Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Sáu, 2024, 02:26:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: '' Chúng tôi lính F 5 MT 479 ''  (Đọc 308030 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
sapaco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 847


« Trả lời #90 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2011, 05:26:10 pm »

quên Thu Ngọc, là người to nhất trong đám nữ không ? Thu Ngọc phải là dân Thủ Đức không ?
cả một C học ngày ấy chủ yếu là phục vụ cho chiến dịch giải phóng K, sau gọi tập trung lại cho học hết chương trình.
Nếu là Thu Ngọc thì ngày 29 tết năm 1980 - 1981 ( nói tết ta ) có xe chuyển 2 thương binh của E 174 về Viện F 5 ngay si sô phôn, khi lên mình bị bế lên phẩu lại ( cắt nọc lần 2 tại F ) khi cắt, mình nghe giữ lại ngón chân út của bàn chân phải, mình thì nói cắt phăng nó luôn đi vướng lắm..
Logged
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #91 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2011, 08:27:04 pm »

quên Thu Ngọc, là người to nhất trong đám nữ không ? Thu Ngọc phải là dân Thủ Đức không ?
cả một C học ngày ấy chủ yếu là phục vụ cho chiến dịch giải phóng K, sau gọi tập trung lại cho học hết chương trình.
Nếu là Thu Ngọc thì ngày 29 tết năm 1980 - 1981 ( nói tết ta ) có xe chuyển 2 thương binh của E 174 về Viện F 5 ngay si sô phôn, khi lên mình bị bế lên phẩu lại ( cắt nọc lần 2 tại F ) khi cắt, mình nghe giữ lại ngón chân út của bàn chân phải, mình thì nói cắt phăng nó luôn đi vướng lắm..

Bác T cũng nằm Viện cùng với bác sapaco tại Sisophon chứ? Bác ấy hay nhắc đến các cô Văn công QK7 lắm(Ở Hồ 48-chốt 48), còn nhắc tới cả mấy cô y tá, y sĩ nào nữa ấy. Dạo này chẳng thấy nói đến bắn nhau gì nữa, chỉ thấy nhắc đến chị em thôi Huh

Mà sao hồi 1979 bác Đ bị B40 phụt cháy ống quần, lại phải đi máy bay về tận VN điều trị nhỉ? Vết thương cũng...xoàng, sao không điều trị tại Sisophon cho đỡ tốn...tiền đi lại. Hay là thời điểm ấy bên hướng F5 chưa có Bệnh viện dành cho chú đội?

 Bác Đ nói cả đời mới chỉ có 2 lần được đi máy bay(CPC-VN-CPC hồi1979). May quá được đi bộ đội thì mới được ngồi máy bay, nhưng mà cứ gọi là xóc hơn cả ngồi trên...xe cải tiến-kiểu như xe bò kéo ấy Shocked Roll Eyes Grin
Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #92 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2011, 09:00:53 pm »

Anh Dathao ơi ! nếu hồi đó công binh mấy anh đào cho cái hầm chốt sâu thêm cỡ 50cm nữa thì đỡ biết mấy...hì,hí !tụi tui mắc võng nằm trời mưa không bị ướt đít...
Hồi đó không biết đv nào đào hầm ở chốt 1 nầy,về công binh có tham gia chốt 1 thì theo tôi biết được là chỉ có 2D của E 25 công binh là D 739 và D 278,và D 25 của F 5.Nhưng khả năng là 2 D của E 25 nhiều hơn vì 2 D nầy lên tham gia chiến dịch biên giới khá sớm ,từ cuối 77 đã có mặt hai đv nầy rồi.
Theo như thông thường công binh chúng tôi đào công sự và giao thông hào thì độ sâu là từ 1m cho đến 1.2m không thể sâu hơn vì sẻ khó cho lính ta khi vận động lên xuống và đứng bắn .Lúc di chuyển trong giao thông hào thì chỉ cần khom lưng là có thể tránh được đạn của địch vì còn đất đắp trên bờ công sự.
Hầm chử Z thì đào sâu hơn một chút, ở khoảng giửa nơi có nắp hầm lát bằng cây và đất bên trên,tùy theo hầm cho một người hay là hai người mà bề rộng gia giảm ,chỉ có hầm chử A là thoải mái nhất và kiên cố nhất,chiều cao và chiều rộng đủ để đi đứng thẳng lưng và ở được nhiều người nhưng thường dùng cho cán bộ chỉ huy cấp C trở lên.Có bậc thang lên xuống,dùng làm phòng họp cho ban chỉ huy và còn nhiều loại hầm khác lớn nhỏ tùy theo nhu cầu của quân đội và từng cấp .
Thông thường trong điều kiện chiến đấu cơ động lính mình chỉ ở những cái hầm nhỏ như hầm chử Z,ngay cả chỉ là một cái công sự có che mái bên trên bằng cỏ và tăng để che nắng và mưa vì không có thời gian để đào cho đúng yêu cầu kỷ thuật ,không ngủ vỏng mà ngủ luôn trên nền đất,nếu mưa ngập nước thì bộ binh phải tự đào thêm cho sâu và lót cây hoặc tre để nằm cho khỏi ướt và phải liên tục tát nước chớ không thì...
Lâu quá rồi nên phần nghiệp vụ binh chủng nó cũng mòn đi nhiều lắm không thể nhớ hết các loại hầm hào kể cả kích thước từng loại hầm trú ẩn.
Hồi đó tôi được học nhiều lắm ở trường HSQ công binh và cũng đã từng đi làm chốt và hầm cho nhiều đv bộ binh kể cả cho tướng mặt trận như tướng Đ V Cống nhưng bây giờ quên gần hết sau hơn 30 năm lo cơm áo gạo tiền và tuổi đời chồng chất, trí nhớ kém đi thấy rỏ
Logged
bao hoa
Thành viên
*
Bài viết: 22


« Trả lời #93 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2011, 07:01:06 am »

Sapaco oi , !còn nhớ Phạm Thiện Toàn quê Vũ Thư Thái Bình cũng ở BX E 174 năm 1980 đóng ở Somaychech thì phải , tôi nhớ hình như qua khỏi Chúp ...
Bài hát truyền thống của E 174 ...
_ Một bảy tư sáng nay trên đồi cao đội ta quyết giữ chốt ....
Thân , Chúc những ngày Lễ vui va hanh phúc
Logged
linhmoi
Thành viên
*
Bài viết: 84


« Trả lời #94 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2011, 09:06:42 am »

Hồi đó, chủ yếu anh em mình, đa số là lính...lác, nên cái địa danh CPC mỗi người đọc một kiểu, lâu rồi thành quen, chắc là khó chữa.
Tỉ như sông Sêlong thành sông Sanong. Phum Cây Phượng ở gần ngã ba Dốc Lu (đường vào Snoul tứ hướng Lộc Ninh lên) là nơi Mặt trận của ông Hêng Somrin, Pen Sôvan và Hun Sen thành lập vào đầu tháng 12.78 là một cái phum khá đẹp, có nhiều nhà sàn lớn rộng, có sân có thể chứa được cả ngàn người.
Sapaco ơi, bạn nhớ đường 10 thì đúng rồi, nhưng đường 10 không phải nối từ Pailin đi Sisophon mà là từ Pailin về thị xã Batđomboong, rồi từ BTB rẽ về hướng Đông Bắc gần 60km mới tới Sisophon, từ giao lộ đường 5 và 6 ở Sisophon ngược lên hướng Bắc là phải qua Macac. đến Sơvai Chếc là hơn 30km, từ Sơvai Chếc đi tiếp gần 30km nữa mới tới Thomo Puốc, Bàntia Sơma (cuối dãy Đăngret rồi đó).
Linmoi có cái may mắn là đi gần khắp CPC, chỉ có mấy tỉnh chưa có cơ hội đặt chân tới là Ratanakiri, Mondonkiri, Kampot, Takeo, Kokong. Đã đi qua 16 tỉnh, thành CPC. Ở lâu nhất chính là phía Bắc tỉnh BTB, nay là Bàntia Miênchay (từ tháng 4/1979 đến tháng 8/1986). Lần lượt qua Tà Ngọ, Bà Veng, Năm Sấp, Phnom Mêlai, Poi Pet, Đăngcum, Cao điểm 175, Âmpin, Côla, Chúp, Phnom Sơroc, và dĩ nhiên là thị xã vàng Sisophon.
Hôm gặp gỡ các anh CCB ở Bắc Thái, Hải Hưng và Hà Nội vào thăm lại chiến trường xưa ở Đoàn Viên, bao nhiêu kỷ niệm, bao nhiêu địa danh lại tràn về với mênh mông nỗi nhớ. Poipet1979 đang tháp tùng đoàn CCB đi thăm lại chiên trường cũ và đơn vị cũ ở Tây Ninh, Bình Dương, Bà Rịa và Đồng Nai đến đầu tháng 5 mới quay lại SG. Căắc là sẽ có nhêều hình ảnh cảm động được pót lên cho anh em f5 xem.
Logged
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #95 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2011, 10:49:39 am »


Hôm 24/4 lên NTTP cùng các ae E4 viếng liệt sỹ,Tôi đi tìm và đã tìm được người bạn Lâm hoàng Hải ,đi lính cùng đợt về cùng đ/v C18 .cùng ra chốt 1 .cuối 10/78 .hy sinh trong trận đánh bảo vệ kho đạn của F5 .vào khoảng  7-8 tết (ngày âm. không nhớ ngày dương lịch) 78- 79.có nghĩa là khoảng cuối tháng1,huặc đầu tháng2 năm1979.Tuy nhiên trên bia mộ đề ngày hi sinh 5/121979 .sai sót gần 1 năm..dù chuyện này đã lâu tuy nhiên tôi vẫn còn lá thư tôi gởi về cho mẹ.trong đó có kể về việc Hải hi sinh.lá thư đề ngày 22/2/79 viết tại công bong thơm. Lúc này Q16 rút về đây để chuẩn bị đi phối thuộc với QĐ4 vào đầu tháng 3/79…
Tết 78-79 . Q16 nằm trong T/P battambang truy quét khu vực chung quanh t/p và.tham gia đánh lên pailin .sau tết khoảng mấy ngày đ/v tôi nhận nhận nhiệm vụ bảo vệ kho đạn,trên 1 con đường từ battambang về sisophon <lâu quá không còn nhớ đoạn nào).kho đạn này hình như cũng không còn nhiền .vì tụi tôi nghe nói chỉ ở đây 1-2 ngày. Chiều hôm đó đến nơi .sau khi được chỉ vị trí đặt 12.ly8( Hải xạ thủ 1 tôi xạ thủ 2 ).nguyên tắc là phải đào hầm đặt  súng để khi chiến đấu an toàn hơn.<12ly8 khi bắt dẽ lộ mục tiêu>.nghe nói chỉ ở 1-2 ngày nên 2 thằng làm biếng không đào mà tận dụng 1 bờ đất nhô ra khòi phum khoảng 2m để đặt súng.
Sáng hôm sau chưa kịp ăn sáng thì địch vào.không phát hiện có bộ đội trong phum ,nên chúng theo bờ ruộng nghêng ngang đi vào.(khoảng 30-40 thằng ).chờ cho chúng còn cách khoảng50-60m chúng tôi bắt đầu nổ súng..sau loạt đạn đầu bị bất ngờ chúng lợi dụng bờ ruộng bắt đầu bằn trả .<12ly8 chỉ phát huy hỏa lực khi địch xung phong ,còn khi chúng đã nằm lợi dụng địa hình cố thủ thì không còn máy tác dụng.>.,vì đặt súng lòi hẳn ra phía trước nên cây 12ly8 của tụi tôi lãng đủ các loại đạn của địch..và 1 viên đạn nhọn trúng ngực Hải. lúc này địch bắn quá rát tôi phải đặt Hải trên 1 đùi mình rồi lết từ từ vào phía trong. Vào khoảng 2m thì ae khác bò lên phụ đưa Hải vào trong băng bó.nhưng không còn kịp nữa Hải đã ra đi trên tay tôi..sau khi bộ phận cáng thương đưa Hải đi tôi làm xạ thủ 1 chiến đấu tiếp .1 quả M79 nổ trên cành cây xoài trên đầu văng 1 miểng nhỏ xuyên qua nón cối găm  vào gáy.(lúc đó tôi không biết mãi 1 lúc sau máu từ gáy chẩy ra người khác chỉ tôi mới biết). nếu trái M79 không trúng cành cây nổ mà rơi thẳng xuống chỗ tôi thì chắc cũng xong rồi.. một hồi sau thấy 18ly8 quá lộ lại không phát huy hiệu quả anh Hà khẩu đội trưởng cho tháo súng mang vào trong..tụi tôi dùng AK tiếp tục chiển đấu. .đến chiều có lệnh cho rút .cả 1 ống quần của tôi dính đầy máu của Hải
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #96 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2011, 11:12:12 am »

Hôm 24/4 lên NTTP cùng các ae E4 viếng liệt sỹ,Tôi đi tìm và đã tìm được người bạn Lâm hoàng Hải ,đi lính cùng đợt về cùng đ/v C18 .cùng ra chốt 1 .cuối 10/78 .hy sinh trong trận đánh bảo vệ kho đạn của F5 .vào khoảng  7-8 tết (ngày âm. không nhớ ngày dương lịch) 78- 79.có nghĩa là khoảng cuối tháng1,huặc đầu tháng2 năm1979.Tuy nhiên trên bia mộ đề ngày hi sinh 5/121979 .sai sót gần 1 năm..dù chuyện này đã lâu tuy nhiên tôi vẫn còn lá thư tôi gởi về cho mẹ.trong đó có kể về việc Hải hi sinh.lá thư đề ngày 22/2/79 viết tại công bong thơm. Lúc này Q16 rút về đây để chuẩn bị đi phối thuộc với QĐ4 vào đầu tháng 3/79…
Tết 78-79 . Q16 nằm trong T/P battambang truy quét khu vực chung quanh t/p và.tham gia đánh lên pailin .sau tết khoảng mấy ngày đ/v tôi nhận nhận nhiệm vụ bảo vệ kho đạn,trên 1 con đường từ battambang về sisophon <lâu quá không còn nhớ đoạn nào)

Lâm Hoàng Hải chắc là hy sinh ngày 05/2/1979 đó bác Hoàng Sơn à (chênh 10 tháng). Ngày đó nhằm ngày mùng 9 tết Kỷ Mùi
Thứ 2, 05/02/1979
09/01/1979(AL)-  ngày:Quý mão, tháng:Bính dần, năm:Kỷ mùi

http://www.xemngay.com/Default.aspx?blog=xngay&d=05021979&key=lich+van+nien

Vẫn có những sai sót "tam sao thất bổn" kiểu này khi ghi ngày tháng năm hy sinh của liệt sĩ. Bác Sơn nếu thấy tôi dẫn thông tin như trên là đúng sau này có dịp gặp gia đình liệt sĩ Hải thì đính chính cho gia đình Hải làm giỗ cho anh đúng ngày Sad
Logged
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #97 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2011, 12:06:08 pm »

Vâng! cám ơn H3 Hùng .
Logged
ledvu
Thành viên
*
Bài viết: 212



« Trả lời #98 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2011, 12:25:37 pm »

thắc mắc 1 chút, giơ tay lên hỏi  Huh thấy tấm bia mộ đề sinh năm 1961 có chính xác 0 vậy. nếu đúng thì hoá ra nhập ngũ sớm 1 năm hay sao?
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #99 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2011, 12:33:41 pm »

thắc mắc 1 chút, giơ tay lên hỏi  Huh thấy tấm bia mộ đề sinh năm 1961 có chính xác 0 vậy. nếu đúng thì hoá ra nhập ngũ sớm 1 năm hay sao?

Chắc là đúng đấy, trong mạng quân sử mình có bác angko krao sinh năm 1962 đi lính 78 nữa kìa. Bạn đồng ngũ 3/12/78 của tôi là Hà Phước Tú sinh năm 1962 cũng đi lính khi mới 16 tuổi, là học sinh đang học hành dang dở thì xung phong đi lính khi thân thể còn đang dậy thì chưa lớn hẵn, tướng tá có chút ét, nhỏ xíu con hà.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM