Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 12:51:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 108 điệp viên và điệp vụ thế giới.  (Đọc 101015 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
maibennhau
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 801



« Trả lời #50 vào lúc: 06 Tháng Bảy, 2008, 05:22:11 pm »

41 - HENRI ROBINSON (1897 - 1943)
 Tài năng và lòng quả cảm



  Đây là một trong những người đại diện phi thường nhất của "cộng đồng tình báo" - ta tạm gọi như vậy. Ông không yêu mến Moscva, căm ghét "những trật tự" được thiết lập trong thời kỳ thanh trừng những năm 1930 của Stalin, nhưng đồng thời ông là người phục vụ cho công cuộc thanh trừng đó một cách vô tư, trung thực đến tận cuối đời mình.

  Tên thật của ông là Arnold Snee, sinh ở Sen-Jille, nước Bỉ trong một gia đình người Do Thái. Ông đã sang Pháp từ trẻ và có quốc tịch Pháp. Ông tốt nghiệp trường Đại học Tổng hợp Duyrich, khoa Luật, thạo các ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Đức và Italia. Năm 1920 ở Pháp ông gia nhập Đảng Cộng sản Pháp, sau đó là đảng viên Đảng Cộng sản Đức. Ông có vợ là Clara Sabbel và một con trai với bà Clara tên là Leo.

  Cần nói đôi lời về nhân cách của người đàn bà lỗi lạc này. Clara Sabbel sinh năm 1894 ở Berlin trong một gia đình công nhân, bố mẹ đều là đảng viên Đảng Xã hội dân chủ, vì thế từ nhỏ bà đã hấp thụ được lý tưởng Xã hội Dân chủ Đức. Đầu Thế chiến thứ nhất bà gia nhập liên minh "Spartak" cánh tả do K. Libcnest và R. Lucsemburg lãnh đạo. Năm 1918, Clara là bí thư của Hội đồng các đại biểu công nhân Phổ, từ năm 1919, là đảng viên Đảng Cộng sản Đức, sau đó công tác ở Quốc tế cộng sản. Từ thời gian này Clara là điệp viên của Cục Tình báo. Mùa thu 1923, khi chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang ở Đức, Clara Sabbel cùng với  chồng là Henri Robinson (lúc này có bí danh là "Đồng chí Harri") tiến hành việc nổ mìn ở tỉnh Rua. Năm 1924, Clara sống và làm việc ở Moscva, công tác ở Ban trung ương Cục Tình báo Hồng quân Công nông. Sau đó Clara cùng con trai trở về Đức. Căn hộ của Clara được sử dụng làm cơ sở bí mật và được coi là "một hộp thư" của cơ sở. Trước khi chiến tranh giữ nước vĩ đại bùng nổ  Clara cùng với I. Stiobe và E. Hiubner là những nguồn cung cấp những thông tin có giá trị ở Berlin. Vì Clara giữ mối quan hệ tiếp xúc với những người cộng sản trong nhóm Harnar-Schulze-Boysen nên không tránh khỏi bị bắt bớ. Ngày 18 tháng 10 năm 1942, Clara bị bắt và ngày 30 tháng 1 năm 1943, bị Toà án quân sự Đế chế kết án tử hình, đến ngày 5 tháng 8 năm 1943, tòa thi hành bản án đối với Clara đúng vào ngày ở Moscva bắn phát súng đầu tiên chào mừng các thành phố Orlo và Belgorod được giải phóng trong chiến dịch Kursk.

  Năm 1921, Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Đức cử "đồng chí Harri" đến Moscva công tác dưới sự chỉ đạo của Quốc tế cộng sản thanh niên.
Sau khi trở về Đức "đồng chí Harri" nhận nhiệm vụ tiến hành công tác bí mật phản chống quân đội Pháp chiếm đóng tỉnh Rua, tập hợp xung quanh mình một nhóm những người cộng sản trẻ. "Phong trào trẻ em" là tên gọi của cơ sở những người cộng sản trẻ, tức là nguồn cung cấp những lực lượng ủng hộ ngày càng mới hơn. Vì hoạt động ở tỉnh Rua, toà án Pháp đã kết án vắng mặt Henri Robinson 10 năm tù giam.
Những cuộc tiếp xúc của Henri Robinson với tình báo quân sự Liên Xô diễn ra trong những năm 1923 - 1924. Trong giai đoạn này công nghiệp và khoa học Đức được nâng cao một cách phi thường, những thành tựu trong ngành hàng không, hoá học và quang học khiến cho tình báo Liên Xô đặc biệt chú ý. Henri Robinson là thành viên tích cực của tổ chức bí mật "Máy - M" của Đảng Cộng sản Đức hoạt động trong môi trường quân sự nên có điều kiện nhận được những thông tin cần thiết. Lúc đầu gián tiếp thông qua Đảng, nhưng từ năm 1933 theo chỉ thị trực tiếp của cục trưởng Cục Tình báo Ian Berdin, Henri Robinson được khai thác lấy thông tin này. Được nhà tình báo từng trải Stigga lựa chọn, Henri Robinson chính thức có tên trong thành phần mạng lưới điệp viên của Cục Tình báo. Lúc đầu Henri là phó công sứ, sau đó là công sứ tại Pháp. Một trong những phương pháp lấy thông tin cần thiết về công nghiệp ở Pháp cũng như ở Đức là thành lập mạng lưới "phóng viên công nhân". Được đưa vào áp dụng ở nhà máy, những phóng viên công nhân này cung cấp cho tình báo Liên Xô những thông tin chi tiết về những thiết kế và quy trình công nghệ. Làm việc với các phóng viên công nhân rất thú vị. Không một ai trong số này công khai bảo mình là làm gián điệp. Họ cho rằng họ đang lao động vì lợi ích của giai cấp công nhân và các công đoàn. Những số liệu nhận được từ các phóng viên này được tập hợp lại và giao cho một nhóm ít người là chuyên viên để phân tích. Trường hợp cần thiết thì gửi yêu cầu đến các kỹ sư, các công đoàn có thiện cảm. Quy mô của công việc này rất lớn.

  Henri Robinson chỉ đạo các chiến dịch tình báo một cách thông thạo. Dĩ nhiên khi Hitler lên cầm quyền thì hoạt động của các phóng viên công nhân rút vào bí mật. Giai đoạn từ 1937 đến 1939, "đồng chí Harri" đã thành lập được một mạng lưới tình báo lớn và đảm bảo bí mật có thể khai thác được những thông tin có giá trị, Henri được chuyên môn hoá về kinh tế nên có thể chọn lọc và phân tích những thông báo của điệp viên mình. Robinson gửi đi Moscva một khối lượng lớn các tài liệu về các vấn đề kỹ thuật quân sự, trong đó có việc sản xuất đạn pháo nổ, vũ khí mới, về các máy dưỡng khí cho phi công và các mặt nạ phòng khí độc mới của Đức. Robinson rất giỏi xoay xở thậm chí kiếm được các mẫu vỏ thép các xe mới của Pháp và gửi được về Trung Tâm. Những thông tin chính trị cũng rất hấp dẫn: báo cáo về động viên bộ phận ở Anh tháng 9 năm 1938, những tài liệu về việc chuẩn bị lực lượng vũ trang của Anh và việc đưa số quân này sang Pháp...
Henri Robinson trong công việc có thái độ rất thận trọng đến từng chi tiết đối với những vấn đề bảo mật và thường giấu tên các điệp viên của mình ngay cả với cấp lãnh đạo cơ quan tình báo. Một lần "đồng chí Harri" nhận được từ Moscva một yêu cầu: "đồng chí chưa lần nào viết cho chúng tôi biết đồng chí nhận được tài liệu của ai giao. Điều không rõ ràng xung quanh vấn đề này khiến chúng tôi có đôi chút băn khoăn". Henri trả lời rằng bạn của anh làm tất cả mà không lấy tiền công, và rằng Henri biết bạn của mình trong suốt thời gian 20 năm nay, còn "tên người bạn thì anh sẽ chỉ thông báo bằng miệng mà thôi".

  Nhưng rồi Thế chiến thứ hai bùng nổ. Cơ quan tình báo của Robinson định hướng công tác chống nước Đức. Sự phá sản của nước Pháp vào tháng 6 năm 1940 cho thấy không còn nghi ngờ gì nữa, Liên Xô sẽ là mục tiêu trước mắt của Hitler. Robinson đã khéo léo tách những tuyên bố mang tính chất tuyên truyền của Hitler về cuộc xâm lược sắp tới vào nước Anh với những gì đã xảy ra trong thực tế và gửi những thông tin có giá trị nhất về Trung Tâm. Tuy nhiên, mặc dù Henri Robinson đã dùng hai nắm tay đập cửa mà sau cánh cửa người ta chỉ nghe thấy rất ít:
 
  "Ngày 11 tháng 11 năm 1940. Bốn phần năm lực lượng cơ giới hoá của Đức đã được ném sang Ba Lan. Tuần trước 12 chuyến tàu hoả công binh đi từ ga Rômilli sang Đức... "
 
  "Ngày 5 tháng 4 năm 1941. Tuyến đường sắt nước Pháp có một số lượng lớn đoàn xe quân y đi về phía đông".
 
  "Ngày 17 tháng 4 năm 1941. Những chiếc xe tăng 70 tấn của các nhà máy ở Rơmô được ném sang Katovitxe (Ba Lan). Từ 21 đến 23 tháng 4, 80 xe tăng hạng nhẹ đã được chuyển đi phía đông".
 
  "Ngày 7 tháng 5 năm 1941. 350 xe tăng 12 tấn của Pháp từ các nhà máy ở Gotskis đã chuyển đến Ba Lan".
 
  "Ngày 10 tháng 6 năm 1941. Một viên đại tá quen biết đã có cuộc trao đổi với một viên sĩ quan cao cấp Đức và viên sĩ quan này tuyên bố rằng ít nhất hai tháng nữa một phần lãnh thổ Liên Xô sẽ bị người Đức xâm chiếm".

  Khi chiến tranh giữ nước vĩ đại nổ ra, cơ quan tình báo của Henri Robinson đang ở Pháp. Cơ quan của Robinson đã hoàn toàn sẵn sàng làm việc trong điều kiện chiến tranh. Các điệp viên được giữ bí mật rất tốt và đều có cơ sở che giấu tin cậy. Họ thường xuyên nhận được những thông tin khá đầy đủ. Cơ quan tình báo của Robinson có hai máy phát sóng vô tuyến thường xuyên duy trì quan hệ với Trung Tâm. Sự độc lập đối với các đơn vị tình báo khác và điều kiện đến thẳng Moscva là sự đảm bảo chủ yếu cho sự tồn tại an toàn của cơ quan an ninh. Bên cạnh đó Robinson có thể đích thân liên hệ với cơ quan tình báo "Dora" ở Thuỵ Sĩ đứng đầu là Sandor Rado (người Đức gọi cơ quan tình báo này là "Cỗ xe tam mã đỏ").

  Ngoài cơ quan tình báo của Robinson còn có cơ quan tình báo Ozons ở trên lãnh thổ Pháp, sau khi Đức chiếm đóng Bỉ có thêm cơ quan tình báo của Trepper. Các cơ quan tình báo này có quan hệ với Moscva thông qua tướng Susloparov, tuỳ viên quân sự ở Pháp. Nhưng khi chiến tranh vừa nổ ra tướng Susloparov về nước nên cơ quan tình báo này không có liên hệ gì với Moscva.

  Và ở đây Trung Tâm đã phạm hai sai lầm nghiêm trọng. Tháng 6 năm 1941, thủ lĩnh cơ quan tình báo ở Bỉ là K. Efemov được giao nhiệm vụ giúp Trepper và Gurevich thiết lập quan hệ với Moscva. Đây là một trong những nguyên nhân thất bại nặng nề trong tương lai, nhưng lúc bấy giờ điều này cho phép thiết lập được quan hệ với Trung Tâm. Mặc dù khôi phục lại quan hệ, nhưng tháng 9 năm 1941, Trepper nhận được chỉ thị thiết lập việc tiếp xúc với Robinson, vì cho rằng việc tiếp xúc này chỉ bó hẹp ở việc sử dụng máy phát sóng vô tuyến của Robinson như máy phát sóng dự trữ. Nhưng Trepper đã vi phạm chỉ thị này. Vì háo danh nên Trepper quyết định Robinson hoạt động hoàn toàn dưới sự điều khiển của mình. Trepper cho Robinson liên lạc với hai điệp viên cơ quan tình báo của mình, ngoài ra còn thông báo về Robinson cho Raikhman chính là tên phản bội.

  Như vậy, tất cả các cơ quan tình báo vừa liệt kê được liên kết thành một mạng lưới hầu như rất khó điều khiển và nhất là không an toàn về phương diện bí mật. Trepper là thủ lĩnh của mạng lưới này.

  Lâm vào tình trạng phức tạp như vậy nên Robinson vẫn tiếp tục hoạt động. Tháng 7 năm 1942, đích thân tướng de Gaulle cử cựu quận trưởng Chartre Jan Mulen (bí danh "Reks") từ London bí mật đến Paris. Không biết bằng cách nào (chi tiết không được rõ) mà giữa Robinson và Mulen thiết lập được quan hệ với nhau. Người ta chỉ biết rằng trong bức điện báo gửi đến London Mulen đã thông báo về cuộc gặp này, trong đó còn nhấn mạnh "đã tiếp xúc được" với "cơ quan mật của người Nga", sự việc Mulen và thông qua Mulen, cơ quan mật của nước Pháp tự do đi vào hoạt động bí mật của những người cộng sản - động lực chủ yếu của cuộc Kháng chiến ở Pháp - là một kết quả quan trọng của cuộc gặp giữa Robinson và Mulen. Sau khi Mulen nói lên mong muốn có quan hệ với những người cộng sản, Robinson báo cáo việc này cho Trepper. Trepper thông báo cho liên lạc viên của mình với Đảng Cộng sản Pháp và đồng chí Jack Duclo là Louis Gronovki biết. Như vậy là mối quan hệ của nước Pháp tự do với những người cộng sản đã được thiết lập.

  Thời gian này Gestapo vẫn cảnh giác đối phó. Ngày 13 tháng 12 năm1941, ở Brussel đã có những cuộc bắt bớ, sau đó thì bắt bớ diễn ra liên tiếp, hết vụ này đến vụ khác. Không phải tất cả những người bị bắt đều chịu đựng được tra tấn. Bọn Đức đã lấy và giải mã được rất nhiều điện báo vô tuyến và nhiều tài liệu khác. Kết quả là ngày 21 tháng 12 năm 1942, Henri Robinson bị Gestapo bắt. Đến tháng 1 năm 1943, các cơ quan tình báo của Macarov, Trepper, Robinson và Gurevich chấm dứt hoạt động. Tổng cộng bọn Đức đã bắt được hơn 100 người ở Pháp, Bỉ, Hà Lan, trong đó có đến 70 người hoạt động cho tình báo Liên Xô. Bọn Đức có âm mưu sử dụng những máy phát sóng vô tuyến chiếm được của Liên Xô vào trò chơi liên lạc bằng vô tuyến với tình báo Liên Xô, nhưng không phải bao giờ cũng thành công. Như khi chưa bị bắt, ngay từ 25 tháng 9, Robinson đã kịp thông báo về việc bắt các nhân viên điện đài, sau đó thông báo này đã được Trepper gửi đi. Nhờ đó từ tháng 6 năm 1942, Trung Tâm đã bắt đầu sử dụng trò chơi vô tuyến phục vụ cho lợi ích của mình.

  Sau khi bắt được Robinson, bọn Gestapo tra tấn anh rất khủng khiếp. Nhưng Robinson không hề cung khai, chỉ im lặng. Bọn Gestapo bắt vợ anh là Clara Sabbel và con trai Leo ở Berlin. Bọn chúng đưa con trai anh đến trường xử bắn trước mắt anh. Nhưng "đồng chí Harri" chỉ im lặng. Anh không khai bất cứ một người nào, nên sau khi anh bị bắt không một ai bị bắt cả.

  Về số phận sau đó của Robinson có một vài giả thuyết.

  Theo giả thuyết thứ nhất thì Robinson bị kết án tử hình và bị hành quyết. Theo giả thuyết thứ hai thì Robinson chính thức không bị xử bắn nhưng bị giết vì chuẩn bị vượt ngục. Còn theo giả thuyết thứ ba thì Robinson bị giết theo chỉ thị của Moscva (?). Cuối cùng, theo giả thuyết thứ tư Robinson vẫn còn sống và tiếp tục hoạt động cho tình báo Liên Xô.

  Một bằng chứng văn bản duy nhất nói về số phận của Robinson được tác giả N.Poroscov dẫn ra trong bài báo đăng trên báo Sao đỏ ra ngày 17 tháng 6 năm 1998, cho biết vào cuối tháng 9 năm 1944 một người lạ chuyển đến cơ quan đại diện Liên Xô ở Sophia bức thư ngắn sau đây:
 
  "Đồng chí người Pháp Henri Robinson, "Harri", bị Gestapo bắt vào tháng 12 năm 1942 tại nhà riêng. Anh bị một kẻ nhận được địa chỉ của anh ở Moscva tố giác. Vợ và con anh cũng bị tra tấn và bị tù, sau đó bị hành quyết. Bản thân "Harri" bị tù ở phòng biệt giam và sau đó chuyển đi Berlin... Tại đây anh bị giam giữ hoàn toàn bí mật tại phòng giam số 15 chờ án tử hình. Người viết những dòng dưới đây trông thấy anh lần cuối cùng vào ngày 20 tháng 9 năm 1943 khi đi ra từ phòng giam số 16 bên cạnh và hứa sẽ chuyển thông báo này..." (Tiếp theo là sự mô tả chi tiết việc bắt bớ và hành vi của một số người cụ thể khác).
 
  "...Tất cả mối quan hệ với Bộ và Bộ tổng tham mưu của Pháp đều an toàn, vì chỉ riêng Ha... biết mà thôi. Người ta chém đầu hay bắn thì chiến thắng vẫn sẽ là của chúng ta. Harri của các bạn"
Logged
maibennhau
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 801



« Trả lời #51 vào lúc: 07 Tháng Bảy, 2008, 06:37:29 pm »

42 - ERNST FRIDRIC VOLLVEBER (1898-1967)
Nhà tổ chức những mạng lưới điệp viên chống phát xít



  Ernst Fridric Vollveber sinh trưởng trong một gia đình thợ mỏ, nhưng cậu con trai lại không theo nghiệp bố cho dù đã từng là thợ đốt lò trên con tàu hoàng gia "Helholand". Chàng trai đã trở thành thủy thủ và đúng vào ngày sinh nhật lần thứ hai mươi của mình, ngày 28 tháng 10 năm 1918, Vollveber đã kéo cờ đỏ trên con tàu và thành người đứng đầu cuộc nổi dậy của thủy thủ, cuộc nổi dậy kỷ niệm bước đầu thắng lợi của Cách mạng Đức, sự sụp đổ của vương triều Wilhelm. Ernst cầm đầu đội quân khởi nghĩa tấn công chiếm giữ tòa thị chính ở Bremen. Anh vào Đảng Cộng sản và mơ ước được đến Moscva. Chàng trai đã cùng một nhóm đồng chí trong Đảng dự tuyển làm thủy thủ trên tàu đánh cá, nhưng rồi khi tàu ra khơi họ đã bắt giam thuyền trưởng và chuyển hướng tàu đi Murmansk, từ đó Ernst sang thẳng Moscva, được đích thân Dinôviép, lãnh đạo Quốc tế cộng sản ở đây tiếp đón và được giới thiệu cả với Lenin.

  Năm 1922, Vollveber được Đảng Cộng sản Đức cử đi dự Đại hội lần thứ IV Quốc tế cộng sản. Trở về nước giữ trọng trách chủ tịch tổ chức quốc tế các bến cảng, một cơ cấu quan trọng của Quốc tế cộng sản vì tổ chức này nắm được hệ thống quan hệ quốc tế đặc biệt. Tháng 9 năm 1923, Ernst tham gia chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Đức. Cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Hamburg nhưng không được hưởng ứng nên đã bị trấn áp. Bởi vậy Vollveber đã có thời gian phải ngồi tù, song năm 1928 đã được bầu là thành viên của hội quản lý đất đai ở Phổ và đã đứng ra thành lập Hội thủy thủ quốc tế. Đó là một tổ chức hùng mạnh có cơ sở ở hai mươi bốn nước trên thế giới và ở mười lăm nước thuộc địa của Anh và Pháp. Hoạt động của Hội giúp cho Quốc tế cộng sản rất nhiều vì Hội thực thi những nhiệm vụ đặc biệt: ngăn cản việc vận chuyển quân lương khi Liên Xô bị ngoại bang tấn công, ở mỗi cảng lớn đều có mạng lưới điệp viên và liên lạc mà phản gián Xô Viết sử dụng rộng rãi, ngoài ra hội viên được đào tạo huấn luyện đặc biệt để có thể thực hiện các vụ phá hoại tàu và cảng.
Vào những năm ba mươi, để ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, người của Vollveber đã thực hiện những vụ phá hoại to lớn trên các con tàu chở binh lính và vũ khí đến các nước thuộc địa, đến vùng Mãn Châu, Trung Quốc, nơi mà bọn Nhật đã bắt đầu nhòm ngó tấn công. Cũng cần ghi nhận một điều: rất nhiều con tàu khác bị đắm vì nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng cũng được "ghi vào" thành tích của Vollveber. Trong tất cả những trường hợp trên mọi nỗ lực phát hiện thủ phạm của phản gián phương Tây đều không thành, cho dù như báo chí đưa tin thì "dấu vết đều dẫn tới Vollveber và tổ chức của ông" - hay như người ta vẫn thường gọi là "Liên đoàn của Vollveber".

  Năm 1937 Vollveber là đại biểu Quốc hội, nhưng cũng không được lâu. Hitler lên nắm chính quyền và Ernst phải rút vào hoạt động bí mật. Ông là một trong những người bị bọn phát xít đưa vào hàng đầu danh sách những người bị truy lùng. Ông phải bỏ trốn sang Đan Mạch. ở đó ông đã tổ chức ra Trung tâm phản gián chống phát xít và từ đó lãnh đạo người của mình làm việc ở các cảng trên khắp thế giới. Những tin đồn huyền thoại về con số tàu bị thiêu hủy và đánh đắm làm xôn xao dư luận thời đó, nhưng vẫn còn xa so với thực tế. Một nguồn tin cho biết con số lên tới bốn trăm chiếc, theo nguồn tin khác lại chỉ có trên vài chục.

  Các câu lạc bộ thuộc "Liên đoàn của Vollveber" thực chất là các cơ sở phản gián, nơi hoạch định các chiến dịch, chế tạo bom mìn, làm giả hộ chiếu, huấn luyện điệp viên và còn là các hòm thư liên lạc của phản gián Xô Viết. Bộ tham mưu của Vollveber gồm hai mươi người do chính ông tuyển chọn và gồm đủ quốc tịch: Đức, Đan Mạch, Thụy Điển, Hà Lan, Bỉ, Pháp, Anh.

  Năm 1936, khi cuộc nội chiến bùng nổ ở Tây Ban Nha "Liên đoàn của Vollveber" đã đẩy mạnh đáng kể mọi hoạt động. Số tàu chuyên chở vũ khí cho quân đội Franco bị thiêu cháy và phá hủy khá lớn.

  Vollveber, một con người gan dạ, đã nhiều lần đến Đức mặc dù ở đó tính mạng ông bị đe dọa ngặt nghèo. Một lần ông bị sa bẫy nhưng đã thoát được thật kỳ diệu trong khi mười hai đồng chí của ông đều bị bắt giam và treo cổ.

  Bất chấp tổn thất đó, Vollveber vẫn biết cách ổn định nền nếp hoạt động. Cơ sở ở Đức này đã tiếp tục tồn tại cho tới đầu Thế chiến thứ hai và cả sau này. Một minh chứng hùng hồn là vụ làm nổ tung con tàu quân sự "Marion" của phát xít Đức chở hai ngàn (theo nguồn tin khác những bốn ngàn) binh lính, chỉ một số nhỏ thoát chết.

  Mạng lưới tình báo của Vollveber hoạt động độc lập với nhau trong điều kiện bí mật nghiêm ngặt nhất. Chỉ một người chuẩn bị chiến dịch biết được chi tiết của chiến dịch sẽ thực thi. Huyền thoại về mạng lưới điệp viên này còn đồn thổi cả đến từng chi tiết, mỗi điệp viên chỉ được biết không quá hai người khác trong tổ chức. Các báo cáo không bằng văn bản. Liên lạc viên không hề biết tí gì về Vollveber cũng như những người thân cận của ông. Để bảo mật ông còn cắt liên lạc cả với mọi nhóm phản gián Xô Viết.

  Mùa xuân năm 1940, phát xít Đức chiếm đóng Đan Mạch. Nhiều điệp viên ở cơ sở Copenhagen bị bắt giam.

  Trước khi Na Uy bị Đức xâm chiếm, Vollveber có cơ sở tin cậy ở đó. Phó ban phản gián Xô Viết ở Hensinxki, bà Doia Ivanovna Vascreskaya Rưbkina cũng đã tới đó gặp Anton (bí danh của Vollveber).

  Các nhóm điệp viên của Vollveber hoạt động ở các thành phố Hamburg, Bremen, Danzig, Rotterdam, Amsterdam, Copenhagen, Oslo, Riga và Talin.

  Có những chứng cớ xác đáng rằng vào tháng 6 năm 1941, sau khi Đức tấn công Liên Xô, một vài nhóm của Vollveber đã phối hợp với những người cộng sản của phong trào Kháng chiến ở Pháp và các nước khác góp phần không nhỏ vào cuộc đấu tranh chống phát xít. Bọn Gestapo Đức đã biết được Vollveber đang ở Thụy Điển và đòi Thụy Điển phải giao nộp ông cho chúng. Lúc này Vollveber do vào nước này bất hợp pháp nên đã bị tù giam một thời gian. Trưởng ban phản gián Xô Viết, nhà tình báo Kin (chính là Rưbkin, chồng của Ivanovna Vascreskaya Rưbkina) đã xin được gặp Vollveber. Kin đã khuyên ông "thừa nhận" làm gián điệp chống lại Thụy Điển. "Những chuyện sau đó chúng tôi sẽ tự lo liệu" - Kin dặn thêm. "Anton" đã theo đúng chỉ dẫn của Kin, thừa nhận làm gián điệp cho Liên Xô chống lại Thụy Điển.
  Cũng lúc này ở Moscva hoàn tất thủ tục hồ sơ cho Vollveber nhập quốc tịch Nga.

  Mọi cuộc đàm phán với Thụy Điển không thành. Thụy Điển không giao nộp Vollveber cho Đức với lí do: Vollveber phải được xét xử theo luật pháp Thụy Điển. Chiến tranh đã tới hồi kết thúc, Thụy Điển đã không còn sợ Đức nữa...

  Ngay từ trước chiến tranh kết thúc, không cần đợi tới xét xử Vollveber đã được thả tự do và đi luôn sang Liên Xô. Ông đã cùng Hồng quân tiến vào Berlin. Sau chiến tranh Vollveber được bổ nhiệm làm bộ trưởng Bộ Giao thông của Đức, sau đó tháng 6 năm 1953 chuyển sang bộ trưởng Bộ Nội vụ.

  Báo chí phương Tây lại lên án Vollveber về mọi tổn thất hư hại của các con tàu của họ, nhất là trong cuộc chiến tranh Triều Tiên những năm 1950 - 1953. Tuy nhiên họ đã không tìm ra được một chứng cớ nào.

  Trong hai năm 1956 - 1957, Vollveber nhiều lần lên tiếng phản đối đường lối của Walter Wilbrikh, cụ thể là vấn đề Hungari dẫn tới hậu quả ông bị cách chức bộ trưởng Bộ Nội vụ vào tháng 11 năm 1957. Đến tháng 2 năm 1958, ông phải ra khỏi Ban chấp hành Trung ương Đảng, về hưu vì "tình trạng sức khỏe". Vollveber qua đời ngày 5 tháng 5 năm 1967 ở Đông Berlin.
Logged
maibennhau
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 801



« Trả lời #52 vào lúc: 08 Tháng Bảy, 2008, 07:20:56 pm »

43 - KHANG  SINH (1898-1975)
"Kẻ thứ năm trong bè lũ bốn tên"



  Chưa chắc đã có ai có thể nói được con số các điệp viên thực hay ảo mà con người này tung ra và bắt được. Con số đó nếu không lên tới hàng chục ngàn thì cũng tới hàng ngàn, nó vĩ đại như đất nước rộng lớn mà ông đã từng lãnh đạo hoạt động tình báo cũng như phản gián ở đấy.

  Đó là một người tầm vóc trung bình, với vầng trán hói, cặp môi mỏng luôn mím chặt với hàng ria con kiến, cặp lông mày dướn cao và thói quen luôn rộng miệng mỉm cười. Con người đó thật có trình độ với phong thái trang nhã, nhưng lại hay hút thuốc giống như một nhà trí thức Trung Quốc, không hề giống chút nào con người mà người ta thường đồn đại "Khang Sinh không phải là người, mà là một con quái vật".

  Khang Sinh sinh năm 1898 ở Thanh Đảo trong một gia đình tiểu địa chủ. Năm 1920 cậu tốt nghiệp phổ thông, thoạt đầu học đại học ở quê hương, sau đó chuyển lên Đại học tổng hợp Thượng Hải. Vừa học vừa đi dạy thêm ở trường làng. Sau khi được kết nạp Đảng Cộng sản, Khang Sinh theo học dự thính lớp bồi dưỡng cán bộ cốt cán của Đảng. Con đường hoạn lộ về chính trị rộng mở trước Khang Sinh: năm 1926, ông là Bí thư Ban chấp hành Trung ương, sau đó là Bí thư khu ủy phía Bắc Thượng Hải. Năm 1927, ngay trước hôm quân đội Cách mạng nhân dân tiến công thành phố, Khang Sinh lãnh đạo công nhân Thượng Hải xuống đường đấu tranh vũ trang, sau đó ông lại càng tiến cao hơn: ủy viên ủy ban thanh tra của Đảng, trưởng ban Tổ chức Ban chấp hành Trung ương Đảng. Năm 1931 ông đã là Trung ương ủy viên, ủy viên Bộ Chính trị và bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

  Năm 1933, Khang Sinh tham gia Hội nghị Ban chấp hành Quốc tế cộng sản ở Moscva, hai năm sau, năm 1935 đã là đại biểu Đại hội Quốc tế cộng sản lần VII. Từ năm 1935 đến năm 1937 là ủy viên thường trực Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Quốc tế cộng sản. Trở lại Diên An, Khang Sinh là giám đốc Cục Thông tin vùng giải phóng của Trung Quốc. Cục Thông tin không chỉ đảm nhận chức năng thông tin mà phụ trách cả hoạt động tình báo, phản gián và các mặt tư pháp, luật pháp, kiểm sát. Tháng 11 năm 1938, sau Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 6, Ban Bảo vệ Chính trị được gọi là Ban Chất vấn các vấn đề xã hội do Khang Sinh làm trưởng phòng. Tháng 9 năm 1940, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị về hoạt động phá hoại ở vùng hậu địch: "Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết định thành lập trong lòng địch ban điều hành các hoạt động phá hoại ở những thành phố lớn bị địch chiếm đóng do đồng chí Chu Ân Lai phụ trách cùng với phó của ông là Khang Sinh".

  Khi ấy Trùng Khánh là tâm điểm hoạt động ở các thành phố bị chiếm phía Nam Trung Quốc, còn phía Bắc là Diên An. Bộ Chính trị, các phòng ban trực thuộc và các tổ chức Đảng ở địa phương có nghĩa vụ thành lập các cơ cấu tổ chức tương ứng để tiến hành các hoạt động tương tự. Các phòng ban phải chú trọng đến biên chế đặc biệt cho việc thực thi các chiến dịch phá hoại và lưu ý tuyển lựa điệp viên trước khi tung vào vùng địch. Mỗi chiến dịch trước hết phải tuân thủ các mục đích sau:

  a. Thu thập xem xét các thông tin tình báo để tìm hiểu thật tốt tình thế và nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm rút ra.

  b. Tận dụng mọi quan hệ quần chúng có thể để ngụy trang địa điểm tiến hành chiến dịch việc thực thi và khắc phục mọi hậu quả.

  c. Tuyển chọn và hình thành đội ngũ điệp viên có thể hoạt động ở vùng địch tùy thuộc vào thành phần xuất thân của họ, vào kinh nghiệm hoạt động bí mật của họ ở thành phố, vào khả năng tổ chức được cơ sở che giấu bảo vệ tin cậy, bảo đảm đường dây liên lạc bí mật và đào tạo được những người có thể thâm nhập vào biên chế kỹ thuật ở các cơ sở công nghiệp tại các thành phố lớn. Đảng phải có nhiệm vụ lựa chọn những người thích hợp với công việc được giao".

  Năm 1941, Khang Sinh đã phát triển Ban điều hành thành một cơ quan lớn mạnh. Cơ quan này kiêm nhiệm cả chức năng tham mưu chính. Đồng thời, ông phụ trách cả Ban thanh tra cán bộ trong và ngoài Đảng. Và thực tế Ban thanh tra này không bao lâu sau đã có những biện pháp quái gở dẫn tới việc thanh trừng hàng ngàn người hoàn toàn vô tội.

  Khang Sinh đã ở Moscva gần bốn năm, đúng lúc ở đó đang thực hiện chính sách thanh lọc của Ezov. Từ Liên Xô trở về, Khang Sinh trở thành nhân vật bài Xô Viết cuồng nhiệt, nhưng lại cũng là người sùng bái các biện pháp thanh lọc của Ezov. Việc nghi ngờ những người chung quanh kể cả chiến hữu và các đồng chí của mình đã khiến Khang Sinh biến thành một tên khủng bố kiểu "Malius Scuratov" trong chính phủ Mao Trạch Đông. Lại cũng chính nhờ ông ta mà Mao Trạch Đông có được Giang Thanh.

  Năm 1931, một cô gái trẻ 19 tuổi có cái tên Vân Hạc nghe rất kêu (tên thật của cô là Lý Thục Mông, còn nghệ danh là Lam Bình) đã trở thành người tình của Khang Sinh. Lúc này cô gái đã thay đổi nhiều người bảo trợ, trong đó có cả các giáo sư trường kịch. Khang Sinh yêu cô gái không chỉ vì sắc đẹp mà còn vì trí tuệ, tính tình trang nhã nhưng lại cứng cỏi. Năm 1938, ông đưa cô diễn viên điện ảnh xinh đẹp 26 tuổi đến Diên An, rồi "chuyển giao" cho Mao. Mao đã cưới Vân Hạc làm vợ thứ tư, tạo thành một mối tình tay ba tâm đầu ý hợp không chỉ trong tình cảm mà cả trong công việc. Sau này hòa nhập với bộ ba này còn có Bành Chân, bạn cũ của Vân Hạc, Chu Ân Lai, bạn của Bành Chân. Chính những người này là đầu mối gây ra sự phân liệt Trung - Xô.

  Trong thời gian Thế chiến thứ hai, Đặc khu của Trung Quốc cũng như chính phủ chính thức đứng đầu là Tưởng Giới Thạch cùng với Quốc dân Đảng của ông ta đều ủng hộ Liên Xô và đối nghịch với đế quốc Nhật. Trước chiến tranh vài ngày, Khang Sinh đã cảnh báo Liên Xô về cuộc tấn công của Đức. Tin này Khang Sinh có được vào ngày 18 tháng 6 năm 1941, từ Chu Ân Lai, khi ấy là đại diện Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Trùng Khánh, thủ phủ của chính phủ Quốc dân Đảng. Chu Ân Lai báo về rằng đại sứ Quốc dân Đảng tại Berlin và tham tán quân sự đã báo cho Tưởng Giới Thạch rằng đêm 21 rạng ngày 22 tháng 6 Đức sẽ tấn công Liên Xô. Song đó là sự kiện duy nhất thể hiện quan hệ hữu hảo của Khang Sinh đối với Liên Xô mà đó cũng không phải là vô tư vì khi biết được kế hoạch tấn công của Đức, chính phủ Quốc dân Đảng đã có mưu đồ cấp tốc đưa quân tấn công Đặc khu, vậy là Đảng Cộng sản Trung Quốc cần sự trợ giúp ủng hộ của Liên Xô. Sau này qua những việc làm của Khang Sinh đối với đại diện của Liên Xô ở Diên An thấy rõ ông rất hằn học đối với Liên Xô, nếu chưa muốn nói là thù địch.

  Học tập những việc làm của những người theo chính sách Ezov, Khang Sinh bắt đầu làm trong sạch bộ máy Đảng và "Xô Viết". Con số những người bị tố cáo là Quốc dân đảng và "tình báo, điệp viên" của Nhật ở nhiều tổ chức lên tới 100%, và ở những nơi còn lại thì không dưới 90%. Nhiều đến mức không đủ nơi giam giữ và những người bị tố giác là "tình báo Nhật" được phép tiếp tục tạm thời làm việc ở chức vụ của mình.

  Khang Sinh đàn áp trừng trị cả thành viên "nhóm Moscva" nghĩa là tất cả những người đã từng học hoặc công tác một thời gian dài ở Moscva. Trong khi đó chính ông ta lại không cho mình vào nhóm đó, cho dù đã ở Moscva, đã rất nhiệt thành hô "muôn năm" trong mọi cuộc họp bên đó. Những người cộng sản Trung Quốc rất căm phẫn trước những việc làm trên của Khang Sinh. Uy tín của ông ta trong Đảng bắt đầu giảm sút (sau lưng người ta gọi ông ta là "Bộ trưởng mùa thu" nghĩa là "sứ giả Thần chết").

  Năm 1945, Khang Sinh đọc báo cáo tại Đại hội lần thứ VII Đảng Cộng sản Trung Quốc, qua đó ông nêu lên những vấn đề ông theo dõi và giải quyết trong thời gian Đặc khu tồn tại. Đó là: 1/ Hoạt động của quân báo Nhật chống phá các cơ sở của Đảng Cộng sản Trung Quốc. 2/ Hoạt động phản gián của Quốc dân Đảng. 3/ Hợp tác của Quốc dân Đảng với Nhật trong đào tạo điệp báo viên. 4/ Hợp tác của tình báo Mỹ với Quốc dân Đảng. Thế nhưng ông ta lại không nhắc nhở gì đến vụ "chỉnh phong". Ông ta cũng không đả động gì đến mối quan hệ với xã hội đen và các tổ chức mafia ngầm sinh sôi nảy nở khắp đất nước Trung Quốc. Một số gọi là đại diện cho quyền lợi của nông dân nhưng chính số này lại thoái hóa thành các băng nhóm gangster, buôn bán thuốc phiện, buôn lậu, cướp bóc, nuôi dưỡng các tổ quỷ đĩ điếm. Khang Sinh được các băng nhóm đó cung cấp đầy đủ, chính xác mọi thông tin về các sự kiện và những người mà ông quan tâm. Cũng tại Đại hội này, trong bài phát biểu của mình khi đề cập tới công tác kiểm tra cán bộ và hoạt động chống gián điệp, Mao Trạch Đông đã khẳng định "Chúng ta đã thành công nhưng cũng phạm nhiều lỗi lớn..." và kêu gọi từ nay về sau phải thẳng tay trừng trị những kẻ chống đối, đồng thời để trấn an các đại biểu lại hứa rằng ở các nhà tù của Khang Sinh "sẽ khách quan và công bằng hơn". Mặc dù vậy những việc làm của Khang Sinh đã gây căm phẫn chung trong hàng ngũ cán bộ Đảng và về thực chất sự phẫn nộ đó đe dọa đường lối đối nội trong Đảng của Mao. Vì vậy năm 1949, Mao đã cách chức lãnh đạo Cục An ninh của Khang Sinh. Khang Sinh chỉ còn nắm được Ban các vấn đề xã hội (Ngoại gián và Ban đặc nhiệm của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc). Khang Sinh còn buộc phải xin từ chức lãnh đạo Ban quân báo, song qua tay chân của mình Khang vẫn nắm được mọi hoạt động của ban này trong cuộc chiến ở Triều Tiên, ở Đông Dương và nhúng tay vào cả những cuộc đụng độ khu vực như cuộc chiến tranh du kích ở Malaisia và Philippins. Sau đó ít lâu Khang Sinh còn thúc đẩy tạo điều kiện cho Pônpốt và "Khơme đỏ" lên nắm chính quyền ở Campuchia. Chính ông là người đề xuất ý tưởng sử dụng rộng rãi Hoa kiều làm gián điệp. Đồng thời ông lãnh đạo nhóm thanh tra trong Hội đồng năng lượng hạt nhân được thành lập nhằm chế tạo bom nguyên tử ở Trung Quốc.

  Cuối năm 1954, Khang Sinh lại bước lên vũ đài chính trị. Ông lại vào Bộ Chính trị phụ trách Ban đặc nhiệm và quan hệ quốc tế. Chính thời điểm này Khang Sinh cùng Bành Chân và Chu Ân Lai khởi xướng việc tuyệt giao với Liên Xô.

  Từ năm 1966, Khang Sinh ủng hộ Giang Thanh và "bè lũ bốn tên" làm cuộc "Cách mạng văn hóa" ở Trung Quốc và qua đó có biệt danh "kẻ thứ năm trong bè lũ bốn tên".

  Khang Sinh qua đời ngày 16 tháng 12 năm 1975. Một trong các nhà lãnh đạo nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ông Hồ Diệu Bang đã nhận định "Khang Sinh là một trong những kẻ tội phạm đã kéo lùi bước tiến của cách mạng Trung Quốc tới 15 năm" và "chỉ căn cứ vào một vài hành động Khang Sinh đã làm thôi thì ông ta còn vượt trội hơn hẳn bất kỳ tên nào trong "bè lũ bốn tên".

Logged
maibennhau
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 801



« Trả lời #53 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2008, 07:04:18 pm »

44 - NIKOLAI CROSCO (1898 - 1967)
 Điệp vụ "két sắt bí mật"



  Vào những năm 1925 đến 1930 trên báo chí nước ngoài xuất hiện "những văn kiện tài liệu" về "những kế hoạch báo hiệu điềm dữ" của Tổng cục chính trị trực thuộc Hội đồng Dân ủy Liên Xô và của Quốc tế cộng sản gây nên cơn sốc mạnh đối với nền tảng kinh tế và chính trị của thế giới phương Tây. Nhìn bề ngoài thì không ai nghi ngờ gì cả, từ văn phong đến từ ngữ, chữ ký của các nhân vật có chức vụ - tất cả đều nói lên đây là những văn kiện tài liệu thật. Việc công bố những văn kiện này đã kích động một làn sóng phẫn nộ của dư luận phương Tây và trong nhiều trường hợp đã dẫn đến những hậu quả bi thảm nặng nề: những người cộng sản Bungari bị kết án tử hình tựa hồ như chính họ được Quốc tế cộng sản giao nhiệm vụ đã gây nên vụ nổ nhà thờ ở Sophia; Thương vụ Liên Xô ở Berlin bị cảnh sát Đức tấn công; Cơ quan đại diện Hiệp hội hợp tác Nga bị cảnh sát Anh tấn công, từ đó dẫn đến việc cắt đứt sau đó các quan hệ ngoại giao giữa Anh và Liên Xô. Uy tín của Liên Xô, một đất nước vừa mới thoát khỏi sự cô lập quốc tế, bị một tổn thất nặng nề. ở Mỹ người ta truyền đi một tin giật gân là tình báo Liên Xô quyết định mua chuộc hai thượng nghị sĩ Bor và Norris để họ thuyết phục Mỹ công nhận Liên Xô. Điều này cũng được "khẳng định theo văn kiện" và đã gây nên tai tiếng xấu và sự hằn học đối với Liên Xô. Các "văn kiện tài liệu" có nguồn gốc tựa hồ như từ Moscva nhưng lãnh đạo Liên Xô biết chắc rằng đây là những văn kiện giả mạo. Vấn đề đặt ra là ai đã tạo ra văn kiện giả và địa điểm làm văn kiện giả ở đâu. Tình báo Liên Xô có trách nhiệm phải trả lời những câu hỏi này.

  Sau khi điều tra kỹ lưỡng, tình báo Liên Xô đã xác định được nguồn xuất phát là một tổ chức có tên là "Hội chân lý nước Nga". Tình báo Liên Xô đã tiến hành thu thập tỉ mỉ những cứ liệu về tổ chức Hội và thủ lĩnh của Hội này. Viên tham tán Vladimia Grigorievic Orlov định cư ở Berlin, một địch thủ nguy hiểm và từng trải chính là thủ lĩnh của "Hội chân lý nước Nga". Dưới thời Nga hoàng, Orlov từng là dự thẩm viên xem xét những hồ sơ đặc biệt quan trọng, sau đó là Trưởng cơ quan tình báo và phản tình báo của Vranghel. Chỉ có một số người rất hạn chế biết được hoạt động thực của Orlov. Để lọt được vào giới những người thân cận với Orlov phải là người rất khéo léo, hơn nữa phải có sơ yếu lý lịch phù hợp. Lãnh đạo tình báo Liên Xô đã chọn Nikolai Crosco. Anh sinh trưởng trong một gia đình nghèo tại tỉnh Tambov. Cha mẹ anh sẵn sàng hy sinh làm bất cứ việc gì để con trai mình được học hành. Nikolai tốt nghiệp trường trung học với huy chương bạc. Năm 1918 từ thành phố Kiev bị Đức chiếm đóng Nikolai đi đến vùng sông Đông gia nhập quân đội Denikin, sau đó bỏ chạy sang Ba Lan làm việc cho Savincov, rồi mở rộng quan hệ với kiều dân Nga, chủ yếu là giới sĩ quan. Năm 1920 một điệp viên của Liên Xô hoạt động ở vùng Baltic biết tin trung uý Nikolai Crosco chán cảnh sống của ngoại kiều và đang mong muốn trở về Tổ quốc. Người ta đề nghị Crosco cộng tác với tình báo Liên Xô và anh đã vui lòng nhận lời.

  Những nhiệm vụ đầu tiên giao cho Nikolai Crosco không có gì phức tạp. Phải lọt vào được một vài nhóm kiều dân Nga và xác định xem họ là ai. Những nhiệm vụ giao cho Crosco để thẩm tra anh đều được Crosco hoàn thành có hiệu quả đến mức anh được ghi tên vào biên chế tình báo đối ngoại của Liên Xô. Điều này rất hiếm khi xảy ra. Nikolai Crosco đã chính thức trở thành cộng tác viên mang bí danh "Kate".
Bắt đầu một công việc hấp dẫn nhưng đầy nguy hiểm. Mặc dù "Kate" luôn phải đi sang nhiều nước hoạt động nhưng chủ yếu anh công tác trong thành phần cơ quan tình báo ở Berlin. Giai đoạn này ở Berlin "Hội Chữ thập trắng" hoạt động đứng đầu là cựu trung úy không quân Pavlov. Tập hợp xung quanh Pavlov là những sĩ quan trẻ đã quá thất vọng về các thủ lĩnh cũ như Denikin, Vranghel và các tổ chức quân chủ phái hữu. Pavlov đã tìm được sự ủng hộ vật chất và tinh thần ở các nhà hoạt động trong giới phản động cực đoan Đức mà sau này trở thành những tên phát xít điên cuồng. "Kate" được giao nhiệm vụ lọt vào hàng ngũ "Hội Chữ thập trắng" và làm sao chiếm được lòng tin của Pavlov, đồng thời phải xác định được hiện nay bọn chúng đang làm gì và "Hội Chữ thập trắng" nguy hiểm đến mức nào. "Kate" đã hoàn thành vượt mức nhiệm vụ được giao: không những lọt vào được tổ chức của Hội mà còn trở thành người trợ lý thân cận của Pavlov. "Kate" hiểu rõ công việc của Hội, có thể dàn xếp những mâu thuẫn trong Hội. Vì vậy những điệp viên dự định phái sang Liên Xô sẽ được tuyển chọn lại và được sử dụng như một kênh tung tin đồn nhảm. Toàn bộ số lượng các tập sách mỏng và tờ rơi có nội dung chống Liên Xô được giao cho "Kate" chuyển sang Liên Xô nhưng trên thực tế đã bị hủy đi. Chẳng bao lâu sau, những thất bại trong hoạt động của "Hội Chữ thập trắng" đã làm cho người Đức chán ngán và hậu quả là người Đức từ chối giúp đỡ về vật chất cho Hội. Về thực chất "Hội Chữ thập trắng" tạm ngừng hoạt động, còn Pavlov thì chuyển nghề làm lái xe mặc dù ông ta vẫn là thủ lĩnh của Hội.
 
  "Kate" đã sử dụng thời gian làm việc ở "Hội Chữ thập trắng" với hiệu quả lớn. "Kate" đã tạo được mối quan hệ rộng rãi với người Đức, năm 1923 "Kate" tham dự Đại hội xã hội quốc gia và tổ chức "Mũ thép", cùng ăn nhậu với các đại biểu nên càng thắt chặt mối quan hệ với họ. "Kate" cũng quen biết các thủ lĩnh Liên minh quân sự toàn Nga (ở Paris), các thủ lĩnh tổ chức quân chủ, nghĩa là làm quen được với tất cả bậu sậu kiều dân Nga ở nhiều nước.

  Vào đầu những năm 1920, do Liên Xô chưa có tổ chức điệp viên ở tất cả các nước nên "Kate" thường phải đi đến nhiều thủ đô của các nước châu Âu để nắm tình hình hoạt động tại chỗ của các tổ chức kiều dân Nga. Một trong những trường hợp như thế đã xảy ra với các thủ lĩnh tổ chức quân chủ Nga. Lúc bấy giờ đại bản doanh của họ đóng ở Munich, nước Đức. Sau khi đến được đại bản doanh này "Kate" đã phải tốn biết bao nhiêu sức lực để làm quen và tiếp cận với nam tước Medem và công tước Kadembec là hai thư ký riêng của đại công tước Kiril Vladimirovich. Dĩ nhiên, ngoài sự hấp dẫn cá nhân còn phải sử dụng cả tiền bạc của tổ chức nữa, bởi lẽ các ngài quý tộc sa sút sẽ không từ chối ăn nhậu do người khác bao. "Kate" đã được tham dự hội nghị của các đảng viên Kiril Vladimirovich với thống chế Lindendorf và với Đảng Quốc xã đang phôi phai thành lập, không những thế sau khi đại công tước Kiril Vladimirovich chuyển sang Paris hoạt động, "Kate" nhờ các viên thư ký trợ giúp đã lọt vào văn phòng của đại công tước chụp được khoảng 100 tài liệu văn kiện cất giữ trong két sắt.
 
  Ở Paris "Kate" đã thu thập được những thông tin về các mối quan hệ của các tổ chức kiều dân Nga với giới chính khách và tình báo Pháp, qua đó phát hiện được một số điệp viên của các tổ chức này ở Liên Xô. Sau khi trở lại Berlin, một hôm vào chiều tối "Kate" đã lấy được ở phái đoàn quân sự Denikin - Vranghel hai va li tài liệu chở về trụ sở của tình báo Liên Xô chụp ảnh lại toàn bộ tài liệu và sáng sớm hôm sau đem trả về chỗ cũ.

  Nhưng mục tiêu chủ yếu của "Kate" vẫn là Orlov và "Hội chân lý Nga". "Kate" làm quen với đại tá Colberg là bạn đồng thời là người đồng chí hướng của Orlov. Colberg đích thân giới thiệu "Kate" với Orlov. Orlov vốn là người cau có và đa nghi nên không vồn vã đón tiếp "Kate", mặc dù anh chàng trung úy này gây được ấn tượng dễ chịu. Orlov thăm dò Pavlov để Pavlov đánh giá một cách tốt nhất người trợ lý của mình. Nhưng như thế còn quá ít. Cần phải chứng tỏ những điều kiện nào đó khiến Orlov quan tâm đến việc cộng tác và làm tan tảng băng không tin cậy. Một hôm "Kate" báo cáo với Pavlov rằng, theo lời khuyên của Pavlov và Orlov về những thông tin nhận được từ "người của mình ở Liên Xô" thì "người của mình" tựa hồ như đã đẩy mạnh công việc và họ đang rất cần có sự liên hệ trực tiếp. Pavlov vớ ngay lấy ý kiến của "Kate" nêu lên, ông ta muốn đề cao uy tín của mình nên thuyết phục Orlov cử "Kate" làm phái viên, vì "Kate" có thể sử dụng những mối quan hệ của mình ở Phần Lan.

  Vào một đêm tháng 10 năm 1925, nhờ sự giúp đỡ của cảnh sát Phần Lan "Kate" đã vượt biên giới Phần Lan - Liên Xô thông qua "cơ sở" mà các đồn biên phòng của Liên Xô đã chuẩn bị trước. "Kate" đến Moscva thuận buồm xuôi gió. "Kate" báo cáo là anh đã biết về các mối quan hệ của các nhóm kiều dân Nga ở Helsinki và Vưborg với cảnh sát Phần Lan và anh cũng biết ai và bằng cách nào đã chuẩn bị và thực hiện việc đưa anh vượt biên giới. Sau đó "Kate" đã gặp mẹ và em gái ở Kiev, rồi đến Sevastopol chuyển thư của Pavlov cho bà cô ông ta và nhận thư phúc đáp. "Kate" được nhận hộ chiếu Liên Xô, tuy nhiên hộ chiếu vẫn nằm trong hồ sơ. Trước khi lên đường quay trở lại người ta cung cấp cho "Kate" những tài liệu thông tin mà giới kiều dân Nga Bạch vệ và bạn bè phương Tây của họ quan tâm. Sau khi trở lại Phần Lan một phần tài liệu thông tin này "Kate" đã chuyển cho chánh cảnh sát Phần Lan để "trả công" về sự giúp đỡ của họ đối với "Kate".
 
 
Logged
maibennhau
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 801



« Trả lời #54 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2008, 07:04:33 pm »

  Những tài liệu này gây được ấn tượng tốt đến mức cảnh sát Phần Lan muốn "Kate" gặp gỡ bí mật với "những người của họ" ở Leningrad và Moscva. Khi "Kate" trở về đến Berlin, Pavlov xuất phát từ quyền lợi riêng bắt đầu phô trương những thành tích của "Kate", và sau đó không lâu, sau khi tìm hiểu kỹ những thông tin mà "Kate" đem về, Orlov đang trong tâm trạng phấn khích về những nhận xét tốt về "Kate" đã đề nghị "Kate" chuyển hẳn sang "Hội chân lý Nga" làm việc. "Kate" không nhận lời ngay nên Orlov cũng phải thuyết phục "Kate".

  Chẳng bao lâu sau "Kate" đã trở thành nhân vật được đặc biệt tin cậy của Orlov. "Kate" cũng xác định được ngoài tình báo Phần Lan, Orlov còn cộng tác với các cơ quan tình báo Anh, Pháp, Đức và với cảnh sát chính trị Berlin. "Kate" phát hiện được những đại diện của Orlov ở Latvia và Litva là những người có quan hệ mật thiết với tình báo và biên phòng sở tại. "Kate" cũng xác định, theo nhiệm vụ của cảnh sát Đức, Orlov là người huấn luyện các cộng tác viên của cơ quan đại diện Liên Xô ở Berlin, qua đó "Kate" nắm được danh sách các điệp viên này trong bảng kê những người nhận trả tiền công. Tất cả những điều kể trên rất quan trọng, nhưng để thực hiện nhiệm vụ chính là phát hiện xưởng làm văn kiện tài liệu giả mạo thì vẫn chưa với tới được. Hơn một năm trôi qua. Tài liệu giả mạo vẫn xuất hiện mà "Kate" vẫn chưa biết gì về nguồn gốc xuất xứ của nó. "Hay đây không phải do bàn tay của Orlov? " - có lần "Kate" đã nghĩ như vậy.

  Mùa hè 1927, theo đề nghị của cơ quan tình báo Phần Lan đích thân Orlov phái "Kate" thực hiện một cuộc đột nhập mới vào Liên Xô. Lúc đầu "Kate" từ chối, viện cớ cách đây không lâu công việc của mình bất thành, nhưng Orlov ép làm nên "Kate" đã đồng ý. Cuộc đột nhập đã "rất thành công" đối với cả Orlov lẫn cơ quan tình báo Phần Lan vì họ đã nhận được từ "Kate" "những thông tin" về "việc gặp gỡ bí mật" ở Leningrad, nhưng trước hết đây là sự thành công đối với "Kate", đó là sự hài lòng của chánh cảnh sát Phần Lan đã nói lên nhiều điều về hoạt động của kiều dân Nga ở Phần Lan và về mối quan hệ giữa họ với tình báo phương Tây, trong đó có tình báo Anh. Nhưng thành công chủ yếu nhất là Orlov cuối cùng đã hoàn toàn tin cậy "Kate". Một hôm Orlov mời "Kate" đến nói chuyện một cách nghiêm túc:

  - Tất cả những gì chúng ta làm như vượt biên giới, gặp gỡ bí mật, những thông tin - điều đó là tốt nhưng không phải là chủ yếu. Nếu chúng ta muốn làm phương hại thực sự cho chính quyền Xô Viết thì phải gieo sự hiềm khích giữa họ với toàn thế giới. Để làm được việc này tôi có tiền và tôi đang làm được một vài việc.

  Rồi Orlov kể hết với "Kate" về những tài liệu văn kiện giả mạo mà ở trên đã nhắc tới, và về những "dự án" khác nhằm chống lại các cơ quan đại diện của Liên Xô ở nước ngoài và bôi nhọ uy tín cá nhân. Sau đó Orlov cho "Kate" xem "xưởng" làm văn kiện tài liệu giả mạo. "Kate" vô cùng ngạc nhiên trước tủ phiếu rất lớn, những con dấu các loại, bản sao các tài liệu giả mạo ác ý nhất, mẫu các chữ ký, phòng chụp ảnh và thí nghiệm hóa học, các máy chữ với các kiểu chữ khác nhau và các máy dụng cụ chuyên dùng khác.

  - Tôi mời anh, một người thông minh và quyết đoán, tham gia vào công việc của chúng tôi. Công việc này không chỉ cần thiết mà còn béo bở. Nói riêng để anh biết, điền trang của tôi ở Me Klenburg tôi có được là nhờ thu nhập từ công việc này đấy. Các nhà tình báo trả hậu hĩ mà kiểm tra tính chân thực của văn kiện không gắt gao lắm. Đối với họ cái chính là tính thời sự của nội dung văn kiện và chất lượng tạo ra văn kiện.
 
  "Kate" rào trước đón sau đôi chút rồi đồng ý nhận lời tham gia. Sau đó ít lâu Orlov giới thiệu "Kate" với người trợ lý chính của ông ta. Đó là Iasin - Sumarocov nguyên trước đây là cộng tác viên của cơ quan Treca toàn Nga và của Tổng cục chính trị trực thuộc Hội đồng Dân uỷ Liên Xô sống ở Berlin mang tên là Pavlunovski theo chứng minh thư do người Đức cấp. Iasin - Sumarocov tỏ ra tin cậy đối với "Kate", kể hết cho "Kate" nghe về những bước thăng trầm của số phận: phải lòng một cô gái người Đức có tên là Diumler, cô ả hóa ra lại là tình báo nên đã dụ dỗ Iasin - Sumarocov phản bội. Đã có sẵn ý định chạy trốn, Iasin - Sumarocov cuỗm theo nhiều tài liệu văn kiện của cơ quan tình báo Liên Xô, một phần trao cho người Đức coi như trả công cho họ vì đã cưu mang cho cư trú, phần còn lại thì trao cho Orlov và Orlov đã sao lại các mẫu giấy tờ văn kiện, các con dấu, chữ ký, vì vậy như ta thấy những gì được xuất ra từ "xưởng" làm văn kiện giả mạo của Orlov trông y như thật. Iasin - Sumarocov cũng là người cố vấn cho Orlov về những vấn đề thuật ngữ của ngành tình báo Liên Xô và của Đảng bolsevich, về những đặc thù của đời sống Xô Viết, về mối quan hệ qua lại giữa các cộng tác viên của cơ quan đại diện và cơ quan tình báo Liên Xô ở nước ngoài v.v... Tóm lại Iasin - Sumarocov đã tiết lộ toàn bộ những bí mật của "xưởng" làm văn kiện giả mạo của Orlov.

  Như vậy trong tay tình báo của Liên Xô đã có đầy đủ những thông tin cần thiết về hoạt động của Orlov. Đã đến lúc phải tiến hành những biện pháp chống lại. Một số người "đầu nóng" đề nghị phá huỷ và đốt xưởng. Nhưng như thế thì chỉ có thể làm gián đoạn một thời gian công việc của "xưởng", hơn nữa những văn kiện tài liệu giả mạo trước đây sẽ không được phanh phui, mặt khác cơ quan tình báo Liên Xô ở nước ngoài sẽ bị buộc tội là tấn công vào kiều dân Nga. "Kate" đã đề nghị cách giải quyết khác. "Kate" làm những khuôn rập các chìa khoá phòng ở, phòng thí nghiệm, két sắt và tủ đựng tài liệu. Theo các khuôn rập này sẽ làm ra những chìa khoá giống hệt chìa khoá gốc. "Kate" phải chờ cơ hội thuận tiện mất mấy tuần lễ. Cuối cùng, khi Orlov đi Menkleburg "Kate" lập tức đột nhập vào phòng ở của Orlov và lấy đi các bản sao, bản nháp và tiêu đề các văn kiện tài liệu giả mạo, các mẫu con dấu. Trong số các tài liệu giả thu được có hai tiêu đề văn kiện giả mạo - đó là văn kiện bịa đặt về việc chính phủ Liên Xô mua chuộc hai thượng nghị sĩ Mỹ Bor và Norris. Theo kênh riêng của mình, tình báo Xô Viết đã thông báo cho Chính phủ Mỹ biết về văn kiện tài liệu giả mạo này. Việc công bố văn kiện giả mạo đã trở thành một tin giật gân ở Mỹ. Âm mưu muốn truyền bá những hành động khủng bố đến nước Mỹ đã gây ấn tượng to lớn không chỉ đối với dư luận mà cả với Chính phủ Mỹ. Nhận được những số liệu thuyết phục về tài liệu giả mạo do ai nguỵ tạo ra và nguỵ tạo như thế nào, Washington yêu cầu mở phiên toà xét xử các tác giả làm giả tài liệu văn kiện. Phía Liên Xô tán đồng với lời yêu cầu đó. Có thể đây là sáng kiến hợp tác Xô - Mỹ đầu tiên trong lịch sử.

  Ngày 27 tháng 2 năm 1929, Orlov và những cộng sự của y Iasin - Sumarocov (tức Pavlunovxki), nữ tình báo Diumler, tình nhân của Iasin - Sumarocov và đại tá Kolberg - đã bị bắt và trao cho tòa án. Bọn chúng bị buộc tội là có âm mưu bán cho phóng viên tờ báo Mỹ New - York Evening Post Arthur Nicker-Boker bức thư giả mạo có nội dung hai thượng nghị sĩ Bor và Norris nhận tiền của Chính phủ Liên Xô để họ đứng lên ủng hộ việc nước Mỹ công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô. Trước tòa những văn kiện tài liệu giả mạo khác cũng được vạch trần. Orlov bị kết án 14 tháng tù giam và sau khi mãn hạn tù sẽ bị trục xuất khỏi nước Đức.
 
  "Kate" cũng phải cấp tốc rời khỏi nước Đức, bởi lẽ khi nguyên tắc hoạt động bí mật bị vi phạm nghiêm trọng thì đối với điệp viên tình báo nguy cơ thất bại luôn đe dọa họ. "Kate" đáp tàu thủy "Ghertcen" trở về Liên Xô. Khi báo chí đăng các bức điện báo về "viên trung úy đã mất hút một cách bí ẩn" và các văn kiện tài liệu trong két sắt biến mất thì "Kate" đã ở ngoài biển khơi.

  Vì nhiều lý do khác nhau, vai trò của "Kate" trong việc vạch trần âm mưu làm giả văn kiện tài liệu của Orlov chỉ được phương Tây biết đến vào cuối những năm 20 của thế kỷ trước, vai trò của "Kate" được dùng làm cơ sở cho những tin giật gân có tiêu đề hấp dẫn như Ông hoàng của những điệp viên điện Cremli; Ông chủ các két sắt bí mật của ông hoàng Kirill; Người sưu tập những kẻ vô công rồi nghề; Người đi xuyên qua tường... "Kate" lừng danh khắp thế giới trừ Liên Xô - Tổ quốc của mình, nơi nhiều năm người ta đã giữ kín được về những việc làm của "Kate".

  Nikolai Crosco thọ 69 tuổi, nhiều năm ông đã đào tạo, giáo dục được nhiều tình báo viên trẻ và đến năm 1967, khi ông lâm bệnh nặng, ông đã viết xong hồi ký về hoạt động tình báo của mình.
Logged
maibennhau
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 801



« Trả lời #55 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2008, 07:07:45 pm »

45 - HEMINGWAY (1898-1961)
Bậc thầy gián điệp nghiệp dư


  Hemingway Ernest Miller là nhà văn Mỹ nổi tiếng thế giới, giải thưởng Nobel văn chương với nhiều tiểu thuyết rất được ưa thích (phần nhiều đã được dịch ra tiếng Việt) như Chuông nguyện hồn ai, Giã từ vũ khí, Ông già và biển cả... Bạn đọc cũng đã biết nhiều về cuộc đời sôi động của ông, như hoạt động du kích, báo chí của ông trên mặt trận thế chiến I và II, những thú đam mê của ông như đấu bò tót, đi săn, câu cá biển... Nhưng có lẽ nhiều người chưa biết nhà văn còn là một... điệp viên. Dưới đây xin giới thiệu quãng đời đó của ông.

  Mùa hè năm 1942, cuộc Chiến tranh thế giới thứ II nổ ra khắp nơi. Nhưng E.Hemingway bị kẹt trong ngôi biệt thự hiu quạnh tại La Habana, Cuba. Sau sự kiện Trân Châu Cảng, mặc dù Cuba đã tuyên chiến với phe trục Đức - Italia - Nhật, nhưng đảo quốc này xem ra chẳng mấy mặn mà với việc chống lại bọn Đức Quốc xã. Trong khi vị trí địa lý của Cuba có thể được coi là "trời phú", ngồi tàu thủy chở khách không quá nửa giờ sẽ tới được mỏm Key West, bang Florida nước Mỹ. Một số lượng khá đông gián điệp Đức, nhất là bọn gián điệp hải quân mang theo hộ chiếu Tây Ban Nha, ùn ùn tiềm nhập Cuba nhen nhóm hoạt động. La Habana gần như biến thành thủ đô gián điệp vùng Nam Mỹ.

  Hemingway đầu tiên tìm gặp một người bạn cũ là Robert P.Joyce, bí thư thứ nhất Đại sứ quán Mỹ tại La Habana. Hemingway thao thao khoe với bạn rằng, trong thời nội chiến ở Tây Ban Nha mình từng tích cực tổ chức hoạt động bí mật tại Madrid như thế nào. Mà đặc điểm nổi bật nhất của ông là dám mạo hiểm, không sợ hy sinh thân mình. Joyce đã bị những lời du thuyết "bùi tai" của Hemingway chinh phục hoàn toàn và cũng từ đó, Joyce "đầu quân" cho Cục Tình báo chiến lược, tiền thân của Cục Tình báo trung ương Mỹ. Được sự tiến cử nhiệt tình của Joyce, viên đại sứ Mỹ tại Cuba Spruyl Braden tỏ ra rất hứng thú với tài năng hoạt động chiến tranh bí mật của Hemingway. Theo thỏa thuận giữa đôi bên, Đại sứ quán Mỹ tại Cuba sẽ tài trợ cho Hemingway gây dựng một tổ chức điệp báo bí mật ngay tại địa phương, để phá các hoạt động tình báo của các phần tử Đức Quốc xã tại Cuba.

  Và thế là từ đó Hemingway bắt đầu chính thức hoạt động tình báo cho Chính phủ Mỹ. Ông đặt tên cho mạng lưới điệp báo của mình là "Nhà máy tội phạm", thực ra tên gọi này đúng cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen, bởi các "tình báo viên" mà Hemingway chiêu mộ, trừ số ít là ngư dân lương thiện, còn phần đông là đám bợm nhậu, con bạc khát nước, dặt dẹo, tay chơi, thậm chí cả kẻ phản động.

  Hoạt động tình báo của Hemingway trước tiên đã gây sự chú ý đặc biệt của FBI. Cục trưởng FBI Hoover vì đã quá quen thuộc với tiểu thuyết gia lừng danh này nên bắt đầu ngờ vực Hemingway là đảng viên cộng sản bí mật. Vì vậy, FBI đã lập hẳn một hồ sơ riêng chuyên điều tra đối với Hemingway. Hoạt động của Hemingway và mạng lưới "Nhà máy tội phạm" của ông chẳng khác nào hành vi "múa rìu qua mắt thợ" đối với Hoover nên ông ta ra lệnh cho 16 đặc công FBI "nằm vùng" tại La Habana phải giám sát thật chặt mọi hành tung của Hemingway và các thành viên "Nhà máy tội phạm".

  Ngay sau đó, "Tham tán pháp luật" Raymond Leydi của Đại sứ quán (tay này có nhân thân đích thực là người phụ trách cao nhất của toán đặc công FBI "nằm vùng" tại La Habana), truyền tin tức về Mỹ nói rằng, Đại sứ quán mỗi tháng cung cấp cho Hemingway 1.000 USD làm kinh phí hoạt động. Hơn thế nữa, người vợ thứ ba mới cưới của Hemingway là Marsa hình như có mối quan hệ thân tình trên mức bình thường với phu nhân của Tổng thống Franklin D.Roosevelt. Còn người đứng đầu mạng lưới điệp báo nghiệp dư được chính phủ tài trợ này mỗi tuần đều bí mật lẻn vào Đại sứ quán trực tiếp trao những tin tức tình báo mới thu thập được.

  Trong hồi ký của mình, Joyce có nhắc tới những công việc của Hemingway rằng, "đương nhiên, rất nhiều tin tình báo của họ là tác phẩm của óc tưởng tượng, nhưng cũng không ít tin có giá trị. Và với những tin thực sự quan trọng, chúng tôi trả thù lao khá hậu". Những tin tình báo do mạng lưới điệp báo của Hemingway cung cấp đã gây được sự chú ý đặc biệt của tổ chức tình báo Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân, thậm chí còn ngầm bảo vệ "Nhà máy tội phạm" tránh khỏi sự quấy phá của Hoover. Thành tích xuất sắc nhất của "Nhà máy tội phạm" là chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn đã buộc phần lớn những điện đài bí mật của các phần tử Đức Quốc xã trên đảo đều phải câm họng. Phương pháp của Hemingway rất đơn giản, ông cho đám "điệp viên lang thang" của mình tới mọi ngõ ngách phao tin lên rằng, nếu kẻ nào còn liều mạng đánh điện báo cho tàu ngầm "U", thì bọn chúng hãy liệu mà giữ mạng. Một lần, "Nhà máy tội phạm" chú ý tới một cô gái gọi "vang bóng", đẹp như hoa hậu chuyên ve vãn mồi chài các sĩ quan hải quân Đồng minh, trong khi ả có một gã bồ "già nhân ngãi non vợ chồng" là một chủ quán càphê người Đức (thực tế hắn là người phụ trách điệp viên Hải quân Đức "nằm vùng" tại La Habana). Hemingway lập tức hạ lệnh cho tay chân hành động, chỉ mấy ngày sau, bỗng gã này "bay hơi" mất tăm.

  Ngày 8 tháng 10 năm 1942, bọn đặc công FBI gửi về Mỹ một bức điện mật khiến Hoover dựng tóc gáy. ấy là tin tiểu thuyết gia này đã cải tiến con thuyền đánh cá "Para" của mình thành con tàu có vũ trang, Washington dường như đã trao quyền cho Hemingway bí mật tiến hành săn lùng truy sát tàu ngầm "U" của Đức Quốc xã.

  Nửa cuối năm 1942, đang là thời kỳ nóng bỏng nhất của cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, tàu ngầm "U" của Đức lùng sục khắp nơi để tìm kiếm các đội thương thuyền của Đồng minh. Các đội thương thuyền của Mỹ liên tục bị tập kích bất ngờ.

  Bản thân Hemingway vốn rất thích những chuyến đi biển. Ông thường đánh thuyền ra vùng biển sâu vịnh Caribe câu cá thu. Nhà mạo hiểm giàu tưởng tượng này nhận định rằng, bằng kinh nghiệm đi biển xa phong phú của mình, ông khẳng định sẽ hạ được tàu ngầm biệt kích của Đức. Kế hoạch của Hemingway rất đơn giản, bởi tàu ngầm "U" phải qua một hành trình rất dài mới tới được vùng biển này, nhất thiết phải bổ sung nhiên liệu và lương thực, nước uống. Vì vậy, bọn chúng buộc phải mạo hiểm nổi lên mặt nước, gạ mua, đổi nước uống, lương thực của các thuyền đánh cá. Kế hoạch của Hemingway là lắp súng máy hạng nặng lên chiếc thuyền "Para", sau đó tuần tiễu ngang dọc vùng biển Caribe. Hemingway tin rằng, thế nào bọn Đức cũng mắc câu, một khi tàu ngầm Đức trồi lên, tưởng chiếc "Para" là thuyền đánh cá thông thường, sà tới, ông sẽ chọn thời cơ lệnh cho thuyền viên quét súng máy và ném thủ pháo đánh chìm tàu đối phương.
Trước hết, Hemingway chia sẻ ý tưởng này với thượng tá John.W.Thomas, viên sĩ quan chỉ huy Hải quân Mỹ tại vùng Trung Mỹ. Viên sĩ quan này rất tâm đắc và tạo điều kiện đưa chiếc ngư thuyền "Para" của Hemingway tới căn cứ Hải quân Guantanamo trên đất Cuba để lắp và trang bị vũ khí. Kế hoạch tuyệt mật của Hemingway, ngoài Đại sứ Mỹ và thượng tá John.W.Thomas ra, chỉ một người Mỹ thứ 3 nữa biết tới, đó là tướng Bchi Willer, tư lệnh căn cứ Guantanamo. Hải quân Mỹ đã "tân trang" lại chiếc ngư thuyền "Para": thay động cơ có công suất lớn, một khẩu đại liên 2 nòng Browning và nhiều thủ pháo, bộc phá... Nhằm thực hiện tốt kế hoạch tác chiến táo bạo "mặt đối mặt" trên biển, Hemingway đã tuyển lựa những thuyền viên trẻ khỏe, thạo sông nước và dũng cảm. "Phó tướng" của ông là Winston Gaster, một vận động viên xuất thân từ gia đình triệu phú. Phó thuyền trưởng là Grigori Fornaster, vốn từng là thuyền trưởng một con tàu hơi nước; người phụ trách quân khí trên tàu là thượng sĩ lục quân Downe Saxton, do Đại sứ quán Mỹ "cho mượn".

  Mấy chục năm sau, con trai của Hemingway đã nhớ và kể lại những ngày tháng đặc biệt từng cùng sống với bố trên con thuyền "Para" lênh đênh trên biển khơi truy lùng tàu ngầm biệt kích Đức: "2 thuyền viên phục ở mũi thuyền, tay lăm lăm súng tiểu liên, 2 người nữa trực bên khẩu đại liên Browning gắn ở đuôi thuyền, còn bố tôi đứng trên đài quan sát dùng ống nhòm sục sạo mọi động tĩnh trên mặt biển xung quanh, bên cạnh người là một khối bộc phá lớn".

  Ngày 9 tháng 12 năm 1942, Hemingway báo cáo với Đại sứ Mỹ về việc "Para" phát hiện một chiếc tàu ngầm "U" Đức áp sát chiếc tàu chở khách "Maques Dconmiras" của Tây Ban Nha. Có thể do muốn khuếch trương khả năng trinh sát của mình và cũng có thể do thói quen nghề nghiệp của nhà văn tài ba, Hemingway đã thêu dệt rằng, chiếc thuyền nhỏ nhoi của ông chỉ "chút xíu" nữa là tóm được người Đức vậy.

  Lần này thì Hemingway đã cung cấp cho Hoover một cơ hội tốt. Gã cục trưởng FBI chưa bao giờ tin rằng nhà mạo hiểm nghiệp dư này có thể làm được tình báo. Hắn tức tốc hạ lệnh cho thuộc hạ tới ngay bến cảng điều tra về con tàu "Dconmiras". Tin tức tình báo về chứng thực, những báo cáo "chiến tích" của Hemingway phần lớn là bịa đặt. Kết quả điều tra trên khiến viên đại sứ Mỹ rất khó xử, bởi ông ta đang chịu một áp lực khá lớn từ trong nước do Hoover khuấy động. Viên đại sứ đành thông báo cho Hemingway ngừng ngay mọi hoạt động của "Nhà máy tội phạm".

  Mặc dù mạng lưới điệp báo của Hemingway chính thức bị đình chỉ từ ngày 1 tháng 4 năm 1943, nhưng việc săn tàu ngầm Đức của nó vẫn kéo dài thêm 4 tháng nữa. Sau đó, đại sứ Braden dần dần thay đổi thái độ, bằng chứng là trong một bị vong lục gửi về Nhà Trắng, ông ta viết: "Không ít tin tức tình báo do Hemingway cung cấp là rất có giá trị, nó đã giúp cho chúng ta xác định được khá chuẩn xác vị trí của tàu ngầm biệt kích Đức. Nhằm biểu dương những chiến tích xuất sắc của Hemingway, tôi thiết tha đề nghị xét thưởng huân chương cho ông ta". Mặc dù vậy, Chính phủ Mỹ đã thẳng thừng từ chối. Có ý kiến cho rằng, để bù đắp lại, về sau Chính phủ Mỹ mượn lý do Hemingway đã tỏ ra anh dũng xông xáo trong thời kỳ làm phóng viên mặt trận tại chiến trường Pháp, đã tặng ông Huân chương Ngôi sao đồng.
Nhiều người cho rằng, chính trong thời kỳ này Hemingway bắt đầu thai nghén cho tác phẩm nổi tiếng "Ông già và biển cả" sau này.

Bùi Hữu Cường
Logged
maibennhau
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 801



« Trả lời #56 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2008, 07:40:33 pm »

46 - CHU ÂN LAI (1898 - 1976)
Nhà tổ chức đặc vụ đầu tiên của Trung Quốc


  Kể từ tháng 11 năm 1927 đến tháng 12 năm 1931, trong sự tàn khốc của các cuộc khủng bố trắng, do bè lũ phản động gây nên tại Thượng Hải, Chu Ân Lai với tài trí hơn người đã sáng lập và lãnh đạo Cơ quan Đặc vụ Trung ương Trung Quốc, phục vụ cho yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng và viết nên những trang sử hào hùng mang đầy màu sắc truyền kỳ, bí hiểm.

  Nhằm bồi dưỡng các cán bộ cho công tác bảo vệ chính trị, tháng 9 năm 1926, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cử Cố Thuận Chương và Trần Canh sang Liên Xô học tập. Sau khi Tưởng Giới Thạch phát động cuộc chính biến phản cách mạng "12-4", do nhu cầu cấp bách của tình thế, tháng 5 năm 1927, tại Vũ Hán, Chu Ân Lai đã quyết định thành lập Phòng Công tác đặc vụ (tiền thân của Cơ quan Đặc vụ Trung ương) với các công tác như tình báo, đặc vụ và bảo vệ những yếu nhân, trong đó công tác tình báo là chủ yếu. Đây là cơ quan bảo vệ chính trị đầu tiên của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (khi đó Chu Ân Lai đang đảm trách chức vụ bí thư Quân ủy). Phòng Công tác đặc vụ này đã phát huy tác dụng to lớn trong thời kỳ đấu tranh Quốc - Cộng. Ví như trước khi xảy ra biến cố Mã Nhật, do Hứa Khắc Tường phát động, hay Tưởng Giới Thạch gặp Phùng Ngọc Tường, đều không qua nổi tai mắt của Phòng Công tác đặc vụ.

  Sau tháng 9 năm 1927, Cơ quan Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc chuyển từ Vũ Hán về Thượng Hải. Trong phiên họp ngày 9 và 10 tháng 10, Cục Chính trị lâm thời đã quyết định Chu Ân Lai tiếp tục đảm trách chức vụ bí thư Quân ủy Trung ương và phụ trách việc chuẩn bị thành lập Cơ quan Đặc vụ Trung ương. Sau đó Chu Ân Lai đã chủ trì việc xây dựng mô hình tổ chức, điển hình cơ cấu chính trị, phát triển Phòng Công tác đặc vụ thành Cơ quan Đặc vụ Trung ương.

  Đến năm 1929, cơ quan này đã tương đối hoàn chỉnh. Nó bao gồm 4 phòng: tổng hợp, tình báo, hành động và giao thông. Với nhiệm vụ cơ bản là: "Đảm bảo an toàn cho bộ máy lãnh đạo Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc; thu thập tin tức tình báo; ngăn chặn bọn phản động; giải cứu các đồng chí bị bắt và xây dựng đài phát thanh bí mật".

  Trong 4 phòng của Cơ quan Đặc vụ Trung ương thì Phòng Tổng hợp được thành lập sớm nhất và trưởng phòng là Hồng Dương Sinh. Còn trưởng phòng tình báo là Trần Canh, Phòng Hành động được thành lập tháng 4 năm 1928, do Cố Thuận Chương làm trưởng phòng. Cuối cùng là Phòng Giao thông hay còn gọi là Phòng Thông tin vô tuyến điện, được thiết lập thêm vào năm 1929.

  Tóm lại, cơ cấu tổ chức của Cơ quan Đặc vụ Trung ương chặt chẽ, có tính cơ động cao và sức chiến đấu mạnh. Chu Ân Lai vừa là người đề ra quyết sách chính, vừa là người phụ trách tổ chức thực hiện.

  Những cống hiến của Chu Ân Lai

  Thứ nhất: Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Cơ quan Trung ương Đảng.

  Năm 1927, sau khi Cơ quan Trung ương Đảng di chuyển căn cứ từ Vũ Hán về Thượng Hải, nhằm ngụy trang cho công tác bí mật, cần phải thuê địa điểm để mở gấp căn cứ và các phòng, ban trực thuộc. Nhưng khó khăn là muốn thuê nhà cần có người đứng ra bảo lãnh. Trước tình hình đó, Chu Ân Lai chỉ thị cho Hồng Dương Sinh và các đồng chí khác bằng mọi cách phải thiết lập các mối quan hệ xã hội để giải quyết khó khăn trên. Nhờ sự nỗ lực từ nhiều phía, bước đầu đã xây dựng được 3 cơ sở cho cơ quan đặc vụ. Thứ nhất, phòng chụp ảnh Tam Dân ở đường Bắc Tứ Xuyên, chủ hiệu là Phạm Ngư Nhân, người có tư tưởng tiến bộ, sau này thường tham gia mua vũ khí và chuyển giấy tờ mật cho cơ quan đặc vụ. Thứ hai, tiệm vải của Lý Thụy Sinh nằm trên đường Uy Hải Vệ, sau này cũng trở thành địa điểm liên lạc của Trung ương Đảng. Và thứ ba, cửa hàng đồ điện của Trương Nghĩa An trên đường Lao Hợp (nay là đường Lục Hợp). Nhờ sự bảo lãnh của 3 cửa hàng trên mà cơ quan đặc vụ có thể thuê địa điểm trên khắp Thượng Hải, lập nên mạng lưới bí mật của mình.

  Thứ hai: Cơ quan Đặc vụ Trung ương thường áp dụng ba phương pháp: Nếu đồng chí bị bắt chưa lộ thì công khai mời luật sư bào chữa để giải cứu một cách hợp pháp. Nếu bị lộ, phải tìm nội ứng để giải thoát, hoặc dùng tiền để lo lót. Gặp trường hợp phức tạp mà cả hai phương pháp trên không thể áp dụng được thì phải dùng vũ lực. Đây là phương pháp cuối cùng, "vạn bất đắc dĩ" mới dùng.

  Thứ ba: Xây dựng một mạng lưới tình báo rộng lớn.

  Chu Ân Lai đặt ra phương châm cho Phòng Tình báo là "đưa người vào" và "kéo người ra". "Đưa người vào" tức lợi dụng mọi mối quan hệ để đưa người vào các bộ phận chủ chốt của kẻ thù để làm công tác tình báo, còn "kéo người ra" là mua chuộc những nhân viên thuộc cơ quan mật vụ của Quốc dân đảng và cơ quan tô giới của đế quốc làm việc cho mình. Sau khi Cơ quan Đặc vụ Trung ương thành lập không lâu, Trung ương Đảng ra chỉ thị cho các cấp: "Phải cử một hoặc hai người đáng tin cậy để thâm nhập vào đảng bộ Quốc dân đảng cùng một số cơ cấu phản động khác nhằm do thám và tiến hành công tác phá hoại". Theo chỉ thị này, Chu Ân Lai đã cử Tiền Tráng Phi, Lý Khắc Nông và Hồ Để, ba người này đã thâm nhập vào sào huyệt, đấu mưu, đấu trí cùng kẻ thù, và về sau đã viết nên những trang hiển hách trong lịch sử đấu tranh bí mật của Đảng. Tiền Tráng Phi do được sự tín nhiệm của Từ Ân Tăng - Trưởng phòng Điều tra - Bộ Tổ chức của Quốc dân đảng, vì vậy được giữ chức bí thư Cục Quản lý vô tuyến điện Thượng Hải. Hồ Để được giao nhiệm vụ phụ trách Thông tấn xã Dân Chí tại Nam Kinh, sau này được điều về Thiên Tân để thành lập Thông tấn xã Trường Thành và Thông tấn xã Trường Giang. Như vậy, dưới sự phụ trách của Tiền Tráng Phi, những cơ quan đặc vụ của Quốc dân đảng đã hoàn toàn nằm trong sự kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

  Ví dụ điển hình nhất về phương châm "kéo người ra" là thiết lập mối quan hệ với Dương Đăng Doanh - một nhân sĩ tiến bộ cánh tả của Quốc dân đảng. Đầu năm 1928, qua mối quan hệ với những thủ lĩnh đặc vụ của Quốc dân đảng như Trương Đạo Phan, Dương Kiến Hồng, Dương Đăng Doanh đã thâm nhập vào Phòng Điều tra đảng vụ thuộc Bộ Tổ chức Trung ương, cơ quan đặc vụ tối cao Quốc dân đảng, rồi trở thành nhân viên tình báo cao cấp. Không lâu sau đó, Dương Đăng Doanh tiếp xúc với Trần Dưỡng Sơn - công tác tại Tỉnh ủy Quốc dân đảng tỉnh Giang Tô - người nguyện cung cấp những tin tức tình báo có lợi cho Đảng Cộng sản mà ông ta được biết. Sau khi suy nghĩ thận trọng, Chu Ân Lai và các đồng chí phụ trách khác đã đồng ý cùng Dương Đăng Doanh thiết lập quan hệ đặc tình. Sau này Dương Đăng Doanh được ủy nhiệm làm đặc phái viên của Quốc dân đảng phụ trách xử lý tin tức, hồ sơ của cơ quan Quốc dân đảng tại Thượng Hải. Sự thiết lập quan hệ đặc tình này đã phát huy tác dụng vô cùng to lớn trong việc giải cứu người của Đảng Cộng sản bị bắt và trừng trị bọn phản loạn.

  Thứ tư: Chỉ huy trừng phạt những tên tay sai đầu sỏ.

  Đây là sứ mệnh hàng đầu của Phòng Hành động với nhiệm vụ cụ thể do đội hồng binh đảm nhận (còn gọi là đội khủng bố đỏ) tên tục là đội "đả cẩu" (trừng phạt bè lũ tay sai).

  Sau cuộc chính biến phản cách mạng "12-4", Tỉnh ủy tỉnh Giang Tô đã chọn ra một số công nhân có tư tưởng chính trị vững vàng, võ thuật cao cường, biết bắn súng và thông thuộc tình hình Thượng Hải, trên cơ sở đội duy trì trật tự lập thành một tiểu đội để phụ trách trấn áp bọn đặc vụ, bè lũ phản động và nội gián.

  Đội hồng binh, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chu Ân Lai, đã trừng trị được những tên tay sai sừng sỏ như Hà Gia Hưng, Đới Băng Thạch và bọn thủ lĩnh đặc vụ của Quốc dân đảng như Vương Vũ, Mã Thiện Vũ...

  Thứ năm: Chỉ huy chế tạo và lập đài phát bí mật.

  Sau Đại hội Trung ương lần thứ 6, các căn cứ địa cách mạng phát triển mạnh mẽ, tổ chức Đảng tại bạch khu (khu do bè lũ phản động khống chế) dần dần được khôi phục. Để tăng cường sự liên hệ và chỉ đạo giữa tổ chức Đảng của các địa phương với Hồng quân thì việc cần thiết phải xây dựng đài phát thanh bí mật là vô cùng bức bách. Và nhiệm vụ này đã được đặt lên vai Cơ quan Đặc vụ Trung ương.
Ngay từ thập niên 20, Trung ương Đảng đã đặt ra yêu cầu với một số lưu học sinh ở Đại học Lao động chủ nghĩa cộng sản Moscva, theo học ngành Vô tuyến điện. Thời kỳ ở Moscva, Chu Ân Lai đã từng động viên Mao Tề Hoa và một số đồng chí khác cần tranh thủ học hỏi vì "nước ta đang rất cần kỹ thuật thông tin vô tuyến điện." Về đến Thượng Hải, ông còn gặp Lý Cường, Trương Thẩm Xuyên yêu cầu họ phải khắc phục mọi khó khăn để học kỹ thuật thông tin vô tuyến điện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của cách mạng.

  Đến tháng 10 năm 1927, sau nhiều nỗ lực, họ đã chế tạo thành công một số máy thu phát. Cho dù máy rất cồng kềnh, nghe chưa được rõ và công suất cũng chỉ là 50W nhưng nó lại là thiết bị thông tin vô tuyến điện đầu tiên do Đảng Cộng sản Trung Quốc tự chế tạo ra. Sau đó, nó được lắp đặt tại số 11 đường Mạc Nhĩ Minh với đội ngũ công tác là Mao Tề Hoa, Tăng Tam... Tháng 1 năm 1930, bản tin đầu tiên đã được phát đi thành công.

  Sự ra đời của đài thu phát vô tuyến điện bí mật đã góp phần tăng cường sự chỉ huy, chỉ đạo được nhanh chóng, tăng cường mối quan hệ giữa Trung ương Đảng với tổ chức Đảng các địa phương và Quốc tế Cộng sản, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Cách mạng Trung Quốc.

Trọng Hiền
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Bảy, 2008, 07:47:58 pm gửi bởi maibennhau » Logged
maibennhau
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 801



« Trả lời #57 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2008, 07:44:29 pm »

47 - SANDOR RADO (1899  - 1980)
Từ "Dora" đến "Bộ ba Đỏ"


Ai cũng biết là có hai "Dàn đồng ca đỏ" - một là "Dàn đồng ca đỏ" ở Berlin do Harnac và Schulze-Boysen lãnh đạo, hai là "Dàn đồng ca đỏ" ở Pháp và Bỉ do Trepper lãnh đạo. Nhưng còn có một "Bộ ba đỏ" - gọi như vậy bởi vì nhóm này có ba điện đài và làm việc cho Hồng quân ("quân đỏ"), tức là làm việc cho Liên Xô.

  Trước ngày chiến tranh bùng nổ, ở Thuỵ Sĩ có ba nhóm điệp viên của tình báo quân sự Xô Viết hoạt động. Những người lãnh đạo ba nhóm đó là Anulov ("Kolia"), Rasen ("Xixi") và Kusinxki ("Solia"). Tất cả ba người này đều sẽ đóng vai trò trong việc thành lập và hoạt động của "Bộ ba đỏ" cũng như trong số phận của người lãnh đạo tổ chức bí mật này là Sandor Rado, bởi vậy, ta cần nói riêng về từng người trong số họ. Trước hết là Anulov. Tuy ít nổi tiếng hơn những nhân vật khác nhưng ông lại được coi là người sáng lập ra "Bộ ba đỏ".

  Leonit Anulov (tên thật là Moscovis) sinh năm 1897 ở ngoại ô thành phố Kisinov. Là một lính thường trong quân đội Nga hoàng, ông tham gia hoạt động bí mật của Đảng bolsevich và từ năm 1917 thì trở thành một điệp viên chuyên nghiệp. Ông đã tham gia công tác chuẩn bị cuộc cách mạng ở Đức theo mô hình Cách mạng tháng Mười ở Nga, đã từng chiến đấu ở mặt trận Đông Trung Quốc và ở Tây Ban Nha, đã từng làm điệp viên nằm vùng ở Trung Quốc, Pháp, Tây Ban Nha và Thuỵ Sĩ. Từ năm 1947, với tư cách là điệp viên ngầm, ông đã cư trú ở Pháp và từ Pháp lãnh đạo mạng lưới điệp viên ở Thuỵ Sĩ. Trong số những điệp viên mà ông chiêu mộ được có nhà báo Thuỵ Sĩ Otto Pupne với biệt danh độc đáo là Pacbo, có nghĩa là "Văn phòng đảng của Borman" (Borman là thủ lãnh đảng Quốc xã của nước Đức phát xít). Như vậy, Otto Pupne muốn dùng biệt danh Pacbo để nhấn mạnh rằng tin tức của ông bắt nguồn từ giới chóp bu phát xít cao nhất. Pacbo có những mối quan hệ rộng rãi trong các giới chính phủ, báo chí và ngoại giao Thuỵ Sĩ là những giới thường tiếp xúc với nước Đức. Thông qua những mối quan hệ đó, ông nhận được tin tức về nước Đức, trong đó có những tin tức về những hoạt động chính trị - quân sự của chính phủ Đức.

  Còn về Kusinxki thì có thể nói một cách ngắn gọn rằng đấy là một nữ điệp viên có một không hai, là một trong số ít người được tặng thưởng hai huân chương Cờ Đỏ và đã từng làm việc với ba điệp viên thượng thặng là George, Rado và Fuchs.

  Về Rasen Duybendorf (tức "Xixi") thì có lẽ nên kể dài hơn một chút. Bà sinh năm 1900 ở Varsava, hồi nhỏ có sống một thời gian ở Dansig. Thời thanh niên bà trở thành đảng viên cộng sản và từ năm 1920 bắt đầu hoạt động bí mật. Cũng vào quãng thời gian ấy, bà kết hôn với một người tên là Casparn, nhưng chỉ ít lâu sau thì ly hôn và đi sang Đức. Tại Đức, bà vào làm thư ký đánh máy và ghi tốc ký trong bộ máy của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đức. Cũng vào quãng thời gian ấy, bà trở thành điệp viên của cơ quan tình báo quân sự Xô Viết. Sau khi Hitler lên cầm quyền và phát động cuộc khủng bố chống người Do Thái, bà di cư sang Thuỵ Sĩ. Mục đích của bà là được nhập quốc tịch Thuỵ Sĩ và làm ăn sinh sống ở nước này. Bà gặp Henric Duybendorf, một người thợ cơ khí và là đảng viên cộng sản. Họ cưới nhau nhưng đó là một cuộc kết hôn giả và chẳng bao lâu sau, Henric biến mất khỏi cuộc đời bà. Bù lại, bà giờ đây đã trở thành một công dân Thuỵ Sĩ thực thụ. Nhờ thông thạo tiếng Đức và tiếng Pháp, bà vào làm việc tại Văn phòng Lao động Quốc tế trực thuộc Hội Quốc Liên. Với tư cách là điệp viên thì bà không thích thú lắm với công việc ở Văn phòng Lao động Quốc tế, nhưng tổ chức này lại tạo cho bà và các nhân viên của nhóm bà cơ hội giao tiếp với các nhà ngoại giao và các nhà hoạt động công đoàn nước ngoài. Nhiệm vụ chủ yếu của Rasen giờ đây là thu thập những tin tức về nước Đức và việc chuẩn bị chiến tranh của nước Đức. Vào năm 1934, người tình của Rasen mà cũng là người chồng trong thực tế và người bạn chiến đấu gần gũi nhất của bà là Paul Betkher. Ông cũng di cư từ Đức, là đảng viên xã hội dân chủ và đã từng làm bộ trưởng tài chính bang Sacsoni ở Đức. Ông buộc phải chạy sang Thuỵ Sĩ vì ông căm thù chủ nghĩa phát xít và nguyện hiến dâng cả cuộc đời cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít. Tình hình của ông ở Thuỵ Sĩ không dễ dàng bởi vì quy chế dân di cư không cho ông bất kỳ quyền gì, hơn nữa ông lại luôn luôn đứng trước nguy cơ bị trục xuất. Ông không có chỗ làm ổn định, kiếm sống bằng cách cộng tác với nhiều tờ báo khác nhau. Biệt danh của ông không có gì độc đáo, chỉ đơn giản là "Paul".

  Một cộng tác viên nữa của Rasen là "Marius", tên thật là Alecxandr Abramson, sinh trưởng ở vùng Baltic. Từ năm 1920, "Marius" làm việc tại Trung tâm báo chí của Văn phòng Lao động Quốc tế và nhờ đó có điều kiện hợp pháp tìm hiểu về tất cả các biến cố của đời sống quốc tế. Két sắt trong phòng làm việc của ông được ông biến thành chiếc tủ bí mật để giữ những tài liệu quan trọng và thậm chí cả những chi tiết của chiếc máy phát vô tuyến. Đó là một nơi cất giữ chắc chắn bởi vì Văn phòng Lao động Quốc tế được hưởng quyền bất khả xâm phạm về ngoại giao. "Marius" cấp tiền cho Rasen từ quỹ riêng của mình để bà chi tiêu cho công việc và cho cá nhân nếu tiền của Trung Tâm đến chậm. Ông không quên yêu cầu bà ký nhận, cất giấy tờ ký nhận vào két sắt và do đó bà luôn luôn nợ một khoản tiền lớn.

  Một điệp viên quý giá của Rasen là Jan Pie Vigie ("Brand"). Là con trai một nhà ngoại giao và bản thân cũng là một nhà ngoại giao, Vigie làm việc tại sứ quán Pháp ở Thuỵ Sĩ. Con gái của Rasen là Tamara làm quen với Vigie, tuyển mộ ông và về sau trở thành vợ ông. Vigie là nguồn cung cấp những tin chính trị quý giá, đồng thời là người liên lạc giữa Rasen và những người Pháp chống phát xít. Sau khi chiến tranh thế giới bùng nổ, Vigie gia nhập quân đội Pháp, giao lại nhiệm vụ liên lạc cho một sinh viên Pháp tên là Lasanen.

  Rasen (thông qua Betkher) còn sử dụng một phụ nữ Áo tên là Lede Berger. Lede là cộng tác viên của Pharen, một nhân viên cơ quan tình báo Anh. Bà ta thậm chí còn khá kiêu hãnh vì có mối liên hệ với SIS và không phải không có lý khi cho rằng điều đó làm tăng thêm giá trị của mình trước mắt mọi người. Betkher thông báo cho "Xixi" biết tất cả những gì mà Lede chia sẻ với ông, chủ yếu là những tin tức về tình hình các nước vùng Balcan. Theo nhiệm vụ của SIS giao cho, Rasen cũng tìm hiểu qua cả Betkher nữa. Betkher sẵn lòng kể cho bà nghe tất cả những gì mà ông biết qua báo chí và qua những cuộc trò chuyện đời thường.

  Không thể không nhắc đến hai người nữa có quan hệ với người sáng lập ra "Bộ ba đỏ". Đó là Manfred Sterner và Maria Poliacova.
Sterner sinh trưởng ở vùng Bucovina. Trong thời gian Thế chiến thứ nhất, ông phục vụ trong quân đội Áo, bị bắt làm tù binh và bị đầy đi Xibiri. Tại đây, ông trở thành đảng viên bolsevich rồi tham gia cuộc Nội chiến ở Nga. Sau chiến tranh, toàn bộ cuộc đời ông gắn liền với cơ quan tình báo quân sự. Tại Đức, ông tham gia cuộc "chính biến tháng ba" rồi trở thành điệp viên nằm vùng ở Trung Quốc, Mãn Châu, Mỹ, là cố vấn quân sự chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Từ năm 1936, ông chiến đấu ở Tây Ban Nha và dưới biệt danh "tướng Cleber", chỉ huy lữ đoàn quốc tế số mười một. Sau đó, ông làm việc trong bộ máy của Quốc tế Cộng sản và lo việc giúp đỡ nước Cộng hoà Tây Ban Nha. Chính vào quãng thời gian này, ông đã thành lập được tại nhiều nước, kể cả tại Thuỵ Sĩ, những nhóm hỗ trợ các lữ đoàn quốc tế.
Nữ trợ lý của ông trong việc này là Maria Poliacova ("Vera"), một phụ nữ và một tình báo viên đầy tài năng. Ngay khi làm công việc hợp pháp tại văn phòng đại diện của Liên Xô tại Thuỵ Sĩ, bà đã chăm lo đến việc thành lập các nhóm điệp viên của "Bộ ba đỏ" và tự mình tham gia tích cực hoạt động tình báo. Chính bà là người đã đưa ra khỏi Thuỵ Sĩ khẩu pháo phòng không tự động "Elincon" và bảy quả đạn kèm theo. Khi trở về Tổ quốc, bà chuyển giao cho Anulov mọi đầu mối của mình trong việc liên lạc với Sandor Rado nhưng vẫn tiếp tục chăm lo đến "Bộ ba đỏ". Trong thời gian chiến tranh, bà tuyển mộ nhân viên trong số các tù binh phát xít và gửi họ về hậu phương kẻ thù. Năm 1941, khi quân phát xít Đức tiến tới cửa ngõ Moscva, bà đã được dự kiến sẽ ở lại làm điệp viên nằm vùng của cơ quan an ninh Xô Viết trong trường hợp Moscva thất thủ. Bà làm việc tại cơ quan an ninh Xô Viết cho đến khi về hưu. Bà qua đời năm 1995.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Bảy, 2008, 07:57:00 pm gửi bởi maibennhau » Logged
maibennhau
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 801



« Trả lời #58 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2008, 07:46:53 pm »

  Giờ đây, ta hãy trở lại với nhân vật chính là Sandor Rado. Ông sinh ngày mồng 5 tháng 11 năm 1899 ở Budapest, thủ đô Hungari, trong gia đình một thương nhân. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, ông gia nhập quân đội Áo - Hung và được cử đi học trường pháo binh. Nhưng ông không ra mặt trận mà ở lại làm việc tại Phòng mệnh lệnh bí mật của trung đoàn pháo binh. Chính những mệnh lệnh này đã mở mắt cho ông thấy tình hình trong nước và trong quân đội - những cuộc nổi dậy của binh lính, những làn sóng cách mạng trong quân đội, những tâm trạng chống chế độ quân chủ. Cùng với việc phục vụ trong quân ngũ, ông còn theo học khoa luật trường đại học và tại đây, ông cũng hấp thụ tinh thần cách mạng ngày một lan rộng. Năm 1918, ông gia nhập phong trào xã hội chủ nghĩa. Ngày 21 tháng 3 năm 1919, nền cộng hoà Xô Viết thắng lợi ở Hungari và chàng thanh niên hai mươi tuổi Sandor gia nhập Hồng quân Hungari. Ông khao khát chiến đấu, nhưng vì mắt kém nên không được ra mặt trận, và do có trình độ chuyên môn nên ông được cử làm nhân viên vẽ bản đồ tại ban tham mưu sư đoàn. Sandor Rado ngày càng thấm nhuần những tư tưởng của cách mạng Nga. Sau khi nền cộng hoà Xô Viết ở Hungari bị thất bại vào tháng 9 năm 1919, ông di cư sang Áo. Tại đây, ông thành lập hãng thông tấn Nga Rost-Vin, tiếp tục theo học trường đại học tổng hợp Vienna và tích cực làm việc tại Quốc tế Cộng sản. Năm 1921, Sandor được mời sang Moscva dự đại hội lần thứ ba Quốc tế Cộng sản. Ông nhớ lại là ông đã xúc động biết bao trước khẩu phần ăn nghèo nàn: một con cá, mười điếu thuốc lá và một lát bánh mì đen. Nhưng bù lại, ông được nhìn thấy Lenin và được nghe Lenin nói! Năm 1922, Sandor sang Đức và tại đây, ông gặp Lena Ianxen, người vợ tương lai và đồng thời là người bạn chiến đấu của ông. Ông trở thành một trong những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đang được chuẩn bị, nhưng cuộc khởi nghĩa đó đã không diễn ra, cuộc nổi dậy của những người cộng sản Đức ở Hamburg bị đàn áp khốc liệt. Sandor đi Moscva nhưng không lâu. Ngay vào mùa hè năm 1924, ông cùng vợ và cậu con trai lớn là Imre đã trở về Đức. Tại Đức, nhớ lại kinh nghiệm làm bản đồ của mình, Sandor thành lập hãng thông tấn "Báo chí - bản đồ", đồng thời, đọc bài giảng tại một trường mácxít. Năm 1933, sau khi Hitler lên nắm chính quyền, Sandor cùng gia đình chuyển sang Paris và mở hãng thông tấn "Inpress" tại đây. Tháng 10 năm 1935, Sandor đến Moscva. Ông đến Moscva theo lời mời của ban biên tập "Đại Atlas Xô Viết thế giới", nhưng cơ quan tình báo Xô Viết cũng đã để mắt đến ông. Ông được phó giám đốc cơ quan tình báo Xô Viết là Artuzov mời đến chơi nhà. Cuộc trao đổi cặn kẽ và kéo dài giữa hai con người thông minh đã kết thúc bằng việc Sandor đồng ý làm việc trong ngành tình báo quân sự với tư cách là điệp viên nằm vùng.
 
  Trước khi Sandor trở về nước, đích thân giám đốc cơ quan tình báo quân sự Xô Viết là Urixki ra chỉ thị cho ông. Urixki giao cho ông nhiệm vụ dùng chiêu bài hãng thông tấn để thành lập ở Bỉ một mạng lưới điệp viên nằm vùng có mục đích thu thập tin tức về nước Đức và nước Italia.
 
  Sandor đóng cửa hãng thông tấn của ông ở Paris, dự định chuyển sang Bỉ nhưng nhà cầm quyền Bỉ không cho phép. Đành phải sử dụng phương án dự trữ: Sandor gửi lời đề nghị tương tự tới nhà cầm quyền Thuỵ Sĩ. Vào tháng 5 năm 1936, Sandor nhận được giấy phép mở công ty cổ phần "Geopress" tại Geneva và giấy phép cư trú.

  Từ đó bắt đầu một giai đoạn mới trong cuộc đời Sandor Rado. Công ty "Geopress" của ông được thừa nhận khá nhanh và thậm chí còn được cử đại diện bên cạnh Phòng Báo chí của Hội Quốc Liên. Điều này cho phép công ty nhận được những đơn đặt hàng lập bản đồ từ các tổ chức chính thức của nhiều nước. Dĩ nhiên là đôi khi, "nhà lập bản đồ" cũng trực tiếp biết được những kế hoạch và ý đồ của các chính phủ và giới quân sự châu Âu.
 
  Những tài liệu Sandor gửi qua Poliacova về Moscva được đánh giá cao. Vào tháng 6 năm 1937, Poliacova được triệu về Moscva, còn Sandor được cử đi làm liên lạc cho Anulov. Theo nhiệm vụ do Anulov giao, Sandor thực hiện chuyến đi sang Italia với nhiệm vụ thu thập tin tức về việc di chuyển quân đội Italia sang Tây Ban Nha. Sandor tới thăm các cảng Spesia, Napoli, Parlemo và nhiều cảng khác, thậm chí còn có thể lên cả chiếc tuần dương hạm "Jovani della Banda Nere" và tìm hiểu nhiệm vụ chiến đấu của nó.

  Vào tháng 4 năm 1938, Anulov bất ngờ bị gọi về Moscva. Trước khi ra đi, Anulov chuyển giao cho Sandor Rado điệp viên "Pacbo" và những điệp viên khác. Từ lúc ấy, Sandor trở thành người đứng đầu nhóm điệp viên ngầm có tên gọi một cách giản dị là "Dora". Nhóm còn nhỏ, và tạm thời, nguồn cấp tin chủ yếu của nhóm mới chỉ là "Pacbo". Vào quãng thời gian ấy, "Pacbo" đã có nhiều mối liên hệ quý giá, chẳng hạn như Paul de Nayrac ("Negr"), một người Pháp trước đây đã là một nhà ngoại giao nên rất am hiểu tình hình nước Đức, George Bluyn ("Long"), một nhà báo Pháp có quan hệ với cơ quan tình báo Thuỵ Sĩ, Bảo Thành Duy ("Polo"), tuỳ viên báo chí Trung Quốc tại Bern, và cuối cùng là Berngard Maire fon Baldeg ("Louisa"), một luật sư là sĩ quan của cơ quan tình báo Thuỵ Sĩ và là một trong những nguồn tin giá trị nhất của nhóm "Dora".

  Ngày mồng 1 tháng 9 năm 1939, sau khi chiến tranh bùng nổ, Thuỵ Sĩ đóng cửa biên giới của mình và mối liên lạc giữa "Dora" với Trung Tâm bị gián đoạn. Chiếc điện đài của nhóm không thể sử dụng được nữa vì thiếu nhân viên điện đài. Nhưng như người ta thường nói: "Trong cái rủi có cái may". Vào tháng 12 năm 1939, Kusinxki ("Solia") nhận được chỉ thị của Moscva yêu cầu thực hiện việc tiếp xúc với Albert (tức  Rado) và giúp "Albert" thiết lập lại mối liên lạc thường xuyên với Moscva. Ba tháng sau, vào tháng 3 năm 1940, Gurevich ("Kent"), điệp viên nằm vùng thuộc nhóm Brussel, đến Geneva. Ông đem theo mọi thứ cần thiết, trừ tiền, bởi vì khi đi qua biên giới, ông có thể bị bắt về tội buôn lậu ngoại tệ. Thật đáng tiếc là chuyến viếng thăm này về sau sẽ đem lại hậu quả nặng nề.

  Giờ đây, Rado đã có thể liên lạc với Moscva nếu như ông có nhân viên điện đài. Ông giải quyết thành công vấn đề này vào tháng 6 năm 1940, khi ông thu hút được hai vợ chồng Hamelay - Etmon ("Edua") và Olga ("Maut") làm nhân viên điện đài. Hai vợ chồng này có những quan điểm chính trị tả khuynh và có thiện cảm với Liên Xô. Edua là nhân viên kỹ thuật rađiô chuyên nghiệp và là chủ một cửa hàng bán thiết bị rađiô. Cả hai trải qua một khoá huấn luyện ở chỗ "Solia" và nhân viên điện đài của bà là Alecxandr Fut. Từ tháng 8 năm 1940, sau khi sửa chữa xong chiếc điện đài ở nhà mình, họ bắt đầu tự hoạt động. Như vậy là giờ đây, Rado và Kusinxki đã có thể hoạt động độc lập với nhau, có thể tự chuyển tin tức về Trung Tâm bằng cách sử dụng mật mã riêng của mình cũng như lịch liên lạc riêng của mình.

  Vì chiến tranh nên số lượng đơn đặt hàng của "Geopress" bị giảm bớt và thu nhập của Rado cũng giảm bớt theo. Ông phải vất vả lắm mới có thể nuôi được bản thân, vợ và hai con. Vào tháng 12 năm 1940, Trung Tâm đề nghị Rado đến Bengrad để nhận tiền do liên lạc viên chuyển cho. Nhờ sự giúp đỡ của một "người bạn" là Xuvich, thư ký Bộ Ngoại giao Italia, Rado được cấp giấy phép đi Hungari qua ngả Bengrad. Tại đây, ông gặp người liên lạc từ Moscva đến và người này trao cho ông một khoản tiền lớn. Tiền được đưa về Thuỵ Sĩ bằng cách giấu trong mái tóc dày của vợ Rado là Lena cùng đi với chồng. 

  Ngày 18 tháng 12 năm 1940, Kusinxki cùng các con rời khỏi Thuỵ Sĩ và đến mùa hè năm 1941 thì đặt chân tới London. Chiếc điện đài của Fut được chuyển đến Lozann và Rado duy trì mối liên lạc với Fut thông qua Berton, điệp viên (và đồng thời cũng là chồng) của Kusinxki lúc đó còn ở lại Thuỵ Sĩ. Vào tháng 3 năm 1941, Fut thiết lập được đường dây liên lạc ổn định với Moscva. Cho đến mùa hè năm 1942, Fut nhận những văn bản tin tức thông qua Berton và tiếp đó là thông qua Rado hoặc Lena sau khi Berton đi Anh.
 
  Vào tháng 2 năm 1941, thông qua điệp viên "Louisa" của mình, "Pacbo" ngày càng nhận được nhiều tin tức đáng lo ngại về việc quân đội Đức di chuyển sang phía Đông. Dưới đây chỉ là vài bức điện mà Rado gửi cho Trung Tâm:
 
  "21. 2. 41. Gửi giám đốc. Theo những tin tức nhận được từ một sĩ quan tình báo Thuỵ Sĩ, Đức hiện có 150 sư đoàn ở phía Đông. Theo ý kiến của viên sĩ quan đó, bài phát biểu của Hering sẽ bắt đầu vào đầu tháng 5. Dora".
 
  "6. 4. 41. Gửi giám đốc. Tất cả các sư đoàn cơ giới của Đức đều ở phía Đông. Các đơn vị đóng trên biên giới Thuỵ Sĩ đều đã được chuyển về mạn Đông - Bắc. Dora".

  Vấn đề đáng chú ý ở đây là bằng cách nào mà viên sĩ quan tình báo Thuỵ Sĩ lại có thể lấy được những tin tức như vậy ?

  Trước năm 1935, trong cơ quan này chỉ có hai nhân viên, một người là trung tá giám đốc Rogie Marson. Nhưng ít lâu sau, ông ta có thêm một nhân viên nữa, một nhà ái quốc Thuỵ Sĩ tên là Hans Hawdaman. Hans là đại uý dự bị, ông nhìn thấy tận mắt tình trạng thảm hại của cơ quan tình báo và làm một việc chưa từng có là xây dựng một phòng tình báo riêng của mình được gọi là "Văn phòng Ha". Từ tháng 9 năm 1939, "văn phòng Ha" trở thành một đơn vị tình báo có biên chế tăng gấp vài lần. Nơi làm việc của "Louisa" (bí danh của Berngard Maire fon Baldeg) chính là đơn vị tình báo này.

  Cùng hoạt động đồng thời với nhóm "Dora" còn có các cơ quan tình báo của Ba Lan, của Pháp, của Đức, cũng như cơ quan phản gián của Thụy Sĩ. Những tổ chức này thường sử dụng cùng một số điệp viên như nhau, kể cả những điệp viên mà "Dora" sử dụng. Cần nói thêm rằng nhân viên điện đài Alecxandr Fut của nhóm "Dora" cũng duy trì mối liên hệ bí mật cả với điệp viên Anh Pharen. Như vậy, ở Thụy Sĩ hình thành một mớ bòng bong các cơ quan tình báo mà vào những năm 1945 - 1946, các nhà điều tra của cơ quan tình báo Xô Viết sẽ không dễ dàng gỡ ra được cho dù là về vai trò của từng điệp viên. Và không phải ngẫu nhiên mà trong các thông tin của Rado nhiều khi có những chi tiết thất thiệt mà chính ông cũng thừa nhận trong cuốn hồi ký của mình có nhan đề "Dưới bí danh "Dora". Chẳng hạn như:
 
  "6. 6. 40. Gửi giám đốc. Theo lời của tùy viên Nhật thì Hitler đã tuyên bố rằng sau chiến thắng nhanh chóng ở phía Tây sẽ bắt đầu cuộc tấn công của Đức và Italia vào nước Nga".
 
  Vào tháng 5 năm 1940, vì nguy cơ Đức tấn công Liên Xô đã rõ ràng nên Trung Tâm ra lệnh cho Rado tiếp xúc với nhóm điệp viên của Rasen (tức "Xixi") là nhóm mà từ tháng 9 năm 1939 không đường dây liên lạc với Moscva.

  Nhiệm vụ này được thực hiện, nhưng mặc dù đã sáp nhập, "Xixi" vẫn hoạt động tương đối độc lập. Tình báo Xô Viết đôi khi làm việc trực tiếp với "Xixi", sử dụng loại mật mã mà "Xixi" biết chứ Rado không biết. Điều này khiến ông có phần tự ái, nhưng là một điệp viên có kỷ luật và được che giấu kỹ lưỡng, ông bình tĩnh tiếp nhận mệnh lệnh này như một việc tất yếu. Những bức điện đầy lo ngại tiếp tục được "Dora" gửi đi.

  "2. 6. 41. Gửi giám đốc. Tất cả các đơn vị cơ giới Đức trên biên giới Xô Viết đều trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu mặc dù sự căng thẳng có phần giảm bớt so với hồi cuối tháng 4 đầu tháng 5. Khác với hồi cuối tháng 4 đầu tháng 5, việc chuẩn bị chiến tranh trên biên giới Nga diễn ra không phô trương nhưng khẩn trương hơn. Dora".
 
  "17. 6. 41. Gửi giám đốc. Trên biên giới Đức - Xô có gần một trăm sư đoàn bộ binh, trong đó một phần ba là các sư đoàn cơ giới hoá. Ngoài ra còn có mười sư đoàn xe tăng và xe bọc thép. Tại Rumani đặc biệt nhiều các sư đoàn Đức ở Galaxi. Hiện nay đang chuẩn bị thành lập những sư đoàn đặc nhiệm chọn lọc, cộng thêm với sư đoàn số Năm và số Mười đang đồn trú tại thủ đô bang. Dora".

  Ngày 18 tháng 6 năm 1941, Trung Tâm nhận được bức điện mật mã sau đây.
 "18. 06. 41. Gửi giám đốc. Đức dự định tấn công Liên Xô trong những ngày sắp tới. Dora".

 
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Bảy, 2008, 07:49:58 pm gửi bởi maibennhau » Logged
maibennhau
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 801



« Trả lời #59 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2008, 07:53:57 pm »

  Chiến tranh vậy là đã bùng nổ. Và ngay sau đó là một bức điện nữa đầy lo lắng và xúc động.
 
  "23. 06. 41. Gửi giám đốc. Trong giờ phút lịch sử này, chúng tôi sẽ tuyệt đối trung thành trên vị trí của mình với một nghị lực gấp đôi. Dora".

  Sau khi chiến tranh bắt đầu, Trung Tâm chuyển cho Dora bản chỉ thị sau đây.
 
  "01. 07. 41. Gửi Dora. Hãy tập trung toàn bộ chú ý vào việc thu thập tin tức về quân đội Đức. Hãy chăm chú theo dõi và thường xuyên thông báo về việc quân Đức di chuyển từ Pháp và các vùng khác ở phương Tây".

  Ngay hôm sau, Dora báo tin:
 
  "02. 07. 41. Gửi giám đốc. Hiện nay kế hoạch tác chiến chủ yếu là kế hoạch số N1, mục tiêu là Moscva. Chiến dịch trên các bên sườn chỉ mang tính chất đánh lạc hướng. Trọng tâm là ở mặt trận Trung Tâm. Dora".

  Chỉ ít lâu sau lại thêm một bức điện quan trọng nữa.
 
  "7. 8. 42. Gửi giám đốc. Đại sứ Nhật ở Thuỵ Sĩ tuyên bố rằng không thể có chuyện Nhật tấn công Liên Xô cho tới khi nước Đức giành được những thắng lợi quyết định trên các mặt trận. Dora".

  Hai bức điện này có nội dung quan trọng đến nỗi chúng đóng vai trò lớn lao trong trận chiến đấu bảo vệ Moscva.

  Mạng lưới điệp viên "Dora" ngày càng phát triển. Chẳng bao lâu sau, mạng lưới này có thêm hai cựu sĩ quan Pháp với các bí danh là "Danxe" và "Long". "Danxe" có thiện cảm với tướng De Gaulle và đã từng làm việc trong sứ quán Pháp và hoạt động ở Thuỵ Sĩ. "Long" là cựu nhân viên tình báo Pháp, đã từng làm việc cho uỷ ban "Nước Pháp tự do" đóng ở London và ông có rất nhiều nguồn tin đáng tin cậy. Trong số những nguồn tin này có Manfred fon Grimma ("Grao"), một nhà quý tộc người Áo quen biết rất rộng, và Ernst Lemmer ("Agressa"), phóng viên tờ báo Thuỵ Sĩ "Noie Duyrikher Saitung" xuất bản ở Berlin và đồng thời là biên tập viên bản tin về chính sách đối ngoại của Đức. Nhưng nhân vật quý giá nhất mà "Dora" may mắn chiêu mộ được hiển nhiên là Rudolf Ressler - một trong những điệp viên xuất sắc nhất của thế chiến thứ hai. Người "bắt mối" được với Rudolf là Rasen (tức "Xixi"). Vào tháng 2 năm 1942, "Xixi" thiết lập được mối tiếp xúc với một nhân viên của Văn phòng Lao động quốc tế tên là Christian Snayle ("Taylor") và trong số những người quen của "Taylor" thì có Rudolf Ressler. Nhân vật này chiếm một vị trí đặc biệt trong lịch sử tình báo. Nhà nghiên cứu người Mỹ Buranenli gọi ông là "nguồn tin quan trọng nhất về đế chế Đức". Giám đốc cơ quan tình báo Mỹ Allen Dulles đã có lần tuyên bố: "Nếu tôi có được những điệp viên như vậy thì tôi có thể chẳng phải lo lắng gì hết". Chính Allen Dulles trong cuốn sách "Nghệ thuật tình báo" đã viết: "Người Xô Viết đã sử dụng một nguồn phi thường nằm ở Thuỵ Sĩ tên là Rudolf Ressler và có bí danh là "Luci". Nhờ những nguồn tin mà cho tới nay vẫn chưa khám phá ra được, Ressler đã thu thập được ở Thuỵ Sĩ những tin tức của bộ chỉ huy tối cao Đức hết sức đều đặn, chỉ không quá 24 giờ sau khi Berlin thông qua những quyết định hằng ngày về các vấn đề trên mặt trận phía Đông". Còn cựu điệp viên Anh Farago thì khẳng định rằng Ressler là điệp viên Xô Viết xuất sắc nhất châu Âu.

  Ressler, cũng như nhiều người khác, chạy trốn khỏi nước Đức phát xít. Tại Thuỵ Sĩ, ông mở một nhà xuất bản nhỏ và một cửa hàng sách. Như về sau người ta được biết, ông lâm vào tình thế khó khăn và do đó, đồng ý hợp tác với cơ quan phản gián Thuỵ Sĩ, cung cấp cho cơ quan này một số tin về kiều dân Đức và về tình báo Đức trong giới kiều dân này. Đồng thời, ông cộng tác với cả cơ quan tình báo Anh. Trong trường hợp này, lý do ông cộng tác là vì ông muốn giúp đỡ các nước Đồng minh trong cuộc đấu tranh chống Hitler. Chính vì vậy ông cũng đề nghị làm việc cho tình báo Xô Viết.

  Rado báo cáo với Moscva về lời đề nghị của Ressler mà ông đặt cho bí danh là "Luci". Trung Tâm cho ý kiến là không nên từ chối sự giúp đỡ của Ressler nhưng cần thận trọng. Để kiểm tra "Luci" cũng như khả năng và lòng trung thực của ông ta, Trung Tâm trao nhiệm vụ: "Tìm hiểu xem bọn Đức biết những gì về các đơn vị Hồng quân đang chiến đấu trên mặt trận Xô - Đức". Chỉ ít lâu sau đã có câu trả lời của "Luci". Qua câu trả lời đó có thể thấy rõ hai điều: một là, "Luci" có những nguồn tin thực sự giá trị, và hai là, tình báo Đức hoạt động rất có kết quả cả trước cũng như trong thời gian chiến tranh và chúng biết nhiều điều về địch thủ của chúng. Nhiệm vụ thứ hai được trao cho Ressler là khai thác tin về các đơn vị phát xít Đức đóng ở mặt trận phía Đông. Những tin tức nhận được từ Ressler cho thấy rõ là ông quả thật có những khả năng cực kỳ quý giá và những nguồn tin của ông nằm ở giới chóp bu của cơ cấu quân sự phát xít.

  Thật đáng tiếc là cho tới nay vẫn không biết được những nguồn tin đó là ai. Không loại trừ khả năng là họ đã tham gia âm mưu ám sát Hitler ngày 20 tháng 6 năm 1944, khi nhóm điệp viên "Dora" đã không còn tồn tại nữa. Ressler không nhắc đến tên các bạn bè của ông với bất kỳ ai và đem theo những tên tuổi đó xuống mồ. Chỉ có một lần ông buột miệng cho biết năm người trong số đó là cấp tướng, một đại tá, một thiếu tá và số còn lại là đại uý. Cũng khi ấy, ông chỉ nêu những chữ cái đầu tiên trong tên của những người bạn ấy của ông. Các nhà nghiên cứu của CIA cho rằng Ressler có ở Đức bốn điệp viên quan trọng nhất là "Verter", "Teddi", "Anna" và "Olga", và đưa ra giả thuyết rằng đó là thiếu tướng Hans Oste, giám đốc cơ quan tình báo Đức và là một nhân vật chống phát xít, là Hans Bernd Gurevich, cũng là một nhân viên tình báo Đức, là Carl Herdeler, người đứng đầu phe đối lập bảo thủ chống Hitler, là đại tá Fris Betsel, trưởng phòng phân tích tình báo của các tập đoàn quân Đông Nam đóng ở Athens. Còn chính Rado thì cho rằng một trong những nguồn cấp tin cho Ressler là giám đốc văn phòng liên lạc thuộc Bộ tổng tham mưu tối cao quân đội Đức, người đã trực tiếp chuyển cho Ressler mọi tin tức mật. Dù sao chăng nữa thì những tin do "nguồn tin quan trọng nhất" Ressler cung cấp cho "Xixi" cũng vẫn tiếp tục đến tay Trung Tâm cho đến khi mạng lưới điệp viên "Rado" tan vỡ và những thành viên của "Rado" bị bắt trong quãng thời gian hai năm 1943 - 1944.

  Khối lượng tin chuyển cho Trung Tâm không ngừng tăng lên. Hai nhân viên điện đài (Fut và Hamen) là không đủ. Rado tuyển thêm cô gái 23 tuổi tên là Margarita Bonli, một nhân viên điện đài có tinh thần chống phát xít lấy bí danh là "Rola". Tại căn hộ của cô ở Geneva có bố trí chiếc điện đài thứ ba được lắp ráp nhờ sự giúp đỡ của Hamen. Margarita được Fut huấn luyện, và từ tháng 8 năm 1942, cô bắt đầu làm việc. Như vậy, "Bộ ba đỏ" đã hình thành hẳn.

  Dĩ nhiên, các cơ quan truy lùng điện đài của Đức không thể không lưu ý đến hoạt động của ba cơ sở điện đài lạ ở Geneva và Lozann. Bản báo cáo của phòng tình báo điện đài Đức có chỉ rõ là ngay từ đầu tháng 6 năm 1941, các thiết bị nghe đặt trên biên giới Đức, Italia và Pháp đã dò thấy những cơ sở điện đài bất hợp pháp này. Một năm sau, hệ tọa độ những cơ sở điện đài bí mật đó đã được xác định chính xác hơn, nhưng mặc dù rất cố gắng, tình báo Đức vẫn không thể khám phá được mật mã của "Bộ ba" cũng như ông chủ của "Bộ ba" đó.
Chỉ sau khi những người lãnh đạo "Dàn đồng ca đỏ" là Gurevich (tức "Kent") và Trepper (tức "Otto") bị bắt ở Pháp vào tháng 11 năm 1942 thì Gestapo, nhờ những mật mã thu được, mới đọc được một phần những bức điện của "Dora". Đó là một đòn khủng khiếp giáng vào cơ quan tình báo và phản gián của Hitler: hoá ra những tin tức tối mật của bộ chỉ huy quân sự tối cao Đức đã chuyển ra nước ngoài qua ngả Thuỵ Sĩ! Và nơi chuyển đến lại là nước Nga! Từ đấy, "Bộ ba" được gán cho tên gọi là  "Bộ ba đỏ".

  Cơ quan tình báo và phản gián Đức quyết định phải khám phá ra và tiêu diệt bằng được "Bộ ba đỏ" này. Nhưng "Bộ ba đỏ" lại hoạt động trên lãnh thổ Thuỵ Sĩ, một quốc gia khác và hơn nữa, một quốc gia trung lập. Và thế là bắt đầu cuộc săn lùng các thành viên của "Bộ ba đỏ": một mặt là cuộc săn lùng chính thức bằng các cuộc tiếp xúc giữa trùm tình báo Đức là Sellenberg với ban lãnh đạo cơ quan tình báo và phản gián Thuỵ Sĩ, một mặt là cuộc săn lùng theo kiểu tác chiến. Cuộc săn lùng kiểu tác chiến này được trao cho nhóm điệp viên phòng 6 Cục Phản gián Đức dưới sự chỉ đạo của tổng lãnh sự Đức ở Thuỵ Sĩ Hans Meisner. Sau khi có được những tin tức về Rado và "Pacbo", bọn Đức tổ chức theo dõi hai nhân vật này và trong quá trình đó, lần ra được dấu vết "Rola". Meisner trao cho một điệp viên của mình ở Geneva là Hans Peter nhiệm vụ làm quen với "Rola" và quyến rũ cô. Đóng vai một nhân vật chống phát xít và tham gia phong trào Kháng chiến, gã thanh niên điển trai Hans Peter dễ dàng thực hiện nhiệm vụ này. Điều đáng sợ nhất là "Rola" đã không báo cáo về chuyện này cho Rado biết. Gestapo có thể lấy làm mừng vì đã thâm nhập được vào mạng lưới điệp viên nằm vùng "Bộ ba đỏ".

  Đến mùa hè năm 1943, Gestapo đã có trong tay những tin tình báo chi tiết về tất cả các thành viên của nhóm "Dora". Quả thật là chúng còn chưa biết những ai mang bí danh "Xixi" và "Taylor". Và điều chủ yếu nhất là chúng chưa thực hiện được nhiệm vụ chính: chưa phát hiện được những nhân vật cung cấp tin và bởi vậy, không chặn đứng được việc rò rỉ tin. Chỉ có một lối thoát là cắt đứt mối liên lạc giữa "Bộ ba đỏ" và Moscva. Nhưng làm việc này như thế nào? Tốt nhất là bắt cóc Rado hoặc các nhân viện điện đài của ông, đưa về Đức tra tấn để buộc họ phải cung khai. Nhưng làm như vậy có thể gây ra một vụ xcăngđan quốc tế là điều Sellenberg không muốn.

  Ngày mồng 8 tháng 9 năm 1942, Sellenberg đến Thuỵ Sĩ và gặp giám đốc cơ quan an ninh Thụy Sĩ là Rogie Marson. Rogie tỏ ra thông cảm với đề nghị của Sellenberg về việc tiêu diệt mạng lưới điệp viên Xô Viết và hứa sẽ làm tất cả những gì có thể. Nhưng ông không động một ngón tay để thực hiện lời hứa này. Vào tháng 3 năm 1943, Sellenberg lại đến Bern, thủ đô Thuỵ Sĩ. Dưới hình thức mềm mỏng nhưng kiên quyết, y nói bóng gió cho Rogie Marson hiểu rằng thái độ chậm chạp của ông có nguy cơ đe dọa mối quan hệ Đức - Thuỵ Sĩ. Y cũng nói như vậy với giám đốc cảnh sát Thuỵ Sĩ Maudere trong thời gian Maudere ở thăm Berlin. Trong khi ấy, "Dora" tiếp tục đánh đi các bức điện tới Moscva, trong đó có những tin bổ sung về các kế hoạch của Đức tại vùng Cursk, những tin về loại xe tăng "Con hổ", về âm mưu của một nhóm tướng lĩnh Đức quyết tâm tiêu diệt Hitler và "những giới ủng hộ y".
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM