đấu hết trận nầy đến trận khác,chả lẽ không biết ai là người đang đứng sau lưng bọn pol-pot ư Cheesy,và cũng không biết nốt là ai đã diệt chủng nhân dân CampuChia à! "Ông nào" nếu thật sự đã từng chinh chiến bên K mà bào chửa cho pol-pot không diệt chủng,lại đổ cho Mỹ diệt chủng,thì lúc nào bác có dịp gặp lại "ông ấy" bác nên kiểm tra lại phần đầu của "ông ấy" bảo đảm với bác không một viên đạn còn sót lại trên đầu,thì một miểng đạn pháo hay Cối hoặc B40 "lang thang" đâu đó trên đầu đó bác ạ.
Riêng phần tôi,có thể nói với bác câu nầy,Trung quốc hay Mỹ điều có can dự trên chiến trường Campuchia,điều "thò tay" để tài trợ cho các phái Campuchia. Thân ái!
[/quote]
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM