Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 01:16:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức người lính 356 ( phần 4 )  (Đọc 206807 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
trinhvanhuong1964
Thành viên
*
Bài viết: 225


« Trả lời #220 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2014, 11:58:12 pm »

Chào bác quyền,c6bây gời đã là hơn 11gìơ ,em đọc bài của bác bác động viên em,em cám ơn bác ,em kính phục bác trong chiến đấu ,biết bao người gia trận nhưng bác là người giáp mặt với kẻ thù là lá chắn đầu tiên cho những chiến sỹ mặt trận hà giang,bác đi tung hoành ngang dọc tiêu giệt kẻ thù,thật chân đồng vai sắt ,bêy giờ em đoán bác cũng phải năm mấy rồi mà giờ bác vẫn lại đi tung hoành ngang dục,bây giờ nó khác ngày chiến chanh,bác đi tung hoành ở thời bình,có nghĩa là bác giàu lòng nhân ái,đã đi thăm nhiều anh em,và lại,liên tục lên,chiến trường ,bác không,tiếc công,tiếc của đã nhiều lền lên thăm chiến trường để thắp nén hương.cho các đồng đội,đó là một tấm làng cao cả,không biết vợ con,bác có ca thán gì không,em chỉ mong một lần,mà,ba mươi năm nay vẫn chưa một lần lên thăm chiến trường, bác quyền ạ người thật việc thật,em tính đơn dản một ngày em thuê công nhân mất200  chăm ngàn đồng hướng chi bác đi nhiếu nơi thố phải tốn kém lắm,thôi thì em cầu mong các linh hồn liệt,sỹ phù hộ cho gia đình bác khỏe mạnh bình an ,bác quyền ạ  bác cứ làm một việc gì đó có lợi cho người khãc chong lòng mình còn sung sướng hơn người ta ấy vì mình mình lammột việc thiện song gia về lòng rất thanh thản,và sung sướng ngủ cũng rất ngon,,cuộc đời người,nói về nam giới,được cống hiến đời mình cho chiến tranh,là quãng đời đẹp nhất cho một cuộc đời mà anh em mình đã chải qua,giờ anh em mình đã may mắn sống sót,sống  và làm việc có lợi cho vợ con ,nói v à làm có lợi cho đất nước,khi nhắm mắt xuôi tay lòng thanh thản,chấm hết,dấu chấm làm sao cho nó chòn,.....thôi em cào các bác.
Logged
NhưC7D2E876F356
Thành viên
*
Bài viết: 741



« Trả lời #221 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2014, 06:24:59 pm »

 Nhân ngày tết của những người lính 22/12 xin gửi tặng chị sắn lùi và những người vợ lính một sáng tác của nhạc sĩ Phan Long - bài hát Mẹ


http://nhacso.net/nghe-nhac/me.WlxRWktX.html




Lời bài hát
Mẹ  - Cả cuộc đời cha đi bộ đội quà về cho mẹ là mái tóc pha sương, và nhưng vết thương trên ngực cha cứ trở gió lại đau nhức nhối, chiếc ba lô gió sương đã đổi gia tài cha tặng mẹ chỉ thế thôi.
Ngày trở về mắt đẵm lệ rơi, hai mươi năm sau ngày mẹ cưới đến hôm nay sống đời vợ chồng, hai mươi năm, hai mươi năm mẹ nuôi con một mình.
ĐK: Mẹ ơi mẹ ơi dù năm tháng trôi, mẹ như vầng trăng rạng rỡ sáng soi, tảo mát đời con những khi va vấp ưu phiền, những khi hạnh phúc êm đềm, con trở về về với mẹ thôi trong lòng mẹ bát ngát biển khơi....
Cả cuộc đời cha đi bộ đội quà về cho mẹ là mái tóc pha sương, và nhưng vết thương trên ngực cha cứ trở gió lại đau nhức nhối, chiếc ba lô gió sương đã đổi gia tài cha tặng mẹ chỉ thế thôi.
Ngày trở về mắt đẵm lệ rơi, hai mươi năm sau ngày mẹ cưới đến hôm nayy sông1 đời vợ chồng, hai mươi năm, hai mươi năm mẹ nuôi con một mình.
ĐK: Mẹ ơi mẹ ơi dù năm tháng trôi, mẹ như vầng trăng rạng rỡ sáng soi, tảo mát đời con những khi va vấp ưu phiền, những khi hạnh phúc êm đềm, con trở về về với mẹ thôi trong lòng mẹ bát ngát biển khơi....
Con trở về về với mẹ thôi trong lòng mẹ bát ngát biển khơi.... Con trở về về với mẹ thôi trong lòng mẹ..... Bát ngát.... Biển khơi....
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười Hai, 2014, 07:25:03 pm gửi bởi NhưC7D2E876F356 » Logged
sắn lùi
Thành viên
*
Bài viết: 98


« Trả lời #222 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2014, 07:48:02 pm »

Lại nhớ những đêm hành quân đói, rét, chân run
Đôi giày vải te tua bùn đất
Vẫn nắm chặt tay động viên nhau trước giờ xuất kích
Vẫn gùi hàng, vác đạn đến thâu đêm...
Rồi lại những cơn mưa rừng đổ ập suốt ngày đêm
Dưới nước, trên mưa giữa đồng đội ôm nhau truyền hơi ấm
Suối Thanh Thủy vẫn còn in dấu ấn
Hang Làng Lò nơi tổ ấm của tình thương.

Anh Như nói đúng. Em đọc bài của anh và của các anh Sơn, Quyền, Xuyên, Hướng, Xích Lô, Biên Cương và cả những hình ảnh chìm in trong suối của LinhQuan Y nữa, cứ thấy vương vấn, vấn vương. Vậy là viết thôi. Đặc biệt là bài viết của anh Như (vừa rồi) và bài viết của anh Quyền (phần 2) và vừa đọc xong bài của anh Trinhvanhuong64 nói về lính thông tin lại cứ tưởng tượng ra cảnh đi nối dây của các anh giữa pháo thù.
Logged
ngocquyen C6
Thành viên
*
Bài viết: 891


« Trả lời #223 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2014, 11:00:19 am »



http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/loi-the-song-bam-da-cua-nguoi-linh-vi-xuyen-3121609.html

    Thời sự

Chủ nhật, 21/12/2014 | 04:00 GMT+7

Lời thề 'sống bám đá' của người lính Vị Xuyên

'Sống bám đá, chết hóa đá, thành bất tử', 9 chữ khắc trên báng súng của liệt sĩ Nguyễn Viết Ninh trở thành phương châm sống và chiến đấu của người lính Vị Xuyên trong những ngày giữ đất biên cương phía Bắc.

    Hàng nghìn chiến sĩ thương vong ngày cao điểm trận chiến Vị Xuyên  /  30 năm trận đánh Vị Xuyên qua hồi ức cựu binh

Sau trận đánh ác liệt ngày 12/7/1984 tại mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang), hàng trăm người lính hy sinh, ta chưa lấy lại ngay được các điểm cao như kế hoạch đặt ra. Quân ta được lệnh lui về phòng ngự và củng cố lực lượng, chờ thời cơ phản công.
IMG-1013-2190-1418782210.jpg

Cao điểm 685, nơi được gọi là "lò vôi thế kỷ" một thời. Ảnh: Hoàng Phương.

Ông Đặng Việt Châu, nguyên Chính trị viên Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 876, Sư đoàn 356 cho hay "Chiến sự diễn ra ác liệt nhất là từ tháng 10/1984 đến tháng 3/1985. Thời gian này, quân ta và phía Trung Quốc giành giật nhau quyết liệt cao điểm 685 và bình độ 300-400",

Tháng 10/1984, ta bắt đầu tiến hành vây đánh lấn dũi, đào hào, đào công sự kiên cố, kết hợp tổ chức nhiều đợt tiến công - phòng ngự, vừa đánh vừa giữ để giành lại các vị trí bị Trung Quốc lấn chiếm. "Tụi lính trẻ ngày ngủ, đêm xuống lại bí mật đào hào từ dốc công binh, cửa hang làng Lò, lấn sang phải là bình độ 300-400, sang trái lấn lên cao điểm 685, tạo thế cài răng lược, nhằm hạn chế tối đa hỏa lực của quân Trung Quốc và giảm thương vong cho anh em", cựu chiến binh Nguyễn Đình Thắng, người kể chuyện của Sư đoàn 356 nhớ lại:

Sau nhiều ngày đánh lấn dũi và tổ chức các đợt tiến công, ta lấy lại được cao điểm 685. Phía Trung Quốc tổ chức tấn công để lấn chiếm lại. Giữa những ngày pháo rền vang ác liệt, những người lính Vị Xuyên vẫn kể cho nhau nghe về lời thề khắc trên báng súng của liệt sĩ Nguyễn Viết Ninh, trung đội trưởng bộ binh, Đại đội 5, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 876, Sư đoàn 356.

Ông Thái Khắc Ba (59 tuổi), nguyên đại đội trưởng Đại đội 5 còn nhớ rõ, trước trận đánh cũng là những ngày giáp Tết âm lịch. Cánh lính trẻ ngồi kể cho nhau nghe về gia đình, về những lần đón Tết ở quê, còn mường tượng ra không biết cái Tết đầu tiên ở mặt trận thế nào. Ông thấy trung đội trưởng Ninh lúi húi khắc gì đó lên báng súng, rồi lấy kem đánh răng bôi lên. Dòng chữ màu trắng đục Sống bám đá, chết hóa đá, thành bất tử nổi rõ lên. Chàng trai người Mường vỗ vỗ báng súng, tin tưởng: "Quân Trung Quốc dù đông nhưng đất của ta, ta quyết tâm giữ". Ông Ba biết việc khắc chữ lên báng súng là vi phạm nhưng không nói gì.
IMG-3770-8298-1418782210.jpg

Hài cốt liệt sĩ Nguyễn Viết Ninh  được đưa về an táng tại quê nhà. Ảnh: Hoàng Phương.

Trận đánh giữ vững điểm E5 của cao điểm 685 diễn ra trong thế giằng co ác liệt bắt đầu từ ngày 12/1/1985. Đến ngày 18/1, cả đại đội chỉ còn chưa đầy 20 người chiến đấu với một tiểu đoàn quân Trung Quốc. Trước đó, việc tiếp tế của bộ đội ta cực kỳ khó khăn do bị đối phương khống chế bằng pháo binh. Có lúc hậu cần không tiếp tế được cơm nắm, rau xanh, nước uống thì anh em đành nhịn đói, nhịn khát.

Trung đội trưởng Nguyễn Viết Ninh bị thương đến ba lần. Hai lần đầu, anh bị thương vào tay trái rồi vào bụng nhưng vẫn không rời trận địa, đi thu nhặt súng, đạn và động viên, cổ vũ mọi người đánh tiếp. Ban đêm tranh thủ ngừng bắn, anh em chăm sóc vết thương cho nhau. Anh Ninh bị thương nặng cười yếu ớt, bảo vẫn còn sức ném lựu đạn cho trận đánh ngày hôm sau.

Sáng ngày 18/1, quân Trung Quốc dùng nhiều loại pháo bắn ác liệt và cho bộ binh đông gấp nhiều lần mở đợt tiến công mới. Lần này, anh Ninh bị thương ở chân nhưng vẫn chỉ huy đồng đội chiến đấu, đánh lui nhiều đợt phản kích của địch. Đại đội trưởng Thái Khắc Ba sốt ruột, bảo lên cáng cứu thương để anh em đưa về sau nhưng anh không chịu.. Đến cuối ngày, Nguyễn Viết Ninh bị thương vào đầu rồi hy sinh. Trận đó, ta giữ vững được điểm E5 thuộc cao điểm 685.

"9 chữ trên báng súng của Nguyễn Viết Ninh đã trở thành lời thề trong tâm khảm của chúng tôi suốt thời kỳ ấy. Ai cũng đau đáu một điều rằng phải giữ đất, không cho kẻ thù tràn xuống Hà Giang", ông Ba xúc động cho biết.

Ngày 29/8/1985, liệt sĩ Nguyễn Viết Ninh được nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Sau 30 năm nằm lại cùng đồng đội tại nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên (Hà Giang), hài cốt anh được gia đình đưa về an táng tại quê nhà, xã Minh Hòa (Yên Lập, Phú Thọ).
IMG-3818-5858-1418782210.jpg

Người thân đau đớn khi đón hài cốt liệt sĩ Ninh trở về sau hơn 30 năm xa quê. Ảnh: Hoàng Phương.

Đón anh trở về, có người thân, bà con làng xóm, đồng đội năm xưa cùng chia lửa ở Vị Xuyên và cả những người bạn thời niên thiếu. Những người lính từng có mặt tại chiến trường Vị Xuyên năm xưa lặng lẽ cúi đầu trước anh linh đồng đội. Hơn 30 năm trôi qua, đồng đội không thêm một tuổi nào, còn họ thì cứ già đi mãi. Những câu chuyện khi đào hào, vận tải, trước giờ pháo kích, giữa hai đợt phản công được các cựu chiến binh kể lại cho nhau nghe một lần nữa.

Cựu chiến binh Hà Quang Thông, người bạn học, cũng là bạn đồng ngũ của liệt sĩ Ninh kể, hồi còn đi học, anh Ninh rất hiền lành. Học xong thì xin làm trong đội đóng gạch của hợp tác xã. Chiến tranh biên giới nổ ra, lứa thanh niên làng Phục Cổ mới 19 tuổi lên đường nhập ngũ. Mỗi người một đơn vị, người lên Lào Cai, người đi Lai Châu, người sang Hà Giang.

"Ngày ấy, chúng tôi ra đi với một tâm thế thoải mái, không nghĩ ngợi gì. Huấn luyện xong ba tháng tân binh còn được về thăm nhà một ngày. Mấy tên lính trẻ chia nhau mỗi người một tấm ảnh chân dung để làm ảnh kỷ niệm, cũng là di ảnh nếu chẳng may hy sinh.Trai tráng vào bộ đội năm ấy đều trở về lành lặn, chỉ có Ninh là nằm lại Vị Xuyên", ông Thông nghẹn ngào.

Trong ký ức của người em trai tên Nguyễn Văn Sơn, anh Ninh nóng tính nhưng cũng là người gương mẫu nhất nhà, luôn gánh gồng mọi việc thay các em. Ông Sơn kể, nhà nghèo đông anh em, mỗi bữa cơm hầu như đều phải ăn cơm độn sắn, ngô. Anh Ninh luôn ngồi đầu nồi xới cơm, ăn chậm, ăn ít nhất để nhường phần cho các em. Mỗi lần nhắc đến là các chị em gái trong nhà lại rưng nước mắt.Trước khi cha mẹ qua đời đều dặn dò các con phải cố gắng đưa anh về quê nhà an táng.

Mộ phần liệt sĩ Nguyễn Viết Ninh được an táng trong khu vườn của gia đình, giữa bát ngát chè xanh của miền trung du Phú Thọ, bên cạnh mẹ cha.

Hoàng Phương
55

« Sửa lần cuối: 21 Tháng Mười Hai, 2014, 11:28:03 am gửi bởi ngocquyen C6 » Logged
quyetthangD9E149F356
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #224 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2014, 11:58:03 am »

Xin kính chào tất cả các cựu binh 356 và những cựu binh, cựu quân nhân !
  Lời đầu tiên xin kính chúc tất cả các đồng chí và gia đình chuẩn bị bước vào năm mới 2015 có thật nhiều sức khỏe, gia đình hạnh phúc, thành đạt trong cuộc sống và công tác.
   Kính thưa các cựu binh !
Do điều kiện lâu nay bận, nên không lên trang mạng để tâm sự cùng các bác được. Hôm nay mới lại tiếp tục tâm sự với các bác, đọc những dòng ký ức của các bác tôi thật là xúc động, những ký ức của năm tháng gian khổ, sống chết có nhau trên mảnh đất vị Xuyên lại hiện về. Mảnh đất vị Xuyên nơi tất cả những người lính trẻ năm xưa đã dâng hiến những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời mình cho đất nước. Nhiều đồng đội đã anh dũng hy sinh cho đất nước được trường tồn. Những giờ khắc chuẩn bị bước sang năm mới 2015 xin dâng lên các anh những nén hương thơm, cầu mong cho linh hồn các anh được siêu thoát, phù hộ cho đồng đội chúng tôi luôn luôn vui khỏe - bình an.
  Có đồng đội nào biết đ/c Hà người Hòa Bình (trước nghe quê quán ở Yên Lạc hay Tân Lạc )  là thủ kho d 9 - e 149 - f 356. Tin cho tôi với. Xin chào tất cả các bác........
Logged
Biên cương
Thành viên
*
Bài viết: 261


« Trả lời #225 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2014, 11:02:19 pm »

Nhân Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam(22/12/1944 - 22/12/2014) và 25 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân(22/12/1989 - 22/12/2014).
Xin gửi đến các đồng đội Cựu chiến binh, các đồng chí đồng đội đang còn tại ngũ lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Logged
ngocquyen C6
Thành viên
*
Bài viết: 891


« Trả lời #226 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2014, 11:24:19 am »

blob:https%3A//www.youtube.com/c639512b-57b0-4fdc-87d3-2bc412b949b9

https://www.youtube.com/watch?v=XaS48G3Zr-w
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Mười Hai, 2014, 11:32:42 am gửi bởi ngocquyen C6 » Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #227 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2014, 11:35:06 am »

   Em úp thử lại clip cho bác Quyền !

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=XaS48G3Zr-w" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=XaS48G3Zr-w</a>
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
nguyenquuangtri
Thành viên
*
Bài viết: 467


« Trả lời #228 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2014, 07:53:15 pm »

Nhân dịp 70 năm ngày thành lập quân đội em xin chúc mừng và gửi lời thăm hỏi đến những đồng đội 356 đã chia lửa với đơn vị em trong chiến dịch MB84 , Đời nhớ ơn các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh thân mình vì tổ quốc thân yêu.
  CCB f312
Logged
Vixuyen-hg
Thành viên
*
Bài viết: 260


« Trả lời #229 vào lúc: 23 Tháng Mười Hai, 2014, 06:21:07 pm »

Vâng xin cảm ơn bác nguyenquangtri
Vixuyen-Hg xin kính chào các bác
Xin gởi tới các bác ccb anh em đồng đội
Lời chúc tốt đẹp nhất tới tất cả các cự chiến binh
 người lính những người yêu lính
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM