Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:27:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 108 điệp viên và điệp vụ thế giới.  (Đọc 100749 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
maibennhau
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 801



« vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2008, 08:52:51 pm »

Nhóm biên soạn: Đoàn Tử Huyến (chủ biên), Nguyễn Ngọc Hùng, Nguyễn Kiều Diệp.
Nhóm dịch giả: Lê Đức Mẫn, Vũ Việt, Nguyễn Xuân Hòa, Trần Bích Thư, Kiều Vân.
Nxb: Quân đội nhân dân.
Năm xuất bản: 2004.
Số hóa: maibennhau.

1 - PIOT'R TOLSTOI (1645-1728)
ĐIỆP VIÊN QUÝ TỘC CỦA PIOT’R ĐẠI ĐẾ

  Piot'r Andreevitr Tolstoi được coi là người khởi thủy cho ngành tình báo Nga, dòng dõi quý tộc, bá tước, con trai quan Nhị phẩm Vaxilievitr Tolstoi, cuộc đời trải bao thăng trầm, lên cung xuống bậc, cũng là cái gương để người đời sau biết.

  Dường như ở cái tuổi năm mươi hai, người ta khó có thể bắt đầu cuộc sống mới và lập nghiệp. Thế nhưng chính điều đó lại xảy ra với Piot’r Andreevitr Tolstoi. Từ năm 1682 ông đã giữ chức quan thuộc hàng ngũ phẩm trong triều. Là hậu duệ của một dòng họ quý tộc lâu đời, gần gũi với gia đình Miloslavski, một thế lực chính trị lúc bấy giờ chống đối lại  Nga hoàng Piot'r,  trong thời gian xảy ra vụ bạo loạn của các xạ thủ ông đã đề nghị trừng trị thẳng tay đám nhà Nariskin là những họ hàng bên mẹ của Nga hoàng Piot'r. Do vậy Tolstoi bị đuổi đến Đại Ustiuk, nơi ông đã phục vụ trong thủy quân mười hai năm. Nhưng về sau Tolstoi lại vớ được một dịp may hiếm có vì đột nhiên chính Nga hoàng lại thân chinh đến cái thành phố khỉ ho cò gáy đó. Tolstoi bắn pháo hoa chào mừng, mở tiệc thịnh soạn tiếp đãi và chuyện trò thật thông minh làm đẹp lòng Nga hoàng. "Hãy nói ta nghe ông muốn điều gì!" - Nga hoàng Piot'r hiền từ nói. Tolstoi không cầu xin điều gì nhiều nhặn, mà chỉ mong Nga hoàng cho phép ông tuy tuổi già vẫn được đi học khoa học hải quân. Vậy là ở tuổi năm mươi hai ông trở thành sinh viên ở Italia, miệt mài học tập và tốt nghiệp loại khá.

  Nhưng ông không trở thành thủy thủ. Nga hoàng Piot'r quyết định dùng Tolstoi thông minh sắc sảo và có học thức, ăn mặc bảnh bao cho hoạt động ngoại giao và cử sang đế quốc Ottoman, Thổ Nhĩ Kì làm sứ thần. Ông đã sống ở đó mười bốn năm. Thời đó chức vụ sứ thần và đại diện của cơ quan tình báo thực ra chẳng có mấy phân biệt.

  Đó là thời kì hết sức khó khăn của nước Nga: chiến tranh với Thụy Điển chưa kết thúc thì Thổ Nhĩ Kì đã lăm le dọa tấn công từ miền Nam. Cần phải làm tất cả để ngăn chặn điều này.

  Khi cử P. Tolstoi sang Thổ Nhĩ Kì, Nga hoàng Piot'r đã trao cho ông một nhiệm vụ rõ ràng mang tính chất của hoạt động tình báo: "Cần thăm dò và miêu tả cư dân bản địa; tình trạng; cách cai trị ở đó; những nhân vật trong triều đình; những hành động nào từ phía họ trong quan hệ với các quốc gia khác sẽ được thực hiện trong quân sự và chính trị; việc tìm kiếm và gia tăng các lợi nhuận hoặc sự âm thầm chuẩn bị cho chiến tranh, chống lại ai, bằng đường bộ hay đường biển; họ coi trọng quốc gia nào hơn cả; họ ưu ái dân tộc nào hơn cả." Tóm lại là tất cả mọi tin tức, còn đây là nhiệm vụ cụ thể về quân sự: "Số lượng quân bao nhiêu, đóng sẵn ở đâu, ngân sách nhà nước chi cho quân đội là bao nhiêu; tình hình hạm đội tàu biển, có sự chuẩn bị gì đặc biệt trên biển Đen không; kị binh và bộ binh sau cuộc chiến tranh với Nga hoàng có được huấn luyện theo lối châu Âu hay không; lính pháo thủ vẫn ở trong tình trạng cũ hay đã được huấn luyện lại, ai huấn luyện họ".

  Nhưng Tolstoi làm sao có thể hoạt động ở một đất nước xa lạ, không dựa được vào ai nếu không có lấy một người thân cận? Và người ta đã tìm ra được một người. Đó chính là giáo chủ Dosifei ở Jeruzalem. Ông này có nhiều gián điệp của mình trong số tín đồ Chính thống giáo giữ các chức vụ khác nhau trong các lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kì. Những người này có khả năng mua chuộc bằng hối lộ các quan chức Thổ Nhĩ Kì. Bản thân Dosifei là một đại diện ngầm của Nga hoàng Piot'r và vẫn thường xuyên duy trì liên lạc qua các tăng lữ tùy phái. Tolstoi tìm được tiếng nói chung với Dosifei và trở nên thân thiết với ông. Dosifei đã thực hiện nhiều yêu cầu và ủy thác của Tolstoi bất chấp nguy hiểm chết người - bởi ông không phải là nhà ngoại giao và Sultan (quốc vương) Thổ Nhĩ Kì có thể bắt và xử tội chết ông.

  Một trong những thành tích đầu tiên trong hoạt động phối hợp của Tolstoi và Dosifei là việc lấy được bản sao bức thư mà Sultan gửi cho viên sứ thần của mình ở Moscva. Bản sao đó do Dosifei sai một tùy phái viên mang đến Moscva, và Nga hoàng Piot'r đã biết trước cả sứ thần Thổ Nhĩ Kì về những dự định của Sultan. Nhưng nhiệm vụ chính của Tolstoi là ngăn chặn cuộc tiến công của người Thổ với sự trợ lực của dân Tatar vùng Crưm và những đối thủ khác của nước Nga là Pháp và Thụy Điển. Sultan không muốn chiến tranh, nhưng đại tể tướng Daltaban lại ủng hộ dân Tatar và thông đồng với nhau dàn xếp vụ bạo loạn chống lại Sultan, quan đại tể tướng sẽ mang quân đi chinh phạt quân phản loạn. Nhưng khi đến Crưm ông ta sẽ không đánh nhau với người Tatar mà phối hợp cùng với chúng tiến thẳng đến Kiev hoặc Azov.

  Khi đó P. Tolstoi có mấy gián điệp gài trong nhóm người thân cận của đại tể tướng. Biết được những kế hoạch này của ông ta, Tolstoi tìm cách tiếp cận thái hậu, mật báo cho bà và viên mufti (giáo sĩ cao cấp trong đạo Hồi) về âm mưu này. Biết được âm mưu phản loạn đó, Sultan nổi giận, và theo lệnh của quốc vương, quan tể tướng lập tức bị bắt mang ra treo cổ.

  Để "kết thân" với thái hậu, Tolstoi tặng bà vô số áo lông chồn bạc và hắc điêu thử, kim cương gắn mũ và dây lưng nạm nhiều ngọc quý. Cả mufti cũng nhận được nhiều quà giá trị. Ông này đã trở thành gián điệp của Tolstoi. Nói tóm lại Piot'r Andreevitr Tolstoi không hề dè sẻn quà tặng và những khoản đút lót hối lộ. Và ông quả thực là người hối lộ giỏi nhất. Một quan chức Thổ Nhĩ Kì có nhiệm vụ theo dõi sứ thần Nga đã cáo giác rằng Tolstoi "Vì mục đích kéo dài thời gian hòa bình đã vung vãi ở nhiều nơi và cho nhiều người tới triệu rưỡi đồng taler".
Nhưng có nhiều người - đó là các tín đồ Cơ Đốc giáo - đã làm việc cho nước Nga không vì tiền bạc. Tolstoi nói: "Đó quả là những con người thực sự nhiệt thành và nhân hậu".

  Nhưng kẻ thù của Tolstoi vẫn luôn cảnh giác, và xung quanh ông bắt đầu tích tụ những đám mây giông. Sứ quán thường xuyên bị vây bọc bởi những kẻ thù địch, mỗi bước chân của Tolstoi đều bị theo dõi sát sao, một số nhân viên trong sứ quán bị mua chuộc. Với một số kẻ đã bị Tolstoi trừng trị thẳng tay: theo lệnh của ông người ta mang đến một chén thuốc độc và bắt kẻ mắc tội phải uống.

  Tolstoi thường xuyên chuyển về Moscva thông tin cụ thể về cơ cấu quân đội Thổ Nhĩ Kì, việc bố trí và di chuyển quân, về hạm đội hải quân, về các kiểu tàu thuyền và vũ trang của chúng. Ông biết được rằng người Thổ Nhĩ Kì cũng đưa khá nhiều gián điệp sang Nga, trong đó có những người theo Cơ Đốc giáo và người Hy Lạp. Ông thông báo cho Nga hoàng biết điều này để nhà vua có những biện pháp đối phó thích hợp. Sử dụng các biện pháp mua chuộc, hối lộ và "kết bạn" với thái hậu và mufti, Tolstoi đã hoàn thành nhiệm vụ chính là kiềm chế không để Thổ Nhĩ Kì gây chiến với Nga. Nhưng để làm được điều này, Tolstoi đã phải vung vãi rất nhiều tiền của. Chỉ riêng năm 1706, mufti nhận từ tay Tolstoi tám mươi bộ áo hắc điêu, tể tướng nhận bốn mươi áo hắc điêu và vui vẻ treo cổ hai quan pasa (tổng trấn) thông tuệ nhất là địch thủ của Tolstoi. Tolstoi phấn khích vì điều này đến độ kêu lên: "Ơn Chúa, giá như lũ còn lại cũng bị treo cổ nốt như vậy!"
Nhưng rốt cục vào cuối năm 1710 Thổ Nhĩ Kì vẫn tuyên chiến với Nga, và nạn nhân đầu tiên của nó lại chính là Piot'r Andreevitr. Ông bị bắt giam vào hầm sâu trong pháo đài Semibasnia, nơi hết sức tăm tối và ảm đạm. Nhà cửa và tài sản của ông bị cướp sạch. Theo tục lệ của Thổ Nhĩ Kì thời kì đó thì đây là một điều bình thường - khi chiến tranh xảy ra họ bắt tất cả các nhà ngoại giao của quốc gia đối lập và giam vào nhà tù trong các điều kiện sống hết sức tồi tệ.

  Tolstoi bị đe dọa hành hạ và tra tấn hàng ngày hòng buộc phải khai ra đã hối lộ những vị thượng thư nào và hối lộ bao nhiêu. Nhưng Tolstoi không chỉ không khai ra ai cả mà thậm chí bắt đầu đấu tranh tích cực đòi được quyền gặp gỡ với sứ thần của vua Moldavia là Kantemir và thông qua ông này thiết lập tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

  Gần một năm rưỡi Tolstoi ở trong nhà tù Thổ Nhĩ Kì, sau đó, trước khi hòa ước được kí kết, nhờ hối lộ (tiền và lông chồn bạc của mình lúc này ông không có nhưng được các gián điệp khác giúp đỡ) ông được trả tự do. Nhưng người Thổ Nhĩ Kì không muốn thả cho ông về Nga, họ bao vây ông bằng một vòng dày đặc mật thám. Nhưng cả trong những điều kiện đó, Tolstoi vẫn móc nối được với cơ sở của mình và chuyển thông tin về tình hình trong cung Sultan, về chính phủ và về ngoại giao đoàn Thổ Nhĩ Kì.

  Trong lúc đó chiến tranh giữa Nga và Thổ Nhĩ Kì vẫn tiếp diễn. Năm 1711 khi quân Nga lâm vào tình thế nguy kịch, Nga hoàng Piot'r giao cho pháp quan Piot'r Safirov nhiệm vụ mua chuộc các quan đại thần của kẻ thù. Nhưng kế hoạch lần này phá sản, bản thân Safirov và con trai đại nguyên soái Seremetev bị người Thổ Nhĩ Kì bắt giữ làm con tin.

  Safirov đến Stambul và nhanh chóng nắm được tình hình, khôi phục một phần bộ máy tình báo của Tolstoi, tìm kiếm những cuộc làm quen mới và tuyển mộ thêm điệp viên. Ông ta cũng bắt đầu phân phát của hối lộ. Để mufti phản đối tiếp tục chiến tranh, ông ta đã chi một khoản tiền rất lớn. Sau đó Safirov tiếp tục mua chuộc những người khác với cùng mục đích như vậy, trong đó có hai sứ thần Hà Lan và Anh. Chi phí cho mua chuộc, hối lộ và quà tặng lên đến tám mươi tư nghìn đồng vàng Thụy Sĩ và hai mươi hai nghìn rúp Nga.
Hòa bình thực sự được thiết lập với việc kí kết hòa ước tháng 4 năm 1712, và một trong các điều khoản của nó là trao trả các nhà ngoại giao bị bắt giữ trở về tổ quốc.

  P.Tolstoi lại hoàn thành thêm một nhiệm vụ vẻ vang nữa do Nga hoàng giao phó là đưa kẻ bỏ trốn là hoàng tử Alecsei trở về Nga.
Nhưng cuộc đời của nhà tình báo già kết thúc một cách đáng buồn. Năm 1727, ông già tám mươi hai tuổi do nói năng bất cẩn về Nga hoàng Piot'r II là con trai của Alecsei đã bị đày đến tu viện Soloveski cùng con trai mình. Không lâu sau họ qua đời tại đó.

Logged
maibennhau
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 801



« Trả lời #1 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2008, 07:09:18 pm »

2 - DANIEL DEFOE (1660 - 1731)
NHÀ BUÔN - NGƯỜI VIẾT SÁCH- TÊN DO THÁM


  "Phản gián" là một khái niệm rộng. Đó không chỉ là hoạt động tình báo săn tìm thông tin về đối phương như người ta vẫn quan niệm. Đó còn là những "biện pháp tích cực" đưa ra những quan điểm của mình để điều khiển đối phương và dư luận, đó là việc tung tin giả và tiết lộ có chủ định... Một trong những bậc thầy của loại hình phản gián trên là Daniel Defoe - tác giả cuốn "Robinson Crusoe" nổi tiếng. Tổ tiên của Daniel Defoe là người Flaman mang họ Defoe nhập cư vào Anh từ cuối thế kỷ 15. Cha ông - James - làm nghề bán thịt và sản xuất nến, vì vậy từ "De" trong họ Defoe đối với gia đình ông là thừa và đã được rút gọn là "foe". Mãi đến năm 35 tuổi Daniel mới lấy lại đầy đủ họ Defoe.

  Daniel Defoe sinh năm 1660 tại London trong một gia đình Cơ đốc giáo. Ông đã nhiều lần bị lên án ăn ở hai lòng, hay thay đổi quan điểm tín ngưỡng, nhưng ông luôn khẳng định chưa bao giờ phản lại lập trường chính thống của mình. Tuy về hình thức ông là tín đồ Cơ đốc, song về thực tế ông đã có bất đồng và từ bỏ hàng ngũ. Bản tính con người ông phức tạp là vậy. Khi mẹ ông vốn là người Anh chính gốc mất, ông mới mười sáu tuổi và được đưa vào trường nội trú, sau đó theo học trường dòng. Cùng học với ông có một người tên là Timoti Crudsoe sau này trở thành nhà truyền đạo Cơ đốc nổi tiếng. Daniel Defoe đã lấy họ ông ta đặt cho cuốn sách nổi tiếng được viết vào lúc ông đã 50 tuổi.

  Tốt nghiệp trường dòng Defoe biết ba thứ tiếng - Pháp, Tây Ban Nha và Italia (sau này cả tiếng Slav) - và được trang bị đầy đủ kiến thức triết học, lịch sử, địa lý, thậm chí cả tốc ký, nhưng lại theo nghề buôn bán của ông bố. Ông đã đặt chân lên nhiều đất nước châu Âu như Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha..., đã từng rơi vào tay bọn cướp biển. Song ông làm ăn thua lỗ và đã bị phá sản. Sau đó ông phải làm rất nhiều việc, kể cả chăn nuôi cầy hương lấy nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất nước hoa, nhưng rồi lại bị khánh kiệt. Ông đã tự bạch "Mười ba lần tôi ăn nên làm ra giàu có, rồi lại bị khánh tận". Cả cuộc đời ông là cuộc sống bí ẩn của một con người không được xã hội trọng vọng. Ông đã tự gọi mình là "nhà buôn, người viết sách đả kích, tên do thám". Trải qua bao thăng trầm, cuối cùng ông đã phải làm gia nhân tùy tùng cho các nhà giàu thuộc giới thượng lưu.

  Có một thời Defoe kết thân với hoàng tử Wilhem Oranski - sau này trở thành vua William Đệ Tam của Anh quốc. Defoe còn được Huân tước Thượng thư Robert Garley che chở lấy lại được vị trí của mình. Nhưng không bao lâu sau nhà vua mất do ngã ngựa. Nữ hoàng Anna lên ngôi trị vì. Thời gian này Defoe đã viết hai bài đả kích, trong đó đưa ra những ý kiến trái ngược nhau khiến người đọc không hiểu được tác giả chống ai và ủng hộ ai - chống lại những người Cơ đốc hay ủng hộ họ? Cả hai phía đều phản ứng, khiến ông phải lẩn trốn suốt nửa năm ròng. Tuy nhiên cuối cùng ông vẫn bị bắt và bị kết án bêu cọc. Hình phạt tuy chỉ là tượng trưng nhưng lại rất nguy hiểm: đầu và tay tội phạm bị kẹp chặt vào cột. Phạm nhân bị ném rác rưởi và gạch đá - nhiều khi bị ném đến chết. Defoe đã bị bêu như vậy ở ba quảng trường tới vài tiếng đồng hồ trong ba ngày 29, 30 và 31 tháng 7. Còn những người đọc kỹ các bài đả kích của Defoe lại rất hoan nghênh ông và đã đến tung hoa ủng hộ ông. Huân tước Garley đã can thiệp đưa ông về nhà làm trợ lý. Ông không những được ân xá của triều đình mà còn được trợ cấp lương. Ông được giao việc in ấn các quan điểm và kiến giải của chính phủ, bất kể thành phần nội các cũng như đường lối chính sách của họ như thế nào.

  Năm 1704 Defoe cho xuất bản tờ "Quan sát" của mình. Tờ báo tồn tại 9 năm và được chính phủ - mà vai trò quan trọng là huân tước Garley - bảo trợ. Thế nhưng rõ ràng huân tước và Defoe thuộc hai phái đối lập - huân tước là "người của nữ hoàng Anna", của Đảng Bảo thủ, còn Defoe thuộc phái tự do, đại diện quyền lợi cho tầng lớp tư sản. Defoe vẫn giữ cho tờ báo của mình phạm vi tự do nhất định. Ông giới thiệu với độc giả ý nguyện của huân tước mà chính ông cũng cho là cần thiết. Đôi khi có cảm giác mọi ý kiến của Defoe đi ngược với quyền lợi của chính phủ, nhưng thực ra đó chỉ là ấn tượng ban đầu.

  Mùa thu năm 1706 Defoe được huân tước trao nhiệm vụ quan trọng đầu tiên. Ông tới Edinburg - thủ đô của xứ Scotland, hồi đó là một quốc gia độc lập. Bên đó ông có nhiệm vụ tìm hiểu tình hình rồi thực hiện "Những biện pháp tích cực" trên tờ báo của mình.
Trong suốt thời gian dài từ năm 1706 đến năm 1714 Defoe đã có 17 chuyến đi do thám vất vả vì đường sá xa xôi. Chính ông đã lên kế hoạch thực thi nhiệm vụ (trong thư gửi huân tước Garley):

  1. Nắm vững toàn bộ tình hình của các phái chống đối lại đường lối hợp nhất của chúng ta, cố gắng ngăn chặn mọi ý đồ của họ.

  2. Trao đổi với dân địa phương, bằng mọi phương tiện có thể để hướng họ theo chiều có lợi cho việc hợp nhất.

  3. Bác bỏ trên báo chí mọi phát biểu làm tổn hại tới tư tưởng liên minh, tới người Anh, tới triều đình Anh quốc về mọi mặt có liên quan tới tư tưởng liên minh đó.

  4. Xóa tan mọi nghi ngờ băn khoăn của mọi người liên quan tới những âm mưu bí mật chống lại nhà thờ Scotland.

  Trong một lá thư khác gửi huân tước Garley, Defoe đã báo cáo việc thực thi nhiệm vụ của mình. Ông viết:

  "Tuy còn chưa chắc chắn về kết quả, nhưng tôi hi vọng ngài sẽ không phải hối tiếc vì đã tin tưởng phái tôi tới đây. Những bước đi đầu tiên của tôi đã rất tốt đẹp, hoàn toàn thành công ở chỗ không ai nghi ngờ tôi có bất kỳ mối quan hệ gì với Anh quốc. Tôi đã rất thận trọng trong các mối quan hệ với tín đồ các giáo phái khác nhau và bọn vô đạo. Tôi nghĩ rằng ngài sẽ không phê phán cách cư xử của tôi. Tôi có những người bạn đáng tin ở mọi nơi, mọi giới, với ai tôi cũng tìm được tiếng nói chung. Với giới doanh nhân tôi hỏi ý kiến xem có nên buôn bán ở đây không, đóng tàu bè như thế nào... Với luật sư tôi tham khảo chuyện mua bán bất động sản. Như ngài thấy đấy, tôi có ý định đưa gia đình sang đây sinh sống (tiền ở đâu, có trời biết được!). Hôm nay tôi trao đổi với một nghị sĩ về ngành sản xuất thủy tinh, ngày mai tôi nói chuyện với người khác về việc khai thác muối. Với dân nổi loạn ở Glazgo tôi là người buôn cá, với dân vùng biển Abedin tôi lại là người buôn len, còn với cư dân vùng Pec hoặc các khu miền Tây thì mối quan tâm của tôi lại hướng tới vải vóc, tuy nhiên mọi câu chuyện cuối cùng vẫn dẫn tới tư tưởng hợp nhất và dù cho tôi là thế nào đi chăng nữa thì tôi cũng sẽ đạt được một điều gì đó".

  Ở xứ Scotland không phải lúc nào cũng được an toàn: có lần Defoe suýt bị đám đông trên đường phố đánh chết chỉ vì họ nghe thấy ông nói tiếng Anh. Về sau một người còn nói:  "Nếu như biết ông ta đến đây do thám thì chúng tôi đã xé xác ông ta ra rồi".

  Defoe đã tạm chuyển tờ "Quan sát" của mình đến Edinburg, cho ấn hành đều đặn hai - ba kỳ mỗi tuần. Là tác giả duy nhất, Defoe viết đủ thể loại - báo, thơ, bút ký, với các bút danh khác nhau: Alexander Goldsmith, Andrew Moreton, Clot Geo... Mùa xuân năm 1707 Defoe đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh được giao phó: Nghị viện của hai nước hợp nhất làm một. Bộ trưởng Gordonphin đề cử Defoe phụ trách thuế quan ở Scotland. Huân tước Garley ngoài mặt đồng ý, nhưng lại ngầm bảo Defoe từ chối để tiếp tục làm điệp  viên cho mình.

  Defoe từ Scotland trở lại London chưa được bao lâu thì tình hình biến đổi. Huân tước Garley bị bãi nhiệm, thay thế ông là Gordonphin.

  Defoe thở phào nhẹ nhõm: ông sẽ được giải phóng khỏi nhiệm vụ "phục vụ ngai vàng" vẫn đè nặng vai ông bấy lâu. Nhưng mọi việc lại không như ông mong muốn. Huân tước ra lệnh cho ông không được từ bỏ vị trí. Thế là ông đành phải tiếp tục công việc nô dịch nặng nợ trong chính phủ. Gordonphin tiến cử ông với Nữ hoàng. Sau khi tuyên thệ trung thành, Defoe lại đến Scotland với nhiệm vụ theo dõi hoạt động của phái ủng hộ nhà vua Jacob Stuward. Ở London, huân tước đã quay trở lại chính trường. Một lần nữa ông ta lại giải cứu Defoe ra khỏi tù - đây là lần thứ ba trong năm 1713 do Defoe không trả được nợ. Nhưng chỉ ngay hôm sau Defoe lại bị bắt giam theo yêu cầu của sứ quán Nga do đã nhạo báng Piot'r Đại Đế là "gấu xứ Siberi". Defoe phải xin lỗi nhà vua.

  Sự việc được ém nhẹm, song Defoe lại bị bắt giam. Lần này thì thật nghiêm trọng. Ông bị cáo buộc tội phản quốc. Hai bài báo châm biếm "Điều gì sẽ xảy ra một khi Nữ hoàng băng hà?" và "Bỗng xuất hiện người kế vị" bị coi là âm mưu xúi giục phản loạn và rủa Nữ hoàng lúc này đang bệnh. Một lần nữa huân tước lại đứng ra bênh vực Defoe mặc dù thực chất chính ông ta cũng đang mong đợi cái chết của Nữ hoàng. Cũng như nhiều người kề cận ngôi báu, ông ta cân nhắc xem ai trong số những người kế vị sẽ được nối ngôi.

  Nữ hoàng Anna qua đời, Đức vua George Đệ Nhất - đại diện của vương triều Hannove người Đức - đăng quang. Huân tước Garley bị tống giam ở pháo đài Taue. Để trả nghĩa ông ta, Daniel Defoe đã viết cuốn "Sự nghiệp của huân tước Garley" gồm ba tập, đưa ra những tư liệu quan trọng nhất khai thác từ những nguồn tin mật nói về các mưu đồ toan tính của các bộ trưởng và nêu bật vai trò đáng kể của huân tước.

  Năm 1717 từ nhiều nguồn tin khác nhau (trong đó có thể cả từ Defoe) chính phủ Anh biết được rằng phái Jacobanh âm mưu dấy lên một cuộc nổi dậy mới mà mọi đầu mối là ở sứ quán Thụy Điển. Ngay lập tức nhà vua Charles thứ mười hai trở thành đối tượng công kích của người Anh. Defoe đã đề đạt kế hoạch. Nhân chuyện chín năm trước vào năm 1708 nhà vua Thụy Điển đã hành hình ông Patcun - nhà quý tộc xứ Livon trên bánh xe với tội danh làm do thám cho Pie Đại Đế, Defoe đã nhanh chóng viết bài đả kích nhà vua dưới hình thức bản dịch nguyên gốc câu chuyện của một mục sư chứng kiến những giây phút cuối của Patcun. Ngài đại sứ Thụy Điển - bá tước - đã đòi nghiêm trị tác giả dám phê phán quốc vương của họ. Nhưng nhà đương trách Anh "không thể nào" tìm ra "thủ phạm". Năm 1713 tờ "Quan sát" đã bị đóng cửa, từ đó Defoe dường như chỉ làm biên tập cho tờ "Thương nhân". Song thực tế ông vẫn tiếp tục bút chiến trên hai mươi sáu tờ báo, tạp chí có khuynh hướng hoàn toàn khác hẳn nhau. Ở tờ báo này Defoe nêu ý kiến, nhưng ở tờ khác ông lại đập lại chính quan điểm của mình, sang tờ thứ ba ông viết bài đả kích bài đã đăng ở tờ thứ hai, rồi ở tờ báo thứ tư... Trong lá thư gửi ông Santerlen, thứ trưởng mới của Bộ Ngoại giao, viết ngày 26 tháng 4 năm 1718, ông đã giải thích vụ việc như sau: "Được chính phủ phê chuẩn tôi đã vào làm biên dịch cho tờ báo ra hàng ngày của ngài Mits nhằm bí mật kiểm soát, khống chế không cho tờ báo gây tổn hại. Không một ai, kể cả ông Mits, biết được nhiệm vụ thực của tôi. Nhờ vậy mà các tờ nhật báo "Chuyện hàng ngày", "Bưu điện Dormerop", "Sao Thủy trên bầu trời chính trị " - được coi là cơ quan ngôn luận của phái Tori - thực tế đã hoàn toàn bị vô hiệu hóa trong việc làm tổn hại đến quốc gia".

  Có lần xưởng in của tòa báo bị khám đột xuất: người ta muốn tìm bản gốc lá thư chống đối chính phủ được đăng trên báo với bút danh "Tử tước Andrew Politic". Ngài Mits đã khai tên tác giả là Daniel Defoe, song vụ việc đã được ém nhẹm bởi huân tước Santerlen biết rõ lá thư trên từ chính Defoe. Defoe đã bảo lãnh cho ngài Mits ra khỏi tù rồi sau đó ông còn hai lần can thiệp cho Mits khỏi bị bắt giam. Mặc dù biết rõ thực chất vai trò của Defoe, ngài Mits vẫn gây gổ tấn công ông. Defoe buộc phải tự vệ và làm ông ta bị thương. Vì việc này năm 1719 ông đã bị tước quyền làm báo và hoạt động chính trị. Một điều may mắn lớn cho độc giả vì mùa đông năm ấy chỉ trong hai tháng Defoe đã viết xong cuốn "Robinson Crusoe". Thành công vang dội, ông bắt tay viết luôn cuốn nữa. Hàng loạt tiểu thuyết ra đời, trong đó có các cuốn nổi tiếng như: "Mon Frandes", "Roscana" và "Chuyện Piot'r Alecxeevitr chí công vô tư".

  Trong suốt thời gian vài năm liền Defoe sống bình lặng ở ngôi nhà sang trọng của mình, đôi khi ông cãi cọ với hàng xóm và chỉ có viết, và viết...

  Những năm cuối đời Defoe nếu không sống trong cảnh nghèo túng thì cũng trong cô đơn. Để tránh bị tịch thu tài sản vì nợ nần, ông đã bỏ nhà ra đi, để lại tất cả của cải cho con cái. Ông qua đời ngày 24 tháng 4 năm 1731 ở tuổi 72. Vào thế kỷ 20, trong đống thư tín của ông để lại người ta tìm thấy bản viết tay không ghi rõ ngày tháng và chưa được công bố liên quan đến đề tài phản gián mà chúng tôi đã đề cập. Chắc chắn đó là bản thảo những bức thư gửi huân tước Garley. Ở đó ông đã trình bày sơ đồ thành lập tổ chức bí mật của nước Anh. Nhờ tổ chức đó các bộ trưởng sẽ nhận được những thông tin đáng kể và tin cậy từ khắp nơi về thái độ của các thành phố và tỉnh thành đối với chính phủ. Ngoại trưởng cần có trong tay danh sách các gia đình quý tộc ở mỗi tỉnh và nắm được mọi thông tin về đời sống tư tưởng và tinh thần của các giáo sĩ và pháp quan tại mỗi xứ đạo. Ông cần nắm được danh sách những người có uy tín nhất ở mỗi thành phố và các vùng phụ cận để biết họ sẽ ủng hộ phái nào khi bầu cử, cần biết được ảnh hưởng của các đảng phái ở những vùng khác nhau, cuối cùng là cần đặt bộ phận tình báo thường trực ở Scotland. Để có được những thông tin cần thiết, theo Defoe, phải giăng một mạng lưới những người tin cẩn rộng khắp vương quốc Anh.
Logged
maibennhau
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 801



« Trả lời #2 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2008, 09:33:10 pm »

3 - ANDRE TIMOTE D'EON DE BOMON (1728-1810)
HIỆP SĨ D’EON BÍ ẨN - ĐÀN ÔNG HAY ĐÀN BÀ?

 
  Nói về những con người hoạt động trong ngành tình báo, chúng ta không thể nào không nhớ đến một nhân vật bí ẩn, nửa huyền thoại là hiệp sĩ D’Eon. Hiệp sĩ này là ai - đàn ông hay đàn bà? Đó là điều người ta vẫn đang còn tranh cãi. Chúng ta sẽ không tham dự vào đó làm gì, mà chỉ tìm hiểu xem hiệp sĩ D’Eon nổi tiếng ở khía cạnh nào - một nhà phiêu lưu, chiến binh, tên gián điệp, luật sư, kiếm thủ, nhà ngoại giao, kẻ đe dọa và người đóng các vai đàn bà (hay đàn ông) tài năng.

  Hiệp sĩ sinh ra trong một gia đình quí tộc và từ nhỏ đã có những kì vọng lớn. Người ta kể rằng khi hiệp sĩ lên bốn, bà mẹ không hiểu sao ưa diện cho con thành con gái nên cho đến khi bảy tuổi đứa bé vẫn thường xuyên mặc váy. Và điều này đã có ảnh hưởng đến lối sống và tư tưởng của cậu bé sau này. Nhưng thời niên thiếu D'Eon được giáo dục để trở thành một nhà quý tộc thực thụ. Đứa trẻ được học luật pháp và kiếm pháp, với vẻ ngoài mảnh khảnh yếu ớt nhưng tài đấu kiếm vào hàng cao thủ và được mọi người nhất trí chọn làm trưởng câu lạc bộ kiếm thủ. Dù còn rất trẻ, D'Eon đạt học vị tiến sĩ luật dân sự, luật nhà thờ và được tiếp nhận vào đoàn luật sư. Khi cảm thấy thành phố quê hương Tonner trở nên quá chật hẹp đối với mình, D’Eon đã đi Paris. Ông hoàn toàn không để thời gian trôi qua một cách phí hoài. Trong tay không có tiền, ông đã bắt tay viết luận văn về tình hình tài chính nước Pháp dưới triều vua Louis XIV, khiến nhà vua phải chú ý. Vì quốc khố luôn eo hẹp, nhà vua hi vọng cải thiện tình hình nhờ vào những bộ óc thông minh mới mẻ. Hiệp sĩ D’Eon được tiến cử và gây ấn tượng tốt với nhà vua. Chàng thanh niên đã khởi nghiệp hoạt động tài chính một cách thành công. Nhưng khi đó trên lục địa Âu châu đang diễn ra những sự kiện ảnh hưởng sâu sắc đến số phận của hiệp sĩ D’Eon.

  Tình hình châu Âu hết sức phức tạp. Kẻ khuấy động sự yên bình là vua Fridrich Đại Đế II, lên ngôi năm 1740. Ông ta tấn công nước Áo và chiếm miền trù phú nhất của lãnh địa này là Silezia. Đứng về phe nước Phổ trong cuộc chiến tranh này là Pháp và Bavaria. Áo được Anh và Hà Lan ủng hộ.  Mỗi một phe đối lập đương nhiên đều mong có đồng minh hùng mạnh như nước Nga. Nhưng chính phủ Nga thì lại dao động. Một mặt, Nga đã kí kết hiệp ước liên minh Nga-Anh trong những năm 1741-1742. Mặt khác, giữa Nga và Phổ cũng đã có những cuộc đàm phán kết thúc với cam kết vào năm 1743 lập liên minh phòng thủ. Nga lại còn đang vướng vào cuộc chiến tranh bắt đầu năm 1741 với Thụy Điển, lôi kéo cả các nước Pháp, Phổ, thậm chí cả Iran và Thổ Nhĩ Kì tham gia vào đó.

  Triều đình của nữ hoàng Elizabeth chia đôi - một phái ủng hộ Anh và một phái ủng hộ Pháp, hay theo cách nói hiện nay là hai nhóm hành lang nghị viện. Thủ tướng Bestuzev-Rumin đại diện cho nhóm thứ nhất, phó thủ tướng Voronxov đại diện cho nhóm thứ hai. Số còn lại dao động giữa hai phe.

  Đại sứ Anh Dickens đề nghị Bestuzev-Rumin năm trăm nghìn Funt Sterling nếu ông này đưa sáu trăm nghìn lính Nga ra tham chiến. Nhưng âm mưu bại lộ, Dickens phải từ chức. Đại sứ mới là ông William thành công hơn. Ông ta đã kí được hiệp định mà theo đó nước Nga có trách nhiệm điều ra mặt trận ba mươi nghìn lính để chi viện cho vua George và các đồng minh của Hannover đổi lấy một số vàng do người Anh cung cấp, con số này không được nêu rõ trong nội dung bản hiệp định. Hiệp định còn một điều khoản quan trọng là không lập tức có hiệu lực ngay mà phải đợi việc phê chuẩn phải xảy ra sau hai tháng nữa. Vua Louis XV biết điều đó nên quyết định bằng mọi cách cản trở việc phê chuẩn. Cần phải vội vã. Nhưng hành động ngoại giao của nhà vua kết thúc một cách thảm hại vì phái viên của nhà vua là hiệp sĩ De Valkruasan trong khi tìm cách tiếp cận nữ hoàng Elizabeth để đích thân bày tỏ lòng tôn kính và thay mặt vua Louis thảo luận với bà đã bị bắt, bị kết tội do thám và nhốt vào ngục. Các bức thư của nhà vua bị thám tử của Bestuzev - Rumin thu mất. Nói tóm lại là Louis không có khả năng chính thức nào để liên lạc với "bà chị" đội vương miện. Chính vào lúc đó Louis XV nảy ra ý định phái hiệp sĩ D’Eon đến Saint Peterburg.

  Khi đó Louis XV đã được nghe kể về một vài mánh khóe của chàng hiệp sĩ trẻ khi giả làm phụ nữ để lừa những người xung quanh. Nhà vua chợt có ý nghĩ - một người đàn ông không thể tiếp cận nữ hoàng Elizabeth nhưng một phụ nữ thì lại rất có thể làm được điều này. Ông bèn cho vời D’Eon vào tiếp kiến, đề nghị chàng biểu diễn tài nghệ và hết sức hài lòng.

  - Ta rất ngạc nhiên! - nhà vua thốt lên, ngừng một lát và tiếp: - Hiệp sĩ, ta muốn giao cho nhà ngươi một nhiệm vụ mà việc hoàn thành nó có thể khiến thay đổi số phận nước Pháp.

  - Thần sẵn sàng vì hoàng thượng và nước Pháp làm bất kì việc gì ở bất cứ đâu mà hoàng thượng sai khiến, - nàng thiếu nữ đáp bằng giọng êm ái.

  Nhà vua ngạc nhiên nhìn nàng, nhưng rồi trấn tĩnh lại và nói:

  - Vậy hãy nghe đây. Ta biết ngươi rất giỏi kiếm thuật, nhưng những thanh kiếm mà nhà ngươi buộc phải so với thủ tướng Nga Bestuzev - Rumin lại khác...

  Năm 1755 với tư cách tùy viên mật của Louis XV, nàng thiếu nữ kiều diễm Lia D’Eon cùng với "ông chú" Duglas nào đó đã có mặt ở Peterburg. Hai người nghỉ tại nhà một điệp viên - chủ ngân hàng người Pháp. Cần phải gấp rút vì đã sắp tới ngày phê chuẩn hiệp định. Duglas bứt rứt căng thẳng: tất cả mọi hoạt động của ông đều bị người của Bestuzev-Rumin có nhiệm vụ kiểm soát từng người Pháp đến kinh đô nước Nga ngăn cản. Và mặc dù Duglas thường xuyên mang theo bên mình chiếc hộp đựng thuốc lá bằng đồi mồi có giấu trong ngăn đáy giải mật mã dành cho các bản mật báo của mình nhưng lại không thể sử dụng vì chẳng có gì để báo cáo ngoài những lời than phiền về đám do thám vây quanh. Nhưng thiếu nữ khả ái Lia thì lại chẳng bị ai chú ý, và không lâu sau nàng đã dễ dàng tìm cách gặp được người ủng hộ có ảnh hưởng lớn của nước Pháp là phó thủ tướng Voronxov.

  Nhận thấy người phụ nữ Pháp khả ái này sẽ tạo được những ảnh hưởng có lợi cho mình đối với nữ hoàng, Voronxov vội vã đưa nàng vào triều.

  Nữ hoàng già thích những người trẻ tuổi vây quanh mình, thích thư giãn bằng cách nằm dài khoan khoái nghe những câu chuyện hồi hộp về cuộc sống vui vẻ bồng bột trong triều đình nước Pháp. Bà cũng được biết ở đó có "vườn Hươu" nổi tiếng - thường xuyên bổ sung những cung nữ tuyệt vời cho hậu cung của nhà vua.

  Và khi trước mặt bà xuất hiện cô thiếu nữ yêu kiều, vui vẻ, khả ái, nữ hoàng Elizabeth quyết định đã đến lúc có thể thỏa mãn mọi điều tò mò thú vị của mình. Và lập tức Lia D’Eon đã trở thành thị nữ, còn sau đó là người đọc sách cho nữ hoàng. Lúc này khó có thể nói suốt những đêm mùa đông dài nữ hoàng chí tôn của một cường quốc đã chuyện trò những gì với cô thị nữ đọc sách khiêm nhường của bà. Và trong số những cuốn sách đưa lên cho nữ hoàng đọc có cả cuốn "Tinh thần pháp luật" của Monteskie với lá thư của nhà vua mà Lia bí mật mang theo mình. Không lâu sau, ngài William đã buộc phải gửi về London cho huân tước Holderney thông báo: "Rất tiếc buộc lòng thông báo rằng thủ tướng (Bestuzev-Rumin) không thể thuyết phục nữ hoàng kí vào bản hiệp định mà chúng ta nóng lòng chờ đợi".

  Bình yên trở về từ nước Nga xa xôi bí ẩn, hiệp sĩ D’Eon đã hoàn thành xuất sắc thêm một số nhiệm vụ ngoại giao quan trọng do vua Louis XV giao phó và được nhà vua cấp cho khoản thu nhập hàng năm là ba nghìn quan.

  Nhưng nhiệm vụ vẫn nối nhau, và để thực hiện chúng, D’Eon lúc này cần đóng vai đàn ông, lúc kia lại phải đóng vai phụ nữ. Khi nước Pháp tham chiến, hiệp sĩ D’Eon gia nhập quân đội và trở thành sĩ quan tùy tùng của công tước De Broli, chỉ huy cơ quan mật vụ hoàng gia, đã nhiều lần thực hiện những nhiệm vụ tình báo do công tước giao phó. Đặc biệt chàng đã nổi bật xuất sắc trong một trận chiến đấu khi đưa được đoàn xe chở đạn dược đến tiếp ứng kịp vào đúng những phút kịch tính nhất dưới hỏa lực mạnh của kẻ thù. Đôi khi "Lia De Bomon" cũng phải trang điểm, uốn tóc quăn và diện váy.

  Chiến tranh kết thúc, D’Eon được phái đến London và tỏ ra xuất sắc trong môi trường tình báo ngoại giao. Chàng đã lấy được bản sao chính xác các văn bản hướng dẫn của nhà ngoại giao Anh Bedford, người được ủy quyền tiến hành các cuộc đàm phán với bộ trưởng Pháp Suazel về hiệp định hòa bình. Để làm việc này chàng mời Bedford đến sứ quán, chuốc rượu cho say mèm rồi xách chiếc cặp của ông ta sang phòng bên và sao tài liệu. Bedford chán nản vì các cuộc đàm phán thất bại do tất cả các bước đi của ông ta đã bị đối phương nắm trước bèn xin từ chức, về sau ông ta cũng từ chối cương vị chủ tịch hội đồng bộ trưởng. D’Eon cũng tham gia vào các chiến dịch tình báo quân sự của kĩ sư, nhà chiến thuật, hầu tước De La Rozer. Ông này nghiên cứu miền bờ biển La Manche để xác định vị trí đổ bộ tốt nhất cho quân Pháp.

  Với hoạt động của mình tại Anh, D’Eon đạt nhiều thành tích và được phong chức quyền bộ trưởng. Nhưng chàng hiệp sĩ hóa ra lại bị cuốn hút vào những chuyện phiêu lưu đặc biệt thú vị cho một tiểu thuyết gia.

  Thói hoang phí và si mê những thứ xa hoa lộng lẫy khiến hiệp sĩ nợ nần, mặc dù đã được nhà vua ban cho những khoản tiền rất lớn. Và tiếp tục những âm mưu... D’Eon bắt đầu dọa dẫm cáo giác bằng các bức thư của Louis XV. Đó là những bức thư bóc trần âm mưu chống Anh, là những kế hoạch quỷ quyệt đổ bộ quân, là bằng chứng về hoạt động gián điệp của Rozer và D’Eon. Mặc dù khi đó nước Pháp đã do vua Louis XVI trị vì nhưng những bức thư này nếu rơi vào tay phe chống đối có khả năng sẽ kích động dân chúng Anh và làm bùng phát chiến tranh giữa Anh và Pháp. Vụ bê bối mang tính chất nghiêm trọng, thậm chí đã có âm mưu ám sát D’Eon khiến chàng phải thuê vệ sĩ bảo vệ.

  Các nhà ngoại giao Pháp tìm mọi cách làm mất uy tín và hủy hoại hiệp sĩ. Những nhà báo được thuê viết bôi nhọ chàng. Đáp lại, hiệp sĩ cho đăng mấy bức thư chứa đựng những lời lẽ cụ thể không khiêm tốn chút nào của vua Louis XV. Chàng hành động khá thận trọng, bắt đầu từ những lá thư vô hại nhất và lưu ý còn có nhiều thư quan trọng hơn nhiều. Hiệp sĩ cũng hé mở cả bí mật về "khu vườn Hươu", nơi vua Louis XV thường xuất hiện dưới lốt một bá tước Ba Lan tên là Lesinski. Mà đó mới chỉ là một phần bí mật mà chàng nắm trong tay. Để đổi lấy tất cả các lá thư, D’Eon đòi mười hai nghìn quan thu nhập hàng năm và được hoạt động mật vụ ở nước ngoài.

  Sau đó lại tiếp tục những câu chuyện gián điệp phiêu lưu và bịp bợm của "Lia D’Eon" trong xã hội London, và cuộc cạnh tranh ban đầu không thể dung hợp với thám tử hoàng gia mà về sau lại trở thành tình bạn với nhà soạn kịch vĩ đại nước Pháp này.

  Những người đã được nhìn thấy Lia D’Eon đều miêu tả nàng là "một phụ nữ tầm vóc nhỏ bé thon thả, sắc mặt trắng hồng với những đường nét nhỏ nhắn và khả ái", giọng nói du dương càng bổ sung thêm vẻ yêu kiều. Người ta đoán rằng D’Eon cố ý thủ vai cô gái kiêu kì, đỏng đảnh và đầy bí ẩn nhưng vẫn khiêm nhường, ý tứ và hay nhút nhát. Nếu Lia De Bomon quá hấp dẫn đàn ông thì mọi chuyện lại có thể hỏng bét, nên người ta thấy rằng nàng chỉ lợi dụng thiện cảm của họ mà thôi. Các họa sĩ cung đình nhiều lần đã vẽ chân dung Lia, nhờ vậy mà hình ảnh của nàng vẫn còn được lưu giữ và hoàn toàn gây ấn tượng như lời những người đã từng gặp mặt miêu tả.

  Thực ra D’Eon là ai? Một người ăn mặc đổi giới tính, đàn ông đóng vai đàn bà, hay nàng thiếu nữ giả trai làm chàng hiệp sĩ can đảm? Nhiều người không hiểu sao lại nghiêng về giả thiết thứ hai, có lẽ bởi giả thiết ấy chừng như lãng mạn và hấp dẫn hơn.

  Và mặc dù các bác sĩ Anh hình như đã đi đến kết luận rằng hiệp sĩ D’Eon là đàn ông, có vẻ họ cũng chẳng muốn hoàn toàn tin chắc vào điều này.
Logged
maibennhau
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 801



« Trả lời #3 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2008, 07:12:40 pm »

4 - BEAUMARCHAIS (1732 - 1791)
NHÀ VĂN ĐIỆP VIÊN VÀ NHỮNG CUỘC PHIÊU LƯU


  Là một nhà viết kịch vĩ đại, tác giả của "Đám cưới Figaro" và "Người thợ cạo thành Xevin" nổi tiếng, nhưng phần lớn cuộc đời Beaumarchais lại trôi qua ở những cuộc đầu cơ buôn bán, xích mích gây lộn, những vụ tai tiếng ầm ĩ, thách đấu hay bị bắt giam hoặc bị lưu đày, hay ở những cuộc phiêu lưu tình ái. Người ta đồn rằng Beaumarchais đã đầu độc cả ba bà vợ, thậm chí cả cậu con trai, mặc dù thực tế ông chẳng đầu độc ai và rất yêu cậu con trai đã bị chết từ lúc còn nhỏ.

  Augustine Caron nối nghiệp nghề chữa đồng hồ của cha, nhưng nhờ tài năng của mình ông đã trở thành thợ chữa đồng hồ cho đức vua. Ông đã không bỏ phí thời gian, sớm lấy một bà góa hơn tuổi nhưng giàu có. Với tiền của vợ, ông mua được chức giữ kho trong cung và tước hiệu quý tộc với tên mới là Pie Augustine de Beaumarchais. Ông còn là thày dạy nhạc cho các công chúa - một người thày đáng yêu của bốn cô gái lỡ thì.

  Beaumarchais tham gia đủ loại mưu mô toan tính. Ông viết "Hồi ký" tố cáo các nhân vật tôn quý có chức quyền và ông được các quý bà Paris ngưỡng mộ. Giới cận thần ganh ghét, gây cho ông bao điều phiền toái. Vở kịch "Người thợ cạo thành Xevin" bị cấm công diễn, các công chúa xa lánh ông, ông bị truy tố và bị tước quyền công dân. Tuy nhiên án lệnh lại mang cho ông niềm vinh quang: ông hoàng Conti đặt tiệc mời ông, hàng trăm quý bà Paris bày tỏ niềm cảm thông. Ngay cả cảnh sát trưởng Xanti cũng đích thân tới chúc mừng.

  Tiếng tăm của Beaumarchais, trí tuệ kiệt xuất và tình trạng nợ nần nghèo khó của ông đã khiến Xanti nảy sinh ý định tuyển mộ ông làm điệp viên. Thực ra, trước đó Beaumarchais đã hoàn thành một nhiệm vụ bí mật của triều đình. Lần ấy ông sang Tây Ban Nha để giải quyết vấn đề danh dự gia đình, buộc nhà quý tộc Clavikho phải giữ lời hứa hôn với chị ông. Ông nhanh chóng giải quyết vụ việc, nhưng còn lưu lại Madrid hai tháng. Khi ấy ông chỉ là một nhà quý tộc nguồn gốc đáng ngờ, một người thợ chữa đồng hồ bình thường, nhưng ông lại được chính đức vua Tây Ban Nha và quan thượng thư tiếp. Mãi sau này người ta được biết Beaumarchais đã trao đổi với họ nhiều vấn đề chứ không chỉ riêng chuyện rắc rối của chị ông. Thực ra, nhà vua đã buộc quý ngài Clavikho cầu hôn người mà ông ta đã lừa đảo, nhưng theo yêu cầu khẩn khoản của Beaumarchais thì chính chị ông đã từ chối "vị hôn phu". Thực chất vấn đề là chuyện khác. Vua Pháp Louis XV đã yêu cầu Beaumarchais trao đổi với vua Tây Ban Nha một vấn đề mà chính ngài đại sứ cũng không được tin tưởng giao phó. Nhiệm vụ đã được Beaumarchais hoàn tất tốt đẹp. Ở Madrid, Beaumarchais không chỉ làm quen mà còn kết thân với ngài đại sứ Anh quốc - bá tước Rosf. Tình bạn này sẽ còn có vai trò của nó.

  Nhưng đã xảy ra vụ việc làm Beaumarchais mất tất cả. Và rõ ràng viên cảnh sát trưởng Xanti đến thăm ông không phải không có mưu đồ: cần phải "củng cố" điệp viên tương lai. Xanti đã khuyên Beaumarchais nhanh chóng rời khỏi Pháp và còn hứa sẽ giúp đỡ tìm mọi cách xin được xem xét lại vụ việc. Chuyện diễn biến đúng như vậy. Ngay đêm hôm đó, ngày 26 tháng 2 năm 1774, Beaumarchais bí mật rời Pháp đến Ghent, từ đó ông gửi thư cho đức vua xin hủy bỏ bản án. Cuối thư ông viết: "Loại bỏ một thần dân trung thành mà tài năng có thể có ích cho đức vua và đất nước là phi lý". Từ Ghent, Beaumarchais đi London và tới đó vào ngày 5 tháng 3. Đúng hôm ấy (nghĩa là chỉ một tuần sau ngày tuyên án!) sứ quán thông báo cho ông lệnh của đức vua "Không được chậm trễ tới ngay Versaiillees. Đức vua đợi ông ở đó".

  Nhiệm vụ mang "tầm cỡ quốc gia" đầu tiên là việc cứu vãn "danh dự" của sủng phi, bà Du Bari. Ông Moran nào đó ở Anh đã cho ấn hành cuốn "Ghi chép của một gái bán hoa" đầy tai tiếng nói về quá khứ của Du Bari và ông ta chuẩn bị đưa sách sang Pháp. Tình hình căng thẳng đến mức điều đó không chỉ đe dọa chính nhân vật được nói tới mà sẽ còn gây om sòm ở Pháp. Thời ấy London là nơi trú chân của nhiều phần tử chống đối đức vua. Sách châm biếm đả kích nhà vua được ấn hành đủ loại như "Cuộc đời một sủng phi bên ngai vàng nước Pháp", "Làm sao một phụ nữ lẳng lơ trở thành người tình của đức vua?". Trong số đó Moran nổi bật lên cả về tài châm biếm cũng như ngòi bút sắc bén độc địa, vì vậy đức vua rất kiềng ông ta. Beaumarchais đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đúng là với số tiền lớn Beaumarchais đã thuyết phục được Moran không chỉ từ bỏ ý định mà còn trao cho ông tất cả sách đã in thậm chí cả bản thảo. Ba ngàn cuốn đã được đốt sạch trong lò nung vôi với sự chứng kiến của Beaumarchais và Ghuyđen, bạn ông. Hơn thế nữa, là một điệp viên đích thực, Beaumarchais đã tuyển mộ luôn Moran. Về việc này ông đã viết trong thư báo cáo đức vua: "Thần đã biến một trong những tác giả châm biếm đả kích ở London thành điệp viên của mình. Ông ta sẽ báo trước cho thần về mọi mưu đồ tương tự. Thần đã thành công trong việc biến người săn trộm láu cá thành một thợ săn lành nghề. Dưới chiêu bài nhận nhiệm vụ khảo sát văn học ta có thể trả cho ông ta một mức lương phải chăng cho những tin mật về các mưu đồ ấn hành các tác phẩm châm biếm đả kích đã nói ở trên. Điệp viên này còn có nhiệm vụ theo dõi những người Pháp tới London, báo cáo với thần về những tên tuổi và công việc thu hút họ... Các thông tin mật của điệp viên này còn mở rộng ra nhiều vấn đề chính trị khác và với những trích dẫn được thần báo về Hoàng thượng sẽ luôn luôn nắm được tình hình". Beaumarchais ký tên "Ronac".

  Ở London ngoài Moran bình thường còn có những nhân vật quan trọng hơn. Chính lúc này mối bang giao cũ với bá tước Rocpho - lúc này đã là thủ tướng - mới đắc dụng. Beaumarchais đã nối lại tình bằng hữu thân thiết: "Hơn thế thần đã thỏa thuận với bá tước Rosf -  Beaumarchais viết - để ông bí mật cung cấp cho ta mọi phương tiện dập tắt các mưu đồ viết lách ngay từ khi mới manh nha. Ông ta chỉ ra một điều kiện duy nhất: Mọi thông tin và việc làm của ông không được coi là của một thủ tướng và phải bảo mật tuyệt đối, chỉ có thần và Đức Kim thượng biết thôi". Sau này bá tước còn giúp nước Pháp nhiều việc khác nữa.

  Tuy nhiên cũng cần lưu ý thêm là mọi quyền lợi và công việc của Beaumarchais không chỉ có chuyện kiểm soát các tác giả châm biếm đả kích. Thư của ông viết cho nhà vua có đề cập tới chuyện này: "... còn có nhiều vấn đề khác liên quan tới Hoàng thượng, nhưng không thể viết ra giấy được. Thần sẽ báo cáo trực tiếp Đức Kim thượng". Song những vấn đề đó mãi mãi là bí mật được giữ kín bởi Beaumarchais đã không gặp được đức vua. Ở Paris người ta chờ Beaumarchais về để trao tặng ông phần thưởng cao quý - khôi phục quyền công dân cho ông. Nhưng đúng ngày ông từ London về tới Paris, ngày mồng 9 tháng 5 năm 1774, đức vua đột ngột qua đời. Mong muốn của Beaumarchais tan thành mây khói.

  Đức vua mới, Louis XVI, lại cử Beaumarchais sang London. Đối tượng của "quý ông Rônắc" lần này là ngài Atkison - một người cũng tự xưng là Angielutri. Atkison là tác giả cuốn "Cảnh báo", trong đó chứng minh quyền của "nhánh Tây Ban Nha với vương miện Pháp". Beaumarchais đã thuyết phục được Atkison cho hủy tám ngàn cuốn đã được ấn hành ở London và Amstecdam, nhưng hắn đã giữ lại bản thảo và bỏ trốn sang Nĩrnberg. Thế là bắt đầu cuộc truy lùng với đủ mọi chuyện để viết thành truyện trinh thám: nào là bị cướp tấn công, nào là tòa án, cả chuyện vượt sông Danuyp, rồi chuyện được tiếp kiến Nữ hoàng Áo, lại thêm cả một tháng trời bị giam giữ ở Vienna. Thế mà vẫn không bắt được Atkison, tuy nhiên không bao lâu sau chính hắn đã từ bỏ ý định xuất bản cuốn sách.

  Tháng 4 năm 1775, Beaumarchais lại đi London để bịt miệng hai tên "bồi bút": quý bà Campanhon và thày tu Vinon - tác giả của những bài châm biếm đả kích đức vua. Bá tước Rosf đã giúp Beaumarchais. Dẹp xong hai tên "bồi bút", Beaumarchais, theo lời ông,  bắt tay vào "những việc cao quý hơn". Lần này ông ký tên thực của mình trong lá thư gửi đức vua "... Thần đã bắt đầu nghiên cứu một số vấn đề. Đức Kim thượng sẽ hài lòng mãn ý bởi vì tên tuổi của thần - và cũng chỉ có điều đó - đã cho phép thần tới mọi nơi, tiếp xúc với các đảng phái khác nhau và có thể biết được đầu tiên và ngay lập tức mọi thông tin liên quan tới đất nước và hiện tình của Anh quốc". Tiếp sau đó ông trình bày và phân tích các thông tin thu nhận được.

  Lúc này ở London xuất hiện một kẻ phiêu lưu (nam hay nữ) mang danh D'Eon. Tên này có trong tay những bức thư của đức vua Louis XV, bằng chứng của những ý đồ thù địch đối với Anh quốc, nói về các kế hoạch đổ bộ quân lên vùng biển vương quốc này. Cho dù đức vua đã qua đời nhưng một khi những lá thư trên được loan truyền thì dễ nổ ra chiến tranh Anh-Pháp, điều mà Beaumarchais có nhiệm vụ không được để xảy ra. Đó cũng lại là điều mà D'Eon đưa ra đe dọa chính phủ Pháp. Cả hai kẻ phiêu lưu có hạng và lưu manh có cỡ D'eon và Beaumarchais đã nhanh chóng tìm được tiếng nói chung. Bằng mọi cách mua chuộc, phỉnh nịnh, hứa hẹn Beaumarchais đã thuyết phục được D'Eon từ bỏ ý định công bố những lá thư tai hại trên. "Cả hai bên" thậm chí đã ký thỏa ước: "Chúng tôi, ký tên dưới đây, Pie Augustine Caron de Beaumarchais - đặc phái viên của đức vua Pháp và tiểu thư D'eon de  Bomon - trưởng nữ..."

  Cũng tại London, thông qua D'Eon, Beaumarchais đã gia nhập nhóm của Artur Lee - đại diện của bọn thống trị thuộc địa Mỹ. Việc kết thân này còn đem lại hiệu quả lâu dài sau này. Khi đó là thời kỳ nhân dân Mỹ đấu tranh cho nền độc lập của mình. Giới cầm quyền Pháp công khai ủng hộ những người nổi dậy chống lại sự thống trị của Anh. Tình bằng hữu giữa Beaumarchais và Artur Lee đáp ứng kế hoạch của chính phủ Pháp. Beaumarchais đã giả thành lập công ty "Roderica Octaleda và K", qua đó tích cực cung cấp vũ khí đạn dược cho nghĩa quân Mỹ. Và mặc dù người Anh biết rất rõ việc này, song họ vẫn không thể chính thức đòi hỏi gì ở phía Pháp, bởi công ty là của tư nhân và một mình Augustine Caron de Beaumarchais chịu trách nhiệm. Mọi việc trên đều giữ bí mật, song Beaumarchais sẽ không phải là Beaumarchais nếu như ông không nảy ra ý tổ chức diễn kịch. Khi những con tàu chở vũ khí đầu tiên rời cảng Bordeaux trong "bảo mật tuyệt đối" thì ông đã đưa đoàn ca kịch tới biểu diễn rầm rộ. Tiết mục chủ chốt của đêm diễn là vở "Đám cưới Figaro" nổi tiếng.
 
  Beaumarchais còn trải qua nhiều vụ việc, nhiều cuộc phiêu lưu thật thú vị, nhưng chẳng liên quan gì tới hoạt động điệp viên ngầm nên không đề cập tới ở đây. Chỉ có một sự kiện tuy ít người biết đến, nhưng lại đáng ghi nhận là về những tháng cuối đời ông chuyển sang tìm hiểu khoa học hàng không, vũ trụ. Ông viết: "Một trong những ý tưởng cao đẹp của khoa học tất nhiên đó là việc đưa những vật thể nặng lên cao trên tầng không khí nhẹ bỗng... "

  Ngày 18 tháng 5 năm 1799 Beaumarchais qua đời để lại cho con cháu gần hai trăm ngàn frăng - một món tiền khá lớn thời đó, chưa kể bất động sản và cả các giấy nợ.
Logged
maibennhau
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 801



« Trả lời #4 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2008, 02:47:46 pm »

5 - NATHAN HALE (1755 - 1776)
CHA ĐẺ NGÀNH TÌNH BÁO QUÂN SỰ MỸ



  Có một số không nhiều nhà tình báo xứng đáng được dựng tượng đài vì cống hiến của họ cho đồng bào mình. Nathan Hale (người Mỹ) là người như vậy, dũng cảm, chân thành, -tuy là nhà tình báo không mấy dày dạn kinh nghiệm - một nhà yêu nước, bị người Anh treo cổ tháng 9 năm 1776. Anh là hình mẫu cho nhân vật trong tiểu thuyết Tên gián điệp của nhà văn Mỹ nổi tiếng Fenimor Cooper. Tượng đài Nathan Hale đặt tại Washington. Mặc dù Hale gặp thất bại trong công tác của mình nhưng anh lại được tôn là "cha đẻ" của ngành tình báo quân sự Mỹ. Quả thực anh chẳng lập nên được kì tích đặc biệt nào nhưng sự hi sinh của anh dưới tay dân Anh thù địch đã làm bùng lên ngọn lửa tinh thần chiến đấu chống kẻ thù của lớp trẻ yêu nước Mỹ, và rất nhiều người trong số họ đã nối gót Nathan Hale.

  Thời kì đầu của cuộc chiến tranh giành độc lập (1775-1783) tại Hợp Chủng quốc không có cơ quan tình báo chuyên nghiệp. Thông tin cần thiết thường đến từ những người tự nguyện, những người ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng. Tướng Washington, tổng tư lệnh quân đội thuộc địa Bắc Mỹ, mặc dù không đặt ra hẳn một cơ quan tình báo cụ thể như vậy nhưng được nhiều lợi thế hơn so với những nhà cầm quyền khác thời đó: ông được ủng hộ rất nhiều bởi những người coi cuộc đấu tranh vì tự do và độc lập của đất nước là ý nghĩa cuộc đời mình. Trong số đó có những thanh niên tuổi trẻ nồng nhiệt, sẵn sàng mạo hiểm và không quản ngại hi sinh. Từ những con người như vậy đã bắt đầu hình thành nên cơ quan mật vụ của George Washington. Nathan Hale là một trong số họ.

  Trong thời kì chiến tranh của lớp trẻ Hợp Chủng quốc vì nền độc lập, Nathan đã thực hiện nhiệm vụ do tướng George Washington giao phó tại hậu phương của quân Anh. Anh đã khai thác được một số tin tức về tình hình bố trí và vũ trang của quân Anh, nhưng gần như ngay lập tức đã bị người Anh tóm được. Viên chỉ huy quân cảnh Anh là Kanniham đã tra tấn Hale rất tàn bạo. Hale không chịu đựng nổi các cuộc hỏi cung, trở nên hết sức lung lay, và các cuộc hỏi cung càng thêm tàn bạo. Theo phỏng đoán của các nhà nghiên cứu, Hale đã khai tất cả những bí mật nắm được, và điều này đáng giá bằng cả cuộc sống của anh ta - anh ta bị xử tử. Hale trở thành nhà tình báo Mỹ đầu tiên bị xử tử. Người đầu tiên báo tin này cho quân Mỹ là một sĩ quan Anh, đại úy John Montressor thuộc quân đoàn công binh hoàng gia, sĩ quan tùy tùng của tướng William Haw. Mang cờ trắng, anh ta vượt qua giới tuyến mặt trận sang phía Charm Plaince, bang New York và được một nhóm sĩ quan Mỹ ra nghênh đón.

  Có một thời gian tin về cái chết của Nathan Hale được giấu kín. Nhưng năm tháng sau, báo chí bắt đầu loan tin về cái chết bi thảm của Nathan Hale trong khi làm nhiệm vụ vì tổ quốc. Và sau đó mới thực sự bắt đầu thành hình cơ quan tình báo quân sự thường trực của Mỹ.
Một thời gian dài người ta cho rằng tướng Washington khi biết về cái chết của nhà tình báo trẻ tuổi đã từ chối coi hoạt động mật vụ là vũ khí chiến đấu. Chỉ hơn một trăm năm sau người ta mới phát hiện ra những tài liệu phủ nhận ý kiến trên và khẳng định rằng ông đã đi đến những kết luận thực tiễn từ bi kịch này và quyết định thành lập cơ quan tình báo chuyên nghiệp, thu hút không chỉ những người yêu nước nhiệt huyết mà cả những thanh niên có các phẩm chất cần thiết cụ thể khác. Ban đầu Washington dự kiến chỉ định John-Morin Scott làm chỉ huy cơ quan mật vụ, nhưng không hiểu vì lí do gì mà anh ta bị thuyên chuyển khỏi công tác này, chưa kịp bắt tay vào việc. Cương vị này được chỉ định cho Benjamin Tolmedj. Tolmedj được anh trai Inok và Robert Tauzend - bạn đồng học của Hale tại trường đại học tổng hợp giúp đỡ. Tại hậu phương của quân Anh, họ đã tổ chức một mạng lưới gián điệp hay có thể gọi là "chuỗi" theo cách nói của George Washington. Các mắt xích của chuỗi này được ngụy trang dưới mật danh "Samuel Calper" và được bảo mật rất tốt, mặc dù tình báo quân sự Mỹ thời đó chưa hề có chút kinh nghiệm nào. Điệp viên Woodhol được gọi là "Samuel Calper cả", còn Tauzend là "Samuel Calper út". Chỉ huy của chuỗi là đại tá Tolmedj có tên "mister John Bolton".

  Hoạt động chính của "Calper" diễn ra ở New York, Manhattan và các vùng phụ cận, nơi trong thời kì đó có tổng hành dinh của quân Anh, và phần lớn hạm đội Anh đóng trong cảng New York. Tauzend có một cửa hàng bách hóa lớn là nơi gặp gỡ của các điệp viên, còn các sĩ quan Anh đến mua hàng cũng hay ba hoa làm lộ những bí mật mà ông chủ cửa hàng rất cần mẫn góp nhặt. Các "Calper" còn tiến hành đồng thời các chiến dịch phản gián bên cạnh hoạt động tình báo, đã bắt được và xử tử điệp viên Anh là thiếu úy Andre. Đây có thể coi như sự báo thù cho Hale.

  Chuyện xảy ra như sau: Làng Ostrea Bay (Vịnh Con Sò) nằm cách trung tâm New York hai mươi dặm bị người Anh chiếm. Do hoàn cảnh tình cờ đưa đẩy, các sĩ quan cấp cao Anh đến đóng trong ngôi nhà thuộc sở hữu của Robert Tauzend. Anh có cô em gái tên là Sara. Cô thiếu nữ cũng gia nhập nhóm tình báo nhưng trong một thời gian dài không có dịp thể hiện mình trong cuộc chiến đấu chống quân Anh. Một hôm, vào cuối tháng 8 năm 1780, viên đại tá người Anh Simkow đã mời ông bạn tên Andre của mình tới dự cơm tối. Khi dọn bàn ăn cho khách Sara nhận thấy viên tùy phái bước vào đã đặt lên tủ một lá thư gửi "John Anderson". Ông khách Andre cầm mở ra đọc rồi đút vào túi. Sau đó cô nghe được câu chuyện của Andre với đại tá Simkow và hiểu đích xác họ nói đến việc chiếm đánh căn cứ lớn nhất West-Point của phía quân Mỹ với sự nội ứng của những tên phản bội. Những kho tàng của căn cứ này là nơi cất giữ gần như toàn bộ dự trữ của quân đội Mỹ, kể cả vũ khí nhận được từ Beaumarchais.

  Cần phải thông báo gấp với Robert lúc này đang ở New York. Sara đã nghĩ ra cách. Sáng ngày hôm sau cô cố gắng hết sức thuyết phục viên đại úy người Anh đang phải lòng cô là Daniel Jung phái người đến New York mua lương thực cho đại tá Simkow. Như vậy người này nhất định sẽ phải đến cửa hàng anh trai Robert của cô. Trong tập phiếu đặt hàng cô gài vào một mẩu thư báo cho Robert chuyện về Andre, "John Anderson" và dự định chiếm căn cứ West-Point của người Anh. Lá thư vừa đến tay Tauzend, "chuỗi" lập tức khởi động. Austin Row nhảy lên ngựa thẳng đường Long-Iland đến thị trấn Setoket, nơi có người bạn của anh đang sống. Vừa nhận tin người này lập tức ra bờ biển, nơi áo quần đang được chăng trên dây phơi. Chỉ một chút thay đổi trên sợi dây - từ bờ bên kia anh chàng Colleb Bruster vội vã lên chiếc thuyền con chèo sang nhận tin rồi lập tức trở lại, không quên thông báo việc cập bến an toàn của mình bằng chiếc váy đỏ trên dây phơi.

  Mọi việc còn lại, như người ta vẫn thường nói, chỉ là vấn đề kĩ thuật. Bruster lọt vào lãnh địa thuộc quyền kiểm soát của quân Mỹ và trao tài liệu cho chỉ huy cơ quan tình báo Benjamin Tolmedj. Và thật trùng hợp: ngay trước khi nhận tin này Tolmedj vừa nhận thư của chỉ huy trưởng West-Point, tướng Benedict Arnold, thông báo rằng có khả năng bạn của tướng John Anderson sẽ đến vùng Tolmedj đang ở và yêu cầu cắt người bảo vệ ông ta.

  Trên cơ sở các tin tức đó quân Mỹ đã làm phá sản chiến dịch chiếm West-Point của người Anh. Tuy tên phản bội là tướng Benedict Arnold đã chạy thoát, nhưng đồng bọn của hắn là John Anderson, tức Andre đã bị bắt đưa ra xét xử và bị treo cổ.

  Tổng thống đầu tiên của Hợp chủng quốc Hoa Kì là George Washington một lần đã nói rằng: Nathan Hale và thiếu úy Andre đều là những sĩ quan trung thực, dũng cảm và đã chết một cách xứng đáng.

  Khi trở thành tổng thống, George Washington đã đưa các điệp viên của mình đến Long-Island và cám ơn họ vì những thông tin quý giá mà họ đã khai thác được trong thời kì chiến tranh. Và còn có một chi tiết thú vị khác nữa. Cuốn sổ kế toán do chính Washington ghi chép đã cho thấy giữa các năm 1775 và 1781 ông đã chi cho tổ chức tình báo của mình tất cả là mười bảy nghìn sáu trăm mười bảy dollar. Có những khoản chi phí liệt kê trong sổ là dành cho các "nhân vật vô danh" vì không thể tiết lộ tên của họ.
Logged
maibennhau
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 801



« Trả lời #5 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2008, 11:49:15 am »

6 - JOSEPH FOUCHE CÔNG TƯỚC OTRANTE (1759 - 1820)
TRÙM MẬT VỤ TÀI NĂNG VÀ PHẢN PHÚC


  Napoleon không bao giờ bắt đầu bất kỳ một chiến dịch nào mà không có trong tay những thông tin đầy đủ nhất về đối phương: về quân đội, về tiềm năng kinh tế và nhân lực, về các tướng lĩnh cũng như các thủ lĩnh của bên địch. Thế nhưng nhà vua lại không có một cơ quan phản gián hoạt động thường xuyên. Bởi theo đúng quy tắc thì cơ quan phản gián lại thuộc thẩm quyền người đứng đầu cảnh sát.
Người đầu tiên (và sau này cũng là người cuối cùng) điều hành bộ máy cảnh sát của Napoleon là Joseph Fouche, công tước Otrante. Đây là một nhân vật phức tạp, một loại người hai mặt, vừa là tên vô lại vừa là tên phản bội. Fouche luôn luôn thay đổi, vừa phản lại những người Jacobins nhảy sang ôm chân Napoleon đã lại sắp xếp những vụ tạo phản nhà vua để rồi lại tố cáo những âm mưu đó. Sau Fouche chuyển sang làm cho phe Bourbon, rồi lại mưu phản họ. Trong thời gian "100 ngày" ông ta ủng hộ nhà vua, lại phản, rồi lại ôm chân bọn Bourbon... Thật ngạc nhiên là nhà vua lại có thể chịu đựng được một kẻ như vậy bên mình. Thật ra mà nói, Fouche như một nhà tình báo và cũng là nhà phản gián đã phục vụ đắc lực cho nhà vua chống lại những vụ tạo phản của phái Jacobins trong nước và bọn Bảo hoàng lưu vong. Trong bản thông tri viết ngày 27 tháng 11 năm 1799 Fouche đã kịch liệt lên án bọn lưu vong, bọn người đã bị đất nước quê hương "tống cổ mãi mãi ra khỏi lòng mình".

  Tuy nhiên các cuộc tạo phản cũng như mưu sát thực hay hư đều không phải là do Fouche bịa đặt ra.

  Ngày 24 tháng 12 năm 1800 trên đường đi xem hát,  Napoleon bị tên Bảo hoàng Sen-Rezan mưu sát bằng cách cho nổ thùng thuốc súng đặt trên xe khiến bốn người bị thiệt mạng, khoảng sáu mươi người khác bị thương. Một loạt các sự kiện chứng minh rằng đó là "bàn tay" của bọn Bảo hoàng lưu vong, nhưng Bonaparte đã trút hết lên đầu những người Cộng hòa và cho trấn áp rất tàn bạo. Một số bà vợ, kể cả bà góa của những người Cộng hòa, trong đó có hai bà góa Marata và Babepha đã bị tống giam không qua xét xử. Fouche đã nắm bắt được "ý đồ" của nhà vua muốn trấn áp những người Cộng hòa và phái Jacobins. Vậy là năm người đã bị truy tố ở tòa án binh về tội tham gia vào một vụ tạo phản do cảnh sát bố trí sắp đặt và bị xử bắn, bốn người nữa bị chặt đầu sau đó và vài trăm người của phái Cộng hòa bị đầy ra đảo Guyam để sau này chỉ còn vài người sống sót trở về. Cảnh sát, tình báo và phản gián của Fouche hoạt động khắp nơi, thâm nhập cả vào quân đội, nơi cũng có không khí chống đối Napoleon...
 
  Mạng lưới điệp viên của Fouche luôn theo sát tướng Moro nổi tiếng của phái Cộng hòa đã khẳng định ông không liên can gì đến các vụ tạo phản. Mặc dù vậy, việc ông chủ động xin về hưu cũng đã thể hiện thái độ phản đối nhà độc tài rồi.

  Tổng chỉ huy cánh quân phía Tây, tướng Bernadotte không giấu giếm sự phẫn nộ của mình. Mật thám của Fouche không xác định được ông có tham gia tạo phản hay không nhưng để phòng xa, trưởng ban tham mưu Ximen và trợ lý Marbo của Bernadotte đều bị bắt giam.
Fouche còn phát hiện được một vài vụ mưu phản nhằm giết hại hoặc lôi kéo, ép Napoleon vào vụ đấu súng để trừ khử nhà vua. Vụ mưu phản quan trọng nhất trong số đó có sự tham gia của các tướng Domadie và Denma, đại tá Furie và nhiều sĩ quan khác. Denma trốn thoát, những người còn lại đều bị bắt giam.

  Bonaparte tìm mọi cách bưng bít không cho dân chúng biết về tất cả các vụ mưu phản trên. Nhà vua làm như vậy để Pháp và cả châu Âu tin rằng dân chúng hoàn toàn ủng hộ vô điều kiện chính sách của con người thiên tài đã tự mình khai thông đường lên ngai vàng.

  Trong hai năm 1800 - 1801, các phiên tòa đặc biệt được thiết lập khắp nơi để xét xử hai phái đối lập, Bảo hoàng và Cộng hòa.

  Thế nhưng hoạt động của bọn Bảo hoàng lưu vong vẫn không giảm sút vì chúng vẫn được người Anh nung nấu khát vọng trừ khử Napoleon nuôi dưỡng.

  Mùa xuân năm 1800, cảnh sát đã phát hiện bọn Bourbon có vũ trang âm mưu tấn công đoàn hộ tống Napoleon đi từ Paris đến Manmedon để bắt cóc ông. Fouche đã cử hai điệp viên tới đầu độc lãnh tụ phái Bourbon là Cadudan, song Cadudan rất sắc sảo và dễ dàng vạch trần bộ mặt của Fouche. Cả hai điệp viên đã bị treo cổ để cảnh báo răn dạy, còn bản thân Cadudan cảm nhận được mối hiểm họa đã bỏ chạy sang Anh tiếp tục tổ chức các vụ mưu phản khác.

  Cũng khoảng thời gian này hoàng đế Pavel đệ nhất, người hướng tới quan hệ giao hảo với Pháp, đã bị sát hại tại Peterburg. Tin đưa về tới Pháp. Cho rằng lực lượng mưu phản chủ yếu của vụ mưu sát nằm ở London, Napoleon tuyên bố ở Anh: "Bọn Anh đã mưu sát hụt ta ở Paris, nhưng lại trúng đích ở Peterburg!". Napoleon đã lệnh cho Fouche đẩy mạnh hoạt động chống lại Anh và bọn Bảo hoàng lưu vong và Fouche đã sốt sắng thực thi ý muốn của hoàng đế.

  Mạng lưới điệp viên của Fouche rộng khắp nước Pháp, thâm nhập vào cả xã hội Pháp. Điệp viên của Fouche có mặt ở mọi triều đình châu Âu, ở khắp các trung tâm những người lưu vong.

  Đấu tranh với phản gián Anh là chuyện không đơn giản và dễ dàng, trước hết là vì họ được tổ chức hết sức chặt chẽ và lại có nhiều tiền để hoạt động. Các quan chức cấp cao của Napoleon dễ dàng bán mọi thông tin quan trọng sống còn. Niềm tin vào quyền lực toàn năng vô hạn của đồng tiền cũng có lần làm hại người Anh. Viên toàn quyền người Anh tại triều đình Bavarơ ở Munchen đã mua được giám đốc bưu điện để được phép tiếp cận mọi thư tín của Pháp gửi tới. Thế nhưng viên toàn quyền Dray này đã làm tổn hại thanh danh của mình khi sử dụng một điệp viên của Fouche. Dray đã trả công hậu hĩnh cho mỗi thông tin mà thực tế chỉ là giả trong khi điệp viên được nhắc tới kia lại moi được những tư liệu mật, những lời tâm sự riêng tư mà Nappleon vội cho công bố ngay.

  Người Anh có hẳn một đội quân các điệp viên đánh thuê và thông tin từ khắp mọi miền châu Âu đổ cả về London. Các điệp viên tìm mọi phương kế chuyển tin. Cảnh sát của Fouche đã bắt và giải mã các bức thư toàn bằng nốt nhạc trông bề ngoài chỉ là một bản nhạc chép tay bình thường.

  Phản gián Anh sử dụng đủ kiểu mật mã. Trong kho lưu trữ còn giữ bản báo cáo mật của Fouche gửi Napoleon thông báo rằng theo tin tức cảnh sát có được thì phản gián Anh không còn dùng nốt nhạc và các thuật ngữ thực vật học nữa, mà đã thay thế bằng các thuật ngữ thuộc lĩnh vực sửa chữa đồng hồ, dịch vụ nội trợ và ẩm thực.

  Fouche đã có công bóc trần những âm mưu chống lại Napoleon.

  Dân lưu vong hung hăng nhất đã tập hợp ở Anh quanh bá tước Arthur, quận công Berrixki và ông hoàng Conde. Bá tước Charles Phillip Arthur là anh em của vua Louis 16 và Louis 18. Sau cách mạng ông ta đã cùng với những lãnh tụ sống sót của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống lại nhân dân Pháp sang Anh ẩn náu và tích cực hoạt động chống lại Napoleon. Sau này ông trở thành vua Charles 10. Quận công Charles Ferdinan Berrixki là con trai thứ hai của ông. Ông hoàng Louis Joseph Conde thuộc dòng họ Bourbon đã bị lật đổ và đã cầm đầu đội quân những người lưu vong cùng phe đồng minh tấn công nước Pháp. Ủng hộ họ là tướng Pisegriu, một người Cộng hòa cũ, nổi tiếng bởi những chiến công hiển hách tại Hà Lan từ năm 1795, sau đó chuyển sang phái Bảo hoàng. Ông đã bị lưu đày sang một nước thuộc địa của Pháp và từ đó trốn được sang Anh.

  Bọn mưu phản có ý định lôi kéo Moro, tướng đã về hưu, một người chỉ thua có Napoleon về chiến tích quân sự, nhằm hòa giải Moro và Pisegriu vốn thù địch kèn cựa nhau lâu nay. Moro đồng ý hòa giải nhưng từ chối tham gia tạo phản.

  Mặc dù vậy đầu năm 1803, Cadudan cùng đồng bọn đã đệ trình lên bá tước Arthur một kế hoạch khác để mưu sát Napoleon với điều kiện nếu thành công thì trong thành phần chính phủ sẽ phải có cả hai tướng Moro và Pisegriu. Sau đó về phía lãnh đạo bên Bảo hoàng phải có bá tước Arthur hoặc quận công Berrixki.
 
  Mọi kế hoạch trên được vạch ra theo lời xúc xiểm của Mere de Latouche, một điệp viên của Fouche cài vào hàng ngũ đối phương, nhằm tiêu diệt tướng Moro, chụp lên đầu ông ta tội cầm đầu bọn tạo phản đồng thời giăng bẫy bắt các ông hoàng dòng Bourbon.

  Ngày 30 tháng 8 năm 1803, Cadudan cùng một vài lãnh tụ quân Bourbon có vũ trang đã bí mật tới Paris nhằm dấy lên vụ nổi loạn quân sự ở đây với sự trợ giúp của tướng Moro. Thấy rằng kế hoạch trên không thể thực thi được, họ quyết định tấn công Napoleon ngay ngoài phố với số quân ngang bằng đoàn hộ tống đức vua nhằm giết hoặc bắt cóc bằng được nhà vua. Một khi thành công bá tước Arthur và quận công Berrixki sẽ phải đổ bộ vào Pháp ngay lập tức.
 
  Song mọi tình tiết của cuộc mưu sát đều bị cảnh sát kiểm soát, Fouche nắm rõ từng bước tiến triển của kế hoạch, song cảnh sát đã không can thiệp từ trước nhằm bắt "quả tang tại trận" Moro và các ông hoàng.

  Cadudan vốn thận trọng cảnh giác hơn cả, hắn không bao giờ qua đêm hai lần ở cùng một ngôi nhà, vì vậy việc săn đuổi tên này phải kéo dài tới vài tháng. Được nhà vua chuẩn y, Fouche đã thành lập những đội quân cơ động sục sạo rà soát tất cả những nơi Cadudan có thể chui lủi lẩn trốn.

  Lúc này cảnh sát cũng đã có trong tay toàn bộ hồ sơ mật mang tên "Vùng đất bảo hoàng" chứa đựng hàng ngàn hồ sơ về những tên bảo hoàng đặc biệt nguy hiểm. Cho dù cảnh sát giữ bí mật tuyệt đối về chuyện đã biết trước vụ mưu phản song Fouche vẫn cứ ra lệnh bắt giam tra hỏi một vài tên Bảo hoàng có vũ trang đã tham gia vụ tạo phản. Buve de Lode, một tên trong số đó đã khai rằng ngày 28 tháng 1 năm 1804, Pisegriu đã tới Pháp gặp gỡ với Moro và Cadudan. Tướng Moro tuy rất cảm thông với những kẻ mưu phản, song vẫn từ chối giúp họ và thế là cuộc gặp gỡ đã không đưa lại kết quả gì, đường ai nấy đi.

  Một tên Bảo hoàng bị bắt khác đã chỉ ra những nơi ở bí mật của bọn cầm đầu. Tại một nơi trong số đó cảnh sát đã bắt được tên hầu của Cadudan và bị tra tấn hắn đã phải khai ra nơi có thể bắt được Cadudan. Cuối cùng tên này đã bị bắt, sau đó là Pisegriu.

  Mặc dù những người bị bắt đã minh oan cho Moro, song Bonaparte vẫn cho bắt giam ông như tòng phạm. Báo chí được dịp bôi nhọ ông.
Biết tin thất bại, cả bá tước Arthur lẫn quận công Berrixki đều không về Pháp.

  Những kẻ tạo phản đã bị truy tố. Cadudan chịu án tử hình bằng máy chém. Pisegriu thắt cổ tự vẫn trong xà lim (hoặc có thể bị treo cổ) trước phiên tòa. Quận công Enghenxki cũng bị xử bắn. Chỉ có tướng Moro được sống sót vì Bonaparte muốn tránh tiếng trả thù kình địch cũ và chỉ bị kết án hai năm tù giam mà sau đó Napoleon đã cho thay bằng án trục xuất. Moro đã sang Mỹ, mãi năm 1813 mới trở lại châu Âu và sau này đã gia nhập quân đội Nga. Tại trận đánh ở Dresden, một viên đại bác rơi trúng giữa tổng hành dinh của hoàng đế Alecxandre làm Moro bị giập nát cả hai đầu gối. Lúc hấp hối ông đã tự nguyền rủa mình: "Thế đấy! Ta, Moro, lại phải chết giữa lòng đối phương của Pháp vì đại bác của chính người Pháp, của đồng bào ta!"

  Việc phát hiện và trấn áp được vụ tạo phản mưu sát hoàng đế đã nâng cao uy tín của Fouche trong con mắt Napoleon. Đôi khi nhà vua có việc đi vắng, Fouche đã thực sự điều hành đất nước thay ông.

  Fouche tiếp tục lãnh đạo cả cảnh sát lẫn phản gián và đã thực thi cái gọi là "các biện pháp tích cực". Chẳng hạn như trong chiến dịch năm 1807, để đẩy cho Hungari đụng độ với Áo, Fouche đã cho tung vào Hungari những tờ báo chứng minh Áo và Anh đã lừa dân Hungari.
Ngay từ cuộc họp Nga-Pháp ở Erfort năm 1808 Fouche đã cùng Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Talleyrand bí mật bày mưu tính kế chống lại hoàng đế. Trò này được họ thực thi mỗi khi họ cảm thấy số phận của nhà vua bị đe dọa. Mỗi lần như vậy họ tìm mọi cách để có thể tự mình thay thế nhà vua, cũng có lúc thay hoàng đế bằng một nhân vật khác hoặc nếu cần thì phế bỏ thậm chí nhanh chóng kết liễu số phận của hoàng đế để kịp tự cứu khi vương triều sụp đổ. Một trong những vụ dàn dựng tương tự là vào năm 1808, lúc Napoleon lên đường đến Tây Ban Nha. Khi ấy họ đã bí mật chuẩn bị một chính phủ mới mà về hình thức là do phò mã Murat đứng đầu, song thực quyền trong tay họ.

  Ngoại trưởng Áo đã thông báo vụ việc cho chính phủ mình, còn Napoleon thì nhận được những bức thư bắt được. Hoàng đế đã nổi cơn thịnh nộ về ngay Paris, nhưng cuối cùng những người mưu phản lại được... tha bổng. Chỉ có điều sức chịu đựng của hoàng đế có giới hạn, năm 1810 Napoleon cách chức Fouche, một con người nhanh trí, khôn khéo, am hiểu, biết nhiều và bổ nhiệm tướng Rene Xavary, quận công Rovigo, một người chậm chạp, ngây độn nhưng cần mẫn, lên thay thế.

  Việc thay đổi người đứng đầu cảnh sát tất nhiên không thể không ầm ĩ bê bối khiến Napoleon phải ra lệnh: "Ngài quận công Otrate, ông không còn cần cho tôi nữa. Trong vòng 24 tiếng ông phải thu xếp rời đến chỗ làm việc mới." Tướng Rene Xavary, bộ trưởng cảnh sát mới, được lệnh theo dõi sao cho Fouche nhanh chóng rời khỏi Pháp.

  Tuy vậy sự nghiệp của Fouche vẫn chưa kết thúc. Khi Napoleon bị lật đổ Fouche ngay lập tức trở lại chính trường. Chính phủ Bourbon đe dọa vị trí của ông. Để tự bảo vệ và khẳng định mình, Fouche, cũng giống như các chính trị gia khác, bắt đầu tấn công chính phủ. Sau khi không lọt được vào Thượng viện cũng như không được vua Louis 18 vời tới, Fouche đã tổ chức vụ đảo chính âm mưu đưa quận công Orleans lên ngôi. Vụ việc xảy ra cùng một lúc với vụ "100 ngày" của Napoleon. Hoàng đế đã chiến thắng và thế là Fouche vội tuyên bố thần phục trung thành với Ngài. Ông còn làm ra vẻ vụ việc đảo chính là vì hoàng đế. Đức vua lại bổ nhiệm ông đứng đầu cảnh sát như trước. Ngài muốn giữ Fouche bên mình để dễ bề theo dõi ông ta mà không biết đã "nuôi ong tay áo".

  Khi thoái vị Napoleon tuyên bố con trai mình là Napoleon Đệ nhị sẽ nối ngôi và trao lại chính quyền cho chính phủ lâm thời do Fouche đứng đầu, song Fouche lại nỗ lực tìm mọi cách vận động để dòng họ Bourbon được trở lại vương triều.

  Sau khi vương triều Bourbon được phục hồi Fouche ra sức chứng tỏ lòng trung thành của mình với đức vua Louis 18 bằng cách cần mẫn truy lùng những người theo Napoleon trước đây và đã có "sáng kiến" công bố danh sách năm mươi bảy nhân vật bị thất sủng để truy lùng.

  Ngày 6 tháng 7 năm 1815 vua Louis 18 thành lập nội các mới, bổ nhiệm Fouche làm bộ trưởng cảnh sát và đã hình thành cái gọi là "Bộ Talleyrand-Fouche".

  Ngày 8 tháng 7, Louis 18 "cầm đầu đoàn quân Anh-Phổ" tiến vào Paris với "một bên là tội phạm, một bên là tệ nạn". Đó là nhận định về Fouche và Talleyrand của nhà sử học, nhà văn và chính trị gia Chateaubriand.

  Phái Bảo hoàng rất phẫn nộ trước việc "tên giết vua" Fouche lại được ngồi họp ở Hội đồng bộ trưởng. Rất nhiều người chống đối và chỉ sau hai tháng nhà vua buộc phải cách chức Fouche. Ngày 19 tháng 9, ông ta được cử làm đặc phái viên tại triều đình Dresden - "một cuộc đi đày trong danh dự".

  Ông ngồi viết hồi ký, nhưng đã không viết xong. Ngày 26 tháng 12 năm 1820, Fouche qua đời tại Trieste ở tuổi sáu m¬ươi hai.
Logged
maibennhau
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 801



« Trả lời #6 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2008, 06:06:55 pm »

7 - CARL SULMASTER (1770 - 1853)
ĐIỆP VIÊN - GIÁN ĐIỆP VĨ ĐẠI CỦA NAPOLEON



  Đây là một trong những nhân vật nổi bật nhất trong lịch sử ngành tình báo thế giới. Các nhà nghiên cứu đánh giá ông là "điệp viên - gián điệp vĩ đại của hoàng đế Napoleon, người có thể được mệnh danh là "Napoleon của ngành tình báo". Trong cuốn sách Kí sự mật vụ xuất bản ở London năm 1938 của mình, sử gia tình báo R. Rouan viết: "Hơn một trăm hai mươi lăm năm đã trôi qua kể từ khi hoạt động của Sulmaster chấm dứt, nhưng trong suốt cả thời kì huy hoàng đó của lịch sử châu Âu không hề xuất hiện thêm một điệp viên quả cảm và can đảm hơn Sulmaster. Hết sức bạo gan, như chính bản thân Bonaparte, con người ông là sự kết hợp của tính trí xảo, thói vô sỉ, đểu giả - tức là những đặc tính cố hữu của tất cả gián điệp mật vụ tầm cỡ, với những phẩm chất đặc thù như sức bền bỉ của thể chất, sự năng động, dũng cảm, thông minh kèm tính cách hóm hỉnh, khôi hài".

  Ông sinh năm 1770 tại vùng Elzasa giáp biên giới Đức trong gia đình một mục sư giáo phái Luther. Do vậy tiếng Pháp và tiếng Đức với ông đều là tiếng mẹ đẻ, thậm chí cả tiếng Hungari. Điều này có được do ảnh hưởng của bà mẹ ông là người luôn coi mình là hậu duệ của một dòng họ danh tiếng và cổ xưa của Hungari. Sinh thời, Sulmaster cũng luôn khẳng định nguồn gốc quý tộc của mình nhưng toàn bằng giấy tờ giả.
 
  Carl thừa hưởng từ mẹ tính nhã nhặn, thanh lịch, phù hợp với "nguồn gốc quý tộc" của ông. Ông thích nổi bật ngoài xã hội, ẩu đả rất hăng và lúc nào cũng phải là người đứng đầu. Cũng vì lẽ đó mà ông đã tìm những thầy dạy khiêu vũ giỏi nhất châu Âu để theo học. Tài khiêu vũ về sau này khiến ông thành công trong xã hội thượng lưu.

  Nhưng cuộc sống nơi tỉnh lẻ tuần tự trôi qua. Đến tuổi trưởng thành, cha mẹ tìm cho ông một cô vợ người trong vùng và bắt đầu kinh doanh thực phẩm, sắt thép. Thu nhập chủ yếu của Carl có được từ buôn lậu. Điều đó lí giải thái độ miệt thị của ông đối với pháp luật. Những đồng tiền đầu tiên ông kiếm được năm mười bảy tuổi là từ buôn lậu và ông không coi thường công việc này ngay cả khi đã trở nên giàu có, thành một quý ông sang trọng. Ông chẳng bao giờ hổ thẹn khi thú nhận điều này mà thậm chí còn nói thêm rằng công việc buôn lậu đòi hỏi lòng dũng cảm đặc biệt và tinh thần hết sức rắn rỏi. Nó không chỉ mang lại cho ông sự thỏa mãn về vật chất mà cả những giá trị đạo đức tinh thần.

  Cuộc cách mạng 1789 đã thu hút không chỉ các chiến sĩ đấu tranh cho tự do đến Paris, mà cả rất nhiều những kẻ phiêu lưu, những tên đầu cơ, vô số những hạng đểu giả vô lại khác. Trong số họ có Sulmaster.
 
  Ban đầu, với một nghề phi pháp nào đó ông làm chỉ điểm của cảnh sát. Nhưng các "chiến công" thời kì này của ông không được lịch sử nhắc đến.

  Chỉ biết rằng vào năm 1799 bằng cách nào đó ông làm quen được với đại tá Xavary, công tước Rovigo tương lai, viên tướng, nhà ngoại giao, người lãnh đạo cơ quan tình báo và bộ trưởng cảnh sát. Tình bạn kì lạ này đã đơm hoa kết trái.

  Năm 1804, Xavary, lúc này đã lên tướng và là người thân cận với Napoleon, nhớ đến những biệt tài của "ông bạn" mình đã quyết định giao cho ông tiến hành chiến dịch được coi là một trong những "chiến công" khả nghi và đáng ghê tởm nhất của cơ quan mật vụ của Napoleon.

  Công tước Enghienski là một trong những đại diện cuối cùng của dòng tộc Kapenting (Bourbon là một nhánh đằng ngoại của dòng tộc này). Sau cách mạng Pháp ông này di cư sang một trong các lãnh địa nhỏ thuộc nước Đức là Badena. Và mặc dù thời đó người Anh và phái Bảo hoàng bày đặt nhiều âm mưu chống Napoleon, nhưng công tước Enghienski sống rất khiêm tốn với khoản tiền trợ cấp của người Anh và không tham gia vào các hoạt động chống Napoleon. Nhưng Napoleon đã quyết định cho phái Bảo hoàng một bài học bằng cách hãm hại và xử tử một người trong số đó để làm cho tất cả phải khiếp hãi. Công tước Enghienski lúc này đang ở thành phố nhỏ Ettinheima, sống những ngày vô công rồi nghề và theo đuổi các cuộc phiêu lưu tình ái. Sulmaster đã lợi dụng điểm yếu này của vị công tước. Ông bắt cóc người đàn bà trẻ mà công tước say mê mang đến thành phố Belfor ở giáp biên giới. Công tước biết điều đó, ít lâu sau lại nhận được lá thư của người tình do Sulmaster làm giả cầu khẩn công tước hãy đến cứu nàng. Công tước vội lao bổ đến nơi người tình kêu gọi, hi vọng mua chuộc được lính canh và giải thoát cho nàng. Sulmaster chỉ chờ có vậy. Công tước Enghienski vừa vượt qua biên giới liền bị người của Sulmaster bắt giữ luôn và đưa thẳng về Paris, bị xét xử và xử bắn ngay trong đêm tại rừng Vensenski. Khi hành quyết người ta còn bắt ông này cầm một cây đèn trong tay để tiện cho việc ngắm đúng mục tiêu.

  Nhờ thành công trong chiến dịch này, Sulmaster được thưởng ba mươi nghìn dollar - số tiền rất lớn thời bấy giờ. Mọi việc diễn ra nhanh đến mức cho phép Napoleon sau này khẳng định rằng hoàng đế không biết gì về vụ hành quyết. Sự kiện đáng buồn này sẽ đóng vai trò rất lớn về sau trong lịch sử.

  Một năm sau vụ bắn công tước Enghienski, Xavary tiến cử điệp viên đáng tin cậy của mình với Napoleon bằng những lời như sau: "Đây, tâu bệ hạ, là con người được làm ra hoàn toàn từ óc, không có trái tim". Napoleon mỉm cười khoan khoái nhưng không tặng thưởng thêm huân chương cho Sulmaster, mà ông thì rất ao ước có một chiếc huân chương Bắc đẩu Bội tinh.
 
  Napoleon có thái độ riêng đối với các nhà tình báo và gián điệp. Ông nói: "Gián điệp là kẻ phản bội hiển nhiên" và không đưa công lao phục vụ của họ cùng hàng với công lao của các sĩ quan và tướng lĩnh.

  Cũng trong năm đó, năm 1805, chiến dịch của Napoleon chống Áo và Nga mở màn. Đó là chiến dịch không thành công bao nhiêu đối với quân đội cả hai nước thì lại hiển hách bấy nhiêu đối với quân đội của Napoleon. Và có thể nói không quá rằng Napoleon có được thành công như vậy phần lớn nhờ vào điệp viên khiêm tốn Sulmaster của ông. Các sử gia ngạc nhiên với bản kế hoạch của chiến dịch 1805 mà Napoleon vạch ra tại Boulogne sau vụ phá sản của cuộc đổ bộ vào Anh và sau thất bại của hạm đội hải quân trong trận chiến Trafalgarski.

  Sử gia nổi tiếng Segur viết: "Vị hoàng đế thiên tài đã vượt qua được tất cả: thời gian, không gian và những chướng ngại có thể, đã dự kiến tất cả những điều có thể xảy ra trong tương lai. Với khả năng dự đoán tương lai một cách chính xác như vậy, với trí nhớ tuyệt vời như vậy, từ Boulogne ông đã nhìn thấy trước được các sự kiện chủ yếu của cuộc chiến tranh trước mắt, ngày tháng và những hậu quả kết cục của nó, chẳng khác nào ông viết lại từ hồi ức chỉ một tháng sau khi xảy ra các sự kiện đó vậy".

  Napoleon biết rằng tất cả mọi hi vọng của quân Áo vào thành công của cuộc chiến tranh sắp tới dựa trên kinh nghiệm và uy tín của tướng Mak - tổng chỉ huy quân đội Áo. Đó là một con người đặc biệt. Là một viên thống soái kém tài, năm 1800 đã chịu thất bại trong trận chiến chống quân Pháp, ông ta có tư tưởng phục thù điên cuồng vì những thất bại của mình. Là người suy nghĩ hẹp hòi và một chiều, theo chủ nghĩa quân chủ cực đoan, ông ta không thể hiểu nổi tại sao người Pháp lại nhìn thấy một anh hùng và thiên tài trong cái gã không tổ quốc - "cái kẻ tiếm ngôi người xứ Corse" đó (Napoleon là người đảo Corse).

  Khá lâu trước khi bắt đầu chiến dịch năm 1805, trong nhóm người thân cận của tướng Mak xuất hiện một chàng trai trẻ thuộc dòng dõi quý tộc Hungari, bị Napoleon trục xuất khỏi nước Pháp vì nghi là làm gián điệp cho Anh. Có thể đoán ngay được "nhà quý tộc Hungari" chính là Sulmaster. "Thư kí", người tin cẩn của ông ta là một nhân vật Ripmann nào đó. Nếu Sulmaster là linh hồn và bộ não của chiến dịch tình báo này, thì Ripmann là hệ thần kinh của nó - ông ta là người tổ chức đường liên lạc bảo mật liên tục với bộ tổng hành dinh của Napoleon. Cho đến nay người ta vẫn còn chưa giải đáp được bằng cách nào mà ông ta có thể chuyển những bí mật do Sulmaster khai thác được không phải trong vòng vài ngày mà phải nói là chỉ trong vài giờ về được nước Pháp cho tổng hành dinh.

  Trong một buổi dạ hội quý tộc, "nhà quý tộc Hungari" "tình cờ" gặp tướng Mak. Viên tướng lập tức bị quyến rũ. Hóa ra họ có những quan điểm hoàn toàn trùng hợp. Cả nhà quý tộc lẫn vị tướng đều căm ghét Napoleon thậm tệ, coi ông là kẻ tiếm quyền đoạt vị, một tên lính tẩy bất tài vô dụng chẳng qua chỉ may mắn gặp thời mà thôi.

  Sulmaster chia sẻ với Mak tất cả mọi chuyện mà ông biết về nước Pháp. Mak hết sức kinh ngạc về những tin tức mang tính chất quân sự và chính trị do Sulmaster cung cấp. Ngoài ra ông ta còn bị lừa vì những thông tin đó lại trùng với suy nghĩ của chính bản thân ông ta. Mak giới thiệu người bạn mới của mình vào câu lạc bộ sĩ quan đặc quyền của thành Vienna, phong hàm sĩ quan cho ông ta và đưa vào biên chế bộ tổng tham mưu của mình. Sulmaster còn khả ái đến mức được Mak chỉ định làm... giám đốc cơ quan tình báo quân sự của Áo!
Như vậy từ trước khi chiến tranh nổ ra, Sulmaster, mà thông qua ông là cả Napoleon, đã biết hết các kế hoạch của những đối thủ tương lai của mình. Chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng tầm nhìn xa trông rộng của Napoleon không chỉ dựa trên những báo cáo của Sulmaster, nhưng những báo cáo đó quả thật đã đóng một vai trò không nhỏ chút nào.

  Khi chiến tranh xảy ra, Mak, cùng với ông ta là Sulmaster và viên "thư kí" Ripmann đều có mặt trong quân đội tác chiến, nhà tình báo Pháp đã khéo léo thông báo cho Napoleon nhất cử nhất động và mọi ý đồ của quân Áo.

  Sulmaster nhận từ bộ tổng tham mưu Pháp không ít tiền bạc và hào phóng chia sẻ với các gián điệp làm việc cho mình. Ông không chỉ thu thập và chuyển cho người Pháp những bí mật của quân đội Áo. Trên cương vị giám đốc cơ quan tình báo của Áo, ông đã "khai thác" và cung cấp cho Mak và ban tham mưu của ông này những thông tin bóp méo sai lạc về các hoạt động và ý đồ của Napoleon. Để làm cho các bản báo cáo có thêm sức nặng và có vẻ đáng tin cậy, ông đã mua chuộc hai sĩ quan tham mưu là Vendt và Rulski cẩn thận kiện toàn thêm cho thông tin sai lạc đó bằng những bản báo cáo làm ra vẻ là khai thác được từ các điệp viên của họ.

  Mak thích mọi chuyện ở nước Pháp và trong quân đội Pháp phải tồi tệ. Ông ta hài lòng và tin tưởng tiếp nhận bất cứ thông tin nào về các mối hiềm khích bất hòa trong dân Pháp, về sự gia tăng tinh thần bất mãn trong binh lính Pháp, về những lộn xộn trong đời sống dân sự và nói chung là về tất thảy những chuyện không hay bất kì diễn ra ở hậu phương của Napoleon. Ông ta nóng lòng chờ đợi thời điểm khi Napoleon, nhà nước và quân đội của ông tự thân sụp đổ.

  Sulmaster đã khiến ông này mãn nguyện khi cung cấp những bức thư "bắt được" từ những kẻ "bất mãn" trong quân đội Pháp.

  Hơn nữa - còn có một trường hợp độc nhất vô nhị trong lịch sử, đặc biệt dành riêng cho Mak theo ý đồ của Napoleon,  trong một ấn phẩm báo xuất bản ở Pháp, mỗi số đều có những bài báo khẳng định nguồn tin của Sulmaster về tình trạng nghèo đói của nước Pháp và trong quân đội Pháp. Sulmaster làm như khó khăn lắm mới kiếm được những tờ báo này và trao cho Mak cả tin. Ông này thì lại quá tự tin vào những điều bản thân muốn tin!

  Sulmaster khẳng định rằng nước Pháp đang có nguy cơ dấy loạn và Napoleon buộc phải căng quân của mình đến tận biên giới sông Rein. Tin chắc vào điều này, Mak chỉ huy đội quân ba mươi nghìn người rời bỏ thành phố chiến lược quan trọng Ulm để đuổi theo đạo quân của nguyên soái Nei. Thông qua Sulmaster, nắm chắc ý định của Mak, Napoleon thực hiện một số thủ đoạn nghi binh phức tạp khiến rốt cục Mak rơi vào bẫy. Đạo quân của Mak quay trở về Ulm, chịu cảnh thiếu thốn lương thực trầm trọng. Mak chỉ còn trông cậy vào viện quân Nga. Nhưng khi biết rằng quân Nga còn ở quá xa, ông ta suy sụp, không còn dũng khí, quyết định mang ba mươi ba nghìn quân ra hàng cùng với sáu mươi khẩu đại bác và bốn mươi lá cờ. Sự kiện xảy ra ngày 20 tháng 10 năm 1805. Đội quân Áo một trăm nghìn người tan rã trong vòng ba tuần lễ.

  Sulmaster bị bắt làm tù binh cùng với tướng Mak. Nhưng ông đã thực hiện thành công "vụ trốn thoát kì lạ", "bí mật" vượt phòng tuyến mặt trận và trở về. Trong khi "Mak đáng thương" bị hành hạ trong cảnh tù đày thì Sulmaster đã kịp khôi phục lòng tin vào bản thân và lại ở trung tâm các sự kiện. Ông đã tổ chức một vài cuộc họp quân sự bí mật có sự tham gia chủ tọa lần lượt của sa hoàng Nga và hoàng đế Áo. Ông thậm chí còn phát biểu trong các cuộc họp này và thuyết phục được các thành viên nghiêm túc lắng nghe và xem xét các kiến giải cũng như những kế hoạch dường như nhất định sẽ làm chuyển biến tình hình theo hướng có lợi cho quân đồng minh. Sử dụng tài liệu giả, ông làm họ rối trí.

  Nhưng tại Vienna từ đầu tháng 11 năm 1805 có những tin đồn tố cáo Sulmaster, thậm chí đã có lệnh bắt giữ ông. Cùng bị bắt với ông có cả viên trợ lí trung thành là Ripmann. Giả sử quân Áo giữ được Vienna, Sulmaster có lẽ đã bị truy tố, xét xử và kết án tử hình. Nhưng quân Pháp đã tấn công kịp thời. Hoàng đế Frans II rời bỏ kinh thành. Sulmaster và Ripmann được giải thoát khỏi nhà tù.

  Sulmaster được Napoleon tặng thưởng một khoản tài sản không lớn. Ông khoe khoang rằng cũng đã nhận được chừng đó từ tay người Áo cho công lao của mình.


Logged
maibennhau
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 801



« Trả lời #7 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2008, 06:07:25 pm »

  Nhưng phải thành thật công nhận rằng Napoleon đã đánh giá không đúng mức những công trạng của nhà tình báo của mình. Ông đã ban thưởng cả chức tước, bổng lộc, trang ấp và những đặc quyền này nọ cho các tướng lĩnh, những tay phiêu lưu các loại có công trạng kém hơn Sulmaster nhiều lần. Một người bạn thân thiết của Sulmaster là tướng Lassal đã thử tìm cách thuyết phục Napoleon ban thưởng cho Sulmaster huân chương Bắc đẩu Bội tinh. Trở về sau cuộc tiếp kiến hoàng đế, ông này kể với Sulmaster rằng hoàng đế nhất quyết từ chối và nói rằng đối với một gián điệp, vàng là phần thưởng duy nhất thích hợp.

  Nhận thấy ác cảm của hoàng đế đối với các "gián điệp", Sulmaster đã hết sức nỗ lực thể hiện bản thân mình trong lĩnh vực hoạt động quân sự.

  Ông thực sự là một chiến binh dũng cảm, năng động. Chỉ với mười ba kị binh nhẹ, ông đã tiến công và chiếm thành phố Vismar của Đức. Trong trận đánh ở ngoại ô Landsgut, Sulmaster đã chỉ huy một đội quân tấn công cầu qua sông Izar và ngăn cản quân địch đốt cầu.

  Thực hiện nhiệm vụ do Xavary, lúc này đã trở thành bộ trưởng cảnh sát, giao phó, Sulmaster đến Strasburg, nơi dân chúng đang sôi sục bất bình. Không lâu sau những làn sóng công phẫn đã biến thành cuộc bạo loạn thực sự. Trước sự chứng kiến của đám đông đang nổi cơn khùng điên, giận dữ và không phải là không có vũ trang, Sulmaster chỉ bằng một phát đạn duy nhất đã hạ gục người cầm đầu và dẹp yên được những kẻ nổi loạn.

  Sulmaster đã bị thương mấy lần trong các trận đánh. Đặc biệt là tại trận diễn ra ở ngoại ô Fridland, ông đã bị bắn trọng thương.

  Ngày 27 tháng 9 năm 1808, hội nghị Erfurt, nơi gặp gỡ của Napoleon và sa hoàng Alecxandr với sự hiện diện của một số vị quân vương các lãnh địa Đức, khai mạc. Napoleon đặt ra nhiệm vụ phải thu hút sự quan tâm, làm sửng sốt và lóa mắt sa hoàng Nga. Ông mang theo mình tất cả những gì tuyệt vời nhất, gồm có cả toàn bộ nữ diễn viên đoàn hài kịch Pháp, đội cận vệ và các cận thần.

  Sulmaster với sự tiến cử của Xavary được chỉ định làm giám đốc Cơ quan mật vụ Pháp. Ông còn là người đã có công chặn đứng được một vụ mưu sát Napoleon do một sinh viên người Đức thực hiện. Các nhân viên mật thám của Sulmaster không muốn làm ầm ĩ chuyện này nên đã sắp xếp để anh chàng sinh viên tự động từ bỏ ý định.

  Nhưng nhiệm vụ chủ yếu của Sulmaster lại khác. Như chính ông viết cho Xavary, mỗi buổi sáng hoàng đế giao cho ông công việc đầu tiên là tìm hiểu hai vấn đề: đêm qua Goethe đã gặp gỡ với ai (Napoleon có thái độ rất ghen tuông đối với nhà thơ vĩ đại này và đang tìm cách chiếm được tình cảm bạn bè và sự tin cậy của ông) và sa hoàng qua đêm với ai. Hóa ra những phụ nữ khả ái vệ tinh của Alecxandr (trong số đó chủ yếu là các diễn viên đoàn hài kịch Pháp) đều là do thám của giám đốc cơ quan mật vụ Pháp Sulmaster. Họ thông báo cho ông biết tâm trạng và những lời nói của sa hoàng Alecxandr Đệ nhất. Nhìn chung, Sulmaster đã lọt mắt hoàng đế của mình.

  Năm 1809 bắt đầu chiến dịch tấn công nước Áo mới của Napoleon. Tháng 5 năm đó, trong khi truy kích quân Áo tháo chạy, Napoleon đã gần như không phải đánh đấm gì cả đã chiếm được thủ đô của Áo. Lần này Sulmaster xuất hiện trong vai trò mới, không phải khoác chiếc mặt nạ là một nhà quý tộc Hungari nữa. Ông được chỉ định làm thanh tra cảnh sát, đồng thời là người kiểm duyệt báo chí, hoạt động sân khấu, xuất bản và các cơ quan tôn giáo. Trên cương vị công tác mới này, ông được kính trọng thực sự. Ông đã thể hiện bản thân là một nhà khai sáng thực thụ, luôn cố gắng truyền bá trong các dân tộc Áo và Hung tác phẩm của Volter, Monteskier, Goldbach, Didero, Helvesia - những tác giả trước thời kì này bị cấm xuất bản ở đây.

  Kade De Gasicur, thày thuốc của Napoleon đã để lại hồi kí của mình có đoạn kể về Sulmaster thời kì ở Vienna như sau:  "Sáng nay tôi vừa gặp thanh tra cảnh sát tư pháp ở Vienna. Đó là một người gan dạ, có tinh thần kiên định và sáng suốt đến kinh ngạc. Tôi tò mò nhìn ông, con người gắn với hàng nghìn câu chuyện kể kì lạ. Một mình ông tác động đến dân chúng thành Vienna mạnh mẽ ngang với cả một quân đoàn. Bề ngoài của ông cũng tương xứng với thanh danh ông. Ông có đôi mắt sáng lấp lánh, cái nhìn thấu suốt, nét mặt khắc nghiệt và cương nghị, động tác mạnh mẽ, dứt khoát, giọng nói mạnh và vang; tầm vóc trung bình, rắn chắc, đậm người; khí chất sôi nổi, dễ nổi nóng. Ông hoàn toàn nắm chắc các công việc của người Áo và biết rõ tất cả những nhà hoạt động nổi bật nhất của nước Áo. Trên trán ông có những vết sẹo sâu chứng tỏ ông không quen bỏ chạy trong phút nguy cấp. Mặt khác ông lại cũng là người nhân hậu: nhận hai trẻ mồ côi làm con nuôi. Tôi trò chuyện một lát với ông về "Các nữ tu" và cám ơn vì ông đã cho chúng tôi cơ hội được thưởng thức vở kịch đó".

  Sau thời kì ở Vienna, một dạo Sulmaster còn là tổng thanh tra quân nhu của quân đội hoàng gia khi hành quân. Nhưng chẳng bao lâu sau ông từ bỏ vị trí béo bở đó và trở về với hoạt động tình báo.

  Công lao của Sulmaster so sánh với các sủng thần của Napoleon tuy được đền đáp có thể hơi khiêm tốn nhưng không phải là tồi. Ông trở nên giàu có, mua lâu đài tráng lệ Meino ở Elzas, năm 1807 lại mua lâu đài thứ hai ở gần Paris. Cả hai tòa lâu đài tính theo giá hiện nay phải trên nửa triệu dollar. Và ông lại tiếp tục buôn lậu.

  Nhưng sự đi lên trong cuộc đời và sự nghiệp của ông đột ngột gãy đứt nửa chừng vào năm 1810, khi ông vừa được bốn mươi tuổi. Năm đó Napoleon kết hôn với Maria Louisa, công chúa Áo. Hoàng hậu mới đến Paris mang theo ảnh hưởng mạnh mẽ của nước Áo. Người ta nhớ đến hoạt động chống nước Áo của Sulmaster những năm chiến tranh, và ông buộc phải từ chức.

  Ông trở về lâu đài Meino của mình, sống thoải mái, nhàn tản nhưng vẫn không chia tay với nghề buôn lậu, là một ông chủ vui tính, hiếu khách, làm từ thiện, chiếm được tình cảm và lòng kính trọng của các đồng bào mình.

  Người Áo tức giận tên gián điệp đã làm ô danh thống soái Mak của họ nên khi quân đội tiến vào Elzas, cả một trung đoàn pháo binh đã được cử riêng đến trút đạn và tàn phá trang ấp của Sulmaster.

  Trong thời gian cuộc chiến tranh Một trăm ngày (20 tháng 3 - 18 tháng 6 năm 1815) Sulmaster quên giận dỗi, lại quay trở về với Napoleon. Sau khi hoàng đế bị phế truất, ông cũng bị bắt và thoát ra nhờ trả khoản tiền chuộc rất lớn. Vì vậy Sulmaster trở nên khánh kiệt và buộc phải xoay sang đầu cơ chứng khoán, nghề không phải sở trường nên lần này ông hết sạch tiền.

  Ông sống đến năm 1853, là chủ của một cửa hàng thuốc lá khiêm nhường. Đôi khi ông kể cho các khách quen nghe về những cuộc phiêu lưu của mình nhưng nghe chuyện của ông già họ chỉ cười không tin. Sự nghi ngờ đó đã bị xóa tan khi vào năm 1850 thái tử Louis Napoleon, về sau là hoàng đế Napoleon III, và sau nữa là tổng thống Pháp trong chuyến đi khắp đất nước đã tìm thấy nhà tình báo huyền thoại và đã bắt tay ông trước sự chứng kiến của những người hàng xóm.
Logged
maibennhau
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 801



« Trả lời #8 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2008, 07:03:22 pm »

8 - ALECXANDR CHERNƯSEV (1785 - 1857)
CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN VINH QUANG



  Nhân lễ đăng quang của Sa hoàng hai mươi bốn tuổi Alecxandr Đệ nhất vào năm 1801, giới quý tộc Moscva đã tổ chức lễ hội tưng bừng. Trong vũ hội người ta nhảy điệu ekoses, là điệu nhảy trong đó đàn ông xếp hàng một bên, phụ nữ xếp hàng một bên. Đứng bên cạnh hoàng đế là chàng quản cơ mười sáu tuổi, con trai một viên tướng pháo binh, nghị sĩ nguyên lão viện. Họ trao đổi mấy câu, rồi sau đó chuyện trò cả tiếng đồng hồ.  Sa hoàng trẻ tuổi rất thích cậu thanh niên. Ngài lưu ý ghi nhớ đến cậu ta và phong cấp thiếu tá phục vụ trong  trung đoàn Kavalergard.

  Hai năm sau Chernưsev được thăng cấp đại tá và lần đầu tiên ra mặt trận. Trong trận Austerlis chàng được tặng thưởng huân chương chữ thập Thánh Vladimir cấp 4 có dải băng, còn trong trận Fridlanski là huân chương chữ thập Thánh Georgi cấp 4 và một thanh kiếm vàng.

  Tháng 2 năm 1808, Alecxandr phái Alecxandr Chernưsev mang thư riêng đến cho Napoleon. Khi nhận thư, hoàng đế Pháp hỏi sứ giả của sa hoàng mấy câu. Chernưsev trả lời bạo dạn và thông minh với sự chứng kiến của cả đại sứ Nga là hoàng thân Curakin khiến ông này cũng lấy làm thán phục. Cuộc tiếp kiến diễn ra hơn một giờ đồng hồ liền.

  Chernưsev thuật lại cuộc chuyện trò với Napoleon cho sa hoàng nghe. Hoàng đế cười lớn, rất chú ý đến những nhận xét sắc sảo, chính xác và thú vị của Chernưsev. Tháng 3 năm 1809, nhà vua lại ủy nhiệm Chernưsev làm đại điện riêng của mình tại đại bản doanh của Napoleon trong thời gian xảy ra cuộc giao tranh của quân Pháp chống Áo và Phổ. Năm 1810, Chernưsev thường xuyên có mặt trong triều đình của hoàng đế Napoleon.

  Cuộc sống của Chernưsev thoạt nhìn có vẻ vô tư, nông nổi trong giới quý tộc, nhưng thực ra chàng đang làm nhiệm vụ vì sa hoàng. Chàng là một trong bảy "điệp viên quân sự" đầu tiên được bộ trưởng quốc phòng Barklaem-De-Tolli phái sang thủ đô các quốc gia châu Âu với tư cách nhân viên của "Phòng lãnh sự đặc biệt" - là cơ quan chuyên môn của tình báo quân sự Nga. Chernưsev và những người khác có những nhiệm vụ sau: trong lĩnh vực tình báo chiến lược, phải khai thác được các thông tin chiến lược quan trọng; trong lĩnh vực tình báo chiến thuật nghiệp vụ - khai thác thông tin về tình hình các đạo quân của đối phương trên biên giới Nga; trong lĩnh vực phản gián - phát giác và vô hiệu hóa hoạt động cơ quan gián điệp của Napoleon. Đồng thời cũng cần thu thập tin về tinh thần trong quân đội và trong dân chúng, về các khả năng, phẩm chất và khiếm khuyết của các vị tướng xuất sắc nhất, "về các nguồn lực bên trong của các cường quốc, về các phương tiện để tiếp tục chiến tranh và các cuộc điều quân nhằm mục đích phòng thủ hay tấn công".

  Các báo cáo đầu tiên của Chernưsev đến vào đầu tháng 8 năm 1810, và không có gì lạ là Napoleon trở thành nguồn cung cấp thông tin đầu tiên. Đó là kết quả thu được từ chính những cuộc chuyện trò kéo dài với Chernưsev trong hoàn cảnh không chính thức, khi hoàng đế không hề ngờ vực  nói cả về những chuyện bí mật nhất. Quan hệ thân tình của viên đại tá Nga với Napoleon không phải là điều bí mật với mọi người xung quanh. Điều đó khiến vai trò, sức nặng của chàng trong xã hội quý tộc tăng lên và cho phép mở rộng phạm vi các cuộc làm quen có lợi. Nhưng Chernưsev giành được vinh quang và tình cảm của cả Paris chỉ sau vụ cháy nổi tiếng năm 1810 tại nhà sứ thần nước Áo.

  Ngọn lửa từ một cây nến bắt vào tấm rèm đúng lúc tất cả các vị khách say sưa khiêu vũ. Lập tức các đồ gỗ bốc cháy, ngọn lửa liếm vào các bức tường, vào váy áo mỏng nhẹ của các quý bà. Bắt đầu một cơn hoảng loạn, trong ngọn lửa điên cuồng có hàng chục người chết là những tinh hoa của các hội thượng lưu. Khi ấy có một sĩ quan nhảy lên bệ cửa sổ, giọng chàng sang sảng đầy uy quyền buộc mọi người trấn tĩnh, không chen lấn giẫm đạp nhau. Ngay tại chỗ, chàng tổ chức một nhóm người cứu hộ can đảm xông vào lửa lôi những con người đang kêu gào tuyệt vọng ra. Bản thân vị anh hùng đó đã đưa được hai phụ nữ thoát khỏi ngọn lửa. Đó là Carolina Murat và Polina Borgeze - chị em với hoàng đế Napoleon. Vị anh hùng đó chính là Alecxandr Chernưsev. Sáng ngày hôm sau, lời ngợi ca chàng đã bay khắp Paris. Người ta thậm chí còn gọi chàng là "vị tiểu hoàng đế của Paris". Trong xã hội không ai là người không ao ước được làm quen với vị anh hùng thông minh, điển trai, can đảm, "người yêu quý của cả hai vị hoàng đế".

  Trong một khoảng thời gian ngắn, Chernưsev đã thiết lập được một mạng lưới hoàn chỉnh các thông tin viên trong giới quan chức chính phủ và quân nhân của nước Pháp. Đó không chỉ là những "bè bạn theo kiểu Platon" (nghĩa là kết thân hoàn toàn vô tư, không vụ lợi), khá nhiều người trong số này được mua chuộc bằng tiền bạc, và có cả những nông dân mà chàng lôi kéo được về sau này.

  Trong số các gián điệp hoạt động cho Chernưsev có nhân viên Bộ Quốc phòng Pháp tên là Michel. Ông này thuộc nhóm các sĩ quan hai lần trong tháng tổng hợp cái gọi là "Bản tin vắn" - báo cáo về tình hình quân số và bố trí quân của các lực lượng vũ trang Pháp. Báo cáo này chỉ được lập một bản duy nhất để trình lên đích thân hoàng đế Napoleon. Nhưng Michel đã kiếm tiền thêm bằng cách sao cho Chernưsev một bản. Một tuần sau bản sao đó được một tùy phái viên đặc biệt mang về trình Alecxandr Đệ nhất. "Tại sao ta lại không có thêm nhiều vị bộ trưởng như chàng trai trẻ này nhỉ!" - có lần sa hoàng đã viết như vậy bên lề một bản báo cáo do Chernưsev gửi về.
Một người tình khác trong giới thượng lưu của Chernưsev là cô Polina Fures. Trong thời kì chiến dịch Ai Cập, Polila là nhân tình của hoàng đế Napoleon. Khi quay trở về Pháp, phòng khách thượng lưu của cô là nơi có mặt của rất nhiều nhân vật thông minh và thú vị. Nhiều người trong số họ lọt vào tầm ngắm của Chernưsev và tỏ ra hữu dụng đối với chàng. Ví dụ "ông chủ địa đồ học" - thư kí văn phòng trắc đạc của Napoleon. Ông này đã cung cấp cho Chernưsev bản sao bản đồ hàng loạt thành phố nước châu Âu và các vùng ngoại ô của chúng, những nơi có tuyến bố phòng, đường sá và kho vũ khí...

  Chernưsev cũng mở rộng quan hệ với các nhà hoạt động quân sự cấp cao của nước Pháp, với các tướng soái. Những đặc điểm chàng nhận xét về các tướng lĩnh và nguyên soái này như Udino, Lefevr, Davu, Grusi và những người khác có thể trở thành những kiểu mẫu của nghệ thuật phân tích và thư tín.

  Tuy nhiên hoạt động tích cực của nhà tình báo này không thoát khỏi sự chú ý của cơ quan phản gián Pháp. Người ta bắt đầu theo dõi chàng sát sao. Chàng cảm thấy xung quanh mình bắt đầu quần tụ những đám mây đen. Polina Fures đã cảnh báo cho chàng về mối nguy hiểm và khuyên chàng nhanh chóng rời nước Pháp. Chernưsev đốt hết các tài liệu liên quan trong lò sưởi rồi trở về Peterburg.

  Sau khi Chernưsev ra đi, người ta tiến hành khám xét ngôi nhà của chàng và tình cờ bắt được một lá thư của Michel rơi dưới tấm thảm trải sàn. Bị hỏi cung, ông này thú nhận tất cả và rơi đầu dưới lưỡi dao máy chém.

  Các báo Paris đăng những tài liệu do bộ trưởng cảnh sát Xavary cung cấp về hoạt động gián điệp của đại tá Chernưsev.
 
  Kết luận chủ yếu Chernưsev rút ra trên cơ sở các cuộc đối thoại với hoàng đế Napoleon và những người thân cận của hoàng đế được chàng ghi ở một trong các bản báo cáo như sau: "Chiến tranh là không thể tránh khỏi và sớm muộn cũng sẽ xảy ra". Chàng đã thông báo đúng thời điểm xảy ra và hướng tấn công của quân Pháp.

  Sa hoàng tặng thưởng cho Chernưsev và phái chàng sang Thụy Điển với nhiệm vụ thăm dò lập trường của chính phủ Thụy Điển trong trường hợp có chiến tranh giữa Pháp và Nga. Chàng đã tham gia vào việc chuẩn bị soạn thảo hiệp ước bí mật giữa Nga và Thụy Điển kí ngày 5 tháng 4 năm 1812 và bảo đảm cho nước Nga "thái độ trung lập thiện chí của Thụy Điển".

  Chernưsev trở thành một trong những nhà tổ chức và tham gia tích cực phong trào du kích ở hậu phương của quân đội Napoleon. Trong giai đoạn kết thúc chiến tranh, với một đạo quân nhỏ chàng đã chiếm Elba, sau đó chiếm thành phố Kassel do Jero Bonaparte và tướng Aliks trấn giữ. Chàng trở về Paris như một người chiến thắng và dành chuyến viếng thăm đầu tiên cho bà Polina Fures.

  Con đường công danh của Chernưsev cả trong môi trường quân sự lẫn dân sự đều thực sự hiển hách. Năm 1812 ông được phong hàm tướng tùy tùng, còn vào năm 1826 - tướng kị binh. Năm 1832 được chỉ định làm bộ trưởng quốc phòng và làm việc ở cương vị này hai mươi năm. Vì công lao đối với Tổ quốc, năm 1826 ông được phong hiệu bá tước và vào năm 1843 - công tước điện hạ. Là triều thần tận tụy của Sa hoàng, ông đã thể hiện rõ điều này trong vai trò thành viên của ban điều tra sơ thẩm vụ các chiến sĩ Tháng chạp.

  Suốt cả cuộc đời, Chernưsev luôn hứng thú với nghề tình báo. Khi là bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ông thu hút không chỉ các quân nhân, mà cả nhân viên của Bộ Ngoại giao và các cơ quan bộ khác hoạt động ở nước ngoài vào hoạt động tình báo.

  Tháng 11 năm 1831, theo sáng kiến của Chernưsev, Sa hoàng Nicolai I lệnh cho sứ quán Nga ở London không chỉ "thu thập các thông tin chính xác và đáng tin cậy nhất" về những vũ khí mới sáng chế của Anh mà nếu có thể phải lấy cả mẫu chuyển về. Đồng thời tất cả các sứ quán Nga ở các nước châu Âu có trách nhiệm chuyển sang đặc biệt chú ý đến các phát minh, sáng chế và những hoàn thiện thiết bị kĩ thuật quân sự và thiết bị sản xuất trong các công xưởng và các ngành công nghiệp.
 
  Từ năm 1832, hiệu quả hoạt động của các cơ quan đại diện ở nước ngoài tăng lên rõ rệt. Có thể điểm một vài thành tích của ngành tình báo như sau: lấy được bản mô tả mẫu càng dã pháo của quân Pháp; bản vẽ kĩ thuật và mô tả các loại hỏa tiễn, súng và pháo mới; giáo trình nội bộ dùng cho trường kĩ sư pháo binh quân sự ở Mese; tài liệu hướng dẫn sản xuất đại pháo của các nhà máy Tuluse; mẫu nòng súng rãnh xoắn; bản mô tả mẫu băng đạn mới; mô hình mẫu súng mới và mẫu máy điện báo mới. Tại London các gián điệp Nga đã lấy được mẫu nắp nụ xòe cho súng và mẫu máy sản xuất cả nắp lẫn súng sử dụng các nắp mới này.

  Thông tin khai thác được không chỉ liên quan đến các thành tựu kĩ thuật quân sự mà cả về quân số, tình hình phân bố, mức độ sẵn sàng tác chiến và tinh thần chiến đấu của binh lính.

  Đến tận cuối thời kì công tác của mình trong Bộ Quốc phòng, Chernưsev không bao giờ lơ là các vấn đề của hoạt động tình báo. Bức thư gửi Bộ Ngoại giao ngày 8 tháng 5 năm 1852 là một trong những tài liệu cuối cùng thuộc lĩnh vực hoạt động này của ông. Trong đó Chernưsev cụ thể hóa nhiệm vụ dành cho sứ quán Nga ở các nước khác nhau trong việc khai thác thông tin quân sự. Thời kì này Chernưsev không có nhiều đóng góp trong lĩnh vực quân sự.

  Năm 1848, ông giữ cương vị tối cao ở nước Nga là Chủ tịch Hội đồng Quốc gia, trong khi vẫn kiêm nhiệm chức bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Đó là một chức vụ mang tính danh nghĩa, danh dự hơn là quyền lực.

  Alecxandr Chernưsev mất ngày 20 tháng 6 năm 1857 tại Kastellamare-de-Stabia (Italia) trong thời kì chữa bệnh.
Logged
maibennhau
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 801



« Trả lời #9 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2008, 08:07:04 pm »

9 - LAFAYETTE  BAKER (1826-1868)
ĐIỆP VIÊN ĐẦU TIÊN THỜI NỘI CHIẾN NƯỚC MỸ


 
  Cho tới đầu cuộc Nội chiến (1861-1865), ở Mỹ vẫn chưa có hoạt động tình báo. Allan Pinkerton và các đồng nghiệp  trong văn phòng thám tử của ông vào những năm chiến tranh chỉ là những nhân viên phản gián chứ chưa hẳn là những điệp viên. Thế nhưng tổng tư lệnh quân miền Bắc, người đã ra ứng cử tổng thống Winfil Scott lại cần có thông tin chi tiết về đối phương, những thông tin mà bản thân quân báo và những hàng binh không thể nào cung cấp cho ông được.

 Viên sĩ quan trẻ Lafayette Baker xung phong vượt trận tuyến sang hậu phương của quân Liên bang, thậm chí có thể đến tận thủ đô của họ là Richmond. Anh được giới thiệu với tổng tư lệnh Scott.

  Baker nhận chỉ thị cụ thể của trưởng ban tham mưu và mấy ngày sau lên đường dưới danh nghĩa một nhà nhiếp ảnh lang thang. Đó là một sự cải trang kỳ lạ vì chiếc máy ảnh trong tay một kẻ đi lang thang ở hậu phương quân địch thì điều đó rõ ràng chứng tỏ anh ta là gián điệp. Nhưng sự kiện này xảy ra vào năm 1861, khi chiếc máy ảnh đặt trên chiếc chân chống to tướng còn là một vật kì lạ. Lính tráng khắp vùng kéo đến xem, đấy là chưa nói đến việc chụp ảnh, thậm chí họ hy vọng nhận được ảnh cũng đã là hạnh phúc lắm rồi. Một chi tiết thú vị khác là máy ảnh của Baker bị hỏng và không thể chụp được cái gì, song không ai, kể cả cơ quan phản gián quân miền Nam, hay biết. Việc vượt trận tuyến từ phía quân Liên bang là khó nhất đối với Baker. Người ta quát tháo, đuổi theo và thậm chí bắn nữa. Hai lần anh bị bắt và bị kết tội làm gián điệp cho quân miền Nam. Chỉ có sự can thiệp của tướng Scott mới cứu nổi mạng sống cho Baker và để cho anh tiếp tục lên đường.

  Ý đồ hoạt động không có kế hoạch của điệp viên chấm dứt, khi anh rơi vào tay đội quân kỵ mã của miền Nam. Các kỵ sĩ vui nhộn chất cả người lẫn chiếc máy ảnh cồng kềnh lên con ngựa dự phòng và dẫn về đại bản doanh. Không ai nghĩ đến chuyện khám xét anh ta, nếu không thì 200 đồng đô la mà nhà nhiếp ảnh giấu trong người có thể sẽ giết hại anh ta.

  Tổng tư lệnh quân miền Nam hồi đó thẩm vấn và nói chuyện với anh. Baker hoàn toàn cởi mở thông báo cho những người miền Nam những tin tức thu thập được khi sống ở Washington. Các nhà lãnh đạo quân miền Nam rất hài lòng về thông tin của Baker cung cấp về tình hình miền Bắc và trong lúc hứng khởi đôi khi buột miệng nói ra những gì mà trong câu chuyện với nhân vật quan trọng hơn không bao giờ dám tiết lộ. Đối với họ dù nghề nghiệp của Baker rất đặc biệt, anh cũng chỉ là một nhân vật hèn kém như nghệ sĩ, nhạc công, hề và ảo thuật, những người mà không có gì phải giữ ý. Song thời gian đầu dù sao anh cũng bị nghi ngờ và thực tế đã bị giam giữ. Anh thường ngủ đêm tại các nhà tù, ở các phòng giam, còn ở Richmond chính ngài cảnh sát trưởng trực tiếp nhốt anh. Dần dần người ta tỏ ra tin tưởng hơn đối với Baker và anh bắt đầu hoạt động tình báo của mình. Anh tới tất cả các trung đoàn quân miền Nam đóng ở Virginia, chụp toàn cảnh từng trung đoàn, lúc họ ăn cơm, khi tập tành và các sân chơi thể thao. Sau khi chụp ban tham mưu lữ đoàn, anh hứa tặng cho các sĩ quan trẻ và tướng tá những bức ảnh tuyệt vời. Nhưng ảnh không bao giờ được in ra và tặng cho những người được chụp. Lúc đầu mọi người cho anh ta là kẻ lừa đảo và theo phong tục thời đó chỉ thì cần đánh cho một trận nên thân rồi đuổi cổ đi chỗ khác. Nhưng những cán bộ phản gián ở đây tỏ ra là những người nhìn xa trông rộng hơn. Họ qui cho anh ta tội do thám và tống giam vào tù. Song Baker không chờ đến ngày tòa án binh xét xử mà hậu quả của nó đã quá rõ ràng. Anh đã dùng số tiền còn lại của mình mua dụng cụ để phá cánh cửa phòng giam và trốn mất. Anh để lại cho quân miền Nam chiếc máy ảnh với bộ chân cồng kềnh và ý nghĩ rằng anh ta đã đùa rỡn ác ý với họ.

  Qua nhiều đêm lần mò, Baker đã tới trận tuyến và "đầu hàng" quân Liên bang. Anh được dẫn ngay đến gặp tướng Scott. Vị tướng cùng các sĩ quan chăm chú nghe báo cáo cặn kẽ của điệp viên. Tướng Scott hết sức ngạc nhiên về tài quan sát, trí nhớ và khả năng phân tích của Baker và bổ nhiệm anh làm chỉ huy trưởng quân cảnh. Sau đó anh được thăng chức cấp tướng phụ trách cả tình báo lẫn phản gián quân đội miền Bắc. Một trong những điệp viên của Baker lọt được vào ban tham mưu của quân miền Nam ở Richmond. Chỉ sau vài tuần điệp viên này trở về gặp Baker với bức thư của thống đốc gửi cho phái viên của phái Liên bang ở Canada. Phong bì không bị bóc vì điệp viên đã thông báo rằng trong đó chỉ có bức thư giới thiệu do chính tay ngài Jefferson Davis viết và niêm phong. Sau cuộc trao đổi thư từ trót lọt điệp viên trở thành liên lạc viên thường xuyên trong đường dây Richmond - Canada. Nhưng giờ đây những thư từ mà anh ta chuyển đã bị cơ quan phản gián của Baker kiểm duyệt. Để làm việc này các chuyên gia đã dùng giấy và dấu niêm phong y như của các bì thư thật.

  Trong một bức thư có đề cập tới kế hoạch phá hoại nguy hiểm: dự định tổ chức phóng hỏa và gây nổ ở New York và Chicago, đặt mìn đồng thời một lúc ở các cửa hàng lớn, nơi vui chơi giải trí đông người. Cảnh sát và quân đội liền có những biện pháp cần thiết. Cháy chỉ xảy ra ở một nơi, còn mìn không hề làm tổn hại gì.

  Dưới sự chỉ đạo của Baker còn thực hiện được một phi vụ nữa. Qua điệp viên của mình biết được rằng trong suốt một năm chiến tranh cứ sau mỗi buổi họp của nội các là có báo cáo chi tiết gửi cho quân miền Nam. Cơ quan phản gián của Baker phát hiện là cơ sở gián điệp chuyển những báo cáo đó chủ yếu gồm các trưởng trạm bưu điện của bang Mariland. Trừ ba người ra còn lại toàn bộ là điệp viên của miền Nam. Việc loại bỏ tổ chức gián điệp này là một trong những chiến công của vị tướng Lafayette Baker.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM