Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 02:10:04 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Baton Rouge Victory : Chiến công- sự kiện và nhân chứng  (Đọc 145364 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #150 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2011, 09:03:44 pm »

Có lẽ mình phải nhờ Tuans hay Lonesome pốt lại tấm hình sơ đồ kích thước con tàu và kích thước các hầm hàng , vì hình nhỏ quá mình không đọc được kích thươc và dịch giúp vì mình hơi dốt tiếng Anh và qui đổi đơn vị ra mét luôn cho tiện . Cảm ơn các bạn .

Baton Rouge Victory có thông số kỹ thuật như sau:
- Trọng lượng tàu: khoảng 4420 tấn
- Trọng tải tịnh (Net Registered Tonnage) khoảng 4555 tấn.
- Trọng tải đăng kí toàn phần (Grossn Registered Tonnage): 7.612 tấn
- Trọng tải: 10,850 tấn (bao gồm hàng hóa, dầu, nước, người ngợm... trên tàu)
- Lượng giãn nước thực tế 15.200 tấn
- Mớn nước 8,4 mét.
- Chiều dài: 139 m, chỗ rộng nhất trên boong: 18,6 m.
- Công suất động cơ: 5.500 sức ngựa cho phép tàu đạt vận tốc tối đa 28 km/g

Sau đây là 3 tham số phụ của tàu Victory các loại nhưng trong trường hợp BRV, nó lại rất quan trọng:
- Lượng nước dằn tàu tối đa: 3,129 tấn.
- Lượng dầu tối đa: 2,833 tấn
- Lượng nước ngọt trữ trên tàu: 300 tons
Cộng lại đã trên dưới 6200 tấn nếu mang đủ.
Sơ đồ và kích thước hầm hàng chỉ có các hình nho nhỏ vậy thôi bác HR ạ. Các số đo của nó thì đại khái thế này:
- Số hầm: 5, dài từ 17m đến 24m30, sâu khoảng 11,4 m Mọi hầm đều có boong giữa (Tween deck)
- Nắp hầm rộng 7 m và dài từ 7,2m đến 10,8 m.
Nắp hầm 1: 7m x 7,5m
Nắp hầm 2: 7m x 7,2m
Nắp hầm 3: 7m x 10,8m
Nắp hầm 4: 7m x 10,8m
Nắp hầm 5: 7m x 8,4m

Bác xem hình sau sẽ thấy các miệng hầm



Đây là ảnh chụp boong tàu, vị trí chắc là nắp hầm số 4. Bác có thể thấy phần boong 2 bên nắp  hầm



Đây là phần phía mũi, vị trí nhiều khả năng là tương đương chỗ hầm số 2



Bác có thể lên link sau để xem bên trong phần dưới hầm số 5 của 1 tàu Victory. Chúng ta sẽ thấy vách tàu được gia cố như thế nào  http://www.ssredoakvictory.com/tour/lower_num_5.php?pano=fl

Còn đây là boong chính, ở ngay nắp hầm số 3 thì phải: http://www.ssredoakvictory.com/tour/deck.php?pano=fl


Một số thuật ngữ hàng hải:

Trọng tải: http://bluepages.com.vn/index.php?asin=detail&id=405218&idcate=13&idsub=17
Boong giữa: http://bluepages.com.vn/index.php?asin=detail&id=405670&idcate=13&idsub=33

Tạm thời em mới tìm thêm được thế thôi ạ
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Chín, 2011, 08:28:37 am gửi bởi lonesome » Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #151 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2011, 11:13:46 pm »

 Mình cảm ơn bạn Lonesome ! Mình muốn biết thêm chiều dài và chiều rộng tổng thể của con tàu  .
 Mình vừa điện hỏi chú Cảnh . Chú Cảnh trả lời rằng chiếc tàu trúng thủy lôi thủng ở bên hông phải của con tàu , chứ không phải hông trái , nhiều người dân Cần Giờ nhìn thấy (hiện nay họ còn đang sống ) . chú Cảnh nói rỏ rằng sau khi Mỹ bơm hết nước từ chiếc tàu ra rồi chở ra cửa biển Cần Giờ , nhiều người dân thấy và tả rỏ là chiếc tàu bị thủng một lổ dài và rộng mà hai chiếc ghe bầu có thể chui vào lọt phía bên mạng phải . Tức là nếu ta đứng ở phía đích tàu phía trước người về phía mũi tàu thì lổ thủng nằm bên tay phải . Lonesom xem lại tài liệu dịch như thế nào ?
Logged
danviet
Thành viên
*
Bài viết: 234


« Trả lời #152 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2011, 11:29:10 pm »

Trích dẫn
3 máy bay phản lực còn nguyên cấu kiện

Chỗ này nghe có vẻ vô lý. Máy bay trực thăng thì hợp lý hơn. Các bác nghĩ sao?

Trích dẫn
Đến 7 giờ 30 phút , xuất hiện hai máy bay trinh sát lien tục bay dọc sông Nhà Bè và Vũng Tàu , rồi 12 chiếc trực thăng HU-1A rà sát mặt sông , 3 chiếc F 105 quần liên tục trên vùng rừng sác , các tày tuần và tàu quét lôi bắn bừa bải lên các lùm cây còn lại dọc bờ sông . Bất thường là hai tàu chiến LCJ Vũng tàu vào chạy ép gần hai bờ sông  , qua trước trận địa ta , sung và pháo trên tàu luôn quay tìm mục tiêu .

Chi tiết này có thể là do trước đó đã có một trận phục kích vào 2 tàu quét mìn VNCH (lúc 6:40) trên cùng tuyến giao thông, các lực lượng này tới để ứng cứu và truy kích.
Đối chiếu lời kể của bác Nguyễn Hữu Minh và tài liệu tham khảo trên mạng thì trận phục kích 2 tàu quét mìn này diễn ra trước khi chúng tới được trận địa thủy lôi (2 tàu này đi hướng Nam từ Nhà Bè ra hướng Vũng Tàu, trong khi tàu chiến từ Vũng Tàu chạy vào đi qua trận địa) làm 2 tàu này phải hủy bỏ hành trình, quay lại Nhà Bè. Rất có thể đây là một trận đánh hiệp đồng vừa chặn tàu quét lôi, đảm bảo an toàn cho trận địa, vừa nghi binh kéo địch ra xa (khoảng cách có lẽ đủ lớn vì những người phục ở trận địa thủy lôi không biết về cuộc phục kích kia.)
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Chín, 2011, 06:58:49 am gửi bởi danviet » Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #153 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2011, 02:34:07 am »

 Trong lúc chờ đợi mình pốt lên bài mới . Mình xin phục vụ các bác bài báo cáo nầy của Hồ Sỹ Thành được in tại " Nhà Xuất Bản Trẻ " có nhiều điểm khác biệt với bài báo cáo của chú Hồ Xuân Cảnh . Trận địa bộ binh và DKZ trong ngày 23 tháng 8 năm 1966 là do chú Sáu Tao chỉ huy . Mời các Bác xem .

  
Trận địa thủy lôi Có phải tàu Victory là con mồi đầu tiên của Đặc công Đoàn 10?

Trận địa thủy lôi được chọn để hạ tàu lớn của địch là một khúc quanh ở vàm Ngã Bảy gần ngã ba Vàm Cống. Một bộ phận chốt hành lang rải ra 10km từ Rạch Tràm qua Dần Xây, Mống Nam, Ăn Chè ra Vàm Cống. Nữ chiến sĩ Bảy Nga làm giao liên trinh sát trên sông Lòng Tàu, cung cấp tin thường xuyên cho Đoàn 10.

Đơn vị bố trí 2 khẩu ĐKZ75 phía nam sông Dần Xây và phía bắc đồn Đèn Xanh để chặn địch ở ngã ba sông Lồi Giang, ngả Nhà Bè xuống và 1 khẩu 12ly 7 gần trận địa chính để đánh địch trên không.

Đêm 21-8-1966, Đặc khu nhận được tin có 3 chiếc tàu hàng quân sự của Mỹ chuẩn bị vào bến Ô Cấp (Vũng Tàu), sau đó sẽ vào sông Lòng Tàu. Trên chỉ thị đánh chiếc đi sau cùng mang tên Victory. Anh em cho rằng tại khúc sông Ngã Bảy chỉ cần 2 trái thủy lôi bố trí cách nhau 45m ở hai bên lạch tàu và ở một độ sâu thích hợp thì không một chiếc tàu cỡ lớn nào trên dưới 10 ngàn tấn có thể thoát được.

Đơn vị ra trận vào đêm hạ tuần, đoàn xuồng ra đi trước giờ trăng sáng. Thủy lôi, pháo, súng, cơm vắt, gạo rang, nước ngọt hành quân cùng chiến sĩ qua những luồng lạch khúc khuỷu quanh co.

0 giờ ngày 23-8, 2 trái K5 đã vào vị trí, 2 khẩu ĐK cũng đã đến trận địa. Đến 3 giờ, tất cả đã sẵn sàng. 7 giở, 2 chiếc trực thăng từ Nhà Bè bay lên sà thấp gần mặt sông, xả súng vào các đám lục bình và những khúc cây trôi nổi. Một lát sau, chúng bay ngược dòng sông dắt theo 4 tàu quét mìn quét cặp hai bờ. Từ phía xa xuất hiện lá cờ Mỹ chót vót trên cột tàu.

Hai chiếc đầu lướt qua vòng cua một cách êm xuôi. Anh em thất vọng không thấy chiếc thứ ba. Bỗng một chấm đen xuất hiện rồi lớn dằn, thoáng chốc con thủy quái khổng lồ hiện nguyên hình. Đến vòng cua nó đột ngột dừng lại. Mọi người vừa đọc được dòng chữ trắng trên thân tàu Baton Rugiơ Victory thì hai tiếng nổ vang lên làm rung chuyển cả dòng sông. Lập tức hai bức tường nước trắng xóa dựng lên như cái hàm thủy thần nuốt chửng con tàu đang bị phủ một luồng lửa lớn. Bức tường nước từ từ choãi xuống, rồi mặt sông sóng sánh chỉ còn trơ lại cái đài chỉ huy trống toang và lá cờ 50 ngôi sao ngậm nước ủ rũ. Lúc đó là 8 giờ 15 phút ngày 23-8-1966.

Trong chốc lát, 16 tầu tuần tiễu từ hai phía lao tới ồ ạt vãi đạn, rồi 16 lượt trực thăng đổ quân xuống hai bờ sông... Trận đánh kéo dài 7 ngày đêm quyết liệt trên trận địa dài 30km. 8 chiếc tàu lớn nhỏ của giặc bị trúng đạn. Trên ngã ba sông Lôi Giang, 1 tàu 8 ngàn tấn lọt vào trận địa C2, bị trúng đạn ĐKZ bốc cháy, lửa khói ngùn ngụt suốt hai ngày đêm.

Về sau qua tài liệu của Mỹ, đơn vị mới biết vì sao cấp trên chỉ thị đánh mục tiêu thứ ba, bởi đây là tàu chở hậu cần của sư đoàn 4 Mỹ, trên đó có 45 thủy thủ, gần 100 xe thiết giáp M113, 3 máy bay phản lực và một khối lượng lớn lương thực, thực phẩm đủ cho một sư đoàn ăn trong chiến dịch mùa khô.

Vài tháng sau, với kỹ thuật trục vớt hiện đại, Mỹ đã đưa cái "quan tài thép rỉ" lên mặt nước để cho vào một lò tái sinh ở Nhật Bản. Đây là một cú đấm chí mạng đầu tiên với tàu vận tải quân sự cỡ bự trên sông Lòng Tàu, báo hiệu những thảm hại của bọn xâm lược dưới ngọn chùy sấm sét của đạc công Đoàn 10 Rừng Sác.

Sau trận đánh chìm tàu Victory, địch đã đối phó với thuỷ lôi của ta ra sao?

Sau trận đánh tàu Baton Rugiơ Victory, Mỹ đưa tiếp vào sông Lòng Tàu 15 tàu quét mìn. Cùng với sự có mặt của một lữ đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ, một chương trình khống chế mặt nước mang tên Garne Warden đã lấy Rừng Sác làm nơi thí điểm và sau đó làm trọng điểm lâu dài. Theo tướng Wes, chương trình Garne Warden gồm 120 tàu tuần giang của Mỹ hàng ngày khám xét trên 2000 xuồng ghe trên các đường sông chằng chịt của Việt Nam... Một tàu LTS được cải tiến dùng làm tàu mẹ cho các tàu tuần tra và một đội trực thăng võ trang của lục quân Mỹ, sẽ được điều động đi cứu mỗi khi các tàu tuần tra bị đánh. Ở Rừng Sác, tàu tuần tra hoạt động theo chương trình này thường xuyên theo nhóm nhỏ gồm tàu biệt kích của hải quân Mỹ và hải quân ngụy gọi là đội SEAL (trên biển, trên bộ, trên không) có thể vào tận các luồng lạch... Vì thế vào những ngày cao điểm có đến hàng trăm tàu xuồng lớn nhỏ bâu vào một khúc sông chưa đầy 50km, đủ thấy sự phòng vệ dày đặc của giặc.

Sau ngày tàu Victory bị đánh, địch cho tàu rà, tàu tuần tiễu ngày đêm săn lùng "vũ khí mới" của ta. Trái thủy lôi chạm sừng thứ ba được đưa ra cửa sông Lòng Tàu và bị tàu quét mìn phát hiện. Địch phán đoán "đây chính là bí mật của trận đánh kinh hoàng Baton Rugiơ Victory". Chúng dùng một tàu nhỏ đưa 7 nhân viên kỹ thuật đến để vớt "vũ khí bí mật”, nhưng do vô ý, cái sừng chạm bị gãy khi chiếc tàu vừa lao tời Cả bọn tan xác theo tàu.

Trái K5 thứ tư lại được đưa ra sông lớn nhưng nó đã dạt vào quân cảng Nhà Bè. Địch lấy được và làm một cuộc triển lãm ầm ĩ "vũ khí mới bắt được của đặc công Rừng Sác".


  Đường link đây các bác : http://www.huongdaumua.net/162-1-lsdt/dac-khu-rung-sac-phan-ba-ho-si-thanh.htm
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Chín, 2011, 02:46:24 am gửi bởi Hai Ruộng » Logged
danviet
Thành viên
*
Bài viết: 234


« Trả lời #154 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2011, 07:28:14 am »


Đêm 21-8-1966, Đặc khu nhận được tin có 3 chiếc tàu hàng quân sự của Mỹ chuẩn bị vào bến Ô Cấp (Vũng Tàu), sau đó sẽ vào sông Lòng Tàu. Trên chỉ thị đánh chiếc đi sau cùng mang tên Victory. Anh em cho rằng tại khúc sông Ngã Bảy chỉ cần 2 trái thủy lôi bố trí cách nhau 45m ở hai bên lạch tàu và ở một độ sâu thích hợp thì không một chiếc tàu cỡ lớn nào trên dưới 10 ngàn tấn có thể thoát được.

Đơn vị ra trận vào đêm hạ tuần, đoàn xuồng ra đi trước giờ trăng sáng. Thủy lôi, pháo, súng, cơm vắt, gạo rang, nước ngọt hành quân cùng chiến sĩ qua những luồng lạch khúc khuỷu quanh co.
0 giờ ngày 23-8, 2 trái K5 đã vào vị trí, 2 khẩu ĐK cũng đã đến trận địa.

..Xóa..
Đêm 22, rạng 23 tháng 8 nhằm ngày 8 Âl, không phải là "hạ tuần"
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Chín, 2011, 09:45:58 am gửi bởi danviet » Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #155 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2011, 08:09:51 am »

Trích dẫn
3 máy bay phản lực còn nguyên cấu kiện

Chỗ này nghe có vẻ vô lý. Máy bay trực thăng thì hợp lý hơn. Các bác nghĩ sao?

Chỗ này mình cũng đã nghĩ từ trước, nếu chuyển máy bay phản lực "tháo rời bỏ trong thùng" sang thì sẽ lắp lại ở đâu, ai lắp, lắp xong thử thế nào, tại sao không bay thẳng sang cho nhanh hơn không...

Trích dẫn
Trích dẫn
Đến 7 giờ 30 phút , xuất hiện hai máy bay trinh sát lien tục bay dọc sông Nhà Bè và Vũng Tàu , rồi 12 chiếc trực thăng HU-1A rà sát mặt sông , 3 chiếc F 105 quần liên tục trên vùng rừng sác , các tày tuần và tàu quét lôi bắn bừa bải lên các lùm cây còn lại dọc bờ sông . Bất thường là hai tàu chiến LCJ Vũng tàu vào chạy ép gần hai bờ sông  , qua trước trận địa ta , sung và pháo trên tàu luôn quay tìm mục tiêu .

Chi tiết này có thể là do trước đó đã có một trận phục kích vào 2 tàu quét mìn VNCH (lúc 6:40) trên cùng tuyến giao thông, các lực lượng này tới để ứng cứu và truy kích.
Đối chiếu lời kể của bác Nguyễn Hữu Minh và tài liệu tham khảo trên mạng thì trận phục kích 2 tàu quét mìn này diễn ra trước khi chúng tới được trận địa thủy lôi (2 tàu này đi hướng Nam từ Nhà Bè ra hướng Vũng Tàu, trong khi tàu chiến từ Vũng Tàu chạy vào đi qua trận địa) làm 2 tàu này phải hủy bỏ hành trình, quay lại Nhà Bè. Rất có thể đây là một trận đánh hiệp đồng vừa chặn tàu quét lôi, đảm bảo an toàn cho trận địa, vừa nghi binh kéo địch ra xa (khoảng cách có lẽ đủ lớn vì những người phục ở trận địa thủy lôi không biết về cuộc phục kích kia.)

Đó là 1 điểm cần làm rõ: Đơn vị nào đã tổ chức trận phục kích kia? Có phải là Đoàn 10 không, nếu phải thì tại sao lại không có ghi chú gì? Liệu đơn vị này có liên quan gì đến chi tiết trong sử Đoàn 10 nói là Trận đánh kéo dài 7 ngày đêm quyết liệt trên trận địa dài 30km. 8 chiếc tàu lớn nhỏ của giặc bị trúng đạn. Trên ngã ba sông Lôi Giang, 1 tàu 8 ngàn tấn lọt vào trận địa C2, bị trúng đạn ĐKZ bốc cháy, lửa khói ngùn ngụt suốt hai ngày đêm. không?


Bác HR: tất cả tài liệu của Mỹ đề nói là tàu bị thủng lỗ ở mạn trái và phải dựa vào bờ Nam của sông để không bị chìm. Trên các ảnh chụp mạn phải tàu, chúng ta không thấy dấu vết của lỗ thủng và ở tấm duy nhất chụp mạn trái tàu thì là lúc các tàu lai/cứu hộ đang dìu xác tàu ra Vũng Tàu. Nếu thủng lỗ ở mạn phải thì các tàu cứu hộ phải kè bên mạn phải để ổn định tàu BRV chứ sao lại cặp bên mạn trái làm gì ạ?


Trích dẫn
Vài tháng sau, với kỹ thuật trục vớt hiện đại, Mỹ đã đưa cái "quan tài thép rỉ" lên mặt nước để cho vào một lò tái sinh ở Nhật Bản.

Cái đoạn này là các bác nhà ta chưa chính xác so với thực tiễn khách quan Grin. Còn cái đoạn trong sử đoàn 10 "Bằng 1 động tác điêu luyện, kỹ thuật viên kích hoạt cho quả thủy lôi nổ" - nếu phải kích hoạt thì còn gì là thủy lôi chạm nổ nữa, bác HR nhỉ.

Có 1 điều hơi lạ mà bác Brest có trao đổi với em là tại sao trên ảnh chụp không thấy phao nổi cặp mạn tàu BRV để giữ tàu nổi. Cái này thì có nhiều cách để giải thích nhưng trước khi củng cố cơ sở lí luận em sẽ chưa nói vội ạ.

Kính bác.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Chín, 2011, 09:52:06 am gửi bởi lonesome » Logged
ThangLong69
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 162


« Trả lời #156 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2011, 10:06:55 pm »

 * Đến 7 giờ 30 phút , xuất hiện hai máy bay trinh sát lien tục bay dọc sông Nhà Bè và Vũng Tàu , rồi 12 chiếc trực thăng HU-1A rà sát mặt sông , 3 chiếc F 105 quần liên tục trên vùng rừng sác , các tày tuần và tàu quét lôi bắn bừa bải lên các lùm cây còn lại dọc bờ sông . Bất thường là hai tàu chiến LCJ Vũng tàu vào chạy ép gần hai bờ sông  , qua trước trận địa ta , sung và pháo trên tàu luôn quay tìm mục tiêu

Chi tiết này có thể là do trước đó đã có một trận phục kích vào 2 tàu quét mìn VNCH (lúc 6:40) trên cùng tuyến giao thông, các lực lượng này tới để ứng cứu và truy kích.
Đối chiếu lời kể của bác Nguyễn Hữu Minh và tài liệu tham khảo trên mạng thì trận phục kích 2 tàu quét mìn này diễn ra trước khi chúng tới được trận địa thủy lôi (2 tàu này đi hướng Nam từ Nhà Bè ra hướng Vũng Tàu, trong khi tàu chiến từ Vũng Tàu chạy vào đi qua trận địa) làm 2 tàu này phải hủy bỏ hành trình, quay lại Nhà Bè. Rất có thể đây là một trận đánh hiệp đồng vừa chặn tàu quét lôi, đảm bảo an toàn cho trận địa, vừa nghi binh kéo địch ra xa (khoảng cách có lẽ đủ lớn vì những người phục ở trận địa thủy lôi không biết về cuộc phục kích kia.)


* Đó là 1 điểm cần làm rõ: Đơn vị nào đã tổ chức trận phục kích kia? Có phải là Đoàn 10 không, nếu phải thì tại sao lại không có ghi chú gì? Liệu đơn vị này có liên quan gì đến chi tiết trong sử Đoàn 10 nói là Trận đánh kéo dài 7 ngày đêm quyết liệt trên trận địa dài 30km. 8 chiếc tàu lớn nhỏ của giặc bị trúng đạn. Trên ngã ba sông Lôi Giang, 1 tàu 8 ngàn tấn lọt vào trận địa C2, bị trúng đạn ĐKZ bốc cháy, lửa khói ngùn ngụt suốt hai ngày đêm. không?
----------------------------------------------------------

Chắc chắn là của Đoàn 10 ( lúc này vẫn còn tên gọi Đặc khu Rừng Sác ) vì vào thời điểm này tất cả lực lượng vũ trang trên địa bàn đều thuộc Đặc khu quân sự Rừng Sác. Trận đánh tàu bằng thủy lôi Kb ngày 23.8.1966 là trận mở đầu của đợt hoạt động quân sự kéo dài 7 ngày đã được vạch ra tại hội nghị cán bộ Đoàn 10 vào 2 ngày 2 và 3 tháng 8 năm 1966 để thực hiện mệnh lệnh của Quân ủy Miền giao nhiệm vụ đột xuất cho đơn vị vào cuối tháng 7.1966 : Chặn đứng địch trên sông Lòng Tàu. " Trận đầu tập trung phối hợp tất cả các khả năng của Đặc khu trên sông Lòng Tàu, đọan từ Phước Khánh đến Ngã Bảy ( 35 km ). Sau trận đầu phân tán từng tổ, đội liên tục tấn công địch trên sông Lòng Tàu 7 ngày". (Trích sử Đoàn 10)
Như vậy sau trận đánh chìm tàu Baton còn diễn ra các trận đánh khác trên sông Lòng Tàu là nằm trong kế hoạch quân sự đã được lên kế hoạch từ 2 tháng trước. ( Xin sửa lại là 3 tuần )
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Chín, 2011, 09:28:33 am gửi bởi ThangLong69 » Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #157 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2011, 10:57:24 pm »

NHÂN CHỨNG VÀ SỰ KIỆN (Tiếp tục ) .
Trước khi thảo lụận tiếp tục tôi xin một đề nghị nầy với các bạn trẻ chúng ta :
 Cuộc chiến tranh chống Mỹ thần thánh đã đi qua , thế hệ Cha Anh chúng ta đã đổ nhiều xương máu cho độc lập dân tộc .  Qua những cống hiến rất là to lớn của Cha Anh mà đất nước chúng ta có được ngày hôm nay . Vì vậy đối với các Cô Chú anh chị đã từng tham gia kháng chiến từ người nuôi quân đến chiến sỹ ,cho đến chỉ huy đều đáng cho chúng ta kính trọng . Dù cho có thể trong lúc tham gia trận đánh có thể thua , có thể thắng , có thể hy sinh mất mát , hoặc tùy theo cá tính của từng người , có cụ thì khi kễ chuyện có lúc vi von , hay thêm thắt chút đỉnh cho ấn tượng . Nhưng tất cã các cụ đều rất xứng đáng để chúng ta tri ơn và kính nể . Vì vậy tôi xin đề nghị anh em ta tham gia diển đàn nầy  ai cũng có quyền phản biện hoặc minh chứng , nhưng anh em chúng ta tuyệt đối không được xúc phạm thế hệ Cha Anh , Anh em ta là những người thích vẽ chân dung , thì ta cố gắng vẽ cho thật chuẩn xác . Có khi hình ảnh thật đôi lúc nó không vừa lòng những người mà mình vẽ . Nhưng anh em mình kính xin các cụ vui lòng cứ coi như con cháu mình vẽ lại chân dung cho mình nếu các cụ có vào xem trang nầy , Nếu thấy chân dung mình có hơi méo mó một tí , kính xin các cụ cũng mĩm cười vui vẽ với cháu con


 …. Mặc dù .những bài trên tôi đã chứng minh rỏ ràng bằng tính tóan cụ thể cho kết quả trận đánh và tính tương đối chính xác tải trọng của 100 chiếc M113 , bốn xe M48 , 30 khẩu pháo , 16 xe ủi , 30 tấn thuốc nổ , 3 máy bay phản lực còn nguyên kiện . Tất cả tổng tải trọng gần bằng 1800 tấn , phù hợp vơi báo cáo giải mã của Hải Quân Mỹ về thiết bị chở theo trong tàu BRV . Nhưng một số thành viên khó tính vẫn chưa tin và xoay qua phản biện rằng “ trọng lượng thì phù hợp , nhưng kích thước thì làm sao mà nhét cho hết  100 chiếc M113 vào chiếc tàu cho được “ . Vì vậy tôi phải tiếp tục công việc .
      Cảm ơn bạn Lonesome đã đưa lên bản vẽ kết cấu khoang hàng của tàu BRV .
   Theo bản vẽ hình chiếu cắt dọc con tàu và đối chiếu với hình chiếu bằng con tàu , ta thấy rằng : Trên bon tàu có năm nắp hầm , từ phía đuôi tàu tính lên là hầm số 5 rồi đến khoang cần cẩu số 3 , cần cẩu nầy sử dụng chung cho việc bốc sở hàng ở hầm số 5 và hầm số 4 kế đó , rồi đến khoang đài chỉ huy , phía dưới là khoang máy tàu , rồi đến hầm số 3 , rồi khoang cần cẩu số 2 , sử dụng chung cho việc bốc dở hàng ở hầm số 3 và hầm số 2 , sau đó là khoang cần cẩu số 1 chỉ sử dụng để bốc dở cho hầm số một .

 Kết cấu của 5 hầm chứa hàng . 5 hầm đều thông suốt từ bon chính ( trên cùng con tàu ) cho đến đáy tàu sâu 11 mét , ở giữa có chế tạo bon giữa có thể ngăn hầm chứa hàng làm hai tầng .
 Kích thươc của 5 hầm chứa hàng như sau : dài từ 17 đến 24, 30 mét ( có lẽ hầm số 1 và số 2 là nhỏ nhất dài 17 mét .
   Còn bề rộng của hầm gần tương đương với bề rông con tàu 18 , 30 mét . Ta tính cho tròn 18 mét . . khoang hàng đưới đáy tàu hẹp hơn ta tính 16 mét thôi .
   Như vậy với kích thước của một chiếc xe bọc thép M113 như sau :
-   Trọng lượng : 12,3 tấn .
-   Kích thước : dài 4,863met – Rộng 2,4 mét – cao 2,8 mét ( đương nhiên là kích thước phủ bì ) .
 Như vậy ta cứ coi như một chiếc M113  chiếm 5X 3 = 15 mét vuông sàn tàu ( tính như vậy là đã có khe hở giữa hai xe là 0,5 mét .
  Ta dùng phép tính của học sinh tiểu học trường làng để tính và xấp xếp .
 Ở tầng sàng ( đáy tàu ) , khoang số 5 số 4  số 3 , ba hầm nầy có kích thước giống nhau . Ta xếp như sau ;
  Sàn tàu rộng 17 mét ta xếp hàng ngang được 5 chiếc M113 ( 3mét x5 = 15 mét , dư mỗi bên 1 mét )  , Chiều dài 24 , 3 mét . Ta xếp được bốn hàng xe ( mỗi xe dài 4, 863 x 4 )  , chiều dài còn dư 4 mét , rộng 17 mét . Chổ khỏang dư nầy ta xếp ngang được 3 chiếc M113 nữa . Như vậy chỉ một tầng hẹp ở đáy tàu của một hầm ta xếp được  23 chiếc M 113 . Như vậy hầm số 5 , số 4 , số 3 , chỉ ở tầng đáy thôi ta đã xếp được 69 chiếc M113 .
   Còn hầm số 2 và hầm số 1  : Kích thước tối thiểu 16x17 . Tương tự ta xếp hàng ngang 3 chiếc , hàng dọc 3 chiếc cho một hầm ta còn dư diện tích 2mét x 16 mét  ( có thể chất được bao nhiêu là đạn dược ) .  Vậy mỗi hầm ta xếp được 9 chiếc M113 , Hai hầm được 18 chiếc .
    Như vậy chỉ ở tầng đáy thôi ta xếp được 69+ 18 = 81 chiếc M113 .
    Đến tầng giữa ( bon giữa ) kích thước rộng hơn tầng đáy  ta thừa sức sếp 19 chiếc M113 còn lại và có thể xếp thêm 16 chiếc máy ủi 30 khẩu pháo  , 03 chiếc máy bay đóng kiện ( có lẽ máy bay xếp cánh đóng thùng cho gọn chuyên chở , đưa lên chỉ ráp cánh đổ xăng là bay . Hoặc là phụ tùng linh kiện máy bay phản lực để thay thế những linh kiện hết tuổi thọ hoặc bị pháo kích hư hỏng  ) .
   Như vậy còn trên bon chính Tầng trên , càng rộng ra nhưng có nhưng có 5 nắp hầm với kích thước chiều ngang 7 mét , chiều rộng bon 18,30 mét . Như vậy ta trừ ra nắp hầm 7 mét , còn lại hai bên mỗi bên 5,5 mét dài suốt con tàu trừ khoang chỉ huy , đầu tàu , đuôi tàu , còn lại tối thiểu cũng 60 mét mỗi bên . Như vậy phía sau đài chỉ huy dọc hai bên có hai khỏang trống tối thiểu kích thước mỗi bên 5,5 mét dài 30 mét . Phía trước dư hai dãy cũng tối thiểu mỗi dãy 5,5 mét X 30 mét .
    Kích thước xe tăng M48 :
-   Nặng : 45 tấn , có đạn sẳn sàng chiến đấu 49,6 tấn .
-   Kích thước phủ bì : dài 9,3 mét – rộng 3,65 mét – cao 3,1 mét .
 Như vậy thì hai bên bon tàu ở phía sau đài chỉ huy đặt mỗi bên 2 xe M48 còn quá rộng có thể còn thêm xe đầu kéo ở sau và còn nguyên hai bên sườn ở phía trước đài chỉ huy nữa , ngoài ra còn một số hầm trống có cấu trúc 3 tầng  . 4 chiếc xe có phải là một chi đội tăng của Mỹ làm nhiệm vụ sẳn sàng chiến đấu hay không ? Mà chú Minh và chú Cảnh đều nhìn thấy rỏ mồn một bằng mắt . Còn nếu ai không tin , người Mỹ dù khoa học rất hiện đại nhưng họ không từ chối dùng cách phòng thủ nhiều khi bình dân thông dụng đến độ có thể buồn cười như là họ dùng móc sắt để móc dây mìn , hoặc là họ đã từng dùng chiếc xe GMC lọai xe reo , rồi dùng xe bọc thép M113 tháo bỏ hết guồng xích đặt lên thùng xe reo để làm xe cơ động bảo vệ đòan xe vận tải quân sự của ho thì xin mời vào địa chỉ đường link nầy để mà xem

 Đây là đường link : http://ttvnol.com/quansu/1069068/page-3   ( gun truck )

 Mình hy vọng sau khi đọc đoạn nầy sẽ không còn bạn nào thắc mắc là chiếc tàu BRV không đủ khả năng chở 100 chiếc M113 , một chi đội M48, 30 khẩu 155ly , 3 cấu kiện máy bay phản lực , 30 tấn thuốc nổ , 16 xe ủi đất , và một số hàng quân dụng khác . Cám ơnbạn Lonesome đã dịch và pot hình lên , từ đây bạn yên tâm không còn lo lắng về kết quả thành tích của trận đánh tàu BRV

« Sửa lần cuối: 07 Tháng Chín, 2011, 12:23:08 am gửi bởi Hai Ruộng » Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #158 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2011, 11:19:44 pm »

Sử đoàn 10 nói 100 cái M113, nhưng không nói rõ cái con số này từ nguồn nào?
Sử ta thiên về kể truyền thống mà không chú ý lắm đến tính khoa học của các dữ kiện được nêu!
Các sách sử của ta yếu về khoản tài liệu nguồn để trích dẫn là từ đâu.
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #159 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2011, 11:45:51 pm »

Hai chiếc đầu lướt qua vòng cua một cách êm xuôi. Anh em thất vọng không thấy chiếc thứ ba. Bỗng một chấm đen xuất hiện rồi lớn dằn, thoáng chốc con thủy quái khổng lồ hiện nguyên hình. Đến vòng cua nó đột ngột dừng lại. Mọi người vừa đọc được dòng chữ trắng trên thân tàu Baton Rugiơ Victory thì hai tiếng nổ vang lên làm rung chuyển cả dòng sông. Lập tức hai bức tường nước trắng xóa dựng lên như cái hàm thủy thần nuốt chửng con tàu đang bị phủ một luồng lửa lớn. Bức tường nước từ từ choãi xuống, rồi mặt sông sóng sánh chỉ còn trơ lại cái đài chỉ huy trống toang và lá cờ 50 ngôi sao ngậm nước ủ rũ. Lúc đó là 8 giờ 15 phút ngày 23-8-1966.

Trong chốc lát, 16 tầu tuần tiễu từ hai phía lao tới ồ ạt vãi đạn, rồi 16 lượt trực thăng đổ quân xuống hai bờ sông... Trận đánh kéo dài 7 ngày đêm quyết liệt trên trận địa dài 30km. 8 chiếc tàu lớn nhỏ của giặc bị trúng đạn. Trên ngã ba sông Lôi Giang, 1 tàu 8 ngàn tấn lọt vào trận địa C2, bị trúng đạn ĐKZ bốc cháy, lửa khói ngùn ngụt suốt hai ngày đêm.


 Theo lời của chú Minh và chú Cảnh thì sau khi hai quả thủy lôi nổ là chỉ có 12 chiếc trực thăng hộ tống bắn rốc kết lên hai bên bải trống khói lửa mịt mù tại trận địa thủy lôi khoảng 10 phút thì ngưng không có đổ quân , quân ta cũng không bắn lại phát đạn nào . Lợi dụng lúc còn khói mù trời chú Cảnh và chú Tám Sơn ( chỉ huy phó đoàn 10 , chỉ huy trưởng trận địa thủy lôi ) đang ở trong công sự ngụy trang bằng chà khô cach mép nước có 5 mét , chạy băng qua bải trống vào bia rừng và chú Minh cùng một chiến sỹ thông tin hữu tuyến nữa cũng chạy từ công sự phía sau công sự của chú Cảnh khoảng 100 mét vào bìa rừng . Nếu có 16 chiếc máy bay đổ quân có lẽ bốn người nầy đã bị Mỹ bắt sống rồi , chú Cảnh và chú Tám Sơn là hai người đến tắc AN Chè sau cùng thì thấy các bộ phận đã rút về đó đang hành quân về cứ . nếu mà đánh nhau liên tục 7 ngày đêm tại đây  thì chắc có lẽ không tránh khỏi thương vong , nhưng hoàn toàn ngày đó  không có một thương binh tử sỹ nào . Chú Cảnh và chú Minh quả quyết như vậy .
  Còn 4 chiếc tàu chiến hộ tống thì hôm kỹ niệm 45 năm chú Cảnh đã nói rỏ hai chiếc nhỏ từ trong Sài Gòn chạy ra lúc sáng sớm làm nhiệm vụ rà cắt dây mìn , chúng làm thường xuyên , vì ta chủ yếu đánh tàu lớn nên cần thiết để yên cho bọn nầy , DKZ cũng không được bắn , sợ đánh động , còn hai tàu chiến lớn theo hộ tống là chúng chạy theo tàu BRV từ phía biển vào . Vì đoạn từ ngã bảy Thiềng Liềng vào phía trong quân ta dùng DKZ thường xuyên phục kích bắn tàu , Vì vậy nên chúng mới đưa luôn 4 chiếc xe tăng lên bon tàu vận tải BRV để sẳn sàng bắn lại khi bị DKZ của ta tấn công .
  Trong cuốn chính sử " Lịch Sử Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định Kháng Chiến cũng không có nói trận đánh liên tục 7 ngày đêm nầy , mà chỉ nói trước đó ngày 2 tháng 7 1966 , Đội 2 phục kích bắn cháy một tàu dầu 10000 tấn , bắn bị thương hai tàu tuần tiểu trên sông Giần Xây và sông Lôi Giang , ở hai địa điểm nầy rất cách xa trận địa thủy lôi , và cách rất xa trận địa của DKZ bố trí để bảo vệ cho trận địa thủy lôi ngày 23 tháng 8 năm 1966 . Đến 10 ngày sau cũng tại ngã ba sông Lôi Giang DKZ 75 lại phục kích bắn cháy thêm một chiếc tàu dầu 8000 tấn . Các bạn có biết ngã ba sông Lôi Giang cách xa trận địa thủy lôi là bao nhiêu không mà qui vào trận đánh liên tục bảy ngày đêm được  ( Các bạn có thể lật trang 440 LS SG CL GĐ KC để kiểm tra trận đánh nầy ) . Đó là chưa nói nếu bố trí trận địa một nơi lâu ngày còn có nguy cơ bị Mỹđổ quân xuống hốt , đã có những bài học xương máu cho Đoàn 10 tại cù lao không tên và bài học tại Thiềng Liềng , xã Thạnh An khi Mỹ phát hiện ta phục kích chuẩn bị đánh tàu , địch huy động chớp nhoáng 13 tàu LCM , 40 máy bay bao vây đổ chụp ta đã bị mất một đai đội bộ binh . Địch khiêng xuống tàu chiến lợi phẩm trong đó có 4 khẩu DKZ , 2 cối 82 . ( trang 441 LS SG- CL - GĐ KC )
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Chín, 2011, 12:11:09 am gửi bởi Hai Ruộng » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM