Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 11:04:58 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương 1941-1945  (Đọc 169872 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #30 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2009, 03:01:41 pm »

6 giờ sáng ngày 26-11, toàn bộ lực lượng đặc nhiệm Z đã nhổ neo bước vào chiến dịch. Rời vịnh Hitokappu lạnh lẽo, đoàn tàu tiến về phía Đông băng qua vùng Bắc Thái Bình Dương trong mùa đông giá buốt, ngày đi không khói, đêm không ánh đèn. Để bảo đảm bí mật, đoàn tàu được lệnh đánh chìm mọi tầu bè của các nước trung lập mà nó gặp. Nếu gặp tàu Mĩ trước ngày 6-12 thì hủy bỏ cuộc hành quân quay trở về; trong ngày 6 thì tùy theo tình hình mà có quyết định thích hợp; còn trong ngày 7 thì tấn công tiêu diệt trong bất cứ tình huống nào. May mắn thay, đúng như kế hoạch đã dự tính, trong suốt cuộc hành hình hơn 10 ngày, "Kido Butai" không gặp một tàu bè nào khác trên đường đi. Trong khi đó, mỗi ngày nó đều nhận được những tin tức tình báo về tình hình Trân Châu Cảng và những chỉ thị cần thiết của Tư lệnh chiến dịch do đô đốc Yamamoto phát đi từ hạm đội Liên hợp đang thả neo trong vịnh Hashirajima thuộc biển Nội Hải (Nhật Bản) (1). Những tin tình báo ấy do tòa Tổng lãnh sự Nhật ở Honolulu điện về cho đô dốc Yamamoto theo những giờ quy định.

(1) Nội Hải (Nhật Bản): nằm giữa các đảo Honshu, Shikoku và Kyushu.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #31 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2009, 03:02:20 pm »

Sáng 6-12, khi đoàn tàu còn cách đảo Oahu 600 dặm về phía Bắc-tây Bắc, phó đô đốc Nagumo đã được đô đốc Yamamoto thông báo về chỉ thị của Thiên hoàng quyết định tiến hành chiến tranh với Mĩ. Đoàn tàu được tiếp dầu lần cuối cùng, các tàu chở dầu quay trở lại còn "Kido Butai" chuyển sang hướng Nam-Đông, tăng tốc độ tiến đến mục tiêu. Buổi trưa, đô đốc Yamamoto lại thông báo cho Nagumo rằng tại Trân Châu Cảng không có tàu sân bay Mĩ. Tin ấy làm cho trung tá Genda và một số nhân vật quan trọng khác của "Kido Butai" có phần thất vọng, nhưng nó không được Nagumo quan tâm vì ông vẫn luôn cho rằng các thiết giáp hạm mới là lực lượng chủ yếu của hải quân
Trong lúc "Kido Butai" tiến dần đến đích thì hạm dội tàu ngầm Nhật đã bao quanh Oahu thành một vòng vây lớn. 4 chiếc tiếp cận Đông Bắc, 7 chiếc phía Đông Nam, 9 chiếc từ phía Tây Nam tiến đến và 2 chiếc ở gần đảo Mình để canh chừng hạm đội Mĩ có khả năng ở Lahaina. Sáng 5-12, một khu trục hạm Mĩ phát hiện được tiếng động cơ tàu ngầm lạ ở gần Oahu. Buổi trưa một khu trục hạm khác cũng phát hiện như vậy và viên thuyền trưởng dự định thả bom chìm để đánh tàu ngầm. Nhưng cấp trên của anh ta cản lại: "Cá voi đấy!".
Lúc 23 giờ đêm 6-12, năm trong số 9 tàu ngầm ở phía Tây Nam Oahu bắt đầu thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt. Mỗi tàu ngầm mẹ nhả ra một tàu lặn con chở 2 người và 2 ngư lôi, tìm cách lọt vào vịnh, đến tận nơi tàu chiến Hoa Kỳ đậu, nằm dưới đáy biển chờ lúc không quân oanh tạc sẽ phối hợp đánh từ trong ra.
Ở cuối hành trình của mình, "Kido Butai" vẫn không gặp trở ngại gì. Theo kế hoạch, máy bay của hạm đội sẽ tiến công Trân Châu Cảng trước lúc rạng đông. Nhưng nhiều phi công đã than phiền về nguy cơ có thể gặp khi họ phải cất cánh lúc tàu chòng chành trong đêm tối, dù là có ánh trăng. Bởi thế Genda cùng Bộ chỉ huy hạm đội đã quyết định lùi thời hạn xuất phát lại hai tiếng đồng hồ vào thời điểm mà họ cho là rất thuận lợi vì kẻ địch hết sức lơ là mất cảnh giác.
Rạng ngày 7, Nagumo ra lệnh chuyển đội hình hành quân thành đội hình chiến đấu. Đúng 3 giờ 30 lệnh báo thức phát ra, tất cả thành viên của "Kido Butai”, chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Đó là lúc đoàn tàu đã đến địa điểm quy định và thả neo ở vị trí này, cách Trân Châu Cảng hơn 200 dặm về phía Bắc. Suốt đêm qua, các phi công chiến đấu đã viết xong thư cho gia đình. Đối với nhiều người, đó là bức thư tuyệt mệnh. Nhiều người cắt móng tay gửi về cho mẹ hoặc vợ. Mặc dù đã được thông báo chính thức rằng hạm đội Thái Bình Dương của Mĩ hiện đang tập trung ở Trân Châu Cảng, Nagumo vẫn quyết định kiểm tra lại một lần nữa. Lúc 5 giờ 30, ông ra lệnh cho 4 máy bay trinh sát bay đi quan sát: 2 chiếc đến Trân Châu Cảng, 2 chiếc kia đến cảng Lahaina trên đảo Maui.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #32 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2009, 03:02:55 pm »

Dưới ánh sáng mờ nhạt của buổi bình minh, sóng biển vỗ mạnh, tàu nghiêng hơn 12 độ. Thông thường nếu tàu nghiêng hơn 5 độ, máy bay không được cất cánh. Nhung hôm nay quy định này đã bị bỏ qua. Đúng 6 giờ, tham mưu trưởng Lục lượng đặc nhiệm là phó đô đốc Kusaka hạ lệnh kéo lên lá cờ có chữ Z trên tàu sân bay - kì hạm Akagi để làm hiệu lệnh chiến đấu. Đó là lá cờ mà đô đốc Togo đã dùng trong trận hải chiến Tsushima đánh chìm hạm đội Nga hoàng năm 1905. Tư lệnh hành quân, trung tá Mitsuo Fuchida mặc soạn đỏ, quấn ngang đầu một tấm băng trắng để biểu thị tinh thần quyết tử của truyền thống võ sĩ đạo, bước vào buồng lái chiếc máy bay ném bom 2 động cơ Mitsubishi 97 cùng với viên phi công và hiệu thính viên của mình. Trên đường băng của 6 tàu sân bay, các máy bay của đợt tiến công đầu tiên đã sẵn sàng cất cánh: 43 chiến đấu cơ Zéro (l) sẽ đi trước tiếp theo là 49 máy bay ném bom nặng loại Mitsubishi, 51 máy bay ném bom bổ nhào loại Aichi 99 và cuối cùng là 40 máy bay phóng ngư lôi kiểu Nakazima 97. Trên tàu sân bay Kaga, sĩ quan phi vụ báo cáo hạm trưởng:
- Thưa hạm trưởng, máy bay đã sẵn sàng!
Hạm Tưởng ra lệnh bằng cách hất hàm cho sĩ quan trực. Ngọn cờ đỏ hình tam giác với một vòng trắng ở giữa được kéo lên cột buồm, có nghĩa: "Chuẩn bị cất cánh".
Đúng 6 giờ 20, lá cờ này buông rơi xuống: "Cất cánh!". Chỉ trong khoảnh khắc, trong tiếng gầm rú kinh khủng, 183 máy bay chiến đấu, theo trình tự định sẵn lao vút lên trời theo những đội hình chữ "V" nối tiếp nhau ào ạt tiến với tốc độ 125 hải lí/giờ.
Đúng 7 giờ 15, các máy bay của đợt tấn công thứ hai do trung tá Shigekazu Shimaazaki chỉ huy cất cánh: 36 chiến đấu cơ, 54 máy bay ném bom độ cao, 78 máy bay ném bom bổ nhào, tổng cộng là 168 chiếc.
Như vậy, có tất cả 351 máy bay Nhật tấn công Trân Châu Cảng. Chỉ còn lại 39 chiếc, hầu hết là chiến đấu cơ để bảo vệ các chiến hạm .
Mãi đến 7 giờ 35, các máy bay trinh sát mới điện về "Kido Butai": "Hạm đội địch không có ở Lahaina".
Và một lát sau: “hạm đội địch đang ở Trân Châu Cảng "

(1) Zero số 0: đặt tên theo năm sáng chế 1940. Đó cũng là năm 2600 của Triều đình Nhật (nước Nhật chỉ có một triều đại duy nhất từ xưa đến nay).
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #33 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2009, 03:03:39 pm »

TRÂN CHÂU CẢNG

* "Pháo đài không thể công phá"

Quần đảo Hawaii của Mĩ ở giữa Thái Bình Dương là một chuỗi đảo dài nối tiếp nhau theo hướng từ Tây-tây Bắc sang Đông-đông Nam có diện tích tổng cộng gần 17.000 km2 với khoảng nửa triệu người (ở thập kỉ 40). Lớn nhất là đảo Hawaii (trên 10.000 km2) nằm ở cực trong quần đảo, nhưng quan trọng nhất lại là đảo Oahu với diện tích khoảng 1500 km2, nằm cách Hawaii khoảng 140 dặm về phía Tây Bắc. Trên bờ biển phía Nam đảo Oahu có thành phố Honolulu (200.000 dân), thủ phủ của cả quần đảo. Cũng trên bờ biển phía Nam đảo, cách Honolulu về phía Tây chừng 6 dặm là Trân Châu Cảng, căn cứ chính của hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ (kể từ năm 1940). Dựng trên một vịnh biển ăn sâu vào đất liền của đảo rồi chia thành nhiều vụng biển và luồng lạch kín đáo lại có một cù lao ở giữa vịnh đuột. gọi là "đảo Ford” như một cầu tàu thiên nhiên. Trân Châu Cảng có điều kiện tự nhiên lí tưởng để bảo vệ hạm đội chống lại mọi sự tấn công từ bên ngoài. Việc bố phòng ở cảng hết sức cẩn mật với một hệ thống mới thép đặc biệt thống ngư lôi và tàu ngầm. Ngoài Trân Châu Cảng ra, hạm đội còn một căn cứ khác là cảng Lahaina trên đảo Maui, một đảo nằm ở khoảng giữa Oahu và Hawaii.
Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ thực sự là hạm đội mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ với khoảng 170 hạm tàu các loại mà lực lượng chủ yếu là 4 tàu sân bay (1), 11 thiết giáp hạm (2) và hàng chục tuần dương hạm. Toàn bộ lực lượng đồ sộ ấy đặt dưới quyền chỉ huy của đô đốc Husband Kimmel, tư lệnh hạm đội (từ tháng 2-1941).

(1) Yorktown, Saratoga, Enterpnse, Lexington.
(2) Missisipi, Aidaho, New Mexico, Oklahoma, Arizona, Califonia. West Virginia, Maryland, Tennessee và kì hạm Pennsylvania.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #34 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2009, 03:04:11 pm »

Bảo vệ hạm đội và toàn bộ quần đảo, có một lục lượng lục quân gần 43.000 binh lính và sĩ quan, trong đó 35.000 đóng tại Oahu. Lực lượng này được trang bị các vũ khí rất hiện đại.
Trên đảo Oahu có 5 sân bay, quan trọng nhất là sân bay Hickam ở ngay gần Trân Châu Cảng và sân bay Wheeler ở phía Bắc đảo. Vào ngày 7-12-1941, trên đảo có tất cả 233 máy bay quân sự của lục quân, trong đó 150 chiến đấu cơ, 35 pháo đài bay hiện đại B17, còn lại là các máy bay ném bom khác. Với lực lượng nói trên, tướng Walter Short, tư lệnh lục quân tại đảo Hawaii (từ tháng 2-1941) vẫn cho rằng ông thiếu phương tiện phòng thủ, đặc biệt là những vũ khí để giáng trả những cuộc tấn công bằng không quân của kẻ địch. Có 81 chiếc thủy phi cơ Catalina và bổ sung thêm 6 chiếc B17 làm nhiệm vụ trinh sát cho toàn quần đảo, đô đốc Kimmel cũng tho rằng ông không đủ khả năng thường xuyên thám sát từ xa toàn bộ vùng biển xung quanh quần đảo. Bởi thế, ông chỉ chú trọng tuần tra vùng biển phía Nam, nơi gần quần đảo Marshall của Nhật.
Đã nhiều lần, Short đề nghị bổ sung những phương tiện còn thiếu, nhưng các  thượng cấp không tán thành, vì họ không cùng quan điểm với ông. Trong một bản báo cáo đệ trình tổng thống Franklin Roosevelt ngày 24-4-1941, bộ trường quốc phòng Henry Stimson và tổng tham mưu trưởng lục quân George Marshall nhất trí khẳng định rằng "Nhờ sự phòng thủ vững chắc của mình, nhờ những lục lượng đồn trú, nhờ những đặc điểm của thiên nhiên, đảo Oahu có thể coi là pháo đài mạnh nhất thế giới". (1)

(1) N.N. Yakovlev. Sách đã dẫn, tr.49-50.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #35 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2009, 03:04:34 pm »

Ban lãnh đạo hải quân cũng có quan điểm tương tự như lục quân. Ngày 27-1-1941, nghĩa là chỉ 3 tuần sau khi Yamamoto đệ trình kế hoạch của ông lên Bộ trưởng hải quân, đại sứ Hoa Kỳ tại Nhật là Grew đã báo cáo về Washington rằng: "Trong trường hợp có xung đột Mĩ-nhật thì Nhật Bản sẽ tấn công bất ngờ vào Trân Châu Cảng bằng tất cả lực lượng và phương tiện của mình" (đây là một tin đồn ở Tokyo mà một nhà ngoại giao Peru đã nói với đại sứ Grew). Tình báo hải quân Mĩ bác bỏ tin đồn này và họ phân tích rằng: "Căn cứ vào cách bố trí và sử dụng lục quân và hải quân của Nhật hiện tại, có thể thấy rằng sẽ không có bất cứ một hành động nào của Nhật nhằm đánh vào Trân Châu Cảng trong tương lai gần nhất, và nói chung cũng không có kế hoạch đó trong tương lai" (1). Cả tổng tư lệnh hải quân Harol Stark lẫn bộ trưởng hải quân Frank Knox đều nhất trí với cách phân tích đó. Ngay trong ngày nhậm thúc của đô đốc Kimmel, đô đốc Stark đã nói rõ diều này với tư lệnh mới của hạm đội Thái Bình Dương.
Trong khi khẳng định Nhật Bản không thể tấn công Trân Châu Cảng, giới lãnh đạo Mĩ cũng tin rằng có thể tránh được một cuộc chiến tranh với Nhật. Niềm tin ấy dựa trên hi vọng là Nhật Bản sẽ tấn công Liên Xô, kẻ thù chung của thế giới tư bản. Đồng thời, niềm tin ấy cũng dựa trên trong quan lực lượng Nhật Mĩ lúc bấy giờ là 1 so với 10 mà ưu thế thuộc về Mĩ. Nếu xét riêng về quân sự, ưu thế ấy có phần giảm xuống, nhưng cũng vẫn là 5/1 về máy bay, 2/1 về tàu chiến... Vì vậy, chính phủ Mỹ cho rằng Nhật sẽ không dám đánh Mĩ chừng nào mà Mĩ không chủ động tấn công Nhật trước.

(1)   N.N. Yakovlev. Sách đã dẫn, tr.49-50.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #36 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2009, 03:05:06 pm »

Do niềm tin trên, Mĩ đã liên tiếp nhượng bộ Nhật từ khi Nhật xâm lược Mãn Châu (9-1931), phát động chiến tranh xâm lược toàn Trung Quốc (từ tháng 7-1937) và cả khi Nhật kéo vào miền Bắc Đông Dương (9-1940). Mãi đến khi Nhật chiếm đóng miền Nam Đông Dương (7-1941) thì Mỹ mới tỏ ra cứng rắn; nhưng đó vẫn chưa phải là chấp nhận chiến tranh. Tổng thống Roosevelt đã phát biểu rằng: trong trường hợp Nhật Bản tấn công Thái Lan hay các lãnh thổ thuộc phạm vi ảnh hưởng của Anh hoặc Hà Lan thì Mĩ vẫn chưa cầm vũ khí. Mĩ sẽ chỉ tuyên chiến nếu Nhật xâm lược Philippines (1). Hoàn toàn có cơ sở để tin rằng nếu Nhật tấn công Liên Xô thì Mĩ sẽ không đánh sau lưng Nhật như giới lãnh đạo hải quân Nhật đã từng lo sợ. Tuy nhiên, lập trường tránh né, nhượng bộ và "không tấn công trước” của Mĩ không có nghĩa là Mĩ hoàn toàn không chuẩn bị chiến tranh. Trong khi hi vọng giới lãnh đạo Nhật sẽ coi việc tiến hành chiến tranh với Mĩ là một sai lầm (mà thực tế là một bộ phận quan trọng trong chính quyền, trong quân đội và hải quân Nhật đã bảo vệ quan điểm này), tổng thống Roosevelt vẫn khẳng định rằng: "Không phải lúc nào người Nhật cũng tránh được sai lầm, và theo những biện pháp phát triển và quy mô mở rộng các hành động chiến tranh của họ, thì sớm muộn gì họ cũng phạm sai lầm, và chúng ta sẽ phải tham chiến". (2)

Bởi thế, trong khi tiến hành cuộc đàm phán Hull-Nomura ở Washington (từ tháng 3-1941), các hoạt động quân sự của Hoa Kỳ đã bắt đầu nhộn nhịp, nhất là tại hạm đội Thái Bình Dương. Từ tháng 4 đến tháng 5-1941, Hoa Kỳ đã điều động gần 1/4 lực lượng của hạm đội Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương, bao gồm tàu sân bay Yorktown, 3 thiết giáp hạm (Missisipi, Aidaho, New Mexico), 4 tuần dương hạm nhẹ, 17 khu trục hạm, 10 tàu cứu hộ, 3 tàu tiếp dầu, 3 tàu vận tải. Ngày 28-11, theo mật lệnh của đô đốc Stark, hạm đội Thái Bình Dương lại điều động tàu sân bay Enterprise cùng 3 tuần dương hạm nặng và 9 khu trục hạm đi tăng cường lực lượng cho đảo Wake. Trong khi đó, tàu sân bay Saratoga được chuyển đến bờ biển phía Tây nước Mĩ. Đầu tháng 12 lại thêm 20 chiến hạm các loại được điều đi nơi khác. Sau cùng, vào ngày 5-12 đến lượt chiếc Lexington, tàu sân bay duy nhất còn lại ở Trân Châu Cảng, nhổ neo lên đường tới quần đảo Midway cùng với 3 tuần dương hạm nặng và 5 khu trục hạm.

( 1), (2) N. N. Yakovlev. Sách đã dẫn, tr. 43.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #37 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2009, 03:05:22 pm »

Các cuộc di chuyển lục lượng nói trên chỉ là để bố trí lại lực lượng chứ không nhằm mục đích di tản để tránh một cuộc tấn công vào lực lượng tập trung của hạm đội. Do những cuộc di chuyển nó, đến ngày 7-12, tại Trân Châu Cảng chỉ còn hơn
một nửa lực lượng của hạm đội Thái Bình Dương, nhưng đó vẫn là một lực lượng rất hùng hậu với 8 thiết giáp hạm trong tổng số 96 hạm tàu các loại.
Ngày 26-11, vài giờ sau khi lực lượng đặc nhiệm Z của Nhật rời khỏi mặt biển lạnh giá của vịnh Hitokapu, trung tá Wilfred Holmes, người chịu trách nhiệm theo dõi hoạt động của các tàu chiến Nhật, đã mật báo về phòng tình báo hải quân ở Trân Châu Cảng rằng 6 tàu sân bay Nhật "vẫn còn ở trong nước". Nhưng kể từ lúc đó, ông ta hoàn toàn bị mất dấu vết của chúng, và ngày này sang ngày khác cứ đều đều báo cáo rằng"không có tin tức gì" về những tàu sân bay này. Bằng giọng khôi hài, đô đốc Kimmel phiền trách trưởng phòng tình báo của ông là trung tá Edward Lay ton: "Anh nghĩ sao, nếu như trong giờ phút này chúng xuất hiện ngay trước Đồi Kim Cương (một địa điểm trên bờ phía Nam Oahu-tác giả), còn anh thì lại không biết gì về chúng?" (l). Tuy vậy, Kimmel vẫn không cho áp dụng bất cứ biện pháp nào để đề phòng nguy cơ mà các tàu sân bay "mất tích" ấy có thể gây ra. ông khôi hài về một nguy cơ có thể đến từ phía Nam. Nhưng nguy cơ ấy thực sự đã đến từ phía Bắc.

(1) John Toland. sách đã dẫn, tr.212
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #38 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2009, 03:05:56 pm »

* "Tora... Tora...Tora"
Lưới chắn ngư lôi chắn ngang eo biến vào cảng Trân Châu được mở ra một đoạn để chiếc tàu huấn luyện Antares từ ngoài đi vào. Đứng trên đài chỉ huy của chiếc khu trục hạm Ward, trung úy thuyền trưởng William Outerbridge dùng ống nhòm nhìn theo chiếc tàu. Không tin ở điều mình vừa thấy, ông bỏ ống nhòm xuống, lau mắt kính rồi nhìn lại một lần nữa.
Không còn nghi ngờ gì nữa, có tàu ngầm chạy theo đuôi chiếc Antares. Cảng không chờ đón khách nào như thế. Đó chỉ có thể là bọn Nhật mà thôi.
Đoạn ông ta nhẩm: Hoa Kỳ và Nhật chưa có chiến tranh nhưng mình có nhiệm vụ giữ cảng, vậy phải làm sao? Ông quyết định nhanh chóng và ra hiệu: "Tiến!"
Tàu chạy đến một điểm cách đấy 2.000m về phía trái. Đến nơi, ông ra lệnh: "Thả bom chìm".
6 giờ 51 sáng Bộ chỉ huy hải đoàn 14 nhận được điện như sau: "Chúng tôi đã tiến công bằng bom chìm một chiếc tàu ngầm hoạt động trong vùng cấm của cảng. . . ".
Nhưng vì trong vài tháng qua đã có hơn một chục sự kiện tương tự như vậy, nên đô đốc Claude Bloch tư lệnh hải đoàn chỉ ra lệnh: "Yêu cầu xác minh lại sự việc này".
Ngay sau đó, phía lục quân cũng nhận được một tín hiệu báo động tương tự.
Vào lúc 7 giờ 06 phút, từ điểm quan trắc Opana, cực Bắc đảo Oahu, binh nhất C.Elliot Jr., thuộc đoàn 515 truyền tin đang điều hành rađa, bỗng nhiên thấy lố nhố nhiều vật đen, tạo nên một giải băng đen ngang qua màn hình. Anh ta gọi bạn đồng nghiệp, binh nhất Lockard, và hai người xác định rằng các vật đang bay cách đó 137 dặm về phía Bắc. Họ gọi trung tâm điều hành và gặp một người thuộc cánh không quân tên Kerwit Tyler, báo cáo sự việc. Người đó trả lời: "Các bạn đang bận tâm, đó là các pháo đài bay mà chúng ta chờ đón sáng ngày hôm nay đấy. Họ đến tăng cường phòng thủ ở Philippines, ghé lấy nhiên liệu bên mình ấy mà".
Hai anh lính nghe, vâng lời nhưng còn hậm hục, tự nghĩ  “Pháo đài bay 4 động cơ đi từ San Francisco qua đây phải theo hướng Đông Tây chứ, còn cái này là từ hướng Bắc xuống cơ mà".
Quả vậy, những vật đen trên màn hình ra đa mà anh lính Elliot ghi nhận được chính là đoàn máy bay của Fuchida. Các phi công Nhật đã không hề biết rằng họ vừa thoát hiểm chỉ nhờ một sự bất cẩn nhỏ bé của đối phương. Từ độ cao 3500m, đoàn máy bay Nhật bay giữa một biển mây dày đặc tưởnng chừng như vô tận, khiến các phi công không tránh khỏi lo lắng. Sau gần một giờ bay, Fuchida ra lệnh cho hiệu thính viên dò bắt sóng của đài phát thanh Honolulu để ông theo đó mà xác định hướng bay của phi đoàn. Vừa may, bắt được sóng đúng vào lúc đài đang phát đi bản tin thời tiết: "Vùng trời Hawaii nhiều mây, riêng tại Oahu mây thưa thớt tập trung nhiều ở trên núi; khu vục Trân Châu Cảng trời hoàn toàn trong sáng". Fuchida chẳng còn mong gì hơn thế nữa.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #39 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2009, 03:06:24 pm »

Thêm 25 phút bay tiếp trong mây, Fuchida vô cùng mừng rỡ khi thấy bầu trời quả nhiên không còn mây mù nữa, lúc ấy là 7 giờ 40 phút sáng. Bên dưới, ông đã nhìn thấy dải bờ biển xanh phía Bắc Oahu với nhũng làn sóng tung bọt trắng. Đúng theo kế hoạch, Fuchida cho toàn phi đoàn lượn theo bờ biển phía Tây Bắc đảo để tiếp cận mục tiêu. Chẳng mấy chốc, qua ống nhòm, toàn cảnh Trân Châu Cảng đã hiện ra dưới mắt Fuchida với đầy đủ 8 thiết giáp hạm xếp hàng thẳng tắp bên dãy cầu tàu chính như trong lễ duyệt binh. Chiếc Oklahoma đứng cạnh chiếc Maryland, sau đó là chiếc West Virginia bên chiếc Teunessee, tiếp đến chiếc Arizona đúng cạnh chiếc tàu công xưởng mang tên Vestal, chiếc Nevada đúng cuối hàng, còn chiếc Califonia dẫn đầu đứng chếch hàng một chút. Cách một quãng về phía trước là kì hạm của hạm đội - thiết giáp hạm Pensylvania có hai khu trục hạm tháp tùng. Ngoài ra là vô số tuần dưong hạm, khu trục hạm và các loại hạm tàu khác, nhưng không có một tàu sân bay nào. Cả một hạm đội lớn chưa từng thấy rực sáng trong nắng sớm đã gây cho các phi công Nhật một ấn tượng rất mạnh. Đúng 7 giờ 49 phút, qua vô tuyến điện, Fuchida đánh đi mật mã "To...To...To...", có nghĩa là: đợt tấn công thứ nhất bắt đầu. Với lấy khẩu súng bắn pháo hiệu, Fuchida bắn vào không trung một phát pháo hiệu màu đen: hiệu lệnh tấn công trong điều kiện địch bị bất ngờ. Theo đúng dự kiến, 40 máy bay phóng ngư lôi của trưng tá Shigehanl Murata hạ thấp xuống lượn về Trân Châu Cảng để giáng đòn đầu tiên. 49 máy bay ném bom độ cao do chính Fuchida chỉ huy bắt đầu triển khai theo hướng đó để sẵn sàng nhập cuộc. Đoàn máy bay ném bom bổ nhào tách làm hai toán và vọt lên cao chờ giáng đòn tiếp theo trên các sân bay và Trân Châu Cảng: 25 chiếc của trung tá Akira Sakamoto đến ngay sân bay Wheeler, còn 26 chiếc do trung tá Kakuichi Takahasi chỉ huy thì đến Trân Châu Cảng và sân bay Hickam gần đó. Nhung nhóm chiến đấu cơ 43 chiếc do trung tá Shigeru Itaya chỉ huy lại không triển khai đội hình như đã dự kiến vì các phi công không nhìn thấy pháo hiệu. Fuchida buộc phải bắn thêm phát pháo hiệu nữa. Lần này, các chiến đấu cơ thực hiện đúng dự định, nhung các phi công lái máy bay ném bom bổ nhào cũng lại nhìn thấy pháo hiệu. Cho rằng pháo hiệu thứ hai có nghĩa là tính bất ngờ đã mất, họ liền hành động theo phương án hai dự phòng cho trường hợp đó Các máy bay ném bom bổ nhào lập túc lao vút xuống các sân bay địch để giáng đòn đầu tiên. Thế là kế hoạch bị xáo trộn vì các máy bay phóng ngư lôi và máy bay ném bom bổ nhào đã hành động cùng một lúc. Nhưng sự trục trặc đó không gây trở ngại nhiều. Trên bầu trời trong xanh vẫn chưa thấy máy bay Mĩ xuất hiện. Cũng không thấy có đạn súng phòng không bắn lên. Đúng 7 giờ 53 phút, ngay trước khi trái bom đầu tiên rơi xuống Trân Châu Cảng, Fuchida đánh đi mật mã
thứ hai: "Tora... Tora...Tora...". Theo tiếng Nhật, "Tora" túc là con cọp " Mật mã này có nghĩa là cuộc tấn công đã được bảo đảm hoàn toàn bất ngờ. Nhân được tin này, người vui mừng nhất chắc chắn là đô đốc Yamamoto, cha đẻ của "chiến dịch Z".
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM