Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Sáu, 2024, 02:39:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Điểm tin quân sự tổng hợp  (Đọc 287560 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyenhoangcema
Thành viên
*
Bài viết: 2087


AK 47


« Trả lời #550 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2012, 10:00:18 am »

Nga: MRLS Tornado-G sẽ thay thế cho các tổ hợp Smerch và Uragan

Sau khi hoàn thành gia đoạn thử nghiệm cấp quốc gia vào cuối năm 2012, tổ hợp pháo phản lực bắn loạt (MRLS) Tornado-G sẽ thay thế hoàn toàn các đơn vị Grad, Smerch và Uragan tới năm 2020. Thông tin nói trên đã được tờ báo Nga Izvestia đăng tải dẫn theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga. Hiện tại, quân đội Nga đang duy trì khoảng 600 tổ hợp MRLS. Nhiều dòng MRLS đã hết tiềm năng nâng cấp. MRLS Tornado chuyển giao cho quân đội Nga sẽ bao gồm 3 phiên bản: Tornado-G sử dụng đạn rocket 122 mm, Tornado-U – 220 mm và Tornado-S là 300 mm. Ngoài ra, MRLS Tornado cũng có thể sử dụng đạn rockets của tổ hợp Grad, Smerch và Uragan.


MRLS Tornado-G

Tornado có thể sử dụng thế hệ đạn rokets mới có tầm bắn tăng 2,5 lần. MRLS mới cũng được trang bị thiết bị trinh sát và đầu đạn tấn công mới. Ngoài ra, tổ hợp pháo phản lực này có thể phóng các dòng tên lửa đạn đạo và hành trình tùy theo nhiêm vụ chiến đấu. Toàn bộ cơ cấu phóng của pháo phản lực Tornado được đặt trên khung cơ sở xe tải 4x4 bánh hơi BAZ-6950 và giá thành của mỗi tổ hợp là 32 triệu rúp. Đầu tháng 4-2012, phát ngôn viên Quân khu phương Nam quân đội Nga, Igor Gorbulya, tuyên bố sắp được tiếp nhận 20 tổ hợp Tornado-G để thay thế cho các đơn vị pháo phản lực Grad và MRLS mới sẽ tham gia duyệt binh vào ngày 9-5 tới tại thành phố Rostov-on-Don. Trong năm 2012, quân đội Nga dự kiến sẽ mua 36 tổ hợp Tornado-G.

Nguồn http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/115/115/115/187325/Default.aspx
Logged

Việt Nam long live
(Sống ở trên đời chả sợ, thì sợ gì chết. Chết đã không sợ thì... ngoài vợ ra còn sợ cái gì nữa.)
nguyenhoangcema
Thành viên
*
Bài viết: 2087


AK 47


« Trả lời #551 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2012, 10:03:19 am »

Australia lùi kế hoạch mua F-35 Lightning II trong 2 năm tới

Bộ Quốc phòng Australia đang xem xét lùi kế hoạch mua 12 chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 Lightning II sang 2 năm tới. Trang tin Flightglobal dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith, việc mua F-35 của nước này sẽ được lùi sang giai đoạn 2014-2015. Australia sẽ tiết kiệm được khoảng 1,64 tỉ USD nếu quyết định nói trên chính thức được thông qua. Theo chương trình nâng cấp không quân Project Air 6000, Australia dự kiến mua tới 75 chiến đấu cơ F-35. Quốc gia châu Đại Dương đã đặt mua 2 chiếc F-35 phục vụ quá trình đào tạo phi công và sẽ tiếp nhận chúng trong năm 2014. Các máy bay nói trên sẽ được triển khai tại Mỹ để tiện cho công tác hậu cần.


Ảnh minh họa/ Internet

Cuối tháng 3-2012, lãnh đạo chương trình F-35 của hãng Lockheed Martin, Tom Burbage, tuyên bố, F-35 chuyển giao cho Australia sẽ có giá thành trung bình 70 triệu USD/máy bay. Cụ thể, các máy bay chuyển giao lô đầu tiên sẽ có mức giá cao hơn, nhưng các lô máy bay F-35 về sau sẽ có mức giá thành thấp hơn. Trong tương lai gần, Lockheed Martin sẽ nâng định mức sản xuất F-35 lên 4 máy bay/tháng. Hiện tại, giá thành của phiên bản F-35A là 187,6 triệu USD/đơn vị và kế hoạch mua 2.443 chiến đấu cơ loại này của quân đội Mỹ ước đạt 382 tỉ USD. Đầu tháng 5-2012, Nhật Bản đã đặt mua 4 chiến đấu cơ F-35 và trang bị kèm theo trị giá 10 tỉ USD. Nhiều khả năng giá trị cao của đơn hàng này liên quan tới khả năng chuyển giao công nghệ chế tạo dòng chiến đấu cơ thế hệ 5 này cho Nhật.

Nguồn
Logged

Việt Nam long live
(Sống ở trên đời chả sợ, thì sợ gì chết. Chết đã không sợ thì... ngoài vợ ra còn sợ cái gì nữa.)
nguyenhoangcema
Thành viên
*
Bài viết: 2087


AK 47


« Trả lời #552 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2012, 10:17:13 am »

Philippines tăng cường hiện đại hóa quân đội

Một cơ quan nghiên cứu chính sách an ninh Mỹ vừa đưa ra danh mục đề xuất các loại vũ khí hiện đại mà Philippines cần sớm trang bị. Danh mục trên được đưa ra chẳng bao lâu sau khi Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario ngày 2.5 tuyên bố nước này cần bổ sung thêm các loại vũ khí hạng nặng để bảo vệ chủ quyền. Ngày 5.5, tờ The Philippine Star dẫn bài phân tích từ giới chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu an ninh CNAS (Mỹ) đề xuất các loại khí tài mà Manila nên trang bị.  Theo đó, Philippines nên bổ sung thêm 48 chiến đấu cơ F-16 được nâng cấp, tàu hộ tống với vũ khí tối tân cùng khinh hạm hiện đại, tàu tấn công nhanh, tàu quét mìn và từ 4 - 6 tàu ngầm. Nghiên cứu nhận định rằng đây là lựa chọn cần thiết dành cho Philippines trong bối cảnh những căng thẳng xung quanh các tranh chấp trên biển Đông đang gia tăng. Bài viết cho rằng mức đầu tư trên có thể vượt quá khả năng tài chính của Philippines nên nước này cần tìm kiếm sự hỗ trợ hiện đại hóa quân sự từ Nhật Bản và Hàn Quốc.

 

Các chuyên gia Mỹ nhận định Philippines cần trang bị chiến đấu cơ F-16 - Ảnh: Af.mil

Ngoài ra, chuyên gia của CNAS cũng đánh giá việc Tổng thống Philippines Benigno Aquino III chi ra 395 triệu USD, kể từ khi tiếp nhận cương vị lãnh đạo nước này, để hiện đại hóa quân đội là cần thiết. Theo CNAS, ông Aquino đang xúc tiến kế hoạch mua một số chiếc F-16 và trang bị thêm các máy bay huấn luyện kiêm chiến đấu cơ hạng nhẹ. Chuyên gia của CNAS cũng tiết lộ Manila năm 2011 đã tái khởi động chương trình mua 2 tàu đổ bộ hiện đại vốn bị đình trệ trước đây và tìm cách trang bị tên lửa đối hạm Harpoon có tầm bắn 120 km. Hồi đầu tháng 3, The Philippine Star dẫn lời phát ngôn viên lực lượng không quân Philippines cho hay nước này vừa nhận 4 trong đơn hàng 8 chiếc trực thăng chiến đấu đa nhiệm W-3 Sokol trị giá 130 triệu USD. Vào tháng 1, Manila từng công bố các kế hoạch tăng cường khí tài quân sự. Khi đó, Bloomberg dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin nói sẽ ký với người đồng cấp Ý Giampaolo Di Paola một thỏa thuận mua vũ khí của nước này gồm chiến đấu cơ, máy bay tuần tra và radar giám sát bờ biển. Bên cạnh đó, Manila sẽ tham khảo thêm vũ khí của Anh, Pháp, Hàn Quốc và Tây Ban Nha để trang bị cho quân đội Philippines. Cũng trong tháng 1, Thứ trưởng Quốc phòng Philippines Hernando Manalo tuyên bố nước này dự định chi hơn 2 tỉ USD từ năm 2012 - 2020 cho việc hiện đại hóa quân đội. Trong một diễn biến khác, website chính thức của Bộ Ngoại giao Philippines ngày 5.5 đưa tin ngoại trưởng nước này Albert del Rosario vừa gặp gỡ TTK LHQ Ban Ki-moon tại Mỹ. Theo đó, trong cuộc gặp, hai ông khẳng định tầm quan trọng của những biện pháp hòa bình trong việc giải quyết các tranh chấp chủ quyền dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Nguồn http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120505/philippines-tang-cuong-hien-dai-hoa-quan-doi.aspx
Logged

Việt Nam long live
(Sống ở trên đời chả sợ, thì sợ gì chết. Chết đã không sợ thì... ngoài vợ ra còn sợ cái gì nữa.)
nguyenhoangcema
Thành viên
*
Bài viết: 2087


AK 47


« Trả lời #553 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2012, 10:21:35 am »

Nga thay thế tư lệnh hải quân

Ngày cuối cùng tại vị, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã ký sắc lệnh mãn nhiệm tư lệnh hải quân Nga hiện tại và bổ nhiệm tư lệnh mới, theo RIA Novosti ngày 6-5.


Tân tư lệnh hải quân Nga Viktor Chirkov - Ảnh: RIA

Tổng thống Dmitry đã bổ nhiệm phó đô đốc Viktor Chirkov thay thế vị trí tư lệnh hải quân của đô đốc Vladimir Vysotsky. Đô đốc Vysotsky, 57 tuổi, đã nắm giữ vị trí này gần năm năm. Tân tư lệnh hải quân Chirkov, 52 tuổi, từng là chỉ huy hạm đội Baltic trước khi được bổ nhiệm chức vụ mới. Sau khi nhậm chức, ông Chirkov cho biết ưu tiên của mình là xây dựng hạm đội hải quân Nga. “Điều quan trọng nhất với nước Nga là xây dựng một hạm đội với sự ủng hộ của tổng thống và những người cùng ý chí” - ông Chirkov trả lời Hãng tin RIA.

Trong một động thái tương tự hồi cuối tháng 4, ông Medvedev đã quyết định cho tư lệnh không quân Alexander Zelin thôi chức. Thượng tướng Zelin, 59 tuổi, đã giữ chức vụ này gần năm năm qua, cùng giai đoạn mà không quân được trang bị máy bay và thiết bị mới lần đầu tiên kể từ khi Liên Xô tan rã. Theo Đài tiếng nói nước Nga đưa tin ngày 6-5, Tổng thống Medvedev cũng đã bổ nhiệm thiếu tướng Viktor Bondarev làm tư lệnh lực lượng không quân. Ông Zelin làm cố vấn cho bộ trưởng quốc phòng Nga. Chủ tịch hội đồng quan hệ công chúng thuộc Bộ Quốc phòng Nga Igor Korotchenko cho biết việc thay đổi nhân sự này là điều bình thường. “Hành động của ông Medvedev sẽ mở ra con đường cho các chuyên viên quân sự mới và trẻ hơn”. Các quan chức quân sự cao cấp của Nga thường nghỉ hưu ở tuổi 60.

Nguồn http://tuoitre.vn/The-gioi/490515/Nga-thay-the-tu-lenh-hai-quan.html
Logged

Việt Nam long live
(Sống ở trên đời chả sợ, thì sợ gì chết. Chết đã không sợ thì... ngoài vợ ra còn sợ cái gì nữa.)
nguyenhoangcema
Thành viên
*
Bài viết: 2087


AK 47


« Trả lời #554 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2012, 10:29:46 am »

Triều Tiên kiên quyết phát triển hạt nhân

Ngày 6-5, CHDCND Triều Tiên một lần nữa thể hiện sự kiên quyết, không nhượng bộ của mình trong vấn đề hạt nhân khi tuyên bố họ sẽ tiếp tục đẩy mạnh các chương trình hạt nhân và tên lửa.


Chủ tịch Kim Jong Un  Ảnh: AP

Quốc gia này cũng bác bỏ lời kêu gọi từ năm nước thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc là Mỹ, Anh, Trung Quốc, Nga và Pháp về việc CHDCND Triều Tiên nên “kiềm chế các hành động có thể gây ra sự quan ngại về vấn đề an ninh trong khu vực, bao gồm bất kỳ vụ thử nghiệm hạt nhân nào”. Trong tuyên bố hôm nay 6-5, Bộ Ngoại giao CHDCND Triều Tiên đã gọi lời kêu gọi của năm nước thành viên trên là "hành động phạm pháp”, vi phạm chủ quyền và quyền khai thác không gian hòa bình. CHDCND Triều Tiên cũng cho rằng chính năm nước trên mới là những nước thực hiện các cuộc thử nghiệm hạt nhân và sở hữu vũ khí hạt nhân nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. “Với vũ khí hạt nhân tự vệ, chúng tôi sẽ kiên trì bảo vệ nền độc lập và thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân để xây dựng một quốc gia thịnh vượng và hùng mạnh”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao CHDCND Triều Tiên cho hay.

* Truyền thông Hàn Quốc và Nhật Bản ngày 6-5 đưa tin nhà lãnh đạo trẻ CHDCND Triều Tiên Kim Jong Un có kế hoạch tới thăm thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc cuối năm nay. Theo tờ Nihon Keizai (Nhật Bản), Kim Yong Il - người phụ trách quan hệ quốc tế của CHDCND Triều Tiên - đã có chuyến công du tới Bắc Kinh vào cuối tháng 4. Tại đây ông Kim đã chuyển tới Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào lời đề nghị tới thăm Trung Quốc của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un. Giới truyền thông nhận định Chủ tịch Kim Jong Un đang muốn thắt chặt thêm mối quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, đồng minh của CHDCND Triều Tiên và cũng là nhà viện trợ lớn nhất cho nước này. Về phần mình, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào hoan nghênh kế hoạch tới thăm Bắc Kinh của ông Kim Jong Un và cũng thể hiện mong muốn CHDCND Triều Tiên kiềm chế hoạt động thử nghiệm hạt nhân, tập trung vào các vấn đề cải cách nền kinh tế để xóa đói giảm nghèo.

Trong khi Bình Nhưỡng và Bắc Kinh khá thân thiện, quan hệ giữa CHDCND Triều Tiên và nước láng giềng Hàn Quốc lại đang rất căng thẳng. Thậm chí, hôm qua 5-5, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak đã ví Triều Tiên như “một đứa trẻ thiếu giáo dục” khi không chịu nghe lời khuyến cáo của cộng đồng quốc tế về vấn đề tên lửa hạt nhân.

Nguồn http://tuoitre.vn/The-gioi/490512/Trieu-Tien-kien-quyet-phat-trien-hat-nhan.html
Logged

Việt Nam long live
(Sống ở trên đời chả sợ, thì sợ gì chết. Chết đã không sợ thì... ngoài vợ ra còn sợ cái gì nữa.)
nguyenhoangcema
Thành viên
*
Bài viết: 2087


AK 47


« Trả lời #555 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2012, 10:35:00 am »

Triều Tiên: Tên lửa, hạt nhân và lương thực

Từ giữa tháng 3, trước câu hỏi liệu Bình Nhưỡng sẽ phóng “vệ tinh” hay không, ông Kim Jong Un đã trả lời bằng một quả tên lửa Taepo Dong-2 phóng đi lúc 6g39 sáng 12-4.  Vài ngày sau, ông Kim lại khiến dư luận đặt câu hỏi tiếp là liệu ông sẽ thử hạt nhân hay không? Chọn lựa tên lửa, hạt nhân có ý nghĩa gì trong tình hình thiếu thốn lương thực hiện nay?


Xe chở tên lửa tại cuộc diễu binh kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành ngày 15-4 - Ảnh: Reuters

“Bản thân tôi, trong tư cách tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, đã công khai yêu cầu họ chớ dấn thêm một bước khiêu khích nào nữa, kể cả việc thử hạt nhân” - ông Ban Ki Moon đã phát biểu như thế tuần trước tại New Delhi (1). Truyền thông quốc tế đã đăng tải liên tục những bức ảnh vệ tinh chụp căn cứ thử hạt nhân của Triều Tiên và đợi xem ông Kim có “bấm nút” hay không. Tất cả những “đợi chờ” này xuất phát từ những suy luận rằng vụ “phóng vệ tinh” thất bại đã khiến ông phải nghĩ đến thử hạt nhân.

Từ thất bại tên lửa đến đe dọa hạt nhân

Bộ Tư lệnh phòng không Bắc Mỹ (NORAD) trong mẩu tin ngắn (2) đã cho biết quả tên lửa được kỳ vọng là để đẩy “vệ tinh” của ông Kim lên không gian vẫn chỉ là một quả Taepo Dong-2 mà tầng một của nó đã rơi xuống Hoàng Hải cách Seoul 165km về phía tây, các tầng còn lại đã phát nổ và không có mảnh vụn rơi xuống đất liền. Mẩu tin thông tấn xã KCNA của Triều Tiên còn ngắn hơn: “Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên đã phóng vệ tinh ứng dụng lần đầu Kwangmyongsong-3 tại trạm phóng vệ tinh Cholsan lúc 7 giờ 38 phút 55 giây hôm thứ sáu. Vệ tinh quan sát đã không vào được quỹ đạo dự trù” (3).

Hai mẩu tin quá ngắn trên của NORAD và KCNA không như mong muốn của ông Kim Jong Un là phải dài hơn nữa để thuật lại “kỳ tích thử vệ tinh” nhằm đánh dấu việc ông vừa được đại hội lần thứ tư Đảng Lao động Triều Tiên bầu làm bí thư thứ nhất, đồng thời để kỷ niệm 100 năm ngày sinh người sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành. Mẩu tin của NORAD giống như một cáo phó mới nữa cho công nghiệp tên lửa của Triều Tiên, do lẽ vụ thử lần này không khá hơn vụ thử lần thứ nhất ngày 5-7-2006, cũng thất bại chỉ 35 giây sau khi được khai hỏa (4). Và vụ thử lần thứ nhì ngày 5-4-2009 có kết quả khá hơn một chút là bay qua đầu Nhật Bản và rơi xuống Thái Bình Dương!

Sáu năm trời ròng rã để cải tiến kỹ thuật, giải được bài toán làm sao cho các tầng của tên lửa đừng tan như xác pháo cũng chẳng giúp tên lửa Taepo Dong “nhúc nhích” thêm được là bao, lần này cũng chỉ bay được suýt soát một phút, hơn lần trước khoảng 20 giây. Ba ngày sau, trong diễn văn đọc tại cuộc diễu hành khổng lồ của quân đội, ông Kim đã không nhắc gì đến sự cố này song cũng đưa ra một nhắn gửi: “Ưu thế quân sự và kỹ thuật không còn là độc quyền của bọn đế quốc, đồng thời đã qua rồi những ngày mà kẻ thù có thể đe dọa và đòi khống chế CHDCND Triều Tiên với các quả bom A”. Những đồn đoán về một khả năng thử hạt nhân ra đời từ phát biểu này.

Tinh thần Songun và Juche quyết thắng

Những vụ “phóng vệ tinh” hay thử hạt nhân này mang ý nghĩa chính trị vô cùng sâu sắc trong hệ thống tư tưởng chính trị của Triều Tiên chứ không đơn giản chỉ là những quả pháo bông mừng ông Kim Jong Un lên ngôi. Thông cáo ngày 16-3 của Ủy ban Công nghiệp không gian Triều Tiên nhấn mạnh rằng “đây sẽ là một sự thể hiện gây ấn tượng của sức mạnh CHDCND Triều Tiên như là một quốc gia xã hội chủ nghĩa độc lập dựa trên tinh thần Juche tự lực. Tên lửa (Unha-3) sẽ là sản phẩm 100% từ tài nguyên của CHDCND Triều Tiên, sử dụng lao động sáng tạo của các nhà khoa học và công nhân Triều Tiên”.  Đó là một sự vuốt ve tâm lý cả những người lãnh đạo lẫn dân chúng vốn luôn trung thành đọc báo, nghe đài theo KCNA: “Không một nước nào trên thế giới lại có thể độc lập và tự túc đến thế! Chương trình không gian Mỹ lệ thuộc nặng nề vào chuyên môn của nhà khoa học tên lửa phát xít Đức Werner Von Braun. Nước Anh thì không có phương tiện phóng vệ tinh của riêng mình, phải lệ thuộc nơi các nước khác như Mỹ. Tên lửa Unha-3 sẽ là thành quả đầy tự hào của nền kinh tế quốc dân độc lập của CHDCND Triều Tiên, một thành quả đầy tự hào của tinh thần Juche và Songun”. Những tự hào lặp đi lặp lại trên càng khẳng định rằng tinh thần tự lực tự cường để tự mình làm chủ số phận (Juche) và tinh thần “quân đội trên hết” (Songun) vẫn không hề suy suyển ở đất nước 24,5 triệu dân đang thiếu ăn này.

Lương thực hay tự ái?

Mới tháng 4 năm nay, World Food Program (WFP - Chương trình lương thực thế giới) - một tổ chức quốc tế hợp tác với Triều Tiên từ năm 1990 và làm công việc theo dõi, hỗ trợ giải quyết tình hình lương thực ở đây - đã khởi động một chiến dịch tiếp tế khẩn cấp nhằm vào 3,5 triệu trẻ em, phụ nữ, người lớn tuổi gặp khó khăn nhất. Khó khăn lương thực của Triều Tiên được WFP mô tả như sau: “Một đánh giá nhanh tình hình vào tháng 2 và tháng 3-2011 đã cho thấy hơn 6 triệu người cần hỗ trợ thực phẩm trong năm 2011. Đánh giá này cho thấy các kho lương thực của hệ thống phân phối lương thực của nhà nước đã bị cạn xuống còn gần bằng không. Đến tháng 6, khẩu phần mễ cốc hằng ngày chỉ còn 150g/người, chỉ bằng 1/4 khẩu phần mà chính phủ mong muốn cung cấp” (5).  Có nhiều lý do giải thích sự thiếu thốn lương thực triền miên này. Tuy dân số chỉ 24,5 triệu người sống trên một diện tích 120.538km2, song hầu hết lại là đồi núi cách nhau bởi những thung lũng sâu và hẹp nên diện tích trồng trọt được chỉ là 22,4%. Đáng ngại nhất là thời tiết luôn khắc nghiệt nên chỉ có 1,66% diện tích được canh tác thường xuyên, đó là chưa kể thiếu phân bón do cấm vận hoặc do lao động tập thể năng suất kém.

Trong bối cảnh thiếu thốn đó, hai mệnh đề trong diễn văn của ông Kim hôm 15-4 trong khuôn khổ cuộc duyệt binh rất đáng ngẫm nghĩ: (1) “Quyết tâm của Đảng Lao động Triều Tiên là làm sao cho nhân dân chúng ta vượt qua mọi khó khăn để sống mà không còn phải thắt lưng buộc bụng”; (2) “Đảng Lao động Triều Tiên và chính phủ sẽ nối tay với bất cứ ai thật sự muốn tái thống nhất đất nước”. Phải chăng đã đến lúc êkip lãnh đạo phải đề cập đến nhu cầu thiết thực là làm sao để dân chúng Triều Tiên được “thôi thắt lưng buộc bụng” cũng như nhắc lại khát vọng tái thống nhất đất nước, ngay trong buổi đại lễ đó của quân đội? Thế nhưng, bên cạnh tín hiệu ít ỏi đó vẫn là những đe dọa trả đũa “bè lũ phản bội Lee Myung Bak” từ mấy tháng qua sau khi Hàn Quốc “chọc giận” bằng cách chỉ trích đại lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh ông Kim Nhật Thành. Có một phép thử xem ông Kim Jong Un sẽ chọn điều gì. Đó là liệu trước (và ngay sau) cuộc đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ - Trung lần thứ tư diễn ra vào ngày 3 và 4-5-2012, ông Kim có cho thử hạt nhân? Việc Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong Il, ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, sang gặp ông Hồ Cẩm Đào hôm 23-4 có tác động gì đến những quyết định ở Bình Nhưỡng?
_________
(1) Reuters, Fri, Apr 27, 2012
(2) http://www.norad.mil/News/2012/ 041212.html
(3) DPRK's Satellite Fails to Enter Its Orbit, April 13, KCNA
(4) http://www.globalsecurity.org/wmd/world/dprk/td-2.htm
(5) http://www.wfp.org/countries/korea-democratic-peoples-republic-dprk

Nguồn http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/Van-de-Su-kien/Quoc-te/490302/Trieu-Tien-Ten-lua-hat-nhan-va-luong-thuc.html
Logged

Việt Nam long live
(Sống ở trên đời chả sợ, thì sợ gì chết. Chết đã không sợ thì... ngoài vợ ra còn sợ cái gì nữa.)
nguyenhoangcema
Thành viên
*
Bài viết: 2087


AK 47


« Trả lời #556 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2012, 10:43:43 am »

Nga chế tạo laser mạnh nhất thế giới

Thiết bị laser mạnh nhất thế giới dùng để tổng hợp nhiệt hạch sẽ được chế tạo tại khu công nghệ Sarov, ở tỉnh Nizhny Novgorod.


Ông Rady Ilkayev.

Đó là thông báo của giám đốc khoa học của Trung tâm hạt nhân liên bang thuộc hãng Rosatom Rady Ilkayev. “Quyết định xây dựng thiết bị laser đã được thông qua và kể từ năm nay, tiền cho các mục đích này sẽ được cấp”, ông Ilkayev nói. Chi phí sơ bộ cho thiết bị là 45 tỷ rúp hay 1,16 tỷ euro. Tham gia thiết kế thiết bị laser là hàng chục viện nghiên cứu của Nga. Người ta đã dự kiến việc xây dựng thiết bị laser sẽ được tiến hành tại thành phố hạt nhân đóng kín Sarov (Arzamas-16 trước đây), tuy vậy, theo ông Ilkaev, tốt nhất là thực hiện bên ngoài khu vực đóng kín để các nhà khoa học bình thường, kể cả nước ngoài, có thể tiếp cận. Vị trí lắp đặt thiết bị là khu công nghệ Sarov, gần thành phố hạt nhân. Hệ thống laser sẽ có chiều dài 360 m, chiều cao hơn 30 m, công suất 2,8 MJ. Để chế tạo hệ thống sẽ sử dụng không chỉ công nghệ Nga, hơn nữa, công suất của laser sẽ mạnh hơn của thiết bị tương tự đang xây dựng bằng đầu tư quốc tế ở Pháp (khoảng 2 MJ). Laser sẽ được sử dụng để tổng hợp nhiệt hạch; các tia laser sẽ hội tụ tại một điểm nhất định, nơi sẽ tạo ra plasma. Trước đó, ông Ilkaev cho hay, thiết bị sẽ là loại lưỡng dụng.

“Một mặt, đây là yếu tố quốc phòng bởi lẽ vật lý plasma nóng mật độ cao được nghiên cứu hiệu quả nhất trên các thiết bị. Tất cả những điều này đang được sử dụng để phát triển vũ khí nhiệt hạch. Mặt khác, là yếu tố năng lượng. Hiện nay, nhiều nhà vật lý trên thế giới nêu ra ý tưởng tổng hợp nhiệt hạch bằng laser có thể thích hợp để tạo ra năng lượng của tương lai”, ông Ilkaev nói.

Nguồn http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Nga-che-tao-laser-manh-nhat-the-gioi/20125/208394.datviet

Nga nghiên cứu nhiên liệu lỏng mới cho tên lửa đẩy

NPO Energomash đang tiến hành chương trình nghiên cứu thay thế nhiên liệu động cơ tên lửa đẩy với giá cả hợp lý, độ an toàn cao. Liên hiệp khoa học sản xuất NPO Energomash đã bắt tay nghiên cứu chế tạo động cơ tên lửa mới dùng nhiên liệu mới về nguyên tắc, hỗn hợp axetilen và amoniac– acetyl. Theo các nhà nghiên cứu, việc sử dụng động cơ này sẽ cho phép giảm giá thành các lần phóng tên lửa và từ bỏ cơ sở hạ tầng đắt tiền sản xuất hydro. Các cơ sở hạ tầng phải duy trì ngay tại sân bay vũ trụ. Kết quả là sẽ hạ giá thành phóng tên lửa. Giám đốc Trung tâm tìm kiếm công nghệ mới của Liên hiệp khoa học sản xuất NPO Energomash Anatoly Likhvantsev cho biết: “Hỗn hợp axetilen và amoniac, theo những tính toán thậm chí thô thiển nhất cũng rẻ hơn hydro 20 lần, 1kg hydro giá gần 2.000 Rub, còn 1kg atsetam nhiều nhất là 100 Rub. Khi dùng 5-7 tấn thì có thể tiết kiệm một khoản đáng kể. Ngoài ra, có thể cất giữ và chuyên chở các thành phần của atsetam một cách thoải mái, còn hydro thì cần các kho chứa chuyên dùng.” Theo ông này, hỗn hợp axetilen và amoniac được lựa chọn khi tìm kiếm các chất có khả năng ổn định axetilen vốn dễ cháy nổ.


Với nhiên liệu mới, Nga sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí cho mỗi lần phóng tên lửa.

Các chất “cạnh tranh” với amoniac là metan và nước. Hai chất này, ngoài chức năng ổn định, có khả năng làm mát cao, nhưng vẫn kém amoniac vì tính làm mát của amoniac là tuyệt vời (nó thậm chí được dùng làm chất làm lạnh trong tủ lạnh). Động cơ mới dùng atsetam sẽ được chế tạo trên cơ sở động cơ dầu hoả- ôxy RD 161 và sẽ được mang thêm chỉ số ATs.  So với  động cơ cũ, động cơ atsetam sẽ có hiệu quả hơn 30% về năng lượng. Các thông số chính xác sẽ được xác định trong quá trình thử nghiệm hỗn hợp. Việc thử nghiệm sẽ bắt đầu trong năm 2012 và sẽ diễn ra trong ba năm.

Sau khi tìm ra được tỷ lệ tối ưu của axetilen và amoniac (nhiên liệu sẽ khá hiệu quả và sẽ không phát nổ do mỗi cú va đập), các nhà thiết kế sẽ xác định chính xác các thông số của động cơ. Theo các tính toán sơ bộ, động cơ mới sẽ không đòi hỏi nhiều thay đổi lắm về kết cấu, bởi vì các tính chất vật lý của atsetam không khác của dầu hoả nhiều lắm. Nhờ đó mà block tăng tốc với động cơ mới có thể lắp ngay cho các tên lửa đẩy sẵn có, đây lại là một ưu thế nữa so với phải chế tạo tên lửa mới cho động cơ này. Các nhà nghiên cứu chế tạo dự định phóng tên lửa với động cơ mới vào vũ trụ trong khoảng năm 2017-2018.  Tuy nhiên, thời hạn này sẽ phụ thuộc vào lượng kinh phí sẽ đầu tư, càng nhiều giá thử động cơ mới được chế tạo, càng nhanh chóng kiểm tra được mọi chế độ. Theo dự kiến, mẫu giá thử đầu tiên sẽ lắp đặt ở gần thành phố Sergiev Posad.

Nguồn http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Nga-nghien-cuu-nhien-lieu-long-moi-cho-ten-lua-day/20125/208617.datviet
Logged

Việt Nam long live
(Sống ở trên đời chả sợ, thì sợ gì chết. Chết đã không sợ thì... ngoài vợ ra còn sợ cái gì nữa.)
nguyenhoangcema
Thành viên
*
Bài viết: 2087


AK 47


« Trả lời #557 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2012, 10:50:28 am »

F-15E rơi ở Trung Đông

Một chiếc F-15E của Mỹ vừa bị rơi trong chuyến bay huấn luyện định kỳ ở Trung Đông. Các hoạt động điều tra loại trừ khả năng máy bay bị bắn rơi. Không quân Mỹ không tiết lộ chính xác địa điểm xảy ra vụ rơi máy bay mà chỉ cho biết tai nạn xảy ra ở vùng Tây Nam Á - một vùng địa lý rộng lớn bao gồm cả vịnh Ba Tư.

Thông cáo báo chí từ Quân đội Mỹ cho hay lực lượng giải cứu đã có mặt ở hiện trường vụ tai nạn và đang điều tra nguyên nhân. Phát ngôn viên của Không quân Mỹ, thiếu tá James Bressendorff cho hay: "Chúng tôi có thể khẳng định rằng chiếc F-15 không bị rơi bởi một vụ tấn công”. Cả 2 thành viên phi hành đoàn đã kịp nhảy dù và được đưa tới căn cứ không quân Mountain Home ở Idaho. Mẫu tiêm kích F-15 bắt đầu phục vụ trong quân đội Mỹ từ những năm 1970. Không quân nước này sở hữu chiếc F-15 E Strike Eagle đầu tiên vào năm 1988.

Nguồn http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/F15E-roi-o-Trung-Dong/20125/208302.datviet

'Quân đội Mỹ cần giữ hình ảnh'

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh báo quân đội Mỹ  cần tuyệt đối tránh xa các vụ bê bối. Ông Leon E. Panetta vừa lên tiếng cảnh báo rằng các vụ bê bối của các quân nhân Mỹ có thể trở thành mục tiêu chỉ trích của dư luận thế giới và làm tổn thương các sứ mệnh của Mỹ tại Afghanistan.

Ông Panetta đưa ra thông điệp trên khi nói chuyện với các đơn vị tại Fort Benning, Georgia, nơi ông bắt đầu sự nghiệp quân sự của mình 50 năm trước. Ông Panetta kêu gọi quân nhân "tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn ở mức độ cao nhất" và tuyệt đối  tránh các vụ bê bối quân sự, nơi mà “chỉ vài giây cũng có thể trở thành những vụ tai tiếng mang tầm quốc tế”. "Những vụ tai tiếng đó có thể ảnh hưởng đến việc thực thi các nhiệm vụ mà chúng ta đang tham gia", ông nói, "họ có thể làm tổn thương uy tín của nước Mỹ, gây tổn hại trực tiếp đến các lợi ích của chúng ta trên trường quốc tế và họ có thể bắt chúng ta phải trả giá đắt.” Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ L. Panetta nhấn mạnh, những sự cố này chỉ là một trong những trường hợp cá biệt của các quân nhân Mỹ, những người bị cho là "thiếu phán đoán, thiếu chuyên nghiệp và khả năng lãnh đạo".  Ông còn cảnh báo rằng những kẻ thù sẽ tìm cách lợi dụng những sự cố này để kích động hận thù và bạo lực chống lại Quân đội Mỹ.

Đây là lần đầu tiên ngài Panetta lên tiếng về các vấn đề mang tính cá nhân đối với các quân nhân Mỹ trong khuôn khổ chuyến thị sát tới các đơn vị quân đội. Một loạt các vụ bê bối của Quân đội Mỹ trong thời gian gần đây trở thành đề tài chỉ trích gay gắt của dư luận, gồm vụ thảm sát 17 dân thường Afghanistan, đốt kinh Korans, Thủy quân lục chiến đi tiểu vào xác quân nổi dậy và hình ảnh của những người lính đang mỉm cười đùa giỡn với những xác chết và các mảnh bộ phận cơ thể của kẻ đánh bom tự sát không thành công tại Afghanistan.

Nguồn http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Quan-doi-My-can-giu-hinh-anh/20125/208481.datviet
Logged

Việt Nam long live
(Sống ở trên đời chả sợ, thì sợ gì chết. Chết đã không sợ thì... ngoài vợ ra còn sợ cái gì nữa.)
nguyenhoangcema
Thành viên
*
Bài viết: 2087


AK 47


« Trả lời #558 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2012, 10:52:35 am »

'Tàu cá Trung Quốc có thể làm nổ tung tàu chiến Mỹ'

Nhận xét về tàu chiến thế hệ mới, tàu khu trục lớp Zumwatt của Mỹ, Chuẩn Đô đốc Trung Quốc, ông Trương Thiệu Trung cho rằng, "thế hệ tàu này không có gì đáng nói".


Chuẩn đô đốc của quân đội giải phóng Trung Hoa Trương Thiệu Trung

Thậm chí, chỉ cần được trang bị thuốc nổ, những chiếc tài cá thông thường của Trung Quốc cũng có thể tiêu diệt được loại tàu này. Ông Trương đã phát biểu như trên trong chương trình truyền hình “Quốc phòng một tuần nhìn lại” đươc phát sóng trên toàn quốc hôm 30/4. Đây là một chương trình của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc. Ông Trương giữ vai trò nhà bình luận quân sự chính cho đài này từ năm 1998.

Tàu khu trục lớp Zumwatt là một trong những thiết kế tàu chiến mới, hiện đại và đắt nhất của Hải quân Mỹ. Xung quanh lớp tàu này cũng đã nổ ra nhiều cuộc tranh cãi về vấn đề kinh phí và kỹ thuật. Trải qua nhiều lần cắt giảm ngân sách quốc phòng nhưng lớp tàu này hầu như không bị ảnh hưởng. 3 chiếc đầu tiên đang được đóng tại xưởng đóng tàu Bath Iron Work ở Maine. Chiếc tàu đầu tiên thuộc lớp này theo dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động sau 1 năm nữa.

Tàu khu trục mới đóng vai trò chủ chốt trong hệ thống vũ khí mà Hải quân Mỹ gọi là “vũ khí quyền trượng”. Đây là một phần trong chiến lược quân sự Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là để kiềm toả Trung Quốc. Theo đó, chiến lược quân sự mới của Mỹ sẽ tập trung vào năng lực tác chiến của tàu. Tàu lớp này được trang bị những công nghệ và hệ thống vũ khí hiện đại, gồm thiết kế tàng hình. Về vũ khí, tàu sử dụng pháo điện từ và hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng. Bắc Kinh rất quan tâm đến sự phát triển vũ khí Hải quân Mỹ bởi họ coi sức mạnh của lực lượng này là một trong những mối đe doạ quân sự chủ yếu đến tham vọng của Trung Quốc trong khu vực và trên thế giới.

Nguồn http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Tau-ca-Trung-Quoc-co-the-lam-no-tung-tau-chien-My/20125/208408.datviet

 Cheesy Cheesy Cheesy
Logged

Việt Nam long live
(Sống ở trên đời chả sợ, thì sợ gì chết. Chết đã không sợ thì... ngoài vợ ra còn sợ cái gì nữa.)
nguyenhoangcema
Thành viên
*
Bài viết: 2087


AK 47


« Trả lời #559 vào lúc: 07 Tháng Năm, 2012, 11:01:33 am »

Thái Lan tăng cường hợp tác quân sự với Trung Quốc
 
Thái Lan trang bị, sản xuất rocket phóng loạt Trung Quốc và đào tạo sĩ quan tàu ngầm tại Trung Quốc. Tiểu đoàn pháo binh 711 của lục quân Thái Lan đã nhận vào trang bị lô thứ hai hệ thống rocket phóng loạt Trung Quốc WS-1 cỡ 302 mm. WS-1 do hãng CPMIEC (China National Precision Machinery Corporation) của Trung Quốc phát triển.


Hệ thống rocket phóng loạt WS-1 của quân đội Thái Lan

WS-1 được trang bị một số rocket tầm bắn đến 180 km. Đó là rocket SZB-1 chứa 475 đạn con (mỗi đạn con chứa 500 phần tử sát thương), rocket mang đầu đạn phá-mảnh ZDB-2 và rocket mang đầu đạn cháy YDB-1 (24.000 hạt cháy). Thế hệ tiếp theo của WS-1 là WS-2 có tầm bắn 350 km, nhưng hệ thống này chưa được xuất khẩu.  Từ năm 1998, Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất WS-1 theo giấy phép và được đặt tên là T-300 Kasirga. Thái Lan và Trung Quốc cũng đã thỏa thuận hợp tác phát triển các hệ thống rocket phóng loạt có điều khiển. Hai bên đã đạt được thỏa thuận trong chuyến thăm Trung Quốc của phái đoàn quân sự Thái Lan do bộ trưởng quốc phòng Sukumpol Suwanatat dẫn đầu, ông này đã kêu gọi sống “cùng một gia đình” với Trung Quốc, “người thân gần gũi của Thái Lan”.


Hệ thống rocket phóng loạt DTI-1 do Thái Lan và Trung Quốc hợp tác phát triển

Đây là lần đầu tiên trong 15 năm qua, một bộ trưởng quốc phòng Thái Lan cùng tất cả các chỉ huy quân sự chủ chốt thăm Trung Quốc. Theo thỏa thuận mới, Viện công nghệ bộ quốc phòng Thái Lan sẽ cùng với Trung Quốc phát triển hệ thống rocket phóng loạt mới DTI-1G (G có nghĩa là Guided, tức có điều khiển) có độ chính xác cao và tầm bắn xa hơn các hệ thống hiện có, ông Sukumpol nói. Theo ông Sukumpol, trong dự án chung trước đó, Thái Lan và Trung Quốc đã phát triển hệ thống DTI-1 có tầm bắn 60-180 km, nhưng độ chính xác không cao. DTI-1G sẽ được phát triển trong 3 năm với chi phí 1,5 tỷ baht.

Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc, tướng Lương Quang Liệt nói với phái đoàn quân sự Thái rằng, nếu Thái Lan muốn mua vũ khí Trung Quốc thì họ sẵn sàng bán với “giá hữu nghị”. “Gần đây, giá vũ khí Trung Quốc đã tăng đáng kể. Chúng không còn rẻ như trước đây, vì vậy, chúng tôi cần phải xem xét rất kỹ”, ông Sukumpol nói. Bộ quốc phòng Thái Lan và Trung Quốc cũng thỏa thuận tiến hành tập trận chung với sự tham gia lần đầu tiên của không quân hai nước.

Một hướng hợp tác quân sự chặt chẽ hơn khác là tập trận chung hải quân với sự tham gia của 130 sĩ quan hải quân Thái Lan diễn ra ở tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc từ ngày 9-29/5/2012. Ngoài ra, liên quan đến hợp tác hải quân Trung-Thái, một nguồn tin trong bộ quốc phòng Thái Lan cho hay, các sĩ quan hải quân Thái Lan có thể được đào tạo tại Trung Quốc.

Bộ trưởng quốc phòng Thái Lan Sukumpol Suwanatat đã đề nghị đào tạo sĩ quan tàu ngầm ở Trung Quốc. Khi thăm Trung Quốc, phái đoàn quân sự Thái Lan đã thăm trường tàu ngầm ở Thanh Đảo và ở đây, ông Sukumpol đã nói rằng, đào tạo sĩ quan hải quân Thái ở Trung Quốc sẽ là một ý tưởng hay.

Phái đoàn Thái cũng đã thăm một tàu ngầm tấn công lớp Tống Type 039. Ông Sukumpol nhận xét tàu ngầm lớp Tống quá chật chội, nhưng công nghệ khá tiến bộ và cho biết Thái Lan vẫn muốn mua tàu ngầm và đang trong quá trình thu thập thông tin. Bộ quốc phòng Thái vẫn chưa quyết sẽ mua tàu ngầm mới hay đã qua sử dụng. Các sĩ quan Thái được cử đi học ở Trung Quốc trước hết sẽ phải học tiếng Hán.

Theo nguồn tin, việc đào tạo này không nên diễn giải thành là Thái Lan muốn mua tàu ngầm Trung Quốc. Bộ quốc phòng Thái Lan đã định mua 6 tàu ngầm đồ cũ của Đức trị giá 7 tỷ baht, song không được nội các chấp nhận trước thời hạn 29/2 do Berlin đặt ra. Tư lệnh hải quân Thái Surasak Roonroengrom nói rằng, hải quân Thái không có điều kiện mua các tàu ngầm mới với giá 10-20 tỷ baht/chiếc. “Tôi e là cơ hội hải quân Thái nhận được tàu ngầm đã giảm đi”, ông  Surasak nói, hàm ý hợp đồng bất thành với Đức.

Nguồn http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/thegioi/Thai-Lan-tang-cuong-hop-tac-quan-su-voi-Trung-Quoc/20125/51594.vnd
Logged

Việt Nam long live
(Sống ở trên đời chả sợ, thì sợ gì chết. Chết đã không sợ thì... ngoài vợ ra còn sợ cái gì nữa.)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM