Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 14 Tháng Năm, 2024, 05:35:52 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức Preah Vihear NHỚ và QUÊN (phần 2)  (Đọc 139482 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ngoc180561
Thành viên
*
Bài viết: 556


« vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2014, 10:50:02 am »

Bạn nguyenduyhong mở topic Ký ức Preah Vihear NHỚ và QUÊN được ít bữa rồi đi an dưỡng mất tiêu, để anh em tụi tôi tiếp quản, tranh thủ thời gian, cố gắng vận dụng ký ức bị lãng quên vì thời gian, hì hụi viết lách 2 năm 9 tháng rồi cũng hết 60 trang topic. Hôm nay xin phép mod binhyen1960 và mạn phép bạn nguyenduyhong, mình mở tiếp phần 2 này để anh em MT579 chúng ta có đất mà tiếp tục hàn huyên, ôn lại những kỷ niệm của một thời chiến đấu gian khổ nhưng hào hùng trên đất bạn.
Logged
SungCANON
Thành viên
*
Bài viết: 460


« Trả lời #1 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2014, 11:09:51 am »

CÓ NHÀ MỚI rồi.
 cứ phát huy DÂN CHỦ thôi. BÁC NGỌC ôi.
lính 307 mà, còn 1 người cũng đánh. huống hồ có đến mấy anh em thì 1 trận địa vững chải anh ạ. Grin Grin Grin
Logged
vanviet86
Thành viên
*
Bài viết: 210


« Trả lời #2 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2014, 11:11:04 am »

     Chúc mừng Bác Ngoc 180561 kịp thời mở phần 2  để AE  có được ngôi nhà mới. Chúc toàn thể các bác tươi vui, viết khỏe để Preah vihear ngày càng sinh động, tràn  đầy kỉ niệm, thắm tình đồng đội, là ngôi nhà chung của những cựu binh đã từng sống chiến đấu, công tác nơi này...
     Nào! Chúng ta cùng CHÚC MỪNG TÂN GIA    Grin.. Grin
Logged
ngoc180561
Thành viên
*
Bài viết: 556


« Trả lời #3 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2014, 11:14:52 am »

Mừng TÂN GIA, post hình phụ nữ lên cho ngôi nhà của chúng ta thêm tươi mát.
Bạn vanson307, khi mình qua K thì F bộ đã chuyển từ Chhep lên Xaem, e94 đứng chân thay ở Chhep từ 80 đến 82 mới dời lên trên phum Pou. Không biết thời gian F bộ đóng ở Chhep thì d14 của bạn ở đâu, có hay lên huyện chơi không. Nếu thường ra huyện chơi chắc bạn biết người này, đây là chị Sỏi (Kim Saroi) cán bộ phụ nữ huyện, chị này ở chung với em Đa (Olavi Rađa) y tá huyện, hai chị em sống chung một nhà kề bên Ủy ban huyện, đều là dân Phnom Penh bị PP lùa về, có học nên nói chuyện thú vị lắm. Mình lúc đó ở Đội Văn nghệ Trung đoàn, tụi mình thường tay đàn, tay súng trốn ra nhà hai chị em chơi, hai chị em cũng thích tụi mình, mỗi lần tụi mình ra là tổ chức nấu nướng, ăn uống, hát hò, nhảy múa vui lắm. Phía sau tấm ảnh này còn có mấy chữ loằng ngoằng như giun chị viết tặng mình nữa đó. Ôi kỷ niệm thật là khó quên, thấy chị Sỏi này đẹp không các bạn? cứ như là diễn viên Ấn Độ ấy nhỉ?
Logged
SungCANON
Thành viên
*
Bài viết: 460


« Trả lời #4 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2014, 12:08:08 pm »

Mừng TÂN GIA, post hình phụ nữ lên cho ngôi nhà của chúng ta thêm tươi mát.
Bạn vanson307, khi mình qua K thì F bộ đã chuyển từ Chhep lên Xaem, e94 đứng chân thay ở Chhep từ 80 đến 82 mới dời lên trên phum Pou. Không biết thời gian F bộ đóng ở Chhep thì d14 của bạn ở đâu, có hay lên huyện chơi không. Nếu thường ra huyện chơi chắc bạn biết người này, đây là chị Sỏi (Kim Saroi) cán bộ phụ nữ huyện, chị này ở chung với em Đa (Olavi Rađa) y tá huyện, hai chị em sống chung một nhà kề bên Ủy ban huyện, đều là dân Phnom Penh bị PP lùa về, có học nên nói chuyện thú vị lắm. Mình lúc đó ở Đội Văn nghệ Trung đoàn, tụi mình thường tay đàn, tay súng trốn ra nhà hai chị em chơi, hai chị em cũng thích tụi mình, mỗi lần tụi mình ra là tổ chức nấu nướng, ăn uống, hát hò, nhảy múa vui lắm. Phía sau tấm ảnh này còn có mấy chữ loằng ngoằng như giun chị viết tặng mình nữa đó. Ôi kỷ niệm thật là khó quên, thấy chị Sỏi này đẹp không các bạn? cứ như là diễn viên Ấn Độ ấy nhỉ?
CANON cũng xin HAPPY NEW TÂN GIA!!!
 hehe thế ra hôm nay  mới biết ANH NGOC cũng dã từng có CHỊ VÀ BẠN ở bển...!? nếu có dịp anh đưa mọi người{co CANON nhé} di CHHEP 1 chuyến.  vừa thăm CHỊ vừa tìm về nơi xưa đi anh ơi!
 còn mấy chử GIÔNG NHƯ GIUN ấy em tạm dịch là A NÚ XA MẠ RY. hehe xạo sự chút đỉnh . nói tào lao nhưng trúng tùm lum...
chắc chị ấy nay đã GIÀ lắm rồi nhỉ? E94 ngày xưa nằm ở chổ SƯ BỘ 315 sau này hả anh?
Logged
vanson307
Thành viên
*
Bài viết: 388


« Trả lời #5 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2014, 01:35:29 pm »

Mừng TÂN GIA, post hình phụ nữ lên cho ngôi nhà của chúng ta thêm tươi mát.
Bạn vanson307, khi mình qua K thì F bộ đã chuyển từ Chhep lên Xaem, e94 đứng chân thay ở Chhep từ 80 đến 82 mới dời lên trên phum Pou. Không biết thời gian F bộ đóng ở Chhep thì d14 của bạn ở đâu, có hay lên huyện chơi không. Nếu thường ra huyện chơi chắc bạn biết người này, đây là chị Sỏi (Kim Saroi) cán bộ phụ nữ huyện, chị này ở chung với em Đa (Olavi Rađa) y tá huyện, hai chị em sống chung một nhà kề bên Ủy ban huyện, đều là dân Phnom Penh bị PP lùa về, có học nên nói chuyện thú vị lắm. Mình lúc đó ở Đội Văn nghệ Trung đoàn, tụi mình thường tay đàn, tay súng trốn ra nhà hai chị em chơi, hai chị em cũng thích tụi mình, mỗi lần tụi mình ra là tổ chức nấu nướng, ăn uống, hát hò, nhảy múa vui lắm. Phía sau tấm ảnh này còn có mấy chữ loằng ngoằng như giun chị viết tặng mình nữa đó. Ôi kỷ niệm thật là khó quên, thấy chị Sỏi này đẹp không các bạn? cứ như là diễn viên Ấn Độ ấy nhỉ?
  Chúc mừng các anh em Preah Vihear- F307 anh hùng đã mở quán khách mới " Ký ức Preahvihear nhớ và quên' p2.

 Nhân dịp khai trương, kính mời các đồng đội gần xa tham gia, ghé thăm ngôi nhà mới của anh lính rừng núi Đông bắc K. Chúc toàn thể các anh em đồng đội luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #6 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2014, 03:47:57 pm »


              Chào bác chủ! Tranphu341 xin được chúc mừng bác chủ Preah Viahe đã xay dựng ngôi nhà Phần 2. Trong Phần 1 mặc dù không comnent nhiều. Song Tranphu341 vẫn thường xuyên ghé thăm ngôi nhà của Bác chủ. Hóng nghe những câu chuyện thật hay và thật hấp dẫn. Các bác các đồng đội đã và vẫn đang ôn lại một quá khứ thật hào hùng của thời trai trẻ cùng những bùng bình súng đạn.

             Tranphu341 muốn các bác NHỚ THẬT NHỚ CHẲNG THỂ NÀO QUÊN Được những tháng năm gian khổ mà hào hùng đó.

              Xin được chúc mừng gia chủ- Xin được chúc mừng các bác!
Logged
SungCANON
Thành viên
*
Bài viết: 460


« Trả lời #7 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2014, 07:19:46 pm »

vâng các bác. KÝ ỨC PRETVIHIAR Sẻ là 1 kỉ niệm đáng nhớ của những người đả trải qua, và sẻ tạo ấn tương khó quên với những người chưa trãi qua bằng những câu chuyện có thật 100%..!
Logged
vanson307
Thành viên
*
Bài viết: 388


« Trả lời #8 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2014, 10:48:33 pm »

vâng các bác. KÝ ỨC PRETVIHIAR Sẻ là 1 kỉ niệm đáng nhớ của những người đả trải qua, và sẻ tạo ấn tương khó quên với những người chưa trãi qua bằng những câu chuyện có thật 100%..!
 Bạn @ngoc180561 có hỏi vanson307 thời kỳ f307 đóng quân tai Chep tôi xin kể những mảnh rời, vụn vặt của những ngày tháng cách đây đã hơn 35 năm.
   Khi cuộc chiến tranh biên giới Tây nam nổ ra, lúc đó là vào khoảng năm 1977-1978. Vanson307 số hên, sau 3 tháng huấn luyện tại quân trường D3/ E584/QK3 để chuẩn bị bổ sung cho các đơn vị chiến đấu thuộc biên giới Tây nam thi một biến cố đã xảy ra.  Số là đúng khi có lệnh của Quân khu xuống thì cái tiểu đoàn 3 của tôi lai bị thiếu quân số trầm trọng. Một lý do có lẽ không có gì có thể bao biện được đó là cả tiểu đoàn đã bị bốc hơi mất cả trăm chiến sỹ. Lý do lại rất chi là đơn giản, đó là các chú lính mới sau khi huấn luyện xong đã tìm trăm phương ngàn kế để tự thưởng phép cho mình( mà để gọi cho đúng từ  đó là ĐÀO NGŨ). Tiểu đoàn của VS khi đó đóng quân trong một bản làng hẻo lánh tại huyện miền núi Lạc sơn/ Hà sơn bình nên việc đào ngũ khá là dễ dàng. Do đó khi các tiểu đoàn khác đều lên tàu để vào Nam thì các lính của đơn vị D3 của tôi mới lục tục có mặt. Với nhận thức kỷ luật như vậy thi đơn vị chiến đấu nào dám nhận. Nhưng đã huấn luyện xong rồi thì vẫn phải sử dụng thôi. Quân khu khi ấy đành cho các lính về các đơn vị trực thuộc của mình, một toán thì đi học lái xe, một số học nghiệp vụ quản lý, tài vụ,y tá vv... Số anh em kém nhất thì đi về các đơn vị làm nuôi quân hay chán nhất đi chăn bò. Vậy là VS số đỏ được về học lái xe tại trường lái xe QK3, lúc đó đang đóng tại thị trấn Sao đỏ( bây giờ là thi xã Chí linh) thuộc tỉnh Hải hưng. Nói chung là thời gian học lái xe theo kiểu Trung quốc này có nhiều chuyện rất hay nhưng do không ăn nhập với topic này nên xin gác lại để tiếp mạch câu chuyện tại sao VS tránh trời không khỏi nắng để lại có mặt tại biên giới Tây nam vào những ngày cuối năm 1978 dữ dôi năm xưa ấy.
      Khoảng thời gian cuối năm 1978, đại đội trưởng của C6/ khóa 26/ Trường lái xe-QK3. lúc đó là ông Cao bá Chu. Ông là người Vĩnh bảo- Hải phòng, một người chỉ huy xuất phát là lái xe của Trường sơn những năm tháng chống Mỹ rất nghiêm khắc, hét ra lửa. Phải nói là những năm 70 của thế kỷ trước được là lái xe  có lẽ là niềm mơ ước của không biết bao nhiêu chàng trai trẻ các bạn ạ. Ông Chu thông báo cho chúng tôi biết, đơn vị chọn được khỏang 50 người, đặc cách sát hạch trước để đi làm nhiệm vụ, bổ sung lái xe cho chiến trường QK5. Thế là sát hạch, sau đó được đơn vị cho về phép khoảng một tuần. Xe đơn vị chờ sẵn, cùng với khoảng 500 anh em cùng khóa chúng tôi thuộc các đại đội xe khác tập trung lên tàu tại Ga Thường tín. Thế là tạm biệt miền bắc, tạm biệt trường lái xe thân yêu, con tàu nhắm thẳng biên giới Tây nam bon tới.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Sáu, 2014, 01:02:28 pm gửi bởi vanson307 » Logged
SungCANON
Thành viên
*
Bài viết: 460


« Trả lời #9 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2014, 11:10:45 pm »

vâng các bác. KÝ ỨC PRETVIHIAR Sẻ là 1 kỉ niệm đáng nhớ của những người đả trải qua, và sẻ tạo ấn tương khó quên với những người chưa trãi qua bằng những câu chuyện có thật 100%..!
  Bạn @ngoc180561 có hỏi vanson307 thời kỳ f307 đóng quân tai Chep tôi xin kể những mảnh rời, vụn vặt của những ngày tháng cách đây đã hơn 35 năm.
   Khi cuộc chiến tranh biên giới Tây nam nổ ra, lúc đó là vào khoảng năm 1977-1978. Vanson307 số hên, sau 3 tháng huấn luyện tại quân trường D3/ E584 để chuẩn bị bổ sung cho các đơn vị chiến đấu thuộc biên giới Tây nam thi một biến cố đã xảy ra.  Số là đúng khi có lệnh của Quân khu xuống thì cái tiểu đoàn 3 của tôi lai bị thiếu quân số trầm trọng. Một lý do có lẽ không có gì có thể bao biện được đó là cả tiểu đoàn đã bị bốc hơi mất cả trăm chiến sỹ. Lý do lại rất chi là đơn giản, đó là các chú lính mới sau khi huấn luyện xong đã tìm trăm phương ngàn kế để tự thưởng phép cho mình( mà để gọi cho đúng từ  đó là ĐÀO NGŨ). Tiểu đoàn của VS khi đó đóng quân trong một bản làng hẻo lánh tại huyện miền núi Lạc sơn/ Hà sơn bình nên việc đào ngũ khá là dễ dàng. Do đó khi các tiểu đoàn khác đều lên tàu để vào Nam thì các lính của đơn vị D3 của tôi mới lục tục có mặt. Với nhận thức kỷ luật như vậy thi đơn vị chiến đấu nào dám nhận. Nhưng đã huấn luyện xong rồi thì vẫn phải sử dụng thôi. Quân khu khi ấy đành cho các lính về các đơn vị trực thuộc của mình, một toán thì đi học lái xe, một số học nghiệp vụ quản lý, tài vụ,y tá vv... Số anh em kém nhất thì đi về các đơn vị làm nuôi quân hay chán nhất đi chăn bò. Vậy là VS số đỏ được về học lái xe tại trường lái xe QK3, lúc đó đang đóng tại thị trấn Sao đỏ( bây giờ là thi xã Chí linh) thuộc tỉnh Hải hưng. Nói chung là thời gian học lái xe theo kiểu Trung quốc này có nhiều chuyện rất hay nhưng do không ăn nhập với topic này nên xin gác lại để tiếp mạch câu chuyện tại sao VS tránh trời không khỏi nắng để lại có mặt tại biên giới Tây nam vào những ngày cuối năm 1978 dữ dôi năm xưa ấy.
      Khoảng thời gian cuối năm 1978, đại đội trưởng của C6/ khóa 26 lúc đó là ông Cao bá Chu. Ông là người Vĩnh bảo- Hải phòng, một người chỉ huy xuất phát là lái xe của Trường sơn những năm tháng chống Mỹ rất nghiêm khắc, hét ra lửa. Phải nói là những năm 70 của thế kỷ trước được là lái xe  có lẽ là niềm mơ ước của không biết bao nhiêu chàng trai trẻ các bạn ạ. Ông Chu thông báo cho chúng tôi biết, đơn vị chọn được khỏang 50 người, đặc cách sát hạch trước để đi làm nhiệm vụ, bổ sung lái xe cho chiến trường QK5. Thế là sát hạch, sau đó được đơn vị cho về phép khoảng một tuần. Xe đơn vị chờ sẵn, cùng với khoảng 500 anh em cùng khóa chúng tôi thuộc các đại đội xe khác tập trung lên tàu tại Ga Thường tín. Thế là tạm biệt miền bắc, tạm biệt trường lái xe thân yêu, con tàu nhắm thẳng biên giới Tây nam bon tới.
tiep di bac VAN SON OI. mổi người có 1 cách tiêp cận chiến trường. mổi ngươi 1 vẻ mười phân vẹn mười./ hihi. đẻ rồi cung có mặt ở PRETVIHIAR.!!!!!!!!
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM