Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Tư, 2024, 03:55:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992  (Đọc 113877 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
mig21-58
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 576

binh nhì


« Trả lời #440 vào lúc: 16 Tháng Tư, 2013, 09:58:41 pm »

hehe bác cu ngoại quốc nghĩ đơn giản quá , bác thử xem lại thành phần chính phủ của NN VNDCCH năm 46 xem có những ai ? Lấy lại tên cũ thì phải xây dựng lại thành phần như cũ như vậy cái lý tưởng cha mình và mình cả đời phấn đấu vất vào sọt rác à ?
Chính vì cái thời gian đẹp mà bác ca ngợi nó bị khập khiễng giữa nội dung và hình thức nên mới phải đổi tên lại cho danh chính ngôn thuận . Bây giờ lại đổi lại tên cũ là lạc hậu là tiếp tục khập khiễng .
Mà cũng lạ thật , lý tưởng cộng sản có gì xấu mà sao chúng ta phải xấu hổ che đậy lại nhỉ , sao phải thay tên đổi họ làm gì ? Em là người ngoài đảng nhưng em vẫn là fan hâm mộ CNCS vậy hà cớ gì các bác là đảng viên lại xấu hổ , lại ủng hộ việc đổi tên để che giáu bản chất chính trị của mình ?

 @Haanh ơi, Bác Quocngoaicu bác ý không nói về thời kỳ 1946 đâu vì lúc ấy tất cả anh em mình đều chưa ra đời. Còn sau khi thắng Pháp và ký hiệp định hòa bình năm 1954 thì tất cả những thành tựu cũng như chiến thắng Đế quốc Mỹ của chúng ta đều diễn ra dưới thể chế Việt nam dân chủ cộng hòa, dưới sự lãnh đạo của Đảng lao động Việt nam( Sau đổi tên thành Đảng cộng sản Việt nam) vì vậy em cũng nhất trí đổi lại tên cũ là VNDCCH.

hehe em hiểu ý bác cu ngoại quốc mà anh  Grin Cái em muốn là phản biện lại bài viết của GS Thuyết kìa  Grin
Bác Thuyết cho rằng lấy lại tên cũ là trở về bản chất chế độ .
Hehe mô hình nhà nước cộng hòa chính là sản phẩm của cách mạng tư sản và tính đến nay mô hình nhà nước cộng hòa vẫn mang tính ưu việt và được đa số các nước trên TG áp dụng . Như vậy dù nuốn dù không các nước XHCN cũng phải vay mượn cái mô hình này trong thời kỳ quá độ .
Trong bối cảnh lịch sử năm 1945 khi thế và lực của ĐCS chưa mạnh thì sự vay mượn này của bác Hồ là hết sức khôn ngoan khéo léo phù hợp với tình hình chính trị lúc đó là phải đoàn kết mọi tầng lớp để tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc . Cụ thể là trong thành phần nội các của nhà nước VNDCCH còn có các đảng phái khác chứ không chỉ có mình ĐCS ( gọi theo bây giờ la đa nguyên đa đảng đấy )
Chính anh cũng biết đã có lúc ĐCS phải đổi tên là Đảng lao động cũng không ngoài mục đích mềm dẻo để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế cũng như trong nước . Miền nam VN lúc đó lại xuất hiện chính thể VNCH rồi tiếp theo là Miền Nam cộng hòa (?) của MTGPDTMN . Như vậy có thể nói ba chính thể này xuất hiện để thực hiện ý đồ riêng của mình trong công cuộc đấu tranh giành độc lập và GPDT .
Sau 75 đất nước thống nhất nhiệm vụ đã hoàn thành việc đổi tên thành CHXHCNVN là hoàn toàn đúng đắng , là sự khẳng định thể chế chính trị của VN , đây mới đúng là bản chất của chế độ .
Bây giờ nói như GS Thuyết lấy lại tên cũ là trở về cái bản chất chế độ cũ là sao ? là 1 nhà nước đa nguyên đa đảng , là đổi tên Đảng CS , là phải sử dụng tiểu xảo để thực hiện nhiện vụ đấu tranh gì đó để lấy lòng mấy anh tư bản kiếm chút tiền xu à ?
Muốn phát huy dân chủ thì có nhiều cách làm lắm khôg nhất thiết phải đổi tên nước , mà 1 khi muốn đổi tên nước thì phải đổi theo nhiều cái chứ  đổi tên cơ học như vậy dân chủ không từ trên trời rơi xuống .
Lẽ nào các nhà đại trí thức không biết điều này ? Họ biết đấy nhưng họ giả ngu để khi đạt được mục tiêu cơ bản nhằm tạo cơ sở pháp lý sau đó họ sẽ đòi đổi tiếp cái này cái nọ . Lúc đấy mà không đổi những cái tiếp theo thì khốn nạn với quốc tế ngay .
hehe đây là ít lý luận cùn của em còn cá nhân em thì chẳng quan tâm đổi hay không đổi vì chẳng dính gì đến nồi cơm của em  Grin ( không có sổ hưu nên không sợ mất Grin )


Chính vậy , đổi hay không , chả thấy quan trọng mấy  Grin kiểu gì mà chả phải làm lấy mà ăn
Logged
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #441 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2013, 12:26:43 am »

Đổi lại tốn thêm cả 1 mớ tiền bạc, đình trệ đủ thứ một thời gian (tuy ngắn nhưng thiệt hại và chi phí cơ hội thì khó tính nổi)  Undecided. Trong khi doanh nghiệp, ngân hàng, người dân đều khó khăn thì việc này chả hay gì mấy, cái cần bây giờ là giảm chi phí, giảm chi tiêu...qua khủng hoảng rồi làm gì thì làm, tha hồ chế tác...
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
mig21-58
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 576

binh nhì


« Trả lời #442 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2013, 09:14:39 am »

Đổi lại tốn thêm cả 1 mớ tiền bạc, đình trệ đủ thứ một thời gian (tuy ngắn nhưng thiệt hại và chi phí cơ hội thì khó tính nổi)  Undecided. Trong khi doanh nghiệp, ngân hàng, người dân đều khó khăn thì việc này chả hay gì mấy, cái cần bây giờ là giảm chi phí, giảm chi tiêu...qua khủng hoảng rồi làm gì thì làm, tha hồ chế tác...
Vâng , chính thế , cái cần là chống tham nhũng , làm trong sạch đội ngũ lãnh đạo , cơ cấu lại ngay cái đội ngũ đó , trợ giá cho nông nghiệp , giám thuế cho doanh nghiệp .....
Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #443 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2013, 09:50:06 am »

Đổi lại tốn thêm cả 1 mớ tiền bạc, đình trệ đủ thứ một thời gian (tuy ngắn nhưng thiệt hại và chi phí cơ hội thì khó tính nổi)  Undecided. Trong khi doanh nghiệp, ngân hàng, người dân đều khó khăn thì việc này chả hay gì mấy, cái cần bây giờ là giảm chi phí, giảm chi tiêu...qua khủng hoảng rồi làm gì thì làm, tha hồ chế tác...
Vâng , chính thế , cái cần là chống tham nhũng , làm trong sạch đội ngũ lãnh đạo , cơ cấu lại ngay cái đội ngũ đó , trợ giá cho nông nghiệp , giám thuế cho doanh nghiệp .....
  Tôi cũng có cùng suy nghĩ với các bác,cái tên nước dù có giát vàng .Còn xã hội thì đầy rẫy tham nhũng,lãng phí ,quan chức thì lạm dụng chức quyền làm nhiều điều trái .Dân chúng nghèo đói ,thì tên hay nào có ý nghĩa gì.Hãy tập trung vào làm sạch xã hội đi đã...
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #444 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2013, 11:36:34 am »

http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=116&CategoryID=42&News=6279

Bạn nào muốn tìm hiểu thì tìm mà đọc

Nhân sự kiện xuất bản sách của Plato và Aristotle ở Việt Nam
David Pickus*



Thật là một tin mừng đối với những người như tôi khi nghe được tin này. Hai tác phẩm lớn nhất của nền chính trị học phương tây đã được xuất bản tại Việt Nam. Đó là Cộng hòa1 của Plato và Chính trị luận2 của Aristotle.
Lý do khiến tôi vui mừng đến vậy là vì những cuốn sách cũ này không chỉ là những tác phẩm cổ điển từ ngày xa xưa (thế kỷ V và IV trước CN) mà một giáo viên như tôi muốn sinh viên của mình đọc. Mà đó còn là những cuốn sách đòi hỏi mọi người suy nghĩ về tương lai. Thời điểm này, công luận Việt Nam đang bàn thảo về Hiến pháp, cũng như tìm kiếm các cách thức để bảo đảm một Việt Nam có thể tồn tại, phát triển và hạnh phúc trong thế kỷ XXI này, những tranh luận của thế giới cổ xưa là con đường đúng đắn để nhìn nhận thế giới của chúng ta rõ ràng hơn. Cả Plato và Aristotle đều đưa ra những câu hỏi mà thế kỷ XXI cần đặt ra, cho dù chúng ta có thể trả lời chúng theo những cách thức khác biệt hoàn toàn với họ. Tôi muốn đưa ra một vài lý giải đang chiếm ưu thế trong tranh luận này một cách chung nhất.

Tôi sẽ bắt đầu với câu hỏi về hiến pháp. Trong khía cạnh này có vẻ như đây là một câu hỏi về pháp luật đơn thuần, đưa ra ý nghĩa gì đó cho những chuyên gia ở các trường luật và những chuyên viên khác. Tuy nhiên, vì khái niệm về hiến pháp khởi nguồn từ Hy Lạp cổ đại thời kỳ mà Plato và Aristotle sinh sống, nó được nhìn nhận tương xứng với cách mà họ hiểu về khái niệm này. Nó cũng tương xứng với điều mà họ cho là quan trọng nhất trong một bản hiến pháp, và tạo sao những hiến pháp trong thế kỷ XXI lại có vài khía cạnh khác biệt hoàn toàn.

Ngày nay, khi chúng ta nói tới hiến pháp, hầu hết chúng ta đều muốn nói tới khung pháp lý cơ bản; đó là luật pháp cơ bản làm nền tảng cho các bộ luật khác. Theo lý thuyết chung ngày nay - ở các quốc gia khác nhau – nếu có gì đó bị đánh giá là mâu thuẫn với hiến pháp thì sẽ bị hủy bỏ hoặc sửa đổi, cho dù đó có là một bộ luật khác do chính phủ ban hành, hoặc là một thông lệ lâu đời được sự chấp thuận của phần đa trong xã hội đi nữa.
Có một cách giải thích khác là coi những chức năng của hiến pháp như những đường biên của một sân bóng, nhưng tinh vi và phức tạp hơn nhiều. Nếu như không có giao kèo về trận đấu trên sân bắt đầu và kết thúc thì sẽ chẳng ai biết khi nào họ cần hoặc không cần lắng nghe trọng tài. Do vậy, cũng không có giao kèo về các luật lệ chơi bóng, và cũng không có cách thức thống nhất để tổ chức các đội bóng.

Điều làm cho ví dụ này bị giới hạn là đã có một thỏa thuận mang tính toàn cầu về sân bóng, và chẳng có nhiều lắm tranh cãi về các luật chơi đã được chấp nhận. Tuy nhiên, không có hiến pháp có thể chấp nhận được – hoặc những bộ luật thực hiện chức năng như hiến pháp – sẽ thật là khó khăn để đạt tới một thỏa thuận về các quy định cơ bản trong xã hội. Thật khó khăn để biết bộ luật nào cụ thể hơn để thực hiện và tuân thủ, và nói chung người dân sẽ không biết họ có thể trông đợi được điều gì từ chính quyền. Nói một cách ngắn gọn, những nội dung và tư tưởng về hiến pháp cũng chính là mục đích của các nội dung của pháp luật.

Plato và Aristotle hiểu điều này theo cách của họ. Họ sống trong thời kỳ mà bản chất của nhà nước và pháp luật dễ đổ vỡ hơn bây giờ nhiều. Kết quả của sự bất an toàn này là khi họ nghĩ về thứ mà chúng ta gọi là một bản hiến pháp thì họ không hạn chế bản thân trong những câu hỏi thiên về pháp luật và theo nghĩa hẹp. Họ hỏi về mục đích bao quát toàn bộ của pháp luật và những sự dàn xếp về chính trị nói chung. Bởi vì họ đặt ra những câu hỏi cơ bản này khi đã nhận thức được rằng họ không thể chỉ đơn thuần dựa trên mỗi truyền thống. Đó là họ đã nhận ra rằng họ không thể nói rằng “chúng ta nên làm mọi việc theo cách này vì đó là cách chúng ta vẫn thường làm.” Đúng ra là họ đã phải đưa ra những lý do để thuyết phục bất cứ ai lắng nghe, và họ đã phải lôi cuốn cảm xúc rộng mở hơn của chủ nghĩa yêu nước và công lý cho chính dân tộc mình.

Vậy thì điều gì đã khiến những nhà tư tưởng cổ đại nói rằng điều đó vô cùng lý thú? Trong tiểu luận tiếp theo của loạt bài này tôi sẽ giải thích cách thức phản ánh của pháp luật và đạo đức đã dẫn dắt Plato tới tranh luận rằng chỉ có một bản hiến pháp là không đủ, đúng hơn là hiến pháp là một bản kế hoạch cho một xã hội hoàn hảo, và rằng chính bản thân ông đã biết xã hội không tưởng đó như thế nào. Trong tiểu luận sau đó tôi sẽ lý giải cách thức Aristotle tranh luận rằng pháp luật và hiến pháp sẽ vô nghĩa trừ khi chúng ta tìm được cách thức nào đó để đối phó với sức mạnh đen tối của đồng tiền.

Đến giờ, chúng ta có thể nhắc nhở bản thân về điểm mấu chốt: một vài nhà tư tưởng cổ đại đặt câu hỏi về mục đích cơ bản của pháp luật, chính trị và xã hội. Xem xét những câu trả lời của họ là cách thức kích thích bản thân chúng ta đưa ra những câu trả lời tốt hơn của chính mình.

Đặng Ly dịch

* Trường ưu tú Barrett, thuộc Đại học Bang Arizona

1 Dịch giả: Đỗ Khánh Hoan; NXB Thế giới và AlphaBooks ấn hành; Giá bìa: 169.000 VND

2 Dịch giả: Nông Duy Trường; NXB Thế giới v�Alphabooks ấn hành; Giá bìa: 119.000 VND

PS: Bản dịch của cựu giảng viên Đại học Văn khoa Sài Gòn Đỗ Khánh Hoan rất tốt. Ông là người dịch Tagore thành công nhất ở VN trước năm 1975.
Logged
CaoBaLanh
Thành viên
*
Bài viết: 12


« Trả lời #445 vào lúc: 22 Tháng Tư, 2013, 01:35:47 pm »

hehe bác cu ngoại quốc nghĩ đơn giản quá , bác thử xem lại thành phần chính phủ của NN VNDCCH năm 46 xem có những ai ? Lấy lại tên cũ thì phải xây dựng lại thành phần như cũ như vậy cái lý tưởng cha mình và mình cả đời phấn đấu vất vào sọt rác à ?
Chính vì cái thời gian đẹp mà bác ca ngợi nó bị khập khiễng giữa nội dung và hình thức nên mới phải đổi tên lại cho danh chính ngôn thuận . Bây giờ lại đổi lại tên cũ là lạc hậu là tiếp tục khập khiễng .
Mà cũng lạ thật , lý tưởng cộng sản có gì xấu mà sao chúng ta phải xấu hổ che đậy lại nhỉ , sao phải thay tên đổi họ làm gì ? Em là người ngoài đảng nhưng em vẫn là fan hâm mộ CNCS vậy hà cớ gì các bác là đảng viên lại xấu hổ , lại ủng hộ việc đổi tên để che giáu bản chất chính trị của mình ?

 @Haanh ơi, Bác Quocngoaicu bác ý không nói về thời kỳ 1946 đâu vì lúc ấy tất cả anh em mình đều chưa ra đời. Còn sau khi thắng Pháp và ký hiệp định hòa bình năm 1954 thì tất cả những thành tựu cũng như chiến thắng Đế quốc Mỹ của chúng ta đều diễn ra dưới thể chế Việt nam dân chủ cộng hòa, dưới sự lãnh đạo của Đảng lao động Việt nam( Sau đổi tên thành Đảng cộng sản Việt nam) vì vậy em cũng nhất trí đổi lại tên cũ là VNDCCH.

hehe em hiểu ý bác cu ngoại quốc mà anh  Grin Cái em muốn là phản biện lại bài viết của GS Thuyết kìa  Grin
Bác Thuyết cho rằng lấy lại tên cũ là trở về bản chất chế độ .
Hehe mô hình nhà nước cộng hòa chính là sản phẩm của cách mạng tư sản và tính đến nay mô hình nhà nước cộng hòa vẫn mang tính ưu việt và được đa số các nước trên TG áp dụng . Như vậy dù nuốn dù không các nước XHCN cũng phải vay mượn cái mô hình này trong thời kỳ quá độ .
Trong bối cảnh lịch sử năm 1945 khi thế và lực của ĐCS chưa mạnh thì sự vay mượn này của bác Hồ là hết sức khôn ngoan khéo léo phù hợp với tình hình chính trị lúc đó là phải đoàn kết mọi tầng lớp để tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc . Cụ thể là trong thành phần nội các của nhà nước VNDCCH còn có các đảng phái khác chứ không chỉ có mình ĐCS ( gọi theo bây giờ la đa nguyên đa đảng đấy )
Chính anh cũng biết đã có lúc ĐCS phải đổi tên là Đảng lao động cũng không ngoài mục đích mềm dẻo để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế cũng như trong nước . Miền nam VN lúc đó lại xuất hiện chính thể VNCH rồi tiếp theo là Miền Nam cộng hòa (?) của MTGPDTMN . Như vậy có thể nói ba chính thể này xuất hiện để thực hiện ý đồ riêng của mình trong công cuộc đấu tranh giành độc lập và GPDT .
Sau 75 đất nước thống nhất nhiệm vụ đã hoàn thành việc đổi tên thành CHXHCNVN là hoàn toàn đúng đắng , là sự khẳng định thể chế chính trị của VN , đây mới đúng là bản chất của chế độ .
Bây giờ nói như GS Thuyết lấy lại tên cũ là trở về cái bản chất chế độ cũ là sao ? là 1 nhà nước đa nguyên đa đảng , là đổi tên Đảng CS , là phải sử dụng tiểu xảo để thực hiện nhiện vụ đấu tranh gì đó để lấy lòng mấy anh tư bản kiếm chút tiền xu à ?
Muốn phát huy dân chủ thì có nhiều cách làm lắm khôg nhất thiết phải đổi tên nước , mà 1 khi muốn đổi tên nước thì phải đổi theo nhiều cái chứ  đổi tên cơ học như vậy dân chủ không từ trên trời rơi xuống .
Lẽ nào các nhà đại trí thức không biết điều này ? Họ biết đấy nhưng họ giả ngu để khi đạt được mục tiêu cơ bản nhằm tạo cơ sở pháp lý sau đó họ sẽ đòi đổi tiếp cái này cái nọ . Lúc đấy mà không đổi những cái tiếp theo thì khốn nạn với quốc tế ngay .
hehe đây là ít lý luận cùn của em còn cá nhân em thì chẳng quan tâm đổi hay không đổi vì chẳng dính gì đến nồi cơm của em  Grin ( không có sổ hưu nên không sợ mất Grin )


Em nhất trí cao nhất với cụ này. Đổi tên nước là chuyện của những người thích đùa, chính xác hơn là người thích đùa cợt với an nguy của đất nước.

Cái tên CHXHCNVN nó xấu ở chỗ nào? các cụ trên này đã tốn bao nhiêu xương máu để viết được bằng ấy chữ? Các cụ đề nghị đổi tên nước thì về học kỹ lại cặp phạm trù "nội dung - hình thức" nhé, định dùng hình thức để thay đổi nội dung là điển hình của thói ngụy biện!

Sở dĩ có chuyện ồn ào này là do có mấy chấy sỹ như cái đỏ đỏ trên đây tìm được hướng "đấu tranh hợp pháp" mới thôi, bản chất vẫn là mấy cái điều 4, bánh đa, rân chủ nhập khẩu gì gì đó thôi, không mới.

Kinh tế đang lao đao thế này, chi mấy chục nghìn tỷ vào việc vô bổ, thể mà cũng nghĩ ra rồi chém như đúng rồi! IQ cao hơn vụ đường sắt cao tốc nhiều.
Logged
mauphuongtim_258
Thành viên
*
Bài viết: 25


« Trả lời #446 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2013, 09:39:40 pm »


[/quote]
CaoBaLanh
Cái tên CHXHCNVN nó xấu ở chỗ nào? các cụ trên này đã tốn bao nhiêu xương máu để viết được bằng ấy chữ? Các cụ đề nghị đổi tên nước thì về học kỹ lại cặp phạm trù "nội dung - hình thức" nhé, định dùng hình thức để thay đổi nội dung là điển hình của thói ngụy biện!

[/quote]
Vậy cái Hiến pháp 1992 nó xấu ở chổ nào ? Mà bây giờ người ta lại thay đổi cho nó tốn kém nhỉ ? Chính bác lại ngụy biện rồi !  Roll Eyes Roll Eyes Kiss
Logged
CaoBaLanh
Thành viên
*
Bài viết: 12


« Trả lời #447 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2013, 09:51:32 pm »


CaoBaLanh
Cái tên CHXHCNVN nó xấu ở chỗ nào? các cụ trên này đã tốn bao nhiêu xương máu để viết được bằng ấy chữ? Các cụ đề nghị đổi tên nước thì về học kỹ lại cặp phạm trù "nội dung - hình thức" nhé, định dùng hình thức để thay đổi nội dung là điển hình của thói ngụy biện!

[/quote]
Vậy cái Hiến pháp 1992 nó xấu ở chổ nào ? Mà bây giờ người ta lại thay đổi cho nó tốn kém nhỉ ? Chính bác lại ngụy biện rồi !  Roll Eyes Roll Eyes Kiss
[/quote]

Ấy chết, người ta chỉ sửa đổi Hiến pháp 1992 chứ thay đổi hồi nào hả bác?

Mà năm 1959 người ta thay hẳn Hiến pháp mới cũng đâu có phải đổi tên nước đâu? có phải lần nào sửa đổi hay thay đổi Hiến pháp cũng gắn với đổi tên nước đâu hả bác?

Hiến pháp 1992 có nhiều cái không còn phù hợp thì phải sửa, nhưng cái món tên nước em cho là không thuộc diện này nên không cần phải sửa, thế thôi Roll Eyes
Logged
caytrevietnam
Thành viên
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #448 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2013, 10:42:01 pm »

Các bác tranh luận ghê phết, ơ nhưng mà các bác đã có góp ý ghi vào tờ giấy mà bác dân phố đưa cho chưa?  Grin
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
danhthanh
Thành viên
*
Bài viết: 708


« Trả lời #449 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2013, 11:49:42 pm »

 Grin Grin Grin bác caytrevietnam rất vui tính nhé..đùa rất đúng lúc... Grin Grin đang tranh luận hay thì bác hỏi ngay 1 câu hết sức thực tế, sát sườn..hì hì bác ơi cái góp ý đấy còn dài thời gian mà.. cứ để anh em tranh luận cho ra vấn đề đã rùi hãy ghi và đề xuất bác ơi...

về vấn đề đổi tên nước: em thấy như cụ Hồ hồi xưa khẳng định về đổi quốc kỳ như bài trước em đăng đó là : ngoại trừ gần 90 triệu dân nước Việt thì không ai có quyền đổi tên nước ---> suy rộng ra nếu muốn đổi tên nước, thì cả HP phải đưa ra toàn dân phúc quyết ... Smiley Smiley Smiley
đây là tối kiến của nhà em , xin các bác góp ý nhiệt tình, xin đừng ném đá em...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM