Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 27 Tháng Năm, 2024, 01:46:36 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương 1941-1945  (Đọc 169891 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #120 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2009, 01:22:50 am »

Lúc 8 giờ 09 phút, Nagumo và bộ tham mưu của ông cảm thấy nhẹ người khi nhận được tin do máy bay trinh sát điện về: trong số 10 tàu địch, có 5 chiếc là tuần dưỡng hạm và 5 chiếc kia là khu trục hạm. Nhưng họ không có thời gian để mừng. Từ độ cao trên 6000m, 15 pháo đài bay B17 của Hoa Kỳ trút bom xuống các tàu sân bay Nhật. Đây là phi đội của thiếu tá Charles Sweeney từ Midway đi đánh Lục lượng đổ bộ Nhật từ sáng sớm. Trên đường trở về, họ ngẫu nhiên phát hiện được các tàu sân bay địch và giáng đòn cuối cùng xuống đó trước khi trở về căn cứ.
Sau ba lần đụng độ với không lực Hoa Kỳ ở Midway, Nagumo và bộ tham mưu của ông nhận thấy lực lượng này không đáng sợ. Nhung đến 8 giờ 20 họ lại phải lo âu khi nhận được tin điện, vẫn của chiếc máy bay trinh sát nói trên: dường như có một tàu sân bay đi theo đoàn chiến hạm Hoa Kỳ. Vào lúc 8 giờ 30: phát hiện thêm 2 tuần dương hạm địch. Đa số trong bộ tham mưu không tin rằng tàu sân bay Mỹ đã xuất hiện: nếu có, nó đã cho máy bay tấn công chúng ta từ lâu.
Nhung Kusaka tin là có: một đoàn chiến hạm lớn như vậy không thể không có tàu sân bay. Kusaka muốn tiến đánh hạm đội Mỹ ngay, nhưng còn băn khoăn về phi đoàn tiến đánh Midway đang trên đường quay trở về. Họ sẽ hết nhiên liệu và không tìm được tàu mẹ để hạ cánh nếu các tàu sân bay di chuyển. Ông hỏi ý kiến trung tá Genda, và viên sĩ quan trẻ tuổi nhưng đầy uy tín này đề nghị chờ các máy bay của Tomonaga trở về. Kusaka liền báo cáo dự định của ông với Nagumo: tấn công hạm đội địch sau khi phi đoàn Tomonaga đã trở về. Nagumo chấp thuận.
Lúc 9 giờ 18 phút, khi chiếc máy bay cuối cùng đáp xuống đường băng tàu sân bay, Lục lượng đột kích của Nagumo từ hướng Đông Nam quay mũi về hướng Bắc - Đông Bắc đi tìm diệt hạm đội Hoa Kỳ trong một trận quyết định mà họ hằng mong đợi.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #121 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2009, 01:23:29 am »

* Hạm đội Mỹ tiến đánh hạm đội Nhật

Sau khi đã xác định rõ ràng vị trí của Lực lượng đột kích bằng tàu sân bay Nhật, Fletcher yêu cầu Spruance tấn công ngay khi lực lượng đặc nhiệm 16 tới địa điểm thuận lợi. Tham mưu trưởng của Spruance là dại tá Míles Browning cũng đề nghị tấn công sớm để phối hợp với không quân ở Midway chia cắt lực lượng Nhật. Tán thành quan điểm đó, Spruance còn táo bạo quyết định đưa toàn bộ máy bay của ông vào tấn công cùng một lúc để diệt địch trong một đòn mãnh liệt bất ngờ.
7 giờ 02 phút, khi Lục lượng đặc nhiệm 16 dùng lại cách mục tiêu khoảng 100 dặm, cả hai tàu sân bay Enterprise và Hornet đã phóng đi tất cả các máy bay của chúng, ngoại trừ các thủy phi cơ trinh sát. 67 máy bay ném bom bổ nhào, 20 chiến đấu cơ và 29 máy bay phóng ngư lôi lao về hướng Tây - Tây Nam. Phi đoàn xuất phát từ chiếc Homet đã đến mục tiêu trước hết nhưng không phát hiện được đoàn chiến hạm Nhật. Các chiến đấu cơ và các máy bay ném bom bổ nhào do trung tá Stanhope Ring chỉ huy liền ngoặt về hướng Đông Nam để truy tìm địch trên đường tiến tới Midway. Riêng phi đội máy bay phóng ngư lôi gồm 15 chiếc do trung tá John Waldron chỉ huy không bay theo hướng đó. Căn cứ vào vết tích còn lại của luồng nước do các chiến hạm di chuyển tạo ra, vị trung tá có dòng máu lai da đỏ này ngoặt về phía Đông để tìm địch. Cũng phải mất rất nhiều thời gian Waldron mới phát hiện được đoàn chiến hạm khổng lồ với 4 tàu sân bay Nhật. Vừa lúc đó, gần ba chục chiến đấu cơ Zéro lao lên đánh chặn. Mặc dù không có chiến đấu cơ yểm trợ, Waldron dũng cảm dẫn phi đội của mình lăn xả vào đánh các tàu sân bay Nhật. Nhưng máy bay của ông đã bị bắn rơi cùng với hầu hết phi đội của mình, trước khi có thể phóng được ngư lôi. Chỉ có một chiếc thoát khỏi vòng vây của chiến đấu cơ Nhật.
Nhưng chỉ vài phút sau, một phi đội gồm 14 máy bay phóng ngư lôi Mỹ lại ập đến. Đây cũng là phi đội duy nhất trong đoàn máy bay xuất phát từ tàu Enterpnse tìm được mục tiêu và lao vào tấn công mà không có chiến đấu cơ yểm trợ. 10 chiếc bị bắn rơi. 4 chiếc còn lại bị thương nhưng vẫn phóng được ngư lôi trước khi rút chạy.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #122 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2009, 01:23:55 am »

Lại thêm một đoàn máy bay Mỹ nữa lao tới hạm đội Nhật. Lần này là các máy bay thuộc tàu sân bay Yorktown của Lực lượng đặc nhiệm 17. Mãi đến 9 giờ 06 phút, Fletcher mới cho các máy bay của ông cất cánh đợt đầu, gồm 12 máy bay phóng ngư lôi, 6 chiến đấu cơ và 17 máy bay ném bom bổ nhào. Không mất thời gian để tìm kiếm mục tiêu, phi đội máy bay phóng ngư lôi được 6 chiến đấu cơ yểm trợ bay thẳng tới đoàn chiến hạm Nhật. Các chiến đấu cơ Mỹ lập tức sa vào vòng vây của các máy bay Zéro; trong khi đó 12 máy bay phóng ngư lôi băng qua lửa đạn phòng không dày đặc của các chiến hạm Nhật để đánh các tàu sân bay. 14 quả ngư lôi đã được phóng đi, nhưng không kết quả vì trật mục tiêu hoặc các tàu Nhật tránh né được. Các máy bay Mỹ liên tiếp bị bắn rơi xuống biển hoặc nổ tan trên không, chỉ còn 2 chiếc quay trở về. Sau khi đập tan 3 đợt tấn công của máy bay xuất phát từ tàu sân bay Mỹ, Lục lượng đột kích của Nagumo đã tiêu diệt 35 trong tổng số 41 máy bay phóng ngư lôi và bắn rơi 6 chiến đấu cơ địch. Con số đó bằng 2/3 tổng số máy bay mà một tàu sân bay có thể mang theo. Do đó, Nagumo cho rằng địch chưa thể mở ngay một đợt tấn công mới. Lúc 10 giờ, ông hạ lệnh chuẩn bị chuyển sang tấn công. Trên cả 4 tàu sân bay, toàn bộ máy bay phóng ngư lôi được đưa lên boong trước, đúng xếp hàng cùng các chiến đấu cơ đang được tiếp thêm dầu. Các tàu sân bay quay mũi ngược chiều gió để chuẩn bị cho máy bay cất cánh.
Đúng lúc đó, một đoàn gồm 37 máy bay ném bom bổ nhào Mỹ do trung tá Clarence Maclusky chỉ huy ngày càng tiến đến gần. Phi đội này cất cánh từ tàu sân bay Enterprise lúc sáng, bay về phía Nam đến gần Midway vẫn không thấy hạm đội Nhật, lại quay về phía Bắc. Lần theo vệt nước do một chiến hạm chạy về phía Đông Bắc tạo ra, Maclusky đã phát hiện ra đoàn chiến hạm Nhật lúc 10 giờ 20 phút. Từ độ cao 6.000 mét tiếp cận mục tiêu, Maclusky không thấy máy bay Nhật bay lên chặn đánh. Chọn 2 tàu sân bay chạy song song ở phía trước để đánh ông chia lực lượng của mình ra làm hai và hạ lệnh tấn công. Các máy bay Mỹ bổ nhào xuống mục tiêu. Súng phòng không bắn lên, nhưng đã muộn. Trong trận mưa bom vừa trút xuống, 4 quả rơi trúng tàu sân bay Kaga, nổ tung từ buồng lái đến mũi tàu. Các máy bay trên boong cũng nối tiếp nhau nổ tan tành. Chỉ sau 2 phút chiếc Kaga ngập chìm trong lửa.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #123 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2009, 01:24:52 am »

Trên đài chỉ huy kỳ hạm Akagi, Nagumo và Kusaka đứng như trời trồng nhìn lửa thiêu chiếc Kaga và toàn bộ máy bay của nó, quên mất rằng bom cũng đang rơi ngay trên đầu mình. Một chùm 3 quả bom rơi trúng boong chuẩn bị để máy bay cất cánh của chiếc Akagi. Một quầng lửa đỏ bùng lên với tiếng nổ khủng khiếp. Lửa bắt cháy vào các máy bay đang đụng đầy nhiên liệu. Bom và ngư lôi trên các máy bay bùng nổ liên hồi. Khi hầm vũ khí nổ tung thì chiếc Akagi chỉ còn là một đống lửa khổng lồ. Nagumo không chịu rời tàu trong khi đài chỉ huy bắt đầu bốc cháy. Kusaka cố thuyết phục, xong phải phá cửa sổ đẩy ông ta ra ngoài rồi dòng dây cho tư lệnh Lực lượng đột kích tụt xuống xuồng cứu nạn. Kusaka cũng xuống xuồng bằng sợi dây ấy và đưa Nagumo sang chiếc tuần dương hạm nhẹ Nagara để tiếp tục chỉ huy.
Khói lửa bốc cao trên hai tàu sân bay bị phá hủy đã dẫn đường cho phi đội máy bay ném bom bổ nhào gồm 17 chiếc do trung tá Maxwell Leslie chỉ huy. Xuất phát từ tàu sân bay Yorktown và đang bay chệch mục tiêu về hướng Đông Nam, họ bỗng trông thấy khói ở chân trời phía Tây Bắc. Cả đoàn ngoặt ngay về phía đó. Leslie dẫn đầu rồi lần lượt đến các máy bay khác lao xuống trút bom vào 1 trong 2 tàu sân bay mà họ thoáng thấy qua lớp mây mờ. Bị trúng cả một loạt bom, tàu sân bay Soryu bốc cháy, ngập nước và chìm dần.
Sau 20 phút oanh tạc của 54 máy bay ném bom Mỹ, Nagumo mất 3 trong số 4 tàu sân bay của ông. Đến lúc ấy, tàu sân bay Hiryu mới có thể cho máy bay cất cánh đuốc. Chỉ huy trưởng đội tàu Soryu - Hiryu là chuẩn đô đốc Tamon Yamaguchi hiểu rõ rằng nếu muốn sống sót, chiếc tàu sân bay còn lại của ông phải diệt bằng được tàu sân bay địch, trước khi bị nó tấn công. Vì vậy dù chưa biết rõ số lượng và vị trí tàu sân bay địch, ông vẫn hạ lệnh tấn công. Lúc 10 giờ 40 phút, 6 chiến đấu cơ và 18 máy bay ném bom bổ nhào đã cất cánh từ đường băng chiếc Hiryu đi tìm tàu sân bay Mỹ. Theo đúng con đường mà phi đội Leslie vừa bay khỏi để về tàu mẹ, đoàn máy bay Nhật đã bắt gặp tàu sân bay Yorktown giữa đội hình Lực lượng đặc nhiệm 17 ở phía sau đoàn tàu của Spruance 15 dặm. Nhờ ra đa của tàu sân bay phát hiện địch từ xa 40 km, Fletcher đã kịp thời cho các chiến đấu cơ bay lên chặn đánh phối hợp với một hỏa lực phòng không mãnh liệt.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #124 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2009, 01:25:27 am »

Nhưng, với ý chí phục thù của các võ sĩ đạo, các phi công Nhật đã cho máy bay lăn xả vào mục tiêu mà ném bom. 16 máy bay Nhật bị hạ, chỉ còn 5 oanh tạc cơ và 3 chiến đấu cơ quay trở về. Nhưng chiếc Yorktown đã bị trúng 3 trái bom làm hỏng 2 nồi hơi và bốc cháy lúc 12 giờ 30 phút. Sau 1 giờ, đám cháy được dập tắt, nhưng 10 máy bay phóng ngư lôi cùng 6 chiến đấu cơ khác của chiếc Hiryu lại ập đến. Trong lúc chiến đấu cơ đôi bên giao tranh ác liệt, các máy bay phóng ngư lôi Nhật bất chấp hỏa lực phòng không đã phóng 2 quả trúng tàu sân bay. Bị thương nặng, chiếc Yorktown nghiêng
hẳn một bên. Lúc 3 giờ chiều, hạm trưởng Elliott Buckmaster hạ lệnh rời tàu. Chuẩn đô đốc Fletcher dời bộ chỉ huy của ông qua tuần dương hạm Astona. Vài giờ sau, chiếc tàu ngầm I-168 của Nhật do trung tá Yahachi Tanabe chỉ huy đã phát hiện được tàu sân bay bị thương Yorktown. Nó phóng 2 quả ngư lôi vào tàu sân bay này và 1 quả vào khu trục hạm Hammann ở gần đó. Chiếc khu trục hạm chìm sau 4 phút, còn tàu sân bay thì tới lúc đó mới bắt đầu chìm dần.
Trong lúc Fletcher giao chiến với máy bay Nhật thì Spruance khẩn trương tiếp dầu và nạp vũ khí cho các máy bay vừa đi chiến đấu trở về. Mọi việc vừa hoàn tất, ông hạ lệnh tấn công chiếc tàu sân bay cuối cùng của đoàn chiến hạm Nhật.
11 oanh tạc cơ mang bom 100 cân Anh và 13 chiếc mang bom 500 cân. Tất cả do trung tá Wilmer Gallaher chỉ huy, xuất kích lúc 15 giờ 30 từ tàu sân bay Enterprise.
Lúc 16 giờ 30, tàu sân bay Hornet cũng phóng thêm một phi đội oanh tạc cơ.
Lúc 17 giờ 03, phi đội đầu tiên đến nơi và bắt đầu tiến công. 4 trái bom rơi xuống tàu sân bay Hiryu, làm thủng đường băng, nổ bên trong tàu, gây đám cháy lớn.
Sau đó oanh tạc cơ của chiếc Hornet đến, thấy tàu sân bay đang cháy dữ dội, họ lựa các tàu khác để tấn công.
Rồi oanh tạc cơ B17 của lục quân đóng ở Midway cũng đến tham chiến.
Suốt 9 tiếng đồng hồ sau đó, người Nhật cố gắng chế ngự hỏa hoạn nhưng cuối cùng hầm đạn nổ. Chuẩn đô đốc Yamaguchi và hạm trưởng Tomeo Kalu ra lệnh cho mọi người rời tàu. Hai ông chết theo tàu sáng sớm ngày 5-6-1942.
Với sự hủy diệt của tàu sân bay thứ 4 trong Lực lượng đột kích của phó đô đốc Nagumo, hải quân Nhật mất đi một phần lớn sinh lực. Tính chung toàn trận đánh, Nhật mất 4 tàu sân bay, 1 tuần dương hạm nặng, 6 hạm tàu khác, cùng 332 máy bay và 3.500 sinh mạng. Mỹ chỉ mất 1 tàu sân bay, 1 khu trục hạm, 147 máy bay và 307 sinh mạng.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #125 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2009, 01:26:46 am »

* "Làm sao có thể báo cáo lên Thiên hoàng…"

Vào những giờ đầu tiên của ngày 4 tháng 6, Bộ tư lệnh hạm đội Liên hợp tập trung trên đài chỉ huy của siêu thiết giáp hạm Yamato.
Mặt trời mọc vào lúc 4 giờ 32 nhưng mây mù dày đặc, mọi người tự hỏi, không biết tàu sân bay của đô đốc Nagumo có thể phóng máy bay được không?
Lúc ấy, Bộ tư lệnh cách đảo Midway 800 dặm, cách đội tàu sân bay 600 dặm.
Lúc 5 giờ 55, bộ phận điện đài của chiếc Yamato bắt được điện của máy bay quan sát báo về cho hạm đội hành quân biết đã gặp 15 máy bay địch bay về hướng các tàu sân bay nhưng không khí chung ở Bộ tư lệnh là lạc quan.
Sau đó, nghe thêm những câu nói của phi đoàn trưởng Tomonaga, người chỉ huy các máy bay đợt một dội bom Midway, yêu cầu cho xuất kích đợt hai.
Mọi người trong Bộ tư lệnh chờ mãi mà không nghe gì về việc đợt máy bay thứ hai xuất kích. Trái lại, lúc 7 giờ 40 lại nghe máy bay trinh sát báo là gặp 10 tàu địch.
Chừng ấy mọi người mới ngẩn ra. Sĩ quan quân báo ngồi yên, nhìn xuống, trong lúc bao nhiêu cặp mắt nhìn vào ông ta như thầm trách móc: Tình báo mà không biết cái gì hết. Nó ở gần bên hông mà cứ cho là nó ở tận mãi đâu đâu'.
Nhưng dù sao, họ cho rằng tình hình vẫn chưa xấu lắm!
Đến 8 giờ 30 mới biết là đã thấy một tàu sân bay địch.
Lúc ấy, Cục trưởng hành quân mới nhớ ra rằng: "Ủa, sao chưa thấy Nagumo cho xuất kích đợt hai?". Nhưng họ còn bám vào hy vọng: đợt hai chưa xuất kích đánh Midway thì chắc chắn sẽ xuất kích đánh đoàn tàu địch. Nhưng họ không hề biết nỗi lẩn quẩn của Nagumo, thay ngư lôi bằng bom, rồi thay bom bằng ngư lôi và cuối cùng quân địch kéo tới...
9 giờ, máy phóng thanh cho hay 10 máy bay cất cánh từ tàu sân bay địch, tiến về hạm đội Nagumo. Rồi im bặt. Mọi người chờ đợi. 10 giờ 50, trung tá Mado, trưởng phòng truyền tin vào phòng họp, chào tư lệnh Yamamoto. Không nói một câu nhưng mắt ứa lệ, ông trao cho Tư lệnh một bức điện vừa nhận được của Nagumo: "Các tàu sân bay Kaga, Soryu, Akagi bốc cháy vì bị máy bay của đảo và của tàu sân bay tấn công. Chúng tôi dự định phóng máy bay từ chiếc Hiryu để tấn công hạm đội địch. Chúng ta cần tạm thời rút về phía bắc để tập hợp lại lực lượng".
Yamamoto im lặng, mọi người im lặng. Mong mỏi chiến thắng xem dễ như trở bàn tay, giờ đây 75% sinh lực bị mất đi.
Khi ấy Yamamoto mới quyết định: Tập trung mọi lực lượng về tiếp cứu cho Nagumo. Mặc cho trời xấu, sương mù dày đặc, đoàn chiến hạm của ông cứ tiến tới với tốc độ 22 hải lý/giờ. Ông lại ra lệnh cho đoàn tàu đánh quần đảo Aleutian lui về họp đoàn. Nhưng Yamamoto còn cách Nagumo quá xa, không sao ứng cứu kịp. Lúc 16 giờ 15, chuẩn đô đốc Yamaguchi điện về cho Yamamoto "Địch quân có 3 tàu sân bay, 5 tuần dương hạm, 15 khu trục hạm. Chúng tôi đã diệt xong 2 chiếc".(1)

(1) Thực ra họ đã đánh hai lần vào một tàu sân bay là chiếc Yorktown.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #126 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2009, 01:27:04 am »

17 giờ 36: máy bay trinh sát cho hay địch rút về phía Đông (tức về Hawaii).
17 giờ 55: Đô đốc Nagumo điện về cho biết tàu sân bay Hiryu bị máy bay địch đánh cháy. Thế là đã mất trọn tất cả 4 chiếc tàu sân bay của Lục lượng đột kích.
Trong cơn thất vọng lớn lao, mọi người đều đề nghị tập trung tất cả lực lượng còn lại tiến đến Midway, dùng hải pháo oanh tạc để hủy diệt đảo này. Nhưng đô đốc Ugaki, tham mưu trưởng nói: "Làm như thế là điên rồ và tự sát. Các thiết giáp hạm sẽ bị máy bay và tàu ngầm địch đánh chìm trước khi đến gần đảo. Trong đánh giặc cũng như đánh cờ, dễ thua vì mất bình tĩnh. Ta hãy kiên trì, rút kinh nghiệm và đợi dịp khác vậy".
Một sĩ quan tham mưu nóng nảy nói: "Làm sao có thể báo cáo lên Thiên hoàng về thất bại này được?".
Tức thì đô đốc Yamamoto cất tiếng: "Đó là việc của tôi. Tôi nhận lãnh trách nhiệm báo cáo việc này lên Thiên hoàng". Qua câu này, mọi người đều hiểu: ông ta bỏ kế hoạch hành quân Midway.
Đáng lý ra lục quân Nhật đổ bộ lên đảo Midway sáng ngày 6-6. Nhưng hôm nay ngày 5, hạm đội Nhật thảm bại hướng mũi quay về. Một trong những trận hải chiến lớn nhất trong lịch sử chiến tranh đã kết thúc.
Mọi mục tiêu chiến lược của kế hoạch đánh chiếm MIDWAY đã tiêu tan. Hải quân Hoàng gia đã mất đi một quả đấm thép. Người Mỹ bảo vệ được "con đê" của họ, giữ được quyền kiểm soát Thái Bình Dương và từ nay không lùi bước nữa.
"Hải quân đã phạm một sai lầm lớn!" - Tướng Moritake Tanabe, phó tổng tham mưu tưởng lục quân phán xét. Còn tham mưu trưởng của hạm đội Liên hợp, đô đốc Ugaki thì nói rằng: "Chiến tranh là một chuỗi sai lầm mà cả hai bên đều phạm phải. Chiến thắng về với kẻ nào ít phạm lỗi nhất" .
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #127 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2009, 01:28:02 am »

TRẬN CHIẾN GIÀNH QUẦN ĐẢO SALOMÓN-GUADALCANAL

* Những kế hoạch chiến lược mới

Sau thất bại Midway, mùa thu 1942 quân Nhật tiến xa hơn nữa về phía Nam Thái Bình Dương, nhằm mưu toan cô lập Úc với Hoa Kỳ, ngăn ngừa không cho Mỹ đem quân viện đến đấy.
Nằm về phía Bắc và Đông Bắc Úc là đảo New Guinea và vòng cung quần đảo Salomons. Âm mưu của Nhật là xuất phát từ đây đánh chiếm quần đảo New Hebrides và New Caledonia, hoàn tất việc khóa chặt cánh cửa đi vào Úc.
Từ đầu chiến tranh cho đến giờ, họ đã chiếm xong 2 phần 3 đảo New Guinea. Các sân bay tại đây đã cho phép máy bay Nhật vừa phong tỏa một phần lãnh hải Úc vừa cho phép họ bỏ bom hải cảng lớn ở phía Bắc lục địa này là Port Darwin, cửa ngõ của Úc hướng về Đông Nam Á.
Còn Salomons là một quần đảo vừa san hô vừa núi lửa. Đặc điểm là nhiều đảo có núi cao, rừng già bao phủ. Đây là vùng khí hậu nhiệt đới phía Nam xích đạo, ở vào khoảng vĩ độ 10 độ Nam. Vì nằm giữa đại dương nên không lúc nào có mùa khô
Quần đảo gồm một chuỗi đảo như Bougainviue, Choiseuil, Santa Isabel, Malaita, New Georgia, San Cristobal...Ở cực Đông Nam của quần đảo này là Guadalcanal, một hải đảo dài gần 150km, nơi rộng nhất hơn 50km, ở giữa có một chuỗi núi lửa, từ đó phát xuất các con sông đổ ra biển.
Trung tâm dân cư của quần đảo là Tulagi, một thành phố cảng trên hòn đảo nhỏ Flonda cách Guadalcanal 20 dặm về phía Bắc. Nơi đây trước kia có chính quyền do Úc Đại Lợi quản trị.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #128 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2009, 01:28:29 am »

Dân cư quần đảo này, ngoài một số viên chức lo việc hành chính, quản lý hoặc chủ đồn điền trồng dừa người da trắng, còn lại là người Mélanésian da đen, tóc quăn, đời sống còn sơ khai, có thói hay gây chiến giữa các bộ tộc và săn đầu người.
Khi người Nhật đến quần đảo Salomons vào tháng 4-1942, thì người Úc đã tháo chạy, không chống dối gì. Vì ít quân nên Nhật chỉ chiếm một số đảo. Còn hải quân thì đóng tại cảng Rabaul, trên đảo New Britain trong quần đảo Bismarck, cách quần đảo Salomons độ 200 dặm về phía Tây Bắc.
Ngươi Nhật chọn đảo Guadalcanal làm căn cứ tiền phương và xây dựng một sân bay ở phía Bắc đảo. Đầu tháng 7, họ đưa đến đây khoảng 1.500 công nhân xây dựng người Triều Tiên cộng với một tiểu đoàn công binh và một tiểu đoàn hải quân xung kích. Dự định của họ là, xuất phát từ đây, họ kiểm soát vùng biển tiếp cận lãnh hải Úc, đồng thời làm bàn đạp đánh New Hebrides (thuộc Anh - Pháp) và Tân Caledonia (thuộc Pháp). Vì tin rằng đến mùa hè 1943 thì may ra người Mỹ mới đủ sức phản công, người Nhật tỏ ra không vội vã trong việc hoàn thành xây dựng sân bay này. Bằng lao động chân tay và phương tiện cơ giới thô sơ, họ dự tính làm xong trong hai tháng.
Trong khi đó, tại Melboume (Úc), Bộ tư lệnh của tướng Mac Arthur chịu trách nhiệm chính khu vục Tây - Nam Thái Bình Dương (bao gồm Đông Nam Á, Úc và các đảo phụ cận) đã soạn thảo xong một kế hoạch phản công chiến lược tại khu vực này. phối hợp với Nimitz (người phụ trách tất cả phần còn lại của Thái Bình Dương) và xin thêm viện binh từ Washington. Mac Arthur dự định phản công theo 3 bước: bước 1 đánh chiếm căn cứ không quân của hải quân Nhật ở Tulagi; bước 2 chiếm phần còn lại của quần đảo Salomons và bước 3 chiếm lại New Guinea cùng căn cứ Rabaul trên đảo New Britain.
Khi được tin Nhật chiếm Guadalcanal và xây dựng sân bay ở đây, Marc Arthur hiểu ngay ý đồ của họ. Ông quyết định đập tan ý đồ đó trong kế hoạch phản công của mình. Thế là bước 1 được bổ sung nhiệm vụ chiếm giữ Guadalcanal và trở thành "chiến dịch Watchtower" (Tháp canh), được Washington phê chuẩn, giao cho hạm đội Thái Bình Dương cùng các lục lượng của Mac Arthur thực hiện.
Chuẩn đô đốc Fletcher, người chiến thắng ở biển San Hô và ở Midway, được Nimitz chọn cử làm tư lệnh chiến dịch. Dưới quyền ông có chuẩn đô dốc Richmond Kelly Tumer chỉ huy Lực lượng thủy quân lục chiến và thiếu tướng Alexander Vandeglift chỉ huy 17.000 thủy binh đổ bộ chiếm đóng các mục tiêu.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #129 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2009, 01:28:53 am »

* Giành giật Guadalcanal

Ngày 7-8, chiến dịch phản công đầu tiên của Hoa Kỳ ở Tây - Nam Thái Bình Dương bắt đầu. 82 tàu chở quân và chiến hạm hộ tống, được sự yểm trợ của 3 tàu sân bay, 1 thiết giáp hạm, 5 tuần dương hạm và 16 khu trục hạm, đã đổ quân cùng một lúc xuống Tulagi và Guadalcanal.
Người Nhật hoàn toàn bất ngờ, chạy tán loạn vào rừng sâu, rồi mới cấp báo bằng điện đàm về Bộ tư lệnh ở Rabaul. Nhật phái máy bay đến bắn phá bãi đổ bộ nhưng đến tối hôm đó quân Mỹ đã đổ bộ lên Guadalcanal 11.000 người, lên Tulagi 6.000 mà không gặp sự cố gì.
Nhưng ngay đêm ấy, phó đô đốc Gunichi Mikawa đem một hạm đội gồm 5 tuần dương hạm nặng, 2 tuần dương hạm nhẹ và 1 khu trục hạm xâm nhập vùng biển giữa Guadalcanal và Tulagi đánh chìm 4 tuần dương hạm Mỹ, giết hại hơn 1000 người làm bị thương hơn 700 người khác thuộc Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ.
Sáng hôm sau, hạm đội Mỹ khoảng sợ, rút về Noumea (thủ phủ đảo Tân Caledonia) cách đó 800 dặm. mang theo số lương thực và quân trang chưa đổ bộ kịp. Quân trên bờ chỉ có một tháng lương thực và đạn dược với một số xe tăng hạng nhẹ.
Nhưng cũng từ chiến thắng này mà Bộ tư lệnh hành quân Nhật phạm từ sai lầm này sang sai lầm khác. Sai lầm lớn nhất và căn bản của các sai lầm về sau là họ cho rằng trong một ngày Mỹ chỉ có thể đưa 2.000 quân với vũ khí nhẹ xuống đảo là tối đa mà thôi.
Sai lầm kế đó là họ đánh giá đây là một cuộc hành quân chớp nhoáng "đánh rồi chạy chứ không có tầm vóc chiến lược.(1)

(1) Với suốt một chuỗi dài chiến thắng vừa qua, người Nhật mắc phải bệnh chủ quan tự tin ở mình. Họ thường lấy khả năng của mình làm chuẩn mục để đánh giá đối phương chứ không tính toán trên thực tế khả năng của của đối phương. Điều này sẽ dẫn họ đến thảm họa về sau.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM