Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:51:20 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Ba Tơ đến chiến trường Ba Nước  (Đọc 33873 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #20 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2009, 02:55:49 pm »

Trở lại chuyện năm 1949. Đang khổ sở vì phải dùng nước có mùi tanh, bỗng chúng tôi nghe tiếng trống, tiếng chiêng xa xa vọng lại. Nỗi vui mừng hiện rõ trên khuôn mặt mọi người. Một tổ trinh sát do đồng chí Cơ (Việt kiều), và tôi vội lên đường. Chúng tôi đi gần 4 cây số thì tiếp cận được với một bản nhỏ, bản Tui, sat́ sông Sê  Ka - man.
Chúng tôi thắc mắc tự hỏi: "Việc gì mà cả làng tụ họp ca hát đông thế?”
Chúng tôi triển khai lực lượng nghiên cứu tình hình thì được biết: Một đại đội ngụy Lào đến đây từ chiều để đón lõng chúng tôi ngày mai qua đây.
Thật may mắn làm sao! Tôi lệnh cho một đồng chí khỏe mạnh trở về nơi đóng quân, đưa bộ đội lên. Một mặt chúng tôi cho người liên lạc, gặp dân, bí mật phối hợp. Khi đơn vị kéo quân đến, chúng tôi đồng loạt bắn đạn lên cao, hò hét xung phong, súng cối bắn cấp tập vào phía xa. Khí thế long trời lở đất. Đại đội ngụy Lào đang vui hát lăm - vông cuống cuồng tháo chạy thục mạng, bỏ lại súng đạn, quân trang, quân dụng. Hai tiểu đội Pa - thét Lào trấn an dân chúng và biến cuộc gặp mặt này thành cuộc mít tinh. Các bạn Lào rất vui mừng. Họ bế xốc tôi tung lên trời, mấy lần mới cho đứng xuống. Họ trân trọng giới thiệu tôi với nhân dân bản Tui. Cũng nhờ vậy mà ta đã phát triển được phong trào cách mạng dọc tả ngạn sông Sê Kông cho đến bản Bạc, gần một trăm cây số.
Bản Hạt - xa - ty nằm sát tả ngạn sông Sê Kông; có khoảng một trăm hộ dân, chủ yếu là làm ruộng nước. Qua giới thiệu của đồng chí Pu Ma, Tha Von, Ôn Kẹo, chúng tôi làm quen với hai tiểu đội Pa - thét Lào và tổ dân vận của ta do anh Cầu Gỗ (tức là đồng chí Cầu làm công tác dân vận) phụ trách. Dân trong làng rất vui mừng khi chứng kiến chiến thắng bản Tui. Nhân dân ở đây trông chờ cách mạng đã lâu. Thôi thì có biết bao câu chuyện tâm tình trong công tác dân vận được dịp tuôn ra. Bà con thức suốt đêm với quân tình nguyện Việt Nam. Họ đốt lửa, làm thịt thú rừng khoản đãi bộ đội linh đình với lòng hiếu khách đặc biệt.
Bản Hạt - xa - ty có hàng chục con voi. Chúng tôi thấy voi, ai cũng thích thú. Nhưng không biết làm sao để cưỡi voi, không biết người ta săn voi như thế nào. Muốn rõ mà không biết hỏi ai. Chiều hôm ấy, tôi ngồi bên cụ Phò Đâm, thôn trưởng, nghe cụ kể chuyện bắt voi.
Cụ bảo: Ở rừng này có nhiều thú rừng lắm, như voi, bò rừng, hưu, nai, gấu, hổ ... Đi năm, bảy cây số thì gặp hàng đàn thú rừng, ít nhất cũng có mười con. Vùng này có nhiều hổ, cần cẩn thận. Mùa lũ thì thú lên rừng. Mùa khô thú phải bám sông, bám suối, vì vậy việc săn bắt rất thuận lợi.
Số voi nhà được thuần mà chúng tôi đang thấy ở bản Tui, là nhờ đi bắt trong rừng về. Chuyện đi săn bắn khó khăn lắm. Phải có lực, nghĩa là phải có voi nhà; có vách săn, có dự trữ  lực lượng cả ba tháng trời cho suốt cả mùa. Có một yêu cầu hết sức nghiêm ngặt mà người đi săn phải chấp hành. Tục lệ là trong suốt thời gian đi săn, hai vợ chồng không ai được ngoại tình, không được chăn gối vì họ quan niệm đó là điềm xấu cho người đi xa. Đây cũng là một phong tục hay, để người lao động kiếm sống ở trong rừng vất vả yên tâm, không lo bị "cắm sừng".
Đi săn quan trọng nhất là người chỉ huy. Người chỉ huy phải biết tổ chức đội hình, sử dụng lực lượng, xác định đúng khả năng của người đi săn với voi rừng; kịp thời cứu trợ và phải có người thạo quăng vòng để bắt voi, sau đó là thuần hóa, ít nhất là ba tháng.
Khi săn voi, nếu phát hiện voi ở gần thì liên lạc bằng tù và; ở xa thì đốt lửa cho khói lên.
Nghe cụ kể, chúng tôi ngẩn người, hóa ra công việc săn thú rất kì công và vất vả. Đúng là khó khăn chẳng khác gì đi đánh trận.
Cụ bảo:
- Có lúc khó hơn đánh trận đấy. Nhất là khi voi rừng thua, ta đuổi theo. Nếu không có bản lĩnh thì chỉ va đầu vào cây cũng đủ chết rồi. Nguy hiểm lắm, nếu sức ta yếu mà lực lượng tiếp cứu đến không kịp thì mất mạng là cái chắc.
Nhưng hiểm nguy nhất là người chuyên quăng thòng lọng nằm dưới bụng voi. Phải tính thật chắc, để sao cho voi rừng đặt được chân vào vòng và kịp thời gút lại. Voi nhà không được huấn luyện thuần thục thì không thể tránh hiểm nguy cho người điều khiển ngồi trên cổ voi và nhất là nằm dưới bụng voi. Họ dễ bị va phải cành cây, vật cản.
Ở vùng gần sông Mê Kông, nhân dân còn có cách đào hầm cho voi  sa hai chân trước xuống hố, sau đó voi nhà kéo lên.
Đang say sưa kể chuyện, bỗng cụ thoắt nhìn lên trời, thấy một con ó bay qua. Cụ vơ vội cung tên, bắn một phát. Con ó lảo đảo rơi xuống ngay trước mắt chúng tôi. Tôi liên tưởng câu chuyện "Bách bộ xuyên dương" trong chuyện xưa và tin là có thật.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #21 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2009, 02:56:29 pm »

Ở Lào có đầm Kiên Ngôn. Kiên Ngôn là tên của một bản gần đầm nước. Đầm Kiên Ngôn nằm sát đường 13, có diện tích khoảng 8 ki-lô-mét vuông. Đây là một kho thủy sản đủ loại, không sao kể xiết. Trong đầm có nhiều rùa, ba ba, có con cân nặng cả chục ký. Đầm này không bao giờ thiếu nước, cho dù trời có nắng gắt và kéo dài đến mức nào. Trong đầm có một loại thủy vật đáng kinh sợ nhất, đó là loại đỉa voi, đỉa trâu. Nó hút máu no nê thì to bằng quả chuối và dài đến cả gang tay.
Đầm nằm sát bìa rừng nam. Có một bản nhỏ gọi là bản Kiên Ngôn - nơi sinh của đồng chí Xổm Xắc, sau này là trung tướng, Tổng tham mưu phó Quân đội nhân dân Lào. Khi đánh trận Kiên Ngôn, đồng chí mới mười bốn tuổi, là chiến sĩ liên lạc cho tôi. Năm 1960, đồng chí Xổm Xắc là tỉnh đội trưởng tỉnh Sa -van Na- khét, người đã giúp tôi trong việc khai thông đường Tây Trường Sơn ngày 27 đến 30 tháng 4 năm 1961.
Tháng 2 năm 1983, gặp lại anh Xổm Xắc ở Viên Chăn. Sau hơn hai mươi năm xa cách, anh vẫn nhớ và đã kể lại bao kỷ niệm ngày xưa khi còn niên thiếu. Chúng tôi ôm chầm lấy nhau, nước mắt tràn mi.
Cuối tháng 7 năm 1950, để bảo đảm xây dựng và bảo vệ an toàn cho căn cứ Tây nam At -tô- pơ (Vùng Xực), tạo bàn đạp vượt sông Mê Kông, ta đẩy mạnh phát triển cách mạng theo trục đường 13.Khu Hạ Lào, mở một chiến dịch hoạt động  lấy đường 13 làm hướng chủ yếu; cao nguyên Bô -lô -ven làm hướng thứ yếu. Đồng chí Đoàn Huyên phụ trách đơn vị quân tình nguyện Việt Nam có đại  đội 200. Phía bạn Lào có hai trung đội và lực lượng tại chỗ. Riêng tôi được giao nhiệm vụ trực tiếp tổ chức chiến đấu ở hướng đường 13. Về phía Lào có đồng chí Pu Ma, Tha- von, Bun chỉ huy.
Bấy giờ là vụ mùa cày cấy của nhân dân trong vùng. Trận giao thông chiến đạt kết quả thấp, do điều tra không kỹ qui luật hoạt động của địch.
Để phá kế hoạch của ta, địch sử dụng bốn tiểu đoàn cơ động càn quét vùng căn cứ tây nam. Nhân dân bạn vô cùng lo lắng, vì chủ lực của ta đã theo kế hoạch xuất quân rồi.
Phải làm thế nào để cứu nguy đây? Chỉ còn một cách là tạo ra một chiến thắng gây chấn động. Nảy ra ý định ấy là do sự̣ nhạy cảm với thực tế tình hình trong tôi. Phương pháp là nghi binh buộc địch ở đồn Pha - pho xuất quân để ta tiêu diệt một bộ phận; bao vây công hãm đồn, kéo viện binh ra và tiêu diệt viện binh; dồn ép địch ở Pha - pho phải tháo chạy. Từ thắng lợi này, buộc bốn tiểu đoàn cơ động đang càng quét ở khu căn cứ phải rút về cứu nguy. Nhờ đó nhân dân vùng căn cứ địa có thể đảm bảo cày cấy vụ mùa.
Nói là làm. Tôi chỉ còn một chút thời giờ trao đổi với các đồng chí chỉ huy Pa - thét Lào, các đồng chí Lê Cứ, Võ Nhị đại đội 200 quân tình nguyện; đồng chí Bùi Mẫn, đồng chí Khế, cán bộ dân vận. Sau đó bắt tay hành động ngay, không kịp xin chỉ thị cấp trên của Quân khu Hạ Lào.
Theo kế hoạch đã được các đồng chí nhất trí, được nhân dân hai bản làng Pha- lai, Pha- hả giúp đỡ; việc nghi binh rất có kết quả. Địch ở trong đồn Pha- pho nghe tin dân làng báo có một tiểu đội " Kuo" (chỉ người Việt Nam) đêm qua đến làng, đang chuẩn bị  vượt sông Mê Kông sang Chăm-pat-xắc. Địch tưởng dễ ăn, cử ngay một trung đội tiến về Pha-lai hình thành thế bao vây để diệt.
Khi địch cách bản làng chưa đầy một trăm mét, quân ta bất ngờ đồng loạt nổ súng diệt gọn, thu toàn bộ vũ khí. Số bị thương, chúng tôi cho cứu chữa và khuyên họ trở về địa phương, kể cả năm tên bị bắt sống. Số bị chết, quân ta đề nghị dân làng đưa vào nơi cao ráo để địch đến thu dọn sau. Toàn bộ những gì thu được tại hiện trường, chúng tôi đều giao cho bạn Lào xử lý.
Ngày hôm sau, lúc mười giờ sáng, dưới sự yểm trợ của máy bay chiến đấu, địch cho một trung đội  Âu Phi nhảy dù xuống cứu nguy cho Pha - pho, trong khi đó quân ta vẫn tiếp tục vây hãm khu vực này bằng hỏa lực.
Chúng tôi đoán địch nhảy dù sẽ phải hành quân bộ về Pha- pho vì vậy chỉ để một bộ phận nhỏ ở lại bảo vệ dân, số còn lại bí mật đến Kiên Ngôn đón lõng .
Cuộc càn quét của bốn tiểu đoàn cơ động vùng căn cứ đã gây nhiều trở ngại cho nhân dân làm vụ mùa. Phải mất hai ba ngày chúng tôi mới có một báo cáo về khu ủy vì mùa mưa lũ ở Hạ Lào bước vào giai đoạn mới.
Chỉ hai, ba phút quân ta nổ súng, cả trung đội dù Âu Phi và trung đội lính hộ tống của đồn Pha - pho bị đánh tơi bời. Một số tên lính nép vào  mép đầm, một số ít ở sau chạy thoát được. Ta đã bắt sống 13 tên lính  dù. Số bị thương quá nhiều, một số chết nằm trên mép nước. Người Âu Phi thật kinh hoàng khi chưa biết con vật to bằng quả chuối dài gần một gang tay đang đeo lòng thòng trên người họ là con gì. Chúng tôi vội vã bứt những con đỉa trên người họ. Tôi cũng bị mấy con đỉa  voi bám vào chân, hút rất nhiều máu.
Những tên lính bị thương được dân làng dùng voi đưa ra đường số 13. Tuyệt đối không ai được lấy một vật gì của kẻ đã chết hoặc bị thương. Tôi đề nghị dân làng đi cấp báo cho đồn địch biết tin để chúng đến thu dọn những xác chết, cũng là cách giải nguy cho họ, khi đã rút quân.
Nhận tin, bốn tiểu đoàn cơ động của địch đang càn quét phải vội vã rút lui, binh lính đồn Pha- pho tháo chạy. Căn cứ Tây Nam của ta được mở rộng đến tả ngạn sông Mê Kông. Phong trào cách mạng dọc quốc lộ 13 phát triển mạnh, bàn đạp sang Chăm-pa- xắc bảo đảm an toàn.
Lễ chào mừng chiến thắng trận Kiên Ngôn được tổ chức trọng thể tại làng Ban Mây hữu ngạn sông Sê  Piên, nhân dân khắp nơi trong vùng về dự.
Trận Kiên Ngôn là một trận chiến qui mô nhỏ nhưng ý nghĩa về chính trị hết sức to lớn. Nó phát triển được lòng tin của nhân dân Lào đối với quân tình nguyện Việt Nam lên cao hơn bao giờ hết. Về cá nhân mình, tôi vô cùng vui mừng vì đã góp phần vào chiến thắng có ý nghĩa này.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #22 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2009, 02:57:15 pm »

Tháng 8 năm 1950, Mặt trận dân tộc thống nhất “ Neo Lào Ít-xa-la” và Chính phủ Kháng chiến lào ra đời và do Hoàng thân Xu-pha-nu-vông làm thủ tướng và đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản lám tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang Lào Ít-xa-la. Đây là một trong những sự kiện có tầm quan trọng trong việc thúc đẩy phong trào kháng chiến của nhân dân các bộ tộc Lào quyết tâm xây dựng và bảo vệ tổ quốc của mình.
Trên đường về lại Liên khu 5, khi đi qua các bản làng, tôi được các ông bà, cha mẹ và anh chị em bạn Lào đón mừng như con em của họ lập công lớn.Đây là phần thưởng cao quý nhất của tôi.
Ngày 20 tháng 9 năm 1950, tôi về đến Liên khu 5 để đón tiểu đoàn 49 theo lệnh của Liên khu 5. Thật là một sự trùng hợp không hẹn mà gặp. Tôi vừa đến nhà ở sông Vệ thì gặp đồng chí Tao - người có nhiệm vụ đưa 13 tù binh Âu Phi về giao cho trại giam ở Nghĩa Hành.
Tôi hỏi đồng chí Tao:
- Sao chậm thế?
- Có vài tên bị sốt, phải cứu chữa.
- Được rồi, còn gì nữa không?
- Thưa anh, không ai làm phiên dịch. Mọi người chưa ăn uống gì.
- Hãy cho họ tắm giặt, thay quần áo. Tôi sẽ bàn với xã Nghĩa Phương ở sông Vệ thu xếp cho họ ăn nghỉ. Ngày mai dẫn họ đi. Phiên dịch thì đã có bà xã tôi đây.
Nếu bây giờ có ai đó còn sống, chắc họ không thể nào quên được  những  gì  họ đã được chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đã dành  cho, trong khi họ là những tên tù binh. Và không ngờ người chỉ huy trận đánh lại là tôi, người đã cùng họ dùng hai bữa cơm trước khi họ về nơi tạm giữ. Và có lẽ họ ngạc nhiên hơn là người nữ phiên dịch - vợ tôi - lại có dòng máu người châu Âu.
Tiểu đoàn 49 Liên khu 5 do đồng chí Chu Thanh Hương và Nguyễn Xuân Lục chỉ huy được Liên khu 5 tăng cường cho Hạ Lào. Đây là tiểu đoàn chủ lực đầu tiên làm nhiệm vụ quân tình nguyện trên chiến trường Nam Lào.
Cuối tháng 11 năm 1950, tôi trực tiếp đưa một đại đội do đồng chí Quỳ phụ trách từ căn cứ địa 5 xuất phát tiến về Sa-ra-van. Cùng tiến quân có hai trung đội võ trang tuyên truyền Pa-thét Lào do đồng chí Châm Niên, đồng chí Ôn Kẹo chỉ huy (cả hai đồng chí này sau năm 1975 đều là thiếu tướng của Quân đội nhân dân Lào).
Dựa vào dân, phát huy chiến thắng ở Tây Nam Át-tô-pơ và Chăm Pi, Hỉn Lập, chúng tôi vượt sông Sê Kông đến Bản Phồn rồi một mạch tiến thẳng về Lào Ngam. Cũng cần nói thêm rằng, chúng tôi đi vào vùng địch, mà không một ai, kể cả bạn Lào, biết đường sá, địa hình. Chúng tôi chỉ biết tin vào dân, dựa vào dân để mở vùng.
Địch bị bất ngờ. Chúng kinh hoàng tháo chạy khi bất thần thấy một đại đội quân tình nguyện vượt cầu Huổi nậm Xảnh (con suối) đột nhập quận lỵ Lào Ngam, chỉ qua hai trận đánh nhỏ là Lắc Bèn (ngã ba Xẻng Vang) và Tà-xẻng Thoong, cả khu này được giải phóng.
Được nhân dân Lào Ngam tin cậy, chỉ sau hơn một năm vận động cách mạng, chúng tôi đã thành lập một chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương; xây  dựng một chính quyền, mặt trận và lực lượng vũ trang ba thứ quân. Cơ sở cách mạng đã phát  triển đến tận phụ cận thị xã Păk xoòng (đường liên lạc Sa-ra-van, At-tô-pơ, qua cao nguyên Bô-lô-ven được thông suốt).
Lào Ngam là một vùng đông dân, trù phú. Ngoài lúa ngô , nhân dân trong vùng còn trồng cà-phê, sa nhân, canh-ki-na, chè, ... Đặc biệt trong thị trấn và vùng trồng cây công nghiệp có ba mươi hộ gia đình, phần lớn gốc Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, và mười hộ Hoa kiều buôn bán, giúp việc nuôi dưỡng bộ đội. Tất cả đều đứng về phía cách mạng. Trong khi đó, địch mở nhiều đợt càn quét, nhưng đều bị thất bại. Số thanh niên người Việt làm ăn sinh sống trong vùng đã gia nhập lực lượng vũ trang. Một số được đào tạo trở thành cán bộ dân vận như anh Đức, anh Phái. Bà con Việt kiều nuôi dưỡng bộ đội, đóng góp quỹ nuôi quân như ông bà Y Lục, anh Phanh, ông Chắc Hoan, ...
Mặt trận Sa-ra-van được thành lập một tháng sau ngày giải phóng Lào Ngam và tôi đã trở thành chuyên gia quân sự cho bạn.
Đồng chí Huỳnh Tấn Bình, một cán bộ dân vận, người đã xung phong đi vào khu vực Lào Ngam là một trong những đồng chí đã góp phần tích cực trong cuộc vận động cách mạng cả vùng. Tiếp theo là anh Võ Đăng Ngạn, anh Tín, anh Trần Quyết Thắng đều là những cán bộ chính trị, làm công tác dân vận có nhiều thành tích. Ông bà Y Lục ủng hộ 50.000 đồng  Đông Dương.
Với phương châm quân sự đi đôi với chính trị, với phương thức tổ xung phong công tác, trung đội vũ trang tuyên truyền, đại đội độc lập đã xây dựng tình đoàn kết chặt chẽ Lào - Việt ở tỉnh Sa-ra-van. Cao nguyên Bô-lô-ven đã trở thành một căn cứ cách mạng vững chắc, tạo thế đưa cách mạng vào nội thành Păk Sế, Păk Xoòng và tả hữu ngạn sông Sê Đôn. Khu giải phóng Hạ Lào đã nối liền với Trung Lào, góp phần cùng Việt Nam tạo nên một thế vững chắc trên chiến trường khu vực trung Đông Dương.
Sau chiến thắng Kiên Ngôn, cụ Xi-thôn Com-ma-đam, quân khu trưởng quân khu Hạ Lào, một lãnh tụ của các bộ tộc thiểu số ở Hạ Lào, vì yêu quý tôi, đã đặt tên cho tôi là Khăm Phệt (có nghĩa là vàng ròng). Quan hệ của tôi và cụ vừa là đồng chí vừa là anh em. Tôi nhớ là khoảng tháng 10 năm 1964, tại số 17 phố Hàng Chuối, Hà Nội có các đồng chí : Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi -hản, đồng chí Hoàng Văn Thái, tôi được giao nhiệm vụ sang làm cố vấn quân sự Khu Nam Lào. Về phía bạn, cụ Xi-thôn là chủ tịch. Cụ rất cảm ơn Đảng ta lại cử tôi cùng đi với cụ.
Vui mừng và xúc động, cụ nói:
- Tôi rất lấy làm vinh dự là trong kháng chiến chống Pháp, ông Lê Kích - người mà tôi coi như thầy - đã giúp đỡ tôi. Nay trong chống Mỹ lại cùng đi với thầy, tôi thật hết sức tin tưởng, biết ơn.
Lời bộc trực của cụ làm tôi vô cùng lúng túng. Tôi vội bước tới ôm lấy cụ và trả lời:
- Tôi không dám.
Cụ nói:
- Thật lòng tôi đấy.
Anh Văn (tức Đại tướng Võ Nguyên Giáp), đồng chí Cay-xỏn  Phôm-vi-hản thấy tôi lúng túng, liền tới bắt tay. Một bữa tiệc tiễn đưa đã được tổ chức.
Tháng 12 năm 1983, tôi được về thăm lại làng quê của cụ Xi-thôn ở Pak Xoòng; đến thăm vợ con cụ ở Viên Chăn và cầm lòng không đặng khi biết cụ và người con trai của cụ - đồng chí Khâm (mà chính tôi đã dẫn dắt tham gia cách mạng) không còn nữa! Hỏi thăm dân làng, được biết cụ còn một cháu nội nối dõi tông đường của một bộ tộc có truyền thống chống Pháp từ năm 1905 - đó là dòng họ Com-ma-đam ở cao nguyên Bô-lô-ven.
Từ Bản Bạc tả ngạn sông Sê-Kông là phần địa lý thuộc khu Hạ Lào.  Số đông là các tộc dân thiểu số như : Tà Ôi, Nghé, A Lắc, Ka Xển, La Ven, Nha Hớn,... Được tin cụ  Xi-thôn trở về, khắp vùng nhân dân nô nức  chuẩn bị đón tiếp. Một không khí phấn chấn, một thái độ kính  trọng  thể  hiện  trên khuôn mặt mọi người. Đến đâu tôi cũng thấy buôn làng làm lễ đâm trâu, múa lăm-vông, khua cồng chiêng ... chào đón từ xa để rước cụ về làng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #23 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2009, 02:58:29 pm »

Tôi ở lại Hạ Lào một thời gian ngắn giúp cụ Xi-thôn, sau đó lên đường  trở  ra Hà Nội nhận nhiệm vụ mới : tôi được cử làm phó đoàn 565 (đồng chí Đồng Sĩ Nguyên làm trưởng đoàn) đồng thời tôi còn kiêm nhiệm chức vụ đoàn trưởng đoàn 165. Đoàn này có nhiệm vụ liên lạc với Đảng Cộng sản Thái Lan ở khu vực đông bắc. Phó đoàn trưởng đoàn 165 lúc bấy giờ là đồng chí Nguyễn Ngọc Lân (Anh là Việt kiều ở Thái Lan, thường gọi là Cha Lơn, quê ở xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh). Trên đường về Hà Nội, đoàn có nghỉ chân tại nhà đồng chí  Lân mấy ngày, cũng là dịp cho đồng chí thăm cha mẹ, vợ con mà đã từ lâu chưa có lần gặp mặt. Đảng bộ và nhân dân xã Thượng Lộc dành cho đoàn sự đón tiếp  rất trọng thị.
Thiếu tướng Trần Văn Trân, nguyên cán bộ Trung đoàn Trần Cao Vân 101 và đồng chí Trương Đình Châu, nguyên cán bộ biệt động, tham  mưu tác chiến Trung đoàn từ năm 1950-1951, kể lại:
"Tháng 1 năm 1953, Trung đoàn 101 tăng cường tiểu đoàn 274, được giao nhiệm vụ giúp bạn đánh địch từ đường 8 tới đường 12, đường 9; tiểu đoàn 391 hoàn thành nhiệm vụ đánh địch, giải phóng Lạc Xao, Căm Cớt, thọc về Nhom-ma-rat Ma-hả-xây. Trung đoàn 101 gồm tiểu đoàn 319 và 328 vừa đặt chân đến Khăm Ma, Khăm He đã diệt gọn một tiểu đoàn địch, thu 4 khẩu pháo 105 ly; sau đó tiến về phía nam giải phóng thị xã Thà-khẹt, phần lớn tỉnh Khăm Muộn và một phần tỉnh Thà-khẹt, buộc địch phải điều bớt lực lượng cơ động từ chiến trường Bắc Bộ vào để bảo vệ Sê Nô và Sa-văn-na-khẹt.
Cùng thời gian đó, ngày 11 tháng 12 năm 1953, tiểu đoàn 436 dưới sự chỉ huy của đồng chí Lê Kích, trung đoàn phó Trung đoàn 101 và đồng chí Bình Sơn, tiểu đoàn trưởng, tách khỏi đội hình trung đoàn, từ Nam Liên quê Bác, bí mật luồn rừng hàng ngàn cây số dọc Trường Sơn, thọc sâu xuống Hạ Lào đánh bọn ngụy Lào, lập chiến tích vang dội. Chỉ trong mười ngày, tiểu đoàn 436 đã cùng quân dân Lào loại khỏi vòng chiến đấu hàng ngàn tên địch, giải phóng trên hai vạn ki-lô-mét vuông với ba vạn dân, làm chủ một địa bàn của ba nước Đông Dương.
Đến cuối tháng 3 năm 1954, sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở Trung Lào, trung đoàn 101 tiến về vùng giải phóng Lào Ngam, gặp lại tiểu đoàn 436 và sau đó toàn trung đoàn được lệnh tiến sang Cam-pu-chia. Trên đất nước Ăng-co cổ kính, tiểu đoàn 319 giải phóng tỉnh Chăm-pat-xăc, huyện Xiêng Păng thuộc Stung-treng và cùng tiểu đoàn 328 tiến công Công pông Thôm. Tiểu đoàn 436 giải phóng vùng đông bắc Miên đến tận Kra-chiê.
Trung đoàn đã góp phần thắng lợi chiến cuộc đông xuân 1953 - 1954, tạo ra hành lang an toàn thông suốt từ Trung Lào đến đông bắc Miên, nối liền với vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh.
Qua những thành tích đạt được trong nhiệm vụ quốc tế giúp bạn từ  cuối năm 1953 đến đầu năm 1954, trung đoàn được vinh dự nhận một trong ba lá cờ "Quyết chiến quyết thắng" mà Hồ Chủ Tịch dành thưởng cho ba trung đoàn có thành tích xuất sắc của toàn quân trong chiến dịch đông xuân 1953 - 1954".
Trong một cuộc gặp mặt nhân dân bạn Lào sau chiến thắng ngày 3 tháng 2 năm 1954, tiêu diệt đồn Pui, một tiền đồn của Át-tô-pơ, tôi đã viết bài thơ "Cảm xúc" tại Hạ Lào mùa Xuân năm ấy:
Ánh sáng trăng mờ, màn sương bạc
Lưng trời tiếng nhạn vọng không gian
Đoàn quân tiến thẳng vào đồn giặc
Tiếng thét xung phong; súng nổ giòn.
Đồn giặc tan rồi, vui xiết bao
Quân dân đàm luận suốt thâu đêm
Giữ dân, bám đất lo sản xuất
Để tiếp thắng dòn những trận sau.

 Đồng chí Trần Đăng Vân, nguyên là tiểu đoàn phó, Trung đoàn 101, trong bài viết "Bên kia Trường Sơn" tâm sự :
 " ... Hồi ấy, tôi là trung đội trưởng trung đội 1, đại đội 40, tiểu đoàn 436 thuộc Trung đoàn 101, Đại đoàn 325. Thật là vinh dự được biên chế trong đội hình của trung đội mũi nhọn của đại đội chủ công, tiểu đoàn chủ công của trung đoàn.
 Thời cơ đã đến, bấy giờ khoảng cuối tháng 11 năm 1953, cán bộ từng cấp luân phiên đi họp. Cán bộ và chiến sĩ chúng tôi hân hoan nhận những khẩu súng tiểu liên K50 sáng ngời ánh thép của Liên Xô chi viện. Chúng tôi chưa biết được nhiệm vụ sẽ chiến đấu ở đâu. Một cuộc bố trí lại đội ngũ được diễn ra: trung đoàn cử đồng chí Lê Kích, trung đoàn phó, đã từng chiến đấu ở chiến trường Hạ Lào, về làm tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 436; đồng chí Bình Sơn, tiểu đoàn trưởng "hạ cấp" làm tiểu đoàn phó; một cán bộ phiên dịch người Việt biết tiếng Lào được bổ sung về tiểu đoàn ... và tôi được đề bạt lên đại đội phó, nhưng lại làm sĩ quan tác huấn của tiểu đoàn 328".
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #24 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2009, 03:07:19 pm »

Trong hồi ức “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có đoạn nhắc đến tôi -  người mà Đại tướng rất tin cậy khi  trực  tiếp  giao những nhiệm vụ quan trọng:
 "Đề án Đông Xuân đã được Bộ Chính trị cho ý kiến và thông qua. Bộ Chính trị xác định Tây Bắc là hướng chính. Nhưng lực lượng địch ở Lai Châu ít, nếu chúng không tăng viện, ta sẽ có điều kiện đánh lớn. Binh lực sử dụng tại đây chỉ cần một đại đoàn. Ta đã trao đổi với các bạn Lào, lực lượng ta sẽ phối hợp với lực lượng bạn và quân tình nguyện giải phóng ngay tỉnh Phông-xa-lỳ ở Thượng Lào. Như vậy sẽ hình thành ba hướng tiến công lớn: hướng Tây Bắc, hướng Trung - Hạ Lào, hướng Tây Nguyên, và hướng phối hợp là trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
 Bộ Tổng Tham mưu khẩn trương xây dựng kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954 .Lần đầu, ta có kế hoạch tác chiến phối hợp quy mô hầu hết bán đảo Đông Dương.
 Hướng chính Tây Bắc, bước đầu sử dụng Đại đoàn 316 tiêu diệt địch ở Lai Châu, giải phóng hoàn toàn khu Tây Bắc; bước thứ hai, phối hợp giữa Đại đoàn 316 với Trung đoàn 148 của khu Tây Bắc, bộ đội tình nguyện và Quân Giải phóng Pa-thét Lào giải phóng tỉnh Phông-xa-lỳ. Hướng này do các đồng chí Lê Quảng Ba, Chu Huy Mân, tư lệnh và chính ủy Đại đoàn 316 phụ trách.
 Hướng Trung và Hạ Lào, lực lượng gồm Trung đoàn 66 của Đại đoàn 304, Trung đoàn 101 của Đại đoàn 325, do đồng chí Trần Sâm, tư lệnh đại đoàn 304 và đồng chí Trần Quý Hai, tư lệnh kiêm chính ủy Đại đoàn 325 phụ trách, phối hợp với bạn mở rộng vùng giải phóng, đánh thẳng hành lang Nam - Bắc Đông Dương. Tại đây sẽ thành lập Bộ Chỉ huy Mặt trận Trung và Hạ Lào"(1).
 ... Tôi cùng với anh Hoàng Văn Thái làm việc với các đồng chí Trần Sâm, Đại đoàn trưởng 304, Trần Quý Hai, Đại đoàn trưởng 325, cụ thể hóa nhiệm vụ và hoạt động trên chiến trường Trung, Hạ Lào. Ở hướng này chưa diễn ra hoạt động quân sự lớn, nên kẻ địch sơ hở và chủ quan. Bộ đội ta và Quân Giải phóng Pa-thét Lào tiến công có thể tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng trên đất bạn. Và đây cũng là một hướng nhiều khả năng thu hút quân cơ động của địch. Tôi trực tiếp giao nhiệm vụ cho đồng chí Lê Kích phụ trách đơn vị thọc sâu xuống hạ Lào, nhấn mạnh phải tuyệt đối giữ bí mật trong hành quân để tạo  bất ngờ lớn.(2)
 ... Từ cuối tháng 11 năm 1953, cùng với cuộc tiến quân lên Tây Bắc, một cánh quân khác của ta cũng lên đường tiến xuống Trung, Hạ Lào.
 Tham gia tiến công địch hướng này có Trung đoàn 66 của 304, các Trung đoàn 101, 436 và Trung đoàn 18 của 325, cùng với các đơn vị tình nguyện của Liên khu 4, Liên khu 5, đã sang phối hợp với bạn hoạt động từ những năm trước, và một số đơn vị Pa-thét Lào. Bộ chỉ huy chiến dịch Trung Lào, lấy mật danh là "Mặt Trận D" được thành lập. Các đồng chí Trần Sâm, tư lệnh Đại đoàn 304, Trần quý Hai, tư lệnh kiêm chính ủy Đại đoàn 325 được cử tham gia Bộ Chỉ huy liên quân. Lực lượng ta tiến vào Trung, hạ Lào theo ba đường. Các Trung đoàn 66, 101, tiểu đoàn 274 (thuộc Trung đoàn 18) và đại đoàn bộ 325 hành quân theo tỉnh lộ Nghệ An và Chu Lễ, Hương Khê rồi vượt đèo Quắc và dốc Trìm - Trẹo sang bắc Trung Lào. Trung đoàn 18 (thiếu một tiểu đoàn) theo quốc lộ 1 tới Kỳ Anh, vượt đèo Móng Gà sang Cổ Áng theo đường Ba Rền, U Bò tiến vào phía Bắc đường số 9. Tiểu đoàn 436 thuộc Trung đoàn 101 theo đường xuyên Trường Sơn tiến thẳng xuống Hạ Lào.
 Trong kế hoạch chiến lược của mình, Na-va đã xác định vĩ tuyến 18 là tuyến ngăn chặn hai miền Nam, Bắc Đông Dương. Các khu vực đường số 12, đường số 9, đường số 8 và cao nguyên Bô-lô-ven ở Trung, Hạ Lào được coi là những địa bàn đặc biệt quan trọng về chiến lược. Nếu để mất những địa bàn này Đông Dương có thể bị cắt làm đôi. Trước khi vào mùa khô, Na-va đã tổ chức tại Trung Lào một bộ máy chỉ huy thống nhất, và tăng thêm lực lượng cho chiến trường này.(3)
 Ngay từ cuối tháng 11 năm 1953, địch đã phát hiện một lực lượng lớn bộ đội ta đang tiến về hướng Trung Lào. Ngày 1 tháng 12, Nava vội vã rút binh đoàn cơ động số 20 (GM20) từ đồng bằng Bắc Bộ vào bịt các cửa ngõ hai tỉnh Khăm Muộn và Xavanakhét, chủ yếu là ba con đường : số 8, số 9 và số 12, nối liền Việt Nam với Trung Lào. Địch phân tán binh lực là điều đáng mừng cho ta. Tuy nhiên, địch sớm đề phòng sẽ gây những khó khăn cho ta khi khởi đầu chiến dịch.
Quyết mở một mặt trận ở Trung, Hạ Lào trong Đông Xuân này, chúng ta đã chọn đúng khu vực xung yếu mà địch không thể bỏ.(4)
... Tại Trung Lào, những cánh quân và hàng vạn dân công của ta đã không lọt qua mắt địch. Tướng Buốc-gun (Bourgound), tư lệnh mới miền Trung Đông Dương, bố trí 3 cụm phòng thủ nhằm bịt các cửa ngõ phía đông. Một cụm ở khu vực Na-pé, Căm Cớt, Lạc Sao trên đường số 8, gồm tiểu đoàn Ta-bo số 9 và một đại đội pháo 105. Một cụm ở Ba-na-phào, Nhom-ma-rát trên đường số 12, gồm hai tiểu đoàn bộ binh Ma-rốc, một tiểu đoàn bộ binh (An-giê-ri) và một tiểu đoàn pháo 105mm. Một cụm ổ Nậm Theun, có tiểu đoàn bộ binh cơ giới Xpa-hi (Spahis) số 6 làm lực lượng dự bị.
Bộ chỉ huy liên quân Lào - Việt đề ra trong kế hoạch đợt 1, tiến công cụm cứ điểm phòng ngự theo chốt trên đường số 12. Lực lượng sử dụng là hai trung đoàn. Ta sẽ dùng chiến thuật  đánh điểm diệt viện. Trung  đoàn  66 đánh cứ điểm Mụ Giạ, Ba-na-phào. Trung đoàn 101 phục kích đánh viện trên đường số 12 đánh về Nho-ma-rát giải phóng phía đông tỉnh Khăm Muộn. Ở hướng thứ yếu của chiến dịch, một tiểu đoàn của  Trung đoàn 101 và bộ đội bạn đánh Na-pé, Lạc Sao, Căm Cớt. Sau đó phát triển theo trục đường số 8, đánh xuống đường 12. Cùng lúc tiểu đoàn 436 của trung đoàn 101, mũi thọc sâu của Bộ trong chiến cục Đông Xuân 1953-1954, đánh xuống Hạ Lào, tạo bàn đạp cho lực lượng lớn của ta phát triển xuống phía nam
"(5).

Đại tướng Võ Nguyên Giáp ĐIỆN BIÊN PHỦ ĐIỂM HẸN LỊCH SỬ,Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân năm 2000, trang 30-31(1), trang 42-43(2), trang 57-58(3), trang 59 (4), trang 60-61(5).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #25 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2009, 03:12:10 pm »

Ngày 7 tháng 5 năm 1954, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của giặc Pháp bị tiêu diệt. Thời điểm này tiểu đoàn 436 do tôi lãnh đạo trên đường tiến quân đi Tây Ninh ở Nam Bộ. Chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, đơn vị tôi tiếp cận thị xã Kra-chiê (Cam-pu-chia) để làm công tác chuẩn bị. Khi qua đồn Bạch Mai, mọi người đều biết tin Điện Biên Phủ đã được giải phóng, cả khu vực đóng quân tiếng hò reo như sấm dậy. Vui mừng đến mức mọi người quên rằng mình đang ở rất gần nơi địch đóng quân. Có lẽ địch biết Điện Biên Phủ thất thủ, nên chúng đều án binh bất động.
Hạ Lào, Xuân - Hè 1954.
Hạ Lào, Đông Bắc Cam-pu-chia là chiến trường phối hợp trực tiếp với chiến trường Tây Nguyên, do Liên khu ủy, Bộ Tư lệnh Liên khu 5 chỉ đạo thống nhất, thông qua Ban Cán sự Đảng bộ Hạ Lào.
 Đồng chí Nguyễn Chính Cầu là bí thư, chuyên gia giúp bạn Lào trong cuộc vận động cách mạng ở Hạ Lào, cùng một lực lượng cán bộ dân vận hùng hậu, có trình độ, nắm vững đường lối, chính sách. Quân tình nguyện và lực lượng vũ trang của bạn đặt dưới sự chỉ huy của khu Hạ Lào do ông Xi-thôn Com-ma-đam là khu trưởng. Về phía Việt Nam có đồng chí Đoàn Huyên làm cố vấn.
Từ ngày thành lập khu Hạ Lào, tháng 3 năm 1949 cho đến Xuân Hè năm 1954, công cuộc vận động cách mạng ở Hạ Lào đi đúng đường lối, đã giành được thắng lợi to lớn: Phát động được nhân dân, xây dựng được cơ sở Đảng, chính quyền và lực lượng vũ trang ba thứ quân. Chiến tranh du kích ngày càng phát triển. Đã mở rộng được vùng giải phóng, xây dựng thành công căn cứ địa ở tỉnh miền Đông (tỉnh Tà-ven Ọoc) sát biên giới Liên khu 5. Hạ Lào trở thành một chiến trường phối hợp tích cực với cả nước và Liên khu 5 trong Xuân Hè 1954.
Tình hình của ta và địch ở Hạ Lào:
Về phía ta: Hạ Lào gồm ba tỉnh Xa-ra-van, Chăm-pát-xắc, Át-tô-pơ. Bạn tách một phần phía đông của hai tỉnh Xa-ra-van và Át-tô-pơ để thành lập tỉnh Tà-ven Oọc chạy dọc Tây Trường Sơn và tả ngạn sông Sê Kông. Hạ Lào có biên giới với tỉnh Kon - Tum, Quảng Nam, một phần phía nam của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Núi rừng chiếm hơn bốn phần năm diện tích, khí hậu hai mùa mưa nắng rất gay gắt.
Có hai cao nguyên lớn : Cao nguyên Bô-lô-ven với độ cao từ 1.200 đến 1.500 mét, diện tích trên 6.000 ki-lô-mét vuông, có vị trí chiến lược ở chiến trường Nam Đông Dương. Cao nguyên miền Đông sát biên giới Việt Nam có núi cao rừng sâu, nối liền với cao nguyên Bắc Tây Nguyên, có thế mạnh về địa hình rất có lợi cho ta.
Hạ Lào có năm mươi vạn dân với ba mươi dân tộc. Theo số liệu thống kê của Pháp mà ta lấy được tại huyện lỵ Lào Ngam tháng 12 năm 1954, thì Chăm-pát-xắc có hai mươi hai vạn dân, Xa-ra-van có mười tám vạn dân, Át-tô-pơ có 10 vạn dân. Tộc dân có truyền thống chống Pháp từ 1905 là tộc người La-vên khoảng năm ngàn người sống  tại cao nguyên Bô-lô-ven. Ông Com-ma-đam là lãnh tụ khởi xướng và lãnh đạo phong trào kháng chiến chống Pháp. Khi ông qua đời, con trai ông là Xi-thôn Com-ma-đam kế tục sự nghiệp. Phong trào này đã đoàn kết với tộc dân Tà Ôi là một tộc dân khá đông, sống hầu khắp phía đông Xa-ra-van, do ông Kẹo lãnh đạo.
Nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp tự cấp tự  túc. Muối là mặt hàng chiến lược. Hạ Lào không có muối, chỉ có một mỏ muối nhỏ ở Xê-khăm-pho, khai thác được 60 tấn/năm. Lương thực đủ nuôi sống được lực lượng cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Vùng Chăm-pát-xắc là một vựa lúa lớn ở Hạ Lào, thừa ăn, có bán. Thương nghiệp rất nhỏ bé, chủ yếu ở các thị xã, thị trấn; vùng nông thôn không có chợ và trường học.
Các bộ tộc, bộ lạc theo tộc dân sống ở từng khu vực riêng biệt : tộcLa-vên, tộc Nha-hớn ở cao nguyên Bô-lô-ven; tộc La-ve ở giáp biên giới Cam-pu-chia trên hai huyện Phu-vông Nứa, Phu-vông Tạy; tộc Kà-tu ở dọc Trường Sơn; tộc Tà-ôi ở Đông Bắc Xa-ra-van, tộc A-lắc ở Tha-teng. Sự cai trị của Pháp và vua quan (Hạ Lào có một phó vương) khá nặng nề.
Đối với các dân tộc ít người, cuộc sống dựa vào các tộc trưởng. Đạo Phật có ảnh hưởng sâu xa trong nhân dân, nhất là người Lào. Các làng, bản người Lào (Lào Lum) đều có chùa. Nhà chùa vừa là trường học dạy giáo lý đạo Phật, dạy đạo làm người, vừa là nơi dạy chữ. Sư sãi là người cha linh hồn cho mọi sắc dân, rất được kính trọng.
Bị sự cai trị dã man của thực dân, phong kiến đè nặng lên cuộc sống nên khi có tiếng chuông cách mạng thức tỉnh là nhân dân đoàn kết vùng đứng lên thay đổi cuộc đời. Tấm lòng nhân hậu của người dân Lào thể hiện trong cuộc sống hàng ngày: họ hết sức cần cù; trung thực, chất phác; của cải để ngoài rừng, nhà không cài cửa; đùm bọc nhau trong lúc đói nghèo, túng thiếu. Trong bản làng, thôn xóm, trong mọi gia đình không mấy khi có lời qua tiếng lại, thể hiện một đặc điểm của nền văn hóa hết sức thuần nhị. Nhân dân cả nước Lào nói chung và Hạ Lào nói riêng vẫn giữ được đặc trưng của một nền văn hóa dân tộc, bộ thị tộc. Những ngày lễ hội, bên cạnh đống lửa rực cháy, những chàng trai, cô gái, các cụ, các mẹ cùng nhau ca hát, hò lâm-tơi, múa lăm-vông trong tiếng khèn, tiếng chiêng, tiếng cồng thâu đêm suốt sáng.
Lực lượng vũ trang được xây dựng đúng hướng, gồm ba thứ quân, được huấn luyện tốt về chính trị, quân sự, công tác vận động cách mạng. Mỗi bản làng tùy theo số dân, tổ chức từ hai đến ba tiểu đội hoặc một trung đội du kích. Bộ đội địa phương thì mỗi huyện có từ hai đến ba trung đội, tỉnh có một đại đội. Quân tình nguyện Việt Nam có hai đại đội chủ lực tập trung, trang bị mạnh. Ở quân khu, ở tỉnh chưa có đại đội địa phương thì có đại đội độc lập của quân tình nguyện . Quân tình nguyện Việt Nam và lực lượng vũ trang của bạn Lào hoạt động theo hướng chính trị, quân sự đi đôi, lấy chính trị làm chủ yếu, dân vận làm cơ sở, tác chiến là để mở vùng, bảo vệ cơ sở, phát động và phát triển chiến tranh du kích hỗ trợ cho vận động chính trị. Phương thức hoạt động xuyên suốt là tiểu đội xung phong công tác, trung đội vũ trang tuyên truyền, đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung.
Từ xuân hè 1954, trên chiến trường, lấy hoạt động quân sự làm chính. Các hoạt động quân sự phải kết hợp với chính trị nhằm bảo đảm cho cả thắng lợi quân sự và chính trị.
Trong thư đồng chí Võ Nguyên Giáp gởi cho Ban Cán sự Hạ Lào và đồng chí Nguyễn Chí Cầu tháng 11 năm 1953 đã xác định rõ là lấy đẩy mạnh hoạt động quân sự làm chính. Cuối năm 1953, Xuân Hè 1954, lực lượng quân tình nguyện Việt Nam có một trung đoàn gồm tiểu đoàn 200,  tiểu đoàn 49, đại đội 44 và một số trung đội vũ trang công tác. Tiểu đoàn 436 chủ công của Trung đoàn 101 thuộc Đại đoàn 325 được tăng cường phối thuộc ở Hạ Lào. Liên khu 5 còn điều sang một đại đội đặc công do đồng chí Trần Nghiêu Ẩn làm đại đội trưởng.
Về phía địch:
Ở Hạ-Lào, địch tổ chức thành một phân khu ( Seteur Bas-Laos), và một số tiểu khu khác như Xa-ra-van , Át-tô-pơ, Chăm-pát-xắc, Pắc Xoòng. Cơ quan chỉ huy quân khu đóng ở Pắc Xế. Ở đây, địch có hai lực lượng cơ động, chiếm đóng.
Đến Xuân Hè 1954, ngụy Lào có 12 tiểu đoàn, trong đó có 6 tiểu đoàn cơ động, một tiểu đoàn pháo và cối 106,7 ly, một đại đội xe bọc thép.
GM 50 là binh đoàn cơ động chung cho Trung Lào, cơ quan chỉ huy đóng ở Sê Nô. GM 51 là binh đoàn cơ động chung cho Hạ Lào và Đông Bắc Cam-Pu-Chia, cơ quan chỉ huy ở Stung-treng.
Các tiểu đoàn cơ động và binh chủng của ngụy Lào đều có sĩ quan Pháp điều khiển.
Đến cuối tháng 3 năm 1954, ở Đông Bắc Cam-pu-chia, địch đã tổ chức  tiểu khu Siam Pang, do một tiểu đoàn của GM 51 và lực lượng binh chủng chiếm đóng nhằm ngăn chặn quân chủ lực Việt Nam ( gồm Trung đoàn 101 của Đại đoàn 325) tiến xuống Veun-sai, Stung-treng, Kra-chiê.
Từ  giữa  năm 1953 đến tháng 1 năm 1954, địch mở những cuộc càn quét quy mô từ hai đến ba tiểu đoàn vào vùng tự do của Hạ Lào như vùng tam giác ba huyện Xa-nam-xây, U-đôm-xỉn, Chăn-tha-u-đôm, vùng giải phóng của Xa-ra-van, Chăm-pát-xắc. Ở Át-tô-pơ, chúng tổ chức được lực lượng phỉ ở hai huyện Phu-vông Nứa, Phu-vông Tạy do Nai-koong Tanh, người tộc La-ve đứng đầu, nhằm ngăn chặn lực lượng ta thọc xuống Đông Bắc Cam-pu-chia. Ngoài ra, địch còn thực hiện chính sách chia rẽ và vũ trang toàn bộ cư dân khu Nha Hớn ( phía đông  nam Bô-lô-ven) biến thành một khu dồn lớn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #26 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2009, 03:16:08 pm »

Giải phóng Át-tô-pơ, Bô- lô-ven, Xa-ra-van ở Hạ Lào
Tháng 10 năm 1953, các lực lượng quân tình nguyện phối hợp chặt chẽ với bạn Pa-thét Lào, phát động toàn dân vùng giải phóng đấu tranh toàn diện với địch, bảo vệ vùng tự do, chống càn quét lấn chiếm và giành được thắng lợi.
Bộ chỉ huy khu Hạ Lào huấn luyện các đơn vị, tổ chức nắm tình hình địch, chuẩn bị lương thực, đạn dược, bảo đảm cho hoạt động Xuân Hè 1954.
Cơ quan tham mưu khu Hạ Lào do đồng chí Võ Quang Hồ phụ trách khẩn trương chuẩn bị chiến trường.
Ngày 16 tháng 11 năm 1953, tôi đến Tổng cục chính trị ở Việt Bắc nhận nhiệm vụ do đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp giao. Đồng chí Nguyễn Chánh, tư lệnh kiêm chính uỷ Liên khu 5 giao cho tôi bức thư của đồng chí Võ Nguyên Giáp gởi Ban Cán sự Hạ Lào và anh Nguyễn Chính Cầu; bức thư gởi Trung đoàn 101 và riêng cho tiểu đoàn 436. Đồng chí đại tướng nhấn mạnh yêu cầu phối hợp chiến trường Hạ Lào, Bắc Tây Nguyên để tôi về báo cáo với ban cán sự.
Từ đầu tháng 1 năm 1954, Trung đoàn 101, Tiểu đoàn 436 và Trung đoàn 66 thuộc Đại đoàn 304 tiến công Trung Lào, giải phóng thị xã  Thà  Khẹt  và  phần  lớn  tỉnh Xa-va-na-khẹt dọc phía đông trục quốc lộ 13.
Cuộc tiến công đã gây bất ngờ lớn cho địch ở chiến trường Trung Đông Dương và đã phối hợp nhịp nhàng với cuộc tiến công của chủ lực Bộ và Tây Bắc Việt Nam. Các hoạt động nhỏ lẻ ở Hạ Lào tạo điều kiện cho chuẩn bị chiến trường.
Ở Bắc Tây Nguyên, các đơn vị chủ lực của Liên khu 5 hành quân và tiếp cận các vị trí phía Đông Bắc Kon Tum như Mang Đen, Măng Pút, Kom Brai. Sau hơn một tháng hành quân, tiểu đoàn 436 thuộc Trung đoàn 101, đại đoàn 325 xuất phát từ xã Nam Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An đã đến căn cứ địa Miền Đông của Lào (Tà- ven Oọc) giữa hạ tuần tháng 1 năm 1954.
Tại Huội Khâm-xay, cách bản Hạt-xa-ty 20 km, ban cán sự Lào, bộ chỉ huy quân tình nguyện dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Chính Cầu đã mở hội nghị quân sự, có cụ Xi-thôn Côm-ma-đam, khu trưởng, tham dự. Hội nghị nghiên cứu quán triệt tinh thần nội dung bức thư của đồng chí Võ Nguyên Giáp và nghe anh Võ Quang Hồ, tham mưu trưởng, báo cáo kế hoạch tác chiến. Lực lượng tại chỗ rất thông thạo địa hình, địch tình, còn tiểu đoàn 436 thì xa lạ với chiến trường.
Chiến thắng tiêu diệt Mang Đen của quân chủ lực Liên khu 5 ngày 27 tháng 1 năm 1954 là một cổ vũ lớn đối với Hạ Lào. Theo kế hoạch  do  tham  mưu  Hạ Lào vạch ra thì mục tiêu chủ yếu là tiêu diệt căn cứ Pui, một vị trí tiền đồn, cùng lúc dùng đặc công đánh vào thị xã Át-tô-pơ và tiêu diệt tiểu khu Át-tô-pơ, giải phóng toàn bộ tỉnh này.
Tiểu đoàn 436 từ xa đến, khẩn trương làm công tác tổ chức chiến đấu. 4 giờ rưỡi sáng ngày 3 tháng 2 năm 1954, vị trí Pui bị tiêu diệt; lực lượng đặc công của ta và bạn cùng lúc tấn công trung tâm thị xã. Địch tháo chạy, ta truy kích tận chân núi Phu Luổng (cao nguyên Bô-lô-ven) và đã tiêu diệt phần lớn lực lượng địch. Toàn bộ hệ thống chiếm đóng của địch trên trục đường 16 dọc sông Sê Kông tháo chạy. Lực lượng Liên khu 5 sau khi tiến vào Đắc Tô, Kon Tum đã truy kích địch tận Mường Cầu, Hạ Lào. Tại đây đã diễn ra cuộc gặp mặt giữa lực lượng Liên khu 5 với quân tình nguyện và lực lượng Pa-Thét Lào. Thật là một hình ảnh rất đẹp và xúc động. Toàn bộ tỉnh Át-tô-pơ đã được giải phóng vào ngày 3 tháng 2 năm 1954.
Chiến thắng Át-tô-pơ, Bắc Tây Nguyên, Trung Lào lan truyền rất nhanh, cổ vũ khí thế quân dân Hạ Lào, gây hoang mang lớn cho địch. Thừa  thắng,  tiểu đoàn 436 truy kích địch lên tận cao nguyên Bô-lô-ven, đập tan các vị trí Chăm-pi, Hởn-lập phía nam Pắc Xoòng, bao vây đập tan vị trí Huội Còn, chỗ dựa của lực lượng phỉ Nha - hớn, tiền đồn của Pắc Xoòng. Một lực lượng chính trị quân sự của bạn Lào từ hướng Tam-ma-lơi, Lạ-nhao ( phía tây thị xã Át-tô-pơ) tiến vào thu phục khu phỉ  Nha - hớn. Hệ  thống  cứ điểm địch từ  Pắc Xoòng đến Tha-teng, bản Phồn đều bị vỡ, quân địch tháo chạy. Tiểu đoàn 436 và bộ đội Pa - thét Lào thừa thắng tiến vào Lào Ngam, Xẻng Vang, Kèng-kịa, thọc sâu đến tả hữu ngạn sông Sê-đôn (Bắc Lào Ngam 50 ki-lô-mét), bao vây thị xã Xa-ra-van. Một vùng rộng lớn tỉnh Xa-ra-van  từ phía đông  đường 13  đến  phía  tây Trường Sơn, không còn địch.
Trung đoàn 101, tiểu đoàn 436 và một tiểu đoàn của Trung đoàn 66,  đại  đoàn 304, sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở Trung Lào, đầu tháng 3 năm 1954 đã tiến xuống Hạ Lào. Một tiểu đoàn của Trung đoàn 66 do đồng chí Mai Hiền và trung tá Văn chỉ huy hoạt động ở tả hữu ngạn sông Sê-đôn đến Bắc Pắc-xế, một tiểu đoàn của Trung đoàn 101 hoạt động vùng Chăm-pát-xắc phối hợp với bạn Lào.
Sau gần hai tháng, ta đã giải phóng hầu hết Chăm-pát-xắc, từ huyện Phôn - thông (đường số 10) Pắc-xế giáp Thái Lan đến huyện Xu-ku-ma, huyện Mường Mun, huyện Mường Khốn, giáp tỉnh Xiêm Riệp của Cam-pu-chia. Vùng giải phóng Chăm-pát-xắc còn mở rộng đến biên giới Thái Lan. Một tiểu đoàn của Trung đoàn 101 theo trục đường 13, từ phía nam Pắc-xế tiến sâu đến phía bắc Stung-treng. Các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam ở Hạ Lào như tiểu đoàn 200, tiểu đoàn 49 và lực lượng bạn, vừa làm nhiệm vụ phối hợp chiến đấu với các đơn vị của Trung đoàn 101, vừa giúp địa phương củng cố và giữ vững vùng giải phóng.
Ban chỉ huy Trung đoàn 101, do đồng chí Trần Văn Bành làm trung đoàn trưởng, đồng chí Hoàng Văn Thái làm chính ủy và một phần lực lượng cơ quan trở thành cơ quan chỉ huy, giúp đồng chí Trần Quý Hai điều hành chung về hoạt động quân sự. Đồng chí Trần Quý Hai được bổ sung vào thường vụ Ban Cán sự Đảng bộ Hạ Lào đặc trách về mặt quân sự.
Trong một bức thư, đồng chí Võ Nguyên Giáp viết:
"Trong trường hợp ý kiến chung trong lãnh đạo của Ban Cán sự Đảng không nhất trí được với nhau thì đồng chí Trần Quý Hai trên cương vị đại diện của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu quyết định về mặt quân sự và chịu trách nhiệm trực tiếp với Bộ".
Chỉ thị trên đã chỉ đạo cho Hạ Lào vận dụng đúng đắn phương châm chiến dịch và chỉ đạo tác chiến, phù hợp với yêu cầu chiến lược của cuộc tiến công Đông Xuân 1953-1954. Thắng lợi trên các chiến trường từ Bắc đến Nam mà trực tiếp là Trung Lào, Bắc Tây Nguyên, đã tạo nhiều thuận lợi cho Hạ Lào hoàn thành nhiệm vụ trên giao. Và chiến thắng của quân dân Hạ Lào có ảnh hưởng trực tiếp đến chiến trường Bắc Cam-pu-chia.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #27 vào lúc: 28 Tháng Ba, 2009, 03:20:16 pm »

Đông Bắc Cam-pu-chia gồm bốn tỉnh: Stung-treng, Kra-chiê, Rát-ta-na-ki-ri và Môn-đun-ki-ri, có biên giới chung với tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc của Việt Nam. Còn đường liên quốc gia 19 xuyên suốt từ Bình Định đến Gia Lai, vượt biên giới đến Bô-Keo, Stung-treng của Cam-pu-chia. Việc lực lượng của ta phối hợp với bạn Cam-pu-chia giải phóng phần phía đông đường 13 chạy qua hai tỉnh Stung-treng, Kra-chiê có ảnh hưởng trực tiếp đối với Plây-cu, Buôn Mê Thuột.
Đồng thời, một tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 66 thọc đến phía bắc Pắc-Xế; hai tiểu đoàn của Trung đoàn 101 từ nam Pắc Xế, thọc sâu đến Bắc Stung-treng. Tiểu đoàn 436 được lệnh của Bộ Tổng Tham mưu, bỏ việc bao vây chuẩn bị tiêu diệt địch ở Xa-ra-van, cấp tốc tiến xuống Đông Bắc Cam-pu-chia, có nhiệm vụ đánh vòng về Tây Ninh, Nam Bộ. Một tiểu đoàn của Trung đoàn 101 vượt sông Mê Kông tiến sang Chăm-pát-xắc, phối hợp cùng lực lượng tại chỗ giải phóng Chăm-pát-xắc, bắt sống tên phó vương Phu-mi Bun-ùm và tiến về tây bắc Cam-pu-chia (Công Pông Thơm). Tiểu đoàn còn lại do đồng chí Trần Văn Bành, trung đoàn trưởng Trung đoàn 101, trực tiếp chỉ huy dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Trần Quý Hai, tư  lệnh Đại đoàn 325 tiến về Siam Pang, bắc đông bắc tỉnh lỵ Stung-treng.
Hành  quân  qua  khu  phỉ La-ve, tiến xa hậu phương Hạ Lào mà không  hiểu  rõ  địa hình, địch tình, không có tiếp tế là một khó khăn không nhỏ. Quyết tâm và phương hướng của chúng tôi là: Vững tin vào dân, lấy của địch đánh địch, tạo bất ngờ lớn nhất để chiến thắng địch.
Ngày 31 tháng 4 năm 1954, sau hơn mười ngày hành quân, được sự  giúp đỡ của bạn Lào, đơn vị tiếp cận tiền đồn Vơn Xai, thực hành bao vây và tổ chức tiến công. Địch có một đại đội tăng cường thuộc GM 51 đến tăng viện  khi tiểu đoàn 436 còn cách Vơn Xai 15 km. Đây là đại đội đi đầu của địch. Như vậy, ta và địch đồng thời trong cùng một ngày đã đến Vơn Xai. Tiểu đoàn 436 tổ chức tập kích tiêu diệt  phần  lớn  đại đội Âu Phi và một trung đội xe bọc thép, tiêu diệt hai vị trí chiếm đóng; vận động và phục kích đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn cơ động thiện chiến của GM 51, truy kích đến tận Siam Pang, giải phóng hoàn toàn Vơn Xai, thu nhiều vũ khí, trang bị, 41 xe cơ giới, phá hủy bốn xe bọc thép, bắt một số tù binh quân cơ động Âu Phi. Các cứ điểm địch ở Lom Pát, Bô Khâm, Bô Keo, Sê-rê-pốc tháo chạy. Đường 19 từ biên giới Việt Nam đến cầu sông Sê-rê-pốc ( gần thị xã Stung-treng) không còn địch.
Sau chiến thắng ở Vơn Xai, tiểu đoàn 436 phát huy chiến quả thọc sâu xuống hướng Kra-chiê; vận động phục kích tiêu diệt gọn một đoàn xe tiếp viện GM 51 gồm : một đại đội hạ sĩ quan, sĩ quan của Pháp vừa tốt nghiệp trường võ bị Xanh-xia (Saint Cyr) sang bổ sung cho GM 51; bắt sống 45 tên, diệt gần hết một đại đội ngụy Cam-pu-chia hộ tống; thu toàn bộ vũ khí, trang bị, lương thực; phá hủy trên 40 xe các loại, có bốn xe bọc thép. Qua trận này, tiểu đoàn mới có gạo ăn. Thật là may vì không còn gạo từ  mấy ngày hôm trước. Do yêu cầu chủ yếu lúc này là lương thực nên chúng tôi chủ trương đánh "công voa" từ phía nam ra, mà cho qua một tiểu đoàn Âu Phi từ hướng Stung-treng cơ động về phía nam. Khi chúng tôi hoàn tất việc bố trí, đơn vị thay đổi toàn bộ vũ khí, tiêu hủy toàn bộ những gì còn lại vì không biết giao cho ai. Chúng tôi đã tiến sâu vào vùng không có cơ sở cách mạng.
Qua hai trận tác chiến, tiểu đoàn 436 đã tiêu diệt gần hai đại đội Âu Phi, đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn thuộc GM 51, phá hủy 80 xe các loại, giải phóng bốn tỉnh đông bắc Cam-pu-chia: Ra-ta-na-ki-ra, Mô-đôn-ki-ri, Kra-chiê và Stung-treng; đã phối hợp tốt với Bắc Tây Nguyên, buộc địch phải đưa GM 100 từ Nam Triều Tiên về cứu nguy cho Gia Lai và nó đã bị Trung đoàn 96 tiêu diệt ngày 24 tháng 6 năm 1954 tại Dak Pơ trên đường 19. Người chỉ huy trận địa nổi tiếng này là đồng chí Nguyễn Minh Châu (tức anh Năm Ngà, sau này anh là Ủy viên Trung ương Đảng, thượng tướng, Tư lệnh Quân khu 7).
Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ và Liên khu 5, tiểu đoàn 436 và trung đoàn 101 cùng với quân tình nguyện của Liên khu 5 tại Hạ Lào và đông bắc Cam-pu-chia được sự phối hợp chặt chẽ của lực lượng Pa-thét Lào và sự giúp đỡ của nhân dân nước bạn, đã giải phóng gần hết khu Hạ Lào và đông bắc, tây bắc Cam-pu-chia, buộc địch phải đưa bốn lữ đoàn cơ động trên các chiến trường về cứu nguy. Riêng tiểu đoàn 436 đã cùng Hạ Lào đánh hai trận, giải phóng gần hết khu Hạ Lào, đánh một trận giải phóng bốn tỉnh đông bắc Cam-pu-chia, tiêu diệt gần một ngàn tên địch là lính Âu Phi, thu và phá hủy 80 xe các loại, bắt sống 45 tên lê dương, v.v.  và thu giữ nhiều trang thiết bị, đạn dược.
Sau trận này, đơn vị nhận lệnh tiến quân về Mỏ Vẹt, Tây Ninh. Các anh ở Bộ Tư lệnh Nam Bộ đã cử đồng chí Thành, đại đội trưởng và một trung đội ra đón chúng tôi. Sau nhiều ngày hành quân, đơn vị đến vùng Xê-rê-chi trên đường 13 cách Kra-chiê 20 ki-lô-mét về phía Đông. Để ngăn chặn quân ta tiến về Snôul, địch đã đưa một lực lượng khá đông gồm bộ binh, một đại đội pháo 105 ly, đại đội cối 106,7 ly, hai trung đội xe bọc thép, đánh phá quyết liệt vào khu vực dừng chân. Một vài trận đụng độ đã xảy ra tại Sa-la-va-du cách thị xã Kra-chiê 15 ki-lô-mét  về phía đông theo quốc lộ 13. Vào thời gian này, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của địch đã bị tiêu diệt. Tiểu đoàn 436 nhận được lệnh chuyển quân về Hạ Lào. Phối hợp với bạn Lào, chỉ trong một thời gian ngắn, đơn vị đã nhanh chóng giải quyết khu vực phỉ Nai Koong Tanh (ở vùng La-ve).
Quân dân Hạ Lào, Đông Bắc Cam-pu-chia cùng quân tình nguyện Việt Nam đã giành thắng lợi có ý nghĩa lịch sử đối với cuộc cách mạng của nhân dân khu vực này.
Ở miền Đông Cam-pu-chia, quân tình nguyện Việt Nam và bạn Cam-pu-chia giải phóng phần lớn tỉnh Công-pông Chàm. Vùng giải phóng Đông Cam-Pu-Chia và Đông Bắc, Tây Bắc Cam-Pu-Chia đã được nối liền, liên hoàn với vùng giải phóng Hạ Lào, Trung-Lào. Con đường chiến lược Bắc Nam Đông Dương đã được đánh thông.
Thắng lợi được tạo nên do đường lối quốc tế đúng đắn  của Trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch: "giúp bạn là mình tự giúp mình", "lấy dân làm gốc", do sự chỉ đạo chiến lược, chiến dịch sáng suốt của cấp trên, do quyết tâm cao trong chấp hành nhiệm vụ của mỗi địa phương, mỗi đơn vị; khắc phục khó khăn, tạo thế, tạo lực, tạo thời cơ bất ngờ đánh thắng kẻ địch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #28 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2009, 08:01:19 am »

Trong hồi ức "Điện Biên Phủ-Điểm hẹn lịch sử", Đại tướng Võ Nguyên  Giáp  đã dành những trang viết đề cập đến đơn vị do tôi chỉ huy. Đại tướng viết:
"Tại Trung Lào, các Trung đoàn 66 và Trung đoàn 101 (thiếu tiểu đoàn 436) cùng Trung đoàn 18 tiếp tục hoạt động giam chân quân cơ động địch ở Xênô, cùng với quân giải phóng Ít - xa - la Lào đánh Cham-pát-xắc tiêu diệt, làm tan rã quân địch ở đây, bắt sống phó vương Bun Ùm ở Đôn-ta-lạt. Tại Cam-pu-chia, Trung đoàn 101 tiến sâu vào Tây Bắc Cam-pu-chia, vượt sông Mê Kông… cuối tháng tư, một vùng rộng lớn đông nam tỉnh Prét-vi-hia và tây bắc tỉnh Công-phông Thom được giải phóng. Tiểu đoàn 436 của Trung đoàn 101 thọc sâu vào tỉnh Kra-chiê bắt liên lạc với Nam Bộ. Hướng về Điện Biên Phủ, tất cả các chiến trường trên toàn Đông Dương không ngừng hoạt động suốt Đông Xuân 1953-1954 để tạo điều kiện cho chiến trường chính giành thắng lợi cuối cùng.
… Nếu  bộ  đội  ta  không  được  rèn luyện liên tiếp trong những trận  vận động và công kiên từ năm 1947 thì sẽ không có thành công trong  trận công kiên lớn nhất ở Điện Biên Phủ, và trong vận động đánh địch  trên  nhiều chiến trường Đông Xuân 1953-1954. Chúng ta chắc chắn sẽ gặp khó khăn về công tác hậu cần nếu không có hậu phương kháng chiến được xây dựng ngày càng vững chắc, không có kinh nghiệm của những chiến dịch Tây Bắc, Thượng Lào. Mũi thọc sâu từ Nghệ An xuống Hạ Lào dọc Trường Sơn là sự khai phá con đường mòn Hồ Chí Minh về sau này".

Làm nhiệm vụ trên chiến trường Lào trong những ngày dầu sôi lửa bỏng ấy, chúng tôi rất nhớ những ngày ở La Ve. Đây là một vùng đất rộng lớn, người thưa, nằm ở phía nam tỉnh Át-tô-pơ. Địa hình như một cái quạt mở rộng về phía Tây Nguyên nước ta và phía đông bắc tỉnh Stung-treng, Cam-pu-chia.
Vùng đất này đã chịu sự cai trị tàn bạo của thực dân Pháp trong mấy chục năm liền, thông qua một hệ thống ngụy quyền do một tên chậu mường người Lào Lùm ở thị xã Mường Mày quản lý.
Trong bài viết: " Bộ đội đóng khố ở La Ve", tác giả Trần Xuân kể rất chi tiết:
"Trong vùng có 5 tên nai-cong (Phìa Đuông, Tiêng, Ệc, Tăn và Hà Lạ) và 2 tên tà-xẻng (Clăng, Đọ), dưới cùng có các nai bản mà La Ve gọi là Nẹ Xrúc.
Dân chuyên  sống bằng nghề đốt rừng làm rẫy, du canh du cư. Sau  mùa  tỉa  lúa, đàn ông đi làm thuê hái chè ở Bô-lả-vên, còn đàn bà thì  vào rừng thu nhặt lâm sản đem bán hoặc đổi lấy muối và váy để mặc vì dân La Ve chưa biết dệt vải. Họ thờ ma và có nhiều tục kiêng cữ  lạc hậu. Đàn ông suốt đời đóng khố, đàn bà thì mặc váy lên đến  tận ngực để che vú… Bà già thì để ngực trần. Họa hoằn một vài làng  mới có người  biết  chữ. Đàn bà thì hoàn toàn mù chữ và biết một  ít tiếng Lào. Thịt cá thường để ươn mới ăn. Sinh đẻ lắm, nhưng chết  cũng  nhiều. Qua những năm tháng kiên trì bám dân vận động cách mạng, tộc La Ve đã cùng các tộc dân khác đoàn kết đánh Tây. Trong Đông Xuân 1953-1954,  tộc dân La Ve là lực lượng chính trong vận động tiễu phỉ trong vùng; đưa đường, vận chuyển giúp cho tiểu đoàn 436 giải phóng 4 tỉnh Đông Bắc Cam-pu-chia.
Đầu năm 1954, thị xã Át-tô-pơ được giải phóng, chính lực lượng dân quân du kích này đã trực tiếp tham gia lùng sục, dẫn đường, tiếp tế lương thực và phối hợp với đội vũ trang của đồng chí Tam Anh và tiểu đoàn chủ lực do đồng chí Lê Kích chỉ huy, tiêu diệt ổ vũ trang La Ve, tên quan hai Pháp nằm vùng và tên Nai Koong Tanh bị bắt. Cũng chính lực lượng dân quân du kích này đã đi dân công vận tải lương thực, vũ khí cho quân chủ lực của ta (Trung đoàn 101) giải phóng vùng đông bắc Cam-pu-chia.”

Tiểu đoàn 436 là một đơn vị cấp chiến thuật, khi làm nhiệm vụ thọc  sâu, do hiệu suất chiến đấu rất cao nên cùng quân dân Hạ Lào thực hiện thắng lợi đòn chiến lược thứ 3 trong chiến cục Đông Xuân 1953-1954 và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Bộ trong chiến dịch Điện Biên Phủ, giải phóng 4 tỉnh Đông Bắc Cam-pu-chia trong điều kiện xa hậu phương, không biết địa hình, địch tình, không có tiếp tế. Đây là vấn đề cần được nghiên cứu về nghệ thuật tác chiến và hành động  của  người  chỉ  huy.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #29 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2009, 08:05:15 am »

CHƯƠNG VI
TÂY BẮC YÊU DẤU
Tư lệnh pháo binh Quân khu Tây Bắc

Cuối năm 1959, tôi về nhận công tác ở Quân khu  Tây Bắc với cương vị là Tư  lệnh  pháo  binh Quân khu (nay có tên gọi là Cơ quan chủ nhiệm pháo binh).
Tôi  công tác ở Tây Bắc được một năm thôi, nhưng đầy ắp kỷ niệm. Đơn vị của tôi là Cơ quan pháo binh. Chúng tôi có ba trung đoàn pháo binh, trong đó có Trung đoàn 168 của Quân khu; hai trung đoàn số 58 của sư đoàn 316(1) và lữ đoàn 335. Ngoài ra, còn có một tiểu đoàn cao xạ.
Là người chỉ huy đơn vị pháo binh Quân khu, tôi có dịp làm việc với các đồng chí trong Bộ Tư lệnh, như anh Chu Huy Mân, bí thư khu ủy kiêm chính ủy quân khu. Đồng chí Bằng Giang là một trong 34 chiến sỹ của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Đồng chí Vũ Lập người dân tộc Mường, làm tham mưu trưởng, (sau này là trưởng Ban Dân tộc Trung ương). Đồng chí Hồng Kỳ là chủ nhiệm chính trị. Đồng chí Nguyễn Hữu An là tham mưu phó (sau này là thượng tướng, từng là giám đốc Học viện Lục quân), v.v.
Các đồng chí lãnh đạo chỉ huy Quân khu đối xử với tôi rất tốt. Các anh luôn quý mến và tin cậy ở tôi. Đặc biệt trong thời kỳ đó, các anh luôn cùng  với cán bộ cấp dưới đi xuống các địa phương và đơn vị rất sát sao với tình hình thực tế ở Tây Bắc.
Thăm nhà tù Sơn La
Trong những ngày còn nhỏ ở quê nhà, mỗi khi nghe các cụ trong làng nói về  nhà tù Sơn La, nhà tù Côn Đảo là tôi thấy lạnh cả xương sống. Tôi  nghĩ  nơi đó chắc ghê rợn lắm, dã man lắm. Nhà tù Sơn La đã đi vào lịch sử nước ta như là nơi ghi dấu tội ác của thực dân đối với nhân dân ta và đối với cách mạng nước ta. Nhiều chiến sĩ cộng sản của ta đã bị thực dân Pháp kết án khổ sai và giam ở nhà tù này. Ví dụ như  đồng chí Trần Cung, cán bộ hoạt động trong tổ chức Việt Nam thanh  niên  cách mạng đồng chí hội ở Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương,  Hưng Yên… bị tên phản Đảng Bếp Ninh chỉ điểm, giặc kết án 20  năm  khổ  sai  và đày lên nhà tù này.Đồng chí Lê Đức Thọ ( Ủy viên  Bộ Chính trị Trung ương trong nhiều khóa liền, từng là cố vấn đặc biệt  của  đoàn  đại biểu Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Hội nghị Pa-ri  và trực tiếp tham gia chỉ đạo chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh mùa xuân  năm 1975), cũng bị giặc Pháp bắt và giam ở đây. Đồng chí Xuân Thủy  trong  những  năm 1941-1943,  khi bị thực dân Pháp bắt giam trong nhà tù Sơn La đã từng đứng ra làm chủ bút tờ báo Suối Reo, sau đó là chủ bút tờ "Cứu Quốc" bí mật, cơ quan của Tổng bộ Việt Minh. Đồng  chí Xuân Thủy ở trong nhà tù thực dân, đã từng sống trong cảnh sốt rét, đái ra máu của cái vùng "nước Sơn La, ma Tạ Bú". Đồng chí Trường Chinh cũng từng ở nhà tù Sơn La trong những năm ba mươi đen tối.
Ở nhà tù Sơn La này, hàng ngày các tù nhân bị bọn cai ngục bắt lên rừng đốt than, kiếm củi. Công việc rất cực nhọc và buồn tẻ. Nhiều đồng chí, đồng bào khác cũng chịu chung số phận giữa nhà tù dã man, tàn bạo này.
Khi  chuyển  về  công tác ở Tây Bắc, vài ba tuần lễ tôi lại đưa anh em lên nhà tù Sơn La để thăm cây đào Tô Hiệu. Xem những cảnh cũ trong nhà tù, lòng chúng tôi xót xa vô cùng. Bọn chúng thật tàn ác. Những nơi giam tù nhân là nền xi măng lạnh cóng, bên ngoài thì sương mù dày đặc, bên cạnh là gông xiềng. Tôi cứ nghĩ đến những chiến sĩ cách mạng ở đây, thử thách là thế mà chịu đựng được, thật là đại anh hùng. Tôi nghĩ nhà tù Sơn La, Côn Đảo … là một môi trường đặc biệt để giáo dục anh em đồng chí trong đơn vị.
Trung đoàn 168 và tình nghĩa Quân khu Tây Bắc.
Trung đoàn 168 pháo binh quân khu Tây Bắc do đồng chí Nguyễn Thế Truyện làm trung đoàn trưởng. Anh là người Hải Phòng. Đồng chí Ngữ,  người Tày, làm chính trị viên. Đồng chí Truyện đã anh dũng hy sinh  trong trận đánh với Mỹ, ngụy ở Bình Giã. Đồng chí Truyện hiện nay có hai người con gái đang sinh sống, làm việc ở thành phố; trong đó có một người con tên là Nguyễn Thị Thế Thanh, nguyên Tổng Biên tập của báo Phụ nữ  thành phố Hồ Chí Minh, sau này về làm phó giám đốc Sở  Văn hóa  Thông  tin  Thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi nhớ lần đầu tiên về với Sơn La, trung đoàn do đồng chí Truyện  chỉ  huy đã làm cho tôi một căn nhà lá. Căn nhà được làm rất nhanh,  chỉ trong  vòng một ngày là xong. Gia đình tôi lúc đó có 5 người: vợ tôi, hai người con trai, một người con gái và tôi. Các anh Bằng Giang, anh Truyện và các đồng chí trong trung đoàn rất quý mến vợ chồng chúng tôi, nên các anh chăm sóc rất kỹ lưỡng. Tôi ở căn nhà này được bảy tháng thì đành phải chia tay.
Khoảng  22  giờ  11 tháng 12 năm 1960, đồng chí Nguyễn Hữu An đột  nhiên  đến  nhà tôi. Tôi biết anh An trực tính và rất tình cảm. Bắt tay  và chào vợ chồng tôi xong, anh đưa cho tôi một bức điện  và ngắn gọn:
- Anh có điện của anh Văn.
Tôi vội mở bức điện ra xem.
Bức điện có nội dung: “Đúng 10 giờ sáng ngày mai (12 tháng 12) đồng chí Lê Kích có mặt ở Hà Nội mang theo cả gia  đình. 8 giờ máy bay quân sự đón ở sân bay Nà Sản.
- Có chuyện gì vậy anh? - Tôi hỏi anh Nguyễn  Hữu An.
- Các đồng chí Bộ Tư lệnh cũng không biết.
Lệnh đến bất ngờ, trong khi đó gia đình tôi con cái thì còn nhỏ, lại có thêm gia súc, gia cầm  và đồ đạc lỉnh kỉnh. Anh em trong đơn vị quyết định đưa cho tôi một trăm đồng bạc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, để nhận lấy các thứ lỉnh kỉnh đó. Ngày ấy, tiền có giá trị lớn, lương trung tá của tôi là 127 đồng, mà gạo mỗi ki-lô-gam bốn hào; thịt lợn tám hào một ký.
Khoảng 7 giờ sáng ngày 12 tháng 12 năm 1960,  Bộ Tư lệnh quân khu  mời  gia  đình  tôi  ăn  bữa cơm thân mật. Anh Bằng Giang, Tư lệnh; anh Hồng Kỳ chủ  nhiệm chính trị và anh Quốc Tuyển, chủ nhiệm hậu cần ngồi với gia đình tôi rất lâu. Thật không biết nói gì cho hết được tình nghĩa mà anh em ở Quân khu Tây Bắc dành cho gia đình tôi.
Rời Tây Bắc xiết bao nghĩa tình. Rời đơn vị pháo binh sau một năm cùng công tác với các đồng chí đồng đội của mình, lòng biết bao lưu luyến, bịn rịn…

(1) Từ tháng 6 năm 1955, các Đại đoàn  304, 308, 312, 316, 320, 325 thống nhất tên gọi là sư đoàn bộ binh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM