Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Sáu, 2024, 01:15:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: "Tản mạn ngã ba con voi' Phần VI  (Đọc 320630 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
hyvong
Thành viên
*
Bài viết: 265


« Trả lời #590 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2012, 08:32:43 pm »

Rất vui khi đọc những bài viết thật lòng của bạn pháo75 ,bạn đả có những suy nghỉ và tình cảm tốt đẹp dành cho các CCB trên chiến trường k ,đúng như bạn nói , những người lính trên chiến trường k năm xưa quả thật đả bị lảng quên trong một thời gian dài ,cho nên các bạn trẻ sau này ít ai hiểu biết nhiều về cuộc chiến khốc liệt mà quân tình nguyện VN đả trải qua suốt 10 năm trên đất k ,giờ đây nhờ có trang VMH các CCb mới có thời gian ngồi lại với nhau ,ôn lại những kỷ niệm đời binh nghiệp ,nhờ vậy ,có thể sẻ có ít nhiều các bạn trẻ sau này mới biết được nhửng gì mà các CCb đả trải qua những năm tháng khốc liệt ,còn chuyện mà các nhà báo hay các nhà đạo diển cho ra đời nhửng bộ phim nói về quân tình nguyện VN tôi nghỉ là họ đả thật sự lảng quên nhửng người lính chúng tôi rồi bạn ơi ,....
Logged
kimlong86
Thành viên
*
Bài viết: 69


« Trả lời #591 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2012, 09:19:52 pm »

 Không phải quên đâu hyvong,mà vấn đề đầu tiên là kinh phí,và trình độ hiểu biết về quân sự trong thời gian
chúng ta làm NVQT, hay chống mỹ v.v làm đạo diễn về mấy bộ phim đề tài chiến tranh chắc chỉ có chương trình của Quân Đội ND,mà những thước phim chúng ta được coi có khi coi ké của các phóng viên chiến trường
của các nước khác,hoặc là phim tư liệu quay ở chiến khu hoặc ở cứ.Còn nếu mà quay được những thước phim
 chiến đấu chống Mỹ hoặc ở K,thì bố bảo ông đạo diễn hay anh quay phim nào có gan mà dám đứng trỉ trỏ hay
cầm cái camera mà lia tới lia lui cùng với bb.Nếu có thì chắc cũng lên bàn thờ ngắm gà khỏa thân rồi hè,hè.
Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #592 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2012, 12:07:59 am »

Cháu xem topic con voi của lính F5 và F9 các bác mới biết nơi đây là rừng thiên nước độc ,có ngả 3 con voi bị chết vì sốt rét, dân lập tượng thờ nó ,thú rừng không chịu nổi huống chi là người ,vậy mà các bác vẩn sống được ở khu vực này ,không biết lúc đó có thuốc đặc trị nào chống lại sốt rét không vậy các bác ,và lính pốt cũng vậy ,chắc bọn chúng có thuốc chống lại loại sốt rét nên mới có thể tồn tại .các bác cho cháu hỏi ,khi ta bị sốt rét trong lúc đang đi truy quét địch ,thì phải sử lý làm sao vậy .

Bệnh sốt rét có thuốc ký ninh trị từ lâu đời rồi. Ta và địch đều có thuốc đặc trị sốt rét như nhau. Sốt rét ác tính mới chết, chứ mãn tính thì hiếm khi chết. Bệnh sốt rét làm mất sức chiến đấu của các đơn vị quân đội chiến đấu trện chiến trường rừng núi Cao Mê-lai. Nhớ năm xưa lính trung đoàn 2 biên phòng đóng trong phnom Melai bị rốt rét hàng loạt, tướng tư lệnh mặt trận 719 (toàn cõi Campuchia) lúc đó là đồng chí Lê Đức Anh đi thị sát chiến trường thấy không ổn mới cho lệnh rút quân ra khỏi cao điểm Melai về lập cứ tiền tiêu ở Mo-Hơn. Chuyện này trước đây bác tran479 và bác ducthao có kể trong các topic trước.

Khi bộ đội bị sốt rét: nhẹ thì điều trị tại chỗ vẫn tiếp tục hành quân trong đội hình chiến đấu của đơn vị. Nặng thì cho đi nằm bệnh xá trung đoàn. Nặng nữa thì cho nằm cáng chuyển viện tuyến trên như bệnh xá sư đoàn, bệnh viện quân đoàn, quân khu...


   Những câu chuyện về sốt rét ở Cao mê lai duc thao cũng đã có kể qua một vài lần rồi, nhưng rồi vẫn cứ muốn kể lại lần nữa. Cảm giác nhớ về nó như những cơn sóng dồn vậy, mọi chuyện có vẻ như mới chỉ hôm qua. Trang cuối cùng tiêu đề "Ngã ba con voi " phần VI nầy, xin phép mọi người cho duc thao một lần nữa nói sâu hơn về nó.

    Còn nhớ thời điểm tầm cuối năm 1980, khi mà hơn một trăm quân tân binh chúng tôi được bổ sung về đơn vị. Các tình tiết khác duc thao đã kể qua rồi, ở đây chỉ xin nói về căn bệnh sốt rét, một căn bệnh mà hầu như đơn vị nào từng làm nhiệm vụ quốc tế ở chiến trường Cam bu chia qua các thời kỳ đều biết đến hoặc đã từng trải qua.

    Bệnh sốt rét ở vùng đất Cao mê lai có gì khác ? Thật khó mà so sánh được khi chưa từng hoạt động trên khắp chiến trường. Chỉ có thể kể ra đây một phần để mọi người vào đọc có phần nào hiểu rỏ.

    Thời điểm nầy đơn vị chúng tôi, D2 E2 CAVT (E 688BP) F5 đã đứng chân hơn một mùa mưa trên vùng đất dữ, cái mùa mà thời điểm bệnh sốt rét có cơ hội hoành hành thường xuyên nhất. Có nghĩa là lớp đàn anh đến trước chúng tôi, từ quan đến lính tiểu đoàn ai cũng đã trãi qua ít nhất là một lần nếm cảm giác của các cơn sốt rét rừng rồi. Nghe kể lại là rất nhiều người đã bị cơn sốt rét ác tính mang đi, còn lại cả đơn vị dù người mới đến hay người ở lâu đều bị những cơn sốt hành hạ triền miên, đến độ các cơ số thuốc phòng chống, điều trị những cơn sốt rừng lúc nầy ở đơn vị đã dần cạn kiệt.

   Đa phần đợt lính chúng tôi bổ sung vào đơn vị đợt nầy chủ yếu là con em của thành phố Bác. Một số anh em gọi là thu gom thì có vẻ già dặn hơn, họ chủ yếu là thành phần lao động tự do lúc đó, bốc xếp, chạy xích lô, làm thuê...các loại, bị gọi nhập ngũ giữa chừng khi đang lao động hay đang đi lại trên đường phố, rồi được đưa vào quân trường. Số anh em nầy có người đã cứng tuổi, có kinh nghiệm va chạm xã hội và nhiều anh em đã có vợ con. Còn lại là một số ít đang làm công nhân như duc thao, rồi đến những anh em vừa mới rời ghế nhà trường. Thời đó đường xá đi lại, phương tiện còn thô sơ lắm, nên lớp lính chúng tôi gần như ít ai đã từng được đi xa.

    Vậy mà ngày hôm đó đang còn ở quân trường huấn luyện Quang Trung, chỉ non tiếng đồng hồ sau máy bay quân sự đã đưa chúng tôi đặt chân đến sân bay Siêm Riệp. Và vài ngày sau nữa, qua nhiều chặng hành quân bằng cơ giới đường dài, rồi đi bộ xuyên rừng suốt ba ngày, chúng tôi đã được chính thức đặt chân vào vùng đất dữ Cao mê lai.

    Vòng vo kể lể như vậy mục đích là để các bạn vào đọc được đồng cảm với chúng tôi, trong cặp mắt người tân binh đang ở chốn yên bình, bổng dưng chạm đến vùng đất nầy như thế nào.

    Cái ngày đầu tiên hôm đó không bao giờ phai mờ trong tâm trí chúng tôi. Khi vừa mới được biên chế về đơn vị mình bổng như những người xa lạ. Đầu tiên là thủ trưởng tiểu đoàn quán triệt, rồi được dẩn về các c, các b theo biên chế. Sẻ là bình thường như mọi quy trình tiếp nhận lính mới của các đơn vị khác, nếu thủ trưởng tiểu đoàn giữa buổi trưa mà đứng khoác chăn bông quán triệt, rồi về đến đại đội , toàn bộ các thủ trưởng đại đội đều ngồi chồm hổm trên ghế, thu mình trong chiếc chăn bông, nhìn chúng tôi với một đôi mắt mệt mỏi, không còn sinh khí, sức lực để nghe đồng chí cán bộ b thay mặt bch c đi nhận quân về báo cáo. Và cũng chính ngay tại thời điểm nầy, toàn bộ số lính mới của chúng tôi mới nhìn thấy rằng: tất cả những người cũ ở đây, ai cũng mang trên khuôn mặt màu da của xác chết, di chứng của những cơn sốt rét rừng hành hạ để lại.

    Khung cảnh bên ngoài thì rậm rạp, âm u. Còn trên khuôn mặt người thì ai cũng tái xanh, men mét. Toàn bộ trong rất ma mị, ám ảnh số lính mới chúng tôi ngay từ đầu. Trên quảng đường vận động về cấp b, a của mình, một số căn nhà chúng tôi đi qua là hình thù của một con người đang trùm kín trong chăn run lên bần bật. Chằng có ai đón tiếp chúng tôi cả, chẳng có một ánh mắt vui mừng vì có thêm lính mới. Các cơn rét rừng triền miên gần như lấy cạn kiệt sức lực của các lớp lính đàn anh, đến nổi không ai buồn biểu lộ diễn cảm. Chúng tôi cứ thỉnh thoảng nhìn nhau, tình trạng nầy nếu có biến thì làm sao đơn vị có thể tác chiến nổi ? Hay là vùng nầy không có địch như những gì chúng tôi nghe được từ lúc còn ở bên ngoài ?

    Tất cả chúng tôi đã lầm, chỉ trong ngày hôm sau, khi mà cảnh củ vẩn còn y như vậy. Bất ngờ pot tập kích vào, lập tức những con người tưởng chừng không còn sức sống kia lập tức như choàng tỉnh, tung chăn lao ra hầm chiến đấu với một độ nhanh nhạy và điềm tỉnh không ngờ được, giáng trả ngay lập tức ra phía bên ngoài với tất cả vũ khí trang bị trong tay, dù trận đánh kéo dài hay ngắn. Lại một điều kỳ lạ nữa trong cặp mắt chúng tôi là chỉ vừa tàn cuộc chiến, nhiều anh đã vội lê về phản nằm, trùm chăn run bần bật, giống như chuyện giả đò. Vậy mà các anh không ai chèn ép lính mới chúng tôi cả, kể cả trong gác xách hay trong công tác. Một số đàn anh còn cố gắng gánh vác chuyện khó khăn, nguy hiểm cho lính mới chúng tôi, khiến cho dần dần chúng tôi cảm thấy yên tâm hơn trong công tác. Tự nhiên những hình ảnh cố gắng đến ghê gớm của các bậc đàn anh lúc nầy như là một bài học để chúng tôi nhìn vào mà phấn đấu, mọi lời giáo huấn lúc nầy cũng trở nên thừa. Nhìn những đàn anh đêm hôm đến ca gác vẩn chống gậy lò mò ra vị trí của mình, hay những đàn anh khi công tác xa đội hình vừa đi vừa thở dốc vẩn cố bám kịp anh em, trên vai vẩn mang theo ba lô của mình nặng trĩu, lớp đàn em lính mới của chúng tôi làm sao có thể ù lì, lẩn tránh được. Mà lẩn tránh làm sao, khi ở chốn mịt mùng đầy rẩy khó khăn, nguy hiểm nầy, xa rời đơn vị, đồng đội khác nào là tự sát.

    Để tránh cho chúng tôi phải gánh chịu căn bệnh sốt rét quá sớm, bằng kinh nghiệm có được của mình, một số đàn anh bắt đầu áp dụng một số biện pháp kết hợp cùng quân y các cấp c ,D cố gắng phòng bệnh sớm cho chúng tôi. Đầu tiên là y tá đại đội phát cho mỗi người một cơ số thuốc phòng, và bắt buộc ai nhận thuốc cũng đều phải uống tại chỗ, trước mặt y tá. Các bửa ăn cũng được tăng cường thêm dinh dưỡng, nhất là tiêu chuẩn dầu ăn và thịt hộp, nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Còn ngay chính tại a,b của mình, cán bộ đi kiểm tra liên tục nhắc nhở. Đặc biệt là toàn bộ chúng tôi đều bị cấm ngủ trưa, đều kiện để những cơn sốt rét dể dàng bộc phát nhất. Những anh em nào bị cơn buồn ngủ không chống lại được, chỉ vừa thiếp đi một lúc là lập tức lảnh ngay một gậy quất cật lực vào mông. Mới đầu chúng tôi có người cũng căm tức lắm, nghĩ là cán bộ thù ghét mình. Nhưng sau nầy khi đã có kinh nghiệm rồi mới thấy thương và thông cảm cho các đàn anh ngày đó. Việc họ quất mạnh như vậy là để người bị quất đau tỉnh ngủ hẳn, không bị lơ mơ,lại rơi vào cảm giác ngủ gục không cưỡng được.

     Rồi những gì chứng kiến đã khiến không cần ai phải bảo ban chúng tôi nửa cả, khi chúng tôi được nhìn thấy thế nào là những cơn sốt rét ác tính. Có nhiều đồng chí ngộ nhận nó với những cơn sốt rét thường. Nóng, lạnh, vã mồ hôi, miệng khô đắng, ngột ngạt, tức thở, ăn vào là ói tới mật xanh, người bải hoải, mắt nổ đom đóm, tai ù đặc, mất ăn, mất ngủ, đầu đau như búa bổ...chỉ là chuyện thường ngày. Cơn ác tính chỉ xuất hiện, quật chết người chỉ trong vòng ít phút. Đang ngồi ăn cơm nói chuyện bình thường, bổng buông bát cơm ngã ra sau dẫy dụa, sùi bọt mép, mắt trợn trừng rồi hắt hơi ra đi. Đang đi lại bình thường chợt té xuống nằm yên, anh em chạy lại đỡ đã thấy người tái xanh tắt thở..., thoạt nhìn cứ tưởng người bị đang giỡn chơi.Tóm lại sốt rét ác tính là loại sốt rét ở chỗ chúng tôi xảy ra mang tính rất cấp kỳ, đột nhiên cơ thể bị hủy gần như toàn bộ hồng cầu cùng một lúc mà không báo hiệu gì trước. Khó ai bị mà qua khỏi, khi mà hầu như đều tắt hơi khi y tá đơn vị chưa có động thái cấp cứu gì, nên chúng tôi có lúc còn gọi là sốt rét cấp tính.

    Phòng thì phòng, giữ thì giữ. Cho đến một ngày bất chợt nhìn thấy một hàng muỗi mang ký sinh trùng sốt rét hiện diện trên phần nào bất kỳ cơ thể của mình. Chỉ vài ba con thôi, đít chổng ngược rỉ ra một ít máu vì quá no, thì ta đã biết cơ thể mình đã bị nhiễm loài ký sinh trùng độc hại nầy rồi. Chỉ không biết nó sẻ quật ta vào thời điểm nào sắp tới, và ta sẻ chịu loại sốt rét nào, thông thường hay ác tính mà thôi.... 
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Tư, 2012, 07:00:57 am gửi bởi ducthao » Logged
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #593 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2012, 07:43:28 am »

Chào các bác tham gia topic. Giờ này BSChung đang vi vu với những thú vui chiêm ngưỡng bưởi (Hai roi) ở miền Trung. Nhân bài viết của bác Ducthao về sốt rét. Vetran cũng xin tham gia mấy thông tin về SRAC mà thời gian tôi ở chung với anh em D3 E141 F7 QĐ4 vùng núi Uran Komponspeu. Mà qua tổng kết chúng tôi thấy xuất hiện hai chủng kí sinh trùng là Plasmodium Fancifarum và P. Malaria Nguyên nhân chính gây cơn SRAT. khắp tiểu đoàn, đâu đâu cũng gặp hình ảnh cán bộ chiến sĩ với cơ thể gầy rạc khuôn mặt trắng bệch, cặp mắt lờ đờ không còn sinh khí và bước chân xiêu vẹo. Đau đớn nhất là cơn sốt rét thể não, anh em giãy giụa, kích động trong hoảng loạn. lúc đó tôi phải nhờ hai đồng chí khỏe mạnh đè đồng đội xuống sạp mới tiêm được ống Quinin Chlorua vào cái mông chai sần teo tóp vì thuốc, trong khi phương tiện cấp cứu, thuốc men thì cực thiếu, trạm xá E, F ở xa nên tính mạng anh em như treo trên sợi chỉ.
Sốt rét ác tính là một thể sốt rét  nguy kịch do P. falciparum  gây ra rối loạn huyết động tắc nghẽn trong vi tuần hoàn phủ tạng và dẫn đến tổn thương nhiều phủ tạng như: não, gan, lách, thận, phổi...
Lâm sàng đa dạng phổ biến nhất là thể não (80-90%). Tỷ lệ tử vong trong SRAT trung bình khoảng 10%.:
- SRAT phát sinh chủ yếu ở những người mới vào vùng SR được 6 - 12 tháng trở lại.
- Ở tân binh mới vào vùng SR 1 năm trở lại, SRAT tập trung ở những người đã mắc SR từ 1 đến 6 lần.
- Vùng SR nặng, có tỷ lệ kí sinh trùng falciparum chiếm ưu thế (>70%).
Sốt rét ác tính có rất nhiều thể
(có hôn mê, rối loạn ý thức).
- Thể não đơn thuần
- Thể não kèm theo biến chứng phủ tạng, như:Thể não và suy tuần hoàn cấp hoặc Thể não và suy thận cấp .Thể não và suy gan cấp. Thể não và phù phổi cấp.  Thể não va rối loạn tiêu hoá cấp (nôn, ỉa thốc tháo).
• Nhưng khủng nhất vẫn là Thể não và đái huyết cầu tố, tức là đái ra hàng bô nước tiểu màu đỏ do hồng cầu bị vỡ
 ngoài ra còn SRAT thể phủ tạng đơn thuần (chỉ có tổn thương phủ tạng, không có hôn mê):  Thể sốc hoặcsuy tuần hoàn cấp Thể giống tả (rối loạn tiêu hoá• Thể suy gan cấp Thể suy thận cấp (thực thể) Thể phù phổi cấp • Thể xuất huyết .Thể đái huyết cầu tố. Thể bụng cấp .Thể tâm thần

SRAT thể não là thể chiếm đa số (80 - 90%).
Đặc điểm là một bệnh não đối xứng xuất hiện trên một bệnh nhân SR
- Cũng như bác Ducthao mô tả, triệu chứng bệnh Khởi phát đột ngột (1/3 số ca): bệnh nhân đang sinh hoạt, lao động gần như bình thường đột nhiên ngã lăn, vật vã, ú ớ, mê man... Có thể kèm theo những cơn co giật kiểu động kinh.
- Khởi phát từ từ (2/3 số ca): sau vài ba ngày sốt, bệnh nặng dần lên, có biểu hiện rối loạn tâm thần kinh nặng dần: thờ ơ, khờ khạo, u ám hoặc kích thích, vật vã, nói nhảm, đi lung tung, bỏ chạy, đái dầm, ỉa đùn... rồi vào hôn mê.
- Thời kỳ toàn phát: Hội chứng tâm thần kinh:Hôn mê sâu dần. Co giật kiểu động kinh (1/3-1/4 số ca), có cơn co giật cục bộ hoặc toàn thân, kéo dài vài giây đến 1-2 phút  Hay có rối loạn cơ vòng: đái dầm, cầu bàng quang.  Ít có triệu chứng định khu, hãn hữu có liệt 1/2 người; dây thần kinh sọ não ít bị liệt.
+ Hô hấp: phổ biến là rối loạn hô hấp, thậm chí suy hô hấp do các nguyên nhân: do phù não; do ứ đọng đờm dãi; do viêm phế quản phổi bội nhiễm. Một số ngạt thở trong cơn co giật kéo dài, liên tiếp. Hãn hữu gặp phù phổi cấp.
+ Tuần hoàn: huyết áp giảm do mất nước (vì sốt cao, vã mồ hôi, không ăn uống), hiếm hơn là do cơ tim (viêm cơ tim, khe tim, thiếu oxy cơ tim),
+ Tiêu hoá: bệnh nhân hay nôn và ỉa lỏng. Khi hôn mê sâu và rối loạn điện giải có chướng bụng.
+ Gan: thường có gan to và rối loạn chức năng gan.
+ Lách: có thể to hoặc không
+ Thận: ở một số bệnh nhân SRAT có suy thận cấp
- Xét nghiệm máu và KSTSR:
+ Hồng cầu thường thấp, có khi thấy cả hồng cầu non, hồng cầu lưới thường tăng; tốc độ lắng máu thường tăng. Bạch cầu nói chung bình thường hoặc giảm nhẹ; hãn hữu có thể có phản ứng tăng giả bạch cầu.
+ KSTSR: đa số trường hợp xét nghiệm thấy P. falciparum (+). Cần chú ý: một số bệnh nhân khi mới vào ác tính chưa thấy KSTSR, nhưng sau một thời gian (vài giờ đến 1-2 ngày) KSTSR mới xuất hiện. Do vậy, phải xét nghiệm KSTSR nhiều lần
 Vì vậy chúng ta thấy người lính ngoài chuyện phải đối mặt với súng đạn, cái chết lúc nào cũng treo lơ lửng trên đầu lại còn phải chống chọi với ( rừng thiêng nước độc) trong đó có sốt rét ác tính cũng lấy đi bao sinh mạng mà theo thống kê thời chiến tranh chống Mỹ, các đồng đội chúng ta bỏ mạng ở dọc đường Trường Sơn không phải là con số nhỏ. Xin chào các bác mạnh khỏe và mong rằng chúng ta không ai còn nuôi con KST nào trong máu và gan.

 
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Tư, 2012, 08:34:44 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
E1BINHGIA
Thành viên
*
Bài viết: 136


« Trả lời #594 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2012, 06:24:48 pm »

Bac sy chung có chuẩn bị mở tiếp phần 7 cho anh em ghé thăm cho vui  ,chuyện gì chứ xung quanh con voi nimit thì chắc là còn nhiều chuyện để nói lắm ,mong rằng sau này sẽ có thêm nhiều anh em F5 .F7 .F9 và anh em một số đơn vị khác từng sống và chiến đấu ở khu vực này sẻ ghé vào thăm ....

Bác Duc thao và bác về trận kể và phân tích về cái sốt rét nơi núi rừng caomelai rất chính xác ,nhưng có điều là khi ta trở về VN thì không biết gốc sốt trong cơ thể ta có còn không vậy các bác ,
Logged
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #595 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2012, 06:11:36 am »

Chào bác E1BINHGIA và các bác trong topic. Thông thường sau những cơn sốt thì Ký sinh trùng SR sẽ tụ tập vào gan, tiếp tục sinh sôi nảy nở, đủ số lượng chui vào hồng cầu và phá vỡ hồng cầu hàng loạt là luc gây ra cơn sốt tiếp theo.đường truyền sốt rét là phải có muỗi Alophen, người dân gọi là muỗi đòn sóc vì khi dậu vào da hút máu thì cái đít nó chổng thẳng, toàn thên vuông góc với mặt da. nếu mình ra khỏi vùng sốt rét, về thành phố, đồng bằng, có môi trường sống tốt hơn, không có muỗi truyền bệnh, tức là ta không nhiễm thêm KST nữa và phải điều trị dự phòng khoảng ba đến sáu tháng thì chắc chắn là không còn tên địch nào ẩn náu trong gan trong Lách mình nữa. Tình hình sốt rét ở các vùng thành thị nông thôn nước ta có xu hướng giảm trong những năm gần đây và tỷ lệ sốt rét ác tính cũng giảm nhiều. Tuy nhiên tình hình sốt rét trên thế giới có chiều hướng diễn biến phức tạp, nhất là các vùng châu phi, Nam Mỹ, mà tỷ lệ tử vong do SRAT ngày càng cao.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #596 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2012, 09:11:01 am »

Chào các bác! Chào bác vetran! Trong chiến lợi phẩm của tôi, có 1 lọ primaquin còn nguyên đai, 100 viên của TQ, khi tôi hỏi bác sỹ về công dụng của thuốc, bs bảo, đây là loại thuốc dùng sau khi điều trị cắt cơn xong; Nếu không còn tiếp xúc với môi trường sốt rét nữa, thì dùng rất tốt, vì nó triệt căn. Bác sỹ bảo, sau khi cắt cơn, vi trùng tạo thành vỏ bọc bền vững với kháng thể, (trong chuyên môn gọi là thể da bào) nên trong người vẫn còn vi trùng sốt rét trú ngụ, đợi khi kháng thể yếu, do sức khỏe giảm sút, thì nó phá vỏ bọc để hoạt động lại; Do đó, để triệt phá thể da bào, người ta dùng primaquin sau cắt cơn, nó sẽ bào mòn lớp vỏ da bào của vi trùng và tiêu diệt nó, do đó cơ thể không còn ký sinh trùng sốt rét tồn tại nữa. Đó là kiến thức lượm lặt, nếu sai, mong bác vetran và các bác bỏ qua  Grin
Logged
86humxamthaylong
Thành viên
*
Bài viết: 630


Mẹ con nhà Hùm


« Trả lời #597 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2012, 09:51:24 am »

***(*)88
      Chào các bác “Đốc tờ” nhà mình,hình như con vi trùng sốt rét bên miệt Siêm riệp em cao siêu hơn thì phải,nó ém quân luôn trong người em và khi em về tới Việt Nam nó rình rình quất em một trận xiểng niểng,vô nhà thương “Xóm chiếu” (lớn nhất quận Tư) người ta cho đơn ra ngoài tìm mua thuốc uống,tìm được nhà thuốc có bán mấy viên thuốc đó cũng nhiêu khê (hình như là Phanxipan gì đó),ông bán thuốc chỉ bán mỗi lần có một viên và rót nước ra bắt em uống liền tại chỗ,hẹn ngày mai quay lại uống tiếp viên nữa,mà công nhận là thuốc hiệu nghiệm thật,em uống xong hai viên là khỏi tới bây giờ luôn đó mấy bác!
Logged

"...chưa xong bao năm học trò,chưa vui bao đêm hẹn hò,kẻ thù vượt qua biên giới..." cho nên "Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau nơi biên cương chùa tháp..."
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #598 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2012, 01:24:16 pm »

@Humxamthaylong. Đó là viên Fansidar. qui cách vỉ 3 viên nén

 của hãng Roche. France. Của Việt Nam cũng có chế phẩm tương tự, nhưng chắc chất lượng kém hơn

Phân nhóm: Kháng sinh - Thuốc Chống Sốt Rét

Thành Phần:  Sulfadoxine 500 mg, Pyrimethamine 25 mg.

Chỉ Định:  Điều trị sốt rét liều duy nhất.

Liều Dùng:  Điều trị dứt bệnh sốt rét: Liều được chỉ định là liều duy nhất. Nếu cần điều trị kéo dài thì thời gian giữa mỗi liều tối thiểu là 8 ngày. Dùng liều duy nhất: Người lớn: 2-3 viên. Trẻ em: 1/2 viên cho 10 kg cân nặng, cụ thể là: trẻ em 9-14 t.: 2 viên, 4-8 t.: 1 viên, < 4 t.: 1/2 viên. Như vậy là ông dược sĩ ở bên bác cho uống không đúng chỉ định nên hiệu quả sẽ giảm đi rất nhiều. Bắt buộc là uống một lần cả ba viên, và một đợt điều trị chỉ còn một lần. muốn uống lại thì tám ngày sau cũng một lần cả ba viên

Chống Chỉ Định:  Tiền sử dị ứng với sulfonamide, suy gan hoặc suy thận nặng, phụ nữ có thai 2 tuần cuối của thai kỳ, trẻ sinh non & trẻ sơ sinh.

Thận Trọng: Phụ nữ có thai 3 tháng đầu.

Phản Ứng Có Hại: Rối loạn dạ dày, ruột, các phản ứng dị ứng ở da & máu (rất hiếm). chúc bác nhanh chóng điều động ong bạn vàng ra khỏi gan lách.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Tư, 2012, 05:19:57 pm gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
BS-812
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 818


« Trả lời #599 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2012, 01:33:02 pm »

Chào các bác! Fansidar ,ngày xưa chữa sốt rét thì tôi chưa nghe thấy, nhưng tôi nghe dân giang hồ đồn, bệnh xã hội lúc ấy có fansidar là tuyệt chiêu  Grin .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM