Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:00:02 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương 1941-1945  (Đọc 169645 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2009, 05:11:25 pm »

Cuộc chiến tranh Thái Bình Dương
Nhà xuất bản: Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Năm xuất bản: 2002
Số hoá: ptlinh, LuuHuongSoai

Lời nói đầu

Cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương (TBD) là một trong những bộ phận hợp thành cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ hai (1939-1945). Mặc dù không sánh được với cuộc chiến châu Âu, đặc biệt là cuộc chiến tranh Xô-Đức, về mức độ tập trung binh lực và vai trò quyết định đối với cuộc Chiến tranh Thế giới. nhưng chiến tranh TBD diễn ra trên bình diện lớn, gồm nhiều cường quốc tham gia, và có ảnh hưởng tới vận mệnh của đa số các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi có số dân chiếm tới quá nửa nhân loại.
Do tầm quan trọng về nhiều phương diện, cuộc chiến tranh TBD đã được nghiên cứu sâu rộng ở Mỹ, Nhật, Anh, Liên Xô và nhiều nước tham chiến khác. Trong 50 năm qua kể từ khi cuộc chiến tranh Thái Bình Dương bắt đầu, hàng nghìn công trình về đề tài này đã được công bố. Trong số đó phải kể đến các tác phẩm của các chính khách và quân nhân đã trực tiếp lãnh đạo và chỉ huy các chiến trường hồi đó. Ở Mỹ, đó là di cảo của Tổng thống F.D. Roosevelt (l) và các hồi ký của G.Ken nan, cố vấn của Tổng thống, của các ngoại trưởng Chua và J.Bymes, của đại sứ J.C. Grew, của tổng thống H.S. Tru man, của tướng D.Mac Arthur, của tướng J. Wainwright, của đô đốc H.Kimmel và của nhiều nhân vật khác. Ở Anh, là các hồi ký của thủ tướng W.Churchill và ngoại trưởng A.E den... Ở Liên Xô, trận tiêu diệt đạo quân Quan Đông của Nhật ở Mãn Châu được diễn tả trong các hồi ký của nguyên soái A. Vasilesvski và của tướng S.M. Stemenko... Ở Nhật, mặc dù sự bại trận và việc trừng phạt các tội phạm chiến tranh đã loại trừ nhiều nhân vật hàng đầu trong chính phủ và quân đội thời đó, người ta vẫn có thể đọc nhật ký của thủ tướng Fumimaro Konoe, các hồi ký của hoàng thân Koichi Kido, ngoại trưởng Shigenori Togo, đổng lý văn phòng phủ thủ tướng Hisatsune Sakomizu, của đại sứ Kichisaburo Nomura, tự truyện của thủ tướng Kantaro Suzuki, nhật ký của tướng Korechika Anami, hồi ký của trung tá Mitsuo Fuchida...

(1) Để bạn đọc tiện tham khảo các tài liệu khác, các tên đất, tên biển, tên người... ở các khu vực nói tiếng Anh, tiếng Pháp, chúng tôi dùng từ gốc (tiếng Anh, 1 tiếng Pháp). Các khu vục khác cũng được dùng từ gốc nhung chuyến tư Loạn hoặc theo cách dùng quen thuộc của Việt Nam.
 
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #1 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2009, 05:11:53 pm »

Bên cạnh đó là các công trình nghiên cứu của các nhà sử học và lịch sử quân sự, trong đó cuộc chiến tranh Thái Bình Dương đã được trình bày tỉ mỉ kỹ càng đến từng nhân vật, từng chi tiết sự kiện, thậm chí diễn biến từng giờ từng phút của từng sự kiện. Qua đó những nguyên nhân, ý nghĩa/ bài học... của các sự kiện cũng như của toàn bộ cuộc chiến tranh đã được phân tích đầy đủ. Trong số các nhà nghiên cứu ấy, có thể kể đến Maurice Matloff, Louis Morton, Samuel Morison, John Toland... ở Mỹ; David James, Fohn Ehman/ John Gwyer... ở Anh; Takushiro Hattori, Sokichi Takagi... ở Nhật; Nikolai Nikolaievich Yakovlev, L.N. Vnotsenko... ở Liên Xô.
Dĩ nhiên, giữa các công trình ấy vẫn có sự khác biệt về quan điểm trong nhận định và đánh giá các sự kiện. Ví dụ, các nhà sử học Mỹ cho đến nay vẫn còn tiếp tục tranh cãi về nguyên nhân dẫn đến thảm họa Trân Châu Cảng và chiến tranh Nhật - Mỹ; hoặc giữa giới nghiên cứu phương Tây với các nhà sử học Xô viết vẫn còn khoảng cách rất xa trong việc đánh giá vai trò của chiến dịch đánh tan đạo quân Quan Đông và vai trò của bom nguyên tử đối với sự đầu hàng của Nhật Bản... Tuy vậy, những sự khác biệt này không cản trở việc biên soạn những bộ sử lớn về cuộc chiến tranh, như bộ lịch sử các chiến dịch của Hải quân Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ hai" của Samuel Morison, 16 tập/ xuất bản từ 1946 đến 1960 ở Mỹ, công trình 5 tập của Woodburn Kirby: cuộc chiến tranh chống Nhật" xuất bản ở Anh từ 1957 đến 1969; bộ "Lịch sử cuộc chiến tranh Thái Bình Dương" 5 tập xuất bản ở Liên Xô năm 1958...
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #2 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2009, 05:12:40 pm »

Trong toàn bộ tiến trình của cuộc chiến tranh TBD, Việt Nam (lúc đó nằm trong xứ Đông Dương thuộc Pháp) chiếm vị trí rất đáng lưu ý Chính việc quân Nhật kéo vào Đông Dương (tháng 9-1940), rồi tiến xuống miền nam Đông Dương (tháng 7-1941) đã làm cho quan hệ Nhật - Mỹ căng thẳng đến tột độ và trực tiếp dẫn đến chiến tranh. Thực tế là Đông Dương bị đặt vào tình thế tham chiến ngay từ đầu cho đến cuối cuộc chiến. Trong suốt thời gian đó, Bộ tư lệnh đạo quân phương Nam, lực lượng chủ yếu để thực hiện tham vọng bành trướng của Nhật trên khắp khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ, được đặt tại Sài Gòn. Với hơn hai triệu người chết đói do chính sách triệt để lấy chiến tranh nuôi chiến tranh của Nhật, cộng thêm một số không nhỏ những người thiệt mạng vì bom đạn mà đến nay vẫn chưa được thống kê, Việt Nam trở thành một trong những dân tộc chịu nhiều tổn thất trong cuộc chiến tranh này. Mặt khác, cuộc chiến tranh cũng tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam. Dự kiến rằng "phe dân chủ đại thắng ở Thái Bình Dương, Liên Xô đại thắng, cách mạng các thuộc địa Pháp, Nhật sôi nổi và nhất là quân Trung Quốc hay quân Anh - Mỹ tràn vào Đông Dương" (1) Đảng Cộng Sản Đông Dương phân tích sâu sắc "cuộc chiến tranh Thái Bình Dương và trách nhiệm cần kíp của Đảng"(2) để lãnh đạo cao trào cách mạng giải phóng dân tộc. Từ đó, dân tộc Việt Nam đã gan góc đứng về phe Đồng Minh chiến đấu trong suốt cuộc chiến tranh. Trong quá trình đó, Đảng đã quan tâm theo dõi mọi diễn biến của cuộc chiến tranh thế giới, cuộc chiến Xô - Đức, đặc biệt là cuộc chiến tranh Thái Bình Dương để điều chỉnh đường lối cách mạng cho phù hợp với thời cuộc và chớp đúng thời cơ phát động Tổng khởi nghĩa vào tháng 8-1945 giành độc lập cho dân tộc.
Rõ ràng cuộc Chiến tranh TBD có quan hệ mật thiết với cách mạng nước ta. Nhưng số công trình viết về cuộc chiến tranh này được công bố và lưu hành ở Việt Nam còn quá ít. Chiến tranh TBD chỉ được đế cập trong một số ít trang của một vài cuốn sách giáo khoa lịch sử thế giới hiện đại dùng trong nhà trường. Số lượng các công trình của nước ngoài về đề tài này được dịch sang tiếng Việt hoặc nguyên tác ở Việt Nam cũng còn ít.

(1) Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam: văn kiện Đảng 1930-1945, Ban nghiên cứu lịch sử Đảng trung ương xuất bản. Hà Nội 1977, trang 215.
(2) Xem sách trên, trang 285-302.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #3 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2009, 05:13:06 pm »

Với hy vọng cung cấp thêm cho độc giả (trước hết là cho các nhà giáo và học sinh đang giảng dạy và học tập lịch sử trong nhà trường) những kiến thức phổ thông về cuộc chiến tranh TBD, chúng tôi cố gắng biên soạn cuốn sách này. Nhưng do những hạn chế về nguồn tư liệu tham khảo, về năng lực và những lý do khác, chúng tôi chưa thể phân tích đầy đủ, sâu sắc về các vấn đề của cuộc chiến tranh này. Tuy nhiên, việc trình bày các sự kiện dưới hình thức ký sự lịch sử sẽ giúp bạn đọc dễ dàng hình dung toàn cảnh với những diễn biến cụ thể của cuộc chiến tranh, lấy đó làm cơ sở để đi sâu tìm hiểu nguyên nhân, bản chất hoặc đánh giá các sự kiện; đồng thời hiểu rõ thêm về đất nước, con người của các cường quốc tham chiến.
Theo Từ điển bách khoa Quân sự Liên Xô (Moskva, 1986) thì chiến cuộc TBD (1941-1945) bao gồm toàn bộ các hoạt động quân sự giữa các lực lượng vũ trang Nhật Bản với Mỹ và Đồng minh của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương. Hiểu như thế thì cuộc chiến tranh TBD bao gồm cả cuộc chiến tranh chống Nhật của Trung Quốc và hoạt động bành trướng của Nhật ở ấn Độ và Ấn Độ Dương... Tuy nhiên, cuộc chiến tranh Trung - Nhật bùng nổ từ trước, có những đặc điểm và tính chất riêng biệt lại ít biến động từ khi chiến tranh TBD bắt đầu nên chúng tôi không trình bày kỹ trong sách này để tránh cho cuốn sách trở nên quá nặng. Cuốn sách cũng không đi sâu vào chính sách cai trị của Nhật ở những vùng bị chiếm và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trong chiến tranh ở các thuộc địa. Để làm nhẹ bớt dung lượng cuốn sách, chúng tôi cũng bỏ qua một số sự kiện, như việc quân Nhật đánh chiếm các đảo ở Thái Bình Dương, việc đồng minh đánh vào Indonesia...
Ngược lại, chiến dịch Mãn Châu mà quân đội Liên Xô tiến hành nhằm tiêu diệt đạo quân Quan Đông của Nhật là một bộ phận của cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân Liên Xô hơn là của cuộc chiến tranh TBD, nhưng chúng tôi vẫn trình bày kỹ sự kiện này vì tầm quan trọng của nó đối với việc kết thúc chiến tranh.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #4 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2009, 05:13:30 pm »

Cuộc chiến tranh TBD mà người Nhật gọi là "Chiến tranh Đại Đông Á" cùng chung nguyên nhân với cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Đó là mâu thuẫn giữa các cường quốc đế quốc tồn đọng từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Tại châu Á - Thái Bình Dương, mâu thuẫn đó thể hiện bằng sự tranh chấp ngày càng quyết liệt giữa Nhật Bản với các đế quốc phương Tây mà trước hết là Mỹ về thuộc địa, thị trường, quyền kiểm soát kinh tế và chính trị đối với các dân tộc trong khu vực. Mâu thuẫn đó sâu sắc tới mức vượt qua cả mâu thuẫn giữa Nhật Bản (và thế giới tư bản nói chung) với Liên Xô mà họ luôn tìm cách bóp chết. Trong khi phát xít Đức giáng đòn tấn công trước hết vào các cường quốc tư bản châu Âu rồi mới tiến đánh Liên Xô thì quân phiệt Nhật đã chọn Mỹ và các đế quốc phương Tây làm đối thủ chính của mình, đồng thời hòa hoãn với Liên Xô ngay cả khi quân Đức tiến gần đến Moskva và Hitle ra sức hối thúc Nhật cùng đánh Liên Xô. Sự lựa chọn ấy xuất phát từ những tính toán về chiến lược, chiến thuật, nhưng cũng cho thấy những xung đột về quyền lực kinh tế và chính trị là nghiêm trọng hơn so với mâu thuẫn về hệ tư tưởng.
Xuất phát từ nguyên nhân trên, cuộc chiến tranh TBD về cơ bản mang tính chất đế quốc chủ nghĩa đối với cả hai bên tham chiến. Tuy vậy, kẻ châm ngòi lửa chiến tranh để dẫn tới bao thảm họa cho các dân tộc châu á - Thái Bình Dương chính là bọn quân phiệt Nhật. Do đó, các lực lượng đấu tranh vì độc lập, dân chủ và tự do đã đứng về phía Đồng Minh chống Nhật. Vì không hiểu rõ tính chất phi nghĩa của chiến tranh nên bính lính, sĩ quan và cả một bộ phận không nhỏ dân chúng Nhật đã chiến đấu quyết tử "vì Thiên hoàng và vinh quang của Nhật Bản" theo truyền thống võ sĩ đạo. Sự thật khách quan đó được trình bày trong sách này sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về tính cách người Nhật biểu hiện trong chiến tranh thế giới thứ hai
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #5 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2009, 05:13:52 pm »

Trên thực tế, bọn quân phiệt Nhật bắt đầu nhen ngọn lửa chiến tranh ngay từ ngày 18-9-1931 với việc tiến hành xâm lược Mãn Châu, biến vùng này thành thuộc địa và căn cứ quân sự của chúng. Nhật Bản đã dựng lên ở đây chính phủ Mãn Châu quốc" do Hoàng đế cuối cùng của triều đại Mãn Thanh đã bị lật đổ là Phổ Nghi làm vua bù nhìn.
Chính sách thỏa hiệp và nhượng bộ của Mỹ - Anh - Pháp đối với bọn phát xít quân phiệt đã khuyến khích chúng đẩy mạnh việc xâm lược. Ngày 25 tháng 11 năm 1936, Nhật và Đức ký hiệp ước liên minh quân sự nhằm chia lại thế giới nhưng núp dưới chiêu bài "chống quốc tế cộng sản". Ngày 7 tháng 7 năm 1937, gây ra "sự biến Lư Câu Kiều”, bọn quân phiệt Nhật bắt đầu tiến hành chiến tranh xâm lược toàn Trung Quốc. Do lực lượng kháng chiến của Trung Quốc (gồm lực lượng của chính phủ trung ương Quốc dân đảng và lực lượng của Đảng Cộng sản) chưa đủ mạnh và phản ứng của Mỹ Anh - Pháp lại rất yếu ớt, nên Nhật đã nhanh chóng chiếm đóng hầu hết vùng Hoa Bắc và Hoa Trung, buộc chính phủ Tưởng Giới Thạch phải dời thủ đô từ Nam Kinh về Trùng Khánh. Tuy thế, Nhật Bản không thể bẻ gãy được cuộc kháng chiến của Trung Quốc được Mỹ và Liên Xô ủng hộ mạnh mẽ. Từ Trung Quốc, quân Nhật đã tấn công khiêu khích Liên Xô ở vùng hồ Khasan (tháng 7-1938) và sông Khalkhin Gol (tháng 5-1939) nhưng đã bị Hồng quân giáng cho những đòn chí tử. Thất bại này đã làm giảm sút ý chí "Bắc tiến" (tức là tiến công Liên Xô) của giới lãnh đạo lục quân Nhật. Nhân lúc Pháp bị Đức đánh bại ở châu Âu, từ 22-9-1940 quân Nhật kéo vào Đông Dương, đe dọa toàn bộ hệ thống thuộc địa của các đế quốc phương Tây ở Đông Nam Á. Tuy vậy, chính phủ các nước Mỹ - Anh vẫn chủ trương dàn xếp bằng con đường đối thoại, chủ yếu qua cuộc đàm phán giữa ngoại trưởng Hoa Kỳ Cordell Hun với đại sứ Nhật ở Mỹ Kichisaburo Nomura từ tháng 3-1941. Đến đầu tháng 12-1941, chiến tranh đã lan tràn trên một vùng rộng lớn ở Đông và Đông Nam Á. Bên cạnh các thuộc địa cũ là Triều Tiên, Đài Loan và quần đảo Ryukyu, Nhật Bản đã chiếm đóng Mãn Châu. một phần lớn lãnh thổ Trung Quốc và Đông Dương thuộc Pháp. Tuy vậy, mãi đến ngày 7 tháng 12 (giờ Washington) tức 8 tháng 12 (giờ Tokyo) năm 1941, khi quân đội Nhật gần như cùng một lúc tấn công căn cứ quân sự Mỹ ở Trân Châu Cảng và căn cứ quân sự Anh ở gần biên giới Thái Lan - Mã Lai, buộc Mỹ và Anh phải tuyên chiến, thì cuộc chiến tranh TBD mới chính thức bắt đầu. Chiến tranh đã diễn ra trong hơn 3 năm 8 tháng cho đến ngày 15-8-1945, khi Nhật hoàng chính thức tuyên đọc chỉ dụ đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện thì cuộc Chiến tranh TBD mới chấm dứt và đi vào lịch sử.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #6 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2009, 05:15:34 pm »

PHẦN THỨ NHẤT
THỜI NHẬT TẤN CÔNG

 
CHƯƠNG I
BỐN MƯƠI TÁM GIỜ TRƯỚC CƠN BÃO TÁP

TỪ ĐÔNG Á ĐẾN WASHINGTON

Tại Manila (Philippines), sáng sớm ngày 6-12-1941, giới quan chức cao cấp của hải quân Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương ra bờ vịnh Manila chuẩn bị nghênh tiếp một thượng khách.
Đúng 8 giờ 30, chiếc thủy phi cơ Catalina mang cờ Anh từ từ hạ cánh xuống bờ vịnh thuộc quân cảng Cavite.
Phó đô dốc Tom Philips, tư lệnh hạm đội Anh ở Viễn Đông và các sĩ quan tùy tùng lên bờ. Đô đốc Thomas Hart, tư lệnh hạm đội châu Á của Hoa Kỳ ra nghênh tiếp. Họ đưa nhau về Bộ chỉ huy hạm đội.
Tình hình thế giới vô cùng căng thẳng. Chiến tranh Xô-Đức đang diễn ra cực kỳ ác liệt. Chiến tranh giữa Anh với Đức – Ý gieo rắc bao nỗi thống khổ ở Bắc Phi, trên mặt nước Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương. Vì vậy mới có cuộc hội kiến này. Nước Anh vội gửi qua Viễn Đông tuần dương hạm hạng nặng và thiết giáp hạm Prince of Wales, đã từng giành được những chiến thắng lẫy lùng ở Đai Tây Duvng trong những tháng qua. Hạm đội này được giao cho Tom Philips, ngươi hôm nay đến đây để trao đổi ý kiến với Tư lệnh hải quân Hoa Kỳ tại châu Á.
Đô đốc Hart chủ trì cuộc họp, bên cạnh ông là tham mưu trưởng, phó đô đốc William R.Pumeu và chuẩn phó đô đốc F. W Rockwell tư lệnh căn cứ Cavite (1).
Mở đầu, nêu lên nhũng nỗi lo âu của phía Mỹ, tư lệnh Hart nói:
- Từ tháng 6 năm 1941, chúng tôi tin chắc rằng, lợi dụng việc Đức đang thắng thế ở châu Âu và Đại Tây Dương, người Nhật sẽ tiến công. Ngoài ra, tôi còn dựa vào các nguyên nhân khác. Ví dụ như, ngươi Hoa Kỳ đã phong tỏa các trương mục ở ngân hàng mà Mỹ cho Nhật vay để mua dầu hỏa của Indonesia. Khi chiến tranh bùng nổ, tôi tin rằng Nhật sẽ đánh cả Mỹ, Anh lẫn Hà Lan. Trên cơ sở ấy, chúng tôi đã nghiên cứu và đi đến bản sơ thảo kế hoạch phòng ngự liên kết với hải quân hoàng gia Anh và hải quân hoàng gia Hà Lan.
 
 
(1) Theo E. Romat, « Combats en mer Pacifique: 41-45: NXB Jai lerf 1964, Paris tr9-10..
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #7 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2009, 05:17:40 pm »

Ngày 7 tháng 11  vừa qua, đô đốc Kimmel, tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương ở Hawaii có điện cho tôi.
Sau khi đọc xong bức điện (1), đô đốc Hart nói tiếp:
"Ba chúng ta, Mỹ - Anh - Hà Lan là cùng hội, cùng thuyền. Hôm đầu tháng này (tháng 12-1941) Bộ Hải quân Mỹ điện cho phép tôi được tiến hành không thám khắp biển Nam Hải (biển Đông), chụp ảnh mọi sự di chuyển của hải quân Nhật. Mặt khác tôi đã phân tán hạm đội Hoa Kỳ đến nhiều nơi. Một số khác tôi gửi sang Indonesia (thuộc Hà Lan)".
Đô đốc Anh hỏi:
- Quý quốc chưa tham chiến tại sao lại có thể gửi hạm đội đến một lãnh thổ của Hà Lan, đang trong tình trạng chiến tranh chống Đức được »
- Có khó gì đâu - Hart trả lời - chỉ cần một mẹo nhỏ thôi. Tôi nháy mắt với tư lệnh hải quân Hà Lan Hefrich trước. Sau đó tôi đến nơi, gọi là trục trặc máy móc, cần cơ sở để sửa chữa, đề nghị họ giúp tôi bơm dầu. Cứ mỗi cảng của họ tôi ở vài ngày cần thiết cho sự sửa chữa là xong. Không vi phạm công pháp quốc tế nào cả. Ví như tôi muốn gửi hạm đội tôi đến cảng Nhật, thủ tục cũng như thế thôi.
- Ngài quả thực là kỳ tài. Còn kết quả không thám ra sao?
Đô đốc Hart gọi đại tá Wagller, chuyên viên giải đoán không ảnh Wagner thuyết trình: "Tôi chia các biển xung quanh Philippines thành nhiều vùng để không thám bằng thủy phi cơ Catalina. Vào ngày 2-12, 20 tàu vận tải của hải quân Nhật và tàu hàng vào đậu ở Cam Ranh. Hôm sau, một số khác đến, nâng tổng số tàu ở vịnh Cam Ranh lên đến 50 chiếc trong đó có tuần dương hạm và khu trục hạm. Nhưng sáng ngày 4, máy bay của tôi thấy vịnh này vắng lặng, không còn chiếc tàu nào cả. Không biết nó đi đâu.
Ngày hôm qua, máy bay tuần tra của chúng tôi gặp các máy bay Nhật đến gần phía biển bắc Luzon".
Hai vị đô đốc hội bàn và đi đến kết luận: Người Nhật có thể đổ bộ một nơi nào đó trên bán đảo Mã Lai, từ đó họ có thể tiến về Bangkok hay Singapore cũng được Phía Mỹ thì lo ngại trước sự có mặt ngày càng tăng của tàu ngầm Nhật ở Thái Bình Dương.

(1) Bức điện  này, đô đốc có thể xem như là một báo động chiến tranh. Cuộc đàm phán với Nhật về việc bình thường hóa tình hình ở Á châu rơi vào ngõ cụt. Một cuộc tấn công của Nhật có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nhiều dấu hiệu cho thấy Nhật đang chuẩn bị nhũng cuộc hành quân đổ bộ ở Thái Lan,  Philippines, Mã Lai và có thể là Bonéo nữa. Nên dàn quân phòng ngự và đề phòng đạo quân thứ 5 của Nhật Bản phá hoại các cơ sở trên đất".
(Theo E.Romat, sách đã dẫn tr11).
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #8 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2009, 05:18:14 pm »

Buổi chiều ngày 6-12, một sự kiện đột ngột làm cho chương trình nghị sự bị rút ngắn. Một bức điện nhận được cho thấy.
- Máy bay phòng thám Anh phát hiện đoàn tàu Nhật ở vĩ độ 8, kinh độ 100, phía Nam Hòn Khoai (Cà Mau), di chuyển về hướng Tây.
Đô đốc Anh buộc phải từ giã bạn đồng sự người Mỹ để về Singapore, đối phó với tình hình mới.
Suốt ngày 7-12, không khí nóng bỏng. Mọi người Mỹ ở Phihppines chờ đợi chiến tranh từng giờ từng phút vì căn cứ không quân Nhật ở Đài Loan hoặc Hải Nam chỉ cách Manila độ 2 giờ bay. Tại sân bay Clark, 16 chiếc pháo đài bay B17 nằm kề nhau như đang chuẩn bị chờ một cuộc thanh tra. Căn cứ chính của không quân Hoa Kỳ ở Viễn Đông này đang đợi một lực lượng bổ sung là 30 pháo đài bay nữa. 12 chiếc đầu trong số đó đã cất cánh từ California, sẽ đến Hawaii vào sáng mai rồi bay tiếp về đây. Mặc dù tình hình căng thẳng nhưng buổi tối, không đoàn 27 oanh tạc cơ vẫn tổ chúc chiêu đãi thiếu tướng Lewis Brereton, tư lệnh lực lượng không quân Viễn Đông của Hoa Kỳ vừa mới thành lập. Dự tiệc nhưng ai cũng lo nghĩ về ngày mai. Tham mưu trưởng hạm đội châu Á của Hoa Kỳ nói với tư lệnh của mình là đô đốc Han rằng: chiến tranh chỉ là vấn đề ngày giờ mà thôi.
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
LuuHuongSoai
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1111



« Trả lời #9 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2009, 05:55:28 pm »

• Tại Washington, ngày 6-12-1941

Tại Bộ hải quân Hoa Kỳ, Bộ trưởng hải quân Frank Knox chủ tọa một buổi họp với các giới chức hải quân bàn về một bản tin đánh đi từ Đông Nam Á: một hạm đội Nhật gồm 35 tàu chuyển quân, 8 tuần dương hạm và 20 khu trục hạm đã rời đảo Hải Nam tiến về phía bán đảo Mã Lai. ' 
Ông ta hỏi các vị đô đốc: Người Nhật định làm gì?
Phó đô đốc Kelly Tumer trả lời: "Thưa ngài Bộ trưởng, họ đi đánh người Anh, họ chưa chuẩn bị để đụng với chúng ta đâu Không ai có ý kiến khác.
Trong khi ấy, Ban mật mã của hải quân Hoa Kỳ chuẩn bị đi nghỉ cuối tuần. Phần lớn nhân viên chuẩn bị rời phòng làm việc lúc 12 giờ trưa nhưng một nữ nhân viên, cô 'Dorothy Edgers nhìn qua bản Magic (1) bỗng ngạc nhiên thấy bức điện đề ngày 2-12 gửi từ Tokyo cho Tổng lãnh sự Kita ở Honolulu (Hawaii) hỏi ông này về tình hình phòng thủ ở Trân Châu Cảng, đặc biệt đòi xác nhận Hoa Kỳ có thả các khí cầu phòng không hay không. Cô ta đưa bức điện này cho cấp trên nhưng người này bảo hãy chờ đến sáng thứ hai hãy dịch và đánh máy.
Tại Nhà trắng, tổng thống Franklin Delano Roosevelt đã thảo bức thông điệp gửi trục tiếp cho Nhật hoàng qua tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Tokyo, trong đó vạch rõ rằng hòa bình thế giới bị đe dọa nặng nề vì quân đội Nhật tăng cường chiếm đóng Đông Dương thuộc Pháp. Hoa Kỳ yêu cầu Nhật hãy lui quân, Hoa Kỳ hứa không bao giờ chiếm vùng đất này cũng như Anh và các đồng minh khác.
 
(1) Bản thu bắt và giải mã các bức điện mà Bộ ngoại giao Nhật gửi cho tòa đại sứ Nhật ở Washington và các Tổng lãnh sự ở các địa phương
Logged

Hiên ngang trước cửu trùng
Lạnh lùng nhìn trần thế
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM