Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Năm, 2024, 12:39:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Baton Rouge Victory : Chiến công- sự kiện và nhân chứng  (Đọc 145358 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lamlinh31278
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 688


Một cây Thốt nốt, một quân tình nguyện VN


« Trả lời #100 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2011, 05:34:40 pm »

 Các bạn nghiên cứu kỹ về con tàu Vichtori thật tuyệt , cám ơn các bạn. Thế mới thấy đặc công mình thật giỏi .
  Hôm nay mình mới mở được tin nhắn ,các bạn nhắc mình ghi công thêm các thành viên góp gió cho hội thảo hội thảo . Cám ơn các bạn .
  
  21/ Thanh Loan không những lo tổ chức mà còn tham gia  hát cùng các CCB đoàn ca múa QK7 30 phút trước giờ khai mạc .
  22/  Vợ chồng Lâm Linh _ lamlinh@ rất nhiệt tình đóng góp công sức . Vợ Lâm Linh tham gia các việc trong HT . Chông lamlinh@ mặc dù phải đi làm nhưng vẫn giúp chở cái xe lăn để má phát dùng trong HT (Thanh loan mượn được )
  23/ Một điều rất đáng trân trọng là anh chị em thành viên trang ta đóng góp cho sự thành công của HT đa số còn đang phải kiếm sống.  phần đa là phải tranh thủ thời gian . Mình xin chân thành cám ơn anh chị em trang ta.

 Con gái mình làm việc tại  ban đối ngoại TTX khi nghe mình nói Truyền hình TTX có  đưa tin  về buổi lễ của HT, cháu đã tìm cho mình xem chương trình đấy . Mình sẽ nhờ cháu cho đường linh lên để các bạn theo dõi .

Có gì đâu chị Cả ơi, so với các bật tiền bối thì mình giống như một hạt cát trong sa mạc, vợ chồng em không đóng góp kinh phí cho HT thì đóng góp công sức vậy, miễn là HT thành công tốt đẹp là chúng em vui rồi.
Logged

VÌ NHÂN DÂN QUÊN MÌNH ,VÌ NHÂN DÂN HY SINH.

       Nhịn Một Chút Gió Ngừng Sóng Lặng
          Lùi Một Bước Đất Rộng Trời Cao
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #101 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2011, 05:24:55 pm »

 - Mẹ Phát !
Sau buổi HT đang ngồi chờ xe đưa về KS nghỉ ngơi trước khi xe đưa Mẹ và các gia đình trở về nhà ,vừa hay xe lăn của Mẹ do bác Dương Trung Quốc ,Phó TL QK7 và VMH góp mua tặng đã về tới ,bác DTQ thay mặt mọi người tặng mẹ .
  Hỏi Mẹ có mệt không mẹ nói cũng hơi mệt nhưng mà thấy "khỏe" và vui lắm con ơi ! đã mấy chục năm rồi còn gì...! Tuy sức khỏe mẹ không còn tốt ,mắt hầu như không thấy gì ,Huyết áp tối 22/8 là 205/100mmHg , vậy mà mẹ vẫn cố gắng đến dự HT ,nhìn thấy các con,đồng đội của con trai mình như thấy lại con mình ,thỏa lòng thương nhớ người con đã hy sinh !
  Không đề cập ,đánh giá về giá trị cũng như y nghĩa và tầm quan trọng của HT như thế nào ,nhưng làm cho lòng 1 người mẹ Liệt sỹ ,tuổi cao sức yếu ,gần đất xa trời ,mấy chục năm mòn mỏi được thỏa nguyện khi thấy sự hy sinh của con trai mình được ghi nhận,tôn vinh ,Chỉ như thế thôi đã là vô cùng ý nghĩa rồi .
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Tám, 2011, 07:22:23 pm gửi bởi bschung » Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #102 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2011, 07:10:56 pm »

 Cám ơn BSChung@ đưa bức ảnh này lên . Đứng quanh Má Phát là các thành viên VMH còn cậu con trai là con trai thứ hai của anh Vũ tuyên Hoàng . Cái xe lăn má đang ngồi là do Thanh Loan mượn của một nhà Sư để má dùng trong HT. Còn cái xe bên cạnh mới là xe của
 VMH và anh DTQ cùng PTLQK 7 đồng tặng .
 Cám ơn tình cảm chân thành của một  người trẻ tuổi đã từng là người lính đối với mẹ Phát.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #103 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2011, 08:41:25 pm »

  Có điều này mà cứ gõ lại quên . Ngắm bức ảnh bìa của  đĩa HT mà mình mới nhớ ra .
  Bó hoa của Dulich@ mua để tặng các nhân chứng rất đẹp và ý nghĩa là toàn bông hồng  màu Hồng  rất thơm . Thật tuyệt .
  Rất cám ơn Thanh Loan đã đề xuất tặng Hoa cho mình . Mình rất cảm động với tấm lòng của bạn. Công lao là của tất cả trang mình.   
  Mình vinh dự là đã thay mặt trang ta nhận Hoa , những bông hoa thắm đượm tình cảm chân thành , mình đã tặng lại chị phó giám đốc bảo tàng miền Đông .  Các anh chị đã giúp đỡ HT rất nhiệt tình .
  Mình rất hạnh phúc khi anh Cảnh nói với mình rằng : chị  Hatuyenha@ ơi sau 45 năm cái đêm 23/8 là đêm tôi ngủ ngon nhất . Sau trận đánh tôi được điều đi các đơn vị khác , sau 45 năm hôm HT tôi mới được báo cáo lại những việc tôi đã làm . Mừng quá chị ạ.
  Mình cũng rất cảm động khi má Phát nói với mình  : phải đi dự HT chứ , mấy chục năm nay mới được hưởng niềm vinh dự này.  Tai HT khi giới thiệu má ,má đã cố gắng đứng lên chào toàn bộ khách dự làm mình rất ngạc nhiên vì từ lúc mình gặp má toàn các cháu TN bế má chứ có thấy má đứng khi nào . Má hạnh phúc động viên mình rất nhiều.
  Xin cám ơn tất cả các bạn.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #104 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2011, 08:46:24 pm »

hmm bên ACG là ai thế Xồm?
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #105 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2011, 10:28:06 pm »

 XIn chào các cô chú và anh em . Từ ngày hội thảo máy của Hai Ruộng bị hư mới phục hồi lại xong . Một hai hôm nữa mình sẽ gỏ lên nguyên văn bản báo cáo của chú Hồ Xuân Cảnh , viết năm 2005 , có chữ ký xác nhận của chú Nguyễn Hoàng Sơn ( Tám Sơn ) , nguyên Phó Đoàn Trưởng ĐCRS , nguyên chỉ huy trưởng trận địa thủy lôi đánh tàu BATONROUGER VICTORY .
 Mình thấy anh em đưa hình Hội Thảo lên hay quá , đề nghị anh em phụ trách hình ảnh đưa hình 04 Người ĐCRS trực tiếp tham gia đánh tàu để thêm phần khí thế cho trang nầy
 1- Ảnh Chú Tám SƠN (Nguyễn Hoàng Sơn ) người trực tiếp chỉ huy trận địa thủy lôi , khi trái thủy lôi nổ chú tám Sơn và chú Cảnh ở trong hầm chỉ cách mép nước có 5mét , nên hai người quan sát rất rỏ tàu địch chở những gì trên bon tàu , khi trái thủy lôi nổ chú tám Sơn bị nước trào lên suýt cuốn trôi xuống sông vì nhờ có chú Hồ Xuân Cảnh nắm chân kéo lại , chú Cảnh đã đề phòng trước nên đã tìm cách bám chặt vào công sự , chú tám Sơn bị nứớc cuốn mất luôn một cái radio là vật quí giá của chú lúc bấy giờ .
 2 - Ảnh chú Hồ Xuân Cảnh là người thăm dò trinh sát , chủ động đề nghị cách đánh với cấp chỉ huy và được cấp chỉ huy đồng ý chấp thuận ủng hộ cho cách đánh .
 3 - Ảnh chú Nguyễn Hữu Minh , là người nhận nhiệm vụ trinh sát từ Ban Chỉ Huy Đoàn 10 ĐCRS , tham gia trực tiếp cùng chú Cảnh thời gian gần một tháng kiêm luôn nhiệm vụ bảo vệ và liên lạc cho chú Tám Sơn .
 4 - Ảnh Chú Nguyễn văn Mành hay là Nguyễn văn Mạnh ( Mạnh Ròm) , nguyên là du kích giỏi ở địa phương , được xã cữ tham gia cùng với tổ trinh sát giúp tổ theo dỏi qui luật hoạt động của địch , ở địa phương  trên đoạn sông và giúp cho tổ nghiên cứu dò tìm vị trí thuận lợi , để thả thủy lôi . Hàng tháng trời chú Mạnh và chú Cảnh hai người cùng ăn chung , ngủ chung trên chiếc xuồng ba lá , liên tiếp nhiều ngày đêm , theo dỏi tàu giặc . Sau trận đánh giặc trả thù càn vào cứ , chú Mạnh hy sinh , hiện nay vẫn chưa tìm thấy hài cốt . Vợ của chú Mạnh là cô Ba Huệ ( Huệ Đen ) cũng là liệt sỹ , nổi tiếng ở huyện Cần Giờ , một thời đã có tuồng cải lương viết về Cô Ba Huệ . Mình tìm được nhà của chú Mạnh là nhờ vào tin tức hỏi thăm chú Mạnh là chồng của cô ba Huệ mà nhiều cô chú lớn tuổi ai cũng biết . Sơ lượt chuyện của cô Ba Huệ là rất dũng cãm trong khi bị địch bắt , cô dùng hai ngón tay móc mù mắt tên giặc định cưởng hiếp cô và bị chúng lôi ra bắn ngay sau khi bị cô móc lòi con mắt , chúng giết lúc đó cô Ba Huệ đang mang trong bụng đứa con ba tháng tuổi . Bà má già 79 tuổi được HT tặng xe lăng chính là bà cụ Trần thị Phát mẹ ruột của chú Mạnh , chuyện còn dài , có lẽ mình phải kể ở bài viết sau mới tỏ được , chú Cảnh đã kể lại cho Hai Ruộng nghe những khi hai chú ( chú Cảnh và chú Mạnh ) cùng nhiều đêm nằm tâm sự với nhau , kễ cho nhau nghe hết chuyện cuộc đời tình cảm vợ con như thế nào !  khi cã tháng trời hai người nằm cạnh nhau trên chiếc xuồng ba lá , nhờ vậy mà mình tìm ra nhà bà má , mẹ của chú Mạnh ) .
 Vì vậy mình đề nghị anh em pốt hình 4 nhân vật chính lên trang nầy .
  Mình cám ơn bạn là thành viên trang VHM có tên là CANGIUOCLONGAN , nhờ Thành viên nầy đầu tiên pốt hình chiếc Tàu BATONROUGER , lên mạng , khi Hai Ruộng viết bài tỷận đánh tàu BTR ở trang Tù Binh Phú Quốc Vượt Ngục , TOPIC " Về Thăm lại Chiến Trường Xưa " .Nhờ có tấm ảnh đó mà mình phóng to chụp lại gữi cho chú Minh , chú Cảnh , nên chú mới gợi lại hồi ức của mình mà kể ra trận đánh . Trước đây kễ cã vợ con chú Cảnh và chú Tám Sơn đều không tin là trận đánh có thật , vì khi nghe kể thì tin nhưng hỏi lại tại sao trận thắng như vậy mà không ông nào có khen thưởng mà cũng chẵng nghe ai nhắc tới . Lịch sử có lúc cũng bị bụi thời gian vùi lắp một cách vô tình .
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #106 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2011, 01:48:09 am »

NHÂN CHỨNG VÀ SỰ KIỆN .
Kính thưa các Cô Chú và Các Bạn .
   Một lọat các sự kiện và những suy luận của tôi trong những phần nội dung sau đây xin các Cô Chú và các bạn hiểu cho , vì mục đích muốn làm cho sáng tỏ hơn một sự kiện lịch sử thời đó đã được bùng nổ trong giới , báo chí , đài phát thanh , của ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần  . Nhưng khi sự việc đã qua đi , hầu như sự kiện đó đã bị che phủ bởi lớp bụi thời gian rất vô tình , cũng may là trong quyển sách quí mang tên “ Lịch Sử Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định Kháng Chiến ( 1945- 1975) do Ban TỔNG KẾT CHIẾN TRANH  chỉ đạo nội dung . Chủ Biên là Thiếu Tướng TRẦN HẢI PHỤNG . Trong quyển sách dầy 700 trang nầy chỉ ghi vỏn vẹn có một đọan ngắn để nói lên chiến công nầy , trên 20 dòng ở trang 440 . Trong đọan nầy chỉ nói lên công lao to lớn của tập thể ĐCRS , nhưng những ai là người trụ cột làm nên trận đánh thì còn bỏ trống . Nhưng những tưliệu dù đơn sơ như vậy cũng là quí giá lắm rồi , khi có điều kiện thông tin tối tân hơn , chíng xác hơn , tiện lợi hơn chúng ta có trách nhiệm bồi đắp thêm cho rỏ ràng hơn , sáng tỏ hơn , đó là trách nhiệm của thế hệ đàn em cúng ta .
   Về phía Người Mỹ sau khi bị thua thiệt lớn trong trận đánh , Hải Quân Mỹ đã cố tình bưng bít đó là lẽ tất nhiên , tuy nhiên vào thời điểm xảy ra trận đánh , một số báo chí , tin tức của phương tây , cũng có đưa tin , dù bị bưng bít . Chúng ta cũng có trách nhiệm phải sưu tầm tài liệu từ các nguồn quân sự đã được giải mã , để làm sáng tỏ thêm , nhưng khi sử dụng tài liệu nầy ta phải nghiên cứu suy nghĩ cho chắc chắn thì mới lọc ra được những nguồn tin được báo cáo sai sự thật nhằm làm nhẹ thiếu sót của người đang chịu trách nhiệm trong sự kiện lịch sử đó . Chúng ta không tô hồng , thổi phồng chiến công . chúng ta cũng không dể dàng tin vào những nguồn tin cho dù là được giải mã từ Hải Quân Mỹ , nếu nguồn tin đó chúng ta có cơ sở chứng minh là phi lý .
   Trong bất kỳ những chiến công to lớn hay tầm thường trong lịch sử đều có công lao to lớn của tập thể . Bên cạnh công lao to lớn của tập thể đó , bao giờ cũng có sự đóng góp rất là xứng đáng của cá nhân xuất sắc , không ai phủ nhận được . Ví dụ trong trận chiến thắng Điện Biên Phủ Lịch sử của Quân Đội ta , thì không thể nào chúng ta dám phủ nhận công lao chỉ huy to lớn của Đại Tướng Võ Nguyên Gíap , nếu Đại Tướng không thay đổi kịp thời chiến lược thì liệu có được chiến thắng ĐBP lẩy lừng không ? Hay là ngược lại . Trong trận đánh ở Tây Nguyên nếu Tướng Nguyễn Hữu An , sau một đêm thức trắng suy nghĩ để quyết định rút quân về phòng thủ khu vực Hậu Cần thì liệu Quân Đội ta có thắng được trận I A DRĂNG không ? Bác Hồ cũng thường xuyên nhắc nhở những nhà viết sử là “ không được bỏ sót công lao kháng chiến của một người nào “ ..
  Vì vậy những nội dung tôi trình bài dưới đây kính xin Cô Chú và các Anh Chị các bạn đừng cho là tôi đánh bóng tên tuổi của cá nhân nào đó , hay là quá đề cao thành tích cá nhân cho người nào  .  

  Để hiểu được hơn nữa giá trị của trận đánh sau khi tham khảo những tài liệu lịch sữ có liên quan , tôi xin trình bài và trích dẩn chứng những nội dung sau :
  I – BỐI CẢNH LỊCH SỬ TRONG CHIẾN TRƯỜNG MIỀN ĐÔNG NAM BỘ THỜI KỲ (cuối năm 1965 – đầu năm 1967 ) : ( Trích một phần chương sáu , trang 409 “ Lịch Sử SG-CL-GĐ Kháng Chiến )
 1- Chiến lược của người Mỹ
   Chiến lược chiến tranh đặc biệt đã bị đánh bại , nhưng đế quốc Mỹ vẫn ngoan cố lao vào “con đường hầm không có lối thóat “ . Thang 7 năm 1965 , Tổng Thống Mỹ JOHNSON quyết định “ vựơt qua ngưỡng cửa , chính thức bước vào cuộc chiến tranh trên bộ “ của Mỹ ở Miền Nam Việt Nam thực hiện kế họach “ 3 giai đọan “ theo chiến lược “ tìm-diệt “ của tư lệnh MACV . Kế họach “tìm – diệt “ gồm ba giai đọan  :
-   Giai đọan 1 : Từ tháng 7 năm 1965 đến cuối năm 1965 . Giai đọan nầy quân Mỹ cố ngăn chặn tiến công mùa mưa của ta , ngăn chặn chiều hướng thua , triển khai lực lượng Mỹ trên chiến trường .
-   Giai đọan 2 : Phản công chiến lược , giành chủ động tiêu diệt chủ lực ta , tiến hành bình định , kiểm sóat nông thôn , từ đầu năm 1966 đến giữa năm 1966 .
-   Giai đọan 3 : Từ tháng 7 năm 1966 đến giữa hoặc cuối năm 1967, hòan thành tiêu diệt chủ lực và căn cư đối phương , bình định xong Miền Nam và bắt đầu rút quân .( Trận đánh chìm tàu vận tải quân sự Mỹ Baton rouger Victory  ngày 23 tháng 8 năm 1966 , xảy ra vào thời điểm Người Mỹ thực hiện  kế họach nầy ) .
  Như vậy theo kế họach trên của người Mỹ thì một giai đọan mới của chiến tranh Việt Nam đã bắt đầu : Chiến Tranh Cục Bộ .
   Trong giai đọan nầy ở chiến trường Miền Đông Nam Bộ , quân đội Mỹ đã làm gì và làm được những gì . ( trích trang 410 – 411  Lịch sử SG-CL-GĐ KC )
-   Tháng 5 năm 1965 lữ đòan dù 172 Mỹ đã đổ bộ lên Vũng Tàu . Trong 5 tháng sau trên chiến trường Miền Đông quân đội Mỹ đã tăng nhanh chóng lên 2 lữ đòan Mỹ , một sư đòan Mỹ , cộng thêm một số đơn vị chư hầu . Cụ thể là : Lữ dù 172 , lữ dù 173 làm nhiệm vụ cơ động , một lữ đòan thuộc sư đòan 25 tia chớp nhiệt đới đóng ở Củ Chi , sư đòan bộ binh “ Anh cả đỏ “ củ Mỹ đóng bộ chỉ huy ở Lai Khê , một lữ đòan Hòang gia Úc đóng ở Dĩ An , Bà Rịa , cùng một phân đội pháo Tân Tây Lan .
-   Ngày 8 tháng 1 năm 1966 quân Mỹ tổ chức cuộc hành quân mang tên là CRIMP . Quân Mỹ đổ quân rầm rộ sau khi cho B52 và không quân chiến thuật , pháo băm nát mặt đất , với kế họach tác chiến hòan hảo , huy động đến 12000 quân , 300 máy bay chiến đấu và máy bay lên thẳng , 600 xe cơ giới , 24 lượt B52 dọn bãi , có cã chó bẹc gê . Từng bầy xe tăng và quân Mỹ ồ ạt xông vào 2 xã AN PHÚ và PHÚ MỸ HƯNG , khu vực ven bờ sông Sài Gòn , phía bắc Củ Chi , lúa thóc , nhà cửa vườn tượt của người dân bị biến thành tro tàn do sung ohun lửa của Mỹ , xe ủi hạng nặng đi sau làm nhiệm vụ bóc vỏ mặt đất , không trừ nhà cửa vườn tượt của dân ( trích trang 418-419 LS SG-CL-GĐ KC ) ( Như vậy đối với những chiếc xe ủi đất của Mỹ , khi mới nghe qua chúng ta ngở là một xe cơ giới hiền hòa chuyên phục vụ việc làm đường , nhưng không ngờ trong chiến lược “ tìm – diệt “ những chiếc xe ủi đất kia lại biến thành một công cụ gây tội ác , quân Mỹ không thể thiếu được công cụ quan trọng nầy )
2 – Những thất bại , tổn thất của quân đội Mỹ riêng trong khu vực chiến trường Miền Đông  ( TRích từng đọan rời rạc về tổn thất của quân đội Mỹ trong chương 6 ) .
    -  Tính riêng trong cuộc hành quân CRIMP , với 12 ngày đêm từ ngày 8 đến ngày 19 tháng giêng năm 1966 , quân và dân 2 xã bắc Củ Chi đã đánh trên 200 trận lớn và nhỏ , diệt và làm bị thương trên 100 Mỹ Ngụy , bắt sống một thiếu tá , bắn rơi 84 máy bay (79 chiếc UH 1A , phá hủy 77 xe quân sự trong đó có 56 xe thiết giáp M113 , 2 pháo 105 ly
   -   Chỉ có một mục tiêu mà quân Mỹ đạt được tronfg cuộc hành quân CRIMP là coi như tàn phá , san bằng trên 1000 ngôi nhà , đốt trụi khỏang 2000 ngôi nhà khác , triệt hạ nhiều vườn tược ruộng lúa . Càn nát nhiều giao thông hào , đánh sập một số miệng địa đạo .
   - Ngòai trận hành quân Crimp , còn những khu vực khác như chiến Khu D , xung quanh vùng ven Sài Gòn Chợ Lớn Gia Định , tính đến tháng 7 năm 1966 . Các lực lượng khác đã diệt được 20 xe thiết giáp .( trang 426 LS SG CL GĐ KC)
   -  Đêm 12 tháng 6 năm 1966 , tiểu đòan 8 pháo binh quân khu , phối hợp với lực lượng biệt động và bộ đội địa phương Bình Tân pháo 400 quả đạn vào sân bay Tân Sơn Nhất , phá hỏng 67 máy bay các lọai .( Trích trang 436 LS SG- CL – GĐ KC )
   Như vậy : Từ đầu nửa năm 1965 , Mỹ đã đổ quân  ồ ạt  vào chiến trường Miền Đông và tổn thất của quân Mỹ là không nhỏ . Từ đó chúng ta rút ra rằng việc tiếp tế cho quân đội Mỹ riêng tại chiến trường Miền Đông là việt hết sức khẩn trương và phải cung cấp cho kịp thời các phương tiện chiến tranh cho quân đội Mỹ bị tiêu hao , ngòai đường không chỉ chở người , và những thiết bị nhẹ , còn lại tât cã những nhu cầu đều phải chuyên chở bằng đường biển , từ thực phẩm , xăng dầu , đạn dược , máy bay , xe quân sự , tăng thiết giáp , cho đến xe ủi đât , đều rất là cần thiết và khối lượng không phải ít .

 Xin phép các Cô Chú và anh em cho mình giải lao , ngày mai viết tiếp
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Tám, 2011, 01:55:59 am gửi bởi Hai Ruộng » Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #107 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2011, 05:56:12 am »

Bác hairuong an 100 cái tâm đê, bọn em lục tìm tư liệu Mỹ thì cũng để làm rõ chiến công mà thôi. Ngoài ra cũng để hạn chế các đ/c chưa tìm hiểu kĩ mà cứ phát biểu vung vít kiểu như "tàu chìm sâu dưới lòng sông chỉ còn nhô lên lá cờ Mỹ ..." Những chi tiết liên quan của trận đánh càng rõ thì chiến công càng được khẳng định.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #108 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2011, 07:02:10 am »

Mời các bạn xem Truyền hình Thông tấn đưa tin về HT:
http://avnews.vnanet.vn/default.aspx?tabid=3&CateId=53&VideoId=8764

Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #109 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2011, 11:23:51 pm »

NHÂN CHỨNG VÀ SỰ KIỆN  ( Tiếp theo )

3 – Giai đọan 3 chiến lược :”tìm – diệt “ : (Trích trang 450 – 451 LS SG-CL-GĐ KC )
 …. Nguyên từ sau cuộc hành quân Crimp , địch đã kết luận “ hệ thống địa đạo , đường hầm Củ Chi là một trở ngại kinh khủng và nguy hiểm “ . Thọat đầu , chúng tưởng là đơn giản có thể bơm nước tiêu diệt được . Sau nhiều đợt thất bại , chúng có thái độ nghiêm túc hơn , một sự phân tích tỉ mỉ và có nghề nghiệp….
   Đầu năm 1967 người Mỹ mở cuộc hành quân mang tên CÉDAR FALLS tầm cở hơn và qui mô hơn cuộc hành quân Crimp . Chúng huấn luyện những đội phá đường hầm gọi là những đội “ chuột cống “ , trang bị mặt nạ phòng độc , sung ngắn , dụng cụ đào hầm máy thổi , lựu đạn M72 , thuốc độc CS1 .v.v… Bên trên mặt đất chúng dung 200 xe ủi đất , xe tăng dàng hàng ngang tiến qua các làng mạt , sau là 200 xe ủi bới tung địa đạo Củ Chi , . Địch dùng cã sung phun lửa , bom na pan để đốt cha1y dưởng khí trong địa đạo , lại tiếp tục bơm nước , đánh thuốc nổ , bơm hơi độc .
  Địch đã thực hiện được một số ý định về mặt tàn phá như ; san bằng 11km2 rừng , triệt hạ hầu hết làng mạc mà trung tâm là Bến Súc , san ủi 6000 ngôi nhà , làm chết và bị thương gần 1000 người , gom 15000 dân Củ Chi , Bến Súc về trại tập trung Phú Cường .

   Như vậy chúng ta thấy để đáp ứng kịp thời cho các cuộc hành quân trên , nhu cầu rất cần thiết của quân Mỹ ngòai  xe tăng , xe bọc thép , pháo , đạn dược , thuốc nổ , người Mỹ cần một số lượng xe ủi đất rất lớn  ( Trong tài liệu giải mã của hải quân Mỹ do thành viên LONESOM đưa ra , trong chiếc tàu chìm BTR có một số lượng 16 chiếc xe ủi đất , so với 200 chiếc trong trận càng thì con số nầy còn rất khiêm tốn ) .

4- SƠ lượt về họat động đánh tàu Mỹ của ĐCRS trên sông cửa ngỏ Sài Gòn cuối năm 1965 đến đầu năm 1967 : ( trích trang 440- 441 LS SG CL GĐ KC )
- Ngày 17 tháng 3 năm 1966 , bằng sung DKZ , đòan 43 bắn cháy một chiếc tàu dầu 8000 tấn trên sông Lòng Tàu .
- Ngày 2 tháng 7 năm 1966 , đội 2 bắn cháy một tàu dầu 10000 tấn và bắn bị thương hai tàu tuần tiểu trên vàm song Dần Xây và vàm song Lôi Giang .
- Ngày 23 tháng 8 năm 1966 dùng thủy lôi sừng đánh chìm tàu Baton rouger victory . Chiếc tàu nầy rời cảng SANFRANCISCO ngày 8 tháng 8 năm 1966 . Trên tàu có 45 thủy thủ , 100 thiết giáp M113 , 3 máy bay phản lực , một khối lượng thực phẩm đủ nuôi sư đòan 4 Mỹ trong một mùa khô . Đây là chiếc tàu quân sự lớn nhất bị chìm trên sông long tàu từ trước đến nay . Qua trận đánh chìm tàu Baton rouger victory , Đặc Khu được tặng thưởng Huân Chương Quân Công hạng ba .  ( trích trang 440 LS SG CL GĐ KC ) .
- Mười ngày sau trên ngã ba sông Lôi Giang DKZ Đặc khu lại bắn cháy chiếc tàu dầu 8000 tấn .
  Trận đánh tàu Baton rouger Victory gây cho địch bất ngờ và chóang váng , Bộ Tổng tham mưu Sài Gòn ra chỉ thị khẩn cấp về việc điều tra , nghiên cứu tổ chức và lực lượng Cộng Sản ở Rừng Sác . Tường trình của bộ tư lệnh   hải quân Ngụy gửi lên bộ Tổng tham mưu ghi nhận : “ Cộng Sản đã nâng Rừng Sác lên thành quân khu , ngang hang với các quân khu khác tại Miền Nam …. Điều này giải thích cho sự huy động tối đa lực lượng cần thiết của địch để tiến công Rừng Sác . Tướng Westmorland , phái ngay một tiểu đòan Mỹ đên Rừng Sác để đập tan thế “cầm cự của Việt Cộng “, cùng với một kế họach “ mưa dầm chất độc “ 15 ngày xuống Rừng Sác . Bộ tư lệnh Hoa Kỳ cũng quyết định lấy Rừng Sác làm thí điểm và sau đó làm trọng điểm trong chương trình khống chế mặt nước mang tên “ Gamer Warden “ . Cuộc chiến ở Rừng Sác ngày càng ác liệt

 Như vậy qua tình hình tổng quát ở chiến trường Đông Nam Bộ trong các nội dung tài liệu nêu trên . từ phía ta và phía Mỹ , ta có thể kết luận rằng Việc Đặc Công Rừng Sác , chặn đường tiếp tế cho quân đội Mỹ bằng phương tiện tàu biển vào cảng Sài Gòn gây cho phía Mỹ nhiều tổn thất làm suy yếu rất nhiều sức mạnh chiến đấu của quân Mỹ trên chiến trường Đông Nam Bộ . Đặc biệt là trận đánh chìm tàu Baton rouger Victory làm chấn động đến Bộ Tư Lệnh Hoa Kỳ . Tuy nhiên về thiệt hại của chiếc tàu còn nhiều điểm cần phải nghiên cứu thêm , từ nhiều nguồn tư liệu và cần phải có đầu tư suy nghĩ nghiêm túc để xác đinh chính xác thêm cho sự kiện lịch sử nầy .    ( ngày mai tôi xin  tiếp tục phục vụ các Cô Chú , anh em và sẽ  viết về các nhân chứng trực tiếp trong trận đánh , thấy gì , nghe gì trong trận đánh mà tôi nghe được  )
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM