Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 05:39:00 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức Preah Vihear NHỚ và QUÊN (phần 2)  (Đọc 139483 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
b40b41
Thành viên
*
Bài viết: 74


« Trả lời #70 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2014, 06:19:10 pm »

Anh Trần Phú ơi,con này khi mùa nắng ở K thì nó theo các vạt đất ẩm ướt vùi mình xuống đó để qua mùa nắng hạn,mà mùa khỏ bên K đất thường nứt nẻ nhưng đào sâu thì nó lại ẩm   Chổ em đóng quân nó là vậy ạ,không biết chổ khác ra sao Khi mưa xuống con này ngoi lên thì ta lại lầm tưỡng là nó từ dưới hang ngoi lên,khi mưa nhiều thì chúng thường tụ lại bắt cặp với nhau,kêu uềng-oang suốt đêm ,có một vủng nước nhỏ có khi tụi em bắt hơn 50 con,con này bình thường thì nhỏ nhưng khi có ai đụng vào thì BỤNG lại phình to ra ,nhưng không độc ,lưng có hai sọc vàng hoặc không có tuỳ con
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #71 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2014, 06:59:37 pm »

Anh Trần Phú ơi,con này khi mùa nắng ở K thì nó theo các vạt đất ẩm ướt vùi mình xuống đó để qua mùa nắng hạn,mà mùa khỏ bên K đất thường nứt nẻ nhưng đào sâu thì nó lại ẩm   Chổ em đóng quân nó là vậy ạ,không biết chổ khác ra sao Khi mưa xuống con này ngoi lên thì ta lại lầm tưỡng là nó từ dưới hang ngoi lên,khi mưa nhiều thì chúng thường tụ lại bắt cặp với nhau,kêu uềng-oang suốt đêm ,có một vủng nước nhỏ có khi tụi em bắt hơn 50 con,con này bình thường thì nhỏ nhưng khi có ai đụng vào thì BỤNG lại phình to ra ,nhưng không độc ,lưng có hai sọc vàng hoặc không có tuỳ con


                 Chào các bác! Tranphu341 rất cảm ơn bạn b4b41 đã giải thích về loại động vật quý hiếm. Đúng là con này thì Tranphu341 cũng gặp rồi nhưng chắc chưa bao giờ được thưởng thức.

                Chúc các bác vui vẻ tiếp tục với những đều nhớ -quên của mình!
Logged
Vixuyen-hg
Thành viên
*
Bài viết: 260


« Trả lời #72 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2014, 07:30:19 pm »

Chào các Bác các Anh
Thế là có đáp án làm em đoán già đoán non mấy ngày nay
Eo ơi con đó mà k cũng ăn được quê em cho gà vit ngang nó sài không hà
Giờ thì con gì cũng ăn được nếu ..đ
Các Bác tiếp tục đi ạ ....,cho em theo với thăm chiến trường k
Kính chúc các Bác mạnh khỏe vạn sự như ý
Logged
phas
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1311


một thời trận mạc ....


« Trả lời #73 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2014, 09:13:31 pm »

Chào các Bác các Anh
Thế là có đáp án làm em đoán già đoán non mấy ngày nay
Eo ơi con đó mà k cũng ăn được quê em cho gà vit ngang nó sài không hà
Giờ thì con gì cũng ăn được nếu ..đ
Các Bác tiếp tục đi ạ ....,cho em theo với thăm chiến trường k
Kính chúc các Bác mạnh khỏe vạn sự như ý
đặc sản của dân miên và dân thái lan đấy . ở cửa khẩu osamech của kampuchia buổi sáng ra có cả một chợ buôn con này , con nào mà to ngon thi dân k mua về ăn , còn đâu khi cửa khẩu thái lan bắt đầu mở họ mang tất cả sang thái lan  bán . ở các chợ bên thái con ẽnh ương này  họ tẩm ướp sau đó họ sâu bốn , năm con vào họ nướng bán ở cổng chợ ngon ra phết .
Logged

KRALANH ,CHOONGKAN, SAMRONG ,NÚI CÓC !   NHỮNG ĐỊA DANH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !
MỘT THỜI TRẬN MẠC !!!
phas
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1311


một thời trận mạc ....


« Trả lời #74 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2014, 09:23:51 pm »

còn đây cũng là một món khoái khẩu của người k
Logged

KRALANH ,CHOONGKAN, SAMRONG ,NÚI CÓC !   NHỮNG ĐỊA DANH KHÔNG BAO GIỜ QUÊN !
MỘT THỜI TRẬN MẠC !!!
vanviet86
Thành viên
*
Bài viết: 210


« Trả lời #75 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2014, 09:35:19 pm »

    Chào các bác cựu đã ghé thăm Ký ức Preah vihear. Có các bác topic này sôi động, vui hẳn lên. Cám ơn các bác nhiều.
     Hồi còn ở bên ấy AE lính K mình những lúc thực phẫm khan hiếm, có Anh thường hay nói "cứ con gì mà đưa cái lưng lên trời là ăn được hết". Nói vui vậy chứ còn em thì con nào thấy ngon thì ăn còn không biết hoặc thấy hơi ghê ghê thì thà nhịn chứ không dám đụng vào !
     - Hôm trước SungCANON nhắc tới gà làm vanviet86 tôi cũng có đôi dòng về kỉ niệm gà rừng để các bác nghe chơi !
     Lúc bấy giờ C2D14 hầu như Tiểu Đội nào cũng có một bầy gà đông đúc với một cái chuồng thật đẹp và chắc chắn để tránh chồn và mèo rừng. Gà nuôi để thịt khi thực phẫm khan hiếm,, để bồi dưỡng những lúc ốm sốt, để dành cho những khi có bạn ghé thăm và nhất là lúc trong Tiểu Đội có Anh nào về chính sách thì đêm đó phải thịt gà thật nhiều, đãi hết cả ĐV liên hoan một bữa cháo gà chia tay để ngày hôm sau mang ba lô lên đường về đất Mẹ.
     Bầy gà C2 nhiều là thế, nhưng mỗi sáng thức dậy, tiếng gà nuôi gáy cũng thưa thớt không râm ran, giòn giã bằng tiếng của bầy gà rừng nơi triền dông 606.
     Có lần sáng sớm tôi vác ba lô lên Chùa thay trực, vì đi có một mình nên âm thần, chậm rãi. Vừa  leo lên triền dông vài mươi thước bỗng nghe tiếng xào xạc trước mặt. Nhìn lên, một đôi gà trống mái đang vờn với nhau, quá gần...Tôi gạt khóa an toàn cây AK, quỳ xuống nổ cái đùng, con gà trống lật tại chỗ, còn gà mái bay cái ào mất dạng.Vậy là ngày lên Chùa thay ca trực, có thêm con gà rừng cho anh em, lòng cũng thấy vui vui...
     Tánh tôi thì thích những khi về ĐV đi với Anh Lợi săn thú rừng lớn vui hơn, còn chuyện gà, thỏ thì đi rừng gặp đâu bắn đó, xem như chuyện vặt, chẵng để ý làm gì !
     Giữa năm 87 ĐV có một đợt bổ sung quân số. Biên chế về A chỉ huy của tôi là ĐH Tân quê ở Diên Khánh,Khánh Hòa ở D16 chuyển về, cũng là lính 86. Tay này hồi ở nhà cũng làm rừng, làm rẫy nên qua mấy ngày ở C2 Tân nghe tiếng gà rừng gáy nhiều, nhất là buổi sáng sớm và xế chiều, hắn cứ nằng nặc đòi tôi dẫn đi để bắn gà rừng, rồi tôi cũng chiều lòng dẫn Tân đi, chủ yếu là hướng dẫn địa hình, chứ tôi không mê và cũng không đủ kiên nhẫn ngồi rình, phục đợi gà ra để bắn.
     Tôi tưỡng vì mới về ĐV mới nên Tân buồn, kiếm chuyện đi bắn gà rừng cho vui thôi, nào ngờ sau mới biết là tay này mê thiệt. Cứ xế chiều ngày nào ĐH Tân cũng một mình xách súng lên triền dông ngồi đợi gà rừng.
     Rồi sự kiên nhẫn ấy cũng được bù đắp. Thỉnh thoảng nghe tiếng súng nổ, một lát sau là thấy hắn xách chiến lợi phẫm về, cứ thế đều đặn vài ba hôm thì ĐH Tân bắn được một con gà đem về cải thiện.
     Nhưng được hai, ba lần thôi.Bị ráp quá bầy gà rừng đân ra nhát, chúng dạt đi chỗ khác, còn ĐH Tân suốt cả tuần không được con nào, đâm ra buồn, không đi bắn gà rừng được, trông hắn thật tội nghiệp như người "mất sổ gạo"...hì..hì... Thấy vậy tôi mới ngồi với Tân, bày mưuu tính kế. Cuối cùng rồi cũng ra phương án. Sáng hôm sau hai thằng tôi vác dao vào sát chân núi tìm một trãng trống, phát sạch tranh cỏ, đợi mấy ngày sau cỏ,tranh khô châm lửa đốt dọn sạch, xong hai thằng tôi rải gạo vào bãi trống đó rồi về, tránh lui tới, vài ngày sau lên thăm thấy gạo vẫn còn, tụi tôi rãi châm thêm...
     Một buỗi sáng tôi nghe Tân reo lên :- Bầy gà rừng về rồi...rồi nó dõng tai chỉ về chân núi, tôi nghe tiếng gà rừng gáy. :- Thằng quỹ, tưỡng chuyện gì...!
     Rồi niềm vui của hắn đã trở lại, nhưng lần này thì kinh nghiệm hơn, những khi bắn một phát dù trúng hay trật gà rừng là Tân cũng phải xách súng về sau khi vung vào bãi trống đó một nắm gạo, yên tĩnh, vài ngày sau lên phục tiếp, không thể thường xuyên hàng ngày được. Cứ như thế vài ngày cũng được một con gà rừng và cũng từ ấy ĐH Tân cũng mang chết cái tên TÂN Gà..
     Còn bãi đất trống dưới chân núi Preah vi hear, mùa nắng cũng như mùa mưa lúc nào cũng phát hoang sạch sẽ, làm ngạc nhiên cho những người đi ngang qua.:- Không biết ai phát hoang để làm chi mà không thấy trồng trỉa gì...?
     Đọc đến đây chắc là SungCANON đã nghe vọng lại tiếng gáy của gà rừng nơi chân núi của Đến Preah vihear ngày nào...! Bắc nồi nước sôi lên để nấu cháo gà rừng đi bạn...
Logged
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #76 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2014, 06:11:09 am »

Bác 2B giải thích như nhà động vật học, chắc cùng ăn cùng ở với nhân dân nhiều lắm nên mới rành 6 câu như vậy. Grin
Ếch nhái, ễnh ương là những con sống nửa trên cạn, nửa dưới nước, phải có nước nó mới sống được, mà mùa khô của CPC, nhứt là khang lơ, thì lấy đâu ra miếng nước nào.
Nhưng chừng 1 - 2 cây mưa xuống, nước vừa đọng vũng, thì ếch, nhái, ễnh ương, bù tọt đồng loạt cất tiếng kêu thật não nùng ai oán (lời bài vọng cổ).
Nói nó từ trong hang hay từ đất chui lên nghe rất hợp lý vì hằng hà sa số, lớn nhỏ đủ cỡ, không thể từ 1 vài cái giếng cạn nước hiếm hoi, hoặc từ Biển Hồ hành quân thần tốc lên được.
Cách mấy con lưỡng cư này "ngủ hè" quả độc đáo, nhưng nói thiệt, tui chưa thấy được tận mắt cảnh này, dù tui cũng ở chung với bác. Huh
Logged
Lethao1394
Thành viên
*
Bài viết: 418


« Trả lời #77 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2014, 03:02:33 pm »

Chào các Bác các Anh
Thế là có đáp án làm em đoán già đoán non mấy ngày nay
Eo ơi con đó mà k cũng ăn được quê em cho gà vit ngang nó sài không hà
Giờ thì con gì cũng ăn được nếu ..đ
Các Bác tiếp tục đi ạ ....,cho em theo với thăm chiến trường k
Kính chúc các Bác mạnh khỏe vạn sự như ý
   Chào bác Vixuyen-hg và tất cả ae trên trang Preah-vihear  !
   cũng vì cái con đó mà bọn em bị cối60 nhà mình dập cho một trận chạy vắt chân lên cổ.Những ngày cuối của năm 1986 ,sau đợt nằm ở viện C18 E 94 vì sốt huyết cầu tố,đơn vị cắt cử công tác nhẹ như "Y lệnh" là tăng cường cho tổ đài Q53 trên cao điểm 545.Có thể hiểu là lên đài để "an dưỡng"Vì đơn vị còn một số công trình cầu, đường vận động cho xe cơ giới chi viện các khu vực  lân cận rất nặng nề .Nhưng thực tế sáng sáng khi sương mù chuẩn bị tan thì tôi phải leo lên cây đài,Đài là 1 cây sao cao nhất trong tất cả các cây khác để dễ quan sát.Vì mới khỏi bệnh,người thiếu máu trầm trọng(bao nhiêu hồng cầu trong máu bị trùng sốt rét phá vỡ đào thải ra ngoài theo đường tiểu,nên mới có tên sốt rét đái huyết cầu tố) mà lên tới "chuồng cu" thì mấy lần muốn rơi khỏi cây do xây xẫm mặt mày.Những ae khác thì thay nhau tắm giặt, lấy nước.vv.
   Có một ngày sau cơn mưa bấc chiều cuối năm tổ đài có tôi cùng anh Cườm và mấy ae bộ binh C5 ra suối tắm giặt lấy nước như mọi khi.cũng con suối đá giữa 545 và 562 đầy kỉ niệm này.sau khi tắm lấy nước vào cal nhựa xong đâu đó ,,anh em men theo suối bắt nhái, ễnh ương,chằng hiu bù toot... bắt hết .Quá mê say nên trời đã tối mà chưa chịu về.một anh bộ binh còn hi sinh đôi dép râu để đốt lên làm đuôc  thắp sáng.Chính vì ngọn đuốc này mà trong đơn vị nhìn thấy thấp thoáng cứ tưởng rằng pốt đốt lửa nên ông Tiến C trưởng C5 cho cối giã ra ..Nghe tiếng đề pa của cối trong đơn vỉ ae cứ tưởng có tình huống tác chiến xảy ra nên vội vàng chạy về,khi nghe cối rớt trên đầu mới biết  sự thật.Khi chạy về đến gần trạm gác  của B1 ngay cửa ra hành lang tuân biên bèn la lớn cho ae biết khỏi bị bắn lầm.Vụ này ông Tiến chỉ nhắc nhe khi sáng hôm sau lên BCH C5 uống trà.Vị này người Tam kỳ-Quảng Nam rất dễ mến trong sinh hoat nhựng chỉ huy tác chiến rất nghiêm khắc.
    Còn  hơn 2 kí ễnh ương, nhái,chằng hiu hỗn hợp  ae đem chần nước sôi mổ bụng làm sạch  chăt bàn tay bàn chân,phi hành ớt xào lăn .Một nữa bằm nhỏ cho vào nồi cháo,một nữa dành làm mồi nhậu với "rượu thô".Tuy mình không dùng được món này nhưng ae thì khen đáo để. một kỉ niệm  nhỏ tràn về khi các chiến binh nhắc đến ễnh ương cóc nhái.!!!
Logged
Vixuyen-hg
Thành viên
*
Bài viết: 260


« Trả lời #78 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2014, 03:41:01 pm »

Chào các bác các anh chiến trường k
Các bác cứ tiếp tục đi ạ em theo từng bước với các bác
Cá bác ở chiến trường k sướng hơn bọn em ở BGPbB
 năm 84-89 mặt trận Vị xuyên -Hà tuyên
Ngày cải thiện bữa ăn ngon lành chẳng bù cho bọn em ở tổ quốc
Mà chẳng có giống gì con gì  mà cải thiện chỉ có bột đá trộn cơm
Nước tải từng can lên uống và xúc miệng thôi Cuôc chiến tàn khốc
Xưa nghe thành quảng tri ác liệt  chúng tôi còn ác liệt hơn gấp nhiều lần , ở quảng tri còn có chỗ trú hầm sâu giao thông hào có chỗ trú cũng có chốt . Chứ chúng cũng chốt nằm trên chốt trên vách đá bám đá ăn ngủ với đá
Phải nói nơi đây là công trường khai thác đá là lò nung vôi  bột đá bay lơ lửng muôn nơi chỗ nào cũng có
Gặp trận mưa nước trút xuống Hoà với bột đá trắng như sữa mẹ hòa cùng máu đỏ của Anh em mình hy sinh trên chốt tiền tiêu & Anh em vận tải , sau cơm mưa trời lại sáng cơm mưa gột rửa sạch những gì còn vương bám trên đá chỉ còn lại những người lính bám đá bám đất giữ từng tấc đất tấc đá để rồi lại tiếp tục lớp bụi đá trước trôi đi tiếp lớp mới trên chốt pháo địch bắn dữ đội chúng tấn công chiếm chốt ta và bọn Tàu giành nhau từng m đất m đá mất chốt pháo ta lại táng vào nơi đó cứ thế hai bên bắn vào đó bắn nhiều quá thành nông trường khai thác đá thành lò vôi của thế kỷ chẳng có còn vật nào sống nổi
 chỉ có một con là sống ...........
Logged
Lethao1394
Thành viên
*
Bài viết: 418


« Trả lời #79 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2014, 07:02:45 pm »

   Cảm ơn Vixuyen-hg thật nhiều! bác đã cho ae chúng tôi cảm được sự ác liệt của tuyến đầu tổ quốc những năm 84-89.Tuy nhiên chúng tôi đang tự sướng với những gì sướng được khi làm lính "xuất ngoại"còn chiến trường nào cũng có sự ác liệt của riêng nó.Tôi cũng thường vào thăm nhà của mấy bác nhưng chỉ đọc và cảm thôi,chứ không dám tham gia vì chưa rõ lắm Grin.Mong được đọc nhiều để hiểu hơn về CTBGPB !!!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM