Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Sáu, 2024, 01:10:04 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Căn cứ quân sự Cam Ranh  (Đọc 532814 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #260 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2011, 12:49:28 am »

(tiếp)

Chuyến viếng thăm của các thủy thủ Liên Xô binh đoàn 17 và bản thân con tàu được đánh giá cao bởi những người tham gia trong ngày lễ hội quân sự quốc tế này và tất nhiên trong đó có những người Malaysia. Đó là một trong những cuộc tiếp xúc đầu tiên và nghiêm túc nhất trong lĩnh vực quân sự giữa Liên Xô và Malaysia. Trong những ngày lễ này chúng tôi đã làm quen và thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với Bộ chỉ huy hải quân của nước chủ nhà và bộ chỉ huy các hạm đội khác, bao gồm cả bộ chỉ huy của Hạm đội 7 Mỹ, cũng như các quan chức cao cấp của Hải quân Pháp, Mỹ, Anh, New Zealand, Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan và các nước khác. Chuyến thăm đã diễn ra trong không khí hữu nghị và lòng mến khách.

Ngày 19 tháng 5 tại nghĩa trang Cơ đốc giáo của thành phố đã tổ chức lễ đặt vòng hoa với dòng chữ "Các thủy thủ nước ngoài kính viếng" tại đài kỷ niệm các thủy thủ Nga trên tuần dương hạm "Ngọc Trai", bị đắm ở cảng Penang trong Thế chiến thứ nhất.
Ngày 21 tháng 5 tàu chống ngầm cỡ lớn "Đô đốc Tributs" rời cảng Penang. Trên eo biển Malakka, bộ tham mưu dã chiến của binh đoàn 17 chuyển sang tàu chở dầu "Akhtuba" và trở về quân cảng Cam Ranh. Tàu chống ngầm cỡ lớn "Đô đốc Tributs" đi đến vịnh Ba Tư, đến nơi thực hiện nhiệm vụ quân sự trong đội hình binh đoàn tác chiến chiến dịch - chiến thuật số 8 của Hải quân Xô Viết.

Ảnh trên: Bến tàu quân cảng Cam Ranh tháng 4 năm 1990, nhìn từ trên trực thăng boong của tàu "Đô đốc Tributs"
Ảnh dưới: "Đô đốc Tributs" và Frigate "Coventry" của hải quân Anh trong vịnh Ba Tư, năm 1992-1993.




Ban chỉ huy chiến hạm:
-Thuyền trưởng - Trung tá hải quân Masko Vladimir Pavlovich;
- Thuyền phó chính trị - Thiếu tá hải quân Kolesnikov Rostislav Arnoldovich
- Trợ lý chính của thuyền trưởng - Thiếu tá hải quân Fedoseev Sergey Mikhailovitch.

Do kết quả thực hiện nhiệm vụ chiến đấu tại binh đoàn số 8 Hải quân Xô viết, tàu chống ngầm cỡ lớn "Đô đốc Tributs" được trao 38 phần thưởng nhà nước, trong đó có bốn huân chương, chỉ huy tàu trung tá hải quân Masko Vladimir Pavlovich được tặng thưởng "Huân chương Sao Đỏ", tiếp theo được thăng cấp quân hàm "đại tá hải quân".
Thuyền trưởng Masko V.P, khi giã từ binh nghiệp đã chuyển đến sinh sống thường xuyên ở thành phố Sevastopol, nơi hiện nay ông vẫn đang cư trú.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Ba, 2011, 01:32:06 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #261 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2011, 08:00:04 am »

(tiếp)

Số phận của tuần dương hạm bọc thép "Ngọc Trai" của hải quân Đế quốc Nga rất kỳ lạ và bi thảm. Ngày 14 tháng 8 năm 1903 tàu được hạ thủy trước sự chứng kiến của Sa Hoàng Nikolai Đệ Nhị. Sau khi trải qua thử nghiệm cơ sở (швартовых  испытаний, thử nghiệm neo) tàu tuần dương trong đội hình biên đội tàu của Chuẩn Đô đốc Nebogatov đã đi vào biển "Nam Trung Hoa" và gia nhập hạm đội Thái Bình Dương thứ hai. Trên hành trình của mình, con tàu có nhiều trục trặc, dẫn đến hay phải sửa chữa trên đường đi. Trong trận chiến Tsushima, tàu đã bị trúng 17 phát đạn, gây thiệt hại đáng kể cho thân tàu. Đã có 30 quân nhân hy sinh trong đó có 2 sỹ quan, 30 thủy thủ bị thương. Thuyền trưởng trung tá hải quân Levitsky P.P. được lệnh theo tàu về sửa chữa ở Manila. Ngày 25 tháng 5 theo lệnh từ St Petersburg, thủy thủ đoàn tàu tuần dương "Ngọc Trai" bị giữ lại Manila cho đến khi kết thúc chiến sự.

Tuần dương hạm "Ngọc Trai" tại Vladivostok năm 1906.


Sau khi ký kết hòa bình với Nhật Bản, tàu tuần dương đã đến Vladivostok, nơi ngày 10 tháng 1 năm 1906 trong quá trình diễn ra cuộc nổi dậy của quân lính căn cứ đồn trú Vladivostok, các thủy thủ trên tàu đã gia nhập hàng ngũ quân nổi dậy, tham gia vào trận chiến trên đường phố. Chính quyền chuyển vào tay những người nổi dậy. Ngày 8 tháng 2, quân chính phủ dẹp xong "Cộng hòa Viễn Đông". Sau khi đàn áp cuộc nổi dậy, thủy thủ đoàn tuần dương hạm bị giải giáp và đưa lên bờ, 402 thủy thủ phải ra tòa án binh.
Vào đầu Thế chiến I, tàu tuần dương "Ngọc Trai" sau khi sửa chữa gia nhập hạm đội thống nhất Anh-Pháp hoạt động trong vùng biển "Nam Trung Hoa", chống lại các tàu tập kích của Đức. Tháng 9-10 năm 1914, "Ngọc Trai" đi hộ tống các tàu vận tải của Anh và Pháp chở binh lính và hàng hóa. Đầu tháng 10 chiếc tàu tuần dương dừng lại tại cảng Penang để sửa chữa máy và hệ thống nồi hơi trên tàu.

05h30 phút, ngày 15 (28) tháng 10 năm 1914 tàu tập kích của Đức-tuần dương hạm hạng nhẹ SMS Emden, không bật đèn, với một ống khói giả làm cho nó trông giống như một tàu tuần dương của Anh, đi vào cảng Penang một cách dễ dàng, với sự cho phép của các tàu tuần tra bị bề ngoài của nó đánh lừa. Lá cờ trương trên cột buồm của tàu là cờ các tàu Anh quốc thường dùng. Các khinh hạm tuần tiễu thậm chí không xét hỏi tàu Đức, và sau đó không có cảnh báo gì cho "Ngọc Trai", đã cho phép nó vào cảng tự do. Tàu "Emden", từ khoảng cách khoảng 1 kaben, ngay lập tức tấn công con tàu tuần dương Nga. Sau khi bị tàu Đức phóng ngư lôi và pháo bắn trực diện, chỉ trong vài phút tàu "Ngọc Trai" bị phá hủy và chìm. Trên đường ra khỏi cảng, tàu Đức còn đánh chìm một ngư lôi hạm của Pháp và tan biến vào bóng đêm. Kết quả vụ tấn công của tàu Đức SMS "Emden" (Ре́йдер «Эмден») là trong tổng quân số thủy thủ đoàn 335 người trên tàu "Ngọc Trai" đã có 1 sỹ quan và 80 hạ sỹ quan bị giết, số chết vì vết thương quá nặng - 7 người, số bị thương gồm: sĩ quan -9, hạ sỹ quan cấp thấp - 113.

Nạn nhân tiếp theo sau "Ngọc Trai" của SMS Emden trong trận chiến Penang 1914 - khu trục hạm Pháp "Mousquet".


Tất cả quân nhân cấp bậc thấp và các sỹ quan của tuần dương hạm được mai táng tại nghĩa trang Thiên chúa giáo của thành phố Penang. Năm 1976, khu mai táng thủy thủ Nga được sửa sang, trùng tu lại. Tại khu mộ mới đã dựng lên một đài kỷ niệm dạng một phiến đá nguyên khối với dòng chữ "Gửi tới các thủy thủ Nga tuần dương hạm "Ngọc Trai"- lòng biết ơn của nước Nga", theo sáng kiến của Liên Xô. Khu tưởng niệm mở của ngày 5 tháng 2 năm 1976. Rất kỳ lạ là cùng lúc đó, hãng thông tấn Tân Hoa Xã của Trung Quốc bày tỏ sự phản đối do việc thành lập đài tưởng niệm "các thuỷ thủ của lực lượng hải quân xâm lược của đế quốc Nga Sa hoàng - những kẻ đã tham gia cuộc chiến tranh đế quốc". Tháng 10 năm 1979, trong năm kỷ niệm cái chết của tuần dương hạm "Ngọc Trai", đã tổ chức lễ đặt vòng hoa tại Penang, sự kiện này được nhắc đến trên báo "Pravda" của Liên Xô.

Bia kỷ niệm các thủy thủ Nga tàu "Ngọc Trai" tử nạn tại cảng Penang trong Thế chiến I.


Để điều tra về cái chết của tuần dương hạm, một ủy ban điều tra được thành lập, và ủy ban này đã quy toàn bộ tội lỗi dẫn đến vụ việc xảy ra cho thuyền trưởng - Nam tước I.A.Cherkasov, người tại thời điểm vụ tấn công của tàu Đức còn đang ở trong một khách sạn của Penang, và một sỹ quan cao cấp, N.V Kulibin. Do tội cẩu thả vô trách nhiệm trong công tác bảo vệ và tổ chức phòng thủ cho tuần dương hạm "Ngọc Trai", trung tá hải quân I.A.Cherkasov đã bị giáng chức xuống thủy thủ.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Ba, 2011, 05:42:44 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #262 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2011, 04:55:42 pm »

(tiếp)

HMAS Sydney - con tàu lớn hơn, nhanh hơn, được trang bị mạnh hơn và đã tiêu diệt SMS Emden gần 8 tháng sau đó, cùng 2 tàu ngầm AE-1, AE-2 của hải quân Hoàng gia Australia tháng 3 năm 1914 trên biển Thái Bình Dương gần Singapore.


Ре́йдеры (tiếng Anh raider) - tên gọi các tàu chiến mặt nước lớn, tàu tuần dương phụ trợ hoặc các tàu buôn được trang bị lại một cách đặc biệt, có khả năng một mình hoặc với một đội hộ tống nhỏ (không tạo thành hạm đội) trong thời gian chiến tranh tiến hành đánh phá đường giao thông hàng hải của đối phương, đánh đắm các tàu vận tải và tàu buôn. Việc sử dụng các tàu duy nhất để hoạt động đột kích trên biển là hành động đề cập đến từ thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 20 các hoạt động như vậy được gán cho thuật ngữ "tuần dương", và các tàu chiến phù hợp nhiệm vụ trên được gọi là "tàu tuần dương."

Cuối thế kỷ 19, vì những căng thẳng giữa Nga và Anh, Nga gắng chuẩn bị cho chiến tranh tuần dương hạm. Với mục đích này vào năm 1878 đã thành lập Hạm đội Tình nguyện, có chức năng thương mại, nhưng với đội thủy thủ hải quân, trong trường hợp chiến tranh, tàu của hạm đội này có thể được nhanh chóng vũ trang và ngay lập tức chuyển đổi sang tuần dương hạm. Để thực hiện mục đích này, người ta đề xuất sử dụng hạm đội tuần dương thuế quan Baltic, trong thời bình trấn áp các băng buôn lậu. Tám Raiders của Hải quân Nga đã thường xuyên hoạt động trong những năm 1904 - 1905 trên các tuyến đường biển tại biển Nhật Bản.

Trong Thế chiến thứ nhất, hạm đội Đức có 12 tàu tuần dương phụ trợ, thiết kế để tiến hành các chiến dịch tập kích. Hầu hết các tàu tuần dương hạng nhẹ của Đức có ba ống khói, trong khi đó tàu Anh có bốn ống khói. Ống khói giả trên tàu Emden theo lệnh của thuyến trưởng Karl von Muller được làm bằng cột buồm và vải bạt. "Emden" được trang bị đến mười cỗ súng 4,1 dium. Tàu có tốc độ lên đến 25 hải lý / giờ, cho phép nó đánh chặn tàu chở hàng và có thể dễ dàng trốn tránh sự truy lùng của đối phương.
Trong điều kiện hiện đại, việc sử dụng các Raiders trong chiến tranh được coi là không hiệu quả vì sự phát triển các phương tiện trinh sát, máy bay và vũ khí tên lửa sẽ cho làm cho nó nhanh chóng bị các đối thủ phát hiện và tiêu diệt.


SMS (Seiner Majestät Schiff - prefix chỉ tàu của Hoàng gia Phổ) Emden tại Thanh Đảo, Trung quốc năm 1914.


Đường tuần dương của SMS Emden tháng 9-10 năm 1914, có ghi vị trí bị đánh đắm bởi tuần dương hạm hạng nhẹ hải quân Hoàng gia Australia HMAS Sydney ngày 9 tháng 11 năm 1914.


(Nguồn ảnh: en.wiki)
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Ba, 2011, 05:46:34 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #263 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2011, 11:37:21 pm »

(tiếp)
Bộ chỉ huy binh đoàn 17, cơ quan tham mưu và chính trị binh đoàn

(tiếp theo trang 18)

Cơ quan chính trị binh đoàn
Phó chủ nhiệm chính trị
- đại tá hải quân Soldatov Yu.F. 1983 - 1987
- đại tá hải quân Dementchuk V.D. 1987 - 1989
- trung tá hải quân Klemiokhin S.N. 1989 - 1991

các giảng viên cơ  quan chính trị:
-  trung tá hải quân Zgardovskii N.I. 1985 - 1987
-  trung tá hải quân Polygalov V.V. 1987-1991
    thanh tra cơ quan chính trị:
-  trung tá hải quân Dubovik I.N. 1985 - 1987
-  trung tá hải quân Silivontchik А.P. 1987 - 1991
   
hướng dẫn viên chính về công tác tuyên truyền và cổ động:
-  trung tá hải quân Pasnin А.А. 1986 - 1988
-  trung tá hải quân Peregudov А.S. 1988 - 1991
   
hướng dẫn viên chính về công tác đảng - công tác tổ chức:
-  đại úy hải quân Таranov А.V. 1985-1988
-  thiếu tá hải quân Seredko V.М. 1988-1991.
     
trợ lý chủ nhiệm chính trị binh đoàn về công tác đoàn thanh niên:
-  thượng úy Pоpоv V.I. 1985 -1988
-  thượng úy Кlimenko G.V.  1988 - 1991
   
hướng dẫn viên chính về công tác tuyên truyền đặc biệt (đồng thời cũng là phiên dịch):
-  thiếu tá hải quân Аgaguseinov А.S. 1985 - 1988
-  thiếu tá hải quân Каydalov V.V. 1988 - 1991
   
phiên dịch phụ :
-  thượng úy  Bogdanov D.V.  1988 - 1991
 
Với sự thành lập binh đoàn 17 và sụ có mặt của bộ tham mưu binh đoàn trong vịnh Cam Ranh, nhiệm vụ cơ bản là xây dựng những điều kiện tốt nhất để đóng căn cứ cho các tàu chiến và hoạt động của các lực lượng của binh đoàn trong thời bình cũng như trong giai đoạn đe dọa có chiến sự. Các tài liệu đã được chuẩn bị (đã soạn thảo xong) về các hoạt động hàng ngày cũng như khi chuẩn bị tác chiến  áp dụng cho những điều kiện trú đóng trong vịnh Cam Ranh lại chưa có. Chúng cần phải được biên soạn và kiểm tra trên thực tế. Còn khi bắt đầu thì sẽ phải có các tài liệu như sau:

1  - tài liệu về đảm bảo hoạt động tác chiến gồm có:
-  tài liệu trinh sát;
-  tài liệu về biện pháp ngụy trang và đối phó điện tử (радиоэлектронное противодействие (РЭП));
-  tài liệu về biện pháp đảm bảo chống tàu ngầm (противолодочное обеспечение (ПЛО));
-  tài liệu về biện pháp đảm bảo chống mìn -thủy lôi (противоминное  обеспечение (ПМО));
-  tài liệu về biện pháp đảm bảo chống tàu cao tốc (противокатерное обеспечение (ПКО));
-  tài liệu về biện pháp chống biệt kích - người nhái (противоподводно-диверсионное (ППДО));

Cam Ranh năm 1988. Một thủy thủ trong phiên trực chống biệt kích - nhái (PPDO) trên boong tàu chống ngầm cỡ lớn BPK Tallin.


-  tài liệu về biện pháp đảm bảo hải văn - đạo hàng (навигационно-гидрографическое обеспечение);
-  tài liệu về biện pháp đảm bảo tìm kiếm - cứu nạn (поисково-спасательное обеспечение);
-  tài liệu về biện pháp đảm bảo khí tượng hàng hải (гидрометеорологическое обеспечение).

2.  – tài liệu về đảm bảo kỹ thuật chuyên ngành (специально-техническое обеспечение).

3  -  tài liệu về đảm bảo hậu cần cho các tàu chiến cũng như các bộ phận trên bờ của căn cứ (тыловое обеспечение кораблей и береговых частей гарнизона).

Do khoảng cách quá xa về địa lý giữa căn cứ Cam Ranh với các lực lượng chính của hạm đội, công tác phòng không được tổ chức đảm bảo bởi các lực lượng và phương tiện của binh đoàn trong sự hợp đồng với lực lượng phòng không vùng 4 hải quân Việt Nam. Trong biên chế phòng không của binh đoàn 17 có : các tổ hợp tên lửa phòng không và pháo phòng không trên chiến hạm, không quân tiêm kích (khi các máy bay Mig-23MLD đến trú đóng tại Cam Ranh), các tổ hợp radar cảnh giới không trung, các khí tài và phương tiện tác chiến điện tử (РЭБ), cũng như các tổ hợp tên lửa phòng không và pháo phòng không đóng trên bờ của quân đội Việt Nam có nguồn gốc vũ khí là sản phẩm Xô viết. 

Bờ biển Nam Việt Nam tháng 10-11 năm 1980, tàu sân bay Minsk.
Máy bay trực thăng trên tàu Minsk trong cuộc tập trận.




 
........
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Tư, 2011, 11:49:27 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #264 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2011, 02:10:38 am »

(tiếp)
 
Cần phải tính đến vấn đề binh đoàn ở xa căn cứ chính của hạm đội và bộ tham mưu hạm đội Thái Bình Dương. do đó các sỹ quan của cơ quan tham mưu, chính trị và phòng cơ điện phải tự soạn thảo tất cả các tài liệu về công tác hàng ngày cũng như công tác chuẩn bị tác chiến, như người ta thường nói, từ con số không, họ soạn ra các tài liệu ấy bằng kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm đã tích lũy trước đây. Đương nhiên mọi việc rất khó khăn. Dù sao đi nữa, bộ tham mưu, cơ quan chính trị, phòng cơ điện binh đoàn, trong khi giải quyết công việc, ngoài các nhiệm vụ cơ bản theo kế hoạch đã lập và chuẩn bị các tài liệu tác chiến còn cả nhiệm vụ xây dựng và trang bị cho doanh trại đóng quân, đã hoàn thành tròn trách nhiệm được giao phó. Công lao lớn trước hết thuộc về những người chỉ huy đầu tiên của binh đoàn: Anokhin R.A., Deviataykin V.V., Prisiazniuk A.R., Murdasov L.P.

Trong hoạt động hàng ngày của binh đoàn 17, cơ quan tham mưu, chính trị, phòng cơ điện binh đoàn đã làm việc (thực hiện nhiệm vụ) phù hợp với chức năng nhiệm vụ trong thời bình. Các nỗ lực chủ yếu nhằm giải quyết những nhiệm vụ như sau:
-  duy trì sự sẵn sàng chiến đấu cao và khả năng chiến đấu cho các lực lượng binh đoàn;
-  chỉ huy và quản lý các lực lượng và phương tiện - khí tài của binh đoàn;

Một hoạt động hàng ngày của các quân nhân ban 2 vũ khí tên lửa - pháo hạm với tổ hợp AK-725 trên BPK "Nguyên soái Voroshilov". Cam Ranh tháng 12 năm 1987.


-  duy trì sự sẵn sàng chiến đấu và sẵn sàng về tình trạng kỹ thuật cho các tàu và chiến hạm của hạm đội Thái Bình Dương, đang thực hành nhiệm vụ chiến đấu trong khu vực biển "Nam Trung Hoa", Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương;
-  đảm bảo vật chất - kỹ thuật cho các tàu và chiến hạm của hạm đội đi qua căn cứ vào khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và ngược lại;
-  giám sát thường trực đối thủ tiềm năng trong khu vực tác chiến của binh đoàn, theo dõi hoạt động của nó, đánh giá tình huống và đề xuất biện pháp đối phó trình tư lệnh binh đoàn;
-   xây dựng và trang bị căn cứ đóng quân đảm bảo cho các tàu và chiến hạm neo đỗ an toàn;
-  xây dựng doanh trại để bố trí nơi ăn ở cho các đơn vị trên bờ và máy bay cũng như căn cứ hàng không, doanh trại các bộ phận phục vụ và kỹ thuật đối với các đơn vị đóng trên bờ;
-  đảm bảo an ninh và phòng thủ căn cứ đồn trú Cam Ranh bằng lực lượng của các tàu chiến trong biên chế và các phân đội thuộc tiểu đoàn tàu chiến bảo vệ lãnh hải số 300, tiểu đoàn quân cảnh độc lập và các tàu chiến thuộc lữ đoàn tàu mặt nước 119, đặc biệt chú ý đến phòng không, chống mìn, chống tàu cao tốc, chống tàu ngầm, chống biệt kích - người nhái (ПВО, ПМО, ПКО, ПЛО и  ППДО);
-  phân tán lực lượng tránh đòn tấn công trong giai đoạn đe dọa có chiến sự hay khi khởi đầu chiến sự và phân bố các lực lượng này tới các khu vực tác chiến định trước phù hợp mệnh lệnh tác chiến;
-  điều chỉnh kế hoạch chuyển lực lượng sang mức sẵn sàng chiến đấu cao nhất;
-  thiết lập mối quan hệ công tác với Bộ chỉ huy vùng 4 hải quân Việt Nam, thể hiện tình hữu nghị giữa hai đất nước và hai quân đội.

Cam Ranh, tháng 3 năm 1979, các thành viên BPK "Vasily Chapaev" và sỹ quan chiến sỹ vùng 4 hải quân.

Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #265 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2011, 11:07:32 am »

(tiếp)

Bộ tham mưu binh đoàn 17, đứng đầu là đại tá hải quân Deviataykin V.V., với sự tham gia đóng góp của một nhóm giới hạn các cá nhân có trách nhiệm, sau khi lập xong kế hoạch hàng năm và nhận được chỉ thị của tư lệnh hạm đội, đã bắt tay vào soạn thảo các tài liệu cơ bản sau:
- các kế hoạch chuyển lực lượng sang mức sẵn sàng chiến đấu cao nhất;
- nguyên tắc bố trí sở chỉ huy binh đoàn, xác định theo cơ cấu tổ chức tính toán tác chiến của sở chỉ huy và các chức năng nhiệm vụ cơ bản của tất cả các yếu tố hợp thành của sở chỉ huy;
- soạn thảo (dưới dạng bản thảo ghi trong sổ tay công tác) chức trách nhiệm vụ của các sỹ quan bộ tham mưu, các sỹ quan tại các vị trí chỉ huy tác chiến về tất cả các phương diện sẵn sàng chiến đấu.

Tham mưu trưởng binh đoàn lãnh đạo cơ quan tham mưu, soạn thảo riêng những tài liệu quan trọng nhất, thực hiện việc theo dõi trinh sát đối thủ tiềm năng, báo cáo cho tư lệnh binh đoàn, đề xuất các hành động cần thiết cho các lực lượng của binh đoàn, thực hiện việc chỉ huy và kiểm tra công tác đảm bảo hậu cần, đảm bảo kỹ thuật - chuyên ngành, đồng thời đôn đốc kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ đặt ra bởi các ban tham mưu cấp dưới và các mệnh lệnh đặc biệt quan trọng của tư lệnh binh đoàn.
Các sỹ quan tham mưu, ngoài các nhiệm vụ chủ yếu theo chuyên môn nghiệp vụ, còn soạn thảo các hướng dẫn sẵn sàng chiến đấu cần thiết cho các trưởng chuyên ngành hàng hải, cũng như cho các sỹ quan - điều hành viên tại vị trí chỉ huy theo quy định tác chiến (vị trí chỉ huy phòng không, vị trí chỉ huy chống tàu ngầm, vị trí chỉ huy chống tàu xuồng cao tốc, vị trí chỉ huy chống mìn - thủy lôi, vị trí chỉ huy chống tác chiến điện tử, vị trí chỉ huy chống biệt kích - người nhái, đài chỉ huy và dẫn đường cho không quân tiêm kích và v.v... -  пост управления ПВО,  ПУ ПЛО,  ПУ ПКО, ПУ ПМО,  ПУ РЭБ,  ПУ ППДО,  пост командный пункт управления и наведения истребительной авиации  КПУНИА и т.д.).
Đảm bảo kỹ thuật - chuyên ngành gồm có việc thực hiện các biện pháp chuyên ngành, bảo đảm tình trạng hoạt động đúng quy cách của vũ khí và trang thiết bị kỹ thuật, xây dựng các điều kiện thuận lợi để các lực lượng binh đoàn hoàn thành nhiệm vụ đặt ra.

Khái quát về đảm bảo kỹ thuật - chuyên ngành và đảm bảo hậu cần.
Các hình thức đảm bảo kỹ thuật - chuyên ngành (Основные виды специально-технического обеспечения) gồm có: 
-  đảm bảo kỹ thuật - hạt nhân (ядерно – техническое);
-  đảm bảo kỹ thuật tên lửa (ракетно-техническое);
-  đảm bảo kỹ thuật (техническое);
-  đảm bảo khí tượng (метрологическое).

Đảm bảo hậu cần (Тыловое обеспечение) được tổ chức nhằm mục đích duy trì năng lực chiến đấu cho các lực lượng của hạm đội, đảm bảo tất cả các hình thức và phương tiện vật chất, cũng như xây dựng các điều kiện cần thiết khác để thực hiện thành công nhiệm vụ đề ra. Đảm bảo hậu cần bao gồm:
- đảm bảo vật chất (материальное обеспечение);
- đảm bảo tài chính (финансовое);
- đảm bảo khai thác - nhà ở (квартирно-эксплуатационное);
- đảm bảo vận tải (транспортное);
-  đảm bảo kỹ thuật công trình - sân bay (инженерно-аэродромное);
-  đảm bảo kỹ thuật hàng không - sân bay (аэродромно-техническое);
- đảm bảo y tế (медицинское).

Việc soạn thảo các kế hoạch chỉ huy chiến đấu các lực lượng của binh đoàn được tiến hành song song với việc soạn thảo các tài liệu tương tự tại các cơ quan tham mưu các đơn vị cấp dưới, các tàu chiến và các đơn vị đóng quân trên bờ. Bộ tham mưu binh đoàn trong quá trình kiểm tra đôn đốc việc thực hiện (soạn thảo) kịp thời và chính xác các tài liệu, đã dành sự quan tâm đặc biệt để làm sáng tỏ cho cấp dưới các nhiệm vụ đặt ra, nghiên cứu kỹ lưỡng các vấn đề hợp đồng khi huấn luyện và khi tiến hành các hoạt động sắp tới, vấn đề tổ chức tất cả các lực lượng và phương tiện trinh sát và chỉ huy. 
                                                                   
Ban lãnh đạo Hải quân Xô Viết thời kỳ đạt được quân bình chiến lược Xô - Mỹ, những người đã  tổ chức thực hiện sự có mặt trên toàn cầu của hạm đội Xô Viết tại tất cả các đại dương của thế giới.
từ trái sang phải
- hàng thứ nhất (hàng ngồi):  AHLX đô đốc hạm đội Egorov G.M., đô đốc Sorokin A.I., hai lần AHLX đô đốc hạm đội Liên bang Xô viết Gorshkov S.G., AHLX đô đốc hạm đội Smirnov N.I., đô đốc Bondarenko G.A.
- hàng thứ hai: phó đô đốc Kosov A.M., AHLĐXHCN đô đốc Kotov P.G., AHLX thượng tướng không quân Mironenko A.A., đô đốc Novikov V.G., đô đốc Gritshanov V.M., đô đốc Mizin L.V.
                                                                 

........
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Tư, 2011, 02:35:19 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #266 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2011, 07:05:12 pm »

(tiếp)

Bộ tham mưu binh đoàn nhằm đạt được sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan chính trị binh đoàn, đã đều đặn và kịp thời giới thiệu về các nhiệm vụ được giao và quyết định của tư lệnh binh đoàn, thường xuyên thông báo về các hoạt động của các lực lượng của binh đoàn và lực lượng của đối thủ trong tiến trình tập trận (tùy theo tình huống đề ra). 

Chủ nhiệm chính trị binh đoàn soạn thảo (ở dạng bản thảo viết tay cá nhân) các tài liệu (tác chiến) và hoàn thành nó trong tiến trình tập trận. Thông tin về các công việc mà các lực lượng binh đoàn đang tiến hành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đề ra được chuyển kịp thời đến bộ chỉ huy binh đoàn, các sỹ quan tham mưu, các điều hành viên tại các vị trí chỉ huy chiến đấu, tất cả các tin tức hiện có về đối thủ tiềm năng, về tinh thần của họ, về tâm trạng cư dân đất nước nơi đóng quân, cũng như về tất cả các biện pháp tuyên truyền đặc biệt đang tiến hành. Tập thể cơ quan chính trị suốt những năm binh đoàn hoạt động, đã được bổ sung hoàn chỉnh và làm việc rất vững vàng.
Các ban tham mưu các đơn vị thuộc quyền, ban chỉ huy các đơn vị trên bờ, soạn thảo kế hoạch của mình về công tác sẵn sàng chiến đấu và công tác thường ngày, phối hợp chặt chẽ hoạt động của mình với cơ quan tham mưu cấp trên.         
 
Việc đảm bảo an ninh và phòng thủ Sở chỉ huy binh đoàn, tất cả các điểm đóng quân thực hiện bằng lực lượng các phân đội đổ bộ đường biển, còn về sau - là tiểu đoàn cảnh vệ độc lập và thực hiện bằng nỗ lực kiểm tra theo chế độ được phép trong cơ quan tham mưu binh đoàn và các đơn vị phụ thuộc mức độ sẵn sàng chiến đấu.     
 
Mệnh lệnh của tư lệnh binh đoàn chính là thao tác chỉ huy cơ bản, mệnh lệnh đó được các sỹ quan tham mưu thảo ra trên cơ sở tài liệu trong các sổ tay huấn luyện chiến đấu và các báo cáo tổng kết của tham mưu trưởng binh đoàn, chủ nhiệm chính trị và phó tư lệnh phụ trách cơ điện. Theo đề xuất của cơ quan tham mưu, sự phân tích cá nhân tình hình và ý đồ hoạt động của các lực lượng đã được soạn thảo và luyện tập từ trước, tư lệnh binh đoàn ra quyết định, công bố và chỉ dẫn về thực hiện thủ tục cần thiết (để ban bố và thi hành mệnh lệnh). Quyết định đã có được cơ quan tham mưu làm thủ tục hướng dẫn trên bản đồ với các ghi chú giải thích rõ nhiệm vụ.       

Hoạt động tiếp theo của cơ quan tham mưu, cơ quan chính trị, phòng cơ điện để thực hiện nhiệm vụ đặt ra được tiến hành phù hợp với mệnh lệnh đã ban hành. Trong tiến trình làm việc để tổ chức thi hành nhiệm vụ đề ra, sự quan tâm đặc biệt được dành cho các vấn đề như sau:
- các cơ quan tham mưu các đơn vị dưới quyền, chỉ huy các đơn vị đóng trên bờ có tìm hiểu rõ ràng và đúng đắn nhiệm vụ được giao hay không;
- các tài liệu tác chiến được chuẩn bị với chất lượng ra sao;
- các tài liệu chuẩn bị có phù hợp ý đồ và mệnh lệnh tác chiến của tư lệnh binh đoàn hay không;
- việc tập trung hỏa lực (theo phương án dự kiến) vào kẻ thù tiềm năng sẽ được tổ chức thực tế thế nào trong tình huống quyết định, sự hợp đồng lực lượng trong tất cả các khẩu đội có hiệu lực đến đâu;
- những vấn đề chưa được giải quyết,  chúng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến đâu tới việc thực hiện những nhiệm vụ đề ra, cần áp dụng những biện pháp cần thiết nào nhằm loại bỏ chúng và những vấn đề khác.

Các tài liệu đã soạn thảo tại các cơ quan tham mưu và các đơn vị trên bờ đã được hoàn thiện và kiểm tra trên quy mô toàn thể qua các đợt thanh tra binh đoàn bởi Bộ Tổng tham mưu Quân đội Liên Xô, Bộ Tham mưu hạm đội Thái Bình Dương, cũng như trong quá trình tiến hành các cuộc diễn tập chiến thuật (tham mưu - chỉ huy), các cuộc tập huấn tham mưu, tập luyện với các phương tiện truyền tin và chỉ huy, các bài tập nhóm và hội ý chiến thuật trên nền chiến thuật thực tế với mục đích huấn luyện cho các tư lệnh và các bộ tham mưu sự sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu cụ thể trong điều kiện các lực lượng của binh đoàn đồn trú tại hải cảng nước ngoài cách xa căn cứ cơ bản của hạm đội 2500 dặm.

Cam Ranh năm 1988. Cầu cảng nhìn từ đài chỉ huy BPK "Tallin".

Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #267 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2011, 01:33:05 pm »

(tiếp)

Để duy trì sự sẵn sàng chiến đấu cao cho hệ thống chỉ huy tại cơ quan tham mưu từ khi đến Cam Ranh đã tổ chức trực ban liên tục như sau: trực ban tác chiến (оперативный дежурный (ОД)), người sỹ quan được giao nhiệm vụ nằm trong số các sỹ quan có năng lực nhất của bộ tham mưu và được phép nhận trách nhiệm trực ban bằng mệnh lệnh của tư lệnh binh đoàn; làm công tác trợ lý trực ban tác chiến,  trực ban thông tin, trực ban tại các vị trí  tác chiến phòng không, chống tàu cao tốc, chống tàu ngầm, chống thủy lôi - mìn, chống biệt kích - người nhái, trực ban tại vị trí đài chỉ huy và dẫn đường không quân tiêm kích, trực ban khí tượng, là những quân nhân nằm trong số các chuyên gia trưởng ngành hàng hải quân sự thuộc bộ tham mưu binh đoàn và ban tham mưu các đơn vị hợp thành.     

 Trực ban trong binh đoàn phục tùng trực ban tác chiến, được giao nhiệm vụ trong vòng một ngày đêm, chọn trong số các thuyền trưởng và có trách nhiệm về việc thực hiện đúng đắn và chính xác công tác trực ban của các quân nhân tham gia trực và việc tuân thủ quy tắc quy trình trong các phiên tuần tra canh gác, việc thực hiện kế hoạch hàng ngày tại binh đoàn, thi hành nhiệm vụ theo ca trực một ngày đêm. Trong các vấn đề tổ chức phục vụ, các trực ban tại các đơn vị và bộ phận phục tùng trực ban binh đoàn.           
Việc tiếp quản phiên trực ban bắt đầu từ khi đổi ca trực theo vòng một ngày đêm. Ca trực (thay phiên) một ngày đêm mới tập hợp đội hình đổi ca trên sân tập, dẫn đầu là trực ban. Trục ban thay phiên của sư đoàn tàu ngầm báo cáo trực ban binh đoàn về việc sẵn sàng bước vào tiếp quản phiên trực và thực hiện nhiệm vụ trực ban. Tiếp đến là việc hướng dẫn, kiểm tra nhận thức của các thành viên về chức trách nhiệm vụ trực ban, kiểm tra điều lệnh trang phục quân nhân. Theo điều lệnh, các thành viên tham gia trực ban - canh gác tập hợp đổi phiên trong quân phục mùa hè tại vùng khí hậu nhiệt đới, sỹ quan - áo cộc tay và quần dài, những người còn lại - áo cộc tay và quần sooc. Việc tiếp thu và chuyển giao phiên trực tại binh đoàn được báo cáo với tham mưu trưởng hoặc tham mưu phó binh đoàn. Họ sẽ cho chỉ dẫn về các chi tiết trong phiên trực sắp tới. Vào buổi sáng, theo điều lệnh quy định lúc 5h30 sẽ diễn ra việc báo cáo bằng lời nói với tư lệnh binh đoàn và tham mưu trưởng binh đoàn.   
Tại vị trí đậu tàu chiến ở cầu cảng, nhằm mục đích không cho phép người ngoài qua lại bến nổi và tàu chiến, đã tổ chức trực suốt ngày đêm tại bốt gác trạm kiểm soát - lưu thông. Trạm  kiểm soát - lưu thông dựng các bốt gác có lưới chắn kim loại tại lối vào bến cảng, có trồng cây trường xuân bao quanh để có nhiều lá xanh quanh năm bảo vệ con người trước ánh nắng thiêu đốt của mặt trời vùng nhiệt đới, mà trong ngày nóng nực cũng cho được một chút bóng mát.

Thành phần phiên trực gồm 4 người: trực ban tại trạm kiểm soát - lưu thông (theo điều lệnh - là sỹ quan hoặc hạ sỹ quan trên tàu chiến), thủy thủ trưởng và hai thủy thủ. Lãnh nhiệm vụ trực ban có 2 người: ban đêm - người trực ban và một thủy thủ; ban ngày - thủy thủ trưởng và thủy thủ thứ hai. Vũ khí của trực ban tại trạm kiểm soát - lưu thông - súng lục "PM" và các kẹp đạn, các thành viên - lưỡi lê. Trên các tàu chiến có vũ khí hạt nhân đậu tại cầu cảng, kíp trực thực hiện phiên canh gác của mình, được tổ chức phù hợp yêu cầu của điều lệnh tàu chiến của Hải quân Xô Viết năm 1979 (điều lệnh hải quân 1979 -  Корабельного устава ВМФ 1979 года).   

1982-1983 – giai đoạn hình thành tổ chức biên chế và trang bị cho binh đoàn.

Cam Ranh, năm 1986. Trung đội công binh thuộc đội đổ bộ đường biển tập hợp làm nhiệm vụ.



Từ 1984  binh đoàn bước vào huấn luyện chiến đấu theo kế hoạch. Ngày 15 tháng 7 năm 1984, tư lệnh thứ 2 của binh đoàn 17, Kuzmin A.A. tới Cam Ranh  nhận nhiệm vụ. Tại lễ đón cử hành tại bến tàu quân cảng, Aleksandr Aleksandrovitch đã nói ngắn gon: "Tôi đã tới và chở đến cho các bạn, tập thể thành viên binh đoàn và toàn căn cứ 200 tấn xi măng. Tôi và các bạn sẽ cùng nhau thực hành các bài huấn luyện tác chiến, nâng cao mức sẵn sàng chiến đấu và cùng nhau xây dựng doanh trại, giải quyết các nhu cầu hàng ngày. Hãy bắt tay làm việc."
Các tàu chiến trong thành phần binh đoàn 17, từ căn cứ chính của hạm đội Thái Bình Dương, từ các điểm đóng quân của các phân hạm đội, các binh đoàn tác chiến chiến dịch - chiến thuật của hạm đội Thái Bình Dương, đến gia nhập lực lượng sẵn sàng chiến đấu của binh đoàn. Khi mà bộ tham mưu, phòng cơ điện, cơ quan chính trị đã tới đồn trú tại Cam Ranh, các tàu chiến của binh đoàn sẽ được kiểm tra tổng thể về mức độ sẵn sàng chiến đấu, tình trạng sẵn sàng kỹ thuật phục vụ chiến đấu, kiểm tra tình hình chính trị - tư tưởng, kỷ luật quân sự. Việc phát hiện các sai sót được đưa vào danh sách kiểm tra và bắt buộc phải có báo cáo về tình hình khắc phục các sai sót đó. Theo điều lệnh, tùy thuộc số lượng các sai sót phát hiện ra, con tàu sẽ bị tuyên bố ở thời kỳ làm công tác tổ chức  cho đến khi tất cả các khiếm khuyết được loại bỏ xong. Sau khi kết thúc thời kỳ tổ chức, các tàu chiến bước vào trực chiến. Trong vịnh Cam Ranh, các tàu chiến chỉ tạm dừng rồi ra đi thực hiện nhiệm vụ tác chiến trong các khu vực tuần tra chiến đấu trên biển "Nam Trung Hoa", Ấn Độ Dương hoặc Thái Bình Dương, tùy theo mệnh lệnh chiến đấu tương ứng.

Kỷ niệm 100 ngày phục vụ đầu tiên, những năm 84-85, BPK "Sposobnyi".

 
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #268 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2011, 02:16:42 pm »

(tiếp)

Logo binh chủng tàu ngầm Nga.


"Cá voi", tàu ngầm nguyên tử Xô viết đề án 627 trên biển Nhật Bản. Lò phản ứng VM-A lắp đặt trên tàu ngầm đề án này đầu tiên.
 

"Những người lao động biển cả cần mẫn" trên Địa Trung Hải và biển "Nam Trung Hoa", trên Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương trong thời kỳ "chiến tranh lạnh" (cuối những năm 196x, những năm 197x và những năm đầu 198x của thê kỷ 20) là các tàu ngầm nguyên tử mang các loại vũ khí tên lửa hành trình P-6, P-6M, P-5Đ, P-500 thuộc đề án 675 và 675MK. Đó là các tàu ngầm thuộc các sư đoàn tàu ngầm số 26, 10, 29 của hạm đội Thái Bình Dương và  các sư đoàn tàu ngầm số 11, 7, 35 thuộc hạm đội Biển Bắc (không loại trừ khả năng các chỉ huy tàu mặt nước sẽ cự lại sự khẳng định này, nhưng nếu xem xét kỹ mục "sư đoàn tàu ngầm số 38" trong bản tổng kết lịch sử này thì họ sẽ khó mà không đồng tình).
Như vậy, trong thời kỳ từ 1963 đến 1968 đã có 29 tàu ngầm đề án này được đóng xong tại hai nhà máy: tại xí nghiệp chế tạo máy Phương Bắc ở thành phố Severodvinsk (СМП № 402) và tại nhà máy mang tên Đoàn thanh niên Cộng sản Lê nin số 199 ở thành phố Komsomolsk trên sông Amur.

 Việc chế tạo tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình đề án 675 được bắt đầu năm 1956 theo nhiệm vụ mà HĐBT Liên Xô đặt cho Phòng Thiết kế trung ương kỹ thuật hàng hải "Rubin" (ЦКБ  МТ «Рубин»). Chiếc tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình đầu đàn thuộc đề án 675 chế tạo tại nhà máy ở thành phố Severodvinsk, đã được đưa vào biên chế phục vụ năm 1963.      

Căn cứ ngầm của tàu ngầm Xô viết tại Balaklava, di tích thời "chiến tranh lạnh", tháng 5 năm 2000.
 

Các tính năng kỹ chiến thuật chủ yếu của đề án 675: chiều dài lớn nhất 115,4 m, chiều rộng 9,3 m, mớn nước 7,5 m, độ choán nước 5760 tấn, chiều sâu lặn giới hạn 300 m, thủy thủ đoàn 128 - 137 người. Trong thành phần thiết bị sản sinh năng lượng (энергоустановки) - lò phản ứng hạt nhân kiểu VM - A công suất 70 megawatt có 2 lò (lò phản ứng hạt nhân kiểu nước - nước, neutron nhiệt, lắp đặt trên tàu ngầm nguyên tử xô viết thế hệ đầu, nhiên liệu hạt nhân sử dụng là đi ôxít uran 235 được làm giàu cao), hai turbin hơi, hai tua bin truyền động chính kiểu bánh răng. Công suất của tổ hợp năng lượng chính (ГЭУ - главная энергетическая установка) - 39.000 mã lực.

Vũ khí: 8 đạn tên lửa hành trình P-6 (hoặc P-5Đ, tùy theo mức tải trọng và vấn đề đặt ra khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu để bắn vào các trung tâm công nghiệp lớn và trung tâm hành chính trên bờ của kẻ thù tiềm năng với hệ thống điều khiển "Start"), chứa trong các thùng phóng  trong khối vỏ chính của tàu ngầm, được nâng lên ở tư thế khởi động với góc 14 độ. Chiều dài tên lửa 10,8 m, đường kính 0,9 m, sải cánh 2,5 m, trọng lượng xuất phát 5.600 tấn, trọng lượng đầu đạn 800 kg, tốc độ 1,3 M, tầm bắn xa lớn nhất 80 - 350 km, loại đầu đạn - đầu nổ phá tích lũy (фугасно-кумулятивная) hoặc đầu đạn hạt nhân (20 kiloton), độ cao hành trình 400 - 7500 m, trước khi dẫn đường và khóa mục tiêu bằng máy ngắm định vị vô tuyến (đầu định vị vô tuyến tự dẫn trên thân đạn tên lửa) - đạn tên lửa hạ xuống cao độ 100 m. Động cơ hành trình - động cơ tuabin phản lực, động cơ khởi động - nhiên liệu rắn. Vũ khí ngư lôi: 4 ống phóng ngư lôi đằng mũi và 2 ống phóng ngư lôi đằng lái. Chiều sâu phóng ngư lôi lớn nhất là 250 m. Tổng dự trũ ngư lôi - 20 đạn.  

"Echo-II", người lao động cần mẫn nhưng ồn ào của thời kỳ "chiến tranh lạnh" trên biển.

....
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Tư, 2011, 11:00:47 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #269 vào lúc: 11 Tháng Tư, 2011, 10:38:39 pm »

 (tiếp)


Ảnh minh họa ru.wiki: Nhóm tàu sân bay xung kích "Abraham Lincoln" (USS Abraham Lincoln Battle Group) cùng các tàu chiến Australia, Canada, Chile, Nhật, Hàn quốc trên đường tới Honolulu tại cuộc tập trận RIMPAC 2000 (Rim of the Pacific Exercise).

Để chống lại nhóm tàu sân bay xung kích hải quân Mỹ (АУГ ВМС США - Авиано́сная уда́рная гру́ппа) có chiều sâu phòng thủ cho cụm tàu sân bay từ 250 - 300 km đòi hỏi phải chế tạo được tên lửa chống hạm thế hệ mới và hệ thống trinh sát tầm xa, vượt qua chiều sâu phòng thủ phòng không (phòng chống tên lửa) của nhóm tàu sân bay xung kích. Kèm theo đề án chế tạo loại tên lửa hành trình này đã thiết kế hệ thống trinh sát chỉ thị mục tiêu "Uspekh" ("Thành công"), bố trí trên phương tiện mang khai thác đặc biệt Tu-16RtS và Tu-95RtS (chính các máy bay này cũng đóng căn cứ tại sân bay Cam Ranh) và sau này là Ka-25RtS. Trên các máy bay đó người ta lắp đặt hệ thống radar rất mạnh để phát hiện các mục tiêu trên biển và truyền tín hiệu cho tàu ngầm, nơi sẽ xử lý và chuyển các dữ liệu chỉ thị mục tiêu này vào tổ hợp tên lửa.    
 
Nhiệm vụ điều khiển hành trình bay và dẫn đường cho tên lửa tới mục tiêu có trợ giúp của máy ngắm định vị vô tuyến (trên thân đạn tên lửa) được đảm nhiệm bởi hệ thống tự động hóa trên tàu chiến "Argument" và "Argument-S".  Nếu trong thành phần nhóm tàu sân bay xung kích bị phát hiện có không phải một mà là một số mục tiêu,  thì tính toán chọn lọc mục tiêu tiêu diệt trong số các tàu chiến của đối phương bằng cách truyền chuyển tiếp ảnh định vị vô tuyến biểu thị tất cả các mục tiêu từ thân tên lửa đến tàu ngầm và chuyển lệnh chọn mục tiêu từ tàu ngầm đến tên lửa. Như thế, bằng việc chế tạo được tổ hợp tên lửa P-6 và đảm bảo hệ thống trinh sát chỉ thị mục tiêu cho nó, lần đầu tiên trên thế giới, tại Liên Xô, đã xây dựng được hệ thống trinh sát - tấn công (РУС - разведывательно – ударная система), mà trong thành phần của nó gồm có các phương tiện trinh sát (tầm xa đến 7000 km) và chỉ thị mục tiêu, vũ khí tấn công và phương tiện mang (tàu ngầm, tàu mặt nước mang tên lửa hành trình P-35 và máy bay).

Việc khai hỏa tổ hợp tên lửa thực hiện theo tiến trình sau: tàu ngầm đang ở trong khu vực làm nhiệm vụ, sau khi nhận lệnh chiến đấu sử dụng vũ khí tên lửa (tài liệu như thế được ký và kiểm tra mã bởi hạm trưởng tàu ngầm, hạm phó chính trị, trợ lý chính của hạm trưởng), tàu nổi lên độ sâu kính tiềm vọng và thiết lập liên lạc với máy bay trinh sát - chỉ thị mục tiêu đã chuyển thông tin định vị vô tuyến về mục tiêu trên mặt nước cho tàu ngầm. Thông tin này đã được thể hiện trên màn hình bàn điều khiển của quân nhân vận hành tổ hợp chỉ thị mục tiêu của tàu ngầm. Hạm trưởng sẽ phân tích tình trạng mục tiêu và ấn định mục tiêu. Các dữ liệu này được chuyển cho hệ thống điều khiển tổ hợp tên lửa trên hạm. Sau khi có quyết định dứt khoát sử dụng vũ khí của hạm trưởng tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình, khẩu lệnh tác chiến được phát ra: "Báo động chiến đấu. Tấn công tên lửa, phóng đạn "P-6". Tàu ngầm đã ở trên hướng tấn công, thực hiện công tác chuẩn bị tiền khởi động, tàu chuyển lên tư thế nổi trên mặt nước và tiến hành phóng đạn theo loạt bắn (số tên lửa hành trình trong một loạt bắn - không lớn hơn bốn đạn).

Tàu ngầm đề án 644 với 2 ống phóng tên lửa P-5.
 
...
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tư, 2011, 02:06:48 am gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM