Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 03:40:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngày này 34 năm trước...  (Đọc 323525 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #150 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2009, 12:19:20 am »

Mở cửa mở,là dùng một lực lượng ép sát vào hàng rào dây kẽm gai của địch,luồn các ống bộc phá liên tục liền nhau,tạo thành một hàng xuyên xuốt bề sâu của hàng rào.Lực lượng hỗ trợ trực tiếp cho lực lượng đánh chiếm cửa mở,gồm các hỏa lực biên chế trực tiếp đi cùng bộ binh,như B 40,41 và DKZ,lực lượng này cũng phải áp sát như có thể.Khi bộc phá nổ,là phát pháo hiệu cho lệnh đánh chiếm một mục tiêu.....pháo binh chỉ bắn phá các mục tiêu phía sau,nhằm ngăn chặn và chia cắt các lực lượng của địch hỗ trợ cho nhau...hế hế.. Grin xin lỗi mình lại chuyển hồi ức,kỷ niệm của ccb,thành tập huấn cán bộ...của quansuvn.net Grin  cáo lui...cáo lui.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Năm, 2009, 02:39:27 am gửi bởi khanhhuyen » Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #151 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2009, 03:10:31 pm »

 Theo tôi hôm đó 29/4 rồi không ai nghĩ chuyện lấn dũi nữa mà chỉ cường tập .BB anh nào mà đã đựoc phân công đánh mở cửa thì không nghĩ đến đường về quê mẹ rồi Vấn đề D5 là chỉ huy không kiên quyết ,ngay như ông D  viên phó mà nằm tịt đâu đâu không biết  gì tình hình đơn vị để 30 năm sau nói nhảm cơ mà .Cửa mở bên 48 chẳng khác gì bên E 9 nhưng cách chỉ huy họ khác
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Năm, 2009, 03:14:49 pm gửi bởi tai_lienson » Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #152 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2009, 03:16:06 pm »

Cửa mở bên 48 chẳng khác gì bên E 9 nhưng cách chỉ huy họ khác

Bác bật mí chút ít đi,biết sao,nghe sao bác trình bày vậy cho anh em nghe.lỡ có bác nào đứng ngoài dòm là người trong cuộc nhảy vô thì hay biết mấy.Nào......bác bắt đầu đi.... Wink
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #153 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2009, 10:43:31 pm »

...
           Thế là chiến tranh đã kết thúc. Dân tộc ta đã chiến thắng Đế quốc Mỹ sau một cuộc chiến dài hơn 20 năm. Nói như vậy được lòng người hơn, dù rằng thời khắc này thật ra là sự sụp đổ của chính quyền VNCH theo Mỹ. Với những người dân Việt, chúng ta đều là người chiến thắng, dù rằng có không ít người còn mặc cảm.

               Còn chúng tôi, những người lính cũng có thể tự hào mình là người chiến thắng. Dù nhỏ bé gì thì mình cũng vinh dự có mặt trong đội hình của những đơn vị đã trực tiếp làm nên chiến thắng hôm nay. Chúng tôi đón chiến thắng giải phóng miền Nam với niềm vui rạng rỡ, hành động bột phát và cách thể hiện muôn hình muôn vẻ. Có điều trong đơn vị tôi tuyệt đối không bắn súng chào mừng.

               Người ta đã tổng kết rút kinh nghiệm trận đánh cuối cùng. Chúng tôi chỉ được nghe cấp trên nói lại những điều đúc kết ở mức chung chung, oanh liệt và hoành tráng. Tranh công đổ lỗi vốn là một thuộc tính xấu của con người. Ở đâu, và khi nào thì cũng vẫn không bao giờ hết được chuyện tranh công đổ lỗi. Nhưng đó là việc làm của những người ở cấp nào cơ, chứ không phải của những thằng lính quèn chúng tôi. Chúng tôi chỉ thấy lờ mờ bóng dáng mình trong cái tổng kết chung ấy, đôi lúc còn không chính xác. Nhưng có hề gì đâu. Dù sao chiến tranh cũng kết thúc rồi, và chúng tôi cũng được gọi là người chiến thắng.

              Hết chiến tranh rồi, không phải cầm súng chiến đấu, không phải hy sinh nữa. "Rồi có một ngày… chinh chiến tàn…". Vâng, đó chính là điều chúng tôi mong đợi. "Nước còn giặc, còn đi đánh giặc", đó là cái lẽ thường tính của trai thời loạn. Nay hết giặc rồi, chúng tôi sẽ trả lại Tổ quốc cây súng để trở về với ruộng đồng, với nhà máy hay đi học tiếp cho trọn ước mơ tuổi trẻ năm xưa. Cũng giống như sau ngày 9/5/1945 kết thúc chiến tranh TG thứ II của mấy chục năm về trước, những đoàn tàu đã chở những người lính Xô-viết từ Berlin vượt qua Ba-Lan, qua những vùng ruộng đồng của Belarut, của Uykren để về nước Nga…, chúng tôi cũng hình dung có những chuyến xe, chuyến tàu như thế sẽ chở chúng tôi về quê, ra Bắc. Và ở mọi bến xe, bến tàu sẽ có những nét mặt hồ hởi, hân hoan của người thân ra đón, những vòng tay đen sạm của những người lính áo bạc phong sương, sẽ có những cuộc đoàn tụ rơi nước mắt …

               Thời gian ở trong căn cứ Đồng dù, chúng tôi học chính trị, xây dựng doanh trại và tập tành. Tất cả các đơn vị đều ở trong các khu nhà tôn hình vòm cuốn (như dạng cái hầm của tướng Đờ-cát ở ĐBP năm xưa), vốn là các doanh trại lính VNCH. Chúng tôi vừa làm các việc theo trên yêu cầu, vừa hy vọng và chờ đợi vào ngày trở về.

               Nhưng suốt mấy tháng trời, không ai nói đến chuyện chúng tôi sẽ được giải ngũ. Cấp trên bảo chúng tôi còn phải chắc tay súng để bảo vệ chính quyền cách mạng. Chúng tôi sẽ là những đơn vị sẵn sàng làm nhiệm vụ cơ động để tiêu diệt bọn phản động vẫn còn đang muốn chống phá chính quyền cách mạng, vì bản chất kẻ địch là ngoan cố.

               Chúng tôi được phổ biến là trong cuộc di tản hỗn loạn ngày 30/4, có rất nhiều tàu hải quân và máy bay của lực lượng quân VNCH đã di tản sang nhờ ở các nước láng giềng. Những thứ đó là tài sản của đất nước Việt Nam và những nước láng giềng sẽ phải trao trả lại ta. Với thế mạnh vừa đi qua cuộc chiến tranh thắng Mỹ, quân đội ta được xếp vào hàng vô địch trên thế giới. Các nước làng giềng như Thái Lan… đang run sợ ta đánh tràn sang nên phải lên tiếng sẽ thu gom máy bay tàu chiến di tản của VNCH để trả gấp cho ta. Không trả mà được à? Chúng tôi hào hứng lắm. Máu đánh nhau trong người vẫn còn nóng lắm, tưởng sẽ lên đường Tây phạt ngay.

              Đóng quân ở lỳ trong căn cứ Đồng Dù, chúng tôi chỉ hiểu biết thế sự giống như "ếch ngồi đáy giếng". Trên bảo sao nghe vậy. Những chuyện như chính phủ ngoài Bắc vào thăm miền Nam, rồi có vị tuyên bố sẽ đưa nước ta phát triển giàu mạnh theo tiêu chuấn nhà nào cũng có một cái tủ lạnh… thì chúng tôi chẳng hề biết gì. Một đôi lần được ra ngoài căn cứ hay vào chơi Sài Gòn, chúng tôi thấy người dân nơi đây có vẻ khá giả hơn ngoài Bắc. Họ có nhiều thứ vật dụng có vẻ tối tân và lạ lẫm với chúng tôi. Thế nhưng cấp trên bảo đó là cuộc sống phồn vinh giả tạo, là sản phẩm và tàn dư của chủ nghĩa Tư bản đang giãy chết. Nói tóm lại chúng tôi phải có thái độ thờ ơ với những thứ vật chất tầm thường ấy. Chúng tôi chấp hành, nhưng nhiều thằng trong đơn vị vẫn không giấu nổi sự thầm mong có một cái đồng hồ hay một cái đài bán dẫn mang về nhà lúc giải ngũ. Mà nói đâu xa, những thứ trong các khu gia binh, trong kho Quân tiếp vụ ngay tại căn cứ Đồng dù này thôi cũng rất lạ lẫm và nhiều khi có phần hấp dẫn lính tráng.

        Trong những cái ngô nghê gặp phải, tôi nhớ nhất chuyện kem đánh răng. Vớ được những hộp kem Hynos to tướng có hình thằng da đen cười thì tha hồ chia nhau, mỗi hộp đủ dùng vài tháng. Nhưng cái ý nghĩ đơn giản tuýp kem có nghĩa là hộp thuốc đánh răng đã làm hại khối đứa. Tuýp nhỏ thôi, màu thuốc hơi xanh, rất thơm nhưng khi đánh răng thì mồm miệng co rúm lại, nắn bóp xoa xít kiểu gì cũng phải vài chục phút sau mới hết. Chữ nghĩa nước ngoài viết trên hộp, có thằng quái nào biết đâu. Về sau trên phổ biến mới biết đó là kem bôi của các cô gái "chuyên ngành" dùng vào cái chỗ mà lính tráng chúng tôi cũng chưa từng được nhìn thấy. Thật nhớ đời.

Logged

khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #154 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2009, 11:35:18 pm »

Tuýp nhỏ thôi, màu thuốc hơi xanh, rất thơm nhưng khi đánh răng thì mồm miệng co rúm lại, nắn bóp xoa xít kiểu gì cũng phải vài chục phút sau mới hết. Chữ nghĩa nước ngoài viết trên hộp, có thằng quái nào biết đâu. Về sau trên phổ biến mới biết đó là kem bôi của các cô gái "chuyên ngành" dùng vào cái chỗ mà lính tráng chúng tôi cũng chưa từng được nhìn thấy. Thật nhớ đời.


Hế ...heeeeeee ế......bác làm em cười phụt cả cái tăm tí găm vào màn hình laptop.

Người ta đã tổng kết rút kinh nghiệm trận đánh cuối cùng. Chúng tôi chỉ được nghe cấp trên nói lại những điều đúc kết ở mức chung chung, oanh liệt và hoành tráng. Tranh công đổ lỗi vốn là một thuộc tính xấu của con người. Ở đâu, và khi nào thì cũng vẫn không bao giờ hết được chuyện tranh công đổ lỗi. Nhưng đó là việc làm của những người ở cấp nào cơ, chứ không phải của những thằng lính quèn chúng tôi. Chúng tôi chỉ thấy lờ mờ bóng dáng mình trong cái tổng kết chung ấy, đôi lúc còn không chính xác. Nhưng có hề gì đâu. Dù sao chiến tranh cũng kết thúc rồi, và chúng tôi cũng được gọi là người chiến thắng.

Vâng cái tính sấu ấy làm nản lòng,làm yếu đi rất nhiều tinh thần ái quốc của những người có tâm huyết với đất nước,đáng buồn là nó đeo bám tới thời của em.Thời ông cụ nhà em các cụ bình bầu công trạng rất rõ ràng và nghiêm túc,em lúc bé cũng hay được tham gia các buổi sinh hoạt của các cụ nên em cũng rất mong và thật tiếc nối những hình ảnh đẹp đó.

nhưng có hề gì đâu. Dù sao chiến tranh cũng kết thúc rồi, và chúng tôi cũng được gọi là người chiến thắng.

Vâng các bác là những người lính chiến thắng và dân tộc ta là một dân tộc chiến thắng,chiến tranh đã đi qua.Ai cũng muốn trở về với người thân yêu nhất,được có một cuộc sống yên bình,được gánh vác những công việc rất đời thường trong ngôi nhà của riêng mình và mong đất nước ngày càng giàu mạnh,nhà nhà ấm no hạnh phúc.Đó cũng là ước mơ của em  lúcrời quân ngũ bác ạ,buồn lắm đời rất nhiều cái trái ngang...cứ phải nhìn nó màu hồng để tiếp tục hi vọng. Grin

« Sửa lần cuối: 11 Tháng Năm, 2009, 11:51:06 pm gửi bởi khanhhuyen » Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
taydoc711
Thành viên
*
Bài viết: 503

Bị giang hồ trục xuất vĩnh viễn!


« Trả lời #155 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2009, 12:09:04 am »

...
         
           
           
              

              

     
        Trong những cái ngô nghê gặp phải, tôi nhớ nhất chuyện kem đánh răng. Vớ được những hộp kem Hynos to tướng có hình thằng da đen cười thì tha hồ chia nhau, mỗi hộp đủ dùng vài tháng. Nhưng cái ý nghĩ đơn giản tuýp kem có nghĩa là hộp thuốc đánh răng đã làm hại khối đứa. Tuýp nhỏ thôi, màu thuốc hơi xanh, rất thơm nhưng khi đánh răng thì mồm miệng co rúm lại, nắn bóp xoa xít kiểu gì cũng phải vài chục phút sau mới hết. Chữ nghĩa nước ngoài viết trên hộp, có thằng quái nào biết đâu. Về sau trên phổ biến mới biết đó là kem bôi của các cô gái "chuyên ngành" dùng vào cái chỗ mà lính tráng chúng tôi cũng chưa từng được nhìn thấy. Thật nhớ đời.


Thế là các bác còn may đấy,các bác đóng ở Sài Gòn cũng lôi của nợ ấy ra đánh răng,xong nó rúm lại,sợ qua mới lôi mấy cha bác sỹ Quân y ngụy ra khám,mấy tay bác sỹ ngụy cũng thâm liền chơi khăm mấy anh bô đội liền bảo ra chợ mua dưa leo ( dưa chuột) về đút vào mồm,khổ thân mấy bác bộ đội cứ ngồi ngây người cầm trai dưa leo đút vào rút ra cả mấy tiếng mới hết.
Logged

Hai mươi mốt năm nay chưa bao giờ ta bỏ nhậu

 Bởi thế cho nên :

         Chán chả muốn chết nữa ! ! !
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #156 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2009, 10:40:24 am »

Đọc chuyện của bạn Trọng c6 vừa cười vừa khóc .Đúng là như vậy đó,lính ta nghèo đất nước lo đánh giặc cũng nghèo đâu có biết những đồ khỉ gió của xã hội tiên tiến.Thương lắm ,mỗi anh bộ đội đều sung sướng khi có một vài mét vải đen mang về cho mẹ,cho chị ,cho vợ cho em may quần  .Có một con búp bê mà trẻ con hồi đó ao ước cũng chả có mà chơi.Một khung xe đạp để về mua linh phụ kiện lắp lấy cái xe đạp là ghê lắm rồi.Bây giờ nghe thì thấy buồn cười nhưng ai sống vào những thời khắc đó mới biết nhu cầu của lính ta đơn giản lắm,hi sinh cả tuổi thanh xuân,cả cuộc đời nhưng chỉ có nhu cầu nhỏ nhoi vậy là hạnh phúc lắm rồi.Mình nhớ hồi đó  dân Sài gòn không thích bộ   đội miền bắc cứ cười anh lính cụ Hồ nào cũng  to òng teng quanh cái ba lô con cóc một con búp bê nhựa,một cái khung xe đạp ,vải đen thì để trong ba lô.Mình thì thương lắm,tội nghiệp có người không biết mua phải loại vải đen pha ni lông thì phải may quần đen không mặc được vì nó cứ hút vào người dính lung tung.
 Một thời kể ra nhiều chuyện khó tưởng tượng nhưng thật là khó quên, mà không thể quên được ấy chứ.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Năm, 2009, 03:48:08 pm gửi bởi hatuyenha » Logged
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #157 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2009, 02:59:25 pm »

... bọn ngụy SG ...

Bác ôi là bác
Logged

Chết vì ghét người!
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #158 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2009, 03:27:28 pm »

Ừ mình quên mất lúc đấy làm gì còn ngụy SG nữa cơ chứ,có những bài viết của những người ở phía bên kia,hoặc ủng hộ phía bên kia hoặc không thích bộ đội giải phóng có nói như vậy.Bạn dan ngoc ơi mình nói lại đúng  chưa?
Năm  1981 lần đầu tiên mình đi công tác với bác của mitâm 81 vào Sài gòn và sang K mình mặc quân phục  đi bộ tới thăm bà chị gái ở đoàn ca múa Bông sen.Mình đi bộ từ sân bay Tân sơn nhất đến nhà hát lớn thành  phố.Không dám đi xe gì cả và chỉ  dám hỏi đường một anh bộ đội gác cổng dinh Độc lập và anh công an chỉ đường gần chợ Bến Thành.Đi đường bị dân SG đi theo sau chửi bộ đội Việt cộng mày về bắc đi.
 Cũng sợ nhưng kiên gan đi thẳng không thèm ngó nghiêng gì.Từ Tân Sơn nhất đi tới Dinh ĐÔC LẬP mới hỏi đường.Sau đó gặp bà con họ hàng sống trong nam,họ biết mình bộ đội lại sĩ quan nữa nên kể chuyện diễu bộ đội miền bắc về phép ai cũng mang búp bê và cái khung xe đạp và ra chợ thì toàn hỏi mua vải đen.
Logged
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #159 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2009, 03:38:39 pm »

Hồi tụi em vào SG năm 81 còn bị kỳ thị nhiều lắm bác ạ. Trẻ con tụi em đi học nói giọng Bắc đôi khi cũng bị đánh.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Năm, 2009, 03:50:11 pm gửi bởi danngoc » Logged

Chết vì ghét người!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM