Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 03:55:20 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương 1941-1945  (Đọc 169879 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #80 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 11:47:01 pm »

Yamashita: "Tôi muốn nghe một trong hai chữ. Tướng quân hãy xác định: chiến đấu, hay đầu hàng, thế thôi".
Percival: "Chấp nhận đầu hàng, ngày mai".
Yamashita: “Vậy tối nay hai quân đội ở vị trí cũ”
Percival: "Tôi có một yêu cầu: quân đội hoàng gia Nhật có  hứa bảo đảm an toàn cho phụ nữ và trẻ em ngươi Âu ở Singapore không?"
Yamashita: "Chúng tôi lo việc ấy. Vậy xin Tướng quân kí tên vào biên bản ngùng bắn đêm nay". Lúc ấy là 7 giờ 50 tối, và 40 phút sau tất cả các họng súng hai bên đều ngừng bắn.
Singapore - thành phố con sư tử, pháo đài kiên cố của đế quốc Anh ở Đông Nam Á - sau 70 ngày chiến đấu đã rơi vào tay quân Nhật.
Trong chiến dịch hành quân Mã Lai, Nhật tiến quân 800km từ lúc đổ bộ, thiệt hại 9824 người. Quân Anh ít tổn thất hơn về sinh mạng nhưng hơn 100.000 quân bị bắt cầm tù.
Đây là chiến thắng lớn lao đầu tiên của lục quân Nhật từ khi chiến tranh Mãn Châu 1931 nổ ra.
Tại Tokyo, sáng 17-2 tờ Ashahi Shimbun viết:
"Nhật Bản như là mặt trời rực chiếu trên thế gian đem lại sự ấm no và hòa bình. Ai chiến đấu theo ý của mặt trời sẽ lớn mãi, ai chống lại, chỉ chết mà thôi. Singapore thất thủ, chiến tranh chắc chắn sẽ kết thúc thắng lọi cho ta" .
Thủ tướng Nhật ra trước Quốc hội:
"Xin đệ trình Quốc hội dự thảo luật của chính phủ về ngoại giao. Chính phủ dự kiến trao trả độc lập ngay cho Miến Điện, Phihppines khi ta đánh đuổi hết quân Anh-Mĩ.
Còn Hong Kong, Mã Lai và Chiêu Nam (Singapore cũ) phải là căn cứ địa của Nhật Bản, tối cần thiết cho sự phòng thủ của vùng Thịnh Vượng chung Đại Đông Á
Tại Luân Đôn, sáng 17-2 thủ tướng Churchill đăng đàn trước một Quốc hội yên lặng, buồn thảm.
"Hôm nay tôi nói chuyện với quý vị đại biểu trong một tình huống vô cùng đau đớn. Singapore đã thất thủ. Đây là một thảm bại của quân lục và của toàn Đế quốc Anh. Một thảm bại lớn nhất trong lịch sử của chúng ta".
"Ngày 7-12-1941; khi Nhật đổ bộ, ở Mã Lai có 6.000 quân Anh, Úc, Ấn. Chúng tôi đã gửi thêm 50.000 quân. Sau đó tổng số lên hơn 100.000 người, rút về Singapore vào buổi sáng 3-2".
Đến 8-2-1942, khoảng 8.000 quân Nhật đổ quân lên Singapore, sau đó quân số của họ đến 30.0000”
Sau 5 ngày chiến đấu dũng cảm, quân đội Anh và pháo đài Singapore đã đầu hàng".
"Đây là lúc chúng ta cần bình tĩnh hơn bao giờ hết. Sáng suốt nhận định tình hình, góp ý chung tìm lối ra khỏi màn đêm đen tối".
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #81 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 11:48:04 pm »

ĐÁNH CHIẾM PHILIPPINES
Philippines là nước của hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, nằm trải dài theo hướng Bắc Nam khoảng 1.800 km. Nó là một chiếc cầu tự nhiên, tiếp cận với Đài Loan (thuộc Nhật) và phía Nam là quần đảo Indonesia (thuộc Hà Lan).
Quần đảo Philippines trước kia là thuộc địa Tây Ban Nha. Sau chiến tranh Mĩ-Tây Ban Nha thì nằm dưới sự "bảo hộ" của Hoa Kỳ.
Tuy có chính phủ riêng nhưng mọi quyền quyết định về an ninh quốc phòng, ngoại giao, kinh tế đều do Mĩ nắm. Nơi đây có nhiều căn cứ quân sự của Mỹ như các sân bay Clark, Iba, các căn cứ hải quân Cavite, Subic...

* Kế hoạch của đôi bên

Bộ tổng tư lệnh quân đội Hoa Kỳ tại Viễn Đông đặt ở đây dưới quyền của đại tướng Mac Arthur. Đứng về phương diện chiến lược mà nói, đối với Hoa Kỳ, đây là vòng cung phòng ngự từ xa của bờ phía Tây lục địa Mĩ. Vòng cung thứ hai là quần đảo Aleutian và Hawan. Giữa hai hệ thống phòng thủ này có những đảo sân bay như Guam, Wake, Midway. . . Đó là quan niệm phòng thủ. Còn trong tiến công thì Philippines là những "tàu sân bay" không chìm của đế quốc Mĩ. Với loại pháo đài bay tân kì B.17, B.18 đậu tại sân bay Clark thì Hoa Kỳ lúc nào cũng có thể giương nắm đấm đến tận Đài Loan, miền Nam Nhật Bản, Đông Dương, Mã Lai, Indonesia.
Tàu ngầm của Hoa Kỳ bất cứ lúc nào cũng có thể ngăn cản, đe dọa sự qua lại bình thường ở Biển Đông và ở eo biển Malacca, eo biển Đài Loan.
Phần lớn quân lục Hoa Kỳ tập trung ở đảo phía Bắc, là đảo Luzon, nơi có thủ đô Manila và các căn cứ nói trên. Còn ở đảo lớn phía Nam là Mindanao, dân cư thưa thớt và lạc hậu hơn, Mĩ chỉ có vài căn cứ nhỏ.
Kế hoạch hành quân của Bộ quốc phòng Nhật là: Bằng mọi giá, không quân của hải quân Nhật phải quét sạch sức mạnh của không quân Hoa Kỳ tại đây. Vì nó đe dọa cho sự an toàn của miền Nam Nhật Bản và sự đi lại tự do của Nhật về phương Nam.
Giai đoạn kế đó, lục quân và hải quân phối hợp để đánh tan quân bộ Hoa Kỳ chiếm cứ tại đây. Trong các trận trước, chúng ta đã thấy họ thành công trong việc đập tan không lực Mỹ.
Trung tướng Masaharu Homma, được nguyên soái Terauchi, Tổng tư lệnh chiến trường phương Nam đề cử làm tư lệnh hành quân ở Philippines. Tướng Masaharu Homma thuộc cánh chủ hòa trong hàng ngũ thống lãnh Nhật và ông ta không giấu giếm việc này. Những phần tử cực đoạn ở Nhật rất ghét ông ta và nhờ không nắm địa vị nào then chốt nên ông ta không bị họ ám sát.
Sở dĩ Homma được tổng tư lệnh chiến trường phương Nam chọn là vì ông có thực tài. Điều quan trọng là ông có kinh nghiệm chiến đấu theo lối Tây phương. Ông ta học hỏi tám năm trong quân đội Anh và đã cùng quân Anh đổ bộ lên đất Pháp năm 1918. Khi ấy Nhật và Anh - Pháp - Mĩ còn là đồng minh đánh Đức trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #82 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 11:48:40 pm »

* Cuộc đổ bộ ớ Lingayen

Ngày 8 đến 10-12, Quân Nhật đổ bộ chiếm một số căn cứ đầu cầu ở Aparri, Vigan... Riêng ở Lingayen, một vịnh biển phía Tây Bắc đảo Luzon họ rơi vào đúng nơi Mĩ bố phòng chặt chẽ nhất vì vậy nên thất bại. Nhưng họ là ai? Đó là một tàu thám thính của Nhật dò xét bãi biển. Thế là phòng tâm lý chiến Hoa Kỳ reo lên như là một chiến thắng vĩ đại, lúc mà bên Mĩ đang cần chiến thắng, dù nhỏ.
Thời báo New York viết theo tin của đặc phái viên tại Philippines: "Quân Nhật bị quét sạch khỏi Tây Bắc Luzon. Quân Mĩ chiếm lại vịnh Lingayen một cách anh hùng". Và không biết theo nguồn tin nào mà hãng thông tấn UP điện: "Sau ba ngày chiến đấu dũng cảm quân Mĩ quét sạch vịnh Lingayen, 154 tàu đổ bộ Nhật bị đánh chìm".
Thêm một sự kiện anh hùng nữa, đại úy phi công Collin P.Kelly đã lái máy bay tấn công thiết giáp hạm Haruna (Nhật) và tàu này hết chạy được. Sự thật thì như thế này. Phi công Collin P. Kelly lái một chiếc pháo đài bay thấy một chiếc tàu hàng hải Nhật (tất nhiên không phải là chiếc Haruna). Anh ta bỏ ba trái bom 600 cân Anh, một trái trúng ngay ống khói. Trên đường về, máy bay của anh bị một máy bay Zéro Nhật chặn đánh. Máy bay cháy, Kelly ra lệnh cho phi hành đoàn nhảy dù, anh ta nắm vững tay lái. Máy bay nổ tung. Kelly trở thành anh hùng không quân đầu tiên của Hoa Kỳ chết trên không, trong cuộc chiến tranh chống Nhật.
Chưa đầy hai tuần sau, Philippines chúng kiến cuộc đổ bộ của quân Nhật cũng ngay tại vịnh Lingayen. Hoa Kỳ chờ đón họ ở phía Nam, họ lên bờ ở phía Bắc. Lực lượng đổ bộ gồm 85 tàu. Dĩ nhiên báo chí Mĩ trong nhu cầu chi tiết hóa chiến thắng « tưởng tượng » đã phơi bày với cả sơ đồ, nơi đóng quân của Hoa Kỳ nơi đổ bộ của "hạm đội Nhật" nhưng bị đánh chìm. Qua tin tức ấy Nhật biết được sự phòng ngự của Hoa Kỳ.
Vào lúc 2 giờ đêm rạng ngày 22-12-1941, đội quân đổ bộ gồm 43.110 người thuộc quân đoàn 14 của tướng Homma chuyển từ tàu lớn sang tàu đổ bộ. 45 phút sau chiếc tàu đầu tiên đâm mũi vào bờ biển gần một làng nhỏ tên Agoo. Họ không gặp một sự đề kháng nào.
Khi hành quân mở rộng đầu cầu họ gặp sự đề kháng yếu ớt của một tiểu đoàn Philippines không thiện chiến. Và chiều đó xe tăng, pháo binh cùng toàn thể bộ binh đều lên bờ xong và tiến quân theo quốc lộ 3 xuôi Nam.
Sáng hôm sau, những gì còn lại của không quân Hoa Kỳ bay lên chiến đấu. Họ bỏ các bom 50 kg sau đó bay thẳng về Úc.
Ngày hôm ấy quân Nhật chỉ bị một lực lượng nhỏ Philippines chặn đánh. Nhưng họ phá vỡ chốt, thẳng tiến về phía thủ đô Manila.
Tướng Wainwright, tư lệnh phía Bắc đảo xin phép Mac Arthur lui về bên này sông Agno để phòng thủ nhưng một sự kiện mới xảy ra gây nên sự kinh hoàng ở Manila. Ngày 24, 24 tàu chở quân đổ xuống vịnh Lamon, 100 km phía nam Manila và sư đoàn 16 của Nhật chia làm ba mũi tiến về thủ đô. Mac Arthur ra lệnh cho tư lệnh chiến trường Nam Luzon và Bắc Luzon lui quân về cố thủ ở Bataan và ông ta đem Bộ chỉ huy về pháo đài Corregidor. Tổng thống và phó tổng thống Philippines đều theo. Quân Mĩ trải qua một mùa Giáng sinh thảm não.
Bán đảo Bataan là một vòng cung núi non, hang động theo hướng Bắc Nam nhô ra biển. Ai chiếm độ Bataan là khống chế Manila. Cách bờ 3 km là hòn đảo Corregidor có núi cao, nhiều hang động. Đảo này nằm ngay eo biển đi vào vịnh. Người Tây Ban Nha xây pháo đài và sử dụng hệ thống hang động như chỗ trú quân Người Mĩ đã biến đảo này thành pháo đài và hang trở thành chỉ huy sở, bệnh viện, kho quân lương. Nhưng một tình huống đặc biệt xảy ra ở đây, hai đạo quân Nam và Bắc Luzon đều tập trung về đây, kể cả 10 ngàn dân lánh nạn. Trong khi dự trữ lương thực tối đa chỉ có 40 ngày.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #83 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 11:48:59 pm »

* Manila thất thủ

Ngày 1-1-1942 quân Nhật từ hai hướng Nam và Bắc tiến về Manila. Tướng  Homma đến một nơi còn cách Manila 20 kmm, ra lệnh quân lính tắm rửa, hớt tóc cạo râu, giặt quần áo cho sạch sẽ, chuẩn bị tiến vào thành phố. Cuộc đời binh nghiệp từ châu Âu sang chiến trường Trung Quốc hơn 20 năm cho ông kinh nghiệm: một đội quân ăn mặc dơ dáy không làm cho nhân dân kính nể và trái lại, nó cũng hay cướp phá, hãm hiếp. Khi người chiến binh trang bị sạch sẽ, họ có khuynh hướng giữ gìn hơn.
Bên ngoài Manila, kho dầu nổ cháy khói đen quyện khắp bầu trời. Trong lúc ấy phái viên tạp chí Life nhận được điện tín từ Mĩ đánh qua: "Tòa soạn muốn có những chi tiết về các chiến thắng của quân Mĩ - Phi". Anh ta bèn đánh điện trả lời: "Vô cùng tiếc, món hàng ông yêu cầu, nơi đây không thể có". Điều này cho thấy bộ máy chiến tranh tâm lí Mĩ vẫn muốn phỉnh lừa dư luận trong lúc Manila thất thủ.
Vào lúc 5 giờ 45 chiều, trung tướng Koichi Abe hướng dẫn 3 tiểu đoàn bộ binh thuộc sư đoàn dã chiến 48 tiến đều bước vào Manila. Một buổi lễ diễn ra ở phủ Cao ủy Mĩ. Cờ Mĩ trước sân đã kéo xuống, 3 tiếng đại bác nổ vang, chiếc cờ rơi xuống đất. Một binh sĩ hải quân Nhật đạp lên lá cờ Mĩ, kéo cờ Mặt trời mọc lên, quân nhạc trỗi lên bản "KIMIGAYO" (quốc thiều Nhật). Thế là quyền lực của Mĩ ở Philippines không còn nữa.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #84 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 11:49:34 pm »

* Trận đánh Bataan và Corregidor

Đối với Nhật vấn đề xem như đã giải quyết. Nguyên soái Terauchi, từ Sài Gòn điện cho biết: chiến dịch Philippines kể như dã xong, vậy hãy chuyển sư đoàn tinh nhuệ số 48 sang Java.
Nhờ tướng Hom ma giải quyết chiến trường nhanh và gọn nên Bộ tư lệnh hành quân phương Nam có thể tranh thủ đánh Indonesia sớm hơn một tháng so với kế hoạch.
Nhưng quân Mĩ đã dồn về Bataan và sử dụng bán đảo này như một căn cứ địa để tiếp tục chiến đấu lâu dài. Đây là một bán đảo kéo dài theo hướng Bắc Nam. Phía Đông là vịnh Manila, phía Tây là biển Đông (Nam hải). Phía Nam là eo Manila với pháo đài Conegidor. Chỉ có phía Bắc là liền với đảo Luzon và Mac Arthur thiết lập chiến tuyến phòng thủ nơi đó.
Địa hình bên trong bán đảo gồm có hai núi lửa, một Bắc và một Nam. Chính giữa là rừng tre rậm rạp. Mac Arthur bố trí phòng tuyến như sau:
- Phía Đông: giao cho tướng George Parler và 25 ngàn quân, phòng tuyến chạy theo hướng Đông - Tây, từ đầm lầy sát bờ biển leo lên núi Natib.
- Phía Tây: Từ triền Tây núi Natib đến bờ biển Đông (Nam hải), giao cho tướng Wainwright.
Núi Natib ở giữa và triền núi đầy rẫy đá sắc như dao cạo, rãnh sâu mà theo các nhà quân sự Mĩ không một ai vượt qua được
Về phía Nhật, ngươi đặc giao đánh phòng tuyến này là trung tướng Akira Nara, tốt nghiệp học viện quân sự Amhersh và tốt nghiệp khóa sĩ quan cao cấp Fort Benning. Ông là bạn thân cùng lớp với trưởng nam của nguyên Tổng thống Coolidge (Hoa Kỳ). Hiện ông ta chỉ huy lữ đoàn 65 Đài Loan, được tăng cường thêm 2 trung đoàn pháo, 1 trung đoàn bộ binh. Ông ta giao cho đại tá Takeo Imai với trung đoàn 141 theo đường bộ dọc bờ vịnh Manila mà đánh. Còn trung đoàn 93 dưới quyền đại tá Takechi cố gắng leo lên triền núi Natib, thọc sâu vào Nam và đánh bọc hậu phòng tuyến.
Về phía Tây của phòng tuyến, người Nhật giao cho tướng Kimura đối đầu với tướng Wainwight (Hoa Kỳ). Nhiệm vụ là tìm một chỗ hở, luồn qua đánh sau lưng.
Ngày 13-1, hai bên đánh nhau không kết quả. Ngày 16 tháng 1, sư đoàn 51 quân Philippines rời chiến hào tiến đánh quân Nhật, một trong những trung đoàn của sư đoàn này, trong lúc hăng say, đã vượt hẳn lên trên tạo thành một mũi nhọn so với đội hình hành quân. Quân Nhật lợi dụng ngay chỗ hở ấy đánh ập luôn bao vây cô lập trung đoàn kia. Một đơn vị khác luồn vào vị trí trống trải mà đáng lí ra, trung đoàn ấy phải án ngữ trong đội hình phòng ngự và họ luồn ra sau lưng quân Mĩ-Phi tiêu diệt gọn.
Bên cánh Tây, quân Nhật leo lên núi, nơi mà quân Mĩ cho rằng không ai qua được, luồn lách về phía sau lưng đánh bọc hậu quân trú phòng đang hướng về phía Bắc.
Tham mưu trưởng của tương Mac Arthur là tướng Sutherland khuyên tổng tư lệnh nên lui quân, dựng một phòng tuyến khác nhưng cuộc triệt thoái đã biến thành một cuộc tháo chạy. Cuối cùng người Mĩ cũng dựng lại được một phòng tuyến mới. Nơi đây có nhiều rừng rậm hơn.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #85 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 11:49:52 pm »

Sau một tháng chiến tranh, Mĩ cũng như Nhật bị hao mòn rất nhiều. Tướng Homma mất 7.000 quân trong chiến trận Bataan và 10000 khác ngã gục vì ngã nước, sốt rét, kiết lị. Hai lần xin thêm quân nhung không được. Trái lại, Thủ tướng Tojo tỏ vẻ bất bình. Nơi nào quân Nhật cùng thắng, vậy mà Bataan thì dẫm chân tại chỗ.
Về phía Mĩ, tranh chấp nội bộ cũng bùng nổ. Tổng thống Quezon của Philippines và tổng tư lệnh Mac Arthur kêu gọi sự giúp đỡ tăng viện nhưng từ chính quốc, Tổng thống Mĩ điện qua cho biết không làm gì hơn được vì tình hình quá nguy kịch.
Ngày 10-3, Tướng Mac Arthur đi Úc, Wainwright thay thế. Nhiệm vụ của Mac Arthur là tổ chức một cuộc phản công của phe đồng Minh, từ Úc châu, chiếm lại các vùng đất bị mất và đánh vào Nhật Bản. Mac Arthur ước hẹn: "Tôi sẽ quay trở lại". Nhưng ngày ấy còn xa.
Thủ tướng Tojo rất bất bình vì cuộc chiến tại Bataan kéo dài và Mac Arthur thoát đi được. Ông ta gọi bí thư của ông ta là đại tá Nishiura đến Phihppines duyệt xét tình hình, khi về để lại một kế hoạch, theo đó quân Nhật sẽ tiến công.
Ngày 2-4, hơn 65.000 quân Nhật với 100 đại bác bước vào chiến dịch cuối. Phía bên kia có 78.000 quân Mĩ - Phi đang thiếu ăn Thực sự chỉ có 27.000 còn khả năng chiến đấu. Số còn lại bị kiết lị, sốt rét hoành hành.
Trận đánh bắt đầu với pháo binh giã nát và đốt cháy khu rừng sau tuyến phòng ngự. Rồi máy bay tiến công. Lửa thiêu quân Mỹ khiến số còn lại tháo chạy. Một số xuống tàu rời bờ sang đảo Corregidor.
Thiếu tướng Edward King, tư lệnh các lực lượng Mĩ ở Luzon, bất chấp sự cấm đoán của tướng Wainwright (đang ở Corregidor) đã ra lệnh cho quân Mĩ - Phi đầu hàng. Đó là 9 giờ sáng ngày 9-4.
Cũng lúc ấy, ở pháo đài Conegidor, tư lệnh Philippines Wainwnght nhận được bức điện của tổng thống Roosevelt:
“Tôi đã dự báo cáo đầy đủ về tình hình ở Bataan và những khó khăn mà tướng quân cùng binh sĩ thuộc quyền phải gánh chịu.
Trước tình hình mới, tôi dành toàn quyền quyết định cho Tướng quân về tương lai của Bataan. Tôi hoàn toàn tin tưởng vào sự sáng suốt của Tướng quân với bất cứ quyết định nào".
Thế là hết. 76 ngàn quân Mĩ - Phi đầu hàng. Philippines hoàn toàn rơi vào tay quân Nhật.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #86 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 11:50:15 pm »

HÀNH QUÂN CHIẾM QUẦN ĐẢO INDONESIA

* Ý đồ của Nhật và kế hoạch của Đồng Minh

Đối với phe quân phiệt Nhật và các tổ hợp kinh tế như Mitsubishi… thì vùng Đông Ấn Hà Lan (Dutch East Indies) mà nay chúng ta gọi là Indonesia là một thị trường lớn cung cấp đủ thừa nhiên liệu và nguyên liệu mà Nhật Bản đang cần. Nhất là khi quân Nhật tràn vào Đông Dương, chính phủ Hoa Kỳ ban hành chính sách cấm vận thì quân Nhật đi dần đến sự kiệt quệ về dầu, xăng. Giải tỏa lệnh này thông qua hội nghị không xong, người Nhật nghĩ ngay đến việc cướp lấy xăng dầu của Indonesia bằng vũ lục.
Lúc ấy Indonesia chỉ có một lực lượng nhỏ bé người Hà Lan bảo vệ. Sau khi Nhật chiếm Philippines và Mã Lai thì quân Anh - Mĩ rút về đó, lại tăng viện thêm quân Úc. Vì hơn ai hết, người Anh biết rằng ngoài nhu cầu về dầu mỏ, Nhật sẽ biến Indonesia thành một cây cầu tiến chiếm Úc châu, nơi đất rộng người thưa, cần thiết cho sự di dân để giải quyết sự thặng dư dân số của nước Nhật.
Vì vậy, Indonesia là mục tiêu trong chính sách Đại Đông Á của Nhật.
Do đó, Bộ tổng tư lệnh Nhật đã điều động cho cuộc hành quân chiếm Indonesia một lực lượng phối hợp hải, lục, không quân lớn nhất so với tất cả các chiến dịch khác ở Đông Nam Á. Chỉ huy trục tiếp, điều hợp các mũi xuất quân, đổ bộ là nguyên soái Terauchi, tại căn cứ Tân Sơn Nhất.
Lực lượng phòng thủ của các nước phương Tây tại đây cũng là lực lượng liên hợp hải lục, không quân của 4 nước, gọi chung là khối ABDA (Amencan, British, Dutch và Austraha). Tất cả, đặt dưới quyền của đại tướng Wavell (người Anh). Tư lệnh lục quân là Toàn quyền Hà Lan ở Indonesia. Tư lệnh không quân là người Mĩ. Tư lệnh hải quân là đô đốc Hart (Mĩ) còn tư lệnh phó là đô đốc Helfrich người Hà Lan.
Ngay từ đầu năm 1942, đảo Java đã bị cô lập. Quân nhảy dù Nhật Bản đã đổ bộ ở đảo Sumatra (phía Tây), còn thủy quân lục chiến Nhật chiếm đảo Bali (phía Đông).
Người Anh và Mở hoàn toàn mất hết tin tưởng ở khả năng giữ vững đảo Java.
Ngày 22-2-1942, tổng tư lệnh Wavell báo cáo cho thủ tướng Anh Churchill, đã nói thẳng điều này: "Tôi e rằng tuyến phòng ngư của chúng ta ở Java không còn vững được bao lâu nữa. Như thế, những nguồn nhân lục, tài lực đưa vào đây thêm nữa chỉ phí đi mà thôi. Vì nó không đủ sức kéo dài thêm cuộc chiến ở đây"
Lúc ấy cũng nổ ra một cuộc tranh cãi về sách lược phòng thủ. Đô đốc Hart, tư lệnh hải quân người Mĩ quan niệm rằng nên phòng thủ ở bờ biển, đợi quân Nhật đổ bộ mà đánh. Trong lúc đó tư lệnh phó, Helfrich, người Hà Lan thì cho rằng nên tiêu diệt Nhật khi họ còn trên đường di chuyển. Tức là chấp nhận hải chiến với một lục lượng trội hơn hẳn so với phe đồng minh. Ông ta cho rằng, đâm thẳng vào đoàn tàu chở quân, đánh chìm chúng, người Nhật phải hoãn cuộc hành quân lại một vài tháng.
Ngày 14-2-1942, đô đốc Hart rời chỉ huy sở ở Bandung, trao quyền chỉ huy lại cho tư lệnh phó. Bộ tham mưu hải quân gồm hai đô đốc người Anh và hai đô đốc người Mĩ. Tàu chiến Anh-Mĩ-Úc vẫn còn ở cảng Surabaya hay quân cảng Tand Jong Priok.
Kế đến, đại tướng Wavell bay về Ấn Độ và tư lệnh không quân Mĩ cũng về Úc. Chức vụ Tổng tư lệnh được trao cho vị Toàn quyền người Hà Lan. Không còn ai tin tưởng ở tương lai nữa, nhưng người Hà Lan, với tính cương nghị cố hữu, vẫn quyết định đánh Nhật đến cùng.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #87 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 11:50:42 pm »

* Cuộc hành quân hai gọng kìm

Ngày 18-2, một đoàn tàu rất lớn gồm 56 tàu vận tải một phần lớn lực lượng quân đoàn bộ binh 16 của tướng Hitosi Imamura với pháo binh, công binh, xe tăng phối thuộc nhổ neo rời quân cảng Cam Ranh tiến về phía Nam. Đúng như dự định, tại ngoài khơi biển Đông, đoàn tàu này đã gặp đoàn chiến hạm hộ tống khởi hành từ cảng Cao Hùng (Đài Loan) mấy ngày trước, gồm 1 tàu sân bay, 4 tuần dương hạm nặng, 3 tuần dương hạm nhẹ và hơn một chục khu trục hạm, chưa kể các tàu chiến nhỏ khác Hai đoàn tàu sáp nhập thành một hải đoàn đặc nhiệm khổng lồ tiến về phía Indonesia để đổ quân lên bờ biển phía Tây đảo Java.
Cũng trong thời gian trên, một hải đoàn đặc nhiệm nữa không kém phần đồ sộ đã xuất phát từ cảng Davao (phía nam Philippines) với 40 tàu vận tải thuộc quyền chỉ huy của chuẩn đô đốc Rozo Tanaka thở theo một sư đoàn bộ binh và nhiều đơn vị phối thuộc, đượccsự yểm trợ của đoàn chiến hạm hộ tống do phó đô đốc Takeo Takagi làm tư lệnh, bao gồm 2 tuần dương hạm nặng, 2 tuần dương hạm nhẹ và 14 khu trục hạm. Hải đoàn này cũng tiến đánh Indonesia với nhiệm vụ đưa quân đổ bộ lên bờ biển phía Đông Java.
Hai hải đoàn đặc nhiệm đã chuyên chở hơn 100.000 người vượt biển cùng một lúc, tạo thành 2 gọng kìm tiến đánh Java, đảo quan trọng nhất trong quần đảo Indonesia. Đây là cuộc chuyển quân đường biển lớn chưa từng thấy từ trước đến lúc bấy giờ. Toàn bộ lục lượng đó được đặt dưới quyền phó đô đốc Nobutake Kondo, tư lệnh hành quân đánh Indonesia. Trong quá trình hành quân, các lực lượng trên được sư đoàn không quân số 11 gồm 3 không đoàn đóng ở 3 nơi yểm trợ không đoàn 22, từng đánh chìm 2 chiến hạm Prince of Wales và Repulse của Anh, hiện đóng tại Tân Sơn Nhất có nhiệm vụ kiểm tra, hướng dẫn và bảo vệ cho hải đoàn xuất phát từ Cam Ranh, không đoàn 23 đóng trên đảo Borneo cũng làm nhiệm vụ đó đối với hải đoàn xuất phát từ đảo Jolo và không đoàn 21 gồm 68 máy bay ném bom tầm xa, 48 chiến đấu cơ cùng 18 thủy phi cơ ở sân bay Kendari trên đảo Celebes) phối hợp yểm trợ khi hai hải đoàn gần tới đích.
Lực lượng hành quân tuy rất lớn, nhung sự di chuyển các chiến hạm được tiến hành rất nhịp nhàng, mặc dù các mệnh lệnh chỉ huy chỉ được phát bằng cờ hiệu và đèn tín hiệu; tuyệt đối không dùng vô tuyến điện. Nhờ đó, trong hơn một tuần lễ hành quân trên biển, cả hai đoàn tàu đồ sộ đã thoát khỏi sự do thám của máy bay và tàu ngầm đối phương.
Mờ sáng ngày 26-2, vẫn giữ được bí mật, một hải đoàn tiến tới tây Java còn cách bờ 250 dặm và hải đoàn kia còn đến gần hơn, cách bờ biển phía Đông Java chưa tới 20 dặm. Nhưng đến gần trưa thì hải đoàn đặc nhiệm phía đông đã bị 2 máy bay trinh sát của Đồng minh phát hiện.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #88 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 11:51:57 pm »

* Trận hải chiến trên biển Java

Trưa ngày 26-2, ngay khi vừa nhận được điện báo của máy bay trinh sát nói về việc phát hiện đoàn tàu chiến Nhật ở phía Đông Bắc Java, phó đô đốc C.E.Helfrich người Hà Lan, với cương vị tư lệnh hải quân Đồng minh ở Indonesia đã họp với các chuẩn đô đốc Pallisor (người Anh) và Glassford (Mĩ) để bàn cách đối phó. Họp xong, Helfrich điện cho người đồng hương của ông là chuẩn đô đốc Karel Doorman, tư lệnh hạm đội đồng minh đang đóng tại Surabaya: "Chuẩn bị mọi mặt để xuất kích lúc chiều tối, tấn công tiêu diệt địch trên biển". Vài giờ sau, Helfrich lại nhận được tin về một đoàn tàu Nhật khác đang tiến gần tới bờ biển phía Tây Java. Ông bèn điều động một lực lượng nhỏ gồm tuần dương hạm Horbart cùng 2 tuần dương hạm đã cũ và 2 khu trục hạm cũng già nua tiến về phía Tây để đối phó với nguy cơ ở đó .
Nhận được lệnh trên, chuẩn đô đốc Doorman lập tức điều động toàn bộ lực lượng chủ yếu của ông, gồm 2 tuần dương hạm nặng là chiếc Houston (của Mĩ) và Exeter (Anh), 3 tuần dương hạm nhẹ: chiếc De Ruyter là kì hạm với chiếc Java cũng của Hà Lan và chiếc Perth (Úc); 10 khu trục hạm của Anh, Mĩ và Hà Lan. Tổng cộng tất cả 15 chiến hạm thuộc 4 quốc tịch khác nhau, được huấn luyện theo 4 nguyên tắc kĩ thuật và chiến thuật khác nhau, đồng thời cũng không có kí hiệu mật mã chung.
6 giờ 30 chiều, hạm đội của Doorman rời khỏi cảng Surabaya trong ánh hoàng hôn màu tím nhạt, hướng về phía Bắc tiến vào biển Java. Suốt đêm, họ truy tìm hạm đội Nhật mà không thấy, dù đã phóng hết số máy bay trinh sát trên các tuần dương hạm.
Một giờ đêm rạng ngày 27, Doormnan nhận được điện báo cho biết vị trí mới của hạm đội Nhật. Ông kiên nhẫn tìm kiếm cho đến hết buổi sáng mà vẫn không ra, ông đành dẫn hạm đội quay về. Khoảng 2 giờ 30 chiều, hạm đội chưa kịp vào cảng thì lại nhận được lệnh mới: "Tấn công địch ở 90 dặm về phía Bắc". Vì hạm đội không có mật mã chung nên Doorman đã dùng một thứ tiếng Anh dễ hiểu để truyền lệnh trên theo vô tuyến điện, cờ hiệu và đèn hiệu: "Theo tôi, địch ở cách đây 90 dặm". Hạm đội lại quay ra biển với thủy thủ đoàn mỏi mệt sau 20 giờ không ngủ. Doorman bố trí đội hình chiến đấu thành hai đội tàu tiến song song. Đội thứ nhất do 3 khu trục hạm Anh chạy ngang hàng nhau dẫn đầu, tiếp đến tuần dương hạm nhẹ - kì hạm De Ruyter dẫn theo tuần dương hạm nặng Exeter rồi tuần dương hạm nặng Houston. Sau cùng là hai tuần dương hạm nhẹ Perth và Java chạy sóng đôi. Đội thứ hai do 2 khu trục hạm Hà Lan chạy song song dẫn đầu, sau đó là các khu trục hạm còn lại chạy hàng một. Nhưng lần này hạm đội Đồng minh vẫn không phát hiện được địch từ xa. Doorman không còn máy bay trinh sát trên tàu để phóng đi thăm dò.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #89 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 11:52:36 pm »

Trong khi đó, phó đô đốc Takeo Takagi đã biết rõ vị trí và lực lượng đoàn chiến hạm của Doorman nhờ sự chỉ điểm của 3 chiếc thủy phi cơ trinh sát Nhật. Đứng trên đài chỉ huy tuần dương hạm nặng Nachi, ông ra lệnh cho đoàn hải vận hạm tách khỏi đoàn chiến hạm đến đậu ở một nơi an toàn và đưa các chiến hạm của ông vào đội hình chiến đấu. Lực lượng của Doorman trội hơn 1 tuần dương hạm nhẹ, nhưng Takagi lại có nhiều hơn 4 khu trục hạm nên người Nhật có ưu thế về số lượng: 18 chiến hạm chọi với 15. Hơn nữa, đa số các chiến hạm Nhật hiện đại hoá, được trang bị và điều hành tốt hơn. Chỉ riêng hai tuần dương hạm nặng Nachi và Haguro đã trội hơn hẳn hai chiếc cùng loại của Doorman. Với trọng tải 12.500 tấn, mỗi chiếc đồ trang bị 10 khẩu đại pháo 203 li so với 6 khẩu trên một tuần dương hạm nặng của Đồng minh.
Lúc 4 giờ chiều, qua ống viễn kính, các tuần dương hạm Nhật đã nhìn thấy cột buồm và đài quan sát nhô cao của một tuần dương hạm Đồng minh: chiếc De Ruyter. Các thủy binh Nhật mặc quân phục trắng, quấn băng trắng quanh trán và đội mũ sắt đã sẵn sàng nạp đạn. Nhưng Takagi và tham mưu trưởng của ông là Ko Nagasawa vẫn còn do dự vì nhiệm vụ chính của họ là hộ tống các tàu vận tải đến nơi chứ không phải là tham gia một trận đánh trên biển. Khi khoảng cách hai bên còn khoảng 25 km, Nagasawa đề nghị cho nổ súng. Takagi đồng ý. Lúc 4 giờ 15 phút, 20 khẩu đại pháo trên hai chiếc Nachi và Haguro đồng loạt nhả đạn: trận hải chiến bắt đầu. Một phút sau, hai tuần dương hạm nặng của Đồng minh bắn trả lại bằng hỏa lực của tất cả 12 đại pháo. Đoàn chiến hạm Nhật nhanh chóng chạy băng ngang chặn đầu đoàn tàu của Đồng minh theo kiểu chữ "T". Nhung vị tư lệnh ngươi Hà Lan lập tức cho tàu ngoặt trái 200 để tránh đâm thẳng vào đoàn tàu Nhật. Takagi cũng rẽ ngoặt theo hướng đó, làm cho 2 đoàn chiến hạm chạy cùng chiều tiến về phía Tây. Sau 10 phút đấu pháo không hiệu quả, Takagi hạ lệnh đuổi theo địch để công kích. Còn cách khoảng 15 km, các khu trục hạm Nhật phóng một loạt ngư lôi. Các chiến hạm Đồng minh bị bất ngờ, nhưng vẫn khéo léo tránh thoát. Lúc bấy giờ, phương Tây chưa biết đến loại ngư lôi oxygen của Nhật có tầm bắn xa đến 27 km, nên Doorman và các sĩ quan của ông nghĩ rằng các ngư lôi đó là do có tàu ngầm Nhật ở gần phóng đến.
Lúc 5 giờ chiều, đại pháo của chiếc Haguro đã rót đạn trúng chiếc Exeter, tuần dưỡng hạm nặng hiện đại nhất của Đồng minh. Chiến hạm này bùng cháy ngay gần khoang máy. Tốc độ giảm còn một nửa, chiếc tàu bị nghiêng và ngoặt sang trái một cách khó khăn. Để tránh đụng vào đuôi chiến hạm bị thương, chiếc Houston ở ngay phía sau cũng ngoặt trái, làm cho cả đoàn tàu chuyển theo hướng này. Đang chạy thẳng phía trước, kì hạm De Ruyter bỗng nhận ra sự đơn độc của mình nên vội vàng quay mũi để nhập đoàn. Trong lúc xoay chuyển, nó đụng vào một khu trục hạm. Hàng ngũ Đồng minh bị rối loạn, không thể tập trung hỏa lực vào đoàn tàu Nhật được nữa. Chiếc Exeter bị thương buộc phải thả khói mù để trốn chạy vào bờ làm cho Doorman mất di một lục lượng quan trọng. Giờ đây ông chỉ còn 6 khẩu đại pháo trên chiếc Houston để chống với 20 khẩu của Nhật Ưu thế trận đánh đã thuộc về Nhật. Lúc 5 giờ 15, chiếc khu trục hạm Kortenaer của Hà Lan bị trúng ngư lôi nổ tan thành hai mảnh và chìm. Doorman ra lệnh: "Tất cả theo tôi" và đua cả đoàn quay về hướng Đông Nam. Lại thêm chiếc khu trục hạm Electra bốc cháy và chìm. Doorman ra lệnh cho các chiến hạm của ông thả khói mù để che mắt dịch. Thấy vậy Takagi tưởng hạm đội Đồng minh tháo chạy, nhưng không ngờ họ lại tấn công. Một loạt ngư lôi từ các khu trục hạm của Doorman phóng thẳng vào chiếc Nachi và chiếc Haguro từ cự li 9000 m.
Các chiến hạm Nhật chao đảo và né tránh được. Takagi cho đoàn tàu của ông tạm lui về phía Bắc, chờ trời tối sẽ trở lại tấn công
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM