Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 01:50:32 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bí mật đội quân Lê Dương Pháp.  (Đọc 79566 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #60 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2008, 05:12:47 pm »

  Sau cái đêm 9/3 kinh khủng ấy, cái "cơ nghiệp" của Pháp ở Đông Dương đã rơi vào tay Nhật. Người Pháp, từ địa vị chủ nhân ông phè phỡn, uống máu hút mủ nhân dân Đông Dương đến kiệt quệ, bỗng thay vai đổi vở, trở thành những tù binh bị hành hạ, tra tấn, thân tàn ma dại trong nhà giam Nhật Bản. Một số đơn vị Pháp cố tìm đường rút chạy sang Miến Điện, Trung Hoa tìm theo quân Đồng minh. Đáng kể nhất là cuộc rút lui của trung đoàn 5 bộ binh Lê dương do tướng Alessandri chỉ huy.
 
  Tướng Marcel Alessandri sinh năm 1895, tốt nghiệp trường võ bị Saint Cyr năm 1914, tham gia Đại chiến thế giới thứ nhất tại Verdun, Flandre, Sabattier. Sáu lần được tuyên dương. Sang Đông Dương tháng 3/1939.

  Đêm 9/3, các đơn vị Pháp đóng ở Tông gồm trung đoàn 5 bộ binh Lê dương và một số đơn vị khác bắt đầu đi về phía Bắc. Sáng ngày 10/3, quân Nhật vào Tông, giết hết những người ở lại trong đó có 1 trung tá và 1 đại uý. Khoảng 7 giờ sáng, quân Nhật vào Sơn Tây và đến 7 giờ 30 thì tấn công Việt Trì. Đơn vị Lê dương của đại uý Lenoir kịch chiến với quân Nhật và bị thiệt hại nặng, 40 lính chết, 39 người bị thương và 30 mất tích. Đơn vị phải bỏ lại vũ khí nặng, bơi qua sông Hồng ra nhập với quân eủa Alessandrie. Hoạ vô đơn chí, khi bơi qua sông, 18 người nữa bị nước cuốn đi, chỉ còn 185 lính Lê dương nhập vào với binh đoàn.

  Ngày 11/3, Alessandrie chia binh đoàn ra làm hai cánh, đi song song với dãy núi giữa sông Hồng và sông Đà. Một cánh đi qua Nghĩa Lộ và Thái Nguyên về phía Phong Thổ có 640 quân do thiếu tá Prugnat chỉ huy gồm lính Lê dương, pháo thủ và quân ở Tông lên. Cánh kia đi về phía Sơn La, Lai Châu số quân và thành phần cũng như cánh kia do đại tá Francois chỉ huy. Trung tá Carbonel, hiệu trưởng trường võ bị Tông cũng đi cùng cánh này.
 
  Trong khi đi đường, nhiều toán quân khác nhập vào tổng cộng tất cả là 1350 lính Âu, 3300 lính Đông Dương. Họ chiến đấu liên tục từ ngày 13/3 đến ngày 1/5/1945 trên một chặng đường dài hơn 1 nghìn cây số như trận Chợ Bờ ngày 13/3, trận Mộc Châu ngày 18/3, trận Sơn La ngày 20-27/3, đèo Pha Đin ngày 29/3, Tuần Giáo ngày 31/3 và trận Bình Lư ngày 1/4 ác liệt hơn cả.
 
  Lính Lê dương chiến đấu từ ngày 1 đến ngày 4/4 tại Điện Biên Phủ và một số trận khác cho đến ngày 1/5 là trận đánh đẫm máu cuối cùng. Ngày 2/5/1945, sau 54 ngày đêm rút lui và chiến đấu, Alessandrie và những người sống sót vượt biên giới sang đất Trung Quốc. Tổn thất khá cao, chỉ riêng trong tổng số 850 lính Lê dương có 63 chết, 108 bị thương, 109 mất tích. (48) Sau những ngày lang thang trên đất Trung Hoa, tháng 8/1945, họ trở về Việt Nam thì Cách mạng Tháng Tám đã thành công rực rỡ.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #61 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2008, 09:47:51 am »

IV, Chiến tranh Đông Dương 1946-1954

1, Trận Phủ Thông, so tài đánh - giữ cứ điểm với Việt Minh

  Từ khi Đại chiến thế giới thứ hai còn chưa kết thúc, Pháp đã thực hiện những bước chuẩn bị để quay lại Việt Nam nhằm khôi phục lại chế độ thuộc  địa thực dân. Đại chiến kết thúc, Nhật bại trận đầu hàng. Theo sự thoả thuận giữa các nước Đồng minh, giải giáp quân Nhật bắc vĩ tuyến 18 giao cho quân Tưởng, nam vĩ tuyến 18 giao cho quân Anh. Trong những ngày cuối tháng 8/1945, sư đoàn 20 Ấn Độ do tướng Anh Gracey chỉ huy lục tục kéo đến Sài Gòn. Núp dưới bóng quân Anh, các đơn vị quân Pháp tấn công đánh chiếm trụ sở Uỷ ban nhân dân Nam Bộ và nhiều công sở khác của ta ngày 23/9/1945. Tiếng súng kháng chiến nổ ran. Cách mạng thành công chưa bao nhiêu ngày, Nam Bộ thành đồng đã đứng dậy kháng chiến.
 
  Trong hai tháng 10 và 11/1945, Pháp tăng viện sang sư đoàn 2 thiết giáp và sư đoàn 9 bộ binh thuộc địa. Quân Pháp đánh ra vùng ngoại vi để mở rộng phạm vi chiếm đóng.

  Tháng 2/1946, trung đoàn 2 bộ binh Lê dương đổ bộ vào Sài Gòn. Đây là đơn vị Lê dương đầu tiên trở lại Việt Nam kể từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công. Cùng thời gian này, tàn quân trung đoàn 5 bộ binh Lê dương chạy trốn quân Nhật sau sự kiện 9/3 sang Trung Quốc (thuộc Tưởng Giới Thạch) được đưa qua Lào về củng cố tại Sài Gòn. Pháp cũng tuyển lựa trong số lính Lê dương được thả ra từ nhà tù quân Nhật để tổ chức lại 1 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 5 bộ binh Lê dương. Các đơn vị Lê dương này lập tức được điều động ra đánh chiếm Nam Trung Bộ. Từ tháng 3 đến tháng 6/1946, trung đoàn 3 bộ binh Lê dương và bán lữ đoàn Lê dương 13 cũng lục tục kéo tới. Như vậy đến trước ngày toàn quốc kháng chiến ngày 19/12/1946, Pháp đã điều động 3 trung đoàn và 1 bán lữ đoàn Lê dương đến Việt Nam. Các đơn vị này tham gia vào các chiến dịch tấn công và bình định tại Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

  Sau khi đã chiếm được một số tỉnh ở Nam Bộ, cơ quan tham mưu Pháp đã dự kiến một kế hoạch tấn công ra miền Bắc. Theo kế hoạch này, các đơn vị bộ binh và xe bọc thép, có pháo binh yểm trợ, đổ bộ vào Hải Phòng. Các đơn vị dù sẽ đánh chiếm các điểm xung yếu ở Hà Nội, giải thoát 5 nghìn lính Pháp đang bị cầm giữ trong thành, vũ trang cho chúng và cầm cự chờ quân từ Hải Phòng lên chiếm đóng tất cả các vị trí chiến lược. Nhưng, các viên chỉ huy Pháp e ngại vì kế hoạch này quá mạo hiểm. Vào thời điểm đó, Pháp có 65 nghìn quân ở Nam Bộ nhưng không thể đè bẹp được lực lượng kháng chiến của ta. Họ thừa hiểu lực lượng ở ngoài Bắc chắc chắn sẽ hùng mạnh gấp bội. Nếu mở rộng chiến tranh ra toàn cõi Việt Nam tức là Pháp sẽ phải đương đầu với cả một dân tộc. Tướng Pháp Le Clerc dự kiến phải có một đạo quân 350 nghìn người mới đủ binh lực. Đó là một điều mà một nước Pháp kiệt quệ sau Đại chiến thế giới thứ hai sẽ không thể làm nổi. Ngoài ra, ngoài Bắc hiện còn 18 vạn quân Tưởng đang làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật. Nếu đụng độ với quân Tưởng thì sẽ hết sức nguy hiểm. Các tướng tá ít nhiều thức thời của Pháp nhận thức được rằng phải thoả thuận được với Tưởng và điều đình được với Chính phủ ta. Pháp đã ký với Tưởng hiệp ước Hoa-Pháp ngày 28/2/1946 theo đó, Pháp nhân nhượng Tưởng một số quyền lợi và để đổi lại, Tưởng đồng ý để quân Pháp thay thế quân Tưởng giải giáp quân Nhật ở miền Bắc. Về phía ta, để tránh việc đương đầu với hai kẻ thù một lúc và tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng kháng chiến, Bác Hồ và Đảng ta chủ trương "hoà để tiến". Ta đồng ý ký với Pháp Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946, để 15 nghìn quân Pháp ra miền Bắc làm nhiệm vụ tiếp phòng thay quân Tưởng, Pháp phải công nhận Việt Nam là quốc gia tự do. Đáng chú ý là Bác và Đảng ta đã buộc Pháp phải đồng ý trong hiệp định rằng binh lính Pháp tham gia quân tiếp phòng phải là người Pháp, những binh lính không phải gốc Pháp chỉ được dùng để canh gác tù binh Nhật. Ta đặt điều kiện này nhằm gạt bọn Lê dương ra ngoài quân tiếp phòng (49).
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #62 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2008, 05:42:56 pm »

  Như ta đã biết, năm 1945, khi bắt tay vào chuẩn bị đưa quân sang chiếm lại Việt Nam, với tình trạng kiệt quệ sau chiến tranh và phải đưa một bộ phận quan trọng các đơn vị ở chính quốc chiếm đóng Đức, Pháp không thể đưa nhiều lính từ chính quốc sang Việt Nam. Dự kiến đưa sang 2 sư đoàn nhưng lúc đó lại chỉ có các đơn vị lính Senegal là có sẵn. Nhiều ý kiến không đồng tình, coi việc đi chiếm lại một trong những thuộc địa lâu đời nhất của Pháp mà lại toàn dùng lính da đen thì không được (50). Đến khi tập hợp được đủ 2 sư đoàn thì lại thiếu phương tiện chuyên chở. Vì vậy, đó là tại sao Pháp không thể ồ ạt đưa ngay nhiều sư đoàn sang Việt Nam mà lúc đầu phải dựa vào quân Anh. Trong số quân đưa sang Việt Nam từ tháng 2 đến tháng 6/1946 có 3 trung đoàn và 1 bán lữ đoàn Lê dương chiếm một tỉ lệ khá lớn trong quân viễn chinh Pháp thời gian này. Số lượng quân Pháp tại Việt Nam lên tới 90 nghìn người. Theo Hiệp định sơ bộ 6/3, Pháp được đưa ra miền Bắc 15 nghìn quân (tính từ Đà Nẵng trở ra) nhưng họ đã tăng quân trái phép lên 30 nghìn, đóng tại nhiều điểm xung yếu, riêng Hà Nội có 1 trung đoàn bộ binh, 1 trung đoàn thuộc sư đoàn 2 thiết giáp, 1 đơn vị biệt kích, 1 đơn vị dù và không quân, hải quân tổng cộng khoảng 6500 quân và 7000 Pháp kiều được trang bị vũ khí.
 
  Về phía ta, lực lượng vũ trang chính qui cả nước thời gian này có khoảng 82 nghìn người (51) nhưng trang bị thì khác nhau một trời một vực. Quân Pháp là một quân đội nhà nghề, tinh nhuệ với đủ mọi quân binh chủng được trang bị vũ khí hiện đại với cả xe tăng, đại bác, máy bay, tàu chiến. Nhiều loại mới được Mỹ trang bị. Còn quân đội ta đơn thuần là bộ binh, trang bị yếu. Chỉ khoảng 1/3 có súng đủ loại, đạn ít. Mỗi trung đoàn chỉ có vài khẩu súng máy, vài khẩu cối. Ta chỉ có vài khẩu pháo 75mm cổ lỗ thu được của Pháp hay Nhật, không có xe tăng, máy bay, tàu chiến. Trong điều kiện như vậy, tính chất cuộc kháng chiến của ta là "trường kỳ kháng chiến, toàn diện kháng chiến" (52).
 
  Ngày 23/11/1945, Pháp gây hấn đánh chiếm Hải Phòng. Ta nhận định Pháp nhất định sẽ đánh và tích cực thực hiện các công việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. Ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta chính thức bắt đầu với tiếng súng của thủ đô Hà Nội. Tại các địa phương trong cả nước, ta đồng loạt tiến công địch. Quân Pháp bị ta giam chân trong các thành phố và thị xã và bị thiệt hại nặng. Âm mưu tiến công chớp nhoáng của Pháp bị thất bại thảm hại. Ta đã tranh thủ được thời gian đưa cả nước chuyển sang kháng chiến. Tiêu biểu của cuộc chiến đấu giam chân địch ở các thành phố lớn là cuộc chiến đấu của Thủ đô Hà Nội kéo dài hơn hai tháng. Lực lượng Pháp tập trung tại Hà Nội đông nhất miền Bắc. Sau khi cuộc kháng chiến nổ ra khoảng 2 tuần, Pháp tăng viện cho Hà Nội 1 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 3 bộ binh Lê dương rút từ Bắc Giang về và sau này thêm nhiều đơn vị tăng viện khác. Sau hơn 60 ngày đêm chiến đấu anh dũng, hoàn thành nhiệm vụ giam chân địch, trung đoàn Thủ đô của ta đã rút lui an toàn.

Tăng và halftruk của Pháp bị chặn đánh ở phố cuối phố Huế ngày nay
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #63 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2008, 05:56:03 pm »

  Sau thời gian chiến đấu giam chân địch trong các thành phố lớn, Trung ương Đảng và Chính phủ ta rút lên an toàn khu Việt Bắc và từ đó lãnh đạo cuộc kháng chiến. Ngày 7/10/1947, quân Pháp tiến hành cuộc hành quân Lea nhảy dù xuống Bắc Cạn, nơi họ tin là Trung ương của ta đóng. Đồng thời, hai binh đoàn cơ giới theo hai ngả đường bộ tiến lên âm mưu khép vòng vây, tiêu diệt đầu não kháng chiến của ta. Chiến dịch này đã thất bại hoàn toàn. Quân Pháp bị sa vào thế trận thiên la địa võng của ta. Nhân dân làm vườn không nhà trống. Quân ta tiến hành các cuộc tập kích, phục kích trên bộ, trên sông làm quân Pháp thiệt hại nặng. Mục tiêu chiến dịch là chụp bắt cơ quan đầu não của ta không đạt được, an toàn khu của ta vẫn không bị phá huỷ, lại thiệt hại nặng. Đường số 4 thành con đường máu của địch. Sông Lô thành mồ chôn quân Pháp. Ngày 19/12/1947, chiến dịch Việt Bắc kết thúc, quân Pháp tháo chạy về xuôi.

  Trong khoảng thời gian từ sau chiến thắng Việt Bắc thu đông năm 1947 đến trước chiến dịch Biên Giới năm 1950 là thời gian ta đánh phá bình định, phát triển chiến tranh du kích, đẩy vận động chiến tiến tới ba thứ quân hình thành hoàn chỉnh (53). Chiến trường Việt Nam hình thành hai vùng xen kẽ nhau là vùng tự do và vùng tạm chiếm. Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài, bình định vùng tạm chiếm và lấn chiếm vùng tự do của ta. Lợi dụng ưu thế về vũ khí, bên cạnh việc tổ chức những cuộc càn quét nhằm chiếm đất chiếm dân, Pháp sử dụng chiến thuật "cứ điểm nhỏ, đội quân ứng chiến nhỏ" để bình định. Những cứ điểm được xây dựng khá kiên cố, có hàng rào bao quanh, được trang bị súng máy, súng cối, pháo không giật v.v... nhằm khống chế khu vực xung quanh, kìm kẹp nhân dân, đánh phá lực lượng vũ trang ta. Lúc này, quân đội ta trang bị vẫn thiếu thốn, một bộ phận quan trọng chiến sĩ ta vẫn phải dùng mác búp đa làm vũ khí. Tuy nhiên, sang năm 1948, chủ lực ta đã trưởng thành thêm một bước và ta đã có những trận diệt cứ điểm nhỏ. Mở đầu là trận Phủ Thông.

• Đồn Phủ Thông (Pháp gọi là Phủ Tông Hoà) (*) cách thị xã Bắc Cạn 20km về phía Bắc, án ngữ ngã ba Bắc Cạn-Ngân Sơn-Chợ Rã. Đồn Phủ Thông giữ con đường huyết mạch từ Cao Bằng đi Bắc Cạn, tạo thành lá chắn vừa bảo vệ quân Pháp ở Bắc Cạn và khống chế vùng Chợ Rã, Lương Thượng, Na Rì.

• Đồn có đại đội 2 gồm 1 02 lính thuộc tiểu đoàn 1, trung đoàn 3 bộ binh Lê dương đóng giữ, trang bị 10 trung liên, 1 đại liên, 1 cối 81, 2 cối 60, 1 trọng liên 12 ly 7, 2 khẩu pháo 37mm.
 
• Đồn này đã bị ta đánh một lần hồi thu đông 1947 nên quân Pháp đã củng cố lại vững chắc hơn. Đồn được bao quanh bằng một bức thành đất cao khoảng 3 mét, bốn góc có lô cốt, tường nhà xây gạch khá kiên cố. Bao quanh có rào thép gai, rào chông tre và cài mìn.

• Lực lượng ta đánh đồn gồm 1 tiểu đoàn (tiểu đoàn 11) khoảng 400 quân (nhiều tài liệu của Pháp cho rằng ta huy động khoảng 5, 6 tiểu đoàn, với 3 nghìn quân).



Binh lính Pháp tại đồn Phủ Thông (Ảnh do vo quoc tuan sưu tầm)
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #64 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2008, 06:38:50 pm »

  Sau một ngày đêm bí mật triển khai bao vây, 18 giờ 15 phút ngày 25/7/1948, tiểu đoàn 11 nổ súng tấn công. Do pháo 75mm không phát huy được tác dụng nên lính Lê dương trong các lô cốt chống cự quyết liệt. Tiểu đoàn tập trung lại các loại hoả lực chế áp để xung kích lên mở đột phá khẩu, dùng thang ván vượt rào vào đồn. Nhiều cán bộ chiến sĩ ta hy sinh khi vượt rào. Khoảng 20 giờ 45 phút, hàng rào và cửa lô cốt phía tây bị phá vỡ, bố trí phòng thủ bị rối loạn. Đại uý đồn trưởng Cardinal và trung uý đồn phó Charlotton đều tử thương. Thượng sĩ nhất Bevalot nắm quyền chỉ huy. Bộ đội Việt Nam hò hét xung phong chiếm các lô cốt 1, 2, 3 chỉ còn lô cốt 4 còn chống cự trong tình trạng tuyệt vọng. Ta liên tục mở nhiều đợt xung phong, cả đội dự bị và đội trợ chiến đều được đưa vào tiếp sức cho xung kích. Nhưng do chiến đấu kéo dài, đạn và lựu đạn đã cạn, lực lượng ta thương vong gần 100 người nên sức đột kích giảm. Gần sáng, tiểu đoàn ra lệnh cho bộ đội rút ra ngoài. Đại đội Lê dương bị loại khỏi vòng chiến đấu 2/3 quân số (23 chết, 48 bị thương). Sau 3 ngày và phải tổ chức đột kích 3 lần, quân tiếp viện Pháp từ Cao Bằng mới tới được đồn vào buổi tối ngày 28/7/1948. Theo truyền thống của lính Lê dương, thượng sĩ nhất Bevalot và 39 lính Lê dương còn sống sót dàn hàng rào danh dự chào đón những người cứu viện.

  Đối với Pháp, trận Phủ Thông được coi là một chiến thắng, biểu thị lòng gan dạ, tinh thần chiến đấu cũng như sự thành thạo nghiệp vụ của lính Lê dương. Nhưng bộ chỉ huy Pháp không hiểu được hết ý nghĩa rằng trận Phủ Thông đã mở đầu truyền thống diệt cứ điểm của quân đội ta, một điều Pháp không hề mong đợi. Tiểu đoàn 11 được tặng danh hiệu Tiểu đoàn Phủ Thông và trở thành một đơn vị đánh cứ điểm nổi tiếng sau này (54).

 

Tiểu đoàn 11 nhận cờ "Tiểu đoàn Phủ Thông"

  Sự thất bại trong cuộc hành quân Lea với trận nhảy dù chớp giật xuống Bắc Cạn làm cho bộ chỉ huy Pháp tin rằng họ cần phải củng cố các đơn vị nhảy dù để phát huy ưu thế trên chiến trường. Bộ chỉ huy Pháp đánh giá không một đơn vị nào có chất lượng chiến đấu cũng như sự hung hãn bằng lính Lê dương. Tuy nhiên, quyết định thành lập các đơn vị dù Lê dương không phải không có trở ngại vì từ trước tới giờ các đơn vị truyền thống Lê dương chỉ là bộ binh (55). Tháng 4/1948, các tân binh dù Lê dương được tập hợp trong những căn lều dã chiến tại Khamisis, khoảng 13 dặm về phía Nam Sidi bel Abbes, họ thấy thất vọng. Janos Kemensi, một tân binh dù Lê dương nói :"Làm sao mà một cánh rừng hấp dẫn ven bờ Địa Trung Hải lại ẩn giấu sự khổ sở như vậy” (56). Nước phải chia khẩu phần. Không có nơi giặt giũ, tắm rửa, không có giường đệm cũng chẳng có nhà ăn. Hiển nhiên mọi người phái ăn đứng. Chỗ vệ sinh hôi thối và bụi bặm phủ đầy khắp nơi. Chương trình huấn luyện vất vả như hành quân 5 dặm với đủ trang bị hành quân trong 1 giờ. Những ai qua được thử thách này sẽ được gửi đi huấn luyện cùng đám lính dù xung kích. Các đơn vị dù Lê dương được coi là một trong những đơn vị tinh nhuệ nhất trong quân đội Pháp. Trong những trận đánh trên đường số 4 năm 1950 và trận Điện Biên Phủ sau này, người Pháp coi các tiểu đoàn dù Lê dương là đơn vị hàng đầu.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #65 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2008, 05:55:23 pm »

2. Đường số 4, Đường số 6, mọi ngả đường đều dẫn đến.... bãi tha ma



  Đường số 4 chạy từ Lạng Sơn qua Thất Khê, Đông Khê lên Cao Bằng là con đường chiến lược dọc biên giới với Trung Quốc. Đối với những cứ điểm cô lập đông nghịt lính bộ binh thuộc địa và lính Lê dương này thì đường 4 là mạch máu sống còn. Con đường ngoằn nghèo, đi qua những dãy núi đá vôi, những bờ ta luy dựng đứng và những cánh rừng già. Các đồn bốt Pháp nằm trong những thung lũng hẹp, bao quanh là những nương lúa, rồi đến là những vách núi và những cánh rừng trùng điệp. Từ sau uăm 1947, đường số 4 trở thành con đường máu đối với Pháp vì quân ta liên tiếp tổ chức những trận phục kích. Năm 1949, quân đội Việt Nam đã thành lập các đại đoàn chủ lực. Bên kia biên giới, cách mạng Trung Quốc đã thành công thì số phận của các đồn bốt Pháp dọc đường số 4 càng trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết. Việc tiếp tế, duy trì sự sống cho nó đã trở thành một sự nguy hiểm chết người. Một trung sĩ thuộc trung đoàn 3 bộ binh Lê dương đã mô tả một cuộc phục kích cho ký giả Pháp Lucien Bodar như sau:
 
  Đầu tiên, quân Việt làm tê liệt đoàn xe. Họ cho nổ mìn sau những chiếc xe bọc thép đi đầu, cô lập chúng với đoàn xe tải. Đồng thời khi nổ mìn, khoảng một tá khẩu trung liên đặt trên những vách núi vãi đạn xuống toàn bộ đoàn xe. Sau đó là một trận mưa lựu đạn ném xuống. Lính chính qui Việt, nấp sẵn trong các bụi cây ven đường hay trên vách núi, xông ra rất chính xác và thành thạo, cứ khoảng 12 người bám lấy 1 xe. Đúng là một cơn bão lửa. Xe cháy ngổn ngang khắp nơi, làm tắc nghẽn toàn bộ con đường. Tất cả chỉ xảy ra trong khoảng vài phút. Khi Việt Minh tấn công, lính Lê dương nhảy ra khỏi xe bám vào bờ núi. Họ tụm lại thành từng nhóm và cố kháng cự lại. Quân Việt tiến công rất có phương pháp. Họ trèo lên lần lượt các xe tải, lấy vũ khí, trang bị rồi đốt xe. Những người khác tấn công các nhóm lính Pháp vẫn cố bám vào bờ vách núi để kháng cự. Cu li của họ (chỉ dân công đi phục vụ chiến đấu của ta) dùng võng mang đi những người bị thương. Khắp nơi là những cuộc đánh giáp lá cà. Có đến hàng trăm trận đấu tay đôi hay cận chiến. Trong cái mớ hỗn độn này, các chính trị viên, rất bình tĩnh chỉ huy công việc, ra lệnh cho lính chinh qui cũng như cu li … Các sĩ quan xông xáo giữa trận đánh, quát hỏi bằng tiếng Pháp "Thằng đại tá đâu? Thằng đại tá đâu?". Họ đang tìm đại tá Simon, chỉ huy trung đoàn 3 bộ binh Lê dương, hiện đang có mặt trong đoàn xe ... Tôi ở trong một phần đoàn xe bị phá huỷ. Tôi núp ở một vách núi cùng vài lính Lê dương khác. Chúng tôi kháng cự điên cuồng trong vòng nửa giờ rồi bị đè bẹp. Tôi trốn vào một bụi cây cách mặt đường khoảng 50 mét. Rồi tôi nghe thấy vài tiếng súng sát ngay cạnh. Đó là mấy người lính Lê dương tự bắn vỡ sọ mình vì bị quân Việt nhìn thấy. Họ không tìm ra tôi.
 
  Tôi không biết cái cơn ác mộng này kết thúc thế nào. Có vẻ là đại tá Simon đã tập hợp được khoảng 100 người, tổ chức phòng ngự hình vuông và dùng lựu đạn cố đẩy lui các đợt tấn công của quân Việt. Ba giờ sau, quân cứu viện đến, có cả xe tăng hạng nặng. Vài phút trước khi mọi người có thể nghe thấy tiếng xích xe tăng, quân Việt biến mất. Lúc đầu, để xung phong, họ nổi một hồi kèn. Khi rút lui, họ lại nổi một hồi kèn khác. Họ biến vào rừng trong trật tự hoàn hảo, từng đơn vị một. Những đội cu li mang đi những người chết, người bị thương và chiến lợi phẩm họ thu được.
 
  Chúng tôi lại làm chủ chiến trường. Con đường trở thành bãi tha ma, một cái nhà mồ. Đoàn xe chẳng còn gì ngoài những xác lính Lê dương rải rác và những chiếc xe cháy. Mùi tanh tưởi thật ghê sợ. Những người còn sống sót tập hợp lại. Họ dọn thông con đường, thu nhặt người chết, người bị thương. Đoàn xe, hay những gì còn lại của nó, lên đường. (57)
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Mười, 2008, 01:19:56 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #66 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2008, 01:27:20 pm »

  Trong năm 1950, chủ lực ta đã có những đại đoàn đầu tiên. Vũ khí trang bị được cải thiện một bước vì ta đã bắt đầu nhận được sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Áp lực của ta lên phòng tuyến đường số 4 của Pháp ngày càng nặng. Bộ chỉ huy Pháp, mặc dù nhận thức được chỗ yếu của các cứ điểm cô lập trên đường số 4, vẫn không dứt khoát được việc bỏ hay giữ chúng. Ngày 25/7/1949, Hội đồng quốc phòng Pháp đã chuẩn y kế hoạch rút bỏ các cứ điểm đường số 4 của tướng Georges Revers nhưng cuộc rút lui đã bị trì hoãn bởi hai lý do. Thứ nhất là vụ rò rỉ tài liệu mật của tướng Revers. Thứ hai là sự chỉ đạo không rõ ràng của chính phủ Pháp đã phản ánh vào quân đội. Khi tướng Roger Blaizot, Tổng tư lệnh quân đội Pháp ở Đông Dương lúc đó, chuẩn bị rút bỏ phòng tuyến đường số 4 thì ông ta bị triệu hồi, tướng Marcel Carpentier sang thay. Carpentier ngả theo quan điểm của tướng Marcel Alessandri rằng khi Cộng sản Trung Hoa thắng thế thì phòng tuyến đường số 4 sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Ông ta cho rằng Việt Minh không đủ sức công phá nổi những cứ điểm kiên cố như Cao Bằng và sau cùng, rút phòng tuyến đường số 4 thì thật "xấu hổ”.


Lễ thành lập Đại đoàn 308

  Ngày 25/5/1950, 1 trung đoàn ta tấn công tiêu diệt cứ điểm Đông Khê do 2 đại đội Ma-rốc chiếm giữ. Sau trận đánh này, Pháp cho rút tất cả những cứ điểm lẻ co cụm về các cứ điểm lớn hơn, mỗi cứ điểm có từ 2 đại đội trở lên và cho tăng cường phòng ngự với hầm hào, dây thép gai, bãi mìn, lô cốt, hầm ngầm. Một số nơi có cả sân bay. Pháp cũng đưa quân dù lên chiếm lại Đông Khê.

  Tướng Carpentier, tư lệnh miền Bắc Đông Dương không mù trước hiểm hoạ mà ông ta phải đối mặt trên đường số 4. Các đoàn xe không thể đi lại quá Thất Khê. Đông Khê, Cao Bằng trở thành những hòn đảo cô lập giữa một biển cả Việt Minh. Hơn thế nữa, từ tháng 9/1949, tình báo Pháp đã có những tin tức về việc các đơn vị ta sang Trung Quốc nhận trang bị mới và huấn luyện. Bị ám ảnh bởi cuộc chiến tranh Triều Tiên lúc này đang ác liệt, Carpentier cho rằng Việt Minh sẽ mở một cuộc tổng tấn công với sự phối hợp của Trung Quốc bằng các đơn vị bộ binh tinh nhuệ có pháo binh, thiết giáp và có thể cả không quân yểm trợ. Mục tiêu của cuộc tấn công sẽ là các cứ điểm từ Cao Bằng đến Lạng Sơn và vì lý do này, các cứ điểm đó sẽ được bảo vệ đến cùng (58).
 
  Rõ ràng rằng tình báo Pháp đã phạm một số sai lầm. Họ không nắm được tình hình các đơn vị ta khi đang ở trên đất Trung Quốc và cũng không xác định được đâu sẽ là mục tiêu của cuộc tiến công. Đông Khê, Thất Khê, Lạng Sơn đều được coi là mục tiêu sẽ bị tấn công cho nên khi buộc phải rút chạy thì tâm lý lo sợ sẵn có lập tức trở thành một sự hoảng loạn. Các đơn vị Việt Minh rất giỏi ngụy trang làm cho quân báo Pháp đánh giá không đúng sức mạnh, khả năng cơ động cao và tinh thần quyết tử của họ. Carpentier, trong một bản báo cáo lên Thủ tướng Pháp, đã thừa nhận rằng Việt Minh chỉ trong vòng 3-4 tháng đã biến quân đội của họ từ những đội quân du kích trở thành những đơn vị chính qui và ông ta hoàn toàn bất ngờ (59).
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #67 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2008, 01:46:22 pm »

  Dần dần, nguy cơ càng ngày càng tăng, Carpentier cũng thấy rằng phải rút bỏ phòng tuyến đường số 4 đã trở nên vô ích. Đầu tháng 9/1950, ông ta ra lệnh rút bỏ Cao Bằng trước ngày 15/10. Nhưng, trước khi mệnh lệnh này được ban hành, tất cả đã trở nên quá muộn. Lúc 6 giờ sáng ngày 16/9/1950, một cơn mưa đạn cối và đạn đại bác úp chụp xuống cứ điểm Đông Khê. Cuộc tấn công của quân ta bắt đầu.

  Cứ điểm Đông Khê gồm 2 điểm tựa lớn và 7 vị trí vành ngoài, có hầm ngầm cố thủ. Quân Pháp đồn trú có 2 đại đội thuộc tiểu đoàn 2, trung đoàn 3 bộ binh Lê dương, 1 trung đội lính dõng, 1 phân đội pháo l05mm, tổng số khoảng 350 quân. Ta đưa 2 trung đoàn 174 và 209, chia làm hai mũi tiến công. Lúc 9 giờ, trung đoàn 174 chiếm được đồi Yên Ngựa, 10 giờ 30 chiếm Phìa Khoá. Pháp cho máy bay lên bắn phá chi viện. Lính Lê dương trấn tĩnh, chống cự lại ác liệt Lúc này, một bộ phận của trung đoàn 209 đi lạc đường nên trung đoàn không kịp bố trí trận địa tấn công. Cuộc chiến đấu ác liệt tiếp tục diễn ra suốt đêm 16. Quân Pháp dồn lực lượng từ hầm ngầm cố thủ phản kích hòng đẩy bật quân ta ra. Các mũi tiến quân của ta vấp phải lưới lửa từ các hoả điểm ngầm và súng cối phải dừng lại không phát triển được. Quân ta củng cố đội hình. Lúc 17 giờ ngày 17/9, quân ta tấn công lần thứ hai vào Đông Khê. Đây là đợt tấn công quyết liệt nhất. 4 giờ 30 sáng ngày 18/9, quân ta bắt sống được viên đại uý đồn trưởng. Đến 10 giờ, trận đánh kết thúc. Quân ta tiêu diệt và bắt sống hơn 300 lính Lê dương, thu toàn bộ vũ khí. Một sĩ quan và 31 lính Lê dương trốn thoát được, chui lủi trong rừng, 1 tuần sau mới về đến Thất Khê.
 

Cứ điểm Đông Khê

  Trước tình hình mới, tướng Carpentier cho tăng viện Cao Bằng 1 tiểu đoàn Tabor và cho tập trung 3 tiểu đoàn Tabor Morocco và tiểu đoàn 1 dù Lê dương, tổng cộng khoảng 3500 quân tại Thất Khê. Lực lượng này được tổ chức thành binh đoàn cơ động Bayard do trung tá Marcel Le Page chỉ huy. Nhiệm vụ của binh đoàn Bayard là tiến công chiếm lại Đông Khê và giữ nó để đón quân Pháp từ Cao Bằng rút về. Ngày 30/9, Le Page cho quân tiến từ Thất Khê lên Đông Khê theo đường số 4. Tiểu đoàn 1 dù Lê dương đi đầu. Binh đoàn phải mất 28 giờ mới vượt qua được chặng đường 28km và may mắn cho họ, toàn bộ trận địa phục kích của đại đoàn 308 bỏ trống vì các chiến sĩ ta đang tập trung đi lấy gạo. Tối ngày 1/10, quân Pháp xuất hiện trước Đông Khê. Trung đoàn 209 đã nổ súng đánh địch. Bộ chỉ huy chiến dịch ta nhanh chóng ra lệnh tập trung lực lượng tiêu diệt quân địch tiến lên Đông Khê. Sáng ngày 2/10, tiểu đoàn 1 dù Lê dương và 1 tiểu đoàn Morroco tiến công Đông Khê nhưng bị quân ta chặn lại. Đến chiều, một máy bay Pháp thả xuống cho Le Page một công thư của chỉ huy Liên khu biên thuỳ Đông Bắc giải thích nhiệm vụ cho binh đoàn Bayard. Le Page được lệnh vòng qua Đông Khê về phía Tây quay trở lại đường 4 ở Nậm Nàng, khoảng 11 dặm phía Bắc Đông Khê. Le Page để lại tiểu đoàn 1 dù Lê dương và tiểu đoàn 11 Tabor làm hậu vệ và đưa 2 tiểu đoàn còn lại vòng lên phía Bắc. Tiểu đoàn 1 dù Lê dương và tiểu đoàn Morroco lập tức bị các đợt xung phong có hoả lực pháo, cối yểm hộ của quân ta đánh cho tơi tả. Thật khốn khổ cho đám lính dù Lê dương vì chỉ huy của họ đã đánh giá quá thấp khả năng chiến đấu của đối phương. Lúc 6 giờ sáng ngày 3/10/1950, lính dù Lê dương và lính Morroco rút lui sau khi phá huỷ các trang bị nặng và lừa ngựa. Lính Lê dương Kemenci viết: "Chúng tôi rút vào núi theo một con đường mòn mà thực ra chỉ có cái tên tồn tại mà thôi. Đêm hôm đó, vài người bị thương của chúng tôi chết. Đám cu li khiêng họ cứ 10-20 mét lại ngã dúi dụi. Tất cả chúng tôi rã rời vì chúng tôi không được ngủ từ khi rời căn cứ. Trèo lên, tụt xuống vài lần mỗi ngày trên những vách núi với ba-lô và trang bị nặng gãy lưng. Mỗi khi dừng lại nghỉ vài phút, mọi người đều lăn ra ngủ” (60)
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #68 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2008, 06:11:34 pm »

  Ngày 5/10, Le Page và các đơn vị dưới quyền, thiệt hại nặng và rệu rã, đến Cốc Xá bị quân ta bao vây. Không có lương thực, nước uống, đạn dược, Le Page cố gắng trụ lại để chờ Charton. Lúc 5 giờ chiều ngày 6/10, Le Page liên lạc được với Charton qua điện đài nhưng tình hình của binh đoàn Bayard cũng chẳng khá hơn dù nó là đơn vị đi cứu viện.

  Quân Pháp ở Cao Bằng do trung tá Lê dương Charton chỉ huy bắt đầu hành quân từ buổi trưa ngày 3/10, trong binh đoàn có tiểu đoàn 3 Lê dương Đội hình binh đoàn trong tựa như một đám di dân ô hợp hơn là một đơn vị quân đội hành quân. Vì sợ bị phục kích, binh đoàn hành quân kiểu sâu đo. Lúc 10 giờ sáng ngày 10/4, binh đoàn đi được 18 dặm giữa Cao Bằng và Nậm Nàng. Charton nhận được điện của Le Page cho biết không chiếm được Đông Khê. Quân Charton phá huỷ xe cộ và rẽ vào đường mòn Quang Liệt tìm đến với Le Page đang ở phía Đông Cốc Xá. Tuy nhiên, đường mòn Quang Liệt biểu hiện trên bản đồ nhưng tìm ra nó trên thực địa không phải dễ. Thám báo đi trước tìm ra một con đường mòn nhưng rồi mọi người thấy nó mất hút trong bụi rậm. Lính Pháp phải mở đường xuyên qua những bụi cây rậm rạp và đội hình nhanh chóng kéo dài ra đến hơn 4 dặm. Đến ngày 6/10, binh đoàn Charton cũng đến được điểm cao 477, điểm hội quân.

  Trong lúc này, tại Cốc Xá, Le Page quyết định bỏ lại thương binh, mở đường máu tiến sang điểm cao 477. Ngày 5/10, tiểu đoàn 1 dù Lê dương mở 4 đợt xung phong nhưng đều bị đánh bật trở lại, thương vong rất nhiều. Lính Lê dương Jacob Kemenci kể:" Tôi còn 4 băng đạn các-bin. Tôi cho một hạ sĩ quan khác hết đạn 2 băng. Sau đó, với một mệnh lệnh nhanh, chính xác, được nhắc lại vài lần - tiến lên, xung phong - cả nhóm tiến lên gần như hết đạn và chỉ còn lưỡi lê hay dao găm. Tôi cũng tiến lên, bắn hết các băng đạn về phía trái... tôi vượt qua rất nhiều xác người, cả Lê dương lẫn Việt, một số người bị thương bằng lưỡi lê." (61).

  Sáng ngày 6/10, quân Le Page lại mở đường máu cố thoát ra. Bị thiệt hại nặng, những binh lính sống sót của binh đoàn Bayard mãi buổi trưa mới tới được điểm cao 477 trong tình trạng binh lao mã liệt. Chỉ còn 650 người trong toàn binh đoàn, riêng tiểu đoàn 1 dù Lê dương còn 9 sĩ quan và 121 binh lính.

  Cũng trong ngày 6/10, các vị trí của binh đoàn Charton tại điểm cao 477 cũng bị 5 tiểu đoàn quân ta tấn công. Charton cố gắng đốc thúc binh lính chống cự với sự yểm trợ của 6 máy bay khu trục. Đang bối rối thì tàn quân của Le Page kéo tới mang theo sự khiếp đảm cho lính Charton. Tiểu đoàn 3 Tabor của binh đoàn Charton bị đánh tan lúc 4 giờ chiều. Quân Pháp tan rã. Tiểu đoàn còn giữ được đôi chút tinh thần là tiểu đoàn 3 Lê dương. Charton đi với tiểu đoàn này và khoảng 300 lính Morroco. Le Page cũng tập hợp quanh mình một số sĩ quan binh lính. Cả hai đều cố gắng luồn lách tìm đường về Thất Khê nhưng các ngả rừng đều có các chiến sĩ ta lùng bắt tù binh. Cả hai viên chỉ huy đều bị bắt và đầu hàng. Trong tổng số quân của cả hai binh đoàn Bayard và Charton, chỉ có 12 sĩ quan và 475 lính thoát được về Thất Khê trong đó có 3 sĩ quan và 21 lính của tiểu đoàn 1 dù Lê dương.


Charton, Le Page và tù binh Pháp ở chiến dịch Biên Giới
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #69 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2008, 07:19:36 pm »

  Thắng lợi của chiến dịch Biên Giới năm 1950 của ta, ngoài những ý nghĩa lớn, đối với đạo quân Lê dương Pháp là một thất bại đau đớn vì trong trận này, họ bị mất hai tiểu đoàn Lê dương tinh nhuệ, trong đó có 1 tiểu đoàn dù. Trong suốt cuộc chiến tranh, quân Pháp chỉ có 2 tiểu đoàn dù Lê dương ở Đông Dương và được coi là 2 tiểu đoàn tinh nhuệ nhất trong đội Lê dương. Tuy nhiên, trong cuộc chiến tranh, sức chiến đấu của các tiểu đoàn dù Lê dương dần dần suy giảm. Tổn thất rất cao, cả vì chết trận lẫn bệnh tật. Báo cáo của tiểu đoàn 1 dù Lê dương năm 1951 viết rằng tỉ lệ bệnh tật rất cao do các cuộc càn vùng ruộng lúa, tắm rửa trong nước bị ô nhiễm và vì nhiều lính Lê dương từ chối uống thuốc phòng sốt rét. (62) Viên chỉ huy tiểu đoàn 2 dù Lê dương viết về một cuộc hành quân như sau: " Tôi lấy ví dụ về ba ngày cuối cùng của cuộc hành quân. Số quân của các đại đội từ 90-100 người tụt xuống một cách thảm hại còn 60 người. . . Lính Lê dương đã mất phần lớn sức chiến đấu. Họ tiến, nhưng sự mệt nhọc làm cho họ không thể tận dụng được sự thành công. Một nhóm du kích đã trốn thoát đơn giản chỉ vì lính Lê dương không thể xông lên quá 100 mét. Vài người ngã gục xuống kiệt sức, nhiều người khác nôn mửa tứ tung”. (63)

  Một vấn đề khác của đội Lê dương là tổn thất quá nặng trong chiến đấu nên binh lính huấn luyện bổ sung không kịp. Nhiều hạ sĩ quan phải kéo dài hợp đồng nên tuổi cao và họ trở nên kém linh hoạt. Lính mới huấn luyện chất lượng kém. Tiểu đoàn 2 dù Lê dương phàn nàn tháng 3/1950: "Những trận đánh ngày càng ác liệt .... Chúng tôi không thể tiếp tục lâu dài với tình trạng này, cả về mặt chiến thuật lẫn sức khoẻ" (64). "Trong khi bộ binh Việt Minh tiếp tục lớn mạnh đến một mức, trên sân nhà của họ, được coi là những đơn vị bộ binh hạng nhất. Bộ binh Pháp trái lại, trở nên kém hiệu quả khi chiến tranh tiếp tục kéo dài". "Không ai đánh giá thấp một đối thủ đã tự khẳng định chất lượng của mình" (65) Viên chỉ huy tiểu đoàn 2 dù Lê dương viết như vậy tháng 12/1950. Sau chiến thắng Biên Giới, quân đội ta đã lớn mạnh vượt bậc. Khối cơ động chiến lược đã hình thành với 6 đại đoàn chủ lực. Quân Pháp lâm vào thế phòng ngự bị động. Pháp cử tướng De Lattre De Tassigny sang làm Cao uỷ kiêm Tổng tư lệnh quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương.

 

Tướng De Lattre De Tassigny

  De Lattre cho tổ chức các binh đoàn cơ động nhằm đối phó linh hoạt với những cuộc tấn công của quân ta. Binh đoàn cơ động là một tổ chức lâm thời trong quân đội Pháp ở Đông Dương, thường gồm 3 tiểu đoàn bộ binh và các phân đội hỗ trợ. Biên chế các tiểu đoàn trong binh đoàn cơ động không cố định, lấy từ các trung đoàn bộ binh và có thể thay đổi. Trong nhiều trường hợp, mỗi binh đoàn cơ động gồm 1 tiểu đoàn Lê dương hay 1 tiểu đoàn Pháp, 1 tiểu đoàn thuộc địa châu Phi và 1 tiểu đoàn ngụy. De Lattre chủ trương tăng nhanh số quân nguỵ hòng "dùng người Việt đánh người Việt" dưới chiêu bài "phát triển quân đội các quốc gia liên kết". Ông ta cho tổ chức trong các tiểu đoàn viễn chinh đại đội thứ tư gọi là đại đội CIPLE gồm người các dân tộc Đông Dương như Việt Nam, Lào, Campuchia để tăng cường sức chiến đấu vì cho rằng với đại đội thứ tư như thế, các tiểu đoàn Pháp hay Lê dương sẽ không bị lạc đường. Bên cạnh đó De Lattre cũng ra lệnh cho mỗi tiểu đoàn trong quân đội viễn chinh Pháp phải đỡ đầu cho 1 tiểu đoàn ngụy. Bên cạnh việc phát triển lực lượng, De Lattre cho xây dựng "Phòng tuyến De Lattre" gồm 1300 công sự bê tông cốt sắt, lập thành 113 cứ điểm bao bọc lấy vùng đồng bằng Bắc Bộ hòng ngăn chặn sự thâm nhập của ta.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM