Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:35:33 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương 1941-1945  (Đọc 169647 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #230 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2009, 11:28:25 pm »

* Bố trí lực lượng đôi bên

Suốt 3 năm đầu của chiến tranh Thái Bình Dương, quân số trên quần đảo Ryukyu chỉ có 600 người. Đến ngày 1-4-1944 thì quân đoàn 32 lục quân với 3 sư đoàn và 1 lữ đoàn được chuyển ra đây. Lúc ấy, Bộ tổng tham mưu Nhật đã đánh giá rằng Mĩ sẽ tiến quân đổ bộ lên nước Nhật một ngày không xa.
Trung tướng tư lệnh quân đoàn Mitsura Ushijima nắm trong tay sư đoàn 9, sư đoàn 24 từ Mãn Châu kéo về với 14.000 quân và sư đoàn 62 với 12.000 quân, nhiều năm thiện chiến ở chiến trường Trung Quốc và Lữ đoàn hỗn hợp 44 (5.000 quân). Nhưng cuối năm thì sư đoàn 9 bị điều đi Đài Loan, làm cho lực lượng của quân đoàn bị giảm sút.
Ngoài ra, còn có một trung đoàn chiến xa với 14 xe tăng hạng trung và 13 xe tăng hạng nhẹ.
Về súng nặng thì có nhiều loại đại bác của lục quân, cộng với súng cối phòng duyên 320 li bắn những viên đạn nặng 300kg.
Ngoài ra, còn có 20.000 hải quân và lính thợ đóng tàu do một Đô đốc hải quân chỉ huy.
Tướng Ushijima cho rằng Mĩ sẽ đổ bộ lên bờ biển phía Tây ở vùng bãi biển rộng Hagushi. Do đó, ông ta chủ trương không đánh Mĩ ngay tại bờ biển rộng Hagushi. Do đó, ông ta chủ Trong không đánh Mĩ ngay tại bờ biển, mà tập trung quân ở phía Nam đảo, quanh thành phố Naha thủ phủ của đảo và vùng phụ cận.
Đặc biệt, ông còn cho thành lập những tiểu đoàn cảm tử và lục lượng dân vệ với quân số 20.000 người, trong đó có hàng nghìn học sinh trung học và 600 sinh viên. 750 học sinh và sinh viên tình nguyện đăng kí vào các tổ chức du kích đánh phá hậu phương địch.
Chế ngự thành phố Naha và thành phố Shuri ở gần đó là dãy núi Shuri.
Đây là phòng tuyến chính của Nhật. Nhũng hang động, hào sâu, đường ngầm nối liền các ổ kháng cự. Hai sư đoàn mạnh nhất giữ phòng tuyến này. Lữ đoàn hỗn hợp 44 trú đóng ở cực Nam đảo cùng với một lực lượng trong đương 1 sư đoàn. Ở phía Bắc đảo thì có 2 tiểu đoàn phòng giữ. Đến tháng 3-1945, sự bố phòng kể như xong, tướng Ushijima đã có hơn 100.000 binh lính trong tay.
Như tướng Ushijima ước đoán, kế hoạch hành quân của Mĩ là sẽ đổ quân lên bãi biển Hagushi. Chiến dịch mang tên là “Iceberg" là một chiến dịch hỗn hợp hải-lục, đặt dưới quyền chỉ huy tối cao của đô đốc Spruance. Đại tướng Simon Bolivar Buckner Jr. sẽ chỉ huy quân sĩ khi lên bờ. Tập đoàn quân số 10 của ông gồm 3 sư đoàn bộ binh thiện chiến và 3 sư đoàn thủy quân lục chiến của Hoa Kỳ.
Hải quân nhận một nhiệm vụ nặng nề: vận chuyển 183.000 quân đổ bộ và 747.000 tấn quân nhu, quân cụ, khí tài từ các nơi đến bờ biển Okinawa. Họ sử dụng đến 430 tàu vận chuyển cất hàng ở nhiều nơi khắp Thái Bình Dương, từ Seattle (Mĩ) hoặc từ đảo Leyte (Philippines).
Bắt đầu từ ngày 24-3-1945, hàng ngày hạm đội và không quân bắn phá đảo. Một tuần lễ sau, các toán biệt hải người nhái bơi vào bãi biển Hagushi, tháo gỡ các chướng ngại, phá hủy các thủy lôi. Quân Nhật được lệnh tiết kiệm đạn, không bắn phá họ. Đồng thời sự yên lặng này khiến cho quân Mĩ không phát hiện được vị trí súng. Ngày 31-3 là ngày bắn phá dữ dội nhất trong lịch sử Okinawa từ ngàn xưa: 27.226 quả đạn hải pháo "trải thảm" khắp Okinawa. Nhưng hệ thống phòng thủ của Nhật không hề hấn gì. Quân Mĩ từ các chiến hạm và máy bay quan sát không phát hiện được súng lớn của họ đặt ở đâu.
Ngoài khơi lực lượng đặc nhiệm 58 (Mĩ) và 57 (Anh) gồm 1.300 hạm tàu các loại đang bố trí chuẩn bị cuộc tiến công tại bãi biển Hagushi ở phía Tây, cách Naha khoảng 20 km về phía Bắc.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #231 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2009, 11:29:31 pm »

* Cuộc đổ bộ an toàn

Ngày D là 1-4-1945, ngày lễ Phục sinh. Từ 5 giờ sáng hải pháo trải thảm khắp nơi, nhưng tập trung nhất là vùng bờ biển. Ngoài khơi, hàng trăm tàu đổ bộ dàn hàng ngang chờ đợi. Đúng 8 giờ, tàu chạy vào bờ. Hai sư đoàn bộ binh và 2 sư đoàn thủy quân lục chiến vào bờ không gặp sự chống trả. Đến tối, 60.000 quân Mĩ đã đổ bộ chiếm đóng một vùng rộng 4,5 km và vào sâu bên trong 1,5 km. Họ chỉ bị chết 28 người (trong đó có 3 người bệnh tim) và 27 người mất tích (rơi xuống biển).
Chỉ có một sự kháng cự nhỏ của dân vệ tại vùng sân bay Kadena mà thôi, ngoài ra không có một phát súng nào của Nhật. Điều này gây nên sự lo ngại lớn ở cấp lãnh đạo hành quân: con hổ chưa vồ tức là nó còn ẩn nơi nào mà mình không biết. Nó chọn giờ của nó, mồi của nó. Đơn vị nào sẽ là mồi của nó đây?
Hết ngày thứ hai, sang ngày thứ ba của cuộc hành quân, quân Mĩ từ bờ Tây, tiến đến bờ Đông, cắt đảo ra làm hai phần. Họ đã chiếm được 2 trong số 5 sân bay trọng yếu trên đảo. Đến làng Shimabuku họ gặp hai người Nhật già ra đón, tự giới thiệu một người là thôn trưởng còn người kia là giáo viên. Họ cho biết 1.300 dân làng vẫn ở tại nhà mình.
Sau một tuần lễ hành quân, quân Mĩ không đụng những trận lớn, chỉ bị bắn tỉa mà thôi và họ đã đến những nơi cần phải chiếm, đúng theo chương trình dự định.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #232 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2009, 11:32:47 pm »

* Trận cuối cùng của hải quân Nhật

Sau thất bại ở Philippines, hải quân Nhật đã kiệt quệ và không khôi phục được nữa. Khi Mĩ đổ bộ lên Iwo Jima, họ cũng không thể xuất trận. Nhưng giờ đây Okinawa bị tiến công, giới lãnh đạo hải quân nhận thấy đã đến lúc phải cho hạm đội xuất kích để đánh trận cuối cùng. Chỉ cần so sánh những gì còn lại của hải quân Nhật với các hạm đội hùng hậu của Đồng minh cũng thấy rõ đây là một quyết đinh tự sát. Phó đô đốc Ryunosuke Kusaka, tham mưu trưởng hạm đội Liên hợp phản đối sự hi sinh vô ích này vì muốn để dành lực lượng cho những trận đánh sắp tới ở ngay trên Đất Mẹ. Nhưng ông cũng không cưỡng lại được đa số muốn tuân theo truyền thống võ sĩ đạo.
Ngày 5-4, đô đốc Soemu Toyoda, tư lệnh hạm đội Liên hợp ra lệnh cho Phó đô đốc Seiichi Ito, tư lệnh hạm đội số 2 tiến đánh hạm đội địch đang thả neo ở Okinawa.
Là lục lượng chiến đấu duy nhất còn lại của Hạm đội Liên hợp, nhưng hạm đội số 2 cũng chỉ có 10 chiến hạm, gồm chiếc siêu thiết giáp hạm Yamato, tuần dương hạm nhẹ Yahagi và 8 khu trục hạm. Tất cả đang đậu tại căn cứ trong biển Nội Hải. Nhận được lệnh trên, phó đô đốc Ito liền thông báo cho các cấp chỉ huy dưới quyền, đồng thời cho mở tiệc giã từ trên các chiến hạm của ông ngay tối hôm ấy. Đây là những giây phút vui vẻ cuối cùng trước khi đi vào cõi chết. Không ai nói ra, nhưng mọi người đều biết đây là một cuộc xuất trận "tự sát" để bảo tồn danh dự hải quân Hoàng gia, theo truyền thống võ sĩ đạo. Vì vậy trên các chiến hạm, không khí cởi mở hơn, kỉ luật nới rộng hơn.
Trên tuần dương hạm nhẹ Yahagi, đại tá hạm trưởng Tameichi Hara cùng chuẩn đô đốc Keizo Komura, chỉ huy đội tàu đột kích số 2 của hạm đội, nhảy lên bàn của phòng ăn sĩ quan hát bài "Dokino Sakura” (Hoa Anh đào). Cuộc vui kéo đến hơn nửa đêm.
Trưa hôm sau, trên chiếc kì hạm - siêu thiết giáp hạm Yamato, Tư lệnh hạm đội số 2, phó đô đốc Ito chiêu đãi phó đô đốc Ryunosuke Kusaka, tham mưu trưởng hạm đội Liên hợp, người mới đến để trực tiếp giải thích sứ mệnh của hạm đội số 2 trong cuộc hành quân này.
Phó đô đốc Ito hỏi:
- Nếu bị chặn đánh trên đường đi trước khi đến Okinawa, chúng tôi phải làm gì? Phó đô đốc tham mưu trưởng hạm đội Liên hợp trả lòi:
- Ngài toàn quyền định liệu.
Suy nghĩ giây phút, Ito nói:
- Tôi thấy, tôi hiểu. Xin Ngài đừng lo nghĩ gì cho tôi. Tính tôi bình thản, tôi không có gì để luyến tiếc và sẽ từ giã cõi trần một cách thanh thản nhẹ nhàng.
Lúc 3 giờ chiều ngày 6-4, hạm đội nhổ neo rời căn cứ ra đi chiến đấu. Chiếc Yahagi dẫn đầu, tiếp đó là 4 khu trục hạm. Theo sau là chiếc Yamato và 4 khu trục hạm nữa. Trên một chiếc thủy phi cơ, phó đô đốc Kusaka bay theo đoàn tàu một thặng dài rồi mới quay trở lại.
Để chia lửa với hạm đội số 2, chiều hôm đó Bộ tư lệnh hải quân Nhật đã sử dụng 341 máy bay ném bom và phóng ngư lôi, 355 máy bay Thần phong tiến hành 10 đợt oanh kích trong suốt 4 giờ đồng hồ vào hạm đội địch ở Okinawa. Cho đến tối, 3 khu trục hạm, 1 tàu đổ bộ LST và 2 tàu chở quân nhu, đạn dược của Mĩ đã bị đánh đắm, 10 hạm tàu khác bị thương nặng. Chiến công này lập tức được báo cho phó đô đốc Ito đang hành quân trên thiết giáp hạm Yamato cùng hạm đội của ông, nhưng bằng những số liệu lạc quan hơn sự thật: 30 hạm tàu địch bị chìm, 20 chiếc khác bốc cháy.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #233 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2009, 11:33:53 pm »

Buổi tối, toàn bộ thủy thủ đoàn của tuần dương hạm Yahagi tập hợp trên boong để nghe hạm trưởng Hara đọc thông điệp cuối cùng của đô đốc Toyoda, kêu gọi họ chiến đấu đến cùng trong chiến dịch này. Ông vừa đọc xong thì nổi lên hàng loạt tiếng hô "Banzai! Banzai!" kéo dài cả 5 phút.
Không biết nghĩ sao, ông ta còn đứng lại một lúc chứ không về phòng chỉ huy. Sau đó Hạm trưởng phát biểu:
"Nhiệm vụ hôm nay là một nhiệm vụ "tự sát", nhưng tôi muốn nói cho các anh rõ: tự sát không phải là mục đích cuối cùng của cuộc hành quân này. Mục đích là chiến thắng. Các anh không phải là những con cừu mà người ta xua lên bàn mổ. Nếu chẳng may chiến hạm bị chìm, đừng lưỡng lự hãy tự cứu sống để rồi còn cống hiến cho các trận chiến khác. Tôi ra lệnh: các anh phải sống".
Sau đó, một thiếu úy hải quân xin được hỏi: "Tại sao ở học viện Hải quân, người ta bảo là phải chết theo tàu?"
Hara đáp :
- Thời phong kiến xa xưa, cái sống rất rẻ, sinh mạng con người không ra gì hết. Hiện nay chúng ta đang sống ở thế kỉ 20".
"Giáo điều Bushido (nói về nguyên tắc sống của một võ sĩ đạo) đã nói "Ta phải sống thế nào, để luôn luôn sẵn sàng chết". Ta phải hiểu theo nghĩa của thế kỉ 20 này. Chúng ta sống để chiến thắng. Thua keo này, bày keo khác, chứ không phải thua là tự sát"
Vì đây là một quan niệm rất mới đối với quân nhân Nhật nên mọi người yên lặng. Nhiều người không đồng tình hẳn.
Lúc 20 giờ, hạm đội rời eo biển Bongo ra Thái Bình Dương, di chuyển dọc theo bờ đảo Kyushu xuôi về Nam với tốc độ 20 hải lý/giờ. Sáng ngày 7-4 họ đến vùng biển rộng và sắp xếp đội hình hành quân. Chiếc Yamato ở giữa, xung quanh là các tàu chiến khác, tựa như một vòng tròn bảo vệ. Lúc 11 giờ 30, đoàn tàu đã bị một thủy phi cơ trinh sát Mĩ phát hiện.
Đô đốc Spruance, Tư lệnh hạm đội thứ 5 Hoa Kỳ ra lệnh cho Phó đô đốc Mitscher, Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm 58 hãy để cho Nhật tiến xa hơn về phía Nam, để tiêu diệt gọn không ai trở về được. Nhưng phó đô đốc Mitscher đang có một vấn đề khó giải quyết. Số là khi trận chiến ở biển Philippines xảy ra, thì các phi công báo về rằng chính họ là những người đã tiêu diệt chiếc Musashi (tàu chị em của Yamato). Còn cánh hải quân và tàu ngầm cho rằng chính họ đánh ngư lôi chìm tàu nọ. Họ đồng thanh cho rằng bom của không quân không cách gì làm chìm một chiến hạm như thế. Vì vậy Mitscher xin được lệnh cho không quân đánh lần này, và kết quả kì này sẽ là tiêu chuẩn để xác định hay phủ định thành quả của không quân kì trước.
Quá 12 giờ trưa, trên chiếc Yahagi, chuẩn đô đốc Komura là người đầu tiên phát hiện phi cơ địch. Khoảng 40 chiếc oanh tạc cơ của đợt tấn công đầu tiên chúi mũi xuống đoàn tàu. Súng phòng không bắn lên như mưa nhưng phi công Hoa Kỳ vẫn xuyên qua được lưới lửa. Hai trái bom rơi xuống gần cột buồm chính và một trái ngư lôi trúng vào cạnh sườn chiếc Yamato. Trên boong tàu, tay chân, ruột gan văng tung tóe, cả một cái đầu người văng lên cao rơi xuống trúng một pháo thủ phòng không, khiến anh ta ngất đi.
Tàu Yamato chỉ còn chạy được với tốc độ 18 hải lí một giờ nhưng hạm trưởng, chuẩn đô đốc Kosaku Ariga vẫn hướng dẫn tàu tiến tới. Chiếc Yahagi cũng bị trúng nhiều bom và ngư lôi. Đợt tấn công thứ hai của địch lại đánh cháy khu trục hạm Isokaze đang chạy tới tiếp cứu cho chiếc Yahagi. Lúc 13 giờ 35, thêm một đợt tấn công với 150 máy bay. Yamato né tránh tài tình nhưng vẫn bị trúng thêm hai trái ngư lôi nữa. Nước tràn Vào tàu nghiêng bên trái. Lúc ấy máy bay oanh tạc bổ nhào lại thả thêm 7,8 trái bom rơi trúng boong giữa, tàu nghiêng 15 độ. Một nửa trong tổng số 150 pháo phòng không và súng máy phòng không trên tàu đã bị phá hủy.
Sĩ quan phụ trách hầm tàu điện thoại lên đài chỉ huy báo: “Nước vào tàu ở mức độ tối đa. Chúng tôi phải cho nước vào để lấy lại thăng bằng cho tàu. Vì vậy, một buồng máy sẽ ngưng hoạt động". Điều này có nghĩa là tàu chỉ còn chạy được với tốc độ 9 hải lý/giờ.
Đúng 14 giờ, chiếc Yamato bị trúng quả ngư lôi thứ 8.
Điện thoại vang lên: "Vài phút nữa, buồng lái bằng thủy lực sẽ ngập, sẽ không còn điều khiển tàu được nữa".
Chuẩn đô đốc Ariga ra lệnh: "Cho tàu hướng về phía Bắc".
Ngươi Mĩ trên máy bay nhìn xuống, thấy Yamato quay vòng 180 độ, hướng mũi về nước Nhật tưởng là nó bỏ chạy. Họ phóng thêm 3 ngư lôi vào con mồi đã tử thương. Họ đâu có biết là theo quy ước võ sĩ đạo, người chết quay đầu về hướng Bắc. Và Ariga đang muốn chiếc Yamato quay về hướng Hoàng cung, bệ kiến Thiên hoàng rồi chết.
Tuần dương hạm Yahagi dẫn đầu hạm đội bị trúng 13 bom và 7 ngư lôi. Hạm trưởng Hara nhìn quanh, thấy nước tràn vào khá nhiều xung quanh các tàu khác chiếc thì cháy, chiếc thì nghiêng. Đúng 14 giờ 05 tàu chìm. Khi chuẩn đô đốc Komura trồi được lên mặt nước, xung quanh ông ta lõm bõm nhiều người bơi, mặt ai cũng đen vì dầu nhớt. Cách nơi ông khoảng 6 hải lí, chiếc Yamato vẫn di chuyển nhưng máy bay Mĩ như bầy ong vỡ tổ bâu quanh, mặc cho một lưới lửa từ tàu tung lên.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #234 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2009, 11:34:35 pm »

Đúng 14 giờ 15, quả ngư lôi thứ 12 trúng vào chiếc Yamato, tàu nghiêng 30 độ. Hạm phó Nomura báo cáo chuẩn đô đốc, hạm trưởng Ariga: "Thưa Hạm trưởng, giây phút cuối cùng sắp đến". Ariga liên lạc với phòng chỉ huy qua ống nói: "Thưa đô đốc Tư lệnh, xin Ngài rời tàu với thủy thủ đoàn, tôi ở lại với tàu”.
Đoạn quay qua Hạm phó, ông ta nói:
- "Hạm phó Nomura, ông hãy rời tàu. Đây là lệnh".
Ông ta ra lệnh cho một hạ sĩ quan buồng lái, lấy dây cột ông ta vào trụ hải bàn. Người này buộc ông ta xong thì lấy dây buộc bản thân anh ta cạnh đó. Hạm trưởng quát:
- "Đồ ngu, chúng mày còn trẻ phải sống cho nước Nhật tương lai".
Phó đô đốc Ito từ giã Ban tham mưu, mở cửa phòng mình vào trong ấy chờ chết.
Lúc 14 giờ 30, Yamato nghiêng hẳn một bên giống như con cá voi bị tử thương nhìn lên bờ. Lệnh rời tàu được ban ra. Tàu từ từ chìm xuống cùng với một tiếng nổ long trời làm rung mặt biển. Đó là kho đạn hải pháo trong tàu nổ tan dưới biển. Trong số thủy thủ đoàn 3.332 người của chiếc kỳ hạm Yamato, chỉ có 269 người sống sót.
Điều trớ trêu của lịch sử là đại tá Jiro Nomura, người đã ra lệnh phóng lên không chiếc máy bay trinh sát đầu tiên bay về Trân Châu cảng, mở màn chiến tranh Thái Bình Dương thì nay lại chính ông ta tham dự và sống sót qua cuộc tự sát của hạm đội Nhật. Sau này khi được các phóng viên Mĩ phỏng vấn (năm 1951), ông ta trả lời vỏn vẹn bằng tiếng Anh: "I have had enough" (quá đủ đối với tôi).
Trên mặt biển đầy rẫy những ván, gỗ trôi nổi, dầu loang khắp nơi và đầu người bơi lội, đột nhiên nổi lên tiếng hát đồng ca một bài ca quen thuộc của hải quân Nhật:
"Nếu tôi rời xa biển cả,
Tôi sẽ trở về như xác chết nổi trôi,
Nếu nhiệm vụ gọi tôi lên núi,
Đồng cỏ xanh sẽ là áo khoác thân tôi.
Vì đã nguyền hiến thân phục vụ Thiên hoàng,
Tôi sẽ không chết bình yên giữa thê nhi êm ấm" .
Thỉnh thoảng, xen vào âm thanh bi tráng này là những tiếng la to "Tenno Heika Banzai" (Thiên hoàng vạn tuế), chúng tỏ một người nào đó kiệt lực, đành bỏ dở nửa chừng bài hợp xướng và xuôi tay vĩnh viễn.
Tối 8-4 hạm đội số 2 trở về căn cứ chỉ còn 4 khu trục hạm Suzuki, Fuyuzuki, Yuki Kaze và Hatsushimo; trên boong chiếc nào cũng đầy người được vót từ biển lên.
Như vậy, hạm đội số 2 cũng như Hạm đội Liên hợp Nhật coi như bị xóa tên. Để làm được điều đó, quân Mĩ chỉ tấn công trong 3 giờ, mất 12 phi công và 10 máy bay bị Nhật bắn rơi.
Câu chuyện về kẻ chiến thắng và kẻ chiến bại trong trận đụng độ không - hải cuối cùng của cuộc chiến Thái Bình Dương thật là đơn giản, nhưng đã gây sủng sốt cho các nhà thống kê. Với việc siêu thiết giáp hạm Yamato bị đánh chìm, hải quân Hoàng gia Nhật cũng chìm theo.
Và nước Nhật đang bước vào giai đoạn hoàng hôn của chiến tranh.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #235 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2009, 11:35:06 pm »

* Kịch chiến tại phòng tuyến Shuri

Sau một tuần vừa hành quân vừa chiếm đóng các vị trí xung yếu mà vẫn không gặp địch, 2 sư đoàn bộ binh Mỹ được lệnh chia làm 2 cánh tiến xuống phía Nam, đến chân dãy núi Shuri. Nơi đây, đảo rộng đến 6 km, có nhiều dãy núi đá vôi đầy hang động, hẻm sâu và hẹp.
Chiều ngày 8-4, trong lúc cánh phía Tây leo lên dải núi một cách chậm chạp thì cánh phía Đông gặp sự chống cự mạnh không tiến thêm được. Biết rằng đã đụng phải phòng tuyến Nhật, tướng Buckner cho tạm lui quân, sắp xếp lại đội hình và chuẩn bị tấn công.
Sáng ngày 9, quân Mĩ bắt đầu tiến công. Nhưng hết đợt này đến đợt khác, họ bị hỏa lực mãnh liệt của địch xua xuống. Và hai ngày kế tiếp là những đợt tiến công đẫm máu, gây nên những tổn thất lớn trong hàng ngũ quân Mỹ nhưng Mĩ vẫn không chiếm được phòng tuyến Nhật. Quân Mĩ buộc phải quay về củng cố trận địa của mình. Nhận thấy quân địch đã bị đẩy lùi một số cấp chỉ huy Nhật muốn phản công tiêu diệt chúng. Trung tá Masaru Yoshida, trung đoàn trưởng trung đoàn 22 Nhật tự động cho lệnh xuất quân đêm 12. Đêm ấy, 6 tiểu đoàn quân Nhật luồn lách qua vùng bỏ trống, đào công sự kín ẩn, đợi sáng Mĩ hành quân đến vùng này sẽ “độn thổ” xáp lá cà. Nhưng trong lúc di chuyển ban đêm, họ đạp vào mìn báo động NGF, cháy sáng khắp khu. Pháo binh Mĩ bắn tới; lệnh trên truyền đến các cấp chỉ huy cho rút lui.
Khi một viên tiểu đoàn Tưởng ra lệnh "rút lui", quân Nhật đứng tần ngần, dường như họ không hiểu mệnh lệnh ấy. Từ xưa đến nay, quân Nhật không bao giờ sử dụng từ ngữ trên.
Tiểu đoàn trưởng la lên: "Đồ ngu, theo tôi, đằng sau tiến!" Thế là binh lính theo ông quay trở lại.
Trong lúc giao tranh ác liệt bắt đầu tại phòng tuyến Shuri, Bộ tư lệnh tối cao Nhật quyết định mở cuộc tấn công mới vào hạm đội địch ở ngoài khơi Okinawa.
7 giờ 30 sáng 13-4, khi các loa phóng thanh của quân đội Mĩ đồng loạt báo tin Tổng thống Roosevelt đã từ trần chiều hôm qua thì cũng là lúc 185 máy bay Thần phong, được sự hỗ trợ của 150 chiến đấu cơ Zéro, 45 phi cơ phóng ngư lôi của Nhật đánh vào hải quân Mĩ ở ngoài khơi Okinawa. Lần đầu tiên quân Nhật sử dụng một vũ khí mới, đó là bom bay OKA (Hoa Anh đào nở) (1). 8 chiếc oanh tạc cơ mang bom bay này cùng tham gia tiến công, gây nỗi kinh hoàng trên các tàu Mĩ. Một bom bay rơi trong khu trục hạm Abele đã bị thương vì một máy bay Thần Phong đánh trúng. Chiến hạm này nổ tung, bị cắt làm hai và chìm. Một trái khác đánh nổ tung khu trục hạm Stanly. Trong lúc đó, các "Thần phong" đánh chìm tàu LTS 33, đánh hư nặng một thiết giáp hạm, 3 khu trục hạm và 8 hạm tàu khác.
Tối hôm ấy, loa phát thanh của Nhật kêu gọi: "Quân đội Thiên hoàng chia buồn cùng quân Mĩ về cái chết của Tổng thống Roosevelt. Cái chết của ông ấy mở màn tấn thảm kịch của Hoa Kỳ và tấn thảm kịch ấy xảy ra ở dây, ngay đối với bản thân các người. Lực lượng đặc biệt của Nhật Bản (tức "Thần phong" TG) sẽ liên tục đánh chìm tàu bè của các người. Các người sẽ làm bạn với cây cỏ của đảo này".


(1) Bom bay này do máy bay mang theo và phóng đi. Mỗi quả bom bay có một cảm tử quân ngồi bên trong, điều khiển trái bom đánh trúng mục tiêu và hi sinh khi bom nổ.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #236 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2009, 11:36:10 pm »

Sau hai tuần lễ giao tranh, quân đoàn 32 Nhật thiệt hại 7.000 người, nhưng phòng tuyến dãy đồi Shuri vẫn được giữ vững.
Trong thời gian đó, thủy quân lục chiến Hoa Kỳ tiến dễ dàng lên phía Bắc đảo, nơi chỉ có 2 tiểu đoàn Nhật trú phòng. Nhưng khi đến bán đảo Motobu, họ phải chiến đấu trong 3 ngày, bị thiệt hại nặng nề mới chiếm được đỉnh núi Yaetake cao 400m, hoàn tất chiến cuộc ở Bắc đảo vào ngày 16-4.
Vài hải lí bên ngoài bán đảo Motobu là hòn đảo Ie Shima dài 7 km, rộng độ 1 km, trên đó có một sân bay.
Sư đoàn 77 bộ binh Hoa Kỳ đổ bộ lên đây gặp sự kháng cự mãnh hệt, nên mãi 3 ngày sau mới làm chủ được đảo.
Giờ đây quân Mĩ đã tập trung lục lượng của 5 sư đoàn sẵn sàng tiến công vào phòng tuyến Shuri, nơi có 65.000 quân Nhật trú phòng. Trung tướng John, tư lệnh quân đoàn 24 dự đoán cuộc chiến sẽ ác hệt và quân Mĩ sẽ phải tiến từng bước một. Nghĩa là cuộc chiến sẽ phải dài lâu.
5 giờ 40 phút sáng 20-4-1945, hải phán từ tàu bắn dồn dập, tập trung vào một diện tích 7km2 trước mặt quân Mĩ. Sau đó, 324 khẩu đại bác của 27 tiểu đoàn pháo binh nhả đạn vào phòng tuyến Nhật rồi dần dần nhích sâu về phía sau 100m. Trong giai đoạn pháo chuẩn bị này, quân Mĩ bắn tổng cộng 19.000 đạn trái phá, một kỉ lục ít thấy ở Thái Bình Dương. Sau đó sư đoàn 7 tiến công ở mặt đông, sư đoàn 96 ở phần giữa và sư đoàn 27 tiến công vùng núi yên ngựa ở phía Tây phòng tuyến Nhật.
Mặc dù bị pháo binh địch bắn phá mãnh liệt như thế, nhưng quân Nhật không thiệt hại bao nhiêu và họ tràn ra ngăn chặn bước tiến của quân Mĩ. Quân Mĩ 3 lần tấn công 3 lần bị đẩy lùi, tổn thất rất nặng. Sư đoàn 27 Mĩ mất 22 xe tăng. Trong giờ đầu của cuộc tấn công, Mĩ chết gần 800 quân. Và suốt 4 ngày chiến đấu ác liệt quân Mĩ không tiến được bao nhiêu. Nơi sân nhất chỉ 900m, một số nơi dậm chân tại chỗ.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #237 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2009, 11:36:48 pm »

Mãi đến ngày 27-4, người Mĩ mới chiếm được dãy núi yên ngựa Maeda, nhưng triền phía Đông vẫn còn bị quân Nhật chiếm đóng. Quân Nhật thuộc sư đoàn 24 phản công. Nhiệm vụ chiếm lại đỉnh đồi được giao cho tiểu đoàn 7 bao gồm các học sinh trung học địa phương tình nguyện, do một đại úy mới 22 tuổi tên là Tsune Shimura chỉ huy. Hết đợt này đến đọt nọ, họ leo lên đồi dưới làn mưa đạn, và cuối cùng chiếm được dãy đồi Maeda. Kiểm điểm lại 600 người đi, nay chỉ còn 150 người.
Về phía Tây của chiến tuyến, sư đoàn 1 thủy quân lục chiến phải lên thay quân cho sư đoàn 27 bộ binh Mĩ. Sư đoàn này bị chết 2700 người trong những ngày vừa qua, cộng thêm số bị thương và mất tích làm cho nó không còn khả năng chiến đấu nữa.
Sau 1 tháng chiến đấu, ngày 1-5, một cuộc họp quan trọng được triệu tập trong hang động dưới chân lâu đài Shuri (1). Có mặt tư lệnh Ushijima và tham mưu trưởng là thiếu tướng Isamu Cho, trưởng phòng tác chiến - đại tá Hiromichi Yahara và các đơn vị trưởng từ cấp lữ đoàn trở lên (2).
Trong buổi họp này, tranh cãi ngày càng gay gắt. Tướng tư lệnh với thái độ từ tốn gần như lạnh lùng quyết giữ vững lập trường "Không phản công quyết tử, kéo dài cuộc kháng cự, trường kì du kích chiến". Ông ta được đại tá trưởng phòng tác chiến ủng hộ.
Còn tướng Cho và các viên tướng tư lệnh sư đoàn, tư lệnh lữ đoàn nhất quyết đòi đánh. Dường như khái niệm "tấn công" là một đặc tính thuộc về bản chất của quân phiệt Nhật.

(1) Lâu đài của Phó vương Okinawa. Nơi đây, vào thế kỉ 19, Phó đô đốc Perry của Mỹ được chính quyền địa phương tiếp kiến.
(2) Tướng Cho là một trong số nhũng phần tử cực đoan nhất của bọn quân phiệt Nhật. Tất cả các cuộc binh biến xảy ra trước chiến tranh đều có mặt ông ta. Khi quân Nhật bị Liên Xô đánh thua ở biên thùy Mông Cổ, ông ta không chịu tuân lệnh rút quân.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #238 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2009, 11:37:36 pm »

Cuối cùng đi đến một thỏa hiệp. Sẽ tổng tiến công nhưng phải đợi hai ngày nữa mới có thời gian lập kế hoạch. Theo kế hoạch vạch ra, tiến công sẽ bắt đầu cùng lúc với máy bay xuất phát từ Nhật sang đánh tàu Mĩ và yểm trợ cho bộ binh. Cuộc tấn công sẽ diễn ra theo hai cánh. Cánh phía đông là 2 trung đoàn bộ binh, cánh phía tây là lữ đoàn hỗn hợp 44. Toàn bộ xe tăng và pháo binh của quân đoàn sẽ yểm trợ cho cả hai cánh quân đó. Mỗi cánh lại có một phân đội đổ bộ ở sau lưng quân Mĩ để quấy rối dịch. Còn một trung đoàn nữa sẽ băng qua dãy Maeda tiến tới những cao điểm giữa phòng tuyến Mĩ.
Chiều ngày 3-5, pháo binh Nhật thi nhau nhả đạn vào hàng ngũ quân Mĩ, trong lúc các phi cơ Thần phong đâm vào các chiến hạm địch. Khu trục hạm Little phát nổ chìm ngay, tàu đổ bộ LSM nổ và 5 tàu khác bốc cháy. Vào giữa khuya, 60 máy bay Nhật đến bỏ bom quân Mĩ, trong lúc đó hai đoàn thuyền nhỏ chở quân Nhật luồn lách đổ quân sau lưng phòng tuyến Mĩ.
Phân đội đổ bộ ở phòng tuyến phía dông gồm khoảng 100 người đang di chuyển trên thuyền thì bị tàu tuần Mĩ đánh và chết chìm gần hết.
Phân đội đổ bộ ở bờ biển phía Tây, lên bờ ngay nơi bố phòng của Trung đoàn thủy quân lục chiến Mĩ. Vì có người hô Banzai" (Vạn tuế) quá sớm, nên chưa kịp xung phong đã bị Mĩ phát hiện, xả súng bắn. Tổng số 88 người không còn ai sống sót. Tù binh duy nhất là con bồ câu thông tin liên lạc.
Lúc 4 giờ sáng, cuộc tấn công bắt đầu. Cánh quân phía Tây tiến đánh phía bên phải phòng tuyến quân Mĩ. 2000 quân thuộc lữ đoàn hỗn hợp 44 xung phong ngang qua một vùng đất trống, bị pháo binh và đạn súng cối Mĩ dập tan nát, không chiếm được mục tiêu đã định.
Ở cánh phía Đông, hai trung đoàn bộ binh Nhật có xe tăng yểm trợ, thọc sâu vào phòng tuyến Mĩ. Pháo binh Mĩ bắn đạn xuyên thủng, tiêu hủy phần lớn xe tăng. Mặc dù chỉ còn 9 chiếc, Đại úy Ito và 600 quân phối thuộc xe tăng vẫn tiến được đến làng Tanabaru. Trung đoàn tiến qua dãy Maeda cũng bị chặn đánh quyết liệt không tới được mục tiêu.
Đến trưa ngày 5-5, tin tức các nơi bay về chỉ huy sở cho thấy quân Nhật thảm bại mọi nơi, nên tướng Ushijima ra lệnh cho rút quân.
Trong cuộc phản công này, ngươi Nhật đã tận dụng mọi khả năng của mình mà vẫn không thể thắng nổi quân đoàn 24 của tướng Hodge. Nhưng quân Mĩ cũng thiệt hại nặng nề. Ví dụ, tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn bộ binh số 307 mất hơn một nửa quân số trong 8 ngày, và chỉ trong 2 ngày chết mất 8 đại đội trưởng. Tuy vậy dãy Maeda đã trở về tay người Mĩ.
Cuộc phản công thất bại đã làm quân Nhật tổn thất nặng. Khoảng 60.000 quân đã bị loại khỏi vòng chiến từ đầu cuộc đổ bộ đến giờ, khiến quân Nhật không còn đủ sức giữ phòng tuyến nữa.
Ngày 7-5, quân Mĩ lại đột phá phòng tuyến Nhật bằng 2 gọng kìm: quân đoàn 3 thủy quân lục chiến (gồm 2 sư đoàn) ở phía Tây và quân đoàn 24 bộ binh (3 sư đoàn) ở phía đông. Ngày hôm sau, tin Đức Quốc xã đầu hàng Đồng minh được loan báo, đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của họ. Ngày 13, quân Mĩ bắt đầu tiến đánh Naha và chiếm thành phố thủ phủ này sau 10 ngày gian tranh ác liệt. Ngày 21, thành phố Shuri bị vây từ 3 phía, những nhũng trận mưa như trút nước liên tục kéo dài đã cản bước tiến quân Mĩ. Lợi dụng thời cơ này, tướng Ushijima ra lệnh bí mật rút dần từng đợt quân ra khỏi phòng tuyến Shuri. Các đơn vị còn trụ lại vẫn quyết đánh đến cùng.
Đêm 26-5, bộ tư lệnh của tướng Ushijima rời khỏi hang động dưới chân lâu đài Shuri. Như vậy, mặc dù quân Nhật trong thành phố Shuri còn kháng cự thêm gần 1 tuần, và ở sân bay Naha thêm 2 tuần nữa, phòng tuyến Shuri của Nhật đã sụp đổ.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #239 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2009, 11:38:07 pm »

* Chiến công của các Thần phong

Ngày 25 tháng 5, hợp đồng tác chiến với cuộc rút quân ở Shuri là đợt tiến công"Thần phong" lần thứ 7 ở Okinawa. Nếu “Thần phong" đã được áp dụng ở một vài nơi trước đây, thì trong trận chiến Okinawa nó được đưa lên hàng "quốc sách", và là một thành phần hữu cơ của chiến lược, chiến thuật Nhật Bản ở đây
Ngày 25-5-1945, suốt 12 giờ liền, 176 Thần phong chia làm nhiều đợt từ Nhật đến biển Okinawa, lao mình xuống hạm đội Mĩ. Một số bị bắn, nổ tung trên trời, một số rơi xuống biển. Nhưng có những chiếc rơi đúng mục tiêu. Khu trục hạm Bates bị hai chiếc rơi trúng, nổ tung và chìm ngay. Tàu đổ bộ LSM 135 chìm; 4 chiến hạm khác bị cháy, hư hại nặng. Phó đô đốc C.R.Brown có mặt tại hạm đội Mỹ ở Okinawa viết như sau:
"Thật là một cảnh tượng lạ kì, khi đứng trên tàu ta nhìn thấy một chiếc máy bay lao thẳng vào ta. Có những pháo thủ gan dạ, đầy kinh nghiệm, nhưng khi thấy một "Thần phong" lao vào tàu mình, tự nhiên miệng há hốc ra, tay quên xiết cò. Tựa như là anh ta bị lôi cuốn bởi trò chơi quái ác đó. Thực tình mà nói, người đứng trên tàu, mục tiêu của Thần phong, lúc ấy không còn nghĩ đến mình nữa mà lại nghĩ và lo cho anh chàng kia (tức là viên phi công Thần phong - T.G)".
Cùng ngày hôm ấy, 5 chiếc máy bay hai động cơ từ Nhật bay đến, xuyên qua hệ thống phòng không, len lỏi vào không phận sân bay Youtan ở giữa đảo, 4 chiếc bị bắn rơi, một chiếc từ từ hạ cánh xuống đường băng. Máy bay vừa dừng lại thì cảm tử quân Nhật ùa ra chạy đến các bãi đậu máy bay, các bồn chứa của Mĩ. Họ dùng bộc phá, lựu đạn, tiểu liên phá hủy 7 máy bay Mĩ, làm hư hại 26 chiếc khác và làm cháy 2 bồn chứa 70.000 gallon xăng máy bay.
Các chiến đấu cơ Hoa Kỳ hoạt động gắt gao, phối hợp với mạng lưới phòng không dày đặc của hạm đội đã bắn rơi gần 90% số máy bay "Thần phong" trước khi chúng kéo đầu xuống mục tiêu. Tuy vậy, do tính chất quyết định của trận đánh ở Okinawa, Nhật Bản đã tung vào đây phần lớn lực lượng đặc biệt đó của họ. Bởi thế, mặc dù tỉ lệ thành công thấp, lực lượng Thần phong Nhật với sự trợ giúp của một số oanh tạc cơ và chiến đấu cơ khác đã đánh thiệt hại nặng hạm đội Đồng minh ở dây. Sau hai tháng rưỡi kể từ ngày 6-4 diễn ra cuộc tấn công "Thần phong" đầu tiên trên vùng biển Okinawa cho đến khi chiến sự kết thúc ở đây, 30 hạm tàu các loại của Hoa Kỳ bị đánh đắm (trong đó lớn nhất là 12 chiếc khu trục hạm), 223 hạm tàu khác bị trọng thương (trong đó có 19 thiết giáp hạm, 8 tàu sân bay nặng (3 chiếc của Anh), 2 tàu sân bay nhẹ, 3 tàu sân bay hộ tống) Trong số các tàu sân bay bị thương nặng hất có các chiếc Franklin và Bunker-hill của Mĩ, các chiếc Victorious và Indefatigable của Anh. Số binh lính và sĩ quan hải quân Đồng minh tử trận ở đây đã lên tới 4.907 người và 4.824 người khác bị thương. Số tổn thất nhân mạng của hải quân Mĩ (không kể thủy quân lục chiến) ở Okinawa chiếm 1/7 tổng số thiệt hại từ đầu chiến tranh đến lúc đó. Do bị tổn thất nặng nề, hạm đội thứ 5 của Đô đốc Spruance buộc phải rời khỏi chiến trường để hạm đội 3 của đô đốc Halsey đến thay thế.
Để đạt được thành quả trên, Nhật Bản đã mất 4.000 máy bay các loại (đa số là các "Thần phong") cùng với số phi công tương đương.
Chiến công trên tuy lớn, nhưng không đủ để xoay chuyển tình thế ở Okinawa cũng như toàn bộ cuộc chiến tranh.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM