Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Năm, 2024, 07:29:48 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hình ảnh & Tiểu sử Lãnh đạo, Tướng lĩnh, Sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam  (Đọc 827838 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #240 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2009, 11:44:13 pm »


Thiếu tướng Trần Đức Long (12.1930), nguyên : Cục phó Cục Cán bộ Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng, Phó Viện trưởng về Chính trị Viện nghiên cứu Kỹ thuật Quân sự.

Huân chương Quân công hạng Nhì, 2 Huân chương Chiến công hạng Ba, Huân chương Chiến thắng hạng Ba, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Quân kỳ quyết thắng, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.

Thiếu tướng (8.1990).


Thiếu tướng Trần Đức Long nguyên quán tại phố Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Nhập ngũ tháng 12 năm 1946, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 6 năm 1949 (chính thức tháng 10 năm 1949).

Tháng 12 năm 1946, ông là liên lạc cho Đại đội 51 Tiểu đoàn 53 Trung đoàn 42 ; 8.1947, liên lạc cho huyện đội Thư Trì, tỉnh đội Thái Bình ; 9.1948, liên lạc văn thư ở huyện, tỉnh đội Thái Bình ; 10.1949, thư ký Văn phòng Liên chi tỉnh đội Thái Bính ; 7.1952, học viên lớp Quân chính Lê Hồng Phong Liên khu 3 ; 2.1953, chính trị viên Trung đội, Đại đội 153 Tiểu đoàn 53 tỉnh đội Thái Bình ; 8.1954, trợ lý tổ chức Đảng vụ Ban Chính trị tỉnh đội Thái Bình ; 6.1955, bí thư Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh Khu 300 ngày trực thuộc Quân khu Tả Ngạn.

Tháng 10 năm 1956, ông là trợ lý tổ chức Trung đoàn Pháo binh 44 thuộc Sư đoàn 328 ; 8.1958, trợ lý cán bộ Trung đoàn 320 Sư đoàn Phòng không 367 ; 1960, trợ lý cán bộ Bộ Tư lệnh Phòng không ; 8.1961, được cử đi học tại Học viện Quân chính Lê-nin (Liên Xô) ; 1964, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ trợ lý Cục Cán bộ Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng.

Tháng 3 năm 1976, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Phòng Tùy viên Quân sự Đại sứ quán  Việt Nam tại Liên Xô ; 4.1980, chủ nhiệm Chính trị Viện nghiên cứu Kỹ thuật Quân sự ; 7.1981, Phó Viện trưởng về Chính trị Viện nghiên cứu Kỹ thuật Quân sự ; 10.1983, Cục phó Cục Cán bộ Chính trị Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng ; 2.1986, Cục phó Cục Cán bộ Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng cho đến khi nghỉ hưu tháng 1 năm 1997.



Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #241 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2009, 12:05:48 am »


Thiếu tướng Đỗ Phúc (tên thật : Đỗ Văn Phúc, 01.05.1933), nguyên : Tùy viên Quân sự Việt Nam tại Liên Xô, Chánh Văn phòng Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân, Ủy viên Đảng ủy Binh chủng Pháo binh.

Huân chương Quân công hạng Nhì, Huân chương Chiến công hạng Ba, Huân chương Chiến thắng (chống Pháp) hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ Quyết thắng, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.

Thiếu tướng (8.1990).


Thiếu tướng Đỗ Phúc quê tại xã Võ Cường, thị xã Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Nhập ngũ ngày 17 tháng 11 năm 1949, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 2 năm 1952 (chính thức tháng 3 năm 1953).

Tháng 11 năm 1949, ông nhập ngũ và được cử đi học lớp súng cối Lục quân Trần Quốc Tuấn khóa 6 ; 8.1951, trung đội trưởng, đại đội phó súng cối Đại đội 56 Trung đoàn 98 Sư đoàn 316, tham gia chiến dịch địch hậu Bắc Ninh, Tây Bắc, Thượng Lào ; 4.1954, đại đội trưởng súng cối Đại đội 56 Trung đoàn 98 Sư đoàn 316, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ ; 11.1954, phụ trách Chủ nhiệm Pháo binh Phòng Tham mưu Đại đoàn 351.

Tháng 7 năm 1955, ông phụ trách Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 12 súng cối 120mm Trung đoàn pháo 8 Sư đoàn 316 ; 7.1957, được cử đi học tại Học viện Pháo binh Lê-nin-grát của Liên Xô.

Tháng 7 năm 1963, về nước, ông được bổ nhiệm làm cán bộ nghiên cứu xạ kích Trường Sĩ quan Pháo binh Bộ Tư lệnh Pháo binh ; 1.1966, tham mưu trưởng đầu tiên Trung đoàn Tên lửa 275 Quân chủng Phòng không Không quân. Học chuyển Binh chủng Tên lửa ở Ba-cu Liên Xô, về chiến đấu trong đội hình Sư đoàn 361 Quân chủng Phòng không Không quân ; 5.1967, trợ lý phòng Nghiên cứu Khoa học Quân sự Bộ Tham mưu Quân chủng Phòng không Không quân ; 10.1968, Phó Phòng nghiên cứu Khoa học Quân sự Bộ Tham mưu Quân chủng Phòng không Không quân ; 12.1970, trưởng Ban Tác chiến Sư đoàn Phòng không 365 Quân chủng Phòng không Không quân ; 3.1972, tham mưu phó Sư đoàn Phòng không 361 Quân chủng Phòng không Không quân, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ trên không tháng 12 năm 1972 đặc trách về Tên lửa ; 1.1975, chánh Văn phòng Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân.

Năm 1976, được cử đi học tại Học viện cao cấp Bộ Tổng tham mưu Vô-rô-si-lốp tại Liên Xô ; 8.1978, là giáo viên Khoa nghệ thuật chiến dịch Học viện Quân sự cấp cao ; 17.2.1979, tăng cường cho Quân đoàn 5 trên mặt trận Lạng Sơn ; 4.1980, Lữ đoàn trưởng đầu tiên Lữ đoàn 380 thuộc Bộ Tư lệnh Pháo binh ; 4.1983, Phó Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Pháo binh ;  12.1983, Phó Trưởng phòng Huấn luyện Học viện Quân sự Cấp cao ; 4.1989, Tùy viên Quân sự Việt Nam tại Liên Xô. Thiếu tướng Đỗ Phúc nghỉ hưu ngày 1 tháng 1 năm 1994 và hiện sống tại thành phố Hồ Chí Minh.




Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
liu kha
Thành viên

Bài viết: 4


WWW
« Trả lời #242 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2009, 08:43:27 pm »

Các bác ơi, cụ Giáp đâu ạ??? emtìm mãi không thấy tiểu sử cụ trên topic này.
Logged

khong co ji la ko the
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #243 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2009, 02:51:08 am »

Các bác ơi, cụ Giáp đâu ạ??? emtìm mãi không thấy tiểu sử cụ trên topic này.

Em cũng đã viết tiểu sử về cụ Giáp nhưng không ưng ý lắm cho nên không dám post lên đây. Viết về cụ khó nhất có lẽ là trong giai đoạn Kháng chiến chống Mỹ và sau này. Nếu bác nào có thì cứ post lên để mọi người cùng thảo luận thì hay quá.
Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
mytam81
Thành viên
*
Bài viết: 390


... MY TIME ...


WWW
« Trả lời #244 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2009, 10:15:07 am »

Các bác ơi, cụ Giáp đâu ạ??? emtìm mãi không thấy tiểu sử cụ trên topic này.

Em cũng đã viết tiểu sử về cụ Giáp nhưng không ưng ý lắm cho nên không dám post lên đây. Viết về cụ khó nhất có lẽ là trong giai đoạn Kháng chiến chống Mỹ và sau này. Nếu bác nào có thì cứ post lên để mọi người cùng thảo luận thì hay quá.

Cá nhân em nghĩ thì không cần đưa tiểu sử cụ Giáp lên đây. Đại tướng là người vĩ đại tới mức mà có lẽ chúng ta không cần phải đọc tiểu sử nữa. Thực sự theo em là thế  Smiley
Logged

... Chỉ còn anh và em cùng tình yêu ở lại ...
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #245 vào lúc: 13 Tháng Sáu, 2009, 05:18:56 am »


Thiếu tướng Giáo sư Tiến sĩ Phạm Tử Dương (05.03.1929), từng giữ các chức vụ : Phó Viện trưởng kiêm Chủ nhiệm khoa A1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Phó phòng Quân y Quân chủng Phòng không Không quân.

Huân chương Quân công hạng Ba, Huân chương Chiến công hạng Ba, Huân chương Chiến thắng (chống Pháp) hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước (hạng Nhất, Ba), 3 Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ quyết thắng, Huy chương Vì thế hệ trẻ, Huy chương Vì sức khỏe nhân dân, Huy chương Vì sự nghiệp Khoa học công nghệ, Huy hiệu 40  năm tuổi Đảng.

Thiếu tướng (1990).


Thiếu tướng Phạm Tử Dương nguyên quán tại thôn Hòe Lâm, xã Ngọc Lâm, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.

Năm 1946, ông tham gia hoạt động cách mạng tại địa phương (Vĩnh Phúc) khi toàn quốc kháng chiến bắt đầu ; 7.1950, nhập ngũ vào Trường Quân dược ; 10.1950, xuất ngũ và theo học tại Trường Đại học Y khoa kháng chiến ; 2.1951, tái ngũ vào ngành Quân y ; 1951, vừa đi học vừa tham gia Đội điều trị 5 ; 10.1952, về công tác tại Đội điều trị Đại đoàn 308 ; 7.1953, công tác tại Đội điều trị 2.

Năm 1955, ông tiếp tục theo học Đại học Y khoa Hà Nội ; 1956, được điều về làm trợ lý Huấn luyện Cục Quân y ; 1957, tiếp tục học Đại học Y rồi tốt nghiệp bác sĩ Y khoa Trường Đại học Y Hà Nội ; 1958, Chủ nhiệm Quân y bộ đội Phòng không. Khi hợp nhất hai đơn vị Phòng không và Không quân được cử làm Phó phòng Quân y Quân chủng Phòng không Không quân.

Năm 1964, Chủ nhiệm Khoa Nội 7 (các bệnh máu – độc – xạ) Viện Quân y 103 ; 1966, ông làm Chủ nhiệm Khoa nội A1 (nội cán bộ) Viện Quân y 108 ; 1970, đi thực tập sinh sau đại học về tim mạch tại Hung-ga-ri ; 8.1973, được cử giữ chức vụ Chủ nhiệm Khoa A1 Viện Quân y 108.

Tháng 7 năm 1981, ông được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc kiêm Chủ nhiệm Khoa A1 Viện Quân y 108 (hiện tại là Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (hiện là Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) ; 1981, Ủy viên Hội đồng bảo vệ sức khỏe Trung ương ; 1989, là chuyên viên đầu ngành tim, thận, khớp, Trưởng tiểu ban nội thuộc Hội đồng Y học quân sự ; 10.1988, đi thực tập nghiên cứu ngắn hạn tại nước Cộng hòa Pháp ; 2.1995, làm cộng tác nghiên cứu, chuyên viên của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Cục Quân y cho đến khi nghỉ hưu tháng 3 năm 2002.




Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #246 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2009, 03:07:26 am »


Thiếu tướng Tạ Xuân Thu (tên thật : Tạ Tiến, 1916-1971), từng giữ các chức vụ : Chính ủy Học viện Quân sự, Chính ủy Binh chủng Pháo binh, Chính ủy Quân chủng Hải quân, Tư lệnh (đầu tiên) Quân chủng Hải quân, Tư lệnh kiêm Chính ủy Bộ đội Biên phòng.

Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất…

Thiếu tướng (1961).


Tạ Xuân Thu quê xã Tây Giang, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Tham gia Cách mạng từ năm 1937, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) năm 1938.

Năm 1940, ông bị chính quyền thực dân Pháp bắt giam ; 9.1944, vượt ngục rồi tham gia Cứu quốc quân ở Chiến khu Việt Bắc (12.1944) ; 3.1945, ông chỉ huy một đội của Giải phóng quân đánh chiếm các đồn Chợ Chu, Chiêm Hóa, Sơn Dương và tham gia Ủy ban Giải phóng Hà Tuyên, trực tiếp chỉ huy chiến đấu giải phóng Tuyên Quang.

Từ tháng 10 năm 1945 đến năm 1950, ông làm Chính trị viên Khu 1, Chính ủy Khu 10, phụ trách Mặt trận Tây Tiến kiêm Ủy viên kiểm tra của Quân ủy Trung ương và Thanh tra Quân đội ; Từ năm 1950 đến năm 1953, Phái viên quân sự của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang giúp Chính phủ Lào, trực tiếp chỉ huy bộ đội tình nguyện Việt Nam ở Thượng Lào.

Từ năm 1954 đến năm 1955, ông làm Tư lệnh kiêm Chính ủy Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Sư đoàn 335. Từ tháng 11 năm 1953 đến năm 1963, Chính ủy kiêm Cục trưởng Cục Phòng thủ bờ biển (đơn vị tiền thân của Quân chủng Hải quân).

Năm 1964, ông làm Tư lệnh đầu tiên Quân chủng Hải quân. Từ năm 1965 cho đến khi mất (1971), ông lần lượt làm Chính ủy: Quân chủng Hải quân, Binh chủng Pháo binh, Học viện Quân sự.

Thiếu tướng Tạ Xuân Thu là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I và II.






Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #247 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2009, 03:37:26 am »


Thiếu tướng Phó Giáo sư Đặng Quốc Bảo (1927), từng giữ các chức vụ : Hiệu trưởng kiêm Chính ủy Trường Đại học Kỹ thuật Quân sự, Chủ nhiệm Chính trị Quân khu Tây Bắc, Chính ủy Cục Công binh, Chánh văn phòng Tổng cục Chính trị.

Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Quân công (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huân chương Kháng chiến hạng Nhất…

Thiếu tướng (1974).


Thiếu tướng Đặng Quốc Bảo quê tại làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Ông tham gia Cách mạng tháng 5 năm 1945 và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam năm này.

Tháng 2 năm 1947, ông nhập ngũ và được cử phụ trách Trường Quân chính, Trưởng Ban Chính trị Trung đoàn 140 ; Từ năm 1947 đến năm 1949, là chính trị viên tiểu đoàn rồi chính ủy Trung đoàn 88 ; Tháng 4 năm 1954, Chủ nhiệm Chính trị Đại đoàn Quân tiên phong (F308).

Tháng 11 năm 1955, ông được bổ nhiệm là Chánh văn phòng Tổng cục Chính trị ; 11.1957, Chính ủy Sư đoàn 308 ; 12.1962, Chính ủy Cục Công binh Bộ Tổng Tham mưu.

Năm 1965, ông giữ chức vụ Chính ủy Sư đoàn 330 ; 1966, Chủ nhiệm Chính trị Quân khu Tây Bắc ; 3.1968, Chính ủy kiêm Hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật Quân sự (nay là Học viện Kỹ thuật Quân sự).

Tháng 9 năm 1976, ông chuyển ngành giữ chức vụ : Thứ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Bí thư thứ Nhất Ban chấp hành Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Phó ban rồi Trưởng ban Khoa giáo Trung ương và là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 4.

Thiếu tướng Đặng Quốc Bảo hiện đang nghỉ hưu tại Hà Nội và là Chủ tịch Quỹ bảo trợ Tài năng trẻ Kỹ thuật Quân sự Việt Nam.




Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #248 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2009, 04:41:08 am »


Thiếu tướng Hoàng Trà (tên thật : Hoàng Văn Chà, 1922) từng giữ các chức vụ : Phó Chủ nhiệm về Chính trị Tổng cục Hậu cần, Chính ủy kiêm Bí thư Đảng ủy Quân chủng Hải quân, Phó Giám đốc kiêm Bí thư Đảng ủy Học viện Chính trị, Cục trưởng Cục Tổ chức Tổng cục Chính trị.

Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Quân công (hạng Nhất, Nhì), Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhì…

Thiếu tướng (1974).


Thiếu tướng Hoàng Trà quê tại phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, nhập ngũ tháng 8 năm 1945 và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1946. Ông bắt đầu tham gia Cách mạng vào năm 1944 trong phong trào Việt Minh tại tỉnh Phú Thọ.

Trong Kháng chiến chống Pháp (1945-1954), ông lần lượt giữ các chức vụ: trung đội trưởng, chính trị viên đại đội, trưởng ban chính trị trung đoàn, phó chính ủy rồi chính ủy Trung đoàn 148.

Trong Kháng chiến chống Mỹ cứu nước : Từ năm 1958 đến 1966, ông là Chủ nhiệm Chính trị rồi Phó Chính ủy Sư đoàn 335, Chính ủy Lữ đoàn 335, Ủy viên thường vụ Khu ủy Quân khu Tây Bắc, Chủ nhiệm Chính trị rồi Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Hải quân ; Tư năm 1966 đến năm 1967, Chính ủy Bộ Tư lệnh Hải quân ; Từ tháng 5 năm 1967 đến năm 1968, Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Hải quân kiêm Quân khu Đông Bắc ; Từ năm 1969 đến năm 1970, Cục trưởng Cục Tổ chức Tổng cục Chính trị ; Từ 1974 đến 1975, Phó Giám đốc kiêm Bí thư Đảng ủy Học viện Chính trị Quân sự.

Từ năm 1975 đến năm 1979, ông lần lượt giữ các chức vụ chính ủy, bí thư đảng ủy Quân chủng Hải quân ; Từ tháng 6 năm 1979 đến năm 1980, ông được cử giữc chức vụ Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Quân sự Trung ương ; Năm 1981, ông chuyển sang giữ chức vụ Phó Chủ nhiệm về Chính trị Tổng cục Hậu cần cho đến khi về hưu năm 1990.




« Sửa lần cuối: 18 Tháng Sáu, 2009, 07:48:05 am gửi bởi DepTraiDeu » Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
tranvuongviet
Thành viên
*
Bài viết: 143


« Trả lời #249 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2009, 08:45:32 pm »


Thiếu tướng Trần Đức Long (12.1930), nguyên : Cục phó Cục Cán bộ Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng, Phó Viện trưởng về Chính trị Viện nghiên cứu Kỹ thuật Quân sự.


Ủa, sao bác Thiếu tướng Trần Đức Long lại đeo ngược 1 chiếc quân hàm cấp tướng vậy??? Nếu bác panphilop tìm được cái ảnh chân dung nào khác thì nên thay đi.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Sáu, 2009, 04:39:11 am gửi bởi DepTraiDeu » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM