Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Sáu, 2024, 12:43:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: "Tản mạn ngã ba con voi' Phần VI  (Đọc 320627 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #100 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2011, 12:12:53 am »

Bác H3 Hùng viết tiếp đi nhé, tôi sẽ tập hợp lại rồi in thành hồi ký, tạm thời tôi để tựa Hồi Ức Một Thời Máu & Hoa, bác xem có tên nào hay hay bác đặt tựa nhé, mình thử làm nhà văn xem ,cảm ơn bác nhiều.

Cám ơn tấm chân tình của bác lamlinh, tôi không dám có tham vọng in hồi ký đâu bác ạ, Embarrassed vì mình chỉ là một người lính bình thường như bao người lính khác trong trang web quân sử này. Nỗi mong muốn của tôi là tìm được những người bạn đồng ngũ năm xưa để cùng nhau ôn lại một thời chinh chiến đã qua. Tiếc rằng anh em vì điều kiện nên ít người lên đây đọc và tham gia bài viết quá! Nỗi mong muốn thứ hai là tìm được bạn hiền để đồng hành cùng nhau qua bển thong dong thăm lại chiến trường xưa của mình. Không cần đông, chỉ cần tinh và nhất là hạp rơ để cùng nhau san sẻ những buồn vui trong suốt chuyến hành trình...

Xin trở lại hồi ức của tôi về những ngày đầu tiên trong đời lính chiến:

2/ Một ngày ở Sa-mat

Sa-mat vào thời điểm đó có lẽ là hậu cứ của sư đoàn 5 - tôi đoán thế vì hôm qua cán bộ quân lực sư 477 đã điểm danh giao mấy tiểu đoàn tân binh chúng tôi cho cán bộ quân lực sư đoàn 5 rồi. Sáng hôm đó chúng tôi thức dậy đúng giờ như trong doanh trại huấn luyện, vẫn ăn sáng bình thường như bao ngày khác. Nhưng hôm nay là 1 ngày đặc biệt vì chúng tôi được cấp phát trang bị để ra chiến trường. Mỗi anh được lãnh 1 tấm tăng ny-lon che mưa, 1 tấm ny-lon khác mỏng hơn để đi mưa, 1 cái võng ny-lon 2 lớp, 1 dây TB và bình toong đựng nước bằng nhôm màu xanh lá cây đậm có cả ăng-gô và cuối cùng là 1 gói bông băng cá nhân.

Có ai ngờ rằng cái bình toong nước bằng nhôm màu xanh lá cây quân đội đó lại cực kỳ hữu dụng cho tôi, non 4 tuần sau trong trận Amleang nó đã đở dùm cho tôi 1 mảnh đạn cối và gói bông băng cứu thương đó tôi đã trao cho anh Vịnh b phó để anh xé ra băng bó vết thương cho tôi vì 1 mảnh đạn cối khác ở sau mông.

Ai đó bảo rằng phải ghi tên mình lên cái bình toong vì nó giống nhau quá coi chừng bị lộn. Thế rồi chúng tôi lúi húi hè nhau lấy bút nguyên tử tô đậm tên mình lên cái vỏ bình toong để làm của riêng.

Ngày đầu tiên ở Sa-mat trong ký ức của tôi chỉ có thế mà thôi.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Hai, 2011, 09:46:06 am gửi bởi H3 Hùng » Logged
Kon tiahien
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 535


« Trả lời #101 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2011, 08:05:16 am »

@Bác H3: Lần lần mà bác tìm lại mạch rồi đó. Bác cứ thong thả hành quân tiếp đi sẽ nhớ thêm nhiều chuyện hay. Cheesy
KàTum, Đồng Ban, Văn Lịch, Tân Biên, Sa Mát… những địa danh mình cũng từng có thời gian dừng chân suốt từ tháng 6-1976 đến 4-11-1978 chuyển qua quân đội(nhập ngũ sau bác H3 Hùng 1 ngày).
Ngày ấy đ/v TNXP Liên đội Dũng Chí, xuất thân từ con em của Quận Tân Bình, TP.HCM theo lời kêu gọi của đất nước, bước chân theo người anh cả Sáu Dân lên đường về các vùng sâu, vùng xa để làm Kinh-Tế-Mới. Kà Tum là nơi dừng chân đầu tiên và tiếp đó là Đồng Ban, Văn Lịch.
Năm 1977 nổ ra chiến sự biên giới, bọn Pốt tràn qua cướp của, giết dân tại Tân Biên, Tịnh Biên, Sa Mát…Vô hình dung từ nhiệm vụ kinh tế, chúng tôi trở thành lực lượng phục vụ chiến đấu cho các đ/v chủ lực quân đội trong đó có Sư đoàn 5. Chúng tôi đã có mặt hầu hết các điểm nóng như sân bay SaMat. Con đường Trần Lệ Xuân…Với công việc cáng thương, tải đan, vận chuyển lương thực đến phát quang rừng làm đường, đắp đường cho tăng chạy…kể cả chịu chung tầm đạn pháo với bộ đội mà trong tay không hề có súng.
Cuối năm 1977, Liên đội Dũng Chí được 2 lần được phong danh hiệu Anh Hùng Lao Động. Tháng 7/1977 khi tôi được cử về học khóa Cán Bộ C tại Trường nghiệp vụ TNXP (cây số 69) cả đơn vị tôi đã theo chân các đ/v quân đội phản công qua đến Mi Mốt, Kray- chê…Tôi đã từng thực tế chứng kiến cảnh hoang tàn của chiến tranh và những người dân vô tội chạy giặc. Nhắc về SaMat làm tôi nhớ nhiều đến đồng đội cũ, có những người không bao giờ gặp lại nữa.
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #102 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2011, 10:13:59 am »

Vài hình ảnh về Sa-mat ngày nay:

Đây là vùng đất thuộc đồn biên phòng cửa khẩu Trapeang Plong trên đất Campuchia đối diện cửa khẩu Sa-mat, ảnh chụp lúc 10:29AM ngày 05/11/2009 khi đoàn CCB chúng tôi đi thăm chiến trường xưa về lại Sa-mat



Angko krao đang tiến về cột mốc cây số đầu tiên trên vùng cửa khẩu Sa-mat, ảnh chụp lúc 10:56 AM 05/11/2009



Và đây là thành vien Kon tiahien trên cột cây số biên cương Sa-mat, ảnh chụp lúc 10:56 AM 05/11/2009
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #103 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2011, 12:31:37 am »

3/ Từ Sa-mat đến Kongpong Cham

Chúng tôi ở tại Sa-mat 1 ngày, sáng ngày 21/2/79 chúng tôi lại lên xe tiến lên phía trước. Tôi lúc đó là 1 chàng trai trẻ mới bước qua tuổi 19 được 2 tháng, tướng tá cao ráo và tác phong nhanh nhẹn nhờ mấy tháng trui rèn trong môi trường huấn luyện nghiêm túc của quân đội. Sau khi lên được thùng xe GMC tôi đã chiếm được 1 vị trí đứng quan sát rất tốt là bám vào thành bên trái chiếc xe ở gần ca-bin. Từ vị trí này tôi nhìn thấy được hướng xe từ phía trên đi xuống và toàn bộ cảnh vật bên trái con đường hành quân.

Hoàn toàn không có trạm kiểm soát cửa khẩu, đoàn xe chở đám lính mới chúng tôi rời khỏi đất Việt vào đất Campuchia khi nào chúng tôi hoàn toàn không hề hay biết. Chỉ thấy đất đỏ mù trời do đoàn xe vận tải quân sự chạy nối đuôi nhau tạo thành. Và thật lạ lùng, thi thoảng chúng tôi lại thấy hàng đoàn phụ nữ áo đen và trẻ con cởi truồng đứng đông đặc hai bên vệ đường vẫy tay reo hò inh ỏi: Chây-dô coong top Việt Nam.

Thấy họ mừng vui chúng tôi cũng phấn khởi vẫy tay đáp trả. Chúng tôi đang hưởng vinh quang của đoàn quân giải phóng dân tộc Campuchia khỏi họa diệt chủng mà không hề hay biết nên chẳng mảy may rung động, cũng chẳng thấy hào khí bừng bừng như khi xem phim ảnh. Chúng tôi lúc đó hoàn toàn mù tịt thông tin, cán bộ nhận quân không hề họp hành quán triệt chúng tôi gì cả. Nói thật người dân hai bên đường hoan hô chúng tôi tiến vào giải phóng dân tộc họ mà mình chẳng biết mô tê gì!

Cũng trên con đường đất đỏ tiến vào nội địa Campuchia đó, hình ảnh tôi bắt gặp thường xuyên là những chiếc xe GMC chạy ngược chiều về Việt Nam. Trên xe là những xác tử sĩ bọc kín trong bao ny-lon, phủ cành lá ngụy trang che nắng cho các anh. Những bọc xác tử sĩ đã căng phồng vì trương nắng, những cành lá phủ thân xác các anh bập bềnh theo từng nhịp xe bon trên con đường đất đỏ nhấp nhô là hình ảnh tôi suốt đời không quên: Cái giá của chiến tranh quá đắt!

Ngược chiều với đoàn quân tiến lên phía trước thỉnh thoảng chúng tôi lại bắt gặp từng đoàn xe vận tải bọc kín mít chạy ngược chiều, chúng tôi đoán ngay đó là xe chở chiến lợi phẩm về Việt Nam. Tự dưng tôi nhớ tới câu chuyện mà tôi đọc đâu đó trong các cuốn tiểu thuyết thời chiến tranh vệ quốc vĩ đại của Liên Xô chống phát-xít Đức: Người ta lấy chiến tranh nuôi chiến tranh...

Con đường đất đỏ bụi mù đó chiếm của chúng tôi hết 3 tiếng đồng hồ hành quân cơ giới. Đọng lại trong tôi đến mãi hôm nay là những đoàn người áo đen tàn tạ phấn khởi hò reo đón chào đoàn quân giải phóng và những chiếc GMC chở tử sĩ về nước xóc nẩy phập phồng theo nhịp nhấp nhô của đoạn đường từ Sa-mat đến Kongpong Cham mùa khô 1979.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Hai, 2011, 10:08:11 am gửi bởi H3 Hùng » Logged
lamlinh31278
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 688


Một cây Thốt nốt, một quân tình nguyện VN


« Trả lời #104 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2011, 09:47:01 am »

3/ Từ Sa-mat đến Kongpong Cham

Không nhớ chúng tôi ở tại Sa-mat mấy ngày, tôi cứ cho là 2 ngày đi. Sáng ngày 22/2/79 chúng tôi lại lên xe tiến lên phía trước...

 Theo tôi nhớ thì mình ở tại Sa-mát có 1 ngày thôi ,sau khi nhận thêm quân trang, quân dụng là lại tiếp tục lên xe GMC hành quân vượt biên giới.
 Đúng như H3 Hùng kể , khi đoàn xe tiến về Kông pong Chàm thì có nhiều đoàn xe chở tử sĩ chạy ngược trở về Việt Nam,''thi thoảng chúng tôi lại thấy hàng đoàn phụ nữ áo đen và trẻ con đứng cởi truồng đứng đông đặc hai bên vệ đường vẫy tay reo hò inh ỏi: Chây-dô coong top Việt Nam.''
 Và từ Sa-mát mình vượt qua Mê Kông đến Kông pong Thom mất hết một ngày nửa đúng không ?
Logged

VÌ NHÂN DÂN QUÊN MÌNH ,VÌ NHÂN DÂN HY SINH.

       Nhịn Một Chút Gió Ngừng Sóng Lặng
          Lùi Một Bước Đất Rộng Trời Cao
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #105 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2011, 10:07:12 am »

3/ Từ Sa-mat đến Kongpong Cham
Không nhớ chúng tôi ở tại Sa-mat mấy ngày, tôi cứ cho là 2 ngày đi. Sáng ngày 22/2/79 chúng tôi lại lên xe tiến lên phía trước...
Theo tôi nhớ thì mình ở tại Sa-mát có 1 ngày thôi ,sau khi nhận thêm quân trang, quân dụng là lại tiếp tục lên xe GMC hành quân vượt biên giới.

OK để tôi chỉnh lại cho đúng trình tự thời gian.
Từ Sa-mat đến Kongpong Thomo hành quân hơn nửa ngày, khoảng 2 giờ trưa mình tới Kongpong Thomo.
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #106 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2011, 12:30:03 am »

4/ Từ Kongpong Cham đến Kongpong Thomo

Đoàn lính mới chúng tôi hành quân cơ giới đến bờ đông sông Mekong ở Kongpong Cham vào tầm 10 giờ sáng. Chúng tôi xuống xe qua phà ngồi nghỉ ven thị xã Kongpong Cham ăn cơm vắt chờ xe để đi tiếp về Kongpong Thom (tôi vừa mới biết bến phà này do đơn vị công binh e25 của bác dathao thi công và vận hành qua topic Những bông hoa trên tuyến lửa).

Nhiều năm nay tôi cứ đinh ninh nơi mình bước chân vào sư 5 là ở Kongpong Thom, sự đinh ninh đó là đúng nhưng chưa chính xác. Nơi chúng tôi đặt chân đầu tiên vào chiến trường của sư 5 là tại Kongpong Thomo, một huyện nằm ở phía đông tỉnh Kongpong Thom gần giáp với tỉnh Kongpong Cham. Tôi mới nghe đến cái tên này khi vào mạng quân sử tháng 7/2009, lúc đó bác tran479 xác định đợt chúng tôi vào là ở Kongpong Thomo. Sau này gặp bác alik21 (bạn nhập ngũ cùng thời với bác tran479) khẳng định lại một lần nữa thì tôi tin là như thế.

Gần đây nhờ Kon tiahien chỉ đích danh cái tên Kampong Thma (Kongpong Thomo) trên bản đồ giao thông tỉnh Kongpong Thom thì tôi gần như xác định được điểm đến đầu tiên của mình khi chân ướt chân ráo bước vào sư 5



Từ Kongpong Cham theo lộ 71 đến Kongpong Thomo khoảng cách non 70km, thời đó xe chạy mất khoảng 2 giờ
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Hai, 2011, 01:28:33 pm gửi bởi H3 Hùng » Logged
Kon tiahien
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 535


« Trả lời #107 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2011, 11:21:29 am »

Khu vực F5 đảm nhiệm khi mới sang K. Giữa năm 1980, E 747 cũng trở lại Kampong Thmor.
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #108 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2011, 02:17:39 pm »

Cám ơn tấm bản đồ "mách nước" của Kon tiahien, nhìn theo các tấm bản đồ quân sự và bản đồ giao thông tôi thấy phum Kampong Thma đã dịch chuyển từ phía tây sông Chinit qua phía đông chứ không cố định như mình tưởng.


(Dũng tây ơi, trên lộ 6 phía dưới phum Kampong Thma cũng có phum Baray nữa nè, hồi trước tết chắc chưa ghé phum này phải không?)

Link truy cập bản đồ: http://www.nexus.net/~911gfx/vietnam/maps/nd48-15/nd48_15a.html
Logged
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #109 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2011, 07:09:17 pm »

4/ Từ Kongpong Cham đến Kongpong Thomo

Đoàn lính mới chúng tôi hành quân cơ giới đến bờ đông sông Mekong ở Kongpong Cham vào tầm 10 giờ sáng. Chúng tôi xuống xe qua phà ngồi nghỉ ven thị xã Kongpong Cham ăn cơm vắt chờ xe để đi tiếp về Kongpong Thom (tôi vừa mới biết bến phà này do đơn vị công binh e25 của bác dathao thi công và vận hành qua topic Những bông hoa trên tuyến lửa).

Nhiều năm nay tôi cứ đinh ninh nơi mình bước chân vào sư 5 là ở Kongpong Thom, sự đinh ninh đó là đúng nhưng chưa chính xác. Nơi chúng tôi đặt chân đầu tiên vào chiến trường của sư 5 là tại Kongpong Thomo, một huyện nằm ở phía đông tỉnh Kongpong Thom gần giáp với tỉnh Kongpong Cham. Tôi mới nghe đến cái tên này khi vào mạng quân sử tháng 7/2009, lúc đó bác tran479 xác định đợt chúng tôi vào là ở Kongpong Thomo. Sau này gặp bác alik21 (bạn nhập ngũ cùng thời với bác tran479) khẳng định lại một lần nữa thì tôi tin là như thế.

Gần đây nhờ Kon tiahien chỉ đích danh cái tên Kampong Thma (Kongpong Thomo) trên bản đồ giao thông tỉnh Kongpong Thom thì tôi gần như xác định được điểm đến đầu tiên của mình khi chân ướt chân ráo bước vào sư 5



Từ Kongpong Cham theo lộ 71 đến Kongpong Thomo khoảng cách non 70km, thời đó xe chạy mất khoảng 2 giờ

Đoàn lính mới chúng tôi hành quân cơ giới đến bờ đông sông Mekong ở Kongpong Cham vào tầm 10 giờ sáng. Chúng tôi xuống xe qua phà ngồi nghỉ ven thị xã Kongpong Cham ăn cơm vắt chờ xe để đi tiếp về Kongpong Thom (tôi vừa mới biết bến phà này do đơn vị công binh e25 của bác dathao thi công và vận hành qua topic Những bông hoa trên tuyến lửa).
Thật ra C4-D741-E 25 cb chúng tôi chỉ trực tiếp vận hành bộ phà 50 tấn nầy từ tháng 1/79 cho đến khoảng tháng 9/79.Sau đó bàng giao bộ phà nầy lại cho cb 476 để tiếp tục theo đội hình E đi lên Kralanh.Lúc đv của H3 Hung qua sông thì đúng là phà của tiểu đoàn bác CB479 đảm nhiệm đó.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM