Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:00:43 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương 1941-1945  (Đọc 169646 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #70 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 07:04:00 pm »

Cuộc đọ sức này là một sáng kiến mới của Terauchi và Yamamoto. Nếu thành công, sẽ làm đảo lộn nhiều quan niệm cũ về chiến tranh. Từ trước đến nay, hải quân trên thế giới đều quan niệm, muốn tiêu diệt một hạm đội đang tác chiến phải có một hạm đội mạnh hơn về tốc độ, về bề dày của vỏ thép, về hải pháo có nòng to hơn, tầm bắn xa hơn. Do đó trong thập niên 30, các cường quốc đua nhau đóng những tàu chiến ngày càng lớn hơn, chạy nhanh hơn, thậm chí trang bị cả hải pháo 450 li nữa. Cuối cùng các chiến hạm trông tựa như một thành phố nhỏ di động. . .
Nước Nhật khó mà có hạm đội như thế vì bị trói buộc bởi hiệp ước hạn chế hải quân (1). Từ đó người Nhật phải tìm tòi một phương thức để làm sao một hải quân nhỏ hơn vẫn có thể chiến thắng một đối thủ mạnh hơn hai lần, thậm chí cả hải quân Mĩ và Anh cộng với Hà Lan phối hợp.
Yamamoto đã chứng minh học thuyết của mình qua trận Trân Châu Cảng. Đó là vai trò quyết định của hàng không mẫu hạm trong chiến tranh hiện đại. Chỉ cần 6 tàu sân bay và máy bay tùy thuộc đủ để tiêu diệt nguyên một hạm đội. Trong khi đó, thiết giáp hạm (lá chủ bài của Đại chiến thứ  nhất) giờ đây là những con cua nằm trong hang chờ chết mà thôi.
Hôm nay, Terauchi lại muốn chứng minh một yếu tố mới vai trò của các sân bay. Nó là một con nhím, nó có thể tự bảo vệ, đồng thời có thể tung ra những quả đấm xa đến hàng ngàn dặm, tiêu diệt hạm đội hùng mạnh nhất nhì thế giới. Qua kinh nghiệm ấy, Nhật có thể nhân mô hình này lên và nhảy từ Đông Dương đến Mã Lai, Indonesia, từ đảo này sang đảo khác với sự phối hợp vừa phải của hải quân cũng có thể đánh đến tận châu Úc(2).

(1) Hiệp ước kí giũa Anh-Mỹ-Nhật-Pháp và Ý  tại Washington năm 1922.
(2) Cả hai kinh nghiệm này về sau được các chiến lược gia Hoa Kì nghiên cứu, bổ sung và sử dụng lại. Họ thêm vào ý kiến trên một yếu tố lớn, đó là nền sản xuất công nghiệp hiện đại và oái oăm thay, phát minh của Yamamoto và Terauchi giúp Hoa Kì chiến thắng dễ dàng Nhật Bản về sau.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #71 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 07:05:03 pm »

Vào lúc 2 giờ trưa, một thủy phi cơ trinh sát, loại Matsunaga bốn động cơ đã điện về Sài Gòn cho biết hạm đội Anh vẫn còn trong cảng Singapore 500 km về phía bắc.
Vì vậy phi hành đoàn của chiếc máy bay trinh sát kia được lệnh về ngay Sài Gòn, mang theo hình chụp hạm đội Anh ở Singapore. Phi hành đoàn đã về tới và phim được đưa ngay vào phòng rửa ảnh.
Chuẩn đô đốc Matsunaga, tư lệnh không đoàn tại Tân Son Nhất nghiên cứu kĩ các bức ảnh cảng Singapore. Thắc mắc điều gì đó, ông mời thêm thuyên viên giải đoán không ảnh. Sau khi trao đổi ý kiến, họ thống nhất. Hai tàu lớn trong ảnh này là cảnh nguy trang khéo léo. Vậy không phải là chiến hạm Repulse và Prince of Wales. Như thế, báo cáo của tàu ngầm I.56 là đúng.
Thế là vào lúc 7 giờ tối (giờ Sài Gòn) 18 máy bay oanh tạc Mitsubishi rời Tân Sơn Nhất hướng về phương Nam, đi tìm hạm đội Anh.
Trời mưa như trút, đêm tối mịt mù. Đến nơi mà tàu ngầm báo là đã gặp hạm đội Anh họ sà thấp xuống để tìm nhưng không thấy gì hết, nên trở về Sài Gòn.
3 giờ 40 sáng 10-12, một tàu ngầm khác điện về Sài Gòn cho biết vị trí của "Hạm đội Z", cách Sài Gòn 300 hải lí.
7 giờ 10 phút sáng, 88 máy bay Mitsubishi, gồm 27 chiếc chở bom và 61 chiếc phóng ngư lôi đậu ở sân bay Tân Sơn Nhất được lệnh xuất phát. Đến 11 giờ họ gặp « lực lượng Z ».
11 giờ 18 phút, phi đội máy bay Genzan bay ngang qua hai chiến hạm và thả bom xối xả. Hầu hết đều rơi xuống biển, nổ tạo nên những cây nước khổng lồ. Chỉ có một trái rơi trúng chiến hạm Repulse nổ ở tầng trên làm bật cần phóng máy bay.
Trái thứ hai rơi trúng, vỏ tàu rung chuyển nhưng các pháo thủ vẫn bình tĩnh cầm chắc tay súng.
11 giờ 41 phút, 9 máy bay khác, loại phóng ngư lôi bay sà đến, độ cao 100m trên mặt biển. Mặc dù các pháo thủ trên tàu bắn xối xả, máy bay Nhật vẫn cố bám hướng chiến hạm mà tiến đến. Một máy bay khi còn cách tàu 300m phóng đi một ngư lôi nhung chính nó cũng bị trúng đạn, gãy làm ba khúc, rơi nhào xuống biển.
Chiếc Repulse áp dụng chiến thuật né tránh, chạy theo chữ z tránh được tất cả các ngư lôi. Còn chiếc soái hạm Prince of Wales bị chín máy bay phóng ngư lôi tấn công, lãnh trọn một trái nổ dưới mặt nước.
11 giờ 56, 9 chiếc máy bay bỏ bom và 10 máy bay phóng ngư lôi thuộc phi đội Mihoro lâm vòng chiến. Họ nhắm vào chiếc Repulse từ mọi phía. Hai đám cháy trên tàu gây nên hai cột khói rất cao. Nhưng dưới sự điều khiển đầy kinh nghiệm và bình tĩnh của hạm trưởng, đại tá William Tennant, con quái vật 32 nghìn tấn lách qua, tách lại tránh hết các ngư lôi. Sự tiến công tài ba, can đảm của phi công Nhật đã kích thích người Anh trổ hết tài chống đỡ.
Trên tháp chỉ huy của chiếc soái hạm, phó đô đốc Philipps theo dõi cuộc chiến, ra lệnh cho hạm trưởng Leack tiến gần hạm bạn để bảo vệ nó với toàn bộ súng phòng không, đồng thời điện về Singapore xin chiến đấu cơ ra tiếp cứu.
Đến 12 giờ 20, khoảng 20 máy bay phóng ngư lôi của Nhật ập đến. Họ chia làm hai cánh, đánh hai mục tiêu cùng một lúc. Họ đánh từ bốn phía để cho tàu né được ngư lôi này thì lại trúng ngư lôi khác.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #72 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 07:05:30 pm »

Một chiếc máy bay đến cách chiếc Repulse độ 500m, phóng một ngư lôi chạy thẳng về chiếc tàu. Mọi người bên mạn tàu trái nơi ngư lôi sắp đến - trố mắt nhìn, bất lực tựa như bị thôi miên. Ngư lôi va vào phía sau tàu, nổ ầm tung một cột nước cao, chiếc tàu chồm lên rồi nghiêng hẳn về một bên.
Kế đó một tiếng nổ phía bên phải do trúng ngư lôi làm cho tàu bị trọng thương. Thuyền trưởng ra lệnh cho mọi người rời tàu. Trái thứ ba, rồi thứ tư đánh trúng làm rách lườn tàu, nước ùa vào như thác đổ. Tàu sắp chìm, mọi người nhảy xuống nước. Một phút sau, phần trước của tàu chìm xuống biển, phần sau nhô lên rồi sau đó thì chìm hẳn. Khi ấy là 12 giờ 23 phút.
Hạm trưởng Leack và phó đô đốc tư lệnh nhìn những người xếp hàng ra đi, nói: "Tạm biệt, tạm biệt". Các quân nhân thuộc quyền la lên: "Chúa phù hộ cho hai vị".
Người Nhật biết rằng với bề dày boong tàu của thiết giáp hạm Prince of Wales, bom rơi vào như gãi ngứa mà thôi. Họ cũng biết nhược điểm của tàu là lườn dưới, phía sau, gần hầm máy. Ngư lôi của các máy bay thuộc phi đội Kanoya và phi đội Mihoro tập trung phóng vào đấy. Tàu không điều khiển được nữa, mất tốc độ, quay vòng nhưng súng trên tàu vẫn bắn. 12 giờ 46 phút, một phi đội mới đến tiếp tục bỏ bom. Người Anh vẫn bắn. Một trái bom rơi đúng giữa tàu, chui xuống hầm máy và nổ tung. Khu trục hạm Express chạy đến, cặp bên hông chiến hạm bị thương để tiếp nhận thương binh và nhũng người không còn cần thiết cho hoạt động phòng không của tàu, rồi lui ra.
Vừa lúc ấy soái hạm Prince of Wales nghiêng một bên rồi chìm hẳn, lúc ấy là 13 giờ 20 phút.

Từ lúc tấn công đến lúc bị tiêu diệt, hạm đội Viễn Đông chỉ chống cự được 120 phút. Đến khi ấy mới xuất hiện máy bay mà Tư lệnh hạm đội Z đã kêu cứu hai giờ trước đó.
Quân Anh mất đi 30 sĩ quan và 555 thủy binh đầy kinh nghiệm, trên tổng số 2775 người thuộc hạm đội Z. Trong số mất tích có tư lệnh hạm đội hi sinh theo chiến hạm của mình.
Các phi công Nhật hôm nay đã chứng kiến một sự kiện lịch sử. Họ đã làm đảo lộn chiến thuật hải quân từ xưa đến nay được mọi người coi trọng: "Muốn đánh thắng một hạm đội phải có một hạm đội mạnh hơn về hải pháo, nhanh hơn về tốc độ và tài hơn về thao lược". Nay người ta thấy, "khắc tinh" của hạm đội là máy bay đánh bom và ngư lôi.
Tối 10-12 tại Luân Đôn, thủ tướng W.Churchill đăng đàn trước một Quốc hội Anh yên lặng và kinh hoàng trước thất bại không thể nào tưởng tượng nổi. Ông ta nói:
"Hôm nay, hai chiến hạm tối tân và lớn nhất của ta bị máy bay Nhật tấn công và đánh chìm. Tư lệnh hạm đội đã làm những gì cần thiết nhưng nghịch cảnh đã xảy ra. Giờ đây người Nhật tự do tung hoành từ đảo Ceylan đến tận Hawaii".
“Đây là lúc chúng ta cần tỏ ra bình tĩnh, sáng suốt và quyết tâm. Chính hai đức tính này đã giúp dân tộc Anh thoát qua nhiều nguy cơ lớn trong lịch sử”
"Chúng ta hãy chúng tỏ cho thế giới thấy người Anh biết nhìn thẳng vào nghịch cảnh và tìm thấy nơi ấy nguồn cổ vũ và sức mạnh mới...".
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #73 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 07:24:06 pm »

*Tìm thêm đồng minh
Tin chiến sự Nhật - Mĩ bùng nổ bay đến Berlin đột ngột, trong lúc Đức Quốc xã đang tập trung mọi sự chú ý vào mặt trận phía Đông, nơi quân Đức đang bị Hồng quân Liên Xô phản công mãnh liệt trước Moskva. Liền đó, cũng trong ngày 8-12, Hitler nhận được thông điệp của chính phủ Nhật, yêu cầu Đức (và Ý) tuyên chiến với Mĩ theo như cam kết trong hiệp ước Tam phương (kí năm 1936 giữa Đức, Ý và Nhật).
Đã từ lâu chính phủ Nhật qua đại sứ Oshima của họ tại Berlin, tìm cách buộc Hitler tuyên chiến với Hoa Kỳ một khi Nhật đánh Mĩ. Ngược lại, cũng từ lâu, bọn cầm quyền Đức Quốc xã theo đuổi mục tiêu: thuyết phục Nhật cùng với Đức đánh Liên Xô và cố gắng hòa hoãn với Mĩ. Bởi thế, đêm 9-12, Hitler (và cả Mussolini) đã điện trả lời chính phủ Nhật: “cam đoan ba nước sẽ chiến đấu tới thắng lợi cuối cùng, không giảng hòa riêng rẽ” nhưng vẫn né tránh việc tuyên chiến với Mĩ. Song, ngay trưa 10-12, đại sứ Oshima đã đệ trình Đức Quốc trưởng một thông điệp mới của chính phủ Hoàng gia Nhật trả lời điện văn nói trên của Đức (và Ý). Thông điệp này bày tỏ "hi vọng quân đội Đức sẽ thực sự tiến ngay vào vùng Cận Đông" với ngụ ý Đức nên tuyên chiến. Trước sự thúc bách ấy của bạn đồng minh, Hitler bắt đầu do dự.
Ngoại trưởng Đức, Joachim Von Ribbentrop vội vã lên gặp Hitler, nhắc lại lập trường cố hữu của Đức tránh đụng chạm với Hoa Kỳ:
- Theo hiệp ước Tam phương, chúng ta bị trói buộc vào một cuộc chiến bên cạnh Nhật khi nào họ bị một nước khác đánh. Còn bây giờ là họ đánh người ta.
Hitler nói:
- Nếu ta không đúng bên cạnh Nhật thì coi như hiệp ước Tam phương chết ngủm. Những lí do quan trọng là Hoa Kỳ ngày càng có những hành động chống lại chúng ta trong lúc họ hô hào trung lập. Ở Đại Tây Dương, tàu của họ có những hành động gây chiến với tàu ngầm của ta.
Hơn ai hết, Ribbentrop hiểu rõ tâm lí của Hitler. Đây là một con người ít học, ít hiểu biết về nước ngoài hay chỉ biết qua một nhãn quan đầy định kiến của một người ít học lại thêm bệnh hoạn. Óc kì thị chủng tộc, màu da làm cho phán đoán của Hitler thường bị sai lầm. Hitler thường cho rằng Hoa Kỳ là một quốc gia phần nửa là Do thái hóa, nửa kia là da đen hóa. Về Roosevelt thì Hitler lại có một sự thù ghét sâu đậm. Hitler thường nói. "Roosevelt là một tên khùng, ông ta gây chiến tranh, làm mọi cách xúi người khác đánh nhau, sau đó ẩn núp dưới những câu kinh thánh, giống như một tên truyền giáo giả dối, kêu gọi Chúa chứng giám cho lòng thành của ông ta".
Ngoại trưởng Đức cố gắng thuyết phục Hitler: "Thưa Quốc trưởng, dư luận bên Mĩ còn chia rẽ. Một phần muốn tuyên chiến với ta, một phần thống lại. Ngài đã thấy, trong bản tuyên cáo chiến tranh chống Nhật, Tổng thống Mĩ không dám tuyên chiến với ta là vì vậy.
Nếu bây giờ Ngài tuyên chiến với Mĩ, tự nhiên ngài dọn dẹp sạch sẽ con đường cho Roosevelt đi vậy. Không còn ai trên đất Mĩ chống lại ông ta nữa".
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #74 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 07:24:46 pm »

Nhưng vào lúc ấy Bộ ngoại giao nhận được điện của Tham tán ngoại vụ Đúc ở Washington, Hans Thom son: "Nội trong 24 giờ nữa Hoa Kỳ sẽ tuyên chiến với ta hoặc họ sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với ta". Chụp lấy cơ hội ấy, Hitler vội vã triệu tập Quốc hội vào ngày 11-12-1941. Hitler ra lệnh cho Bộ ngoại giao: "Điện cho đại diện Đức tại Mĩ: Đừng tiếp xúc với Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, để mình tuyên chiến với họ".
Số là theo ý kiến của Hitler, vì sĩ diện với đồng minh, Đức nên tuyên chiến với Mĩ trước chứ không phải đợi Mỹ tuyên chiến. Hitler đã tuyên chiến với Mỹ ngày 11  tháng 12. Cùng ngày ấy Mĩ tuyên chiến với Đức
Ba ngày sau, Hiuer tiếp đại sứ Nhật Oshima. Ông ta nói: Quý quốc có một lối tuyên chiến thích hợp nhất đối với người Mĩ. Như trong cuộc đàm phán vừa qua Nhật đã nhẫn nại tột độ, còn Mĩ thì lúc nào cũng khoác cho mình chiếc áo yêu chuộng hòa bình mà cứ lấn tới. Ngạn ngữ Đức có câu: người hiền triết cũng không thể sống yên ổn nếu như anh hàng xóm lắm chuyện lúc nào cũng muốn gây sự".
Và ông ta gắn cho đại sứ Nhật huân chương tối cao của Đức Quốc xã.
Nhưng sự vui mùng của Hitler có phần giảm di khi nghe đại sứ Nhật trình bày:
"Chính phủ chúng tôi thông báo để Ngài rõ, sau khi chiếm Singapore, chúng tôi sẽ chiếm Miến Điện. Từ đó chúng tôi đánh Ấn Độ . Vậy xin hỏi, nước Đức có thể phối hợp hành động với Nhật Bản để đánh Ấn Độ hay không?".
Hitler không trả lời thẳng nhưng nói: "Nước Đức hứa đánh ngay Kavkaz của Liên Xô, sau đó chúng tôi tiến vào Iran và Irak”
Nhật thừa biết nước Đức chỉ nghĩ đến vùng dầu mỏ này mà thôi chứ không phải vì tình đồng minh gì cả.
Trước thảm họa dồn dập, nước Anh gửi ngoại trưởng Anthony Eden bay sang Liên Xô giữa tháng 12-1941 để cầu viện.
Tại điện Kremli, ngoại trưởng Anh hỏi Stalin:
"Thưa ngài, ngài có thể tuyên cáo chiến tranh chống Nhật được không?". Eden nghĩ rằng, nếu Liên Xô xua quân đánh ở Mãn Châu, chắc chắn Nhật phải rút bớt quân ở Đông Nam Á về sẽ nhẹ cho quân Anh và chắc chắn là Úc, Indonesia và Ấn Độ không còn bị đe dọa nữa.
Stalin nói: "Lúc này chưa thể được, vì sườn phía Tây trống trải chúng tôi đã chuyển quân về phía Tây ngăn chặn Đức Quốc xã. Chúng tôi còn phải bổ sung quân số nơi đây trong vòng 4 tháng nữa. Đứng về phương diện chiến thuật, chiến lược, Liên Xô chưa làm gì được cho quý quốc, nhưng nếu Nhật tấn công thì chúng tôi cũng phải đánh".
Cuối cùng, Stalin nói: "Thực thà mà nói, hiện nay chúng tôi chưa làm gì được nhưng từ mùa xuân trở đi quý quốc có thể trông đợi nơi Liên Xô. Chúng tôi chưa dám hứa với quý vị”.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #75 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 11:39:17 pm »

* Chiếm Mã Lai

Thảm họa của các chiến hạm Prince of Wales và Repulse mang lại một hậu quả đau thương khác cho chiến trường Mã Lai. Hải quân Anh không đủ năng lực đánh chìm các tàu chở quân và vũ khí của Nhật từ Hòn Khoai (Cà Mau) tiến đến. Vì vậy, từ 3 đầu cầu đổ quân ở Pattani, Singora (Nam Thái Lan) và Khota Baru (Bắc Mã Lai), quân Nhật như vết dầu loang, bắt tay nhau được và trong một tuần, vừa kiểm soát vùng biên giới Thái Lan - Mã Lai vừa tiếp nhận thêm binh lính, vũ khí, xe tăng, cơ giới công binh và xe đạp để chuẩn bị tiến công về phía Nam, chiếm Mã Lai thuộc Anh. Lực lượng đó là quân đoàn 25 Nhật của tướng Tomoguki Yamashita.
Hai sân bay lớn ở Bắc Mã Lai là Khota Baru và Tanah Mira rơi vào tay Nhật. Giờ đây, cả miền Bắc Mã Lai vắng bóng máy bay Anh.
Tướng Yamashita quyết định tiến về Nam theo hai gọng kìm. Một, theo bờ biển phía Đông nhìn ra vịnh Thái Lan, còn một cánh khác theo bờ biển phía Tây nhìn về biển Andaman thuộc ấn Độ Dương. Mục tiêu của gọng kìm thứ hai là hai thành phố Jitra và Gurun.
Đối với quân Nhật từng đổ bộ ở Đông bộ Mã Lai, cuộc chiến đấu quyết liệt của quân Anh ngay từ bãi biển Khota Baru làm cho họ nghĩ rằng, càng tiến sâu về phía Nam chắc chắn sẽ gặp nhiều phản ứng hơn. Nhưng họ lại thấy rằng, không một phòng tuyết nào của quân Anh được thiết lập để ngăn cản họ suốt cuộc hành trình dài 400km xuôi nam. Không một máy bay nào chặn đánh họ. Lí do dễ hiểu là quân Anh đang cố phòng thủ ở phía Nam Mã Lai và họ không có lấy một chiếc xe tăng để nghênh chiến. Đó là một sai lầm chiến lược của các tướng lãnh cao cấp Anh tức khi chiến tranh bùng nổ, cho rằng một xứ nhiều núi và rùng như Mã Lai, không có môi trường cho chiến xa hoạt động. Giờ thì các đoàn xe tăng hạng nhẹ của Nhật tiến nhanh như vào chỗ không người.
Ngày 7-1-1942, đại tướng Archibald Wavell vừa được bổ nhiệm làm tư lệnh liên quân Anh - Hà Lan cho toàn vùng Đông Nam Á, từ Bộ tư lệnh ở Bandung bay qua Singapore thị sát. Đêm trước đó quân đoàn 3 Anh - Ấn và sư đoàn 11 ấn Độ hoàn toàn thảm bại trong cuộc đụng độ với quân Nhật có xe xung kích.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #76 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 11:40:09 pm »

Wavell ra lệnh thành lập một phòng tuyến cố thủ ở cách chiến trường đến hơn 100 khi về phía Nam và tất cả lui về đây ông giao quyền chỉ huy chiến tuyến cho tướng Gordon Beunett, tư lệnh quân đội Úc, với chỉ thị: cố thủ, không cho Nhật tiến về Singapore, trong lúc chờ đợi Singapore tăng cường phòng thủ hướng về nội địa.
Thủ tướng Anh điện cho Singapore: "Singapore phải tồn tại bằng mọi giá. Cả đảo phải như một pháo đài, phải chiến đấu đến đơn vị và ổ chiến đấu cuối cùng. Không có đường rút hoặc đầu hàng".
Trong lúc đó quân Nhật vẫn tiếp tục đổ quân. Họ dùng hàng trăm xe tải của quân Anh bỏ lại, cộng thêm phương tiện riêng của họ và hàng ngàn quân bộ đi xe đạp. Quân Anh phá cầu, mặc kệ. Quân đi xe đạp vác xe qua suối, tiếp tục tiến về nam. Công binh ở phía sau sửa cầu, cơ giới qua sau. Đại tá Tsugi của Nhật khi thảo kế hoạch hành quân được báo cho biết quân Anh, Ấn, Úc, Tân Tây Lan và Mã Lai tại bán đảo này có khoảng 30.000 người. Nhưng qua các cuộc tiếp quân từ Úc và Ấn đến, quân Anh lên đến gần 90.000, trong đó khoảng 15.000 thuộc các ban ngành không trục tiếp chiến đấu.
Trái lại, ngươi Anh nhận được tin tình báo, cho rằng quân Nhật lên đến 60.000. Thực sự thỉ có 30.000 mà thôi.
Đối đầu với tướng Yamashita, quân Anh có tổng tư lệnh chiến trường Mã Lai là Sir Percival, một trung tướng lục quân không mấy lỗi lạc.
Cấp trên trục tiếp của Yamashita là nguyên soái Terauchi ở Sài Gòn. Còn cấp trên của Percival thì ở Bandung (lndonesia).
Quân Úc và Ấn không thể nào giữ nổi phòng tuyến của tổng tư lệnh Wavell, vì thiếu xe tăng để chống lại xe tăng Nhật. Cuối cùng họ phải bỏ đất liền mà kéo nhau về đảo Singapore.
Lễ rút quân diễn ra rất xúc động và đầy màu sắc. 12 giờ trưa ngày 31-1-1942, quân Anh đã rút qua con đê nối hòn đảo Singapore và đất Mã Lai. Một tiểu đoàn cận vệ người Scotland mắc quân phục cổ truyền của họ, với kèn bầu cất lên bản hành khúc "100 tiếng kèn". Tiểu đoàn Argyll này trước kia có 600 người nay còn lại 90 theo nhạc quân hành qua suốt con đê. Đi sau cùng là tiểu đoàn trưởng.
Sau đó công binh đặt thuốc nổ phá đê. Từ Singapore nhìn trở lại Mã Lai, quân phòng thủ có ảo giác là giữa họ và quân Nhật còn cách nhau một quãng eo biển, nhưng thật ra khi nước ròng, mực nước chỉ sâu im. Nghĩa là khi cần quân Nhật có thể dễ dàng lội qua.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #77 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 11:41:19 pm »

* Chiếm Singapore

Đảo pháo đài Singapore bề ngang 26 dặm theo hướng Đông Tây. Còn theo hướng Bắc Nam là 14 dặm với số dân độ 1 triệu người đủ các sắc tộc đen, vàng, trắng. Quân đội trú phòng cũng vậy: Anh, Úc, Tân Tây Lan, Ấn, Mã Lai và thuộc dân châu Phi.
Tướng Percival thông minh gây được cảm tình nhưng lại thiếu cái uy để làm cho quân nhân nhiều xứ khác nhau tuân hành.
Để phòng thủ Singapore, có hai cách. Hoặc giữ phòng tuyến bờ biển không cho quân Nhật đổ bộ. Hoặc tập trung bên trong, cho họ đổ bộ rồi bao vây, tiêu diệt tùng cụm với một quân số gấp ba.
Về phía quân Nhật, đại tá Tsugi, Cục trưởng hành quân, phụ trách soạn thảo kế hoạch tiến công. Cuộc đánh chiếm diễn ra vào đêm 8 tháng 2 không phải ở con đê bị phá mà ở cách đó 15 km về phía bên phải với các sư đoàn 5 và 18 bộ binh.
Trước đó một đêm, sư đoàn Konoye sẽ tiến công ở phía trái con đê, cũng cách đường đê 1,5 km. Đó là nghi binh để ngày hôm sau quân Anh phải tăng cường phòng thủ vùng này.
Trước 3 ngày, mọi dân cư ở vùng cục Nam bán đảo Mã Lai nơi tiếp cận Singapore phải rời nhà ra đi. Sau đó quân Nhật mới bố phòng ban đêm.
Yamashita đặt Bộ tư lệnh hải quân ở lâu đài XANH của Tiểu vương Mã Lai, xứ Johore, vị trí nhìn thẳng về con đê, tiếp cận eo biển. Đặc điểm của lâu đài này là xây gạch màu đỏ, mái ngói xanh, có một lầu vọng nguyệt cao năm tầng, dựng từ Singapore rất dễ trông thấy.
Suốt ba ngày, xe lửa và 3.000 xe tải chở súng lớn, quân trang, quân dụng và bộ binh đổ xuống mỏm cục Nam bán đảo Mã Lai này vào đêm binh lính mới bố phòng.
Chạng vạng tối 7-2, Sư đoàn Konoye mới tiến hành cuộc hành quân nghi binh. 20 thuyền máy, nổ máy tối đa đổ 2 tiểu đoàn và 2 khẩu sơn pháo vào một đảo nhỏ giữa eo biển, đối diện với pháo đài Changri và căn cứ hải quân Seletar. Vào sáng, sơn pháo bắn vào pháo đài. Như người Nhật đã dự tính, quân Anh dồn sự phòng thủ từ nơi đầu cầu cho đến pháo đài, để hở sườn phía phải của con đê.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #78 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 11:41:40 pm »

Đêm sau, các sư đoàn 5 và 18 lâm chiến. Họ đội xuồng cao su trên đầu và tiến về phía eo biển. Khi họ đến cách bờ eo biển độ 1km, thì pháo binh Nhật bắn vào hai kho dầu lớn của quân Anh nhằm hai mục đích: Một là, ánh sáng chói của dầu cháy làm cho quân Anh khó thấy sự chuyển quân của họ qua eo biển, hai là dầu cháy hết, khỏi sợ quân Anh đổ dầu qua eo biển dùng thế hỏa công ngăn chặn sự vượt eo.
10 giờ 30, 4.000 quân Nhật với 300 xuồng cao su và cầu phao vượt biển, tiến về đảo Singapore. Nơi họ lên bờ chỉ có 2500 quân Úc trấn giữ. 11 giờ 50, một trái pháo sáng màu xanh được bắn lên. Thế là Sư đoàn 5 đã thành công trong cuộc đổ bộ. Một đầu cầu đã lập xong trên đảo. Nơi họ đổ bộ là cuối đường Lâm Châu Khang và nơi đó có 24 ụ súng máy của người Úc tiếp đón họ. Một nhóm khác dạt về phía đầm lầy, cách đó lúm, nơi này ít gặp sự phòng ngự. Người Úc chiến đấu dũng cảm suốt đêm, đến sáng hôm sau họ thấy quân Nhật đã đem được chiến xa đến trước mặt họ. Đến chiều, cái đầu cầu đổ bộ càng rộng ra và 15.000 quân Nhật cùng chiến xa, pháo binh đã lên được trên đảo. Nhũng toán quân đầu tiên đã thọc sâu được 7km và toàn bộ quân Nhật đã qua sân bay Tengah, máy bay Anh tháo chạy, bay về đảo Java thuộc Hà Lan.
Chiều 9-2-1942, tướng Yamashita và tham mưu trưởng Suzuki, vượt qua eo biển, đặt chân lên đảo Singapore.
Quân Anh vẫn chiến đấu mãnh liệt để giữ những gì còn lại. Tổng tư lệnh Đông Nam Á, đại tướng Wavell đáp máy bay xuống Singapore ở sân bay phía nam đảo để duyệt các tuyến phòng ngự. Ông ta phiền trách tướng Belmeth về việc quân Úc không đủ khả năng giữ vững bờ biển và ra lệnh cho phản công.
Tình thế quân Anh không mấy sáng sủa nhưng cũng không đến nỗi tuyệt vọng. Mặc dù quân Nhật chiếm phân nửa đảo ở phía bắc với điểm chiến lược là đồi Thiết (Bukit Timan) điểm cao nhất của đảo, nhưng vì sự kình chống giữa tướng Yamashita và thượng cấp của ông ta, nguyên soái Terauchi ở Sài Gòn, nên tiếp liệu không mấy dồi dào. Số đạn đại bác gần cạn. Trong lúc đó quân Anh phòng ngự rất tốt, đại bác của họ bắn rất chính xác.
Yamashita nghĩ ra một đòn tâm lí chiến. ông ta cho một máy bay bay sà trên nóc tòa nhà của Bộ tư lệnh Anh, thả xuống một hộp tròn trong đó có bức thư gửi Percival kêu gọi đầu hàng. Tướng Percival không trả lời. Ông ta vẫn còn khả năng chiến đấu tinh thần còn cao. Tuy chiến tranh dữ dội diễn ra gần kề nhưng không có hiện tượng rối loạn trong quần chúng. Rạp ciné Cathay vẫn đầy khách mỗi đêm với bộ phim mới "Câu chuyện ở Philadelphia" và trong khách sạn Rafne, trung tâm kinh tế của đảo, thực khách vẫn đông nghẹt.
Những đám quân nhân đủ quốc tịch, đủ màu da phục vụ dưới cờ Vương quốc Anh có những biểu hiện chán nản trước sự diễn tiến bất lợi khắp nơi. Họ nói: "Hải quân bỏ rơi mình, dân bản xứ không chịu chiến đấu cho họ, vậy mình đánh để làm gì nữa".
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #79 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2009, 11:46:17 pm »

Đến ngày thứ sáu 13-2, các vị chỉ huy dưới quyền Percival thấy không còn cầm cự lâu được nữa. Ngày 15-2 Percival mở hội nghị với các sĩ quan chỉ huy các mặt trận và tuyên bố: "Tôi sẽ yêu cầu Yamashita ngưng bắn vào 4 giờ chiều nay". Xong ông điện cho tư lệnh Đông Nam Á Wavell xin được phép điều đình
Điện trả lời: "Dù chuyện gì xảy ra đi nữa, tôi cũng hết lòng cám ơn tướng quân và toàn thể quân nhân dưới quyền vì họ đã nêu gương can đảm trong những ngày cuối cùng".
Buổi chiều, từ đài quan sát trên đồi Thiết, quân Nhật trông thấy một người Anh, cầm cờ trắng tiến về hàng ngũ quân Nhật. Yamashita cử đại tá Sugita đánh xe xuống đón. Đó là đại úy phiên dịch viên Cyras Wild trong bộ tham mưu của tướng Percival.
Viên đại tá Nhật nói: "Chúng tôi chấp nhận ngưng bắn nếu như người Anh chịu đầu hàng. Các ông có chịu đầu hàng không?".
Đại úy Anh trả lời: "Chịu'.
- Vậy đại úy trở về mời tướng Percival đến đây.
Vào lúc 4 giờ 45 chiều, Percival đến. Họ leo lên một chiếc xe Jeep. Bên cạnh Percival là đại tá Sugita. ông này nói: "Chúng ta đã đánh nhau suốt hơn hai tháng. Tôi mừng khi thấy chiến tranh chấm dứt đối với các ông. Xin được phép ngợi khen tài chiến đấu và lòng dũng cảm của quân đội Anh".
Tại Bộ chỉ huy của Yamashita, phóng viên báo chí, phóng viên nhiếp ảnh đã chờ đón sẵn.
Percival thẳng người tiến về phía viên tướng Nhật. Hai người tiến vào phòng họp. Thực ra Yamashita cũng rất ngạc nhiên về kết quả ở đòn tâm lí của ông ta. Theo ông, quân Anh còn có thể cố thủ ít nhất là 6 tháng nữa. Quân đội Tưởng Giới Thạch suốt 4 năm rưỡi vẫn chưa chịu đầu hàng. Đằng này binh đội Anh với khí tài tối tân hơn, tinh thần cao hơn mà mới có 70 ngày từ lúc Nhật đổ bộ ở Bắc Mã Lai đến giờ lại tỏ ra nao núng. Ông ta quyết định đánh phủ đầu kẻ đối thoại:
- Quân đội Thiên hoàng không chấp nhận chuyện gì khác hơn là các thủ tục để quý quân đội đầu hàng.
Percival trả lời: "Tôi nghĩ rằng chúng tôi phải bàn bạc về điều kiện của Tướng quân, đến 10 giờ 30 đêm nay, chúng tôi sẽ trả lời. Từ đây đến đó xin ngừng bắn".
Yamashita: "Các ông chỉ trả lời cho chúng tôi gọn gàng như thế này: Điều kiện đầu hàng do chúng tôi đưa ra, các ông chịu hàng không? Và thế thôi". Thấy Percival còn ngần ngừ, ông ta bồi thêm:
- Thì khi các ngài chịu đầu hàng thì thôi, còn nếu không, chúng tôi phải tiến hành cuộc tiến công đêm nay như kế hoạch đã định trước.
Percival nói: "Các ông có thể ở vị trí hiện tại đêm nay không? Chúng ta sẽ nói  chuyện tiếp vào lúc 5 giờ 30 sáng mai".
Yamashita: "Không".
Percival: "Bây giờ thì tối rồi, dù sao cũng để sáng mai”
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM