Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 09:14:09 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Baton Rouge Victory : Chiến công- sự kiện và nhân chứng  (Đọc 145184 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #160 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2011, 12:32:00 am »

Bác HR: trên tinh thần nghiên cứu nghiêm túc và khoa học, em xin chỉ ra 1 số chỗ chưa hợp lý trong bài của bác:

- Số lượng xe và cách xếp hàng của bác chỉ hợp lý khi các xe / tăng / pháo không cần chằng buộc để tránh chuyện bị xô đẩy trong khi hải hành gây ra chuyện tàu bị lắc ngang cộng hưởng, người ta cứ xếp chừng nấy thứ hàng lên tàu như bỏ kẹo vào hộp thôi...

- Sau khi tàu trúng thủy lôi, nước tràn vào ngập hầm số 3 và hầm máy. Theo cách ước lượng của bác, thể tích hầm số 3 là 24,3 m (dài) x 18 m (ngang) x 11,4 m (sâu) tương đương với khoảng 4986 mét khối. Cứ cho rằng trong hầm đã đầy hàng, trừ bì các kiểu đi thì lượng nước trong hầm 3 và hầm máy cũng phải trên dưới 3000 tấn nước. Khối lượng cộng thêm này là không nhỏ nếu như bác lưu ý tới chuyện Gross Tonnage (trọng tài tàu) chỉ là khoảng 7.100 tấn và theo lí lẽ của bác thì tàu này đã lên hàng nhiều hơn 2000 tấn. Sau khi bị ngập nước, tàu BRV không chìm nghỉm như sử đoàn 10 ghi mà chỉ chìm tới độ sâu 8m5 thì chạm đáy sông và không bị trượt tiếp theo đáy sông. Tất cả các chi tiết này đều liên quan tới lượng hàng mà BRV chở thực tế, bác ạ.

- Hầm 3 và hầm 4 là 2 hầm lớn nhất, các hầm khác nhìn ngang thì to nhưng do thân tàu thon và nhọn về 2 đầu nên diện tích chở hàng của hầm 1-2-5 là nhỏ hơn. Tất cả các hầm đều chỉ có 2 boong chứ không phải 3. Giữa các boong đều có nắp đậy vừa để tăng diện tích chở hàng vừa để kín nước.

- Máy bay phản lực là 1 cỗ máy tinh xảo, muốn xếp gọn lại để rồi phá thùng là bay được luôn có thể nói là chuyện không thực tế vì nếu muốn bổ sung máy bay thì Mỹ có thể điều từ các căn cứ quân sự khác bay sang cho nhanh. Nếu bảo là BRV chở vài loại linh kiện thì còn khả dĩ.

- Số liệu thiệt hại của Mỹ do Đoàn 10 đưa ra đều bảo là lấy tin từ báo chí và đài của địch nhưng trong tài liệu mật của Hải Quân Mỹ cũng như đơn vị chủ quản của BRV cũng chưa thấy nói tới chi tiết  về số hàng này giống như chúng ta vẫn đang ghi nhận. Các báo chí thời đấy đều chỉ đưa lại tin của AP, vắn tắt giống như cái ảnh bài báo mà bác Wanta đưa lên vậy thôi.

Chuyện lệch số liệu giữa báo cáo của ta và tài liệu của địch là hoàn toàn bình thường trong mọi cuộc chiến tranh. 1 ví dụ cụ thể là cái tàu USS Card, theo ta tuyên bố thì

Trận đánh của Đội biệt động 65 thắng lớn. Hạm tàu Card bị phá hủy làm hư hỏng và chìm sâu 21 máy bay lên thẳng HU1A, 2 máy bay trinh sát L19, 1 máy bay khu trục ném bom AD6, 50 tên Mỹ chết, 70 tên khác bị thương. Tên thuyền trưởng bị hất văng khỏi đài chỉ huy chết chìm dưới sông. Một sinh lực và phương tiện cao cấp đáng kể của quân xâm lược bị tiêu diệt bởi hai chiến sĩ biệt động Sài Gòn. Đây chính là giá trị đặc biệt của lực lượng tinh nhuệ nằm sâu trong lòng địch.  

Giặc Mỹ phải điều 2 tàu hàng từ Philippin đến trục vớt hơn một tháng và kéo xác tàu Card về cảng Subic để sửa chữa.  


Thực tế: Con tàu này bị thủng một lỗ bên thân tàu, thiệt mạng 5 thủy thủ. Vì kích thước của con tàu chở hàng này quá lớn, mực nước chỉ dâng lên được vỏn vẹn 6 mét thì đáy tàu...chạm đáy sông. Sau khi lỗ hổng được trám và nước được bơm ra hết thì con tàu tiếp tục hoạt động trở lại bình thường 17 ngày sau đó. Hình ảnh con tàu sau khi sửa chữa và rời cảng SG do tạp chí Life chụp đây ạ


Yuy nhiên, chẳng phải vì thế mà ý nghĩa của trận đánh của anh hùng Lâm Sơn Náo và giá trị đặc biệt của lực lượng tinh nhuệ nằm sâu trong lòng địch. bị giảm đi tí nào đâu ạ. Bản thân cô Lê Hồng Quân khi trao đổi với em về tàu BRV và thiệt hại của nó, cô cũng bảo với các chiến sỹ biệt động hoạt động trong lòng địch như cô, nội việc đặt thủy lôi thành công tạo nên chiến thắng này đã mang ý nghĩa cổ vũ tinh thần chiến sỹ, gây tiếng vang trong quần chúng rất nhiều nên chuyện có thiệt hại đúng như chúng ta nói hay không thực sự cũng không làm giảm đi sự dũng cảm, thông minh và tinh thần cách mạng của bác Cảnh, bác Minh, chú Mạnh Ròm và các đồng đội.

Kính bác.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Chín, 2011, 07:21:05 am gửi bởi lonesome » Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #161 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2011, 03:53:35 am »

Tôi xin có ý kiến thế này.

Tôi rất ủng hộ tinh thần của bác Hai Ruộng. Các bậc cha anh đã vượt qua rất nhiều khó khăn gian khổ, chịu đựng hy sinh mất mát, dũng cảm mưu trí để đạt được những chiến công vô cùng đáng trân trọng. Điều đó thế hệ sau sẽ luôn ghi nhớ. Đó là trái tim nóng.

Tuy nhiên việc tìm hiểu sự thật khách quan cần các bên đều giữ cái đầu lạnh, suy luận có chứng cứ, hợp lô-gíc, đủ tính thuyết phục. Có vậy thì kết quả tìm hiểu mới thực sự tôn vinh các chiến công của cha anh.

Hiện tại các thông tin về "100 chiếc M113 , một chi đội M48, 30 khẩu 155ly , 3 cấu kiện máy bay phản lực , 30 tấn thuốc nổ , 16 xe ủi đất , và một số hàng quân dụng khác" chỉ có nguồn là lời kể của các nhân chứng về một số tài liệu Mỹ chưa được xác định rõ, được tường thuật lại là hồi đó có người đã dịch lại cho các nhân chứng nghe. Như vậy chưa rõ ràng, nhất là khi các thông tin hiện có từ phía bên kia không khẳng định điều đó.

Các lý luận của bác Hai Ruộng về cân nặng, kích thước v.v. của số hàng hóa mới chỉ nói lên một điều là "có thể số hàng đó là 100 chiếc M113 , một chi đội M48, 30 khẩu 155ly , 3 cấu kiện máy bay phản lực , 30 tấn thuốc nổ , 16 xe ủi đất , và một số hàng quân dụng khác", vì trọng lượng và kích thước không có gì mâu thuẫn. Nó chưa khẳng định được "tàu BRV đã thực sự chở 100 chiếc M113 , một chi đội M48, 30 khẩu 155ly , 3 cấu kiện máy bay phản lực , 30 tấn thuốc nổ , 16 xe ủi đất , và một số hàng quân dụng khác". Tàu BRV "có khả năng chở số hàng đó" không phải là lý luận cho phép khẳng định nó đã "thực sự chở số hàng đó". Một cách hoàn toàn tương tự có thể lý luận rằng nó có đủ khả năng chở, chẳng hạn, 2.000 tấn đá hộc.

Vì vậy nên tôi ủng hộ việc bác lonesome tiếp tục tìm hiểu về số hàng thực sự có trên tàu BRV trên cơ sở khách quan, hợp luận lý. Tình thần tôn trọng những nỗ lực và thành quả của cha anh của bác lonesome cá nhân tôi nghĩ không có gì phải bàn cãi.

Altus

Logged
ThangLong69
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 162


« Trả lời #162 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2011, 09:23:36 am »

Sau khi đánh chìm tàu Baton, trong 7 ngày liền Đoàn 10 còn chủ động tấn công địch trên tuyến sông kéo dài 30km ở nhiều trận địa chốt trên sông Lòng Tàu theo kế hoạch tác chiến đã được vạch ra từ 3 tuần trước. Điều này không hề mâu thuẫn gì với lời kể của 2 chú Cảnh và Minh " Không có chuyện đánh nhau 7 ngày liền tại trận địa thủy lôi đánh tàu Baton "
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #163 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2011, 10:20:24 am »

Sau khi đánh chìm tàu Baton, trong 7 ngày liền Đoàn 10 còn chủ động tấn công địch trên tuyến sông kéo dài 30km ở nhiều trận địa chốt trên sông Lòng Tàu theo kế hoạch tác chiến đã được vạch ra từ 3 tuần trước. Điều này không hề mâu thuẫn gì với lời kể của 2 chú Cảnh và Minh " Không có chuyện đánh nhau 7 ngày liền tại trận địa thủy lôi đánh tàu Baton "

Dạ có ai bảo là đánh nhau 7 ngày liền tại trận địa thủy lôi đâu bác. Phía Mỹ ghi nhận là sau khi tàu bị trúng thủy lôi, họ đã điều bộ binh tới bảo vệ mặt đất, tăng cường an ninh trên sông và trên không. Tuy nhiên đó là 1 mục nghiên cứu khác có thể hạ hồi phân giải ạ
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #164 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2011, 10:50:39 am »

... Các bạn có biết ngã ba sông Lôi Giang cách xa trận địa thủy lôi là bao nhiêu không mà qui vào trận đánh liên tục bảy ngày đêm được  ( Các bạn có thể lật trang 440 LS SG CL GĐ KC để kiểm tra trận đánh nầy ) ...
Bạn Xồm, thanglong69 giải thích cho cái đoạn trên của bác Hai.
Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #165 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2011, 02:43:07 pm »

  Trong cuốn chính sử " Lịch Sử Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định Kháng Chiến cũng không có nói trận đánh liên tục 7 ngày đêm nầy , mà chỉ nói trước đó ngày 2 tháng 7 1966 , Đội 2 phục kích bắn cháy một tàu dầu 10000 tấn , bắn bị thương hai tàu tuần tiểu trên sông Giần Xây và sông Lôi Giang , ở hai địa điểm nầy rất cách xa trận địa thủy lôi , và cách rất xa trận địa của DKZ bố trí để bảo vệ cho trận địa thủy lôi ngày 23 tháng 8 năm 1966 . Đến 10 ngày sau cũng tại ngã ba sông Lôi Giang DKZ 75 lại phục kích bắn cháy thêm một chiếc tàu dầu 8000 tấn . Các bạn có biết ngã ba sông Lôi Giang cách xa trận địa thủy lôi là bao nhiêu không mà qui vào trận đánh liên tục bảy ngày đêm được  ( Các bạn có thể lật trang 440 LS SG CL GĐ KC để kiểm tra trận đánh nầy ) . Đó là chưa nói nếu bố trí trận địa một nơi lâu ngày còn có nguy cơ bị Mỹđổ quân xuống hốt , đã có những bài học xương máu cho Đoàn 10 tại cù lao không tên và bài học tại Thiềng Liềng , xã Thạnh An khi Mỹ phát hiện ta phục kích chuẩn bị đánh tàu , địch huy động chớp nhoáng 13 tàu LCM , 40 máy bay bao vây đổ chụp ta đã bị mất một đai đội bộ binh . Địch khiêng xuống tàu chiến lợi phẩm trong đó có 4 khẩu DKZ , 2 cối 82 . ( trang 441 LS SG- CL - GĐ KC )

Thêm 1 địa chỉ có đăng các thông tin như bác HR nói: http://www.hochiminhcity.gov.vn/gioithieu/lists/posts/post.aspx?Source=/gioithieu/&Category=L%E1%BB%8Bch+s%E1%BB%AD+-+V%C4%83n+h%C3%B3a&ItemID=194&Mode=1

Tháng 8 năm 1966, Đặc khu Rừng Sác lần đầu sử dụng thủy lôi sừng chạm do Liên Xô chế tạo. Hai trái thủy lôi hiện đại nhưng không có đủ phương tiện kèm theo để ra trận được: chiến sĩ Rừng Sác phải khắc phục những khó khăn tưởng chừng không vượt nổi, trong đó có sáng kiến "cần cẩu đước" (của Ban tham mưu trận đánh), để đưa hai trái thủy lôi xuống những chiếc ghe chài, (mỗi trái nặng 1075 kilô kể cả ghếch). 8 giờ sáng ngày 23 tháng 8 năm 1966, tại khúc quanh ngã ba Vàm Cống, chiếc tàu vận tải quân sự 10.000 tấn của Mỹ mang tên Baton Rouger Victory Franciscô ngày 8 tháng 8 năm 1966, trên tàu có 45 thủy thủ, 100 thiết giáp M. 113, 3 máy bay phản lực, một khối lượng thực phẩm đủ phục vụ cho sư đoàn 4 Mỹ trong một mùa khô. Đây là chiếc tàu quân sự lớn nhất từ trước đến nay của quân xâm lược bị đánh chìm trên đoạn sông Lòng Tàu. Địch phản kích dữ dội một tuần. Mười ngày sau trên ngã ba sông Lôi Giang, ĐKZ 75 của Đặc khu lại bắn cháy chiếc tàu dầu 8.000 tấn. Qua trận đánh tàu Gaton Rouger Victory, Đặc khu được tặng thưởng huân chương quân công hạng ba. 1

Tướng Westmoreland phái ngay một tiểu đoàn Mỹ xuống Rừng Sác để "đập tan thế cầm cự của Việt Cộng" cùng với một kế hoạch "mưa dầm chất độc" 15 ngày xuống Rừng Sác. Bộ tư lệnh Hoa Kỳ cũng quyết định lấy Rừng Sác làm thí điểm và sau đó làm trọng điểm trong chương trình khống chế mặt nước mang tên Game Warden. Cuộc chiến đấu ở Rừng Sác ngày càng ác liệt.

Năm 1996, một tổn thất cũng là bài học xương máu còõn ghi lại trong lịch sử Rừng Sác: trên một trận địa Cù Lao không tên bên sông Lôi Giang, pháo ta hạ một tàu giặc, nhưng sau tiếng nổ, đoàn trực thăng võ trang đến vây chặt Cù Lao suốt một giờ liền. Tiếp đó là một cuộc đổ từ sau lưng đánh tới, đại đội ta coi như bị hất ra hía bờ sông. Anh em chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, trên 30 chiến sĩ hy sinh.

Lịch sử Đặc khu cũng ghi lại bài học ở Thiềng Liêng, xã Thạch An. Địch phát hiện ý định ta phục kích đánh tàu tại đây, chúng ra tay trước. Đơn vị hành quân vừa chặn chân vị trí tập kết, chưa kịp moi hầm, quân Mỹ đã ì xèo trên mặt sông, trên trời. 13 tàu LCM, 40 lượt máy bay HUIB Mỹ bao vây, đổ chụp. Ơở thế cù lao cô lập ta đã mất một đại đội bộ binh (về mặt biên chế), một trung đội pháo, gần nửa tiểu đội trinh sát. Địch kênh xuống tàu chiến lợỏi phẩm trong đó có 4 ĐKZ, 2 cối 82.


Còn đây là ảnh chụp vị trí sông Lôi Giang và đoạn sông xảy ra trận đánh



Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #166 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2011, 09:58:51 pm »

 



   Trích dẫn và trả lờiTrích dẫn
Trích dẫn từ: Hai Ruộng trong 06 Tháng Chín, 2011, 11:45:51 PM
... Các bạn có biết ngã ba sông Lôi Giang cách xa trận địa thủy lôi là bao nhiêu không mà qui vào trận đánh liên tục bảy ngày đêm được  ( Các bạn có thể lật trang 440 LS SG CL GĐ KC để kiểm tra trận đánh nầy ) ...
Bạn Xồm, thanglong69 giải thích cho cái đoạn trên của bác Hai.
   
  Cám ơn các bạn đã đưa giúp mình tấm ảnh chụp qua vệ tinh , rất rỏ ràng . Các bạn làm công tác khoa học kỹ thuật  giỏi thật mình không ngờ . Nhưng tại sao các bạn lại chỉ vào cầu Giần Xây , bắc qua con sông Gần Xây mà lại chú thích là sông Lôi Giang . Các bạn ai đã từng đi cần giờ có nhớ là mình đã từng đi qua cây cầu có tên là Lôi Giang không nhỉ , cầu Lôi Giang đó không biêt có phải nó bắt qua con sông Lôi Giang không , hay là con sông nào đó . Nếu cố nhớ thêm chút nữa thì từ cầu Lôi Giang xe chạy khoảng bao nhiêu phút mới tới cầu Giần Xây , dù đường Rừng Sác bây giờ xe có thể chạy bon bon không thua gì đường cao tốc .
  Như vậy khi nhận nhiệm vụ với Tư Lệnh Hai Nhã , giao cho chú Sáu Tao là chỉ huy hai khẩu DKZ để bảo vệ trận địa Thủy Lôi và nếu tàu giặc không đụng vào thủy lôi hay chạm thủy lôi mà không bị chìm thì nhiệm vụ của DKZ làphải bắn tiếp , tiêu diệt cho được . Chú Sáu Tao là người có nhiều kinh nghiệm chỉ huy , khgẩu đội DKZ đã từng bắn cháy nhiều tàu dầu lớn nhỏ của địch  bằng cách bắn thẳng vào tàu . Nêu giải thich một cách rất ư là khoa học như các bạn có nghĩa là chú Sáu Tao bố trí trận địa DKZ ở tận ngả ba sông Lôi Giang để bảy ngày sau bắn DKZ chi viện cầu vòng với tầm khoảng 10 km đường chim bay vào chiếc tàu BRV nếu nó không vướn vào thủy lôi . hay là vướn vào thủy lôi mà không chìm . Ồ hay thật là hay !
  Các bạn thật giỏi ngoại ngữ , rất giỏi khai thác thông tin khoa học , mình rất hoan nghênh , khen ngợi các bạn . Nhưng khuyên các bạn không nên quá cuồn tín vào cái nguồn tin giải mã của Hải Quân Mỹ thiếu tính chính xác ấy đi , các bạn chỉ căn cứ vào một câu quá đơn sơ " The Navy contract freighter left San Francisco july 28 carrying 1.849 tons general cargo - mostly Truck and heavy equipment " , mà các bạn bác hết chứng cớ nầy chứng cớ nọ kễ cã lời kễ của nhân chứng từng tham gia trực tiếpvào trận đánh , nhìn tận mắt , đánh giặc bằng cã trái tim và mạng sống của mình với trên 4 tháng trời nằm gai nếm mật ban đêm lặn dưới dòng sông mò vào bến tàu quân sự của giặc để đo chính xác cụ thể chiều sâu của đáy con tàu , bao nhiêu tháng trời ngày nằm theo dõi luồng tàu chạy , ban đêm mò ra đo độ sâu của dòng sông để xác định chính xác quả dọi cho thủy lôi , nhiều lúc quên ăn sống để cầm hơi bằng con còng , con  sò bắt được ngay tại trận địa .
  Lần đầu dựa vào kiến thức uyên bác của mình các bạn cho rằng chiếc tàu chỉ chở chưa tới 2000 tấn làm sao mà chở hàng trăm chiếc xe tăng cho được . Khi mình minh chứng rằng , chú cảnh nhìn thấy tàu chở khẳm , kể cã minh chứng bằng hình do người Mỹ chụp và cã thông số cài thủy lôi cách mặt nước 8 mét , trước đó đã có tàu 5000 tấn chạy qua mà không nổ thì làm sau tàu BRV chỉ chở gần 2000 tấn mà chạm nổ được . Các bạn bảo rằng Người Mỹ bơm nước biển vào tàu để tải trọng tàu đúng 10 ngàn tấn  ( ồ ! Đây là giải thích rất khoa học của người làm công tác khoa học đây )
  Đến khi mình chứng minh rằng trận đánh tàu nầy được chỉ đạo từ Trung ương Cục và Đoàn 10 huy động rất đông lực lượng quyết tâm để đánh cho bằng được và phía Mỹ cũng rất quyết tâm bảo vệ , bằng chứng là họ đã cho 12 chiếc máy bay bay trên đầu để bảo vệ , hai tàu quét lôi và thêm cã hai tàu chiến . Chẳng lẽ họ bảo vệ tàu với lực lượng hùng hậu để chở khoai tây cho lính Mỹ ăn à !
  Các bạn lại cho rằng : Chỉ với tải trọng 1849 thì làm sao mà chở 100 chiếc xe M113 .V. V ... như là lịch sử ta ghi được . Đến khi mình làm phép tính cộng trừ nhân chia của các em nhỏ tiểu học thì trọng lượng 1849 tấn . So với kết quả báo cáo từ lịch sử của ta là khớp . Thì các bạn lại bảo rằng : trọng lượng thì khớp , như mà hàng cồng kềnh , không xấp xếp được vì không có chổ . Từ chổ bản vẽ các bạn đưa ra , mình tính cụ thể cho từng hầmchở hàng . thấy diện tích còn thừa, thì các bạn bảo là còn phải buộc chằng . Vậy các bạn không biết mổi chiếc xe tăng xe bọc thép , cho đến chiếc xe jeep bé bỏng , người Mỹ đều làm khen đểcó thể cẩu gọn gàng bằng máy bay hoặc để cột chặc vào sàn tàu nếu chuyên chở bằng đường thủy . Với bộ óc khoa học kỹ thuật siêu đẳng của các bạn không lẽ không có chỗ nào để chằn lại hay sao , hơn nữa cách tính cuả mình là mỗi xe còn cách nhau 0,5 mét , hai bên sàn tàu còn chừa 1 mét đường đi mỗi bên , trên bon chính của tàu mình chỉ sắp xếp ở rìa chừa trống nắp hầm , mà còn rộng như vậy . Các bạn cố tình bào chửa cho ý kiến của bản thân mình là " kích thước thước cồng kềnh không chở được số lượng xe tăng bọc thép như sử ta đã công bố " để rồi kết luận hàng trong tàu chỉ là xe tải quân sự bình thường từ đó mọi người nhẹ dạ sẽ tự nghĩ rằng " chiến công nầy chẳng có gì , chỉ là những hàng hóa bình thường " từ đó làm giảm giá trị của trận đánh và làm giảm giá trị lịch sử của sử ta ghi lại sao ? Cũng từ lý luận nầy mà vô tình nó tự nói lên mâu thuẩn không thể chối cải được của các bạn . Đó chính mâu thuẩn gì ?
  Các bạn cho rằng chở xe tăng xe bọc thép với số lượng như sử ta và nhân chứng trực tiếp đưa ra là không có thể vì đó là hàng hóa cồng kềnh trong khi bạn cuồng tính tin vào tài liệu của Mỹ cho đó là xe tải quân sự . Cái mâu thuẩn không thể chối cải đó là : Nếu mọi người để ý sẽ thấy ngay nêu ta so sánh một chiếc xe tải quân sự và một chiếc xe tăng , nếu ta sấp trọng tải cho bằng nhau , thí dụ nếu xe tăng M48 là 45 tấn  , thì ta phải xấp sếp chiếc xe tải quân sự để cho bằng 45 tấn phải là mấy chiếc các bạn ( nếu là xe GMC loại cẩu 5 tấn phải là chín chiếc , phải không các bạn , mình tính theo kiểu ruộng vườn thôi không có công thức khoa học gì hêt ) Như vậy chổ để sấp xếp trên tàu cho một chiếc xe tăng và 9 chiếc xe GMC cần cẩu thì theo kiến thức rất khoa học của bạn có lẽ 9 chiếc xe GMC chiếm ít chổ ( ít diện tích ) trên tàu hơn là một chiếc M48  à !
   Các bạn có biết cuốn chính sử LS SG CL GĐ KC là do ai chủ biên không ? Các bạn tìm hiểu xem tướng tình báo Trần Hải Phụng là nhân vật như thế nào ? Còn nhân vật đưa tài liệu từ căn cứ Mỹ về cho BCH Đoàn 10 Rừng Sác là ai không ? Tài liệu đó là thông báo thiệt hại của tàu BRV cho lính Mỹ làm nhiệm vụ ở Vũng Tàu , chịu trách nhiệm đưa tàu Mỹ vào Sài Gòn , người nầy còn mua cã súng cối của Mỹ để trang bị cho Đặc Công Rừng Sác . Với đầu óc uyên bác của mình các bạn nên tìm hiểu những nhân vật này kỹ trước đã , rồi hãy tin vào tài liệu khác . Còn việc nầy nữa , tại sao anh em đưa một nguồn tin cũng từ bào chí Mỹ nói lên rằng chiếc tàu BRV đó chở 8500 tấn hàng hóa , Các bạn có xem chưa sao không thấy các bạn tìm hiểu
  On August 23, 1966, the ship was proceeding along the Long Tao river, about 22 miles southeast of what was then Saigon, when a limpet mine, placed on the 8,500 ton freighter's hull, ripped through its belly. The explosive had been positioned by a swimmer and then detonated electronically by someone crouching on the riverbank.
  Có lẽ mình đã tốn quá nhiều công sức để mục đích là minh chứng cho sự kiện bằng cã tài liệu sử sách , bằng nhân chứng , bằng cã một số hình ảnh trên mạng , như là hình phóng to của Wan Ta , nhìn thấy tuy không rỏ lắm như không thể nào mà bảo rằng đó không phải là xe tăng M48 , ngay trên bon tàu , sau đài chỉ huy , như là lời chú Cảnh nói khi chưa thấy hình ảnh , nhờ chú Cảnh nói mà mình nhớ Wan ta phóng to hình và thấy đúng thật chiếc M48  , vậy mà các bạn cho là hình ảnh đó chưa thuyết phục .
  Có lẽ mình không tranh luận nữa , mình thấy chú Cảnh nói rất chí lý : " Cháu tranh luận làm gì vô ích , họ không phải là những người lính "  
  
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Chín, 2011, 05:05:08 am gửi bởi Hai Ruộng » Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #167 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2011, 10:44:37 pm »

Bác HR:


 placed on the 8,500 ton freighter's hull dịch là: "đặt vào thân của tàu hàng tải trọng 8500 tấn" thì chính xác hơn bác ạ. Gross Tonnage của tàu chỉ có hơn 7 nghìn tấn, tàu mà chở 8500 tấn hàng (chưa kể dầu, nước, thân tào, người ngợm...) thì chìm ngay tại bến, bác ạ.

Tài liệu đó là thông báo thiệt hại của tàu BRV cho lính Mỹ làm nhiệm vụ ở Vũng Tàu , chịu trách nhiệm đưa tàu Mỹ vào Sài Gòn ,: Người dẫn tàu vào cảng là Hoa tiêu thuộc Hoa tiêu Sài Gòn (có thể là người Việt hoặc Mỹ), bác ạ. Lúc hoa tiêu đang điều khiển tàu đi trong luồng, thuyền trưởng/Đại phó cũng phải đứng sang 1 bên - đấy là nguyên tắc bất di bất dịch của hàng hải, bác ạ.

Còn nếu bác vẫn khẳng định cách xếp hàng lên tàu như bác nghĩ, em mời bác chịu khó ghé bất cứ cảng nào vào xem cái hầm tàu nó thiết kế ra sao, người ta xếp xe vào hầm tàu thế nào, chằng buộc thế nào rồi bác chê bai em cũng được. Em chỉ nhắc bác là miệng hầm nó nhỏ hơn lòng hầm, cái xe M113 mà đưa xuống dưới đó người ta làm cách nào mà xếp nó vào sát vách theo như cách tính của bác được, rồi chằng buộc thế nào bác giải thích giúp em với?

Ở đây bọn em phân tích mọi khía cạnh liên quan tới trận đánh không phải để xóa công hay giảm thành tích các bác các chú - nếu thế thì cứ theo cuốn Sử Đoàn 10 đi, chẳng ai biết bác Cảnh là ai và cũng chẳng cần phân tích xem chiến công này xảy ra trong hoàn cảnh khốc liệt thế nào làm gì, bác ạ. Lịch sử càng chính xác bao nhiêu thì ý nghĩa và giá trị của trận đánh càng được tôn trọng bấy nhiêu. Nếu cứ theo sách thì ngày 30/4/1975 xe tăng 390 đâu có húc đổ cổng Dinh Độc Lập đâu bác nhưng muốn phục hồi danh dự cho xe 390 thì các cơ quan chức năng cũng phải mổ xẻ vấn đề đâu ra đấy rồi mới công nhận được, bác ạ. Nói như bác DTQ trong email trả lời em thì: Nhan thuc lich su can ngay mot chinh xac hon ma khong phuong hai den gia tri cua chien thang, hen gap ngay mai nhe! DTQ[/b].

Còn nếu bác nói lẫy thế thì em xin nhắc lại cái câu mà em đã viết và đã xóa theo lời khuyên của các bác khác: "Nếu bác coi cuốn sử đoàn 10 là chân lý sáng ngời không có gì để bàn cãi" thì em xin chấm dứt cái công việc tìm hiểu này, không thì mang tiếng ranh con nứt mắt biết gì mà nói

Kính bác.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Chín, 2011, 01:00:26 am gửi bởi lonesome » Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #168 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2011, 11:16:07 pm »

 Còn nếu bác vẫn khẳng định cách xếp hàng lên tàu như bác nghĩ, em mời bác chịu khó ghé bất cứ cảng nào vào xem cái hầm tàu nó thiết kế ra sao, người ta xếp xe vào hầm tàu thế nào, chằng buộc thế nào rồi bác chê bai em cũng được. Em chỉ nhắc bác là miệng hầm nó nhỏ hơn lòng hầm, cái xe M113 mà đưa xuống dưới đó người ta làm cách nào mà xếp nó vào sát vách theo như cách tính của bác được, rồi chằng buộc thế nào bác giải thích giúp em với?
Lonesome có bao giờ nhìn thấy , người ta sắp xếp thiêt bị máy móc nặng mưới mấy tấn vào sâu trong cái cong ten nơ dài 40 feed chưa ? Người ta nâng cái máy lên vừa cong ten nơ sau đó đẩy sâu vào lút cần cầu , hàng cũng chưa tới sát vách Cong ten nơ . sau đó dùng một chiếc xe nâng cho xe nâng chui vào thùng cong ten nơ , xe nâng tiếp tục nâng hàng vào sát vách  công ten nơ  rồi bốc xe nâng hàng xuống là xong . Chẳng lẽ cái nắp hầm to tướng như vậy và cái hâm tàu như cái nhà kho nổi mà không thả xe nâng vào trong hầm sắp xếp hàng được sao ? Nếu cần thiết cũng có thể chồng kiện hàng công ten nơ mười mấy tấn  lên nhau ngay cã ở trong góc hầm tàu còn được , huống chi sắp xếp mấy chiếc xe bọc thép M113 vào góc của hầm tàu
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #169 vào lúc: 07 Tháng Chín, 2011, 11:25:30 pm »

Theo tôi hai bác đang tranh luận với nhau về chuyện tàu BRV có khả năng chở được số xe bọc thép như sách vở ta vẫn nêu hay không. Tôi nghĩ cái này nếu có ngã ngũ, tức là tàu BRV có khả năng chở được hay không chở được, thì cũng chẳng giúp gì trong chuyện xác định tàu BRV có thực sự đã chở những xe đó hay không.

Bác Hai Ruộng có thể cho biết thông tin cụ thể về tài liệu Mỹ mà bác Cảnh từng được nghe dịch lại không ạ? Nó là "tạp chí Mỹ" như lúc trước bác nói hay là "thông báo thiệt hại cho lính Mỹ" như bác mới cho biết thêm ạ?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM