Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Sáu, 2024, 02:26:03 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Điểm tin quân sự tổng hợp  (Đọc 287559 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nguyenhoangcema
Thành viên
*
Bài viết: 2087


AK 47


« Trả lời #500 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2012, 11:01:23 am »

Chiến đấu cơ F/A-18 của hải quân Mỹ nhận đầu nối đối kháng điện tử mới

Công ty ITT Exelis đã nhận hợp đồng cung cấp đầu nối (Pod) đối kháng hàng không AN/ALQ-214 trang bị trên chiến đấu cơ F/A-18 Hornet và Super Hornet nằm trong biên chế hải quân Mỹ. Theo thông tin đăng tải trên website của ITT Exelis, tới năm 2016, 104 đầu nối AN/ALQ-214 sẽ được chuyển giao cho hải quân Mỹ. Trị giá của hợp đồng chuyển giao đấu nối AN/ALQ-214 là 238 triệu USD.


Ảnh minh họa/ Internet

Đầu nối AN/ALQ-214 có nhiệm vụ phát hiện sóng radar để đưa ra các biện pháp đối kháng gây nhiễu giúp bảo vệ chiến đấu cơ mẹ khỏi các nguy cơ tiềm năng. Việc mua các đầu nối đối kháng điện tử mới nằm trong chương trinh nâng cấp hệ thống tự vệ và đối kháng điện tử trên chiến đấu cơ F/A-18 của hải quân Mỹ. Trong biên chế hải quân, đầu nối AN/ALQ-214 sẽ thay thế cho đầu nối đối kháng điện tử thế hệ trước đó AN/ALQ-165. Tháng 2-2012, hãng Boeing đã hoàn thành việc chuyển giao 257 chiến đấu cơ F/A-18E/F Super Hornet và máy bay đối kháng điện tử E/A-18G Growler. Hiện tại, hải quân Mỹ đang sở hữu 467 chiến đấu cơ Super Hornet (bao gồm cả E/A-18G Growler) và 400 chiến đấu cơ F/A-18 Hornet bao gồm nhiều phiên bản khác nhau.

Nguồn http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/115/115/115/186898/Default.aspx
Logged

Việt Nam long live
(Sống ở trên đời chả sợ, thì sợ gì chết. Chết đã không sợ thì... ngoài vợ ra còn sợ cái gì nữa.)
nguyenhoangcema
Thành viên
*
Bài viết: 2087


AK 47


« Trả lời #501 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2012, 11:02:33 am »

Nga: S-400 sẽ “chưa xuất ngoại” tới khi đáp ứng đủ nhu cầu trong nước

Việc xuất khẩu tổ hợp tên lửa phòng không thế hệ mới S-400 Triumph sẽ chỉ được thực hiện sau khi đáp ứng đủ nhu cầu của quân đội Nga, đó là thông tin được giám đốc phụ trách chương trình phát triển S-400 thuộc Tổ hợp Almaz-Antey, Vladislav Menshchikov, tuyên bố với hãng tin Nga RIA Novosti. “S-400 chắc chắn sẽ được xuất khẩu. Cho tới khi đáp ứng đủ nhu cầu của Bộ Quốc phòng về tổ hợp S-400, việc xuất khẩu nó sẽ bị hạn chế”, ông V. Menshchikov cho biết.


S-400 Triumph.

Mới đây, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, tới năm 2015, toàn bộ quá trình sản xuất S-400 sẽ chỉ dành để đáp ứng nhu cầu của quân đội. Các đồng minh thân cận của Nga như: Belarus và Kazakhstan sẽ chỉ được tiếp cận S-400, khi quân đội Nga được trang bị đủ tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại này. Được biết tới là tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung-xa, S-400 có thể phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu bay của đối phương ở khoảng cách 400 km. Hiện tại quân đội Nga mới chỉ được trang bị 2 lữ đoàn S-400 với 2 tiểu đoàn mỗi đơn vị, triển khai tại ngoại vi thành phố Dmitrov và Elektrostal. Trong năm 2012, lữ đoàn S-400 thứ 3 được lên kế hoạch triển khai tại vùng Viễn Đông.

Nguồn http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/115/115/115/186827/Default.aspx
Logged

Việt Nam long live
(Sống ở trên đời chả sợ, thì sợ gì chết. Chết đã không sợ thì... ngoài vợ ra còn sợ cái gì nữa.)
nguyenhoangcema
Thành viên
*
Bài viết: 2087


AK 47


« Trả lời #502 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2012, 11:13:24 am »

Hải quân Mỹ bán mẫu thực nghiệm chiến hạm tàng hình Sea Shadow

Hải quân Mỹ đang rao bán tàu Sea Shadow, mẫu thực nghiệm đầu tiên của chiếm hạm trang bị công nghệ tàng hình. Chiếc Sea Shadow được rao bán trên Internet theo hình thức đấu giá với mỗi lần tăng giá đề nghị là 100 USD. Mức giá khởi điểm của mẫu thử chiến hạm tàng hình này là 10.000 USD, nhưng tới ngày 30-4, đã có người chịu chi 100.400 USD để sở hữu chiếc tàu này. Theo dự kiến, phiên đấu giá cuối cùng của chiếc Sea Shadow sẽ kết thúc vào ngày 4-5, nhưng thời hạn này cũng có thể được kéo dài thêm.


Tàu chiến thực nghiệm Sea Shadow.

Được hãng Lockheed Martin đóng năm 1983, chiếc Sea Shadow dài 49,9 m, rộng 20,7 m và cao 4,6 m. Chiếc tàu này có tổng lượng choán nước đạt 452,6 tấn. Cung cấp lực đẩy cho chiếc Sea Shadow là động cơ diesel-điện với 2 trục chân vịt. Sea Shadow sử dụng kết cấu cánh ngầm đôi cho phép di chuyển trên mặt nước với tốc độ cao. Phần thân của chiếc tàu này được thiết kế để giảm phản xạ sóng radar chiếu tới. Thiết kế hình học của chiếc Sea Shadow cũng tương tự như trên chiến đấu cơ tàng hình F-117 Nighthawk. Hải quân Mỹ không có yêu cầu nào đặc biệt đối với khách hàng muốn sở hữu chiếc Sea Shadow. Theo nhiều nguồn tin, mẫu thử tàu chiến tàng hình đầu tiên này được bán dưới dạng phế liệu. Tuy nhiên, giá trị của Sea Shadow có thể rất đáng kể vì nó từng có mặt trong phim về điệp viên 007 “Tomorrow Never Dies”. Năm 2006, hải quân Mỹ từng tu bổ chiếc Sea Shadow để bán đấu giá, nhưng không thành công. Tới năm 2011, lực lượng này định loại bỏ con tàu sau nhiều lần thanh lý không thành công.

Nguồn http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/115/115/115/186826/Default.aspx
Logged

Việt Nam long live
(Sống ở trên đời chả sợ, thì sợ gì chết. Chết đã không sợ thì... ngoài vợ ra còn sợ cái gì nữa.)
nguyenhoangcema
Thành viên
*
Bài viết: 2087


AK 47


« Trả lời #503 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2012, 11:14:40 am »

MBT Arjun Mk.II bắt đầu giai đoạn thử nghiệm từ tháng 5-2012

Quá trình thử nghiệm xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) nội địa của Ấn Độ - Arjun Mk.II – sẽ bắt đầu từ ngày 10-5 tới. Theo blog quân sự Livefist, việc thử nghiệm MBT Arjun Mk.II sẽ được tiến hành tại bãi thử Pokhran ở Rajasthan. Giám sát thử nghiệm là các chuyên gia thuộc Cơ quan nghiên cứu và thực nghiệm quốc phòng Ấn Độ (DRDO) và tới tháng 6-2012, lục quân Ấn Độ sẽ cùng tham gia vào quá trình thử nghiệm này.


Hình ảnh đồ họa của MBT Arjun Mk.II

Tháng 7-2011, Bộ Tư lệnh lục quân Ấn Độ đã đặt mua 124 MBT Arjun và đồng thời đặt hàng số lượng tương tự phiên bản MBT Arjun Mk.II. Theo Livefist, quyết định cuối cùng về đơn đặt hàng Arjun Mk.II sẽ được quyết định căn cứ vào kết quả thử nghiệm dòng MBT mới. Tháng 2-2011, DRDO tuyên bố đã hoàn tất giai đoạn phát triển MBT Arjun Mk.II và quá trình thử nghiệm sơ bộ dòng MBT mới đã được tiến hành tại bãi thử Pokhran. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, MBT Arjun Mk.II chỉ có thể được chuyển giao cho quân đội Ấn Độ vào năm 2014. Điểm khác biệt chính của Arjun Mk.II so với phiên bản gốc là khả năng bắn tên lửa qua pháo chính. Ngoài ra, MBT mới còn được trang bị giáp phản ứng nổ (ERA); thiết bị dẫn đường, quan sát và nhìn đêm mới; thiết bị liên lạc trong khoang cũng được nâng cấp. DRDO khẳng định, tỉ lệ nội địa hóa của MBT Arjun Mk.II đạt tới 90%, trong khi đó trên MBT Arjun chỉ là 58%.

Nguồn http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/115/115/115/186825/Default.aspx
Logged

Việt Nam long live
(Sống ở trên đời chả sợ, thì sợ gì chết. Chết đã không sợ thì... ngoài vợ ra còn sợ cái gì nữa.)
nguyenhoangcema
Thành viên
*
Bài viết: 2087


AK 47


« Trả lời #504 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2012, 11:15:59 am »

Quân đội Mỹ đặt mua thêm súng trường tấn công M4A1

Công ty Remington Arms vừa nhận hợp đồng cung cấp số lượng lớn súng trường tấn công M4A1 với quân đội Mỹ. Theo trang tin  Defence Talk, tổng giá trị của hợp đồng cung cấp 24.000 đơn vị súng M4A1 nói trên không được tiết lộ. Căn cứ vào hợp đồng đã ký, việc cung cấp súng trường M4A1 sẽ bắt đầu từ năm 2013.  Remington Arms nhận định, trong tương lai gần, quân đội Mỹ có thể mua tới 120.000 đơn vị súng trường M4A1 mới.


Các phiên bản của súng trường M4A1.

Được phát triển từ năm 1994 từ phiên bản súng trường M4, M4A1 có tổng trọng lượng 3,1 kg, bao gồm cả hộp tiếp đạn. Trang bị tiêu chuẩn của súng trường này là hộp tiếp đạn 30 viên cỡ 5,56 mm NATO hoặc các băng tiếp đạn kiểu STANAG. Với tốc độ bắn đạt 950 phát/phút, tầm bắn hiệu dụng của M4A1 đạt 600 m. Tháng 2-2012, quân đội Mỹ đã công bố kế hoạch mở thầu phát triển súng trường tấn công thế hệ mới trang bị song song với súng trường M4A1. Dự kiến, chương trình phát triển súng trường mới sẽ kéo dài trong 3 năm và tầm bắn hiệu dụng tiêu chuẩn của súng trường mới sẽ đạt trên 500 m.

Nguồn http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/115/115/115/186723/Default.aspx
Logged

Việt Nam long live
(Sống ở trên đời chả sợ, thì sợ gì chết. Chết đã không sợ thì... ngoài vợ ra còn sợ cái gì nữa.)
nguyenhoangcema
Thành viên
*
Bài viết: 2087


AK 47


« Trả lời #505 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2012, 11:17:36 am »

Trung Quốc giới thiệu MBT thế hệ mới

Tại triển lãm DSA 2012, Công ty chế tạo Trung Quốc  NORINCO đã giới thiệu mô hình dòng xe tăng chiến đấu chủ lực mới (MBT) VT-2 được phát triển trên cơ sở dòng MBT hợp tác Trung Quốc-Pakistan MBT-2000. Trang tin Taringa đăng tải, VT-2 là phiên bản mới nhất của dòng MBT VT-1 và VT-1A. Hiện chưa rõ đã có quốc gia nào quan tâm tới dòng MBT mới này của Trung Quốc hay chưa?


Mô hình giới thiệu của MBT VT-2.

Thông tin kỹ-chiến thuật cơ bản của MBT VT-2 hầu như chưa được tiết lộ. Căn cứ vào các nguồn tin mở, VT-2 được trang bị động cơ diesel 800 mã lực (có thể nâng cấp lên phiên bản động cơ 1.500 mã lực), sử dụng cơ cấu truyền động cơ khí (có khả năng là hộp số tự động), pháo chính 125 mm có hệ thống cân bằng nòng pháo và thiết bị nạp đạn tự động. Cùng với đó, súng máy trên VT-2 được điều khiển từ trong khoang chiến đấu, trang bị giáp đạn đạo composite phức hợp và hệ thống điều khiển hỏa lực có khả năng định hình mục tiêu, máy quay ảnh nhiệt, đo xa laser. Theo các nguồn tin chính thức, Bộ Quốc phòng Peru trước đây đã lên kế hoạch mua 140 MBT VT-1A từ Trung Quốc. Năm xe tăng loại này đã được chuyển cho phía Peru từ năm 2009 để phục vụ quá trình kiểm tra đánh giá chất lượng. Tuy nhiên, sau đó, phía Peru đã hủy kế hoạch mua MBT Trung Quốc. Các nguồn tin bên lề khẳng định, hợp đồng nói trên đổ vỡ vì giá thành của MBT VT-1A quá cao tới 5 triệu USD/xe.

Nguồn http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/115/115/115/186722/Default.aspx
Logged

Việt Nam long live
(Sống ở trên đời chả sợ, thì sợ gì chết. Chết đã không sợ thì... ngoài vợ ra còn sợ cái gì nữa.)
nguyenhoangcema
Thành viên
*
Bài viết: 2087


AK 47


« Trả lời #506 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2012, 11:19:39 am »

Ấn Độ sẽ phóng Agni V theo cách thức mới

Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ DRDO sẽ tiến hành phóng thử tên lửa đường đạn xuyên lục địa mới Agni V từ ống phóng cơ động. “Chúng tôi đã phát triển 2 loại ống phóng cho tên lửa. Quân đội sẽ có thể phóng tên lửa từ bất cứ địa điểm nào”, một quan chức DRDO cho biết.  Agni V sẽ được phóng thử từ ống phóng vào sát cuối năm 2012, song chưa biết sẽ phóng ở đâu. Theo nguồn tin, dự kiến sẽ không phóng tên lửa từ đảo Wheeler gần bờ biển bang Orissa, nơi đã phóng thử lần đầu tên lửa Agni V.

Sau chỉ 2-3 lần phóng thử từ ống phóng, Agni V sẽ được đưa vào trang bị. Agni-V là tên lửa đường đạn 3 tầng, nhiên liệu rắn với tầm bắn trên 5.000 km. Tên lửa có chiều dài gần 17 m, đường kính 2 m và trọng lượng phóng gần 50 tấn. Agni-V có khả năng mang cả đầu đạn thông thường và hạt nhân nặng hơn 1 tấn. Agni-V được phát triển dựa trên cơ sở tên lửa Agni-III có bán kính tác chiến đến 3.500 km.

Hiện nay, các tên lửa của hệ thống Topol-M của Nga cũng được phóng từ ống phóng. Hình thức phóng này có nhiều ưu điểm so với phóng từ trường thử. Chẳng hạn, tên lửa có thể phóng hầu như từ bất kỳ đâu và đối phương tiềm tàng hầu như không thể phát hiện vụ phóng.

Nguồn http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/thegioi/An-Do-se-phong-Agni-V-theo-cach-thuc-moi/20125/51588.vnd
Logged

Việt Nam long live
(Sống ở trên đời chả sợ, thì sợ gì chết. Chết đã không sợ thì... ngoài vợ ra còn sợ cái gì nữa.)
nguyenhoangcema
Thành viên
*
Bài viết: 2087


AK 47


« Trả lời #507 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2012, 11:20:47 am »

Mỹ mở cửa công nghệ quân sự tiên tiến cho Ấn Độ

Washington đã hủy bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Ấn Độ vốn cấm Ấn Độ tiếp cận các công nghệ quân sự tiên tiến của Mỹ, trợ lý ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề chính trị-quân sự Andrew Shapiro cho biết. Nay Washington coi Delhi là đồng minh chứ không phải là đối tác. Các hãng Ấn Độ giờ đây sẽ có thể tiếp cận các công nghệ mà chỉ các đồng minh then chốt của Mỹ mới được phép. 

Theo ông Shapiro, trong năm qua, nhiều công ty Ấn Độ đã đề nghị Mỹ bán giấy phép công nghệ và chỉ trong 1% các trường hợp là bị từ chối. Hơn nữa, đa số các trường hợp bị từ chối là do các công ty Ấn Độ đã chuẩn bị giấy tờ sai hay không đầy đủ. “Ngoài ra, việc xem xét mỗi đơn của các công ty Ấn Độ đã rút ngắn từ 30-40 ngày xuống còn trung bình 17 ngày”, ông Shapiro nói.

Một bằng chứng cho chính sách đã thay đổi của Mỹ đối với Ấn Độ là việc các công ty Mỹ đã cho các biến thể tiêm kích hiện đại nhất của mình dự cuộc thầu mua 126 tiêm kích MMRCA của Ấn Độ. Đó là các tiêm kích F-16IN Super Viper và F/A-18 Super Hornet. Không quân Ấn Độ đã chọn tiêm kích Rafale của Pháp. Tháng 1/2011, Lầu Năm góc đã đề nghị Ấn Độ tham gia chương trình phát triển F-35 Lightning II, nhưng sau đó Delhi đã từ chối. Theo ông Shapiro thì nay Mỹ dự định từ bỏ nguyên tắc “mua-bán” với Ấn Độ để chuyển sang giai đoạn hợp tác phát triển các công nghệ mới. “Chúng tôi muốn giúp Ấn Độ tạo ra các công nghệ mà họ cần để bảo vệ các lợi ích của mình”, ông Shapiro nói.

Trong vài năm gần đây, hợp tác kỹ thuật quân sự Mỹ-Ấn đã tăng cường đáng kể. Theo Viện Nghiên cứu hòa bình Stockholm SIPRI, năm 2010, Mỹ đã cung cấp cho Ấn Độ sản phẩm quân dụng trị giá 51 triệu USD, năm 2011 là 190 triệu USD. Nhưng tổng trị giá các hợp đồng Ấn Độ đã ký với Mỹ đến nay đã lên tới 8 tỷ USD.

Nguồn http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/thegioi/My-mo-cua-cong-nghe-quan-su-tien-tien-cho-An-Do/20125/51587.vnd
Logged

Việt Nam long live
(Sống ở trên đời chả sợ, thì sợ gì chết. Chết đã không sợ thì... ngoài vợ ra còn sợ cái gì nữa.)
nguyenhoangcema
Thành viên
*
Bài viết: 2087


AK 47


« Trả lời #508 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2012, 02:37:50 pm »

Cam go cuộc chiến xuyên boongke

Một bên cố gắng  xuyên bất cứ boongke nào một bên tìm đủ mọi cách để ngăn chặn, do đó, cuộc đua  diễn ra hết sức căng thẳng. Những căng thẳng gần đây trên thế giới gần như đổ dồn phề phía Iran, quốc gia Hồi Giáo này đang trở thành tâm điểm của mọi sự chú ý bởi chương trình hạt nhân gây tranh cãi của họ. Sự chú ý không chỉ đến từ các chương trình cấm vận, những lo ngại về hành động quân sự mà còn đến từ một cuộc chiến khác không kém phần căng thẳng là xuyên boongke.

Nỗ lực xuyên phá boongke

Giới tình báo Mỹ và Israel hiểu rõ các cơ sở làm giàu uranium cũng như các căn cứ quan trọng khác của Iran đều được xây dựng sâu bên trong lòng đất. Các căn cứ này vừa được bảo vệ bởi lớp dày đất đá vừa được gia cố thêm bởi các bức tường bê tông chịu lực cao. Phát triển các loại bom đủ khả năng xuyên qua lớp dày đất đá và bê tông chịu lực cao là nhiệm vụ rất quan trọng của các nhà chế tạo vũ khí Mỹ. Nếu không thể phá hủy các cơ sở hạt nhân được xây dựng sâu bên trong lòng đất, nỗ lực ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran có thể xem như phá sản.


Phá hủy các cơ sở hạt nhân nằm sâu tròng đất của Iran là nhiệm vụ hàng đầu của Lầu Năm Góc.

Trong biên chế quân đội Mỹ có danh sách dài các loại bom, tên lửa chuyên xuyên phá boongke từ GBU-10, GBU-15, GBU-24, GBU-27, GBU-28, GBU-37, AGM-130 với khả năng xuyên từ 1,8-6 mét trước khi phát nổ. Tuy nhiên, các loại bom, tên lửa xuyên boongke này gần như vô dụng với các cơ sở hạt nhân sâu trong lòng đất của Iran. Nhận thấy những hạn chế này, gần đây Mỹ đã phát triển một loại bom xuyên boongke “khủng” nhất thế giới với tên gọi GBU-57 còn được gọi là MOP (Massive Ordnance Penetrator - Bom xuyên cỡ cực lớn). GBU-57 có khối lượng lên đến 30.000 pounds (14 tấn), dài 6,1 mét, đường kính 0,8 mét, mang theo lượng thuốc nổ có sức công phá lớn nặng tới 2,7 tấn, gấp 10 lần loại bom xuyên BLU-109 mà Mỹ vẫn sử dụng. Bom được chế tạo với cánh ngắn và cánh đuôi dạng lưới mắt cáo để có thể điều khiển được khi rơi. Nhờ phần mũi được làm bằng hợp kim thép siêu cứng kết hợp với khối lượng “siêu khủng” nên GBU-57B có khả năng xuyên sâu tới 60m, qua lớp bê tông thông thường có khả năng chịu lực 3.500 tấn/m2 , 8m qua bê tông cường lực (có khả năng chịu lực nén 7.000 tấn/m2) và 40m qua đá cứng.


GBU-57 là loại bom xuyên boongke "khủng" nhất thế giới hiện nay.

Các loại bom xuyên boongke thế hệ cũ sử dụng ngòi nổ chậm với một bộ đếm thời gian và một cánh quạt phía sau đuôi quả bom. Ngòi nổ của bom sẽ được kích hoạt khi cánh quạt ngừng quay và bộ đếm thời gian đã hết. Các loại bom xuyên boongke hiện đại sử dụng ngòi nổ vi điều khiển, ngòi nổ sẽ được kích hoạt khi quả bom xuyên qua đủ độ sâu thiết kế. Ngòi nổ có thể hoạt động tự động theo lập trình hoặc được điều khiển từ xa. Bom xuyên boongke sử dụng cơ chế thâm nhập qua đất đá, bê tông nhờ phần mũi được làm bằng thép siêu cứng kết hợp với động năng sinh ra sau khi rời khỏi thiết bị phóng ở trạng thái rơi tự do hoặc sử dụng động cơ tên lửa. Khả năng thâm nhập của bom chủ yếu nhờ vào khối lượng của nó, tức là khối lượng càng lớn thì gia tốc tác động lên quả bom càng lớn, vận tốc của nó cũng nhờ thế mà tăng lên, một khi vận tốc tăng, khả năng thâm nhập nhờ vào động năng cũng tăng lên.

Tuy nhiên, việc tăng khả năng thâm nhập nhờ vào tăng khối lượng bom gần như đã tới hạn, với khối lượng đồ sộ, GBU-57 chỉ có thể trang bị cho máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Sprit, hoặc máy bay ném bom chiến lược B-52. Nếu các căn cứ được bố trí sâu hơn 60 mét và gia cố thêm các bức tường bê tông chịu lực thì ngay cả GBU-57 cũng trở nên vô dụng.

Cuộc chạm trán với “bê tông thông minh”

Iran là quốc gia thường xuyên phải hứng chịu nhiều trận động đất, điều này đã góp phần thúc đẩy các kỹ sư nước này phát triển những loại bê tông chịu lực riêng. Bên cạnh đó, Iran biết rõ các quốc gia phương Tây, đặc biệt là Mỹ và Israel luôn tìm đủ mọi cách để ngăn chặn chương trình hạt nhân của nước này bằng mọi giá.


Khả năng xuyên tới 60 mét của GBU-57 xem chừng vẫn chưa đủ đe dọa các cơ sở hạt nhân của Iran nếu nó nằm sâu hơn 60 mét.

Việc xây dựng các cơ sở làm giàu uranium cũng như các cơ sở quan trọng khác sâu bên trong lòng núi và được bảo vệ bằng các bức tường bê tông chịu lực cao có ý nghĩa sống còn đối với quốc gia này. Theo báo cáo mới nhất được đăng tải trên PressTV, các kỹ sư Iran đã chế tạo thành công loại “bê tông thông minh” đủ khả năng chống lại loại bom xuyên boongke mạnh nhất của Mỹ là GBU-57. Loại bê tông mới được gọi là UHPC (Ultra-High Performance Concrete) module bê tông hiệu suất cao. Tuy rằng, "bản quyền" UHPC thuộc về các kỹ sư của Pháp, song các kỹ sư Iran đã phát triển một công thức cho riêng mình. Không giống như bê tông thông thường, bê tông Iran được trộn với bột thạch anh và các loại sợi đặc biệt, giúp biến nó thành loại bê tông có độ bền cao và có thể chịu được áp suất lớn hơn do cứng hơn.

Thông số về khả năng chịu lực nén của UHPC do Iran chế tạo không được công bố nhưng nếu dựa vào tiêu chuẩn chịu lực nén của UHPC do Mỹ chế tạo ứng dụng trong các công trình dân dụng có thông số như sau: Khả năng chịu lực nén thông thường là 150 Mpa (15.000 tấn/m2), khả năng chịu lực uốn là 5 Mpa (khoảng 509 tấn/m2). Đối với các loại UHPC ứng dụng trong quân sự độ chịu lực nén có thể lên đến 230 Mpa ( khoảng 23.000/m2), khả năng chịu lực uốn lên đến 30 Mpa (khoảng 3000 tấn/m2). Nếu đem so với các thông số về khả năng xuyên phá của GBU-57 thì UHPC hoàn toàn vượt trội. UHPC do Iran chế tạo có thể không đạt được thông số như trên, nhưng nếu kết hợp với việc xây dựng sâu bên trong các lòng núi, hoàn toàn đủ khả năng để bảo vệ các cơ sở quan trọng trước sức mạnh từ vụ nổ do GBU-57 gây ra.

Lợi thế nằm trong tay Iran

Báo cáo mới nhất của các quan chức Lầu Năm Góc kết luận, GBU-57 gần như vô dụng với các cơ sở hạt nhân của Iran. Khi xây dựng các cơ sở hạt nhân trong lòng đất, Iran tính toán để các cơ sở này nằm ngoài tầm với của các loại bom xuyên boongke mạnh nhất hiện nay. Bên cạnh đó, các cơ sở này còn được gia cố thêm bằng các bức tường UHPC, làm cho các cơ sở này an toàn tuyệt đối trước các vụ tấn công bằng bom xuyên phá boongke mạnh nhất hiện nay.

Lầu Năm Góc đã gửi yêu cầu tăng ngân sách tài trợ cho chương trình tới Quốc hội Mỹ, nhằm nâng cao uy lực xuyên phá trước khi phát nổ của GBU-57. Đây là một phần trong kế hoạch dự phòng cho một cuộc tấn công nhắm vào các cơ sở hạt nhân của Iran nếu các biện pháp ngoại giao và cấm vận kinh tế không mang lại kết quả. Gói nâng cấp GBU-57 được thực hiện theo tiêu chí nào vẫn chưa được công bố, song việc tăng khối lượng của bom xem chừng không phải là một giải pháp khả thi. Ai sẽ thắng ai trong cuộc đua xuyên và chống xuyên boongke vẫn còn là một ẩn số, nhưng rõ ràng ít nhiều lợi thế vẫn thuộc về bên chống xuyên boongke.

Nguồn http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/kythuatquansu/Cam-go-cuoc-chien-xuyen-boongke/20125/207558.datviet
Logged

Việt Nam long live
(Sống ở trên đời chả sợ, thì sợ gì chết. Chết đã không sợ thì... ngoài vợ ra còn sợ cái gì nữa.)
nguyenhoangcema
Thành viên
*
Bài viết: 2087


AK 47


« Trả lời #509 vào lúc: 02 Tháng Năm, 2012, 02:44:03 pm »

6 chiến hạm bí ẩn của Trung Quốc

Mới đây, tại triển lãm DSA 2012, bên cạnh các hệ thống tên lửa đạn đạo, Công ty công nghệ Poly (Trung Quốc) đã giới thiệu một loạt chiến hạm dành cho xuất khẩu. Tại DSA 2012, Poly mới chỉ đưa ra những cuốn Catalog về một số hình ảnh của các chiến hạm, và hầu hết các thiết kế này chưa được đặt tên lớp hay kiểu loại (Type). Về hệ thống vũ khí vẫn đang để trống, có thể phần này sẽ để cho khách hàng “tự định đoạt”. Dù vậy, theo thông tin công khai, có thể đoán được loại vũ khí mà nhà sản xuất định trang bị gồm: pháo hạm 76mm (Trung Quốc sao chép từ mẫu Ak-176 của Nga), tổ hợp tên lửa đối hạm C-802 – loại tên lửa đối hải được nhiều bạn hàng nước này ưa chuộng, pháo phòng không Ak-630 sao chép hoặc Type 730, hệ thống phòng không HQ-16 (biến thể hải quân)...

Dưới đây là hình ảnh 6 chiến hạm mới của Trung Quốc dùng cho xuất khẩu:


Khu trục hạm được thiết kế với công nghệ mới, có khả năng tàng hình đối với radar, thiết bị hồng ngoại của đối phương.

Tàu có khả năng tấn công chiến hạm cỡ trung, tàu ngầm một cách độc lập hoặc đi cùng đội hình, phòng không tầm xa, hoạt động tuần tra bảo vệ biển. Tàu dài 140m, lượng giãn nước 4.500 tấn, thủy thủ đoàn 150 người. Tàu trang bị 4 động cơ diesel MTU cho phép đạt tốc độ tối đa 28 hải lý/h, tầm hoạt động đạt 8.000km (nếu chạy với vận tốc trung bình 18 hải lý/h. Về hệ thống vũ khí, tàu thiết kế với 2 cụm ống phóng (8 quả) tên lửa đối hạm, 4 cụm (16 quả) hệ thống tên lửa đối không phóng theo phương thẳng đứng, một pháo hạm 76mm, 2 tổ hợp pháo phòng không tầm gần 7 nòng cỡ 30mm, 2 cụm máy phóng ngư lôi. Và tất nhiên, nó có một sân đáp trực thăng ở đuôi tàu.


Tàu tuần tra ven biển (OPV) thiết kế cho nhiệm vụ giám sát, tuần tra biển, chống nhập cư bất hợp pháp, chống đánh cá trộm, bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế biển và tìm kiếm cứu nạn.

Tàu dài 91m, lượng giãn nước 1.500 tấn, thủy thủ đoàn 48 người, tốc độ tối đa 24 hải lý/h, tầm hoạt động đạt khoảng 5.500km với tốc độ trung bình 16 hải lý/h. Hệ thống vũ khí gồm: một pháo 76mm, tổ hợp pháo phòng không tầm gần 6 nòng cỡ 30mm, 2 cụm (4 quả) tên lửa đối hạm.


Tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056, đây là chiếc duy nhất trong catalog có “tên tuổi” và thông tin rõ ràng.

Type 056 có chiều dài 89m, lượng giãn nước 1.300 tấn, thủy thủ đoàn 60 người, tốc độ tối đa 25 hải lý/h, tầm hoạt động 3.200km (với tốc độ 18 hải lý/h). Hệ thống vũ khí gồm: một pháo 76mm, 2 cụm (4 quả) tên lửa chống hạm loại C-802/C-803 (đối với biến thể xuất khẩu có thể là C-802), hệ thống tên lửa phòng không tầm gần FL-3000N trên phần thượng tầng đuôi tàu. Tàu thiết kế với sân đáp trực thăng đuôi tàu (trong ảnh là loại Z-9).


Tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ khác có chiều dài 78m, lượng giãn nước 870 tấn, thủy thủ đoàn 55 người.

Tàu lắp 2 động cơ diesel MTU16V cho phép đạt tốc độ tối đa 25 hải lý/h, tầm hoạt động 3.200km (với tốc độ 16 hải lý/h). Hệ thống vũ khí gồm: 2 cụm (4 quả) tên lửa đối hải đặt ở đuôi tàu, một hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp (8 quả), một pháo 76mm.


Tàu tên lửa cỡ nhỏ thiết kế để tấn công tàu mặt nước, phòng không.


Tàu có chiều dài 46m, lượng giãn nước 260 tấn, thủy thủ đoàn 24 người, tàu đạt tốc độ 30 hải lý/h, tầm hoạt động 800km. Hệ thống vũ khí gồm: 2 cụm (8 tên lửa) tên lửa đối hạm, 1 pháo 2 nòng cỡ 37mm, 2 súng máy 2 nòng cỡ 14,5mm.


Tàu tuần tra cỡ nhỏ có chiều dài 63,5m, lượng giãn nước 470 tấn, thủy thủ đoàn 42 người.


Tàu trang bị 4 động cơ diesel MTU16V4000M73L cho phép đạt tốc độ tối đa 30 hải lý/h. Hệ thống vũ khí: 1 pháo hai nòng cỡ 37mm và 2 cụm súng máy 2 nòng cỡ 14,5mm.

Nguồn http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/6-chien-ham-bi-an-cua-Trung-Quoc/20125/207515.datviet
Logged

Việt Nam long live
(Sống ở trên đời chả sợ, thì sợ gì chết. Chết đã không sợ thì... ngoài vợ ra còn sợ cái gì nữa.)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM