Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 06:37:13 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: '' Chúng tôi lính F 5 MT 479 ''  (Đọc 306963 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #350 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2011, 08:08:02 pm »

Hi gạo sấy của mỹ ăn rất ngon hạt cơm mềm rụi , cho nước nóng vô chờ nó nở rồi nhồi nắn cuộn tròn một khúc dài ăn rất dẻo như nếp , hi cái bao ny lon rất bền lính ta cất để đựng thuốc rê , gạo sấy QK7 dở toàn tập từ bao đến gạo .. hi gạo sấy như cơm cháy phơi khô , hi bao cho nước vô chảy tè le vì gạo đâm lủng bịch  Grin , hi chử số gì bay sạch hông thấy gì  Grin
hehe đúng rồi em cũng bị cái vụ lủng bịch mấy lần , phải ngâm luôn bao gạo xuống nước  Grin Cơm gạo sấy QK7 rời rạct lạc nhách chỉ đem chiên phồng là ngon  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
leasedline
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 399


« Trả lời #351 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2011, 09:00:41 pm »

Bác Sờ ba co còn nhớ công thức bánh cốm : bằng gạo sấy +sữa hết đát+đường không ?.Hôm nào làm đãi ae đê !!!!.Mà hình như chỉ đợt tháng 11-12/78 mới phát gạo sấy+bột canh .Còn sau này không thấy món đặc sản gạo sấy QK7 nữa.

Đây là một đoạn thơ mà em chép được từ tạp chí quân đội ra (số nào cũng không nhớ và không nhớ cả tên tác giả)

« … Suốt ngày gạo sấy không kịp bốc ăn
Giặc tan rồi mới hay mình đang đói
Túi gạo sấy trúng đạn nhiều lăn vương vãi
Tay đói rung nhặt gạo lẫn đất hầm
Tay lấm lem dầu súng và thuốc đạn
Gạo nhặt rồi lại rơi xuống bàn chân.
Ước gạo được có nhiều như vỏ đạn
Nghiêng người sang chỉ cần vốc một lần
Ước tay nhanh như gà mổ thóc
Nhưng bàn tay không sinh ra để nhặt
Hạt gạo ơi, hạt gạo thương cùng
Đói cồn cào sao cổ họng nghẹn tắc
Không thể nuốt vào hạt gạo cỏn con
Qườ tay tìm bi đông
Bi đông thủng, nước không còn một giọt
Nắng lên mặt chỉ còn nghe gió hát
Gió cũng khô như đất đỉnh đồi… »

Logged

“Một ngọn nến không bị mất giá trị khi nó được dùng để mang ánh sáng đến cho người khác”
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #352 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2011, 09:25:17 pm »

Hì còn ai nhớ hương vị của lương khô không kể nghe với .. hic em nhớ mãi mùi vị lương khô Bích Chi của QK7 , cắn thử một miếng he he hông bao giờ muốn nhìn nó nữa  Grin
Logged
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #353 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2011, 08:36:30 am »

[
Giữa mùa mưa 1979 (khoảng tháng 8, tháng 9) d3 chúng tôi hành quân đánh Tà-kông Krao lần thứ 1 còn được phát gạo sấy đó bác hoangson ạ.
]

Có lẽ đợt tháng 8-9/79 Q16 của tôi làm nhiệm vụ cơ động của F ,Nằm ở Mong kua Bray .Chỉ đi phối thuộc truy quét ít ngày do đó không thấy phát gạo sấy.Đi đánh nhau chỉ cơm nắm thôi.Món đặc sản tập trung cho E 4 hết rồi !!!hì...hì
Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #354 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2011, 09:31:53 am »

Hì còn ai nhớ hương vị của lương khô không kể nghe với .. hic em nhớ mãi mùi vị lương khô Bích Chi của QK7 , cắn thử một miếng he he hông bao giờ muốn nhìn nó nữa  Grin
Hồi ở biên giới Sa Mát và đánh trận cửa mở Lò Gò cuối năm 1978, E262 còn được phát lương khô TQ như trong hình kèm theo:


Nhưng chỉ được vài thanh thôi, 1 tiểu đội được vài gói như vậy để phòng khi "pháo lăn dài chiến dịch". Hồi nghe Phnôm Pênh giải phóng mừng quá, hết chiến tranh rồi anh em đem ra ăn mừng hết! Tới chừng qua phà Kampong Chàm rồi đi Siêm Riệp, Pouk rồi vòng về Kampong Thơm rồi vỡ mộng ra, chừng đó lương khô chỉ còn là mắm ruốc kem QK7, đóng thành từng thoi hình hộp vuông mỗi chiều 5cm, quá ấn tượng với độ mặn mà pha nước mấy cũng còn mặn mà. Yta ăn chung với gạo bo bo càu ruột nhớ tới già lương khô QK7  Grin. Chắc bên QK5 gọi đây là lương khô Bích Chi phải không bác quyenkh, ăn mệt nghỉ, nhớ đời, "miếng ngon nhớ lâu, lời đau nhớ đời" là vậy!
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Sáu, 2011, 09:57:20 am gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
quyenkh
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1581


« Trả lời #355 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2011, 10:09:31 am »

Hi những miếng lương khô bác YTa 262 đưa lên là lương khô 701 của TQ , hì thứ này phát cho lính lác ăn để gặm cho lâu quên cơn đói , còn lương khô 702 tiêu chuẩn cho sỹ quan màu sắc mùi vị giống như Socola , bọc kỹ càng hì .. còn lớp giấy dầu hai thanh lương khô và hai viên thuốc Polyvitamin , không biết sao mình lúc ấy là lính trực thuộc tỉnh Đắc Lắc nên được mỗi thứ tý , hì còn gạo sấy mang theo có hai loại loại gói nhỏ và loại gói lớn , bông băng của mỹ nhiều kèm theo một hộp có 5 mũi giảm đau tự chích như tuýp sơn nước ngày xưa cho học vẽ , hi nhưng cái ớn nhất mỗi thằng được phát mang theo bộ đồ mai táng đủ thứ trong ấy , hì hì còn kèm theo mảnh giấy ghi rõ tên tuổi quê quán hòm thư hic bỏ bọc nylon hàn kín lại  Grin
Logged
sapaco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 847


« Trả lời #356 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2011, 10:12:31 am »

đã là gạo sấy thì làm sao bằng gạo nấu thành cơm được, nhưng gạo sấy với mình là giai đoạn gian khổ kèm theo sự vui vẽ sung sướng, cái gian khổ thì anh em biết rồi, đường anh nuôi lên chốt bị tắc & không có điều kiện để nấu cơm, thì phải xài cái bịch gạo sấy rồi, gạo nấu chín và được rút nước bằng chân không thì nói sao bổ dưỡng được, cái chính chỉ giải quyết được vấn đề bao tử có cái để bóp và tạo ra ít sức lực.
còn chuyện vui vẽ sung sướng của gạo sấy là làm kẹo( không có thứ nào thay được bằng gạo sấy, đã thử rồi cơm thừa phơi khô làm kẹo cũng không bằng gạo sấy ) ăn kẹo hút thuốc và câu chuyện của hội trà lá thì phải biết đúng không các bác, đủ các thứ chuyện trong đời, nhưng vui nhất vẫn là câu chuyện trai gái yêu nhau với những hờn dổi đáng yêu, đôi khi cũng quá đáng ghét. rồi làm mai cho em, chị và nhiều khi cả cháu gái luôn, Grin Grin Tongue
món mắm kem, giờ có nó chắc sẽ không hiểu vì sao nó còn hiện diện được ở thời buổi này, vì nó để lại một ấn tượng quá sâu sắc, việc lương khô thì vẫn đang sản xuất đấy, nơi sản xuất là CTy 22 tổng cục hậu cần khu sài đồng, gần trâu quỳ
ăn ngon, nhất là khi lũ lụt hoặc làm đi đào đải vàng, dây chuyền này của TQ, nếu anh em nào thích ( loại 702, có sô cô la, ngày xưa là tiêu chuẩn của SQ đấy  ) gửi anh em ngoài bắc mua làm quà là có ngay.ăn ngon đấy
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Sáu, 2011, 10:39:34 am gửi bởi sapaco » Logged
367
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #357 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2011, 10:56:47 am »

Bác nào thích học lại không?







hehe rumđo là giải phóng , hòa bình là son tẹ phiếp , độc lập là eck ka ria .
Tui mới "tra tự điển" lại thì bao thuốc Rùm - đo có một bên ghi tiếng Tây là LIBERATION có nghĩa là Giải phóng (còn gọi là thuốc một tháp). Gói thuốc Bờ-rây-chiếc có ghi tiếng Tây là INDEPENDANT môt bên có nghĩa là Độc Lập!!! Trí nhớ lâu ngày mối mọt gặm mất bớt rồi  Grin Grin Grin
hehe cái từ độc lập này nói thiệt em cũng không nhớ vì em không biết loại thuốc bờ rây chiếc này nên phải xem lại trong cuốn sách dạy tiếng khơ me cho quân tình nguyện . Cuốn sách này có những từ quân sự - chính trị mình đọc dân K cũng không hiểu  Grin 
Logged
sapaco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 847


« Trả lời #358 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2011, 11:07:19 am »

thêm được gì thì tốt cái nấy, 367 xem dạy được thì tốt, nhưng chắc có lẻ mở  một topic mới hay vào chung topic bằng hai ngoại ngữ, hỏi ý tư lệnh xem sao
Logged
ledvu
Thành viên
*
Bài viết: 212



« Trả lời #359 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2011, 11:27:40 am »

Thời buổi tân tiến hiện đại rồi mà còn chế thứ lương khô, rất đúng nghĩa vì rất khô khan, làm chi nữa nhỉ. Giờ thì kiếm công nghệ để chế thứ gọi là MRE meal ready to eat ( đồ ăn ngay ) thứ này vừa không khô khan, lại tự làm nóng nên ăn nóng được chứ không như mấy cục lương khô khô khốc.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM