Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 09:17:36 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Baton Rouge Victory : Chiến công- sự kiện và nhân chứng  (Đọc 145186 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #270 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2011, 12:23:50 am »

Cái vệt trắng ở chỗ Ngã tư sông tương ứng với 200m chiều dài. Chú nhìn thế để thấy con sông Lòng Tàu và chỗ Ngã tư sông nó rộng mênh mông thế nào. . (Lonesome )

    (Hai Ruộng)
  - Điều quan trọng nhất là xác định đúng luồng tàu chạy . Tàu BRV tuy lớn , nhưng nếu so với bề rộng khúc cua của con sông gần 1000mét thì chiều ngang con tàu 18 mét , không thắm vào đâu . Chỉ cần thả lôi lệch 10-20 mét thì xác xuất tàu chạm thủy lôi rất thấp .
 - Phải chọn ở đoạn sông có khúc cua gắt để khi tàu vào cua mũi một bên còn đuôi tàu ở một bên , vì tàu bẻ lái ở đuôi , độ càng quét lớn so với tàu dài 130 mét , tuy nhiên cũng không thắm vào đâu khi so với chiều rộng con sông 1000 mét . Ở đoạn cua phía trước vị trí thả lôi tàu có độ càn quét lớn , nhưng cua nó rộng , tàu nhỏ thì cua sát bờ trái , tàu lớn thì cua vòng lớn hơn . Nhưng khi gần hết đoạn cua thì tàu lớn hay nhỏ gì cũng bắt buộc phải đi vào một điểm , đó là điểm giữa của luồng sâu người ta gọi là điểm giữa chữ S . Vì đến điểm nầy tàu bắt buộc phải lấy lái đi đúng điềm nầy để cua ngược lại . Và điểm nầy sau khi cân nhắc cẩn thận đã được chọn .

   Cảm ơn cháu đã nhắc nhở chú . Nhưng nếu cháu đọc bài của chú kỹ hơn chắc không phải tốn thời gian nhắc nhở kiểu nầy .

  Sáng nay mới gọi điện hỏi thăm sức khỏe chú Cảnh , chú cũng khỏa bình thường , nhân dịp hỏi thăm lại chuyện tàu BRV chìm như thế nào , khi có tài liệu Mỹ đưa ra theo như bài của Lonesome . Chú Cảnh trả lời dưt khoát trước sau như một : Khi quả thủy lôi nổ , nhìn thấy nước bị tát ra hai bên bờ còn nhìn thấy đáy của một đoạn sông và chiếc tàu bị hút xuống đáy sông , sau đó chìm luôn tại chổ khi nước trả lại đầy sông chỉ còn ló có nóc đài chỉ huy lên trên mặt nước và cột cờ , suốt thời gian 10 phút cho đến khi chú và anh em rời trận địa không thấy cột cờ vẫn nằm yên ở đó , không có một tên Mỹ nào sống xót .Tôi hỏi thêm : lúc tàu vào trận địa thủy lôi chú thấy tàu BRV có chở đúng tải không ? Chú quả quyết là tàu chở từ đúng tải trở lên , vì nhìn vào mớn nước của tàu .
  Suốt bao nhiêu năm trời học về Hải Quân trước khi học khóa thủy vũ , chú phải học qua khóa thuyền trưởng . Chuyện mớm nước có lạ gì với chú chú còn lặn đo cã từ vạch dưới của mớm nước cho đến đáy tàu chiến Mỹ 7000 tấn đậu tại quân cảng Nhà Bè , dựa vào đó để tính toán suy ra chiều sâu đáy tàu vận tải 10.000 tấn tương đương , theo chú ước toán thì từ vạch dưới mớm nước cho đến đáy tàu khoảng 4 mét nữa . Như vậy khi tàu vận tải 10.000tấn chở đúng tải phần chìm dưới nước con tàu khoảng 12 mét , vì vậy nên chọn thả trái cách mặt nước 8 mét để trừ hao khi nước sông khi tàu vào ngay lúc thủy triều dâng cao hơn khi thả trái . Nêu chọn dưới 8mét thì tàu nhỏ hơn lại vướn , trong khi mục đích ta đánh là tàu từ 10.000 tấn trở lên . Chú Cảnh cho là khi đanh tàu BRV thì cũng có nhiều điểm may mắn  : - May mắn thứ nhất là gặp được chú Mạnh là du kích địa phương rất giỏi , nếu không có chú Mạnh thì làm sao mà tìm cho ra 40 bẹ dừa nước lam phao thăm dò và thử nghiệm , việc tưởng dể nhưng ở khu vực đó toàn là cây đước ,không thấy một bụi dừa nứớc . Vậy mà chú Mạnh biết và tìm ra một ngọn rạch có cây dừa nước , vì vùng nầy chú đi đốn củi từ nhỏ đến lớn , nên thông thuộc địa hình , nhờ chú Mạnh mà cơm nước cho đến dây cước của lưới củ đều xin từ dân . Nếu không có chú Mạnh , người lạ đi lơ mơ là bị chỉ điểm giặc bắt ngay ( gần đồn bảo an ) . - May mắn thứ hai là ngày chiếc tàu BRV vào lại ngay đúng ngày theo chu kỳ của thủy triều giống như lúc điều nghiên .
   Theo tài liệu Mỹ do Lonesome đưa ra : Mình hoàn tòan không có ác cảm gì với người Mỹ cã , trong vô số lính Mỹ vào Việt Nam tham chiến chỉ có một số ít binh lính , sỹ quan , tướng tá là hiếu chiến mà thôi , đa số họ cũng đều là lính thi hành lệnh quân dịch của chính phủ Mỹ , có nhiều lính Mỹ còn khóc quì lại sỹ quan để khỏi chấp hành lệnh  phân công của chỉ huy , bắt phải bò lên lôi xác đồng đội bị ta hạ gục . Nhưng khi đã dùng kỹ thuật để suy đoán , để mà xem xét thì phải xét khách quan cho đến nơi đến chốn .
   Bây giờ trỏ lại vấn đề : Tàu BRV có chở đúng tải ( 8000tấn - 10000 tấn) không ? hay chỉ chở 1847 tấn ? Và khi trúng thủy lôi tàu có chìm tại chổ hay trôi lềnh bềnh .
   Cho đến bây giờ Lonesom vẫn chưa trả lời được câu hỏi : " Tại sao tàu BRV chỉ chở có 1847 tấn tương đương với 1/5 tải của con tàu . tức là thay gì tàu chìm sâu xuống 8 métso với mớn nước thì ở tải 1849 tấn chỉ chìm sâu có chưa tới 2 mét so với mớm nước thì làm sao tàu chạm vào thủy lôi cho được . trong khi thủy lôi nằm sâu 8 mét cách mặt nước , trước đó đã có hai chiếc tàu 2000 tấn và 5000tấn qua trận địa mà không chạm thủy lôi .
    Lúc đầu thì Lonesome giải đáp là , người Mỹ bơm nước biển vào tàu
    Nếu muốn bơm nước vào cho tàu đúng tải thì tối thiểu phải bơm 5000 mét khối . Căn cứ vào bản vẽ kết cấu của con tàu , Họ bơm nước vào đâu cháu ? Cháu có thể chỉ xem trên bản vẽ con tàu đó và tính toán chứng minh xem kích thước chổ họ bơm nước vào có đủ để chứa tối thiểu 5000 lít nước không ? Chưa nói đến họ còn chừa chổ để chứa nước ngọt dùng cho sinh hoạt , chứa nhiên liệu ( chạy lò hơi nhiên liệu tốn nhiều hơn là động cơ đốt trong , nếu cùng công suất ) . Thời đó chưa có máy lọc nước biển trực tiếp để uống đâu . Chưa nói là lò hơi khi chạy , lượng nước bốc thành hơi đưa qua tuốc bin để quay chân dịch tàu , dù đã qua ngưng tụ để thu hồi nước trở lại . Nhưng lượng nước trong lò hơi hao hụt cần phải bổ xung thường xuyên là không ít đâu , nước châm thêm vào lò hơi không thể nào lấy nước biển trực tiếp được .
   Theo bản vẽ kết cấu tàu thì tất cã 5 hầm chứa hàng và xen giữ hai hầm số 3 và số 4 là khoan máy , phía dưới hầm số 4 , số 5 , là khoan chứa trục truyền chuyển động của tàu ( láp tàu ) , khoan nầy ăn thông với khoan  máy . Cho nên từ mũi tàu cho đến cuối con tàu chẳng còn nơi nào trống để bơm 5000 mét khối nước biển vào , chỉ còn không gian rất nhỏ phía trên cuối đuôi tàu mà thôi .
   Theo tài liệu thông số tàu BRV do Lonesom đưa ra thì chiều cao hầm tàu là 11 mét ( tức là chiều cao từ đáy sàn tàu đến bon chính là 11 mét ) . Chiều cao từ đáy hầm tàu đến đáy tàu ( trên bản vẽ thể hiện sọc thẳng đứng , phía dưới đáy tàu ) , tính toán theo tỷ lệ là 1 mét . Ngay đài chỉ huy từ ngang bon chính của tàu trở lên có 4 tầng (3 lầu , một trệch) , tính trung bình mỗi tầng ca bin cao 3 mét . Như vậy 4 tầng ca bin có phải là 12 mét chiều cao không . Như vậy tính từ đáy tàu lên ngay đài chỉ huy cho đến nóc ca bin trên cùng có chiều cao là : 1 mét sàn tàu + 11 mét chiều cao từ sàn tàu đến bon chính + 12 mét đài chỉ huy = 24 mét , như vậy tàu BRV có tổng chiều cao từ đáy tàu lên đến nóc đài chỉ huy là 24 mét . Con số 24 mét này nói lên điều gì ? Có phải vị trí nơi thả thủy lôi có độ sâu là 23 mét , như vậy khi tàu BRV chìm ngay vị trí nổ với chiều cao con tàu là 24 mét thì khi chìm đáy tàu đụng đáy sông với 24 mét chiều cao ngay đài chỉ huy chỉ còn ló lên cái nóc đài chỉ huy là đúng hay không ?
   Lonesome xem lạ chổ nầy nhé :Tài liệu Mỹ ghi là tàu chìm xuống mớn nước 8,5m là mớn nước đạt độ dãn nước tối đa (15 nghìn tấn nước) là hợp lý vì khi đó tàu đã thực sự khẳm.

Do sức nước hay do trớn của tàu mà tàu bị quán tính đẩy dạt vào bờ sông để mà dựa bờ, nếu không thì đã chìm nghỉm giữa luồng chứ không còn cái cảnh chìm mà chỉ ló đài tàu lên đâu ạ. Cốt luồng sông đoạn đó sâu hơn 11,5m (là chiều cao tính từ mép thành tàu trở xuống đáy) đó chú ạ. Mà 1 khi cái BRV này chìm ngập thì đừng nói 1 tuần, 1 tháng sau có khi Mỹ họ cũng chưa kéo nổi con tàu này lên khỏi mặt nước để mà dỡ hàng ấy chứ. Vả lại, nếu tàu chìm ngập chỉ còn ló cái đài tàu thì làm gì có chuyện bị thủy triều cuốn trôi lên trôi xuống (3 tấm ảnh chụp BRV chúng ta có đều ở 3 vị trí khác nhau và hướng mũi tàu khác nhau)? Việc trục vớt 1 con tàu nó không đơn giản như vớt 1 cái ghe tam bản đâu chú ạ. Thực tế, BRV vẫn nổi dù bị chìm tới sàn tàu. Các tàu cứu hộ vẫn có thể cập mạn để đón các thuyền viên còn sống về Nhà Bè ngay trong buổi sáng hôm đấy (vài tuần sau các thuyền viên này lại quay lại VN trên các tàu Victory khác của MSTS) và các tàu khác vẫn có thể hỗ trợ BRV nổi được. 1 nhân chứng là lính của tàu tuần giang 16 là 1 trong số các tàu có mặt tại hiện trường ngay sau vụ nổ cũng xác định chuyện BRV "Beached" hiểu nôm na là "dựa bờ sông" ạ.

  Nếu thực sự như tài liệu người Mỹ nói , chỉ chở có 1847 tấn , sau khi trúng thủy lôi con tàu chỉ chìm xuống đến dấn nước 8,5 mét thì dừng lại , tức là nhờ vô nước nên con tàu từ chổ chở 1847 tấn thành ra đúng tải , đúng mớm nước . Mình tính toán thì thấy cũng đúng như lời họ đưa ra ( tức là nếu tàu chở 1847 tấn và thủng hai khoan , khoan máy và khoan hầm số 3) . Nhưng nếu mà con tàu không chìm chỉ chết máy thôi và còn trớn mà trôi lình bình sau đó mắc cạn chút đỉnh ( đâu còn máy , đâu còn lực đẩy mà mắc cạn nhiều ) , thì sự việc lại quá đơn giản , đơn giản vô cùng . Trường hợp nầy chỉ cần dùng tàu kéo khỏe hoặc cùng lắm là hai ba chiếc tàu kéo ( lúc đó hải quân Mỹ tại Nhà Bè có thừa tàu kéo ) hợp sức lại kéo luôn về Cảng Nhà Bè , chỉ cần một buổi là xong về đến cảng tha hồ mà bốc dở  . Đâu cần phải thuê người Nhật đâu cần phải huy động bao nhiêu là tàu đẩy bao nhiêu là tàu há mồm , bao nhiêu là xà lan , bao nhiêu là cần cẩu , để đẩy vào bờ nơi nước cạn , cho đáy tàu gác trên bải bùn , rồi mới dùng tàu có cần cẩu to bốc hàng mất gần cã tháng trời làm chi vậy ,  cho tắc nghẽn giao thông gần một tháng trời như tài liệu ta và Mỹ cũng đều có nói thời gian tắc nghẽn con sông nầy


  Cũng nhờ tính toán kỹ như vậy mà ta mới thấy ra rằng : tàu chỉ thủng hai khoang , các khoan còn lại còn nguyên vẹn , nên chỉ cần cẩu hàng ra khỏi tàu là lượng nước theo lỗ thủng vào tàu chỉ tương đương với 7000 mét khôi , tương đương với 7000 tấn tức ngang ngữa với sức chở đúng tải của con tàu nên tàu không cần phải có phao kè hai bên nữa , mà chỉ dùng tàu kéo hay đẩy bình thường ra Vũng Tàu , giống như tấm hình chụp lúc lai dắt tàu BRV ra cửa biển . Như vậy tấm hình nầy đã được lý giải .

   (CÒN TIẾP )
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười, 2011, 12:43:49 am gửi bởi Hai Ruộng » Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #271 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2011, 12:44:45 am »

 TIẾP THEO ...
Lỗ thủng do thủy lôi phá hủy ngay chổ nào của con tàu ?
   Nếu tàu chỉ chở 1847 tấn . Đảm bảo không có vụ nổ thủy lôi , chẳng cần phải phân tích thêm gì nữa .
   Nếu tàu chở đúng tải thì mớm nứơc trên của tàu bằng ngang mặt nước . Mà thủy lôi cách mặt nước 8 mét , khi thủy lôi nổ thì tâm nổ của thủy lôi cách mặt nước 8,5 mét ( đường kính thủy lôi 1 mét ) . Như vậy tâm của lỗ thủng cũng cách mặt nước 8,5 mét . Như vậy nếu lổ thủng của tàu rộng 3 mét đến 4 mét thì tối đa bán kính của lổ thủng cũng từ 1,5 mét đến 2 mét . Như vậy nếu tàu BRV được lai dắt với độ chìm ngang mớm nước thi lỗ thủng nằm sâu dưới mặt nước tối thiểu 6 mét hoặc 6, 5 mét lận . Vì vậy tấm hình chụp lúc lai dắt , hay lúc tàu bị đẩy lên bờ để bốc dở hàng là lúc mặt nước ngang mớm nước nên ta làm sau mà nhìn thấy lỗ thủng của tàu nằm sâu dưới mặt nước đến 6 mét , hay 6 mét rưỡi lận . Như vậy đừng nhìn vào tấm hình chụp mà ta thắc mắc ; " tàu thủng bên trái tại sao nhìn vào hình không thấy lỗ thủng , hay là tàu thủng bên phải tại sao nhìn vào hình không thấy lỗ , hoặc là khi lai dắt không có tàu kè bên phải hay bên trái . Như vậy mọi tấm hình đã được lý giải . Và xác định luôn là : Khi trúng thủy lôi bắt buộc tàu phải chở đúng tải mới chạm vào thủy lôi , theo tính toán nếu đã chở đúng tải thì chỉ cần thủng một khoan máy thôi là đã đủ chìm , chứ không cần đến hai khoan . Vì vậy tàu chìm tại chổ là chính xác , yên tâm không có vụ nối tầng sam 2 nào ở đây cã .
   Thực ra những tư liệu hình ảnh mà anh em đưa ra trên mạn cũng không phải là tài liệu giải mã gì , mà chỉ là tài liệu đã được đưa tin công khai vào thời điểm sau và gần với thời điểm xảy ra sự kiện làm chấn động từ Sài Gòn cho đến nước Mỹ . Những tài liệu nầy được lưu trử và hôm nay lại được đưa lên mạn . Phía ta thì cố gắng tả cho trung thực cho hết chiến công của mình , còn tài liệu phía Mỹ thì cố gắng đưa tin kể cã hình ảnh minh chứng  làm sao mà cho nó nhẹ đi , nói mơ mơ hồ hồ ai muốn hiểu theo chiều nào cũng được . Vì nếu phía Mỹ họ đưa tin thực quá thì lính Mỹ còn tinh thần đâu mà đánh , những thủy thủ liệu họ có dám chotàu vào nữa không ? , khi tàu họ bị cháy , chìm liên tục .
   Họ chỉ nói là carry-ing 1849 tons ...., thay vì nói : only carry-ing 1847 tons .... Ai muốn hiểu ra sao thì hiểu , có thể hiểu là chở 1849 tấn hàng hầu hết là xe quân sự và ..... Nếu sau nầy ta có tìm ra thêm 5000 tấn xe tăng thiết giáp thì họ nói cũng đâu có sai , họ có thể bào chữa là 5000 tấn xe tăng thiết giáp đó họ chưa nói , chứ họ đâu có nói tàu chỉ chở 1849 tấn đâu .
  Về người thì họ đã lỡ nói là thủy thủ đoàn 45 người , nhưng khi nổ thì bên ta quả quyết là chết hết ,vì với sức nổ như vậy có ai mà còn sống được ( trái lựu đạn MK3A của Mỹ chỉ có vai chục gram thuốc nổ mà còn họ quang cáo là chuyên để diệt người nhái của ta ở dưới nước . Huống hồ gì hai trái thủy lôi mỗi trái gần 300kg thuốc nổ , chưa chắc gì chỉ có hai trái thủy lôi không , biết đâu hai cái lò hơi có còn nguyên vẹn không hay đã nổ luôn rồi . khi tôi còn làm công tác sửa chửa và bảo quản an toàn cho lò hơi trong ngành dệt , lúc nào cũng phải nhắc nhở công nhân vận hành nội quy nghiêm ngặt để bảo đảm khi vận hành , trong đó có điều nhắc nhở công nhân , không được xịt nước vào buồn đôt khi lò đang nóng có thể làm biến dạng kim loại hoặc là nứt gảy khi bị co giản đột ngột . Phải để lò tự nguội rồi mới sửa chửa . Đằng nầy trái thủy lôi nổ ngay khoan chứ hai cái lò hơi , chưa nói đến chấn động khủng khiếp từ vụ nổ mà chỉ cần nói đến nước đột ngột tràn vào lò đang nóng thôi sẳn áp suất hàng chục kg/cm2 là cũng đủ biến hai cái nồi hơi thành hai quả bom rồi . Nếu mà tàu chìm tại chổ thì liệu những người ở trên tàu có sống được không . Nhưng rất khôn khéo họ chỉ nói : Có 7 thủy thủ bị chết trong hầm tàu vì họ chỉ thu được có 7 xác trước mắt mọi người mà họ không nói chí có 7  thủy thủ bị giết ( Only seven crewmen were killed... ). Còn tin những người thủy thủ còn lại kia còn sống chỉ là tin hành lang họ không có công bố chính thức .
  Còn phía ta thì thời điểm đó làm sao mà có máy chụp hình để ghi lại đầy đủ tang chứng , ta thua họ là ở chổ đó , nhưng lịch sử của tacó chép lại , những người cùng thời chứng kiến cảnh tàu BRV thì không có thắc mắc gì vì đâu phải chỉ có mấy người trực tiếp đánh là thấy đâu , còn cã trận địa DKZ của Trần Mân sát bên nữa . Nhiều người dân lớn tuổi sống ở vùng đó họ đều biết cã . Chỉ có sau nầy các cháu lớn lên thời điểm lịch sử đã qua xa ,nên khi đọc tài liệu Mỹ tự suy diễn ra thôi, tự đặt ra câu hỏi nhiều khi thấy vô lý . Chúng ta không nên giận mà phải cố gắng giải thích những gì có thể giải thích được ,bằng suy luận mà thôi chứ đòi hình ảnh rỏ ràng thì bó tay thôi . Nhưng đâu phải điều gì cũng có thể giải thích hết đâu . Ngay cã vua Quang Trung hành quân thần tốc chỉ trong vòng 7 ngày mà hành quân hơn ngàn cây số , có ai giải thích nổi đâu ? Nhưng lịch sử vẫn là lịch sử vì vua Quang Trung sau khi cho quân ăn tết sớm tại Phú Xuân đến ngày mùng 5 têt là đã có mặt tại thành Thăng Long .
     Tin Thêm : Chú Cảnh cung cấp thêm tin từ những người dâm làm thuê cho Mỹ : Sau khi bi trúng thủy lôi thì số vũ khí chìmtheo tàu , người Mỹ bán rẽ lại cho Nhật hết chổ vũ khí đó để cho khỏi rùm beng dư luận .
 
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #272 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2011, 08:56:00 am »

      Mấy ngày rồi không vào trang ,hôm nay hoàn hồn mới vào thì thấy các bạn ,các em, các cháu vẫn nhiệt tình nghiên cứu sự thật lịch sử, rất cám ơn các bạn.
      Mình cũng xin chân thành cám ơn các anh , các bạn trong trang đã chia buồn, phúng viếng, tiễn đưa anh rể mình _ nhạc sĩ nguyễn Thế Hải .
      Cũng thật cám ơn HT về trận đánh tàu BTV đã giúp mình được gặp và sống vài ngày với anh chị mình tại TP Bác ,cũng không ngờ đấy lại là những ngày cuối cùng mình gặp anh rể Thế Hải . Anh đã làm ngày cho mình đĩa bài hát Mimoza mà mình yêu thích. Anh chị mua và đóng gói thùng hoa quả, bánh tráng Trảng bàng cùng rau rừng Tây ninh . Anh ra đi đột ngột ( đột quị tim hay còn gọi nhồi máu cơ tim )mà bản thân anh cứ tưởng bị ngộ độc ăn uống ; anh bỏ lại chị Mai Lâm một mình ở thành phố Bác, cháu Thế Giang còn chưa thành gia thất và đang sống tại Ca na đa . Anh ra đi làm bọn mình thật đau sót, thương anh, thương chị ,thương cháu .
     Anh đã sáng tác một bài nhạc cho điệu múa ca ngợi các chiến sĩ DCRS đánh tàu .
     một lần nữa xin chân thành cảm ơn trang ta.
Logged
wanta
Thành viên
*
Bài viết: 219


đầu ruồi trên mắt kiếng


« Trả lời #273 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2011, 04:25:18 pm »

     Mấy hôm nay bận việc tối nào cũng 12 giờ đêm mới về tới VP nên Wanta chỉ xem thôi chứ không có ý kiến gì. Hôm nay Wanta xin tham gia một số ý kiến.

     Trước tiên Wanta có ý kiến với lonesome là Wanta là Wanta, Hai Ruộng là Hai Ruộng mỗi người có một cách nhìn nhận riêng, một quan điểm riêng, cách phân tích vấn đề riêng, nên lonesome đừng đánh đồng Wanta với Hai Ruộng là một kẻo không lại đưa tới nghĩ lầm là chủ đề này chia làm 2 phe thì không hay.

      Về vấn đề trận đánh chìm tàu BRV tgheo Wanta hiện tại chúng ta đang có một số vấn đề đặt ra là:
      1- Từ nguồn tin nào TW ta xác định quyết tâm phải đánh chìm bằng được tàu BRV?
      2- Tàu BRV chở gì?
      3- Sau trận đánh thiệt hại của tàu BRV như thế nào?
      4- Thủy lôi nổ hai quả hay một quả?

      Ba vấn đề trên thuộc phạm vi rộng ở mức độ chiến lược để trả lời được 3 câu hỏi này ta phải đặt vào bối cảnh lịch sử của các năm 1965 – 1966 về phương diện chính trị, xã hội, quân sự của cả 2 bên để mà so sánh tìm ra được thông tin chính xác, không nên đứng ở quan điểm bây giờ để mà phán xét đúng sai. Chúng ta hảy phân tích xem xét để trả lời câu hỏi tại sao lại như thế này mà không phải như thế kia. Ba vấn đề này Wanta sẽ phân tích sau. Vấn đề thứ 4 thì mang tính chất thuần túy về kỹ thuật và khoa học tự nhiên nên Wanta sẽ phân tích trước.

Thủy lôi nổ hai quả hay một quả?
      Theo quan điểm của Wanta thì hai quả thủy lôi đều nổ có thể không cùng lúc nhưng cách nhau chỉ vài giây chứ không thể một quả nổ và một quả trôi cả quả thủy lôi + neo do sức nước cuốn trôi như lonesome nói được. Để khẳng định vấn đề này Wanta xin dùng hai hình vẽ mô tả dưới đây:
      Hình minh họa 1
      

        Hình minh họa 1: mô tả đơn giản việc thả thủy lôi (chi tiết kỹ thuật thả thủy lôi như thế nào bác Hai Ruộng đã mô tả theo lời kể của chú Cảnh rồi). Có thể nói kết cấu đơn giản của quả thủy lôi gồm 3 phần: thủy lôi, neo, và xích nối giữa thủy lôi và neo.

      Ở hình 1 thủy lôi ở tư thế chuẩn bị thả, ở tư thế này neo chưa được vào nước nên rỗng, có thể xem neo và thủy lôi là một vật thể thống nhất rỗng ruột, nổi tự do trên mặt nước lúc này thì thủy lôi và neo có thể trôi tự do theo dòng chảy của nước.

     Ở hình 2 thủy lôi đã được thả vào tư thế chiến đấu: neo đã được vào đầy nước chìm xuống đáy sông, thủy lôi nổi lơ lửng và nối với neo bằng xích sắt. Ở vị trí này thủy lôi dao động cơ học theo nguyên lý con lắc đồng hồ quanh điểm tựa là neo (các bác có thể hình dung trái thủy lôi lúc này giống như trái bóng để các võ sỉ quyền anh tập luyện, khi có một lực đấm vào quả bóng thì quả bóng bật ra sau đó bật ngược trở lại và dao động sẽ lập đi lập lại chậm dần cho đến khi quả bóng về vị trí ban đầu).

      Vấn đề tiếp theo là sức nước chảy có đủ sức cuốn trôi cả neo và thủy lôi hay không. Wanta xin khẳng định rằng không. Trước tiên các bác hãy xem hình minh họa thứ hai:

      Hình minh họa 2


      Trước tiên như chúng ta đều biết một nguyên tắc về lực cản là “hai vật thể cùng tiết diện vật thể nào có diện tích bề mặt tiếp xúc lớn hơn thì lực cản nhiều hơn” đây lại một nguyên lý thủy khí động học được áp dụng trong việc thiết kế tàu thuyền, máy bay và đạn dược đó là lý do tại sau mũi tàu, mũi máy bay, tên lửa, các loại đạn đều thon nhọn.

      Ở hình 1 là một hình vuông tượng trưng cho neo thủy lôi có cạnh bằng với đường kính của hình tròn tượng trưng cho trái thủy lôi, các mũi tên tượng trưng cho lực của luồng nước chảy, qua hình mô tả ta thấy toàn bộ bề mặt của của hình vuông đều chịu toàn bộ lực tác động vuông góc của sức nước, còn ở hình tròn chỉ điểm nào trực diện vuông góc với luồng nước mới chịu 100% lực tác dụng của luồng nước (mũi tên thẳng), còn những điểm khác lực tác dụng ít đi hoặc giảm bằng không do bề mặt cong làm lệch hướng của luồng nước theo chiều lên trên hoặc xuống dưới (2 mũi tên cong).

     Như vậy để trái thủy lôi trôi trong trường hợp không đứt xích thì neo của thủy lôi phải bị luồng nước đây đi, nhưng vấn đề ở đây là đáy sông không phải là nền đất cứng để neo hoàn toàn nằm trên, mà đáy sông có một lớp bùn sình do phù sa các chất hữu cơ phân hủy lắng đọng; do đó neo chìm trong lớp bùn sinh toàn bộ hoặc một phần, trong trường hợp này có thể xem lực tác động của luồng nước không tác động đến neo hoặc tác động đến rất ít (theo Wanta trường hợp neo tàu cũng vậy) không đủ để đẩy neo trôi đi. Như vậy không thể có trường hợp trái thủy lôi thứ hai trôi đi cả thủy lôi + neo.

     Có thể có bác sẽ nói do lực nổ của quả thủy lôi thứ nhất làm quả thủy lôi thứ hai trôi cả thủy lôi + neo, điều này nếu có thì neo thủy lôi vừa xê dịch 1mm thì thủy lôi đã nổ, nguyên do là do sóng chấn động của vụ nổ tốc độ lan đi rất nhanh (trong không khí là 1200 km/h, trong môi trường nước thì thấp hơn nhưng vẫn nhanh) và với áp lực của gần 300 TNT nổ thì khi sóng chấn động lan tới neo và thủy lôi cùng lúc neo vừa xê dịch thì bầu thủy tinh ngòi nổ bể và thủy lôi nổ.

     Trên cơ sở phân tích này Wanta khẳng định hai quả thủy lôi đều nổ. Còn trường hợp tàu BRV có chìm hay không thì theo Wanta thì chìm (chìm như thế nào Wanta sẽ phân tích sau). Trước tiên chúng ta hãy xem xét đến sức ép chấn động của vụ nổ, nhưng ta biết nguyên lý nổ đạn dược là do sự dãn nở của không khí trong buồng kín (đơn giản là trái bong bóng khi ta bơm không khí vào đến một lúc nào đó sức căng bề mặt của trái bong bóng sẽ bị phá vỡ và gây ra vụ nổ), khi vụ nổ xảy ra thì áp suất trong buồng kín cao hơn không khi bên ngoài nên khi thoát ra tạo một áp lực lớn trong môi trường xung quanh và làn truyền tạo thành sóng chấn động, đã có trường hợp có người chết do áp lực của nổ lớp xe tải khi đang bơm quá căng. Nguyên lý nổ buồng kín này được áp dụng vào các loại vũ khí nóng, thuốc nổ trong vỏ đạn làm tống vỏ đạn ra ngoài, thuốc nổ TNT trong lựu đạn phá vở vỏ đạn làm văng miểng ra xung quanh, nhưng nếu tháo đầu đạn ra, tháo kíp lựu đạn ra thì ta đốt thuốc đạn, đốt TNT trong lựu đạn vô tư (vì đã phá vỡ kết cấu buồng kín).

       Như vậy ta thấy với gần 300 kg TNT trong môi trường kín thì áp suất và sóng chấn động của vụ nổ như thế nào (thử hình dung 100 gram TNT bọc kín đủ sức phá xập một bức tường, một trái mìn chống tăng dư sức thổi bay một chiếc tải nhẹ).

       Vậy khi hai trái thủy lôi nổ thì chiếc tàu BRV chìm như thế nào? Trước hết sức ép của vụ nổ làm thủng vỏ tàu và nước tràn vào khoang máy (có thể nước tràn vào khoang máy làm nổ lò hơi của buồng máy làm tăng thêm tác dụng của vụ nổ).

       Kế tiếp là do sóng chấn động và áp lực của vụ nổ đối với môi trường nước, như ta biết thủy lôi sừng Kb có cấu trúc hình cầu nên lực tác động lên mọi hướng của vụ nổ đều như nhau, ngay khi vụ nổ xảy ra áp suất không khí do vụ nổ lớn hơn môi trường nước thoát ra ngoài đẩy dạt nước ra xung quanh và lan truyền tràn lên bờ (có thể xem đây như mô hình nhỏ của động đất dưới đáy biển), ngay lập tức với một khối lượng lớn nước mất đi do sóng chấn động lan truyền, mực nước dưới đáy tàu bị hạ thấp xuống, tàu bị chìm xuống theo mực nước (có thể chưa tới đáy sông) và cũng đồng thời khi đó theo nguyên lý chảy về chỗ trủng, nước từ thượng nguồn và hạ lưu tràn vào lấp đầy khoảng trống do vụ nổ tạo thành (lúc này mực nước tại tàu thấp hơn thượng nguồn và hạ lưu) trùm lên con tàu và tàu chìm xuống (đây là thời điểm mà chú Cảnh và chú Minh nhìn thấy) có thể nói tàu BRV bị 2 cơn sóng thần ập đến từ mũi tàu và đuôi tàu (tất cả những điều mà Wanta mô tả đều đồng thời xảy ra ngay sau khi thủy lôi nổ). Có thể sau đó khi mực nước cân bằng lại do các khoang tàu không ngập nước hết nên tàu nổi lên trở lại và trong trạng thái không điều khiển được, không neo, nên dập dềnh trên nước và bị luồng nước đẩy dạt vào bờ

       Hình minh họa 3
 

       Ở hình 1 là khi tàu BRV vừa chạm vào kích nổ thủy lôi sừng, các mũi tên là hướng sóng chấn động và áp suất thoát ra từ quả thủy lôi khi nổ.

       Ở hình 2 là khi sóng chấn động của vụ nổ tác động vào môi trường nước quanh tàu BRV các mũi tên là hướng sóng chấn động tác động vào môi trường ép nước tràn vào bờ và mực nước tại tàu BRV hạ xuống

       Những vấn đề còn lại Wanta sẽ viết bài phân tích sau

« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười, 2011, 04:35:14 pm gửi bởi wanta » Logged

Nếu ai hỏi rằng lính biết yêu không?
Tôi xin trả lời lính yêu nhiều lắm
Yêu thật nhiều và thật say đắm
Vì người lính cũng có trái tim
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #274 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2011, 08:38:26 pm »

Như vậy để trái thủy lôi trôi trong trường hợp không đứt xích thì neo của thủy lôi phải bị luồng nước đây đi, nhưng vấn đề ở đây là đáy sông không phải là nền đất cứng để neo hoàn toàn nằm trên, mà đáy sông có một lớp bùn sình do phù sa các chất hữu cơ phân hủy lắng đọng; do đó neo chìm trong lớp bùn sinh toàn bộ hoặc một phần, trong trường hợp này có thể xem lực tác động của luồng nước không tác động đến neo hoặc tác động đến rất ít (theo Wanta trường hợp neo tàu cũng vậy) không đủ để đẩy neo trôi đi.

Tôi hồi đi học không được học kỹ môn Vật lý nhưng xin hỏi bác wanta thế bác không tính lực đẩy của nước tác dụng vào thủy lôi, qua lực căng của xích sắt thành lực kéo neo di chuyển ạ?  Huh Neo của thủy lôi KB cũng có thông số cụ thể về tốc độ luồng nước tối đa, quá giới hạn ấy thì chắc là trôi tốt chứ bác? Không thì người ta đặt ra giới hạn ấy làm gì?
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #275 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2011, 09:53:28 pm »

Tôi hồi đi học không được học kỹ môn Vật lý nhưng xin hỏi bác wanta thế bác không tính lực đẩy của nước tác dụng vào thủy lôi, qua lực căng của xích sắt thành lực kéo neo di chuyển ạ?  Huh Neo của thủy lôi KB cũng có thông số cụ thể về tốc độ luồng nước tối đa, quá giới hạn ấy thì chắc là trôi tốt chứ bác? Không thì người ta đặt ra giới hạn ấy làm gì?


 Thông cảm cho Wan ta , bác ơi ! Đúng là khi thiết kế bất cứ cái gì cũng đều có thông số giới hạn . Khi nước chảy vượt thông số cho phép thì đều có thể trôi . Nhưng lúc thả và lúc nổ thời gian chỉ có một đêm chính xác hơn là 12 giờ 8 phút , ngày đó là ngày mùng 8 tháng 7 âm lịch , theo thủy triều là con nước lững ( con nước ương ) nên tốc độ chảy chậm nhất trong chu kỳ thủy triều , hơn nữa khi thả chú Cảnh lại chọn lúc nước triều lên ngay đỉnh , nên nước đứng lại chuẩn bị chảy ngược , khi ghếch chưa chìm thì hai ba người có cã chú Cảnh xuống nước thao tác đẩy cã quả thủy lôi và gếch vào đúng vị trí rồi mới cho gếch chìm . Hơn nữa còn đào công sự để theo dõi lại chọn ba điểm tạo thành đường thẳng ( mắt nhìn nơi công sự  - vị trí thả thủy lôi - cây khô làm vật chuẩn phía bên kia bờ sông ) . Nên khi có hiện tượng trôi lệch là biết liền .Nói vậy không có nghĩa là chính xác 100% đến từng mét . Vì tuy ghếch thủy lôi có chìm đúng chổ và cố định không trôi đi nữa thì vị trí trái thủy lôi cũng phải lệch theo hướng dòng nước chảy một đoạn khỏi trục thẳng đứng từ tâm ghếch lên trên , khoảng lệch nầy nhiều hay ít là tùy thuộc vào vận tốc của nước chảy . Nhưng ta lư ý một điểm làvị trí thả trái thứ nhất nằm trong vùng phân thủy của sông Dừa và sông Lòng Tàu , nên sẽ bị nước đẩy lệch về phía sông Dừa , còn trái thứ 2 cách trái thứ nhất 14 mét hoàn toàn thuộc vào vùng nước của sông Lòng tào nên nước chảy sẽ làm thủy lôi thứ 2 lệch theo dòng nước dọc sông Lòng Tàu  . Chính vì nhờ trái thứ nhất lệch về bên phải ( sông Dừa ) nên may mắn chạm nổ hai trái bên phải cã . Khi thả trái chú Cảnh chỉ hy vọng nổ một trong hai trái là tốt rồi , trái đầu chú Cảnh canh đánh bên trái , trái thứ hai thả zíc zắc , để đón bên phải , nếu nó đi lệch bên trái . May mắn cho ta và xui xẻo cho giặc là nhờ lúc tàu BRV vào nước còn đang chảy lớn , nên trái thứ nhất bị lệch phải nên chúng vứớn một lần hai trái , nổ một lượt nó mới chìm ngay . Lúc chưa đánh không phải một mình chú Cảnh mà cã Ban Chỉ Huy đều chưa tin tưởng vào tàu 10.000 tấn to lớn có thể chìm vì một trái thủy lôi nên mới bố trí thêm hai trận địa DKZ để bắn bồi thêm nếu nó không chìm .

  Nếu chị Hà chuyển xong bản đồ và Báo cáo của chú Cảnh cho các cơ quan chức năng xem xét , nếu xong chắc chị nhờ anh em ai đó đưa hình 3 tấm bản đồ minh họa trận địa cho anh em xem với nhé chị . Cảm ơn chị Cã . em không còn giữ tấm nào .
Logged
wanta
Thành viên
*
Bài viết: 219


đầu ruồi trên mắt kiếng


« Trả lời #276 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2011, 10:17:08 pm »

      Chào bác altus

        Đây là một vấn đề thuần túy về khoa học, kỹ thuật và cũng không phải cao siêu gì lắm chỉ cần trình độ vật lý lớp 12 (xin nói kiến thức vật lý của Wanta cũng chỉ tới đó). Về lực căng của xích sắt thì ta lại phải nhìn lại cấu tạo của xích sắt, nếu sơi xích sắt là một lá thép dài có tiết diện phẳng thì ta hãy xem xét tới lực căng của xích sắt do lực đẩy của nước, còn kết cấu của xích sắt ở đây là những vòng tròn hình vành khăn kết nối với nhau ở những điểm tựa động, chính do kết cấu có dạng thủy khí động học và điểm tựa động nên lực căng của dây xích do lực đây của nước không đáng kể để kéo trôi neo, đây là lý do tại sao khối lượng của neo và dây xích so với một chiếc tàu không đáng là bao nhiêu mà đủ sức giữ chiếc tàu trong sóng gió của biển cả (chỉ có trường hợp tàu bị đứt neo là phổ biến còn trường hợp tàu kéo neo thì chỉ trong cự ly ngắn, trong thời gian ngắn và sau đó là đứt neo).

     Còn bạn nói thông số cụ thể về tốc độ của luồng nước tối đa của thủy lôi Kb thì cụ thể là bao nhiêu và tốc độ luồng nước của ngày 23/08/1966 tại địa điểm xảy ra trận đánh của khí tượng thủy văn là bao nhiêu? Và nếu như vậy tại sao chỉ trôi 1 mà không trôi 2 trái thủy lôi khi cùng thời gian, cùng không gian và cùng điều kiện khí tượng, thủy văn như nhau.

    Vì là thảo luận khoa học nên nói theo lý thuyết, nguyên lý thì nó khác nhưng khi đã nói theo con số cụ thể, thì phải có số liệu đối chứng tin cậy để so sánh (chính vì vậy mà ngành khoa học tự nhiên còn gọi là khoa học thực nghiệm)
Logged

Nếu ai hỏi rằng lính biết yêu không?
Tôi xin trả lời lính yêu nhiều lắm
Yêu thật nhiều và thật say đắm
Vì người lính cũng có trái tim
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #277 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2011, 10:21:08 pm »

Đây là một vấn đề thuần túy về khoa học, kỹ thuật và cũng không phải cao siêu gì lắm chỉ cần trình độ vật lý lớp 12 (xin nói kiến thức vật lý của Wanta cũng chỉ tới đó).

Theo tôi cái này nó mới chỉ đến Vật lý lớp 6 thôi bác. Nước đẩy thủy lôi, thủy lôi kéo xích, xích kéo neo, sao bác cứ phải phân tích đao to búa lớn thế nhỉ?  Cool

Tốc độ tối đa dòng chảy cho phép của thủy lôi KB là 02 hải lý/giờ bác ạ.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười, 2011, 10:31:00 pm gửi bởi altus » Logged
wanta
Thành viên
*
Bài viết: 219


đầu ruồi trên mắt kiếng


« Trả lời #278 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2011, 11:08:14 pm »

      Chẳng phải đao to búa lớn gì đâu bác altus ơi! Chẳng qua vì đây là một vấn đề thảo luận khoa học. Nên chúng ta phải phân tích để thấy cái đúng, cái sai. Cái đúng thì tại sao đúng và cái sai thì tại sao sai và đôi khi cũng cần phải thấy rằng lý do tại sao biết rằng sai nhưng lại phải nó ngược lại và điều đó trong hoàn cảnh lịch sử, xã hội như vậy nó có đúng hay không. Lịch sử nó là như vậy, bây giờ chúng ta nhìn thấy nó là sai, nhưng trong bối cảnh, không gian, thời gian cụ thể đó phải nói ngược lại nó mới đúng để phục vụ cho một mục đích cao hơn. Giống như Bác mất ngày 02/09 nhưng trong thời điểm, hoàn cảnh lịch sử lúc đó phải nói là ngày 03/09 vậy.
Logged

Nếu ai hỏi rằng lính biết yêu không?
Tôi xin trả lời lính yêu nhiều lắm
Yêu thật nhiều và thật say đắm
Vì người lính cũng có trái tim
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #279 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2011, 11:22:09 pm »

Bài chú Hai Ruộng dài quá mà cháu đang mệt, không đọc kỹ. CHỉ nhắc chú thế này:
- BRV chỉ nằm ở Lòng Tàu có 7 ngày thôi chứ không tới cả tháng đâu chú ạ. Sau khi kéo ra Vũng Tàu sửa chữa thì tới tháng 12 mới kéo sang Singapore. Với lại, nó mà chìm nghỉm ở đáy sông thì vài tháng mới trục vớt được cái tàu lên chứ không phải dùng tay kéo BRV lên cho dựa vào bờ để mà chụp ảnh như chúng ta thấy đâu chú ạ.
- Tàu mà chìm ở mức 23,3m thì nó phải nằm giữa luồng chứ không sát bờ như các hình chụp đâu. Theo chú để trục 1 con tàu "chìm tới đài tàu" lên thì liệu hàng hóa trên tàu còn có thể nguyên vẹn như hình chụp không? Mất bao lâu để trục vớt? Trục vớt kiểu gì mà hàng hóa chằng buộc còn nguyên trên boong hay thế ạ? rồi chìm kiểu đấy thì hóa ra là chết hết 45 người trên tàu rồi, thế thì tại sao công ty quản lý họ và các ông đi kêy vay khóc mướn khác chỉ ghi nhận có 7 ông trong hầm máy chết hôi ạ? Chẳng nhẽ cái chết của mấy chục người này nó quan trọng hơn các vụ kinh thiên động địa khác như Vịnh Bắc Bộ hay sao mà 45 năm trước Mỹ bó phải lo ngụy tạo chứng cứ? Chú đề cao Mỹ quá đấy chú HR ạ
- BRV không chở được 10.000 tấn hàng đâu chú ạ. Chở 10 nghìn tấn thì nó chìm ngay tại cảng San Francisco rồi.
- Chuyện dỡ hàng khỏi 1 con tàu không ổn định, xuống hàng bằng xà lan nó không đơi giản như chú nghĩ đâu. Với lại nếu chở toàn tăng với máy bay thì còn lâu mớ dỡ xong hàng ở các hầm khác - không phải là dỡ hết đâu vì như thế sẽ là mất cân bằng ngang và cân bằng dọc của tàu.
- Không phải tàu BRV chở 2000 tấn hàng thì mớn nước sẽ chỉ là 2m đâu.

Cháu nghĩ chú nên nghiên cứu thêm về lĩnh vực tàu bè trước khi nói tiếp về chuyện mớn nước và hàng hóa. Chính vì chú không hể có 1 tí khái niệm gì về hàng hải nên chú luôn muốn gọt chân theo giầy cố sao chứng minh cho được chuyện BRV PHẢI chở đúng 10 nghìn tấn cho đúng với những gì mà BÁC CẢNh và BÁC MINH được THÔNG BÁO lại từ BCH Đoàn 10.

Phía ta thì cố gắng tả cho trung thực cho hết chiến công của mình , còn tài liệu phía Mỹ thì cố gắng đưa tin kể cã hình ảnh minh chứng  làm sao mà cho nó nhẹ đi , nói mơ mơ hồ hồ ai muốn hiểu theo chiều nào cũng được .

Thế tại sao chú khônng nghĩ theo hước: Do yêu cầu tuyên truyền, chúng ta ĐÃ THỔI PHỒNG chiến công của mình giống như vụ tàu USNS Card để rồi giờ há miệng mắc quai không thể cải chính? Rất tiếc khi phải nói thẳng ra điều đó nhưng có vẻ các chú không chịu hiểu ẩn ý của cháu khi nhắc tới vụ đánh tàu Card của Cụ Lâm Sơn Náo.

Chú Wanta: Sức nước từ cửa sông Dừa, sông Đồng Trang, Sông Lòng Tàu mạnh thế nào thì chú  cứ xem cái bản đồ cháu post sẽ rõ. Chúng đã tạo ra những vực nước sâu ở khu vực mà bác Cảnh thả thủy lôi, sức nước lúc rút cộng lại tương đương 6-7 lý/giờ đó ạ. Sức nước rút trong những ngày kế tiếp tuy không phải mạnh nhất nhưng cũng đã xô đây BRV lên xuống tới nửa hải lý đó ạ. Quả thủy lôi 1 tấn với neo có là gì so với cái BRV được chằng buộc mà không trôi được? Nếu chú thích tính, chú thử tính xem với 253x2=506 kgs thuốc nổ, sức nổ của 2 quả thủy lôi này có đủ sức làm sông cạn nước không ạ?
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười, 2011, 01:02:42 am gửi bởi lonesome » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM