Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Sáu, 2024, 12:21:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Điểm tin quân sự tổng hợp  (Đọc 287557 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyenhoangcema
Thành viên
*
Bài viết: 2087


AK 47


« Trả lời #480 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2012, 08:06:16 pm »

Đề xuất nhân đôi sức mạnh của 'thần chết' MQ-9

“Thần chết” MQ-9 Reaper của Không quân Mỹ sẽ có thể được nâng cấp để tăng thêm thời gian hoạt động liên tục gần 2 ngày. Theo Wired, công ty chế tạo các phương tiện không người lái nổi tiếng của Mỹ là General Atomics đã tìm ra các phương pháp mới để có thể kéo dài gần gấp đôi thời gian hoạt động cho MQ-9 Reaper bằng cách lắp thêm thùng nhiên liệu, thiết kế cánh dài hơn và gia cố các mối hàn. Với các phương pháp này, một chiếc UAV Reaper có thời gian bay từ 27 giờ lên tới 42 giờ, có thể bay liên tục trong thời gian gần 2 ngày. Điều này đã tạo ra khác biệt lớn so với những UAV mà Không quân Mỹ đang sở hữu. Về tính năng chiến đâu, MQ-9 có thể không bằng các tiêm kích như F-16, thế nhưng chắc chắn rằng, các phi công không thể thực hiện nhiệm vụ lâu bằng UAV. Một chuyến xuất kích của F-16 chỉ có thể thực hiện trong thời gian vài giờ, còn MQ-9 có thể bay đến khi nào hết nhiên liệu.


UAV do thám/tấn công MQ-9 Reaper của Không quân Mỹ.

Dự kiến, đôi cánh mới của MQ-9 Reaper sẽ được kéo dãn tới chiều dài 26,8 m (cánh cũ dài 20,12 m). Với cánh dài hơn, lực nâng sẽ được tăng lên và hiệu suất nhiên liệu sẽ được cải thiện. Bên cạnh đó, công ty dự định lắp 2 thùng nhiên liệu mới, mỗi thùng có thể chứa được 100 lít nhiên liệu, vào một số điểm treo vũ khí để kéo dài thời gian hoạt động của máy bay. Cả hai hướng nâng cấp này đều làm tăng trọng lượng của UAV, vì thế, nhà sản xuất phải tìm cách gia cố khung thân. Trong cả 3 giải pháp tăng cường khả năng chiến đấu, General Atomics tập trung nhất vào việc trang bị thêm thùng nhiên liệu phụ để UAV hoạt động lâu hơn. "Việc nâng cấp như thế là cần thiết cho khách hàng của chúng tôi", ông Frank Pace, Tổng Giám đốc công ty General Atomics nói. Việc nâng cấp sửa chữa có thể được công ty này lắp đặt ngay tại căn cứ không quân tại Afghanistan, Đông Phi và các khu vực khác trên thế giới. Để tiết kiệm ngân sách, Không quân Mỹ đã quyết định cắt giảm một nửa số UAV Reaper định mua xuống chỉ còn 24 chiếc/năm, nhưng phi đội bay vẫn muốn giữ tới 85 chiếc trực chiến trên không trong mọi thời điểm. Việc nâng cấp UAV Reaper có thể diễn ra theo từng đợt và thay thế cho loại máy bay không người lái Global Hawk đang có chi phí bảo dưỡng quá đắt. MQ-9 Reaper sẽ không bay cao như Global Hawk, nhưng nó có thể bay xa hơn với thùng nhiên liệu phụ. Tuy nhiên, cho tới nay, việc nâng cấp MQ-9 Reaper vẫn chỉ là một đề xuất, Không quân Mỹ có muốn nâng cấp hay có đủ khả năng tài chính hay không vẫn chưa được quyết định.

Nguồn http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/De-xuat-nhan-doi-suc-manh-cua-than-chet-MQ9/20124/206792.datviet
Logged

Việt Nam long live
(Sống ở trên đời chả sợ, thì sợ gì chết. Chết đã không sợ thì... ngoài vợ ra còn sợ cái gì nữa.)
nguyenhoangcema
Thành viên
*
Bài viết: 2087


AK 47


« Trả lời #481 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2012, 08:13:54 pm »

Hải quân VN xây dựng lực lượng để răn đe chính sách 'việc đã rồi'

Hải quân Việt Nam đang trong quá trình phát triển và chuyển đổi từ đội tàu có phần lạc hậu thành hạm đội quy mô nhỏ nhưng hiện đại và có sức chiến đấu cao. Prokhor Tebin Yurivich, nghiên cứu sinh thuộc Viện nghiên cứu kinh tế và Quan hệ Quốc tế thuộc Viện hàn lâm Nga có bài viết bình luận về quá trình tiến thẳng lên hiện đại Hải quân Việt Nam trong quá trình nước ta thực hiện chiến lược biển.

Việt Nam kiên trì cách tiếp cận là sử dụng hạm đội để bảo vệ lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của mình. Prokhor Yurevich Tebin, Viện Kinh tế thế giới và Quan hệ quốc tế, Viện Hàn lâm khoa học Nga có bài viết bình luận về quá trình tiến thẳng lên hiện đại Hải quân Việt Nam trong quá trình nước ta thực hiện chiến lược biển.

Dưới đây là một số nội dung bài viết:

Bối cảnh quốc tế và khu vực

Đông Nam Á là một trong những khu vực tăng trưởng nhanh nhất và phát triển năng động nhất trong những năm gần đây. Có thể hoàn toàn tự tin nói đây là trung tâm địa chính trị mới với sự tập trung các tuyến hàng hải then chốt, tài nguyên phong phú, quy mô dân số 600 triệu người và tiềm năng xung đột cao. Tiềm năng xung đột được xác định, một mặt, có số lượng lớn các mối đe dọa phi truyền thống (chủ nghĩa khủng bố, hải tặc, buôn bán ma túy...) và ngay trong một số quốc gia (bất ổn chính trị, xung đột sắc tộc và tôn giáo chưa được giải quyết). Mặt khác, nơi đây tiềm ẩn sự đối đầu giữa quốc gia trong khu vực và giữa một số nước trong khu vực với các thế lực ngoài khu vực.

Eo biển Malaca và Biển Đông là nơi đảm bảo tăng trưởng kinh tế lớn ở khu vực, nhưng chính nó cũng gây ra nguy cơ an ninh quốc gia và quốc tế tiềm ẩn. Con đường lưu thông hàng hải quan trọng này được xác nhận vai trò như vậy, khi các cường quốc bên ngoài như Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ muốn đóng vai trò chi phối. Một trong những nước có vai trò then chốt trong khu vực và đang thành công với chiến lược biển là Việt Nam. Để phát triển mạnh về kinh tế và đảm bảo an ninh quốc gia của đất nước với gần 90 triệu dân này, phát triển tiềm năng biển nói chung, và hải quân nói riêng, sẽ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong tương lai gần. Hơn nữa, sự phát triển sức mạnh biển của Việt Nam cũng đã tạo thành yếu tố quan trọng trong “cuộc chơi lớn” của ba ông lớn Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc

Quá trình hình thành chiến lược biển của Việt Nam

Trước đây, Việt Nam luôn là một quốc gia hải quân khiêm tốn. Sự hạn chế này nhiều lần ảnh hưởng tiêu cực tới an ninh quốc gia. Thực dân Pháp từng tấn công xâm lược Việt Nam từ phía biển, đế quốc Mỹ tự do chuyển quân trên biển và từ biến tấn công huỷ diệt các mục tiêu trên đất liền dọc bờ biển Bắc Việt Nam. Trong thập niên 1970, Việt Nam có một lực lượng lục quân đáng nể nhưng hải quân lại không được như vậy. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Việt Nam có cách nhìn mới và thấy phát triển chiến lược biển là cần thiết. Một ví dụ minh họa cho Việt Nam là Singapore, đã phát triển từ một mảnh đất nhỏ bé ở cực nam Malaca, thành một trong những quốc gia có GDP trên đầu người cao, do đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cảng và thương mại hàng hải. Khác với như Singapore, Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia, Việt Nam có một cơ sở hạ tầng cảng kém phát triển. Ba cảng lớn của Việt Nam - TP HCM, Hải Phòng và Đà Nẵng - thua kém xa về doanh thu và chất lượng dịch vụ so với Hongkong (Trung Quốc), Tanjung Pelepasu và Port Klang (Malaysia) và Laem Chabang (Thái Lan). Sự tụt hậu này tác động tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, và ngăn cản sự phát triển khai thác dầu khí và các nguồn tài nguyên khác.

Năm 1999, Chính phủ Việt Nam công bố một chương trình 10 năm để phát triển cơ sở hạ tầng cảng, thế nhưng tới này mới chỉ triển khai thực hiện được một phần. Mặc dù vậy, Việt Nam đã có thể tìm thấy một đồng minh chiến lược trong đối tác truyền thống là Ấn Độ, quốc gia đang phát triển tích cực từ những năm 1990 với chiến lược "Hướng Đông" và tìm cách có được một chỗ đứng trong khu vực Đông Nam Á. Mùa thu 2011, Tổng công ty dầu khí Videsh của Ấn Độ và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã ký kết một thỏa thuận hợp tác ba năm trong lĩnh vực khai thác mỏ dầu khí ở Biển Đông. Thời gian gần đây, sự căng thẳng trong quan hệ giữa Bắc Kinh và Hà Nội ở Biển Đông có dấu hiệu tăng lên. Những tuyên bố của Trung Quốc với phần lớn của Biển Đông, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa gây ra sự bất bình không chỉ tại Việt Nam mà cả ở khu vực Đông Nam Á. Trong bối cảnh như vậy, Ấn Độ cảm thấy tự tin hơn trong khu vực và sẵn sàng hợp tác với Việt Nam, không e ngại quan hệ với Trung Quốc xấu đi.

Một đối tác khác ngoài khu vực nữa là Mỹ, quốc gia bên kia bờ Thái Bình Dương đang tăng cường sự hiện diện trong khu vực nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Sau sự sụp đổ của Liên Xô, Hà Nội và Washington bình thường hóa quan hệ. Năm 2000, lần đầu tiên sau chiến tranh Việt Nam Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Việt Nam. Tới nay, mối quan hệ đã thể hiện một số tín hiệu khả quan.

Việt Nam không tìm cách thiết lập sự thống trị trên biển, nhưng có kế hoạch để đạt được khả năng tấn công gây thiệt hại nặng và ngăn chặn việc thực hiện chính sách “việc đã rồi” (fait accompli).

Không tham gia chạy đua vũ trang nhưng phải đủ khả năng tự vệ

Chính phủ Việt Nam nhận ra, Việt Nam không có khả năng tham gia vào một cuộc đua vũ trang hải quân toàn diện. Tuy nhiên, kinh nghiệm trong các cuộc xung đột trước đây cho thấy, để bảo vệ lợi ích quốc gia, Hải quân Việt Nam phải có đủ khả năng. Từ đầu thập niên 2000, Hà Nội đã thực hiện phương hướng xây dựng hạm đội duyên hải tiến thẳng lên hiện đại với trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao. Đối tác chính của họ trong vấn đề này là Nga, và Ấn Độ ở một mức độ thấp hơn. Việt Nam kiên trì cách tiếp cận là sử dụng hạm đội để bảo vệ lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế. Việt Nam có kế hoạch để đạt được khả năng tấn công gây thiệt hại nặng và ngăn chặn chính sách “việc đã rồi” (fait accompli).

Ngoài việc đối phó với nguy cơ an ninh truyền thống, Hải quân Việt Nam phải có khả năng chống lại các mối đe dọa phi truyền thống bằng đường biển (buôn lậu, hải tặc, buôn bán ma túy …), và được chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc xung đột tuy khả năng nhỏ, nhưng có thể xảy ra. Để phù hợp với nhiệm vụ chính trị và quân sự được giao phó, Hải quân Việt Nam đang được định hướng xây dựng một hạm đội tàu ngầm mạnh, đóng các tàu khu trục tiên tiến, hiện đại, tàu hộ tống, tàu pháo và tàu tên lửa nhỏ…

Nòng cốt của hải quân hiện đại

Việc mua 6 tàu ngầm Project 636 của Nga là dự án lớn nhất mà Việt Nam triển khai nhằm xây dựng hải quân mạnh và hiện đại. Hợp đồng đã được ký kết trong năm 2009 với giá trị hợp đồng là 1,8 tỷ USD. Nga cũng đang giúp xây dựng tại Việt Nam một căn cứ tàu ngầm và cơ sở hạ tầng liên quan. Chi phí xây dựng ước tính khoảng 1,5-2,1 tỷ USD. Những chiếc tàu ngầm hiện đại này được trang bị tên lửa chống hạm (nhiều khả năng sẽ là Club-S). Đây là một trong những loại phương tiện hải quân tốt nhất xét ở góc độ giá cả và hiệu quả. Khi cần, Việt Nam có thể đảm bảo sự hiện diện thường xuyên của một số tàu ngầm trên biển, đủ khả năng thách thức sự thống trị đơn phương trong khoảng thời gian nhất định khi xảy ra xung đột. Giúp Việt Nam xây dựng hạm đội tàu ngầm còn có Ấn Độ, đối tác truyền thống và là nước có kinh nghiệm trong việc khai thác, vận hành các tàu ngầm Nga .

Thành phần quan trọng thứ hai của Hải quân Việt Nam tiến lên hiện đại là các lớp tàu hộ vệ tên lửa. Năm 2011, Nga bàn giao cho Việt Nam hai tàu hộ vệ 11661E Gepard 3.9, được đóng tại nhà máy Zelenodolsk mang tên M. Gorky theo thiết kế của Viện Thiết kế Zelenodolsk. Hợp đồng trị giá 350 triệu USD đã được ký kết vào năm 2006. Hai tàu chiến mới nhận đã được biên chế vào lực lượng Hải quân với tên gọi HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ, có lượng giãn nước 2.100 tấn và tốc độ tối đa 27 hải lý/h. Vũ khí chính của tàu là tổ hợp tên lửa chống hạm Uran-E với 8 tên lửa chống tàu Kh-35E. Sau khi nhận được hai chiếc Gepard, Việt Nam đã đặt đóng thêm thêm hai chiếc nữa cùng loại. Hai chiếc mới sẽ khác biệt hơn ở loại vũ khí chống tàu ngầm mạnh hơn.

Mùa xuân năm 2011 có tin nói rằng, Việt Nam đang đàm phán với đối tác Hà Lan Damen Schelde Naval Shipbuilding mua 4 tàu lớp SIGMA, lớp tàu mà Indonesia cũng có đơn hàng. Lớp tàu này có thiết kế module, do đó, lượng giãn nước sẽ thay đổi tùy từng chiếc, từ 1.700 tới 2.400 tấn. Về tính năng và trang bị tàu chiến lớp SIGMA tương đương với Gepard của Nga, nhưng có giá cao hơn. Tùy thuộc vào đơn hàng, các tàu loại này sẽ có chi phí 230-400 triệu USD/chiếc. Nếu hợp đồng được ký kết, hai chiếc đầu tiên được đóng ở Hà Lan, và hai chiếc khác sẽ đóng tại Việt Nam.

Công cụ răn đe

Một số chuyên gia không đánh giá cao khả năng chiến đấu của Gepard và SIGMA ở khả năng chống ngầm và phòng không. Tuy nhiên, tàu mặt nước hoạt động xa bờ có nhiều lợi thế. Khác với các tàu tên lửa và các tàu chiến nhỏ, những chiến hạm như Gepard của Nga có thể tuần tra trong phạm vi đáng kể, tính từ bờ biển Việt Nam. Khi có từ 4-8 chiếc lớp này, Việt Nam có thể duy trì sự hiện diện liên tục của 1-3 chiếc ở Biển Đông. Kinh nghiệm trong quá khứ cho thấy, cuộc đụng độ trên biển dù có quy mô nhỏ nhưng có thể gây hậu quả chính trị sâu, rộng. Các cuộc đụng độ như vậy thường hạn chế về thời gian, lực lượng tham gia và thương vong của cả hai phía, tạo lợi thế cho phe theo đuổi chính sách “việc đã rồi”, bởi cộng đồng quốc tế ít có cớ lên tiếng hay gâp áp lực.

Do đó, sự hiện diện của tàu chiến Việt Nam hiện đại xa bờ, trang bị hệ thống tên lửa mạnh mẽ, làm tăng đáng kể rủi ro cho đối phương và làm giảm khả năng tiến hành chiến dịch chớp nhoáng. Hơn nữa, không giống như tàu ngầm, tàu mặt nước nổi bật hơn ở sự biểu dương sức mạnh trên biển của quốc gia. Tàu ngầm có thể là vũ khí hiệu quả trong xung đột, nhưng không phải là một công cụ răn đe hiệu quả. Cuộc khủng hoảng ở quần đảo Falkland/Malvinas vào năm 1977 cho thấy, sự hiện diện của tàu ngầm hạt nhân Anh không giúp kiềm chế xung đột và không ngăn chặn cuộc chiến năm 1982. Ngoài ra, đối với Việt Nam, các tàu chiến mặt nước còn là  một công cụ ngoại giao hải quân, sự hiện diện của tàu chiến cùng lá quốc kỳ được biểu dương trên đó cũng chính là sự khẳng định chủ quyền trên các vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế.

Nguồn http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Hai-quan-VN-xay-dung-luc-luong-de-ran-de-chinh-sach-viec-da-roi/20124/206818.datviet
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Tư, 2012, 10:30:53 pm gửi bởi nguyenhoangcema » Logged

Việt Nam long live
(Sống ở trên đời chả sợ, thì sợ gì chết. Chết đã không sợ thì... ngoài vợ ra còn sợ cái gì nữa.)
nguyenhoangcema
Thành viên
*
Bài viết: 2087


AK 47


« Trả lời #482 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2012, 08:18:09 pm »

Nga thử tên lửa Bal-E trên Caspian

Hôm 26/4, đơn vị tên lửa thuộc Hạm đội Caspian đã thực hiện bắn thử nghiệm tổ hợp tên lửa bờ Bal-E.


Xe mang bệ giá phóng tổ hợp phóng tên lửa Kh-35E.

Theo cơ quan báo chí Quân khu phía Nam, cuộc bắn thử được thực hiện trên trường bắn Adanak ở Dagestan. “Chúng tôi đã phóng hai tên lửa có cánh chống tàu Kh-35," Đại tá trưởng cơ quan báo chí Igor Gorbulya cho biết. Trong quá trình diễn tập, khẩu đội xe chỉ huy điều khiển đã phát hiện mục tiêu (bia mục tiêu do tàu kéo kéo) ở cự li 50Km trên trường bắn ở vùng biển Caspian và tên lửa đã trúng mục tiêu. Tháng 12/2011, Bộ Quốc phòng quyết định trang bị tổ hợp Bal cho tiểu hạm đội Caspian. Bộ Quốc phòng dự kiến tháng 9 sẽ đưa Bal-E tham gia diễn tập chiến lược Kavkaz– 2012. Tổ hợp tên lửa bờ Bal-E thiết kế để bảo vệ bờ biển, hải cảng, tấn công tiêu diệt chiến hạm mặt nước, tàu vận tải đổ bộ đối phương xâm phạm.

Một tổ hợp Bal-E gồm: 2 xe chỉ huy, điều khiển, liên lạc; 4 xe mang bệ giá phóng (8 ống phóng tên lửa Kh-35E có tầm bắn 120km); 4 xe chở đạn dự trữ. Tất cả các xe đều dùng khung gầm xe việt dã MAZ-7930.

Nguồn http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Nga-thu-ten-lua-BalE-tren-Caspian/20124/207018.datviet
Logged

Việt Nam long live
(Sống ở trên đời chả sợ, thì sợ gì chết. Chết đã không sợ thì... ngoài vợ ra còn sợ cái gì nữa.)
nguyenhoangcema
Thành viên
*
Bài viết: 2087


AK 47


« Trả lời #483 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2012, 10:03:39 pm »

Phòng không Nga - Belarus 'hợp nhất'

Dự kiến vào cuối năm 2012, Nga và Belarus sẽ đưa hệ thống kỹ thuật số điều khiển Hệ thống phòng không thống nhất của hai nước vào hoạt động. Theo lãnh đạo cao cấp Bộ Tổng tham mưu Nga, các quân nhân Nga cũng như Belarus đều có khả năng tiếp cận hệ thống này. Cụm phòng không sẽ được trang bị hệ thống tối tân S-400, các hệ thống phòng không tầm thấp và tầm trung, cũng như các phương tiện trinh sát điện tử (có thể, đó là đài radar Voronezh DM).

Đại diện bộ Tổng tham mưu Nga giải thích: “Việc chỉ huy cụm sẽ được thực hiện thống nhất trong chế độ tự động hoá. Điều này có thể trở thành hiện thực”. Ông này bổ sung thêm, khi sở chỉ huy phát hiện ra các phương tiện tấn công của đối phương (trước hết là tên lửa) sẽ quyết định sử dụng các phương tiện phòng không. “Sẽ không còn thời gian để trao đổi với nhau nhằm thống nhất hành động. Ở Belarus sẽ có hai sở chỉ huy như vậy, ở Nga còn mấy sở chỉ huy nữa”, ông nói.

Dưới quyền các sở chỉ huy là toàn bộ các lực lượng và phương tiện phòng không đóng trên lãnh thổ Belarus và quân khu miền Tây của Nga. Đồng thời, theo tính toán của Bộ Tổng tham mưu Nga, để bảo vệ khỏi tên lửa có cánh của Mỹ từ phía Tây cần ít nhất 16 trung đoàn S-400. Theo quan chức đại diện, cơ cấu tổ chức của hệ thống điều khiển phòng không thống nhất Nga và Belarus được nghiên cứu xây dựng tại một trong các Viện nghiên cứu khoa học ở thành phố Tver.


Hệ thống phòng không tầm cao S-400, trong tương lai gần Belarus được trang bị loại này.

Tuần trước, sau cuộc họp của ban lãnh đạo quân sự chung ở Minsk, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov hứa rằng, vũ khí phòng không sẽ được ưu tiên cung cấp. Theo đó, các tổ hợp tên lửa Tor-M2 mới bắt đầu được đưa đến Belarus.  Tuy nhiên, các cuộc họp không có quyết định cụ thể rõ ràng, mà mới chỉ thống nhất các thoả thuận khung. Đại diện Tổng tham mưu Nga tuyên bố: “Hệ thống phòng không khu vực thống nhất Nga và Belarus sẽ là yếu tố quan trọng nhất của cụm quân khu vực, cũng như bộ phận cấu thành của Hệ thống phòng không hợp nhất các nước thành viên SNG.  Hệ thống cho phép giải quyết thành công vấn đề cùng bảo vệ biên giới trên không phía Tây của các quốc gia và đảm bảo kiểm soát tình hình sử dụng không phận”.

Việc thừa nhận Hệ thống khu vực phòng không thống nhất được thực hiện trong quá trình huấn luyện chiến đấu và diễn tập chiến dịch, trong đó có các cuộc diễn tập chung là Lá chắn Liên minh 2009 và Lá chắn Liên minh 2011. Trong đó, các đơn vị nằm trong thành phần của Hệ thống khu vực phòng không thống nhất đã tỏ rõ trình độ hợp đồng cao khi cũng hành động, cũng như đã khẳng định sự sẵn sàng đánh trả có hiệu quả các đòn đánh từ trên không.

Hệ thống chương trình phần mềm MSVS do Viện nghiên cứu khoa học tự động hoá điều khiển trong lĩnh vực phi công nghiệp toàn Nga VNIINS mang tên VV Solomatin viết ra. MSVS là hệ thống chương trình phần mềm được bảo mật tính năng rộng. Nó được xây dựng trên cơ sở hệ thống chương trình Red Hat Linux 6.2 được sử dụng để lập các hệ thống tự động hoá cố định được bảo mật. Năm 2002 nó được chấp nhận dùng trong các Lực lượng vũ trang Liên bang Nga. MSVS là hệ thống chương trình phần mềm mạng cho nhiều người sử dụng đa năng. Nó chạy trên các loại công cụ phần cứng của Intel, SPARC (Elbrus-90mikro), IBM S390 và MIPS, duy trì các cấu hình nhiều vi mạch (SMP). Bao gồm các phương tiện có quyền tiếp cận điều khiển, danh sách kiểm soát tiếp cận, mô hình vai trò.

Nguồn http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Phong-khong-Nga--Belarus-hop-nhat/20124/207014.datviet
Logged

Việt Nam long live
(Sống ở trên đời chả sợ, thì sợ gì chết. Chết đã không sợ thì... ngoài vợ ra còn sợ cái gì nữa.)
nguyenhoangcema
Thành viên
*
Bài viết: 2087


AK 47


« Trả lời #484 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2012, 10:09:11 pm »

Đầu tháng 5, Việt Nam nhận 3 chiếc Su-30MK2

Việt Nam vừa cử đoàn chuyên viên của Không quân sang Nga để tiếp nhận 3 chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2. Tờ Militarynews.ru dẫn nguồn tin thân cận trong ngành công nghiệp quốc phòng Nga hôm 26/4 cho biết, Nga đang chuẩn bị chuyển giao cho Việt Nam thêm 3 chiến đấu cơ Su-30MK2 trong nửa đầu tháng 5/2012. Theo nguồn tin, liên hiệp sản xuất máy bay ở vùng Komsomolsk-on-Amur, một chi nhánh sản xuất máy bay của công ty Sukhoi vừa tiếp đón đoàn chuyên viên Không quân Việt Nam sang làm thủ tục để tiếp nhận các chiến đấu cơ hiện đại này.

"Trong vòng từ 2 - 3 tuần tới, hai bên sẽ ký các biên bản chuyển giao và tiếp nhận về việc trong nửa đầu tháng 5/2012 gửi cho bên đặt hàng những chiếc máy bay chiến đấu" – nguồn tin trong ngành công nghiệp hàng không Nga nói với Militarynews. Theo nguồn tin này, ban đầu họ (công ty Sukhoi) lên kế hoạch cung cấp cho Việt Nam 4 chiếc máy bay, tuy nhiên một trong số đó đã bị rơi khi bay thử vào hôm 28/2.

"Đến cuối năm 2012, lịch trình bàn giao số máy bay còn lại sẽ được hoàn tất. Liên hiệp sản xuất Komsomolsk-on-Amur đang tiến hành công tác chuẩn bị một chiếc Su-30MK2 mới để thay thế cho chiếc đã bị mất”, nguồn tin nói. Tổng cộng trong khuôn khổ 2 hợp đồng đã được ký kết trước đó trong 2 năm 2009 và 2010, Nga sẽ cung cấp cho Việt Nam tất cả 20 chiếc máy bay Su-30MK2.

Theo thống kê tới thời điểm hiện tại, Không quân Việt Nam đã có 20 chiến đấu cơ Su-30MK2, 4 chiến đấu cơ sắp nhận sẽ là lô cuối cùng. Ngoài ra, theo một số nguồn tin không chính thức, trong tương lai, Việt Nam có thể đặt mua thêm 24 máy bay Su-30MK2 nữa để bổ sung phi đội chiến đấu cơ hiện đại cho Lực lượng Không quân.

Nguồn http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Dau-thang-5-Viet-Nam-nhan-3-chiec-Su30MK2/20124/206920.datviet

 Grin Grin Grin
Logged

Việt Nam long live
(Sống ở trên đời chả sợ, thì sợ gì chết. Chết đã không sợ thì... ngoài vợ ra còn sợ cái gì nữa.)
nguyenhoangcema
Thành viên
*
Bài viết: 2087


AK 47


« Trả lời #485 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2012, 10:14:24 pm »

Lính dù Nga sẽ có radar ‘xách tay’

Theo Ria Novosti, lực lượng lính dù Nga bắt đầu trang bị thử nghiệm radar cỡ nhỏ có thể mang vác. Lực lượng lính dù Nga bắt đầu thử nghiệm radar cỡ nhỏ Garmon có thể lắp đặt trên xe chiến đấu của lính dù hoặc binh lính mang vác. “6 bộ radar đã được chuyển giao cho đơn vị phòng không thuộc lữ đoàn dù và đột kích đường không ở Novorossiisk, Ivanovo và Tula“, Đại tá Alexander Kucherenko cho biết.

Việc thử nghiệm radar Garmon (1L122M) bắt đầu từ nay cho tới cuối năm 2012. Theo một số nguồn tin, Garmon được thiết kế để phát hiện và theo dõi ít nhất ba mục tiêu trên không trong điều kiện bị gây nhiễu chủ động mạnh. Toàn hệ thống có trọng lượng chỉ 30kg bao gồm khối anten, CPU, màn hình hiển thị và thiết bị định vị vệ tinh Glonass.

Nguồn http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Linh-du-Nga-se-co-radar-xach-tay/20124/206885.datviet

Chiến hạm Nga dùng thiết bị liên lạc NATO

Theo Ria, để phối hợp với NATO trong nhiệm vụ chống cướp biển, chiến hạm Nga sẽ lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc tiêu chuẩn của khối này.
 

Tàu khu trục Admiral Kulakov thường xuyên lãnh nhiệm vụ chống cướp biển.

Hôm 25/4, Tổng tham mưu trưởng Nikolai Makarov tuyên bố, một số chiến hạm Nga sẽ trang bị các hệ thống thông tin liên lạc và định vị theo tiêu chuẩn NATO để cải thiện khả năng phối hợp với nhiệm vụ chống cướp biển trên toàn thế giới. “Chúng tôi quyết định sẽ lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc và định vị theo tiêu chuẩn NATO trên các chiến hạm của chúng tôi,” ông Makarov nói. Chiến hạm NATO đã bắt đầu thực hiện hoạt động tuần tra chống cướp biển trên vùng biển Somali từ năm 2008. Gần đây, NATO đã tuyên bố sẽ mở rộng nhiệm vụ chống cướp biển ở Vịnh Aden và khu vực lân cận tới năm 2014. Cũng năm 2008, Nga đã tham gia nhiệm vụ quốc tế chống quốc tế. Các chiến hạm Nga đã hộ tống thành công 130 tàu thương mại từ nhiều quốc gia trên thế giới. Biên đội tàu của Hải quân Nga thường xuyên dẫn đầu bằng khu trục lớp Udaloy, hoạt động ở khu vực trên cơ sở luân phiên.

Nguồn http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Chien-ham-Nga-dung-thiet-bi-lien-lac-NATO/20124/206810.datviet
Logged

Việt Nam long live
(Sống ở trên đời chả sợ, thì sợ gì chết. Chết đã không sợ thì... ngoài vợ ra còn sợ cái gì nữa.)
nguyenhoangcema
Thành viên
*
Bài viết: 2087


AK 47


« Trả lời #486 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2012, 10:15:49 pm »

Mỹ tập trận tên lửa phức tạp nhất trong năm

Lầu Năm góc dự định sẽ khởi động các tổ hợp tên lửa Patriot, TAAD, Aegis và các trạm vô tuyến điện di động hiện đại để tham gia cuộc thử nghiệm tên lửa của năm. Trong buổi điều trần tại Uỷ ban thượng viện về các vấn đề của lực lượng vũ trang, Trung tướng Patrick O’Reilly, người đứng đầu cơ quan chuyên trách về hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ đã thông báo kế hoạch thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa trong năm 2012.

Theo đó, cùng một lúc hệ thống này phải tiêu diệt 5 tên lửa giả định của đối phương: gồm 3 tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung, và 2 tên lửa hành trình. Theo lời tướng Patrick, đây sẽ là cuộc thử nghiệm có qui mô và độ phức tạp cao nhất trong lịch sử với sự tham gia của nhiều hệ thống phòng thủ tên lửa khác nhau. “Lần thử nghiệm này cho thấy sự lớn mạnh của hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều tầng của chúng ta”, tướng Patrick tuyên bố. Hiện tại hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ được triển khai tại 3 khu vực: châu Âu, ở châu Á-Thái Bình Dương và vùng Cận Đông - tại Israel.

Nguồn http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/My-tap-tran-ten-lua-phuc-tap-nhat-trong-nam/20124/206872.datviet
Logged

Việt Nam long live
(Sống ở trên đời chả sợ, thì sợ gì chết. Chết đã không sợ thì... ngoài vợ ra còn sợ cái gì nữa.)
nguyenhoangcema
Thành viên
*
Bài viết: 2087


AK 47


« Trả lời #487 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2012, 10:43:41 pm »

Con số mới nhất về cán cân quân sự Iran - Israel

So sánh giữa sức mạnh các lực lượng của Iran và Israel có thể thấy sự khác biệt lớn cả về trang thiết bị, năng lực và số lượng binh sĩ. Iran có số dân nhiều gấp 10 lần Israel để tham gia vào các lực lượng vũ trang nhưng phần lớn trang thiết bị quân sự của nước này lại ở trong tình trạng mơ hồ, không rõ ràng, do lệnh cấm vận được áp dụng từ năm 1979. Sự kiện quân sự gần đây nhất mà Iran tham gia là cuộc chiến kéo dài một thập kỷ với Iraq trong những năm 1980, sau đó Iran duy trì “học thuyết không tấn công trước tiên”.

David Roberts, Phó giám đốc Viện RUSI cho biết: “Nói chung, không có phân tích bí mật hay nổi trội nào cho thấy Quân đội Israel được trang bị và đào tạo tốt nhất trong khu vực. Tuy nhiên, một số lĩnh vực đã được kiểm chứng. Vì vậy, các lực lượng thông thường của Iran không phải là mối lo ngại đối với Mỹ và các đồng minh. Lực lượng Vệ binh Cách mạng của nước này được trả lương cao hơn và được tổ chức tốt hơn phần còn lại của Quân đội Iran. Lực lượng Quods và khả năng hải quân của họ chưa được biết đến nhiều”. Ông cũng cho rằng bất kỳ cuộc đối đầu trực tiếp nào giữa Israel và Iran có thể sẽ liên quan đến loại máy bay tầm xa, các vũ khí phòng không, tàu hải quân loại nhỏ và tên lửa đạn đạo.


Căng thẳng giữa Iran và Israel khó giải quyết?

Ông Kamran Bokhari, Phó Chủ tịch Hội hợp tác Đông Á và Trung Đông, cho rằng: “Cách để mô tả cái nhìn của Iran về quân đội Israel là chú ý tới phần địa lý. Trên bản đồ, Israel có thể không quá xa với Iran nhưng trên thực tế, đây là hai quốc gia thù nghịch và mâu thuẫn nhưng cách xa nhau. Dù Israel có quân đội được đánh giá mạnh hơn nhưng cũng khó có thể triển khai một chiến dịch lâu dài chống lại Iran. Người Iran biết điều đó và không mấy lo lắng việc Israel sẽ tấn công mình mà dành nhiều quan ngại cho Mỹ, đất nước triển khai lực lượng quân sự ất gần với biên giới Iran.

Số lượng binh sĩ

Quân đội Israel, từng chiến đấu với một số láng giềng, được cấu thành từ các lực lượng quốc phòng Israel (IDF hay Tzahal), Lực lượng Hải quân (IN) và Không quân Israel (IAF). Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc đối với hầu hết công dân là 18 tuổi. Israel có 176.500 quân nhân đang phục vụ, trong đó có 107.000 lính nghĩa vụ. Hải quân có 9.500 thủy thủ đang làm nhiệm vụ, 34.000 người phục vụ trong lực lượng không quân và tổng lực lượng quân dự phòng là 565.000 người.

Còn Iran được cho là có 523.000 người đang phục vụ trong quân đội, gồm 350.000 người trong bộ binh, trong đó có 220.000 lính nghĩa vụ. Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, được cho là lực lượng trung thành nhất với hệ thống lãnh đạo, có thêm 125.000 binh lính. Những người đàn ông Iran trẻ bắt buộc phải phục vụ 18 tháng trong quân đội khi họ 19 tuổi và những người tình nguyện có thể tham gia khi 18 tuổi. Lực lượng tình nguyện bán quân sự, còn gọi là Basij, tuyển thành viên từ 15 tuổi. Có nhiệm vụ bảo vệ biên giới đất nước và duy trì trật tự trong nước, Quân đội Iran bao gồm các Lực lượng thường trực Cộng hòa Hồi giáo Iran (Artesh), với lục quân, hải quân, không quân và phòng không. Vệ binh Cách mạng Hồi giáo gồm lục quân, hải quân, không quân và Quods (lực lượng hoạt động đặc biệt). Iran có tổng cộng 18.000 lính hải quân, 30.000 lính không quân, gồm 12.000 người thuộc đội phòng không.

Dữ liệu quân sự
                                                               Iran                  Israel
Tổng dân số                                           78,9 triệu           7,5 triệu

Nam từ 16-49 tuổi                                    23 triệu             1,8 triệu

Các lực lượng đang hoạt động                    545,000            187,000

Lực lượng phòng bị                                  650,000             565,000

Ngân sách quốc phòng                             9.2 tỷ USD         13.5 tỷ USD


Bảng so sánh giữa quân đội Iran và Israel.

Xe tăng, tàu chiến và máy bay

Quân đội Israel có hơn 3.000 xe tăng, gồm 441 Merkava MkI,455 Merkava MkII, 454 Merkava MkIII, 175 Merkava MkIV và 206 mẫu Centurion.

Theo Reuters, Quân đội Israel cũng có khoảng 10.484 xe chiến đấu bộ binh chở quân và 5.432 khẩu pháo, gồm 620 khẩu cơ giới hóa và 456 khẩu pháo kéo.

Theo báo cáo, Quân đội Iran có 1.613 xe tăng, gồm 100 xe Zulfiqar sản xuất trong nước, 100 chiếc mẫu Chieftain Mk3 và Mk5 do Anh sản xuất đã lâu, có từ trước cách mạng năm 1979, cùng 150 chiếc M-60A1s của Mỹ và 480 chiếc T-72, 540 T-54/T-55 của Liên Xô.

Tehran cũng có khoảng 640 xe chiến đấu bộ binh, 8.196 khẩu pháo, trong đó 800 khẩu cơ giới hóa và 2.010 khẩu pháo kéo.

Hải quân Israel có ba tàu ngầm Dolphin (theo phiên bản 212 của Đức) được cho là có trang bị vũ khí hạt nhân, giúp Israel có khả năng tấn công xa bờ, cùng với 57 tàu tuần tra và chiến đấu bờ biển và ba tàu hộ tống nhỏ.

Trong khi đó, Iran có một hạm đội tàu hải quân “hoành tráng” hơn rất nhiều, gồm 23 tàu ngầm, trong đó có 15 tàu tấn công tầm ngắn, 3 tàu ngầm tấn công điện-diesel loại 877 lớp Kilo do Nga sản xuất, 12 tàu ngầm nhỏ (Ghadir và Nahang) và 8 phương tiện huyên chở thủy thủ. Iran còn có hơn 100 tàu tuần tra và chiến đấu bờ biển, trong đó có 6 tàu hộ tống nhỏ, 13 tàu tuần tra, 4 thuyền tuần tra, 21 tàu bán lặn và 56 tàu tuần tra đủ loại.

Sức mạnh hải quân
                                                Iran      Israel
Tổng số tàu hải quân                    261        64

Thương thuyền                             74        10

Cảng chính                                   3          4

Tàu sân bay                                 0          0

Tàu khu trục                                3          3

Tàu ngầm                                   19         3

Tàu khu trục nhỏ                           5          0

Tàu tuần tra                               198       42

Tàu tấn công lưỡng cư                  26        0

Lực lượng Không quân Israel có được danh tiếng về độ chính xác trong cuộc chiến Trung Đông năm 1967 nhưng lại bị chỉ trích nặng nề trước cái chết của hàng nghìn dân thường tại Bờ Tây, Gaza và Lebanon trong các thập kỷ sau đó. Israel sở hữu 460 máy bay chiến đấu với 27 chiếc Boeing F-15A Eagle, 7 chiếc F-15B và 90 chiếc F-16A Falcon. Phi đội cũng bao gồm 227 máy bay tấn công mặt đất và 65 chiến đấu cơ, cùng với 9 máy bay vận chuyển và 77 máy bay khác. Israel có 81 trực thăng tấn công, gồm 30 chiếc Bell AH-1E/AH-1F Cobra và 30 chiếc Boeing AH-64A Apache cùng 200 trực thăng vận tải. Năng lực phòng không của Israel thể hiện qua 48 hệ thống phòng không, ít hơn so với 279 tên lửa SAM của Iran.

Lực lượng không quân Iran được cho là sở hữu 336 máy bay, gồm 189 máy bay chiến đấu như 20 chiếc F-5B của Mỹ, 60 chiếc F*5E Tiger II và 35 chiếc MiG-29A của Nga. Iran còn có 108 máy bay tấn công mặt đất cả trong nước và do Nga sản xuất, nhiều chiếc trong số đó có nguồn gốc từ Iraq. 116 máy bay vận chuyển của nước này có xuất xứ từ Trung Quốc, Hà Lan và Mỹ. IRIAF cũng trang bị 30 trực thăng trinh sát hải quân Bell 214C.

Vũ khí lục quân
                                                Iran           Israel
Xe tăng                                  1,613            3,501

Pháo kéo                                  2,010           456

Súng tự hành                              865             620

Hệ thống tên lửa đa năng              200             138

Súng cối                                    5,000          750

Vũ khí chống tăng                       1,400          900

Vũ khí chống máy bay                 1,701           200

Các phương tiện hậu cần            12,000         7,684

Sức mạnh tên lửa

Khoảng 1.000 tên lửa chiến lược của Iran, có khả năng tấn công qua vùng Vịnh và xa hơn, đang thuộc quyền kiểm soát của Lực lượng Vệ binh Cách mạng, gồm 300 tên lửa đạn đạo tầm ngắn, trong đó có các tên lửa do Iran sản xuất, Shahab-1 (biến thể Scud-B), Shahab-2 (biến thể Scud-C), và Tondar-69 (biến thể CSS-8). Tehran cũng tự sản xuất tên lửa đạn đạo chiến lược tầm trung Shahab-3 (IRBM), với tầm bắn lên tới 1.000 km, Ghadr-1 với tầm bắn 1.600 km và Shahab-3 với tầm bắn lên tới 2.400 km, theo báo cáo của Reuters.  Nếu thông tin trên là đúng, Israel và hầu hết khu vực Đông Âu đều nằm trong tầm ngắm của Tehran. Tháng 1/2009, Iran đã thử nghiệm tên lửa không đối không mới. Sau đó, vào ngày 7/3/2010, Iran cho hay nước này đang sản xuất tên lửa tầm ngắn được miêu tả là chính xác cao và có thể phá hủy các mục tiêu lớn. Lực lượng Vệ binh Cách mạng có 24 hệ thống phóng, trong đó 12-18 hệ thống dành cho tên lửa tầm ngắn Shahab 1-2 và ít nhất 6 hệ thống dành cho Shahab-3, Ghadr-1 và Sajjil-2.

“Tất cả vũ khí trên đều được che dấu và không công khai. Chúng tôi không có nhiều thông tin về việc Iran có thể làm được những gì. Có khả năng tên lửa Iran có thể nhắm chính xác đến các quốc gia Arab nhưng Israel còn ở xa hơn”, ông Bokhari nhận định. Ông cũng cho rằng sức mạnh của Iran nằm ở “khả năng phá vỡ nền kinh tế toàn cầu” và khiến cho bên kia không thể mở một cuộc tấn công quân sự thông qua việc “đẩy các chi phí lên cao”.

Đầu tháng 1/2012, Iran đã thử nghiệm tên lửa phòng không tầm trung ở vùng Vịnh được sản xuất và thiết kế trong nước. Vụ phóng được thực hiện giữa lúc áp lực quốc tế lên chương trình hạt nhân của nước này đang gia tăng.

Trong khi Iran bác bỏ việc sản xuất vũ khí hạt nhân, Israel lại được cho rằng có tiềm lực hạt nhân, bất chấp chính sách “nhập nhằng hạt nhân”. “Bộ sưu tập” của Israel gồm có tên lửa đạn đạo tầm trang Jericho-2 và tầm ngắn Jericho-1. Báo cáo cho rằng Israel có 200 đầu đạn hạt nhân, có thể đi kèm với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM).

Ngày 2/11/2011, Israel đã bắn thử một tên lửa ICBM được cho là biến thể nâng cấp Jericho-3 với trọng tải 1.000 kg và có thể “xuyên” tới Nam Mỹ. Ngày hôm sau, Israel tổ chức một cuộc tập trận quốc phòng dân sự quy mô lớn, giả tưởng xảy ra tấn công tên lửa ở trung tâm đất nước. Mặc dù có một số thuận lợi, nhưng ông Roberts, chuyên gia an ninh tại RUSI, vẫn cho rằng Israel không có đủ máy bay và không đủ bom để “lội ngược dòng”. “Tôi không nghĩ đây là một việc có thể suy đoán bằng cách thông thường. Không nên ảo tưởng rằng Israel có thể đơn phương chấm dứt chương trình hạt nhân của Iran”, ông nhận định.

Kho vũ khí tên lửa
                              Iran                                  Israel
Tầm ngắn        Shahab-2 (1.280 km)            Jericho-1 (1.400 km)

Tầm trung       Ghadr-1 (1.600 km)               Jericho-2 (2.800 km)

Tầm xa           Sajjil-2 (2.400 km)                Jericho-3 (5.000 km)

Nguồn http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Con-so-moi-nhat-ve-can-can-quan-su-Iran--Israel/20124/206674.datviet
Logged

Việt Nam long live
(Sống ở trên đời chả sợ, thì sợ gì chết. Chết đã không sợ thì... ngoài vợ ra còn sợ cái gì nữa.)
nguyenhoangcema
Thành viên
*
Bài viết: 2087


AK 47


« Trả lời #488 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2012, 10:51:05 pm »

Tiêm kích hải quân Tejas cất cánh

Biến thể huấn luyện trên hạm của tiêm kích hạng nhẹ Ấn Độ Tejas ngày 27/4/2012 đã thực hiện chuyển bay đầu tiên ở Bangalore muộn gần 3 năm so với kế hoạch ban đầu.


Tiêm kích hải quân Tejas (livefist.blogspot.com)

Chiếc máy bay hai chỗ ngồi LCA(N) Tejas đã bay tổng cộng 20 phút. Chuyến bay thử tiến hành với máy bay thả càng. Cục Nghiên cứu hàng không ADA, cơ quan đang nghiên cứu chế tạo máy bay, cho biết càng không được thu vào vì lý do an toàn. Các máy bay LCA của Không quân Ấn Độ vốn đã thực hiện hơn 1.800 phi vụ, cũng thường xuyên gặp vấn đề với càng máy bay.

Tháng 3/2012, Trung tâm chứng nhận và đánh giá sản phẩm quân dụng của Ấn Độ CEMILAC đã từ chối cấp chứng chỉ cho biến thể trên hạm Tejas vì thế máy bay không được phép cất cánh. Theo Jane’s, các càng máy bay, hệ thống điều khiển bay chưa được hoàn thiện, phanh khi hạ cánh bị quá nóng. Ngoài ra, còn có những trục trặc ở hệ thống nhiên liệu, các bộ lọc dầu và phần mềm. Những khiếm khuyết này chưa rõ đã được khắc phục chưa. Những khó khăn này đã buộc ADA vào năm 2011 phải ký hợp đồng tư vấn với Hải quân Mỹ về các công nghệ liên quan đến cất/hạ cánh có sử dụng móc hãm đà.

Sau khi ký kết hợp đồng tư vấn trực tiếp thông qua sự trung gian của bộ chỉ huy Hải quân Mỹ, chứ không qua Bộ Quốc phòng Mỹ vào giữa năm 2011, các phi công Hải quân Mỹ và chuyên gia công nghiệp Mỹ đã tham gia hoàn thiện LCA(N) ở Bangalore. Như vậy, để hoàn thiện LCA(N), đã sử dụng kinh nghiệm rộng lớn của Hải quân Mỹ trong việc sử dụng không quân trên hạm. Ban đầu, đã dự định Tejas hải quân cất cánh lần đầu vào năm 2010 sau đó liên tục bị hoãn lại. Máy bay dự định được trang bị cho tàu sân bay Vikramaditya. Theo kế hoạch này, Hải quân Ấn Độ đã mua 46 máy bay kiểu một và hai chỗ ngồi Tejas.

Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã cấp 19 tỷ rupi (gần 380 triệu USD) để mua chế tạo 2 mẫu chế thử LCA (N). Tháng 2/2012, Hội đồng mua sắm quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng А.К. Antony đứng đầu đã phê duyệt việc sản xuất 8 chiếc LCA(N), trong đó có 4 chiếc hai chỗ ngồi đến năm 2015-2016.


lca-tejas.org

Mẫu chế thử đầu tiên thực hiện chuyến bay là NP-1 (Naval Prototype-1) được HAL xuất xưởng ở Bangalore vào tháng 7/2010, muộn 2 năm so với dự định. NP-1 được chế tạo dựa trên Tejas dành cho không quân, có nhiều chi tiết chung với biến thể này. Ví dụ, kích thước vòm kính buồng lái hầu như không thay đổi. Dự kiến mẫu chế thử thứ hai NP-2 sẽ là loại một chỗ ngồi, nhưng có buồng lái và vòm kính lớn hơn. Ngoài ra, cấu trúc cánh, càng và hệ thống hạ cánh trên tàu sân bay có sự thay đổi chút ít. 8 chiếc Tejas trên hạm đầu tiên sẽ lắp động cơ General Electric F404-GE-IN20 lực đẩy 80-85 kN, tất cả các máy bay sau đó (Mk.2) sẽ dùng động cơ mạnh hơn F414 lực đẩy 95-100 kN.

Tiêm kích Tejas được Ấn Độ phát triển từ năm 1984, biến thể trên hạm được phát triển từ những năm 2000. Ngoài ra, Ấn Độ còn dự định chế tạo biến thể huấn luyện chiến đấu cho không quân. Đội ngũ thiết kế biến thể trên hạm LCA (N) Tejas gồm các chuyên gia của ADA, Hải quân và Không quân Ấn Độ, công ty HAL, Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Ấn Độ DRDO, Trung tâm CEMILAC, Tổng cục Kiểm soát chất lượng các hệ thống hàng không DGAQA, Phòng thí nghiệm của Hội đồng về nghiên cứu khoa học và công nghiệp, các trường đại học và nhiều tổ chức nhà nước và tư nhân.

Nguồn http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/thegioi/Tiem-kich-hai-quan-Tejas-cat-canh/20124/51582.vnd
Logged

Việt Nam long live
(Sống ở trên đời chả sợ, thì sợ gì chết. Chết đã không sợ thì... ngoài vợ ra còn sợ cái gì nữa.)
nguyenhoangcema
Thành viên
*
Bài viết: 2087


AK 47


« Trả lời #489 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2012, 10:57:48 pm »

MiG-29 của Không quân Bulgaria gặp nạn


Một máy bay huấn luyện chiến đấu MiG-29 của Không quân Bulgaria ngày 26/4 đã bị tai nạn gần thành phố Plovdiv, miền nam Bulgaria.


MiG-29 của Không quân Bulgaria(aerobaticteams.net)

Cả hai phi công đã kịp nhảy dù an toàn. Máy bay bị rơi xuống một con sông chảy giữa hai ngôi làng Tsarimir và Golyam Chardak, gần Plovdiv. Vụ tai nạn không gây thương vong cho dân cư ở đây. Lính cứu hỏa, cảnh sát và nhân viên y tế đã đến hiện trường tai nạn. Cuộc điều tra nguyên nhân tai nạn đã bắt đầu. Trước khi rơi, một động cơ của chiếc MiG-29 bị cháy. Chiếc MiG-29 cất cánh từ căn cứ không quân Graf Ignatievo để tham gia cuộc tập trận chung Thracian Star 2012 của Không quân Bulgaria và Không quân Mỹ. Tham gia cuộc tập trận mở màn ngày 19/4 này có hơn 30 máy bay của Không quân Bulgaria và một số F-16 của Không quân Mỹ. Vụ tai nạn xảy ra ngay trước chuyến thăm của Tổng thống Bulgaria Rosen Plevneliev đến căn cứ Graf Ignatievo. Không quân Bulgaria hiện có 16 MiG-29, trong đó có 4 chiếc là kiểu huấn luyện chiến đấu.

Nguồn http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/thegioi/MiG29-tam-song/20124/51579.vnd
Logged

Việt Nam long live
(Sống ở trên đời chả sợ, thì sợ gì chết. Chết đã không sợ thì... ngoài vợ ra còn sợ cái gì nữa.)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM