Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 13 Tháng Năm, 2024, 02:29:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992  (Đọc 114007 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #230 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2013, 10:29:10 pm »

http://www.tienphong.vn/xa-hoi/610984/nhan-dan-la-chu-the-toi-cao-cua-quyen-luc-tpp.html

Trong thảo luận tại Quốc hội, một số đại biểu đề xuất bổ sung quy định về việc dân phúc quyết Hiến pháp. Phúc quyết, trưng cầu ý dân là quyền rất quan trọng nhưng chưa được quy định rõ ràng là quyền hiển nhiên của người dân cần được hiến định. Lần sửa đổi này theo ông nên được quy định ra sao?

Tôi ủng hộ những ý kiến đó vì những người đưa ra đề xuất như vậy thực sự muốn bản Hiến pháp có nền tảng dân chủ, nền tảng xã hội lớn hơn. Hiến pháp là tuyên bố của nhân dân trao quyền cho các thiết chế chính trị thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực được giao phó.

Không phải Quốc hội, không phải Chủ tịch nước, Chính phủ hay Tòa án cho dân quyền này, quyền kia. Chính nhân dân trao cho các cơ quan này quyền lực và họ có trách nhiệm thực thi nó phù hợp với ý chí của nhân dân được thể hiện trong Hiến pháp.

....

Tôi nghĩ đây là điều tất yếu của 1 bản Hiến pháp dựa trên nền tảng dân chủ. Nó có tính phổ quát ở mọi Quốc gia trong xã hội văn minh. Cũng nhờ nó, sự bền vững lâu dài, sức thuyết phục rộng rãi của Hiến pháp trong xã hội được bảo đảm.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #231 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2013, 11:53:00 pm »

Hết Tết rồi, các đồng chí tiếp tục thảo luận về bản dự thảo Hiến pháp nhé Wink
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #232 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2013, 08:31:34 am »

http://www.tienphong.vn/xa-hoi/610984/nhan-dan-la-chu-the-toi-cao-cua-quyen-luc-tpp.html

Trong thảo luận tại Quốc hội, một số đại biểu đề xuất bổ sung quy định về việc dân phúc quyết Hiến pháp. Phúc quyết, trưng cầu ý dân là quyền rất quan trọng nhưng chưa được quy định rõ ràng là quyền hiển nhiên của người dân cần được hiến định. Lần sửa đổi này theo ông nên được quy định ra sao?

Tôi ủng hộ những ý kiến đó vì những người đưa ra đề xuất như vậy thực sự muốn bản Hiến pháp có nền tảng dân chủ, nền tảng xã hội lớn hơn. Hiến pháp là tuyên bố của nhân dân trao quyền cho các thiết chế chính trị thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực được giao phó.

Không phải Quốc hội, không phải Chủ tịch nước, Chính phủ hay Tòa án cho dân quyền này, quyền kia. Chính nhân dân trao cho các cơ quan này quyền lực và họ có trách nhiệm thực thi nó phù hợp với ý chí của nhân dân được thể hiện trong Hiến pháp.

....

Tôi nghĩ đây là điều tất yếu của 1 bản Hiến pháp dựa trên nền tảng dân chủ. Nó có tính phổ quát ở mọi Quốc gia trong xã hội văn minh. Cũng nhờ nó, sự bền vững lâu dài, sức thuyết phục rộng rãi của Hiến pháp trong xã hội được bảo đảm.
Tôi rất tán thành với ý kiến của bác,vì không có nhân dân thì làm gì có Quốc hội,tòa án...v/v.Còn các chức danh:Chủ tịch,thủ tướng cũng là do bầu chọn từ sự tín nhiệm của nhân dân.Như thế, quyền lực thuộc về nhân dân và tất cả các cơ quan kia làm việc đều vì nhân dân...
Logged
vt738@yahoo.com
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 403



« Trả lời #233 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2013, 02:09:04 pm »

  Góp ý sửa đổi hiến pháp :
 
 " Chúng ta không thể vượt lên phía trước với chiếc vòng kim cô ở quanh đầu và tấm mai rùa ở trên lưng.Sửa đổi hiến pháp vì vậy là cơ hội rất quan trọng để thiết kế tương lai",TS Nguyễn sĩ Dũng,phó chủ nhiệm văn phòng QH nói về cơ hội vàng của năm 2013

     Nguần :http://dantri.com.vn/su-kien/khong-the-vuot-len-voi-vong-kim-co-quanh-dau-697495.htm
Logged
vutaoE1F9
Thành viên

Bài viết: 4

Chết vì thích nhặt link.


« Trả lời #234 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2013, 03:21:05 pm »

Dân Mỹ và EU khi quan hệ với các cấp Chính Quyền chưa bao giờ e sợ-rụt rè nên không có chuyện xin cho (không phát sinh tham nhũng) vì họ hiểu rằng nhờ lá phiếu của mình mà cái tay đó được ngồi ghế đó,nếu không làm được việc thì lần sau bầu người khác,còn dám quậy ra scandal là xuống ngay (không chịu Tao biểu tình,buộc phải biến ngay),thà 1 nhà khóc còn hơn cả thành phố-cả nước phải khóc
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #235 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2013, 03:22:20 pm »

Điều 2 (sửa đổi, bổ sung Điều 2)

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
 
Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.


Tôi nhận thấy, đây là điểu cực kỳ quan trọng của 1 bản Hiến pháp. Không phải ngẫu nhiên nó được xếp thứ 2.
Để dễ hình dung, tôi lấy câu nói của người xưa: Đầu có xuôi , đuôi mới lọt. Đây là cấp cao đại diện cho toàn dân điều hành xã hội, từ đây sẽ sinh ra các luật và văn bản dưới luật.

Các quy phạm Hiến pháp (trong điều 2) vẫn đảm bảo về quyền lực tối cao tập trung của Quốc hội. Thế nhưng trong thực tế cho thấy tính hình thức trong thực thi quyền lực của Quốc hội, và thật khó kiểm soát sự đúng sai của các cơ quan cấp cao này.

Nên chăng, trong Hiến pháp cần có quy định cụ thể vai trò, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp. Để 1 cơ quan chuyên trách nào đó (Và tất cả người dân) có điều kiện tăng cường sự quản lý, kiểm soát sự hoạt động cuả những cơ quan quyền lực này.

Sự chặt chẽ và luôn được kiểm soát bằng ánh sáng Hiến pháp, sẽ khiến bất kỳ ai đảm nhiệm chức trách sẽ tự tin khi làm tốt công việc người dân giao phó .Và không thể thoái thác, tìm cách trút bỏ tránh nhiệm khi có khó khăn hay sai phạm.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
vutaoE1F9
Thành viên

Bài viết: 4

Chết vì thích nhặt link.


« Trả lời #236 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2013, 10:01:01 pm »

Nhà nước Pháp Quyền là Nhà nước mà ở đó quyền lực của Luật Pháp là Tối Thượng.HP phải được bảo vệ bởi Tòa Án Hiến Pháp với nhân sự được bổ nhiệm suốt đời (để khỏi bị mua chuộc,gây sức ép) và các Nghị sỹ chuyên trách phải hết lòng bảo vệ HP và cử tri của mình...vẫn chỉ là mơ ước mà thôi,lần sửa đổi này sẽ na ná như củ...Bàn thêm làm chi để đau lòng con Quốc Quốc...nghĩ lại đôi lúc thấy mình thua váy đàn bà vì không được cởi (đạp) sóng Biển đông-chém kình ngư như Bà Triệu.
Logged
vutaoE1F9
Thành viên

Bài viết: 4

Chết vì thích nhặt link.


« Trả lời #237 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2013, 07:40:59 pm »

Quyền cơ bản trong vương quốc dân chủ hàng đầu thế giới
http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&CategoryID=42&News=6174
Chế độ nào cũng vậy, dù quân chủ hay dân chủ, thần quyền hay đảng quyền, quyền lực cũng được trao cho bộ máy nhà nước thực thi. Bộ máy đó không phải siêu tự nhiên từ trên trời rơi xuống toàn tâm toàn ý vì dân mà cũng chỉ do một bộ phận từ nhân dân đảm đương, với mục đích mưu sinh, hiếm ai tránh khỏi tham, sân, si, hỷ, nộ, ái, ố đời thường. Hiến pháp vì vậy chỉ có giá trị sử dụng, một khi nó đưa ra được những chuẩn mực thước đo quy tắc xử sự đủ sức chế tài trách nhiệm nhà nước, tức những người được dân trao quyền lực, phải bảo đảm quyền cơ bản cho người dân, bằng không nó chỉ có giá trị trên văn bản !
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #238 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2013, 05:35:37 am »

Tổ quốc và nhân dân phải được đặt lên hàng đầu

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130220/to-quoc-va-nhan-dan-phai-duoc-dat-len-hang-dau.aspx
Logged

tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #239 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2013, 11:07:08 am »

Nhà nước Pháp Quyền là Nhà nước mà ở đó quyền lực của Luật Pháp là Tối Thượng.HP phải được bảo vệ bởi Tòa Án Hiến Pháp với nhân sự được bổ nhiệm suốt đời (để khỏi bị mua chuộc,gây sức ép) và các Nghị sỹ chuyên trách phải hết lòng bảo vệ HP và cử tri của mình...vẫn chỉ là mơ ước mà thôi,lần sửa đổi này sẽ na ná như củ...Bàn thêm làm chi để đau lòng con Quốc Quốc...nghĩ lại đôi lúc thấy mình thua váy đàn bà vì không được cởi (đạp) sóng Biển đông-chém kình ngư như Bà Triệu.

Bác vutaoE1F9 có vẻ sốt ruột quá nhỉ. Grin Cứ bình tĩnh thôi bác ạ, có thể chậm nhưng chắc cũng là tốt rồi bác ạ.
Mời các bác cùng đọc bài báo này, chắc hẳn nhiều người quan tâm:

Hội đồng Hiến pháp không thể chỉ 'kiến nghị'

- Hội đồng Hiến pháp nên được đổi tên thành Tòa án Hiến pháp và phải được ra phán quyết chứ không chỉ nêu kiến nghị chung chung - các thành viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
...
Dự thảo sửa đổi chỉ quy định thẩm quyền “kiến nghị” của Hội đồng Hiến pháp chứ không có thẩm quyền “phán quyết” đối với các luật, văn bản pháp quy và quyết định không phù hợp với Hiến pháp của các cơ quan nhà nước. Mà nếu chỉ dừng ở kiểm tra rồi kiến nghị thì thực chất, đây chỉ là cơ quan tư vấn của QH, chưa phải là thiết chế kiểm soát quyền lực, không có khả năng bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp.

Ông Hằng đề xuất đổi tên thành “Hội đồng bảo hiến”, có thẩm quyền phán quyết đối với các luật, văn bản và quyết định không phù hợp với Hiến pháp của tất cả các cơ quan nhà nước.

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/109577/hoi-dong-hien-phap-khong-the-chi--kien-nghi-.html



Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM