Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 09:11:52 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: '' Chúng tôi lính F 5 MT 479 ''  (Đọc 306974 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ledvu
Thành viên
*
Bài viết: 212



« Trả lời #280 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2011, 11:25:55 am »

Như tui đơn vị làm công tác dân vận là chính nên xuống dân nhiều. Dân mấy phum nghèo họ hút thứ thuốc gì đen xì, nặng quá thể. Vã quá thì mới phải hút, mà người dân có nhiều người hút xong điếu thuốc họ gắn con dế nhũi vô vách 1 hàng dài. Bồ đà hồi đó tui cũng có thử. Dạo đó khoảng 81,82 ở chợ Kom pung cham họ bán công khai bỏ bịch nilon treo lủng lẳng. Giờ thì không còn nhớ giá nữa nhưng cũng rẻ chứ không mắc. Trước khi xuất ngũ tui có mua mấy bịch đem về. Hút hết số đó rồi thôi chứ không ghiền.  Mà thứ đó phải dùng giấy báo vấn mới được chứ giấy vấn thuốc điếu nó cháy nhanh quá, không xài được. Mà cái mùi của nó không dấu được, phải kiếm chỗ kín mà trốn.
Logged
sapaco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 847


« Trả lời #281 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2011, 04:06:23 pm »

hôm nay thứ bảy, ngày 28/05/2011, mưa một trận quá đã, nước mưa tràn vào trong tận nhà ngập tới hơn 1 tấc nước, không lo nghĩ để chặn nước vào nhà mà lại ngồi thần nhớ lại trận mưa lớn trên chốt 48, mưa như thác, nước đầy cả hồ và chảy tràn qua qua mép hồ chảy thành lạch xuống vùng trủng B 2 của mình, phải nói cơn mưa này đã đem lại chất tươi cho đơn vị, đồng thời nó giúp cho anh em chúng mình tẩy uế ( tắm mưa ) đất bụi đã đeo bám suốt khoảng mùa khô 1980.( trung bình 2 tuần, anh em chia nhau về k'vao tắm và đem nước cho B sử dụng thêm ngoài cơ số 1 ngày 1 lít mà đại đội cấp )
cái chất tươi chính là các anh cá rô ( lạ mùa khô, khô khốc, cá đâu thấy con nào, mà cơn mưa đầu mùa lớn đổ xuống thì ở đâu cá rô ở đâu ra không biết cứ dùng 2 ngạnh lắc cố leo lên để trở về hồ, anh em cứ thế mà bốc bỏ vào cái gì đựng được là bốc anh rô bỏ vào ăn dần ) nhưng đến những cơn mưa khác, mưa cũng tràn hồ chảy xuống, nhưng kiếm đỏ mắt cũng không thấy 1 anh rô nào lội ngược bằng ngạnh để lên trên hồ, mình là dân TP, thấy lần đầu tiên quả thật lạ,là người lính nên anh em ai biết chỉ giúp cho mình hiện tượng trên, cám ơn
Logged
trung-truc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 424



« Trả lời #282 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2011, 08:19:48 pm »

. . .
cái chất tươi chính là các anh cá rô ( lạ mùa khô, khô khốc, cá đâu thấy con nào, mà cơn mưa đầu mùa lớn đổ xuống thì ở đâu cá rô ở đâu ra không biết cứ dùng 2 ngạnh lắc cố leo lên để trở về hồ, anh em cứ thế mà bốc bỏ vào cái gì đựng được là bốc anh rô bỏ vào ăn dần ) nhưng đến những cơn mưa khác, mưa cũng tràn hồ chảy xuống, nhưng kiếm đỏ mắt cũng không thấy 1 anh rô nào lội ngược bằng ngạnh để lên trên hồ, mình là dân TP, thấy lần đầu tiên quả thật lạ,là người lính nên anh em ai biết chỉ giúp cho mình hiện tượng trên, cám ơn
Cá rô và cá lóc đen (không phải cá lóc bông) có đặc tính vào cuối mùa mưa vào tháng lập đông thì chúng một số tìm đường ra sông suối. Chúng leo cả lên bờ để trườn đi. Một số thì "cố thủ" bằng cách vùi mình xuống đất hoặc chui vào bờ rồi khoét một lỗ tròn nằm ngủ chờ thời cho qua mùa nắng! Theo bản năng Trời cho thì trong cái bộng con cá nằm có lẽ do chất nhớt chúng tiết ra, nên dù đất bên ngoài khô khốc nứt nẻ nhưng bên trong bộng ấy vẫn tồn tại một thứ bùn loãng mà không bị khô khiến con cá có thể xoay sở trở mình được khi ngủ! Khi mưa xuống đất đủ độ mềm thì chúng dùi lỗ chui lên để bò theo "mùi nước" dẫn đến ao hồ, mấy con cá cái đều ôm sẵn bọc trứng để sẵn sàng duy trì nòi giống khi "đến đến đích! Lúc còn ở dưới quê, mùa khô vác xà-ben đi đào hang chuột ngoài đồng hoặc cạy đất ruộng khô bắt dế tui vẫn túm được mấy con cá "ngủ hè" trong bộng như vậy! Cheesy
Logged

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #283 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2011, 09:28:50 pm »

Hồi tôi ở Mong cua Bray lúc cuối 1979 dân K bắt đầu đi buôn .Ông chủ nhà tụi tôi ở nhờ thỉnh thoảng cũng đi buôn.cứ đi khoảng 2-3 ngày thì ông về. Và 3 thằng lính VN ở nhờ thế nào cũng cũng có quà là 1 gói Gold city.Tôi vẫn nhớ cái cảm giác ,sáng ra chưa đánh răng súc miệng .Bắn 1 điếu 85 nòng dài,nó lâng lâng,phê phê.Thật tê tái đến tận ruột gan.Còn Samit thì ít được hút lắm vì đắt hơn.Chỉ hôm nào lên trung đoàn ngoài thị trấn Mong cua Bray lãnh gạo .Tranh thủ cho thêm gạo vào đầy 3 túi cóc ,rồi đi ngang chợ đổi.Mà củng chỉ giám đổi 1gói Samit mấy thằng hút chung thôi.Những kỉ niệm nhỏ đó nhưng không bao giờ quên được.
Logged
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #284 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2011, 10:03:23 pm »

. . .
cái chất tươi chính là các anh cá rô ( lạ mùa khô, khô khốc, cá đâu thấy con nào, mà cơn mưa đầu mùa lớn đổ xuống thì ở đâu cá rô ở đâu ra không biết cứ dùng 2 ngạnh lắc cố leo lên để trở về hồ, anh em cứ thế mà bốc bỏ vào cái gì đựng được là bốc anh rô bỏ vào ăn dần ) nhưng đến những cơn mưa khác, mưa cũng tràn hồ chảy xuống, nhưng kiếm đỏ mắt cũng không thấy 1 anh rô nào lội ngược bằng ngạnh để lên trên hồ, mình là dân TP, thấy lần đầu tiên quả thật lạ,là người lính nên anh em ai biết chỉ giúp cho mình hiện tượng trên, cám ơn
Cá rô và cá lóc đen (không phải cá lóc bông) có đặc tính vào cuối mùa mưa vào tháng lập đông thì chúng một số tìm đường ra sông suối. Chúng leo cả lên bờ để trườn đi. Một số thì "cố thủ" bằng cách vùi mình xuống đất hoặc chui vào bờ rồi khoét một lỗ tròn nằm ngủ chờ thời cho qua mùa nắng! Theo bản năng Trời cho thì trong cái bộng con cá nằm có lẽ do chất nhớt chúng tiết ra, nên dù đất bên ngoài khô khốc nứt nẻ nhưng bên trong bộng ấy vẫn tồn tại một thứ bùn loãng mà không bị khô khiến con cá có thể xoay sở trở mình được khi ngủ! Khi mưa xuống đất đủ độ mềm thì chúng dùi lỗ chui lên để bò theo "mùi nước" dẫn đến ao hồ, mấy con cá cái đều ôm sẵn bọc trứng để sẵn sàng duy trì nòi giống khi "đến đến đích! Lúc còn ở dưới quê, mùa khô vác xà-ben đi đào hang chuột ngoài đồng hoặc cạy đất ruộng khô bắt dế tui vẫn túm được mấy con cá "ngủ hè" trong bộng như vậy! Cheesy

Lại nói chuyện về bắt cá, ngày ấy, em ở quê cũng đi bắt cá, nhưng "bắt" kiểu sau: Sớm dậy, khoảng 4h mò ra các chỗ người ta đặt hom, rọ, đó...rồi lẳng lặng trút khoảng 1/3 mang về(lịch sự chưa các bác)?

Nhưng bây giờ mới nghe các đàn anh từng chinh chiến ở Âm leng, Khơ vao kể mới thấy kinh: Cũng khoảng giờ ấy, khoảng ngày ấy, các huynh cùng mò ra suối, trút sạch cá của ai đó, còn các cái bẫy thú rừng thì chỉ lấy tối đa mỗi bẫy 1 con miễng Huh Dân bản địa sau vài bữa cũng biết, nhưng...không ý kiến gì Grin
 (Các đàn anh tệ quá) Grin Angry Huh
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #285 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2011, 12:29:27 am »

hehe sau này chẳng thấy các loại thuốc trên nữa chỉ có rùm đo , chây chùm nia của K , khoảng năm 88 thấy có jet , hero . Lính ở đơn vị chiến đấu thì các loại có cán là hàng quí hiếm , chủ yếu hút thuốc rê , thuốc củi , rể lục bình , lá cây chó đẻ  Grin
Dân nghiện thuốc thì ai cũng có hộp quẹt , chuyện hết sức bình thường vậy mà hồi đó chỉ có anh nuôi có 1 cái mà lúc cháy lúc không , vấn xong điếu thuốc kiếm lửa cũng mệt , nghèo quá là nghèo .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #286 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2011, 12:31:58 am »

 **************88
  Loại 3 con số mà bạn Ledvu hỏi chính là 111 ,( tuơng đuơng 85 nòng dài Gold City ) - loại thuốc bình dân , dưới cơ Samit , không mấy phổ biến  .
 Trên Samit là Krongtheap , mắc gần gấp đôi Samit . Nhưng cũng không sẵn hàng cho lắm !
  Samit thì cũng chỉ chủ yếu là Samit xanh .
 " Samit nói ít hiểu nhiều "  giá trị của 1 thời  " điếu thuốc làm đầu câu chuyện ... nhờ vả , làm ơn ... "
 Chưa có  " Văn hóa phong bì " như sau này .
"Samit nói ít hiểu nhiều", câu nói của một thời và của vạn thời! Những ngày bên K, đơn vị hễ có tết nhất thì nhất định phải có 1 gói để "hút cho thơm râu", các bác CCB có nhớ không?

Còn câu này nữa, "Samit xanh nói hoài anh không hiểu, Samit đỏ nói nhỏ anh cũng nghe" !!! Samit xanh là loại không có đầu lọc, hút nặng nên nói không hiểu, còn loại đỏ đầu lọc, vô góc nói nhỏ nhỏ thôi đủ hiểu rồi, mà có loại Samit đỏ xuất khẩu thì khỏi nói cũng hiểu hết, hí hí ...

Đây là một trong những gói Krong Thip đầu lọc của Thái mà bác Svailo nói đây:


Thuốc lá ba số (111) hình như của Mỹ (có phải loại này không, hay loại hộp cứng, yta262 chưa từng thấy ở bên K nên không dám khẳng định):


Còn đây là của cây nhà lá vườn ta:
Mai nội địa (tiêu chuẩn chiến sĩ QK7):

Đà Lạt xanh (tiêu chuẩn hạ sỹ quan QK7):

Đà Lạt đỏ (tiêu chuẩn hạ sỹ quan QK7):

Điện Biên xanh (tiêu chuẩn sỹ quan):

Điện Biên đỏ (tiêu chuẩn sỹ quan):

Sapa (tiêu chuẩn sỹ quan):

Tam Đảo  (tiêu chuẩn sỹ quan):

Sông Cầu đầu lọc (tiêu chuẩn cán bộ trung cao):
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Năm, 2011, 01:03:18 am gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #287 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2011, 12:46:44 am »

hôm nay thứ bảy, ngày 28/05/2011, mưa một trận quá đã, nước mưa tràn vào trong tận nhà ngập tới hơn 1 tấc nước, không lo nghĩ để chặn nước vào nhà mà lại ngồi thần nhớ lại trận mưa lớn trên chốt 48...

Đọc bài của bác sapaco mà tôi mãi bâng khuâng trong dạ từ chiều đến giờ. Kỷ niệm của tôi về mưa luôn gắn liền với chiến trường:

Đầu mùa mưa năm 79 chúng tôi đánh nhau với Pốt ở phum Không tên (hướng Cao Mê-lai) dưới cơn mưa đầu mùa tầm tả. Cùng với cơn mưa đầu mùa đó là màn đánh cối của Pốt vào đội hình phòng thủ của chúng tôi. Trong cơn mưa tôi chứng kiến rõ ràng hình ảnh người chiến sĩ thông tin tay cầm tổ hợp hét to trong mưa đạn để xin cối chi viện của tiểu đoàn. Và lẫn trong đó là tiếng hô chỉnh pháo của bộ binh. Thời điểm đó tôi mới có mặt ở chiến trường được 3 tháng thôi Embarrassed

Đầu mùa mưa 80 tôi ở phum Sophi chứng kiến sau cơn mưa đêm thật lớn, từng đoàn người dân Sophi kéo nhau ra đồng ruộng để bắt bù tọt về làm thức ăn.

Đầu mùa mưa 81 chúng tôi ở "Giếng Đá" Don Thomo khá nhàn nhả. Nuôi vịt xiêm thả rông trong giao thông hào xâm sấp nước.

Đầu mùa mưa 82 chúng tôi lăn lưng ra xây dựng lán trại làm căn cứ hành quân ở Nong Mắc Hê Hay (thời đó chúng tôi cứ gọi nhầm đó là cứ Năm sấp).
Logged
sapaco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 847


« Trả lời #288 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2011, 07:26:02 am »

'' cơn mưa sống của người lính B 2 K 11 ''
đặt tên cho bài viết của mình, đúng như tâm trạng của anh em chiến sĩ B 2, cách đây 31 năm ( còn mấy tháng mới đủ, vì trận này xảy ra vào tháng 11, ngày 28/11/1980 )
theo tin quân báo, đài kỹ thuật của ta dự đoán là: pốt lên quyết tâm hốt gọn chốt 48 bằng bất cứ giá nào, vì đây chính là cái gai của chúng trong giai đoạn này vì chốt 48: đưa đón cán bộ điều nghiên cứ 175 của chúng, cái nút chặn khi pốt muốn mò về k'vao, svai chếch...
tháng 11 bên đất nước chùa tháp năm đó, mưa hầu như đã chấm dứt từ tháng 9, lúc này việc nước uống & sinh hoạt trông chờ vào việc tiếp tế từ tiểu đoàn đưa lên trên chốt, nước khi được đưa lên đổ tất tần tật  vào cái  s'tẹc 3 khối và bấm khóa kỷ càng do BCH đại đội giữ, và hàng ngày cấp phát cho mỗi cán bộ chiến sĩ của các B là 1 lít, ý mình muốn nói, mưa được quả là hiếm ở thời gian này.
Do đó nhiệm vụ cấp thiết bây giờ là phải có lực lượng tiền tiêu nống xa khỏi đội hình khoảng 2 -3 cây số, nhiệm vụ này giao cho 2 B bộ binh của đại đội đảm nhận, các B tăng cường như: 12,8, cối 82, ĐK không có súng được ở trong trận địa chốt, sẵn sàng tiếp ứng khi đội hình tiền tiêu xa nổ súng chạm địch, nghĩa là B 1 & B 2 luân phiên thay nhau làm nhiệm vụ, khi nào hết báo động thì về trạng thái củ '' B 3 chốt độc lập cách đội hình hơn cây số hướng từ tiểu đoàn lên ''
từ khi nhận nhiệm vụ này, 2 B liên tục thay nhau tiền tiêu từ xa và rồi tính chủ quan xảy ra vì chưa lần nào phát hiện những động thái như: điều nghiên, tập kích hướng tiền tiêu của đơn vị mà 2 B đảm nhận.
ngày 28/11/1980, 5 giờ sáng anh em B 2 đã lục tục cơm nước và nhận 2 cục cơm vắt từ anh nuôi, hôm nay quân số B đi chỉ có 6 anh em '' mình phụ trách trái ĐH 10 quyền B trưởng, B41 Hùng người Đồng nai là nhóm 1, nhóm 2 gồm Dũng ho người Nhà bè B 40 và Tạo giữ AK, nhóm 3 Đức người quận 3 giữ RPĐ và Thọ Thuận hải AK, Lanh người Hà Nam Ninh sốt từ chiều qua nên phân công ở lại chốt.
khi tiếp nhận xong đội hình chốt tiền tiêu của B 1 thì trời vẫn chưa sáng, mình bố trí khác với đội hình B1, tức là dâng cao hơn 1 chút, lấn sang trái khoảng 40 mét vì địa hình địa vật tốt hơn cho ẩn nấp và bắn trả khi có địch, hôm đó trời oi và nóng hầm hập, mình chọn vị tí ngũ và canh được khi ánh mặt trời xuyên qua ô trống giữa tàn lá là rọi thẳng vào mặt là phải thức, khi thức thì thời gian lúc này cũng gần , đảo một vòng ở 2 nhóm kia thì trời ơi cái chủ quan như mình đã nói, ngũ ngũ hết, không ai cảnh giác , cảnh giới gì hết, lúc này pốt mò vào là chắc chắn cổ lìa hết, đánh thức và động viên: thôi ngũ đã rồi, giờ là lúc pốt nó hay mò vào, cơm đi và cảnh giác cao nhé, đừng ngũ nữa, cẩn thận đấy, và mình về chổ nhóm ...
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Năm, 2011, 07:39:17 am gửi bởi sapaco » Logged
ledvu
Thành viên
*
Bài viết: 212



« Trả lời #289 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2011, 08:17:15 am »

Ngày đó bên K tiêu chuẩn lính thì có khi thì Mai, Đà Lạt, Vàm Cỏ, Lao Động, ngày tết thì gói du lịch hay Đà Lạt có cán. Mấy thứ thuốc gốc ngoài Bắc thì chưa từng được biết. Đơn vị của tui ngày đó cũng hay bẫy cá rô để cải thiện khi mưa xuống ruộng luá ngập nước. Mà đỉa đâu mà ra nhiều thế không biết, mỗi lần phải lội ruộng là phải đi ào ào để né đỉa. Nhiều khi có thể thấy đỉa nó rượt theo mình. Đơn vị xây dựng chính quyền nên ở 1 chỗ, có điều kiện tăng gia trồng luá. Thu họach xong được ăn gạo luá mới ngon thật là ngon, không như thứ gạo cũ sạn đem từ VN sang.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM