Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 06 Tháng Sáu, 2024, 10:05:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhật kí Nguyễn Văn Thắng  (Đọc 323146 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #370 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2012, 11:13:48 pm »

Bác VanThang kính,
 Lời của cháu không có gì là quá, bởi đây là những lời nói thật lòng gửi đến cả một thế hệ  trong những câu chuyện được viết ở trên của bác VanThang . Trong những ngày sắp đến ngày 30/4 này, xin được gửi đến thế hệ các bác lời kính chúc sức khỏe.
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #371 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2012, 08:18:01 am »

Bác VanThang kính,
 Lời của cháu không có gì là quá, bởi đây là những lời nói thật lòng gửi đến cả một thế hệ  trong những câu chuyện được viết ở trên của bác VanThang . Trong những ngày sắp đến ngày 30/4 này, xin được gửi đến thế hệ các bác lời kính chúc sức khỏe.


    Cảm ơn, bác cảm ơn cháu HaHoi nhiều!
    Hàng năm cứ vào những ngày tháng Tư lịch sử thế hệ các bác nói riêng, chúng ta nói chung vẫn háo hức tự hào về những năm tháng đáng nhớ, một thời máu lửa nhưng đầy vinh quang. Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc VN ta luôn luôn là niềm tự hào của các thế hệ. Bác và tất cả chúng ta mong muốn có niềm tự hào về một Tổ Quốc giàu mạnh, hùng cường để Tổ Quốc VN hiên ngang, hùng dũng bên bờ Thái Bình Dương như ngọn Hải Đăng của Thế giới. Điều đó tùy thuộc vào sự nổ lực của các cháu và những thế hệ tiếp theo. Hơi khẩu hiệu một chút.
    Bác chúc cháu mạnh khỏe, chúng ta còn tiếp tục trao đổi nhé.
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #372 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2012, 08:27:03 am »

     Có lệnh trở lại Tây Ninh chúng tôi được làm công tác chuẩn bị môt buổi chiều hôm trước. Gần một tháng chiến đấu trên đất Hà Tiên sinh hoạt vật chất kham khổ, hôm nay có thời gian chuẩn bị, bà con lại biết bộ đội sắp đi xa nên thiết đãi khá hậu hĩnh. Chủ yếu là cá, cá luộc, tôm luộc, cá kho, cá nấu cháo.v.v…Ăn chán còn dư mấy đồng chí ở tiểu Ban tổ chức nấu cháo từ tối hôm trước sáng hôm sau  mỗi người một bát, không nấu cơm. Long Bình Phươn trợ lý chính sách (người dân tộc  ở miền tây Nghệ An), người to, khỏe, thấy cháo còn nhiều, tiếc của gắng ăn hết số cháo trong nồi.. Ăn xong, chúng tôi tạm biệt bà con Hà Tiên ung dung lên đường.
      Xe lăn bánh được khoảng 40 phút, tôi nghe tiếng đập thình thịch trên nắp cabin. Bảo đồng chí lái xe chậm lại, tôi ngoái đầu lên, đồng chí Nguyễn Sỹ Thoại hét to: “ Có người đau bụng đi ngoài cho xuống xe”. Đồng chí tài xế đang cho xe dừng chậm bên lề đường thì Phươn đã vội nhảy ào từ trên xe xuống, mặt nhăn nhó, một tay cầm chiếc mũ cối úp sát đít, quần dài ướt từ đít đến chân, nhảy ào xuống suối cạnh đường. Như có phản ứng dây chuyền, mấy đồng chí trợ lý tổ chức đuổi nhau đi tìm “chổ trú ẩn”
      Qua thị xã Rạch Giá, đi khoảng 1 giờ nữa chúng tôi gặp một tốp hơn mười chị em toàn là con gái nói giọng Bắc. Tôi bảo lái xe tạm nghỉ ít phút cho “Đồng hương miền Bắc” gặp nhau, ôi chao là chuyện. Hỏi thăm quê quán, sức khỏe, gia đình, công việc trồng dứa của chị em, chiến đấu của đơn vị… Chuyện đang sôi nổi nhưng đến giờ chúng tôi phải lên xe hành quân tiếp, các cô tranh nhau nói: “ Các anh ơi, ở đây với chúng em luôn, chúng em cho thơm, muốn thơm bao nhiêu cũng có, thơm ngọt lịm luôn”.( Đây là một vùng trồng dứa mênh mông, nghe nói dân Thái Bình vào lập nghiệp). Từ đầu đến giờ thấy Phươn ít nói, đồng chí Lại Thế Phủng đẩy Long Bình Phươn về phía các cô: “ Đây, chúng tôi có anh này còn thơm hơn, cho cả cục to tướng này ở lại với các cô luôn tha hồ các cô thơm”. Long Bình Phươn đỏ mặt, lúng túng rồi quay sang đổ bực tức vảo đ.c Phủng “ Cái ông này, lại còn diễu cợt trên nỗi đau của người khác ạ!”. Đám đông đang vui bổng im bặt cả lại, các cô nhìn nhau rồi nhìn chúng tôi, ngơ ngác.
      Tạm biệt đám con gái, xe chúng tôi chạy thêm một tiếng rưỡi đồng hồ nữa thì dừng lại nấu ăn. Trưa nay Phươn ăn rất ít, giáng điệu tư lự, buồn buồn. Tôi nghĩ là Phươn đang đau bụng, bảo đ.c công vụ ban chính trị pha cho Phươn cốc nước chanh muối. Tôi đưa nước mời Phươn uống. Uống xong tôi nhẹ nhàng hỏi: “ Ông còn đau bụng lắm không? Lúc sáng thấy ông buồn buồn, ông Phủng nói đùa vậy thôi mà, căng thẳng thế mất vui.” Phươn thành thật: “ Không anh ạ, tôi đang nghĩ và thương bố mẹ , vợ con… lúa gạo hết từ Tết, ngô đang non, đầu tháng đến nay gia đình tôi đi nhổ cọc sắn hàng rào lấy củ ăn. Những củ sắn gạc nai như que củi khô ăn làm sao được, đói lắm. Mắt Phươn đỏ hoe và rơm rớm nước.
      Tôi không hỏi được gì thêm ở Phươn. Ngạc nhiên quá, bình thường Phươn ít nói, khi nói thì rất thật không vòng vo dài dòng không sâu sắc, xa xôi, thế mà hôm nay Phươn suy tư trầm mặc vì một điều khác chứ không như tôi nghĩ…
       Mãi sau này tôi mới hiểu ra rằng tình hình đói kém ở ngoài Bắc đã tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của một số cán bộ chiến sỹ của chúng tôi. Phải chăng đó là một trong những nguyên nhân để ra đời chỉ thị 100 của Trung ương Đảng làm thay đổi chính sách kinh tế nông thôn thời bấy giờ.
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #373 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2012, 08:40:49 am »

               Chào anh vanthang! Tranphu đọc chuyện của anh kể thấy vui, rất khôi hài chân thực. Rồi kết luận của câu chuyện thật sâu sắc. Đúng như nhiều bạn nói anh là người viết có trình độ , có logic, rất chuyên nghiệp.

                Chúc anh chị có nhiều sức khỏe cùng nhiều niềm vui. Rất mong được đọc các bài viết của anh!
Logged
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #374 vào lúc: 15 Tháng Ba, 2012, 08:59:18 pm »

  Kính chào bác vanthang341 ! Em bận quá mỗi hôm tranh thủ đọc chỉ được vài trang,đến giờ mới đuổi kịp "đơn vị" ! cảm ơn bác và bác tranphu341 đã cho lớp lính đàn em cháu đi sau biết rõ hơn về 1 thời cha anh mình đã đi qua như thế ! em cũng là lính QD4 lớp đàn em mãi sau này bác ạ , mong chờ tiếp dòng nhật ký của bác !
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #375 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2012, 08:22:15 pm »

               Chào anh vanthang! Tranphu đọc chuyện của anh kể thấy vui, rất khôi hài chân thực. Rồi kết luận của câu chuyện thật sâu sắc. Đúng như nhiều bạn nói anh là người viết có trình độ , có logic, rất chuyên nghiệp.

                Chúc anh chị có nhiều sức khỏe cùng nhiều niềm vui. Rất mong được đọc các bài viết của anh!

    Chào Tranphu341!
    Nhà chú vui quá toàn ae uống rượu wiski, Napoliong, Rum và có người còn có cả rượu Hoang cung nữa. Rượu ngon, nồng độ 50, 60 độ nhắm với tôm hùm, mực nang khô... sướng quá. Bác không uống được loại rượu nồng độ cao đó mà chỉ lấy cho Trần Minh TMP sư đoàn một xe Zep đầy rượu và thuốc lá khi ngày 8/1 ông mang xuống trung đoàn 273 cái cờ 5 ngọn tháp xuống treo ở sân vận động quốc gia OLEMPICH. Sau đó có lấy thêm được dăm hộp sâm nước Trung Quốc loại ống tiêm 5cc mang sang bên kia sông Bốn mặt truy quét, đói quá ăn cá, uống sâm mà bị đau bụng liệt người, nhớ mãi.
    Chú nói bác viết sâu sắc, chuyên nghiệp ư. Chú khen và để động viên bác, bác biết mà, cảm ơn chú đã có lời động viên khéo với bác. Nói chuyện chiến đấu nhiều căng thẳng, bác viết ít chuyện sinh hoạt vậy cho vui. Nên chăng ôn lại một vài kỷ niệm trong cuộc sống thường ngày của lính để nhớ mãi một thời giản dị mà vui. Phải không chú.
     Chúc chú tiếp tục cuộc hành quân của mình, kể những gì mình có của một thời oanh liệt ấy.
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
minhsinh_1960
Thành viên
*
Bài viết: 400



« Trả lời #376 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2012, 08:40:29 pm »

 Em chào bác vanthang341ht!
 Bác kể chuyện riêng, bác Thúy đi phép bị móc túi hết cả gia tài của hai người lính nghe chuyện thật buồn. Các bác lính mình hơi bị chủ quan đầu chỉ chú ý chiếc khung xe đạp chứ có biết đâu đại bợm tiểu bợm đánh trúng trung tâm kinh tế hai bác một cú quá đau. Em nhớ có lần xem truyền hình nói về bác bộ đội tìm xác đồng đội, với bao khó nhọc những ngày thời bình. Lúc đi tàu về rất kỹ cẩn thận thế mà vẫn bị  mấy tên đạo tặc chôm nguyên ba lô hài cốt đồng đội mình mới tìm thấy. Kẻ cắp chả tha bất cứ cái gì, vì nó có tia và không biết được trong ba lô ấy có cái gì đâu, thấy ôm khư khư tưởng nhiều đồ cổ nên ta sơ hở là nó thịt ngay. Bác nói câu chuyện thời sự tình hình đói kém ở Bắc những năm tháng đó tác động sâu sắc tư tưởng tình cảm của lính rất thật. Em nhớ sau ngày đất nước thống nhất dân mình ngoài này ngày càng kham khổ không biết do đâu, khi mới thống nhất các vùng nông thôn miền Bắc hồi đó quả rất khó khăn. Những năm tháng đó các việc làm ăn gia công chế biến mỳ sợi bánh kẹo nói chung là về vấn đề lương thực làm ăn rất được & còn được khuyến khích sản xuất. Hồi đó bố em học được ở đâu vác về một quả, bom hơi mới chế có cả đồng hồ đo hơi đàng hoàng để chế gạo ra loại sản phẩm mới tên là bỏng gạo đại loại hạt gạo sẽ nở to ra gấp hơn chục lần hạt gạo bình thường, nếu làm thành công lúc đó quả thật là một nghề mới chuyên nhận gia công hái ra tiền ngay của thời kỳ đó thế rồi bắt đầu thí nghiệm đổ gạo vào bom rồi cho lên lò than đá quay đều, nhưng đều thất bại bị xì hơi ra hàng tạ gạo hư nhưng bố vẫn quyết dồn tâm chí làm, lỗi là do roăng miệng của thiết bị không chịu nổi nhiệt của lò than đá nên chưa đạt được áp xuất cần tới thì đã bị xì. Nhìn chung ngày đó là cái thiết Bị này quá nguy hiểm thành công chưa thấy mà em chỉ thấy vốn liếng ngót vơi chưa kể nó nổ mất mạng như chơi cả nhà quyết rồi nên cứ tiến không lùi. Hết đổ đầy gạo đổ vừa & đổ vơi vào trái bom xong lại quay về, ngăn bếp gạt lửa không cho cháy tạt vào roăng thất bại rồi lại chồng lên thất bại cứ như là phá nhìn thấy xót lắm. Mẹ rất lo lắng vẫn tin vào bố còn vờ không biết dù bụng rất đau, hôm đó bố lại tháo máy rồi đem cả cái mặt píc tiện một lòng máng hình tròn và sâu đem chì nấu chảy trộn với thiếc hàn đổ vào làm thành một loại roăng mới có sức chịu nhiệt cao hơn bền hơn & thành công đã chớm mỉm cười vui sau tiếng nổ lộng óc mẻ gạo thất bại lại là thành công trong sự mừng vui của cả gia đình, thật khó tả nhất là mẹ của em. Hàng phố nghe thấy tiếng nổ rất to & tiếng reo vui của mấy anh em em lúc ờ ngoài đường, nhìn hơi và bụi từ trong nhà em bay tỏa ra họ chả hiểu chuyện gì kéo nhau sang xem lão Xuân Thành và bác Mại còn động viên bố em. Những ngày sau này trái bom cho ra lò sản phẩm từ gạo đã đạt yêu cầu nhưng  không kinh tế cứ vài phát nổ là đứt bóng liền một đồng hồ hơi nếu mà nổ bằng đồng hồ giờ thì rất là nguy hiểm và lại không đảm bảo sản phẩm ra lò được tốt như ý ông trời không tuyệt đường khó bí lòi ra khôn. Cuối cùng, những chiếc đồng hồ hỏng được hàn chế lại thành vạch hơi mờ thấy có ba vạch. Cứ tới vạch hai và thời gian phút trên đồng hồ giờ đã ghi là nổ mười quả được cả, quanh phố ai có ngô gạo đem sang họ con đem cả miến sang thuê nổ mẹ thu tiền cất túi vui lắm. Sau này, bỏng ngô bỏng gạo biến tấu tẩm đường ăn cho dễ nuốt. Bố lại nhờ chú chế thêm một cái bom nổ bỏng to ra nhiều sản phẩm tiếng nổ cũng to cái gì cũng hơn và phải chuyển cả cái xưởng nổ về quê cách nhà khoảng 7 km. Nhà ở ngoài phố thành xưởng chế biến bỏng gạo, đun đường hoa mai và kẹo mạch nha, khi thử thấy được đổ thúng bỏng gạo trộn nóng trên lò thật kỹ xong mang ra khay cán phẳng & đều rồi lấy dao cắt theo thước dọc ngang, xếp mỗi túi ninon 200 cái buộc chặt kín hơi xếp đầy cả nhà sáng ra mẹ giao hết cà bỏng ngô và bỏng gạo.Lúc thu hồi vốn trứ gốc thấy lời có tiền bỏ ống. Hết ngô nếp rồi đến ngô răng ngựa hết gạo tẻ rồi đến gạo dính, cái nơi gia công chỉ trong mấy năm ngày đêm lao động ngốn bao tấn gạo và ngô răng ngựa biến thành sản phẩm đưa về các vùng nông thôn tiêu thụ cho đến tháng 05 năm 1978 đổi tiền nay nghĩ lại thấy nản quá...
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Ba, 2012, 11:41:54 pm gửi bởi minhsinh_1960 » Logged

Phận nam ta ở nơi nào cũng thôi !
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #377 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2012, 08:57:25 pm »

  Kính chào bác vanthang341 ! Em bận quá mỗi hôm tranh thủ đọc chỉ được vài trang,đến giờ mới đuổi kịp "đơn vị" ! cảm ơn bác và bác tranphu341 đã cho lớp lính đàn em cháu đi sau biết rõ hơn về 1 thời cha anh mình đã đi qua như thế ! em cũng là lính QD4 lớp đàn em mãi sau này bác ạ , mong chờ tiếp dòng nhật ký của bác !

    Chào bạn bschung!
    Mỗi tối hoặc lúc rỗi ngồi đọc một số bài viết của đồng đội trên trang VMH thấy cũng thư giãn được ít nhiều. Nhiều đồng đội viết hay quá, có đồng chí viết như những nhà văn thực thụ, chẳng biết họ có phải là nhà văn không nữa.
   Ở góc độ của chúng ta không phải tướng, không phải hồi ký, chẳng phải nhà văn, chúng ta là những người lính đã từng nằm gai, nếm mật, bò, trườn trước mặt kẻ thù bắn chết từng tên địch. Bây giờ có điều kiện ngồi nhớ và kể lại cho đồng đội nghe. Kể lại việc mình đã làm chứ không phải kể lại công mình đã có. Nên việc mình đã làm thế nào mình kể lại như thế thôi . Có thể bác kể chưa hay hoặc không hay nhưng đấy là việc bác đã làm, đã trải. Cảm ơn bschung đã đọc của nhiều người, đã đọc của bác và có lời chia sẻ với bác.
    Vẫn còn nhiều chuyện nữa bạn ạ, bschung theo giõi và tham gia ý kiến giúp bác với nhé.
     Chào đồng đội trẻ QĐ4, nơi một thời các lính già như vanthang đã từng sống và chiến đấu.
    Mong bạn bschung luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, tiếp tục sự nghiệp xây dựng QĐ4 giữ vững truyền  thông vinh quang của mình.
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #378 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2012, 09:27:21 pm »

Em chào bác vanthang341ht!
 Bác kể chuyện riêng, bác Thúy đi phép bị móc túi hết cả gia tài của hai người lính nghe chuyện thật buồn. Các bác lính mình hơi bị chủ quan đầu chỉ chú ý chiếc khung xe đạp chứ có biết đâu đại bợm tiểu bợm đánh trúng trung tâm kinh tế hai bác một cú quá đau. Em nhớ có lần xem truyền hình nói về bác bộ đội tìm xác đồng đội, với bao khó nhọc những ngày thời bình. Lúc đi tàu về rất kỹ cẩn thận thế mà vẫn bị  mấy tên đạo tặc chôm nguyên ba lô hài cốt đồng đội mình mới tìm thấy. Kẻ cắp chả tha bất cứ cái gì, vì nó có tia và không biết được trong ba lô ấy có cái gì đâu, thấy ôm khư khư tưởng nhiều đồ cổ nên ta sơ hở là nó thịt ngay. Bác nói câu chuyện thời sự tình hình đói kém ở Bắc những năm tháng đó tác động sâu sắc tư tưởng tình cảm của lính rất thật. Em nhớ sau ngày đất nước thống nhất dân mình ngoài này ngày càng kham khổ không biết do đâu, khi mới thống nhất các vùng nông thôn miền Bắc hồi đó quả rất khó khăn.
   Bạn minhsinh ơi. Bạn kể chuyện bố bạn làm bỏng ngô, bỏng gạo thật hay nhưng bác thấy sợ rởn gáy. Thật là điếc không sợ súng. Cũng may bố bạn còn có chút hiểu biết kỷ thuật cơ khí mới dám làm như vậy. Mãi sau này  những năm chín mươi ở quê bác vẫn còn có bỏng ngô, bỏng gạo đấy bạn ạ.
    Cái đói cứ đeo đuổi chúng ta mãi, rất may là Đảng ta đã sớm tìm ra đường lối đổi mới để có được như ngày hôm nay, nếu không thì không biết xã hội VN sẽ như thế nào, uổng công máu xương bao thế hệ đã đổ. Nhưng vẫn còn đó sự công bằng tối thiểu chưa được tốt. Thế hệ các cháu và con cháu chúng ta sẽ làm sao đây cho cuộc sống không ngừng tốt đẹp hơn lên.
    Chúng ta sẽ còn tiếp tục theo giõi và trao đổi với nhau nhiều minhsinh nhé
    Vanthang xin có lời chúc sức khỏe, hạnh phúc tới ban và gia đình bạn!
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Ba, 2012, 04:32:40 pm gửi bởi vanthang341ht » Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #379 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2012, 09:44:31 am »

  Kính chào bác vanthang341 ! Em bận quá mỗi hôm tranh thủ đọc chỉ được vài trang,đến giờ mới đuổi kịp "đơn vị" ! cảm ơn bác và bác tranphu341 đã cho lớp lính đàn em cháu đi sau biết rõ hơn về 1 thời cha anh mình đã đi qua như thế ! em cũng là lính QD4 lớp đàn em mãi sau này bác ạ , mong chờ tiếp dòng nhật ký của bác !

    Chào bạn bschung!
    Mỗi tối hoặc lúc rỗi ngồi đọc một số bài viết của đồng đội trên trang VMH thấy cũng thư giãn được ít nhiều. Nhiều đồng đội viết hay quá, có đồng chí viết như những nhà văn thực thụ, chẳng biết họ có phải là nhà văn không nữa.
   Ở góc độ của chúng ta không phải tướng, không phải hồi ký, chẳng phải nhà văn, chúng ta là những người lính đã từng nằm gai, nếm mật, bò, trườn trước mặt kẻ thù bắn chết từng tên địch. Bây giờ có điều kiện ngồi nhớ và kể lại cho đồng đội nghe. Kể lại việc mình đã làm chứ không phải kể lại công mình đã có. Nên việc mình đã làm thế nào mình kể lại như thế thôi . Có thể bác kể chưa hay hoặc không hay nhưng đấy là việc bác đã làm, đã trải. Cảm ơn bschung đã đọc của nhiều người, đã đọc của bác và có lời chia sẻ với bác.
    Vẫn còn nhiều chuyện nữa bạn ạ, bschung theo giõi và tham gia ý kiến giúp bác với nhé.
     Chào đồng đội trẻ QĐ4, nơi một thời các lính già như vanthang đã từng sống và chiến đấu.
    Mong bạn bschung luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, tiếp tục sự nghiệp xây dựng QĐ4 giữ vững truyền  thông vinh quang của mình.


   Hóa ra là cái bỏng ngô, bỏng gạo của nhà minhsinh cũng hái ra tiền đấy nhỉ. Một thời có cả cục tiền to tướng có thể mua được những 3 cái nhà cao, đẹp cơ mà. Sau vụ đổi tiền 1978 ấy số tiền đó có được đổi hết không vậy. Và sau đó khi đổi tiền rồi có mua sắm được cái gì không hay là vẫn vuốt thẳng góc cho vào hòm khóa lại cất nóc tủ để dành?...
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM