Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 02 Tháng Sáu, 2024, 03:12:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hình ảnh & Tiểu sử Lãnh đạo, Tướng lĩnh, Sỹ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam  (Đọc 828842 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #340 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2010, 10:46:25 pm »


Thiếu tướng Phan Lương Trực (tên thật: Đỗ Hữu Công, 12/1930), từng giữ các chức vụ: Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Tháp, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Tiền Giang, Phó Tư lệnh Quân khu 9.

Huy hiệu 50 tuổi Đảng, 14 Huân chương các loại, 1 Huy chương Thành đồng Tổ quốc.


Ông sinh tại làng Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang), là con của một gia đình tư sản dân tộc nhưng giàu lòng yêu nước.

Từ người cha là ông Đỗ Hữu Tòng đến 8 anh chị em đều tham gia kháng chiến, đều là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Riêng ông Công, từ người liên lạc, phấn đấu trở thành Đại đội trưởng quân chủ lực đầu tiên, trẻ nhất khu Trung Nam Bộ (18 tuổi).

Năm 12 tuổi, học hết lớp nhì trường làng (tương đương lớp 4 ngày nay). Đỗ Hữu Công lên Sài Gòn học nghề sửa chữa xe ô tô và trở thành thợ giỏi.

Cuối năm 1944, ông trở về quê hương tham gia hoạt động trong tổ chức thanh niên. Thấy ông còn nhỏ, gia đình có phần lo lắng nên bắt ép ông lên Cái Bè tiếp tục đi học.

Ở Cái Bè, Đỗ Hữu Công được thầy giáo Phan Lương Trực trực tiếp dạy dỗ. Từ cuối năm 1944 đến cuối năm 1945, Đỗ Hữu Công theo thầy đi dạy, đi diễn thuyết khắp nơi trong tỉnh, tiếp thu những kiến thức cơ bản về chính trị, quân sự cùng với tấm gương yêu nước, bất khuất đấu tranh của Phan Lương Trực.

Tháng 5/1946, ông vào bộ đội. Thời gian đó, thầy Phan Lương Trực hy sinh. Tháng 5/1947, kỷ niệm 1 năm ngày thầy giáo – chiến sĩ cách mạng Phan Lương Trực hy sinh, Đỗ Hữu Công xin phép các đồng chí đàn anh cho lấy tên người thầy kính yêu làm bí danh. Từ đây cái tên Phan Lương Trực gắn bó suốt cuộc đời binh nghiệp của ông.

Ngày 15/8/1948, Phan Lương Trực được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Đông Dương. Thừ tháng 8/1948 đến tháng 10/1954, ông lần lượt giữ các chức vụ: Tiểu đội trưởng, Chính trị viên trung đội, Chính trị viên đại đội, Đại đội trưởng đại đội 2053, Pó B thư chi bộ của đại đội, Phó ban tác huấn của tiểu đoàn 404, Khu VIII.

Tháng 10/954, ông tập kết ra miền Bắc. Năm 1958, là học viên khóa 11 Trường Lục quân với cấp hàm Thượng úy. Từ năm 1961 - 1964 là học viên khóa I đào tạo “Học viện quân chánh”. Sau khi ra trường được thăng quân hàm Đại úy, bố trí về Lữ đoàn 338.

Tháng 3/1965, ông được trở về miền Nam chiến đấu, làm cán bộ nghiên cứu Phòng tác chiến Bộ Tham mưu miền Nam. Từ năm 1970 đến 30/4/1975, ông làm Trưởng ban tác chiến Quân khu VIII, cấp hàm thiếu tá.

Từ năm 1975 - 1978, ông là Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Tháp, cấp hàm trung tá. Trong cương vị mới ông cùng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh thực hiện tốt các nhiệm vụ. Ông chỉ huy lực lượng vũ trang phối hợp dân quân, du kích đánh bọn Pôn - Pốt (Campuchia) xâm lấn biên giới nước ta, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ; cưu mang đùm bọc số cán bộ Campuchia chạy sang Việt Nam lánh nạn diệt chủng; khi có điều kiện đưa họ trở về nước công tác, hiện nhiều người giữ trọng trách cao ở nước bạn Campuchia; chủ động đào tạo sĩ quan trẻ (văn hóa lẫn quân sự) để thay thế số nghỉ hưu, chuyển ngành; thành lập 2 nông trường Đường Thét và Giồng Găng hoạt động có hiệu quả, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội – quốc phòng ở vùng Đồng Tháp Mười.

Từ năm 1980, ông Phan Lương Trực làm Phó Tư lệnh Quân khu IX, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Tiền Giang, cấp hàm Thiếu tướng. Năm 1997, ông nghỉ hưu.


Theo Cổng Thông tin Điện tử tỉnh Đồng Tháp







Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #341 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2010, 10:53:50 pm »


Thiếu tướng Hồ Phú Hoảnh (1934), từng giữ các chức vụ: Cục trưởng Cục Kỹ thuật mặt trận 979, Cục trưởng Cục Kỹ thuật Quân khu 9, Chủ tịch Hội cựu Chiến binh Cần Thơ, Ủy viên Ban chấp hành Hội cựu chiến binh Việt Nam.

Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Huân công hạng Nhì, hạng Ba và Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng...

Thiếu tướng (10/1985).


Ông sinh trong một gia đình bần nông ở làng Mỹ Thành, quận Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp).

Có lòng yêu nước và sớm được giác ngộ cách mạng, năm 1946 (mới 12 tuổi) ông làm liên lạc Ban Tiếp tế Quân sự tỉnh Sa Đéc. Năm 1948, ông thoát ly gia đình, nhập ngũ là bộ đội thuộc Tiểu đoàn 308 và đến năm 1949 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam).

Từ người chiến sĩ, liên tục chiến đấu, đến năm 1954, ông là Trung đội phó Đội bảo vệ Ban Liên lạc đình chiến Nam Bộ và đến đầu năm 1955 nhận nhiệm vụ công tác ở Đại đội 21 cảnh vệ Bộ Tư lệnh miền Tây Nam Bộ.

Tập kết ra Bắc, ông là Thiếu uý/Trợ lý Quân giới Trung đoàn 34 và được cử đi học 3 năm ở Trường Sĩ quan Hậu cần Bộ Quốc phòng. Từ năm 1960 đến tháng 8/1962, ông là Thiếu uý/ Trợ lý Quân giới Lữ đoàn 368, Sư đoàn 351.

Tháng 9/1962, ông được cử về Nam, công tác suốt ở Quân Khu IX (Tây Nam Bộ), lần lượt giữ các chức vụ: Chính trị viên Đại đội 21; Tiểu đoàn bậc phó phụ trách Quân khí phòng Hậu cần Quân khu; Thiếu tá rồi Trung tá, Đoàn trưởng đoàn 195S; Trưởng phòng vũ khí đạn Cục hậu cần Quân khu; Trưởng phòng kế hoạch và Cục phó Cục kỹ thuật; Cục trưởng Cục Kỹ thuật Mặt trận 979.

Năm 1982, ông được cử đi học ở Học viện Chính ttrị cao cấp Bộ Quốc phòng và sang Liên xô học ở Học viện trang bị kỹ thuật (1983 – 1984). Tháng 10/1985, ông được phong Thiếu tướng/Cục trưởng Cục kỹ thuật Quân khu và công tác cho đến lúc về hưu vào năm 1996. Ông hiện ngụ ở phường Trà Nóc, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

Về hưu, ông tham gia hoạt động trong Hội Cựu Chiến binh tỉnh Cần Thơ (nay là thành phố Cần Thơ) và từ tháng 8/1997, ông được bầu làm Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh tỉnh Cần Thơ và là Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Hội Cựu Chiến binh Việt Nam.

Theo Cổng Thông tin Điện tử tỉnh Đồng Tháp




Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #342 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2010, 11:04:52 pm »


Thiếu tướng Đinh Trung Thành (Lương Văn Nơi, 10/5/1932), từng giữ các chức vụ: Giám đốc Trường Trung cấp Quân sự Quân khu 9, Tư lệnh Sư đoàn 4, Tham mưu phó Mặt trận 979, Hiệu trưởng Trường Quân sự Quân khu 9, Trưởng đoàn chuyên gia K5B, Phó Tư lệnh Quân khu 9.

Ông được tặng thưởng 30 Huân chương, Huy chương, dạnh hiệu cao quí, trong đó có Huân chương Độc Lập hạng Nhì, 2 Huân chương Quân công hạng Nhì, 3 Huân chương chiến công hạng Nhất, 2 Huân chương kháng chiến hạng Nhất, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.

Thiếu tướng (1988).


Ông sinh ở làng Mỹ An Hưng, quận Lấp Vò, tỉnh Sa Đéc (nay là huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp).

Năm 1946, ông là Đội trưởng Đội Thiếu nhi Tiền phong xã Mỹ An Hưng. Năm 1947, ông vào bộ đội ở Đại đội 1030 thuộc Trung đoàn 115. Từ chiến sĩ, đến Tổ trưởng tam tam chế, Tiểu đội phó, Tiểu đội trưởng - Đại đội 949, ông chiến đấu liên tục, đến khi tập kết ra Bắc được giao nhiệm vụ Trung đội phó - Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 658.

Năm 1956, ông về Tiểu đoàn huấn luyện số 15 - Đại đoàn 316. Đầu năm 1957, ông là giáo viên dạy chiến thuật của Tiểu đoàn huấn luyện 15. Cuối năm 1958, ông học ở Trường Sĩ quan Lục quân của Bộ Quốc phòng, vừa là học viên vừa kiêm Trung đội trưởng khung. Năm 1959 – 1960, ông kiêm Đại đội phó Đại đội 3 của Trường.

Tháng 3/1960, vừa học xong, ông về Nam, được bổ nhiệm Trung uý/Chính trị viên Đại đội. Cuối năm 1960, ông được bổ nhiệm Trợ lý tác chiến của Quân khu Tây Nam Bộ (T3). Năm 1961, ông làm Trưởng khoa giáo viên chiến thuật Trường Trung cấp Quân khu.

Tháng 3/1965, ông giữ chức vụ Tiểu đoàn phó/Tham mưu trưởng Tiểu đoàn Tây Đô lừng danh của Cần Thơ. Đầu năm 1967, ông là Tiểu đoàn phó/Tham mưu trưởng Tiểu đoàn Độc lập 308 của Quân khu.

Cuộc tổng tấn công xuân Mậu Thân 1968, ông là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 312 của Quân khu có nhiệm vụ đánh vào thị xã Vĩnh Long. Năm 1969, ông là Trung đoàn phó rồi Trung đoàn trưởng Trung đoàn 3 của Quân khu, từng đánh những trận nổi tiếng ở chi khu Càng Long, yếu khu Thầy Phó v.v..

Năm 1972, ông nhận nhiệm vụ Giám đốc Trường Trung cấp Quân sự của Quân khu. Cuối năm 1972, ông được trở ra Bắc học 1 năm ở Học viện Quân sự cấp cao của Bộ Quốc Phòng.

Sau ngày miền Nam giải phóng, ông là Trưởng phòng Tổng kết chiến tranh của Quân khu. Khi chiến tranh biên giới Tây Nam xảy ra, ông là Phó Tư lệnh, rồi Tư lệnh Sư đoàn 4 của Quân khu IX có nhiệm vụ đánh bọn Pôn-pốt xâm lược và giúp nước bạn Campuchia.

Đến năm 1982, ông được lệnh trở ra Bắc học ở Học viện Chính trị thuộc Bộ Quốc Phòng. Trở về, ông làm Tham mưu phó Mặt trận 979. Năm 1983, ông về làm Hiệu trưởng Trường Quân sự Quân khu. Năm 1988, ông được phong quân hàm Thiếu tướng và trở qua Campuchia làm Trưởng đoàn chuyên gia K5 B. Năm 1992, ông về làm Phó Tư lệnh Quân khu IX; đến năm 1997, nghỉ hưu.

Theo Cổng thông tin Điện tử Đồng Tháp


Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
longt
Thành viên
*
Bài viết: 29


« Trả lời #343 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2010, 11:21:44 pm »


Khi nói đến Sư đoàn trưởng giỏi là người ta nói đến khả năng chiến thuật nhiều hơn. Cụ Chơn được đánh giá cao bởi các trận đánh do cụ chỉ huy hầu như đều giành thắng lợi và thắng lợi với hiệu suất tiêu diệt địch rất cao (thậm chí là bóc trọc), ít thương vong...


Thưa bác Panphilov, có những vị tướng khi chỉ huy các chiến dịch vẫn bị thiệt hại nặng nề về quân số, nhung không phải vì vậy mà họ là tướng tồi. Em ví dụ như cố thượng tướng Hoàng Minh Thảo (khi đó là thiếu tướng, tư lệnh mặt trận B3), trong chiến dịch Bắc Tây Nguyên 1972 (Chiến dịch xuân hè 1972) đã bị thiệt hại khá nặng nề về người cũng như xe tăng T54 (Sư 320 & sư 2 Sao vàng bị B52 rải thảm hi sinh rất nhiều)...
Logged
tamking
Thành viên
*
Bài viết: 374


LoneLy


« Trả lời #344 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2010, 11:33:17 pm »

đánh giá một chỉ huy là vô cùng phức tạp, nói thẳng là dân thường như chúng ta không đủ trình độ để mà phán ( còn nếu cụ nào là người trong cuộc thì cho con xin lỗi ), phải xét nhiều phương diện: quân sự, chính trị, dân sự, quan hệ cá nhân, tài lấy lòng người...

thương vong không nói lên được gì nhiều, vì tùy cái hoàn cảnh mà đơn vị ấy gặp,chiến thuật đánh công kiên trong trận đồi A 1, trận Làng Vây...trận Xuân Lộc... mất nhiều vô kể, các sư trưởng của 308, 304, 7, 9 trong các thời đó là không giỏi sao
Logged

Kẻ thù có thể thắng nhiều trận lớn
Nhưng chúng ta sẽ thắng trong cả cuộc chiến
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #345 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2010, 05:58:36 pm »


Khi nói đến Sư đoàn trưởng giỏi là người ta nói đến khả năng chiến thuật nhiều hơn. Cụ Chơn được đánh giá cao bởi các trận đánh do cụ chỉ huy hầu như đều giành thắng lợi và thắng lợi với hiệu suất tiêu diệt địch rất cao (thậm chí là bóc trọc), ít thương vong...


Các bác đọc kỹ đi, em đâu có nói đến căn cứ vào thương vong để khen chê đâu. Em nói đến tư duy chiến thuật. Trường hợp cụ Chơn em nhấn mạnh là các trận do cụ chỉ huy hầu như đều giành thắng lợi. Còn hiệu suất tiêu diệt địch và ít thương vong chỉ là phụ vào.

Em cũng đã nói trong các bình luận sau đó rồi, đâu có thể so sánh tướng được đâu, vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà. Các bác đọc cũng phải đọc tổng thể các bình luận chứ, kẻo lại ném đá em hội đồng.





Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #346 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2010, 06:43:08 pm »


Thiếu tướng Lê Quang Viên (tên thật: Lê Đằng Phương, 1928) từng giữ các chức vụ: Tỉnh đội trưởng kiêm Chính trị viên Tỉnh đội Vĩnh Long, Thành đội trưởng Thành đội Cần Thơ, Chỉ huy trưởng Đoàn 7706, Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Đồng Tháp.

Ngoài ra ông còn từng là: Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Vĩnh Long, Tỉnh ủy viên rồi Thường trực tỉnh ủy Tỉnh Đồng Tháp, Đại biểu Quốc hội khóa 7 và 8.

Huân chuơng Độc Lập hạng Nhì, Huân chương kháng chiến hạng Nhất, 3 Huân chương Quân công hạng Nhì, Ba, 3 Huân chuơng chiến công hạng Nhất, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng...

Thiếu tướng (1988).


Ông sinh ở làng Tân Dương, quận Lai Vung, tỉnh Sa Đéc (nay là xã Tân Dương, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp). Gia đình có con đông anh em, cha mất sớm, nên 12 tuổi ông phải đi làm mướn kiếm sống. Được ông Năm Bích, một cán bộ cách mạng từng bị tù Côn Đảo giáo dục giác ngộ.

Tháng 3/1945, ông được kết nạp vào đội du kích kháng Nhật, hoạt động bí mật. Đội đã cùng nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền ở thị xã Sa Đéc ngày 25/8/1945. Khi Pháp tái chiếm thị xã Sa Đéc, ông bám tại địa phương chiến đấu và tháng 10/1946, ông gia nhập Vệ Quốc Đoàn thuộc Chi đội 18.

Ông tham gia nhiều trận đánh ở Sa Đéc, Mỹ Thọ, Trà Vinh, Long Châu Tiền, Đông Nam Cao Miên (Campuchia) v.v.. Sau khi học lớp đào tạo cán bộ Trung đội (Trường Quân sự Nam Bộ), đầu năm 1951, ông là Trung đội trưởng Đại đội biệt động thuộc Trung đoàn 304, sau tổ chức lại thành Đội Biệt động, ông là Đội trưởng.

Thi hành hiệp định Genéve, ông tập kết ra Bắc và đi học Trường Sĩ quan lục quân ở Trung Quốc. Năm 1956, ông về nước, khi thành lập Sư đoàn 338, ông là Đại đội phó rồi Đại đội trưởng Khung huấn luyện tân binh của Sư đoàn.

Tháng 12/1959, ông được cử trong đoàn cán bộ quân sự gồm 28 người mở đường về Nam. Qua một năm gian khổ vượt Trường Sơn, về tới Nam bộ ông được phân công làm Tham mưu phó Ban Quân sự T3 (khu Tây Nam Bộ). Sau đó là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 96.

Giữa năm 1962, ông là Phó ban Ban huấn luyện thuộc Ban Tham mưu Quân khu. Tháng 11/1963, ông là Tỉnh đội phó kiêm Tham mưu trưởng Tỉnh đội Vĩnh Long.

Cuộc tổng tấn công Xuân  Mậu Thân 1968, ông được cử làm Thị đội trưởng Thị đội Vĩnh Long, trực tiếp chỉ huy chiến đấu.

Tháng 12/1969, ông là Tỉnh đội trưởng Vĩnh Long, rồi Chính trị viên Tỉnh đội đến cuối năm 1972. Chuẩn bị ký kêt hiệp định Paris, ông được quyết định về làm Thành đội Trưởng thành phố Cần Thơ.

Năm 1974, ông được cử ra Bắc học ở Học viện Quân sự lớp trung cao cấp đến tháng 7/1976. Trở về, ông được giao nhiệm vụ Chỉ huy phó Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Tháp, đến tháng 4/1977 là Chỉ huy trưởng.

Chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra, ông được cử làm Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy thống nhất giúp bạn Campuchia, rồi Chỉ huy trưởng Đoàn 7706, trực thuộc Quân khu Đông Nam bộ, đồng thời làm Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Tháp cho đến khi về hưu.

Theo trang Thông tin Điện tử tỉnh Đồng Tháp.



Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
Hannoi
Thành viên
*
Bài viết: 108



« Trả lời #347 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2010, 09:42:10 am »

Tôi có một câu hỏi về Đ/c Lê Liêm, chủ nhiệm chính trị mặt trận Điện Biên Phủ. Sau năm 1954? làm thứ trưởng bộ Văn Hóa?
1. Lịch sử tham gia quân đội của đ/c Lê Liêm?
2. Đ/c bị mắc khuyết điểm gì, kỉ luận ra sao?
3. Đ/c còn sống không, cuộc sống hiện giờ ra sao?
4. Tại sao rất ít được nhắc đến hoặc hoàn toàn không được nhắc đến?
Đề nghị mọi người giúp, tôi không ở Việt Nam nên rất khó tìm kiếm thông tin.
Logged
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #348 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2010, 08:46:18 pm »


Thiếu tướng Hoàng Kim (1927) từng giữ các chức vụ : Chính ủy Sư đoàn 308, Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Phó Tư lệnh Chính trị Bộ Tư lệnh Thủ đô, Chủ nhiệm Chính trị-Bí thư Đảng ủy kiêm Phó Tư lệnh Chính trị Quân đoàn 4.

Ông quê sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống Cách mạng ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

Người anh trai của ông là ông Hoàng Mai, hoạt động cách mạng cùng thời với ông Võ Chí Công trong nhóm Xuân-Hạ-Thu-Đông (Xuân là bí danh của ông Võ Chí Công, Hạ - là bí danh của ông Hoàng Mai, Thu - bí danh của ông Mã Sắc Kim, Đông - bí danh của ông Trương Kiểu). Ông Hoàng Mai không chỉ hoạt động cách mạng tại địa phương (trong Ban khởi nghĩa chống Pháp huyện Duy Xuyên) mà còn được cấp trên điều động vào chiến trường Nam Trung Bộ, hoạt động ở tỉnh Lâm Đồng. Tại đây, trong một cuộc họp, ông Mai bị bắt, sau đó bị địch xử bắn ở Đơn Dương, Lâm Đồng. Ba người chị của ông cũng tham gia hoạt động cách mạng. Người chị thứ hai và thứ ba sớm qua đời. Người chị thứ năm hoạt động đến năm 1954 rồi ở lại miền Nam.

Ông tham gia cách mạng rất sớm, từ thời còn học lớp nhì (lớp 4 bây giờ) trường làng của ông Hồ Nghinh. Nhỏ tuổi nhưng ông rành chữ Hán, giúp ông Hoàng Mai sao chép bằng tay tài liệu để tuyên truyền, kể cả viết lại thư của Hồ Chủ tịch gửi đồng bào.

Học xong bậc tiểu học, Hoàng Kim trở lại Hội An học một năm. Năm 1942, ông ra Đà Nẵng học năm thứ hai ở trường Chấn Thanh. Thời gian này ông được cán bộ cách mạng địa phương bí mật giao nhiệm vụ và được ông Võ Chí Công giới thiệu tiếp xúc với ông Lê Đào, một cán bộ cấp cao ở Đà Nẵng. Ông còn bắt liên lạc với ông Nguyễn Sỹ Huynh hoạt động cách mạng trong phong trào đấu tranh sinh viên - học sinh của trường Chấn Thanh. Sau này, ông mới biết đó là Chi bộ Chấn Thanh.

Giữa năm 1943, phong trào bị bể. Nhiều cán bộ phong trào bị bắt. Ông tạm lui về quê để tránh sự lùng bắt của Pháp nhưng địch vẫn lần ra dấu vết. Ông bị bắt, bị giam ở Hòa Vang ba tháng.

Chính quyền nhà Nguyễn quyết định trả tự do vì xét ông còn vị thành niên, nhưng chính quyền thực dân Pháp không chấp thuận, ông bị đưa ra tòa án binh xử về tội chống lại nhà nước Pháp. Mồng 4 Tết năm 1944, ông bị Pháp bắt trở lại, rồi đưa ra nhà lao Hỏa Lò - Hà Nội. Tại đây, ông gặp các nhà Cách mạng tên tuổi như các ông Hoàng Văn Thụ, Ninh Thọ Chân…

Cuối năm 1944, ông được trả tự do, lại tiếp tục hoạt động. Ngày 17-8-1945, với vai trò là chính trị viên của đơn vị tự vệ, ông tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở quê nhà. Ít lâu sau, ông được điều lên huyện làm cán bộ tuyên truyền lưu động. Ngày 28-9-1945, ông được điều vào bộ đội tham gia hoạt động ở Ban tuyên truyền chi đội Quảng Nam, thuộc trường Quân chính Quảng Nam. Ngày 15-12-1945, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản do các ông Võ Chí Công và Huỳnh Đức Phương giới thiệu. Năm 1946, cùng với đơn vị là Trung đoàn 96, ông vừa làm chính trị viên vừa đảm nhận nhiệm vụ tiếp phòng quân, tiếp quản Đà Nẵng và được cử đi học.

Năm 1954, ông là Chủ nhiệm chính trị Trung đoàn 954. Sau này, Trung đoàn 954 ra Bắc sáp nhập vào Trung đoàn 66, ông về làm Chủ nhiệm chính trị kiêm Phó Bí thư Lữ đoàn Pháo binh 378. Năm 1962-1964, cấp trên cử ông qua Trung Quốc học Lý luận chính trị.

Năm 1965, về nước ông nhận lệnh vào Liên khu IV đảm nhận chức vụ Phó Chủ nhiệm chính trị Sư đoàn 341 đóng quân ở Nghệ An. Sau đó được chuyển qua làm Phó Chủ nhiệm chính trị Bộ Tư lệnh Phòng không, Quân khu IV, rồi làm Chính ủy Trung đoàn Cao xạ 282. Tiếp đó ông nhận chức Chính ủy Trung đoàn Tên lửa 238 ở Quảng Bình và Vĩnh Linh (Quảng Trị).

Đầu năm 1969, ông được cử đi học chính trị ở Học viện Chính trị của Bộ Quốc phòng. Học xong được điều về làm Phó Chủ nhiệm chính trị, rồi Chủ nhiệm chính trị, Phó Chính ủy, rồi Chính ủy Sư đoàn 308 của Bộ Quốc phòng.

Năm 1978, ông được điều về Tổng cục Chính trị làm Cục trưởng Cục Tuyên huấn với quân hàm đại tá. Năm 1979, chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra, ông được phân công về Bộ Tư lệnh thủ đô với nhiệm vụ là Phó Tư lệnh chính trị. Tiếp đó, ông được điều vào Nam làm Chủ nhiệm chính trị kiêm Phó Tư lệnh Chính trị, Bí thư Đảng ủy ở Quân đoàn 4, tham dự vào cuộc chiến ở biên giới Tây Nam đánh Pol Pot...

Tháng 7-1990 Thiếu tướng Hoàng Kim về hưu. Hiện, ông làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam quận Bình Thạnh; Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Bình Thạnh; Phó Giám đốc Thái cực trường sinh Việt Nam, phụ trách phía Nam; Trưởng ban Liên lạc đồng hương tỉnh Quảng Nam tại TP.Hồ Chí Minh, Trưởng ban Liên lạc Trung đoàn 96, Sư đoàn 308…

Theo Báo Quảng Nam.



Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
panphilov
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 780



« Trả lời #349 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2010, 02:45:09 pm »


Bạn thông cảm và thứ lỗi cho tôi. Những bài viết trong này tôi lấy nguồn từ:

- Internet. Tôi không tìm thấy thông tin nhiều về ông bạn nên không thể viết được, mặc dù đã tìm ngay cả ở các trang của tỉnh Bến Tre và Tiền Giang.
- Gia đình. Tôi người Bắc cho nên chỉ quen các cụ ở miền Bắc, trong Nam chỉ quen một các cụ gốc Bắc và những cụ tập kết (lâu) ra Bắc.
- Sách vở, từ điển. Cái này cũng khó với tôi vì tôi hiện không ở Việt Nam.

Tôi đang đợi công chiếu bộ phim tài liệu "Những tướng lĩnh xứ dừa" thì sẽ tiếp tục hoàn thành các tướng lĩnh quê ở Bến Tre. Nếu bạn có thông tin gì về ông bạn (tiểu sử, ảnh), xin vui lòng viết vào đây. Tôi hiện thiếu thông tin rất nhiều về tướng lĩnh khu 5, 6, 8 và 9.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Tư, 2010, 03:39:56 pm gửi bởi daibangden » Logged

''Chúng tôi đánh giặc và làm thơ"
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM