Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Sáu, 2024, 12:32:47 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Căn cứ quân sự Cam Ranh  (Đọc 532809 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #30 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2010, 09:59:14 pm »

Cam Ranh cực đẹp, giải lao chút đi, các "con nghiện súng ống" ơi. Nguồn: internet. "...ngày xưa biển chưa có sóng như bây giờ..."


nữa:"...ngày xưa biển chưa có sóng vỗ bờ..."

(tiếp theo trang trước)
Sân bay Cam Ranh được sử dụng để làm căn cứ cho Trung đoàn không quân hỗn hợp độc lập 169 (được phiên chế lại) của Hạm đội Thái Bình Dương.

Ngày 20 tháng 12 năm 1982, tại doanh trại Khorol, khu Primorskie, trong căn cứ trung đoàn không quân cận vệ Roslav mang tên lửa số 169 của hải quân, thuộc lực lượng không quân của hạm đội TBD, đã diển ra lễ thành lập trung đoàn không quân hỗn hợp độc lập số 169 theo một quan niệm hoàn toàn mới mẻ và độc đáo. Trung đoàn này thuộc quyền chỉ huy của sư đoàn trưởng sư đoàn không quân-hải quân mang tên lửa số 25.
Trước khi chuyển cứ tới sân bay Cam Ranh, đã có sự phiên chế lại, phối hợp lại các kíp bay, hoàn thiện bài tập bay kỹ-chiến thuật cho các đội bay trong trung đoàn. Cùng thời gian đó, tại sân bay Cam Ranh, các lực lượng của phân đội công binh trực thuộc hạm đội TBD, lữ đoàn tàu chiến số 26,  căn cứ tiếp liệu hậu cần-kỹ thuật 922, các đơn vị thông tin liên lạc đã phối hợp xây dựng mạng lưới đường cất-hạ cánh, đường lăn xa và gần, và toàn bộ hạ tầng của một sân bay quân sự.
Người ta cũng đã xây dựng những nhà gỗ thiết kế điển hình cho ban chỉ huy trung đoàn, nhà tạm cho công nhân viên, nhà tập thể cho các sỹ quan.
Ngày 3 tháng 12 năm 1983, các phi đội 1 và 2 thuộc trung đoàn 169 đã hạ cánh xuống sân bay Cam Ranh và bước vào huấn luyện bay và bay chiến đấu từ lãnh thổ CHXHCN Việt nam.
Biên chế trung đoàn 169:
- Phi đội 1: sử dụng các máy bay TU-16 (các loại K, Z, S), số lượng 20 chiếc.
- Phi đội 2: sử dụng các máy bay chống hạm TU-142, số lượng 4 chiếc; máy bay trinh sát và chỉ thị mục tiêu TU-95RS, số lượng 4 chiếc.
- Phi đội 3: sử dụng máy bay MIG-23 MLD (12 chiếc), và MIG-23 U - 1 chiếc.
- Phi đội vận tải: 2 máy bay AN-12 và các máy bay trực thăng Mi-14PL, Mi-14PS
- Trạm khai thác-bảo dưỡng kỹ thuật của trung đoàn.
Tổng quân số danh nghĩa của trung đoàn là 741 người, gồm 357 sỹ quan, 187 thượng sỹ và 197 trung sỹ và lính nghĩa vụ hải quân.
Trung đoàn được giao quản lý căn cứ không quân-hàng không với các kho chứa vũ khí chống hạm ngầm và vũ khí tên lửa. Người ta sử dụng các kho vũ khí của quân đội Mỹ để lại làm kho chứa vũ khí của mình. Các kho này chiếm một diện tích khá lớn, bao quanh bởi các lớp hàng rào dây thép gai và bố trí ở một khoảng cách đủ xa nhằm đảm bảo an toàn cho khu cầu cảng, doanh trại chỉ huy, và khu tổ hợp nhà ở. Bảo vệ khu kho vũ khí chống tàu ngầm và tên lửa này là một đội cảnh vệ, lấy từ đại đội quân cảnh độc lập, còn từ năm 1999 - lấy từ tiểu đoàn quân cảnh (đều thuộc sư đoàn lính thủy đánh bộ số 55 của Hạm đội TBD).
(còn tiếp).
Nguồn: clubadmiral.ru
Chủ biên: Chuẩn đô đốc N.Ph.Matioushin, theo sự ủy nhiệm của Hội CCB Cam Ranh của HQ Nga, Moskva 2010.
23 năm có mặt của Hải quân Xô viết và Hải quân Nga tại vùng biển "Nam Trung Hoa" (1979-2002)

Ghi chú: Trong ngôn từ hàng hải của người Nga họ gọi biển Đông của chúng ta như vậy, nên tôi phải để tên địa danh biển trong ngoặc kép, M.K.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Giêng, 2011, 01:13:52 am gửi bởi daibangden » Logged
Cunquick
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #31 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2010, 04:37:07 am »

Mấy diễn đàn học thuật gần đây đâu đâu cũng thấy Toàn Cam Với Ranh.

Tổng thống Mỹ B. Johnson trong chuyến thăm căn cứ Mỹ tại Vịnh Cam Ranh ở Nam Việt Nam vào ngày 26 tháng 10 năm 1966.Bên cạnh là Tướng William Westmoreland, tư lệnh lực lượng quân sự Hoa Kỳ tại miền nam Việt Nam. (AP Photo)
Logged
thang_apo
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #32 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2010, 09:15:45 pm »

Thứ Bẩy, 30/10/2010 - 20:46Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:

“Việt Nam xem xét thuê Nga tư vấn xây dựng cảng Cam Ranh”

(Dân trí)-Tại cuộc họp báo kết thúc hội nghị cấp cao ASEAN 17 và các hội nghị liên quan ngày 30/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết VN quyết định tự lực xây dựng cảng Cam Ranh thành Trung tâm cảng dịch vụ, và sẽ xem xét thuê Nga tư vấn xây dựng Trung tâm cảng này.
 >>  Chùm ảnh: Lễ bế mạc Hội nghị cấp cao ASEAN 17
 >>  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khai mạc Hội nghị Cấp cao Đông Á

 
Trả lời câu hỏi của phóng viên về vấn đề cảng Cam Ranh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho hay Việt Nam đã quyết định sẽ xây dựng cảng Cam Ranh bằng nguồn lực của chính mình, thành một Trung tâm cảng dịch vụ tổng hợp, đảm bảo phục vụ cho lực lượng hải quân của quân đội nhân dân Việt Nam.
 
Ngoài ra, Việt Nam sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho tàu hải quân của tất cả các quốc gia, kể cả tàu ngầm, nếu có yêu cầu, theo cơ chế thị trường, như tất cả các quốc gia khác trên thế giới đã làm.
 
Việt Nam cũng xem xét ký hợp đồng thuê doanh nghiệp có khả năng, trình độ kỹ thuật cao, có kinh nghiệm, chuyên ngành của Nga để tư vấn xây dựng Trung tâm cảng dịch vụ này.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Mười, 2010, 09:28:04 pm gửi bởi daibangden » Logged

Tôi Luôn Mong Muốn Thế Gian Này Không Còn Chiến Tranh
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #33 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 12:22:20 am »

Đúng quy hoạch cảng biển tới năm 2025 mà em đã post: CR và Văn Phong sẽ trở thành cụm cảng dịch vụ hàng hải của khu vực thay thế dần Singapore. Nếu Thái mà đào được kênh Kra để tàu bè đỡ p hải đi qua eo Malacca thì còn tuyệt vời hơn.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #34 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 08:51:35 am »

Đúng quy hoạch cảng biển tới năm 2025 mà em đã post: CR và Văn Phong sẽ trở thành cụm cảng dịch vụ hàng hải của khu vực thay thế dần Singapore. Nếu Thái mà đào được kênh Kra để tàu bè đỡ p hải đi qua eo Malacca thì còn tuyệt vời hơn.
Đúng rồi: hãy biến chiến trường thành thương trường. Mà thương trường cũng như chiến trường: không có đầu rơi, máu chảy nhưng ối người "chết".(tiếp)
Tháng 12 năm 1984, trung đoàn không quân hỗn hợp độc lập 169 tiếp nhận các máy bay tiêm kích MIG-23 MLD từ tập đoàn quân không quân số 11 của các lực lượng không quân Xô viết. Các phương tiện và khí tài bay này được chia sẻ bởi các trung đoàn không quân kỳ cựu của quân khu Primorie-trung đoàn tiêm kích cận vệ số 22. Trung đoàn này có thời kỳ đã từng thuộc biên chế hạm đội TBD. Các máy bay được đem đến Cam Ranh bằng cách tháo rời và đưa xuống các tàu đổ bộ loại lớn để chuyên chở. Ngay lập tức, chúng được lắp ráp lại, hiệu chỉnh, chạy thử động cơ, tiến hành bay thử nghiệm rồi đưa vào thành phần các biên đội trực chiến.
Việc chọn lựa chỗ đóng quân của phi đội tiêm kích, sân đỗ của biên đội tiêm kích trực chiến do phó đô đốc A.A.Kuzmin-tư lệnh hải đoàn tàu chiến 17 đích thân tiến hành. Để điều này thực hiện được không chỉ cần sự đồng ý của Bộ chỉ huy không quân hạm đội TBD, mà còn phải xây dựng các sân đỗ cho máy bay, các mô đun nhà ở riêng biệt cho phi hành đoàn và nhân viên kỹ thuật của phi đội 3. Tất cả các công việc trên đã hoàn thành và các biên đội trực chiến luân phiên bước vào trực ban chiến đấu theo thời hạn quy định bởi Bộ Tổng chỉ huy Hải quân Xô viết.
Các chỉ huy trung đoàn không quân hỗn hợp độc lập 169:
-Đại tá N.K.Ivantchuk (1982-1985)
-Đại tá V.A.Voltskov (1985-1987)
-Đại tá V.I.Kuropatkin (1987-1989)
-Đại tá V.E.Tokarev (1989-1990)
Chỉ huy phi đội không quân cận vệ hỗn hợp độc lập 362:
-Trung tá X.I.Nazarov (1990-1991)
-Trung tá M.N.Xeleznev (1991-1993)
Năm 1986, tháng 11, đang trú đóng tại Cam Ranh, trung đoàn 169 được giải trừ khỏi biên chế sư đoàn không quân hải quân mang tên lửa số 25, trực tiếp từ đây thuộc quyền điều khiển của tư lệnh hạm đội TBD. Mệnh lệnh này được soạn thảo xuất phát bởi ban chính trị trung đoàn. Người trưởng ban chính trị đầu tiên của trung đoàn là thượng tá A.A.Tortshilov (1986-1987), sau đó là thượng tá N.G.Akinshin (1991-1993).
Các nhiệm vụ của trung đoàn không quân hỗn hợp độc lập 169
-Thực hành nhiệm vụ chiến đấu trên các máy bay TU-142, TU-95 RS (tìm kiếm, phát hiện, theo dõi các tàu ngầm đồng thời trinh sát trên không, trinh sát từ trên không các tàu chiến của các cụm tàu xung kích chở máy bay, chỉ điểm và theo dõi các mục tiêu mà bộ chỉ huy hạm đội TBD và bộ chỉ huy Hải đoàn tàu chiến số 17 quan tâm;
-Thực hiện nhiệm vụ chiến đấu tại "biển Nam Trung Hoa" bằng các máy bay lên thẳng trong biên chế phi đội vận tải Mi-14 PL (tìm kiếm, phát hiện, theo dõi tàu và phương tiện lặn ngầm của các đối thủ tiềm năng trong vùng biển trách nhiệm, đang tiến gần căn cứ Cam Ranh, đồng thời thực hành trinh sát đường không);
-Thực hành trau dồi các bài bay chiến thuật theo đội hình chiến đấu của phi đội 1 sử dụng tên lửa K-10 (phi đội Tu-16) có tiếp dầu từ trên không cho các máy bay chiến đấu.
-Yểm trợ và bảo vệ từ trên không các tàu chiến của hải đoàn tàu chiến số 17, bảo vệ các mục tiêu của sân bay, khu tiếp liệu hậu cần kỹ thuật PMTO chống lại sự tấn công đường không của các đối thủ tiềm năng, bằng lực lượng của bản thân và sự hợp đồng tác chiến của lữ đoàn tên lửa phòng không Việt nam đóng căn cứ tại bán đảo Cam Ranh. Trong trực ban chiến đấu, có nhiệm vụ sẵn sàng ngăn chặn các vật thể bay tại vùng biển trung lập trong các giới hạn đã định bằng lực lượng MIG-23 MLD của phi đội số 3.
Trung đoàn thực hiện 4-5 chuyến bay luân phiên trong một tuần (gồm cả bay đêm).
Xuất phát từ sân bay Cam Ranh, các kíp bay trung đoàn 169 đã trinh sát các vùng vĩ độ cận xích đạo và các vùng duyên hải phía Đông châu Á.
Trong năm 1988, các đơn vị công binh Xô viết đã hoàn thành xây lắp các công trình chủ chốt cho căn cứ không quân và ban chỉ huy trung đoàn 169. Đã hoàn thành các doanh trại và các nhà ăn cho các tập thể riêng, nhà ăn và nhà ở, câu lạc bộ cho tập thể sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ. Đã xây dựng xong cho căn cứ không quân các kho tàng chứa tên lửa, thủy lôi, ngư lôi, cũng như các kho tàng dự trữ thiết bị đồng bộ (ZIP) và thiết bị máy móc cho các ngành kỹ thuật hàng không và ô tô.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Năm, 2011, 02:26:51 am gửi bởi daibangden » Logged
hoangpilot
Thành viên
*
Bài viết: 654


« Trả lời #35 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 09:03:27 am »

Đúng quy hoạch cảng biển tới năm 2025 mà em đã post: CR và Văn Phong sẽ trở thành cụm cảng dịch vụ hàng hải của khu vực thay thế dần Singapore. Nếu Thái mà đào được kênh Kra để tàu bè đỡ p hải đi qua eo Malacca thì còn tuyệt vời hơn.

Làm chỗ sủa tàu chiến và tàu dân sự theo em thì lâu dài không bền vững bằng làm du lich cho Cam Ranh , hiểm họa hạt nix từ nhà máy Hyundai-Vinashin đối với vịnh Vân Phong chưa được giải quyết triệt để . Hơn nữa việc các tuần dương hạm , tàu ngầm chạy bằng năng lượng  hạt nhân vào cảng sửa chữa còn là "một quả bom A "cho môi trường sinh thái ở đây , chính quyền ta sẽ khó xử   khi gặp tình huống  tàu Sân bay Thi Lang hay một tàu thuộc hạm đội  Nam Hải của Trung Quốc cặp cảng để sửa chữa , tiếp dầu ..... Roll Eyes
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #36 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 02:27:49 pm »

Những ngày này, miền Trung đang mưa lũ, Nha Trang, Phú Yên đang ngập lụt, thiên nhiên miền Trung rất đẹp, nhưng cực kỳ khắc nghiệt. Mùa này, 24 năm trước, một trận mưa dữ dội đã làm trôi một phần nền đường phía đông đầu cầu Long Hổ, mà đường quân sự của quân đội Mỹ xây dựng trong căn cứ không phải là tạm bợ.
Năm 1991. Đường thoát nước mưa trong khu PMTO. Những trận mưa rào theo mùa ở các vùng vĩ độ nam, nếu không có các công trình hạ tầng như trong ảnh sẽ gây ra nhiều bất tiện. Nguồn: clubadmiral.ru

(tiếp theo)
Trong các năm 1988-1989, trong thị tứ tổ hợp nhà ở của hạm đội, người ta đã xây dựng các tòa nhà để ở cho tập thể sỹ quan, hạ sỹ quan, các thành viên gia đình của họ (ý nói trung đoàn 169). Các gia đình quân nhân đã dọn đến các ngôi nhà được xây dựng theo tiêu chuẩn nhà ở gia đình có trẻ em. Cùng với việc dọn nhà đến ở của các gia đình sỹ quan, hạ sỹ quan thuộc trung đoàn không quân và căn cứ không quân, các lớp học trong trường trung học số 183 đã đông học sinh lên trông thấy. Tuy nhiên, sự hài lòng trong công tác, niềm vui sống cùng gia đình không kéo dài được lâu.
Ngày 1 tháng 12 năm 1989, trong mối liên hệ với quyết định tổng thể giảm biên chế các lực lượng vũ trang Xô viết, trung đoàn không quân hỗn hợp độc lập 169 được đổi tên (và biên chế lại) thành phi đội không quân cận vệ hỗn hợp 362 (OGSAE). Biện pháp tổ chức biên chế chính thức sẽ phụ thuộc vào chính sách "giảm biên chế chung các lực lượng vũ trang Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết", và đã trực tiếp chạm đến doanh trại của trung đoàn không quân.
Phi đội máy bay số 3 được tổ chức lại và rút về nơi đóng quân trước kia. Tất cả các máy bay TU-16 cũng rút đi. Số máy bay còn lại (6-10 chiếc) được chuyển thuộc phi đội 362.
Ngày 11 tháng 5 năm 1993, theo chỉ lệnh số 730/1/0165 ban hành ngày 3 tháng 3 năm 1993 của Bộ Tổng Tham mưu Hải quân Nga, phi đội 362 được cơ cấu lại.
Sau khi tổ chức lại, trên khu vực trú đóng của đơn vị không quân, chỉ còn lại bộ phận khai thác-vận hành kỹ thuật (TETS), Họ có nhiệm vụ thực hiện tất cả các biện pháp để hoàn thành bàn giao cho phía Việt nam các tòa nhà hết người ở, các công trình, các thiết bị máy móc, khi xong việc, bộ phận này cũng rút về thành phố Archiom.
Theo nhu cầu của cố vấn trưởng cho Bộ Quốc phòng CHXHCN Việt nam, phi đội vận tải còn ở lại cho đến ngày 4 tháng 5 năm 2002, nhằm đảm bảo bay cho các chuyến bay vận tải quân sự, đảm bảo bay cho các chuyến bay từ thành phố Vladivostok đến Cam Ranh và theo chiều ngược lại, cũng như các chuyến bay bay đến theo kế hoạch của Bộ Tổng Tham mưu các lực lượng vũ trang Cộng hòa Liên bang Nga (đội bay biểu diễn thuật lái cao cấp "Các tráng sỹ Nga" và các phi đội khác).
Trong thời kỳ có mặt các lực lượng Hải quân Xô viết và Hải quân Nga tại bán đảo Cam Ranh, đã xảy ra các vụ tai nạn hàng không như sau:
1.Ngày 13.2.1985 trong khi cất cánh thực hiện chuyến bay chiến đấu trong vùng biển "Nam Trung Hoa", do gặp trục trặc kỹ thuật, một máy bay TU-95 RS của trung đoàn 169 đã gặp tai nạn, chỉ huy phó phi đội, phi công thuật lái cao cấp, thiếu tá Sergei Dmitrievitch Krivenko hy sinh. Phi hành đoàn (chỉ huy trưởng chuyến bay, thiếu tá Krivenko, đại úy V.V.Komarov, đại úy V.M.Ivanov, thượng tá V.I.Yashenko, thượng úy V.X.Serebriakov, đại úy A.M.Adukhatziev, thượng sỹ V.V.Kanshevan, thượng sỹ A.L.Zakharov, thượng sỹ A.I.Belov)- tất cả đều hy sinh.
2. Ngày 8 tháng 7 năm 1989, tại sân bay Cam Ranh, trong khi đang hạ cánh, vì điều kiện khí tượng phức tạp, một máy bay AN-12 đã gặp nạn. Hai thành viên tổ bay và toàn bộ hành khách (cả Liên Xô và Việt nam) trên chuyến bay đều tử nạn. Hy sinh trong tai nạn trên có chuẩn đô đốc Viktor Vasilevitch Deviataikin-cố vấn tư lệnh Hải quân CHXHCN Việt nam, tham mưu trưởng đầu tiên bộ tham mưu Hải đoàn tàu chiến số 17 (1984-1988).
3. Ngày 12.12.1995 trong khi đang thực hiện hạ cánh xuống sân bay Cam Ranh, trong điều kiện khí tượng phức tạp, 3 máy bay tiêm kích SU-27, thuộc đội bay biểu diễn thuật lái cao cấp của lực lượng không quân Nga, phi đội "Các tráng sỹ Nga" đã gặp nạn.
Tất cả các kíp bay và hành khách đã hy sinh trong các vụ tai nạn kể trên, đều được ghi danh trên tấm bảng tưởng niệm, đặt tại Đài Tưởng niệm Cam Ranh, khánh thành ngày 9 tháng 12 năm 2009 cùng với sân bay Cam Ranh (dân dụng).

Đài Tưởng niệm Cam Ranh.


Năm 2004, sau khi chuyển giao cho phía Việt nam toàn bộ cơ sở hạ tầng của trung đoàn không quân, căn cứ không quân, và tiến hành sửa chữa lớn các tòa nhà trước đây trú đóng ban chỉ huy trung đoàn không quân, người ta đã bắt đầu xây dựng sân bay dân dụng quốc gia, mà sau đó đến năm 2007 đã nhận được quy chế hữu nghị quốc tế. Trong thời gian về sau, ở đây đã xây dựng nhà ga hành khách mới mà lễ khánh thành trọng thể đã cử hành ngày 12 tháng 12 năm 2009 với sự có mặt của Thủ tướng CHXHCN Việt nam Nguyễn Tấn Dũng, các đại diện các bộ ngành, và các nhân vật chính thức khác.

Cam Ranh. Ngày 4 tháng 5 năm 2002. Phà "Sakhalin-09" rời cầu cảng.Chuẩn đô đốc Eryomin, chỉ huy trưởng cuối cùng của căn cứ giơ tay chào những người đồng đội Hải quân Việt Nam: Tạm biệt và hẹn gặp lại.  
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Mười, 2010, 07:02:51 pm gửi bởi qtdc » Logged
baokhanhnbk
Thành viên
*
Bài viết: 1089



« Trả lời #37 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 06:17:45 pm »

Đã lâu rồi tôi có đọc một bài phóng sự dài tới 3 kỳ đăng trên báo Tiền Phong nói khá đầy đủ về quân cảng Cam Ranh và có cả một số hồi ức của các bác cựu chiến binh cả hai phía LX-Nga,Việt thời đó.
Nay có một chủ đề về Cam Ranh,tôi nghĩ có thể có bác chưa có điều kiện đọc nên nay đưa link bài phục vụ bác nào chưa đọc thì tham khảo.

Cam Ranh, lịch sử một tượng đài - kỳ 1

http://www.tienphong.vn/Phong-Su/181492/Cam-Ranh-lich-su-mot-tuong-dai---ky-1.html

Cam Ranh, lịch sử một tượng đài - kỳ 2

http://www.tienphong.vn/Phong-Su/181494/Cam-Ranh-lich-su-mot-tuong-dai---ky-2.html

Cam Ranh, lịch sử một tượng đài - kỳ 3

http://www.tienphong.vn/Phong-Su/182177/Cam-Ranh-lich-su-mot-tuong-dai---ky-3.html
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #38 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 08:25:02 pm »

Các sự kiện tháng 8 năm 1991
Sự kiện tháng 8 năm 1991 đối với chúng tôi không phải là bất ngờ. "Cải tổ" đang bị sa lầy. Các khẩu hiệu trước mắt, các chỉ dẫn liên tiếp, mà tổng thống M.Gorbachev đưa ra, sau khi không được thực hiện, đã trở thành một trò rỗng tuếch, và người ta đã chẳng mấy chốc quên chúng. Chiến dịch chống quân đội đã nhanh chóng tăng vòng quay áp lực. Trong nhận thức xã hội đã phổ biến huyền thoại về sự suy đồi nhân cách trong quân đội, về sự thống trị trong các tập thể quân nhân nạn bạo hành và thói ác dâm, về những liên hệ không thiết lập được. Dần dà trong giới thanh niên ngày càng phát triển nỗi sợ hãi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.  "Mối băn khoăn và lo sợ đặc biệt đã dấy lên từ vô số các trường hợp âm mưu cố ý nhằm xâm phạm đến đời sống riêng và sức khoẻ các sỹ quan, xâm hại đến tinh thần và thể xác của họ. Chỉ tính riêng năm 1989 và 1990, đã có 97 sỹ quan bị giết, 150 người khác bị chấn thương và thành tật... Danh dự sỹ quan bị chà đạp, sau 10 năm người ta mới đánh giá thoả đáng tình trạng này, còn thời gian đó chỉ có sự thống trị của thói mỵ dân, sự đe doạ bằng đủ mọi biện pháp không thể lường trước được..." (I.M.Kapitanets, Phục vụ trong hạm đội viễn dương, 1946-1992. Ghi chép của người đã chỉ huy hai hạm đội, NXB "Ngọn cờ Anđreevskii", fond hồ sơ Andrei Pervozvannyi. 2000).
Tất cả đều chờ đợi một điều gì đó...Sự kiện đưa quân đội vào Moskva đã gây nên những phản ứng tiêu cực trong các cộng đồng xã hội ở thủ đô, còn các nhà dân chủ thì lợi dụng điều đó vì lợi ích của họ, họ làm gay gắt thêm và đẩy tình thế đi xa hơn nữa, khi tiên đoán và doạ nạt người dân sẽ có cuộc đảo chính vô cùng đẫm máu. Lời hiệu triệu của UBNN về tình trạng khẩn cấp rất mù mờ và không có định hướng rõ ràng, cụ thể. Những người lãnh đạo đảng và Xô viết tối cao các quốc gia thời đó không được quần chúng biết đến rộng rãi, và ngay cả các nhà đối lập, và cả nhứng nhân vật mới nổi lên theo làn sóng "cải tổ"-các chính trị gia, các nhà dân chủ nữa. Hồi kết các sự kiện như vậy đã được báo trước.
Từ các tin tức phát đi bởi Đài truyền hình trung ương, chúng tôi biết về UBNN về tình trạng khẩn cấp, về cố gắng cưỡng ép truất phế M.Gorbachev khỏi cương vị tổng thống Liên Xô, sự thay đổi nhiệm kỳ lãnh đạo mà ông ta đang thực thi, và đình chỉ lễ ký kết hiệp ước về Cộng đồng các quốc gia độc lập dự định vào ngày 20 tháng 8 năm 1991. Làm gì ? Chuông reo ở Vladivostok. Chỉ thị của Phó chủ nhiệm thứ nhất cơ quan chính trị hạm đội Thái Bình Dương, chuẩn đô đốc E.M.Tsukhraev: "...Hãy thực hiện sẵn sàng chiến đấu theo kế hoạch hàng ngày...". Ông cũng qua điện thoại chỉ dẫn như thế cho các cán bộ chính trị các đơn vị, các bộ phận và các phân đội trong doanh trại và nói thêm: hãy theo dõi tin tức mà Đài truyền hình trung ương phát đi từ Moskva. Ý kiến về vấn đề này trong các chỉ huy đơn vị là thống nhất.
Chúng tôi đang ở trên lãnh thổ nước ngoài, tại một quân cảng nước ngoài. Tổ chức mit tinh, ra nghị quyết ủng hộ hay phản đối, đánh giá các sự kiện đang diễn ra ở Moskva-đó là cái cớ cho sự khiêu khích, và những sự đối lập có thể xảy ra. Các sự kiện đang diễn biến ở Moskva không phải đều được mọi người trong căn cứ Cam Ranh đánh giá giống nhau. Ý kiến thường khác nhau, và nhiều khi đối chọi nhau. Dường như tại đây, một quân cảng nước ngoài, nằm ngoài biên giới Tổ quốc, chúng tôi không phải trải nghiệm những sự bất tiện và khó xử nào đó-đất nước đã cho chúng tôi tất cả mọi thứ để phục vụ đất nước, để nghỉ ngơi. Những việc đang diễn ra ở Moskva đã tỏ ra không được mọi người tiếp nhận như nhau. Tình hình trở nên sôi sục ở nơi nào mà các chỉ huy quân sự, các cán bộ công tác chính trị không thấy mong muốn đi xuống với các tập thể quân nhân và công nhân viên, sợ phải giải thích, trao đổi cùng các cấp thuộc quyền và xoa dịu những con người đang thừa thãi những xúc cảm không cần thiết.
Có hai sự kiện đáng nhớ xảy ra những ngày đó:
(còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười Một, 2010, 03:00:08 pm gửi bởi qtdc » Logged
baokhanhnbk
Thành viên
*
Bài viết: 1089



« Trả lời #39 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 11:59:37 pm »

Cam Ranh: Từ tin đồn đến sự thật


 Như vậy là đã rõ: Hải quân Nga muốn trở lại Cam Ranh dưới hình thức nhẹ nhàng hơn (quy mô nhỏ, không trú đóng thường xuyên), giống như với cảng Tartus của Syria. Và Việt Nam sẵn sàng thỏa mãn nguyện vọng của họ.

Vấn đề Hải quân Nga trở lại Cam Ranh phải nói là vẫn âm ỉ từ trước và sau khi Hải quân Nga chính thức rút khỏi quân cảng này và rộ lên trên báo chí Nga trong tháng 10, trước chuyến thăm Hà Nội của TT Nga Dmitri Medvedev.

Trong các bài “Các đô đốc Nga muốn trở lại Cam Ranh” đăng trên tờ Quan điểm (Nga) ngày 6.10.2010, và “Moskva chuẩn bị tái hiện diện quân sự tại Đông Nam Á” đăng trên tờ Độc lập (Nga) ngày 7.10.2010. mà VietnamDefence đã giới thiệu, Hải quân Nga, một số tướng lĩnh, đô đốc tại ngũ và nghỉ hưu, chuyên gia quân sự Nga cũng đã nói đến khả năng Hải quân Nga trở lại Cam Ranh.

Sau khi có những tin này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga ngày 11/10 cho biết: “Việt Nam đã nhiều lần khẳng định chủ trương không hợp tác với nước ngoài để sử dụng Cam Ranh vào mục đích quân sự và sẽ khai thác tiềm năng của khu vực Cam Ranh phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Hãng RIA Novosti ngày 29.10 dẫn lời Trợ lý Tổng thống Nga Sergei Prikhodko nói với báo giới ngay trước chuyến thăm Việt Nam của TT Nga Dmitry Medvedev rằng, Kremlin không thấy cần phải tái lập căn cứ quân sự ở Cam Ranh, nhưng quan tâm đến hoạt động của một căn cứ bảo đảm vật chất-kỹ thuật cho hải quân.

Ông nói: “Tôi không nghĩ rằng, chúng tôi phải tái lập (ở hình thức trước đây) căn cứ ở Cam Ranh” và cho biết trong số các văn kiện chuẩn bị cho chuyến thăm không có văn kiện liên quan đến vấn đề này.

Song ông Prikhodko cũng khẳng định, Nga muốn có các căn cứ bảo đảm vật chất-kỹ thuật ở nhiều nước, điều hoán toàn logic, nhất là khi Nga tăng cường hợp tác với EU và NATO về vấn đề chống cướp biển.

“Chúng tôi muốn tận dụng những thành quả tốt đã có và kinh nghiệm từng có của hai  nước trong bảo đảm an ninh hàng hải và bảo đảm cho tàu thuyền”, - ông nói.

“Chủ đề này (hợp tác kỹ thuật quân sự) không phải là chủ đề trung tâm (trong hội đàm). Ở khu vực này, chúng tôi không có những kẻ thù như trước đây. Ở đây chỉ nói đến việc bảo đảm tốt cho tàu thuyền, trong đó có các tàu hải quân Nga làm nhiệm vụ trong khuôn khổ sự hợp tác của chúng tôi với các tổ chức quốc tế”, - ông Prikhodko nói.

Một nguồn tin cấp cao ở Moskva thì cho biết, Nga không định triển khai tại Cam Ranh vũ khí trang bị và binh sĩ như thời Liên Xô. Căn cứ này sẽ phần nhiều giống với căn cứ ở cảng Tartus, Syria, nơi mà các tàu Hải quân Nga vẫn ghé vào trong các cuộc hành quân trên Địa Trung Hải.

Nguồn tin này cũng nói, việc thành lập một căn cứ như thế ở Cam Ranh không nên gây lo ngại cho các nước láng giềng của Việt Nam như đôi khi vẫn diễn ra ở Cận Đông.

Đối với Đông Nam Á, vấn đề cướp biển cũng rất bức thiết, và nêu ý kiến rằng, sự hiện diện của các tàu Hải quân Nga sẽ đáp ứng các vấn đề bảo đảm an ninh, tức là lợi ích của các quốc gia trong khu vực này.

Như vậy là đã rõ: Hải quân Nga muốn trở lại Cam Ranh dưới hình thức nhẹ nhàng hơn (quy mô nhỏ, không trú đóng thường xuyên), giống như với cảng Tartus của Syria.

Vậy phản ứng của Việt Nam là gì?

Tờ VnExpess tối 30.10 đưa tin, phát biểu trong buổi họp báo kết thúc Hội nghị cấp cao ASEAN và cấp cao liên quan chiều 30.10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Việt Nam sẽ xây dịch vụ cảng tổng hợp tại Cam Ranh và “Việt Nam sẽ cung cấp dịch vụ cho tàu của hải quân tất cả các nước, kể cả tàu ngầm, theo cơ chế thị trường” như nhiều nước trên thế giới đã làm.

Thực tế, một số nước trong khu vực như Philippines, Singapore...  cũng có các thỏa thuận cung cấp dịch vụ hậu cần-kỹ thuật cho các tàu Hải quân Mỹ từ nhiều năm nay.

Vậy là, những tin đồn trên báo Nga là có căn cứ và đã biến thành sự thật sau tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Điều đó cũng cho thấy, sự trở lại Cam Ranh của Hải quân Nga là vấn đề được cả Việt Nam và Nga suy tính kỹ, trong một thời gian dài và là quyết định sáng suốt, đáp ứng lợi ích của cả hai bên, đồng thời có tầm ảnh hưởng lâu dài đến hòa bình và ổn định của khu vực Đông Nam Á.

Một lần nữa, sau lần thông báo hợp đồng lịch sử mua 6 tàu ngầm Kilo trong chuyến thăm Nga tháng 12.2010, Thủ tướng Việt Nam lại cung cấp thêm một đề tài nóng hổi nữa cho giới phân tích chính trị-quốc phòng khu vực và thế giới trong thời gian tới.

http://vietnamdefence.com/Home/phantich/Cam-Ranh-Tu-tin-don-den-su-that/201010/49805.aspx
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM