Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 02:01:19 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc  (Đọc 343449 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #260 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2012, 05:55:09 pm »

Theo Clashes:

Ngày 21/7/1967, biên đội Page Boy gồm 4 F-8 bay MiGCAP yểm trợ cho lực lượng không kích vào đánh kho dầu Ta Xá, tây bắc Hà Nội 30 dặm. Trong khi bay tuần phòng, Page Boy phát hiện 8 MiG-17 xuất hiện từ trong mấy và tấn công. Page Boy 1 cơ động vào phía sau 1 chiếc MiG và lần lượt bắn 3 AIM-9D, quả thứ ba dẫn tốt và phá hủy chiếc MiG. Ngay lúc đó, 1 MiG khác tấn công Page Boy 1 và bắn trúng cánh phải, làm hỏng nhiều đường thủy lực và gây cháy nhỏ.

Page Boy 2 truy đuổi những chiếc MiG khác và bắn 2 AIM-9D đều trượt. Page Boy 2 tiếp tục tấn công 1 MiG khác, bắn AIM-9D nhưng vẫn trượt và tiếp cận dùng cannon bắn trúng chiếc MiG. Phi công nhảy dù. Sau đó Page Boy 2 cũng bị trúng đạn và hư hỏng, mất 3/4 cánh đuôi phải.

Page Boy 3 tấn công 1 MiG khác bằng AIM-9D, không nhìn rõ tên lửa có trúng hay không. TUy nhiên quan sát thấy 1 phi công MiG nhảy dù nên Page Boy 3 được ghi nhận là đã bắn hạ MiG. Page Boy 1 và 2 bị thương nhưng về hạ cánh thành công.

Trong khi ấy, 1 chiếc F-8 lẻ mật danh Nickel đang làm nhiệm vụ hộ tống/chế áp cao xạ với 1 chiếc A-4C Irond Hand chế áp SAM. Trong vai trò này, Nickel chỉ mang 1 AIM-9D và rocket Zunis. Nickel nghênh chiến với 1 MiG-17 tán công A-4, bắn AIM-9D trượt và sử dụng cannon trúng nhiều phát nhưng không hạ được MiG. 2 MiG-17 lướt qua trước mặt F-8 và Nickel tiến hành truy đuổi, bắn 4 quả rocket Zunis. 1 quả có vẻ đã trúng chiếc MiG, Nickel tiếp tục tấn công bằng cannon, phi công MiG nhảy dù.


Theo F-8 Units, các F-8 được ghi nhận bắn hạ MiG gồm:
- F-8C 147018 NP 442 mật danh Page Boy 1 do trung tá Marion H. Issacks thuộc phi đoàn 24.
- F-8C 146992 NP 447 mật danh Page Boy 2 do thiếu tá Robert L. Kirkwork thuộc phi đoàn 24.
- F-8E 150859 NP 107 mật danh Nickel do thiếu tá Ray G. Hubbard thuộc phi đoàn 211.





Tất cả đều thuộc không đoàn 21 trên TSB Bon Homme Richard.

Ngoài ra đại úy Phil Dempewolf (Page Boy 3) thuộc phi đoàn 24 được ghi nhận là "có thể" đã bắn hạ 1 MiG.

Như vậy trong trận này phía Mỹ claim 3 MiG + 1 "có thể", 2 F-8 bị thương nhưng vẫn về được. Tài liệu phía ta xác nhận phi công Ly-Đông-Su và Ly-Đôn-In thuộc đoàn Z hy sinh.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Ba, 2012, 10:07:40 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
vietcong91
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #261 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2012, 10:41:59 am »

Cho em hỏi, em có đọc một số tài liệu ghi chú rằng hệ thống S-125 hồi đó chưa có ở Bắc Việt, vì mối quan hệ Trung - Xô những năm 60 đang xấu đi, không biết có chính xác không ạ  Huh
Logged
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #262 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2012, 09:44:34 pm »

Cho em hỏi, em có đọc một số tài liệu ghi chú rằng hệ thống S-125 hồi đó chưa có ở Bắc Việt, vì mối quan hệ Trung - Xô những năm 60 đang xấu đi, không biết có chính xác không ạ  Huh
Chính xác...là S-125 về không kịp...thì cuộc chiến 12 ngày đêm năm 1972 ,đã kết thúc.nà nó có xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc duyệt binh năm 1973 (..hình như là ngày 1/5 /1973...?)
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #263 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2012, 04:24:23 pm »

Trích Clashes:


Rivet Top

Trong mùa hè 1967 KQ Mỹ có thêm 1 bước tiến trong việc chống MiG khi phiên bản mới của EC-121 - EC-121K được đưa tới ĐNA. Chiếc EC-121 mới được gọi là Rivet Top ban đầu nhằm thu thập tình báo điện tử nhưng giờ được trang bị những phương tiện mới có thể đưa ra cảnh báo về SAM và giúp phát hiện các trận địa SAM. Quan trọng hơn, Rivet Top mang 4 bảng điều khiển đặc biệt nơi các chuyên viên mật vụ của KQ nói được tiếng Việt theo dõi liên lạc giữa MiG và GCI; Rivet Top có thể cho biết khi nào MiG cất cánh, leo cao, phát hiện máy bay Mỹ, tấn công và khi nào họ cạn dầu. Cũng như những chiếc EC-121 khác, Rivet Top mang QRC-248 nhưng cũng mang cả những thiết bị có thể hỏi được 2 hệ thống thu phát khác của LX là SRO-1 và SOD-57, điều EC-121D College Eye không làm được. Rivet Top có nhiều ưu điểm - nó mang tổ bay 10 người trong khoang tác chiến thay vì 4 trên EC-121 thông thường và thiết bị của nó được thiết kế đặc chủng, không như các thiết bị thương mại lạc hậu trên EC-121 thường. Một lợi thế lớn khác là nó tích hợp SIGINT (tình báo tín hiệu) và IFF (hỏi đáp địch-ta) trên 1 máy bay và dễ dàng hơn trong việc kiểm tra và đưa thông tin về vị trí MiG tới lực lượng không kích. Rivet Top thành công đến mức thời gian phục vụ tạm thời ban đầu 120 ngày đã được kéo dài đến tận 1969; từ lúc triển khai đến khi Rolling Thunder kết thúc, Rivet Top đóng góp 13 trong số 20 MiG bị hạ. Ưu thế vượt trội của Rivet Top so với EC-121 dã quá rõ và BCH KQ Thái Bình Dương bắt đầu nâng cấp chúng lên chuẩn Rivet Top. Để cung cấp cho EC-121D College Eye những khả năng của Rivet Top, 4 tổ hợp mật vụ được gắn lên - gọi là Rivet Gym, nhưng số máy bay này không sẵn sàng cho tới tháng 5-1968, khi vai trò của KQ trong Rolling Thunder đã kết thúc.

Rivet Top và Rivet Gym đánh dấu 1 trong những nguồn hiệu quả nhất mà người Mỹ dùng để kiểm soát hoạt động của MiG - liên lạc radio giữa MiG và GCI. Do BVN sử dụng hệ thống của LX, phi công được hướng dẫn làm gần như mọi thứ, rất dễ cho các chuyên gia SIGINT nói chính xác điều gì đang diễn ra - bằng cách nghe MiG khởi động và cất cánh và nghe GCI hướng dẫn anh ta tiếp cận máy bay Mỹ, sau đó yêu cầu anh ta leo cao, ngoặt và bật tăng lực. Các chuyên gia Mỹ cũng có thể nghe được phi công MiG gọi khi phát hiện máy bay Mỹ, khi họ tấn công và kết quả ra sao.

Trong khi SIGINT cung cấp cho tình báo Mỹ bức tranh chính xác và thực tế về hoạt động của MiG, nó không hiệu quả thật sự. Có rất nhiều vấn đề. Ví dụ, rất khó xác định MiG tấn công biên đội nào. Khi MiG thông báo sẽ tấn công, các chuyên gia Mỹ chỉ nghe được 1 phía của cuộc đối thoại, anh ta không có tầm nhìn trên radar nên không thể nói biên đội nào sắp bị tấn công. An ninh là một vấn đề khác. Việc người Mỹ đang nghe trộm liên lạc của BVN là 1 điều tối mật. Làm sao có thể giữ bí mật nó lâu nếu mỗi lần MiG tấn công, máy bay Mỹ lại được cảnh báo của radio? BVN - cả LX và TQ - cũng nghe trộm liên lạc của Mỹ, vì vậy vấn đề là làm sao sử dụng thông tin SIGINT mà không để lộ nó. Vấn đề này còn phức tạp hơn ở chỗ nói chung SIGINT thuộc trách nhiệm của NSA chứ không phải quân đội và họ có những quy định riêng. Trên thực tế thu thập và sử dụng mọi thông tin thuộc về tình báo điện tử - liên lạc radio, radar..- là trách nhiệm của NSA. Mặc dù phần lớn thông tin trên được các quân nhân thuộc các bộ phận khác nhau của quân đội thu thập nhưng quân đội lại không được toàn quyền sử dụng.

Vấn đề rất tế nhị; việc người BVN nói gì không nhạy cảm bằng thực tế là người Mỹ đang kiểm soát các liên lạc đó. Câu hỏi làm sao để dùng và vẫn bảo vệ nguồn tin quý giá này tồn tại suốt cuộc chiến. Các nhân viên chính phủ Mỹ đang nghe trộm liên lạc radio của BVN và không cung cấp các thông tin đó cho phi công - việc có thể đã cứu mạng họ luôn làm các sĩ quan cấp cao nổi giận khi biết được. Trong suốt cuộc chiến các sĩ quan này liên tục gây sức ép nhằm đưa thông tin cho các phi công và dần dần quy định sử dụng thông tin nghe trộm của BVN cũng được nới lỏng, mặc dù không bao giờ được giải quyết triệt để. Trớ trêu hơn, khi tin từ Rivet Top bắt đầu được chuyển cho các phi công, nó đã không hiệu quả như mong đợi. Các phi công không có sự phê chuẩn an ninh và do đó không thể được biết nguồn tin về MiG đến từ đâu, do vậy họ xếp chúng vào một mớ thông tin khác họ nhận được, trong đó phần lớn là kém tin cậy. Cuối cùng, khi rốt cuộc thông tin thực tế về MiG được cung cấp, các radio của EC-121 vẫn quá tệ đến mức cảnh báo phải chuyển tiếp qua 1 máy bay khác, thường xuyên làm chậm trễ thông tin đến mức vô dụng.

Cuối tháng 7, phần lớn hạn chế về mục tiêu ở BVN đã được gỡ bỏ và cường độ không kích tăng lên, nhưng bất chấp điều này, MiG vẫn hiếm khi tấn công. Những lần trước đây MiG vẫn giảm hoạt động sau khi gặp thời kỳ tổn thất và tình báo Mỹ nhận định rằng BVN đang nghiên cứu lại chiến thuật và huấn luyện những phi công mới. Hoạt động của MiG giảm đến mức số F-4 làm nhiệm vụ MiGCAP đã giảm và bắt đầu quay lại vai trò cường kích.


Tổng kết giữa hè

Lực lượng Rolling Thunder có thể nhìn lại hoạt động không đối không trong nửa đầu 1967 với sự hài lòng. BVN đã mất khoảng 55 MiG trong không chiến và khoảng 30 trên mặt đất, tương đương với toàn bộ máy bay của họ. Riêng trong tháng 4 và 5 BVN mất 38 tiêm kích trong chiến đấu, trong khi tổn thất của phía Mỹ là nhẹ và MiG chỉ buộc được vài biên đội cường kích cắt bom sớm.

KQ Mỹ ghi nhận thành công của chiến dịch không đối không cho 3 yếu tố. Thứ nhất, ECM pod cho F-4. Đến tháng 5, mọi không đoàn F-4 đều mang pod, cho phép các F-4 hộ tống tới bất cứ nơi nào cường kích cần. ECM pod cho phép F-4 xâm nhập qua hàng rào SAM với đội hình chặt chẽ với cường kích; do hệ thống GCI của BVN giữ MiG tránh xa các đợt F-4 càn quét và MiGCAP, F-4 sẽ có nhiều cơ hội nghênh chiến hơn khi họ đi chung với cường kích. Thứ hai, với sự xuất hiện cannon pod, F-4 có thể đấu với MiG ở cự ly gần, và điều này bù đắp cho hoạt động tiếp tục kém cỏi của tên lửa, đặc biệt là với MiG-17. Cuối cùng, sự xuất hiện hệ thống hỏi QRC-248 trên EC-121 tạo một bước tiến quan trọng trong việc phát hiện MiG và hướng dẫn máy bay Mỹ tấn công.

HQ Mỹ cũng hoạt động tốt, hạ 12 MiG kể từ tháng 4 và đã nâng cao đáng kể hiệu quả của tên lửa với AIM-9D - đã được dùng để hạ 9 MiG.

Tổng kết về vũ khí của KQ trong các trận đánh tháng 4 đến tháng 6 cho thấy vấn đề về tên lửa vẫn tồn tại. Trong 61 trận đánh, F-4 của KQ bắn 72 AIM-7 với 8 trúng (thành công 11%) và 59 AIM-9B với 10 trúng (17%). Đáng ngạc nhiên, F-105 bắn 11 AIM-9 với 3 trúng, tỉ lệ 27%, cao hơn nhiều so với F-4 (bắn 48 trúng 7, tỉ lệ 14%). AIM-4D bắn 10 trúng 0. Trong khi đó, kết quả của cannon tỏ ra đáng khích lệ. F-105 thực hiện 21 lần tấn công bằng cannon và hạ 6 MiG, tỉ lệ hiệu quả là 28%; F-4 thực hiện 9 lần tấn công và hạ 5 MiG, hiệu quả 55%. Ngoài 11 MiG bị hạ còn 4 MiG bị cannon bắn bị thương, cho tỉ lệ trúng đích là 50%. Kết quả tuyệt vời của cannon đến từ nhiều yếu tố. F-105 đang được sử dụng nhiều hơn trong vai trò MiGCAP và trong nhiều trận họ dự kiến trước sẽ gặp MiG nên thước ngắm được đặt ở chế độ đối không. Đối với F-4, có vẻ MiG cơ động để tránh tên lửa và không ngờ được sẽ bị tấn công bằng cannon; các động tác cơ động đó đưa họ tới gần F-4 hơn và nằm trong tầm bắn cannon. Khả năng cơ động của F-4 và trình độ phi công cũng là một yếu tố quan trọng.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Giêng, 2012, 08:39:58 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #264 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2012, 06:01:28 pm »

Theo LS dẫn đường KQ:

Ngày 10 tháng 8 năm 1967, địch vào đánh Phủ Lý. Đôi bay: Bùi Đình Kình-số 1 và Đồng Văn Song-số 2 do kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 921 dẫn chính: Tạ Quốc Hưng tại sở chỉ huy và Lê Thiết Hùng trên hiện sóng và trực ban dẫn đường tại sở chỉ huy Binh chủng: Đào Ngọc Ngư dẫn bổ trợ. MiG-21 xuất kích về phía Hòa Bình, vòng xuống Cẩm Thủy, rồi vòng ngược lên định đánh cường kích địch vào Phủ Lý, thì đột nhiên gặp tiêm kích địch ở khu vực Lạc Thủy xông ra. Ta buộc phải đối phó. Số 1 phát hiện F-4 đối đầu, cự ly 10km và giãn cách 5km, nhưng xung quanh còn nhiều chiếc khác và tốc độ của ta lúc đó quá lớn. Không chiến diễn ra ở độ cao 4.000m tại khu vực Vụ Bản, mới được 2 phút 30 giây, cả hai phi công của ta đều bị địch bắn, số 1 hy sinh, số 2 nhảy dù an toàn. Đây là một trong những trận gần MiG-21 bị tổn thất nghiêm trọng trong năm 1967.

Sau trận đánh, bài học được rút ra: Trong khu chiến, dẫn đường và phi công phải tìm mọi cách giám sát chặt chẽ mọi hành động của từng tốp địch, nhất là khi gặp cả cường kích và tiêm kích hoặc chỉ gặp tiêm kích, thì mới tạo ra khả năng giành được phần thắng và hạn chế được tổn thất. Do đó, dẫn đường sở chỉ huy đã tăng cường luyện tập dẫn chặn kích địch trên đoạn bay ngắn, có lợi nhất vì qua thực tế chiến đấu, đoạn bay này chỉ khoảng từ 3 đến 4 phút bay của mục tiêu và dẫn đường trên hiện sóng đã tập trung luyện tập cách dẫn ta bám theo mục tiêu cơ động; tiếp tục phát huy cách thu tình báo gần tập trung về một bàn dẫn đường và phân công dẫn đường hiện sóng chuyên trách đã được thực hiện thành công từ cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 1967; nâng cao trình độ đánh dấu đường bay cho tiêu đồ gần, hiệp đồng tỉ mỉ cách dùng thước, dùng chì trên bàn dẫn đường... Còn phi công tập trung nghiên cứu cách quan sát phát hiện toàn bộ đội hình địch và kiểm soát tình hình trên không trong khu chiến.


Theo USN F-4 MiG Killers:

Ngày 10/8/1967, biên đội 2 F-4B thuộc phi đoàn 142, không đoàn 14 gồm 152247/NK 202 do đại úy Guy Freeborn, trung úy Robert Elliot lái và 150431/NK 210 do thiếu tá Robert C. Davis và Gayle O. Elie lái xuất phát từ TSB Constellation làm nhiệm vụ bay BARCAP (tuần phòng trên hướng KQ địch có thể xuất hiện) yểm trợ cho cường kích vào đánh ga Phủ Lý. Sau khi tiếp dầu, biên đội vào vị trí tuần phòng phía tây Nam Định và vòng lượn ở độ cao 22000ft.

F-4B thực hiện chiến thuật mới theo kế hoạch định sẵn. Biên đội giữ vị trí ở ngay dưới trần mây theo vì ở độ cao 15000-18000ft như thường lệ. Lực lượng BARCAP có sự kiểm soát radar/radio lớn hơn. Với lợi thế ở dưới trần mây, BARCAP hy vọng có thể gây bất ngờ đối với những chiếc MiG khi họ lao qua mây. MiG của KQNDVN vẫn thường tấn công từ phía trên mây dưới sự hướng dẫn của hệ thống CGI và phi đoàn 142 hy vọng chiến thuật mới này sẽ giúp họ tóm được MiG khi MiG bổ nhào tấn công các máy bay cường kích. Chiến thuật này đã phát huy tác dụng và lực lượng BARCAP đã đụng độ với MiG-21 thay vì MiG-17 mà đến thời điểm này HQ Mỹ hiếm khi gặp phải.

Khi số cường kích của Constellation rời khu vực, MiG xuất hiện nhưng F-4 vẫn không phát hiện được dù đã cố gắng tìm kiếm. CUối cùng họ phát hiện được MiG ở phía sau 15 dặm. Freeborn thấy 2 MiG-21 sơn bạc lao qua màn mây, hướng về phía bắc ở độ cao 22000ft và vận tốc khoảng 400 knot. MiG không phát hiện được F-4.

Biên đội F-4 cơ động vào vị trí phía sau MiG. Freeborn bắn 1 AIM-9 có dẫn và nổ ngay phía bên trái MiG. MiG mất độ cao với khói và nhiên liệu phụt ra. Davis khai hỏa 2 AIM-7 vào chiếc MiG kia nhưng tên lửa không được phóng đi. Anh ta chuyển sang bắn 2 AIM-9, quả thứ nhất trượt, quả thứ hai bay theo quán tính. Davis liền thực hiện cơ động yo-yo vào phía sau chiếc MiG bị Freeborn bắn trúng, lúc này đang lượn trái ở độ cao 14000ft bắn tiếp 2 AIM-9 và phá hủy chiếc MiG.

Freeborn bị kích động khi thấy Davis hạ chiếc MiG đã bị mình bắn bị thương, liền chuyển sang chiếc MiG còn lại lúc này đang ở phía trước và thấp hơn anh ta 1000ft. Freeborn bắn 2 AIM-9, quả thứ nhất không bắn được nhưng quả thứ hai có dẫn, lao thẳng vào chiếc MiG và biến nó thành một quả cầu lửa.






Như vậy phía Mỹ claim 2 MiG-21, ta xác nhận. Đại úy Bùi Đình Kình, đại đội trưởng c2/e921 hy sinh.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Hai, 2012, 06:39:36 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #265 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2012, 09:23:17 pm »

Lược dịch Clashes:

Vào tháng 8 Tiểu ban về tình trạng sẵn sàng quốc phòng của Thượng viện Mỹ tổ chức một cuộc hội thảo với một số sĩ quan và cựu sĩ quan. Tại cuộc hội thảo này, Tướng William W. Momyer, cựu tư lệnh TĐKQ 7 chịu trách nhiệm cho hoạt động của KQ Mỹ trên vùng trời BVN bình luận về thành công của tác chiến đối không mùa hè đó: "Chúng ta đã thực sự quét sạch MiG khỏi bầu trời. Nếu cất cánh, họ sẽ tiếp tục nhận được số phận tương tự [bị bắn rơi]". Không may, cũng như phần lớn những dự đoán công khai của các sĩ quan Mỹ về tương lai của CTVN, nó đã sai.

Tuyên bố của tướng Momyer không chính xác vì ông ta đã bỏ qua những sự thận trọng cơ bản. QRC-248 vẫn không thể dùng theo cách hiệu quả nhất. Tính năng của tên lửa đối không tiếp tục tỏ ra tồi và không có dấu hiệu nào cho thấy nó có thể được cải thiện trong tương lai. Sự kết hợp F-4D/AIM-4D đặc biệt không thành công dù AIM-4D vẫn là tên lửa tầm nhiệt duy nhất mà F-4D có thể sử dụng, hậu quả là những chiếc F-4 đời mới này chỉ được cải thiện rất ít khả năng không chiến. MiG-21 đã chứng tỏ là nó hoàn toàn vượt trội so với F-105, và còn khó chịu hơn, nghiên cứu của một nhóm tổng kết các trận không chiến cho thấy hệ thống GCI của BVN có thể được nâng cấp đáng kể. Cuối cùng và có lẽ là quan trọng nhất, đã có sự thay đổi thực sự về chất lượng phi công KQ. Trong nửa đầu 1967, phía Mỹ có những phi công F-4 giàu kinh nghiệm với khả năng chỉ huy hiếm có, trong khi phi công MiG thiếu kinh nghiệm và sử dụng những chiến thuật cũ. Tuy vậy, từ đầu tháng 8 điều này thay đổi khi chính sách của KQ thay đổi và đã có ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng chiến đấu. Các phi công mới của KQ được đưa ra chiến trường không được huấn luyện không chiến đầy đủ như lớp trước. Những phi đoàn tiêm kích KQ đầu tiên được đưa sang VN là những đơn vị tốt nhất và bay cùng nhau trong một khối, biết rõ khả năng của đồng đội. Nhưng KQ Mỹ nhanh chóng đưa ra chính sách cho phép phi công trở về nhà sau 100 phi vụ ở BVN hoặc sau 1 năm ở NVN; kết quả là sự gắn kết của đơn vị biến mất. Ban đầu các phi công luân chuyển sau thời gian ở ĐNA được thay thế bằng các phi công dày dạn từ các đơn vị ở châu Âu hoặc Mỹ, nhưng nguồn cung này nhanh chóng cạn, buộc KQ Mỹ phải tìm ở nơi khác.

Từ 1966 KQ Mỹ bắt đầu gửi những phi công không xuất thân từ tiêm kích chiến thuật tới các không đoàn tiêm kích. Một số là phi công tiêm kích của BCH Phòng không hoặc lái máy bay kiểu tiêm kích ở BCH Huấn luyện KQ, một số đến từ những máy bay nhiều động cơ như ném bom hay vận tải, những người có khoảng thời gian khó khăn để làm quen với những chiếc tiêm kích cơ động hơn. Thống kê phản ánh điều này. Trước tháng 6/1966, bình quân mỗi phi công tiêm kích KQ ở ĐNA bay hơn 500 giờ trên máy bay chiến đấu của mình, đến tháng 6/1968 nó sụt xuống còn 240 giờ. Quan trọng hơn, từ tháng 4/1965 đến tháng 6/1967, có 77% phi công tham chiến đến từ BCH KQ chiến thuật (nơi có phần lớn tiêm kích của KQ) hoặc trực tiếp từ các khóa huấn luyện trong đó họ lái máy bay kiểu tiêm kích. Từ tháng 6/1967 đến tháng 3/1968 chỉ có khoảng hơn nửa số phi công tiêm kích mới ở ĐNA đến từ 2 nguồn trên. Tuy nhiên con số tỉ lệ dễ gây nhầm lẫn và không phản ánh đúng thực trạng vấn đề. Gần như toàn bộ các phi công đến từ trường huấn luyện được giao ngồi ghế sau F-4, nơi kỹ năng phi công không có ý nghĩa. Do vậy chỉ có những phi công tiêm kích thực thụ - lái F-105 và lái chính F-4 được đánh giá, tỉ lệ phi công tham chiến có kinh nghiệm lái tiêm kích chiến thuật chỉ là 30% vào giữa năm 1967, so với 65% vào trước đó.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #266 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2012, 12:31:18 pm »

Hoạt động của TSB

Đầu năm 1967 hoạt động của các TSB Mỹ đã đi vào khuôn khổ. Thông thường HQ Mỹ có 3 TSB hoạt động ở Yankee Station, mặc dù đôi khi con số này lên đến 5 trong giai đoạn bàn giao, khi tàu mới đến và tàu cũ chuẩn bị đi. Mỗi TSB tiến hành không kích trong 12 tiếng (từ trưa tới nửa đêm hoặc ngược lại), sau đó dừng 12 tiếng cho bảo trì. Các TSB có 2 kiểu hoạt động: tác chiến theo chu kỳ và không kích Alpha. Trong hoạt động chu kỳ, cứ cách 1 tiếng rưỡi mỗi TSB xuất kích khoảng 1 nửa số máy bay (từ 25 đến 40 chiếc) hay 8 chu kỳ cho 1 giai đoạn 12 tiếng; số máy bay tối đa đánh 1 mục tiêu cụ thể vào khoảng 20 chiếc. HQ Mỹ chủ yếu tiến hành không kích chu kỳ ở Route Package II, III và IV, khu vực có một số mục tiêu tương đối nhỏ nhưng quan trọng dọc theo mạng lưới giao thông.

Khi cần tập trung không kích một mục tiêu để đạt hiệu quả tối đa, các TSB chuyển sang không kích Alpha. Trong 1 phi vụ Alpha, mọi máy bay của 1 TSB được tổ chức thành 1 nhóm không kích nhằm vào mục tiêu được phân công, thường là ở Route Package IV. Thường thì phi vụ Alpha có sự phối hợp với các TSB khác và các đơn vị KQ ở Thái Lan thông qua TĐKQ 7, và có thể có nhiều phi vụ Alpha kết hợp với KQ cùng đánh những mục tiêu quan trọng. Để thực hiện 1 phi vụ Alpha, TSB ngừng mọi hoạt động đường không trước khi xuất kích - thường là 2 tiếng để chuẩn bị. Sau khi tiến hành, cũng mất chừng đó thời gian trước khi khôi phục hoạt động theo chu kỳ.

Các sĩ quan KQ làm phái viên trên TSB đôi khi phê phán chiến thuật của HQ. Đối với KQ, dường như HQ sử dụng quá nhiều máy bay hỗ trợ để phục vụ vài máy bay cường kích. Về hoạt động chu kỳ của HQ, 1 sĩ quan phái viên ghi lại: "Trong 1 phi vụ thường lệ nằm trong bờ biển BVN khoảng trên dưới 20 dặm, lực lượng gồm 8 cường kích (A-4 hoặc A-6) xuất kích được hỗ trợ bởi 4-6 F-4B bay BARCAP, 1 phi đội 2-4 F-8 trang bị 2 AIM-9B bay tuần phòng trên mục tiêu, 4-6 A-1 hoặc A-4 chế áp phòng không cộng với 2 máy bay tiếp dầu và ít nhất 2 máy bay mang ECM với kích cỡ và tính năng khác nhau cũng tham gia. Thường thì chỉ có A-4 và A-6 làm nhiệm vụ cường kích thực sự… những hỗ trợ này - trừ thỉnh thoảng có tình huống tiếp dầu khẩn cấp hầu như là không cần thiết cho việc hoàn thành nhiệm vụ".

Đến giữa 1966 HQ đã gặp phải vấn đề nghiêm trọng về nhân sự, đặc biệt là với phi công. Chính sách của HQ về thời gian phục vụ của phi công ở ĐNA nói chung không giới hạn số phi vụ ở BVN cho phi công, và do thời gian phục vụ của phi công HQ trên các TSB của Hạm đội 7 là khoảng 3 năm nên chuyện tham chiến ở VN 2 hoặc 3 đợt trong thời gian ấy là bình thường. Trong Rolling Thunder và sau này là Linebacker, các TSB của HQ thực hiện hầu hết các phi vụ từ Yankee Station tới vùng trời nguy hiểm của BVN.

Việc liên tục đối đầu với các hệ thống phòng thủ của BVN là con dao 2 lưỡi. Trong khi các phi công HQ trở nên hết sức dày dạn (kết quả ném bom và không chiến của họ thể hiện điều này), tổn thất của HQ trong chiến đấu là khá cao; nguồn cung phi công nhanh chóng cạn kiệt, buộc những người sống sót phải tham chiến nhiều đợt nữa, điều này ảnh hưởng tới tinh thần của họ. Mặc dù HQ cố gắng huấn luyện thêm phi công cường kích/tiêm kích trên TSB, hạn chế về cấu trúc (sẽ nói đến sau) khiến việc nhanh chóng nâng cao số lượng là rất khó khăn. Điều này được 1 sĩ quan phái viên của KQ ghi lại vào mùa thu 1966: "Có vẻ là có sự thiếu hụt phi công tiêm kích và cường kích, nhiều người phải bay 2 phi vụ trong 1 đợt 12 tiếng".
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #267 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2012, 10:26:22 pm »

Hoạt động của KQ

Các phi vụ tiêu chuẩn hàng ngày của KQ Mỹ vào BVN là các trận ném bom kiểu Alpha vào Route Package VI khi thời tiết cho phép. KQ tiếp tục nhận được thêm nhiều ECM pod và đến giữa 1967 đã có đủ để trang bị cho toàn bộ cường kích và phần lớn máy bay hộ tống. Đội hình 4 chiếc mang ECM pod tỏ ra khá hiệu quả nên các không đoàn F-105 bắt đầu thành lập những nhóm cường kích gồm 4 hoặc 5 biên đội 4 chiếc bám sát nhau để đạt được sự bao phủ lớn nhất từ ECM pod. Với ECM pod và đội hình thích hợp, lực lượng không kích có thể xâm nhập vùng trời BVN ở 10000ft, an toàn trước hỏa lực PK hạng nhẹ và trung (85% tổn thất do cao xạ là ở dưới 6000ft). Đội hình không kích lớn cùng tiến vào ném bom bổ nhào, buộc các pháo thủ dưới đất phải lựa chọn giữa số lớn mục tiêu đang ném bom đồng thời. Để gây khó khăn thêm cho họ, biên đội F-105 đầu tiên luôn làm nhiệm vụ chế áp PK và ném bom bi xuống các vị trí cao xạ, trong khi số còn lại đánh phá mục tiêu.

Các máy bay Iron Hand và MiGCAP cũng hưởng lợi từ đội hình cường kích lớn và chặt chẽ như vậy. F-105F Iron Hand dẫn đầu sẽ tới mục tiêu trước vài phút để trinh sát thời tiết và tấn công các trận địa SAM, sau đó ở lại cho đến khi nhóm cường kích cuối cùng thoát ly. So với đội hình kéo dài và tản mát lúc trước, giờ các biên đội tiến vào và rút lui rất nhanh, giảm thời gian biên đội Iron Hand phải ở lại trong khu vực. Ngoài ra, F-4 MiGCAP hộ tống cũng được lợi từ gây nhiễu của ECM và có ưu thế trước MiG-21 ở dưới 15000ft, độ cao cường kích bay. Ngoài ra, chỉ cần 2 biên đội F-4, một bay sau biên đội cường kích đi đầu và một sau biên đội đi cuối là đủ để bảo vệ tất cả. Điều này dễ dàng và hiệu quả hơn nhiều so với cố gắng bảo vệ cả một đoàn dài như trước đây. Một không đoàn trưởng gọi ECM pod và đội hình mới này là “tiến bộ quan trọng nhất trong trong cuộc chiến trên khong ở BVN suốt thời gian phục vụ của tôi” và “giờ là chuyện thường cho chúng tôi [F-4 hộ tống] khi là thành phần của lực lượng không kích 28-32 chiếc bay với tốc độ 520-560 knot ở độ cao 13000-17000ft, tấn công 1-3 mục tiêu gần nhau với toàn bộ máy bay vào và rời mục tiêu trong không đầy 1 phút, sau đó thoát ly trong một đội hình tổ chức tốt ở tốc độ 600 knot đến khi rời khu vực nguy hiểm”.

Cũng như các sĩ quan KQ phê phán chiến thuật của HQ, một số sĩ quan HQ cũng nghĩ rằng chiến thuật của KQ là kém linh hoạt. Phi công HQ quen dùng đội hình tấn công tương đối nhỏ, cơ động với hộ tống mạnh không mang ECM pod xuất kích từ TSB gần mục tiêu. Các biên đội cường kích HQ vào và rời mục tiêu nhanh chóng và ý tưởng tập trung số lượng lớn tiêm kích-cường kích phản lực trong đội hình lớn, bay sát gợi lại đội hình ném bom thời WW2 thật sự là kỳ quặc.

Lúc này cường kích KQ xâm nhập Route Package VI đã chuẩn hóa phần lớn chiến thuật của họ. THông thường KQ lên lịch cho 4 cuộc không kích mỗi ngày, 2 trong buổi sáng cách nhau 5-30 phút và 2 trong buổi chiều. Lực lượng tiêu chuẩn sẽ gồm 4 biên đội F-105 hoặc F-4 cường kích, 2 biên đội F-4 MiGCAP và 2 biên đội F-105F Iron Hand. Mỗi nhóm sẽ cần 8 máy bay tiếp dầu KC-135 để tiếp dầu trên không trước khi tấn công. Cộng thêm EB-66, EC-121, các máy bay tìm kiếm cứu nạn và hỗ trợ khác, tổng số máy bay tham gia khoảng 110 chiếc. Thường số biên đội cường kích có thể được tăng lên 8 và 4 biên đội bay sau sẽ tiến vào cùng hành lang mà không tách biệt mấy để tận dụng lợi thế gây nhiễu, Wild Weasel và MiGCAP, sau đó ném bom khu vực giống nhóm thứ nhất và rút lui cùng hướng. Cách không kích này cho phép KQ tăng gấp đôi số bom ném xuống mục tiêu với gần như cùng số lượng hỗ trợ, nhưng nó tăng vấn đề về phối hợp.

Cường kích thường là F-105 mang 6 bom Mark 117 750 pound ở giá trung tâm, 2 thùng dầu phụ bên cánh và 2 ECM pod hoặc 1 ECM pod cùng 1 AIM-9B ở giá treo cánh ngoài. Phương án khác có thể là thùng dầu ở giữa thay cho bom Mark 117 và 2 quả bom Mark 84 2000 pound hoặc Mark 118 3000 pound thay cho thùng dầu ở cánh. Nếu biên đội đầu tiên làm nhiệm vụ chế áp PK, bom bi sẽ thay cho các loại bom khác. F-4 bay MiGCAP và cũng thường đóng vai trò cường kích.

F-4 mang tên lửa tầm nhiệt – AIM-4D hoặc AIM-9B và ECM pod ở mỗi giá cánh trong, 4 AIM-7E và 2 thùng dầu phụ bên cánh. Cho nhiệm vụ MiGCAP giá trung tâm mang thùng dầu phụ hoặc cannon pod; cho nhiệm vụ cường kích hoặc hộ tống cường kích, F-4 mang giá bom với 6 quả Mark 82 500 pound hoặc 5 quả Mark 117 750 pound ở giá trung tâm. Khi làm nhiệm vụ cường kích, ngay sau khi ném bom, họ sẵn sàng cho MiGCAP.

« Sửa lần cuối: 13 Tháng Hai, 2012, 09:29:29 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #268 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2012, 12:43:12 pm »

Lực lượng không kích tiến vào vùng trời BVN theo hướng đông từ phía vịnh Bắc Bộ hoặc hướng tây từ Lào tùy theo quỹ đạo của máy bay tiếp dầu được phân công, gọi là "tuyến". Các tuyến được chọn dựa trên nhiều yếu tố và các sĩ quan tác chiến KQ tiến hành những biện pháp phòng ngừa đặc biệt để đảm bảo tuyến bay của máy bay tiếp dầu không có sự liên hệ với mục tiêu hay khu vực mục tiêu nào nhằm tránh để BVN nhận ra. Tiếp dầu trước khi không kích diễn ra ở độ cao 14000-22000ft và máy bay sẽ tách khỏi máy bay tiếp dầu ở khoảng vĩ tuyến 20. Nếu tiếp dầu trên không phận Lào, họ dựa vào trạm dẫn đường vô tuyến có tên TACAN Chanel 97 sau đó qua vùng tây bắc VN. Nếu tiếp dầu ở điểm Tan hoặc Brown trên vịnh Bắc Bộ, họ xâm nhập BVN từ bờ biển đảo Cát Bà phía đông Hải Phòng và tiến tới 1 rặng núi nhỏ được gọi là Little Thud Ridge hay Phantom Ridge (có lẽ là dãy Đông Triều?) tới mục tiêu. Do số lượng lớn máy bay tham gia tiếp dầu, liên lạc radio và gây nhiễu radar cảnh báo, hầu như không thể tránh được việc BVN biết trước sắp có không kích.

Việc gây nhiễu radar BVN không nhằm bảo vệ thực sự cho lực lượng không kích mà là để gây rối GCI và làm các nhân viên GCI khó khăn hơn trong việc đánh giá lực lượng và dự đoán mục tiêu. Trong khi việc gây nhiễu dường như chỉ hiệu quả phần nào, tốc độ của lực lượng không kích có nghĩa là thời gian từ lúc tiến vào BVN đến lúc đánh mục tiêu chỉ có 7-10 phút. Nếu hệ thống phòng thủ BVN nhận được thông tin trễ 1-2 phút cũng đã là quan trọng.

Dạng khác của gây nhiễu điện tử, ECM pod cung cấp sự bảo vệ đáng kể trước SAM nhưng cũng gây ra bất lợi chiến thuật. Do phương pháp gây nhiễu và tầm bao phủ hạn chế của ECM pod, máy bay bị hạn chế ngoặt 15 độ trong vùng có SAM và PK và 20 độ ở bên ngoài, như vậy sau khi tiến vào chỉ có thể điều chỉnh nhỏ trong hướng bay. Hạn chế này là một khó khăn nghiêm trọng vì nó cản trở động tác nghi binh tới mục tiêu khác; hành trình gần như thẳng của lực lượng không kích cho phép GCI BVN dự đoán được khu vực bị ném bom và bắt đầu hướng dẫn MiG vào hướng đó.

Lực lượng không kích xâm nhập ở độ cao 11000-16000ft (18000ft là độ cao tối đa trong thực tế cho 1 chiếc F-105 mang đầy dầu và bom) và khi đã vào khu vực, bay với tốc độ cao (khoảng 540 knot). Cường kích được dẫn vào mục tiêu bởi 2 biên đội F-105F Wild Weasel đến trước vài phút. Mỗi biên đội Wild Weasel ở một phía của đường bay và thực hiện 1 trong 2 vai trò. Vai trò chính là Iron Hand, khi họ chế áp và/hoặc tấn công hệ thống radar của SAM và cao xạ khi cường kích tiến vào, ném bom và rút. Nếu không cần Iron Hand, họ làm nhiệm vụ thợ săn-sát thủ, tích cực tìm kiếm radar và cố gắng tấn công.

Mỗi nhóm không kích thường có 2 biên đội 4 F-4 hộ tống. GCI BVN có thể nhận dạng các cuộc càn quét MiG và những chiến thuật hộ tống "phủ đầu" đã hạn chế kiểu đánh này, nên thường 1 biên đội F-4 bay cùng hoặc gần biên đội bay đầu với biên đội kia bám sát phía sau hoặc ngang hàng biên đội bay cuối; hoặc cả 2 biên đội ở phía sau nhóm cường kích. Từ tháng 6/1967 các EC-121 trang bị QRC-248 có thể cung cấp thông tin tin cậy về hoạt động của MiG và cảnh báo các biên đội cường kích và tuần phòng theo mật hiệu riêng của từng biên đội. Nếu MiG uy hiếp cường kích tiến vào, 1 biên đội MiGCAP sẽ nghênh chiến trong khi biên đội kia ở lại với cường kích. Sau đó biên đội nghênh chiến sẽ nhập trở lại đoàn. Nếu MiG không chiến tất cả các biên đội F-4 MiGCAP, cường kích sẽ chịu trách nhiệm tự bảo vệ mình. Lúc này, họ sẽ tạo thành đội hình "vuông" (hoặc hiếm hơn là "kim cương", nếu MiG tấn công, biên đội gần nhất phía sau sẽ cắt bom và nghênh chiến trong khi số còn lại tiếp tục đánh mục tiêu. Nếu bị MiG tấn công các biên đội trưởng sẽ quyết định có cắt bom tùy thuộc vào mức độ bị uy hiếp. Sau khi không chiến với MiG, các biên đội trở lại đội hình pod nhanh nhất có thể. Cường kích và F-4 CAP dùng tần số radio khác nhau nhưng F-4 dùng radio phụ để theo dõi tần số của cường kích.

Các không đoàn F-4 dần dần nhận ra vị trí phía sau cường kích là không ổn - các biên đội F-4 bay sau thường không chống được MiG và trên thực tế họ là một nhóm mục tiêu nữa cho MiG, nhưng MiG hạn chế hoạt động trong quý ba 1967 nên họ chậm chạp trong việc thay đổi đội hình.

Khi nhóm không kích tới mục tiêu, F-4 MiGCAP thường tách ra, 1 biên đội bay lên phía trước để yểm trợ cho Wild Weasel đến khi họ rút lui, biên đội kia chờ cường kích trên hướng thoát ly của họ khi rời mục tiêu. Cường kích bay tới mục tiêu và thực hiện ném bom bổ nhào trong đội hình pod, giảm tối đa thời gian trên mục tiêu. Một cuộc tấn công bổ nhào theo đội hình của 24-36 máy bay là khá ấn tượng và hiệu quả, nhưng nó cần người chỉ huy phải có kỹ năng để đưa tất cả vào vị trí. Sau khi ném bom, cường kích thoát ly với tốc độ cao và tiếp tục tới điểm tiếp dầu.

Trong khi đội hình cường kích lớn ở độ cao trung bình có nhiều ưu thế thì nó cũng có vài bất lợi chiến thuật, chủ yếu vì họ rất dễ bị phát hiện. Bên cạnh tín hiệu radar lớn khi họ tập trung tiếp dầu và hành trình tương đối thẳng tới mục tiêu của tín hiệu do ECM pod còn một vấn đề nghiêm trọng với tất cả máy bay của Mỹ - vệt khói dày từ động cơ. Như cuốn sử của 1 không đoàn tiêm kích chỉ ra, do "buồng đốt và quá trình đốt kém của động cơ turbojet hướng trục, phi công Mỹ thường nhìn thấy nhau từ cách 20-30 dặm, và MiG lợi dụng nó để tấn công; một lực lượng lớn để lại cả một hành lang thực sự bằng khói trên trời". Nó đặc biệt hữu dụng do MiG-21, do tầm nhìn từ buồng lái kém.

Khi thời tiết xấu một chiến thuật kém phổ biến được dùng là kiểu không kích Commando Nail hay Commando Club nổi tiếng kém chính xác, với 1 hoặc 2 biên đội cường kích được 2 biên đội MiGCAP và 1 hoặc 2 biên đội Iron Hand hỗ trợ bay theo đội hình pod phía trên mây và thả bom theo radar. Commando Club được điều khiển bởi 1 trạm radar ở Lào, Commando Nail dùng hệ thống ném bom của bản thân máy bay được thiết kế để thả vũ khí hạt nhân. Hệ thống này không đủ chính xác để vũ khí quy ước phát huy hiệu quả, nhưng về danh nghĩa là ném bom để gây sức ép lên BVN. Mặt khác, phần lớn phi công cảm thấy là nó được tiến hành để KQ có số phi vụ cao ngang với HQ (được nghi ngờ là cũng đang làm tương tự). Các cuộc không kích Commando là mạo hiểm do nó yêu cầu phải bay dài, thẳng và ổn định ở độ cao trung bình trong đội hình chặt chẽ với vận tốc không đổi qua những khu vực được phòng thủ chặt nhất ở BVN, họ là những mục tiêu hấp dẫn cho SAM và MiG và tổn thất lớn thường xuyên khiến những phi vụ kiểu này phải dừng lại.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #269 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2012, 06:24:07 pm »

BVN tiếp tục nâng cấp hệ thống phòng thủ của họ và đến giữa 1967 họ đã có trên 200 radar cảnh báo và dẫn đường, 175 radar điều khiển hỏa lực PK và khoảng 25 radar Fan Song B điều khiển tên lửa, tập trung dày đặc ở khu vực Hà Nội-Hải Phòng. Đến lúc này hệ thống chỉ huy và điều hành PK của BVN đã đạt đến mức tinh vi cao. Radar cảnh giới và điều khiển hỏa lực giờ có sự phối hợp và có thể đồng thời triển khai PK, SAM và MiG. GCI của BVN có thể và sẵn sàng bố trí MiG ở khoảng cách tới Hà Nội xa hơn so với bất cứ thời điểm nào trước đây và điều này gây áp lực lớn cho tiêm kích hộ tống của Mỹ khi phải bảo vệ cường kích trong toàn bộ quá trình đánh phá. Máy bay Mỹ đối mặt với khả năng bị MiG tấn công ngay khi họ xâm nhập vùng bờ biển từ phía đông hay vượt biên giới Lào ở phía tây.

Đôi khi hoạt động quyết liệt hơn của MiG và di chuyển của SAM về hướng tây dần dần buộc EB-66 phải rời khu vực Hà Nội-Hải Phòng xuống phía nam vĩ tuyến 20 (EB-66 chỉ có thể gây nhiễu 1 trận địa SAM ở cùng 1 thời điểm và bị cấm hoạt động ở những nơi có nhiều trận địa SAM tạo thành vùng hỏa lực chồng lấn), ở quá xa về phía nam khiến họ không thể gây nhiễu hiệu quả hệ thống phòng thủ ở đồng bằng sông Hồng. Cuối cùng, vào giữa năm 1967 khi EB-66 nhận được radio mới cho phép họ nghe được các cảnh báo MiG ngay cả khi máy gây nhiễu đang hoạt động, cộng với khả năng phát hiện MiG từ QRC-248, EB-66 đã có thể trở lại tới vĩ tuyến 21. Để tăng cường gây nhiễu radar BVN, bản nâng cấp của EB-66 là EB-66E được triển khai tới ĐNA vào tháng 8/1967 và tới tháng 10 số EB-66 trong khu vực tăng từ 20 lên 26 chiếc. EB-66E mang ít hơn 2 máy gây nhiễu so với EB-66B nhưng giống như máy gây nhiễu trên EC-66C, nó cho phép sĩ quan tác chiến điện tử trên máy bay thay đổi tần số gây nhiễu trên không. Đến giữa tháng 11/1967, EB-66 đã quay lại với quỹ đạo của mình ở dãy Tam Đảo. Điều này là quá nhiều đối với BVN, MiG bắt đầu tấn công EB-66, buộc họ một lần nữa phải di chuyển xuống phía nam và tây.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM