Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 06:59:44 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Baton Rouge Victory : Chiến công- sự kiện và nhân chứng  (Đọc 145167 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #290 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2011, 10:03:48 pm »

              “….. At 0910, the BATON ROUGE VICTORY experienced an explosion under her portside, bilieved to be the result of a command detonated mine (1). The explosion can sol a hole 16 feet by 45 feet and resulted In flooding of the engine room and the number three hold. The main propulsion plant and the steering gear were redered inoperative. Seven crewiembers were killed, all in the engineroom.”
1. COMNAVFORRV msg 230755Z Aug 66.

       Dịch ra như sau “….. tại tọa độ 0910, Baton Rouge Victory trải qua một vụ nổ dưới mạn trái của nó, được cho rằng kết quả của một mìn hẹn giờ (1). Vụ nổ làm thủng một lỗ 16 feet x 45 feet và kết quả nước ngập tràn phòng máy và khoang số ba. Động cơ máy chính và bánh lái không hoạt động. Bảy thuyền viên đã thiệt mạng, tất cả đều trong Phòng máy.”

      Bây giờ tất cả chúng ta hãy cùng phân tích đoạn thông tin nêu trên:

      - Trước hết ta chú ý đến chỗ số (1) cho biết đoạn này được trích dẫn từ báo cáo COMNAVFORRV msg 230755Z Aug 66. Như vậy báo cáo này không phải là báo cáo gốc mà chỉ trích từ báo cáo COMNAVFORRV msg 230755Z Aug 66 (có thể là báo cáo ban đầu hoặc báo cáo thiệt hại).

      - Thứ hai: trong đoạn trích báo cáo COMNAVFORRV msg 230755Z Aug 66 cho rằng tàu BRV bị nổ do mìn hẹn giờ trong khi đó chúng ta lại dùng thủy lôi Kb theo phương thức chạm nổ, có thể cho rằng hải quân Mỹ thấy chỉ có một lỗ thủng lớn và trước đó các vụ đánh chìm tàu trên sông Lòng Tàu đều hoặc dùng chiến thuật đặc công áp sát đặt mìn hẹn giờ hoặc phục kích ven bờ dùng DKZ bắn, vả lại trước khi tàu BRV nổ thì đã có tàu quét lôi đi trước không phát hiện gì.

        Nhưng "vấn đề là ở chỗ nhưng đây", sau vụ nổ lực lượng trục vớt cứu hộ và lực lượng điều tra hiện trường với điều kiện khoa học kỹ thuật tiên tiến của Mỹ lại không phát hiện ra vụ nổ do thủy lội Kb (điều này thật vô lý). Phải chăng lực lượng điều tra hiện trường đã phát hiện vụ nổ do thủy lôi Kb nhưng cấp trên (ở đây là Bộ chỉ huy hải quân Mỹ ở Việt Nam) chỉ đạo phải báo cáo là bị nổ do mìn hẹn giờ. Tại sao lại như vậy?

      Để trả lời câu hỏi này ta phải xem lại bối cảnh lịch sử quân sự trong giai đoạn 65 – 66.

        Như chúng ta đã biết ngày 10-4-1965 tiểu đoàn 2 trung đoàn 3TQLC Mỹ chính thức đổ bộ lên Đà Nẳng mở đầu cho chiến tranh đặc biệt, trong lúc này tuyến vận tải chiến lược của “Đoàn tàu không số” đang chi viện cho Miền Nam theo phương thức cận duyên và hàng hải địa văn (nhận diện phương hướng thông qua vật chuẩn trên đất liền hoặc ở các đảo ven bờ). Tuy nhiên, Ngày 15-2-1965 sự kiện Vũng Rô xảy ra một tàu không số của ta trong khi vận chuyển vũ khí vào địa phận Phú Yên đã bị Mỹ phát hiện và đánh chìm (khi đó Mỹ Ngụy làm rùm beng về việc này đem vũ khi vớt từ tàu về triển lãm tại công viên trước UBNDTP bây giờ, năm 1967 khi ra Phú Yên thăm ông anh đi tắm biển Đại Lãnh từ trên đỉnh đèo qua ống kính télé của máy chụp hình nhìn ra đảo Wanta còn thấy xác tàu nằm trên đảo).

        Sau khi sự kiện Vũng Rô xảy ra, tuyến vận tải chiến lược trên biển theo phương thức cận duyên bị lộ, Hải quân Mỹ Ngụy tăng cường việc tuần tra trên biển chia làm hai tuyến, tuyến cận duyên và các đảo ven bờ do Hải quân Ngụy đảm nhiệm, tuyến xa từ các đảo ven bờ ra đến vùng biển quốc tế do lực lượng Hải quân Mỹ tại Việt Nam và Hạm đội 7 đảm nhiệm với mật độ dày đặc nhằm phong tỏa MB chi viện cho MN. Trước sự việc trên nhằm mở thông tuyến đường vận tải chiến lược trên biển TW đã chỉ đạo cho Hải quân cụ thể là đoàn tàu không số chuyển qua phương thức viển dương và hàng hải thiên văn (xác định phương hướng bằng mặt trời và sao thiên văn) và kết quả là 15/10/1965 một tàu không số đã vận chuyển được 60 tấn vũ khí cùng 4 quả thủy lôi Kb rời bến và đã đến được Cà Mau (có thể xem thêm Huyền thoại về ý chí và sức sáng tạo Việt Nam nói về nhân chứng có mặt trên chuyến tàu này ở link dưới đây).
http://cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=157390

     Trở lại với sự kiện ngày 23/08/1966 việc tàu BRV bị đánh chìm bởi thủy lôi Kb của Liên Xô là một cú đấm trời giáng vào Bộ chỉ huy hải quân Mỹ ở Việt Nam, với lực lượng hùng hậu áp đảo về số lượng và chất lượng như vậy căng ra phong tỏa trên 1 năm trời không phát hiện gì, đùng một cái 2 quả thủy lôi Kb đánh chìm tàu BRV ngay tại dòng sông huyết mạch cửa ngỏ Sài Gòn, ngay trước mũi Bộ chỉ huy hải quân Mỹ ở Việt Nam thì “ăn nói thế nào đây hả trời”, báo cáo thật với cấp trên từ Bộ chỉ huy hải quân Mỹ ở Việt Nam cho đến Bộ chỉ huy hải quân các vùng chiến thuật, Bộ chỉ huy Hạm đội 7 đều bị kỹ luật từ trên xuống dưới, với dư luận quốc tế thì còn mặt mũi nào nữa, thế giới họ cười cho thúi mặt luôn đó chứ, còn với người dân Mỹ thì họ sẽ mất niềm tin vào hải quân.

      - Thứ ba: qua báo cáo tháng của Bộ chỉ huy hải quân Mỹ ở Việt Nam thì phần thiệt hại về vật chất và con người chúng ta không thấy nói gì ngoại trừ 7 thuyền viên bị chết kẹt trong phòng máy. Thế còn 38 người còn lại thì sao? Chẳng lẽ với sức chấn động của 500 kg TNT nổ không có ai bị què tay, gãy chân không có ai ở trên bong tàu bị hất xuống sông (ở đây chỉ đặt vấn đề nhỏ nhất là bị thương chứ chưa nói chết), thật là vô lý chẳng lẽ 38 người này là siêu nhân, mình đồng da sắt, súng đạn bắn không thủng? Rồi còn thiệt hại vật chất trên tàu như thế nào? Tại sao lại không công bố, lý do cũng là từ vấn đề Wanta đã phân tích nêu trên.

     Do đó, theo Wanta thông tin về thiệt hại của tàu BRV từ báo cáo này là hoàn toàn không trung thực mà muốn tìm hiểu kỹ về thiệt hại của tàu BRV thì phải tìm hiểu từ báo cáo COMNAVFORRV msg 230755Z Aug 66 mà báo cáo này đã trích dẫn (biết đâu nguồn thông tin của ta về thiệt hại của tàu BRV là từ báo cáo COMNAVFORRV msg 230755Z Aug 66 này).

    Còn về những báo cáo kiểu như báo cáo này hoặc 40 hồ sơ về chiến tranh Việt Nam mà Bộ quốc phòng vừa giải mật thì ta cứ nghĩ là mật nhưng với TW và BTTM Quân đội ta thì ta đã giải mật từ lâu rồi. Chính vì vậy mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp, anh cả của QĐNDVN phải thốt lên khi nhận được những tài liệu này là “Cứ như là mình đang ngay tại BTL tối cao của Mỹ và Ngụy vậy”

     Hi!Hi! nếu lonesome không tin có thể vào đường link dưới đây để xem thì biết
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,14131.0

     Đây là tập 4 của bộ Lịch sử Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) do tập thể các nhà nghiên cứu lịch sử quân sự biên soạn do NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA xuất bản năm 1999. Ở phần chú thích cuối trang lâu lâu lonesome sẽ thấy những dòng chữ này “Tài liệu mật Bộ quốc phòng Mỹ về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Việt Nam Thông tấn xã phát hành, Hà Nội, 1971, tập…. trang ….”. Ngoài ra lonesome cũng nên tham khảo cuốn “Lịch Sử Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định Kháng Chiến” do Thiếu tướng Trần Hải Phụng chủ biên hãy đọc những tài liệu này rồi đối chiếu với tài liệu của Mỹ mà chiêm nghiệm, phân tích.

     Nếu lonesome có đủ khả năng và đủ điều kiện thẩm quyền thì mượn về coi sẽ có nhiều điều hay lắm, Wanta thì đành chịu khó down tài liệu giải mật của Mỹ về rồi dịch thôi Hi!Hi! (Bác nào có nhu cầu về BC của HQ Mỹ nêu trên có thể PM cho Wanta, Wanta sẽ gửi mail cho để dịch và đọc cùng tham khảo)

     Vấn đề ta cần tìm hiểu là ở chỗ này chứ không phải là thủng một lổ hay hai lổ, thủng mạn trái hay mạn phải đâu.

     Mệt rồi suy nghĩ, tra cứu, down tài liệu, dịch rồi phân tích nhức đầu lắm. Tạm nghỉ để suy nghĩ, tra cứu rồi lại phân tích tiếp để trả lời tiếp những câu hỏi của lonesome. Hẹn gặp lại mai lại phải về thăm “Gấu mẹ” rồi


Huyphong chả dám trao đổi 1 vấn đề lịch sử còn nhiều tranh cãi giữa các anh giai, chỉ xin dịch lại đoạn tiếng Anh từ "Bản tóm lược nguyệt trình của lực lượng hải quân Mĩ tại Việt nam trong tháng 8/1966":

"Hồi 09 giờ 10, tàu BRV đã bị nổ bên phía mạn trái, nghi là do trúng thủy lôi loại được kích nổ từ xa (1). Vụ nổ đã khoét 1 lỗ có kích thước 4,86m x 13,57m và làm ngập buồng máy cùng hầm hàng số 3. Máy chính và máy lái tàu bị hỏng. Cả 7 thủy thủ đều bị tử nạn trong buồng máy".   
Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #291 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2011, 10:28:47 pm »

Nhà cháu mới tìm lại được cái clp này, gửi lên cho các chú và mọi người xem cho biết hình ảnh Rừng Sát dưới ống kính của phóng viên người Mỹ thế nào:

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=4VRkzc-w-8o" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=4VRkzc-w-8o</a>

Trích dẫn
@lonesome: “Cháu đã gửi nguyên bản chụp tài liệu của HQ Mỹ cho 1 số đơn vị chính thống xem để họ xác định giá trị nên cháu không cần giải thích với chú nguồn tài liệu của cháu là tài liệu giải mật của HQ hay tin lặt vặt trên báo. Xin lỗi chú chứ về tuổi đời cháu thua các chú xa chứ về tuổi mạng và kinh nghiệm tìm kiếm phân loại thông tin trên Internet của cháu và anh em trẻ ở đây có thể nói 1 cách không ngoa là thuộc loại lâu và nhiều nhất nhì cái thế giới mạng này đấy ạ.”

        Hi!Hi! Wanta thấy lonesome quá kiêu ngạo và ngông cuồng đấy.

Chú dùng máy tính từ thời 286 thì cháu cũng dùng 8086 và 286 từ 1992 chứ kém gì đâu ạ?
Năm 1996 chú làm lập trình viên thì năm 1997 cháu đã tham gia mạng TTVN của FPT và sử dụng e-mail, năm 2002 đã vào internet và các thể loại forum. Sự kiện 11/9/2001, cháu ngồi ôm áy tải từng bức ảnh từ Yahoo photo xuống trong khi thiên hạ còn xem báo giấy.
Chú nghĩ rằng thế hệ trẻ chúng cháu không biết cách sàng lọc thông tin, không biết dịch tiếng Anh hay không có quan điểm chính trị vững vàng khi sàng lọc thông tin là chú quá coi thường người khác trước đấy chú ạ.

Đúng, cái tài liệu sơ khởi cháu dùng là cái chú đưa ra. Trong văn bản đó có nhiều chỗ người Mỹ họ sai do tính thời điểm (chuyện nhận định loại thủy lôi, chuyện nói rằng tàu trúng mìn còn điều khiển để dựa vào bờ) nhưng nếu dựa vào đó bảo họ cố tình nói dối và dùng mọi thủy đoạn như vớt tàu lên ủi vào bãi, chụp hình chụp ảnh rồi mới dỡ hàng thì chú quá đề cao họ.

Theo chú tại sao họ phải biết đó là vụ nổ do thủy lôi KB gây ra khi mà mãi tới tháng 12/1966 họ mới vớt được 1(một) quả thủy lôi loại này? Chú cho rằng lực lượng cứu hộ của Mỹ phải trên thông thiên dưới tường địa tới mức nhìn vết rách mà đoán được loại thủy lôi ư? Họ giỏi đến mức đó sao hả chú?

Theo chú thì "Thế còn 38 người còn lại thì sao? Chẳng lẽ với sức chấn động của 500 kg TNT nổ không có ai bị què tay, gãy chân không có ai ở trên bong tàu bị hất xuống sông (ở đây chỉ đặt vấn đề nhỏ nhất là bị thương chứ chưa nói chết), thật là vô lý chẳng lẽ 38 người này là siêu nhân, mình đồng da sắt, súng đạn bắn không thủng? Rồi còn thiệt hại vật chất trên tàu như thế nào? Tại sao lại không công bố, lý do cũng là từ vấn đề Wanta đã phân tích nêu trên." nhưng sao chú không nghĩ:  1 con tàu viễn dương với nhiều cấu trúc bên trong (và năng tới hàng ngàn tấn sắt thép ) bị tác động của thuốc nổ đủ sức làm chết những người ở trong đó thì tại sao không bị biến hình biến dạng, nát bấy ra luôn ...? Trong đầu chú lúc nào cũng nghĩ rằng chính vì người Mỹ họ thế này thế kia nên họ phải giấu diếm. Cháu hỏi chú, chú nghĩ tàu viễn dương nó mỏng mảnh như 1 cái ghe tam bản hay sao mà bị nổ 1 cái mà người ngợm bên trong phải thế này thế kia? Chú có chủ quan quá không vậy ạ?

Bài của chú có những chỗ sai, cháu xin mạn phép chỉ ra:

1/ tại tọa độ 0910,: Dịch sai. Dịch đúng là: Vào lúc 0910 (9 giờ 10 phút, giờ Sài Gòn) Cái này trong bài báo cáo của cháu trong hội thảo cũng có nói rồi mà.

2/ COMNAVFORRV là viết tắt của cái COMmander U.S.NAVal FORces Republic of Vietnam = Bộ chỉ huy lực lượng Hải quân Mỹ tại Việt Nam. Cái báo cáo mà chú đang bám víu vào - COMNAVFORRV msg 230755Z Aug 66. - là báo cáo trong ngày 23/8 của lực lượng này. Nội dung trong đó là gì thì chúng ta chưa biết nhưng dựa vào đó mà nói trời biển thì khác gì Thầy bói xem voi hả chú? Nghiên cứu khoa học mà cứ tự đưa ra giả thuyết rồi lấy giả thuyết đó làm kết luận sao hả chú? NẾU trong cái tài liệu đó nó nói y chang cái báo cáo tháng thì sao hả chú? Nhiều khả năng không khác đâu chú ạ vì về mặt tuyên truyền và báo cáo láo, người Mỹ họ cũng có tiếng nhưng trong những tài liệu nội bộ và được đóng dấu MẬT của họ thì họ ghi chép cẩn thận những thất bại lắm. Họ ghi lại để mà rút kinh nghiệm và học tập chứ không phải chỉ ghi nhận thắng lợi đâu - vụ này giới nghiên cứu lịch sử đều phải công nhận - nên cái chuyện giấu diếm số người chết và thiệt hại có lẽ chỉ nằm trong suy nghĩ của những người đa nghi như chú thôi chú ạ. Mà chú đang lờ cái đoạn cháu phân tích về chuyện trục vớt BRV từ 23m nước lên đấy chú ạ. Chú giải thích giúp cháu chỗ đấy với.

Về các tài liệu mà chú nói, cháu sẽ tìm đọc cái cuốn  “Tài liệu mật Bộ quốc phòng Mỹ về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Việt Nam Thông tấn xã phát hành, Hà Nội, 1971" xem có khác cái United States – Vietnam Relations, 1945–1967: A Study Prepared by the Department of Defense do Daniel Ellsberg tiết lộ với báo chí năm 1971 không chứ trong cái tài liệu United States – Vietnam Relations, 1945–1967: A Study Prepared by the Department of Defense thì chẳng có chữ nào về BRV cả, chú ạ. Chú có thể tải toàn bộ phiên bản tiếng Anh của tài liệu trên tại link sau http://www.archives.gov/research/pentagon-papers/ . Nếu đúng là tài liêu trên thì chú đọc đoạn sau để biết xem chúng ta biết được từ nguồn nào, có phải là theo tin tình báo để mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp, anh cả của QĐNDVN phải thốt lên khi nhận được những tài liệu này là “Cứ như là mình đang ngay tại BTL tối cao của Mỹ và Ngụy vậy”[/b] Chỗ này chú lại sai vì câu “Dường như chúng ta có mặt ngay trong phòng tác chiến của Mỹ”. là của Đại tướng nói khi nhận được các tin tức tình báo của cố Anh hùng tình báo Phạm Xuân Ẩn. Cái Pentagon Paper kia rất tiếc lại không phải là tin do cố Anh hùng tình báo Phạm Xuân Ẩn đưa ra, chú ạ.

Năm 1971, Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc từng tham chiến ở Việt Nam, đã cho công bố 7.000 trang tài liệu tối mật cho báo chí, tạo nên một làn sóng phản đối chiến tranh Việt Nam mạnh mẽ chưa từng có tại Mỹ. Nhận bằng tiến sĩ Kinh tế Đại học Harvard năm 1962, nhưng số phận lại đưa ông đến làm việc ở Bộ Quốc phòng và sau đó ông được phái sang chiến trường Việt Nam.
Sau hơn 3 năm ở Việt Nam, làm việc cho cố vấn đặc biệt của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn, năm 1967, Daniel trở về Mỹ, ông được phân vào nhóm nghiên cứu tối mật về hoạch định chính sách đối với Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng McNamara. Tại đây, ông đã được trực tiếp tiếp xúc với các tài liệu mật của Nhà Trắng và biết rõ kế hoạch muốn leo thang chiến tranh Việt Nam của Tổng thống, mặc dù bề ngoài Nixon và bộ sậu của ông ta ra sức nói dối để bao che cho hành động leo thang và kéo dài cuộc chiến của mình.


Trích lời nói đầu cuốn "Những bí mật về chiến tranh Việt Nam" do NXB Công An Nhân Dân



Chú Wanta nên tìm mua cuốn này về đọc để biết nội dung của nó có những gì nếu chú không rảnh ngồi đọc tiếng Anh.


Huyphong chả dám trao đổi 1 vấn đề lịch sử còn nhiều tranh cãi giữa các anh giai, chỉ xin dịch lại đoạn tiếng Anh từ "Bản tóm lược nguyệt trình của lực lượng hải quân Mĩ tại Việt nam trong tháng 8/1966":

"Hồi 09 giờ 10, tàu BRV đã bị nổ bên phía mạn trái, nghi là do trúng thủy lôi loại được kích nổ từ xa (1). Vụ nổ đã khoét 1 lỗ có kích thước 4,86m x 13,57m và làm ngập buồng máy cùng hầm hàng số 3. Máy chính và máy lái tàu bị hỏng. Cả 7 thủy thủ đều bị tử nạn trong buồng máy".  

Cám ơn đồng chí đã hỗ trợ, nếu không tớ lại mang tiếng là dốt tiếng Anh và dịch sai tài liệu Mỹ.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Mười, 2011, 10:48:27 am gửi bởi lonesome » Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #292 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2011, 11:09:49 pm »

Chú nhầm lẫn cực kỳ tai hại, nhiệm vụ của đợt hoạt động của Đoàn 10 trong thời điểm này không phải là đánh BRV mà cố đánh 1 cái tàu thật lớn (quãng 10 nghìn tấn) để mở đầu đợt hoạt động 7 ngày trên sông Lòng Tàu. Cháu xin phép hỏi chú, nếu nhiuệm vụy chỉ đích danh BRV như chú nói thì nếu là 1 cái tàu khác chạm thì sao? Còn cái chuyện biết rõ lịch tàu, thật ra là chúng ta chỉ biết trước đó 1 ngày khi mà BRV cập vào Vũng Tàu để sửa chữa thôi chú ạ - chặng dừng này trong tài liệu của phía Mỹ cũng có nhắc tới đấy.
 Cháu LONESOM cứ trưng bằng chứng ra xem , công lệnh của lệnh yêu cầu đánh chìm bất cứ một chiếc tàu 10.000 tấn nầy đi .

BRV Không thể chỉ chở 1847 tấn hàng: Vẫn chở được vì chỉ cần thêm ballast là đủ mớn nước.
.
 Chú chỉ tính là trọng tại định mức của con tàu 10.000 tấn là 8.000 tấn như cháu nói thôi , như vậy tàu chỉ chở 1849 tấn , nếu muốn cho nó có mớm nước đầy đủ như tàu chở 8000 tấn có phải nó phải thêm một lượng nước là 8000 - 1849 = 6151 tấn nước , có phải là nó phải bơm vào tàu 6151 mét khối nước không ? Bây giờ cháu LOnesom chỉ cần chỉ cho mọi người xem nó bơm vào chổ nào trong con tàu và tính toán thể tích dựa vào kích thước của bản vẽ con tàu cho mọi người xem đi .

 Chú tính hộ cháu với 500kg thuốc nổ thì tát cạn được bao nhiêu mét chiều dài sông ở cái khúc cua Ngã Tư Sông rộng lớn đó ạ?
 Chú có biết 1 cái tàu viễn dương và 1 cái xe tăng nó khác nhau nhiều thế nào không ạ?


 Chú hồi còn nhỏ đi chăn trâu , chỉ biết bơi xuồng ba lá , đi bắt cua , chài cá theo sông nước , chú chỉ biết được ở vùng ven biển tốc độ chảy của nước như thế nào khi triều lên xuống , hồi nhỏ làm nghề cá chú còn phải thuộc lòng ngày nào ở khúc sông nào nước bắt đầu lớn mấy giờ , chứ còn tàu viễn dương thì đúng là chú chịu , không biết được . Nhưng  chú hỏi cháu , cháu là người có nhiều kiến thức ,khi một vật rất to mà trái nổ không quăng nó lên bờ được , hoặc vật to hơn nữa , trái nổ không nhấc nó lên được chút nào thì năng lượng của khối khí khổng lồ được tạo ra khi đó nó sẽ phá hủy cái gì , có phải khối hơi đó nó phè hơi ra hai bên hông tàu không , chính lượng hơi khổng lồ do khối thuốc nổ tạo ra đó , vì nó bị vướng chiếc tàu to lớn đè phía trên , nên nó mới thổi  phè ra hai bên làm cạn nước một đoạn sông . Đây cũng là một phần chứng tỏ là con tàu chở nặng , chứ không phải chở nhẹ , nếu nhẹ nữa thì có lẽ con tàu đã bay lên bờ rồi , chứ không nằm im dưới sông đâu .
  Còn cháu nói là tất cã 45 thủy thủ đều là công nhân của hảng tàu thì , rất đơn giản cháu cứ trưng bằng cớ cho mọi người xem , ví dụ như là danh sách công hân của 45 người đó , nếu có bảng trả lương thì càng tốt , hoặc là một bằng chứng nào đó chứng tỏ ngoài 7 thủy thủ ra 38 người còn lại cũng là nhân viên của hảng tàu . Chưa nói bài hôm trước cháu cho là đến đợt kiểm tra con tàu nên mới có 38 người nhân viên kỹ thuật nầy đi theo tàu BRV để làm nhiệm vụ đo đạc gì đó , nay tàu đã chìm rồi , bọn này còn sống thì qua chuyến tiếp theo ở con tàu khác làm gì nữa ( cháu nói là chỉ sau vài tuần những người sống sót lại theo tàu BRV khác vào VN nữa ) , Bây giờ chú nhắc lại cháu có tự thấy lời cháu nói nó tự mâu thuẩn trước sau không như một không .
  Còn cháu nói là trong 1849 tấn hàng đó chỉ là hàng thông dụng . Vậy với trình độ uyên bác của cháu cháu không tim ra hình ảnh cụ thể những kiện hàng đó là gì sao , để mọi người khỏi phải cải đi cải lại tốn thời gian vô ít .
  Cháu chỉ cần đưa đủ bằng chứng hình ảnh , tính toán hợp lý lượng nước bơm vào đâu cho đủ tải của con tàu thì chú sẽ tin ngay và chú Cảnh cũng tự coi như mình nằm mơ thấy trận đánh đó vậy .
  Cháu có biết lịch sử chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam có nhắc tới những vụ khi B52 của Mỹ vừa cất cánh khỏi sân bay của chúng từ Thái Lan , từ Guam là ta đã biết , nhờ vậy mà Trung Ương Cục Miền Nam bao nhiêu lần tránh khỏi thiệt hại do B52 gây ra . Chẳng lẽ Mỹ chở hàng quân sự từ năm 1964 đến năm 1966 mỗi ngày hàng chục chuyến hàng , tình báo Việt Nam lại quá mù mờ không biết nó chở hàng từ đâu qua , và tình báo ta ngu đến nổi không biết cách nào để nắm tin xem chuyến tàu nào chở hàng quan trọng  , chuyến nào tàu chở rác hay sao , mà cháu phản bác và tin vào tài liệu địch một cách mù quán đến nổi khó hiểu như vậy . Với tài năng của cháu cháu chỉ cần có tấm ảnh nào đó chỉ rỏ rằng hàng trên tàu chỉ là thứ hàng tầm thường thôi cho mọi người thấy , thì chú sẳn sàng đốt bỏ quyển lịch sử mà chú được UB Quận tặng cho chú liền và không phản bác một lời nào nữa .
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười, 2011, 11:27:16 pm gửi bởi Hai Ruộng » Logged
huyphongssi
Thành viên
*
Bài viết: 1515



« Trả lời #293 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2011, 11:22:02 pm »

Có bản báo cáo của Phân đội thông bến số 1 (Harbor Clearance Unit ONE) trích thuật toàn bộ diễn biến công tác cứu hộ, trục vớt tàu BRV của Đội 4 để các thủ trưởng ngâm cứu. Huyphong bận nên đưa phần tiếng Anh trước rồi dịch sau nếu các thủ trưởng vẫn cần Grin
http://www.seastory.us/hcu1/66history.html
Trích dẫn
10. But the somewhat quiet existence of Harbor Clearance Unit ONE was to end on the 23rd of August. On that day the SS BATON ROUGE VICTORY was transiting the Long Tau River to Saigon with a full load of cargo consisting of tractors, automobiles, mail, and general cargo. The ship struck a mine at approximately 0900 which blew a 35' x 45' hole in the port side of the engine room and No. 3 hold. The ship flooded instantly, but the master managed to run it aground avoiding the blocking of the ever-important channel. Seven men lost their lives in the explosion.

LT DELANOY and Harbor Clearance Team FOUR were the first on the scene and quickly evaluated the situation. Meanwhile, the rest of Harbor Clearance Unit ONE was immediately deployed from Subic Bay for South Vietnam. At the site of the mining, deck cargo was quickly off-loaded but the ship couldn't be held in the moor because of strong tide and current and consequently became quite lively. LT DELANOY decided at this point to take the ship down the river to Vung Tau where salvage operations could be safely held rather than stay in a hostile area and risk blocking the much traveled channel as well.

The transit of the river went well and the BATON ROUGE VICTORY was run aground in Vung Tau Harbor. On the scene was Harbor Clearance Unit ONE en masse: The YDT-11, all four Harbor Clearance Teams, and two Light Lift Craft. The entire command was present except for one Light Lift Craft left back at Subic Bay for upkeep, repair and liaison.

Round-the-clock efforts were utilized in the operation of salvaging the BATON ROUGE VICTORY. A huge patch, weighing approximately ten tons, the maximum that could be handled by the available crane, was manufactured aboard the YDT-11 and installed in mid-September on the side of the ship, covering the large hole. The ship was then pumped out but, unfortunately, on the 22nd of the same month, the patch collapsed under the weight of the outside sea water and was rendered useless. However, four of the seven bodies of the men killed in the engine room were recovered through this effort.

Not to be discouraged, however, the Unit had a larger, stronger, and better patch built at Subic Bay. When completed, it weighed at over 50 tons and had a price tag of over $50,000. It arrived at the scene on the 22nd of November, was put in place, and the ship was again dewatered. The remaining three bodies were recovered and sixteen bulldozers were able to be recovered from the No. 3 hold after dewatering. The patch itself was the largest ever constructed in the annals of ship salvage. It was so constructed that it contained ballast tanks that could be flooded or dewatered so the patch itself could be floated or sunk as required on the job.

On the 9th of December the BATON ROUGE VICTORY was towed out of Vung Tau Harbor.  However, on the 10th she suffered a collision with the SS EVER FORTUNE. One of the wires holding the huge patch to the vessel parted, the patch began to work loose in the heavy seas, and consequently, the hold and engine room flooded - once again. The vessel was again towed into Vung Tau Harbor where it was reanchored by Harbor Clearance Unit ONE forces. On the 30th of December it was again taken under tow - flooded and without a patch - and arrived safely at Singapore for repair or survey. All in all, BATON ROUGE VICTORY salvage operations took in the period from August 23rd, 1966, until December 30th, 1966. $500,000 worth of tractors were saved by the dewatering.

Logged

Nhằm thẳng quân thù, Bắn!
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #294 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2011, 11:31:40 pm »

Trích dẫn
Cháu LONESOM cứ trưng bằng chứng ra xem , công lệnh của lệnh yêu cầu đánh chìm bất cứ một chiếc tàu 10.000 tấn nầy đi .

Chính trong sử đoàn 10 cũng nói là phải đến tối 21/8 mới có tin đưa về là có 3 tàu QS ở Vũng Tàu (Tài liệu Mỹ cho biết BRV thả neo tại VT vào ngày 21/8) chứ có phải trước đó hàng tháng đã có chỉ thị ngày đó tháng đó phải đánh được cái tàu đó đâu?



Chú đọc lại các trang sử đoàn 10 tại link này http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,22191.170.html sẽ thấy việc "chặn cổ sông Lòng Tàu" là 1 kế hoạch tổng thể chứ không phải là chuẩn bị để đánh riêng cái BRV này từ trước khi nó khởi hành rời cảng San Francisco như chú và chú Wanta đang cố chứng minh bằng những cơ sở lí luận không trực tiếp liên quan. Chú có thể xem bài của bác Thăng Long 69 như sau:

Chắc chắn là của Đoàn 10 ( lúc này vẫn còn tên gọi Đặc khu Rừng Sác ) vì vào thời điểm này tất cả lực lượng vũ trang trên địa bàn đều thuộc Đặc khu quân sự Rừng Sác. Trận đánh tàu bằng thủy lôi Kb ngày 23.8.1966 là trận mở đầu của đợt hoạt động quân sự kéo dài 7 ngày đã được vạch ra tại hội nghị cán bộ Đoàn 10 vào 2 ngày 2 và 3 tháng 8 năm 1966 để thực hiện mệnh lệnh của Quân ủy Miền giao nhiệm vụ đột xuất cho đơn vị vào cuối tháng 7.1966 : Chặn đứng địch trên sông Lòng Tàu. " Trận đầu tập trung phối hợp tất cả các khả năng của Đặc khu trên sông Lòng Tàu, đọan từ Phước Khánh đến Ngã Bảy ( 35 km ). Sau trận đầu phân tán từng tổ, đội liên tục tấn công địch trên sông Lòng Tàu 7 ngày". (Trích sử Đoàn 10)
Như vậy sau trận đánh chìm tàu Baton còn diễn ra các trận đánh khác trên sông Lòng Tàu là nằm trong kế hoạch quân sự đã được lên kế hoạch từ 2 tháng trước. ( Xin sửa lại là 3 tuần )


Trong cuốn sử của Đoàn 10, không hề nói 1 câu nào rằng chúng ta đã biết trước chuyện BRV sẽ chở chừng nấy thứ hàng từ trước đó hàng năm trời để mà chuyển thủy lôi vào chặn đầu như các chú đang nói, nhất là khi mãi tới cuối 1965 sang đầu 1966 các tàu Victory mới đủ điều kiện hải hành để được tái cơ cấu vào biên chế của MSTS (BRV tới tháng 2/1966 mới đủ điều kiện hải hành)


Có bản báo cáo của Phân đội thông bến số 1 (Harbor Clearance Unit ONE) trích thuật toàn bộ diễn biến công tác cứu hộ, trục vớt tàu BRV của Đội 4 để các thủ trưởng ngâm cứu. Huyphong bận nên đưa phần tiếng Anh trước rồi dịch sau nếu các thủ trưởng vẫn cần Grin
http://www.seastory.us/hcu1/66history.html
Trích dẫn
10. But the somewhat quiet existence of Harbor Clearance Unit ONE was to end on the 23rd of August. On that day the SS BATON ROUGE VICTORY was transiting the Long Tau River to Saigon with a full load of cargo consisting of tractors, automobiles, mail, and general cargo. The ship struck a mine at approximately 0900 which blew a 35' x 45' hole in the port side of the engine room and No. 3 hold. The ship flooded instantly, but the master managed to run it aground avoiding the blocking of the ever-important channel. Seven men lost their lives in the explosion.

LT DELANOY and Harbor Clearance Team FOUR were the first on the scene and quickly evaluated the situation. Meanwhile, the rest of Harbor Clearance Unit ONE was immediately deployed from Subic Bay for South Vietnam. At the site of the mining, deck cargo was quickly off-loaded but the ship couldn't be held in the moor because of strong tide and current and consequently became quite lively. LT DELANOY decided at this point to take the ship down the river to Vung Tau where salvage operations could be safely held rather than stay in a hostile area and risk blocking the much traveled channel as well.

The transit of the river went well and the BATON ROUGE VICTORY was run aground in Vung Tau Harbor. On the scene was Harbor Clearance Unit ONE en masse: The YDT-11, all four Harbor Clearance Teams, and two Light Lift Craft. The entire command was present except for one Light Lift Craft left back at Subic Bay for upkeep, repair and liaison.

Round-the-clock efforts were utilized in the operation of salvaging the BATON ROUGE VICTORY. A huge patch, weighing approximately ten tons, the maximum that could be handled by the available crane, was manufactured aboard the YDT-11 and installed in mid-September on the side of the ship, covering the large hole. The ship was then pumped out but, unfortunately, on the 22nd of the same month, the patch collapsed under the weight of the outside sea water and was rendered useless. However, four of the seven bodies of the men killed in the engine room were recovered through this effort.

Not to be discouraged, however, the Unit had a larger, stronger, and better patch built at Subic Bay. When completed, it weighed at over 50 tons and had a price tag of over $50,000. It arrived at the scene on the 22nd of November, was put in place, and the ship was again dewatered. The remaining three bodies were recovered and sixteen bulldozers were able to be recovered from the No. 3 hold after dewatering. The patch itself was the largest ever constructed in the annals of ship salvage. It was so constructed that it contained ballast tanks that could be flooded or dewatered so the patch itself could be floated or sunk as required on the job.

On the 9th of December the BATON ROUGE VICTORY was towed out of Vung Tau Harbor.  However, on the 10th she suffered a collision with the SS EVER FORTUNE. One of the wires holding the huge patch to the vessel parted, the patch began to work loose in the heavy seas, and consequently, the hold and engine room flooded - once again. The vessel was again towed into Vung Tau Harbor where it was reanchored by Harbor Clearance Unit ONE forces. On the 30th of December it was again taken under tow - flooded and without a patch - and arrived safely at Singapore for repair or survey. All in all, BATON ROUGE VICTORY salvage operations took in the period from August 23rd, 1966, until December 30th, 1966. $500,000 worth of tractors were saved by the dewatering.


Theo tài liệu này (1 trong các tài liệu mà các bác HT và Wanta bảo là do Mỹ ngụy tạo để che dấu thiệt hại) thì toàn bộ đơn vị của họ đã phải tham gia chứ không riêng gì 1 đội 4.

Trích dẫn
  Còn cháu nói là tất cã 45 thủy thủ đều là công nhân của hảng tàu thì , rất đơn giản cháu cứ trưng bằng cớ cho mọi người xem , ví dụ như là danh sách công hân của 45 người đó , nếu có bảng trả lương thì càng tốt , hoặc là một bằng chứng nào đó chứng tỏ ngoài 7 thủy thủ ra 38 người còn lại cũng là nhân viên của hảng tàu . Chưa nói bài hôm trước cháu cho là đến đợt kiểm tra con tàu nên mới có 38 người nhân viên kỹ thuật nầy đi theo tàu BRV để làm nhiệm vụ đo đạc gì đó , nay tàu đã chìm rồi , bọn này còn sống thì qua chuyến tiếp theo ở con tàu khác làm gì nữa ( cháu nói là chỉ sau vài tuần những người sống sót lại theo tàu BRV khác vào VN nữa ) , Bây giờ chú nhắc lại cháu có tự thấy lời cháu nói nó tự mâu thuẩn trước sau không như một không .

Chú chỉ giúp cháu xem chỗ nào cháu nói cho là đến đợt kiểm tra con tàu nên mới có 38 người nhân viên kỹ thuật nầy đi theo tàu BRV để làm nhiệm vụ đo đạc gì đó , nay tàu đã chìm rồi , bọn này còn sống thì qua chuyến tiếp theo ở con tàu khác làm gì nữa xem ạ? Cháu chỉ nói rằng số thuyền viên sống sót sau đó vài tuần đã tiếp tục quay lại Việt Nam trên các con tàu khác chở hàng như tư cách thủy thủ. Chuyện 1 thủy thủ đang đi trên tàu này được sign off và sau đó sign on lại vào 1 tàu khác là chuyện bình thường chứ có gì lạ đâu? Ngay như điện trưởng của BRV ( ông ấy cũng chết trong hầm tàu BRV) hồi tháng 2/1966 còn là Máy trưởng của 1 tàu Victory khác chở hàng đến Đà Nẵng rồi sau đó mới được chuyển sang Baton Rouge Victory thì sao đâu mà chú bảo là BRV chìm thì "bọn này còn sống thì qua chuyến tiếp theo ở con tàu khác làm gì nữa".

Chú bảo trên tàu chỉ có 7 thủy thủ vậy chú thử cho cháu biết xem 7 người đó họ có đủ để vận hành con tàu không?

Các câu hỏi khác của chú liên quan tới con tàu, cháu nghĩ cháu đã giải thích nhiều lần:

Có lẽ mình phải nhờ Tuans hay Lonesome pốt lại tấm hình sơ đồ kích thước con tàu và kích thước các hầm hàng , vì hình nhỏ quá mình không đọc được kích thươc và dịch giúp vì mình hơi dốt tiếng Anh và qui đổi đơn vị ra mét luôn cho tiện . Cảm ơn các bạn .

Baton Rouge Victory có thông số kỹ thuật như sau:
- Trọng lượng tàu: khoảng 4420 tấn
- Trọng tải tịnh (Net Registered Tonnage) khoảng 4555 tấn.
- Trọng tải đăng kí toàn phần (Gross Registered Tonnage): 7.612 tấn
- Trọng tải: 10,850 tấn (bao gồm hàng hóa, dầu, nước, người ngợm... trên tàu)
- Lượng giãn nước thực tế 15.200 tấn
- Mớn nước 8,4 mét.
- Chiều dài: 139 m, chỗ rộng nhất trên boong: 18,6 m.
- Công suất động cơ: 5.500 sức ngựa cho phép tàu đạt vận tốc tối đa 28 km/g

Sau đây là 3 tham số phụ của tàu Victory các loại nhưng trong trường hợp BRV, nó lại rất quan trọng:
- Lượng nước dằn tàu tối đa: 3,129 tấn.
- Lượng dầu tối đa: 2,833 tấn
- Lượng nước ngọt trữ trên tàu: 300 tons
Cộng lại đã trên dưới 6200 tấn nếu mang đủ....

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,22191.150.html

Theo chú, 1847 tấn hàng + 3129 tấn nước dằn tầu + 2800 tấn dầu + 200 tấn nước ngọt có đủ để tàu đạt mớn 8m-8,5m không ạ?

Chuyện trên BRV chở cái gì thì hiện nay mới chỉ có 1 nguồn từ phía TA mà chú bảo là "hỏi cụ Hai Nhã thì biết" - ngang với đánh đố cháu. TA thì bảo là dịch  tin từ báo đài Mỹ trong khi tài liệu báo chí Mỹ hồi đó công khai hay bí mật đều không có đề cập gì đến. Chú giải thích sao?

Chú bảo trước cả năm trời người Mỹ sẽ điều 1 cái tàu chở chừng nấy tấn hàng vào cảng Sài Gòn để bù lấp chỗ thiệt hại mà theo chú là do

Trích dẫn
Như vậy với một lô tài liệu trái ngược nhau thì ta tin vào đâu , trên cơ sở gì , lọai nhựng nguồn tin nào .
    Bây giờ chúng ta trở lại chổ bối cảnh tình hình Miền Đông Nam Bộ lúc bấy giờ :- Thời điểm đánh tàu là cuối giai đọan cuộc hành quân CRIMP của Mỹ đánh vào vùng bắc Củ Chi , Mỹ phát hiện nhiều địa đạo ngòai sức tưởng tượng của người Mỹ , qua cuộc hành quân Crimp  nầy quân Mỹ tổn thất khá lớn , riêng xe bọc thép M113 chỉ tính ở Củ Chi đã diệt gần 100 chiếc . Như vậy người Mỹ cần thiết phải bổ xung thiết bị thất thóat để bù lại và còn chuẩn bị cho cuộc hành quân CEDAR FALL còn qui mô hơn hành quân Crimp .  Ta có thể nói chở 100 chiếc M113 là chưa đáp ứng đủ nhu cầu rất cần thiết ở chiến trường . Ngòai ra số máy bay cũng bị pháo kích cháy , hư hao khá lớn . Thuốc nổ dùng để đánh địa đạo Củ Chi cũng rất cần . Ngòai ra xe ủi đất cũng rất cần thiết .

thì người Mỹ quả là tiên đoán hơn thần nên mới tính trước lịch tàu cả nửa năm để fooi tình báo ta lại "qua 1 nguồn nào đó" biết đích danh con tàu này sẽ chở chừng nấy thứ hàng.

Trích dẫn

   Chúng ta có thể mạnh dạng  chắc chắn rằng chuyến hàng mà BRV mang theo là tối quan trọng vì :
-   Bình thường các chuyến tàu hàng khác , người Mỹ chỉ hộ tống có hai chiêc hoặc một chiếc máy bay , và hai tàu chiến . Riêng chiếc tàu nầy hộ tống đến hai chiếc máy bay quan sát , 12 chiếc máy bay trực thăng , hai chiếc tàu cắt dây mìn , còn có hai chiếc tàu chiến từ biển vào theo .

Chú đọc cái tài liệu mà chú Wanta kiếm được đi. trước lúc BRV chạm thủy lôi đã có 1 vụ phục kích ở thượng nguồn nên Mỹ họ mới điều thêm máy bay và tàu tuần tra tụ lại 1 cách bất thường như vậy đó ạ. Vụ phục kích này siwr đoàn 10 không nhắc đến, hay là chú bảo đó là do Mỹ nguỵ tạo ra?

Chú nên đến gặp thêm bác Soạn - chỉ huy đơn vị hỏa lực của Đoàn 10 lúc bấy giờ và sau này là Trung đoàn trưởng. Bác ý sẽ kể cho chú nghe nhiều điều khá lí thú đấy chú ạ.

Chú chê cháu quá tin tài liệu Mỹ tới mức mù quáng thì cháu hỏi ngược chú, trong khi chính chú nói

Chị Hà ơi ! Tìm lại tư liệu lịch sử là khó vô cùng , nhiều khi chính những nhân chứng còn nhớ không chính xác , có cái may mắn là : Còn vài cụ còn sống , chứ vài năm nữa thôi các cụ qua đời hết lấy đâu mà tìm .
 

thì tại sao chú lại cứ khăng khăng chuyện những gì các nhân chứng nhớ là chính xác 100% khi mà 45 năm đã qua, các cụ đều đã cao tuổi và trải qua nhiều biến cố có thể ảnh hưởng tới kí ức?

Những gì chú hỏi về tư cách thuyền viên của các thủy thủ trên BRV, cháu sẽ cố tìm cho chú (có thể là sẽ không tìm được nếu USMM hoặc MSTS họ đã vứt đi) nhưng cháu xin thưa với chú nếu 38 người đó mà là quân nhân Mỹ thì dễ gì thân nhân họ chịu im lìm khi mà CP Mỹ lờ đi cái chết của thân nhân họ? Chú cứ vào http://thewall-usa.com/search.asp tìm những người chết trong ngày 23/8/1966 xem có bao nhiêu cái tên được ghi nhận? Tại sao vậy chú? Rồi nếu tất cả người trên tàu đều chết thì tại sao Thuyền trưởng và Máy trưởng của tàu còn bị thân nhân của 1 người chết trong hầm tàu kiện ra tòa vì thân nhân thủy thủ kia cho rằng Thuyển trưởng và máy trưởng đã không làm tròn nhiệm vụ và gây ra cái chết của thủy thủy kia vậy chú? Có ai kiện người đã chết ra tòa không ạ?

Chú vẫn khẳng định  "chính lượng hơi khổng lồ do khối thuốc nổ tạo ra đó , vì nó bị vướng chiếc tàu to lớn đè phía trên , nên nó mới thổi  phè ra hai bên làm cạn nước một đoạn sông ". Sao chú không tự hỏi theo cách tính sơ sơ của cháu, lượng nước ở chiều dài 16m lỗ thủng x 23m sâu x 1000m sông rộng cũng có thể lên tới hơn 170 nghìn tấn nước mà 500 kg thuốc nổ cũng có thể làm cạn nước 1 đoạn sông được thì cái con tàu mà tổng trọng lượng chỉ hơn chục ngàn tấn kia nó không tan xác pháo hay bẹp dúm dưới sức ép của thuốc nổ đi ạ? Có vô lí không khi mà thuốc nổ không làm biến dạng con tàu khi mà nổ chạm trực tiếp lại có thể tạo ra 1 luồng sóng xung kích đủ mạnh để xô cả trăm nghìn tấn nước khỏi lòng sông thế ạ? Chẳng nhẽ tàu nó lại chắc chắn như thế cơ ạ?


Về những chuyện đốt sách hay mơ ngủ mà chú nói, cháu xin thưa thế này: Hẳn chú cũng từng xem qua topic Cánh Đồng Chum mà trong đó cháu cố chứng minh cho các chú q.trung, tai_lienson, linh thong tin, minh son... về sự có thực của cái trận đánh vào các điểm cao xung quanh sân bay bảng Áng bên Lào : http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,2214.30.html (nhoắt 1 cái đã 41 năm rồi đấy ạ). Nếu chú đọc lại link trên, chú sẽ thấy rõ ràng dù bố cháu trẻ hơn các bác Cảnh và Minh, có tài liệu đơn vị và thông tin của các bác kia giúp đỡ mà để đi được đến chỗ xác định được các chi tiết liên quan và thuyết phục được các bác ý thì còn phải điều chỉnh dữ liệu bao nhiêu lần, phối hợp và phân tích đủ hướng. Cháu từng ở trong thế bị nghi ngờ nên cháu hiểu tâm trạng của chú nhưng nếu cháu cũng nóng nảy và chủ quan duy ý chí như chú thì liệu cháu có thể "vẽ" lại trận đánh đó của bố cháu cụ thể hơn những gì mà bố cháu kể cho cháu nghe từ bao năm nay không ạ? Chắc chắn là không. Bác Cảnh và bác Minh còn được nhắc qua trong sử sách chứ trận đánh để đời đó của đơn vị bố cháu đã bị lờ lớ lơ đi luôn ( http://www.wattpad.com/77725-l%E1%BB%8Bch-s%E1%BB%AD-s%C6%B0-%C4%91o%C3%A0n-312?p=105 ) , chú có hiểu cảm giác của bố cháu và cháu không ạ? Bởi thế, cháu nghĩ chú đừng chụp cho cháu những cái mũ thế này thế kia làm gì.

Cháu  mong chú hãy trả lời các câu hỏi của cháu ở các bài trước liên quan tới việc trục vớt con tàu từ đáy sông sâu 23m nước lên 1 cách thật sự logic đi thay vì cố chụp mũ cháu như thế. Chú là kỹ sư, hẳn cũng rất rành về 1 số nguyên tắc vật lý thì chuyện giải thích lẽ đâu lại khó tới mức đi chụp mũ cháu để tránh né trả lời thế, đúng không ạ?
Kính chú.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười, 2011, 02:27:10 am gửi bởi lonesome » Logged
wanta
Thành viên
*
Bài viết: 219


đầu ruồi trên mắt kiếng


« Trả lời #295 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2011, 03:16:31 am »

       @lonesome:  Wanta nói những điều đó không phải là Wanta đánh giá thấp về trình độ vi tính,  tiếng Anh của lonesome và các bạn trẻ khác, mà Wanta chỉ muốn nhắc lonesome rằng về vi tính lonesome không phải là người số 1 số 2 gì đâu mà trong những ông già như Wanta, Bác Hai Ruộng hoặc những CCB khác có những người tiếp cận IT từ rất sớm hoặc chí ít cũng là cùng thời với lonesome mà họ không lên tiếng thôi. Thế nên đừng bao giờ tự cho mình là số 1, số 2 rồi đánh giá thấp những ông già. Hãy nhớ điều 5 Bác Hồ dạy Thiếu niên Nhi đồng “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” và hãy nhớ là Khiêm tốn là điều trước nhất.

      Trở lại với phân tích báo cáo của hải quân Mỹ, như đã nói thông tin về thiệt hại của tàu BRV chưa thể gọi là thông tin gốc vì đó chỉ là trích lại của báo cáo COMNAVFORRV msg 230755Z Aug 66, do đó thông tin chính xác phải là từ báo cáo này và báo cáo này hiện tại cả lonesome và Wanta chưa có, nó là một ẩn số chúng ta cần phải tìm lời giải và để tìm lời giải thì chúng ta phải đặt câu hỏi tại sao để phân tích và chứng minh nó, và vì đây là vấn đề thuộc phạm vi KHXH không phải là toán học nên tùy theo góc nhìn của mỗi người mà có cách lý giải khác nhau và mỗi người có quyền bảo lưu ý kiến của mình đó mới là tranh luận và phản biện khoa học.

     @Lonesome: “người Mỹ họ cũng có tiếng nhưng trong những tài liệu nội bộ và được đóng dấu MẬT của họ thì họ ghi chép cẩn thận những thất bại lắm. Họ ghi lại để mà rút kinh nghiệm và học tập chứ không phải chỉ ghi nhận thắng lợi đâu - vụ này giới nghiên cứu lịch sử đều phải công nhận” cứ cho rằng đó là lập luận của lonesome để phản biện ý kiến phân tích của Wanta, thế thì Wanta đặt tiếp vấn đề: báo cáo tháng 8 của Bộ chỉ huy Hải quân Mỹ về vấn đề tàu BRV dựa trên cơ sở báo cáo COMNAVFORRV msg 230755Z Aug 66, thế nhưng báo cáo tháng 8 của Bộ chỉ huy Hải quân Mỹ về vấn đề tàu BRV đã giải mật trong NAVAL HISTORICAL CENTER, mà báo cáo COMNAVFORRV msg 230755Z Aug 66 tìm đỏ con mắt luôn trong NAVAL HISTORICAL CENTER, trong trung tâm Việt Nam học của Đại học Texas, Trung tâm lưu trữ liên bang không thấy một dòng nào nói đến báo cáo này chưa nói đến văn bản gốc. Vậy thì tại sao? Có vấn đề gì hay không? Lonesome hãy giải thích cho Wanta đi.

      Một vấn đề nữa là @lonesome nói:  “Tin và ảnh trên báo chí Mỹ là do AP đưa đầu tiên, sau đó đến lượt các báo khác và đều đăng ngay trong vòng 24 tiếng cùng với ảnh BRV bị cạn ở bờ sông. Nếu chỉ đưa tin có lợi, tại sao họ phải đưa tin này lên mà không ỉm đi luôn cho xong vì lúc đấy chỉ có lĩnh Mỹ ở khu vực này thôi, dấu diếm cũng đâu khó?”

      Thế thì lonesome có đặt vấn đề rằng dựa vào nguồn tin nào mà AP đưa tin 7 thành viên trên tàu bị chết trong khi báo cáo tháng 8 của Bộ chỉ huy Hải Quân Mỹ mãi đến 9 ngày sau ngày 01/09/1966 mới đề cập tới (ở đây nói tới báo cáo đã giải mật không nói đến báo cáo COMNAVFORRV msg 230755Z Aug 66). Wanta xin giải đáp cho lonesome luôn để hiểu cơ chế làm việc của Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại Việt Nam, hàng ngày bộ phận quan hệ truyền thông của Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại Việt Nam đều có giao ban thông tin quân sự với các phóng viên báo chí nước ngoài tại TP (chỉ phóng viên báo chí nước ngoài mới được dự và chỉ có bộ phận này mới được phép cung cấp thông tin cho báo chí). Thế thì thông tin này giới báo chí có được qua bộ phận này và trong những buổi giao ban này đều có mặt Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn (hãy nhớ rằng Thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn là một phóng viên của một tờ báo lớn của Mỹ, có uy tin nghể nghiệp với giới báo chí nước ngoài và các giới chức QS, ngoại giao Việt Mỹ). Vậy chắc chắn thông tin này tướng Phạm Xuân Ẩn biết và có báo cáo cho TW, thế thì vấn đề đặt ra ở đây tại sao TW lại phải lấy thông tin một nguồn khác báo cáo về để xác định thiệt hại của tàu BRV mà không phải thông tin từ nguồn báo chí của tướng Phạm Xuân Ẩn? Lonesome hãy lý giải giùm Wanta đi?

     Về chuyện tại sao phía Mỹ lại không ém thông tin về tàu BRV bị trúng thủy lôi nếu cảm thấy bất lợi khi mà tại hiện trường chỉ có toàn lính Mỹ. Nói xin lỗi nhé, lonesome nói như vậy thì quá là ngây thơ, mặc dù ngay lúc đó chỉ có lính Mỹ thôi không có ai hết, thê nhưng lonesome có nghĩ đến tác động của sóng xung kích do vụ nổ lan truyền trong không khí không, chẳng lẽ người dân ở khu vực Nhà Bè họ không nghe, lonesome cứ hình dung như thế này khi kho bom thành Tuy Hạ ở Nhơn Trạch, Cát Lái bị Đặc công của ta đánh (vào năm nào Wanta không nhớ) khi đó Wanta đang ở trong lớp học ở lầu 3 trường Nguyễn Trãi, Quận 4 (ngay kho 5, cổng vào cảng Sài Gòn) sóng xung kích làm cho lớp học rung chuyển và mọi người giật mình chạy ùa ra cửa sổ nhìn về hướng Nhơn Trạch thấy một vầng khói hình nấm bốc lên như nổ bom nguyên tử. Năm 78, khi Wanta và Bác Hai Ruộng đang còn là tân binh tại 2 Bis Xô Viết Nghệ Tỉnh, đêm đêm tiếng pháo của ta và của pốt đấu nhau từ miệt Tây Ninh, Long An vọng về tới tận TP nói như vậy để lonesome thấy rằng sóng xung kích của vụ nổ nó lan truyền đi rất nhanh và rất xa (1200 km/giờ). Do đó, có ít lắm thì người dân và lính tráng ở khu vực ở khu vực huyện Nhà Bè phải nghe thấy.

     Chưa kể là việc các đơn vị hải quân Mỹ - VNCH ở cảng Nhà Bè, ở Tân Cảng báo động đi cứu hộ, càn quét, máy bay trực thăng từ sân bay TSN, sân bay Biên Hòa bay đến chi viện. Những hoạt động quân sự bất thường đó có che dấu được những cặp mắt, những cái tai săn tin của lực lượng phóng viên báo chí nước ngoài, của tình báo nước ngoài (hay nhớ rằng Sài Gòn thập niên 60 là cái rốn của tình báo quốc tế: Trung quốc, Đài Loan trong cộng đồng người Việt gốc Hoa, Pháp, Anh, Mỹ, Nhật, các nước ĐNÁ, các nước XHCN vì MNVN khi đó là nơi đối đầu trực tiếp của 2 phe CNXH và TB) đang rình rập săn tin như Cọp đói rình mồi. Vậy phương án tối ưu nhất của Mỹ là gì? lấy cái bất lợi làm cái có lợi đó là công bố thông tin có hạn chế và định hướng để đáp ứng cơn đói thông tin, thay vì bưng bít thông tin thì nhưng cặp mắt, nhưng cái tai kia sẽ tìm mọi cách moi móc cho bằng được thông tin và như vậy thì cái bất lợi tăng lên gấp đôi hoặc gấp ba vì vừa bị mang tiếng bưng bít thông tin, vừa bị lộ thông tin mà đôi khi thông tin đó lại bất lợi hơn là thông tin được công khai công bố (tâm lý cái gì bị bưng bít thì lại càng kích thích người khác tìm hiểu và khi tìm hiểu được thì họ lại càng tìm cách tìm hiểu sâu hơn).

      Về vấn đề hai quả thủy lôi như Wanta đã phân tích, Wanta có đặt vấn đề thông số kỹ thuật của thủy lôi Kb và sức nước của dòng chảy vào ngày 23/08/1966 tại địa điểm xảy ra vụ nổ (xin nhấn mạnh là vào ngày 23/08/1966 tại địa điểm xảy ra vụ nổ) altus đã cung cấp cho Wanta thông số kỷ thuật của thủy lôi Kb là 2 lý/giờ, còn lonesome cung cấp cho Want như sau:

      “Sức nước chảy ở khu vực đó cách nay 45 năm không khác mấy so với bây giờ đâu chú ạ. với sức nước lên đến 6-7 lý/giờ thì có trừ hao 50% cũng còn lớn hơn thông số kỹ thuật của thủy lôi KB”

      Nói xin lỗi lonesome Wanta đọc đoạn này Wanta cảm thấy tức cười. Nó giống như một người qua Mỹ từ năm 75 chưa về Việt Nam lần nào điện về hỏi thăm bạn bè “Sài Gòn bây giờ ra sao?”, người bạn trả lời “Sài Gòn bây giờ không khác so với xưa mấy, Chợ Bến Thành Tòa Đô Chánh (UBNDTP bây giờ), Nhà hát Tây (trụ sở Hạ nghị viện ngụy quyền ngày xưa, Nhà hát lớn TP bây giờ) vẫn như vậy không thay đổi mấy”, người bạn tức tốc bay về Việt Nam với mục đích chụp hình trước ba nơi này để làm kỷ niệm và nói với con cháu (sinh ra ở bên Mỹ) “Sài gòn ngày xưa nó như thế này này”. Nhưng khi về Việt Nam thì hỡi ơi Chợ Bến Thành còn đó, vẫn 4 cửa đó nhưng bên trong thì thay đổi quá nhiều hiện đại quá, Tòa đô chánh vẫn còn đó nhưng đằng sau lưng thì chình ình bóng dánh tòa cao ốc Tuổi trẻ còn đâu cảnh nền mây trôi xanh trong nữa, Nhà hát Tây còn đó nhưng thay bằng 2 cái cột tròn tròn ngày xưa là hai bà đầm đứng đỡ cột, về bển ăn nói làm sao với con cháu đây. Hoặc như bà già Wanta còn sống (bà già Wanta chết năm 69 do mình của Mỹ) hỏi mấy đứa cháu ngoài Bắc “Chợ cửa Nam còn không”, mấy đứa trả lời “thưa dì còn” bà tức tốc kêu Wanta đưa bà về Bắc thăm Chợ của Nam nơi gắn liền với một thời xuân sắc của bà. Nhưng khi đến Chợ cửa Nam ngày xưa còn đâu thay vào đó là một tòa cao ốc sừng sững với tên Trung tâm thương mại Chợ Cửa Nam.

      Nói như vậy để lonesome thấy rằng những vật kiến trúc to lớn còn thay đổi theo thời gian huống hồ điều kiện khí tượng thủy văn của Sông Sài Gòn mà lonesome đã từng nói rằng (thủy văn có nhiều điều phức tạp) trong 45 năm không khác mấy so với bây giờ. Nói chi 45 năm chỉ cần 35 năm trước thôi, năm 1975 Tp.HCM không hề có cảnh mưa to cách mấy đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ ngập nước tràn lên cả vỉa hè, Rừng Sát thì TNXP dàn hàng ngang đi xuống giống từng cây Đước một giữa trời nắng không một bóng cây, rừng đầu nguồn còn nguyên vẹn là những mảng xanh rừng nguyên sinh. Còn bây giờ chỉ một cơn mưa vừa gặp phải triều cường thì khắp nơi trong TP ngập lụt kể cả đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ; Rừng Sát thì bây giờ Đước mọc xanh um trở thành khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn, rừng đầu nguồn kiếm đỏ con mắt mới thấy một cây có đường kính 50 cm rồi lại hiệu ứng nhà kính nữa. Thế thì không biết lonesome dựa vào đâu mà phát biểu câu trên phải chăng dựa vào số liệu thống kê, nếu dựa vào số liệu TK thì lonesome nên nhớ rằng con số TK chỉ có tác dụng dự báo cho một khu vực rộng lớn bao quát chứ không đại diện cho địa điểm cụ thể trong một thời điểm cụ thể, nhất là thời điểm, địa điểm đó lại cách nay 45 năm thì lại càng phi khoa học. Đây cũng là một điều mà lonesome hãy nhớ rằng không thể lấy cái hiện tại để đánh giá quá khứ mà không xem xét đến điều kiện môi trường xung quanh của nó trong quá khứ, nó là một quy luật của KHXH và KHTN nếu ta bỏ yếu tố môi trường xung quanh tác động đến nó thì phi khoa học cụ thể như điều kiện khí hậu thủy văn của Sông Sài Gòn.

      Đặt trường hợp sức nước của dòng chảy Sông Sài Gòn 45 năm trước là 6 – 7 lý/giờ vượt quá thông số kỹ thuật của thủy lôi Kb thì sẽ xảy ra hai trường hợp:

      - Trường hợp 1: Hai trái thủy lôi cùng trôi về một hướng do bức xích neo (khả năng này cao vì phải xét đến trường hợp lực cản của lớp bùn sình tác động lên neo). Không thể có trường hợp một trái trôi, một trái không trôi.

     - Trường hợp 2: Hai trái thủy lôi cùng đứng tại chỗ không thể có trường hợp một trái đứng tại chỗ trái thứ hai trôi gần trái thứ nhất để hai trái cùng nổ một chổ, lại càng phi lý hơn khi lonesome nói rằng hai trái cùng trôi vào nổ cùng một chỗ vì trong cùng một điều kiện về khối lượng, cùng sức nước dòng chảy, cùng chiều dòng chảy lại một trái trôi xuôi, một trái trôi ngược để chụm vào một chỗ. Nói như thế chẳng khác gì nói mặt trời ban ngày và mặt trăng ban đêm sẽ nhích lại gần nhau và …. Tận thế xảy ra. Híc! Đố ai mà tin được.

     Một vấn đề về khoa học rất đơn giản như vậy mà lonesome phát biểu còn không đúng, thì Wanta chỉ biết khuyên lonesome khi đặt một vấn đề ra để phản biệt thì phải xem xét cho cặn kẻ nhưng cơ sở khoa học của nó rồi hảy phát biểu tránh phát biểu kiểu “hai trái trôi vào một chỗ” như vậy.

    Một lần nữa Wanta xin nhắc lonesome rằng Wanta là Wanta, Hai Ruộng là Hai Ruộng những vấn đề Wanta đặt ra ở một góc cạnh khác với Bác Hai Ruộng. Đừng nhầm lẫn đánh đồng Wanta với Hai Ruộng kẻo mọi người lại nghĩ hai ông già hè nhau ăn hiếp một đứa con nít. Ngoài ra cùng một nguồn tư liệu Wanta có góc nhìn phân tích khác và lonesome có góc nhìn phân tích khác. nên đừng bao giờ nói rằng "tài liệu gốc không có Wanta nói bừa theo kiểu thầy sờ voi" (mà đúng đấy chúng ta bây giờ đang là những thầy bói sờ voi đấy) nói như thế là chụp mũ Wanta đấy

    Cuối cùng xin anh linh của thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn tha thứ cho việc đã mạo muội đem chức danh và tên của thiếu tướng ra để lập luận trên diễn đàn này.

    Kính chào các bạn trẻ, Wanta đi ngủ để mai còn về phát lương cho "Gấu mẹ" đây
Logged

Nếu ai hỏi rằng lính biết yêu không?
Tôi xin trả lời lính yêu nhiều lắm
Yêu thật nhiều và thật say đắm
Vì người lính cũng có trái tim
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #296 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2011, 04:04:41 am »

vì trong cùng một điều kiện về khối lượng, cùng sức nước dòng chảy, cùng chiều dòng chảy lại một trái trôi xuôi, một trái trôi ngược

Bác wanta cho hỏi làm sao bác luận được ra chỗ đo đỏ thế ạ? Hai trái bị hai luồng nước đẩy hai hướng trôi chếch vào nhau không được ạ?
Logged
wanta
Thành viên
*
Bài viết: 219


đầu ruồi trên mắt kiếng


« Trả lời #297 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2011, 04:47:41 am »

       Vì thời điểm đặt thủy lôi là thủy triều đang lên, nước từ biển chảy vào nên sức nước chảy chỉ có một chiều. Mặt khác vị trí đặt thủy lôi là giữa luồng tàu chạy và không phải tại ngay ngã ba của Sông Lòng Tàu và Sông Rạch Dừa mà nằm dịch xuống phía dưới hạ lưu nên không thể chịu tác động của hai luồng nước khác nhau. Trường hợp hai trái thủy lôi chịu tác động của hai luồng nước khi và chỉ khi thủy triều xuống (hướng nước chảy từ sông Lòng Tàu và sông Rạch Dừa ra biển) và vị trí đặt thủy lôi ngay tại ngã ba nơi giao hội giữa hai luồng nước.
Logged

Nếu ai hỏi rằng lính biết yêu không?
Tôi xin trả lời lính yêu nhiều lắm
Yêu thật nhiều và thật say đắm
Vì người lính cũng có trái tim
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #298 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2011, 05:06:20 am »

Nước sông rút ra bể mà có lẽ bác mô hình hóa như nước chảy trong ống ấy nhỉ? Cùng một dòng sông có nhiều khối nước ngẫu nhiên chảy nhiều hướng lệch nhau một chút được chứ bác, chưa kể có thể còn phụ thuộc vào địa hình chỗ đáy sông của từng quả mà hướng trôi của chúng có thể không song song, chưa kể nước có thể sinh xoáy nổi xoáy ngầm làm thủy lôi quật qua quật lại.

Thế vụ thủy lôi hình cầu, bác chốt hạ cho tôi được không ạ? - có phải bác cho là vì nó hình cầu nên hóa giải được sức đẩy của nước, nên tuyệt đối chả có lực nào làm trôi nữa, không ạ?
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #299 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2011, 11:36:54 am »

       Vì thời điểm đặt thủy lôi là thủy triều đang lên, nước từ biển chảy vào nên sức nước chảy chỉ có một chiều. Mặt khác vị trí đặt thủy lôi là giữa luồng tàu chạy và không phải tại ngay ngã ba của Sông Lòng Tàu và Sông Rạch Dừa mà nằm dịch xuống phía dưới hạ lưu nên không thể chịu tác động của hai luồng nước khác nhau. Trường hợp hai trái thủy lôi chịu tác động của hai luồng nước khi và chỉ khi thủy triều xuống (hướng nước chảy từ sông Lòng Tàu và sông Rạch Dừa ra biển) và vị trí đặt thủy lôi ngay tại ngã ba nơi giao hội giữa hai luồng nước.

Lúc thả thủy lôi tối 22/8 là nước đang rút. Cơ sở lý luận của chú đặt trên 1 tiền đề sai thì các lí luận khác và kết quả suy luận có đúng hay không vậy chú? Với sức nước sông Lòng Tàu và sông Dừa rút liệu có đủ để làm xô lệch vị trí 2 quả thủy lôi không chú?

Phần bài trước cháu định trả lời luôn nhưng sáng nay bận sửa chữa nhà nên tạm khất đấy, tí ăn cơm xong cháu sẽ trả lời sau.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười, 2011, 04:57:33 pm gửi bởi lonesome » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM