Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:37:44 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Baton Rouge Victory : Chiến công- sự kiện và nhân chứng  (Đọc 145175 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #250 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2011, 05:11:03 pm »

Bác trách thì em chịu nhưng em không thích có 1 vụ "nối tầng SAM 2 bắn B52" nữa bác ợ Wink
      Mình thấy bác xồm nói hơi quá đáng đấy tại sao lại đem vụ "nối tầng SAM 2 bắn B52" ở đây.

Đây là câu trả lời tại sao em so vụ này với cái "huyền thoại" nối tầng SAM 2: http://www.congan.com.vn/vie/news/news_printpreview.php?catid=942&id=398876

Theo số liệu được công bố: tàu Baton Rouge Victory trọng tải 10.000 tấn, chở 100 xe M113, 3 máy bay phản lực còn trong thùng, 45 thủy thủ và lương thực thực phẩm cung cấp đủ cho một sư đoàn Mỹ. Tàu bị vùi xác hoàn toàn dưới lòng sông.

Cái chỗ tô đậm đã và sẽ trở thành 1 "bằng chứng" cho cái đoạn sau vì đó là "Số liệu đã công bố" nhưng ai công bố, nguyên văn thế nào thì cho đến giờ này cũng chỉ biết "Đi mà hỏi Cụ Hai Nhã".

Tuy nhiên ở link trên có thông tin về con tàu chở thủy lôi vào, chúng ta có thể kiểm chứng lại xem đúng sai thế nào

Bộ chỉ huy cấp cao của quân đội ta được tin vào hạ tuần tháng 8-1966, Mỹ sẽ đưa vào chiến trường miền Nam một chiếc tàu khổng lồ trọng tải 10.000 tấn. Tàu chở nhiều phương tiện chiến tranh từ ngoài biển theo sông Lòng Tàu sẽ vào khu vực Sài Gòn để tăng viện vũ khí cho quân Mỹ đang sa lầy ở miền Nam sau những thất bại lớn ở Bình Giã, Dầu Tiếng, Đồng Xoài, Bầu Bàng...

Mệnh lệnh chiến đấu được truyền đến lãnh đạo Đoàn 10 đặc công rừng Sác - đơn vị tác chiến trên sông Lòng Tàu: phải tiêu diệt chiếc tàu khổng lồ này.

Sau vụ địch phát hiện ta chở vũ khí vào Nam bằng đường biển (qua vụ nổ tàu không số tại Vũng Rô) chúng tăng cường kiểm soát vùng biển từ Huế vào Cà Mau nên “tàu không số” phải ngưng hoạt động. Tuy nhiên, do yêu cầu cấp bách của miền Nam và đánh tàu vận tải lớn trên sông Lòng Tàu, Bộ chỉ huy quân sự tối cao quyết định cho tàu 642 thuộc Đoàn 125 xuất phát đêm 15-10-1965 chở 61 tấn vũ khí - trong đó có 4 thủy lôi vào Cà Mau.

Sau 5 ngày lênh đênh trên biển và 4 ngày tránh né địch, tàu đã cặp vùng đất Cà Mau. Mỗi trái thủy lôi nặng gần 1.100kg nên rất khó đưa xuống tàu, vận chuyển vào kho bãi. Các chiến sĩ Đoàn 962 vận chuyển và bảo quản vũ khí từ các tàu không số đã có sáng kiến dùng dây rừng kéo và đẩy cả thủy lôi vào kho bãi. Sau đó đã dùng 4 chiếc thuyền nhỏ nghi trang cẩn thận, vượt biển đưa các thủy lôi đến Trà Vinh rồi ra rừng Sác an toàn.


Cái đoạn đầu tiên sao em thấy giống ý bác Wanta quá: Trung ương biết --> chỉ đạo đánh --> phải chở thủy lôi vào. Nói thật với bác Wanta chứ nhà báo viết kiểu này rất dễ tạo thành một "Huyền thoại" mới. Dù sao bài báo này cũng đã nhắc  chúng ta 1 hướng nghiên cứu: Nguồn gốc của 4 quả thủy lôi này, tại sao lại được chở vào miền Nam, việc này có sự trùng hợp gì với việc đưa bác Cảnh vào công tác ở Đoàn 10 không, tàu nào chở, vào bãi nào... có đúng như bài báo trên nói hay không.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Chín, 2011, 05:53:31 pm gửi bởi lonesome » Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #251 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2011, 11:18:21 pm »

                                          NHÂN CHỨNG VÀ SỰ KIỆN (Tiếp tục )
 Ngay từ đầu mình cũng đã lưu ý rằng : " Đối với các cô các chú Đặc Công Rừng Sác , dù chỉ là nuôi quân hay tham gia ở vị trí nào , có thất bại hay thành công gì cũng đều xứng đáng để chúng ta Kính Trọng " . chú Sáu Tao tuy ở trận nầy chỉ huy trận địa thủy lôi không được thành công lắm , nhưng chỉ nói đến đây thôi thì mọi người sẽ chưa đánh giá đúng mức công lao của chú Sáu . Ra Trận khi thắng khi thua la chuyện thường tình . Sau nầy chú Sá Tao lập được nhiều công to lớn , cụ thể vào tháng 6 năm 1967 , địch càng quét vào các khu vực Lò Rèn , sông giữa rồi chuyển sang sông Tiểu Lý Nhơn . Chú Cao Thanh Tao chỉ huy trưởng khu B ( Tây Lòng Tàu ) , chỉ đạo đại đội 2 pháo binh , tổ chức chặn đánh địch . Vơi một quả DH 10 , còn lại duy nhất trong đại đội , kết hợp với DKZ 75 , bố trí thành một cái bẩy chụp trên sông Tương và một trận địa phục kích bí mật trên sông Đinh Ba . Trái DH 10 chụp đúng chiếc tàu võ Đắc chở đầy địch , tàu cháy . Cùng lúc , khẩu DKZ 75 bắn hỏng nặng chiếc tàu chiến trên sông Đinh Bà . Cuộc càn của địch bị bẻ gãy ( trích LS SG CL-GĐ KC 1945-1975 trang 463 ) . Chú Sáu Tao cũng là một vị chỉ huy tài ba , tuy nhiên về thủy lôi thì chú không rành thật nên không thắng trong trận đó là chuyện thường tình .

  Chuyện tâm tình của hai người trinh sát đánh Tàu ;
 Qua hai tháng ăn nằm bám trận địa để trinh sát , một người là sỹ quan Hải Quân được đào tạo then chốt về ngành Thủy Vũ gốc Bình Định tập Kết , được Bộ Tư Lệnh Hải Quân bí mật điều về Đặc khu Rừng Sác và được Tư Lệnh Hải Quân phân công trực tiếp nhiệm vụ : phải bảo quản và sử dụng 4 trái thủy lôi sừng Kb ( b mẩu tự chữ Nga ) được chở vào theo đường Tàu Không Số . Một người là du kích giỏi ở địa phương quê tại Cần Giờ  thông thuộc địa bàn , thông thuộc thái độ chính trị của từng nhà dân trong khu vực . Hai người hết sức gắn bó với nhau , hết sức ăn ý với nhau và nhanh chóng trở thành đôi bạn thân trong chiến đấu . Những khi đôi bạn nằm chung xuồng để quan sát tàu địch , chú Cảnh thì chưa vợ con nên cuộc đời cũng chẳng có gì để mà tâm sự . Chú Mạnh thổ lộ trút hết cuộc đời mình để chia sẽ cùng bạn thân :
 Chú Mạnh có một người chú tập kết rồi hồi kết sau đó ít lâu thì hy sinh , từ nhỏ chú Mạnh đã tham gia hoạt động Cách Mạng , rải truyền đơn , làm liên lạc . Sau bị lộ , chú thoát ly gia đình theo du kích , lúc ra đi chú đã có vợ cũng quen nhau khi cùng hoạt động ngầm với chú . Nhưng khi địch bắt bớ mảnh liệt thì người vợ không vượt qua được thử thách , dẩn đứa con trai trốn lên Sài Gòn , mà không chịu vào chiến khu hoạt động theo chồng . Thời gian sau người vợ nầy có chồng khác là sỹ quan hay là một viên chức gì đó của VNCH . Thế là gia đình tan đàn sẽ nghé . Một thời gian sau Trong chiến khu , tổ chức làm mai cho chú mạnh , một cô gái hoạt động trong hội Phụ Nữ tên là cô Ba Huệ ( hay còn gọi là Huệ đen ) . Phải duyên phải lứa chẳng bao lâu tổ chức lể tuyên hôn trong căn cứ , lúc đó tổ chức có mời cã cha và mẹ của chú Mạnh vào khu dự lễ , khi Cha và mẹ rời cứ về địa phương thì chính quyền Ngụy nghi ngờ , chúng bắt hai cụ bỏ tù đánh đập tra khảo , sau nầy phải lo lót tiền , chúng mới thả cho về . Chiến tranh ngày càng ác liệt , trong một lần giặc càng vào cứ . Cô ba Huệ bị giặc bắt , đang mang trong mình đứa con ba tháng , chúng định cưởng hiếp , với tấm lòng dũng cảm trung kiên với chồng , với Cách Mạng , cô ba Huệ dùng hai ngón tay móc lòi mắt tên sỹ quan giặc , tức tối chúng cho lính lôi cô Ba Huệ ra bắn ngay lập tức . Với lòng căm thù giặc như thế , cho nên chú Mạnh lao vào trận bằng cã trái tim và lòng yêu nước , hai người vô cùng gắn bó với nhau , nhờ chú Mạnh nắm vững địa bàn nên hai người mới dựa vào dân mọi thứ , cứ thì xa không có ai tiếp tế , từ lương thực cho đến mọi dụng cụ như dây cước làm neo phao trắc nghiệm luồng tàu chạy đều nhờ chú mạnh vào dân xin mà vẫn giữ được bí mật . Sau trận đánh tàu khoảng một tháng , địch càng vào cứ của địa phương , chú Mạnh lại hy sinh cho đến nay cũng chưa tìm thấy hài cốt .
  Sau trận đánh tàu BRV  , bóng giặc còn đầy trên đất nước ai cũng phải lao vào cuộc chiến một mất một còn , nên có ai đâu mà ngồi nhớ chiên công . Khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng , thì những người tham gia đánh tàu BRV mỗi người một đơn vị , chú Cảnh khi hết thủy lôi thì ĐCRS trả về Bắc , nhưng khi đến chiến Khu D thì chú không muốn về Bắc mà tình nguyện xin ở lại đơn vị pháo binh Biên Hòa để tiếp tục đánh giặc , được cấp trên chấp thuận . Chú Tám Sơn thì cũng được điều sang đơn vị khác , sau trận đánh tàu BRV một thời gian . Chú Nguyễn Hữu Minh thì bị giặc bắt giam tại nhà tù Phú Quốc , đơn vị ĐCRS báo tử về địa phương . Như vậy ĐCRS đâu còn ai chủ chốt tham gia trực tiếp trận đánh và chiến thắng vang dội một thời ( đài phát Thanh Giải Phóng - đài phát thanh Miền Bắc - đài BBC đều đưa tin lập đi lập lại nhiều lần , riêng đài của ta thì cã tháng trời đưa tin và phát động phong trào thi đua cùng Rừng Sác lập công ) , để mà ghi lại lịch sử vì thế , nên có nhiều điểm không chính xác , không có lô gíc . Cũng may là còn hai nhân chứng còn sống , chú Cảnh người tham gia trực tiếp là nòng cốt của trận đánh tuy già , sức khỏe yếu , nhưng vẫn còn tỉnh táo . Cũng phải tự hào cho trang Dựng Nước - Giữ Nước của chúng ta với nhiều thành viên trẻ có trình độ hiểu biết , có trái tim luôn hướng về nguồn cội , có những Cựu Chiến Binh rất nhiệt tình như chị cã HATUYENHA  , cùng với sự quan tâm của nhiều cơ quan Nghiên Cứu Lịch Sử  , của Tư Lệnh Quân Khu 7 , của BTL Thành mà có một buổi kỹ niệm 45 năm trận đánh chìm tàu BRV mang lại kết quả tốt đẹp không ngờ .
  Khi nhận được thư mời của Ban Tổ Chức , với bản chất trung thực của người lính , tấm lòng không quên đồng đội cùng nhau nằm gai nếm mật một thời , chú Cảnh thẳng thắn yêu cầu tôi ngay : " Thôi bây giờ các cậu quyêt tâm tổ chức kỹ niệm thì cậu nên giúp tôi tìm cho ra gia đình của chú Mạnh liệt sỹ , gia đình chú Tám Sơn , chú Minh thì có rồi , dự lễ kỹ niệm nầy mà không có gia đình đồng đội đã khuất cùng tham gia trận đánh về dự thì tôi cảm thấy thiếu sót lớn lắm " . Tôi mới hỏi , chú có nhớ địa chỉ không ? Cố lục lọi trong trí nhớ của Mình chú Cảnh chí nhớ là muốn tìm chú Manh thì phải hỏi rỏ : " Chú Mạnh chồng của cô Huệ đen mà một thời nổi tiếng ở Cần Giờ , có cã vỡ tuồng Cải Lương về tấm gương cô Ba Huệ , cậu lên Bến Đò hỏi tìm nhà cô Tuyết , thời gian đó cô Tuyết cùng tham gia hội Phụ Nữ Cần Giờ , có thể cô Tuyết biết nhà chú Mạnh . Vậy mà mình cũng tìm ra nhà chú Mạnh , khi tôi và chú Minh tìm đến nhà bà cụ Phát ( mẹ ruột của chú Mạnh) , cụ mừng rơi nước mắt khi thấy chú Minh đồng đội của con mình sau 45 năm tìm đến , tôi và chú Minh đến thắp nén hương cho Liệt Sỹ , rồi ra về vì trời sắp tối lại mưa  . Còn tìm gia đình chú Tám Sơn , chú Cảnh chỉ biết chú Tám Sơn quê ở Lạc Tấn Thủ Thừa , thấy chú Cảnh có tấm lòng tốt với đồng đội đồng chí như vậy tôi cũng cố công tìm dù biết rằng cã xã có cã ngàn gia đình chưa chắc gì chính quyền địa phương toàn lớp trẻ sau nầy có khi không biết đến . Cũng rất may khi tôi đến Lạc Tấn chạy xe lòng vòng một hồi , rồi vào uống nước mía , hỏi thăm người bán nước mía thì nhà chú Tám Sơn chỉ cách có vài căn .  Khi vào nhà gặp cô Trúc Mai ( vợ chú Tám Sơn ) tôi mới nói rỏ theo yêu cầu của chú Cảnh tôi đến đây tìm gia đình chú Tám , để ngày hôm sau sẽ đến đưa thư mời dự lễ kỹ niệm 45 năm ngày đánh chìm tàu BRV . Cô Tám rất xúc động bảo tôi : " con ra mộ chú Tám thắp nén hương đi cho chú Tám vui mừng " , lúc còn sống chú Tám cũng thường kễ trận đánh đó cho vợ con nghe , nhưng vợ con không tin vì thấy theo lời kễ thì chiến công to lớn , nhưng sao mà không thấy ai khen thưởng gì hết . Tôi gọi điện cho báo cho Chị Hà và chú Cảnh báo đã tìm được gia đình chú Tám Sơn . Ngồi tâm sự với Cô Tám chốc lác rồi tôi chào cô xin phép ra về . Ngay giữa trưa nắng nóng như thiêu như đốt , dù vất vả nhưng tôi cảm thấy nhẹ đi trong lòng , như mình vừa đóng góp được một phần rất nhỏ cho công lao vô cùng to lớn của thế hệ cha Anh cho nền Độc Lập Dân Tộc và cuộc sống hòa bình , xã hội phát triển như ngày hôm nay . Tôi sung sướng cười nhẹ một mình . /.  HẾT
 
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Chín, 2011, 11:34:02 pm gửi bởi Hai Ruộng » Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #252 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2011, 07:01:35 am »

  Chị cám ơn Hai Ruong@ , ngồi ở Hà nội chị chỉ biết  em tìm được gia đình các nhân chứng chứ đâu có ngờ em vất vả vậy . Mỗi lần nghe điện thoại của em chị mừng lắm. Nhớ mãi lần anh Cảnh còn "Thử " chị : Chị phải lấy được bản tôi đã nộp cho Đảng ủy xã Thạnh an
thì chị mới kiểm tra tôi được chứ ,mà bản đó có xác nhận của anh Tám Sơn rồi anh cho số điện thoại của văn phòng Đảng ủy xã . Mình gọi ngay và gặp ngay bí thư Đảng ủy xã Võ hoàng Kiệt . Anh có hứa giúp nhưng tìm không ra sau vài tuần sau đó.
 Lần em tìm được nhà chị Tám Sơn gọi điện cho chị gặp chị Tám : giọng chị xúc động ,run run " Mừng quá chị ơi ,anh Tám khi còn sống kể mãi chuyện này chị à . Nhất định chúng tôi sẽ tham dự ."
  Khi Thang Long 69@ báo cho chị số điện thoại của anh Lê văn Nhỏ thủ kho của DCRS và số điện thoại của anh Đào lý Hồng để biết tin của anh Nguyễn văn Bá_ người chở hai trái thủy lôi bằng ghe thuyền từ bến của Tàu Không số về kho của DKRS thì chị bấm điện thoại luôn .
  Gặp anh Nho ở Tây ninh , giọng anh vui vẻ : tôi là tiểu đội trưởng tiểu đội giữ kho có 4 quả thủy lôi đấy còn chở 4 quả thủy lôi đấy hỏi anh Bá mới biết được chứ tôi không rõ , hẹn gặp chị ở HT tại TP Bác nhé.
  Phải gọi tới vài lần mới gặp được anh Hồng vì cháu gái nghe máy rất lễ phép thưa :dạ ông cháu không có nhà ạ . Hỏi anh Hồng giọng anh khỏe và giõng dạc : Xin thông báo với chị '' anh Nguyễn văn Bá dùng ghe thuyền chở hai quả thủy lôi từ bến Tàu không số ở Bến tre về kho của DKRS ,hôm tới chúng tôi sẽ đi dự HT cùng với anh Bá ". Hôm HT chị đã bắt tay anh Hồng ,đúng là giọng khỏe và người cũng to lớn.


 
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #253 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2011, 10:01:42 am »

   Qua cuộc HT này các nhân chứng lịch sử của trận đánh này đã để lại cho mình một tình cảm rất sâu đậm về những người làm nên chiến công :
   Để vinh danh trận đánh , mọi người nghĩ đến nhau , tuổi già sức yếu nhưng không quên đồng đội còn sống hay đã hy sinh , đã mất.
   Không có người nào tranh công đổ lỗi , anh Cảnh sau khi dự HT về  việc đầu tiên mình nhận được điện thoại của anh là anh nhận lỗi khi quên mất  thủ trưởng Lương văn Nho là chỉ huy trưởng trận đánh , anh Tám Sơn và anh Cao thanh Tao là chỉ huy phó . Anh Tám Sơn là chỉ huy trưởng trận địa thủy lôi . Sau đó mặc dù bệnh tật rất nặng anh lại ngồi viết lại cho kỹ hơn ,đầy đủ hơn về trận đánh. In thành nhiều bản gửi ra cho mình . Đặc biệt khi Hai Ruông@ và Wanta@ đến thì anh vui sướng ,hồi ức ùa về trong anh dào dạt . Anh lại nhiệt tình ghi lại trận đánh rất kỹ cả các vị trí trận địa yểm trợ . Nhận được những tài liệu này mình rất xúc động ,cảm kích một sĩ quan Hải quân ,một chiến sĩ đặc công nước hết mình với trận đánh. Nước mình chiến thắng bởi có những con người làm nên chiến công vĩ đại nhưng cuộc sống lại hết sức NGƯỜI như vậy .
  Cũng qua cuộc HT này làm mình thật tự hào về các thành viên của trang như Hai Ruong@ một lòng một dạ vất vả tìm kiếm nhà nhân chứng mà có gần đâu cơ chứ , lần nào cũng hàng chục , hàng trăm km mà chỉ trên chiếc xe máy qua phà qua đò,trong nắng trong mưa. Thăng long 69@ nhiệt tình cùng ban LL DCRS tìm thêm các nhân chứng , nhiệt tình đề xuất trang ta nên có bài tham luận về ý kiến đối phương . Lonesome@ khi nhận "nhiệm vụ " đã hết mình cùng các thành viên trong trang tra cứu tài liệu của Mỹ, của Liên xô cũ, tìm ra nhiều vấn đề mới . Mình cám ơn các bạn, rất yêu những CCB và các thành viên trong trang và thật tự hào về các bạn.
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #254 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2011, 09:19:39 pm »

   PHÂN TÍCH SỰ KIỆN TÀU BATON RUOGER VICTORY QUA TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI .
Sau khi thu thập tài liệu về trận đánh tàu BRV qua những Nhân Chứng Trực tiếp tham gia trận đánh và qua quyển Lịch Sử Sài Gòn Chợ Lớn Gia Định Kháng Chiến ) . Để cho Khách quan ta tham khảo thêm một số tài liệu từ nước ngoài , chủ yếu là từ Mỹ . Tuy nhiên Những tài liệu nầy cũng chưa thật sự nói lên nhiều về sự kiện tàu BRV . Có những điểm thì khớp với tài liệu thu thập sưu tầm trong nước , có những điểm thì trái ngược hoàn toàn . Vì vậy đòi hỏi chúng ta phải phân tích tài liệu thật tỉ mĩ mới thấy được đâu là sự kiện thật của lịch sử . Vì vậy mà mình kêt hợp với WANTA để tiếp tục phân tích .
  Ở tấm ảnh thứ nhất ( AP Radiophoto ) do nhà báo GYSGT JACK BAIRD đưa tin ta sẽ thấy gì qua tấm ảnh đó :
  1 - Vị trí ảnh chiếc tàu theo lời giải thích của chú Cảnh căn cứ vào mũi tàu vừa mới cua bên phải và có hai chiếc tàu tuần tiểu đậu cặp sát và tàu BRV . Thì lúc nầy chiếc tàu BRV vừa mới rời khỏi Vịnh Gành Ráy cua vào sông Ngã Bảy , gần chốt đèn xanh , nơi đây đã có hai chiếc tàu tuần tiểu chạy từ Sài Gòn ra và cặp vào tàu BRV để họp phổ biến tình hình an ninh đoạn sông mà chiếc Tàu BRV sẽ phải đi qua , để chuẩn bị tinh thần tác chiến , nếu bị tấn công từ hai bên bờ . Khi tàu BRV đi đến khu vực trận địa Thủy lôi thì đi đầu là hai chiếc tàu tuần tiểu mỗi chiếc chạy sát một bên bờ , để móc đứt dây mìn , hoặc rà phá lôi . Rồi đến hai chiếc tàu chiến từ Biển Vũng Tàu Vào để hộ tống cho Tàu BRV , rồi sau cùng mới đến tàu BRV . Trước khi vào chúng còn cho hai chiếc tàu chở hàng  2000 tấn và 5000 tấn chở hàng dân sự chạy trước , rồi mới đến đoàn tàu BRV.
  2 - Nhìn vào hình vẽ ta thấy rỏ là con tàu chở hàng đầy ắp , nhìn mớn nước tàu , rỏ ràng là con tàu BRV chở đủ tải , khoảng từ 8.500 tấn trở lên . Chứ không phải chỉ chở 1.847 tấn như là một số người lầm tưởng . Vì nếu con tàu 10.000 tấn mà chỉ chở chưa tới 2000tấn gần bằng 1/5 tải trọng thì con tàu sẽ nổi trên mặt nước nhiều hơn và sẽ không bao giờ chạm vào thủy lôi , vì trước đó khoảng nữa giờ đã có con tàu dân sự 5000 tấn chạy qua mà thủy lôi không nổ .
  3 - Theo ý giải thích của thành viên Lonesome về việc tàu BRV chỉ chở có 1847 tấn hàng hóa nầy chỉ là xe quân sự và một số thiêt bị nặng chứ không có xe tăng hay thiết giáp gì cã . Để cho đủ tải trọng như tấm hình để tàu phải chìm đúng độ sâu tải trọng thì mới ngập bánh lái tàu mới chạy vượt biển được thì thành viên Lonesome cho rằng tàu bơm nước biển vào . Ý kiến nầy có khả thi hay không ta sẽ tính toán kiểm chứng lại sau .
  4 - Tấm hình trên được tải lên mạn qua ảnh gốc là hình in trên báo , không phải là ảnh kỹ thuật số nên độ phân giải không cao , khi phóng to lên sẽ nhòe , đó chính là giới hạn để minh chứng xem trên bon tàu có chở xe tăng M48 hay không ? Theo chú Cảnh và cã chú Minh đều khẳng định rằng có nhìn thấy xe tăng M48 , khoảng vài chiếc nòng súng quay hướng ra hai bên bờ , mấy chiếc xe tăng nầy đậu ở phía sau đài chỉ huy . Vì vây mình nhờ WANTA phóng to hình lên và trông thấy có hình trông rất giống xetăng đúng ở vị trí sau đài chỉ huy , tuy nhiên do máy bay chụp từ phía bên phải trên cao nên bon tàu bên phải nhìn rỏ hơn , trong khi chú Cảnh và chú Minh đều nhìn thấy bên trái con tàu .
  5 - Chú Cảnh còn cho biết phía sau đài chỉ huy có chở ba cái thùng hàng xếp lên nhau rất dài , thùng nầy có thể đủ khả năng để chứa máy bay trong đó .
  6 - Theo nội dung tài liệu bài báo thì cã Mỹ và tài liệu lịch sử của ta đều trùng khớp với nhau là tàu chở 45 người . Như vậy lịch sử ta chỉ cần gọi 45 tên giặc Mỹ là đúng vì chúng chở hàng quân sự theo hợp đồng với bộ quốc phòng Mỹ , không cần biết chúng là thành phần dân sự hay là lính . Nhưng chú Cảnh chỉ cách bờ nước có 5 mét nhìn thấy rỏ tên lái tàu mặc áo trắng ( có lẽ là hoa tiêu , người Mỹ hay Việt gì thì không rỏ , bên cạnh đó có một hai người mặc áo sọc rằn ngang xanh trắng của thủy thủ , còn lại nhiều người trên bon đều mặc áo lính Mỹ .
  7 - Còn hàng hóa thì theo Lonesom căn cứ vào tài liệu Mỹ ( 1.847 tấn ) . Lúc đầu Lonesome quả quyết với 1847 tấn không thể nào chở được số lượng 100 xe M113 , 30 khẩu 155 ly và 4 chiếc M48 như chú Cảnh báo cáo   . Sau đó mình tính toán cụ thể lại thì tổng số trọng lượng của 100 M113 , 30 khẩu 155 ly , 3 chiếc máy bay thêm 4 chiếc M48 và thêm 16 chiếc xe ủi đất nữa nặng chưa tới 1800 tấn . Như vậy thì theo báo cáo của lịch sử ta chép lại là có khả năng khớp với tài liệu Mỹ . Sau đó để quyết tâm bảo vệ cho suy nghĩ của mình Lonesom đưa thêm ý kiến cho rằng . Trọng lượng thì có thể phù hợp , nhưng vì xe M113 , M48 là hàng cồng kệnh , với kích thước 5 hầm chứ hàng bên trong con tàu BRV là không thể sắp xếp được số lượng xe M113 , M48 , pháo , máy bay được . Sau đó mình tính toán theo điện tích sàn bon tàu mà kích thước do Lonesome đưa ra thì còn dư thừa nhiều kể cã khoảng cách giữa hai xe M113 là 0,5 mét và còn chừa lối đi chung 1 mét hai bên ở mỗi hàng xe . Sau đó Lonesome lại cho rằng với kích thước cửa hầm tàu nhỏ làm sau mà cần cẩu xếp được xe M113 vào trong góc hầm tàu được . Mình mới đưa ra cách cho xe nâng vào trong hầm tàu để xếp hàng ( trước kia mình có quen anh Hảo gần nhà là công nhân chuyên lái xe nâng hàng ở Cảng , anh Hảo cũng cho rằng xe nâng chuyên được cần cẩu nâng thả vào hầm tàu lớn để nâng xếp các cong ten nơ chồng lên nhau trong hầm tàu ). Như vậy là tàu BRV có khả năng chở được và sắp xếp được hoàn toàn số lượng xe tăng thiết giáp , pháo , máy bay như là sử ta đã đưa ra .
  8 - Theo tài liệu bài viết " Remembering VietNam's forgotten seamen " thì người Mỹ họ khôn khéo chỉ viết " It was carrying a load of military trucks and other heavy equipment." Ai muốn suy nghĩ theo hướng nào cũng được  .
  Nhờ Wan ta pốt hình lên để chúng ta cùng phân tích thêm nữa .
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Chín, 2011, 10:57:16 pm gửi bởi Hai Ruộng » Logged
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #255 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2011, 09:48:35 pm »

  PHÂN TÍCH SỰ KIỆN TÀU BATON RUOGER VICTORY QUA TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI .
  ... Vì vậy mà mình kêt hợp với WANTA để tiếp tục phân tích .
  Ở tấm ảnh thứ nhất ( AP Radiophoto ) do nhà báo GYSGT JACK BAIRD đưa tin ta sẽ thấy gì qua tấm ảnh đó :

Bức ảnh bác Hai Ruộng đề cập đến cùng bài báo của Jack Baird có thể tìm thấy tại trang 7 của topic này
http://www.vietnamproject.ttu.edu/uscgdiv13/images/Baton-Rouge-Victory.jpg

Em muốn đề nghị bác Wanta dịch lại đoạn chú thích bằng tiếng Anh ở phía dưới bức ảnh:

“The American cargo ship Baton Rouge Victory lies aground in the Long Tao River some 20 miles southeast of Saigon Tuesday after it was blasted by a Viet Cong mine. Seven American crewmen were killed. (AP Radiophoto)”

Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #256 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2011, 12:20:52 am »

The American cargo ship Baton Rouge Victory lies aground in the Long Tao River some 20 miles southeast of Saigon Tuesday after it was blasted by a Viet Cong mine. Seven American crewmen were killed.

 Dịch là :

Tàu hàng Mỹ Baton Rouge Victory nằm mắc cạn ở sông Long Tao  khoảng 20 dặm về phía đông nam Sài Gòn thứ ba sau khi nó bị nổ tung bởi mìn của Việt Cộng. Bảy thuyền viên Mỹ đã thiệt mạng.

 Từ đây ta mới thấy báo chí Mỹ cũng không chính xác cho lắm . Họ cho rằng hình chiếc tàu đó sau khi bị nổ mìn và mắc cạn . Vì sau mình bảo rằng không chính xác .
 Anh em nhìn kỹ vào tấm hình :
1 -  con tàu còn nguyên vẹn hàng hóa còn ngăn nắp xếp ngay ngắn trên bon tàu , chứng tỏ con tàu chưa bị chấn động mạnh .
2  - Con Tàu BRV đang cua bên phải . Trong sông từ cửa biển vào cho đến , nơi trận địa thủy lôi , chỉ có một cua rẽ phải duy nhất đó là ngã ba tiếp giáp Vịnh Gành Rái và sông ngã Bảy ( theo bản đồ sông lòng tào tính luôn đoạn sông Ngã Bảy ) . Cũng chính điểm này mà ngay từ đầu khi mình đưa tấm ảnh phóng to (CANGIUOC LONG AN pốt cho mình trong topic Nhà Tù Phú Quốc trang 2) , cho chú Cảnh một tấm , chú Minh một tấm , chú Minh không nhận ra vị trí nào thì chú Cảnh căn cứ vào cua quẹo phải xác định ngay vị trí cửa sông Ngã bảy . Cách vị trí đánh mìn vài ba cây số .
3  - Hai chiếc tàu tuần tiểu nhỏ tí xíu cặp ngay cửa lên xuống của tàu BRV ngay khoang đài chỉ huy , có thể , để cho thủy thủ đoàn hai bên trao đổi với nhau nội dung gì đó . Chứ hai tàu quá nhỏ không thể nào đở nổi chiếc BRV sau khi bị thủy lôi .
 4  - Lòng sông đoạn đó là lúc nước lớn ( theo hình chụp ) , không thể mắc cạn ngay chổ trận địa thủy lôi được vì luồn tàu chạy sâu khoảng 23 mét , sau khi trúng thủy lôi chìm luôn chỉ ló có nóc đài chỉ huy lên thôi .
  Đề nghị Wan ta pốt hình chiếc tàu đó lên và pốt luôn bản đồ đoạn sông từ cửa biển vào đến nơi trận địa thủy lôi .
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười, 2011, 12:26:37 am gửi bởi Hai Ruộng » Logged
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #257 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2011, 12:38:39 am »

Cũng tại trang 7 của topic này, có 1 bức ảnh khác về tầu BRV.
Nếu được thì em cũng rất muốn biết nhận xét của bác Hai Ruộng về bức ảnh này:

Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
danviet
Thành viên
*
Bài viết: 234


« Trả lời #258 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2011, 10:33:25 am »

Bộ chỉ huy cấp cao của quân đội ta được tin vào hạ tuần tháng 8-1966, Mỹ sẽ đưa vào chiến trường miền Nam một chiếc tàu khổng lồ trọng tải 10.000 tấn. Tàu chở nhiều phương tiện chiến tranh từ ngoài biển theo sông Lòng Tàu sẽ vào khu vực Sài Gòn để tăng viện vũ khí cho quân Mỹ đang sa lầy ở miền Nam sau những thất bại lớn ở Bình Giã, Dầu Tiếng, Đồng Xoài, Bầu Bàng...

Mệnh lệnh chiến đấu được truyền đến lãnh đạo Đoàn 10 đặc công rừng Sác - đơn vị tác chiến trên sông Lòng Tàu: phải tiêu diệt chiếc tàu khổng lồ này.

Sau vụ địch phát hiện ta chở vũ khí vào Nam bằng đường biển (qua vụ nổ tàu không số tại Vũng Rô) chúng tăng cường kiểm soát vùng biển từ Huế vào Cà Mau nên “tàu không số” phải ngưng hoạt động. Tuy nhiên, do yêu cầu cấp bách của miền Nam và đánh tàu vận tải lớn trên sông Lòng Tàu, Bộ chỉ huy quân sự tối cao quyết định cho tàu 642 thuộc Đoàn 125 xuất phát đêm 15-10-1965 chở 61 tấn vũ khí - trong đó có 4 thủy lôi vào Cà Mau.

Sau 5 ngày lênh đênh trên biển và 4 ngày tránh né địch, tàu đã cặp vùng đất Cà Mau. Mỗi trái thủy lôi nặng gần 1.100kg nên rất khó đưa xuống tàu, vận chuyển vào kho bãi. Các chiến sĩ Đoàn 962 vận chuyển và bảo quản vũ khí từ các tàu không số đã có sáng kiến dùng dây rừng kéo và đẩy cả thủy lôi vào kho bãi. Sau đó đã dùng 4 chiếc thuyền nhỏ nghi trang cẩn thận, vượt biển đưa các thủy lôi đến Trà Vinh rồi ra rừng Sác an toàn.



Bài báo này có phần khiên cưỡng
- Vào thời điểm BCH quân sự tối cao quyết định vận chuyển vũ khí, trong đó có thủy lôi thì chiến dịch bôi đỏ còn chưa xảy ra.
- Biết trước kế hoạch vận chuyển chi tiết khoảng 1 năm. Em không nghĩ thế.
- Có 1 con tàu BRV thôi hay không? Từ năm 65 tới năm 66, số lượng quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam đã tăng lên 10 lần, từ vài chục ngàn lên 200 ngàn, và còn có xu hướng gia tăng mạnh trong thời gian tiếp theo. Mỹ bắt đầu triển khai mạnh phong tỏa đường mòn Hồ Chí Minh, ném bom bắn phá miền Bắc. Đi kèm với việc tăng quân số là vũ khí, đạn dược, xăng dầu, nhu yếu phẩm cũng như máy móc, vật liệu để xây dựng các căn cứ. Thử hình dung theo thống kê riêng lượng bom đạn ném xuống tuyến vận tải Trường Sơn từ 1965-72 là gần 4 triệu tấn thì có thể thấy vô số các BRV (10.000 tấn) đã tới Việt Nam (dù là hàng hóa quân sự hay hàng hóa thông thường).

Dù vậy nó cũng cung cấp cho chúng ta biết thông tin về thời gian thủy lôi được vận chuyển vào chiến trường.
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #259 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2011, 12:24:44 pm »

   PHÂN TÍCH SỰ KIỆN TÀU BATON RUOGER VICTORY QUA TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI .
Sau khi thu thập tài liệu về trận đánh tàu BRV qua những Nhân Chứng Trực tiếp tham gia trận đánh và qua quyển Lịch Sử Sài Gòn Chợ Lớn Gia Định Kháng Chiến ) . Để cho Khách quan ta tham khảo thêm một số tài liệu từ nước ngoài , chủ yếu là từ Mỹ . Tuy nhiên Những tài liệu nầy cũng chưa thật sự nói lên nhiều về sự kiện tàu BRV . Có những điểm thì khớp với tài liệu thu thập sưu tầm trong nước , có những điểm thì trái ngược hoàn toàn . Vì vậy đòi hỏi chúng ta phải phân tích tài liệu thật tỉ mĩ mới thấy được đâu là sự kiện thật của lịch sử . Vì vậy mà mình kêt hợp với WANTA để tiếp tục phân tích .

Thưa bác, tất cả tài liệu trên giấy của phía ta đều từ lời kể của các bác các chú DCRS mà ra nên bác đừng bảo do quyển Lịch Sử Sài Gòn Chợ Lớn Gia Định Kháng Chiến viết thế thì sự thực phải là thế. Nguồn tin thiệt hại của BRV do ta đưa ra truy tới cùng cũng chỉ biết hỏi chỗ Cụ Hai Nhã thôi, đúng không ạ?

Trích dẫn
  Ở tấm ảnh thứ nhất ( AP Radiophoto ) do nhà báo GYSGT JACK BAIRD đưa tin ta sẽ thấy gì qua tấm ảnh đó :
  1 - Vị trí ảnh chiếc tàu theo lời giải thích của chú Cảnh căn cứ vào mũi tàu vừa mới cua bên phải và có hai chiếc tàu tuần tiểu đậu cặp sát và tàu BRV . Thì lúc nầy chiếc tàu BRV vừa mới rời khỏi Vịnh Gành Ráy cua vào sông Ngã Bảy , gần chốt đèn xanh , nơi đây đã có hai chiếc tàu tuần tiểu chạy từ Sài Gòn ra và cặp vào tàu BRV để họp phổ biến tình hình an ninh đoạn sông mà chiếc Tàu BRV sẽ phải đi qua , để chuẩn bị tinh thần tác chiến , nếu bị tấn công từ hai bên bờ . Khi tàu BRV đi đến khu vực trận địa Thủy lôi thì đi đầu là hai chiếc tàu tuần tiểu mỗi chiếc chạy sát một bên bờ , để móc đứt dây mìn , hoặc rà phá lôi . Rồi đến hai chiếc tàu chiến từ Biển Vũng Tàu Vào để hộ tống cho Tàu BRV , rồi sau cùng mới đến tàu BRV . Trước khi vào chúng còn cho hai chiếc tàu chở hàng  2000 tấn và 5000 tấn chở hàng dân sự chạy trước , rồi mới đến đoàn tàu BRV.

- Bác Cảnh ngồi ở Ngã Tư Sông mà sao biết được chuyện xảy ra giữa các tàu Mỹ ở tận Vịnh Gành Rái vậy bác?
- Tàu tuần giang khác tàu rà lôi, tàu rà lôi của VNCH và tàu rà lôi của Mỹ cũng là 2 loại tàu khác nhau.
- Cái đoạn họp của 2 tàu nhỏ với BRV là các nhân chứng của chúng ta TẬN MẮT CHỨNG KIẾN hay suy đoán thế ạ? Tàu có radio sao không gọi mà lại phải cặp mạn nói chuyện thế bác?

Trích dẫn
  2 - Nhìn vào hình vẽ ta thấy rỏ là con tàu chở hàng đầy ắp , nhìn mớn nước tàu , rỏ ràng là con tàu BRV chở đủ tải , khoảng từ 8.500 tấn trở lên . Chứ không phải chỉ chở 1.847 tấn như là một số người lầm tưởng . Vì nếu con tàu 10.000 tấn mà chỉ chở chưa tới 2000tấn gần bằng 1/5 tải trọng thì con tàu sẽ nổi trên mặt nước nhiều hơn và sẽ không bao giờ chạm vào thủy lôi , vì trước đó khoảng nữa giờ đã có con tàu dân sự 5000 tấn chạy qua mà thủy lôi không nổ .

  3 - Theo ý giải thích của thành viên Lonesome về việc tàu BRV chỉ chở có 1847 tấn hàng hóa nầy chỉ là xe quân sự và một số thiêt bị nặng chứ không có xe tăng hay thiết giáp gì cã . Để cho đủ tải trọng như tấm hình để tàu phải chìm đúng độ sâu tải trọng thì mới ngập bánh lái tàu mới chạy vượt biển được thì thành viên Lonesome cho rằng tàu bơm nước biển vào . Ý kiến nầy có khả thi hay không ta sẽ tính toán kiểm chứng lại sau .

Em nhắc bác 1 lần nữa, trọng tải chết của tàu chỉ hơn 7000 tấn trọng tải thôi (khoảng 7600 Tấn trọng tải), không phải 8500 tấn hàng hòa trở lên đâu nhé bác. Con số 1849 tấn hàng là do Mỹ đưa ra và chúng ta đang so sánh giữa các nguồn thông tin, tại sao bác cứ nói như thể em nói xạo vậy? Bác có chắc những gì bác Cảnh, bác Minh được thuật cho nghe là đúng 100%?

Tàu chạy ít hàng thì chuyện bơm nước vào ballast tàu để bánh lái chìm dưới nước và giảm sức cản của gió lên tàu trong lúc di chuyển là chuyện HẾT SỨC BÌNH THƯỜNG trong hàng hải. Chỉ có những người KHÔNG CÓ TÍ KIẾN THỨC NÀO VỀ HÀNG HẢI thì mới cho là lạ thôi. Em hỏi bác, lúc tàu hạ thủy, trên tàu có chở hàng gì không? Không chứ gì, vậy thì làm sao người ta đưa tàu từ xưởng đóng tàu ra cầu cảng cách đó 1000km (giả dụ) được nếu không bơm nước dằn tàu? Rồi trong việc điều độ tàu, đâu pahri lúc nào cũng có đầy hàng đâu mà tàu vẫn chạy, xuống hàng ở 1 cảng và chạy RỖNG sang cảng khác lấy hàng ...

Theo bác cái ý bơm nước dằn tàu này của em có chỗ nào không khả thi? Bác nói được thì hãy phân tích được chứ đừng thấy tụi em tôn trọng bác mà bác thích phán gì thì phán đâu ạ.  Để em giới thiệu cho bác biết công dụng của Ballast tank:


Ở hình trên, vì 1 lí do nào đó mà tàu bị nghiêng sang trái (xếp hàng không đèu chẳng hạn), người ta sẽ phải bơm nước vào ballast tank bên phải (Starboad) để cân bằng lại để tàu cân bằng như hình sau


Khi bác xuống hàng, do bên phải có nước dằn nên tàu sẽ bị nghiêng thế này


Khi đó người ta sẽ phải bơm nước ở tank bên phải ra để tàu cân bằng trở lại



Đấy chỉ là cân bằng ngang, còn cân bằng dọc nữa, cũng theo nguyên tắc như trên ạ. Sau đây là 1 ví dụ cho trường hợp dùng balllast tank để cân bằng tàu trong trường hợp điều tàu RỖNG chạy giữa các cảng.




Trích dẫn
  4 - Tấm hình trên được tải lên mạn qua ảnh gốc là hình in trên báo , không phải là ảnh kỹ thuật số nên độ phân giải không cao , khi phóng to lên sẽ nhòe , đó chính là giới hạn để minh chứng xem trên bon tàu có chở xe tăng M48 hay không ? Theo chú Cảnh và cã chú Minh đều khẳng định rằng có nhìn thấy xe tăng M48 , khoảng vài chiếc nòng súng quay hướng ra hai bên bờ , mấy chiếc xe tăng nầy đậu ở phía sau đài chỉ huy . Vì vây mình nhờ WANTA phóng to hình lên và trông thấy có hình trông rất giống xetăng đúng ở vị trí sau đài chỉ huy , tuy nhiên do máy bay chụp từ phía bên phải trên cao nên bon tàu bên phải nhìn rỏ hơn , trong khi chú Cảnh và chú Minh đều nhìn thấy bên trái con tàu .

Bác vẫn cho rằng xe tăng quay mũi sang 2 bên bờ để đề phòng khi bị tấn công thì phản kích. Điều này có hợp lí không khi mà xe cộ đi trên tàu đều phải phủ bạt, rút hết xăng, tháo ắc quy thì làm sao mà quay pháo, làm sao mà khai hỏa và quan trọng là ai khai hỏa? Bác dựa vào 1 cái ảnh nhìn không rõ thế mà bảo là xe tăng thì có hồ đồ quá không?

Như em đã nói, nếu số hàng trên tàu là xe tăng, xe thiết giáp hay bất cứ laọi hàng hóa gì khác thì em cũng mừng cho các bác(thậm chí mừng hơn nữa cơ). Tuy nhiên, để xác định được thực chất BRV chở cái gì thì còn nhiều việc khác phải làmcòn cần kiểm chứng với nhiều nguồn thông tin khác chứ không thể dựa vào lời nói của phía ta để ca ngợi phía ta được đâu bác ạ.

Trích dẫn
  5 - Chú Cảnh còn cho biết phía sau đài chỉ huy có chở ba cái thùng hàng xếp lên nhau rất dài , thùng nầy có thể đủ khả năng để chứa máy bay trong đó .

Tại sao Mỹ phải cho tàu chở máy bay đóng thùng sang làm gì trong khi để tiếp tế thì cho bay qua cho lẹ mà khỏi cần phải hiệu chỉnh kỹ thuật? Bác giải thích giúp em xem? Nhỡ mấy cái thùng dài dài đó nó chở cái khác thì sao hả bác?

Trích dẫn
  6 - Theo nội dung tài liệu bài báo thì cã Mỹ và tài liệu lịch sử của ta đều trùng khớp với nhau là tàu chở 45 người . Như vậy lịch sử ta chỉ cần gọi 45 tên giặc Mỹ là đúng vì chúng chở hàng quân sự theo hợp đồng với bộ quốc phòng Mỹ , không cần biết chúng là thành phần dân sự hay là lính . Nhưng chú Cảnh chỉ cách bờ nước có 5 mét nhìn thấy rỏ tên lái tàu mặc áo trắng ( có lẽ là hoa tiêu , người Mỹ hay Việt gì thì không rỏ , bên cạnh đó có một hai người mặc áo sọc rằn ngang xanh trắng của thủy thủ , còn lại nhiều người trên bon đều mặc áo lính Mỹ .

Cái điểm 6 này và điểm 5 trên có 1 chỗ cần giải thích rõ: Bác Cảnh núp trong hầm cách BỜ SÔNG 5 mét nhưng tàu BRV có đi sát bờ sông không? Khoảng cách từ chỗ núp tới con tàu là MẤY TRĂM MÉT và lại nhìn từ PHÍA DƯỚI LÊN TRÊN. Vậy mà bác Cảnh có thể mô tả cụ thể hàng hóa trên boong tàu sau đài chỉ huy đã bị THÀNH TÀU (Cao khoảng 1m che khuất) và nằm sâu trong thân tàu, thậm chí mô tả rõ màu áo và chi tiết quần áo của những người đứng trong BUỒNG LÁI TÀU ở cao lên thêm mấy Mét tính từ mặt boong. Theo bác điều này có hợp lý không? Có bị các lợp ký ức khác chồng lấn lên không?

Về 45 thuyền viên, bác chuyển từ CHUYÊN VIÊN KỸ THUẬT chăm lo cho đống xe pháo sang "kiểu gì cũng là giặc" thế này thì cực kỳ không ổn, là 1 sự cố chấp đến mực (xin lỗi bác) CÙN khi thấy mình sai. BRV và thủy thủ của họ là DÂN SỰ - điều đó bác đã không thể phủ nhận - thì cũng đừng cố gán ghép cho họ những giá trị/ý nghĩa giành cho QUÂN SỰ, chẳng hạn như "nếu là dân sự thì hóa ra DCRS thảm sát dân thường, tội ác chiến tranh, Mỹ lu loa cho toàn thế giới biết..." như bác đã nói trong các bài trước. Chưa kể bác Cảnh khẳng định là chết hết 45 người, bác cũng bảo thể để nói "nếu họ không là lính thì tại sao 7 gia đình lại kiện chính phủ Mỹ" 1 cách mặc định mà không suy nghĩ gì hết. Khi em hỏi bác thông tin 7 gia đình kiện CP Mỹ đâu thì bác không đưa ra được,bác lơ luôn như thể không có chuyện đó. Cái thái độ thảo luận này của bác rất thiếu tôn trọng em nhưng em nghĩ  là vai trên nên em cũng chẳng trách  bác làm gì cho mang tiếng. Tuy nhiên giờ nếu em không nói thẳng ra thì bác lại tưởng là bác đúng người khác sai và cứ thế sai lầm nối tiếp sai lầm. Vì thế nếu bác cảm thấy em hỗn hào hay láo toét gì với bác thì em chịu nhưng em mong bác hãy thể hiện sự tôn trọng người khác (chính là tôn trọng bản thân) và cầu thị 1 chút thì mới có thể nhìn nhận vấn đề khách quan hơn, bác ạ.

Khi 1 cá nhân hay 1 phương tiện nào mang vũ khí vào nước ta với mục đích xâm lược thì chúng ta hoàn toàn có quyền tiêu diệt nếu thấy cần thiết và có thể nhưng ở góc độ khoa học, không thể nào lấy lí do đó mà gán cho 1 sự vật hiện tượng (ở đây là BRV và thuyền viên của họ) những đặc tính mà họ không có được, bác ạ.

Chưa kể, 45 thủy thủy của BRV họ cũng là thành phần đi làm công, là giai cấp lao động thôi chứ họ có phải người lính của Quân Đội Mỹ đâu mà bác nói lịch sử ta chỉ cần gọi 45 tên giặc Mỹ là đúng vì chúng chở hàng quân sự theo hợp đồng với bộ quốc phòng Mỹ , không cần biết chúng là thành phần dân sự hay là lính thì hình như hơi trái với quan điểm tình yêu thương giai cấp đấy bác ạ. Nếu thế, chúng ta khử 1 tên Mỹ giữa Sài Gòn nhưng lại làm chết người lái xích lô đang chở tên Mỹ đó thì coi như người lái Xích lô đó ... xui vì chở Mỹ theo hợp đồng với Mỹ thì cũng có thể coi như tiếp sức cho lính Mỹ, bác nhỉ?

Trích dẫn
  7 - Còn hàng hóa thì theo Lonesom căn cứ vào tài liệu Mỹ ( 1.847 tấn ) . Lúc đầu Lonesome quả quyết với 1847 tấn không thể nào chở được số lượng 100 xe M113 , 30 khẩu 155 ly và 4 chiếc M48 như chú Cảnh báo cáo   . Sau đó mình tính toán cụ thể lại thì tổng số trọng lượng của 100 M113 , 30 khẩu 155 ly , 3 chiếc máy bay thêm 4 chiếc M48 và thêm 16 chiếc xe ủi đất nữa nặng chưa tới 1800 tấn . Như vậy thì theo báo cáo của lịch sử ta chép lại là có khả năng khớp với tài liệu Mỹ . Sau đó để quyết tâm bảo vệ cho suy nghĩ của mình Lonesom đưa thêm ý kiến cho rằng . Trọng lượng thì có thể phù hợp , nhưng vì xe M113 , M48 là hàng cồng kệnh , với kích thước 5 hầm chứ hàng bên trong con tàu BRV là không thể sắp xếp được số lượng xe M113 , M48 , pháo , máy bay được . Sau đó mình tính toán theo điện tích sàn bon tàu mà kích thước do Lonesome đưa ra thì còn dư thừa nhiều kể cã khoảng cách giữa hai xe M113 là 0,5 mét và còn chừa lối đi chung 1 mét hai bên ở mỗi hàng xe . Sau đó Lonesome lại cho rằng với kích thước cửa hầm tàu nhỏ làm sau mà cần cẩu xếp được xe M113 vào trong góc hầm tàu được . Mình mới đưa ra cách cho xe nâng vào trong hầm tàu để xếp hàng ( trước kia mình có quen anh Hảo gần nhà là công nhân chuyên lái xe nâng hàng ở Cảng , anh Hảo cũng cho rằng xe nâng chuyên được cần cẩu nâng thả vào hầm tàu lớn để nâng xếp các cong ten nơ chồng lên nhau trong hầm tàu ). Như vậy là tàu BRV có khả năng chở được và sắp xếp được hoàn toàn số lượng xe tăng thiết giáp , pháo , máy bay như là sử ta đã đưa ra .

Bác nói cứ như thể em là người chối quanh. Ngay từ đầu em đã bảo số lượng hàng mà chúng ta tuyên bố là hàng cồng kềnh, nguyên tắc xếp hàng hóa xe cộ là phải chằng buộc chứ không phải cứ xếp theo kiểu bánh ú như bác tính là xong. Giữa các xe là 0,5m thì có đảm bảo cho việc chằng buộc xe không?

Bác chỉ nghe chú lái xe nâng nói thế thì cũng chấp nhận được vì về lí thuyết thì là thế nhưng thực tế xếp hàng vào container, xếp container lên tàu nó khác với xếp xe cộ bác ạ. Bác chỉ nghe kể thôi chứ em thì đã từng xuống hầm hơn 100 con tàu chứng kiến cảnh họ xếp các loại hàng từ hàng Xá/Rời/Lỏng/Khí/Xe/Công, thậm chí là tàu khách, tàu dầu. Từ tầu chuột 2000 tấn cho tới tàu viễn dương 15 nghìn DWT (của VN) hoặc tàu dầu 250 nghìn tấn của Hy Lạp em đều được lên buồng Capt để làm thủ tục cho tàu ra vào (Bọn em mà không làm xong thủ tục thì tàu cứ coi như là chưa nhập cảnh và nằm yên đó chơi nhé), xuống hầm hàng rờ từng kiện hàng để kiểm tra chèn lót, ngồi cạnh tally đếm từng bao gạo trong xì lẳng, hỏi Máy trưởng hoặc oiler từng kí lô dầu FO/DO khi tàu vào/ra, kiểm tra từng cái container xem đã sắp lên tàu đủ theo Manifest chưa, theo dõi quá trình lên /xuống các loại xe chở từ Saint Petersburg về  .... nên những gì em nói là dựa trên thực tế chứ không phải nghe nói nghe kể đâu bác ạ. Chắc bác nghĩ cái xe tăng nó nặng thế thì để trên tàu khỏi chằng buộc gì vẫn không bị dịch chuyển đâu, đúng không ạ? Bác hỏi thử anh bạn bác đã thấy cảnh tàu bị lắc cộng hưởng, đứt cáp chằng buộc khiến cho container 40 feet chở hàng nặng quãng 30 tấn vẫn bị bay xuống biển nổi lình bình như thường chưa?

Với lại như bác Altus nói đấy: Chuyện con tàu CÓ THỂ chở được và chuyện THỰC TẾ CÓ CHỞ HAY KHÔNG là chuyện khác

Trích dẫn
  8 - Theo tài liệu bài viết " Remembering VietNam's forgotten seamen " thì người Mỹ họ khôn khéo chỉ viết " It was carrying a load of military trucks and other heavy equipment." Ai muốn suy nghĩ theo hướng nào cũng được  .
  Nhờ Wan ta pốt hình lên để chúng ta cùng phân tích thêm nữa .
Xe ủi đất nếu dùng cho công binh thì cũng là xe quân sự.

Đoạn này:
Trích dẫn
Anh em nhìn kỹ vào tấm hình :
1 -  con tàu còn nguyên vẹn hàng hóa còn ngăn nắp xếp ngay ngắn trên bon tàu , chứng tỏ con tàu chưa bị chấn động mạnh .

mâu thuẫn với đoạn này

Trích dẫn
4  - Lòng sông đoạn đó là lúc nước lớn ( theo hình chụp ) , không thể mắc cạn ngay chổ trận địa thủy lôi được vì luồn tàu chạy sâu khoảng 23 mét , sau khi trúng thủy lôi chìm luôn chỉ ló có nóc đài chỉ huy lên thôi .

Bác Cảnh khẳng định tàu hỏng máy không thể lết thêm 1 mét nào nữa, vậy tại sao nó lại không mắc cạn ngay trận địa thủy lôi được. Lúc xảy ra vụ nổ, sức nước lên (nếu có) liệu có thể kéo con tàu vừa chìm vừa trôi không? Nếu tàu không chấn động mạnh thì tại sao lại chỉ ló nóc đài chỉ huy lên? Nếu chìm luôn thì tại sao hàng hóa vẫn còn ngay ngắn thế bác? 1 con tàu dài hơn 130m thì lỗ thủng dài 14m có đủ sức khiến nó chìm nghỉm không khi mà tàu này giữa các khoang hàng đều có khoang kín ngăn nước?

Bác chưa trả lời câu hỏi của em: 1 cái lỗ dài 14-15m, cao 4-5m có đủ chỗ cho 2 cái ghe cui chui vào không ạ?
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười, 2011, 05:22:04 pm gửi bởi lonesome » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM