Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 04:21:21 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhật kí Nguyễn Văn Thắng  (Đọc 321377 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
vũ đam
Thành viên
*
Bài viết: 200



« Trả lời #170 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2011, 06:07:07 pm »

em là lớp người đi sau các anh , trong chiến trận cũng thế ,các anh đánh xong ,tụi em lo xây dưng , mọi chuyện em kể là MẮT THẤY còn những chuyện các anh khác kể thì em ko kể ra đây, vì em thấy lãnh đạo bên em như vậy đó , như 2 ông đào ngũ ăn may đó, trung tá D trưởng kí quyết định từ b1 lên h3.cho nắm quyền C trưởngvà chờ QĐ , em cho gần 2 tháng QK gởi quyết định về phong  chuẩn úy , và trung úy, còn anh NGÔN tụi em nghe nói là trong trận này anh sẽ được phong anh hùng ,nhưng thời gian gây ra vụ này hơi nhanh, có thể chưa ra tới trung ương, tụi em lúc đó là trung đoàn K 93Z,có 5 tiểu đoàn, (tòan là dân khơme)trực thuộc tỉnh đội minh hải, sau đổi thành D155 trưc thuộc QK9 sau nũa là đoàn 9907- có 6 tiểu đoàn ,trưc thuộc F4,  Co thể là tụi em chưa đụng quân chủ lưc của pp chăng, em nói là nhửng gì biết thì em nói ra , các anh rành hơn em , về mọi mặt ,chào các anh
Logged

Có những lúc thịt ấm chân răng, nhưng có khi ăn toàn muối trắng.. một thời không bao giờ ...
dongminhkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 685



« Trả lời #171 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2011, 06:28:23 pm »

Hì....nói thiệt với bác Vudam là em không thể tin được những chuyện bác kể!

Logged
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #172 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2011, 11:25:15 pm »

Em tham gia tý, 2 chuyện nhỏ:
-Chuyện 1 của D7-E209-F7, có khi bác binhyen1960 biêt rõ hơn em, vì em chỉ thuộc dạng...hóng gió: Cái ngày mà cả D7 đánh nhau ở cánh đồng "chó ngáp" nào đó, trước 7/1/1979, cả tiểu đoàn bị 2 khẩu súng máy nó quất túi bụi không thể ngóc đầu lên được. Trinh sát ta vòng kiểu tập hậu, đến tận nơi, phát hiện ra tận...2 thằng choai choai(mỗi thằng 1 khẩu đang chổng mông kéo có) và tóm sống chúng, chân chúng đang bị xích chặt vào súng? Thế mới biết bọn Pốt thuộc dạng...cao thủ, với lợi thế về địa hình, có mỗi 2 khẩu cùng 2 thằng chọi con mà lính mình mệt với nó.
-Chuyện 2 của 1 anh, cựu trinh sát F8-QK9 chuyên lọ mọ ven  biển từ Hà tiên đến Kokong suốt từ 1977-1981, là dân trinh sát, nhưng bác ấy rất "nể" Pốt, không bao giờ dám coi thường, khi đi trinh sát 1 đằng, khi về kiểu gì cũng phải vòng đường khác, vì sợ nó "úp sọt"- Bạn bác ấy 2w đồng hương cấp xã đã từng bị nó bắt, khi anh em tìm thấy thì đã chết vì bị trói chặt, lột hết da mặt(không dám kể nữa kinh lắm các bác ạ). Trong thời gian ở Kokong, bác này rất cảnh giác, khi ngủ ban đêm toàn chui gậm giường,vì Pốt nó có cái trò ném lựu đạn lên mái nhà. Bây giờ bác ấy vẫn rất...sợ chết, thấy kèn đám ma là sợ dúm vó lại ???Em vẫn cười: Thế mà họ cũng cho huynh làm trinh sát, mà là trinh sát tận sư đoàn mới kinh.

Chứng tỏ Pốt thuộc dạng...cao thủ đầu có mủ, các bác nhể? Bản nhà em tỷ lệ hy sinh/về nhà trong chiến tranh BGTN là khoảng 1/5(đi 100 về 79)?
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười Hai, 2011, 11:33:55 pm gửi bởi GiangNH » Logged
E1BINHGIA
Thành viên
*
Bài viết: 136


« Trả lời #173 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2011, 08:20:07 am »

Chuyện bạn kể rất giống chuyện bên D6 E2 F9 quá ,có lần tôi nghe mấy đồng hương bên D6 kể ,trong một lần truy quét địch ở cao điểm nào tôi không nhớ ,cả tiểu đoàn đang truy kích bao vây cứ điểm của pốt ,khi xông lên thì bị khẩu trung liên cầm chân ,vì ở cao nên có lợi hơn ta ,còn lính ta từ dưới xông lên địa hình trống trải nên khó vận động lên ,sau đó có một đơn vị bọc hậu lên được cao điểm thì pốt đả kịp thời rút hết qua thái ,chỉ còn một nử pốt khá kớn tuổi ở lại củng khẩu rpd ,
Logged
ThaiE88
Thành viên
*
Bài viết: 462


Bình Minh NNBL


« Trả lời #174 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2011, 09:17:54 am »

***88
Lính PP đâu có thời hạn "nghĩa vụ quân sự", thành ra càng lâu năm bọn chúng càng già đời, càng kinh nghiệm, lão luyện binh nghiệp. Trong khi quân ta cứ 3 - 4 năm là ra quân thay bằng lớp lính mới tò te, ngây ngô, không có 1 gram kinh nghiệm chiến trường, nếu không có các lớp đàn anh cán bộ A, B, C dìu dắt thì khi đụng lính PP chẳng khác nào cừu non gặp sói ! Nói gì thì nói, kỹ năng chiến đấu từng cá nhân của ta, nhất là lớp lính trẻ mới chắc chắn không bằng cá nhân thằng lính PP được huấn luyện bài bản, trang bị tốt, lại có thâm niên chiến trường, nhưng ta vẫn thắng được chúng nhờ ý chí quyết tâm cao của người lính tình nguyện VN, tinh thần khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, ác liệt cùng với bản lĩnh các cấp chỉ huy của ta. Những đức tính quý báu đó không mấy quân đội nào có được !
Logged

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng GIAN bút chẳng tà !
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #175 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2011, 01:57:21 pm »

                                                     (tiếp theo)
            Phó Tư lệnh Quân đoàn 4 Võ Văn Dần giao nhiệm vụ cho sư đoàn qua máy bộ đàm đại ý là: Sư đoàn 341 được tăng cường thêm Trung đoàn 250 đánh từ hướng Tây Bắc vào Lếch. Hướng Đông Nam đánh lên có Trung đoàn 2 Sư 9. Sư đoàn 341 tập trung toàn bộ lực lượng giải quyết bọn địch bu bám phía trước, nhanh chóng xóc lại lực lượng, tổ chức tấn công bằng bộ binh manh có xe tăng, thiết giáp hỗ trợ tiến theo trục đường 56 vào Lếch trong ngày 29/4.
   Tình thế buộc sư đoàn khẩn trương xử lý tình huống phức tạp này.
   Đảng ủy BTL sau phút hội ý chớp nhoáng đã xác định:
-   Đánh chiếm Lếch là nhiệm vụ chủ yếu của sư đoàn
-   Nhanh chóng tiêu diệt bọn địch bu bám phía trước.
-    Các đơn vị sử dụng mọi lực lượng sẵn có, giải quyết nhanh tình huống này trong ngày.
   Lập tức cán bộ cơ quan sư đoàn, trung đoàn lao xuống các đơn vị. Các đơn vị trực thuộc sư đoàn, trung đoàn và các chiến sỹ phục vụ cơ quan đều được đưa lên phía trước chiến đấu.
          Phó tư lệnh sư đoàn  Lê Văn Cúc sử dụng một đại đội bộ binh có 2 xe tăng, 4 thiết giáp tiến về hướng Trung đoàn 273 giải phóng địch ở khu vực Chà Cáp. Đến 12 giờ trong ngày thì trung đoàn 273 và đoàn xe chở gạo, đạn tiến vào được thị xã. Các đơn vị phía trước được tiếp thêm đạn và lực lượng.
   Chốt đại đội 18 thông tin do đại đội phó Trần Mạnh Tăng chỉ huy khi xuất kích đánh địch bật ra khỏi chốt râu tôm phía trước thì đồng chí Tăng hy sinh.  Trung đội phó Trần Xuân Đoài cắn chặt môi một mình một đại liên nhoài người khỏi thành chiến hào, lia từng loạt đạn chính xác vào các tốp địch phía trước, anh em phía sau xông lên làm chủ trận địa.
   Hướng tiểu đoàn 8 chiến sỹ Nguyễn Hữu Thọ dùng ĐKZ vác vai bắn cháy 2 xe tăng P85, đội hình bộ binh địch hoảng loạn, giãn ra, lùi về phía sau.          
     Hướng Tiểu đoàn 7 địch phản kích đến lần thứ 7 thị bị hỏa lực của tiểu đoàn khống chế. Bộ binh xuất kích đồng loạt, địch bị đánh bật ra, buộc chúng phải  tản vào rừng củng cố lực lượng.
   Tiểu đoàn 4, Tiểu đoàn 6 sau khi tiêu diệt lực lượng địch phía trước vòng sang tấn công bọn địch trước chốt Tiểu đoàn 9 và Đại đội 18 thông tin của Trung đoàn 266 từ tuyến đường tàu đánh xuống.
   Đến 21h ngày 27/4 toàn bộ lực lượng địch đánh vào khu vực thị xã Pua Sát đã được giải tỏa.
   Sáng ngày 28 địch lại tổ chức bu bám, ráo riết tấn công vào thị xã Pua Sát.
   Để Trung đoàn 266 và Trung đoàn 270 làm lực lượng chủ công đánh chiếm Lếch như phương án ban đầu, sư đoàn sử dụng Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 273 và 2 tiểu đoàn của Trung đoàn 250 tăng cường, tiếp tục hỗ trợ  Trung đoàn 266 và phản kích tiêu diệt lực lượng địch đang bu bám này.
   Ngày N (29.4) đánh vào mục tiêu chính đã được xác định – Lực lượng của sư đoàn trên các mũi tấn công vẫn triển khai đúng ý định, mệnh lệnh của phó Tư lệnh Bùi Cát Vũ: “ Trung đoàn 266 với sự chi viện tối đa của pháo binh, xe tăng, thiết giáp đột kích mạnh, phá vỡ tuyến phòng ngự của địch phía trước rồi thọc nhanh vào Lếch theo trục đường 56.Trung đoàn 273 thiếu Tiểu đoàn 1 (d1 đang chốt ở thị xã Pua Sát) theo trục đường sắt vào Lếch từ Đông – Đông Nam. Trung đoàn 250 vòng cánh phải, Trung đoàn 270 đánh vào Lếch từ hướng Nam – Tây Nam. Hướng Đông Nam vào Lếch có Trung đoàn 2 Sư 9 đảm nhiệm.”
   Như vậy căn cứ Lếch chỉ còn một hướng chính Nam chưa được khép kín. Sau này chúng tôi mới biết là Sư 10 Quân đoàn 3 đánh từ biên giới Thái Lan ngược lên. Cũng lấy căn cứ Lếch làm hợp điểm với Quân đoàn 4.
    1h sáng ngày 29 các tiểu đoàn 1, 3, 5, 6 đã bắt đầu luồn sâu.
   Trời sáng dần, tiếng súng bỗng rộ lên hướng Tây Nam thị xã. Tư lệnh sư đoàn nóng ruột cầm máy gọi trung đoản trưởng 266:
-   Anh Hạt (trung đoàn trưởng 266) Tiểu đoàn 9 đến đâu rồi?
-    Báo cáo đang ở vị trí bàn đạp.
-    Sao bây giờ còn ở đó?
-         Địch bu bám không thoát ra lối nào được – lực lượng ta nống ra chỗ nào cũng gặp địch.
-   Cho xuất kích ngay!
    Lúc này là 5 h ngày 29.4 đội hình Tiểu đoàn 9 lộ ra giữa cánh đồng trống, một số cán bộ chiến sỹ bị thương vong . Tiểu đoàn 7 và 4 xe tăng thiết giáp phải xuất kích sớm hơn dự kiến. Bọn địch trước chốt d9 bị tan vỡ. Các tiểu đoàn 7, 8, 9 nâng tốc độ tấn công, nhưng khi đến phum Rô Lếp thì chiếc cầu gỗ trên trục đường 56 vào Lếch bị địch phá sập. Sư đoàn lệnh cho các tiểu đoàn 7, 8 vẫn tiếp tục tấn công – Tiểu đoàn 9 nhanh chóng khắc phục cầu để đưa xe tăng, thiết giáp và pháo binh tiến vào mục tiêu.
   Đến 10 h30 Quân đoàn thông báo: “ địch ở Lếch đã bỏ chạy”. Tiểu đoàn 7, 8 nâng tốc độ tấn công – Trung đoàn 270,  250, Trung đoàn 273 vừa tấn công truy đuổi địch vừa phải khắc phục chướng ngại vật dọc đường do rừng núi, khe suối xen kẻ . Mặt khác mấy ngày chiến đấu liên tục sức lực bộ binh cũng có hạn nên tốc độ tấn công của ta chậm lại, khi vào đến nơi thì bộ binh địch phần lớn đã tản mác hết vào trong rừng.
   Hướng Sư 9 thuận lợi hơn, vào đánh chiếm Lếch lúc 16h cùng ngày. Trung đoàn 270 lẻ tẻ có đọ súng với đoàn 31,( sau đó anh em mới hiểu ra là Sư 10 Quân đoàn 3 từ hướng Nam – Tây nam giáp biên giới CPC- Thái Lan đánh lên.)
   Ngày 30.4 các lực lượng tham chiến tiếp tục truy quét. Được nhân dân  dẫn đường các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia và bộ đội ta đã phát hiện và thu giữ toàn bộ kho tàng của địch (bao gồm: lương thực, vũ khí, phương tiện chiến tranh… Nghe nói ta có thu đươc  một số vàng của bọn Pôt cất dấu dưới lòng đất, trong những hòm đạn).
         Căn cứ hậu cần chiến lược cuối cùng ở Lêch của “Khơ Me Đỏ” đã hoàn toàn thuộc về nhân dân Campuchia.
         Hàng chục ngàn người dân KPC đã được giải phóng. Và suốt mấy tháng trời sau đó từng đoàn người dân rách rưới, bệnh tật, bồng bế,dắt díu nhau từ các nẻo đường  trong rừng sâu theo đường 56 không ngớt kéo về hướng Pua Sat.
    Cuộc chiến đấu mới lại tiếp tục, đó là cuộc chiến tìm diệt bọn đầu sõ và bắt sống TaMok.
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #176 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2011, 02:30:38 pm »

           Chào bác vathang! Tranphu341 chúc mừng bác có bài viết rất hay, có nhiều số liệu ngày thàng, mũ, hứơng rất cụ thể. Như vậy trong những ngày vừa rồi ngoài trí nhớ, nhật ký, bác cũng phải còn nghin cứu tham khác các tài liệu của Sư đoàn? Rất tỷ mỉ kỳ công. Thật đáng khâm phục.

                      Chúc bác cùng gia đình luôn khỏe, có nhiều niềm vui . Để viết tiếp chuyện săn lùng tên đồ tể TaMox.
Logged
trungdung1965
Thành viên
*
Bài viết: 192


« Trả lời #177 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2011, 09:24:27 am »

Bác Văn Thăng ơi ,đúng là chuyện bác kể thu hút mọi người lắm ,lời văn bác cũng mạnh mẻ và hùng hồn như người lính ,mọi người đang nóng lòng chờ  xem chuyện bắt sống tên đồ tể tamoc .....
Logged
trungdung1965
Thành viên
*
Bài viết: 192


« Trả lời #178 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2011, 09:29:15 am »

Ngày xưa em cứ nghỉ là QD4 chỉ có F7 và F9 ,giờ mới biết F341 cũng thuộc QD4 ,không biết F341 tách khỏi QD năm nào vây bác ....
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #179 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2011, 01:33:58 pm »

Ngày xưa em cứ nghỉ là QD4 chỉ có F7 và F9 ,giờ mới biết F341 cũng thuộc QD4 ,không biết F341 tách khỏi QD năm nào vây bác ....
                 Chào bạn! Sư đoàn 341 sát nhập vào Q Đ4 Tháng 2/1975. Khi mà cuộc chiến tranh giải phóng Miền Nam đang diễn ra vô cùng ác liệt. Những ngày tháng cuối tháng cuối cùng của chế độ VNCH. Sư đoàn cùng đội hình Q Đ4 Tham gia các trận đánh lớn như: Chơn Thành, Dầu Tiếng, Xuân Lộc. Sư đoàn được đánh trận mở màn chiến dịch HỒ CHÍ MINH ngày 28/4/75 . Tấn công giải phóng chi khu Trảng Bom, Đồng Nai. Rồi cùng các cánh quân tiến đánh Biên Hòa, Sài Gòn.

                   Sau đó Sư đoàn 341 được làm Quân quản tại TP Hồ Chí Minh. Khi chế độ quân quản được bãi miễn. Sư đoàn về đóng quân tại căn cứ Long Bình để chuẩn bị đi xây dựng kinh tế, Thì xẩy ra chiến tranh BGTN. Tháng 5/77 đã cử Trung Đoàn 270 xuống bảo vệ Hà Tiên, Kiên Giang. Toàn đội hình Sư đoàn ra biên giới Tây Ninh ngày 27/9/77. Chiến đẩu bảo vệ BGTN Và làm n/v Quốc Tế tại Campuchia vẫn trong đội hình Quân đoàn 4.

                   Tới tháng 12/1980 thì tách khỏi Q Đ 4 về sát nhập với Q K 4 . Với n/v giúp bạn Lào . Vì lúc đó tình hình khu vực này cũng bất ổn. Nhưng sau đó không sang Lào mà chỉ làm n/v huấn luyện ss chiến đấu tại Q K 4.

                                                      CHÚC ANH VT CÙNG CÁC BẠN VUI KHỎE!
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Hai, 2011, 01:48:39 pm gửi bởi tranphu341 » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM