Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 02:17:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày này 34 năm trước...  (Đọc 323513 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #160 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2009, 04:03:03 pm »

Chắc lúc đó thấy chị là nữ mà mặc đồng phục của lính họ chọc đó,em ở trong từ 79 đến cuối 82.Mỗi lần đi ra chợ Tân Định trên đường Hai Bà,là các cô thiếu nữ trường Lê...gần đó,trên đường đi học trong cái áo dài thướt tha,ngồi trên xe đạp mini đạp theo chọc hoài.Nào là rau muống,ê   hê hê...thế rồi cũng muống hoài,muống hoài thành nghiện hổng có muống các cô ấy nhớ...hơn cố nội. Grin Lúc trước em nằm ở 332 Đồng khởi "Hải Âu,Caravel" trước Nhà Hát Lớn TP "Hạ Viện",một bên là đường Tự Do có rạp chiếu bóng đó,và em ở 42 Trần Cao Vân,cái nhà mà dành cho cơ quan CIA của Mỹ ngày xưa ở Sè Gènh trước tháp con rùa đó.Em lúc trước ở đó thì xướng....sau này thì xuống Ch...... Grin chỉ ưa phụng sự hết mình,,nhưng chẳng có chí làm quan.Trong họ nhà em cũng có những người đã từng đối diện nhau trong cuộc chiến và cũng có người ba là lính VNCH nhưng con vào năm 2001 đã là thượng tá của QDNDVN,chỉ có một số ít những người lính cũ của chế độ cũ vì một lý do gì đó làm họ chưa vừa lòng thôi,dù sao cũng là người Việt chiến tranh đã đi rất xa,cái gì quên được là nên quên nó ngay và làm cho tốt hơn....bà chị sửa hộ em mấy chữ trong bài của chị nhé,cảm ơn chị - KH
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
linh moi
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 669


« Trả lời #161 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2009, 05:01:59 pm »

  Không biết các bác sống ở HN đã nghe chuyện này chưa ?
  Chuyện thứ nhất : Sau SGGP độ 1 vài tháng gì đó , có 1 anh bộ đội về phép về tới HN thì tối rồi nên vào đền Ngọc Sơn ngủ để sáng hôm sau về quê . Cũng chính vì con búp bê nhắm mắt mở mắt và cái khung xe đạp mà anh đã bị giết đêm hôm đó . Sau này CA bắt được cái thủ phạm và nó khai là nhìn thấy những đồ vật anh ấy mang theo nên nổi lòng tham .

  Chuyện thứ 2 : Cũng không lâu sau SGGP , mấy đứa trẻ con ở phố Tuệ Tĩnh ra bơi ở hồ Thuyền Quang vớt được 1 quả mìn !!!??? Mấy thằng mang ra ghế đá ghè và quả mìn phát nổ . 3 đưa trẻ con chết không toàn thây (trong đó có 2 anh em ruột , thằng anh học cùng lớp với em) . Tiếng nổ phát to đến nỗi nhà em ở ngã tư Tô Hiến Thành + Bà Triệu (khoảng hơn 1 km) mà cũng nghe thấy . Sau đó thì dân kéo ra xem đông lắm , em là 1 trong những thằng trẻ con có mặt đầu tiên ở đấy . CA phải mang cả xe cứu hỏa ra phun nước lên cây để những mảnh thịt dính trên ấy rơi xuống . Vậy mà chỉ cách đấy độ chục mét , có 1 anh bộ đội cùng với con búp bê và cái khung xe (đã được buộc vào tay) vẫn cái mũ úp trên mặt , nằm trên ghế đá ngủ say sưa ... Phải đến khi CA ra gọi dậy thì mới biết là anh BĐ đã chết , trên đỉnh đầu có 1 lỗ nhỏ xíu bằng hạt đỗ hơi rỉ máu .

   Đúng là bao năm vào sinh ra tử không sao , vậy mà ! đến ngày chiến thắng trở về đoàn tụ với gia đình thì chết , 1 cái chết không được công nhận LS . 2 câu chuyện này làm em bị ám ảnh mãi .

  @danngoc : Sao hồi ấy thấy thiên hạ đồn rằng :"lêu lêu ... cái giống Bắc Kỳ , nó ăn rau muống nó lỳ như trâu ..."  Grin Grin
Logged
Quangda
Thành viên
*
Bài viết: 25


« Trả lời #162 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2009, 08:59:53 pm »

@hatuyennha:Chắc là mấy ông lão sư phụ đời trước của chú haanh ở trỏng theo cô đó cô ơi! Grin.Chứ người miền nam bọn con phóng khoáng, nhanh thích nghi với hoàn cảnh mới lắm, không có vậy đâu! Roll Eyes
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #163 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2009, 10:23:44 pm »

Đúng! Bọn tụt tạt ở chợ Bến Thành, chợ Tân Bình lừa mấy chú đội hà rầm! Grin Dân các nơi thì như bạn DKsaigon và cả nước ngoài mô tả về bộ đội là chính xác và thực tế! Đó là bộ đội hiền lành và hơi ngố nữa! Smiley

Nghe kể: Hồi đó có chú đội lái xe chờ ở đường Lê Lai, mấy thằng du thủ du thực lẻn đến treo nải chuối vào chân chú lái xe đang ngủ, ai đi qua cũng cười! hehe.
Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #164 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2009, 03:15:29 pm »

...
        Nhớ lại cha anh ta hơn hai mươi năm trước. Sau 9 năm trường kỳ kháng chiến của cả dân tộc, làm nên trận Điện Biên "lừng lẫy địa cầu", ngày 10/10/1954, quân ta kéo về tiếp quản Thủ đô. Hà Nội rực rỡ cờ sao, năm cửa ô ngập nắng đón những anh "bộ đội cụ Hồ". Phút xao xuyến qua đi, khi trở lại đời thường thì ngoài cái hiền lành bản chất, những người lính trở nên lơ ngơ trước cuộc sống thị thành. Chỉ trừ những người lính trong trung đoàn Thủ đô vốn là những học sinh, sinh viên, người thợ… đã từng quen với cuộc sống thị thành, còn lại ít nhiều đều lớ ngớ. Nỡ nào trách họ, khi những người lính ấy vốn là những người nông dân chân đất áo vải, nghe theo lời kêu gọi của cụ Hồ mà lên đường cầm súng đánh Tây. Lớ ngớ hôm nay, nhưng họ sẽ lại là những người xây dựng Thủ đô, xây dựng đất nước ngày mai.

               Có lẽ cũng không khác nhiều khi so với những người lính giải phóng chúng tôi khi vào giải phóng Sài gòn. Đơn giản, vì chúng tôi cũng là những "người lính cụ Hồ" như cha anh chúng tôi, cũng hy sinh tuổi trẻ của mình cho độc lập tự do của đất nước. Là những người thợ, người nông dân áo vải từ mọi miền quê tụ lại trong đoàn quân giải phóng, khi ở trên rừng thì chúng tôi là những người làm chủ cuộc sống. Chiến đấu đã đành, nhưng chúng tôi cùng nhau làm được mọi thứ. Từ dựng nhà (lợp tranh, lợp nứa, lợp lá trung quân…) đến phát nương rẫy trồng lúa, trồng sắn để tự túc một phần lương thực chúng tôi đều làm được hết. Chúng tôi biết rèn dao, rèn cuốc xẻng, tự tạo mìn định hướng, biết đánh bắt cá, biết cả cách làm bún, làm bánh cuốn giữa rừng già. Giữa lúc dừng chân trong cảnh trời mưa như trút của những cơn mưa rừng giữa mùa, chúng tôi biết tìm củi, gơi bếp để bộ đội có cơm nóng, canh ngọt chỉ sau một tiếng dừng chân… Còn nhiều lắm, và chúng tôi tự hào là biết cùng nhau tạo dựng tốt cuộc sống trong rừng giữa hai mùa chiến dịch. Những "người lính cụ Hồ" là như thế đó. Vì vậy sẽ chẳng đáng ngạc nhiên khi về đồng bằng, vào Sài gòn mà những người lính chúng tôi trở nên lớ ngớ. Nói cho công bằng, không phải chỉ những người lính chúng tôi rơi vào cảnh "nhà quê ra tỉnh", mà nếu so sánh thì miền Bắc khi đó so với miền Nam cũng chỉ như nhà quê so với thành phố mà thôi. Nhưng vượt lên tất cả, chúng tôi là những người lính cụ Hồ và chúng tôi tự hào về điều đó.
 
               Ai đi xa mà lúc về chẳng mong có chút quà cho người thân? Vậy thì những người lính xa nhà mấy năm trời không nghĩ đến sống chết có lỗi gì khi mua một con búp bê làm quà cho cô em gái út, một cái khung xe đạp cũ đem về để dựng nên cái xe làm chút tài sản nhỏ khi rời quân ngũ. Mà chúng tôi mua bằng chút tiền phụ cấp ít ỏi mới có của mình, từ những đồng tiền "cửa rừng", tiền "phụ cấp xương máu" của mình đấy chứ. Khi đó tôi nhớ là mình được 30đ tiền "cửa rừng" và 30đ tiền "phụ cấp xương máu" với 5% thương tật, cũng chỉ đủ mua hai cái áo nỉ cho đứa em, mua cho chị và mẹ mỗi người một cái khăn len là hết tiền. Đến bố tôi cũng chẳng có chút quà gì. Nhưng mẹ tôi bảo, "chỉ cần con trở về được thế này là đã đủ, mẹ mãn nguyện rồi".

               Chẳng ai muốn chiến tranh để ngoài cái đau chung của cả dân tộc, còn có những góc khuất nhỏ đau lòng của những người lính.
Logged

hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #165 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2009, 03:43:48 pm »

Bạn  Trong c6 thân ,bạn trở về dù có quà hay không,thì không chỉ bố mẹ gia đình bạn mãn nguyện mà cả dân tộc ta mãn nguyện bạn ạ.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #166 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2009, 04:07:43 pm »

Đọc bài của bạn Trong c6 cổ cứ nghẹn lại ,nhớ lại những  ngày cách đây đã 34 năm.
Mình kể chuyện mình vào Sài gòn lần đầu tiên ,ngày đầu tiên thế thôi, mà mình còn lớ ngớ thế này nữa cơ ,không có quà gì cho cháu cả vì đi vội vả lại hồi đó cũng nghèo,hai vợ chồng bộ đội lại có hai con rồi , thực chất là văn hóa mua quà còn kém lắm, thấy chị hàng rong bán xoài chọn ngay một quả to nhất mua có nhõn một quả,chắc mẩm cháu mình thích lắm đây. Vào đến nhà bà chị cháu chạy ra đón dì ngoài Bắc vô hét ầm ĩ,Dì thở vì leo gác xong lấy ngay quả xoài đưa cho cháu.Nó mới có 5 tuổi nhưng đã kêu :má ơi dì cho con xoài tượng xanh.Mình còn chưa hiểu ra sao thì bà chị chạy ra giải thích :em  ơi xoài này là xoài tượng chua,chỉ để nhậu hoăc dầm nước mắm thôi . Bà dì được mẻ ngượng với cháu,hôm đi K về phải mua quà cho cháu bù.Sau này thì thân với dân Sai gòn  và nhậu với dân Nam bộ các kiểu.Quí dân trỏng vì sảng khoái thật thà,bụng để ngoài da.
Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #167 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2009, 04:43:30 pm »

...
         Thời nào và ở đâu thì cũng không bao giờ thiếu những thằng láu cá trong một tập thể, dù đó là đơn vị bộ đội nghiêm khắc "quân lệnh như sơn" với tư tưởng chỉ đạo "kỷ luật là sức mạnh của quân đội". Những thằng láu cá ấy xuất sứ từ mọi vùng quê. Nhiều thằng lính Hà Nội hay Hải Phòng rất "chân chỉ hạt bột", thậm chí đến mức lơ ngơ, thộn ra mặt, trong khi mấy thằng tai quái và láu cá lại là dân Hà Tây, Thái Bình, thậm chí có cả thằng là người dân tộc Tày quê tít tận Cao Bằng "đá nhiều hơn đất".

             Điển hình là lão Nghị quản lý đại đội dân Sơn Tây. Trong khi chúng tôi chỉ còn toàn mũ tai bèo đã cũ thì hắn vẫn giữ được chiếc mũ cối tàu có gắn ngôi sao Quân hiệu mới chóe. Đêm hôm 2/4 ở Thị xã Tuy Hòa, hắn đã suýt toi mạng vì đi đánh lẻ. Chả là đêm đó chúng tôi đóng tại Trường Kỹ nghệ và tiếp quản trông coi một vùng dân cư khá lớn. Có rất nhiều nhà vô chủ vì đã bỏ chạy. Lão Nghị một mình mò ra khu dân cư chui vào lục lọi mấy cái nhà vô chủ. Vô phúc cho lão vẫn nghênh ngang đội cái mũ cối, người lại đầy đặn hơn lính tráng chúng tôi nên bị mấy thằng tàn quân đoán là cán bộ cỡ to. Chúng nó núp từ căn nhà nào đó chĩa súng ra bắn tỉa. Vận lão Nghị còn dài nên viên đạn bắn trượt, tóe lửa trên mặt đường. Viên đạn thứ hai cũng vậy. Lão Nghị hoảng quá ù té chạy về (lão là quản lý, không có súng, quả là gan trời mới dám mò đi đánh lẻ như thế). B tôi hay tin kéo lại khu nhà trên, xông vào các nhà, leo cả lên gác sục xạo mà cũng không thấy gì. Tức quá chỉ biết quạt vài loạt AK vào mấy xó tối để thị uy. Đã thế mà lão Nghị vẫn chưa chừa, còn bắt chúng tôi chờ đến hơn nửa tiếng nữa cho lão lục lọi cái khỉ gì đó, rồi mới chịu về. Nói thực lúc ấy chúng tôi không thiếu thuốc lá thơm vì hôm qua lấy được chiến lợi phẩm cũng kha khá rồi. Cũng chẳng biết lão Nghị có lấy cái gì không, nhưng chúng tôi không màng. Trừ thuốc lá và đồ ăn, còn mọi thứ khác, lính tráng vốn kiêng, báu gì cái kiểu tham lam "Lý Thông" ấy.

              Về đến căn cứ Đồng Dù cũng vậy. Có cái mũ cối đội đầu, lão Nghị trông oai hơn hẳn lũ lính chúng tôi. Lão thường mò ra ngoài căn cứ (đi tắt lối cổng phụ qua cánh đồng thôi) đến khu dân cư. Nhiều nhà dân, có lẽ vốn không có người nhà theo "đằng mình", sợ bị chính quyền mới o ép (chính quyền mới ở địa phương cũng chỉ là mấy ông du kích nằm vùng thôi) nên nghĩ ra mẹo mới. Họ mời lão Nghị đội nguyên cả mũ cối, đeo xà-cột đứng xen giữa chụp ảnh chung với gia đình, miệng nở nụ cười chiến thắng. Chúng tôi biết được vì về sau ra một vài nhà dân, hay quán ăn (hủ tiếu) thấy những bức ảnh đó phóng to treo trang trọng giữa nhà. Ngón võ này cũng hù đọa được mấy ông du kích quen nhũng nhẽo. Còn lão Nghị được "trả công" cái gì thì lão không nói, chỉ thấy thỉnh thoảng lão có thuốc lá thơm mời anh em.
Logged

rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #168 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2009, 06:36:51 pm »

Trích từ Hành trình đến dinh độc lập
Tác giả: Nguyễn Khắc Nguyệt
(Nguyên chiến sĩ lái xe tăng Đại đội 4, Lữ đoàn xe tăng 203)

http://www.quansuvn.net/index.php?topic=6189.0

Trích dẫn
Khi hai chiếc xe 843 và 390 đã tiến sát tiền sảnh, đội hình xe tăng tiếp theo tản ra thành hình vòng cung trên thảm cỏ hình thành thế bao vây ôm chặt lấy dinh, những nòng pháo vẫn gườm gườm chĩa thẳng vào dinh sẵn sàng nhả đạn, hàng chục chiếc động cơ 550 mã lực vẫn gầm rú như đàn voi chiến đang còn say máu. Vài giây sau không thấy động tĩnh gì tiếng động cơ nhỏ dần rồi tắt hẳn, những nắp cửa bật tung ra. Từ trong xe những thân hình nhem nhuốc nhảy ra ôm lấy nhau hò reo mừng rỡ, hàng chục chiếc mũ công tác tung lên, mấy tên pháo hai hứng chí quay 12,7 ly ngỏng lên trời kéo cò luôn cả hòm 50 viên đạn.

  Phía sau các ô tô, xe bọc thép chở bộ binh cũng đang dồn đến ngoài cổng, trên xe bộ binh cũng giương súng lên trời xả hàng băng đạn. Cánh nhà báo lúc nãy nấp ở đâu không biết giờ kéo ra khá đông đang lăng xăng ghi hình, chụp ảnh. Bọn lính cảnh vệ và nhân viên trong Dinh đã bị dồn lại ngồi thành một hàng ở phía bên phải sân Dinh một cách rất trật tự…


Em chắc đó là hành động phổ biến tại thời điểm 30/4/1975
Logged
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #169 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2009, 10:31:48 pm »

     - Những người lính từng nằm hầm, ở chốt ở chiến trường nhiều năm rồi mới tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh sẽ có cái nhìn về chiến trận khác hẳn với các lính nhập ngũ 1974, đầu 1975 rồi thần tốc vào Nam theo đường hàng không, đường thủy để vào tham gia chiến dịch này.

       Các bác có tin rằng lính Sư 320A cũng rất nể lính Trung đoàn 45 (sư 23 VNCH) không? E45/23 cũng là E anh hùng của VNCH đấy.

     - Lính trong các đơn vị ngoài Bắc vào Nam tham chiến cuối tháng 3/1975 không biết đến cảnh đơn vị thường xuyên bị báo động kiểm tra quân tư trang (thực chất là để kiểm soát-khám tự giác chiến lợi phẩm) nên nhìn về chiến tranh lạc quan và lãng mạn lắm.

      - Cảm nhận về chiến thắng là bột phát và muôn hình muôn vẻ, nhưng đừng vội nghĩ lính của cả chục sư đoàn tham gia chiến dịch HCM đều tự do xả súng bắn lên trời để mừng chiến thắng.

      - So sánh hơi khập khiễng: Khi chơi sổ xố, có kẻ trúng độc đắc thì lặng lẽ ngồi thưởng thức tách cà-phê rất trầm tĩnh, có kẻ sướng run lên mấy ngày trời không làm gì nên hồn, có kẻ thì trở nên tâm thần, phí cả một đời.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM