Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Sáu, 2024, 12:22:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh biên giới phía Bắc, 2/1979  (Đọc 641367 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
codo
Thành viên
*
Bài viết: 95


« Trả lời #120 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2009, 10:06:38 pm »

ngày ấy không khí chiến đấu rất cao ,đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ mấy câu trong lệnh tổng động viên ,. lúc đó mỗi gia đình phải đóng góp :chông tre để mang ra biên giới ,cây tre để rào làng  súng đạn  phát xuống đến dân quân thôn, cắt cử trực chiến gác làng bản hẳn hoi , người khỏe đi lên vùng núi đào hầm hào ,hầm hào hồi đó chắc chắn hiện nay vẫn còn ,cứ chỗ nào điểm cao ven đường giao thông là có ,ý nghĩ chủ quan của tôi là đánh phía bắc dân ta cảm thấy rất  bình tĩnh ,
Tí ngồi Tí vót
Được 10 cây chông
Gửi đồn biên phòng
Đánh quân cướp nước
 Grin

Mẹ em dạy ở Nghi Xuân, Hà tĩnh. Bọn em năm 80 học lớp 1 vẫn ra trường coi cô chú học sinh đào giao thông hào và sửa soạn bàn chông sắt. Chuẩn bị đánh bành trướng đấy ạ. Em vẫn băn khoăn rằng ở Hà Tĩnh xa thế mà phòng thủ vẫn ác chiến ghê.

Nhưng các anh nói đúng, bọn em chẳng sợ tí nào. Báo chí toàn kể chuyện đánh bành truowngs dễ lắm. Gọi là bọn "tà... khựa". VNQD còn có những chuyện ngắn về anh dân tộc nằm trên đồi dùng CKC bắn lính TQ, đếm khôgn xuể nên hạ đươc chú nào là góp một hòn sỏi. Chiến cả ngày được một đống sỏi to đùng. Vậy mà ai cũng tin Grin
Logged
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #121 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2009, 10:18:52 pm »

Đấy là thời năm 79 thôi khi đó TQ đánh ta theo chiến thuật biển người thổi kèn te..te rồi xung phong. Đến năm 84 họ thay đổi chiến thuật đánh có bài bản hơn và dựa nhiều vào hỏa lực pháo binh vì thế không có lính TQ bị bộ binh ta bắn chết nhiều đâu. Thương vong của cả hai phía chủ yếu là do đạn pháo
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Giêng, 2009, 10:21:34 pm gửi bởi nguyen dinh thang » Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #122 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2009, 10:44:15 pm »

đúng là lúc đầu năm 1979 là như vậy hăng lắm ,nhưng dên1985 có hơi khác ,ở hậu phương quá bình yên mà hậu phương đâu có xa ,cách điểm tựa có vài cây số ,sợ thì không sợ nhưng có thể so bì ... khó tả lắm ,nó không như thời đánh mỹ .
Chính sác là như vậy bác mig21 à!Vài cây số là xa đấy.Ở 1100 thằng lính hằng đêm,khi pháo ngớt lại hì hục đào đắp hầm hào.Để ngày mai lại tiếp tục hứng chịu pháo,căng mắt trong đêm tối soi từng bóng đen lạ xem nó còn đấy hay đã di chuyển.Nhưng chỉ cách đó khoảng 01 km thôi đã được mệnh danh là phố,tất nhiên nó phải có nguyên nhân của nó để tạo nên cái tên gọi là phố.Phố lính không thể là những xác chết của lính trận hoặc cũng không phải với những thân hình bê bết máu của những thằng bị thương.Nó ....khó tả lắm ,nó không như thời đánh mỹ .Ở đó nó nẩy sinh những dự tính,toan tính của những thằng có sác xuất tử trận ít.Vì vậy,nó có nhiều tiêu cực lắm.Những tiêu cực đó,nhiều người biết nếu không muốn nói là rất tận tường.Nhưng chẳng ai muốn nói ra,tất cả chỉ muốn lảng tránh nó.Cố quên nó đi,nó giống như một quái vật của một quãng đời...!
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Giêng, 2009, 12:18:08 am gửi bởi khanhhuyen » Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
Cao Sơn
Trung tá
*
Bài viết: 539



« Trả lời #123 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2009, 08:02:42 pm »

Mẹ em dạy ở Nghi Xuân, Hà tĩnh. Bọn em năm 80 học lớp 1 vẫn ra trường coi cô chú học sinh đào giao thông hào và sửa soạn bàn chông sắt. Chuẩn bị đánh bành trướng đấy ạ. Em vẫn băn khoăn rằng ở Hà Tĩnh xa thế mà phòng thủ vẫn ác chiến ghê.

Nhưng các anh nói đúng, bọn em chẳng sợ tí nào. Báo chí toàn kể chuyện đánh bành truowngs dễ lắm. Gọi là bọn "tà... khựa". VNQD còn có những chuyện ngắn về anh dân tộc nằm trên đồi dùng CKC bắn lính TQ, đếm khôgn xuể nên hạ đươc chú nào là góp một hòn sỏi. Chiến cả ngày được một đống sỏi to đùng. Vậy mà ai cũng tin Grin

Ngày trước có chuyện thế này, đăng báo nhé.

Hồi 79, có anh bị lạc đơn vị. Đang lần mò tìm đường thì gặp 2 toán quân trung quốc. Một toán đi trước, một toán đi sau. Anh ta bèn nghĩ ra kế dụ 2 toán quân ấy bắn nhau bằng cách bắn vào toán đi trước, rồi lại bắn vào toán đi sau. Trúng kế, 2 toán quân ấy bắn nhau chết hết, anh ấy xuống đếm được hơn 100 xác lính TQ.

Hồi ấy đọc xong cười rất sướng. Giờ cũng vẫn cười sướng.
Logged

BỐ ĐI CHIẾN ĐẤU, CÁC CON Ở NHÀ GIÚP MẸ LƯỚT SÓNG
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #124 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2009, 08:13:57 pm »

Tình trạng chiến tranh thì phải áp dụng luật thời chiến, kể cả trong báo chí! Grin

Có nhiều người bây giờ đọc báo, truyện hồi KCCM luôn phê phán là quá "tô hồng", điều này không sai về bản chất nhưng lại sai về phương pháp luận. Ta không thể lấy tầm mắt có độ lùi lịch sử mấy chục năm để phê phán những điều của "thuở ấy" được, lúc đấy, thời điểm đấy những bài báo, trang truyện "tô hồng" thực sự có tác dụng trong việc nâng cao tinh thần của cả dân tộc.

Khi bàn luận về quá khứ, khách quan nhất là hãy cố đặt mình vào trong bối cảnh lịch sử lúc ấy để hiểu tiền nhân rồi từ cơ sở đó mới dùng tầm hiểu biết của hiện tại để nhận xét!

Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
caytrevietnam
Thành viên
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #125 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2009, 08:21:52 pm »


Tí ngồi Tí vót
Được 10 cây chông
Gửi đồn biên phòng
Đánh quân cướp nước
=========================

Hê..hê... đọc đoạn này tự dưng thấy quen quen  Grin, hình như đã đc nghe ở đâu đó rồi
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
Tmct
Thành viên
*
Bài viết: 155


« Trả lời #126 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2009, 08:26:15 pm »

Tình trạng chiến tranh thì phải áp dụng luật thời chiến, kể cả trong báo chí! Grin

Có nhiều người bây giờ đọc báo, truyện hồi KCCM luôn phê phán là quá "tô hồng", điều này không sai về bản chất nhưng lại sai về phương pháp luận. Ta không thể lấy tầm mắt có độ lùi lịch sử mấy chục năm để phê phán những điều của "thuở ấy" được, lúc đấy, thời điểm đấy những bài báo, trang truyện "tô hồng" thực sự có tác dụng trong việc nâng cao tinh thần của cả dân tộc.

Khi bàn luận về quá khứ, khách quan nhất là hãy cố đặt mình vào trong bối cảnh lịch sử lúc ấy để hiểu tiền nhân rồi từ cơ sở đó mới dùng tầm hiểu biết của hiện tại để nhận xét!



Nhưng hậu quả của những sáng tác kiểu "anh dân tộc ném sỏi" và "100 xác TQ" là việc tôi bây giờ chẳng biết trong sách báo cái gì nên tin cái gì không. Giải thích như bác thì tôi chỉ còn nước đổ cho Mỹ, TQ... cái tội làm cho tôi mắc bệnh nghi ngờ.
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #127 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2009, 08:29:56 pm »

Trong "Những người sống và những người chết" của Simonov có 1 đoạn viết về anh phóng viên QĐ, đại ý là: anh không ngần ngại cho ngòi bút của mình chạy lung tung (bịa Grin) vì biết nó sẽ góp phần vào việc đánh bại quân Đức.

Nhưng đấy là thời chiến. Còn sau 30-40 năm mà vẫn cứ bê nguyên si những cái tô hồng, bôi đen ấy vào sử thì công nhận là...
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #128 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2009, 08:34:48 pm »

Nhưng hậu quả của những sáng tác kiểu "anh dân tộc ném sỏi" và "100 xác TQ" là việc tôi bây giờ chẳng biết trong sách báo cái gì nên tin cái gì không. Giải thích như bác thì tôi chỉ còn nước đổ cho Mỹ, TQ... cái tội làm cho tôi mắc bệnh nghi ngờ.
-----------------------------------
  Tất nhiên, đến bây giờ mà còn "tô hồng" thì không ai chấp nhận được và cũng chính vì vậy trên một số ấn phẩm báo chí mới có mục "Nói lại cho đúng, bàn thêm cho rõ". Ý tôi không phải là ủng hộ việc "tô hồng" vào thời điểm hiện tại mà ý tôi muốn chúng ta có cái nhìn đúng về một thời đã qua, khi mà việc "tô hồng" được chấp nhận như một thứ hệ quả của chiến tranh.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #129 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2009, 08:35:17 pm »

Nhưng hậu quả của những sáng tác kiểu "anh dân tộc ném sỏi" và "100 xác TQ" là việc tôi bây giờ chẳng biết trong sách báo cái gì nên tin cái gì không. Giải thích như bác thì tôi chỉ còn nước đổ cho Mỹ, TQ... cái tội làm cho tôi mắc bệnh nghi ngờ.

Mắc bệnh nghi ngờ là bình thường, nhà em cũng thế Grin. Nó chỉ nguy hiểm khi trở thành chỉ biết nghi ngờ có 1 chiều thôi Roll Eyes
Ngay cả Mỹ mà người ta vẫn tin tưởng, nếu đọc và so sánh giữa các bài báo, tư liệu, thậm chí là giữa các báo cáo gốc cũng cho ra khối thứ hay ho Roll Eyes
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM