Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc => Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước... => Tác giả chủ đề:: OldBuff trong 27 Tháng Hai, 2009, 11:13:25 pm



Tiêu đề: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: OldBuff trong 27 Tháng Hai, 2009, 11:13:25 pm
Hiện một số trận chiến đường không trên bầu trời miền Bắc trong giai đoạn chống chiến tranh phá hoại đường không của Mỹ đã được dựng thành clip trên youtube.

Chủ đề này cung cấp các đoạn phim dựng lại về các cuộc chiến như thế!

Mở đầu là loạt clip thuyết minh tiếng Anh nhan đề "Những cuộc cận chiến trong ngày đẫm máu/Dogfights - The Bloodiest Day". Trong loạt clip này, các nhà đồ họa 3D của History.com đã dựng lại loạt trận không chiến trong ngày 10/5/1972 giữa máy bay tiêm kích của Không quân và Hải quân Mỹ với máy bay tiêm kích của Không quân nhân dân Việt Nam.

Trong cuốn "Lịch sử dẫn đường Không quân (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=3283.msg76185#msg76185)" (số hóa Triumf), ngày 10 tháng 5 năm 1972 được ghi nhận là ngày có nhịp độ dẫn xuất kích cao nhất và đánh địch vô cùng quyết liệt của mặt trận trên không năm 1972.

Xin nhấp chuột để xem clip!
Clip 1 (http://www.youtube.com/watch?v=ah_FPeD2r_U)
Clip 2 (http://www.youtube.com/watch?v=DjTqneb6Mg4)
Clip 3 (http://www.youtube.com/watch?v=nutTvBaBpCY)
Clip 4 (http://www.youtube.com/watch?v=EVVG-QrKrRI)
Clip 5 (http://www.youtube.com/watch?v=VCCsP3jJ9UE)
(http://i303.photobucket.com/albums/nn145/OldBuff/Dogfight01.jpg)


Tiêu đề: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: OldBuff trong 28 Tháng Hai, 2009, 12:23:42 am
Kênh truyền hình "Nước Nga" với bộ phim tài liệu "Điệu nhảy với tử thần/Танец сo смертью" nói về cuộc đối đầu giữa máy bay của Mỹ với lực lượng tên lửa phòng không Miền Bắc.

Bộ phim được chia làm 5 clip, thuyết minh tiếng Nga, phụ đề tiếng Anh:

Clip 1 (http://www.youtube.com/watch?v=MPKmNrht654)
Clip 2 (http://www.youtube.com/watch?v=6wlvBDXrDp8)
Clip 3 (http://www.youtube.com/watch?v=3YMyYA6rlq0)
Clip 4 (http://www.youtube.com/watch?v=oiX8UOdx88s)
Clip 5 (http://www.youtube.com/watch?v=36p6UtDP_5U)


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: tamking trong 28 Tháng Hai, 2009, 12:27:06 pm
Mĩ làm một cái clip mà 4 Mig-17 quần không được một F-8:
   http://www.youtube.com/watch?v=7tFX78bLM-Y&feature=related&fmt=18 (http://www.youtube.com/watch?v=7tFX78bLM-Y&feature=related&fmt=18)
 Các bác cho hỏi là trên thực tế có trường hợp như thế không và tại sao F-8 đánh với Mig lợi hại như vậy mà Mĩ không chú trọng dùng loại này ạ ???


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: ngochai691 trong 28 Tháng Hai, 2009, 01:02:25 pm
linh của bác oldbuff bị die  hết rồi  ???


ah bác nào cho em số liệu công bố của ta về tỉ lê thiệt hại trong không chiến trong KCCM với
... em tim hoài mà chỉ thấy số liệu của Mỹ thui

thanks các bác


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: OldBuff trong 28 Tháng Hai, 2009, 02:43:33 pm
@ tamking: trong thực tế cái gì cũng có thể diễn ra, đặc biệt là thực tế ảo dạng 3D của Mĩ. F-8 của Mĩ là tiêm kích hải quân có khả năng quần vòng tốt, trang bị cả súng và tên lửa dẫn hồng ngoại rất hợp cho cận chiến, nhưng lại vận hành khó và không hợp với định hướng tiêm kích hộ tống/đánh chặn tầm xa của Hải quân Mỹ. Thực tế loại F-8 đem đánh với Mig-17 thì hợp, mang đánh với loại khác thì sái cách!

@ ngochai691: Vẫn xem được tốt đấy chứ! Máy của bạn có thể "đã tắt chức năng chạy Javascript hay dùng bản Flash Player đời cũ của Adobe" như cảnh báo (Hello, you either have JavaScript turned off or an old version of Adobe's Flash Player)


Tiêu đề: Tao ngộ chiến Mig-17 và F-4B ngày 17/6/1965
Gửi bởi: OldBuff trong 28 Tháng Hai, 2009, 09:39:32 pm
Ngày 17/6/1965, trận “tao ngộ chiến” trên bầu trời Nho Quan giữa F-4B Không lực hải quân Mỹ hộ tống cường kích AD-6 từ tàu sân bay USS Midway đánh vào khu vực đường 12A với biên đội Mig-17 của Lâm Văn Lích (số 1), Cao Thanh Tịnh (số 2), Lê Trọng Long (số 3) và Nguyễn Nhật Chiêu (số 4). 

Kết quả:

Nguồn ta: Lịch sử dẫn đường Không quân (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=3283.msg67942#msg67942)
Ta bắn rơi 2 F-4B (Lâm Văn Lích và Lê Trọng Long mỗi người bắn 1 F-4B), tổn thất số 2 và số 4, số 3 bị tai nạn, số 1 được dẫn về hạ cánh tại Đa Phúc.

Nguồn Mỹ: Những trận cận chiến bắn hạ Mig của tàu sân bay USS Midway/Dogfights – Mig Killers of the Midway của History.com
Clip số 1 (http://www.youtube.com/watch?v=sdh_Koj5DTQ) - Nhấn chuột để xem clip
Đoạn clip 3D dựng lại trận không chiến trong đó F-4B của Phi đoàn VF-21 trên tàu sân bay USS Midway chỉ bằng 1 đạn tên lửa đối không tầm trung dẫn bán chủ động AIM-7E Sparrow đã bắn hạ 1 Mig-17 (có thể là số 4 Nguyễn Nhật Chiêu) và bắn hỏng 1 Mig-17 khác (có thể là số 3 Lê Trọng Long) gần Thanh Hóa.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: trucdang trong 28 Tháng Hai, 2009, 09:58:00 pm
Bạn OldBuff cho hỏi: Loại Crusader F-8, thời đầu chiến tranh phá hoại, trong cuốn "Tính năng một số..." phát cho trinh sát pháo, thấy ghi nó có tấm chắn thép dày 10mm quanh ghế ngồi phi công. Bạn tìm hộ: chỉ có trong CT Triều Tiên nó mới gắn, còn sang CTVN nó còn mang không ?
Loại Thập tự quân này, trong cuốn "Phi công tiêm kích" của Đại tá-AHLLVT Lê Hải, người hạ 6 máy bay Mỹ, lái Mig-17, cho rằng nó gớm hơn cả Phantom F-4.


Tiêu đề: Mig-17, Mig-19 chống F-4B trong tháng 5/1972
Gửi bởi: OldBuff trong 28 Tháng Hai, 2009, 11:05:18 pm
Hai trận phối hợp Mig-17 (C23) và Mig-19 (C25) chống lại F-4B (USS Midway) trên vùng trời Nội Bài – Kép trong các ngày 18 và 23/5/1972.

Nguồn ta: Lịch sử dẫn đường Không quân (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=3283.msg76190#msg76190)
Lịch sử Sư đoàn Không quân đầu tiên, Sư đoàn 371 (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=507.msg8170#msg8170)

Nguồn Mỹ: Những trận cận chiến bắn hạ Mig của tàu sân bay USS Midway/Dogfights – Mig Killers of the Midway của History.com
Nhấn chuột để xem clip:
Clip số 2 (http://www.youtube.com/watch?v=bnPIJJtD_s8)
Clip số 3 (http://www.youtube.com/watch?v=pQHabpfKySc)
Clip số 4 (http://www.youtube.com/watch?v=TJuaaQBz_yk)


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: OldBuff trong 28 Tháng Hai, 2009, 11:21:56 pm
Bạn OldBuff cho hỏi: Loại Crusader F-8, thời đầu chiến tranh phá hoại, trong cuốn "Tính năng một số..." phát cho trinh sát pháo, thấy ghi nó có tấm chắn thép dày 10mm quanh ghế ngồi phi công. Bạn tìm hộ: chỉ có trong CT Triều Tiên nó mới gắn, còn sang CTVN nó còn mang không ?


Thời Chiến tranh Triều Tiên, loại F-8 Thập tự quân chưa được chế tạo nên chắc chắn nó chưa có tấm chắn thép chỗ ngồi bác ah. Loại F-8U-2NE (từ năm 1962 là F-8E) được gia cố một tấm thép bảo vệ phần truyền động (actuator) của cánh đuôi ngang (unit horizontal tail - UHT).


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: tamking trong 01 Tháng Ba, 2009, 11:35:41 am
Mĩ làm một bộ 5 tập " Gun-killer in Viet Nam" ( không chiến không dùng tên lửa ) toàn làm Mĩ thắng-cho F-4 dùng đại liên hạ Mig-17, Mig-21 >:(
  Đặc biệt phần 2 dưới đây cho A-1 Sky rider-máy bay cánh quạt bắn hạ Mig-17 >:( >:( >:(:
  http://www.youtube.com/watch?v=IvrdNUuTHMU&feature=related&fmt=18 (http://www.youtube.com/watch?v=IvrdNUuTHMU&feature=related&fmt=18)


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: trucdang trong 01 Tháng Ba, 2009, 07:51:40 pm
Giá mà Tôi và ỌdBuff dư dật một tí nhỉ, ta thuê bọn Đồ họa 3D làm clip trận "6 Mig-21 hạ 5 Phantom F-4" thì hay biết mấy ! Bọn mình thấy cả 2 loại này quần nhau rồi, còn bọn Historian Hoa kỳ làm clip trông "giật cục" quá !


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: tamking trong 01 Tháng Ba, 2009, 08:37:36 pm
Giá mà Tôi và ỌdBuff dư dật một tí nhỉ, ta thuê bọn Đồ họa 3D làm clip trận "6 Mig-21 hạ 5 Phantom F-4" thì hay biết mấy ! Bọn mình thấy cả 2 loại này quần nhau rồi, còn bọn Historian Hoa kỳ làm clip trông "giật cục" quá !
   Mĩ tái hiện lịch sử để giải trí mà bác-POP HISTORY >:(-clip của họ có vẻ như xem chiến tranh như một trò chơi-giọng nói và nhạc nền hào hứng-trẻ trung lắm-chiến tranh thì tàn bạo và đau thương biết mấy!
   mà có trận 6 Mig-21 hạ 5 F-4 thật không ạ ???


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: trucdang trong 02 Tháng Ba, 2009, 10:06:57 am
...mà có trận 6 Mig-21 hạ 5 F-4 thật không ạ...
----------
Tôi không vui khi phải nói điều này: Bạn đọc sử sách theo hướng "tò mò", "kinh ngạc" chứ không theo hệ thống. Đã có ít nhất hai lần, bạn bị nhắc bởi những câu hỏi "ngô nghê". Ngay câu này, tôi đã nói rõ trong topíc "100 câu hỏi..." rồi, chỉ tại Bạn không đọc thôi.
 Nếu Bạn vẫn tiếp tục xem "mạng" theo xu hướng đó thì thôi, còn nếu Bạn định nạp kiến thức một cách có khoa học, hệ thống, bạn nên dùng thời gian quý báu vào việc đọc sách.
Ngay trong Web này cũng có nhiều quyển sách hay, mà ở các Web khác phải trả tiền dowload bằng hình thức "nhắn tin", còn ở đây thì "free".
Mong Bạn ra những câu hỏi chín chắn.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: OldBuff trong 02 Tháng Ba, 2009, 08:35:17 pm
Giá mà Tôi và ỌdBuff dư dật một tí nhỉ, ta thuê bọn Đồ họa 3D làm clip trận "6 Mig-21 hạ 5 Phantom F-4" thì hay biết mấy ! Bọn mình thấy cả 2 loại này quần nhau rồi, còn bọn Historian Hoa kỳ làm clip trông "giật cục" quá !

Hôm qua xem lễ trao giải Cánh diều vàng cũng chợt nảy ra cái ý như bác bảo. Bác em mình hợp tác biết đâu sang năm lên nhận giải ở mảng phim tài liệu hay lịch sử quân sự ;D

Bác xem lại dung lượng đường truyền nhé! Đường truyền máy em xem như xem đầu đĩa ;)


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: trucdang trong 02 Tháng Ba, 2009, 10:33:52 pm
Gửi Bạn OldBuf: Về trận "6 hạ 5" này, nhiều sử sách của ta gọi là "trận đánh điển hình". Duy có một chi tiết, bây giờ không thấy nhắc nữa, nhờ Bạn tra hộ sử sách phía bên kia xem, chiếc thứ 3, thứ 4 bị ta đuổi riết qua biên giới sang bên Lào thì bị hạ, thế số phận 4 pilot Hoa Kỳ ra sao ? Có "vấn đề" đấy !


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: tuaans trong 03 Tháng Ba, 2009, 06:42:34 am

   Mĩ tái hiện lịch sử để giải trí mà bác-POP HISTORY >:(-clip của họ có vẻ như xem chiến tranh như một trò chơi-giọng nói và nhạc nền hào hứng-trẻ trung lắm-chiến tranh thì tàn bạo và đau thương biết mấy!
   mà có trận 6 Mig-21 hạ 5 F-4 thật không ạ ???

Cũng câu hỏi này bạn thêm cái tên người cần hỏi vào chắc các bác già sẽ chẳng tự ái gì mà không trả lời đâu. Tớ cũng chả biết cái trận đánh 6 ăn 5 đó là trận điển hình hay là ăn may nữa.

Hồi hè 1972, nhìn lên trời thấy máy bay ta đuổi máy bay địch - hay là ngược lại cũng không rõ, thỉnh thoảng thấy bùng lên cụm khói rồi dù trắng dù đỏ bung ra ... bay theo gió. Một số trận ác liệt cũng phải 2 ba cái dù bay ra. Trẻ con chúng tớ rất khoái , kêu dù đỏ cấp tá, dù trắng cấp úy ... Sáng sau đọc báo nhân dân, QDND, người lớn nói hôm qua miền bắc bắn rơi 5 máy bay Mỹ, bắt sống 2 giặc lái. Không thấy nói thiệt hại của ta (tức là ta chỉ bắn rơi nó chứ nó đâu có bắn rơi ta được).

Mấy cái cuốn sử quân đội đọc chán chết! Bạn chỉ đọc nó khi cần nghiên cứu hay là để cãi nhau thôi. :)

Mấy cái tài liệu trận đánh hay ho thì các lão ấy giấu tiệt vào tài liệu tham khảo đặc biệt, cấm sờ, cấm chụp hình cấm ...


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: OldBuff trong 03 Tháng Ba, 2009, 10:08:21 pm
Gửi Bạn OldBuf: Về trận "6 hạ 5" này, nhiều sử sách của ta gọi là "trận đánh điển hình". Duy có một chi tiết, bây giờ không thấy nhắc nữa, nhờ Bạn tra hộ sử sách phía bên kia xem, chiếc thứ 3, thứ 4 bị ta đuổi riết qua biên giới sang bên Lào thì bị hạ, thế số phận 4 pilot Hoa Kỳ ra sao ? Có "vấn đề" đấy !

Ngày 27/6/1972, lực lượng máy bay tiêm kích của ta hạ 5 chiếc F-4E của Không quân Mỹ, gồm:

- Phi công Mig-21MF Bùi Đức Nhu (Trung đoàn không quân tiêm kích 927) bắn hạ chiếc F-4E số hiệu 68-0314 của Sullivan và Richard L. Francis (Phi đoàn tiêm kích chiến thuật 308, Không đoàn tiêm kích chiến thuật 31 tăng phái cho Không đoàn tiêm kích chiến thuật 432 Không quân Mỹ đóng tại Uborn, Thái Lan).

- Phi công Mig-21MF Nguyễn Đức Soát (Trung đoàn không quân tiêm kích 927) bắn hạ chiếc F-4E số hiệu 67-0248 của John P. Cerak và David B. Dingee (Phi đoàn tiêm kích chiến thuật 308, Không đoàn tiêm kích chiến thuật 31 tăng phái cho Không đoàn tiêm kích chiến thuật 432 Không quân Mỹ tại Uborn, Thái Lan).

- Phi công Mig-21MF Ngô Duy Thư (Trung đoàn không quân tiêm kích 927) bắn hạ chiếc F-4E số hiệu 67-0243 (Phi đoàn tiêm kích chiến thuật 308, Không đoàn tiêm kích chiến thuật 31 tăng phái cho Không đoàn tiêm kích chiến thuật 432 Không quân Mỹ đóng tại sân bay Uborn, Thái Lan), Mỹ nhận chiếc này bị thương.

- Phi công Mig-21MF Phạm Phú Thái (Trung đoàn không quân tiêm kích 927) bắn hạ chiếc F-4E số hiệu 69-7271 của Aikman và Thomas J. Hanton (Phi đoàn tiêm kích chiến thuật 390, Không đoàn tiêm kích chiến thuật 366 Không quân Mỹ đóng tại sân bay Takhli, Thái Lan).

- Phi công Mig-21MF Bùi Thanh Liêm (Trung đoàn không quân tiêm kích 927) bắn hạ chiếc F-4E số hiệu 69-7296 của R.C. Miller và Richard H. McDow (Phi đoàn tiêm kích chiến thuật 390, Không đoàn tiêm kích chiến thuật 366 Không quân Mỹ đóng tại sân bay Takhli, Thái Lan).

Về chiếc F-4E số 3 (tốp ra) và 4 (tốp vào) đều bị bắn trên không phận khu vực Pa-Háng. Phía Mỹ nhận chiếc F-4E số 1 bị SAM-2 bắn, chiếc số 3 bị bắn hỏng nhưng không rơi (nên không có tên phi công).


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: trucdang trong 03 Tháng Ba, 2009, 11:10:02 pm
Tôi muốn nói đến các phi công KIA. Phía Mỹ có nói cụ thể từng trường hợp không ạ ?


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: taupaypay trong 04 Tháng Ba, 2009, 03:51:36 am
Ngày 27/6/1972, địch tổ chức đánh lớn vào Hà Nội. Lực lượng gồm 24 chiếc mang bom, 20 chiếc F4 làm nhiệm vụ yểm hộ. Tiêm kích địch vào trước 12 phút khống chế ngay sân bay Nội Bài, Gia Lâm. Một lực lượng F4 phục sẵn, chờ ta ở vùng trời Nghĩa Lộ, Vĩnh Phú. Một số F105D mang tên lửa Srai đánh phá các trạm ra đa dẫn đường. Với cách bố trí bài bản như vậy, Mỹ tin chắc đã khóa tay được Mig lần này. Sở Chỉ huy đã đánh giá đùng tình hình và cho 2 trung đoàn Mig21 chủ động xuất kích và đã giáng cho Mỹ những đòn bất ngờ.
 
10h15’: Biên đội Nguyễn Đức Nhu số 1, Hạ Vĩnh Thành số 2, xuất kích từ sân bay Nội Bài, trước khi F4 kịp lao vào khống chế. Biên đội lên độ cao 5000m, vừa đến vùng trời Nghĩa Lộ thì phát hiện 4 chiếc F4 đnag bay theo đội hình kéo dài từng đôi một. Số 1 bí mật tiếp cận và bắn rơi tại chỗ một F4. Đội hình địch bị bất ngờ hốt hoảng sà xuống thấp. Chỉ huy sở E927 cho biên đội rút khỏi chiến đấu.

Máy bay F4 bị bắn rơi, phi công địch kêu cứu. Từng tốp 2 đến 4 chiếc F4, F105 quần đảo ở khu vực Hoà Bình, Mộc Châu, Vạn Yên, Sơn La yểm hộ để trực thăng vào cứu giặc lái.
Đánh địch đang tổ chức cứu nạn là thời cơ rất thuận lợi, Sở chỉ huy E927 đưa biên đội Nguyễn Đức Soát số 1, Ngô Duy Thư số 2 vào khu vực Hoà Bình, Vạn Yên. Sở chỉ huye binh chủng dẫn biên đội Mig21 của E921 gồm Phạm Phú Thái số 1, Bùi Thanh Liêm số 2 theo hướng Yên Bái-Nghĩa Lộ. Biên đội Nguyễn Đức Soát cất cánh lúc 11h53’, lên độ cao 5000m, cách địch 20km. Biên đội đã phát hiện 2 chiếc F4 ở độ cao 3000m. Vào thế có lợi, biên đội trưởng xin phép sở chỉ huy vào công kích. Được lệnh, anh dẫn số 2 lao vào tốp F4. Biên đội Soát, Thư tiếp cận địch từ phía sau, từ trên cao lao xuống, nhanh chóng rút ngắn cự ly đến tốp F4. Soát nhấn nút phóng tên lửa, một chiếc F4 xì khói nhưng chưa bùng cháy. Anh vào gần hơn bắn tiếp quả thứ hai, tên lửa nổ tốt. Chiếc F4 như bó đuốc lao cắm đầu xuống núi. Khi nhìn thấy mục tiêu cháy rõ ràng, Nguyễn Đức Soát mới thoát ly chiến đấu về sân bay Nội Bài hạ cánh an toàn.

Ngô Duy Thư phát hiện một tốp 4 chiếc F4 bên trái, anh báo cáo đội trưởng xin vào công kích. Bí mật tiếp cận, tốp F4 vẫn bay bình thường chưa biết có thần chết đang đuổi sau lưng. Thư phóng liền 2 quả tên lửa vào chiếc F4 đi cuối cùng. Tăng lực nhiều nên dầu còn ít, anh thoát ly về hạ cánh tại sân bay Hoà Lạc.

Biên đội Thái, Liêm cất cánh từ Yên Bái lúc gần 12h và đang bay trên vùng trời Nghĩa Lộ. Trong lúc này, biên đội Soát, Thư đang tiến công tiêm kích địch ở vùng trời Hoà Bình - Vạn Yên. Biên đội Thái, Liêm đến Nghĩa Lộ gặp 4 chiếc F4 ở thế đối đầu. Trời nhiều mây, vòng trở lại đuổi theo lưng chúng chưa chắc còn thấy. Thái quyết định cùng số 2 bay về phía trước vì đoán chắc thế nào cũng còn bọn ở phía sau. Quả nhiên, Thái phát hiện ở phía trước, bên trái cách 15km, cùng chiều với biên đội có 4 chiếc F4 đang phân tốp đan chéo nhau, lượn vòng đề phòng Mig bất ngờ tiến công. Quan sát phía sau có địch, Thái lệnh cho số 2 tăng lực lên hàng ngang, số 1 bắn chiếc bên trái, số 2 bắn bên phải. Hai Mig tiến đến cự ly công kích tốt, Thái cách địch 1300m và Liêm cách địch 1500m. Thái phát lệnh phóng, số 1, số 2 cùng bóp cò. Hai quả tên lửa như hai nhát kiếm chọc thẳng vào hai chiếc F4 đang làm động tác bay cắt kéo. Hai máy bay gần như cùng bốc cháy đồng thời.

Trong 1h, ba biên đội Mig21 xuất kích, bắn rơi tại chỗ 5 chiếc F4. Đây là một trong những trận đánh xuất sắc của hai trung đoàn Mig trong cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của không quân Mỹ vào miền Bắc.

Trích "Phi công tiêm kích" - Lê Hải


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: tuaans trong 04 Tháng Ba, 2009, 04:07:09 am
Thanks bác buff và tapaypay về thông tin trận đánh này!


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: phuong trong 04 Tháng Ba, 2009, 11:31:58 am
  @ Bác Buff:  Đọc kỹ các tài liệu của nước ngoài thì có thể nói chính xác là ta chỉ bắn rơi 4 chiếc f4 vào ngày 27/6/72 thôi. Chiếc máy bay do Cerak/Dingee lái là 67-0243, cả 2 người này đều bị bắt ( có trong danh sách POWS).  Chiếc máy bay 67-0248 nếu chính xác có trong trận này thì là cái chỉ bị thương , bởi trong hồ sơ danh sách F4 Phantom của Mỹ thì vào năm 1984 nó được chuyển giao cho không quân Thổ Nhĩ Kỳ. Cũng không thấy nói đến tên những phi công lái chiếc này. Có 1 chi tiết nữa là họ cho rằng chiếc 68-0314 do Sullivan/Francis lái bị tên lửa SAM bắn cháy (Sullivan chết trong máy bay).

   Về số phận các phi công, theo như lời Richard McDow kể lại thì Phi công cùng bay với ông ta là Miller và Aikman(69-7271, bị thương nặng) đã được Mỹ cứu thoát. Như vậy trong trận này chỉ có Sullivan chết mà thôi.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: OldBuff trong 04 Tháng Ba, 2009, 02:51:10 pm
Ngày 27/6/1972, Mig-21 của ta đánh úp chiếc F-4E thứ nhất. Cách đánh của ta là dẫn Mig-21 bay thấp kéo cao rồi bổ vào góc từ 4 tới 8 giờ của đội hình địch, phóng tên lửa diệt chiếc cuối đội hình rồi thoát ly ngay khỏi khu chiến. Các chiếc còn lại trong tốp địch chỉ kịp thấy đồng đội bị bắn hạ chứ không rõ bị hạ bằng cái gì. Trong hoàn cảnh đấy, những chiếc F-4 còn lại chỉ kịp lật bụng bổ xuống thấp theo phương án tránh SAM. Địch nhầm chiếc này bị SAM-2 cũng dễ hiểu.

Về chiếc F-4E do Ngô Duy Thư bắn, yếu tố bất ngờ và phóng liền 2 đạn vào máy bay địch khiến phi công ta báo cáo máy bay địch bị hạ. Máy bay của bác Thư là số 2 và cũng là chiếc cuối cùng thoát ly khỏi khu chiến sau khi phóng đạn nên có thể không biết việc chiếc F-4E chỉ bị thương (xì khói!) như chiếc do bác Soát bắn trước đó.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: altus trong 05 Tháng Ba, 2009, 02:07:10 am
Sách của Hobson ghi chép về ngày 27/06/1972.



Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: altus trong 05 Tháng Ba, 2009, 02:23:07 am
Clashes của Michel chép về ngày 27/06/72.



Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: altus trong 05 Tháng Ba, 2009, 03:42:42 am
Đoạn mô tả trận này trong quyển "MIG-21 Units..." của Toperczer khá giống ghi chép của cụ Lê Hải.

(http://i154.photobucket.com/albums/s259/altus_71/ToperczerMIG2159.jpg)

(http://i154.photobucket.com/albums/s259/altus_71/ToperczerMIG2160.jpg)

(http://i154.photobucket.com/albums/s259/altus_71/ToperczerMIG2161.jpg)


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: altus trong 05 Tháng Ba, 2009, 03:45:52 am
(http://i154.photobucket.com/albums/s259/altus_71/ToperczerMIG2162.jpg)

(http://i154.photobucket.com/albums/s259/altus_71/ToperczerMIG2163.jpg)

(http://i154.photobucket.com/albums/s259/altus_71/ToperczerMIG2164.jpg)


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: taupaypay trong 06 Tháng Ba, 2009, 03:00:45 am
A72 (SA7) là tên lửa vác vai dành cho bộ binh, được kỹ sư Hồ Thanh Minh cải tiến và lắp trên một số loại máy bay như Mig17, Mig 19 và máy bay huấn luyện của Tiệp, L29 (chuyên săn trực thăng giải cứu phi công địch gặp nạn). Ngày 11/7/1972, E923 tổ chức bay tập sử dụng với A72 lần đầu tiên. Biên đội số 1 Hán Vĩnh Tường và số 2 Hoàng Thế Thắng.  Bác nào có ảnh về vụ cải tiến này phọt lên cho em xin 1 cái với ạ.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: rusianfan trong 24 Tháng Ba, 2009, 02:49:15 pm
Gửi Bạn OldBuf: Về trận "6 hạ 5" này, nhiều sử sách của ta gọi là "trận đánh điển hình". Duy có một chi tiết, bây giờ không thấy nhắc nữa, nhờ Bạn tra hộ sử sách phía bên kia xem, chiếc thứ 3, thứ 4 bị ta đuổi riết qua biên giới sang bên Lào thì bị hạ, thế số phận 4 pilot Hoa Kỳ ra sao ? Có "vấn đề" đấy !

Ngày 27/6/1972, lực lượng máy bay tiêm kích của ta hạ 5 chiếc F-4E của Không quân Mỹ, gồm:


Theo như ACIG (Air Combat Information Group) tổng hơp từ nhiều nguồn khác nhau thì ngày 27/06/1972 thì ta đã hạ 4 chiếc máy bay, trong đó có 3 chiếc F-4E và 1 B-52. Tuy nhiên trong 4 chiếc bị bắn hạ này có 2 chiếc thuộc dạng "công bố nhưng chưa được xác nhận". ACIG không giải thích rõ "Claims & unconfirmed" là gì.

Tuy nhiên nhìn vào danh sách thì có thể là trùng lặp? hoặc báo công sai ngày? khi mà trong ngày 26/06/1972 trước đó phi công Phạm Tuân bắn hạ 1 B-52D thì đến ngày 27/06/1972 lại thấy đề hạ tiếp 1 B-52D khác, tương tự là phi công Trần Việt bắn hạ 3 F-4E trong cùng ngày 27.

(http://i729.photobucket.com/albums/ww293/binhbeo78/Book1_Page_1.jpg)
(http://i729.photobucket.com/albums/ww293/binhbeo78/Book1_Page_2.jpg)
(http://i729.photobucket.com/albums/ww293/binhbeo78/Book1_Page_3.jpg)
(http://i729.photobucket.com/albums/ww293/binhbeo78/Book1_Page_4.jpg)
(http://i729.photobucket.com/albums/ww293/binhbeo78/Book1_Page_5.jpg)
(http://i729.photobucket.com/albums/ww293/binhbeo78/Book1_Page_6.jpg)
(http://i729.photobucket.com/albums/ww293/binhbeo78/Book1_Page_7.jpg)
(http://i729.photobucket.com/albums/ww293/binhbeo78/Book1_Page_8.jpg)
(http://i729.photobucket.com/albums/ww293/binhbeo78/Book1_Page_9.jpg)


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 24 Tháng Ba, 2009, 04:02:58 pm
Cái bảng này nói chung khó mà tin tưởng được. Kể cả những trường hợp confirmed cũng có vấn đề.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: altus trong 24 Tháng Ba, 2009, 06:22:53 pm
Cái bảng này nói chung khó mà tin tưởng được. Kể cả những trường hợp confirmed cũng có vấn đề.

Lão này lão ý đã viết chẻ hoe ra là bất kể cứ thấy ở đâu có tuyên bố bắn rơi là lão cho vào, hạ hồi phân giải.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 24 Tháng Ba, 2009, 09:32:03 pm
Cái bảng này nói chung khó mà tin tưởng được. Kể cả những trường hợp confirmed cũng có vấn đề.

Lão này lão ý đã viết chẻ hoe ra là bất kể cứ thấy ở đâu có tuyên bố bắn rơi là lão cho vào, hạ hồi phân giải.

Ấy, nếu chỉ thế thì lại còn đỡ. Đằng này lão lại còn bày đặt chia ra "confirmed" với "claims but unconfirmed". Ai đọc sẽ tưởng Mỹ công nhận Phạm Tuân bắn rơi B-52 mất.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: ov10 trong 24 Tháng Ba, 2009, 09:35:46 pm
ACIG chán lắm!


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: OldBuff trong 24 Tháng Ba, 2009, 09:42:01 pm
Cái bảng này nói chung khó mà tin tưởng được. Kể cả những trường hợp confirmed cũng có vấn đề.

Lão này lão ý đã viết chẻ hoe ra là bất kể cứ thấy ở đâu có tuyên bố bắn rơi là lão cho vào, hạ hồi phân giải.

Ấy, nếu chỉ thế thì lại còn đỡ. Đằng này lão lại còn bày đặt chia ra "confirmed" với "claims but unconfirmed". Ai đọc sẽ tưởng Mỹ công nhận Phạm Tuân bắn rơi B-52 mất.

Đơn giản "confirmed" là trường hợp được đề cập rõ trong tài liệu của cả 2 phía, "claim" thì chỉ một phía tự xưng chưa được kiểm chứng.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 24 Tháng Ba, 2009, 09:46:11 pm
Đơn giản "confirmed" là trường hợp được đề cập rõ trong tài liệu của cả 2 phía, "claim" thì chỉ một phía tự xưng chưa được kiểm chứng.

Vấn đề là ở chỗ đó đấy bác.
Cái B-52 của Phạm Tuân ta claim nhưng Mỹ không confirm, hoặc như trận 10/05/72 ta claim 5 F-4 còn Mỹ chỉ confirm 2. Trong cái bảng của ACIG thì confirmed ráo.

Nhân vụ này, em đang nghĩ là ta nên xây dựng 1 bảng rmới, các bác thấy thế nào nhỉ ::)


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: altus trong 24 Tháng Ba, 2009, 10:01:33 pm
Cái B-52 của Phạm Tuân ta claim nhưng Mỹ không confirm, hoặc như trận 10/05/72 ta claim 5 F-4 còn Mỹ chỉ confirm 2. Trong cái bảng của ACIG thì confirmed ráo.

Đâu, nó vẫn để màu trắng, unconfirmed đấy chứ. Màu xanh lá mới là confirmed.

Trích dẫn
Nhân vụ này, em đang nghĩ là ta nên xây dựng 1 bảng mới, các bác thấy thế nào nhỉ ::)

Ủng hộ!



Tiêu đề: Phi công MiG-17 và MiG-21, “sát thủ” diệt “Con Ma”, “Thần Sấm"
Gửi bởi: trachvandung trong 01 Tháng Tư, 2009, 02:54:49 pm
S. Sherman & Diego Fernando Zampini

Ngày 23 tháng Tám 1967, lúc 14 giờ, một trận tập kích đường không nữa của Không lực Hoa Kỳ vào thủ đô ở miền Bắc của Việt Nam đang được tiến hành.

Do lực lượng được phái đi rất đông (40 máy bay, bao gồm các máy bay Thần sấm F-105 mang theo bom, F-105F làm nhiệm vụ chế áp các dàn rađa điều khiển tên lửa SAM của Việt Nam và các Con Ma F-4 đi làm nhiệm vụ hộ tống), tổ bay của một trong những chiếc F-4D, Charles R. Tyler (phi công) và Ronald M. Sittner (sỹ quan hỏa lực) của phi đội chiến thuật 555 thuộc phi đoàn chiến thuật 8, cảm thấy rất tự tin. Họ không trông đợi sự tiếp đón của MiG, có vẻ như đã bị tê liệt sau những trận không chiến ác liệt chống lại F-4 của Phi đoàn 8 cuối tháng Năm và đầu tháng Sáu. Tyler nghe trong rađiô tiếng của một phi công của chiếc F-105D (Elmo Baker) thông báo rằng anh ta bị MiG tấn công và phải nhảy dù. Tyler còn đang cố tìm xem đồng đội đang ở đâu thì một tiếng nổ lớn làm rung chuyển cả máy bay, Tyler mất khả năng điều khiển nó và bị bắn bật ra ngoài. Treo lơ lửng dưới những múi dù, anh ta nhìn thấy chiếc F-4 bốc cháy rơi xuống rừng rậm, còn người sỹ quan hỏa lực thì không thấy nhảy dù ra – Sittner đã bị giết bằng chính quả tên lửa đã bắn vào máy bay. Cả Tyler và Baker đều bị bắt bởi lính Bắc Việt ngay khi tiếp đất.

Cả hai máy bay Mỹ đều bị bắn hạ bởi tên lửa không đối không R-3S Atoll của hai chiếc MiG-21PF “Fishbed” (Tên Mỹ đặt cho MiG-21) của Trung đoàn 921 của Quân chủng Không quân (Lực lượng không quân Việt Nam) lái bởi Nguyễn Nhật Chiêu và Nguyễn Văn Cốc. Hai chiếc F-4 khác cũng bị hạ, mà không đi kèm bất kỳ thiệt hại nào của MiG. Quả là một ngày chiến đấu thành công của họ.

Trong khi chỉ có hai phi công Mỹ trở thành Át trong chiến tranh Việt Nam, Randy “Duke”(1) Cunningham (Hải quân Hoa Kỳ) và Steve Ritchie (Không lực Hoa Kỳ) thì có đến 16 phi công Việt Nam đạt được danh hiệu tự hào đó. Nguyễn Văn Cốc là Át chủ bài dẫn đầu của nhóm các phi công này, với thành tích 9 máy bay Mỹ (7 máy bay và 2 chiếc “xe trên trời không người lái” Firebees). Trong số 7 chiếc của anh, có 6 chiếc được chính thức xác nhận bởi Không lực Hoa Kỳ, nhưng chúng ta có thể ghi thêm vào đó một chiếc thứ 7 nữa, chiếc F-102A của phi công Mỹ Wallace Wiggins (chết) bị hạ ngày 3 tháng Hai năm 1968, được kiểm tra chính xác bởi Không quân Việt Nam. Bỏ qua hai “con ong ngớ ngẩn” không người lái, thì Nguyễn Văn Cốc vẫn là phi công “đỉnh” nhất trong chiến tranh trên bầu trời Bắc Việt vì không có bất cứ một phi công Mỹ nào đạt được thành tích hạ trên 5 chiếc.

Vậy thì tại sao các phi công Việt Nam lại ghi được nhiều bàn thắng hơn các phi công Mỹ? Có lẽ lý do đầu tiên là số lượng. Trong năm 1965, Không quân Việt Nam chỉ có 36 chiếc MiG-17 với một số lượng tương đương phi công, thì đến 1968 họ đã có tới 180 chiếc MiG và 72 phi công. Sáu “tiểu đội” phi công dũng cảm này phải đối mặt với 200 chiếc F-4 của các phi đoàn 8, 35 và 366;  khoảng 140 chiếc Thần sấm F-105 của các phi đoàn 355 và 388 của Không lực Hoa Kỳ và khoảng 100 chiếc của Hải quân Hoa Kỳ (F-8, A-4 và F-4) từ tàu sân bay “Yankee Station” trực chiến trong Vịnh Bắc Bộ, kiêm cả các nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động không kích (EB-6B – gây nhiễu; HH-53 – cứu phi công nhảy dù; “Skyraider” yểm hộ hai loại trên).

Như vậy, phi công Việt Nam rõ ràng là “bận rộn” hơn đối thủ, và đồng thời họ dễ dàng tìm được mục tiêu để diệt hơn, và quan trọng là họ chiến đấu với tinh thần “chiến đấu đến khi hy sinh”. Họ không cần phải về nhà, vì đây đã là nhà của họ rồi – Tổ quốc. Phi công Mỹ cứ sau 100 chuyến xuất kích lại được về thăm nhà, ngoài ra còn được về để huấn luyện, để nhận lệnh hoặc trăm thứ việc linh tinh khác. Khi quay lại, không phải ai cũng sẵn sàng chiến đấu.



Tiêu đề: Re: Phi công MiG-17 và MiG-21, “sát thủ” diệt “Con Ma”, “Thần Sấm"
Gửi bởi: trachvandung trong 01 Tháng Tư, 2009, 02:56:44 pm
Vậy thì đặc điểm của chiến thuật của hai bên là gì? Bởi vì Không lực Hoa Kỳ đã không tấn công tiêu diệt được các dàn rađa và trung tâm chỉ huy bay của Bắc Việt (lúc đó họ cho rằng được sự cố vấn của các chuyên gia quân sự Liên Xô hoặc Trung Quốc), người Việt Nam đã dẫn các máy bay tiêm kích đánh chặn của họ một cách tài tình với chiến thuật “du kích”, mai phục trên bầu trời. Những chiếc MiG nhanh như cắt và bất ngờ tấn công vào đội hình không quân Hoa Kỳ từ nhiều hướng khác nhau (thông thường, MiG-17 đánh vỗ mặt, MiG-21 đánh từ phía sau). Sau khi bắn rơi một vài chiếc trong đội hình Mỹ, bắt các máy bay cường kích F-105 phải hấp tấp ném bom trước khi đến mục tiêu, không chờ đợi sự phản ứng của đối phương, các máy bay MiG biến mất. Chiến thuật “không chiến du kích” của không quân Việt Nam đã rất thành công.

 Chiến thuật này nhiều khi lại được sự hậu thuẫn của chính những thói quen thủ cựu đến kỳ quặc của không lực Hoa Kỳ. Ví dụ, vào cuối năm 1966, đội hình tấn công của F-105 đã bay hàng ngày ở một giờ cố định, trên một đường bay cố định và dùng những mật hiệu gọi nhau trong khi bay không thay đổi, lặp đi lặp lại trong rađiô. Các chỉ huy không quân Bắc Việt Nam đã không bỏ lỡ cơ hội: vào tháng Chạp năm 1966, các phi công MiG-21 của Trung đoàn 921 đã chặn được tụi Thần sấm trước khi họ gặp được các tốp F-4 hộ tống, bắn rơi 14 chiếc F-105 mà chẳng mất chiếc nào. Đợt chiến đấu này kết thúc vào ngày 2 tháng Giêng năm 1967 khi Đại tá Robin Olds tiến hành chiến dịch “Bolo”.
Về huấn luyện

Giữa thập kỷ 1960, các phi công Mỹ được tập trung huấn luyện sử dụng tên lửa không đối không (như các loại AIM-7 Sparrow (dẫn đường bằng rađa) và AIM-9 (dẫn đường bằng hồng ngoại)) để giành chiến thắng trong không chiến. Tuy nhiên, họ đã “quên” rằng người phi công ngồi trong khoang lái quan trọng hơn vũ khí họ sử dụng rất nhiều. Nhưng không quân Việt Nam rất biết điều đó, họ huấn luyện và cùng với các phi công của họ khai thác tính năng thế mạnh của những chiếc MiG 17, 19 và 21: nhanh nhẹn, cơ động, sử dụng lối đánh gần, khi mà những chiếc Con ma và Thần sấm hoàn toàn bất lực. Chỉ cho đến năm 1972, khi chương trình “Top Gun” cải thiện kỹ năng không chiến của các phi công Mỹ trong Hải quân Hoa Kỳ như Randall Cunningham, và sự xuất hiện của chiếc F-4E tích hợp khẩu cà-nông 20mm “Núi lửa” (Vulcan) thì tình hình mới được cải thiện.

Cuối cùng, với mật độ đông đúc máy bay Mỹ trên bầu trời, với cái nhìn của các phi công Việt Nam thì đó là một “chiến trường giàu mục tiêu”, còn với các phi công Mỹ thì Việt Nam là một “mảnh đất nghèo đói”. Các phi công Mỹ không có đủ mục tiêu để có thể san bằng tỷ số, bởi vì làm gì có chiếc MiG nào ở xung quanh mà tiêu diệt! Thời đó, Không quân Việt Nam chưa bao giờ có quá 200 chiếc máy bay chiến đấu.

Tất cả những yếu tố đó đã tạo ra nhiều Át Việt Nam hơn là Át Hoa Kỳ, và tạo điều kiện cho các phi công Át Việt Nam ghi được nhiều bàn thắng hơn các đối thủ Mỹ. Nói một cách chính thức thì có 16 phi công Át Việt Nam trong toàn bộ cuộc chiến tranh Việt Nam (13 người là phi công MiG-21, chỉ có 3 người là phi công MiG-17 và không có Át MiG-19). Trong danh sách dưới đây, con số trong ngoặc đơn ở cột “Chiến công” là số liệu được Không lực Hoa Kỳ chính thức xác nhận, và do đó trên thực tế số “bàn thắng” có thể cao hơn.

Các phi công Át MiG-17 và MiG-21 trong chiến tranh Việt Nam:

(http://i733.photobucket.com/albums/ww340/ngocsondlbn/b.jpg)


Tiêu đề: Re: Phi công MiG-17 và MiG-21, “sát thủ” diệt “Con Ma”, “Thần Sấm"
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 01 Tháng Tư, 2009, 03:23:36 pm
...từ tàu sân bay “Yankee Station” ....

Không có tàu sân bay nào tên thế đâu! đó là tên gọi vị trí của cụm các hạm tàu Mỹ, đánh dấu trên hải đồ, nơi các tàu của hạm đội 7 Mỹ neo đâu ở ngoài khơi vịnh Bắc bộ, tọa độ vị trí Yankee Station trên biển này (bao gồm các tàu sân bay và tàu hỗ trợ khác) có thể xê dịch lên/xuống chứ không cố định. Trong KCCM, Quân chủng PKKQ phải trinh sát kỹ thuật bám sát trạm này để có ý đồ tác chiến phù hợp.


Tiêu đề: Re: Phi công MiG-17 và MiG-21, “sát thủ” diệt “Con Ma”, “Thần Sấm"
Gửi bởi: trachvandung trong 01 Tháng Tư, 2009, 03:29:16 pm
Phải nói thêm rằng, đây là những chiến công của các phi công dũng cảm, các dũng sỹ trên bầu trời đã phải đối mặt với một lực lượng không quân hùng mạnh nhất thế giới để bảo vệ Tổ quốc họ, và họ rất biết rằng mình đang đối mặt với ai.
 
Đại tá Toon là ai?
Người đọc Hoa Kỳ rất có thể đã từng nghe về người phi công Át huyền thoại của Việt Nam, đại tá Toon (hoặc Tomb). Nhưng vì sao ông không có trong danh sách ở đây? Bởi vì ông ta đúng là chỉ có trong “huyền thoại”. Chẳng có phi công nào là Đại tá Toon của Không quân Việt Nam, ông ta là nhân vật tưởng tượng của các phi công Mỹ và thường xuyên được họ đưa ra làm đề tài chuyện phiếm. Như là một thiện ý của các phi công Mỹ, đại tá Toon là một sự tổng hợp của các phi công giỏi của Việt Nam, giống như những “nghệ sỹ sôlô” ném bom đơn độc ban đêm trong chiến tranh thế giới II được gọi là “máy giặt Sác-li” vậy. 
 
Nguyễn Văn Bảy
Khi Trung đoàn không quân tiêm kích 923 được thành lập ngày 7 tháng Chín năm 1965, Nguyễn Văn Bảy là một trong những học viên được lựa chọn để học lái MiG-17 Fresco. Khóa học kết thúc tháng Giêng năm 1966, và người trung úy trẻ tuổi nhanh chóng được tham gia vào cuộc đối mặt với Không lực Hoa Kỳ.
Ngày 21 tháng Giêng năm 1966, bốn chiếc MiG-17 của Trung đoàn không quân tiêm kích 923 “túm được” một chiếc máy bay trinh sát RF-8A cùng với mấy gã hộ vệ F-8 Crusader (Hiệp sỹ thánh chiến) của phi đội 211 Hoa Kỳ. Mặc dù đội “Hiệp sỹ thánh chiến” bắn rơi được hai chiếc MiG, Nguyễn Văn Bảy vẫn ghi được bàn thắng đầu tiên của mình bằng một chiếc F-8E của Cole Black, người sau đó nhảy dù và bị bắt làm tù binh. Quan trọng hơn, các phi công Việt Nam đã lập được chiến công của họ: Bảy và người chỉ huy, phi công Phan Thành Trung trong vai trò của người chỉ huy đội đã bắn hạ một chiếc RF-8A. Người phi công, Leonard Eastman sau đó cũng bị bắt làm tù binh.
Một tuần sau đó, ngày 29 tháng Sáu, Bảy cùng ba phi công MiG-17 khác tham gia vào trận đánh với các máy bay F-105D đang tới đánh vào kho xăng Đức Giang (Hà Nội), và (cùng với Phạm Văn Túc) Nguyễn Văn Bảy bất ngờ hạ luôn một chiếc F-105D. Người phi công bị hạ chính là tốp trưởng, thiếu tá Murphy Neal Jones sau đó bị bắt làm tù binh. 

Trận đánh giòn giã nhất của Nguyễn Văn Bảy là vào ngày 24 tháng Tư năm 1967. Cùng với người biên đội trưởng, biên đội bất ngờ, bí mật cất cánh từ sân bay dã chiến Kiến An, đưa những chiếc MiG-17 vào trận “tiếp đón” các máy bay của hải quân Hoa Kỳ vào đánh cảng Hải Phòng. Bảy tiếp cận một chiếc F-8C của Phi đội 24 và dùng khẩu cà-nông 37mm của mình bắn nó vỡ tan thành từng mảnh. Chiếc F-8C  số hiệu 146915 do thiếu tá hải quân E.J.Tucker bốc cháy và vỡ vụn. E.J.Tucker nhảy dù và bị bắt (nhưng sau đó chết trong khi bị giam). Những chiếc F-4B của Phi đội 114 hộ tống tìm cố gỡ bàn bằng cách lao vào công kích Bảy, nhưng người trợ thủ của Bảy, Nguyễn Thế Hơn đã kịp báo cho anh, Bảy tài tình ngoặt gấp tránh được tất cả những cú phóng tên lửa của máy bay Mỹ. Sau đó chính anh lại lao chiếc MiG-17 Fresco của mình về phía một chiếc F-4 Con Ma, hạ nó bằng pháo (Tổ bay, các thiếu tá hải quân C.E. Southwick và Ens. J.W. Land nhảy dù và được cứu, vẫn nghĩ rằng mình bị bắn rơi bởi pháo cao xạ phòng không). Ngày hôm sau 25 tháng Tư, biên đội của Bảy lại tiếp tục ghi bàn, bắn hạ hai chiếc A-4 mà chẳng bị thiệt hại gì. Cả hai chiến công của họ đều được xác nhận chính thức bởi Hải quân Hoa Kỳ: chiếc A-4C số hiệu 147799 trung úy Stackhouse (bị bắt làm tù binh) – rơi xuống trước mũi súng của Bảy và chiếc thứ hai, chiếc A-4C số hiệu 151102, lái bởi trung úy hải quân A.R. Crebo (được cứu thoát). Bảy được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng quân đội vì kỹ thuật bay và tinh thần dũng cảm trong chiến đấu, và cả do sự chỉ huy biên đội tài tình. Đầu năm 1972, Bảy cùng với người đồng đội Lê Xuân Di được các chuyên gia Cuba huấn luyện trong chống tàu chiến, và họ quả là những học trò giỏi. Ngày 19 tháng Tư năm 1972, họ tấn công hai chiếc Khu trục hạm USS Oklahoma City và Highbee, đang làm nhiệm vụ pháo kích thành phố Vinh. Trong khi Bảy bắn bị thương nhẹ chiếc thứ nhất, Lê Xuân Di đã thả một quả bom 500 bảng (hơn 200 kg) BETAB-250 trúng tháp chỉ huy phía sau chiếc thứ hai. Đây là trận bị tấn công từ trên không đầu tiên của Hạm đội Bảy Hải quân Hoa Kỳ kể từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới 2.     


Tiêu đề: Re: Phi công MiG-17 và MiG-21, “sát thủ” diệt “Con Ma”, “Thần Sấm"
Gửi bởi: trachvandung trong 01 Tháng Tư, 2009, 03:31:15 pm
...từ tàu sân bay “Yankee Station” ....

Không có tàu sân bay nào tên thế đâu! đó là tên gọi vị trí của cụm các hạm tàu Mỹ, đánh dấu trên hải đồ, nơi các tàu của hạm đội 7 Mỹ neo đâu ở ngoài khơi vịnh Bắc bộ, tọa độ vị trí Yankee Station trên biển này (bao gồm các tàu sân bay và tàu hỗ trợ khác) có thể xê dịch lên/xuống chứ không cố định. Trong KCCM, Quân chủng PKKQ phải trinh sát kỹ thuật bám sát trạm này để có ý đồ tác chiến phù hợp.

Bài này tui sưu tầm thui tác giả của nó là : S. Sherman & Diego Fernando Zampini


Tiêu đề: Re: Phi công MiG-17 và MiG-21, “sát thủ” diệt “Con Ma”, “Thần Sấm"
Gửi bởi: trachvandung trong 01 Tháng Tư, 2009, 03:33:42 pm
Nguyễn Đức Soát
Một trong những khả năng xuất sắc của Không quân Việt Nam là việc các phi công thành công có thể truyền kinh nghiệm của mình cho các phi công trẻ. Đó là trường hợp của Nguyễn Đức Soát. Là một phi công tiêm kích MiG-21 trẻ măng của Trung đoàn 921, và thày giáo của anh chính là những phi công “nóng” nhất của Không quân Việt Nam: Phạm Thanh Ngân (hạ 8 chiếc) và “con người siêu phàm” Nguyễn Văn Cốc (9 trận thắng). Soát không cần gì nhiều hơn thế nữa. Trong khi còn chưa lập được chiến công, anh thu thập kinh nghiệm cho mình. 
Tham gia vào thành phần Trung đoàn không quân tiêm kích 927, khi chiến dịch “Linebacker I” bắt đầu tháng Năm năm 1972, Soát đã hoàn toàn sẵn sàng “trình diễn” những kỹ năng của mình. Ngày 23 tháng Năm, anh “ghi bàn” lần đầu tiên, bắn hạ chiếc A-7B Corsair II của Hải quân Hoa Kỳ bằng pháo 30mm. Phi công Charles Barnett bị chết.
Ngày 24 tháng Sáu, hai chiếc MiG-21 của Nguyễn Đức Nhu và Hà Vinh Thanh cất cánh ở sân bay Nội Bài vào lúc 15 giờ 12 phút để đánh chặn một tốp Con Ma lên không kích nhà máy gang thép Thái Nguyên. Đội hình hộ tống Mỹ nhanh chóng phản ứng và nghênh chiến. Nhưng hai chiếc MiG đó chỉ là mồi nhử, vì bất ngờ hai chiếc MiG-21PFM của Trung đoàn 927 xuất hiện: Nguyễn Đức Soát (biên đội trưởng hai chiếc) và Ngô Duy Thu (hộ vệ), lao từ đâu tới tấn công đội hình F-4 hộ tống. Bắn bằng quả tên lửa không đối không có đầu dẫn nhiệt R-3S Atoll, Soát hạ chiếc F-4E của  David Grant và William Beekman, Thu cũng hạ một chiếc Con Ma khác.
 
Ba ngày sau, Soát và Thu lại kín đáo cất cánh từ sân bay Nội Bài vào 11 giờ 53 phút để đánh chặn một tốp 4 chiếc F-4, nhưng vẫn biết rằng còn có 8 chiếc Con Ma khác đang bay tới, họ không thể bị “mắc kẹt”(2) lại ở giữa hai tốp đó. Họ ngoặt lại, vọt lên độ cao 5000 mét và chờ đợi. Sự kiên nhẫn đã được đền đáp, họ “túm” được cặp F-4 đi sau cùng. Cả Soát và Thu đều mỗi người hạ một chiếc bằng tên lửa R-3. Hai phi công Mỹ “nạn nhân” của Soát là Miller và McDow bị bắt làm tù binh.
Ngày 26 tháng Tám 1972, Nguyễn Đức Soát lập công xuất sắc bắn hạ một chiếc Con Ma duy nhất của Lực lượng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Sỹ quan chống rađa của chiếc F-4J được cứu nhưng người phi công xấu số Sam Cordova thì thiệt mạng. Soát ghi chiến công cuối cùng của mình vào ngày 12 tháng Mười năm 1972, khi anh “giật phăng” khỏi bầu trời chiếc F-4E của Myron Young và Cecil Brunson (bị bắt làm tù binh).
Cùng với Nguyễn Văn Cốc và các phi công cựu chiến binh khác của Không quân nhân dân Việt Nam, Soát là một huyền thoại sống bởi những chiến công dũng cảm và kỹ thuật bay tuyệt vời của mình hơn ba mươi năm trước.
 
(1) Duke: công tước, tiếng lóng: nắm đấm
(2) Nguyên văn: bị kẹp như giữa hai miếng sandwitch.


Tiêu đề: Re: Phi công MiG-17 và MiG-21, “sát thủ” diệt “Con Ma”, “Thần Sấm"
Gửi bởi: trachvandung trong 01 Tháng Tư, 2009, 03:34:51 pm
Tám huy hiệu của Bác Hồ tặng Thượng tướng Phạm Thanh Ngân

… Trong cuộc đời binh nghiệp của tướng Phạm Thanh Ngân, có một điều khá thú vị là phần lớn những kỷ vật của ông đều gắn với những kỷ niệm về Bác Hồ: Ông được Bác Hồ tặng tám chiếc huy hiệu, vì tám lần bắn rơi tám chiếc máy bay. Ông cũng là một trong những Anh hùng không quân được trực tiếp gặp Bác Hồ, được Bác tặng chiếc đồng hồ có khắc chữ ở mặt sau “Bác Hồ tặng Phạm Thanh Ngân, tháng 12 năm 1968”…
… Phạm Thanh Ngân bắt đầu tham gia chiến đấu từ tháng 6 năm 1966, khi địch đánh kho xăng Đức Giang ( Hà Nội) và Thượng Lý (Hải Phòng)…mở đầu bước leo thang mới đánh phá hệ thống xăng dầu và Thủ đô Hà Nội. Lúc đầu Phạm Thanh Ngân rất bỡ ngỡ, vì ngay cả ở dưới mặt đất còn chưa đánh địch bao giờ huống chi đánh chúng ở trên trời. Được đồng chí Trần Hanh truyền đạt cho một số kinh nghiệm, nhưng khi gặp địch trận đầu, địch rất đông, gấp hàng chục lần máy bay của ta, lần đầu tiên tham gia chiến đấu, Ngân không bắn rơi được máy bay Mỹ nào. Đến khoảng tháng 10, tháng 11 năm 1967, Phạm Thanh Ngân tham gia các trận chiến đấu dồn dập hơn. Lại được Nguyễn Văn Cốc bay cùng. Hai người thường bay yểm hộ cho nhau.
Máy bay Mỹ mỗi khi đi đánh phá miền Bắc, tốp đi đầu là bọn cường kích F-105, theo sau là máy bay F-4, F-4C để yểm hộ. Thời gian đầu, Phạm Thanh Ngân không bắn được máy bay cường kích của địch. Mục tiêu lúc đó đặt ra là phải làm sao bắn rơi được bọn cường kích để chúng không ném bom phá hoại miền Bắc được, nhất là Hà Nội. Trận ngày 18 tháng 11 năm 1967, Phạm Thanh Ngân phối hợp với tên lửa đánh một trận rất hay. Hôm đó một tốp máy bay của địch gồm 12 chiếc F-105 và 4 chiếc F-4 bám sau, xuất hiện trên bầu trời Yên Bái- Phú Thọ. Chúng bay từ Thái Lan sang, vòng xuống núp sau dãy núi Tam Đảo hướng vào Hà Nội. Sau khi phát hiện mục tiêu, Ngân nhanh chóng thông báo và lệnh cho máy bay số 2 công kích tốp  cường kích bên phải còn mình xông thẳng vào tốp bên trái, mặc dù biết phía sau máy bay F-4 của địch đang bám theo. “Tôi đột ngột tăng tốc độ, phóng một quả tên lửa thứ nhất vào tốp đi đầu, sau ít giây, máy bay địch bốc cháy. Lúc này tốc độ tiếp cận rất lớn, tôi cho máy bay vọt  lên rồi phóng quả tên lửa số 2 tiêu diệt chiếc F-105 thứ 2 của địch. Cùng lúc, máy bay số 2 cũng phóng tên lửa vào tốp máy bay bên phải, một máy bay địch trúng đạn bốc cháy”, ông nhớ lại. Trận đó biên đội của Ngân bắn rơi 3 chiếc, tên lửa đối không của ta cũng hạ được 6 chiếc, trong đó có một chiếc F-105 do một tên đại tá phi công Mỹ lái. Đây là trận đánh hiệp đồng tuyệt đẹp của không quân và tên lửa phòng không. Trong 2 ngày tiếp theo, biên đội của Ngân bắn rơi thêm 2 chiếc nữa…”.
 
Với thành tích bắn rơi 8 máy bay Mỹ, chỉ huy đơn vị bắn rơi 8 chiếc khác, Phạm Thanh Ngân được Nhà nước tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang năm 1969. Từ năm 1989 đến năm 1996, ông là Tư lệnh Quân chủng Không quân. Từ năm 1998 đến năm 2001, ông là Chủ nhiệm Tổng cục Chinh trị. Khi đã là Uỷ viên Bộ Chính trị, Thượng tướng- Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, ông vẫn nhớ như in những ngày tháng chiến đấu oanh liệt đó. Hiện ông là Trưởng ban chỉ đạo tổng kết chiến lược về quân sự và quốc phòng trực thuộc Bộ Chính trị.
 
Thượng tướng Phạm Thanh Ngân hồi tưởng: “Tôi kể xong, bác Phạm Văn Đồng hỏi tiếp: “Thế đồng chí lái được loại máy bay gì?” Tôi trả lời: “Thưa Bác, cháu lái được MIG 17 và MiG-21”. Bác Đồng lại hỏi: “Thế đồng chí lái máy bay nào tốt hơn”. Tôi trả lời: “Thưa bác, cháu lái máy bay MiG-21 tốt hơn ạ!”. Bác Đồng lại hỏi: “Thế đồng chí bay được bao nhiêu giờ rồi?”. Tôi đáp: “Thưa, được khoảng 200 giờ ạ!”. Thế số anh em mới về lái có tốt không?. Tôi trả lời: “Dạ thưa, số anh em mới về trẻ, khoẻ có kiến thức nhưng chưa có kinh nghiệm thực tiễn. Các đồng chí ấy tương lai sẽ rất giỏi ạ !”…
 
(Bá Kiên - Trần Dương)


Tiêu đề: Re: Phi công MiG-17 và MiG-21, “sát thủ” diệt “Con Ma”, “Thần Sấm"
Gửi bởi: trachvandung trong 01 Tháng Tư, 2009, 03:36:10 pm
Bảo vệ cầu Long Biên
 
… Không quân Nhân dân Việt Nam đã cất cánh hàng trăm lần chiếc, chiến đấu bảo vệ Hà Nội, bảo vệ cầu Long Biên. Tôi nhớ mãi trận đánh bảo vệ Hà Nội ngày độc lập 2-9-1972. Hôm đó, chúng tôi được phổ biến, bọn Mỹ sẽ tổ chức đánh  lớn Thủ đô Hà Nội, nhằm phá hoại ngày lễ độc lập của ta. Mới sáng sớm, hai chiếc F-4 đã lượn qua Hòa  Bình- Mộc Châu. Tàu cấp cứu, trực thăng, được lệnh tiến vào khu vực cứu nạn, 10 giờ 30 phút, máy bay mang bom xuất hiện. Biên đội hai chiếc MiG- 21 cất cánh từ sân bay Nội Bài chặn địch ở hướng Tây Nam, một biên đội MiG-19 do Hoàng Cao Bổng và Nguyễn Văn Quảng cất cánh ra khu vực Việt Trì. Địch vào rất đông. Nhưng hai gọng kìm của Không  quân  ta với lợi  thế cơ động, bất ngờ đã băm nát đội hình của địch, hai chiếc MiG- 21 thu hút toàn bộ tiêm kích hướng về Hoà Bình. ở Việt Trì, 12 chiếc F-4  mang bom từ phía Tây theo đường số 2 tiến vào Hà Nội, gặp biên đội MiG - 19, đã chờ sẵn. Trong chớp mắt, ngay loạt đạn đầu, Hoàng Cao Bổng bắn rơi một chiếc F-4.
Bọn Mỹ thả bom khẩn cấp, trở thành những chiếc tiêm kích không chiến với MiG-19. Bổng  yểm hộ cho Quảng quần nhau với bọn Mỹ. MiG- 19 nhiều lần tiếp cận, chiếm được góc trong, nhưng không bắn được. Cuộc không chiến ác liệt, không gian như nứt ra, bọn Mỹ quyết bắn rơi MiG - 19. Nhưng, hai chiếc MiG của ta yểm hộ nhau rất  tốt. Chớp thời cơ một chiếc F-4 lỏng tay lái, Nguyễn Văn Quảng đè đầu chiếc F-4D, xả một tràng đạn cắt  chiếc F-4D làm hai tên giặc lái không kịp nhảy dù…
 
Lê Thành Chơn


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 24 Tháng Bảy, 2009, 12:50:51 pm
Cái B-52 của Phạm Tuân ta claim nhưng Mỹ không confirm, hoặc như trận 10/05/72 ta claim 5 F-4 còn Mỹ chỉ confirm 2. Trong cái bảng của ACIG thì confirmed ráo.

Đâu, nó vẫn để màu trắng, unconfirmed đấy chứ. Màu xanh lá mới là confirmed.

Trích dẫn
Nhân vụ này, em đang nghĩ là ta nên xây dựng 1 bảng mới, các bác thấy thế nào nhỉ ::)

Ủng hộ!

Nhân có hàng về ;D, em xin quay trở lại với kế hoạch này.

Mục tiêu dự kiến:
(i) Xây dựng thống kê tổn thất dựa trên tài liệu cả 2 phía
(ii) Tìm hiểu chiến thuật không chiến của các bên.

Rất mong được sự trợ giúp của các bác.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 24 Tháng Bảy, 2009, 12:51:49 pm
Một số tài liệu có thể tham khảo:

1. Chính sử của QC PKKQ:
- LS KQNDVN 1949-1977.
- LS sư đoàn KQ 371 (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=507)
- LS trung đoàn 921.
- LS trung đoàn 923 (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=4597)
- LS trung đoàn 927 (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=4086)
- LS dẫn đường KQ (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=3283)
- LS ngành KT KQ.
- LS QC PKKQ T2 (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=6728.0) và T3 (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=5473.0).

2. Tài liệu của phương Tây:
- Clashes: Air Combat over North Vietnam 1965-1972, 1 phần đã được dịch và thảo luận ở đây (http://ttvnol.com/quansu/502252/trang-100.ttvn) và đây (http://ttvnol.com/forum/gdqp/499981/trang-1.ttvn).
- Vietnam Air Losses.
- Aces and Aerial Victories: The USAF in SEA, 1965-1973 (http://www.airforcehistory.hq.af.mil/Publications/fulltext/aces_aerial_victories.pdf)
- The Tale of Two Bridges and the Battle for the Skies over North Vietnam (http://www.airforcehistory.hq.af.mil/Publications/fulltext/tale_of_two_bridges.pdf)
- A War Too Long: The History of the USAF in Southeast Asia, 1961-1975 (http://www.airforcehistory.hq.af.mil/Publications/fulltext/a_war_too_long.pdf)
- To Hanoi and Back: The United States Air Force and North Vietnam1966–1973 (http://www.airforcehistory.hq.af.mil/Publications/fulltext/ToHanoiAndBack.pdf)
- F-4 Phantom II vs MiG-21: USAF & VPAF in the Vietnam War (Duel) (http://www.mediafire.com/?h4olzm0mmn2)


3. Series của Osprey Combat Aircraft: down trực tiếp tại đây (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=501.0) hoặc bằng torrent tại đây (http://www.demonoid.com/files/download/HTTP/1328365/25165750).
- Mig-21 Units Of The Vietnam War.
- MiG-17 and MiG-19 Units of the Vietnam War.
- F-8 Crusader Units Of The Vietnam War.
- US Navy F-4 Phantom II Mig Killers 1965-1970.
- US Navy F-4 Phantom II Mig Killers 1972-73.
- US Navy A-7 Corsair II Units Of The Vietnam War.
- USAF F-4 Mig Killers 1972-73.
- USAF F-4 and F-105 MiG Killers of the Vietnam War 1965-1973.
- US Navy And Marine Corps A-4 Skyhawk Units Of The Vietnam War.

4. Khác:
- Phi công tiêm kích, hồi ký đại tá Lê Hải (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=5675.0)


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: altus trong 25 Tháng Bảy, 2009, 05:58:17 am
Bổ sung thêm một vài tài liệu.

Air War Over North Vietnam: The Vietnamese People's Air Force: 1949-1977 - Vietnam Studies Group Series (6075) [ILLUSTRATED] (Paperback)
by Istvan Toperczer (Author), Don Greer (Colorist), Ernesto Cumpian (Colorist), David W. Smith (Colorist)

(http://g-ecx.images-amazon.com/images/G/01/ciu/b7/e9/472aeb6709a057a2fc861110.L.jpg)

Một số tài liệu nghiên cứu trong khuôn khổ Project CHECO (http://virtual.clemson.edu/caah/history/FacultyPages/EdMoise/airforce.html#roll), có online  ở Lubbock (theo thư mục của Ed Moise)

Rolling Thunder: March-June 1965. v, 83 pp. The text has been placed on-line in the Virtual Vietnam Archive of the Vietnam Project, at Texas Tech University, in two parts: front matter and pp. 1-37, and pp. 38-83.

Wesley R.C. Melyan and Lee Bonetti, Rolling Thunder, July 1965 - December 1966. viii, 150 pp. The text has been placed on-line in the Virtual Vietnam Archive of the Vietnam Project, at Texas Tech University, in four parts: front matter and pp. 1-27, pp. 28-70, pp. 71-102, and pp. 103-150.

Maj. James Overton, Rolling Thunder, January 1967-November 1968. xi, 53 pp. The text has been placed on-line in the Virtual Vietnam Archive of the Vietnam Project, at Texas Tech University, in two parts: front matter and pp. 1-31, and pp. 32-53.

James B. Pralle, ARC LIGHT, June 1967 - December 1968. xiv, 69 pp., plus more than 200 pages of attached documents. The text.

C. William Thorndale, Interdiction in Route Package One, 1968. 30 June 1969. ix, 72 pp. The text.

Paul W. Elder, Buffalo Hunter, 1970-1972, vol. 1. xiii, 44 pp. The text (sanitized, I think) has been placed on-line in the Virtual Vietnam Archive of the Vietnam Project at Texas Tech University, in two parts: front matter and pp. 1-37, and pp. 38-44 (endnotes and glossary).

M.F. Porter, Linebacker: Overview of the First 120 Days. xii, 83 pp. Most of the text (some of the front matter missing) has been placed on-line in Virtual Vietnam Archive of the Vietnam Project, at Texas Tech University, in a large file that may be slow to download.

Maj. Calvin R. Johnson, Linebacker Operations, September - December 1972. vi, 106 pp. The text has been placed on-line in the Virtual Vietnam Archive of the Vietnam Project at Texas Tech University, in three parts: front matter and pp. 1-40, pp. 41-85, and pp. 87-106.






Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 05 Tháng Mười, 2009, 11:32:30 pm
Những mốc sự kiện chính đối với KQNDVN cho đến trước chiến tranh phá hoại lần thứ nhất


03/03/1955: Ban nghiên cứu sân bay (C47) trực thuộc Bộ Tổng tham mưu được thành lập. Đây được coi là ngày truyền thống của KQNDVN.

26/01/1956: KQNDVN tiếp nhận 5 máy bay đầu tiên do TQ viện trợ gồm 2 Li-2 và 3 Aero 45.

24/01/1959: Thành lập Cục Không quân trên cơ sở Ban nghiên cứu sân bay và Cục Hàng không dân dụng.

01/05/1959: Thành lập trung đoàn vận tải 919. Đây là trung đoàn KQ vận tải đầu tiên của KQNDVN.

30/09/1959: Thành lập trung đoàn huấn luyện 910.

09/1963: 1 phi công KQ Hoàng gia Lào lái máy bay T-28 sang hàng ở sân bay Bạch Mai.

22/10/1963: Thành lập Quân chủng PKKQ trên cơ sở Binh chủng Phòng không và Cục Không quân.

03/02/1964: Thành lập trung đoàn tiêm kích 921 (đoàn Sao Đỏ). Đây là trung đoàn KQ chiến đấu đầu tiên của KQNDVN.

16/02/1964: Tổ bay T-28 mang số hiệu 963 xuất kích tấn công máy bay C-123 chở biệt kích của VNCH. Đây là trận đánh đối không đầu tiên của KQNDVN.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 05 Tháng Mười, 2009, 11:46:08 pm
Trận đánh đối không đầu tiên, ngày 16/02/1964

Theo LS dẫn đường KQ (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=3283.msg67933#msg67933):

Tháng 1 năm 1964, sau khi kiểm tra kỹ lưỡng toàn bộ công tác chuẩn bị, Bộ Tư lệnh Quân chủng quyết định đưa T-28 vào trực chiến. Lần xuất kích đầu tiên, không phát hiện được mục tiêu. Những lần tiếp theo, cũng không suôn sẻ có lần phát hiện được địch, nhưng không bám theo kịp; có lần tiếp cận tốt, lại bắn không trúng... Hiện tượng ra-đa dẫn đường bắt (ta và địch) không liên tục, bị ngắt quãng, tuy không nghiêm trọng nhưng thường xuyên xảy ra. Trong khi đó, máy bay ta tốt, gối không chỉ huy-dẫn đường thông suốt, khí thế đánh địch không hề suy giảm, còn dịch vẫn ngang nhiên quấy rối. Đây là thách thức đầu tiên và cũng là lớn nhất đối với đội ngữ phi công và dẫn đường. Sau nhiều lần tổ chức rút kinh nghiệm, phương án dẫn đường được bổ sung tỉ mỉ hơn, hiệp đồng dẫn đường được thực hiện chặt chẽ hơn và giải pháp "dẫn mò" (dẫn theo suy đoán của dẫn đường sở chỉ huy khi ra-đa bắt ta Và địch không liên tục) cũng được chuẩn bị kỹ càng hơn. Tất cả đều tập trung cao độ cho nhiệm vụ.

23 giờ 30 phút, ngày 15 tháng 2 năm 1964 (Đoàn bay 919 - 45 năm xây dưng và trưởng thành, Nxb Chính trị quốc gia; H.2004, tr.84, ghi: năm 1965), ra-đa vòng ngoài của ta phát hiện có địch. Ít phút sau, đường bay địch bắt đầu được đánh dấu bằng chì xanh trên mạng B1 (mạng ra-đa cảnh giới quốc gia), dọc theo phía đông của dãy Trường Sơn. Sở chỉ huy Quân chủng và tổ bay vào cấp 1.

Sau đó Bộ Tư lệnh Quân chủng nhận được điện báo từ huyện đội Con Cuồng: Có tiếng máy bay địch bay qua vùng trời địa phương, chúng bay đến khu vực Hồi Xuân- Lang Chánh thì chuyển hướng lên Tây bắc. Vậy là địch vào tương đối sát với dự tính của ta. Tại SỞ chỉ huy Quân chủng, trực ban dẫn đường Trần Quang Kính vừa theo dõi địch trên mạng B1 vừa đối chiếu xuống bàn dẫn đường.

Trên hiện sóng của đài 402 tại Đại đội ra-đa dẫn Đường 28 (C-28) ở Hà Đông (Lịch sử Bộ Tham mưu Phòng không - Không quân (1963-2003), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.2003, tr.77), trực ban dẫn đường Đào Ngọc Ngư căng mắt bám theo từng vòng quét. Khi phát hiện mục tiêu trắc thủ ra-đa đã đọc ngay tình báo về Sở chỉ huy Quân chủng cho nhân viên tiêu đồ gần Lê Thành Chơn.

Tại Gia Lâm, tổ bay T-28-963: Nguyễn Văn Ba - Lê Tiến Phước sẵn sàng chờ lệnh.

1 giờ 07 phút ngày 16 tháng 2 năm 1964, Tư lệnh Quân chủng quyết định cho T-28 cất cánh. Trực ban dẫn đường Trần Quang Kính dẫn T-28 bay đúng phương án đã được bổ sung. Phi công Lê Tiến Phước ngồi buồng lái sau, tập trung giữ tốt các số liệu dẫn bay. Sở chỉ huy thông báo đều đặn vị trí ta-địch, mục tiêu bên trái, cự ly 30, 20, 15... km, rồi mục tiêu ở phía trước. Phi công Nguyễn Văn Ba ngồi buồng lái trước, tập trung quan sát. Dưới ánh trăng mờ đầu tháng (ngày 4 tháng Giêng âm lịch), trên nền mây trắng xám, mục tiêu hiện lên, anh báo cáo và quyết định tăng tốc độ tiếp cận. Sở chỉ huy Quân chủng nhắc, không được để mất mục tiêu. Khi còn cách khoảng 500m, phi công Nguyễn Văn Ba thấy rõ hình thù chiếc máy bay vận tải 2 động cơ của địch. Anh ấn nút lên đạn, chiếm vị trí có lợi xin vào công kích và bắn hai loạt. Máy bay địch phụt lửa. Anh bắn tiếp loạt thứ ba thì súng bị tắc đạn (Theo tư liệu của đồng chí Đào Ngọc Ngư: Bắn hết 163/200 viên).  Trực ban dẫn đường Đào Ngọc Ngư cho lệnh thoát ly.

Máy bay địch tròng trành, rồi nghiêng hẳn về bên trái và giảm độ cao rất nhanh. Nó rơi xuống một khu rừng gần biên giới Việt - Lào. Sở chỉ huy dẫn T-28 về sân bay Gia Lâm hạ cánh an toàn. Sau này, một tên biệt kích bị ta bắt đã khai: toàn bộ phi hành đoàn trên máy bay vận tải C-123 của "Không lực Việt Nam Cộng hòa" và toán biệt kích đều đã tử nạn.

Đây là chiến thắng đầu tiên bằng phương tiện chiến đấu trên không, diệt kẻ địch trên không trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Ngành Dẫn đường vô cùng tự hào, ngày 16 tháng 2 năm 1964 là mốc son sang chói, lần đầu tiên trong lịch sử của Không quân nhân dân Việt Nam, ta đã dẫn chặn kích đêm đánh đúng đối tượng, bắn rơi máy bay địch. Đây là nguồn cổ vũ động viên mạnh mẽ cán bộ, chiến sĩ toàn ngành tiếp tục vươn lên, quyết tâm vượt qua những thử thách còn đang ở phía trước của mặt trận trên không sắp mở.

Sau này, do điều kiện khí tài thay thế gặp nhiều khó khăn, T-28-963 phải tạm ngừng hoạt động. Đến tháng 10 năm 1965 không quân ta lại khôi phục kỹ thuật cho T-28- 963, hồi phục bay đêm cho phi công và đưa vào trực chiến (Mệnh lệnh tác chiến của Quân chủng, số. 587/B1 ngày 25 tháng 9 năm 1965).


(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/t-28_963.jpg)

T-28-963 của KQNDVN. Theo MiG-17&MiG-19 Units (Osprey), chiếc T-28 này do trung úy Chert Saibory người Thái thuộc KQ Hoàng gia Lào lái đào thoát sang VN giữa lúc đang tham gia bay biểu diễn.


(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/8/80/T28Trojan_HBRCT.jpg/800px-T28Trojan_HBRCT.jpg)

T-28 Trojan. Thông số kỹ thuật theo wiki: http://en.wikipedia.org/wiki/T-28_Trojan#Specifications_.28T-28D.29


Theo tài liệu của phía bên kia, chiếc C-123 do tổ bay Đài Loan lái chỉ bị thương chứ không rơi:

Ðêm 14/2/1965, SOG gởi công-điện cho toán Bell ở Yên-bái thông-báo toán tăng cường đêm đó sẽ tới và yêu-cầu làm dấu bãi đáp. Ngay lập tức, Bắc Việt mật-báo cho các dàn radar dọc theo Bắc trung phần theo dõi, chẳng bao lâu họ được thông-báo, một chiếc phi-cơ bay qua không phận Thanh-hóa và bay tiếp-tục về hướng Tây-bắc.

Nhận tin-tức cập nhật giờ chót. Bá và Phước cất cánh chiếc T-28 lên Yên-bái để nghênh- cản, họ quan-sát những đám mây dưới cánh <<Ðôi khi chúng tôi bay trên những tầng mây, thấy ánh trăng phản chiếu và nghĩ rằng đó là máy bay địch>> Bá nhớ lại <>

Không có thêm một sự giúp đỡ gì khác từ mặt đất, họ đoán rằng chiếc C-123 sẽ lấy ngọn núi cao nhất trong khu-vực 1.500 m để làm chuẩn để rồi từ đó kiếm ra đîa-điểm thả dù. Họ đoán đúng, sau khi bay vòng trên đỉnh núi vài lần. Phước, ngồi phía sau, nhìn thấy chiếc C-123 <> anh ta la lên <>.

Bá cũng nhìn thấy chiếc C-123 đang nhồi lên, hụp xuống theo áp-suất không-khí. Có thể nhìn thấy ánh đèn ở trong, qua cái bửng sau mở rộng. Lượn chiếc T-28 xuống phía dưới, anh ta từ từ ngóc mũi lên cao, khi còn cách mục-tiêu khoảng 100 m, anh ta hướng mũi đại-liên vào ống hậu-thiêu đỏ rực của một động-cơ và xiết cò. Lằn đạn nhả vòng vèo vào chiếc C-123, trúng động-cơ phía trái và ghim lỗ chỗ lên thân tầu. Theo lời Bá <>.

Tin rằng chiếc C-123 bị bắn rơi, Hà-nội rất hứng-khởi. Nhưng chiếc máy bay của SOG không bị rớt. Vài phút trước cuộc tấn-công, phi-hành đoàn Ðài-loan đã bãi bỏ phi-vụ, bởi vì họ không thể tìm ra đám lửa làm dấu bãi nhẩy của toán Bell. Phi-công, Ð/úy Lee-chin-Yei vừa mới nghiêng cánh về phía Tây thì bị bắn. Khi đạn trúng bình xăng, ông ta đánh vật với cần lái để điều-khiển chiếc máy bay chúi đầu xuống khu rừng bên dưới. Dầu thủy-điều bị chẩy, bánh đáp hạ xuống làm Yei rất là khó-khăn điều-khiển cánh cản gió. Biết rằng phi-cơ không thể bay trở lại Nam Việt-nam, anh ta bay về hướng Nam tới biên-giới Thái-lan.

Phía sau của máy bay. Toán Gecko, tên của toán gồm 7 điệp-viên tiếp-ứng cho toán Bell đang cố bám vào sự sống. Nguyễn-văn-Rư, toán trưởng kêu gọi cả toán bình-tĩnh. Hai BKQ bị thương, một bị miểng vào vai, người thứ hai bị miểng đạn vào mắt cá chân. Nằm sõng-sượt trong vũng máu trên sàn tầu là xác chết của một chuyên-viên thả dù người Ðài-loan !

Chiếc máy bay trúng thương gọi căn-cứ Không-quân Nakhon-Phanom xin đáp khẩn-cấp. Không được như là căn-cứ Không-quân tối-tân của những năm sau này. Nakhon-Phanom vào ngày đó chỉ là một trạm yểm-trợ không-lưu. Chỉ có một ít nhân-viên Không-quân Thái-lan và Hoa-kỳ có mặt, khi chiếc máy bay bị thương lết tới cuối phi-đạo. Khi mặt trời lên, một đám đông tụ-tập quanh chiếc phi-cơ. Trước mặt họ là một chiếc máy bay sơn ngụy-trang, không huy-hiệu, không số đuôi, với một phi-hành đoàn Ðài-loan và một nhóm BKQ vũ-khí trang bị tới tận răng. Chiếc máy bay đó trúng 31 lỗ đạn, hầu hết ở phía đuôi. Viên chức Thái-lan, người cho phép chiếc máy bay cuả SOG hạ cánh không cảm thấy hài lòng một chút nào ! ! !

Sau vài tiếng đồng hồ thương-lượng. Hoa-kỳ cấp-tốc chở phi-hành đoàn và các BKQ về Sàgòn. Phi-hành đoàn Ðài-loan trở về Ðài-bắc và được ân-thưởng huân-chương cao quý nhất cho lòng can-đảm. Toán Gecko bị giải-tán, các toán viên nhập vào một toán mới và được gởi đi tiếp-ứng cho toán Easy ở Sơn-la.

Nguyên-tác Spies & Commandos
Tác-giả Kenneth-Conboy & Dale Andradé


Lược dịch Nguyễn-đức-Tuấn
[/i]

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/67/Fairchild_C-123K_Provider_USAF.jpg/800px-Fairchild_C-123K_Provider_USAF.jpg)

C-123K Provider thuộc KQVNCH. Thông số kỹ thuật theo wiki: http://en.wikipedia.org/wiki/C-123_Provider#Specifications_.28C-123K_Provider.29


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: baoleo trong 06 Tháng Mười, 2009, 07:58:07 am
Nhân có hàng về ;D, em xin quay trở lại với kế hoạch này.
Mục tiêu dự kiến:
(i) Xây dựng thống kê tổn thất dựa trên tài liệu cả 2 phía
(ii) Tìm hiểu chiến thuật không chiến của các bên.
Rất mong được sự trợ giúp của các bác.

Rất tán thành ý này của Chiangshan.
Việc lập bảng đối chiếu quá hay này - khó - nhưng không hẳn là bất khả thi.
Tuy nhiên, baoleo kỳ vọng có thể nâng lên  cấp nữa được không?  Ấy là - phản ứng của các bên - sau khi cuộc chiến đã kết thúc - về cái thống kê của đối phương đưa ra.
Đây có lẽ là "nhiệm vụ bất khả thi" - nhưng ta thử xem  ::)
Nguyên cớ là:
Khi còn ở lính, đã nhiều lần baoleo được nghe mấy cụ cốp khi bình luận về danh hiệu này nọ của 1 số đơn vị đã thốt lên rằng: bao giờ mà tát cạn được biển Đông - thì có khối anh phải vào tù (ý nói là nhiều tay cứ hô lên là đã bắn rơi máy bay giặc - nhưng nó rơi ngoài biển)
Nay, dù chưa tát cạn được biển Đông, nhưng cuộc chiến đã có độ lùi, nhiều tài liệu đã được giải mật, vả lại đã là thời đại Anh tơ nét toàn cầu.
Vậy nên chăng -đã đến lúc ta cố mầy mò xem: phản ứng của các bên -củ tỷ là ta - sau khi có số liệu của đối phương rồi - thì có phản ứng gì không ?



Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: altus trong 06 Tháng Mười, 2009, 02:49:23 pm
Phản ứng khách quan nhất của tụi Mỹ mà tôi từng đọc được là của Ralph Wetterhahn (cái ông mà bác Chơn hư cấu là đã nhận với bác ý vụ B-52 bị Vũ Đình Rạng bắn rơi ý), là "Phi công tiêm kích ở đâu cũng bốc phét như nhau cả thôi."


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: littlerock trong 12 Tháng Mười, 2009, 10:12:56 pm
This video has been removed due to terms of use violation.
Hôm nay em mở mấy cái link trang đầu của bác OldBuff thì đều thấy cái dòng này.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: ChimViet trong 04 Tháng Mười Một, 2009, 11:02:07 am
Gửi hai bác Trucdang và Trâu Già,
Tôi chia sẻ ý định làm Clip quá. Cũng điên tiết vì sách của chúng nó toàn "Mig Killer.." hết, trong khi những thằng đấy đồng thời cũng là "Killed by Mig". Chúng nó có phương tiện, tiền bạc, nhưng cũng chẳng phải để giải trí đâu. Muốn cho bọn trẻ con đánh lại chiến tranh đấy. Ta siêu về tuyên truyền nhưng cũng chẳng lại với các bạn tư bản, nhiều tiền lắm súng, tô vẽ cho chúng nó, rửa nhục thua thằng bé con, nên cũng chẳng từ cách gì để bóp lịch sử.
Không quân mình đánh nó trên thế yếu hơn nhiều, nhưng cũng thắng vẻ vang, xứng đáng là đối thủ của một lực lượng không quân mạnh nhất thế giới. Làm sao cho bọn trẻ biết thêm về những trận đánh trên không của cha anh chúng.
Tôi có thấy bọn trẻ chơi Game cũng đi sưu tầm tư liệu về không quân ta ghê lắm. Bây giờ muốn làm gì trước hết phải có Mạnh thường quân, còn kỹ nghệ IT thì bọn trẻ làm được ngon.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: altus trong 04 Tháng Mười Một, 2009, 05:54:19 pm
Ta siêu về tuyên truyền nhưng cũng chẳng lại với các bạn tư bản, nhiều tiền lắm súng, tô vẽ cho chúng nó, rửa nhục thua thằng bé con, nên cũng chẳng từ cách gì để bóp lịch sử.

Ơ, bác, có gì mà bác bức xúc thế. Con ai nấy khen, xấu che tốt khoe ai cũng như ai cả. Bọn nó viết khách quan được thì nên khen, còn không khách quan thì cũng chả thể trách được (cứ đọc sách ta thì biết  ;) ) Thôi thì bên nào tô bên đấy, để đồng bào cả thế giới đọc được cả hai bên rồi tự kết luận thôi.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: ChimViet trong 04 Tháng Mười Một, 2009, 08:37:15 pm
Ơ bác Altus làm sao thế. Nó không khách quan thì tôi chê, nó nói láo thì tôi ghét, với ta cũng thế thôi. Nếu hòa cả làng thì ta làm diễn đàn này làm gì.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: altus trong 04 Tháng Mười Một, 2009, 09:01:49 pm
Ơ bác Altus làm sao thế. Nó không khách quan thì tôi chê, nó nói láo thì tôi ghét, với ta cũng thế thôi.

À tại vì tôi thấy bác có vẻ hơi dị ứng với chuyện "bóp lịch sử". Nhân chi sơ là tính thích bóp, cái gì hay lịch sử cũng vậy. Dị ứng thế thì mãn tính, tìm kiểu khác chả hơn hở bác.  ;)


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 11 Tháng Mười Một, 2009, 10:09:17 am
Sự kiện và bối cảnh


16/03/1964: Bộ trưởng QP Mỹ McNamara đề xuất tiến hành các hoạt động quân sự nhằm gây sức ép với Bắc VN, trong đó bao gồm các hoạt động không kích trả đũa do KQ VNCH và không kích các mục tiêu quân sự, công nghiệp miền Bắc do KQ Mỹ tiến hành. Ngày 17/03/1964 trong cuộc họp của Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ, Tổng thống Johnson chấp nhận các ý kiến trên và yêu cầu nhanh chóng xây dựng kế hoạch chuẩn bị.

17/04/1964: Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ phê chuẩn kế hoạch chuẩn bị đánh phá 94 mục tiêu quan trọng ở miền Bắc Việt Nam (kế hoạch 37-64).

05/08/1964: Lấy cớ trả đũa việc tàu chiến Mỹ bị HQNDVN tấn công ở "hải phận quốc tế" hôm 02/08 và 04/08, trưa 05/08/1964 HQ Mỹ mở chiến dịch Pierce Arrow với 64 máy bay từ 2 tàu sân bay Constellation, Ticonderoga đánh phá kho dầu thành phố Vinh cùng các căn cứ HQNDVN tại Bãi Cháy (Quảng Ninh), Lạch Trường (Thanh Hóa) và sông Gianh (Quảng Bình). Lực lượng PK VN bắn rơi 1 A-1H và 1 A-4C, tiêu diệt 1 phi công và bắt sống trung úy phi công Everett Alvarez.

06/08/1964: Toàn bộ lực lượng của trung đoàn tiêm kích 921 KQNDVN chuyển từ sân bay Mông Tự (TQ) về sân bay Nội Bài và bắt đầu bước vào trực ban chiến đấu.

07/08/1964: Quốc hội Mỹ phê chuẩn "Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ", cho phép Tổng thống quyền sử dụng các biện pháp cần thiết, kể cả dùng lực lượng vũ trang để "bảo vệ Đông Nam Á".

07/02/1965: Lấy cớ trả đũa việc đặc công VN tập kích trại lính Mỹ và sân bay Pleiku, Mỹ và VNCH mở chiến dịch không kích Flamming Dart I. Trưa 07/02/1965, 49 máy bay của HQ Mỹ từ 2 tàu sân bay Coral Sea, Hancock đánh phá doanh trại của sư đoàn bộ binh 325 QDNDVN ở Đồng Hới (Quảng Bình). Lực lượng PK VN bắn rơi 1 máy bay A-4E, tiêu diệt phi công và bắn bị thương 7 máy bay khác. Đồng thời trưa 08/02/1965, 26 máy bay A-1H của KQ VNCH được các phi đội A-1E và F-100 của KQ Mỹ phối hợp yểm trợ đánh phá khu vực Hồ Xá (Vĩnh Linh) và Đồng Hới (Quảng Bình). Lực lượng PK VN bắn rơi 1 máy bay A-1H của KQ VNCH và bắn bị thương 15 chiếc khác.

11/02/1965: Lấy cớ trả đũa việc đặc công VN đánh bom doanh trại quân Mỹ ở Quy Nhơn,  trưa 11/02/1965 HQ Mỹ tiếp tục mở chiến dịch Flamming Dart 2 với 99 máy bay từ 3 tàu sân bay Coral Sea, Hancock, Ranger đánh phá Đồng Hới (Quảng Bình). Lực lượng PK VN bắn rơi 1 F-8D và 1 A-4C, bắt sống thiếu tá phi công Robert Harper Shumaker.

13/02/1965: Tổng thống Mỹ Johnson quyết định tiến hành mở chiến dịch không kích miền Bắc VN mang tên "Rolling Thunder" nhằm gây sức ép buộc miền Bắc ngừng chi viện miền Nam và bước vào đàm phán kết thúc chiến tranh với các điều khoản có lợi cho Mỹ và VNCH.

02/03/1965: KQ Mỹ chính thức mở màn chiến dịch Rolling Thunder với 44 F-105, 40 F-100, 7 RF-101, 20 B-57 cùng 10 A-1 của KQ VNCH xuất phát từ các căn cứ Đà Nẵng, Korat (Thái Lan), Takhli (Thái Lan) đánh phá các mục tiêu ở Vĩnh Linh và Quảng Bình. Lực lượng PK VN bắn rơi 2 F-100D và 3 F-105D, bắt sống trung úy phi công Hayden James Lockhart. Đến 15/03/1965, HQ Mỹ cũng bắt đầu tham gia vào chiến dịch. Các cuộc không kích miền Bắc được KQ và HQ Mỹ duy trì đều đặn hàng tuần.

03/04/1965: Lần đầu tiên trung đoàn tiêm kích 921 xuất kích đánh địch trên bầu trời Hàm Rồng (Thanh Hóa). Cuộc chiến không đối không giữa KQNDVN với không lực của HQ và KQ Mỹ chính thức bắt đầu.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 11 Tháng Mười Một, 2009, 10:12:51 am
Tương quan lực lượng


KQNDVN

Đơn vị tiêm kích duy nhất của KQNDVN khi cuộc chiến không đối không bắt đầu là trung đoàn 921 (đoàn Sao Đỏ) do trung tá Đào Đình Luyện làm trung đoàn trưởng. Lực lượng của trung đoàn gồm 32 máy bay tiêm kích MiG-17 và 36 phi công (kể cả cán bộ trung đoàn) chia thành 3 đại đội bay. Căn cứ đặt tại sân bay Nội Bài.
- Đại đội 11 biên chế 12 MiG-17 do Nguyễn Xuân Hảo chỉ huy.
- Đại đội 12 biên chế 12 MiG-17 do Vũ Hiếu chỉ huy.
- Đại đội 13 biên chế 8 MiG-17 và 4 MiG-15 (huấn luyện) do Nguyễn Quang Khanh chỉ huy.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/dao_dinh_luyen.jpg)

Trung tá Đào Đình Luyện, trung đoàn trưởng 921.


KQ và HQ Mỹ

Tại thời điểm tháng 04/1965, lực lượng KQ của HQ Mỹ tham gia chiến dịch Rolling Thunder gồm 3 không đoàn KQ thuộc 3 tàu sân bay:
-   Tàu sân bay Ranger: không đoàn 9 (CVW-9) gồm 2 phi đoàn F-4 (VF-92, VF-96), 2 phi đoàn A-4 (VA-93, VA-94), 1 phi đoàn A-1 (VA-95) và 1 số đơn vị khác.
-   Tàu sân bay Hancock: không đoàn 21 (CVW-21)gồm 2 phi đoàn F-8 (VF-24, VF-211), 2 phi đoàn A-4 (VA-212, VA-216), 1 phi đoàn A-1 (VA-215) và 1 số đơn vị khác.
-   Tàu sân bay Coral Sea: không đoàn 15 (CVW-15) gồm 1 phi đoàn F-4 (VF-151), 1 phi đoàn F-8 (VF-154), 2 phi đoàn F-8 (VA-153, VA-155), 1 phi đoàn A-1 (VA-165), 1 phi đoàn A-3 (VAH-2) và 1 số đơn vị khác.

Lực lượng của KQ Mỹ tham gia chiến dịch Rolling Thunder tại thời điểm tháng 04/1965 được triển khai từ các căn cứ không quân:
-   Căn cứ Đà Nẵng: 2 phi đoàn F-100 (613 TFS, 428 TFS), 1 phi đoàn F-104 (476 TFS) và 1 số đơn vị khác.
-   Căn cứ Korat (Thái Lan): 3 phi đoàn F-105 (67 TFS, 44 TFS, 354 TFS).
-   Căn cứ Takhli (Thái Lan): 1 phi đoàn F-105 (36 TFS), 2 phi đoàn F-100 (428 TFS, 563 TFS) và 1 số đơn vị khác.
-   Căn cứ Ubon (Thái Lan): 1 phi đoàn F-4 (45 TFS) và 1 số đơn vị khác.

Ghi chú: 1 phi đoàn (squadron) của Mỹ có khoảng 18 máy bay.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 11 Tháng Mười Một, 2009, 11:24:17 am
Vũ khí


MiG-17 Fresco - KQNDVN

Theo MiG-17&MiG-19 Units thì ban đầu trung đoàn 921 sử dụng loại phiên bản MiG-17 Fresco A do TQ sản xuất với tên gọi J-5.

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/e/ef/Mikoyan-Gurevich_MiG-17_Fresco_USAF.jpg/800px-Mikoyan-Gurevich_MiG-17_Fresco_USAF.jpg)

MiG-17 Fresco

Thông số kỹ thuật:
- Dài: 11,1m.
- Sải cánh: 9,64m.
- Trọng lượng: 6705kg.
- Vận tốc tối đa: 311m/s.
- Vũ khí: 1 pháo N-37D 37mm với 40 viên đạn và 2 pháo NR-23 23mm với 80 viên đạn/khẩu.


F-8 Crusader - HQ Mỹ

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/b/bf/F-8E_VMF-212_CVA-34_1965_%28cropped%29.jpg)

F-8 Crusader

Thông số kỹ thuật:
- Dài: 16,54m.
- Sải cánh: 10,87m.
- Trọng lượng chiến đấu tối đa: 11.111,65kg.
- Vận tốc tối đa: Mach 1.5+.
- Vũ khí: 4 pháo Mk.12 20mm với 500 viên đạn, 2-4 tên lửa đối không AIM-9.


F-105 Thunderchief - KQ Mỹ

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/fa/Republic_F-105D-30-RE_%28SN_62-4234%29_in_flight_with_full_bomb_load_060901-F-1234S-013.jpg/800px-Republic_F-105D-30-RE_%28SN_62-4234%29_in_flight_with_full_bomb_load_060901-F-1234S-013.jpg)

F-105 Thunderchief

Thông số kỹ thuật:
- Dài: 20,42m.
- Sải cánh: 10,64m.
- Trọng lượng: 24779kg.
- Vận tốc tối đa: 371,41m/s.
- Vũ khí: 1 pháo M-61 20mm, 4 tên lửa đối không AIM-9.


F-4 Phantom II - KQ và HQ Mỹ

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/ab/F-4_Phantom_II_Collings_Foundation.jpg/800px-F-4_Phantom_II_Collings_Foundation.jpg)

F-4 Phantom II

Thông số kỹ thuật:
- Dài: 19,1m.
- Sải cánh: 11,8m.
- Trọng lượng cất cánh tối đa: 27900kg.
- Vận tốc tối đa: >715m/s.
- Vũ khí: 4 tên lửa đối không AIM-9, 4 tên lửa đối không AIM-7.


(http://www.globalsecurity.org/military/systems/munitions/images/aim9.jpg)

Tên lửa không đối không loại tầm nhiệt AIM-9 Sidewinder, trọng lượng 85,5kg, đầu đạn 11,35kg, vận tốc Mach 2.5, tầm bắn khoảng 1,6km.

(http://www.globalsecurity.org/military/systems/munitions/images/aim-7_030315-n-9593m-022.jpg)

Tên lửa không đối không loại dẫn bắn bằng radar AIM-7 Sparrow, trọng lượng 225kg, đầu đạn 29,51kg, tầm bắn khoảng 4,8km từ phía sau.


(Ghi chú: thông số các loại máy bay đều được lấy từ globalsecurity.org. Bác nào có nguồn đáng tin cậy hơn xin bổ sung giúp, thanks).


Phân tích các loại vũ khí trong Clashes, trích từ topic bên TTVNOL (http://ttvnol.com/quansu/502252/trang-1.ttvn).

Lực lượng oanh kích chính của KQ Mỹ ở miền Bắc Việt nam trong chiến dịch Sấm Rền là F105 Thần sấm. F105 B ban đầu được thiết kế là máy bay ném bom nguyên tử chiến thuật tầm xa, bay thấp dùng ở Châu Âu. Nó có cánh bé để bay nhanh và khoang mang bom hạt nhân. F105 D với hình dáng gần như giống hệt được phát triển làm máy bay ném bom hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, với thùng dầu ở vị trí khoang chứa bom.

F105 gặp vấn đề lớn về bảo trì, nhưng đã được giải quyết trước chiến dịch. Đa số F105 model có một phi công, nhưng cũng có F105F 2 phi công dùng cho các sứ mệnh đặc biệt.

F105 là loại máy bay nhanh nhất thế giới ở tầm thấp, và cho dù được thiết kế chuyên biệt cho ném bom, trong chiến dịch Sấm rền (Rolling Thunder), F105 kịch chiến với Mig nhiều hơn so với toàn bộ các máy bay khác cộng lại.

F105 mang khẩu hoả diệm sơn M-61 (20mm - Vulcan), với tốc độ bắn 6,000 viên /phút, và khi sử dụng như tiêm kích (ít khi thôi), có thể mang 4 tên lửa tầm nhiệt Aim-9 sidewinder treo ở hai giá đúp. Giá đúp này gây ra nhiều sức cản, và làm giảm khối lượng bom đạn mang theo, nên ít khi F105 mang Aim9 trong các phi vụ ném bom. Vì cánh nhỏ nên cung cấp rất ít lực nâng cho F105 khi ngoặt, nó nổi tiếng vì kém cơ động, nhưng bất chấp khả năng lượn kém, khẩu cannon và tốc độ cao sau khi đã vứt bom khiến cho chiếc F105 được điều khiển tốt rất hữu dụng trong các cuộc không chiến trống lại Mig17.

Một nửa các đơn vị air-to-air của Hải quân Mỹ trang bị F8 một ghế, một máy bay tiêm kích không biết thoả hiệp (uncompromising air superiority fighter). Nhanh và cơ động lanh lẹ, trang bị súng 20mm Colt Mark 12 và 2 hoặc 4 tên lửa Sidewinder ở ngang sườn, và một bộ ra đa có khả năng hạn chế. Phi công F8 được huấn luyện đặc biệt tốt với các trận đánh quần vòng (dogfight) và tự hào về thành tích; Họ tin rằng máy bay của họ là loại tốt nhất trong không chiến trên thế giới. F8 xuất kích từ các tàu sân bay loại nhỏ, thuộc thế hệ Project 27 - Charlie, sản xuất từ WW 2: Essex class carriers, Oriskany, Bon Homme Richard, Hancock, Intrepid, Lexington, Ticonderoga, và Shangri La, vốn đều được sửa chữa để vận hành máy bay phản lực.

Cả KQ và HQ sử dụng F4 Phantom II, hai chỗ. Ban đầu F4 được phát triển nhằm đem lại cho HQ lực lượng tiêm kích trang bị ra da và tên lửa, nhưng với performance so impressive, KQ cũng chọn luôn nó làm máy bay chiến đấu đa năng. HQ gọi F4 là F4 B; KQ gán là F4C, nhưng về bản chất chúng là một loại máy bay. Từ lúc đầu, F4C trở thành lực lượng tiêm kích chủ đạo của KQ, nhưng F4B thì chia sẻ nhiệm vụ với F8.

Trên phần lớn các khía cạnh, F4 là một máy bay excelent. Tăng tốc nhanh, bay gấp đôi tốc độ âm thanh ở tầm cao và siêu thanh ở tầm thấp, và có hệ thống ra đa cực mạnh vận hành bởi người phi công thứ hai ngồi ở ghế sau. Ở F4 HQ, phi công ngồi sau là navigator, gọi là RIO (radar intercept officer). Ở F4 KQ, phi công ngồi sau là người vừa mới tốt nghiệp bay, thường được biết đến như GIB (guy in back). F4 của KQ cũng thường mang tổ hợp điều khiển bay dùng cho GIB; F4 HQ thì không .

Khi không chiến, F4 có thể mang tới 8 tên lửa, 4 AIM9 tìm nhiệt và 4 tên lửa dẫn đường bằng rada tầm xa AIM7 Sparrow. THeo xu thế, F4 không trang bị súng, và trên thực tế, ít phi công yêu cầu lắp đặt chúng.

Các tên lửa không đối không mà máy bay Mỹ mang được kỳ vọng sẽ đem lại ưu thế về không chiến. Cả ba loại máy bay đều có thể mang Side winder, một loại tên lửa tìm nhiệt tương đối cũ, được sử dụng hiệu quả trong chiếnt rận năm 1958 bởi những người Quốc gia Trung quốc (Nationalist Chinese). Aim-9b của KQ và HQ vào đầu chiến dịch Sấm Rền nhẹ chỉ 164 pounds với 25 pound đầu nổ (trong đó 10.5 pound là chất nổ) và dễ vận dụng. Khi đầu dò hồng ngoại (infrared seeker) ở đầu Aim-9 cảm nhận được sức nóng từ ống xả động cơ của đích ngắm, tên lửa reo một tín hiệu âm thanh vào tai nghe của phi công. Phi công điều khiển máy bay tiến vào khu vực bắn hiệu dụng của tên lửa (missile envelop [1]) - cơ bản là một hình nón 30 độ, ở sau mục tiêu 1 dặm hoặc ít hơn - và bắn tên lửa, tên lửa sẽ tự lao vào nguồn nóng. Có nhiều ưu thế chiến thuật với tên lửa tìm nhiệt. Giờ đây, thay vì phải tiếp cận trong vòng 2000 feet để dùng cannon, máy bay trang bị tên lửa có thể tấn công từ xa đến gần 1 dặm trong một khu vực rộng phía sau mục tiêu.

Sidewinder có một số nhược điểm. Chiến đấu cơ chỉ có thể mang số lượng ít (4 quả với F4 và F105, và 2 hoặc 4 với F8) bằng giá treo ngoài, và tổ hợp tên lửa - giá treo gây nên lực cản phụ trội làm giảm độ cơ động. Phi công cũng biết rằng Aim9 mới được kiểm tra bằng các mục tiêu ném bom tương đối không cơ động ở độ cao lớn; hiệu quả của Aim9 với mục tiêu tầm thấp đang cơ động vẫn chưa được chứng tỏ (gần như ngay khi Aim9 đưọc đưa vào sử dụng, các phi đội đã nhận thức được vấn đề của tên lửa trong không chiến, và yêu cầu phi công lao xuống thấp và lượn để tránh các tấn công bằng tên lửa tìm nhiệt. Điều gần giống hệt cũng xảy ra với không quân Bắc việt về sau trong chiến dịch Sấm Rền). Dẫu vậy, Aim9 làm tăng đáng kể tiềm năng của máy bay Mỹ, và máy bay địch phải "tôn trọng" nó mà bị giới hạn khả năng cơ động.

Loại Aim7 dẫn bằng Rada dùng cho F4 thậm chí còn cung cấp ưu thế hơn rất nhiều so với Aim9. Đây là loại tên lửa "all-aspect" có thể bắn từ mọi góc độ quanh mục tiêu, thay bằng chỉ bắn từ phía sau. Nó thực sự trở thành điểm đột phá - máy bay So viet không có khả năng này, nên F4 có thể bắn sớm hơn địch thủ nhiều. Aim7 cũng có tầm xa hơn nhiều aim9, vào khoảng 12 dặm nếu tấn công đối đầu và 3 dặm từ phía sau. Sparow nặng 400 pounds, mang đầu đạn 65 pound, để giảm tối thiểu lực cản và không choán nhiều chỗ, nó được treo nửa chìm trong thân của F4.

Aim7 là loại tên lửa bán chủ động "semi-active beam rider" sử dụng kết hợp với F4''s rada tìm và bám mục tiêu. Ở chế độ bình thường, rada như một bóng đèn trong phòng, khi nó bám vào mục tiêu, tia sáng thu hẹp lại thành một flashlight chiếu vào mục tiêu. Aim7 bay theo tia chiếu của Rada, hướng về tia phản xạ từ mục tiêu.

Mặt nhược là để dẫn Aim7 rada phải bám liên tục vào mục tiêu trong toàn bộ thời gian tên lửa đang bay, và thứ tự bắn Aim7 rất mất thời gian và phức tạp. Hơn nữa, Rada và Aim7 không tốt lắm với mcụ tiêu bay phía dưới F4, nhất là ở độ cao thấp, bởi hiện tượng "ground cluster" (kqndvn: nhiễu địa vật) vốn tác động đến tất cả các rada vào thời kỳ đó. Khi tia chiếu của rada chạm đất, nó tạo ra đám phản xạ vào rada, khiến cho gần như không thể nhận dạng một máy bay đang bay thấp hoặc quan sát xuống từ trên cao.

Bởi vì nhiễu địa vật, quy tắc là tấn công mục tiêu cùng độ cao hoặc cao hơn F4 để Aim7 có hiệu quả. Càng cao hơn mặt đất thì càng tốt. Đây là vấn đề chính trong chiến tranh Việt nam.

Đầu đạn của Aim 7 và 9 có đầu nổ proximity fuse, sẽ kích nổ khi tên lửa bay gần mục tiêu mà không cần phải đâm trúng. Mặt nhược là cả hai tên lửa đều có khoảng bắn tối thiểu lớn, là khoảng an toàn để tránh cho tên lửa không nổ ngay khi vừa được bắn. Ở trong khoảng tối thiểu này - khoảng 3000 feets - ngòi nổ sẽ không được kích hoạt; tên lửa bắn trong khoảng này đơn giản chỉ thành một viên đạn lớn, đắt đỏ, và đần độn. Khoảng bắn tối thìểu này lại là bắt đầu của khoảng bắn hiệu quả của cannon (không tồn tại ở F4), có hiệu quả hơn ở tầm gần. Cannon bị coi là quá khứ, người ta nói McNamara đã bảo rằng trong chiến tranh hiện đại, ý tưởng gắn Cannon cho máy bay là cổ hủ như là mũi tên và cây cung.

Trên giấy tờ cả ba loại máy bay của KQ Mỹ hơn hẳn Mig17 ở vũ khí và tính năng. Chúng bay nhanh hơn âm thanh, trong khi Mig17 bay dưới tốc độ âm thanh, dù có thể ngoặt tốt hơn. Mig17 không có tê lửa không đối không, nên phải dựa vào cannon: 2 súng 23 mm và 1 súng 37mm. Hai loại này nặng hơn rất nhiều loại dùng trên máy bay Mỹ vì được nhắm đến đánh chặn máy bay ném bom, và có tốc độ bắn chậm.

Một loạt bắn 2 giây của Mig17 chỉ có 69 viên đạn, trong khi US M-61 của F105 có thể bắn tới 175 viên và Mark 12 của F8 bắn 160 viên. Nhưng cannon của Mig17 có tầm rất xa, khoảng 5000 feet - và trọng lượng đạn rất nặng, khoảng 70.3 pound cho 2 giây bắn, trong khi con số đó là 38.6 và 35.2 cho F105 và F8. Phi công ở Ctranh TTiên cho rằng tốc độ bắn này quá chậm cho không chiến, nhưng nó lại cho phép Mig17 có thể diệt mục tiêu bẳng chỉ một lucky hit. Tuy nhiên, Mig17 chỉ có đủ đạn cho 5 giây, trong khi F105 và F8 có 10 giây.

Chổi quét bụi (Feather Duster)
Dù có máy bay tốt hơn, KQ cho rằng kỹ năng không chiến chống lại mục tiêu nhỏ và cơ động như Mig17 đã suy giảm đáng kể và gây lo lắng. Khônglâu sau khi không chiến bắt đầu, KQ có chương trình Feather Duster để tìm chiến thuật hiệu quả cho F105 và F4 chống lại Mig17. Họ dùng F-86, một loại tương tự Mig17 để mô phỏng.
....
Kết quả cho thấy máy bay Mỹ to và nặng hơn nhiều máy bay so viet có ưu thế ở tộc độ cao và độ cao thấp, trong khi Mig nhẹ và ngoặt tốt ở tốc độ thấp và độ cao cao. Trừ phi F không ngoặt theo Mig, nó giữ ưu thế, còn khi đã vòng tiếp cận, đặc biệt ở tốc độ thấp, ưu thế chuyển về Mig.
....
Nói chung, chương trình cho thấy cả hai loại Mig 17 và 21 đều có thể ngoặt tốt hơn F ở tốc độ dưới .9M, càng chậm càng lượn tốt hơn.

Tính chất cơ bản của đánh quần vòng (turning dogfight) khiến ưu thế lượn tốc độ thấp rất quan trọng. Khi máy bay lượn gấp, vì lực trọng trường (gravity force), máy bay nặng hơn. Trong chiến đấu, ngoặt 6G là tiêu chuẩn, khi đó máy bay nặng gấp 6 lần khi nó bay ổn định và bằng. Vì động cơ thiết kế để bay ổn định, khi khối lượng tăng với G, mb không tránh được bị giảm tốc. Sức nâng của cánh là một yếu tố nữa, mb nặng hơn khi lượn khiến sức nâng giảm và lực đẩy tương đối giảm, nên không đủ duy trì tốc độ. Để duy trì tốc độ, mb phải giảm độ cao, do đó nó cứ dần xuống thấp và chậm hơn. Chương trình kết luận phi công F không nên quần lượn với Mig, mà chỉ giữ tốc độ và tấnc công theo kiểu bắn và chạy (hit and run).


Tiêu đề: 03/04/65
Gửi bởi: chiangshan trong 11 Tháng Mười Một, 2009, 12:50:23 pm
Trận đánh đầu tiên của không quân tiêm kích, ngày 03/04/65


Theo LS sư đoàn KQ 371 (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=507.msg5923#msg5923):

Ngày 2 tháng 4 năm 1965, Thường vụ Đảng uỷ và Bộ tư lệnh Quân chủng kiểm tra một lần nữa các mặt công tác chuẩn bị chiến đấu của không quân. Sau khi nắm tỉ mỉ tình hình chung, đặc biệt là tình hình thực tế ở Trung đoàn không quân tiêm kích 921, một số vấn đề cụ thể được Đảng uỷ và Bộ tư lệnh Quân chủng quyết định chính thức. Lực lượng sử dụng chính thức trong trận đầu được thông qua. Các cán bộ cơ quan Quân chủng nghiên cứu kỹ thời cơ cất cánh, báo cáo thủ trưởng Bộ tư lệnh và tổ chức hiệp đồng với các lực lượng phòng không. Căn cứ vào các điều kiện và các mặt bảo đảm, Bộ tư lệnh Quân chủng quyết định cho Trung đoàn không quân tiêm kích 921 xuất kích trận đầu. Trước 5 giờ 30 phút ngày 3 tháng 4 năm 1965 nhiệm vụ chiến đấu đã được phổ biến đến các cán bộ, chiến sĩ trung đoàn.

Phương án tác chiến đã được cấp trên duyệt, được trung đoàn tổ chức cho phi công thực hiện, luyện tập kỹ càng và triển khai. Hai biên đội tham gia trận đầu tiên, trong đó biên đội trực tiếp chiến đấu gồm Phạm Ngọc Lan số 1- chỉ huy biên đội, Phan Văn Túc số 2, Hồ Văn Quỳ số 3 và Trần Minh Phương số 4. Biên đội làm nhiệm vụ nghi binh kiềm chế máy bay tiêm kích địch do Trần Hanh làm biên đội trưởng - bay số 1 và Phạm Giấy bay số 2. Các máy bay của biên đội trực chiến đã ở vị trí sẵn sàng.

Ngày 3 tháng 4 năm 1965, vào lúc 7 giờ, các đài ra-đa của ta phát hiện một tốp máy bay địch vào trinh sát khí tượng và trinh sát mục tiêu. Sở chỉ huy Quân chủng nhận định: có khả năng địch sẽ huy động lực lượng lớn đánh phá cầu Hàm Rồng. Tại sở chỉ huy Quân chủng, đại tá Phùng Thế Tài, Tư lệnh và đại tá Đặng Tính, chính uỷ đều có mặt theo dõi trận ra quân đầu tiên của lực lượng không quân tiêm kích. Đồng chí Hoàng Ngọc Diêu được Bộ tư lệnh giao. trực tiếp chỉ huy trận đánh.

9 giờ 40 phút, 60 lần chiếc máy bay cường kích của hải quân địch cùng lúc bay vào đánh phá cầu Tào, cầu Đò Lèn và cầu Hàm Rồng. 9 giờ 45 phút, sở chỉ huy lệnh cho hai biên đội trực chiến vào cấp 1. Lúc 9 giờ 47 phút, biên đội làm nhiệm vụ nghi binh và yểm hộ được lệnh cất cánh, bay về hướng tây nam thuộc vùng trời Hàm Rồng, Thanh Hoá. Một phút sau biên đội tiến công cất cánh hướng 210 độ tiến về vùng trời Thanh Hoá theo đội hình sục sạo. Khu vực chiến đấu là vùng trời Hàm Rồng. Được trung uý Trần Quang Kính, sĩ quan dẫn đường đã có kinh nghiệm sau khi dẫn máy bay T -28 của Trung đoàn không quân vận tải 919 đánh địch thắng lợi trước đây dẫn vào đánh, lúc 10 giờ 8 phút biên đội tiến công chỉ còn cách địch 45km, trên hướng có lợi cho việc phát hiện mục tiêu. Sau đó 1 phút, biên đội trưởng Phạm Ngọc Lan chỉ huy biên đội chuyển từ đội hình cảnh giới sang đội hình công kích và phân làm hai tốp. Tốp thứ nhất gồm số 1 và số 2, tốp thứ hai gồm số 3 và số 4. Từng tốp tạo thế có lợi tiếp cận, bám sát địch. Địch chưa phát hiện được máy bay ta, chúng vẫn bay theo đội hình hàng dọc vào đánh mục tiêu. Sau khi phát hiện mục tiêu, theo lệnh biên đội trưởng, từng tốp chọn mục tiêu lao vào tiến công. Số 1 và số 2 đã bám được một tốp hai máy bay địch. Địch vẫn không ngờ có máy bay MIG chặn đánh. Vì lần đầu đi chiến đấu, chưa có kinh nghiệm, Phan Văn Túc bay số 2 nhằm một mục tiêu bắn một loạt đạn khoảng cách còn khá xa, nên không trúng mục tiêu. Phạm Ngọc Lan lệnh cho số 2 bình tĩnh, giữ đúng vị trí yểm hộ rồi cho máy bay vào tới cự ly bắn có hiệu quả và siết cò súng. Chiếc F-8U bị trúng đạn bốc cháy lao thẳng xuống đất. Đây là chiếc máy bay phản lực Mỹ đầu tiên bị Không quân nhân dân Việt Nam bắn rơi trên bầu trời miền Bắc. Phạm Ngọc Lan là phi công đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam đã lập chiến công bắn rơi máy bay phản lực Mỹ.

Bọn địch hoàn toàn bất ngờ trước sự xuất hiện của MIG và hoảng hốt khi đồng bọn bị bắn rơi, không còn tập trung vào nhiệm vụ đánh phá, chúng buộc phải cơ động tìm cách đối phó. Cùng trong thời điểm đó, tốp thứ hai của biên đội cũng bám được một tốp khác của địch. Được Trần Minh Phương (số 4) yểm hộ, Hồ Văn Quỳ (số 3) lao vào công kích chiếc máy bay sau của tốp địch. Loạt đạn bắn ở cự ly quá xa, không trúng, máy bay địch tăng tốc chạy thoát. Bọn địch bắt đầu quay lại chống trả. Bốn chiếc MIG vẫn tiếp tục quần nhau với tốp F-8 với số lượng đông hơn nhiều lần. Lúc 10 giờ 15 phút, phát hiện thấy bên phải có một máy bay địch ở gần, số 2 báo cáo biên đội trưởng và xin phép vào công kích. Tới cự ly có lợi, Phan Văn Túc bắn liền ba loạt. Chiếc F-8U lạng đi rồi bùng cháy, rơi xuống. Biên đội được lệnh thoát ly chiến đấu về hạ cánh, lúc đó là 10 giờ 17 phút. Biên đội yểm hộ cũng được lệnh trở về.

Năm chiếc máy bay của hai biên đội hạ cánh an toàn xuống sân bay Nội Bài. Máy bay của biên đội trưởng Phạm Ngọc Lan về gần đến sân bay thì hết dầu. Được phép nhảy dù nhưng phát hiện thấy một bãi cát phẳng chạy dài bên sông Đuống, Phạm Ngọc Lan xin phép hạ cánh bắt buộc để giữ máy bay. Với sự bình tĩnh, tự tin và khéo léo, Phạm Ngọc Lan đã điều khiển máy bay tiếp đất an toàn.


(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/lan_tuc_quy_phuong.jpg)

Biên đội KQ đánh thắng trận đầu, từ trái qua phải: Phạm Ngọc Lan (máy bay số 2310), Phan Văn Túc (2118?), Hồ Văn Quỳ (2312), Trần Minh Phương (2318).


Diễn biến trận đánh theo tài liệu Mỹ, lược dịch và tóm tắt từ F-8 Crusader Units:

Ngày 03/04/65, phi đội không kích thuộc CVW-21 trên tàu sân bay Hancock gồm 4 F-8E (VF-211) hộ tống 3 A-4E (VA-212) và 3 A-4C (VA-216). F-8 có nhiệm vụ tấn công các trận địa cao xạ, mỗi chiếc được trang bị 450 đạn canon 20mm và 8 rocket Zuni. A-4 tấn công cầu Dong Phong Thong (?) gần cầu Thanh Hóa (cầu Hàm Rồng-chiangshan). 1 phi đội F-4 từ tàu sân bay khác làm nhiệm vụ tuần phòng chống MiG (MiGCAP).

Trong giai đoạn đầu, có rất ít hoặc hầu như không có sự phối hợp giữa máy bay từ các tàu sân bay khác nhau, dẫn đến việc các phi công F-8 và A-4 hoàn toàn không biết tần số liên lạc với số F-4 MiGCAP.

F-8 bay cùng A-4 cho tới khi bật tăng lực và tăng tốc tấn công các trận địa cao xạ bảo vệ cầu.

3 trong số phi công F-8 là những người có kinh nghiệm, trong khi 1 thiếu úy bay trợ thủ cho biên đội trưởng. Đại úy Jerry Unruh và trợ thủ, đại úy Bobby Hulse theo dõi thiếu tá Spence Thomas và trợ thủ bổ nhào xuống trận địa cao xạ. Theo kế hoạch họ sẽ bắn rocket Zuni rồi vòng lại bắn phá bằng canon, tuy nhiên thời tiết không thuận lợi và tốp thứ nhất nhanh chóng mất dấu mục tiêu sau khi kéo cao.

Thiếu tá Thomas leo tới 10.000ft trong khi số A-4 thử vận may, nhưng họ cũng gặp vấn đề quan sát mục tiêu. Giờ đến lượt tốp F-8 thứ 2. 2 chiếc F-8 bổ nhào rồi kéo cao, chú ý tìm kiếm người phi công mới đang gọi báo bị mất dấu. Sử dụng khả năng tìm hướng bằng radio (radio's direction-finding) các phi công F-8 kì cựu tìm được "cục vàng" này ngay khi Thomas báo cáo bị bắn.

Đầu tiên tất cả đều nghĩ là đang ở trên 1 trận địa cao xạ, nhưng họ sớm nhận ra mình không đơn độc trên trời - hỏa lực trên đến từ 4 chiếc MiG-17 Bắc Việt lần đầu xung trận. Trong khi biên đội trưởng đang quay vòng ở độ cao 10.000ft, MiG lao tới từ phía sau và tấn công.

Thomas bật tăng lực và vọt đi khỏi "bầy ong" mà anh ta thu hút. Những chiếc MiG đã "hòa lẫn" với tốp cường kích khi họ bay qua mục tiêu dưới đất. Chiếc F-8E BuNo 150845 của Thomas bị hỏng nặng, trúng đạn vào buồng lái, cánh và đuôi. Hệ thống thủy lực cũng bị hỏng khiến phi công không thể chỉnh được cánh để hạ cánh trên tàu sân bay.

Thomas được chuyển hướng về Đà Nẵng và tại đây anh ta hạ cánh sau khi đập tan tành càng với hệ thống khẩn cấp (emergency air system). Thomas không bị thương nhưng chiếc F-8 trở thành 1 đống sắt vụn. Tốp F-4 MiGCAP không hề biết đội bay mà họ phải bảo vệ gặp rắc rối!



Tổng kết:
- KQNDVN: xuất kích 2 biên đội (6 MiG-17). 1 MiG-17 phải hạ cánh khẩn cấp, phi công an toàn.
- HQ Mỹ: xuất kích 35 A-4, 16 F-8, 4 F-4 từ Hancock và Coral Sea. 1 F-8 bị hỏng nặng, phi công an toàn.
- VN claim 2 F-8, Mỹ công nhận 1 F-8 hỏng nặng.


Sơ đồ trận 03/04/65

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/65-04-03_battle.jpg)


Tiêu đề: 04/04/65
Gửi bởi: chiangshan trong 11 Tháng Mười Một, 2009, 06:31:02 pm
Ngày 04/04/65


Theo LS dẫn đường KQ (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=3283.msg67939#msg67939):

Sáng 4 tháng 4 năm 1965, sau khi trinh sát khu vực Thanh Hóa, địch đánh ngay cầu Hàm Rồng và nhà máy điện. Sự khác biệt đầu tiên về địch so với trận đầu đã được bộc lộ. 10 giờ 20 phút, biên đội nghi binh - yểm hộ. Lê Trọng Long - Phan Văn Túc - Hồ Văn Quỳ - Trần Minh Phương cất cánh, giữ hướng bay 110 độ, lên độ cao và tiếp tục bay thẳng; đến ngang Phả Lại, mới vòng phải vào khu vực Phủ Lý và bay ở độ cao 8.500m.

10 giờ 22 phút, biên đội đánh chính: Trần Hanh - số 1, Phạm Dấy - số 2, Lê Minh Huân - số 3 và Trần Nguyên Năm - số 4 cất cánh. Sau khi ổn định đội hình, biên đội đánh chính được Sở chỉ huy Quân chủng cho tăng dần độ cao, bay tiếp về hướng đông, rồi vòng phải và sau khi cải ra gần như ở thẳng phía dưới biên đội nghi binh - yểm hộ, độ cao dưới 4.000m và bay vào khu chiến. Số 1 hiểu ngay ý định dẫn "chồng tốp" nhằm đánh lừa địch của trực ban dẫn đường Trần Quang Kính.

Gần đến khu chiến, theo lệnh của sở chỉ huy, biên đội kéo lên, chiếm ưu thế về độ cao và nhận ngay được các thông báo về vị trí mục tiêu.

10 giờ 30 phút, số 2 báo cáo phát hiện 4 F-105, bên phải 13km và ngay sau đó các số còn lại trong biên đội đều lần lượt báo cáo phát hiện địch. Chúng đang kéo lên sau động tác ném bom bổ nhào. Thời cơ vào trận hơi bị muộn, cường kích địch đã đánh. Theo lệnh của số 1, tất cả vứt thùng dầu phụ và tăng ngay tốc độ tiếp cận. Số 1 và số 2 bám theo một tốp địch. Chờ cự ly bắn vào đến 400m, phi công Trần Hanh mới nổ súng. Luồng đạn của anh quật chiếc máy bay địch lật úp xuống biển. Đây là chiếc máy bay cường kích phản lực "thần sấm" F-105D của không quân Mỹ đầu tiên bị MIG-17 của Không quân nhân dân Việt Nam bắn rơi tại chỗ, ngay từ loạt đạn đầu. Bị đánh bất ngờ, địch tăng thêm máy bay tiêm kích vào hỗ trợ cho máy bay cường kích của chúng. Chính sự khác biệt này so với trận đầu đã làm cho trận đánh thứ hai trở nên rất quyết liệt. Phi công Lê Minh Huân được đồng đội yểm hộ, trong khi quần nhau nhiều vòng với địch ở phía bắc cầu Hàm Rồng đã hạ được chiếc F- 105D thứ hai. Nhưng tiêm kích địch đông, chúng dùng nhiều tên lửa không đối không bắn vào ta, nên các số 2, 3 và 4 đã anh dũng hy sinh. Còn số 1, sau khi phải cơ động liên tục với quá tải lớn cả về hướng và độ cao để đối phó với tiêm kích địch ở phía nam cầu Hàm Rồng, đã mất liên lạc với Sở chỉ huy Quân chủng và không xác định chính xác vị trí của mình. Do lượng nhiên liệu còn lại quá ít, số 1 quyết định tìm vị trí thuận lợi để hạ cánh bắt buộc, và biên đội trưởng Trần Hanh đã hạ cánh thành công tại một thung lũng thuộc bản Kẻ Tằm, phía tây Nghệ An.


(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/hanh_giay_huan_nam.jpg)

Biên đội đánh trận 04/04/65, từ trái qua: Trần Hanh (2316), liệt sỹ Phạm Giấy (2416), liệt sỹ Lê Minh Huân (2412), liệt sỹ Trần Nguyên Năm (2410).

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/f-105_tran-hanh.jpg)

Ảnh chụp chiếc F-105D bị hạ qua gun camera của Trần Hanh.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/mig-17_1036_le-minh-huan.jpg)

MiG-17 1036 (số hiệu sai?) của Lê Minh Huân trong trận đánh 04/04/65, theo MiG-17&19 Units.


Diễn biến theo phía Mỹ, tóm tắt từ Clashes:

Ngày 04/04/65, 48 F-105D KQ tiếp tục đánh cầu Hàm Rồng, đi cùng có F-100 MiGCAP và khoảng 30 hoặc hơn F-4B của HQ và máy bay cứu hộ phi công. Trời rất mù ở độ cao giữa 12.000 và 15.000ft, toàn bộ hơn 80 máy bay tham gia sử dụng chung 1 tần số liên lạc.

Biên đội Zinc 4 chiếc F-105D đi giữa đội hình, mỗi chiếc mang 8 bom Mk 117 750 pound và thùng dầu phụ. Mặc dù hôm trước MiG đã tấn công nhưng chỉ huy phi vụ vẫn hướng dẫn Zinc và 2 biên đội F-105D bay vòng quanh phía nam mục tiêu khoảng 10 dặm và chờ đến lượt.

Zinc vào vị trí và bay vòng quanh ở 15.000ft với tốc độ chậm - 325 knots (167m/s) do mang nặng. Khi biên đội F-105 đã vào vòng lượn, Zinc 3 thấy 2 máy bay lao xuống ở cách phía sau 1 dặm. Tới khoảng cách 4000ft, Zinc 3 nhận ra đó là MiG-17 đang tấn công Zinc 1 và 2. Zinc 3 và 4 cảnh báo nhưng cả Zinc 1 và 2 đều không phản ứng.

2 MiG-17 bay qua trước mặt và phía trên Zinc 3/4 ở tốc độ cao, chiếc đi đầu nổ súng ở cự ly 1500ft vào Zinc 1, đồng thời chiếc thứ 2 bay bên cạnh khoảng 1000ft bắn vào Zinc 2. Cả Zinc 1/2 đều trúng đạn. Zinc 3 thấy nhiều vết đạn trên thân Zinc 1 và lửa bùng lên ở đuôi Zinc 2. MiG ngừng bắn ở cự ly 800ft, cải bằng, bay thẳng và biến mất.

Tốp MiG thứ 2 tấn công Zinc 3/4. Zinc 4 thấy MiG phía sau và 2 F-105 quay lại phản kích. MiG bay vượt qua Zinc 3/4, bay thẳng và biến mất quá nhanh để F-105 có thể đuổi theo.

Zinc 3/4 quay lại tìm Zinc 1/2, bị hỏng nhưng vẫn còn bay. Zinc 4 cho rằng đã thấy Zinc 2 đâm xuống biển. Zinc 1 bay tiếp và phải nhảy dù khi còn cách Đà Nẵng khoảng 10 dặm nhưng dù không mở.


Theo VN Air Losses, 2 chiếc F-105D bị bắn rơi thuộc phi đoàn 354 (354 TFS), không đoàn 355 (355 TFW) phối thuộc cho sư đoàn 2 KQ tại căn cứ Korat (Thái Lan). F-105D số 59-1754 do thiếu tá Frank Everett Bennett, F-105D số 59-1764 do đại úy James Magnusson. Cả 2 phi công đều chết.

Đáng chú ý là KQ Mỹ chính thức không ghi nhận đã bắn rơi được MiG trong trận đánh này. Chỉ có đại úy Donald W. Kilgus lái F-100D thuộc phi đoàn 416 (416 TFS) KQ tuyên bố đã bắn rơi 1 MiG bằng canon 20mm nhưng chỉ được KQ Mỹ tính là "có thể". Vì vậy nhiều người tin rằng 3 chiếc MiG-17 bị cao xạ bảo vệ cầu Hàm Rồng bắn lầm.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/f-100d_65-04-04.jpg)

F-100D số 55-2894 đã được Kilgus lái trong trận 04/04/65.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/f-105f_kilgus-1.jpg)

Kilgus sau khi chuyển sang lái F-105F cho sơn 1 ngôi sao đỏ lên buồng lái vì vẫn tin là mình đã bắn rơi MiG (http://ttvnol.com/forum/tinhocvn/images/emotion/icon_smile_big.gif)

1 điểm lưu ý nữa là căn cứ theo Clashes thì 2 chiếc F-105D bị tốp MiG đầu tiên bắn hạ, còn tốp thứ 2 không gây thiệt hại. Trần Hanh kể lại trong MiG-17&19 Units là bay cùng Phạm Giấy và sau khi Trần Hanh tấn công, tốp Trần Hanh-Phạm Giấy ở lại phía nam cầu trong khi tốp Lê Minh Huân-Trần Nguyên Năm bay lên phía bắc cầu. Như vậy chiếc F-105D thứ 2 liệu có phải do Phạm Giấy bắn rơi thay vì Lê Minh Huân?


Tổng kết trận đánh 04/04/65:
- KQNDVN: xuất kích 2 biên đội (8 MiG-17). Bắn rơi 2 F-105D. 3 MiG-17 bị bắn rơi, 3 phi công hy sinh. 1 MiG-17 phải hạ cánh khẩn cấp, phi công an toàn.
- KQ Mỹ: Không ghi nhận bắn rơi MiG. 2 F-105D bị bắn rơi, 2 phi công chết.
- VN claim 2 F-105, Mỹ công nhận.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/65-04-04_battle.jpg)

Sơ đồ trận 04/04/65


Tiêu đề: 04/06/65
Gửi bởi: chiangshan trong 12 Tháng Mười Một, 2009, 05:36:01 pm
Ngày 04/06/65


Theo LS dẫn đường KQ (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=3283.msg67940#msg67940):

Sáng sớm ngày 4 tháng 6 năm 1965, máy bay cường kích địch vào đánh Đường 15 tại khu vực Quan Hóa-bá Thước. Chúng chia thành nhiều tốp, hoạt động trong phạm vi rộng từ Suối Rút đến Thiệu Yên đã gây khó khăn cho ta khi lựa chọn tốp cần phải đánh.

5 giờ 55 phút, sau khi biên đội Lâm Văn Lích - số 1, Nguyễn Nhật Chiêu - số 2, Hồ Văn Quỳ - số 3 và Trần Minh Phương - số 4 cất cánh từ Nội Bài, đạt đủ độ cao an toàn, trực ban dẫn đường Trần Quang Kính cho hướng xuất kích xuống Nho Quan.

6 giờ 02 phút, thấy có nhiều tốp địch hoạt động ở Hòa Bình, trực ban dẫn đường Trần Quang Kính cho biên đội vòng phải gấp, hướng bay 340 độ. Ta mới bay được 2 phút thì địch vòng trái từ Hòa Bình xuống Quan Hóa, sở chỉ huy cho biên đội vòng trái, bay thẳng về bến phà Hồi Xuân (đông Quan Hóa 4km) để chặn đầu.

6 giờ 11 phút, số 1 phát hiện địch phía trước 8km, đang từ phải qua trái. Cả biên đội vòng trái bám theo. Tốp địch thấy có MIG, lập tức cơ động hình chữ "S" xuôi theo Đường 15. 2 phút sau, phi công Hồ Văn Quỳ chớp được thời cơ công kích, bắn rơi ngay 1 F-105 ở đông Thọ Xuân 15km. Biên đội phân thành 2 tốp, thoát ly về sân bay Nội Bài hạ cánh. Lần đầu tiên ta đã dẫn thành công MIG-17 chặn kích và bắn rơi được máy bay cường kích địch.


Các tài liệu Mỹ không ghi nhận máy bay nào bị bắn rơi hôm 04/06/65.


Tổng kết 04/06/65:
- KQNDVN: không có tổn thất.
- KQ Mỹ: không có tổn thất.
- VN claim 1 F-105, Mỹ không công nhận.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: ChimViet trong 20 Tháng Mười Một, 2009, 10:21:02 pm
Tôi có mấy tư liệu các bác tham khảo:
1). Tổn thất không quân Mỹ trong không chiến ở Việt Nam của Nga:
      www.airwar.ru/history/localw/vietnam/potusaf
2). Tổn thất trong các chiến dịch tìm kiếm cứu nạn (SAR missions) tại Đông dương (chủ yếu trực thăng CH và HH53)
     www.nexus.net/~911gfx/vietnam.html
3). Mô tả trận Vũ Ngọc Đỉnh (Mig-21) hạ chiếc HH-53 tại Hà Tĩnh đến cứu phi công F-105 vừa bị Mig hạ.(cái này lên google tìm
     ra ngay) . 2 phi công F-105 cùng toàn bộ kíp bay 6 người trên HH-53 đều tử nạn.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: Tookies trong 22 Tháng Mười Một, 2009, 02:07:23 pm
3). Mô tả trận Vũ Ngọc Đỉnh (Mig-21) hạ chiếc HH-53 tại Hà Tĩnh đến cứu phi công F-105 vừa bị Mig hạ.(cái này lên google tìm
     ra ngay) . 2 phi công F-105 cùng toàn bộ kíp bay 6 người trên HH-53 đều tử nạn.

Tail No.: 66-14434 Model: HH-53B Date of Loss: 28 Jan 70 Unit: 40th ARRS,
Country of Loss: NVN Call Sign: Jolly Green 71
Pilot: Holly G. Bell (14W-73)
Co-Pilot: Leonard C. Leeser (14W-75)
Flight Engineer: William C. Shinn (14W-77)
P.J.: William D. Pruett (14W-76)
P.J.: William C. Sutton (14W-77)
Other: Gregory L. Anderson (Photographer) (14W-73)
Notes: hit by missile fired from MIG during SAR for SEABIRD 02 (F-105G). The Mig-21 was piloted by Vu Ngoc Dinh who then had 6 total kills. He was with the 921st Flight Regiment.


Tiêu đề: 17/06/1965
Gửi bởi: chiangshan trong 03 Tháng Mười Hai, 2009, 10:27:46 am
Theo LS dẫn đường KQ:

Ngày 17 tháng 6 năm 1965, biên đội Lâm Văn Lích - số 1, Cao Thanh Tịnh - số 2, Lê Trọng Long - số 3 và Nguyễn Nhật Chiêu - số 4 được trực ban dẫn đường Trần Quang Kính tại sở chỉ huy dẫn vào đánh một tốp lớn, 20 chiếc cường kích trên Đường 12A, nhưng bất ngờ gặp phải tốp máy bay tiêm kích địch tại khu vực Nho Quan. Trên hiện sóng, trực ban dẫn đường Nguyễn Văn Chuyên thấy rõ ta dịch và dẫn tiếp biên đội bám theo. Số 1 phát hiện F-4, 6km. Không chiến quyết liệt diễn ra chỉ trong khoảng 2 phút. Các phi công Lâm Văn Lích và Lê Trọng Long, mỗi người bắn rơi 1 chiếc F-4. Số 2 và số 4 bị trúng tên lửa của F-4, nhưng nhảy dù an toàn, số 3 hy sinh, do bị đâm vào núi trong quá trình cơ động phản kích ở độ cao thấp. Số 1 được sở chỉ huy dẫn về hạ cánh an toàn tại Nội Bài. Đây là trận "tao ngộ chiến" đầu tiên giữa MiG-17 và F-4. Các phi công của ta không hề nao núng, quyết đánh và bắn rơi địch, mặc dù phải chịu tổn thất. Đây còn là trận đầu tiên dẫn đường hiện sóng đã trực tiếp dẫn phi công phát hiện được địch.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/ls-le_trong_long.jpg)

Liệt sỹ Lê Trọng Long.


Theo USN F-4 MiG Killers:

Ngày 17/06/1965, 6 tiêm kích F-4B của HQ Mỹ bay yểm trợ cho lực lượng 14 cường kích A-4 từ 2 tàu sân bay Midway và Bon Homme Richard đánh cầu Hàm Rồng.

Phi đội F-4B của phi đoàn 21 (VF-21) gồm F-4B BuNo 151488/NE 101 do trung tá Lou Page (phi đoàn phó) + đại úy John C Smith và F-4B BuNo 152219/NE 102 do đại úy Jack E D Batson + thiếu tá Robert Doremus, mỗi chiếc mang 2 AIM-9 và 3 (?) AIM-7 bay tuần phòng trên vùng trời Ninh Bình, tây bắc Thanh Hóa. Phi đội tuần tra theo hướng bắc-nam (north-south pattern), đội hình săn tìm kiếm, chiếc này song song và cách chiếc kia 1 dặm.

Ở cự ly 45 dặm (khoảng 72km) về phía bắc, F-4 phát hiện 2 tín hiệu radar. F-4 chuyển thành đội hình tấn công, chiếc 102 bay phía sau 101 3 dặm và hơi thấp hơn. F-4 tăng tốc lên 500 knot và chuyển hướng tấn công đối đầu. F-4 khai hỏa AIM-7 ở cự ly tối thiểu và bắn hạ 2 chiếc MiG.


(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/f-4b_65-06-17.jpg)

Tổ bay 101 (dưới) và 102 (trên) của Mỹ sau trận đánh.

Đây là lần đầu tiên HQ Mỹ bắn rơi MiG-17 KQNDVN. Trước đó ngày 09/04/65 HQ Mỹ bắn rơi 1 MiG-17 của KQ TQ và bị bắn rơi 1 F-4B.


Tổng kết trận đánh 17/06/1965:
- KQNDVN: tổn thất 3 MiG-17 gồm 2 bị bắn rơi, 1 đâm vào núi, 1 phi công hy sinh.
- HQ Mỹ: không có tổn thất.
- VN claim 2 F-4, Mỹ không công nhận. Mỹ claim 2 MiG-17, VN công nhận.



Tiêu đề: 20/06/65
Gửi bởi: chiangshan trong 03 Tháng Mười Hai, 2009, 10:45:09 am
Theo LS dẫn đường KQ:

Ngày 20 tháng 6 năm 1965, đôi bay: Mai Đức Toại - số 1 và Nguyễn Văn Lai - số 2 được dẫn chặn kích một tốp 6 chiếc cường kích AD-6, vào từ phía tây thị xã Thanh Hóa, dọc theo Đường 15, lên đánh lại các mục tiêu ở khu vực Quan Hóa - Bá Thước. Trên hướng xuất kích 230 độ, khi đến ngang Tân Lạc, thấy có khả năng bị xông trước, trực ban dẫn đường Trần Quang Kính cho đôi bay vừa giảm tốc độ vừa vòng xuống hướng 170 độ, rồi cắt vào bên phải đội hình của địch, nhưng cự ly quá gần, buộc phải tách sang bên trái. Trực ban dẫn đường Nguyễn Văn Chuyên tiếp tục phát huy khả năng xác định chính xác vị trí ta-địch trên hiện sóng và chỉ sau vài khẩu lệnh thông báo, số 1 phát hiện AD-6 bên phải, 2km. Số 1 vào công kích nhiều lẩn, nhưng chỉ bắn bị thương 1 chiếc. Phi công Nguyễn Văn Lai bắn rơi 2 AD-6 và trở thành phi công đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam trong một trận bắn rơi 2 máy bay địch, nhưng sau đó đồng chí hy sinh do bị đâm vào núi. Thấy diễn biến trận đánh có chiều hướng phức tạp, Sở chỉ huy Quân chủng cho đôi bay Nguyễn Văn Bảy - số 1 và Đỗ Huy Hoàng - số 2 lên yểm hộ cho đồng đội về hạ cánh. MIG-17 của Không quân nhân dân Việt nam đã lập chiến công mới: lần đầu tiên bắn rơi máy bay cường kích cánh quạt AD-6 của không quân Mỹ.

Theo LS KQNDVN thì trận đánh trên diễn ra trên vùng trời Mai Châu, Hòa Bình. Số 2 bắn rơi 1 AD-6 (A-1).

VN Air Losses ghi nhận 1 máy bay của KQ Mỹ bị MiG bắn rơi trong trận này, nhưng lại là ...F-4. F-4C số 64-0685 thuộc phi đoàn 45 (45 TFS) xuất kích từ căn cứ Ubon tham gia tập kích 1 doanh trại của VN ở Sơn La đã bị MiG-17 bắn rơi ở khu vực Ta Chan (?), tây bắc VN. Tổ bay nhảy dù, đại úy phi công Paul A Kari bị bắt sống, còn đại úy Curt H Briggs thì trốn thoát và được trực thăng cứu.


Tổng kết 20/06/65:
- KQNDVN: bắn rơi 1 F-4C, tổn thất 1 MiG-17 do đâm vào núi, 1 phi công hy sinh.
- KQ Mỹ: bị bắn rơi 1 F-4C, 1 phi công bị bắt.
- VN claim 1 hay 2 A-1, Mỹ không công nhận. Mỹ công nhận VN bắn rơi 1 F-4C.


Tiêu đề: 24/06/65
Gửi bởi: chiangshan trong 03 Tháng Mười Hai, 2009, 10:51:50 am
Theo LS dẫn đường KQ:

Ngày 24 tháng 6 năm 1965, Sở chỉ huy Quân chủng dẫn đôi bay: Trần Huyền và Trần Ngọc Xíu (Trần Ngọc Síu) vào không chiến với F-4 ở độ cao 6.500m tại khu vực Bắc Giang - Bắc Ninh - Phả Lại. Ta bám được địch, nhưng bắn xa, không kết quả.

Cả VN và Mỹ đều công nhận là không bên nào có tổn thất.


Tiêu đề: 10/07/65
Gửi bởi: chiangshan trong 03 Tháng Mười Hai, 2009, 11:54:35 am
Theo LS dẫn đường KQ:

Ngày 10 tháng 7, đôi bay: Phạm Thanh Nhạ và Nguyễn Cương cũng được dẫn vào không chiến với 8 chiếc F-4 ở độ cao 8.000m tại khu vực phía nam dãy Tam Đảo. Địch dùng một tốp 6 chiếc F-4 khác yểm hộ ở phía bắc dãy Tam Đảo. Sau hơn 2 phút không chiến, ta bắn rơi 1 F-4, địch bắn rơi 1 MIG-17 và 1 MIG-17 bị tai nạn. Cả hai phi công của ta đều hy sinh.

Theo Clashes thì trận này khá quan trọng đối với phía Mỹ về mặt chiến thuật F-4 chống MiG-17. Tóm tắt:

Từ giữa tháng 05/65 khi F-105 KQ Mỹ đánh phá sâu vào lãnh thổ Bắc VN, MiG hoạt động liên tục theo bài: MiG cất cánh khi các tốp đánh phá Mỹ đang tiếp dầu nhưng rời đi khi họ tiến vào khu vực mục tiêu; sau đó MiG lại xuất hiện và bám đuôi sau khi tốp đánh phá cuối cùng bắt đầu rời khu vực và số F-4 hộ tống đã cạn dầu.

Mặc dù MiG chưa tấn công, tình báo Mỹ nhận định đây là hoạt động huấn luyện phối hợp giữa MiG và hệ thống dẫn đường mặt đất (GCI) và việc họ sẽ đánh thật chỉ là vấn đề thời gian. Để phòng ngừa, phi công F-4 KQ Mỹ đưa ra kế hoạch sẽ là chiến thuật không đối không thành công nhất của Rolling Thunder: đánh lừa radar tưởng rằng F-4 mang tên lửa đối không là cường kích mang bom hoặc trinh sát không vũ trang. F-4 tiêm kích sẽ trên hành trình và độ cao giống như các tốp F-105 vẫn bay, tiến vào khu vực khi các tốp đánh phá bắt đầu rời đi.

Ngày 10/07/65, KQ Mỹ thực hiện kế hoạch với biên đội Mink gồm 4 F-4C. Toàn bộ tên lửa của biên đôi được kiểm tra dự phòng cả ở mặt đất và trên không để đảm bảo chắc chắn. Mink bay với tốc độ, độ cao của F-105 và giả dạng làm tốp F-105 cuối cùng vào đánh mục tiêu.

Mink tới mục tiêu 15' sau khi F-4C hộ tống tới nơi và bắt đầu bay vòng nhưng không thấy MiG. Khi sắp hết dầu, F-4 quyết định bay thêm 1 vòng về hướng căn cứ KQ của VN trước khi rút lui. Mink 1 phát hiện tín hiệu ở cự ly 33 dặm (khoảng 53km) và F-4 chuyển sang bay đối đầu. Do số lượng lớn máy bay Mỹ trong khu vực, Mink tách ra làm 2, Mink 1/2 bay trước để nhận dạng, nếu là MiG họ sẽ tách ra để Mink 3/4 bay sau bắn AIM-7.

Mink 2 nhận diện là MiG-17, nhưng Mink 3/4 ở không đủ xa tốp đầu để bắn an toàn nên kế hoạch bắn AIM-7 đối đầu phá sản. MiG bắt đầu vòng lượn khi vượt qua Mink 1/2, nhưng đảo lại và nhằm vào Mink 3/4. Mink 3/4 thả thùng dầu phụ và hướng vào MiG, MiG cũng làm thế. MiG nhanh chóng lượn vào phía sau F-4 và khai hỏa, đẩy F-4 vào tình thế không mong muốn là đánh quần lượn với MiG linh hoạt hơn. Mink 1/2 mất dấu và rời khu vực.

F-4 tăng tốc để bỏ xa MiG, khi MiG tụt lại, F-4 tách ra để cố kẹp MiG vào giữa nhưng MiG cũng tách ra, mỗi chiếc bám theo 1 F-4.

Mink 3 bổ nhào để bỏ xa MiG, MiG tụt lại phía sau gần 1 dặm, ngoài tầm canon và quay lại. Mink 3 kéo cao lên trên MiG, MiG cố bám theo nhưng không đủ lực đẩy và nhanh chóng mất tốc độ phía sau và phía dưới F-4. MiG hạ độ cao và chậm chạp bay thấp về phía mây. Mink 3 bổ nhào và bắn 4 tên lửa AIM-9B. Quả thứ 1 và 4 trượt, quả thứ 2 và 3 nổ bên phải MiG. MiG biến thành 1 quả cầu lửa khi đi vào đám mây.

Mink 4 bị MiG thứ 2 bám đuôi, bổ nhào từ độ cao 20.000ft bằng bật tăng lực, tăng tốc và tách khỏi MiG. Ở 12.000ft F-4 bắt đầu leo cao, MiG cố bám theo nhưng đến 33.000ft Mink 4 thấy MiG không thể theo được và đang ở phía dưới vài nghìn ft, vòng phải 1 cách chậm chạp. Mink 4 lần lượt bắn 3 AIM-9, quả đầu nổ cách cánh trái 5ft, quả thứ 3 nổ gần ống xả, Mink 4 bắn quả thứ 4 khi MiG ở độ cao khoảng 6000ft, khói trắng bốc ra từ đuôi và đang lật ngược, bổ nhào xuống. Mink 4 rời khu vực mà không qua sát kết quả.

Mink 3/4 mỗi chiếc được ghi nhận 1 MiG, rời khu vực vừa kịp vì 1 tốp lớn MiG đang truy đuổi họ.

Tổng kết trận đánh rút ra chiến thuật đối phó với MiG-17 của F-4 là giữ tốc độ cao và leo cao. Nếu MiG dại dột cố bám theo, họ sẽ không thể đạt được độ cao bằng F-4 và khi MiG tụt lại, F-4 có thể bổ nhào tấn công bằng tên lửa. Chiến thuật này không đơn giản vì khi F-4 có thể quay lại thì họ đã ở cách MiG 1 cự ly rất khó quan sát, vì vậy cần phải có các phi công nhiều kinh nghiệm để thực hiện.


Theo USAF F-4 MiG Killers, F-4C 64-0693 ký hiệu Mink 3 do đại úy Kenneth Holcombe + đại úy Arthur Clarke và F-4C 64-0679 ký hiệu Mink 4 do đại úy Thomas S Robert và đại úy Ronald Anderson thuộc phi đoàn 45 đặt căn cứ tại sân bay Ubon.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/f-4c_64-0693_65-07-10.jpg)

Mink 3

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/f-4c_64-0679_65-07-10.jpg)

Mink 4

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/f-4c_65-07.jpg)

Đây là trận đánh đầu tiên mà KQ Mỹ bắn rơi MiG-17 KQNDVN.


Tổng kết 10/07/65:
- KQNDVN: tổn thất 2 MiG-17, 2 phi công hy sinh.
- KQ Mỹ: bắn rơi 1-2 MiG-17, không có tổn thất.
- VN claim 1 F-4, Mỹ không công nhận. Mỹ claim 2 MiG-17, VN công nhận 1 bị bắn rơi và 1 bị tai nạn.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 03 Tháng Mười Hai, 2009, 12:41:51 pm
Mô tả chiến thuật F-4 chống MiG-17

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/f-4vsmig-17.jpg)


Tiêu đề: Re: 20/06/65
Gửi bởi: chiangshan trong 03 Tháng Mười Hai, 2009, 07:56:09 pm
Theo LS dẫn đường KQ:

Ngày 20 tháng 6 năm 1965, đôi bay: Mai Đức Toại - số 1 và Nguyễn Văn Lai - số 2 được dẫn chặn kích một tốp 6 chiếc cường kích AD-6, vào từ phía tây thị xã Thanh Hóa, dọc theo Đường 15, lên đánh lại các mục tiêu ở khu vực Quan Hóa - Bá Thước. Trên hướng xuất kích 230 độ, khi đến ngang Tân Lạc, thấy có khả năng bị xông trước, trực ban dẫn đường Trần Quang Kính cho đôi bay vừa giảm tốc độ vừa vòng xuống hướng 170 độ, rồi cắt vào bên phải đội hình của địch, nhưng cự ly quá gần, buộc phải tách sang bên trái. Trực ban dẫn đường Nguyễn Văn Chuyên tiếp tục phát huy khả năng xác định chính xác vị trí ta-địch trên hiện sóng và chỉ sau vài khẩu lệnh thông báo, số 1 phát hiện AD-6 bên phải, 2km. Số 1 vào công kích nhiều lẩn, nhưng chỉ bắn bị thương 1 chiếc. Phi công Nguyễn Văn Lai bắn rơi 2 AD-6 và trở thành phi công đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam trong một trận bắn rơi 2 máy bay địch, nhưng sau đó đồng chí hy sinh do bị đâm vào núi. Thấy diễn biến trận đánh có chiều hướng phức tạp, Sở chỉ huy Quân chủng cho đôi bay Nguyễn Văn Bảy - số 1 và Đỗ Huy Hoàng - số 2 lên yểm hộ cho đồng đội về hạ cánh. MIG-17 của Không quân nhân dân Việt nam đã lập chiến công mới: lần đầu tiên bắn rơi máy bay cường kích cánh quạt AD-6 của không quân Mỹ.

Theo LS KQNDVN thì trận đánh trên diễn ra trên vùng trời Mai Châu, Hòa Bình. Số 2 bắn rơi 1 AD-6 (A-1).

VN Air Losses ghi nhận 1 máy bay của KQ Mỹ bị MiG bắn rơi trong trận này, nhưng lại là ...F-4. F-4C số 64-0685 thuộc phi đoàn 45 (45 TFS) xuất kích từ căn cứ Ubon tham gia tập kích 1 doanh trại của VN ở Sơn La đã bị MiG-17 bắn rơi ở khu vực Ta Chan (?), tây bắc VN. Tổ bay nhảy dù, đại úy phi công Paul A Kari bị bắt sống, còn đại úy Curt H Briggs thì trốn thoát và được trực thăng cứu.


Tổng kết 20/06/65:
- KQNDVN: bắn rơi 1 F-4C, tổn thất 1 MiG-17 do đâm vào núi, 1 phi công hy sinh.
- KQ Mỹ: bị bắn rơi 1 F-4C, 1 phi công bị bắt.
- VN claim 1 hay 2 A-1, Mỹ không công nhận. Mỹ công nhận VN bắn rơi 1 F-4C.

Bổ sung thêm là trong trận này Mỹ claim 2 chiếc A-1H của phi đoàn 25 (VA-25) TSB Midway do trung úy Charles W. Hartman và đại úy Clinton B. Johnson lái cùng phối hợp bắn rơi 1 MiG-17.

(http://www.midwaysailor.com/midway1960/va25mig17-001b.jpg)

Hartman là tay mặc rằn ri, còn Johnson là tay đứng thứ 3 từ phải sang.

(http://www.midwaysailor.com/midway1960/midway-637b.jpg)

(http://www.vnafmamn.com/untoldpage/Mig17_killed4.jpg)

Mô tả trận đánh: http://midwaysailor.com/midway/shootdowns.html

The MiG pilots were on an intercept for two Skyraiders south of us, but missed and were coming around for another intercept when they spotted us. STRAUSS was keeping Ed Greathouse updated, and when it was apparent that we were the target, Ed took us down. At 12,000 feet and 170 knots we looked like Tweetybird to Sylvester the Cat. Our only hope was to get down low and try to out turn the MiGs. Ed was doing just that. Our split-S got us some speed and reversed our course toward the ship. I figured that any time my nose was pointed at the ground my ordnance should be armed. I armed the guns and set up the rockets. About that time I saw a large unguided rocket go past downward. My first inclination was that it was a SAM, but SAMs generally go up. A second rocket hit the ground near Ed and Jim. There was no doubt we were under attack by MiGs. This was confirmed when a silver MiG-17 with red marking on wings and tail streaked by Charlie and me heading for Ed. Tracers from behind and a jet intake growing larger in my mirror were a signal to start pulling and turning. As I put g's on the Skyraider I could see the two distinct sizes of tracers falling away (The MiG-17 had two 23mm and one 37mm cannon in the nose.) He stayed with us throughout the turn firing all the way. Fortunately, he was unable to stay inside our turn and overshot. As he pulled up Charlie got a quick shot at him but caused no apparent damage. He climbed to a perch position and stayed there.

Our turning had separated us from Ed and Jim. Now that we were no longer under attack my main concern was to rejoin the flight. I caught a glimpse of the leader and his wingman and headed for them. As we had been flying at treetop level in and out of small valleys, we had to fly around a small hill to get to them. Coming around the hill we saw Ed Greathouse and Jim LYNNE low with the MiG lined up behind them. I fired a short burst and missed, but got his attention. He turned hard into us to make a head-on pass. Charlie and I fired simultaneously as he passed so close that Charlie thought that I had hit his vertical stabilizer with the tip of my tail hook and Charlie flew through his wake. Both of us fired all four guns. Charlie's rounds appeared to go down the intake and into the wing root and mine along the top of the fuselage and through the canopy. He never returned our fire, rolled inverted and hit a small hill exploding and burning in a farm field. Charlie and I circled the wreckage while I switched back to number two radio. We briefly considered trying to cut off the other MiG, but were dissuaded by the voice of Ed Greathouse asking what we thought we were doing staying in the area when STRAUSS was reporting numerous bogeys inbound to our position. We took the hint and headed out low level to the Tonkin Gulf were we rejoined with our flight leader.


Tiêu đề: 20/09/65 & 06/10/65
Gửi bởi: chiangshan trong 03 Tháng Mười Hai, 2009, 08:54:22 pm
Theo LS dẫn đường KQ:

Ngày 20 tháng 9 năm 1965, Trung đoàn 921 vào trận bằng biên đội MiG-17: Phạm Ngọc Lan - số 1, Nguyễn Nhật Chiêu - số 2, Trần Văn Trì - số 3 và Nguyễn Ngọc Độ - số 4. Kíp trực Ban Dẫn đường Quân chủng: Nguyễn Văn Chuyên tại sở chỉ huy và Vũ Đức Bình trên hiện sóng của đài 402 tại C-29A ở Bạch Mai sẵn sàng chờ lệnh. Các tốp cường kích A-4 từ phía Hồng Gai bay qua dãy Yên Tử, hướng vào khu vực ga Bắc Lệ - cầu Sông Hóa, còn tiêm kích F-4 bay yểm hộ khu vực tại Nhã Nam. Biên đội của ta, sau khi cất cánh được sở chỉ huy dẫn vòng qua Phúc Yên, rồi bay lên hướng bắc. Khi ta đến ngang Chợ Mới, thấy tốp F-4 đã ra khỏi Nhã Nam, sở chỉ huy cho biên đội vòng phải sang hướng đông. Lúc này trên hiện sóng, phát hiện tốp địch vào Sông Hóa đột nhiên bị mất tín hiệu, trực ban dẫn đường Vũ Đức Bình báo cáo ngay về sở chỉ huy. Trực ban dẫn đường Nguyễn Văn Chuyên lập tức nhắc phi công chú ý cảnh giới bên phải, phía dưới và sau đó cho vòng gấp xuống hướng nam. Đột nhiên, số 2 báo cáo phát hiện F-4, 12km. Ta vào không chiến ở thế chủ động. Phi công Nguyễn Nhật Chiêu bám sát một chiếc, ngắm đúng yếu lĩnh, bắn 2 loạt, hạ ngay 1 F-4 tại chỗ. Thấy ta gặp phải tiêm kích địch, Sở chỉ huy Quân chủng cho đôi bay MiG-17: Bùi Đình Kình và Đào Công Xưởng cất cánh lên yểm hộ và sau đó cho biên đội Lan – Chiêu – Trì - Độ thoát ly. Khi biên đội vào hạ cánh, nhưng địch vẫn còn, Sở chỉ huy Quân chủng cho tiếp đôi bay MIG-17: Hồ Văn Quỳ và Nguyễn Biên cất cánh. Tại khu chiến, theo đúng kế hoạch hiệp đồng, khi tất cả các máy bay của ta vừa thoát ly xong, các đơn vị tên lửa và pháo cao xạ bảo vệ khu vực ga Bắc Lệ và cầu Sông Hóa đồng thời đánh địch và bắn rơi 2 A-4.

Một trận đánh đầy ý nghĩa. Địch lợi dụng dãy Yên Tử, bay thấp để che dấu lực lượng. Ta đổi hướng xuất kích, gây bất ngờ cho chúng. Khi ra-đa dẫn đường không bắt được địch từ cầu Sông Hóa đến Võ Nhai, dẫn đường xử lý đúng và phi công phát hiện nhanh, giành quyền chủ động vào không chiến. Cả 3 lực lượng không quân, tên lửa phòng không và pháo cao xạ đều bắn rơi địch trong chiến đấu hiệp đồng.



Mỹ không ghi nhận tổn thất nào do MiG KQNDVN (cùng ngày hôm đó 1 F-104C của KQ Mỹ bị J-6 của KQ TQ bắn rơi ở khu vực đảo Hải Nam).


06/10/65 (bổ sung)

Theo USN F-4 Mig Killers:

Ngày 06/10/65, F-4B BuNo 150634 thuộc phi đoàn 154, không đoàn 15 trên TSB Coral Sea do thiếu tá Dan MacIntyre và trung úy Alan Johnson lái làm nhiệm vụ BARCAP yểm trợ cuộc không kích vào 1 cây cầu gần sân bay Kép.

Khi bay tuần tiễu ở độ cao 2500ft (mây ở từ 3000-4500ft), Johnson bắt được nhiều tín hiệu radar cách đó 18 dặm và đang tiếp cận. Đầu tiên chúng có vẻ là của số F-8 trong nhóm không kích, nhưng đội hình 3 chiếc hàng dọc này chính xác là của MiG.

Ở cự ly 8 dặm Johnson lock được tên lửa vào chiếc MiG thứ 2, và ở 3 dặm MacIntyre quan sát được 3 chiếc MiG phía trước đang di chuyển từ phải sang trái, ở phía trên khoảng 1000ft. MacIntyre bám theo chiếc MiG đi cuối và bắn 1 quả Sparrow, MiG bốc khói lao xuống đất.

Khi MacIntyre chuyển sang những chiếc còn lại thì thấy Mig đi đầu đang vòng phía bên trái để tấn công. Tuy nhiên chiếc MiG thứ 2 vẫn hoàn toàn ở phía trước F và MacIntyre đang tiếp cận rất nhanh. Biết rằng chiếc MiG kia sẽ không nổ súng khi vẫn còn đồng đội ở phía trước F, MacIntyre tiếp tục bám theo ở 200 knot. F bật tăng lực vòng ngay phía trên buồng lái chiếc MiG trước khi MacIntyre chuyển hướng sang chiếc MiG đi đầu. Chiếc MiG đi sau rõ ràng bị choáng bởi sự cơ động táo bạo này của F, bay hướng về Phúc Yên.

Khi hoàn thành vòng ngoặt, F phía sau chiếc MiG đang bỏ đi và chuẩn bị bắn. Nhưng lúc này MiG đi đầu đã chuyển sang nhằm vào số 2 của MacIntyre, vì vậy anh ta vòng trở lại. MiG nhanh chóng vào vị trí và bước vào trận đánh vòng, nã canon 23/37mm vào số 2 của MacIntyre.

Ban đầu, MacIntyre bay phía trên không thể lọc được nhiễu địa vật để lock chiếc MiG. Khi anh ta rốt cuộc đạt được độ cao bằng chiếc MiG  và lock được Sparrow, viên phi công BVN ngừng tấn công và bay về hướng TQ. MacIntyre bám theo 1 lúc nhưng không thể lock được nên quay về tàu.


Phía ta không có thông tin về trận này.


Tiêu đề: 06/11/1965
Gửi bởi: chiangshan trong 03 Tháng Mười Hai, 2009, 08:56:31 pm
Theo LS dẫn đường KQ:

Ngày 6 tháng 11 năm 1965, biên đội MIG-17: Trần Hanh - số 1, Ngô Đoàn Nhung - số 2, Phạm Ngọc Lan - số 3 và Trần Minh Phương - số 4 của Trung đoàn 921 trực chiến tại Nội Bài. Kíp trực Ban Dẫn đường Quân chủng: Lê Thành Chơn tại sở chỉ huy và Đào Ngọc Ngư trên hiện sóng của đài 402 tại C-29A ở Bạch  Mai được ban bố trí vào làm nhiệm vụ. Địch cho trực thăng vào tìm - cứu giặc lái trong khu vực Đường 12A và 21A thuộc tỉnh Hòa Bình. Sau khi cất cánh xong, MIG-17 được dẫn xuống Mỹ Đức. Nhờ có dẫn đường hiện sóng bám sát ta - địch liên tục, nên dẫn đường tại sở chỉ huy đã dẫn biên đội hai lần vào tiếp địch với góc cắt chéo gần 90 độ, nhưng phi công vẫn không phát hiện được mục tiêu. Đến lần thứ ba, trực ban dẫn đường Lê Thành Chơn cho biên đội vòng lại đối đầu. Sau một vài khẩu lệnh thông báo, phi công Ngô Đoàn Nhung đã phát hiện được địch ở cự ly 10km. Anh vận dụng thành thạo các động tác cơ động chiếm vị, xạ kích mục tiêu bay thấp, tốc độ nhỏ trên địa hình rừng núi và bắn rơi tại chỗ 1 CH-47 ở nam-tây nam Chợ Bến 10km. Đây là chiếc trực thăng của không quân Mỹ đầu tiên bị MiG-17 của Không quân nhân dân Việt Nam bắn rơi.


Mỹ không ghi nhận mất trực thăng nào vào ngày này.

(Thực ra ngay cái tên CH-47 cũng đã là vô lý rồi).


Tiêu đề: Re: 06/11/1965
Gửi bởi: altus trong 04 Tháng Mười Hai, 2009, 05:25:20 am
Mỹ không ghi nhận mất trực thăng nào vào ngày này.

Hobson chép là hôm đó Mỹ mất một CH-3C (63-9685) Detachment 5, 38th ARS, Udorn, tên gọi Joly Green 85, do bị hỏa lực bộ binh bắn rơi. Phi hành đoàn tên là Capt. Warren L. Lilly, Lt. J Singleton, Sgt. B E Naugle, Sgt A Cormier. Naugle được SH-3 Sea King (148993, Nimble 62) của Hải quân cứu thoát. 3 người kia bị bắt, thả 12/02/1973.

Có khi chú CH3-C này bị MIG-17 hạ.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 22 Tháng Mười Hai, 2009, 09:27:12 am
http://dantri.com.vn/c20/s20-368723/vi-tuong-va-tran-khong-chien-voi-than-sam.htm

Vị tướng và trận không chiến với “Thần Sấm”

Ở cái tuổi xưa nay hiếm nhưng những hồi ức về thời chiến vẫn vẹn nguyên trong tâm trí Trung tướng Trần Hanh, nguyên Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Những chiến tích trong cuộc đời binh nghiệp của ông gắn liền với những dấu mốc quan trọng của cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ. Trận không chiến ngày 4/4/1965 lịch sử trên bầu trời Hàm Rồng (Thanh Hóa) là một trong số đó.

(http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/12/21/trung-tg-Tran-Hanh211209-2.jpg)
Tướng Trần Hanh đang mô tả lại trận đánh năm nào.

Hạ gục “Thần sấm”

Bầu trời sân bay Nội Bài sáng 4/4/1965, mây bao phủ, âm u như báo hiệu những điều không an lành. Quả đúng như vậy, Sở chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân của ta nhận được tin máy bay địch đang xâm phạm vùng trời Miền Bắc. Bốn chiếc MIG 17 do Đại uý Trần Hanh dẫn đầu lập tức lao vút lên bầu trời. Trước đó, Không quân Việt Nam đã có cuộc “thử lửa” với không quân Mĩ trên bầu trời Hàm Rồng. Sau trận đánh này, nhiều ý kiến không tán thành đợt bay thứ 2 vào trận địa trên với lý do yếu tố bí mật, bất ngờ không còn nữa. Nhưng với ý chí quyết tâm của toàn phi đội, trận không chiến lần 2, ngày 4/4 vẫn được thực hiện.

(http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/12/21/trung-tg-Tran-Hanh211209-1.jpg)
Phi công Trần Hanh thời trẻ.

“Tới Hàm Rồng, thấp thoáng từ trong các đám mây, biên đội chúng tôi ngay lập tức đối mặt với một đàn quái vật khổng lồ, thân dài, đầu nhọn, phía dưới cánh lặc lè bom. Sau này tôi mới biết nó mang biệt danh “Thần Sấm” (tức F 105), nặng tới 25 tấn. Lúc này lưới lửa phòng không từ dưới đất bắn lên dữ dội, đạn cao xạ đan chéo như lưới. Yểm hộ cho “Thần Sấm” là từng tốp “Thanh bảo kiếm” F100.

Mải mê “ngắm” trận địa, nhả bom, máy bay địch không ngờ phía trước phi đội bay của ta đang chờ sẵn. Lợi dụng lúc “Thần Sấm” đang nghiêng mình thả bom, tôi quyết định cắt bán kính áp sát mục tiêu. Khi cách “Thần Sấm” 300-400m, máy ngắm bao trọn mục tiêu, tôi siết cò điểm xạ, thấy trúng, tôi làm tới luôn. 200 viên đạn từ 2 khẩu 23 ly và 30 ly đồng loạt rời nòng tạo lên một quầng lửa quanh mục tiêu. Trong giây lát, “Thần Sấm” bị tiêu diệt, lửa bùng lên đỏ rực. Tôi thét lên sung sướng trong buồng lái”, Tướng Hanh nhớ lại.

“Con trời” về làng

(http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2009/12/21/trung-tg-Tran-Hanh211209.jpg)
Trung tướng Trần Hanh.

Tướng Trần Hanh nhớ lại, khi chiếc F105 của địch trúng đạn, cả dàn F 100 nhào lên truy sát. Chiếc MIG 17 của ông nằm trong lưới đạn dày đặc. Trong tình thế nguy cấp, ông kéo gập cần lái, máy bay chao mình lộn ngược, vừa hay 2 quầng sáng của 2 quả tên lửa “rắn đuôi kêu” từ chiếc F100 bắn ra xẹt hai bên cánh. Để thoát vòng vây, ông vội đưa mắt lên chiếc la bàn tìm hướng, nhưng trục kim đã hỏng sau cú lộn mình tránh đạn. Hết cách, ông buộc phải nhằm hướng Tây bay thẳng. Sau vài phút, đèn tín hiệu báo hết xăng. Tình thế một lần nữa đẩy chiếc MIG 17 vào chỗ gay cấn. Không thể quay về, không còn xăng để hạ cánh vào bất cứ sân bay nào gần nhất, chiếc MIG 17 hạ dần độ cao rồi rơi tự do. Trong thời khắc nguy cấp, Sở chỉ huy ra lệnh cho ông bỏ máy bay, nhảy dù để bảo toàn tính mạng.

Tuy vậy, ông vẫn dồn hết sức cố điều khiển chiếc MIG 17 lúc này đang đâm chúi đầu xuống đất. Từ trên cao, một mảnh ruộng bằng phẳng bên bờ suối lọt vào tầm ngắm. Không hạ càng, ông để cho chiếc máy bay đáp xuống bằng bụng. Sau cú hạ cánh có một không hai đó, chiếc MIG 17 trượt trên đám ruộng được vài chục thước rồi khựng lại. Đại úy Trần Hanh gục đầu trong buồng lái không động đậy, máu chảy ướt đẫm mặt và áo ông.

Không biết mình ngất đi bao lâu, lúc tỉnh dậy, chưa kịp định thần thì đã thấy rất đông người người dân đã kéo đến bao vây chiếc máy bay. Lột vội chiếc mũ lái, ông thò tay lấy cuộn phim ghi lại cảnh hạ “Thần Sấm” đút vội vào túi ngực. Lò dò bò ra khỏi khoang lái, ông bị bà con người Thái “áp tải” ngót 3km về một thung lũng khác để... tạm giam.

Đại úy Trần Hanh không biết rằng, lúc ông đang rơi thì trên bầu trời, 3 đồng đội của ông là Phạm Giấy, Lê Minh Huân, Trần Nguyên Năm đã anh dũng hy sinh. Trước đó chỉ vài phút, sau khi Lê Minh Huân bắt chiếc F - 105 thứ hai đền tội, tên lửa đối không từ máy bay địch bắn ra dữ dội. Cuộc chiến không cân sức đã khiến Lê Minh Huân và hai đồng đội mãi mãi ra đi.

Về phần Trần Hanh, sau khi thông tin về một phi công cùng chiếc máy bay hạ cánh bên bờ ruộng làng Kẻ Tằm (Quỳ Hợp - Quỳ Châu - Nghệ An) được cấp báo, đích thân Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64, Đại đoàn 320, Trung tá Nguyễn Văn Quế đã băng rừng lên Kẻ Tằm ngay trong đêm. Tới nơi, gặp phi công “lạ” ông hét to: “Hanh 48 đây rồi!”. Lúc ấy bà con mới tin đó là “phi công mình”. Họ đồng thanh hô to “Khăm klơi! Khăm klơi! (con trời! con trời) đã về làng!”.

Cuộc hôn nhân “thần tốc”

Trung tướng Trần Hanh sinh ngày 29/11/1932 tại xã Lộc Vượng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Tham gia cách mạng tháng 12 năm 1946. Cấp bậc, chức vụ cao nhất: Trung tướng; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam. Tướng Trần Hanh được phong tặng Anh hùng lực lượng Vũ trang Nhân dân năm 1967, từng được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng thưởng Huy hiệu của Người. Ngoài ra, ông còn được Đảng, Nhà nước trao tặng nhiều Huân, huy chương cao quý khác.

Về Hà Nội, ông phải nhập viện điều trị vết thương. Va chạm từ lần hạ cánh trên... ruộng đã khiến 3 đốt xương sống của ông dẹt vào làm 1, đầu bị chấn thương do đập vào máy ngắm. 3 tháng ròng bà Xuyến, vợ ông, cứ mỗi buổi tan làm lại vào viện chăm ông. Ông nói tình yêu của bà dành cho ông là vô bờ bến, còn ông chỉ đem đến cho bà những nỗi đau.

Hai ông bà yêu rồi cưới nhau (năm 1958) chỉ trong vỏn vẹn đúng 1 tháng. Sau đó là khoảng thời gian 3 năm trời xa nhau biền biệt. Trong thời gian này, có người trêu đùa bảo, hôn nhân thần tốc thì cũng khó vững bền. Vậy nhưng bà chỉ cười. Năm 1961, sau lần nghỉ phép ông từ Trung Quốc về nước và cũng trong năm này bà hạ sinh cô con gái đầu lòng Trần Thị Ngọc Hà. Tên con cũng là tên phố, nơi hai ông bà được gặp nhau sau bao năm xa cách.

Với niềm tin, sự vun đắp tình cảm của 2 bên gia đình vốn thân thiết bao năm và hơn hết là tình yêu cao cả của bà dành cho ông, Trần Hanh đã dần bình phục sau một thời gian. Đến năm 1967, tại làng Thụy Hương (Sóc Sơn - Hà Nội) bà sinh tiếp cho ông cậu con trai Trần Trung Dũng. Hiện cả 2 người con của ông bà cùng nối nghiệp cha, cống hiến cho Quân đội. Ông tự hào khoe rằng, các cháu nội ngoại đều chăm ngoan hiếu thảo. Cháu lớn đã lập gia đình, có con đưa ông bà lên chức cụ.

Trước lúc chia tay, ông ký tặng tôi một bức chân dung, gửi lời hỏi thăm đến ông nội và bố tôi, đều là những người lính Cụ Hồ. Ông căn dặn lớp trẻ chúng tôi phải sống sao cho xứng đáng với cha ông mình.

Theo Công Tâm

Gia đình & Xã hội


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 23 Tháng Mười Hai, 2009, 06:06:13 pm
http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/230/231/231/98339/Default.aspx

Trận đầu hạ bệ thần tượng không lực Hoa Kỳ

(http://image.qdnd.vn/Upload//xuandung/2009/12/22/161209dunghhh4-7.jpg)
Phi đội trưởng Trần Hanh trong một lần giao nhiệm vụ cho phi đội MIG21.

Trung tướng Trần Hanh gặp gỡ anh em chúng tôi tại nhà riêng. Tướng quân vẫn mái đầu cắt ngắn, dáng nho nhã thư sinh như hồi học bay cùng anh em chúng tôi ở nước bạn, khác chăng là mái tóc của ông đã bạc.

Ông cười hồn hậu, niềm nở bắt tay từng người: “Từ ngày học bên nước bạn đến nay vậy mà đã gần 50 năm. Bây giờ bọn mình đã là ông già “thất thập cổ lai hi rồi”!

Theo dòng hồi tưởng của ông, chúng tôi cùng ôn lại thời điểm những chiếc máy bay đầu tiên của Trung đoàn không quân Sao Đỏ bay về hạ cánh tại sân bay trên đất Mẹ và bắt tay ngay vào chuẩn bị chiến đấu với đối tượng tác chiến là không lực Mỹ, rồi đến những trận chiến đấu trên vùng trời Hàm Rồng của trung đoàn.

Ngày 5-8-1964, không lực Mỹ tập kích, ném bom xuống thành phố Vinh (Nghệ An), Hòn Gai (Quảng Ninh) và một số vùng ven biển. Chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau đó, toàn Trung đoàn không quân Sao Đỏ đã có mặt ở sân bay Nội Bài, khiến địch rất bất ngờ. Trước đó, máy bay do thám H2 của Mỹ rà đi, rà lại, ngang dọc trên bầu trời mà không hề thấy một dấu vết nào về những chiếc máy bay cánh én đậu ở sân bay.

Ngày 3-2-1964, Trung đoàn không quân Sao Đỏ vừa làm lễ thành lập,  đã nhận ngay lệnh sẵn sàng chiến đấu. Tình hình, nhiệm vụ chiến đấu cùng phương án cơ động lực lượng về đất Mẹ được quán triệt sâu sắc đến từng cán bộ, phi công, thợ máy. Vừa chuyển quân về sân bay Nội Bài, đơn vị lao ngay vào chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu.

Tưởng là được xuất kích trận đầu ngay, nhưng sau ngày 5-8-1964, địch dừng lại để thăm dò, đến ngày 7-2-1965, chúng mới chính thức mở cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Ngày 3-4-1965, Biên đội Phạm Ngọc Lan được xuất kích trận đầu, “đọ cánh” với không lực của hải quân Mỹ được trang bị máy bay A4 và F8, trên vùng trời Đò Lèn, Thanh Hóa.

Ngày hôm sau, Biên đội Trần Hanh gồm Phạm Giấy, Lê Minh Huân, Trần Nguyên Năm mới “đọ cánh” thực sự với phi đội F105, biệt hiệu “Thần Sấm” - thần tượng của không lực Hoa Kỳ trên vùng trời Hàm Rồng, Thanh Hóa.

Tuy địch vẫn huênh hoang coi thường “những con muỗi mắt MIG 17A, tốc độ bay dưới tiếng động của Bắc Việt”, nhưng chúng vẫn lên kế hoạch đối phó khá chặt chẽ. Chúng bố trí lại đội hình F105D, cứ hai chiếc làm nhiệm vụ ném bom, có một chiếc làm nhiệm vụ tiêm kích bảo vệ, đồng thời, cho một phi đội tiêm kích F100D (biệt danh là Thanh bảo kiếm) tuần tiễu trên vùng trời Nho Quan, Ninh Bình chặn đánh không quân ta từ phía bắc xuống.

Thấy trước yếu tố bất ngờ của trận đánh không còn như ngày 3-4, Sở chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân vạch phương án tác chiến: Giao trung đoàn pháo cao xạ bảo vệ Hàm Rồng đánh địch đợt đầu; sử dụng không quân vào đợt sau, lúc địch chủ quan sơ hở. Cho xuất kích 3 biên đội cùng lúc: Biên đội đầu nghi binh thu hút địch, bay dọc phía tây quốc lộ 1 xuống phía nam. Biên đội của Trần Hanh cất cánh sau, bay thấp tránh ra-đa hạm tàu địch, táo bạo xông thẳng ra biển rồi bất ngờ ngoặt vào đất liền, luồn vào sau lưng đội hình địch. Biên đội thứ 3 bay lên tuần tiễu trên vùng trời núi Tản Viên, làm phân tán sự chú ý của địch và đề phòng chúng thọc sâu, cắt đường bay của biên đội ta đang rút về.

Phương án tác chiến trên rất táo bạo, có phần mạo hiểm, song hoàn toàn gây bất ngờ với địch. Những tài liệu khai thác được khi hỏi cung giặc lái sau này, nhất là lời khai của Trung tá Rai-xơ Rô-bin-sơn, chỉ huy phi đội F105D hôm đó xác nhận: Chúng không thể ngờ, không quân ta chỉ có một "dúm MIG”, chỉ có một sân bay xuất kích độc nhất, cuối tầm bán kính hoạt động của máy bay MIG, lại dám liên tiếp xuất trận lần thứ hai trên cùng một hướng tiến công. Chính nhờ phương án tác chiến táo bạo, chính xác đó cùng sự dẫn dắt khôn khéo của sở chỉ huy, biên đội chủ công của Trần Hanh đã bất ngờ, dễ dàng bay luồn sát vào sau lưng đội hình phi đội máy bay F105D mà chúng không hay biết.

Biên đội của Trần Hanh bình tĩnh, quả cảm áp sát địch, thực hiện lối đánh gần, đến cự li 400 mét mới đồng loạt nã pháo, bắn rơi tại chỗ 2 chiếc F105D. Trần Hanh bắn cháy chiếc đầu, “dìm” tên Thiếu tá Phăng Béc-xnét, trưởng biên đội xuống biển; ngay sau đó, Lê Minh Huân nã pháo trúng buồng lái chiếc thứ hai, khiến tên Đại úy Giêm Ma-nhớt-xơn chết gục trên ghế lái.

Phi đội tiêm kích F100D lúc này mới được gọi đến ứng cứu. Trước đó, toàn bộ ăng-ten ra-đa APQ 13 đặt trên các máy bay F100D đều hướng tất cả về phía bắc đề phòng hai biên đội MIG đang bay ẩn hiện, dền dứ ở phía tây quốc lộ 1 và trên dãy núi Tản Viên.

Nhờ bộ phận tăng lực cực mạnh, phi đội F100D rút ngắn cự ly rất nhanh với biên đội của Trần Hanh. Biên đội trưởng liền phân tốp đối phó. Chỉ còn cách 2 chiếc MIG của Trần Hanh và Phạm Giấy chưa đầy 1.500 mét, Thiếu tá Ê-mê-ních phóng liền hai quả tên lửa “Rắn đuôi kêu” cho chắc ăn. Vừa lúc đó, hai chiếc MIG bỗng cùng lúc lật ngửa bụng, thắt nửa vòng tròn, lộn nhào xuống. Hai quả tên lửa “Rắn đuôi kêu” lỡ đà mất tăm. Đó là vì Trần Hanh biết địch đang bám theo mình. Ước lượng, chúng đã đến cự li phóng tên lửa, anh liền hô đồng chí Giấy cùng nhào lộn gấp xuống để tránh. Nhưng với động tác quá gấp đó, hai người đã mất đội (bị lạc nhau). Với các động tác kịch liệt tránh đòn địch, la bàn chỉ hướng trên máy bay của anh không còn chính xác. Ra-đa sở chỉ huy quân chủng cũng không bắt được tín hiệu toàn biên đội. Trần Hanh tự xác định hướng để bay về Nội Bài, không ngờ lại bay ngược hướng về phía Quỳ Châu, Nghệ An.

Bỗng chiếc đèn đỏ nhấp nháy báo hiệu sắp hết dầu. Trần Hanh báo gấp tình hình về sở chỉ huy, anh được lệnh nhảy dù!

Nghĩ đến tình huống phải nhảy dù, vứt bỏ máy bay, tim anh thắt lại. Và một suy nghĩ bỗng chợt đến nhanh, khiến anh càng dứt khoát không nhảy dù, quyết sống chết với chiếc máy bay MIG 17A cùng anh đã bắn rơi chiếc máy bay “Thần Sấm”. Rồi còn một hiện vật quý giá, đó là cuộn phim máy ảnh tự động chụp quá trình anh xạ kích cho đến khi chiếc F105D bị bốc cháy rơi xuống biển. Phải giữ bằng được bằng chứng đó với bất cứ giá nào! Đó là mệnh lệnh trái tim buộc anh phải tìm cách hạ cánh bắt buộc. Thoáng nhìn thấy một dải đất hẹp dưới chân núi phía trước, anh liền hướng mũi máy bay lướt nhanh xuống. Mặt đất ập đến vùn vụt. Không buông càng, anh cho máy bay đặt bụng xuống đúng cuối dải đất. Đang “lết” được một đoạn, thì phát hiện một con suối chắn ngang, anh vội giật mạnh cần lái về phía sau. Tốc độ trượt còn lớn, nên máy bay có đà vọt qua được sang bờ bên kia. Song nguy hiểm vẫn chưa hết. Một ụ đất khá cao hiện ra ở phía trước. Trần Hanh đạp mạnh bàn lái hướng để ngoặt trái. Tuy tốc độ vẫn còn dư, nhưng vẫn không đủ tác động lên mặt bánh lái. Chẳng còn cách nào phanh máy bay lại được, trong giây lát máy bay sẽ đâm sầm vào ụ đất, không biết điều gì sẽ xảy ra. Nhưng… rất may, một bụi tre như mọc lên kịp thời níu giữ cánh phải máy bay lại, làm máy bay tự nhiên ngoặt hướng sang bên trái, tránh đâm vào ụ đất. Thật hú vía! Máy bay từ từ dừng trượt, ghếch mũi lên bờ ruộng cao, bên dưới là một khe suối sâu.

Trần Hanh lập tức rời buồng lái, dùng chiếc que thông nòng súng ngắn cậy nắp, lấy ngay hộp phim giấu vào ngực áo bay. Bà con dân bản vui mừng kéo đến xem anh như “người nhà trời” hạ xuống trần gian. Dân quân ngụy trang ngay chiếc máy bay và canh gác bảo vệ nghiêm mật. Hai ngày sau, anh được Bộ tư lệnh quân chủng đón về. Cuộn phim lập tức được tráng, rửa rồi phóng ảnh ngay, chuyển nhanh đến Việt Nam Thông tấn xã, kịp thời phát đi toàn thế giới hình chiếc F105D bị bắn hạ, bốc cháy. Đó là một bằng chứng vô giá về chiến công tuyệt vời của Không quân nhân dân Việt Nam, đã dùng máy bay MIG 17A, tốc độ dưới âm thanh, bắn hạ máy bay “Thần Sấm” - thần tượng của không lực Hoa Kỳ. Có lẽ đây cũng là chiếc “Thần Sấm” đầu tiên trên thế giới bị “đo ván” trong một trận không chiến.

VŨ THÀNH

---------------------------------------------
Như vậy nói chính xác thì trong trận 04/04/65 ta tổn thất toàn bộ biên đội (cả 4 phi công và 4 máy bay đều bị loại khỏi vòng chiến).


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 23 Tháng Mười Hai, 2009, 11:06:03 pm
Ngày 24/12/65, TT Mỹ tuyên bố tạm ngưng chiến dịch Rolling Thunder trong 37 ngày, tới 31/01/66.

Như vậy tính từ 03/04/65 khi mặt trận không đối không trên bầu trời miền Bắc VN chính thức mở, lực lượng tiêm kích KQNDVN đã xuất kích chiến đấu trong 9 trận, bắn rơi (được Mỹ công nhận) 3 máy bay 2 F-105D, 1 F-4C và bắn bị thương nặng 1 F-8E, góp phần trực tiếp tiêu diệt 2 và bắt sống 1 phi công Mỹ. Ta tổn thất tổng cộng 11 máy bay (bị bắn rơi, tai nạn, hỏng) và hy sinh 6 phi công.

Theo đánh giá của Clashes, tỉ lệ tổn thất cao của MiG-17 là do MiG chậm hơn tất cả các máy bay Mỹ (kể cả khi họ mang bom), và tốc độ chậm + thiếu tên lửa khiến MiG-17 không thể đe dọa được máy bay Mỹ ở cự ly trên 3000ft (1000m). Ngay cả khi tiếp cận được từ phía sau, thường MiG-17 cũng không vào được đủ gần để khai hỏa. Ngoài ra các phi công Mỹ đánh giá rằng sự thiếu kinh nghiệm và quyết đoán của phi công VN cũng khiến họ không tận dụng được ưu thế ngay cả trong trường hợp được dẫn đường vào vị trí thuận lợi.

Giữa năm 65, KQNDVN được bổ sung thêm 30 phi công chiến đấu được đào tạo ở LX và TQ.

Tháng 08/65, KQNDVN tiếp nhận loạt đầu tiên 12 MiG-21PLF biên chế cho c11 và c12 thuộc e921.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/mig-21_e921.jpg)

07/09/65: Trung đoàn không quân tiêm kích 923 - Đoàn Yên Thế chính thức được thành lập. Ban chỉ huy trung đoàn gồm trung tá Nguyễn Phúc Trạch, e trưởng; trung tá Nguyễn Ngọc Phiếu, chính ủy. Căn cứ đặt tại sân bay Kép (Bắc Giang). Biên chế trung đoàn gồm 2 đại đội bay, trang bị 30 máy bay MiG-17A, MiG-17F và 4 MiG-15UM.

Đến cuối năm 65, KQNDVN tiếp nhận thêm 26 MiG-17F (có tăng lực) và 28 MiG-17PF (có radar). Toàn bộ số MiG-17F được trang bị cho e923, MiG-17PF được trang bị cho đại đội bay đêm của c921.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/mig-17pf.jpg)

Như vậy, tính đến tháng 03/66 khi KQNDVN tiếp tục xuất kích chiến đấu, tương quan lực lượng các bên như sau:

KQNDVN

Lực lượng gồm 2 trung đoàn bay là e921 (Nội Bài) và e923 (Kép) với 5 đại đội bay, trang bị ít nhất khoảng 90 máy bay chiến đấu (trong đó có ít nhất 12 MiG-21).

1 đại đội bay của VN tương đương 1 phi đoàn máy bay Mỹ (trên lý thuyết).

KQ và HQ Mỹ

KQ:
-   Căn cứ Đà Nẵng (VN): không đoàn 35 (35 TFW) gồm 2 phi đoàn F-4C (390, 480).
-   Căn cứ Takhli (TL): không đoàn 355 (TFW) gồm 3 phi đoàn F-105 (333, 354, 357).
-   Căn cứ Ubon (TL): không đoàn 8 (8 TFW) gồm 3 phi đoàn F-4C (433, 497, 555).
-   Căn cứ Korat (TL): không đoàn 388 (388 TFW) gồm 3 phi đoàn F-105 (34, 421, 469), đến tháng 05/66 được tăng cường 1 phi đoàn F-105 (13).

HQ:
-   TSB Ticonderoga: không đoàn 5 (CVW-5) gồm 2 phi đoàn F-8 (51, 53), 2 phi đoàn A-4 (56, 144), 1 phi đoàn A-1 (52).
-   TSB Kitty Hawk: không đoàn 11 (CVW-11) gồm 2 phi đoàn F-4B (114, 213), 1 phi đoàn A-4 (113), 1 phi đoàn A-1 (115), 1 phi đoàn A-6 (85).
-   TSB Enterprise: không đoàn 9 (CVW-9) gồm 2 phi đoàn F-4 (92, 96), 4 phi đoàn A-4 (36, 76, 93, 94).
-   TSB Hancock: không đoàn 21 (CVW-21) gồm 2 phi đoàn F-8 (24, 211), 2 phi đoàn A-4 (212, 216), 1 phi đoàn A-1 (215).
-   TSB Ranger: không đoàn 14 (CVW-14) gồm 2 phi đoàn F-4 (142, 143), 2 phi đoàn A-4 (44, 146), 1 phi đoàn A-1 (145).

Tổng cộng, KQ và HQ Mỹ có 15 phi đoàn tiêm kích (F-4, F-8) và 22 phi đoàn cường kích (A-1, A-4, F-105), chưa kể các đơn vị hỗ trợ khác. Trong đó có 21 phi đoàn có thể tham gia không chiến (F-4, F-8, F-105).


Tiêu đề: Ngày 03/02/66
Gửi bởi: chiangshan trong 23 Tháng Mười Hai, 2009, 11:15:53 pm
Theo LS dẫn đường KQ:

Từ chiều tối, ta phát hiện địch có triệu chứng sẽ tổ chức hoạt động trên hướng tây nam Hà Nội. Đến 19 giờ, ý đồ của địch vào đánh Đường 15A đoạn Suối Rút-quan Hóa, Đường 21A đoạn Hòa Bình-tân Lạc và đường 6 đoạn Hòa Bình-suối Rút trở nên rất rõ ràng. Các thủ trưởng trực chỉ huy Nguyễn Văn Tiên và Trần Hanh (Bản can và sơ đồ trận đánh) hạ quyết tâm cho MIG- I7PF xuất kích. Kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 921: Phạm Công Thành dẫn tại sở chỉ huy, Lê Thiết Hùng trên hiện sóng chịu trách nhiệm dẫn chính và kíp trực ban dẫn đường Quân chủng: Phạm Từ Tịnh tại sở chỉ huy và Nguyễn Văn Chuyên trên hiện sóng đảm nhiệm dẫn bổ trợ. Sau khi cất cánh, phi công Lâm Văn Lích được dẫn ra phía Hòa Bình và lên độ cao 3.000m. Ta bay qua Hòa Bình 1 phút, lên tiếp độ cao 4.500m và vòng trái để bám theo tốp cường kích địch thứ nhất đang hoạt động trên trục Tân Lạc - Suối Rút . Tại tây nam Tân Lạc địch vòng đi, vòng lại, ta rơi vào thế đối đầu. Khi chúng lên đến tây bắc Tân Lạc lại vòng đi, vòng lại lần thứ hai, ta từ thế ngang bằng trở thành xông trước. Lúc lên tới tây bắc Suối Rút 25km, địch vòng thêm một vòng để quay về Mai Châu thì ta hoàn toàn ở phía trước địch 12km.

Sở chỉ huy trung đoàn nhận định: Địch chưa phát hiện có MIG đang săn đuổi, Dẫn đường xin tiếp tục dẫn. Khi còn cách Mai Châu 10km, trực ban dẫn đường Phạm Công Thành cho phi công vòng trái 1 vòng. Ta lật ngược tình thế, bám vào phía sau tốp địch thứ nhất. Phi công Lâm Văn Lích bình tĩnh ngắm bắn, rồi thoát ly sang phải. Một chiếc bị trúng đạn. Cùng lúc đó, trực ban dẫn đường Lê Thiết Hùng thông báo có tốp cường kích thứ hai đang bay ở phía trước. Phi công Lâm Văn Lích lập tức phát hiện và tiếp tục ngắm bắn, chiếc thứ hai trúng đạn. Đây là hai chiếc A-6, cường kích phản lực của không quân thuộc hải quân Mỹ bị Không quân nhân dân Việt Nam lần đầu tiên bắn rơi trong đêm bằng MIG-17. Trên bàn dẫn đường: lúc 19 giờ 42 phút, tiêu đồ gần ngừng đánh dấu đường bay của hai tốp máy bay cường kích địch tại nam Mai Châu 5km và chỉ còn đi tiếp một tốp máy bay tiêm kích địch đang quần đảo ở trên cao. Sau khi dẫn phi công thoát ly về phía Hòa Bình, sở chỉ huy cho giảm dần độ cao xuống 1.000m và dẫn thẳng về sân bay Nội Bài. Tốp F-4 từ Suối Rút cũng bay theo hướng đó, trên độ cao 5.000m, có lúc xuống tới 3.000m và vào đến tận Hòa Lạc, nhưng không phát biện được ta, đành phải kéo cao, quay ra.


Tuy nhiên theo LS KQNDVN, 2 chiếc bị phi công Lâm Văn Lích bắn rơi là loại AD-6, tức A-1 (?)

Tài liệu Mỹ không ghi nhận tổn thất do MiG vào ngày này, cũng không có bất cứ A-6 hay A-1 nào bị bắn rơi.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/lam_van_lich-1.jpg)

Phi công Lâm Văn Lích, sau này là Anh hùng LLVTND. Tính đến thời điểm này thành tích claim cho Lâm Văn Lích là 3 chiếc nhưng đều không được Mỹ công nhận.


Tiêu đề: Ngày 04/03/66
Gửi bởi: chiangshan trong 23 Tháng Mười Hai, 2009, 11:21:51 pm
Theo LS dẫn đường KQ:

Chiều 4 tháng 3 năm 1966, vào lúc 15 giờ 14 phút, xuất hiện một tốp địch ở đông nam Sầm Nưa 40km, rồi bay qua biên giới, lên phía đông Mộc Châu và tây nam Yên Bái. Sau đó chúng vòng một vòng khá rộng ở phía tây Hạ Hoà, Thanh Ba và ra theo đường giữa Yên Bái và Nghĩa Lộ. Từ 15 giờ 23 phút đến 15 giờ 47 phút, có nhiều tốp địch hoạt động ở khu vực Hòa Bình-mộc Châu-quan Hóa. Có khả năng địch vào trinh sát và đánh các đoạn đường sắt từ Yên Bái đến Thanh Ba. Các thủ trưởng trực chỉ huy: Phùng Thế Tài, Đào Đình Luyện, Nguyễn Văn Tiên, Trần Mạnh và Đỗ Hữu Nghĩa đều nhất trí quyết định cho biên đội MiG-17: Phạm Thành Chung - số 1, Ngô Đức Mai - số 2, Trần Minh Phương - số 3 và Nguyễn Thế Hôn - số 4 của Trung đoàn không quân 923, đang trực chiến ở Nội Bài vào trận. Kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 921 Phạm Minh Cậy tại sở chỉ huy và Lê Thiết Hùng trên hiện sóng tại C-43 ở Tân Trại được giao nhiệm vụ dẫn chính. Tại Sở chỉ huy Quân chủng, trực ban dẫn đường Trần Quang Kính dẫn bổ trợ. 15 giờ 42.phút, biên đội cất cánh, lấy hướng xuất kích ra Mộc Châu và lên dần độ cao đến 5.300m, sau đó vòng lên Phù Yên và giảm xuống 4.300m nhằm chặn đijch cả trên đường vào và đường ra của chúng. 15 giờ 55 phút, tốp địch 4 chiếc xuất hiện ở phía đông Vạn Yên 20km, độ cao 4.500m, đang lượn vòng cơ động lên hướng tây bắc, được sở chỉ huy Trung đoàn 921 bám rất sát. Chờ đúng thời cơ lượn vòng, trực ban dẫn đường Phạm Minh Cậy cho biên đội vòng phải vào tiếp địch, hướng bay 90 độ. Số 1 phát hiện ngay F-4, 12km và chỉ huy biên đội bám theo. Sau khi đuổi kịp 1 chiếc và bắn 2 loạt, nhưng địch cơ động mạnh và tránh được số 1 thấy số 2 đang ở vị trí có lợi đối với 1 chiếc khác, liền chuyển sang yểm hộ và chỉ huy số 2 vào công kích. Phi công Ngô Đức Mai bắn 3 loạt, hạ ngay 1 F-4. Trong lúc này trên bàn dẫn đường xuất hiện thêm một tốp 4 chiếc, độ cao 4. 500m ở tây nam Phú Thọ 20km, đang vòng phải, bám vào phía sau biên đội của ta. Số 3 và số 4 đã kịp thời nhận được thông báo, vừa yểm hộ chặt chẽ cho số 1 và số 2 vừa cơ động tránh tên lửa của địch. Sau bốn phút không chiến quyết liệt, số 1 quyết định thoát ly. Cả 4 chiếc của ta bám theo nhau, chủ động xuống độ cao thấp và bay lên hướng bắc, đến Thanh Ba mới kéo cao, rồi vòng sang hướng đông, qua sông Lô, men theo triền phía nam của dãy Tam Đảo, về hạ cánh tại Nội Bài.

Đây là trận đánh đầu tiên của Trung đoàn 923 kể từ khi được thành lập.


Ta claim 1 F-4, tuy nhiên Mỹ không công nhận.

Cũng trong ngày này, lần đầu tiên MiG-21 xuất kích chiến đấu đánh máy bay không người lái.

Dựa vào tình báo xa, 14 giờ 05 phút, sở chỉ huy cho phi công Nguyễn Hồng Nhị cất cánh, giữ hướng bay 285 độ và lên độ cao; 2 phút sau, thông báo: mục tiêu hướng bay 110 độ, độ cao 19.500m. Ta đến Việt Trì, sở chỉ huy cho hướng bay 320 độ, lên độ cao 6.000m, rồi 7.000m. Khi ngang Đoan Hùng, thấy khả năng bị lạc hậu và thấp hơn địch quá nhiều, dẫn đường cho phi công vừa vòng phải vừa tăng lực để tăng tốc độ lên M=1,3 (khoảng 1.400km/h) và tăng độ cao lên 13.000m, giữ hướng bay 90 độ, rồi tiếp tục tăng tốc độ lên M=1,6 (khoảng 1.700km/h) và độ cao lên 14.000m, nhưng ta vẫn lạc hậu và thấp hơn địch. Thủ trưởng Đào Đình Luyện chỉ thị: Kiểm tra và dẫn theo số liệu bay thực tế của phi công. Sau khi qua đông nam Bắc Sơn 15km, địch vòng phải và đến Lục Nam, lại vòng trái ra hướng đông và vẫn ở độ cao 19.500m. Ta vòng phải, hướng bay 150 độ, tăng tốc độ lên M=1,7 (khoảng 1.800km/h) và độ cao lên 17.000m, đuổi theo. Dẫn đường lần lượt thông báo độ cao, cự ly và vị trí mục tiêu, đồng thời bám sát số liệu bay thực tế của phi công. Sau khi ta vòng trái vào hướng 90 độ, địch còn ở phía trước 30km và cao hơn ta 2.500m. Phi công Nguyễn Hồng Nhị tập trung quan sát, sau đó phát hiện mục tiêu, ngắm bằng ra-đa trên máy bay và phóng 2 quả tên lửa K-13, chiếc không người lái bốc cháy. Đây là chiếc BQM-34A, không người lái đầu tiên của không quân Mỹ bị Không quân nhân dân Việt Nam bắn rơi. Trận đầu ra quân, MiG-21 đã đánh thắng. Ta về hạ cánh an toàn.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/nguyen_hong_nhi.jpg)

Phi công Nguyễn Hồng Nhị, sau này là Anh hùng LLVTND.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/uav_66-03-04.jpg)

Xác máy bay không người lái BQM-34 Firebee bị Nguyễn Hồng Nhị bắn rơi.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 23 Tháng Mười Hai, 2009, 11:50:45 pm
MiG-21 Fishbed - KQNDVN

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/1/12/Mikoyan-Gurevich_MiG-21PF_USAF.jpg/800px-Mikoyan-Gurevich_MiG-21PF_USAF.jpg)

MiG-21 Fishbed.

Thông số kỹ thuật:
- Dài: 15,76m.
- Sải cánh: 7,1m.
- Trọng lượng tối đa: 8208kg.
- Vũ khí: 0/1 pháo NR-30 30mm với 60 viên đạn, 2/4 giá vũ khí (tùy phiên bản).

Theo MiG-21 Units, e921 ban đầu được trang bị MiG-21F13 Fishbed-C, trang bị 2 giá tên lửa/rocket (không có canon). Vào thời điểm này KQNDVN được trang bị tên lửa tầm nhiệt AA-2 Atoll (K-13) và tên lửa điều khiển bằng vô tuyến AA-1 Alkali (K-5), nhưng chủ yếu phổ biến sử dụng K-13.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/mig-21k13.jpg)

MiG-21F13

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/a8/AA-2_Atoll.jpg/800px-AA-2_Atoll.jpg)

Tên lửa không đối không K-13, trọng lượng 70kg, đầu đạn 6kg, tầm bắn khoảng <2km (Theo các mô tả trong sách báo VN. Cũng theo đó thường các phi công VN bắn ở cự ly vài trăm m tới 1km).

(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/3e/K-5M_Air-to-Air_Missile.jpg)

Tên lửa không đối không K-5, trọng lượng 83kg, đầu đạn 13kg, tầm bắn 2-6km.


Tiêu đề: Ngày 23/04/66
Gửi bởi: chiangshan trong 24 Tháng Mười Hai, 2009, 11:23:33 am
Theo LS dẫn đường KQ:

Ngày 23 tháng 4 năm 1966, thủ trưởng trực chỉ huy Trung đoàn 923 Nguyễn Phúc Trạch tổ chức đánh liên tiếp 3 trận. Trận thứ nhất, kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 921 chịu trách nhiệm dẫn chính: Phạm Công Thành tại sở chỉ huy ở Nội Bài, Trịnh Văn Tuất trên hiện sóng và kíp trực ban dẫn đường Quân chủng đảm nhiệm dẫn bổ trợ: Lê Thành Chơn và Trần Quang Kính tại sở chỉ huy. Biên đội MIG-17: Hồ Văn Quỳ, Lưu Huy Chao, Nguyễn Biên (Nguyễn Văn Biên) và Trần Văn Triêm cất cánh từ sân bay Nội Bài lúc 11 giờ 20 phút, vào đánh địch tại khu vực Vụ Bản - Cẩm Thủy (Những thông tin tiếp theo của trận này chưa được tìm thấy).

Trận thứ hai, kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 923 dẫn chính: Hà Đăng Khoa tại sở chỉ huy ở Kép và Trần Xuân Dung trên hiện sóng tại C-43 ở Tân Trại, kíp trực ban dẫn đường Quân chủng tiếp tục dẫn bổ trợ. Biên đội MIG-17: Mai Đức Toại, Võ Văn Mẫn, Nguyễn Khắc Lộc và Đỗ Huy Hoàng xuất kích từ sân bay Kép (khoảng sau 13 giờ) vào đánh máy bay cường kích ở khu vực phía tây Bình Gia - Bắc Sơn 15km. Với góc vào 30 độ sau khi phát hiện F-105, 8km, có F-4 yểm hộ phía sau, phi công Nguyễn Khắc Lộc xin vào đánh và bắn rơi 1 F-4. Khi thoát ly, tại Kép vẫn còn địch, biên đội được dẫn về sân bay Nội Bài hạ cánh.

Trận thứ ba, kíp trực Ban Dẫn đường Quân chủng chuyển từ dẫn bổ trợ sang dẫn chính và phối hợp chặt chẽ với trực ban dẫn đường Bùi Hữu Hành tại sở chỉ huy ở Kiến An. Biên đội: Lê Quang Trung, Nguyễn Thế Hôn, Ngô Đức Mai và Dương Trung Tân cất cánh từ sân bay Kiến An lúc 13 giờ 17 phút, sau đó được dẫn xuống tận Nghĩa Hưng - Hải Hậu, nhưng địch quay ra và ta quay về Kiến An hạ cánh.

Việc tổ chức dẫn MIG-17 đánh địch từ ba sân bay trong ngày 23 tháng 4 đã tạo ra một tam giác dẫn đường chiến đấu từ mặt đất đầu tiên trên miền Bắc: Nội Bài – Kép - Kiến An, nhằm đáp ứng yêu cầu thường xuyên cơ động lực lượng không quân trực chiến trên các sân bay khác nhau để tạo thế trận đánh thắng địch. Trong tam giác đó, cách thức tổ chức dẫn đường chiến đấu phân thành hai cấp đã được thực hiện khá rõ nét. Đây là sự kiện đánh dấu một bước phát triển cực kỳ quan trọng trong công tác tổ chức dẫn đường đánh địch trên không của ngành Dẫn đường Không quân.


Ta claim 1 F-4C và không đề cập đến tổn thất nào. Nhưng theo Hunting MiGs over VN thì trong ngày hôm đó F-4C KQ Mỹ đã bắn rơi 2 MiG-17.

Biên đội 4 F-4C thuộc phi đoàn 555 (555 TFS), không đoàn 8 (8 TFW) ở căn cứ Ubon đang yểm trợ F-105 đánh khu vực đường sắt và cầu ở Bắc Giang, 40km phía tây bắc HN thì phát hiện 4 MiG.

F-4 tiến hành tấn công đối đầu. Số 3 bắn 1 AIM-7 và 1 AIM-9, số 4 bắn 1 AIM-7, cả 3 tên lửa đều không có kết quả. Sau đó diễn ra khoảng 10 phút quần vòng giữa 2 bên ở độ cao khoảng 3000-5500m, trong đó 1 MiG khai hỏa bằng canon nhưng không trúng.

Số 3 chọn mục tiêu và nhanh chóng bắn 1 AIM-9 vào MiG đi đầu. Phi công phụ sau đó quan sát thấy chiếc MiG rơi xuống, vỡ ra và bốc khói.

MiG thứ hai cố gắng cơ động vào vị trí có thể khai hỏa vào F-4 nhưng không thành sau khi F-4 tiến hành leo cao rồi đảo xuống phía sau. MiG kéo thấp bay về phía 1 thung lũng. Số 4 bám theo bắn 2 AIM-7, quả thứ 2 trúng đích.


(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/f-4c_64-0689_66-04-23.jpg)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/usaf_pilot_66-04-23_2.jpg)

F-4C 64-0689 mật danh Mink 3 do đại úy M. F. Cameron và trung úy R. E. Evans lái.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/f-4c_64-0699_66-04-23.jpg)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/usaf_pilot_66-04-23_1.jpg)

F-4C 64-0699 mật danh Mink 4 do đại úy R. E. Blake và trung úy S. W. George lái.

Tổng kết:
- VN claim 1 F-4C, Mỹ không công nhận.
- Mỹ claim 2 MiG-17, VN không/chưa công nhận.

Theo Clashes, cũng trong ngày 23/04/66, biên đội Denver gồm 2 F-4C đang bảo vệ 2 chiếc EB-66 trên khu vực Thud Ridge thì phát hiện 1 MiG-21 tiếp cận từ phía sau. Số 2 cơ động được vào phía sau ở cự ly 5000ft (khoảng 1500m) và bắn 2 AIM-7 nhưng không được (do lỗi của bộ phận kỹ thuật mặt đất), bắn tiếp 4 AIM-9 nhưng vẫn trượt. MiG đi thoát.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 25 Tháng Mười Hai, 2009, 06:51:36 pm
Hơi không ăn nhịp lắm, nhưng....

http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/230/231/231/98603/Default.aspx

Phi công đầu tiên bắn gục B-52 (kỳ 1)


Đã gần 40 năm qua đi nhưng trận thắng B-52 trên bầu trời Hà Nội tháng 12-1972 vẫn còn nguyên vẹn trong tâm trí những người lính Phòng không-Không quân tham gia cuộc chiến. Sẽ còn lâu nữa chúng ta mới hiểu hết giá trị của chiến công. Vẫn còn lâu nữa giới quân sự nhiều nước trên thế giới, nhất là những ai tin tưởng vào sức mạnh của vũ khí, sức mạnh của không lực Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh hiện đại mới hết kinh ngạc. Không thể tưởng tượng được sức mạnh khổng lồ của nền công nghiệp chiến tranh hiện đại nhất của thế giới lại thất bại trước một lực lượng quân sự của một nước mà nền kinh tế còn quá lạc hậu, tiềm năng quốc phòng nhỏ bé.

(http://image.qdnd.vn/Upload//hoangha/2009/12/25/251209hha38.jpg)
Thượng tá phi công Vũ Đình Rạng.

Trong cuộc chiến trên không đánh trả cuộc tập kích chiến lược chưa từng có trong lịch sử chiến tranh thế giới mà Mỹ đã gây ra, trong số ba mươi tư máy bay B-52 bị bắn rơi trên bầu trời Thủ đô và các tỉnh miền Bắc năm ấy, lực lượng Không quân nhân dân Việt Nam bắn rơi hai chiếc B-52. Còn một chiếc B-52 nữa bị bắn rơi trước đó gần một năm. Ba chiếc B-52 của Không quân nhân dân bắn rơi so với ba mươi tư B-52 mà lực lượng phòng không bắn rơi là ít ỏi, so với tổng số máy bay bắn rơi trong toàn chiến dịch là tám mươi mốt chiếc mà quân và dân ta bắn rơi thì lại càng ít hơn. Chính vì thế mà chiến công của lực lượng Không quân nhân dân Việt Nam bắn rơi B-52 ít được nhắc đến. Và cũng ít nhắc đến ý nghĩa lớn lao trận đầu tiên đánh gục B-52 “siêu pháo đài bay” của không lực Hoa Kỳ.

Chiếc máy bay B-52 bị bắn rơi trước đó gần một năm là chiếc B-52 đầu tiên bị không quân ta bắn rơi, cũng là chiếc B-52 đầu tiên trên thế giới của không quân Mỹ bị đối phương hạ gục. Hành động anh hùng của người của người phi công bắn rơi chiếc B-52 đầu tiên ấy dần vào quên lãng. Phải qua những phi công tù binh Mĩ ta mới hiểu được sự thật. Năm 2000, sách “Quân chủng Phòng không biên niên sự kiện 1953-1998” ghi lại sự kiện trên:

“Ngày 20 tháng 11 năm 1971

Bộ đội Không quân bắn rơi một chiếc B-52.

Hai đại đội 45, 41 trung đoàn ra-đa 291-290 đã bảo đảm dẫn đường cho chiến sĩ lái máy bay Mic-21 Vũ Đình Rạng bắn bị thương một chiếc B-52 ở phía nam Quân khu 4…”.

Tôi đã từng đọc một bài viết ít ỏi về chiến công của Vũ Đình Rạng, nhưng không biết ông ở đâu. Có người nói ông về hưu về sống ở vùng quê Thái Bình.

Cho đến một ngày gần đây…

Ông Lê Trọng Sành từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội dự hội thảo về Đường bay vàng lâu nay đang làm xôn xao dư luận. Ông nguyên là sĩ quan tác chiến của Bộ Tư lệnh Không quân, sau này là Phòng không-Không quân. Cả cuộc đời ông phục vụ trong lực lượng Không quân nhân dân Việt Nam. Nói đúng ra ông là một trong những người đầu tiên có mặt trong lực lượng không quân non trẻ từ ngày thành lập. Những người lính đầu tiên tiếp quản sân bay Gia Lâm từ tay thực dân Pháp trong đó có ông. Về hưu nhưng vị trung tá không quân Lê Trọng Sành vẫn tâm huyết với công cuộc xây dựng và phát triển ngành hàng không. Tuổi gần bát tuần nhưng tình yêu với không quân vẫn còn trẻ mãi. Ông vừa về Quảng Bình thăm lại chỉ huy sở Không quân tại xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch. Máu không quân vẫn sôi sục trong ông. Là sĩ quan tác chiến ở sở chỉ huy Bộ Tư lệnh Phòng không-Không quân trong những năm chiến tranh ác liệt, nhớ đến sở chỉ huy dã chiến Quảng Phương, ông tìm lại nơi đặt sở chỉ huy, tìm những người cùng thời để tìm hiểu về B8…

Lần này ra Hà Nội, ông kết hợp tìm gặp các nhân vật có trong sở chỉ huy ngày ấy, trong đó có cả Vũ Đình Rạng, nhằm khôi phục lại sở chỉ huy B8, góp phần giáo dục thế hệ trẻ. Anh Hồ Viết Lâm, Chủ tịch UBND xã Quảng Phương đã từng là lính thông tin của Bộ Tổng tham mưu nên khi gặp ông Sành là mê ngay ý tưởng khôi phục lại sở chỉ huy đã từng có ở quê nhà. Khi được mời đi dự hội thảo ở Hà Nội, ông đã liên hệ với Vũ Dình Rạng theo địa chỉ quê ở Thái Bình. Không ngờ Vũ Đình Rạng đang ở Hà Nội, nhận được thư ông Sành từ quê gửi lên. Biết ông đi Hà Nội, Chủ tịch UBND xã Quảng Phương cũng báo cáo với huyện uỷ Quảng Trạch để ra Hà Nội gặp ông Sành và các nhân chứng đã từng sống, chiến đấu, làm nên chiến ông kì diệu tại quê hương Quảng Phương anh hùng. Biết ý định của ông, tôi tình nguyện làm chân “xe ôm” để có dịp gặp những nhân vật lịch sử tại sở chỉ huy dã chiến của Bộ Tư lệnh Phòng không-Không quân ngày ấy.

Như đã hẹn, hơn sáu giờ, vào mùa này gió mùa đông bắc tràn về, trời lạnh, cả tập thể vẫn còn chìm trong giấc ngủ, phố xá còn vắng lặng, chúng tôi đến nhà Vũ Đình Rạng. Đến nơi, đã thấy ông Chủ tịch UBND xã Quảng Phương cũng mới từ Quảng Bình ra. Thì ra cái sở chỉ huy dã chiến của không quân ngày nào không còn nữa và những người đã sống chết với sở chỉ huy làm nên lịch sử đã đi xa nhưng những kỉ niệm một thời đánh Mĩ vẫn còn mãi trong lòng dân. Những chiến công của không quân không chỉ là chiến công của phi công hay người chỉ huy, mà còn là chiến công chung của tập thể quân và dân ta. Sở chỉ huy B8 ngày ấy đặt trong gia đình cụ Hối ở thôn Đông Dương. Máy ra-đa đo cao bị máy bay Mỹ bắn hỏng, rốc két bắn vào làng… dân Quảng Phương không sợ. Mấy mươi năm rồi dân Quảng Phương vẫn nhớ đến những sĩ quan không quân như: Trần Mạnh, Trần Hanh, Nguyễn Văn Chuyên, Lê Thiết Hùng…

Chủ tịch UBND xã Quảng Phương gặp lại ông Chuyên, ông Rạng, mừng lắm, anh kể:

- Nhân dân xã em vẫn luôn nhớ đến các bác. Nhiều người vẫn kể về các anh bộ đội đã từng ở sở chỉ huy trong những năm đánh Mỹ. Em ngày ấy vẫn còn bé nhưng vẫn nhớ sở chỉ huy và các chú bộ đội. Lớn lên em nhập ngũ rồi chuyển ngành làm công nhân ở Huế. Tình cờ đọc báo An ninh thế giới nói về sở chỉ huy Quảng Phương, được biết chiến công của bác Rạng, em ghi nhớ mãi. Bài báo khơi dậy trong em niềm tự hào về quê hương. Xem vô tuyến có hình ảnh bác Trần Hanh, nhiều người bảo: Bác Trần Hanh đã từng ở xã ta. Là một xã vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang”, chúng em muốn được dựng lại Sở chỉ huy ngày ấy để góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Vừa rồi bác Sành lại tìm về xã em, đi thăm lại những nơi làm việc của Sở chỉ huy, càng nung nấu thêm ý tưởng khôi phục lại Sở chỉ huy. Cùng ra Hà Nội với em lần này có cả trưởng thôn Đông Dương – nơi đặt B8.

Chủ tịch UBND xã Quảng Phương còn cho biết thêm: Nhân dịp về làm việc với Hội Cựu chiến binh huyện Quảng Trạch, Trung tướng Trần Hanh, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam thăm hỏi nhân dân xã Quảng Phương. Ông kể về những ngày chiến đấu khẩn trương trên đất Quảng Trạch trong những năm đánh Mỹ. Sở chỉ huy không quân tiền phương B8 ngày ấy đã dẫn đường cho phi công Vũ Đình Rạng lái máy bay Mic-21 bắn trọng thương B-52 ngày 20-11-1971, là chiếc máy bay đầu tiên bị Không quân ta hạ gục, bay về đất Thái Lan thì rơi. Chia tay Hội Cựu chiến binh Quảng Trạch, Trung tướng Trần Hanh còn nói: Cán bộ chiến sĩ Không quân không bao giờ quên nhân dân xã Quảng Phương, nhân dân Quảng Trạch đã cưu mang che chở cho đài chỉ huy B8 hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Cuộc hội ngộ giữa những sĩ quan Không quân giúp ta trở về với những giây phút căng thẳng, khẩn trương mà hào hùng trận chiến đấu có một không hai trong lịch sử Không quân nhân dân Việt Nam anh hùng.

Thất bại có ý nghĩa chiến lược ở đường 9-Nam Lào, liên tiếp bị thua đau ở các chiến trường Lào, Cam-pu-chia, Mỹ-nguỵ lâm vào thế bị động chiến lược. Năm 1968, chúng tăng cường mọi lực lượng chặn tuyến hành lang chiến lược Trường Sơn hòng ngăn chặn chi viện của hậu phương lớn miền Bắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam. Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, bộ đội Phòng không-Không quân triển khai nhanh nhiệm vụ tổ chức huấn luyện đánh B-52 cho phi công, sĩ quan dẫn đường và kíp chiến đấu ở sở chỉ huy để đánh B-52 trên các cửa khẩu. Việc nghiên cứu đánh B-52 đã được quân chủng triển khai. Một tổ chiến đấu của Không quân đã vào Trường Sơn, nơi Mỹ dùng B-52 ném bom, do Thiếu tá Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Nhật Chiêu, phi công lái Mic-21 đã bắn rơi sáu máy bay Mỹ, dẫn đầu để nghiên cứu. Hơn mười ngày ở trọng điểm, tổ nhìn thấy đội hình bay của B-52. Sau khi máy bay cường kích F-105 ném bom, những chiếc F-4 bay gầm rú trên bầu trời để bảo vệ, những chiếc B-52 xuất hiện. Ba chiếc B-52 bay theo hình bậc thang lệch bên phải mỗi chiếc cách nhau chừng 2km ở độ cao trên 10km. Nghiên cứu đánh B-52 được giao cho nhiều cán bộ có tài là trưởng các phòng dẫn đường, quân báo và tác chiến của Quân chủng phụ trách. Đến cuối năm 1969 về cơ bản đã hình thành cách đánh B-52. Để thắng địch, chúng ta phải hiểu địch.

Sau hội nghị về chuyên đề cách đánh B-52 của Quân chủng Phòng không-Không quân tháng 10-1971, hai sở chỉ huy của Không quân được triển khai ngay. Sở chỉ huy trung tâm được đặt ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An mang bí danh B3 do Tư lệnh Không quân, Đại tá Đào Đình Luyện trực tiếp chỉ huy. Kíp sĩ quan dẫn đường có sĩ quan dẫn đường Lê Thành Chơn, sĩ quan Hoàng Kế Thiện trực ở Đại đội 45 ra-đa dẫn đường ở đồi Minh Sơn, huyện Đô Lương. Sở chỉ huy tiền phương mang bí danh B8 đặt tại thôn Đông Dương, xã Quảng Phương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) do Phó tư lệnh Không quân, Thượng tá Trần Mạnh và Trung tá Trần Hanh chỉ huy. Kíp sĩ quan dẫn đường là những sĩ quan có chuyên môn giỏi: Đại uý Nguyễn Văn Chuyên, Trung uý Tạ Quốc Hưng, Trung uý Trần Hồng Hà. Đại đội ra-đa dẫn đường 41 đặt ở Pháp Kệ cách Đông Dương khoảng ba ki-lô-mét, do sĩ quan dẫn đường mặt hiện sóng là Thượng uý Lê Thiết Hùng điều khiển.

Đại tá Nguyễn Văn Chuyên, nguyên Đại uý dẫn đường bay, thường xuyên có mặt ở Sở chỉ huy tiền phương B8. Ông là người dẫn đường cho Vũ Đình Rạng trong trận chiến đấu ngày 20-11-1971. Gần tuổi 80 nhưng vẫn còn khoẻ, ông nói rõ hơn về Sở chỉ huy tiền phương B8:

- Sở chỉ huy tiền phương B8 rất quan trọng trong việc làm nên chiến công của phi công Vũ Đình Rạng. Những năm đầu của cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân thì sở chỉ huy cơ bản của Binh chủng đặt ở chùa Trầm tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Sau chiến thắng Mậu Thân năm 1968, Mỹ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc từ vĩ tuyến 19 trở ra. Chúng tập trung đánh phá từ đường 7 trở vào, đánh phá dã man vùng “cán xoong” khu Bốn hòng ngăn chặn việc vận chuyển trên tuyến đường Trường Sơn. Để tham gia chiến đấu bảo vệ giao thông, Quân chủng khẩn trương đưa máy bay vào sân bay Sao vàng ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Sở chỉ huy tiền phương của Không quân chuyển vào Nghệ An có mật danh B3 chỉ huy Không quân bảo vệ khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh.

NGỌC PHÚC


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 25 Tháng Mười Hai, 2009, 06:52:04 pm
http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/230/231/231/98602/Default.aspx

Phi công đầu tiên bắn gục B-52 (kỳ 2)


Thực hiện chủ trương của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng khi Quân chủng tổ chức việc nghiên cứu đánh máy bay B-52, chúng ta tổ chức thêm Sở chỉ huy tiền phương B8 trên đất xã Quảng Phương. Nhiệm vụ nghiên cứu đánh B-52 đầu tiên Quân chủng giao cho Sở chỉ huy tiền phương B8. Tại sao Quân chủng đưa ông Đào Đình Luyện, Tư lệnh Binh chủng Không quân vào B3? Vì trên địa bàn Nghệ An có hai sân bay dã chiến phục vụ cho Mic cất cánh và hạ cánh đánh B-52. Khi có sự cố gì thì B3 giải quyết vì B8 ở xa. Còn việc nghiên cứu đánh B-52 từ phương án, thời gian, ra lệnh cất hạ cánh cho phi công đi đánh B-52 đều do Sở chỉ huy B8.
Máy bay B-52-H.

Khi được cấp trên từ Hà Nội thông báo có B-52, Tư lệnh Quân chủng gọi điện báo cho Tư lệnh Binh chủng ở B3. Từ B3, Tư lệnh Binh chủng gọi điện báo cho Sở chỉ huy B8 biết để xử lí. Đêm 20-11, nhận được thông báo từ Quân chủng có B-52 hoạt động, ông Đào Đình Luyện gọi cho ông Trần Mạnh thông báo có đợt đó, để ông Trần Mạnh nghiên cứu và tổ chức trận đánh. B8 là do ông Trần Mạnh chỉ huy cùng ông Trần Hanh - lúc bấy giờ là Phó tư lệnh Binh chủng. Cầm ống nói để chỉ huy lúc đó có hai người là ông Mạnh và ông Hanh. Lúc Vũ Đình Rạng phát hiện B-52 báo về, ông Trần  Hanh cầm bộ đàm động viên phi công: “Bình tĩnh để công kích!”.

Sở chỉ huy tiền phương B8 rất có ý nghĩa không những đối với địa phương trong việc giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ mà cả với bộ đội Không quân. Tôi tin là ý tưởng của địa phương sẽ được sự ủng hộ của Bộ tư lệnh Phòng không-Không quân cũng như các cấp chính quyền. Anh em chúng tôi sẽ làm hết sức mình những gì có thể để cùng với địa phương khôi phục lại Sở chỉ huy tiền phương B8.

Khác với những gì tôi tưởng tượng về người đầu tiên bắn gục B-52, Vũ Đình Rạng không già đi mấy so với tấm ảnh cách đây gần ba mươi năm trước.  Ông còn khỏe, người trông rắn rỏi, cặp mắt tinh nhanh ánh lên sự cương nghị. Năm 2000, Vũ Đình Rạng về hưu sau gần 40 năm phục vụ quân đội và đang cùng gia đình sống ở Thủ đô trên khu phố mang tên vị tướng tài ba Lê Trọng Tấn. Con phố vài năm trước còn vắng vẻ nay đông đúc, ồn ã suốt ngày. Ông vẫn hăng hái tham gia các hoạt động chung như ngày nào trong quân ngũ.

Kí ức về một thời trai trẻ, những năm tháng trong quân ngũ hiện về trong ông: “Tôi quê ở xã Nam Thắng huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Nhập ngũ năm 1963, đầu tiên được biên chế về Lữ đoàn lính dù 305. Hai năm sau có đợt tuyển phi công, từ đó cuộc đời tôi gắn với Binh chủng Không quân nhân dân Việt Nam. Tháng 5 năm 1965 tôi được đi đào tạo lái máy bay ở Trường đào tạo lái máy bay ở Liên Xô tại thành phố Krát-xnô-đa. Có hai đoàn cùng đi, mỗi đoàn 60 người. Tôi đi cùng với đoàn đầu tiên do Nguyễn Chính Hậu làm trưởng đoàn. Đoàn thứ hai đi sau một tháng. Thời gian đầu chúng tôi huấn luyện theo chương trình sơ cấp học lái máy bay L29. Theo chương trình khóa đào tạo lái phi công thì sau khi học xong sơ cấp, học tiếp chương trình lái Mic-17 rồi mới học chương trình lái Mic-21. Nhưng do yêu cầu chiến tranh, cần đào tạo gấp nên sau chương trình sơ cấp, trong số 60 người chọn 34 người học chương trình lái Mic-21 trong đó có tôi. Việc học lái Mic-17 trước sau đó mới học lái Mic-21 là có lí do của nó. Mỗi loại máy bay có tính năng riêng. Mic-17 cũng như Mic-21 đều cơ động tốt nhưng Mic-17 tốc độ nhỏ hơn, dùng súng khi công kích là chính. Mic-21 đánh trên cao, tốc độ lớn, đánh địch bằng tên lửa. Đoàn học Mic-21 trong đó có các phi công Lê Thanh Đạo, Nguyễn Tiến Sâm, Phạm Phú Thái, Hà Quang Hưng, Nguyễn Công Huy, Vũ Đình Rạng… Đến cuối khóa chỉ còn 30 người. Có 4 người không đủ điều kiện học Mic-21 chuyển sang học lái Mic-17. Sau ba năm đào tạo, năm 1968 chúng tôi về nước được biên chế về Trung đoàn Sao Đỏ (921) thuộc Sư đoàn Không quân Thăng Long (371). Hồi đó số phi công được đào tạo cũ còn lại không nhiều, có nhiệm vụ dẫn dắt biên đội. Chúng tôi được biên chế vào các đơn vị chiến đấu”.

Trận chiến ngày 20-11-1971 đã lùi xa cùng năm tháng, nhưng trong kí ức Vũ Đình Rạng vẫn còn vẹn nguyên: Sở chỉ huy B8 không rời mắt khỏi tốp B-52. Tư lệnh Đào Đình Luyện từ đài chỉ huy trung tâm hội ý với Phó tư lệnh Trần Mạnh rồi hạ lệnh cho phi công Vũ Đình Rạng xuất kích. Là một phi công giỏi, đã từng chiến đấu ban ngày giáp mặt với máy bay Mỹ, cả bọn không quân của hải quân Mỹ từ hàng không mẫu hạm, được giao nhiệm vụ mới anh rất tự tin. Anh hiểu, được chọn để chiến đấu với B-52 là một thử thách lớn đồng thời cũng là niềm vinh dự của chiến sĩ lái máy bay. Những ngày trực chiến đấu thật hồi hộp. Niềm khát khao được lao lên bầu trời tiêu diệt B-52 để trả thù cho đồng đội, đồng bào ta thường trực trong anh. Tư lệnh không quân Đào Đình Luyện nhắc nhở các bộ phận không được sơ hở, tuyệt đối giữ bí mật, bình tĩnh bảo đảm chỉ huy chiếc Mic-21 của Vũ Đình Rạng đến Sở chỉ huy B8 để từ đó theo lệnh chỉ huy của Sở chỉ huy tiền phương tiến công địch. Vũ Đình Rạng bay rất đúng phương án đã chuẩn bị. Chiếc Mic-21 của Vũ Đình Rạng bay dọc Trường Sơn hùng vĩ theo hướng Đông-Nam cũng là lúc ba chiếc B-52 vượt sông Cửu Long, đang bay thẳng đến mục tiêu gây tội ác trên đường Trường Sơn. Cánh sóng ra-đa do Lê Thiết Hùng chỉ huy bám sát mục tiêu - cả B-52 và chiếc Mic-21 đã hiện lên trên màn hình. Cả sở chỉ huy tiền phương gần như nín thở, hồi hộp chờ đợi. Tình huống trên bản đồ chỉ huy đã rõ, sĩ quan Nguyễn Văn Chuyên trên tay cầm thước hình tam giác có vòng phương vị và vạch sẵn cự li, anh đo khoảng cách từ  B-52 đến Mic-21 và theo dõi chặt chẽ diễn biến trên bàn chỉ huy rồi báo cáo đề nghị thủ trưởng cho tiếp cận địch. Nguyễn Văn Chuyên lệnh cho Vũ Đình Rạng vứt thùng dầu phụ. Lê Thiết Hùng trực tiếp dẫn trên hiện sóng, cho Vũ Đình Rạng vòng trái rồi liên tục thông báo tình hình địch. Đường bay của Vũ Đình Rạng áp dần đường bay tốp B-52. Tư lệnh Đào Đình Luyện trao đổi nhanh với Phó tư lệnh Trần Mạnh rồi nhắc nhở ra-đa quan sát máy bay địch bám đuôi khi Vũ Đình Rạng công kích. Chiếc én bạc của Vũ Đình Rạng còn cách tốp B-52  20km, ông ra lệnh cho sân bay Anh Sơn và Thọ Xuân chuẩn bị cho Rạng hạ cánh sau khi công kích trở về. Vũ Đình Rạng tiếp tục bám sát mục tiêu. Khi khoảng cách giữa Mic-21 với tốp B-52 chỉ còn khoảng 15km, Lê Thiết Hùng lệnh cho Vũ Đình Rạng mở máy ra-đa. Bật công tắc, Rạng reo lên: “Đã thấy B-52 ở cự li 11km, xin cho công kích!”. Trung tá Trần Hanh hạ lệnh: “Cho phép công kích!”. Vũ Đình Rạng tăng tốc độ tiếp cận tốp B-52 nhanh nhất, một chiếc B-52 đã được đưa vào vòng ngắm. Vùng phóng đã xuất hiện, Vũ Đình Rạng nhẩm đếm một, hai, ba… Cho đến khi chỉ còn cách chiếc B-52 dưới 2,5km, đường ngắm ổn định, Vũ Đình Rạng bấm nút phóng, một quả tên lửa lao vút về phía B-52, chớp lửa sáng rực bùng lên từ chiếc “pháo đài bay”. Ông làm động tác thoát li. Sau đó, phát hiện một chiếc B-52 khác, ông đặt máy ngắm và bám sát mục tiêu. Đến cự li cho phép, Vũ Đình Rạng phóng tiếp quả tên lửa còn lại và thoát li về sân bay Anh Sơn hạ cánh an toàn.

Kết quả chính xác trận tiến công của Vũ Đình Rạng thì sau này ông và đồng đội mới rõ. Đoạn đối thoại sau đây giữa Thiếu tá phi công, nhà văn Mỹ F.Wantterhahn, nguyên là phi công tham gia chiến đấu ở chiến trường Việt Nam với 180 lần bay vào vùng trời miền Bắc làm nhiệm vụ hộ tống  các máy bay mang bom đánh vào Hà Nội với Lê Thành Chơn, nguyên sĩ quan dẫn đường ở Sở chỉ huy B3, được ghi lại nói về số phận chiếc B-52 bị Vũ Đình Rạng bắn trúng:

“Trong câu chuyện giữa tôi và F.Wantterhahn, anh ta nói:

- Người Mỹ tuyên bố đã hạ được 103 chiếc Mic-17 và Mic-21 trong khoảng thời gian từ 17 - 6 đến 12 -1 - 1973.

Tôi nói ngay:

- Còn không quân chúng tôi bắn rơi 320 chiếc máy bay Mỹ, trong đó có hai chiếc B-52.

Anh ta nói rất nghiêm chỉnh:

- Ba chiếc B-52, chứ không phải hai.

Tôi khẳng định:

- Chỉ có hai B-52 do hai phi công Mic-21 bắn rơi ngày 27 và ngày 28-12-1972.

F.Watterhahn cười:

- Còn một chiếc  B-52 bị Không quân Bắc Việt bắn bị thương rất nặng, nó về đến Thái Lan mới “tiêu”… Nó hoàn toàn không sử dụng được nữa, mặc dù vẫn còn nguyên vẹn.

Tôi hỏi:

- Sao vậy?

F.Wantterhahn nói:

- Nó bị thủng thùng dầu bên trái, cháy nhưng dập được, một động cơ bị hỏng nặng, nó phải hạ cánh bắt buộc xuống sân bay Nakhom- Phanom.

Tôi mừng quá hỏi:

- Năm nào?

Anh ta nói:

- Cuối năm 1971, tháng 11, chuyện B-52 bị Mic bắn hỏng, đơn vị tôi ai cũng biết.

 F.Watterhahn nói thêm:

- Chiếc B-52 sau đó được tháo ra chở về Utapao… rồi bỏ đi…”. (Người đầu tiên đánh gục B-52 của Lê Thành Chơn)

Đại tá Nguyễn Văn Chuyên bổ sung thêm giúp ta hiểu hơn về những gì đã diễn ra ở Sở chỉ huy B8:

Để hoàn chỉnh phương án đánh B-52, năm 1971, Quân chủng Phòng không-Không quân tập trung lực lượng lớn gồm những cán bộ giỏi nhất về dẫn đường bay, tác chiến, quân báo, khí tượng, ra-đa, thông tin  đến những cán bộ chỉ huy. Sở chỉ huy Bộ tư lệnh Không quân tiền phương được thành lập. Sở chỉ huy tại thôn Đông Dương, ra-đa B35 dẫn đường cách sở chỉ huy khoảng 2km tại thôn Pháp Kệ cùng với ra-đa đo cao PD11 và phía đông bắc cách sở chỉ huy 7km ở thôn Văn Tiền đặt ra-đa C47. Như vậy là ngoài hai ra-đa phục vụ nghiên cứu đánh  B-52 còn có hai ra-đa phục vụ cho sở chỉ huy đặt ở  huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An và ở giới tuyến 17 Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị của Đại đội 31. Công tác nghiên cứu đánh B-52 được tiến hành khẩn trương, từng bước từng bước một. Công việc đầu tiên của Sở chỉ huy là  làm thế nào để ra-đa ta bắt được B-52 bằng cách thường xuyên mở máy theo dõi. Hằng đêm  mở máy vào các giờ cố định: 19 giờ, 21 giờ, 24 giờ và 5 giờ sáng. Khi nào có tin B-52 vào đánh các mục tiêu đều phải mở máy theo dõi. Nhưng một  tháng đầu không bắt được gì cả. Nhiễu nhòe nhoẹt trước màn hình ra-đa. Sở chỉ huy thường xuyên tập trung nghiên cứu tìm ra lí do. Đến tháng thứ hai, ra-đa bắt được những vệt nhiễu B-52 nhưng chưa hình thành được đường bay B-52. Tháng thứ ba, tình hình không có gì khả quan hơn. Cho đến gần cuối tháng thứ ba, ngày 4-10 ra-đa mới bắt được tương đối B-52. Sở chỉ huy quyết định đưa phi công Đinh Tôn cất cánh từ sân bay Đồng Hới lên đánh. Phát hiện thấy Mic xuất kích, B-52 bay ra. Sau một tháng nghiên cứu tiếp, cho đến 20 tháng 11, Sở chỉ huy quyết định đánh theo phương án mới. Không xuất kích từ sân bay Đồng Hới mà dùng sân bay Anh Sơn làm địa điểm cho Mic-21 xuất kích đánh B-52.

NGỌC PHÚC


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 25 Tháng Mười Hai, 2009, 06:52:29 pm
http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/230/231/231/98659/Default.aspx

 Phi công đầu tiên bắn gục B-52 (kỳ 3)


Ngày 20-11-1971, trận đánh đi vào lịch sử.

Ta đảm bảo bí mật bất ngờ cao độ. Khoảng cách bay từ Anh Sơn  vào đến Tân Ấp là 120km, Mic-21 bay thấp để bảo đảm bí mật, người lái không thông báo bất cứ điều gì cho Sở chỉ huy. Sở chỉ huy theo dõi sát khi đến Tân Âp phát hiện B-52, dẫn đường bí mật phát lệnh kéo từ 1.500m lên 10.000m để tiếp cận địch. Ý định ban đầu khi mục tiêu trong tầm ngắm, Mic bắn cùng một lúc hai tên lửa. Vì lúc đó tốc độ Mic của ta là 1.400 km/giờ, còn B-52 tốc độ 950km/giờ. Phi công ta tiếp cận đội hình ba chiếc B-52 bay theo hình bậc thang lệch, Mic ta bắn một phát tên lửa trúng B-52 bay đầu. Theo lý thuyết, nếu bắn một tên lửa trúng thì B-52 sẽ cháy. Nhưng vì  B-52 bị trúng đạn tên lửa là loại B-52H - nghĩa là đã qua 6 lần cải tiến - nên khi một động cơ bị bắn cháy, B-52H có máy tự động cắt dầu rồi tự dập tắt lửa cố trượt dần hạ cánh bắt buộc xuống Thái Lan.
Nữ dân quân bên xác B-52. Ảnh minh họa/Internet.

Mỹ thực sự kinh hoàng, chúng không sao hiểu nổi: Tại sao với độ cao như thế, B-52 được các loại máy bay tiêm kích yểm hộ chặt chẽ như thế, nhiễu từ B-52 từ F-4, F-105 như thế mà Mic vẫn tiếp cận tiến công và phi công Mỹ trên B-52 không biết! Bí mật, bất ngờ chính  là chiến thuật chiến đấu của ta. Ta đánh lừa địch giỏi. Hằng ngày không quân Mỹ thường có 12 ra-đa theo dõi mọi hoạt động của không quân ta. Qua mấy tháng theo dõi hoạt động chúng thấy Mic thường xuất kích mỗi tối một lần. Đêm 20-11-1971, lần này ta xuất kích hai chiếc. Mười bảy giờ, phi công Hoàng Biểu cất cánh từ sân bay Nội Bài theo đường bay cực thấp vào sân bay Vinh. Tiếp đó là phi công Vũ Đình Rạng, theo đường bay thấp vào sân bay Anh Sơn. Mười chín giờ ba mươi phút, phát hiện, qua mạng tình báo có tốp B-52 từ Thái Lan tiến vào nước ta. Trung tá Trần Hanh lệnh ngay cho phi công Hoàng Biểu xuất kích bay về phía tây đón đánh tốp B-52 khi nó tiến vào phía tây Quảng Bình, vào đến khu vực đèo Mụ Dạ, ở độ cao 8.000-10.0000 mét. Khoảng hai mươi phút sau, địch phát hiện thấy máy bay Mic-21 của ta liền quay lại Thái Lan. Được lệnh của Phó tư lệnh Trần Mạnh, Trung tá Trần Hanh lệnh cho dẫn đường Mic-21 của Hoàng Biểu giữ nguyên độ cao 10.000 mét từ đất Lào bay thẳng theo hướng sân bay Nội Bài rồi bí mật xuống sân bay Thọ Xuân. Mỗi lần bay vào nước ta tụi lái B-52 theo dõi rất sát động tĩnh của không quân. Không bỏ sót bất kỳ một động thái nào của chiếc Mic-21 vừa cất cánh và biết chiếc Mic-21 theo hướng ra Bắc, chúng chủ quan, yên chí không còn mối đe dọa nữa nên tốp B-52 vòng quay trở lại. Và thế là một trong ba chiếc đã ăn đòn đau.

Sau trận đánh B-52 của Mic-21 ta thấy có những động thái khác lạ. Trước đó dù lớn dù nhỏ, có Mic đụng độ B-52 đều được thông tin qua các hãng thông tấn nhưng lần này không một hãng thông tấn nào đưa tin. Trước 20 tháng 11, hằng ngày địch dùng B-52 ném bom từ đường 12 (đèo Mụ Dạ) lên đường 20  (Lùm Bùm, Phu la nhích) đến đường số 9. Nhưng sau trận 20 tháng 11, B-52 rút hết, không ném bom đường 12 và đường 20, chỉ ném bom từ nam đường số 9.  Cho đến tháng 4 năm 1972, B-52 trở lại ném bom đường 12 và đường 20.

Về ý nghĩa của trận đánh ngày 20-11-1971, ông Chiêu nhấn mạnh: Trong việc hoạch định kế hoạch dùng B-52 đánh vào Hà Nội, Hải Phòng thì lực lượng địch tính đến phải đối phó đầu tiên của B-52 là  Mic-17 và Mic-21. Vì chúng tập trung đối phó với lực lượng không quân nên các lực lượng phòng không khác của ta như tên lửa, pháo phòng không và cả súng trường mới có điều kiện đánh tốt, hạ được nhiều máy bay địch. Chúng phải tập trung  đối phó với lực lượng không quân là vì Mic đã vào đến Quảng Bình, Vĩnh Linh, đánh được B-52 thì  Hà Nội, Hải Phòng không quân phải là lực lượng quyết chiến. Cho nên, đêm đầu tiên của chiến dịch “Linebacker II”, không quân Mỹ tập trung lực lượng đánh phá các sân bay.

Từ tháng 11-1971 đến tháng 4-1972, B-52 không tập trung đánh tuyến đường vận chuyển Trường Sơn từ đường số 12 đến đường số 20 tạo điều kiện thuận lợi cho việc chi viện nhanh cho tiền tuyến miền Nam của ta.

Đánh B-52 không chỉ có lòng yêu nước, ý chí quyết đánh, quyết thắng mà còn phải có kĩ thuật, kinh nghiệm chiến đấu và sự hiểu biết sâu sắc về loại máy bay được không quân Mỹ coi là “Át chủ bài này”. Sinh thời, Bác Hồ kính yêu thường nhắc nhở bộ đội Phòng không-Không quân trong việc đối phó với loại máy bay chiến lược của không quân Mỹ.

Trước ngày bộ đội tên lửa lần đầu ra quân, Bác đến thăm Quân chủng, người dặn: “Dù đế quốc Mỹ có lắm súng nhiều tiền, dù chúng có B-57, B-52 hay B gì đi nữa, chúng ta cũng đánh, mà đã đánh là nhất định phải thắng”. Năm 1967, bộ đội tên lửa bắn rơi hai B-52, Bác vui nhưng không quên nhắc nhở bộ đội Phòng không-Không quân: “Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B-52 ra đánh Hà Nội rồi có thua nó mới chịu thua. Phải dự kiến trước hết mọi tình huống mà suy nghĩ, mà chuẩn bị. Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua. Nhưng nó chỉ thua sau khi chịu thua trên bầu trời Hà Nội”. Không chỉ là những lời tiên tri mà còn là ý chí quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược Người truyền đến cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta để làm nên chiến công thần kì sau này-cuối năm 1972.

Vũ Đình Rạng nhớ về những ngày luyện tập trước khi giáp mặt “pháo đài bay” trên vùng trời khu Bốn:

- Phi công Mỹ rất sợ những cánh én bạc của ta, nên dùng B-52 ném bom miền Bắc chúng chỉ có thể đánh vào ban đêm. Phi công ta tiếp cận máy bay Mỹ không chỉ bằng kĩ thuật mà còn bằng mắt thường, loại bỏ kĩ thuật tối tân như gây nhiễu bằng ra đa, kĩ thuật điện tử nghi binh... Chúng chỉ còn tin vào ban đêm làm chỗ dựa để thoát khỏi những cặp mắt tinh tường của phi công ta. Trở ngại lớn nhất tưởng chừng như không thể vượt qua là nhiễu điện từ. Mỗi một chiếc B-52 có 15 máy phát nhiễu đủ loại. Ngoài ra còn có nhiễu có cường độ cực mạnh từ máy bay EB-66 được chúng mệnh danh là nhà máy điện từ di động trên không và từ những máy gây nhiễu của những chiếc máy bay F-4, F-105 bay bảo vệ quanh B-52. Và cũng còn vô số nhiễu tiêu cực phát đi từ chiếc F-4 là những sợi kim loại nhẹ như bông tạo nên một vùng nhiễu quanh B-52 chắn mọi cánh sóng ra-đa của ta được coi là “bức tường nhiễu”.

Những phi công tham gia đánh B-52 ban đêm được lựa chọn. Họ là những người có trình độ bay giỏi, có nhiều kinh nghiệm chiến đấu như:  Đinh Tôn, Đặng Xây, Vũ Đình Rạng, Trần Cung, Phạm Văn Mạo… Huấn luyện bay ban đêm nâng cao trình độ bay và dẫn đường trong đêm sát với địa hình khu Bốn. Dùng máy bay IL-18 giả làm mục tiêu B-52. Tập bay cao, bay thấp theo địa hình, khi mục tiêu xuất hiện nhanh chóng kéo lên cao, dẫn vòng phía sau mục tiêu tiếp cận, công kích và thoát ly khỏi khu vực chiến đấu. Ban ngày phi công có thể nhìn mục tiêu bằng mắt thường nhưng ban đêm chủ yếu theo sự dẫn đường của sở chỉ huy. Kĩ thuật cất cánh, hạ cánh ban ngày đã phức tạp, ban đêm càng phức tạp hơn, nhất là khi lên xuống các sân bay dã chiến. Kĩ thuật cá nhân phải hết sức chuẩn xác, đặc biệt khi xử lí các tình huống trong chiến đấu. Đánh B-52 trên địa bàn khu Bốn càng khó khăn hơn, địa hình hẹp-phía đông là biển, phía tây là núi. Biển Đông, Hạm đội 7 của Mỹ thường xuyên có mặt với mười hai ra-đa các loại. Mic bay cao thì bị ra-đa địch phát hiện; bay thấp thì dễ bị đâm vào núi. Lưới lửa phòng không của ta đủ các loại ở khắp nơi nên khi Mic hoạt động, vì là xuất kích bí mật không kịp thông báo cho các đơn vị phòng không nên cũng dễ dính đạn phòng không của ta.

Nếu trực thì cứ chập choạng chưa tối hẳn, chúng tôi ra sân bay. Nhận máy bay, còn phương án đánh, sở chỉ huy dẫn dắt theo phương án đã luyện tập. Đánh ban đêm thì chủ yếu đánh bằng khí tài.

Trực đánh B-52 cũng thế. Đêm nào chúng tôi cũng phải trực chiến. Từ sân bay Nội Bài chúng tôi được phân công trực ở các sân bay dã chiến, đến  bằng trực thăng hoặc các phương tiện giao thông khác. Đến sân bay nào thì dùng máy bay đang chiến đấu ở sân bay đấy. Cũng có trường hợp dùng Mic-21 bay từ  Nội Bài vào. Ròng rã mấy năm trời như thế.

Năm 1964, mở rộng chiến tranh ra miền Bắc, chính quyền Mỹ tưởng có thể bằng sức mạnh của không quân, hải quân Mỹ có để khuất phục được nhân dân ta. Chúng đã lầm to. Từ những ngày đầu chúng đã phải đền tội ác bởi lưới lửa phòng không thiên la địa võng của quân và dân ta. Lực lượng không quân non trẻ anh hùng của chúng ta đã giáng cho chúng những đòn chí mạng, thành nỗi ám ảnh của lũ cướp trời từ bên kia Thái Bình Dương. Phi công tù binh giúp ta hiểu tình cảnh  phi công Mỹ ở các căn cứ không quân. Thiếu tá người Mỹ gốc Mê-hi-cô đã khai trong cuộc họp báo ngày 19-12-1972: “Sân bay An-đơ-xơn ở đảo Guam là căn cứ chính của tập đoàn không quân số 8 thuộc Bộ chỉ huy không quân chiến lược. Tập đoàn này do tướng không quân Gê-rôn Giôn-xơn chỉ huy... Chuyến bay nào cũng có máy bay không trở về. Thật đáng sợ! Không khí bao trùm sân bay An-đơ-xơn là không khí căng thẳng. Không nói to, không cười đùa, không chạm cốc. Đó là ba điểm rất quen thuộc của căn cứ. Ai nấy đều lo lắng và sự lo lắng, căng thẳng này đã tăng lên từng ngày một…”. Tâm lí hoang mang, lo sợ thường trực của phi công Mỹ mỗi khi chạm trán với Mic của ta là lí do tại sao trận đánh ngày 20-11-1971 Mic-21 hạ gục B-52 được giới quân sự Hoa Kỳ ỉm đi. Không một đài báo nào, kể cả BBC cũng không một dòng tin ngắn về chiếc B-52 bị thương nặng, rơi trên đất Thái Lan. Chiến thắng của Vũ Đình Rạng như một quả bom tấn ném vào tinh thần đang hoang mang, rệu rã trong phi công Mỹ. Lính Mỹ, nhất là những phi công đang chiến đấu trên chiến trường nghĩ đến thất bại của “Át chủ bài” B-52 thì nỗi kinh hoàng, hoang mang càng tăng lên gấp bội.

Sau chiến công của Vũ Đình Rạng, không quân ta có thêm nhiều bài học bổ ích giúp cho việc hoàn chỉnh phương án đánh B-52. Từ chiến công ngày 20-11-1971 đã góp phần làm nên trận chiến đấu hào hùng “Điện Biên Phủ trên không” của quân và dân ta trên bầu trời Thủ đô Hà Nội, làm thất bại hoàn toàn chiến dịch “Linebacker II” (Cứu bóng trước khung thành), đập tan ý chí xâm lược nước ta của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, làm tiền đề cho cuộc tiến công và nổi dậy năm 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Sau gần 40 năm, chiến công của Vũ Đình Rạng chính thức được tôn vinh. Tháng 7-2009, Đảng ủy Bộ Tư lệnh Phòng không-Không quân đã chính thức đề nghị Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” cho ba phi công và một sĩ quan dẫn đường, trong đó có Thượng tá Vũ Đình Rạng và Đại tá Nguyễn Văn Chuyên.

NGỌC PHÚC


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 25 Tháng Mười Hai, 2009, 06:54:49 pm
Năm 2000, sách “Quân chủng Phòng không biên niên sự kiện 1953-1998” ghi lại sự kiện trên:

“Ngày 20 tháng 11 năm 1971

Bộ đội Không quân bắn rơi một chiếc B-52.

Hai đại đội 45, 41 trung đoàn ra-đa 291-290 đã bảo đảm dẫn đường cho chiến sĩ lái máy bay Mic-21 Vũ Đình Rạng bắn bị thương một chiếc B-52 ở phía nam Quân khu 4…”.

Kết quả chính xác trận tiến công của Vũ Đình Rạng thì sau này ông và đồng đội mới rõ. Đoạn đối thoại sau đây giữa Thiếu tá phi công, nhà văn Mỹ F.Wantterhahn, nguyên là phi công tham gia chiến đấu ở chiến trường Việt Nam với 180 lần bay vào vùng trời miền Bắc làm nhiệm vụ hộ tống  các máy bay mang bom đánh vào Hà Nội với Lê Thành Chơn, nguyên sĩ quan dẫn đường ở Sở chỉ huy B3, được ghi lại nói về số phận chiếc B-52 bị Vũ Đình Rạng bắn trúng:

“Trong câu chuyện giữa tôi và F.Wantterhahn, anh ta nói:

- Người Mỹ tuyên bố đã hạ được 103 chiếc Mic-17 và Mic-21 trong khoảng thời gian từ 17 - 6 đến 12 -1 - 1973.

Tôi nói ngay:

- Còn không quân chúng tôi bắn rơi 320 chiếc máy bay Mỹ, trong đó có hai chiếc B-52.

Anh ta nói rất nghiêm chỉnh:

- Ba chiếc B-52, chứ không phải hai.

Tôi khẳng định:

- Chỉ có hai B-52 do hai phi công Mic-21 bắn rơi ngày 27 và ngày 28-12-1972.

F.Watterhahn cười:

- Còn một chiếc  B-52 bị Không quân Bắc Việt bắn bị thương rất nặng, nó về đến Thái Lan mới “tiêu”… Nó hoàn toàn không sử dụng được nữa, mặc dù vẫn còn nguyên vẹn.

Tôi hỏi:

- Sao vậy?

F.Wantterhahn nói:

- Nó bị thủng thùng dầu bên trái, cháy nhưng dập được, một động cơ bị hỏng nặng, nó phải hạ cánh bắt buộc xuống sân bay Nakhom- Phanom.

Tôi mừng quá hỏi:

- Năm nào?

Anh ta nói:

- Cuối năm 1971, tháng 11, chuyện B-52 bị Mic bắn hỏng, đơn vị tôi ai cũng biết.

 F.Watterhahn nói thêm:

- Chiếc B-52 sau đó được tháo ra chở về Utapao… rồi bỏ đi…”. (Người đầu tiên đánh gục B-52 của Lê Thành Chơn)

Hư cấu của bác Chơn giờ đã thành sai sót lớn có hệ thống, giờ phải làm sao đây ??? ??? ???


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: tamking trong 25 Tháng Mười Hai, 2009, 07:09:20 pm
họ cũng hư cấu như mình hà bác
mấy cái clip trên youtube dựng có khi nào mình bắn rơi nó đâu, cho A-1 skyrider hạ Mig-17 nữa chứ >:(
còn có cái clip 4 mig-17 quần 1 F-8 mà không làm gì được
nguyên lời trích dẫn từ một phi công Mĩ của bác Altus : " phi công tiêm kích thì ở đâu cũng nói dóc như nhau thôi"


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 25 Tháng Mười Hai, 2009, 07:52:58 pm
Họ không thích dựng hoặc có dựng mà ta chưa xem ::) Không thiếu những trận ta bắn họ rơi tơi tả và họ công nhận điều đó. Tay phi công F-100 claim bắn hạ MiG nhưng đâu có được KQ Mỹ công nhận.

MiG-17 hạ được F thì sao A-1 không hạ được MiG ::) Trận đó ta đánh quần với A-1, có tổn thất. Họ claim bắn hạ là có cơ sở.

4 MiG-17 không ăn được 1 F-8 tại sao không khi ta thua cả về tính năng máy bay và kinh nghiệm phi công. Bác Lê Hải cựu phi công MiG-17 923 cũng nói là đánh với F-8 luôn ác liệt, hầu như trận nào cũng có tổn thất.

Còn quay lại vụ trên kia thì bản thân bác Rạng đã kể lại trung thực. Bác tiếp cận, bắn, thấy nó nổ rồi quay về mà không biết kết quả. Mọi thứ chỉ rộn lên từ bài của bác Chơn.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: tamking trong 25 Tháng Mười Hai, 2009, 07:59:12 pm
cũng nói là đánh với F-8 luôn ác liệt, hầu như trận nào cũng có tổn thất

trên wiki cho tỉ lệ của F-8 vs Mig là 3:21, trong đó có 9 mig -21 bị hạ

các bác có thể phân tích tại sao F-8 " dữ dằn " như vậy nhưng rất ít nói về nó như F-4, danh hiệu Mig killer cũng dành cho F-4, người Mĩ không trọng dụng nó và lại rút nó ra trong lần đánh tháng 12/1972


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: altus trong 25 Tháng Mười Hai, 2009, 11:27:06 pm
Vấn đề là không biết cái đề nghị của Đảng ủy BTL PKKQ kia có dựa vào tiểu thuyết của bác Chơn (mà đoạn về lời kể của F. Watterhahn đã bị chính ông này phủ nhận) hay không thôi. Nếu chỉ căn cứ trên thành thích bắn bị thương B-52, hoặc xác nhận bắn rơi theo thông tin "lưu hành nội bộ" thì chắc không có gì đáng nói.

Còn nếu có dựa trên cơ sở tường thuật của bác Chơn để kết luận B-52 rơi thì ... Tuy nhiên theo tôi hiểu thì từ trước tới nay thủ tục quyết định phong anh hùng của ta không mấy khi cần phía bên kia công nhận chính thức.  ;)


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 25 Tháng Mười Hai, 2009, 11:53:05 pm
Cái vụ "bị thương - phải hạ cánh" thì LS KQNDVN từ năm 94 đã nói. Bài bác Chơn thì hình như xuất hiện đâu quãng 2000.
Khả năng là hiệu ứng từ bài của bác Chơn đã có ảnh hưởng đáng kể.

Mà trong đấy nói là bác Rạng quất quả đầu tiên từ 8km, không hiểu bác chơi K-5 hay K-13 ???

Thôi, nhà em đi nghĩ câu hỏi cho bác Tuân đây ;D


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 26 Tháng Mười Hai, 2009, 12:13:23 am
cũng nói là đánh với F-8 luôn ác liệt, hầu như trận nào cũng có tổn thất

trên wiki cho tỉ lệ của F-8 vs Mig là 3:21, trong đó có 9 mig -21 bị hạ

các bác có thể phân tích tại sao F-8 " dữ dằn " như vậy nhưng rất ít nói về nó như F-4, danh hiệu Mig killer cũng dành cho F-4, người Mĩ không trọng dụng nó và lại rút nó ra trong lần đánh tháng 12/1972

Theo F-8 Crusader Units of Vietnam War thì F-8 hạ 16 MiG-17 và 3 MiG-21, trong đó 1 MiG-17 phi công tự nhảy dù trước khi F bắn.

Cấu hình vũ khí thông thường của F-8 ở VN là canon + 2 AIM-9, còn F-4 là 4 AIM-7 + 4 AIM-9. Với xu thế chuyển từ quần vòng sang không chiến tầm xa bằng AAM thì chuyện đó là dễ hiểu.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: napoleon trong 27 Tháng Mười Hai, 2009, 02:33:40 pm
http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200952/20091221143513.aspx
 
Oai hùng Không quân Việt Nam - Bài 1: MIG 17 xuất kích

21/12/2009 14:35
Biên đội tiêm kích đánh thắng trận đầu (từ trái sang): Phạm Ngọc Lan, Phan Văn Túc, Hồ Văn Quỳ và Trần Minh Phương - Ảnh: Tư liệu
Cùng với các quân binh chủng khác trong Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam, lực lượng không quân đã góp phần to lớn vào chiến thắng thần thánh của dân tộc trong sự nghiệp giải phóng đất nước.

Nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2009), Báo Thanh Niên khởi đăng loạt bài về những chiến công như huyền thoại trong thời kỳ kháng chiến, cũng như quá trình hiện đại hóa trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc của Không quân Việt Nam ngày nay.

Đầu năm 1963, các học viên học lái máy bay chiến đấu của  QĐND VN ở nước ngoài đã hoàn thành phần bay cơ bản của MIG 17. Ngay lúc đó, Chính phủ Liên Xô quyết định viện trợ cho quân đội ta 36 máy bay tiêm kích, gồm 3 chiếc huấn luyện hai chỗ ngồi UMIG-15 và 33 chiếc MIG 17.

Ngày 30.5.1963, trung tướng Hoàng Văn Thái, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng ký Quyết định số 18/QĐ thành lập Trung đoàn Không quân tiêm kích 921 và bổ nhiệm trung tá Đào Đình Luyện làm trung đoàn trưởng.

Sau khi thành lập, trung đoàn vừa tiến hành xây dựng, ổn định về tổ chức, vừa khẩn trương huấn luyện. Trong khi đó, tình hình chiến sự trong nước ngày một căng thẳng.

Sau khi dựng lên "sự kiện vịnh Bắc Bộ", ngày 5.8.1964,  Mỹ mở màn cuộc chiến tranh leo thang đánh phá miền Bắc Việt Nam bằng không quân và hải quân.

Ngày 6.8.1964, Trung đoàn Không quân tiêm kích 921 từ nước ngoài đã về đến sân bay Nội Bài. Ngay sau đó, Trung đoàn  921 nhanh chóng ổn định và tập trung vào huấn luyện. Các bài bay ứng dụng chiến đấu, các phương án đánh địch được triển khai tập luyện. Qua hơn nửa năm, các phi công của trung đoàn đã vững vàng, thuần thục các khoa mục chiến đấu trên không trong đội hình biên đội 2 chiếc, 4 chiếc... Thời điểm xuất kích lần đầu của không quân VN không còn xa nữa.

Chiến công đầu tiên

Mig 17 của Không quân Việt Nam - Ảnh: Tư liệu
Ngày 3.4.1965, Bộ tư lệnh quân chủng quyết định cho Trung đoàn Không quân tiêm kích 921 xuất kích trận đầu. Nhiệm vụ chiến đấu đã được phổ biến đến các chiến sĩ. Phương án tác chiến đã được cấp trên duyệt, được trung đoàn tổ chức cho phi công thực hiện, luyện tập kỹ càng. Hai biên đội tham gia trận đầu tiên, trong đó biên đội trực tiếp chiến đấu gồm Phạm Ngọc Lan số 1 - chỉ huy biên đội, Phan Văn Túc số 2, Hồ Văn Quỳ số 3 và Trần Minh Phương số 4. Biên đội làm nhiệm vụ nghi binh kiềm chế máy bay tiêm kích địch. Các máy bay của biên đội trực chiến đã ở vị trí sẵn sàng.

Lúc 7 giờ sáng, các đài ra-đa của ta phát hiện một tốp máy bay địch vào trinh sát khí tượng và mục tiêu. Sở chỉ huy quân chủng nhận định: có khả năng địch sẽ huy động lực lượng lớn đánh phá cầu Hàm Rồng. Tại Sở chỉ huy quân chủng, đại tá Phùng Thế Tài (tư lệnh) và đại tá Đặng Tính (chính ủy) đều có mặt theo dõi trận ra quân đầu tiên của lực lượng không quân tiêm kích.

Vào lúc 9 giờ 40 phút, 60 lần máy bay cường kích của Hải quân Mỹ cùng lúc bay vào đánh phá cầu Tào, cầu Đò Lèn và cầu Hàm Rồng. Giờ phút xuất kích đã đến. 9 giờ 47 phút, biên đội làm nhiệm vụ nghi binh và yểm hộ được lệnh cất cánh, bay về hướng tây nam thuộc vùng trời Hàm Rồng, Thanh Hóa.

Một phút sau, biên đội tiến công cất cánh hướng 210 độ tiến về vùng trời Thanh Hóa theo đội hình sục sạo. Khu vực chiến đấu là vùng trời Hàm Rồng. Lúc 10 giờ 8 phút biên đội tiến công chỉ còn cách đối phương 45 km, trên hướng có lợi cho việc phát hiện mục tiêu. Sau đó 1 phút, Phạm Ngọc Lan chỉ huy biên đội chuyển từ đội hình cảnh giới sang đội hình công kích và phân làm hai tốp. Tốp thứ nhất gồm số 1 và số 2, tốp thứ hai gồm số 3 và số 4. Từng tốp tạo thế có lợi tiếp cận, bám sát địch. Địch chưa phát hiện được máy bay ta, vẫn bay theo đội hình hàng dọc vào đánh mục tiêu.

Sau khi phát hiện mục tiêu, theo lệnh biên đội trưởng, từng tốp lao vào tiến công. Số 1 và số 2 đã bám được một tốp hai máy bay địch. Địch vẫn không ngờ có máy bay MIG chặn đánh. Vì lần đầu đi chiến đấu, chưa có kinh nghiệm, Phan Văn Túc bay số 2 nhằm một mục tiêu bắn một loạt đạn ở khoảng cách còn khá xa, nên không trúng. Phạm Ngọc Lan thông báo cho số 2 bình tĩnh, giữ đúng vị trí yểm hộ rồi cho máy bay vào tới cự ly bắn có hiệu quả và siết cò. Chiếc F-8U của địch bị trúng đạn bốc cháy lao thẳng xuống đất. Đây là chiếc máy bay phản lực Mỹ đầu tiên bị Không quân VN bắn rơi trên bầu trời miền Bắc. Phạm Ngọc Lan là phi công đầu tiên của Không quân Việt Nam đã lập chiến công bắn rơi máy bay phản lực Mỹ.

Đối phương hoàn toàn bất ngờ trước sự xuất hiện của MIG và hoảng hốt khi máy bay bị bắn rơi, không còn tập trung vào nhiệm vụ đánh phá, buộc phải cơ động tìm cách đối phó.

Cùng trong thời điểm đó, tốp thứ hai của biên đội cũng bám được một tốp khác của đối phương. Được Trần Minh Phương (số 4) yểm hộ, Hồ Văn Quỳ (số 3) lao vào công kích máy bay địch. Loạt đạn bắn ở cự ly quá xa, không trúng, máy bay địch tăng tốc chạy thoát. Máy bay địch bắt đầu quay lại chống trả. Bốn chiếc MIG vẫn tiếp tục quần nhau với tốp F-8 với số lượng đông hơn nhiều lần. Lúc 10 giờ 15 phút, phát hiện thấy bên phải có một máy bay địch ở gần, Phan Văn Túc số 2 báo cáo biên đội trưởng và xin phép vào công kích. Tới cự ly có lợi, Phan Văn Túc bắn liền ba loạt. Chiếc F-8U lạng đi rồi bùng cháy, rơi xuống. Biên đội được lệnh thoát ly chiến đấu về hạ cánh, lúc đó là 10 giờ 17 phút. Biên đội yểm hộ cũng được lệnh trở về.

Bắn hạ “thần sấm”

Đúng như dự kiến, sáng ngày 4.4.1965 địch lại ồ ạt kéo vào. 50 máy bay của Không quân Mỹ tập trung đánh phá cầu Hàm Rồng và Nhà máy điện Thanh Hóa. Lực lượng phòng không bảo vệ mục tiêu nổ súng đánh trả quyết liệt. Bộ tư lệnh quân chủng cho không quân xuất kích theo phương án.

Lúc 10 giờ 20 phút, những biên đội trực chiến được lệnh cất cánh. Biên đội nghi binh bay trước gồm Lê Trọng Long số 1 biên đội trưởng, Phan Văn Túc số 2, Hồ Văn Quỳ số 3 và Trần Minh Phương số 4. Sau khi cất cánh, toàn biên đội được dẫn về khu vực Vụ Bản, Phủ Lý (Nam Hà) làm nhiệm vụ thu hút tiêm kích địch, sẵn sàng yểm hộ biên đội công kích. Hai phút sau biên đội tiến công gồm biên đội trưởng Trần Hanh số 1, Phạm Giấy số 2, Lê Minh Huân số 3 và Trần Nguyên Năm số 4 được lệnh cất cánh. Biên đội được dẫn bay thấp ra hướng đông rồi bất ngờ vào hướng đông - nam. Đến khu vực chiến đấu, toàn biên đội được lệnh kéo lên chiếm độ cao.

10 giờ 30 phút, cùng một lúc các phi công trong biên đội đều báo cáo phát hiện máy bay địch. Một tốp 4 chiếc F-105D đang kéo lên sau khi bổ nhào cắt bom, độ cao và tốc độ ở thế bất lợi. Phát hiện được điều đó, biên đội trưởng lệnh cho số 2 yểm hộ rồi lao tới bám chiếc đi đầu. Đến cự ly cách địch còn khoảng 400m, Trần Hanh siết cò, cả ba khẩu pháo cùng nhả đạn. Chiếc "thần sấm" trúng đạn, lật nghiêng rơi thẳng xuống.

Sau khi phát hiện máy bay ta, tiêm kích Mỹ quay lại, lợi dụng ưu thế về số lượng, tốc độ và hỏa lực tập trung chặn đánh. Tình huống đã được dự kiến nhưng diễn biến quá nhanh và phức tạp. Biên đội buộc phải phân làm hai tốp. Số 1 và số 2 ở phía nam Hàm Rồng, số 3 và số 4 ở phía bắc Hàm Rồng, ít phút sau, được số 4 yểm hộ, Lê Minh Huân số 3 bắn rơi chiếc F-105 thứ hai. Bị đòn đau, đối phương kéo tới đông hơn. Trận không chiến diễn ra ác liệt. Tên lửa không đối không của địch phóng tới từ nhiều phía. Phi công Trần Nguyên Năm đã anh dũng hy sinh. Trần Hanh đã vượt được ra ngoài vòng vây máy bay địch sau nhiều động tác xử lý phức tạp, để tránh tên lửa của địch nên bị mất phương hướng, không xác định được vị trí đang bay. Liên lạc với sở chỉ huy cũng không được trong khi lượng dầu trên máy bay lại sắp cạn. Trần Hanh quyết định không nhảy dù và tìm địa điểm hạ cánh bắt buộc. Nhờ bản lĩnh vững vàng cùng sự bình tĩnh, khéo léo, Trần Hanh đã hạ cánh an toàn xuống một thửa ruộng trong thung lũng thuộc bản Ké Tằm, phía tây tỉnh Nghệ An. Nhân dân địa phương đã chăm sóc rồi đưa anh về cơ quan huyện đội.
Tấn Tú


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: napoleon trong 27 Tháng Mười Hai, 2009, 02:36:38 pm
http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200952/20091222180853.aspx
 
Oai hùng Không quân Việt Nam - Bài 2: Người hùng lái MIG 21

22/12/2009 18:08
Phi công Nguyễn Hồng Nhị... và ông Nhị ngày nay
Trong trang trại nhỏ của gia đình ở Sóc Sơn (Hà Nội), ông Nguyễn Hồng Nhị - phi công đầu tiên của Không quân Việt Nam lái MIG 21 bắn rơi máy bay Mỹ - kể lại trận đánh lịch sử đó.

Công kích ở độ cao 18 km

Cuối năm 1965, Không quân Việt Nam được trang bị thêm máy bay đánh chặn MIG 21. Đây là loại máy bay hiện đại lúc bấy giờ. Ngoài súng 23 ly, trên máy bay còn được trang bị tên lửa không đối không. So với các loại máy bay mà Mỹ dùng để đánh phá miền Bắc, MIG 21 được xem là ngang sức ngang tài.

Ông Nhị kể, vào thời điểm này, máy bay trinh sát điện tử không người lái hoạt động ở miền Bắc rất nhiều để chụp ảnh các trận địa của ta và các mục tiêu chúng định ném bom. Do hoạt động ở độ cao trên 20 km nên cho đến thời điểm này, pháo phòng không và máy bay MIG 17 chưa thể bắn hạ được các máy bay trinh sát.

Sáng 4.4.1966, máy bay trinh sát Mỹ lại hoạt động ở tuyến quốc lộ từ Hà Nội đi Cao Bằng. Được lệnh cất cánh, phi công Nguyễn Hồng Nhị hạ quyết tâm đã xuất kích là phải tiêu diệt máy bay địch để tạo khí thế cho đơn vị. Hơn nữa ông lại là người đầu tiên sử dụng MIG 21 chiến đấu. Được Sở chỉ huy mặt đất dẫn đường, ông rất hồi hộp và tự đặt ra hàng loạt câu hỏi: Làm thế nào để phát hiện mục tiêu? Bắn ở cự ly nào cho hiệu quả?...
Từ một phi công chiến đấu, ông Nhị lần lượt qua các chức vụ Trung đoàn trưởng 927, sau đó là Sư đoàn phó 371. Năm 1975 ông về làm Sư đoàn trưởng 372. Năm 1985 được phong Thiếu tướng, Sư trưởng 370. Năm 1987 làm Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Không quân. Năm 1989 sang làm Tổng cục trưởng Hàng không dân dụng. Ông về nghỉ hưu năm 1988.

Bay đến độ cao hơn 16 km, ông dùng mắt thường quan sát vì ra-đa của máy bay do bị gây nhiễu dày đặc hầu như bị tê liệt. Đến độ cao 18 km, ông phát hiện mục tiêu và xin lệnh công kích. Được cho phép, ông cho MIG 21 của mình bám đuôi và dùng ra-đa trên máy bay để đo cự ly. Khi máy bay địch đã ở trong vòng ngắm, ông liền phóng một quả tên lửa, chiếc máy bay bốc cháy. Để chắc ăn, ông phóng thêm một quả tên lửa nữa, chiếc máy bay của Mỹ tan tành. Từ khi cất cánh đến khi trở về là hơn 20 phút.

Ông nhớ lại: “Lúc đó, tôi rất vui sướng, muốn hét lên thật to vì đây là trận đánh rất quan trọng. Lần đầu tiên MIG 21 của ta bắn rơi máy bay địch”.

Đánh nhanh và “trốn” nhanh

Ông Nhị bảo cuộc đời của ông gặp nhiều may mắn. Ông là người chỉ huy thử nghiệm cách đánh biên đội 3 người đầu tiên của máy bay MIG 21. Đó là lần biên đội gồm ông bay số 1, các số 2 và 3 là phi công Vũ Ngọc Đĩnh, Nguyễn Đăng Kính. MIG 21 trước đó thường đi đánh theo biên đội 2 và 4 chiếc. Ông đã thử nghiệm biên đội 3 chiếc để đối phó với đội hình máy bay dài lê thê của địch. Nếu 4 chiếc thì nhiều quá, còn 2 chiếc thì thiếu một người quan sát phía sau. Với cách đánh mới biên đội 3 chiếc, số 1 là chủ công, số 2 bảo vệ cánh trái, số 3 bảo vệ cánh phải. Được lệnh cất cánh, ông cho biên đội bay vút lên lấy độ cao. Sở chỉ huy mặt đất cho ông biết, máy bay Mỹ đang vào phía bắc Hà Nội. Từ trên cao ông phát hiện 7 tốp máy bay địch, mỗi tốp 4 chiếc, toàn loại F105 mang bom, phía sau còn mấy tốp F4 nữa. Lúc đó, ông nghĩ trong đầu phải phá đội hình máy bay F4 làm cho chúng rối loạn để tập trung tiêu diệt bọn mang bom. Nghĩ thế, ông phóng 1 quả tên lửa vào các máy bay F4. Phát hiện có MIG 21, F4 liền vòng lại. Chỉ chờ có thế, ông lệnh cho toàn biên đội bay vượt lên để đánh F105. Đến nơi, ông hạ lệnh công kích. Bằng 1 quả tên lửa, chiếc F105 nổ tung. Lần lượt số 2 và số 3 bắn rơi thêm 2 chiếc nữa rồi nhanh chóng thoát ly quay về tránh sự truy đuổi của F4. Sau trận thắng này, cấp trên nhận định là cách đánh mới, đánh nhanh thọc sâu vào đội hình địch và nhanh chóng thoát ly trở về an toàn.

Bắn rơi 8 máy bay của địch, ông Nhị cũng đã nhiều lần dính tên lửa của phi công Mỹ. Tại vùng trời Cao Bằng, trong một trận đánh, ông đã bị tên lửa của máy bay Mỹ bắn trúng và kịp bung dù. Vì nói giọng miền Nam, ông bị dân quân nghi là phi công của quân đội Sài Gòn và bị bắt giữ. Mãi đến tối, sau khi có điện thoại của quân chủng, ông mới được minh oan và trở về trong vòng tay đồng đội.

Tấn Tú


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: napoleon trong 27 Tháng Mười Hai, 2009, 02:41:11 pm
http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200952/20091223163824.aspx
 
Oai hùng Không quân Việt Nam - Bài 3: Đánh gần!

23/12/2009 16:38
Chiếc máy bay số hiệu 5020 từng bị ông Nguyễn Tiến Sâm nhuộm đen trên bầu trời - Ảnh: ngọc thắng
Trước khi cất cánh, chiếc MIG 21 số hiệu 5020 còn nguyên màu trắng bạc. Thế nhưng khi trở về căn cứ, toàn thân nó đã được “sơn” lại bằng một màu đen của thuốc súng...

Người làm được điều đó là anh hùng phi công Nguyễn Tiến Sâm. Ông sinh năm 1946, là một phi công dạn dày trận mạc của Không quân VN. Gặp ông ở nhà riêng tại Hà Nội, tôi ngạc nhiên: “Cứ tưởng chú to cao và phải khỏe lắm?”. Ông cười đôn hậu: “Xưa nay tôi vẫn vậy, lúc nào cũng chỉ 55 cân thôi. Trông thấp bé nhẹ cân thế mà khỏe lắm...” .

Bay vào vùng nổ

Ông hào hứng kể, năm 1968, khi mới về nước bay 3 chuyến, ông được cấp trên xem xét cho vào trực chiến ngay. Những năm 1969, 1970, ông thường trực chiến ở Thanh Hóa, Nghệ An bảo vệ đường huyết mạch chuyên chở vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam.

Năm 1972, ông cùng với phi công Nguyễn Đức Soát được chuyển qua Trung đoàn 927. Tưởng rằng sang đó sẽ làm công tác huấn luyện nhưng chiến tranh quá ác liệt nên ông lại tiếp tục cùng đồng đội lao vào chiến đấu.

“Là cán bộ chỉ huy, trong lúc anh em cấp dưới có người đã bắn rơi vài chiếc máy bay nhưng tôi chưa bắn rơi được chiếc nào, nóng ruột lắm. Thế rồi ngày ấy đã đến. Sáng 5.2.1972, tôi được lệnh xuất kích từ sân bay Nội Bài. Tôi bay số 1. Anh Hà Vĩnh Thành bay số 2. Mới bay qua Gia Lâm, tôi nhận được lệnh của mặt đất: Vứt thùng dầu phụ. Tăng độ cao từ 2.000 đến 6.000 mét. Lúc đó tôi cũng chưa nhìn thấy địch nhưng chỉ sau ít phút, số 2 báo đã phát hiện được địch, xin công kích và đã bắn hạ được một chiếc F4. Đến lúc đó, tôi mới nhìn thấy rõ một tốp 2 chiếc F4, lập tức tôi ép vào đến cự ly cho phép nổ súng rồi ấn nút phóng tên lửa. Nhưng máy bay địch bỗng vòng trái, sau đó lại vòng phải và tên lửa đã bay trượt mục tiêu. Điên tiết, tôi ép sát hơn vào máy bay địch và nhấn nút quả tên lửa còn lại”, ông kể.

Ông bảo theo lý thuyết, cự ly bắn tên lửa phải trên 5 km “để còn thoát ly máy bay cho an toàn”, nhưng lúc ấy ông chỉ còn cách máy bay Mỹ khoảng chừng trên 500 mét thôi. Nhìn phía trước ông thấy máy bay địch bùng cháy thành một quả cầu lửa to, quá gần không kịp tránh nên ông đành cho máy bay chui tọt vào vùng nổ. “Lúc ấy, nếu có tránh cũng không thể tránh được”, ông nói.

Ông kể lúc cho máy bay “chui vào vùng nổ”, ông đang tăng lực, tốc độ máy bay rất nhanh. Thế mà khi ra khỏi vùng nổ, máy bay im re, động cơ không còn hoạt động trong khi bầu trời thì tối sẫm lại, ông chẳng nhìn thấy gì. Ngay sau đó, ông bình tĩnh thực hiện đầy đủ quy trình mở máy lại trên không. Trong tích tắc, động cơ máy bay đã làm việc trở lại. Nhìn qua cửa buồng lái, ông chỉ thấy một màu mờ mờ nên vội vã bật ra đa, trở về sân bay và xin phép hạ cánh. Lúc đó phía mặt đất hỏi ngược lên: “Anh là ai?”, “Anh từ đâu đến?”, “Anh số hiệu bao nhiêu?”. Ông chỉ trả lời: “Cứ cho tôi hạ cánh!”. Mặt đất hỏi: “Trên máy bay có ai không?”. Ông đáp: “Không”.

Đang là sinh viên Bách khoa, năm 1965, Nguyễn Tiến Sâm tình nguyện nhập ngũ rồi được chọn qua Liên Xô học lái máy bay MIG 21. Năm 1968, ông trở về nhận nhiệm vụ tại Trung đoàn 921 và tham gia chiến đấu. Ông từng là Trung đoàn trưởng Trung đoàn không quân 927 rồi Phó sư đoàn trưởng - Tham mưu trưởng Sư đoàn 371, ông được phong anh hùng tháng 1.1973 với thành tích bắn rơi 5 máy bay F4 của Mỹ.

Khi ông đã hạ cánh an toàn, anh em thợ máy tiếp cận vẫn chưa biết máy bay của ai. Đến lúc ông mở cửa bước ra, mọi người cười lăn quay. Do chui vào vùng nổ nên từ đầu đến đuôi máy bay đã được “sơn” lại bằng màu đen của khói và thuốc súng. Thợ máy sau đó đã kiểm tra và cho biết, máy bay không thể sử dụng được nữa, đành đưa vào xưởng đại tu toàn bộ.

Sau trận đánh ấy, ông bị phê bình vì chỉ huy cho rằng đánh gần như thế rất nguy hiểm đến tính mạng, việc ông thoát chết trận ấy là điều tưởng như không thể. Nhưng cũng chính do trận thắng ấy, ông được cấp trên đánh giá là một phi công trẻ dũng cảm.

Năm ấy ông chỉ mới 26 tuổi.

Phải diệt một chiếc  mới về

Sau lần “sơn” máy bay đó, ông Sâm còn bắn rơi thêm 2 chiếc F4 nữa vào các ngày 14 và 22.7.1972. Cấp trên thấy ông đánh hăng quá nên “cất” không cho đánh nữa vì lo “tham quá sẽ có sai lầm nhất định”. Ông nói: “Kiểu như đá bóng ấy, nếu anh tỉnh táo thì chuyền bóng tốt, làm bàn tốt. Còn nếu anh cay cú ăn thua nhất định sẽ phạm lỗi và nhận thẻ đỏ”. Sau đó, do ông “đòi” quá nên lại được phân công trực chiến. Thế là vào tháng 9 và 10.1972, mỗi tháng ông lại bắn rơi thêm một chiếc F4 nữa.


 Phi công Nguyễn Tiến Sâm chuẩn bị xuất kích - Ảnh: Tư liệu

Ông nhớ lại, tháng 10.1972, ông xuất kích gặp 8 chiếc F4 của Mỹ ở vùng Lục Ngạn. Phát hiện ra MIG 21 của ta, chúng bỏ chạy tán loạn, ông được lệnh quay về. Đang chuẩn bị hạ cánh xuống Nội Bài thì được lệnh của mặt đất kéo lên bay về Yên Bái hạ cánh nạp nhiên liệu rồi đi tiếp. Mới lên được vài trăm mét, ông lại được lệnh phải vứt thùng dầu phụ, kéo lên 6.000 mét và vòng phải. Lúc đó nhìn xuống độ cao chừng 4.000 mét, ông thấy một dãy máy bay Mỹ gồm 24 chiếc. Khi đó ông bay số 2, một phi công khác là đại đội trưởng bay số 1.

“Số 1 cũng chưa phát hiện địch thì tôi thông báo: Anh sang phải đi. Nhẹ nhàng hạ độ cao, thấy chưa? Số 1 đáp: Thấy rồi. Đang bay với tốc độ nhanh nên số 1 bay xuyên suốt từ đuôi đến đầu đoàn máy bay và nổ súng diệt gọn chiếc đi đầu. Thấy máy bay địch bốc cháy, số 1 ra lệnh: Cháy rồi, về thôi. Lúc ấy tôi nghĩ, phải diệt một chiếc mới về. Tôi ép vào, nhưng nghe mặt đất báo: Chú ý! Bên phải anh còn 4 chiếc nữa. Tôi hỏi: Ở độ cao bao nhiêu? Mặt đất thông báo: Hơn 6.000 mét. Nghe thế, tôi đang ở độ cao 4.000 mét phải rón rén, bay ngược lên, bám sát vào đuôi bọn chúng, cự ly lúc ấy khoảng 3 km, có thể nổ súng được nhưng tôi nghĩ còn xa quá, vào gần nữa, đến lúc cự ly chỉ còn 1,5 km, tôi nhấn tên lửa, cách nhau vài giây, 2 quả tên lửa được phóng đi. Sau khi quả thứ nhất chạm máy bay địch, nó nổ tung và khựng lại, ngay lúc đấy quả thứ 2 cũng lao vào và nổ tung như pháo hoa. Chiếc đó tôi bắn trên bầu trời Tuyên Quang. Trên đường về, tôi sướng quá cứ reo hò mãi”, ông hồn nhiên nhớ lại.

Tấn Tú


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: napoleon trong 27 Tháng Mười Hai, 2009, 02:44:21 pm
http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200952/20091224163256.aspx
Oai hùng Không quân Việt Nam - Kỳ 4: Tướng Soát kể chuyện không kích 

24/12/2009 16:32
4 phi công trong trận đánh ngày 27.6.1972. Từ trái sang: Nguyễn Đức Soát, Ngô Duy Thư, Phạm Phú Thái và Bùi Thanh Liêm - Ảnh: Tư liệu
Tiếp chúng tôi tại nhà riêng, trung tướng - anh hùng phi công Nguyễn Đức Soát nói nhỏ nhẹ: “Tôi là thế hệ phi công thuộc lớp thứ 3, tức năm 1965, tôi mới đi học lái máy bay ở Liên Xô, đến năm 1968 mới về. Lúc đó, các anh phi công lớp trước lái MIG 17, MIG 21 đã bắn rơi rất nhiều máy bay”. 

Rồi ông kể tiếp: MIG 17 khi đó so với máy bay của Mỹ thì chúng ta kém hơn. Về sau này có MIG 21 thì tính năng không chênh nhau bao nhiêu. Còn về số lượng, địch có rất nhiều máy bay, ta thì ít hơn hẳn.

Năm 1972, khi bước vào cuộc đọ sức giai đoạn này, ta có 4 trung đoàn không quân chiến đấu. Có 2 trung đoàn trang bị MIG 21 (Trung đoàn 921 và Trung đoàn 927). Trung đoàn 923 trang bị MIG 17 và Trung đoàn 925 trang bị MIG 19. Tổng số máy bay chúng ta có lúc bấy giờ là khoảng hơn 150 chiếc. Trong khi đó, phía Mỹ có 3 tàu sân bay, cao điểm có lúc đến 4 tàu sân bay được bố trí ở vịnh Bắc Bộ và biển Đông với mỗi tàu sân bay có từ 80 đến 90 chiếc máy bay. Phương châm tác chiếc của ta lúc bấy giờ chỉ có 7 chữ: “Bí mật, bất ngờ, đánh chắc thắng”. Lúc ấy, ông mới 26 tuổi và là Đại đội trưởng đại đội 3 - Trung đoàn 927, còn ông Nguyễn Tiến Sâm là Đại đội phó. Trước đó vào năm 1969, ông đã bắn rơi 1 chiếc máy bay trinh sát không người lái và chỉ trong năm 1972,  ông bắn rơi được 5 chiếc nữa.

Trận đánh đáng nhớ


Trung tướng Nguyễn Đức Soát - Ảnh: Tư liệu
“Với tôi, có rất nhiều trận đánh đáng nhớ. Phải nói nghiêm chỉnh rằng, không quân ta đánh rất tốt, tất nhiên chúng ta cũng có tổn thất. Tôi nhớ nhất là trận đánh ngày 27.6.1972. Tôi bay số 1, Ngô Duy Thư bay số 2. Sáng ngày hôm ấy, 1 biên đội do anh Bùi Đức Nhu chỉ huy đã bắn rơi 1 chiếc F4 tại Suối Rút, tỉnh Hòa Bình khiến phi công Mỹ nhảy dù và Mỹ phải tìm cách cứu phi công của mình.

Sau khi nhận được tín hiệu của phi công bị bắn rơi, các tốp tiêm kích của địch bắt đầu bay vào bắn phá khu vực đó để đưa trực thăng vào cứu. Tôi và anh Ngô Duy Thư thuộc Trung đoàn 927 đang trực ở sân bay Nội Bài. Biên đội của Trung đoàn 921 do anh Phạm Phú Thái số 1 và anh Bùi Thanh Liêm số 2 trực ở sân bay Yên Bái. Sở chỉ huy quyết định cho 2 biên đội chúng tôi cất cánh. Khi biên đội chúng tôi phát hiện máy bay địch ở tốp đầu tiên thì chúng cũng phát hiện ra chúng tôi. Theo đánh giá của tôi, về mặt kỹ thuật, phi công Mỹ bay rất giỏi, họ có nhiều giờ bay và nền tảng kỹ thuật, kinh nghiệm từ thế chiến thứ nhất, thế chiến thứ hai rồi chiến tranh Triều Tiên. Tuy nhiên phi công Mỹ đánh rất bài bản, tức là nếu như 1 tốp máy bay 4 chiếc nếu bị tấn công thì ngay lập tức, họ sẽ tách làm đôi, 2 chiếc bay về bên trái, 2 chiếc còn lại bay về bên phải”, trung tướng Nguyễn Đức Soát nhớ lại.

Trở lại trận đánh hôm đó, ông cho biết thêm: Khi biên đội của ông vào công kích, tốp tiêm kích của địch theo bài bản cũng tách làm đôi. Ông biết chắc rằng sau khi tách tốp, 2 chiếc bay sau của địch sẽ vòng lại bám theo tốp thứ nhất. Ngay lập tức, ông quyết định không bám tốp thứ nhất nữa mà bám theo tốp thứ hai và thông báo cho số 2 của ông rằng: “Tôi sẽ tấn công tốp thứ hai, anh tấn công tốp thứ nhất luôn đi”. Ngay khi ông tiếp cận và bắn rơi chiếc số 1 của tốp hai bên phe địch, chiếc thứ 2 hoảng quá tháo chạy.

Lập công giữa vòng vây địch

Năm 2005, trung tướng Nguyễn Đức Soát - lúc đó là Phó tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, đến thăm Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương ở Hawaii theo lời mời của tướng 4 sao William J.Fallon - Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương. Tại đó, một viên tướng 3 sao, vốn là phi công, lúc đó là Phó tư lệnh mời trung tướng Nguyễn Đức Soát đến phòng riêng và nói rằng: “Ngày 12.10.1972, ngài đã bắn rơi 1 máy bay của phi đội tôi, 1 đại úy và 1 trung tá phi công Mỹ đã bị bắt làm tù binh. Đây là một phi đội nổi tiếng từ Thế chiến 2. Chúng tôi rất nể trọng phi công Việt Nam, rất nể trọng ngài”.
Tiếp sau đó là trận đánh ngày 12.10.1972, lúc ấy ông đang là Đại đội trưởng, ông Nguyễn Tiến Sâm làm Đại đội phó Đại đội 3 Trung đoàn không quân 927. Ông thuật lại: “Ở sân bay lúc ấy trực 4 chiếc. Nhưng do thời tiết bấy giờ rất xấu nên quân chủng quyết định chỉ cho 2 chúng tôi xuất kích. Tôi bay số 1, anh Sâm bay số 2.

Khi chúng tôi bay lên thì được sở chỉ huy thông báo có 12 chiếc máy bay Mỹ đang ở dưới chúng tôi. Sau đó tôi phát hiện 1 tốp 4 chiếc đang ở trước mắt và xin công kích. Sở chỉ huy nhắc nhở: Có 12 chiếc, vì sợ tôi chui vào giữa đội hình địch. Sau khi được phép công kích, tôi bảo anh Sâm: “Anh đừng xuống công kích mà chỉ đứng ở trên quan sát và yểm hộ”. Tôi vừa nhào xuống thì anh Sâm nói: “Băng ra ngay, dưới bụng số 1 rất nhiều máy bay”. Nghe thế tôi nghiêng cánh nhìn xuống thì thấy rất nhiều máy bay Mỹ vì chúng tôi bay trên mây đè lên chúng.

Ngay sau đó, 4 chiếc đầu tiên tôi định tấn công bỗng vòng trở lại, tôi bám 4 chiếc đầu tiên trong tốp 8 chiếc, 4 chiếc còn lại chúng bám sau lưng mình. Phi công Mỹ lại theo chiến thuật quen thuộc, 4 chiếc tôi đang bám vội tách làm đôi bay vòng rất gấp theo 2 hướng trái và phải. Vừa vòng theo địch, tôi vừa đưa chúng vào vòng ngắm và nhấn tên lửa, ngay lập tức tôi thoát ly vọt lên cao thì 4 chiếc sau cũng vừa bắn. Tất nhiên là chúng bắn trượt. Qua bộ đàm, tôi nghe tiếng anh Sâm hô: “Cháy rồi! 2 thằng nhảy dù rồi”.

Trung tướng Nguyễn Đức Soát được tuyên dương anh hùng vào tháng 1.1973. Năm 1997, ông là Tư lệnh Không quân. Năm 1999 là Tư lệnh Phòng không Không quân. Năm 2002 ông là Phó tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam.

Tấn Tú


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: napoleon trong 27 Tháng Mười Hai, 2009, 02:47:15 pm
http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200952/20091225180552.aspx
Oai hùng Không quân Việt Nam - Bài 5: Kịch chiến trong đêm

25/12/2009 18:05
Phi công Lâm Văn Lích (bên trái) trong một ca trực chiến - Ảnh: tư liệu
Từ 2 cuộc Thế chiến, tới chiến tranh Triều Tiên, cho đến thời điểm 1966, chưa một phi công nào làm được chuyện tương tự như anh hùng Lâm Văn Lích: bay đêm trên máy bay MIG 17, trong 1 phút bắn rơi 2 máy bay đối phương.

Chúng tôi đến gặp đại tá anh hùng Lâm Văn Lích - nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân 923, nguyên Hiệu trưởng trường Không quân 910, nguyên Phó hiệu trưởng trường Trung cao Không quân - tại nhà riêng ở Q.5, TP.HCM. Đã bước vào tuổi 78, trông ông vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn, chỉ hơi bị nặng tai. Kể cho chúng tôi nghe chuyện chiến đấu ngày xưa, ông như trẻ lại, sôi nổi hẳn lên.

Ông kể, từ ngày thành lập đến lúc đó, không quân tiêm kích của ta chưa có lực lượng bay đêm. Đánh ban đêm là khó nhất. Ác cái là ở thời điểm đó, máy bay Mỹ đánh cả ngày lẫn đêm. Ban ngày thì không quân ta xuất kích ngăn chặn, ban đêm thì chỉ có lưới lửa phòng không. Trước tình hình đó, lúc ấy ông đang là Chủ nhiệm bay của Trung đoàn 921 đứng ra tự huấn luyện. Cả Trung đoàn 921 lúc bấy giờ, cũng chỉ có 2 người có thể đảm đương nhiệm vụ trực chiến ban đêm là ông và phi công Cao Thanh Tịnh.

Ông bồi hồi nhớ lại: “Đó là đêm 3.2.1966. Cũng như bao đêm khác, tôi và anh Tịnh trực chiến. Tôi chính thức, anh Tịnh dự bị. Lạ lắm, hồi đó chúng tôi giành nhau đi chiến đấu. Đêm hôm đó, tôi đã ngồi trực trên máy bay 2 giờ đồng hồ. Anh Tịnh sợ tôi mệt nên đòi lên trực thay tôi. Tôi cự lại, thay trực thì phải do chỉ huy quyết định chứ. Thế mà ảnh cự nự, cằn nhằn tôi.

Khi cất cánh lên trời rồi, tôi thấy vô cùng yên tĩnh. Để đảm bảo bí mật nên tạm ngưng liên lạc với mặt đất, ra-đa trên máy bay cũng tắt nên rất thèm nghe một tiếng nói. Trước đây đánh ban ngày, tôi đã bắn rơi được 2 máy bay F4. Bây giờ là lần đầu tiên đánh đêm. Tôi biết rằng, anh em ở mặt đất đang theo dõi tôi, hy vọng vào tôi rất nhiều.

Đang bay, bỗng tôi nghe tiếng nói từ mặt đất: “Chú ý. Phía trước 8 km có địch”. Bật ra-đa lên thì quả thật có máy bay địch ở phía trước. Tôi tăng hết tốc lực đuổi theo, khi chỉ còn 2.000 mét, tôi chuyển từ ra-đa nhìn vòng sang ra-đa bám sát. Để bắn trúng mục tiêu, tôi quyết định tiếp cận gần hơn nên từ 800 mét, tôi đến chỉ còn 400 mét và chuẩn bị bóp cò... Đột nhiên ngay lúc ấy, máy bay của tôi đảo vòng, không thể bắn được và mục tiêu trên ra-đa cũng biến mất. Tôi không thể lý giải được.

Đang bối rối thì tín hiệu trên máy bay của tôi cảnh báo sắp có va chạm với máy bay trên không. Rất nhanh tôi tăng tốc và nghĩ sẽ tiêu diệt máy bay địch bằng cách đâm thẳng vào.

Đã sẵn sàng hy sinh, nhưng lao mãi mà vẫn không thấy trúng mục tiêu, tôi vội nhìn ra bên ngoài thì phát hiện máy bay địch đang lù lù bay phía dưới cánh tôi khoảng 8 mét. Ban đầu, tôi định cho máy bay đâm vào cánh máy bay địch và nhảy dù nhưng sau đó tôi quyết định giảm tốc độ để dùng súng tiêu diệt. Nghĩ là làm, tôi cho máy bay lùi xuống ngang tầm và giữ khoảng cách với máy bay địch chỉ hơn 10m vì sợ mất mục tiêu như lần trước.

Vợ chồng ông Lâm Văn Lích tại nhà riêng - Ảnh do nhân vật cung cấp

Tôi đưa tay vào cò súng thì đột nhiên máy bay mất điều khiển, chao đảo lật nhào và rơi xuống. Tưởng bị bắn rơi nhưng không phải, do bám quá gần, máy bay tôi bị luồng khí phản lực của máy bay địch thổi chính diện nên chao đảo. Khi rơi xuống ở độ cao 4.000 mét, bất chợt tôi lại điều khiển máy bay được. Kiên quyết truy đuổi địch, tôi lấy độ cao và đi tìm chiếc máy bay lúc nãy. Nhìn màn hình ra-đa, tôi thấy không phải tín hiệu của 1 máy bay địch mà lại là 2. Khi đến gần, tôi như reo lên vì sung sướng khi thấy 2 chiếc máy bay địch mở tín hiệu đèn nhấp nháy, có lẽ chúng sợ sẽ va chạm vào nhau. Lần này khoảng cách chỉ còn 600 mét, tôi chọn chiếc đang bay bên trái và nhấn cò súng. Tôi thấy rõ luồng đạn đỏ rực từ máy bay mình xé màn đêm cắm vào thân máy bay địch, nó chao đảo và bùng cháy. Ngay lúc đó, chiếc máy bay còn lại mở hết tốc lực để chạy. Không chần chừ, vừa tăng tốc, tôi vừa đưa mục tiêu vào vòng ngắm và siết cò súng một lần nữa, chiếc thứ 2 cháy bùng lên. Cả 2 chiếc tôi bắn hạ chỉ trong 1 phút...”.

Tôi hỏi: “Cảm giác của ông lúc đó thế nào?”. Ông nói: “Tôi sướng lắm. Ngay lúc đó, chỉ huy mặt đất thông báo cho tôi có máy bay địch đang đuổi theo, thế mà tôi cố bay 1 vòng nữa để ngắm cho thỏa cảnh 2 chiếc máy bay như 2 bó đuốc sáng rực đang lả tả rơi xuống...”.

Ông kể tiếp, mãi đến khi mặt đất báo lại lần thứ 2 là có địch đang bám theo, yêu cầu bay về phía trận địa tên lửa phòng không của ta để được hỗ trợ, bảo vệ thì ông mới tăng tốc thoát ly bay về. “Tôi vừa bay qua trận địa, từng loạt đạn phòng không bắn chặn máy bay địch lao vút lên bầu trời. Tôi trở lại căn cứ trong niềm hân hoan của đồng đội. Chính ủy Quân chủng Phòng không - Không quân lúc ấy là đại tá Đặng Tính đã ôm chầm tôi chúc mừng. Trước đó ít phút, đài quan sát của ta ở Hòa Bình báo về đã có 2 chiếc máy bay A1 của Mỹ vừa rơi...”.

Tấn Tú


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: napoleon trong 27 Tháng Mười Hai, 2009, 02:49:38 pm
http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200952/20091226224445.aspx
 
Oai hùng Không quân Việt Nam - Bài 6: “Nhử mồi” trong không chiến

26/12/2009 22:44
Anh hùng Lê Hải với chiếc MiG-17 mà ngày trước ông sử dụng ra trận
Trong thế chiến  thứ 2, các phi công Liên Xô đã nhiều lần áp dụng chiến thuật “nhử mồi” trong không chiến. Tuy nhiên, họ chỉ sử dụng với loại máy bay dùng súng bắn thẳng. Còn ở Việt Nam, có một phi công áp dụng chiến thuật “nhử mồi” đối phó với loại máy bay hiện đại cùng tên lửa tự dẫn, đó là anh hùng phi công Lê Hải.

Những tháng cuối năm 1967, TP Hải Phòng liên tục bị địch đánh phá, phong tỏa cảng. Hàng mấy chục chiếc tàu thủy vào cảng nằm chết dí ở đó không rời bến được do thủy lôi của địch rải đầy.

Ngồi kể lại với chúng tôi về câu chuyện “nhử mồi” không kích cách đây hơn 40 năm, đại tá Lê Hải sôi nổi:

“Sáng ngày 19.11.1967, biên đội chúng tôi gồm Hồ Văn Quỳ (số 1), Lê Hải (số 2) Nguyễn Đình Phúc (số 3) và Nguyễn Phi Hùng (số 4) được lệnh cất cánh từ sân bay Gia Lâm đến sân bay Kiến An, bay ở độ cao 500 mét, bí mật không dùng vô tuyến điện. Đến nơi, biên đội kéo dài cự ly, từng chiếc hạ cánh an toàn xuống sân bay Kiến An.

Đúng 10 giờ 40 phút, chúng tôi được lệnh xuất kích. Sau khi biên đội cất cánh, máy bay số 1 của anh Quỳ bị hỏng vô tuyến điện. Sở chỉ huy gọi mấy lần mà vẫn không nghe anh Quỳ trả lời. Địch từ ngoài biển đang bay vào rất đông. Sở chỉ huy thông báo quyết định tôi lên làm số 1 dẫn đội. Tôi lắc cánh báo cho anh Quỳ biết và tăng ga bay vọt lên trước dẫn cả biên đội. Tôi vừa cải hướng vừa lấy tiếp độ cao lên 2.500 mét. Bầu trời Hải Phòng có độ 3-4 phần mây, tầm nhìn rất tốt.

Sở chỉ huy tiếp tục thông báo địch bay theo đội hình kéo dài, có 6 chiếc F-4 đi đầu, phía sau F-4 có 20 chiếc A-4 mang bom.

Tôi dẫn biên đội lấy thêm độ cao lên 3.000 mét. Triển khai đội hình chiến đấu và bay về hướng bầu trời Đồ Sơn. Tôi thông báo đã phát hiện địch, xin phép sở chỉ huy cho đánh. Sau khi nhận được lệnh đánh, tôi lệnh cho số 3 và số 4 chặn đánh tốp địch bay sau cùng, tôi và anh Quỳ đánh tốp bay đầu tiên.

Biên đội vứt thùng dầu phụ, tăng lực. Lúc này máy bay của tôi đã đạt tốc độ 850 km/giờ, độ cao gần bằng độ cao máy bay địch. Vừa nhìn thấy máy bay MiG, biên đội F-4 của địch vòng bay ra biển. Lợi dụng lúc chiếc  F-4 ép độ nghiêng, tôi nghĩ, nếu cứ cắt bán kính, vòng ngay vào bên trong để rút ngắn cự ly công kích, như cách đánh thông thường, địch sẽ phát hiện ta sớm và cơ động mất. Tôi quyết định tấn công tốp F-4 đi đầu. Tôi tiếp cận đến cự ly nổ súng bằng cách chúi dưới bụng máy bay địch. Bị cánh chiếc F-4 che khuất tầm quan sát, nên tên địch không nhìn thấy tôi. Tôi thấy chiếc F-4 giảm độ nghiêng, lật trái, lật phải quan sát, ý chừng nó vừa thấy chiếc MiG -17 đây, lại đâu mất rồi!

Đến cự ly độ 400 mét, tôi nhìn rất rõ chiếc F-4, thấy luồng khói tăng lực đen sì phun ra từ đuôi nó. Tôi nhẩm trong miệng: Cự ly bắn được rồi. Tay lái khẽ nhích đầu máy bay ngóc lên đạt điểm ngắm lên giữa chiếc F-4 và bắn liền một loạt ngắn, đạn vạch đường thẳng băng, nhưng rất tiếc là đạn rơi sau đuôi chiếc F-4. Tôi liền kéo cần lái nâng lượng đón và bắn một loạt dài. Trúng rồi! Đạn vạch đường chùm lên lưng chiếc F-4. Nó xì khói đen trên lưng; tôi bắn thêm một loạt ngắn nữa, tất cả đạn trùm lên thân, lên cánh nó. Tôi thấy chiếc F-4 như dừng lại, có lẽ động cơ bị hỏng rồi. Trúng 2 loạt đạn, nhưng nó vẫn chưa bùng cháy. Máy bay tôi tiếp cận đến chiếc F-4 còn khoảng 150 mét nữa là hai máy bay có thể đâm vào nhau, nó vẫn còn bay.  Tôi bắn loạt cuối ở cự ly chỉ độ 30-40 mét. Tất cả đạn đều xuyên vào chiếc F-4.

Quá gần rồi, tôi chỉ còn kịp đẩy cần lái về trước chui qua bụng chiếc F-4, khói phủ đen buồng lái máy bay tôi. Chiếc F-4 giống như một cột khói đen ngòm, hai bánh lái đuôi của nó giống như hai tấm phản vút qua đầu tôi.

Tôi quay lại nhìn sau đuôi máy bay mình, thấy một chiếc F-4 đang bám theo, nhưng còn xa ngoài tầm của tên lửa “rắn đuôi kêu”. Đồng thời có một chiếc MiG-17 màu xám đang bám theo chiếc F-4 đó, nhưng cự ly còn xa, chưa thể xạ kích được. Đó là số 4 (Nguyễn Phi Hùng) bay chiếc MiG-17 sơn màu xám. Thế trận trở nên gây go. Ta và địch bám xen kẽ rất lợi hại. Thua, thắng nhau chỉ trong chớp mắt. Nếu tôi cơ động mạnh, thì chiếc F-4 kia sẽ không bám được tôi nhưng Hùng khó bề bắn được nó. Tôi liền nghĩ ra một kế mạo hiểm.

Tôi hô: “Hùng! Tao nhử mồi” và Hùng báo “rõ” ngay! Tôi liền giảm độ nghiêng, giảm bớt lượng kéo cần lái nhử cho tên địch thấy “dễ xơi” sẽ mê mải đuổi theo để bắn, chắc mẩm sẽ hạ  được chiếc MiG này. Tôi luôn luôn nhìn phía sau, vì với loại tên lửa “rắn đuôi kêu” có tốc độ nhanh gấp 3 lần tiếng động, ở cự ly khoảng 2.000 mét, chỉ chậm chân tay trong chớp mắt, tôi sẽ bị tan xác ngay với nó. Tên địch đang giảm độ nghiêng để ngắm bắn. Tôi cứ để yên cho nó bắn. Khi tôi thấy dưới cánh F-4 xì khói đen ra, nghĩa là tên lửa vừa khởi động động cơ chưa rời bệ phóng. Tôi lập tức tăng độ nghiêng, kéo mạnh cần lái, hai quả tên lửa địch vừa phóng ra, lập tức bay qua sau đuôi máy bay tôi.

Lại cái trò bay lơ lửng trước rủi ro, tôi tiếp tục làm động tác nhử mồi. Lần thứ 2, nó lại bắn, tôi cũng tránh được. Đến lần thứ 3, tên địch vừa chuẩn bị bắn, thì máy bay số 4 (Nguyễn Phi Hùng) cũng đã áp sát chiếc F-4, ở cự ly xạ kích tốt. Một loạt đạn ngắn, chỉ có 11 viên đạn của Phi Hùng trùm lên chiếc F-4 và nó bốc cháy bùng bùng.

Trận không chiến chỉ diễn ra trong 3 phút, biên đội chúng tôi đã hạ được 3 chiếc F-4 của không quân Mỹ. Đập tan đợt đánh phá của địch vào thành phố cảng, buộc các máy bay F-4 mang bom phải vứt bừa bãi ngoài mục tiêu, tháo chạy ra biển”.

Đại tá Lê Hải đã bắn rơi 6 máy bay Mỹ, gồm 4 chiếc F4, 1 chiếc F105 và 1 chiếc F8. Năm 1970 ông được phong tặng danh hiệu anh hùng. Ông nguyên là Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân tiêm kích 937 rồi Sư đoàn trưởng Sư đoàn Không quân tiêm kích 372. Ông là phi công đầu tiên của Việt Nam lái máy bay chiến đấu SU 22.

Tấn Tú


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: qtdc trong 04 Tháng Giêng, 2010, 12:07:36 am
[attachment=1]
Chắc bác Bảy đang mời Ritchie :
Ngày mai mời giáo sư về Lai Vung đi cày, ăn nem, và uống rượu với tôi. 


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: qtdc trong 05 Tháng Giêng, 2010, 11:19:19 pm
Trong ảnh trên, người đứng giữa là bác Nguyễn Hồng Mỹ, người bên trái là Stephen Ritchie


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: qtdc trong 06 Tháng Giêng, 2010, 10:37:41 am
Bác Mỹ bắn rơi 01 F4 ngày 19-1-1972, hai phi công đối phương nhảy dù thành công.
Dan Cherry bắn rơi bác Mỹ ngày 16-4-1972. Bác Mỹ cũng nhảy dù thành công nhưng rồi phải từ giã bầu trời.
Năm 2008 trung tướng không quân đã hồi hưu Dan Cherry gặp cựu phi công KQNDVN Nguyễn Hồng Mỹ trong chương trình " Như chưa hề có cuộc chia ly ", hình như là số thứ 5. Thắng thua là sự thường của binh gia, phải nói là bác Mỹ xử sự rất đàng hoàng và lịch sự, phía bên kia cũng vậy. Trong phóng sự đó bác Mỹ có đọc một đoạn thơ rất hay,thể hiện tâm sự của những phi công Việt nam trong cuộc chiến tranh bảo vệ vùng trời Tổ Quốc, một cuộc chiến không hề cân sức nhưng vô cùng quả cảm của binh chủng KQNDVN.
Sau đó, năm 2009 bác Mỹ sang Hoa Kỳ theo lời mời của Dan Cherry, bác ấy đã gặp lại được viên hoa tiêu F4 bị bác ấy bắn rơi ngày 19-1-1972, người phi công số 1 thì đã mất sau chiến tranh.
http://www.tampabay.com/news/military/war/article993130.ece (bản dịch tiếng Việt rất tốt,nhưng do đăng trên DCVOnline nên tôi không tiện đưa lên).


Tuy nhiên, theo hồi ký của bác Lưu Huy Chao, hiện đăng tải từng phần trên báo Nhân dân (ngày 4-1-2010) thì ngược lại như sau :
Ngày 19-1-1972 bác Mỹ đã bắn rơi chính chiếc F4 mà Dan Cherry lái. Do quá khâm phục bác Mỹ mà Dan Cherry đã sang Việt nam tìm bác ấy. Và cũng một phần vì không gặp được bác Mỹ trong giai đoạn bác ấy ở Hoa Kỳ, Stephen Ritchie (trung tướng KQ Hoa Kỳ hồi hưu, Ace đầu tiên của KQ Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt nam và kể từ chiến tranh Triều Tiên) đã sang Việt nam tìm và tình cờ gặp được bác ấy và các cựu phi công anh hùng của chúng ta tại bảo tàng KQ nhân lễ ra mắt hồi ký của bác Chao.

Vậy thì sự thật là thế nào nhỉ ? Các Sĩ quan QDNDVN đang tại ngũ ở trên diễn đàn này, có điều kiện tiếp cận tư liệu chính xác (không nhạy cảm nhé), các cao thủ võ lâm lên tiếng giải thích được không ạ. Xin cảm ơn trước.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 06 Tháng Giêng, 2010, 10:50:37 am
Theo tài liệu của Mỹ thì họ không mất máy bay nào vào ngày 19/1/72. Ngày 20 thì mất 1 RF-4 ở bắc Lào (không thấy nói nguyên nhân) và 1 F-4E ở Khe Sanh (bị cao xạ 23mm), không biết có phải bác Mỹ hạ chú RF-4 không?

Dan Cherry (chuẩn tướng chứ không phải trung tướng) không thấy ở đâu nói là từng bị bắn rơi: http://www.aviationheritagepark.com/cherry.html


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: Phong Quảng trong 06 Tháng Giêng, 2010, 12:12:41 pm
Tôi đã ngồi uống bia cùng bác Mỹ trước ngày bác ấy đi Mỹ theo lời mời của vị tướng không quân Mỹ. Bác ấy có nói bắn rơi chiếc RF là máy bay trinh sát. Tiếc là bây giờ chưa tìm thấy ảnh chụp bác ấy bằng máy điện thoại.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: vitính trong 06 Tháng Giêng, 2010, 12:50:40 pm
Bác Mỹ bắn rơi 01 F4 ngày 19-1-1972, hai phi công đối phương nhảy dù thành công.
Dan Cherry bắn rơi bác Mỹ ngày 16-4-1972. Bác Mỹ cũng nhảy dù thành công nhưng rồi phải từ giã bầu trời.
Tuy nhiên, theo hồi ký của bác Lưu Huy Chao, hiện đăng tải từng phần trên báo Nhân dân (ngày 4-1-2010) thì ngược lại như sau:
Ngày 19-1-1972 bác Mỹ đã bắn rơi chính chiếc F4 mà Dan Cherry lái.
Vậy thì sự thật là thế nào nhỉ ?

Chắc là câu chuyện trên báo Nhân Dân bị sai do ai đó cẩu thả rồi?
Dạo này các "nhân viên đánh máy" rất hay gây lỗi trên các trang thông tin mạng?


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: qtdc trong 06 Tháng Giêng, 2010, 01:17:57 pm
Cám ơn chiangshan và bác Phong Quảng. Brigadier general, vậy thì cả Dan Cherry và Ritchie đều là tướng 1 sao cả thôi.
Theo tài liệu của phía Mỹ : Ngày 8-7-1972 cặp phi công F4 Ritchie-DeBellevue trên chiếc F4E 67-0362 đã bắn rơi 2 Mig-21 bằng AIM-7 và AIM-9.  
Theo tài liệu của phía ta, ngày đó trung đoàn 921 và 927 cũng mất 2 Mig-21, 01 chiếc do phi công xuất sắc Đặng Ngọc Ngự lái, chiếc kia hình như của phi công Ngô Duy Thư (tôi nhớ không rõ-trong Lịch sử dẫn đường không quân, mà đang bị lỗi hiện thị trên trang này), còn chiếc của bác Trần Việt bay cùng bác Ngự thì thoát hiểm.
Theo Acig thì cũng ngày 8-7-1972 bác Ngự có bắn rơi 1 F4E (Ross/Imaye) của KQ Mỹ, nhưng tôi nhớ là theo Lịch sử dẫn đường không quân thì chiếc đó do bác Trần Việt bắn. KQ Mỹ có công nhận chiếc này rơi không ? Tôi vào trang web có database US Air-to-Air Losses in Viet nam War không được. Bác nào còn tư liệu xem hộ giùm nhé.
Cái ngày 8-7-1972 này là một ngày đặc biệt.  


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 06 Tháng Giêng, 2010, 03:06:12 pm
Bác đi tắt đón đầu ghê quá ;)
Trận 8/7/72 Mỹ công nhận mất 1 F-4E do Ross-Imaye (phi công nhảy dù được), theo phía ta do phi công Trần Việt bắn hạ. Ta mất 3 máy bay, hy sinh cả 3 phi công: Đặng Ngọc Ngự (921), Nguyễn Ngọc Hưng, Vũ Đức Hợp (927).



Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: qtdc trong 06 Tháng Giêng, 2010, 04:45:25 pm
Tôi đọc được tin Ritchie sang Việt nam thì để ý ngay. Ông ta là một phi công giỏi, đã bắn hạ vài phi công xuất sắc của ta, đặc biệt là anh Ngự. Xem đoạn miêu tả trận chiến của ông ta, cũng phải rất vất vả ông ta mới hạ được anh ấy. Ngày 8/7/72, tôi nhớ ngày đó là vì vậy.

KQ Mỹ thừa nhận rằng từ ngày 24/6 đến 5/7/72 họ mất tới 7F4 mà chẳng diệt được chiếc Mig nào. Trong trận ngày 8/7/72, họ sử dụng thêm 1 chiếc EC 121 và cho nó hoạt động trên vịnh Bắc bộ. Theo lịch sử dẫn đường KQ, trận này phía ta dẫn đường cũng có nhiều sai sót và phi công xử trí tình huống cũng chưa thích hợp.
Tuy nhiên rút kinh nghiệm sau trận đánh khác với việc xử lý tình huống ngay trong khi trận đánh diễn ra. Giá phải trả không hề nhỏ.
Mỗi lần người Mỹ rút được kinh nghiệm là chúng ta lại bị tổn thất lớn, họ lại rút kinh nghiệm khá nhanh.

Sau trận này (tôi nhớ không được rõ, trong LS dẫn đường KQ và LS F 371 đang bị lỗi hiển thị), ĐT VNG có họp với QC PKKQ và chỉ thị phải đánh chắc, bảo toàn lực lượng để đánh lâu dài, tránh tư tưởng cay cú ăn thua và không được lập khu chờ.

   



 


Tiêu đề: Re: Ngày 23/04/66
Gửi bởi: ThanhBinh trong 11 Tháng Giêng, 2010, 07:23:51 pm
Theo LS dẫn đường KQ:

Ngày 23 tháng 4 năm 1966,
...
Tổng kết:
- VN claim 1 F-4C, Mỹ không công nhận.
- Mỹ claim 2 MiG-17, VN không/chưa công nhận.

Phải chăng đây là MIG do các phi công người Trung Quốc hoặc CHDCND Triều Tiên điều khiển? Hồi lâu lâu rồi tôi có đọc hình như trên báo ANTG thì phải, có nói về những phi công chiến đấu đến từ CHDCND Triều Tiên đã hy sinh ở VN.


Tiêu đề: Re: Ngày 23/04/66
Gửi bởi: lonesome trong 12 Tháng Giêng, 2010, 08:58:04 am
Theo LS dẫn đường KQ:

Ngày 23 tháng 4 năm 1966,
...
Tổng kết:
- VN claim 1 F-4C, Mỹ không công nhận.
- Mỹ claim 2 MiG-17, VN không/chưa công nhận.

Phải chăng đây là MIG do các phi công người Trung Quốc hoặc CHDCND Triều Tiên điều khiển? Hồi lâu lâu rồi tôi có đọc hình như trên báo ANTG thì phải, có nói về những phi công chiến đấu đến từ CHDCND Triều Tiên đã hy sinh ở VN.

Bác đọc Lực lượng quân sự các bên trong KCCM (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=113.0) chưa?


Tiêu đề: Ngày 26/04/66
Gửi bởi: chiangshan trong 12 Tháng Giêng, 2010, 10:44:17 am
Tổng hợp lại từ các tài liệu Mỹ:

Ngày 26/04/66, biên đội F-4C mang của KQ Mỹ đang hộ tống EB-66 thì phát hiện 2 MiG-21 tiếp cận. Khi 2 bên đối mặt nhau, chiếc MiG thứ nhất bắt đầu leo cao 1 cách đơn giản, bật tăng lực bay theo hướng tây bắc ở độ cao 30.000ft, trong khi chiếc MiG thứ 2 hạ độ cao 1 cách chậm chạp và sau đó biến mất khỏi tầm quan sát.

F-4 bám theo chiếc MiG đầu tiên. Ở cự ly 3000ft số 1 lần lượt bắn 3 AIM-9B. Quả đầu tiên sượt qua MiG, phi công nhảy dù, quả thứ 2 trượt và quả thứ 3 bắn trúng chiếc MiG không còn người lái.

Khi quay lại số 1 thấy chiếc MiG thứ 2 đang bám theo số 2 và yêu cầu thực hành bay tách phòng ngự. Số 1 đảo xuống về bên trái trong khi số 2 đảo lên về bên phải.

Sau khi cơ động, số 1 thấy MiG bay trước mặt và kéo cao bám theo, bắn quả AIM-9 cuối cùng nhưng do cự ly quá gần nên trượt qua cánh trái của MiG. F-4 rút khỏi khu vực do hết dầu.


Theo USAF F-4 MiG Killers thì F-4C số hiệu 64-0752, mật danh Mink 1 do thiếu tá P. J. Gilmore và trung úy W. T. Smith lái thuộc phi đoàn 480, không đoàn 35 ở căn cứ Đà Nẵng. Đây là MiG-21 đầu tiên bị bắn rơi trong CTVN.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/usaf_pilot_66-04-26.jpg)

Tổ bay Mink 1

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/f-4c_64-0752_66-04-26.jpg)
F-4C 64-0752. Ngày 06/08/67 chiếc F-4C này bị PK bắn rơi ở Quảng Bình.

Các tài liệu VN không đề cập đến trận đánh trên. Tuy nhiên theo bài viết này (http://pilot.vn/?mod=news&page=view&id=2180): Sự xuất hiện của những chiếc MiG 21 trên bầu trời miền Bắc làm cho bọn Mỹ cảnh giác và thận trọng hơn. Chúng thường dùng lực lượng đông, áp đảo để bao vây, tiêu diệt những tổ bay đơn độc, ít ỏi của ta. Cũng trong tháng 4-1966, trong một trận đọ cánh với tụi F4H tinh ranh của Mỹ, máy bay của ông bị trúng đạn trên bầu trời Thái Nguyên. Cố bay về đến Mê Linh thì máy bay không thể điều khiển được, ông phải nhảy dù.

Mỹ chỉ ghi nhận bắn rơi duy nhất 1 MiG-21 trong tháng 04/66, nên có thể tạm xác định chiếc MiG-21 bị hạ trong trận 26/04/66 là do phi công Nguyễn Đăng Kính lái.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/nguyen-dang-kinh_66-04-26.jpg)

Thiếu tướng Nguyễn Đăng Kính.

Cũng trong ngày 26/04/66 còn diễn ra 1 trận khác của MiG-17, theo LS dẫn đường KQ:

Chiều 26 tháng 4 năm 1966, địch vào đánh Đường 10, đoạn Bình Gia- Bắc Sơn và cho tiêm kích yểm hộ tại khu vực đông Chợ Mới 30km. Biên đội: Hồ Văn Quỳ - số 1, Lưu Huy Chao - số 2, Nguyễn Văn Bảy - số 3 và Trần Văn Triêm - số 4 xuất kích từ sân bay Kép. Kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 923: Nguyễn Chuẩn tại sở chỉ huy và Trần Xuân Dung trên hiện sóng đã cho biên đội đi độ cao 2.500m vào khu vực nam Bình Gia - Bắc Sơn 15km. Do địch cơ động đổi hướng liên tục nên ta lâm vào thế đối đầu nhưng nhờ có thông báo rất kịp thời của dẫn đường hiện sóng, số 1 đã nhanh chóng phát hiện F-4, 6km. Không chiến diễn ra trong 5 phút, các phi công Lưu Huy Chao và Nguyễn Văn Bảy, mỗi người hạ 1 F-4. Sau khi cho biên đội thoát ly, sở chỉ huy trung đoàn dẫn số 1 và 3, còn số 2 tự bay về hạ cánh tại sân bay Kép. Riêng số 4 phải nhảy dù, do bị bắn nhầm.

Các tài liệu Mỹ không ghi nhận tổn thất nào do MiG vào ngày này.

Tổng kết ngày 26/04/66:
- KQ Mỹ: không có tổn thất.
- KQNDVN: tổn thất 1 MiG-21, 1 MiG-17, phi công an toàn.
- Mỹ claim 1 MiG-21, VN (tạm coi là) công nhận. VN claim 2 F-4, Mỹ không công nhận.


Tiêu đề: Ngày 29/04/66
Gửi bởi: chiangshan trong 12 Tháng Giêng, 2010, 11:38:04 am
Theo các tài liệu Mỹ, ngày 29/04/66, biên đội F-4C của KQ Mỹ bay tuần phòng cho F-105 đánh khu vực cầu Bắc Giang (25 dặm tây bắc HN) thì gặp 4 MiG-17. F-4C 64-0696 mật danh Mink 3 do đại úy W. D. B. Dowell và trung úy H. E. Gossard lái bắn rơi 1 MiG-17 bằng AIM-9B. 1 MiG khác đâm xuống đất khi đang cơ động quần vòng với F-4C 64-0697 mật danh Mink 1 do đại úy L. R. Keith và trung úy R. A. Bleakley lái. Cả 2 chiếc F-4 này đều thuộc phi đoàn 555, không đoàn 8 ở căn cứ Ubon.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/f-4c_64-0696_66-04-29.jpg)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/usaf_pilot_66-04-29_1.jpg)

F-4C 64-0696 và tổ bay Mink 3. Ngày 19/11/67 chiếc F-4 này bị PK bắn rơi gần Đắk Tô.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/f-4c_64-0697_66-04-29.jpg)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/usaf_pilot_66-04-29_2.jpg)

F-4C 64-0697 và tổ bay Mink 1.

Tài liệu VN ghi nhận có tác chiến và có tổn thất vào ngày 29/04/66 nhưng không rõ chi tiết. Theo VN Air Losses, cũng trong ngày này MiG-17 bắn rơi 1 A-1E số 52-132680 thuộc phi đoàn 602, không đoàn 14 thuộc KQ Mỹ từ căn cứ Udorn gần Nà Sản. Đại úy phi công L. S. Boston chết.

(Những trường hợp kill rõ ràng thế này mà không được VN ghi nhận, không loại trừ khả năng là do phi công LX hoặc TQ lái).


Tiêu đề: Ngày 30/04/66
Gửi bởi: chiangshan trong 12 Tháng Giêng, 2010, 11:52:03 am
Theo Aces and Aerial Victories:

Sáng 30/04/66, biên đội F-4C của KQ Mỹ đang làm nhiệm vụ tuần phòng yểm trợ tìm cứu (RESCAP) cho 2 phi công bị bắn rơi cách HN khoảng 100 dặm về phía tây-tây bắc. Số 3 và số 4 đang chuẩn bị rời khu vực thì bị 4 MiG-17 tấn công. MiG được mặt đất dẫn đường đã lợi dụng hướng mặt trời và đợi F-4 hết dầu mới tiếp cận.

Số 3 phát hiện MiG đang tiến thẳng tới ở cự ly 5 dặm. Trong quá trình không chiến, số 4 do đại úy L. H. Golberg và trung úy G. D. Hardgrave bắn 1 AIM-9 trúng đuôi MiG. Ngay sau đó F-4 rút lui do hết dầu.


(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/usaf_pilot_66-04-30.jpg)

Tổ bay Bango Alpha 4.

Tài liệu VN không nhắc gì tới trận đánh này.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: baoleo trong 12 Tháng Giêng, 2010, 04:52:05 pm
Topic này của chiangshan gãi đúng chỗ ngứa ;D
Từ lâu, mình cũng muốn có cái đối chiếu này. Chiangshan xem có cách nào lập thành 4 cột:
-Cột 1: ngày tháng
-Cột 2: tài liệu bên này
-Cột 3: tài liệu bên kia
-Cột 4: bình luận/ chú giải

Cái bảng này đáng trình "master" đấy  ;)


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: altus trong 12 Tháng Giêng, 2010, 08:34:01 pm
Topic này của chiangshan gãi đúng chỗ ngứa ;D
Từ lâu, mình cũng muốn có cái đối chiếu này. Chiangshan xem có cách nào lập thành 4 cột:
-Cột 1: ngày tháng
-Cột 2: tài liệu bên này
-Cột 3: tài liệu bên kia
-Cột 4: bình luận/ chú giải

Cái bảng này đáng trình "master" đấy  ;)

Cái này chuẩn nhất là làm cái cơ sở dữ liệu có thể tìm kiếm theo nhiều tiêu chí, giống như bọn Mỹ một thời từng có (bây giờ đâu mất rồi).  8)

Chủ nhiệm chiangshan chắc làm rồi, chỉ chưa tung lên thôi.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 12 Tháng Giêng, 2010, 08:39:36 pm
Nếu làm được như bọn acig hồi trước là ngon nhất. Có điều thông tin phía ta sơ sài quá :-\


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: dongadoan trong 12 Tháng Giêng, 2010, 08:42:51 pm
Cứ được đến đâu hay đến đấy, thêm thông tin thì cập nhật chứ lo gì? ;D


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Giêng, 2010, 04:04:42 am
Trận 26/04/66. Có lẽ đợt này quân ta bắt đầu cho Mig-21 đi tìm diệt RB-66 nhưng chưa thành công vì chưa tránh được bọn F-4 hộ tống. Tài liệu phía ta có đoạn thừa nhận giai đoạn đầu ta chưa diệt được thằng trinh sát điện tử này mà còn chịu nhiều tổn thất. Thành tích diệt EB-66 hình như quanh quẩn chỉ có mấy bác Kính và Song và phải tìm được cách dẫn đường thích hợp.
Tuy nhiên nếu bắn quả AIM-9b thứ nhất mới sượt qua mà phi công đã nhảy dù thì hơi lạ. Hoặc máy bay đã bị thương do phát tên lửa bắn sươt qua, hoặc có khả năng trục trặc kỹ thuật, hoặc dính đạn của quân mình trước đó trên bầu trời Thái Nguyên ? 


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: qtdc trong 13 Tháng Giêng, 2010, 04:25:47 am
Xin góp ý về cách lập bảng. Có 2 cách làm bảng
- Cách 1: như hiện đang làm là đi từ chi tiết đến tổng hợp. Trình bày và thảo luận từng trận theo trình tự thời gian. Cuối cùng tổng hợp.
- Cách 2: xây dựng bảng trước từ nguồn của 2 bên. Thảo luận từng trận mà số liệu 2 bên không khớp nhau. Tinh chỉnh lại bảng đã đưa ra ban đầu.
- Tài liệu phía ta thì sơ sài nhưng mất công sàng lọc cũng vỡ ra nhiều điều.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 13 Tháng Giêng, 2010, 10:23:38 am
Dự định của em là làm theo cách 1 và tổng kết lại theo từng giai đoạn.
Còn bảng thì sẽ như thế này:


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: altus trong 13 Tháng Giêng, 2010, 03:43:13 pm
Dự định của em là làm theo cách 1 và tổng kết lại theo từng giai đoạn.
Còn bảng thì sẽ như thế này:

Tôi đề nghị cho cả số sườn vào cho nó tâm phục khẩu phục.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 14 Tháng Giêng, 2010, 10:23:18 am
Bác Mỹ bắn rơi 01 F4 ngày 19-1-1972, hai phi công đối phương nhảy dù thành công.
Dan Cherry bắn rơi bác Mỹ ngày 16-4-1972. Bác Mỹ cũng nhảy dù thành công nhưng rồi phải từ giã bầu trời.
Tuy nhiên, theo hồi ký của bác Lưu Huy Chao, hiện đăng tải từng phần trên báo Nhân dân (ngày 4-1-2010) thì ngược lại như sau:
Ngày 19-1-1972 bác Mỹ đã bắn rơi chính chiếc F4 mà Dan Cherry lái.
Vậy thì sự thật là thế nào nhỉ ?

Chắc là câu chuyện trên báo Nhân Dân bị sai do ai đó cẩu thả rồi?
Dạo này các "nhân viên đánh máy" rất hay gây lỗi trên các trang thông tin mạng?

Đây (http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=43&sub=134&article=165704) các bác ạ:

Trong những ngày cuối năm 2009, ông lại có thêm một niềm vui. Đó là việc Bob Pitch Ford phi công Mỹ từng giải cứu John Stiles- người bị ông bắn rơi ngày 19-1-1972 đã liên lạc mời ông dự ngày họp mặt dự kiến tổ chức vào năm 2010.

“Lần gặp trước, Jonh Stiel đã hỏi tớ đã bắn rơi anh ấy như thế nào?”, ông Mỹ cười ha hả, kể tiếp: “Chuyện đó bây giờ cũ rồi. Hình như máy bay của John Stile được báo có MiG-21 bám nên ông ta cơ động. Tớ đuổi theo và bay dưới độ cao của F-4, John Stiles không kịp trở tay”.

Dan Cherry, John Stiles và ông giờ đã thành những người bạn. Bởi vậy khi cuốn sách “Chúng tôi và MiG-17” (do Lưu Huy Chao kể, Thủy Hướng Dương ghi, NXB Công an Nhân dân ấn hành) có sự nhầm lẫn về mặt cứ liệu lịch sử khi từ trang 290 đến 295 của sách viết về việc ông Mỹ bắn rơi Dan Cherry, ông đã tỏ ra lo lắng: “Tôi đã kể đúng sự thật, nhưng không hiểu sao người viết lại để xảy ra nhầm lẫn. Bạn đọc sẽ hiểu sai lịch sử và Dan sẽ không vui khi biết điều này”, rồi trăn trở: “Đáng ra trước khi in, họ nên cho tôi đọc lại… Trước ngày quyển sách được giới thiệu, tôi đã điện báo cho họ (nhóm tác giả) nhưng đến nay vẫn chưa thấy phản ứng gì cả”.

Qua báo Nhân Dân điện tử, “Chúng tôi và MiG-17” đã nhận được sự quan tâm của bạn đọc, nhờ vậy đã kịp phản hồi để lịch sử được tôn trọng. Và nhờ phát hiện của các bạn, tôi đã có “duyên” gặp ông Nguyễn Hồng Mỹ sau “sự kiện” nhầm lẫn được cho là hy hữu.

Ông Mỹ nói rằng, “chuyện bắn rơi máy bay với tớ và những người bên kia chiến tuyến bây giờ không còn quan trọng. Thành tích tớ tự hào nhất là suốt 25 năm qua, trong cảnh “chia tay hoàng hôn”, một mình tớ đã nuôi dạy hai người con học hết đại học và dựng vợ gả chồng cho chúng. Tớ đã thành ông ngoại, ông nội cho dù có lúc cả gia đình lâm vào cảnh khốn khó, thi thoảng mới mua được 2-3 lạng thịt ba rọi rồi về gỡ phần nạc nuôi con… Bởi thế, với tớ thành tích này còn lớn hơn cả bắn rơi máy bay”.

“Tuy nhiên, sự thật về cuộc chạm trán trên không ngày 16-4-1972 như thế nào, nhóm tác giả của “Chúng tôi & MiG-17” cần phải lên tiếng đính chính công khai, đồng thời có thư đến các nhân vật được đề cập trong bài viết để tránh những hiểu nhầm về lịch sử không đáng có”- ông Mỹ nói.


Nhân tiện, hôm qua em có xem cuốn Chúng tôi và MiG-17 này, phải nói là rất nhiều lỗi, từ chính tả, in ấn đến dữ liệu (tên của đại tá Norman Gaddis thì viết thành Norman Cagadice)... Phần đáng lẽ có giá trị nhất là thông tin về không chiến thì sơ sài và chỉ được vài chục trang. Em cầm lên đặt xuống mấy lần rồi vẫn quyết định không mua.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: VanKiep82 trong 15 Tháng Giêng, 2010, 06:03:02 pm
   Cách đây hai, ba năm trên VTV có phát trực tiếp một chương trình truyền hình trong đó có cảnh gặp gỡ trò chuyện giữa bác Mỹ và viên phi công đã bắn rơi bác trong trận ngày 16/04/1972. Tôi còn nhớ rõ cảm giác bực mình với bọn VTV lần đầu tiên truyền hình cảnh gặp gỡ giữa 2 đối thủ trên không trong "Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc" sao lại chọn cái tích quân địch thắng quân ta như vậy. Hôm đó bác Mỹ có nói sau trận này tôi không còn lái máy bay được nữa nhưng các đồng đội tôi đã làm thay tôi hạ nhiều máy bay của các ông (USA) trong những ngày sau đó.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: altus trong 15 Tháng Giêng, 2010, 06:10:19 pm
sao lại chọn cái tích quân địch thắng quân ta như vậy.

Quân ta thắng quân địch, rồi gặp nhau, thường là trong khách sạn, thì thiếu gì?  ;)


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 15 Tháng Giêng, 2010, 06:24:33 pm
   Cách đây hai, ba năm trên VTV có phát trực tiếp một chương trình truyền hình trong đó có cảnh gặp gỡ trò chuyện giữa bác Mỹ và viên phi công đã bắn rơi bác trong trận ngày 16/04/1972. Tôi còn nhớ rõ cảm giác bực mình với bọn VTV lần đầu tiên truyền hình cảnh gặp gỡ giữa 2 đối thủ trên không trong "Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc" sao lại chọn cái tích quân địch thắng quân ta như vậy. Hôm đó bác Mỹ có nói sau trận này tôi không còn lái máy bay được nữa nhưng các đồng đội tôi đã làm thay tôi hạ nhiều máy bay của các ông (USA) trong những ngày sau đó.

Hì, không phải nó chọn đâu bác. Dan Cherry có thông qua bạn bè ở VN để nhờ chương trình NCHCCCL tìm kiếm giúp, vậy là lên sóng thôi.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: VanKiep82 trong 15 Tháng Giêng, 2010, 06:39:44 pm
sao lại chọn cái tích quân địch thắng quân ta như vậy.

Quân ta thắng quân địch, rồi gặp nhau, thường là trong khách sạn, thì thiếu gì?  ;)

  hì hì... bác đá xoáy cụ Chơn hả ? Trước đây tôi rất thích đọc các bài của cụ Chơn vêết về không quân nhưng sau khi đọc bài viết của cụ đăng trên báo vào thời gian Mỹ đang giội bom xuống IRắc trong cuộc chiến Mỹ-IRắc 2003, tôi đâm ra nghi ngờ chuyên môn của cụ . Cụ Chơn giải thích lý do không quân I rắc không hề thấy xuất hiện dù chỉ mộ lần để nghênh chiến với KQ Mỹ là vì để giành cho những "mục tiêu lớn" ( chữ cụ Chơn dùng ). Lơ mơ về quân sự như tôi cũng còn hiểu được là phía I rắc chỉ huy phòng không bị đánh cho rối loạn, rada bị mù, có nhìn thấy máy bay Mỹ đâu mà bay lên. Có môt sự thật là sau khi quân Mỹ tiến vào tìm thấy khá nhiều máy bay MIC được chôn dưới đất, điều này chứng tỏ KQ IRắc đã gần như bị xóa sổ từ trước cuộc chiến 2003 nổ ra. Thế mới thấy khâm phục KQNDVN, so sánh với KQ Mỹ còn chênh lệch hơn giữa I rắc và Mỹ nhưng ta dám đánh và đánh thắng.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: tamking trong 15 Tháng Giêng, 2010, 06:42:06 pm
so sánh với KQ Mỹ còn chênh lệch hơn giữa I rắc và Mỹ nhưng ta dám đánh và đánh thắng.

ờ...đâu có đem so KH-KT những năm 60-70 với năm 2003 được hả bạn


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: VanKiep82 trong 15 Tháng Giêng, 2010, 06:48:20 pm
    Tôi so sánh tương quan giữa KQNDVN - không quân Mỹ vào thời điểm năm 1972 với tương quan giữa KQ I rắc - KQ Mỹ vào năm 1991 (còn vào năm 2003 thì nói làm gì ) chứ không so sánh KH-KT những năm 60-70 với năm 2003, bạn tamkinh à.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: tamking trong 15 Tháng Giêng, 2010, 06:54:26 pm
còn một yếu tố là Mĩ không cô lập được ta nhưng cô lập được I-Rắc, 100 máy bay I-Rắc bay sang I-Ran bị tịch thu luôn


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: altus trong 16 Tháng Giêng, 2010, 12:35:52 am

Quân ta thắng quân địch, rồi gặp nhau, thường là trong khách sạn, thì thiếu gì?  ;)

  hì hì... bác đá xoáy cụ Chơn hả ?

Dạ, không ạ. Ý tôi là quân ta bắn rơi quân địch, tóm sống địch, rồi cho địch hội kiến ở khách sạn tọa lạc đường Hai Bà Trưng để nghe địch bày tỏ sự khâm phục với tài năng của phi công ta, thì có nhiều lần rồi. Quân địch bắn rơi quân ta, thì vì nhiều lý do rất là khách quan, trước nay chưa có cơ hội làm chuyện tương tự.

À, nhân vụ này, tôi nhớ ra trước đây đọc một quyển tiểu thuyết về không quân ta, có một đoạn tả cảnh một máy bay ta phóng hết tên lửa, rồi bọn Mỹ dàn quân hai bên ép về hạ cánh ở sân bay Cò Rạt. Tất nhiên là phút cuối cùng phi công ta mưu trí chọc thủng vòng vây (có bay về được sân bay nhà không thì không thấy nói). Không rõ trong thực tế có vụ nào thế không các bác nhỉ?  :-\


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: qtdc trong 21 Tháng Giêng, 2010, 12:00:56 am
Cái bảng mẫu chiangshan đưa lên, kèm theo số sườn như bác altus nói là chuẩn đấy. Nếu làm thêm được bảng về thiệt hại của bên ta nữa thì đầy đủ hơn.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: altus trong 21 Tháng Giêng, 2010, 05:10:38 am
Cái bảng mẫu chiangshan đưa lên, kèm theo số sườn như bác altus nói là chuẩn đấy. Nếu làm thêm được bảng về thiệt hại của bên ta nữa thì đầy đủ hơn.

Dạ bảng của địch thì địch làm rõ ràng lắm rồi ạ. Chủ nhiệm chiangshan chắc là muốn thêm vào thiệt hại của ta và so sánh tuyên bố bắn rơi của hai bên là chính.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: lonesome trong 21 Tháng Giêng, 2010, 09:47:50 am
Hình chụp ACE đầu tiên của Mỹ. Hình lớn nhưng em không muốn thu nhỏ, để nguyên cho các bác tiện sử dụng:

(http://www.tlc-brotherhood.org/photos/Easy%20Flyer/ace.jpg)

(http://www.tlc-brotherhood.org/photos/Easy%20Flyer/ace2.jpg)

(http://www.tlc-brotherhood.org/photos/Easy%20Flyer/ace3.jpg)

(http://www.tlc-brotherhood.org/photos/Easy%20Flyer/ace4.jpg)


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: Nguoixaquehuong trong 29 Tháng Giêng, 2010, 02:37:46 pm
Một số hình ảnh sưu tập được trên net về phi công Mỹ bị bắt của bạn Manhhai trên flick.com
(http://farm5.static.flickr.com/4019/4274737115_e9261cce56.jpg)
(http://farm5.static.flickr.com/4061/4289571731_e81a962819.jpg)
(http://farm3.static.flickr.com/2724/4275484074_b731019557.jpg)
(http://farm5.static.flickr.com/4060/4275483892_a2d872cebb.jpg)
(http://farm3.static.flickr.com/2698/4274736673_9f772d6268.jpg)
(http://farm5.static.flickr.com/4031/4289572103_00b04b346b.jpg)
(http://farm3.static.flickr.com/2795/4275483590_a1136cdd4f.jpg)
(http://farm5.static.flickr.com/4069/4275483402_b82f11e48b.jpg)
(http://farm5.static.flickr.com/4062/4274736169_53b051f47b.jpg)
(http://farm3.static.flickr.com/2704/4275483052_4829e9cf1b.jpg)
(http://farm3.static.flickr.com/2734/4275482874_e76fe276ca.jpg)
(http://farm3.static.flickr.com/2774/4275482416_444dfd994b.jpg)
(http://farm3.static.flickr.com/2767/4274735251_196f338452.jpg)
Và cái cuối là tem về tranh cổ động
(http://farm3.static.flickr.com/2768/4266937867_c1675b59d1.jpg)



Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: John Kerry trong 29 Tháng Giêng, 2010, 04:32:31 pm

Và cái cuối là tem về tranh cổ động
(http://farm3.static.flickr.com/2768/4266937867_c1675b59d1.jpg)


(http://img301.imageshack.us/img301/1749/ewqe2.jpg)
(http://img190.imageshack.us/img190/6296/qweqwq.jpg)


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: danngoc trong 07 Tháng Hai, 2010, 09:16:00 pm
TỚ vừa mua được hồi ký của bác Lưu Huy Chao, Sơn có chưa?


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 07 Tháng Hai, 2010, 09:23:57 pm
TỚ vừa mua được hồi ký của bác Lưu Huy Chao, Sơn có chưa?

Chúng tôi và MiG-17? Em đọc thấy chán quá nên không mua.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: danngoc trong 07 Tháng Hai, 2010, 09:35:47 pm
TỚ vừa mua được hồi ký của bác Lưu Huy Chao, Sơn có chưa?

Chúng tôi và MiG-17? Em đọc thấy chán quá nên không mua.

Thui rùi, vậy mình phí tiền rùi.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 06 Tháng Năm, 2010, 12:01:04 pm
Phân tích về vũ khí (lược dịch Clashes)

Vấn đề về tên lửa

Mặc dù thành công trong các trận không chiến, người ta có thể thấy vấn đề lớn phía trước đối với hiệu suất chiến đấu kém AAM của KQ, đặc biệt là AIM-7 dẫn bắn bằng radar. Trong tháng 4 và 5, F-4 của KQ bắn 13 AIM-7, chỉ trúng 1 (tỉ lệ 8%), ngoài ra còn 3 quả nữa được bắn đi nhưng không rời giá phóng, do vậy tỉ lệ thực tế là 1/16 (6%); và 21 AIM-9, trúng 6 (2 vào cùng 1 MiG), hạ 5 MiG (tỉ lệ 28%), có tốt hơn nhưng vẫn kém hơn kỳ vọng. Hiệu quả kém của AIM-7 bắt đầu được phi công Mỹ xem là chuyện thường ngày và đến cuối tháng 5, phi công F-4 KQ báo cáo đã mất hết niềm tin với nó. HQ sử dụng AIM-7 có khá hơn, trúng 4 trên tổng số 12.

Đối với các phi công thì vô cùng đáng thất vọng khi cố gắng vào được tới vị trí có thể khai hỏa mà tên lửa lại hỏng, và việc thiếu cannon khiến F-4 KQ đặc biệt bị ảnh hưởng bởi vấn đề này (đối với HQ thì ít nghiêm trọng hơn, vì nhiệm vụ đối không được chia sẻ giữa F-4 mang tên lửa và F-8 mang cannon). 1 giải pháp thường xuyên được nêu ra trong các buổi họp tổng kết nhiệm vụ là gắn cannon cho F-4, và trong những trận trước đây có nhiều cơ hội cho F-4 sử dụng cannon. Ở thời điểm này việc trang bị cannon cho F-4 là chủ đề được bàn tán nhiều và không phải là ý tưởng ai cũng ủng hộ. Không phải phi công nào cũng cho việc lắp cannon là cần thiết, thậm chí đáng. Nhiều người tin rằng cannon sẽ khiến phi công F-4 có xu hướng giảm tốc độ và sa vào sở trường của MiG - đánh quần vòng bằng pháo ở tốc độ thấp.

Hệ thống dẫn đường mặt đất (GCI) của Bắc VN

Hệ thống radar BVN tiếp tục được cải tiến và giờ bao gồm 1 mạng radar cảnh báo đa dạng cùng với các radar điều khiển vũ khí. Chúng cho phép BVN phát hiện sớm các phi vụ oanh tạc của KQ và theo dõi máy bay Mỹ liên tục trong khi vẫn điều hành các máy bay của họ. Hệ thống không phải là hoàn hảo, trong số các thiếu sót, có vẻ BVN không thể kiểm soát được SAM và MiG cùng lúc. Sự hiện diện của MiG trong khu vực thường là dấu hiệu cho sự vắng mặt của SAM và ngược lại, phi công Mỹ bắt đầu gọi là "ngày của MiG" và "ngày của SAM".

Rất khó để nói quá những lợi thế mà GCI tạo ra cho tiêm kích BVN, chúng có thể cho biết vị trí các máy bay Mỹ và thường có thể dẫn MiG tới phía sau máy bay Mỹ, nhờ đó MiG có thời gian cơ động và triển khai tấn công, thường giúp họ đạt được thế bất ngờ. GCI cũng cảnh báo MiG khi có nguy cơ bị tiêm kích Mỹ tấn công, khiến họ khó mà gây được bất ngờ.

Kiểm soát radar của Mỹ

Trong khi BVN có hệ thống kiểm soát bằng radar tốt trên hầu hết lãnh thổ BVN thì người Mỹ lại không có. Khu vực duyên hải được kiểm soát bởi radar từ tàu HQ Mỹ, và từ tháng 7/1966 HQ Mỹ triển khai 1 hệ thống có tên PIRAZ (Positive Identification and Radar Advisory Zone - Vùng hỗ trợ radar và nhận diện chủ động). PIRAZ gồm 1 tàu radar - Red Crown bố trí cách cửa sông Hồng khoảng 25 dặm (~40km) và 2 tàu radar khác, 1 phía nam và 1 phía bắc Red Crown. Ban đầu PIRAZ sử dụng radar SPS-30 nhưng chúng tỏ ra không tin cậy và đầu 1967 được thay bằng SPS-48 hiện đại hơn và phát hiện máy bay bay thấp tốt hơn. Với SPS-48, quân Mỹ có được sự hỗ trợ GCI xuất sắc trong khu vực trong suốt chiến tranh. Các HKMH của HQ cũng chở theo máy bay cảnh báo sớm E-1B với radar hiệu quả nhất trên biển nhưng hạn chế trên đất liền.

KQ Mỹ không bố trí được trạm radar nào gần BVN nên họ triển khai ở căn cứ Nakhon Phanom ở đông bắc biên giới Thái-Lào, kiểm soát được 1 phần lãnh thổ BVN phía nam Hà Nội. Không may là cả radar của KQ và HQ Mỹ đều ngoài tầm và do mặt cong của trái đất và do địa hình nên không thể phát hiện được máy bay bay thấp ở khu vực Hà Nội.

KQ Mỹ nhận ra vấn đề từ rất sớm và đưa đến đơn vị đặc biệt Big Eye gồm 1 nhóm nhỏ máy bay cảnh giới trên không EC-121D. EC-121D là phiên bản quân sự của chiếc Super Constellation của Lockheed, được sửa lại để mang radar tầm xa và ban đầu được thiết kế để bay tuần tiễu ngoài khơi nước Mỹ, bổ sung cho hệ thống radar cảnh báo sớm trên đất liền nhằm bảo vệ Bắc Mỹ trước máy bay ném bom hạt nhân của LX. EC-121D mang phía dưới thân 1 radar sục sạo cảnh báo sớm tầm xa có tầm quét trên biển khoảng 150 dặm (~240km) và phía trên thân 1 radar đo cao có tầm thực tế chỉ 70 dặm (~110km).

Big Eye được điều tới căn cứ TSN, NVN đầu tháng 4/1965 và từ 16/4/1965, 2 chiếc EC-121D bắt đầu bay tuần tiễu trên vịnh Bắc Bộ. BVN thực sự là 1 thử thách với EC-121D vì hệ thống radar của chúng được thiết kế để theo dõi mục tiêu trên biển, và nhiễu địa vật do địa hình trên đất liền có ảnh hưởng khá nghiêm trọng. May mắn là nhiều phi vụ trước đó của EC-121D bao gồm theo dõi máy bay LX ở Cuba và ở đó tổ lái đã phát hiện radar của mình có khả năng hạn chế trong việc bắt mục tiêu trên đất liền. Từ kinh nghiệm đó, tổ lái EC-121D biết nếu bay ở độ cao thấp trên biển - dưới 200ft (~60m) họ thực sự có thể "nâng" luồng phát xạ của radar sục sạo lên khỏi mặt nước ("bounce" the radar beam of the search radar off the water). Điều này cho phép giảm nhiễu địa vật và bắt mục tiêu ở độ cao trung bình trên đất liền từ cự ly tối đa 150 dặm. Để nâng tín hiệu khỏi mặt nước và đưa tầm quét vào trong lãnh thổ BVN, EC-121D triển khai 1 quỹ đạo bay khoảng 50 dặm (~80km) từ bờ biển. 1 chiếc bay quỹ đạo này (Alpha Track) ở độ cao thấp 50-300ft (~15-100m!) so với mặt biển, trong khi chiếc thứ 2 bay theo quỹ đạo Bravo Track ở độ cao trung bình ở khoảng cách xa hơn. Tuy nhiên ngay cả ở quỹ đạo Alpha, phần lớn contact mà radar đo cao bắt được đều thấp hơn so với tầm quét 70 dặm, vì vậy EC-12D có teher phát hiện máy bay trên lãnh thổ BVN ở độ cao trên 8000ft (~2400m) và cung cấp được thông tin chung chung về vị trí và hướng của MiG, họ không thể cung cấp thông tin quan trọng về độ cao của MiG.

Việc bay tuần tiễu ngoài khơi BVN không đơn giản đối với những chiếc EC-121 to lớn, động cơ yếu phải bay ở độ cao thấp theo yêu cầu của quỹ đạo Alpha và thường xuyên trong thời tiết không thuận lợi. Hết lần này qua lần khác thời tiết khiến EC-121 phải hạ thấp độ cao đến mức gần như phải tránh những đám thuyền đánh cá trong khu vực (thế mà không có đội săn EC-121 bằng 12 ly 7 nào nhỉ - chiangshan). Cũng có những vấn đề khác với hệ thống thiết bị phức tạp của nó. Bảo dưỡng rất khó khăn, nước biển và nhiệt độ cao, ẩm ở các căn cứ Thái làm giảm độ nhạy của thiết bị. Các tổ bay Alpha đặc biệt bị ảnh hưởng, khi bay trên biển trong những ngày nóng điều hòa trở nên vô dụng và nhiệt tỏa ra từ thiết bị khiến nhiệt độ tăng rất mạnh, đến mức thường xuyên phải có 1 bác sĩ đi cùng. Ngoài ra họ cũng bị đe dọa bởi MiG. Mỗi chiếc EC-121 phải có tiêm kích hộ tống, nếu hộ tống phải rút đi hoặc không xuất hiện thì EC-121 phải từ bỏ nhiệm vụ.

Đầu chiến tranh EC-121 cố áp dụng chế độ "kiểm soát chặt chẽ" trên 1 tần số riêng với các máy bay MiGCAP nhưng do lý do kỹ thuật nên không thể chính xác được như GCI BVN đối với MiG. Đến tháng 2/1966, đã rõ ràng là EC-121 không thể dẫn đường cho tiêm kích đánh chặn MiG, thậm chí còn không thể xác định được tốp bay nào đang bị MiG tấn công. Do đó, họ thay đổi và bắt đầu đưa ra vị trí của MiG, đầu tiên trong tọa độ lưới khu vực và sau đó là khoảng cách và hướng bay từ Hà Nội. EC-121 đọc vị trí cứ 5 phút 1 lần hoặc khi có thay đổi nhưng họ không cố gắng hướng dẫn tiêm kích Mỹ tới MiG hay thậm chí là cảnh báo các tốp bay bị tấn công. Phi công Mỹ bay trên BVN đành phải tự mình xác định họ ở vị trí nào so với Hà Nội và liệu MiG có thể đe dọa từ hướng nào dựa trên thông tin của EC-121.

Liên lạc giữa EC-121 và các tốp không kích hay MiGCAP là 1 vấn đề không đổi. Cảnh báo và chất lượng kiểm soát radar thay đổi từng ngày, phụ thuộc radio làm việc thế nào, thời tiết và mật độ liên lạc. Radio của EC-121 thường không đủ tầm liên lạc với máy bay KQ tiến vào BVN từ Lào, do vậy thông tin được phát từ các trạm trung gian mặt đất. Điều này làm chậm trễ việc chuyển tin tới những máy bay bị tấn công và có lẽ đã gây ra thiệt hại cho quân Mỹ, nhưng phải đến tận tháng 9/1966 mới có 1 chiếc C-135 được trang bị đặc biệt triển khai ở ĐNA cho nhiệm vụ này, mặc dù bản thân nó cũng tỏ ra không đáng tin cậy.

Để hỗ trợ EC-121 và các đài radar nhận dạng máy bay, tất cả máy bay Mỹ được trang bị thiết bị nhận dạng địch-ta hay IFF (Identification Friend or Foe). Mặc dù hữu ích như vậy nhưng thiết bị này lại không trở nên phổ biến đối với phi công Mỹ. 1 lý do là họ sợ BVN có thể xâm nhập và đọc được tín hiệu của họ trên radar. Tháng 5/1966, 1 BCH Mỹ nhận định BVN (có thể với sự hỗ trợ của LX và TQ) có khả năng xâm nhập hệ thống thông qua nghiên cứu thiết bị IFF từ các máy bay bị bắn hạ.

Phi công Mỹ cũng chọn không dùng hệ thống này có thể vì 1 trong những nhiệm vụ của EC-121 là báo cáo những máy bay Mỹ đã đi vào vùng "cấm" hoặc "hạn chế" ở BVN và khu vực "cấm bay" 30 dặm (~48km) tính từ biên giới Việt-Trung. Bất cứ vi phạm nào sẽ bị báo lên cấp trên - thường là tới tận Nhà Trắng - với hậu quả nghiêm trọng cho phi công. Nhiều phi công tiêm kích quyết định không liều với sự nghiệp bằng việc sử dụng IFF trong khi bay vào vùng cấm bay. Khu vực cấm bay gần như không được bảo vệ, đặc biệt là các dãy núi ở biên giới TQ được dùng như đường vào và thoát ra khỏi khu đồng bằng sông Hồng được bảo vệ dày đặc xung quanh Hà Nội và Hải Phòng. Sau này khi EC-121 có thể cung cấp cho mỗi tốp bay 1 mã riêng và có thể cảnh báo, hướng dẫn họ chính xác hơn, phi công Mỹ bắt đầu nhận ra sự hữu ích và sẵn sàng dùng chúng hơn.

Ngày 10/5/1966, 1 chiếc F-105D truy đuổi MiG-17 vào sâu 25 dặm (~40km) trong lãnh thổ TQ và bắn hạ nó. Chiến công đầu tiên của F-105 này được che giấu và không ghi trong bảng thành tích chính thức, nhưng nó mang lại những ảnh hưởng quan trọng. Tập đoàn KQ số 7 đánh giá EC-121 ở vịnh Bắc Bộ không kiểm soát đủ vùng cấm bay TQ và ra lệnh cho 1 EC-121 nữa tuần tiễu phía bắc Viên Chăn, Lào. Mục đích của nó không nhằm hỗ trợ máy bay Mỹ mà để báo cáo về vi phạm vùng cấm bay nhiều hơn. Quỹ đạo này được đặt là Charlie bắt đầu từ tháng 10/1966 tỏ ra khó khăn đối với số lượng EC-121 ít ỏi, do vậy chỉ chiếm 1 phần nhỏ và không thường xuyên. Để có thể tuần tra thường xuyên, Big Eye yêu cầu tăng số EC-121 từ 7 lên 11 nhưng điều đó sau này mới xảy ra. Ngoài Charlie, KQ Mỹ bố trí thêm radar bổ sung ở căn cứ Đà Nẵng, nhận nhiệm vụ điều hành mọi phi vụ KQ trên Vùng V và VI, chủ yếu là chuyển tiếp thông tin từ EC-121 như về MiG hay cảnh báo khu vực biên giới.

Những vụ tấn công của VC vào căn cứ TSN khiến đầu năm 1966, Tập đoàn KQ số 7 quyết định chuyển EC-121 sang Thái Lan. Những chiếc EC-121 to lớn, phức tạp, khó bảo dưỡng và đòi hỏi lực lượng hỗ trợ khổng lồ gây ra rất nhiều khó khăn đối với các căn cứ tiêm kích nhỏ ở Thái. EC-121 đóng tại hàng loạt căn cứ trước khi cố định lại ở Korat vào giữa tháng 10/1967.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 06 Tháng Năm, 2010, 12:02:50 pm
Phân bố hoạt động của KQ và HQ Mỹ trên lãnh thổ BVN: các vùng (Route Package) I, V, VIA (khu vực Hà Nội) thuộc trách nhiệm KQ; vùng II, III, IV, VIB (khu vực Hải Phòng) thuộc trách nhiệm HQ.

(http://jimmiehbutler.com/SEA%20Docs/CHECO%20Reports/College%20Eye%20CHECO_files/Out-Country%20Ops.jpg)


Tiêu đề: Ngày 12/05/1966
Gửi bởi: chiangshan trong 06 Tháng Năm, 2010, 12:57:57 pm
Theo USAF F-4 MiG Killers:

Ngày 12/05/1966, F-4C 64-0660 thuộc phi đoàn 390, không đoàn 35 KQ Mỹ ở căn cứ Đà Nẵng (VN) mang mật danh Jupiter 3 do thiếu tá Wilbur R. Dudley và trung úy Imants Kringelis lái đang bay bảo vệ EB-66 thì phát hiện 4 MiG-17 phía nam biên giới TQ khoảng 20 dặm (~30km). Jupiter 3 không chiến với 1 MiG-17 tìm cách tấn công EB-66 và bắn 2 AIM-9B, quả thứ 2 trúng đuôi MiG.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/f-4c_64-0660_66-05-12.jpg)

F-4C 64-0660.

Dudley cho là mình đã bắn hạ 2 MiG, nhưng chỉ được chính thức công nhận 1.

Cũng theo nguồn trên, phía TQ nhận MiG bị bắn rơi là của họ và cho rằng trận đánh diễn ra sâu trong không phận Vân Nam (TQ) 25 dặm (~40km).

Theo LS e923:

Ngày 10 tháng 5 năm 1966, Thường vụ Đảng uỷ Quân chủng họp nhận định và đánh giá tình hình, kết quả chiến đấu và ra nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo chiến đấu của bộ đội không quân. Nghị quyết đã xác định, mặc dù không quân ta có thêm một số máy bay hiện đại (như MIG-17F, MiG-21) nhưng vẫn phải quán triệt phương châm lấy ít đánh nhiều, phải diệt được địch, giữ được mình, càng đánh càng mạnh. Nghị quyết cũng chỉ ra: trong điều kiện phức tạp, địch có nhiều ưu thế về số lượng và vũ khí, đòi hỏi ta phải có kỹ thuật giỏi, chiến thuật linh hoạt, chỉ huy chính xác, hiệp đồng tết với các lực lượng phòng không khác, phải có điều kiện bảo đảm chiến đấu nhất định và tinh thần chiến đấu dũng cảm tài trí của phi công.

Sau khi có nghị quyết của Thường vụ Đảng uỷ, Bộ tư lệnh Quân chủng ra lệnh tạm ngừng hoạt động chiến đấu của MIG-17, tiến hành tích cực luyện tập đánh ở độ cao thấp. Đây là một chuyển hướng mạnh dạn trong chỉ đạo cách đánh của không quân. Từ kinh nghiệm thực tế không quân ta đã rút ra được kết luận quan trọng. Đánh ở độ cao thấp, cơ động mặt bằng sẽ phát huy được tính năng cắt bán kính nhanh của máy bay MIG-17, tiếp cận bắn gần chuẩn xác. Nhưng mặt yếu tồn tại là ta chưa quen đánh ở độ cao thấp và chưa qua huấn luyện bay và chiến dấu ở độ cao thấp.


Như vậy khả năng chiếc MiG bị bắn hạ ngày 12/05/1966 thuộc về KQ TQ là có thể.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: vinaheart trong 06 Tháng Năm, 2010, 01:07:03 pm
Bác đi tắt đón đầu ghê quá ;)
Trận 8/7/72 Mỹ công nhận mất 1 F-4E do Ross-Imaye (phi công nhảy dù được), theo phía ta do phi công Trần Việt bắn hạ. Ta mất 3 máy bay, hy sinh cả 3 phi công: Đặng Ngọc Ngự (921), Nguyễn Ngọc Hưng, Vũ Đức Hợp (927).



EM thấy bác Trần Việt ghi liền mấy chiến công trong giai đoạn cuối cùng của chiến tranh đường không trên bầu trời MB nhưng hầu như không thấy tài liệu nào nhắc tới bác TV này sau này. Các bác hay nhắc tới chiến công đầu, chiến công to nhất (hạ B52, hạ nhiều MB) nhưng lại không thấy nhắc đến chiến công cuối cùng và người trực tiếp thực hiện nó nhỉ. Hay bác này sau có phốt to ???


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: anhkhoi trong 06 Tháng Năm, 2010, 01:28:31 pm
Bác đi tắt đón đầu ghê quá ;)
Trận 8/7/72 Mỹ công nhận mất 1 F-4E do Ross-Imaye (phi công nhảy dù được), theo phía ta do phi công Trần Việt bắn hạ. Ta mất 3 máy bay, hy sinh cả 3 phi công: Đặng Ngọc Ngự (921), Nguyễn Ngọc Hưng, Vũ Đức Hợp (927).



EM thấy bác Trần Việt ghi liền mấy chiến công trong giai đoạn cuối cùng của chiến tranh đường không trên bầu trời MB nhưng hầu như không thấy tài liệu nào nhắc tới bác TV này sau này. Các bác hay nhắc tới chiến công đầu, chiến công to nhất (hạ B52, hạ nhiều MB) nhưng lại không thấy nhắc đến chiến công cuối cùng và người trực tiếp thực hiện nó nhỉ. Hay bác này sau có phốt to ???

Hì, bác Trần Việt hình như sau này là thiếu tướng phó TL quân chủng PKKQ đấy.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 06 Tháng Năm, 2010, 01:28:54 pm
Bác đi tắt đón đầu ghê quá ;)
Trận 8/7/72 Mỹ công nhận mất 1 F-4E do Ross-Imaye (phi công nhảy dù được), theo phía ta do phi công Trần Việt bắn hạ. Ta mất 3 máy bay, hy sinh cả 3 phi công: Đặng Ngọc Ngự (921), Nguyễn Ngọc Hưng, Vũ Đức Hợp (927).



EM thấy bác Trần Việt ghi liền mấy chiến công trong giai đoạn cuối cùng của chiến tranh đường không trên bầu trời MB nhưng hầu như không thấy tài liệu nào nhắc tới bác TV này sau này. Các bác hay nhắc tới chiến công đầu, chiến công to nhất (hạ B52, hạ nhiều MB) nhưng lại không thấy nhắc đến chiến công cuối cùng và người trực tiếp thực hiện nó nhỉ. Hay bác này sau có phốt to ???

Thông tin về bác Trần Việt hình như từ cuốn MiG-21 Units in Vietnam War của Istvan Toperczer. Không rõ ông này lấy nguồn ở đâu, nhưng theo LS dẫn đường KQ thì bác Trần Việt chỉ bắn hạ 1 chiếc vào chiều 27/12. Mấy ngày cuối không kể B-52 ta claim 5 chiếc:
- 27/12/72: 2 F-4 (Dương Bá Kháng/927, Trần Việt/921). Mỹ công nhận cả 2.
- 28/12/72: 1 F-4, 1 RA-5C (Hoàng Tam Hùng/927, bác này hy sinh trong trận). Mỹ công nhận chiếc RA-5C.
- 29/12/72: 1 F-4 (Bùi Doãn Độ/921). Mỹ không công nhận.


Tiêu đề: 12/06/1966
Gửi bởi: chiangshan trong 06 Tháng Năm, 2010, 05:24:24 pm
Theo LS dẫn đường KQ:

Ngày 12 tháng 6 năm 1966, thủ trưởng trực chỉ huy Trung đoàn 923 Nguyễn Phúc Trạch quyết định sử dụng lần lượt từng đôi bay MiG-17 để đánh địch. 14 giờ 41 phút, địch vào từ phía đảo Cái Bầu ở độ cao 1.900m. Sau khi vượt qua dãy Yên Tử, chúng xuống thấp. 14 giờ 43 phút, sở chỉ huy cho đôi bay: Lê Quang Trung - số 1 và Võ Vàn Mẫn - số 2 cất cánh từ Kép. Đến phút 45, đột nhiên trên các bàn dẫn đường đều không thu được tình báo địch. Từ sở chỉ huy trung đoàn, trực ban dẫn đường Hà Đăng Khoa lập tức "dẫn mò" và cho ngay đôi MIG-17 vòng về phía tây và lên đỉnh Kép, giữ độ cao 1.000m, hướng bay 90 độ, rồi liên tiếp thông báo vị trí mục tiêu. Số 1 lập tức phát hiện 2 F-8 ở đông Lục Nam 10km. Ta vòng phải, khép bớt giãn cách để giữ thế đối đầu có lợi, rồi lật ngay sang trái. Sau hai vòng cơ động với độ nghiêng lớn và tăng lực mạnh ở độ cao thấp, phi công Lê Quang Trung bắn rơi 1 F-8. 14 giờ 53 phút, thủ trưởng Nguyên Phúc Trạch cho đôi bay: Phạm Thành Chung và Dương Trung Tân lên yểm hộ, vì trước đó xuất hiện thêm ba tốp địch từ phía Đường 18 bay lên. Đúng 15 giờ, đôi bay Trung - Mẫn hạ cánh và 3 phút sau, đôi bay Chung - Tân cũng hạ cánh xuống Kép. Đây là trận dẫn đánh nhanh - diệt gọn đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam và lập kỷ lục: thời gian từ cất cánh đến hạ cánh chỉ mất 17 phút, bắn rơi 1 máy bay địch.

Theo Clashes:

Ngày 12/06/1966, biên đội 4 F-8 mật danh Nickel đang yểm hộ tốp không kích rời mục tiêu phía bắc Hải Phòng thì phát hiện 2 MiG-17 phía trước bên trái ở cự ly khoảng 3 dặm (~4,8km). F-8 ngoặt trái và đối đầu MiG. Nickel 1 và 2 nhằm chiếc đầu tiên trong khi Nickel 3 và 4 nhằm chiếc thứ 2.

Nickel 1 tiếp cận phía sau chiếc MiG thứ nhất và bắn khoảng 150 đạn 20mm mà không có kết quả, sau đó bắn AIM-9 ở cự ly 4000ft (~1300m) phía sau. Quả đầu tiên ban đầu được dẫn nhưng sau đó chệch sang phải mà không nổ (có thể bị mây làm lệch hướng). Nickel bắn nốt quả thứ 2 ở từ cự ly 3000ft (~1000m), trúng cánh của MiG, sau đó là phần đuôi rời ra và MiG đâm xuống đất. Nickel 1 thấy thêm 2 MiG-17 nữa hơi cao hơn bên phải. F-8 tiếp cận phía sau 1 chiếc và bắn khoảng 30 viên 20mm vào cánh phải của MiG thì đột nhiên hết đạn. Nickel 1 rời khu vực và hạ cánh. Kiểm tra kỹ thuật sau đó phát hiện trục trặc khiến cặp cannon dưới không bắn được. Nickel 1 được ghi nhận 2 chiến công - trường hợp bắn hạ đúp đầu tiên trong chiến tranh.

Trong khi Nickel 1 cơ động với chiếc MiG đầu tiên, Nickel 2 thấy 1 MiG-17 thứ 3 bay thẳng và bằng cách đó 3000ft. Nickel 2 tiếp cận, bắt tín hiệu tốt và bắn cả 2 quả AIM-9 từ cự ly 4000ft. Quả đầu tiên bị treo còn quả thứ 2 không bắt được mục tiêu. Nickel 2 vòng lại để rời khu vực nhưng sau đó lại thấy 1 MiG-17 khác trước mặt bay chậm hơn. Nickel 2 dễ dàng tiếp cận phía sau và bắn khoảng 30 viên 20mm. Nickel 2 tiếp tục vào gần tới 1000ft (~330m) và tiếp tục khai hỏa nhưng cannon bị kẹt sau 15 phát, vì vậy Nickel 2 rời khu vực.

Nickel 3 bắn vài phát 20mm vào chiếc MiG thứ 2 khi 2 bên đối đầu và khi bay qua, Nickel 2 thấy 1 MiG đang bổ nhào với 1 F-8 (Nickel 4) bám đuôi. Khi MiG vòng lại với 1 vòng ngoặt gấp ở độ cao thấp, Nickel 3 tiếp cận được phía sau và bắn cả 2 AIM-9 ở cự ly 1500ft (~500m) nhưng đều trượt.

Nickel 4 tiếp tục bám theo chiếc MiG và bắn 1 AIM-9, bắt được mục tiêu nhưng rơi sau khi tới gần và MiG trốn thoát trong mây. Trên đường rời khu vực Nickel 4 thấy 1 MiG-17 thứ 4 và bắn nốt AIM-9 thứ 2 ở cự ly khoảng 9000ft (~3000m), tên lửa không bắt mục tiêu. Trong trận này, 3/4 F-8 gặp trục trặc với cannon và chỉ 1/8 AIM-9 trúng mục tiêu.


Theo F-8 Units, đây là F-8E số 150924, ký hiệu NP 103 thuộc phi đoàn 211 HQ Mỹ trên TSB Hancock, do trung tá Harold L. Marr, phi đoàn trưởng lái. Mặc dù được Mỹ xác nhận cả 2 chiến công nhưng Marr chỉ được chính thức công nhận thành tích cho chiếc đầu tiên. Cũng theo nguồn này, các MiG tham gia trận đánh sơn sao đỏ trên cánh và phù hiệu vàng ở đuôi (?)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/f-8e_15-0924_66-06-12.jpg)

F-8E 150924

Như vậy trong trận này Mỹ claim 2 MiG-17, ta claim 1 F-8E. Cả 2 bên đều không công nhận thành tích của đối phương.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 10 Tháng Năm, 2010, 09:00:13 am
Bổ sung thông tin: theo LS ngành KT KQ thì trong tháng 4/1966 có 3 MiG-21 bị bắn rơi. Tuy nhiên trong thời gian này Mỹ chỉ ghi nhận bắn rơi duy nhất 1 MiG-21 hôm 26/04/66.

Tổng hợp lại từ các tài liệu Mỹ:

Ngày 26/04/66, biên đội F-4C mang của KQ Mỹ đang hộ tống EB-66 thì phát hiện 2 MiG-21 tiếp cận. Khi 2 bên đối mặt nhau, chiếc MiG thứ nhất bắt đầu leo cao 1 cách đơn giản, bật tăng lực bay theo hướng tây bắc ở độ cao 30.000ft, trong khi chiếc MiG thứ 2 hạ độ cao 1 cách chậm chạp và sau đó biến mất khỏi tầm quan sát.

F-4 bám theo chiếc MiG đầu tiên. Ở cự ly 3000ft số 1 lần lượt bắn 3 AIM-9B. Quả đầu tiên sượt qua MiG, phi công nhảy dù, quả thứ 2 trượt và quả thứ 3 bắn trúng chiếc MiG không còn người lái.

Khi quay lại số 1 thấy chiếc MiG thứ 2 đang bám theo số 2 và yêu cầu thực hành bay tách phòng ngự. Số 1 đảo xuống về bên trái trong khi số 2 đảo lên về bên phải.

Sau khi cơ động, số 1 thấy MiG bay trước mặt và kéo cao bám theo, bắn quả AIM-9 cuối cùng nhưng do cự ly quá gần nên trượt qua cánh trái của MiG. F-4 rút khỏi khu vực do hết dầu.


Theo USAF F-4 MiG Killers thì F-4C số hiệu 64-0752, mật danh Mink 1 do thiếu tá P. J. Gilmore và trung úy W. T. Smith lái thuộc phi đoàn 480, không đoàn 35 ở căn cứ Đà Nẵng. Đây là MiG-21 đầu tiên bị bắn rơi trong CTVN.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/usaf_pilot_66-04-26.jpg)

Tổ bay Mink 1

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/f-4c_64-0752_66-04-26.jpg)
F-4C 64-0752. Ngày 06/08/67 chiếc F-4C này bị PK bắn rơi ở Quảng Bình.

Các tài liệu VN không đề cập đến trận đánh trên. Tuy nhiên theo bài viết này (http://pilot.vn/?mod=news&page=view&id=2180): Sự xuất hiện của những chiếc MiG 21 trên bầu trời miền Bắc làm cho bọn Mỹ cảnh giác và thận trọng hơn. Chúng thường dùng lực lượng đông, áp đảo để bao vây, tiêu diệt những tổ bay đơn độc, ít ỏi của ta. Cũng trong tháng 4-1966, trong một trận đọ cánh với tụi F4H tinh ranh của Mỹ, máy bay của ông bị trúng đạn trên bầu trời Thái Nguyên. Cố bay về đến Mê Linh thì máy bay không thể điều khiển được, ông phải nhảy dù.

Mỹ chỉ ghi nhận bắn rơi duy nhất 1 MiG-21 trong tháng 04/66, nên có thể tạm xác định chiếc MiG-21 bị hạ trong trận 26/04/66 là do phi công Nguyễn Đăng Kính lái.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/nguyen-dang-kinh_66-04-26.jpg)

Thiếu tướng Nguyễn Đăng Kính.

Cũng trong ngày 26/04/66 còn diễn ra 1 trận khác của MiG-17, theo LS dẫn đường KQ:

Chiều 26 tháng 4 năm 1966, địch vào đánh Đường 10, đoạn Bình Gia- Bắc Sơn và cho tiêm kích yểm hộ tại khu vực đông Chợ Mới 30km. Biên đội: Hồ Văn Quỳ - số 1, Lưu Huy Chao - số 2, Nguyễn Văn Bảy - số 3 và Trần Văn Triêm - số 4 xuất kích từ sân bay Kép. Kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 923: Nguyễn Chuẩn tại sở chỉ huy và Trần Xuân Dung trên hiện sóng đã cho biên đội đi độ cao 2.500m vào khu vực nam Bình Gia - Bắc Sơn 15km. Do địch cơ động đổi hướng liên tục nên ta lâm vào thế đối đầu nhưng nhờ có thông báo rất kịp thời của dẫn đường hiện sóng, số 1 đã nhanh chóng phát hiện F-4, 6km. Không chiến diễn ra trong 5 phút, các phi công Lưu Huy Chao và Nguyễn Văn Bảy, mỗi người hạ 1 F-4. Sau khi cho biên đội thoát ly, sở chỉ huy trung đoàn dẫn số 1 và 3, còn số 2 tự bay về hạ cánh tại sân bay Kép. Riêng số 4 phải nhảy dù, do bị bắn nhầm.

Các tài liệu Mỹ không ghi nhận tổn thất nào do MiG vào ngày này.

Tổng kết ngày 26/04/66:
- KQ Mỹ: không có tổn thất.
- KQNDVN: tổn thất 1 MiG-21, 1 MiG-17, phi công an toàn.
- Mỹ claim 1 MiG-21, VN (tạm coi là) công nhận. VN claim 2 F-4, Mỹ không công nhận.


Tiêu đề: Ngày 21/06/66
Gửi bởi: chiangshan trong 10 Tháng Năm, 2010, 06:24:50 pm
Theo LS dẫn đường KQ:

Chiều 21 tháng 6 năm 1966, thủ trưởng trực chỉ huy Trung đoàn 923 Trần Trọng Thuyết tổ chức đánh hiệp đồng giữa MIG-17 và cao xạ. Kíp trực ban dẫn đường: Bùi Hữu Hành tại sở chỉ huy và Hà Đăng Khoa trên hiện sóng đã dẫn biên đội: Phạm Thành Chung - số 1, Dương Trung Tân - số 2, Nguyễn Văn Bảy - số 3 và Phan Văn Túc - số 4 cất cánh từ Kép, bay thấp vào khu chiến Kép - Chũ. Mặc dù ra-đa dẫn đường bắt địch không tốt, nhưng dẫn đường sở chỉ huy xử lý dẫn mò chính xác. Biên đội vào tiếp địch với góc 60 độ số 2 phát hiện nhanh. Ta và địch đan vào nhau, không chiến trong 2 phút 20 giây. Phạm Thành Chung và Phan Văn Túc, mỗi phi công bắn rơi 1 F-8E, nhưng số 2 phải nhảy dù, do bị trúng tên lửa của địch. Đây là trận dẫn đánh nhanh - diệt gọn thứ hai: mất 18 phút, bắn rơi 2 máy bay địch.


Theo Clashes:

Ngày 21/6/66, biên đội 4 F-8 mật danh Nickel đang bay tìm kiếm 1 phi công trinh sát nhảy dù. Buộc phải bay ở độ cao 1500-2000ft (~450-600m) dưới mây, biên đội bị PK mặt đất bắn dữ dội, Nickel 3 trúng đạn vào cánh lái độ cao bên phải nhưng vẫn tiếp tục ở lại. Nickel 3 và 4 thấy viên phi công bắn pháo sáng màu da cam, khi kiểm tra thấy nhiên liệu đã cạn nên Nickel 1 cho Nickel 3 và 4 rời khu vực tới chỗ máy bay tiếp dầu.

Khi Nickel 1 và 2 đang vòng lượn về bên trái ở độ cao 2000ft (~600m), 2 chiếc MiG-17 xuất hiện từ trong mây và bay đối đầu rất gần F. Nickel 2 nhanh chóng kéo cao và bắn 75 viên 20mm ở cự ly rất gần vào chiếc MiG thứ 2, trúng vào cánh chiếc MiG làm thoát nhiên liệu ra ngoài. MiG tản ra, chiếc bị thương hạ độ cao, Nickel 2 bám theo bắn 1 quả AIM-9 ở cự ly khoảng 1 dặm (~1,6km). CHiếc MiG kéo cao gấp tránh được nhưng sau đó đâm xuống đất. Sau khi bắn hạ chiếc MiG, Nickel 2 thấy 2 MiG-17 tiếp cận phía sau nhưng tăng tốc và thoát khỏi khu vực.

Nickel 3 và 4 trên đường thì thấy Nickel 1 thông báo có MiG, họ lập tức quay lại tham chiến. Nickel 3 bị thương nên tụt lại phía sau gần 2 dặm thì thấy 1 F-8 (sau đó được biết là Nickel 1) với 1 chiếc MiG bám đuôi phía sau bay ngược chiều. Nickel 3 gọi radio báo nhưng ngay lúc đó MiG khai hỏa, đuôi Nickel 1 bốc cháy và phi công nhảy dù.

Nickel 4 thấy thêm 2 chiếc MiG lao xuống từ trong mây phía bên phải. Khi chiếc MiG đầu tiên lướt qua trước mặt, Nickel 4 khai hỏa cannon 20mm nhưng súng bị kẹt sau khi bắn 25 viên. Nickel 4 nghe thấy Nickel 3 gọi yêu cầu F-8 (Nickel 1) cơ động. Tưởng đó là mình, Nickel 4 tách khỏi MiG và rời khu vực.

Sau khi thấy Nickel 1 nhảy dù, Nickel 3 quan sát phía sau và thấy 1 MiG-17 tiếp cận ở cự ly gần và khai hỏa. Nickel 3 cơ động nhưng không thể thắng được chiếc MiG do cánh lái bị hỏng, do vậy Nickel 3 tăng tốc lên 600 knot và tách khỏi MiG. Khi bay xa dần Nickel 3 thấy chiếc MiG từ bỏ tấn công và quay lại với 1 vòng lượn đơn giản về bên trái. Nickel 3 quay lại và tiếp cận bắn AIM-9 ở cự ly khoảng 4000ft (~1200m). Quả AIM-9 đầu tiên không rời giá phóng, quả thứ 2 nổ bên trái đuôi chiếc MiG. Do đã cạn nhiên liệu nên Nickel 3 lập tức rời khu vực nhưng kịp thấy MiG lao xuống, bốc khói dữ dội. CHiếc MiG sau đó được xác nhận là bị bắn hạ.


Theo VN Air Losses, ngày 21/06/66 F-8E 149152 thuộc phi đoàn 211 trên TSB Hancock do thiếu tá Cole Black, phi đoàn phó lái bị MiG-17 bắn hạ. Phi công nhảy dù và bị bắt làm tù binh.

Theo F-8 Units, F-8E 150300 do trung úy Phil Vampatella (Nickel 3) và F-8E 150910 do đại úy Eugene Chancy (Nickel 2) thuộc phi đoàn 211 mỗi người bắn hạ 1 MiG-17.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/f-8e_150300_66-06-21.jpg)

F-8E 150300.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/usn_pilot_66-06-21_1.jpg)(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/usn_pilot_66-06-21_2.jpg)

Vampatella (chính giữa) ảnh trái và Chancy ảnh phải.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/x.jpg)

Vết thương của Nickel 3 do đạn cao xạ.


Tổng kết:
- Ta claim 2 F-8E, Mỹ công nhận 1.
- Mỹ claim 2 MiG-17, ta công nhận 1.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: TPham trong 10 Tháng Năm, 2010, 09:19:56 pm
Những năm 80 thế kỷ trước,tạp chí Hàng không của một nước Đông Âu có nói là tỉ lệ không chiến KQVN - KQHK là 6:1 (bị rụng ).Mong các bác am hiểu cho biết thông tin trên đúng sai ra sao? Thực tế là ntn?


Tiêu đề: Ngày 29/06/66
Gửi bởi: chiangshan trong 11 Tháng Năm, 2010, 11:33:18 am
Theo LS dẫn đường KQ:

Trưa 29 tháng 6 năm 1966, địch tập trung lực lượng đánh kho xăng Đức Giang từ hướng bắc. Thủ trưởng trực chỉ huy Trung đoàn 923 Đỗ Hữu Nghĩa quyết định cho biên đội: Trần Huyền - số 1, Võ Văn Mẫn - số 2, Nguyễn Văn Bảy - số 3 và Phan Văn Túc - số 4, đang trực chiến tại Nội Bài, xuất kích. Kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn không quân 921: Phạm Công Thành tại sở chỉ huy, Lê Thiết Hùng trên hiện sóng và trực ban dẫn đường Quân chủng Nguyễn Văn Chuyên đã phối hợp chặt chẽ với nhau, cho biên đội giá độ cao 500m, vòng qua cầu Đa Phúc, men theo phía nam dãy Tam Đảo, rồi kéo cao vọt lên, vào tiếp địch ở giữa hai đỉnh 1591 và 1263. Với góc vào 60 độ, số 3 phát hiện địch xa 15km. Cách dẫn táo bạo này đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho các phi công Nguyễn Văn Bảy và Phan Văn Túc hạ liên tiếp 2 F-105. Khi quay về Nội Bài, nhờ có các thông báo về địch của đài chỉ huy bổ trợ tại núi Am Lợn (điểm cao 462, bắc sân bay Nội Bài 10km) và đài chỉ huy bay tại sân Nội Bài, nên biên đội đã nhanh chóng chuyển hướng xuống Gia Lâm hạ cánh an toàn. Đây là trận dẫn đánh nhanh - diệt gọn phá kỷ lục: chỉ mất 15 phút, bắn rơi 2 máy bay địch, lại là cường kích. Trong trận này còn thể hiện được cách dẫn mới đi thấp - kéo cao - vào tiếp địch rất hiệu quả và lần đầu tiên sử dụng đài chỉ huy bổ trợ bằng mắt thông báo tình hình trên không cho phi công rất kịp thời.

Theo Clashes:

Ngày 29/06, biên đội 4 F-105 Wild Weasel mật danh Bison đang thực hiện nhiệm vụ Iron Hand (chế áp PK) xung quanh HN. Khi họ bắt đầu tìm kiếm các trận địa SAM, biên đội chia làm 2 tốp với Bison 3 và 4 ở phía sau và bên phải khoảng nửa dặm (~800m). Bison 4 phát hiện 3 MiG-17 tiếp cận phía sau khoảng nửa dặm và ở độ cao vài ngàn ft bên dưới. Bison 4 báo có MiG và Bison 3 gọi yêu cầu cơ động về bên trái. Bison 1 và 2 không nhìn cũng như không nghe thấy báo động và tiếp tục bay bằng, thẳng. Chiếc MiG đầu tiên khai hỏa nhằm vào Bison 3 nhưng trượt, 3 chiếc MiG tiếp tục hướng thẳng đến Bison 1 và 2.

Bison 1 phát hiện ra MiG và báo động. CHiếc MiG đi đầu bắt đầu khai hỏa vào Bison 2 đang ngoặt và bắn trúng nhiều phát vào bên trái, 1 phát đạn 23mm xuyên qua buồng lái Bison 2, đập trúng cần lái và phá hủy hầu hết các bộ phận, kể cả máy ngắm cannon. Sau khi bắn, chiếc MiG bay vượt lên và gần như ngay trước mặt Bison 2. Tận dụng sai lầm này, Bison 2 bắn khoảng 200 phát cannon 20mm và thấy khoảng 10 viên trúng cánh trái. CHiếc MiG đảo và bổ nhào thẳng xuống đám mây thấp ngay trên mặt đất.

Bison 2 thấy chiếc MiG thứ 2 bên trái khoảng 200ft (~60m) đang khai hỏa vào Bison 1, bắn trúng nhiều phát vào đuôi. Khi Bison 2 định hỗ trợ thì 1 chiếc MiG khác lao xuống phía sau và bắt đầu tấn công, buộc Bison 2 phải cơ động trốn thoát vào trong mây.

Trong khi đó Bison 3 và 4 đụng độ chớp nhoáng với chiếc MiG thứ 4 và rồi ngoặt để rời khu vực. Trên đường Bison 3 thấy Bison 1 đang bị bám đuôi. Bison 3 nhằm vào chiếc MiG bắn khoảng 100 viên 20mm. Tuy không trúng nhưng chiếc MiG ngừng tấn công Bison 1 và biên đội rời khỏi khu vực.


Theo USAF F-4&F-105 MiG Killers, F-105D 58-1156 thuộc phi đoàn 421, không đoàn 388 của KQ Mỹ ở căn cứ Korat (Thái Lan) do thiếu tá Fred Tracy lái tuyên bố bắn hạ 1 MiG-17.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/f-105d_58-1156_66-06-29.jpg)

F-105D 58-1156 và vết đạn 23mm bắn xuyên qua buồng lái. Chiếc F-105 này sau đó bị đạn cao xạ cỡ lớn bắn trúng ngày 21/01/67 khi tấn công sân bay Kép. Phi công lết được ra biển và nhảy dù.

Tổng kết:
- Ta claim 2 F-105. Mỹ công nhận 2 F-105 bị thương (nhưng không rơi).
- Mỹ claim 1 MiG-17. Ta không công nhận bị bắn hạ (có bị thương không thì không rõ).


Về lực lượng, đến tháng 06/66, KQNDVN được bổ sung thêm 13 phi công MiG-21 và MiG-17 được huấn luyện ở LX mới về nước.


Tiêu đề: Ngày 07/07/66
Gửi bởi: chiangshan trong 11 Tháng Năm, 2010, 11:54:53 am
Theo LS f371:

Thời kỳ này, MIG-21 tạm dừng xuất kích để tập trung nghiên cứu, rút kinh nghiệm tìm nguyên nhân để đánh thắng. Trong các cuộc họp, các phim chụp từ máy bay chiến đấu trở về đều được in tráng để đưa vào bình giảng. Những phi công trực tiếp thực hiện trận đánh dù thất bại hay thành công cũng đều phải tường trình lại cụ thể, tỉ mỉ từng giai đoạn của trận đánh, tình huống xảy ra, hiện tượng quan sát được cũng như cách xử trí của người lái. Qua các cuộc trao đổi rút kinh nghiệm nghiêm túc, các cấp lãnh đạo và cơ quan chuyên môn đã đi đến kết luận bước đầu: Nguyên nhân chính làm cho MIG-21 chưa đánh thắng là do chưa phát huy được tính năng kỹ thuật của máy bay để có cách đánh phù hợp. Trong các trận đánh, phi công, nhất là số mới chuyển loại từ MIG- 17 sang và cả các cán bộ chỉ huy vẫn đều áp dụng chiến thuật của MIG - 17 cho MIG - 21. Trong khi đó, âm mưu của địch vô cùng xảo quyệt, thủ đoạn lại luôn thay đổi. Vì vậy, chiến thuật cũ không thể áp dụng cho loại máy bay mới được, muốn đánh thắng, MIG-21 phải có chiến thuật đánh của MIG-21. Phi công không chỉ có dũng cảm, táo bạo, thông minh mà trước hết phải nắm thật chắc tính năng kỹ thuật của máy bay. Đây là những yếu tố rất quan trọng để bảo đảm cho MIG-21 đánh thắng. Qua các cuộc nghiên cứu, trao đổi, cơ quan lãnh đạo cũng rút ra được những kinh nghiệm bước đầu như chọn thời cơ cất cánh, chọn mục tiêu, độ cao bay và chiến đấu thích hợp cho MIG-21, cách dẫn MIG-21 vào tiếp cận mục tiêu. Trên cơ sở đó phương án chiến đấu của MIG-21 được bổ sung thêm nhiều nội dung mới. Một đợt huấn luyện cho MIG-21 theo phương án chiến đấu mới được gấp rút tổ chức.

MIG-21, sau một thời gian rút kinh nghiệm và huấn luyện theo cách đánh mới lại tiếp tục được vào trực chiến. Theo phương án, MIG-21 sẽ chặn đánh địch ngay tại vùng trời trên và khu vực xung quanh sân bay là chủ yếu. Trung đoàn 921 sẽ tổ chức cho MIG-21 đánh một số trận theo phương án mới để rút kinh nghiệm tiếp, bổ sung kịp thời cho các phương án, cách đánh đã được chuẩn bị.

Sau khi phát hiện một điều gần như thành quy luật máy bay Mỹ cất cánh từ Thái Lan sang đánh khu vực Thái Nguyên đều bay theo hướng bay Phú Thọ, bắc Tam Đảo, thậm chí đã có những lần chúng bay lướt qua cả khu vực sân bay Nội Bài, trung đoàn quyết định đón đánh địch ngay trên vùng trời Nội Bài. Phương án được triển khai và được tập luyện khá chu đáo. Chọn đánh địch ngay tại vùng trời sân bay sẽ phát huy được lợi thế, phi công ta thuộc địa hình sẽ giành được thế chủ động, bất ngờ. Mặt khác, được đài chỉ huy cất, hạ cánh ở sân bay và các đài bổ trợ hướng dẫn quan sát địch, được dẫn dắt, chỉ huy, xử trí khi xuất hiện các tình huống phức tạp.

Ngày 7 tháng 7 năm 1966, mạng ra đa phát hiện nhiều tốp máy bay Mỹ cất cánh từ Thái Lan có hướng bay về phía Thái Nguyên. Được lệnh của Quân chủng, Trung đoàn 921 cho biên đội MIG-21 trực chiến gồm Nguyễn Nhật Chiêu và Trần Ngọc Xíu cất cánh. Sau khi ổn định độ cao, hai chiếc MIG-21 được dẫn vào khu chờ.

Đúng như dự kiến, những tốp F -105 từ Thái Lan sang đã xuất hiện sau dãy núi Tam Đảo. Gần giống như những bọn đi đánh trước, những chiếc F -105 này khi bổ nhào cắt bom cũng bay qua Nội Bài. Lập tức, từ khu chờ, hai chiếc MIG-21 lao tới bất ngờ, khiến địch kinh hoàng không kịp đối phó, đội hình hỗn loạn. Ở thế thuận lợi, Trần Ngọc Xíu đưa ngay một chiếc gần nhất vào vòng ngắm rồi ấn nút phóng tên lửa. Máy bay địch trúng đạn, bùng cháy, rơi ngay tại chỗ. Hai chiếc MIG-21 được lệnh tăng tốc độ, thoát ly khỏi khu vực chiến đấu. Bọn tiêm kích Mỹ đi hộ tống cũng không kịp ứng phó. Biên đội bay về sân bay Gia Lâm và hạ cánh an toàn.

Trận đánh đã thực hiện đúng theo phương án đề ra: Bí mật, bất ngờ, đánh nhanh, rút nhanh, bảo toàn lực lượng. Mặc dù trong trận này, ta chỉ bắn rơi một chiếc nhưng đây là trận đầu tiên MIG-21 bắn rơi máy bay có người lái của Mỹ bằng tên lửa. Do trận đánh diễn ra nhanh chóng đến mức bất ngờ nên tuy có thể rút ra được một số kinh nghiệm nhưng cũng chưa có đủ điều kiện để khẳng định cách đánh tương đối hoàn chỉnh cho MIG-21. Ví dụ, tên lửa tuy bắn trúng mục tiêu nhưng cự ly phóng đã có thể xác định chắc chắn là ở tầm có hiệu quả chưa?


Theo VN Air Losses, Mỹ không tổn thất máy bay nào do MiG vào ngày 07/07/66. Có 1 F-105D số 59-1741 thuộc phi đoàn 354, không đoàn 355 KQ Mỹ ở sân bay Takhli (Thái Lan) bị cao xạ 85mm bắn rơi ở tây bắc Yên Bái 10 dặm (~16km). Đại úy phi công Jack H. Tomes nhảy dù và bị bắt làm tù binh.


Tiêu đề: Ngày 11/07/66
Gửi bởi: chiangshan trong 11 Tháng Năm, 2010, 01:53:35 pm
Theo LS KQNDVNLS f371, ngày 11/07/66 biên đội 2 MiG-21 của Vũ Ngọc Đỉnh - Đồng Văn Song của trung đoàn 921 bắn rơi 1 F-105 bằng tên lửa K-13 trên vùng trời Sơn Dương, Tuyên Quang.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/dong_van_song.jpg)

Phi công Đồng Văn Song.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/vu_ngoc_dinh-1.jpg)

Phi công Vũ Ngọc Đỉnh (sau này là đại tá, AH LLVTND).

Theo VN Air Losses, ngày 11/07/66, F-105D 61-0121 thuộc không đoàn 355 KQ Mỹ ở sân bay Takhli do thiếu tá W. L. McClelland lái không chiến với 1 chiếc MiG gần Thái Nguyên, bị hỏng và hết dầu. Phi công cố lái về Thái Lan nhưng phải nhảy dù ở Lào vì hết dầu và được giải cứu. Ngoài ra 1 F-105D trong tốp đánh cầu Vu Chua (?) bị cao xạ bắn bị thương và rơi ở Lào.


Trường hợp này vẫn tính là 1 kill, nhỉ ;D


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: altus trong 11 Tháng Năm, 2010, 05:07:25 pm
Những năm 80 thế kỷ trước,tạp chí Hàng không của một nước Đông Âu có nói là tỉ lệ không chiến KQVN - KQHK là 6:1 (bị rụng ).Mong các bác am hiểu cho biết thông tin trên đúng sai ra sao? Thực tế là ntn?

Chưa có thì giờ tìm hiểu thật cụ thể nhưng theo cái báo cáo này (http://www.afa.org/Mitchell/reports/1204vietnam.pdf) thì tỉ lệ thắng thua trong không chiến của USAF là 137:67 và USN/USMC là 61:16.


Tiêu đề: Ngày 13/07/66
Gửi bởi: chiangshan trong 12 Tháng Năm, 2010, 08:54:18 am
Theo LS e923:

Sáng ngày 13 tháng 7, máy bay địch xuất hiện 2 chiếc vào thăm dò hoả lực phòng không ở khu vực Thái Bình, Hưng Yên. Biên đội MIG-17 gồm Phan Văn Na (số 1), Nguyễn Thế Hôn (số 2), Trần Văn Triêm (số 3) và Lưu Huy Chao (số 4) được lệnh cất cánh kịp thời chặn đánh địch ở phía Nam Hà Nội. Biên đội ta đã chiến đấu anh dũng với 12 chiếc A-4D và 6 chiếc F-8 của địch, bắn rơi hai chiếc: một chiếc F-8 và một chiếc A-4D của địch. Nhưng do địch quá đông, chúng phóng tên lửa liên tục vào đội hình ta. Một lần, do cơ động tránh không kịp, máy bay số 3 của ta đã bị trúng tên lửa địch, phi công nhảy dù, song do độ cao quá thấp đã hy sinh.

Theo USN F-4 MiG Killers, ngày 13/07/66 biên đội 4 F-4B thuộc phi đoàn 161, không đoàn 15 HQ Mỹ trên TSB Constellation đang làm nhiệm vụ bay tuần phòng yểm trợ các máy bay của TSB Constellation đánh phá cầu Co Trai (?) thì nhận được tín hiệu cấp cứu từ 2 chiếc A-4 Iron Hand, cho biết bị MiG truy đuổi. 4 F-4B không chiến với 6 MiG-17 và F-4B 15-1500 do đại úy William M. McGuigan và trung úy Robert M. Fowler lái bắn hạ 1 MiG-17 bằng 1 quả tên lửa AIM-9.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/f-4b_15-1500_66-07-13.jpg)

F-4B 15-1500.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/usn_pilot_66-07-13.jpg)

Tổ bay.

Phía Mỹ không ghi nhận bất cứ máy bay nào bị bắn hạ trong ngày này.



Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: TPham trong 13 Tháng Năm, 2010, 11:34:30 am
Chưa có thì giờ tìm hiểu thật cụ thể nhưng theo cái báo cáo này thì tỉ lệ thắng thua trong không chiến của USAF là 137:67 và USN/USMC là 61:16.
Vậy là cũng tương đối "đúng" rồi.Cám ơn bác Altis


Tiêu đề: Ngày 14/07/66
Gửi bởi: chiangshan trong 14 Tháng Năm, 2010, 11:18:46 am
Trong ngày này diễn ra 2 trận, 1 của MiG-21 và 1 của MiG-17.

Trận đánh của MiG-21 theo LS f371:

Trong khi MIG-17 của Trung đoàn 923 liên tiếp lập công thì MIG-21 vẫn còn gặp khó khăn. Sau trận 14 tháng 7 năm 1966, biên đội hai chiếc MIG-21 đánh với bọn F-4 và F-l05 không thành công (không bắn rơi địch, hai phi công ta phải nhảy dù), trung đoàn chỉ tổ chức một trận cho một chiếc Mig-21 đánh máy bay trinh sát không người lái tầng cao rồi tạm dừng để rút kinh nghiệm, tìm cách đánh. Trong những ngày này, MIG-21 chủ yếu làm nhiệm vụ huấn luyện. Số phi công vừa học ở Liên xô về nước cuối tháng 6 cũng đưa vào huấn luyện và làm nhiệm vụ trực chiến cùng các phi công cũ.

Nhiều phương án được đưa ra để tổ chức huấn luyện, nhưng vẫn còn nhiều điều vướng mắc. Có vấn đề đã được khẳng định là: MIG-21 tốc độ lớn không thể đánh quần vòng hẹp ở độ cao thấp như MIG 17. Vậy đánh ở độ cao nào là thích hợp, là phát huy được tính ưu việt của MIG- 21. Muốn có được câu trả lời thuyết phục, phải có thực tế. Nhưng trước hết phải nghiên cứu kỹ những phương án có tính khả thi để MIG-21 lại xuất kích, tiếp tục gánh vác nhiệm vụ cùng MIG-17 và những lực lượng phòng không khác.


Tổng hợp các tài liệu Mỹ:

Ngày 14/07/66, biên đội F-4C MiGCAP thuộc phi đoàn 480, không đoàn 35 KQ Mỹ ở căn cứ Đà Nẵng mật danh Jupiter đang yểm trợ biên đội F-105 Iron Hand thì phát hiện 1 chiếc MiG-21 phía sau họ và 1 chiếc MiG-21 khác đang tiếp cận tốp F-105.

Jupiter 1 thả thùng dầu phụ và lao thẳng tới chiếc MiG thứ 2. Do quá gần để bắn AIM-7 nên Jupiter 1 lần lượt bắn 3 quả AIM-9B. Quả thứ nhất sượt qua buồng lái chiếc MiG mà không nổ, báo động cho phi công MiG biết sự hiện diện của F-4. Phi công MiG bật tăng lực leo cao. Lúc này quả AIM-9B thứ 2 nổ phía sau nhưng quả AIM-9B thứ 3 lock được mục tiêu tốt từ luồng xả của động cơ, bắn trúng làm gãy đuôi chiếc MiG.

Trong lúc đó Jupiter 2 tách tốp và tìm cách di chuyển vào góc 6h đối với chiếc MiG kia. MiG bắn 1 quả K-13 vào Jupiter 4 nhưng trượt và bật tăng lực leo cao. Jupiter 2 bám đuôi và bắn 1 quả AIM-9B duy nhất trúng mục tiêu, buộc phi công MiG phải nhảy dù.


Theo USAF F-4 MiG Killers, F-4C 63-7489 mật danh Jupiter 1 do đại úy William J. Swendner và trung úy Duane A. Buttell Jr lái và F-4C (không rõ số) mật danh Jupiter 2 do trung úy Ronald G. Martin và trung úy Richard N. Krieps lái.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/f-4c_63-7489_66-07-14.jpg)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/f-4c_63-7489_66-07-14_2.jpg)

F-4C 63-7489. Ngày 20/12/67 chiếc này bị PK bắn rơi gần Đồng Hới.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/usaf_pilot_66-07-14.jpg)

Tổ bay Jupiter 1.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/mig_66-07-14.jpg)

Hình chiếc MiG sơn trên thân F-4C 63-7489.

Trận đánh của MiG-17 theo LS e923:

Tiếp theo trận đánh ngày 13, ngày 14 tháng 7, biên đội MIG-17 gồm 2 chiếc do Phạm Thành Chung (số 1), Ngô Đức Mai (số 2) lại cất cánh chiến đấu bắn rơi hai máy bay Mỹ trên vùng trời Ân Thi - Hải Hưng. Trong hai chiếc máy bay Mỹ bị biên đội Chung, Mai bắn hạ có chiếc máy bay thứ 1.200 bị quân dân miền Bắc bắn rơi.

Theo Clashes, ngày 14/07/66 biên đội 3 F-8 thuộc phi đoàn 162 HQ Mỹ trên TSB Oriskany đang yểm trợ 1 phi vụ không kích thì đụng và không chiến với 3 chiếc MiG-17. 1 F-8 bị bắn hạ, trong khi đó 1 MiG bị trúng nhiều phát đạn nhưng chạy thoát sau khi cannon của chiếc F-8 đang truy đuổi bị kẹt.

Theo VN Air LossesF-8 Units, chiếc F-8E 15-0908 do trung tá Richard M. Bellinger, phi đoàn trưởng lái trúng đạn cannon bị hỏng nặng. Phi công lết về được cách Đà Nẵng 16 dặm (~25km) thì hết nhiên liệu và phải nhảy dù.

(Bellinger là 1 tay kỳ cựu, từng chiến đấu trong WW2 và CT Triều Tiên trước khi sang VN).

Tổng kết lại:
- Ta claim 2 F-8, Mỹ công nhận 1.
- Mỹ claim 2 MiG-21, ta công nhận. Ngoài ra Mỹ ghi nhận 1 MiG-17 bị thương, phía ta không có thông tin.


Tiêu đề: Ngày 19/07/66
Gửi bởi: chiangshan trong 14 Tháng Năm, 2010, 11:48:37 am
Theo LS e923:

Trước hiệu lực về cách đánh của MIG-17, địch bị thiệt hại, chúng tích cực đối phó bằng cách tổ chức không chiến với không quân ta. Ngày 19 tháng 7 năm 1966, địch huy động 12 máy bay F-105 không mang bom mà mang tên lửa đối không và súng 20 ly do tên thiếu tá Giêm Catslơ "phi công ưu tú của không lực Hoa Kỳ" chỉ huy bay từ phía Thái Lan sang Tuyên Quang vào sân bay Nội Bài với âm mưu dùng không chiến tiêu diệt MIG-17. Phán đoán trước được âm mưu của địch, trung đoàn đã giao nhiệm vụ cho hai phi công có kinh nghiệm và bản tính chiến đấu, kỹ thuật giỏi trong đợt huấn luyện bay thấp vừa qua là Nguyễn Biên (số 1) và Võ Văn Mẫn (số 2) trực ban chiến đấu, sẵn sàng đánh địch theo phương án chuẩn bị trước.

14 giờ 47 phút, Sở chỉ huy trung đoàn nhận được báo cáo: Có nhiều tốp F-105 bay thấp dọc theo sườn đông dãy Tam Đảo. Dựa vào nhận định của Quân chủng, Trung đoàn phán đoán: địch có thể xuống đánh Đông Anh, chắc chắn một bộ phận của chúng sẽ phải kiềm chế sân bay. Sở chỉ huy lệnh cho biên đội Biên - Mẫn cất cánh tuần tiễu trên đỉnh sân bay. Cùng lúc đó, đài chỉ huy bổ trợ đặt trên núi Hàm Lợn báo gấp về: Có ba tốp F-105 ở cuối lõng núi Tam Đảo, tốp cách tốp 5 km, bay thấp. Sở chỉ huy nhắc nhở biên đội Biên - Mẫn chuẩn bị phương án tác chiến trên đỉnh sân bay. Điểm cốt lõi nhất của phương án này là ghìm địch xuống thấp, trong vòng sân bay, tận dụng sở chỉ huy của các đài bổ trợ và sự yểm hộ của các đơn vị pháo phòng không bảo vệ sân bay.

Được sự dẫn trường của mặt đất, biên đội MIG-17 tạt chéo qua đỉnh sân bay.

Tốp địch bay đầu gồm bốn chiếc F-105 đã xuất hiện trước mặt biên đội. Chúng bay theo đội hình bậc thang, hai chiếc sau cách hai chiếc trước khoảng 1.500 mét và độ cao hơn ta không nhiều. Biên đội trưởng Nguyễn Biên thông báo cho số 2 rồi kéo máy bay bay lên tạo thế ghìm địch xuống. Khoảng cách đến chiếc F-105 bay đầu ngắn dần, Biên đưa chiếc máy bay dẫn đầu vào vòng ngắm và nổ súng khi cách địch 600 mét.

Tên địch trượt cánh ngoặt xuống thấp. Chiếc F-105 bay số hai gần như đồng thời làm theo động tác tên số một khiến Võ Văn Mẫn phải vội giảm tốc độ cắt phía trong vòng ngoặt của địch.

Địch hạ thấp độ cao. Biên lệnh cho Mẫn bám đuổi địch. Ở độ cao thấp, tốc độ máy bay ta không kém địch, còn lượn vòng thì hẹp hơn hẳn F-105. Ta và địch xoay tròn với nhau như những chiếc lá trong cơn lốc trong trạng thái xen kẽ, một chiếc địch một chiếc ta bám đuổi nhau. Hai chiến sĩ của có thời cơ là nổ súng và địch cũng tạo nhiều cơ hội bắn trả.

Qua bảy vòng quần vẫn không phân thắng bại, cái vòng lốc dần dần bị đẩy vào vòng hoả lực mặt đất của sân bay Nội Bài. Đài chỉ huy bổ trợ trên núi Hàm Lợn đã phát huy tốt tác dụng thông báo kịp thời cho hai chiến sĩ lái của ta.

Phát hiện nguy cơ từ mặt đất, chiếc F-105 số hai vội dứt ra định tháo chạy nhưng Võ Văn Mẫn kịp thời giảm độ nghiêng đuổi theo, đến cự ly thích hợp anh bắn hai loạt đạn tiêu diệt đối phương, máy bay địch bốc cháy lao thăng xuống đất . Thấy đồng bọn bị bắn rơi lũ F-105 lạo về hướng chiếc MIG của Võ Văn Mẫn nhưng vấp phải hoả lực phòng không bảo vệ sân bay đánh chặn, bắn cháy một chiếc buộc chúng phải giãn đội hình bay ngược lại. Hai phút sau, Nguyễn Văn Biên bám được một chiếc F-105, anh nổ súng ở cự ly 400 mét bắn rơi chiếc thứ hai.

Trận không chiến diễn ra trên đỉnh sân bay rất quyết liệt Đài chỉ huy sân bay dưới mặt đất đã nhiều lần thong báo kịp thời cho hai chiếc MIG tránh đạn. Mặc dù đã cơ động tránh đạn rất tốt xong máy bay của Mẫn vẫn bị đạn địch bắn vào cánh với nhiều lỗ thủng. Các trận địa pháo phòng không ở sân bay cũng phát huy hoả lực kịp thời yểm trợ cho máy bay ta, buộc địch phải tháo chạy.

Lúc đó, Nguyễn Văn Biên và Võ Văn Mẫn đã hợp lại với nhau bay một vòng rồi hạ cánh an toàn xuống sân bay Gia Lâm theo lệnh của mặt đất.

Với chiến thắng bắn rơi hai máy bay địch ngay trên vùng trời sân bay, bảo vệ an toàn lực lượng của mình các chiến sĩ phi công Trung đoàn không quân 923 được sự hiệp đồng của lực lượng phòng không mặt đất đã lập một chiến công xuất sắc hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cách đánh của MiG-17, vấn đề chỉ huy, dẫn đường của hệ thống đài chỉ huy ở sân bay và các đài bổ trợ mặt đất bảo đảm cho không quân phát huy ưu thế trong chiến đấu, vấn đề hiệp đồng chiến đấu giữa không quân và hoả lực phòng không mặt đất... được bổ sung thêm nhiều điểm mới, góp phần làm phong phú nghệ thuật tác chiến của không quân. Cách đánh "quần vòng ở độ cao thấp" của máy bay MIG-17 bắt đầu hình thành từ trận đánh này.


Theo VN Air Losses, F-105D 59-1755 do trung úy Stephen W. Diamond lái thuộc phi đoàn 354, không đoàn 355 KQ Mỹ ở căn cứ Takhli (Thái Lan) bị MiG-17 của Võ Văn Mẫn tấn công và bắn hạ trên vùng trời Phúc Yên. Phi công được cho là đã nhảy dù nhưng sau đó mất tích và được ghi nhận là đã chết.

MiG-17/19 Units thì lại cho rằng chiếc F-105D này do Nguyễn Biên bắn hạ với dẫn chứng là gun camera của Nguyễn Biên.

Chiếc F-105D này thuộc biên đội có nhiệm vụ không kích các kho dự trữ nhiên liệu (POL). Các tài liệu Mỹ đều không đề cập đến việc sử dụng F-105 để tìm diệt MiG. LS QC PKKQ của ta cũng viết rằng tốp F-105 này vào đánh kho dầu Đông Anh.

Như vậy ta claim 2 F-105D, Mỹ công nhận 1. Phía ta không có tổn thất.


Tiêu đề: Ngày 29/07/66
Gửi bởi: chiangshan trong 14 Tháng Năm, 2010, 11:57:45 am
Theo LS e923, ngày 29/07/66 biên đội 2 MiG-17 của trung đoàn 923 gồm Trần Huyền (số 1) và Võ Văn Mẫn (số 2) bắn rơi 1 C-47 trên vùng trời Mai Châu - Hoà Bình. VN Air Losses xác nhận ngày 29/07/66, RC-47D 43-48388 thuộc phi đoàn đặc biệt 606 (ACS), không đoàn hỗ trợ tác chiến 634 (CSG) KQ Mỹ ở sân bay Nakhon Phanom bị MiG-17 bắn rơi làm toàn bộ tổ lái 8 người chết. Chiếc RC-47D này đang làm nhiệm vụ trinh sát ở khu vực Sầm Nưa (Lào) ở sát biên giới với BVN và có thể đã vượt qua biên giới.

Đây được coi là 1 thành công lớn của KQNDVN. Trước đó phía Mỹ vẫn thường phát hiện MiG hoạt động gần biên giới Lào nhưng đã cho rằng họ không gây đe dọa tới các máy bay hoạt động ở Sầm Nưa.

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/rc-47.jpg)

Hình ảnh chiếc RC-47D bị bắn hạ.


Theo Clashes, tính đến hết tháng 07/66, tổn thất của 2 bên như sau:
- F-4 bắn hạ 14 MiG-17 (5 do F-4B của HQ), tổn thất 1; hạ 2 MiG-21, tổn thất 0. Tỷ lệ 16/1.
- F-8 bắn hạ 4 MiG-17, tổn thất 2.
- F-105 bắn hạ 1 MiG-17 và bắn bị thương 4, tổn thất 3 và bị thương 7.


Tiêu đề: Ngày 12/08/66
Gửi bởi: chiangshan trong 15 Tháng Năm, 2010, 08:46:14 pm
Theo LS dẫn đường KQ:

Chiều ngày 12 tháng 8 năm 1966, sau khi nhận được tin địch sẽ tổ chức đánh các mục tiêu xung quanh Hà Nội và Hải Phòng, thủ trưởng trực chỉ huy Quân chủng Nguyễn Văn Tiên đã chỉ thị cho MIG-17 và MIG-21 sẵn sàng xuất kích. Ý định tổ chức đánh phối hợp, hiệp đồng được nhanh chóng truyền đạt xuống sở chỉ huy Trung đoàn 923 và Trung đoàn 921. Quyết tâm đánh địch bay vào từ phía Yên Châu lên Yên Bái-Tuyên Quang của thủ trưởng trực chỉ huy Trung đoàn 923 Lê Oánh đã được Quân chủng đồng ý và trên cũng quyết định dùng MiG-21 làm nhiệm vụ yểm hộ. Kíp trực ban dẫn đường Quân chủng chịu trách nhiệm dẫn chính, còn các kíp trực ban dẫn đường của hai trung đoàn không quân đảm nhiệm dẫn bổ trợ.

16 giờ 37 phút, trên mạng B1 xuất hiện địch. Ban đầu chúng bay vào đúng theo dự tính của ta, nhưng sau đó lại lên Nghĩa Lộ. 16 giờ 39 phút, ra-đa dẫn đường phát hiện 1 tốp ở đông Phù Yên 25km, vừa vòng cơ động vừa chuyển dịch dần vị trí và cũng lên Nghĩa Lộ. Qua tính toán khái quát của trực ban dẫn đường Nguyễn Văn Chuyên, thủ trưởng Nguyễn Văn Tiên quyết định cho MiG-17, MiG-21 vào cấp 1 và yêu cầu dẫn đường điều chỉnh cách dẫn.

16 giờ 49 phút, đôi bay MiG-17 đánh chính: Phan Văn Túc-số 1 và Lưu Huy Chao-số 2 cất cánh từ Gia Lâm, bay theo sông Hồng, qua Sơn Tây, Thanh Sơn; đến đông Vạn Yên 25km vòng phải vào khu chiến đông nam Nghĩa Lộ 25km. 16 giờ 57 phút, đôi MiG-21 yểm hộ cất cánh từ Nội Bài, bay theo triền phía tây dãy Tam Đảo lên phía Sơn Dương. Tại khu chiến, trực ban dẫn đường Quân chủng Nguyễn Văn Chuyên dẫn đôi đánh chính vào phía sau địch với góc 30 độ, số 1 phát hiện F-105, 15km. Ta chủ động không chiến, phi công Lưu Huy Chao bắn rơi 1 F-105, sau đó tách tốp, xuống thấp và thoát ly theo hướng đông nam. Đúng lúc đó, 2 chiếc MiG-21 đã được dẫn từ Sơn Dương ra nam Yên Bái 15km và có mặt yểm hộ ngay trên hướng rút về của MIG-17. MIG-17 bay cắt qua sông Hồng, rồi xuôi theo phía bờ bắc về Gia Lâm. MiG-21 vòng trái qua khu chiến, bay xuống Thanh Sơn, rồi vòng ngược lên hướng bắc, cách Đoan Hùng 15km thì vòng phải về Nội Bài. Kíp trực ban dẫn đường Quân chủng đã dẫn chính thành công 1 tốp MiG-17 đánh chính và 1 tốp MiG-21 yểm hộ, từ hai sân bay khác nhau, hoạt động đúng ý định tác chiến của người chỉ huy, các kíp trực ban dẫn đường trung đoàn không quân đã cho cất cánh đúng yêu cầu và dẫn phi công về hạ cánh an toàn.


Theo Clashes, ngày 12/08/66, 2 F-105D thuộc phi đoàn 333, không đoàn 355 từ sân bay Takhli (Thái Lan) bị bắn rơi trên vùng trời Thái Nguyên nhưng đều do hỏa lực PK mặt đất.


Tiêu đề: Ngày 16/08/66
Gửi bởi: chiangshan trong 15 Tháng Năm, 2010, 08:48:33 pm
Theo LS e923, ngày 17/08/66 biên đội 2 MiG-17 thuộc trung đoàn 923 do Mai Đức Toại và Nguyễn Biên lái bắn rơi 1 máy bay (không rõ loại). Tài liệu Mỹ không ghi nhận tổn thất nào về máy bay trong ngày này.


Tiêu đề: Ngày 17/08/66
Gửi bởi: chiangshan trong 15 Tháng Năm, 2010, 08:52:24 pm
Theo LS e923:

Tiếp đó, ngày 17 tháng 8, biên đội Lê Quang Trung - Ngô Đức Mai và biên đội Nguyễn Biên - Phan Văn Túc cất cánh từ hai sân bay Nội Bài và Gia Lâm đã hiệp đồng chiến đấu bảo vệ Hà Nội. Hai biên đội đã phá tan âm mưu dùng tốp nhỏ bay thấp bất ngờ vào đánh cầu Đuống góp phần bảo vệ an toàn mục tiêu. Phi công Lê Quang Trung bắn rơi 1 F-105, hai biên đội hạ cánh an toàn.

Theo Clashes, ngày 17/08/66 có 3 F-105D thuộc phi đoàn 333 và 354, không đoàn 355 và phi đoàn 469, không đoàn 388 bị bắn rơi trên vùng trời Thái Nguyên nhưng đều do hỏa lực PK mặt đất.

Theo LS dẫn đường KQ, cũng trong ngày 17/08/66, MiG-21 xuất kích và tấn công F-105 bằng tên lửa nhưng không bắn rơi được địch.


Tiêu đề: Ngày 18/08/66
Gửi bởi: chiangshan trong 15 Tháng Năm, 2010, 09:05:26 pm
Theo LS e923:

Ngày 18 tháng 8, nhận định địch sẽ vào đánh Hà Nội với số lượng đông hơn, trung đoàn chỉ thị cho bộ phận thợ máy chuẩn bị máy bay thật tốt và lệnh cho hai biên đội trực chiến đấu sẵn sàng chiến đấu cao. Vào trận, biên đội thứ nhất Lê Quang Trung và Lưu Đức Sĩ quần nhau với địch ở khu vực Tam Đảo. Hai phi công đã liên tiếp áp sát địch và nổ súng nhưng chưa trúng máy bay địch. Biên đội thứ hai gồm Phạm Thành Chung và Nguyễn Thế Hôn cất cánh khẩn cấp phải đối đầu với 8 F-105 vào đánh cầu Đuống. Tuy ta ít, địch đông lại gặp phải đối tượng vừa tiêm kích vừa cường kích nhưng hai chiến sĩ lái đã bình tĩnh xử lý tránh tên lửa địch và dũng cảm lao vào đánh tốp đi đầu Trận đánh đã phá tan âm mưu vào đánh cầu Đuống của địch, buộc chúng phải vứt bom bừa bãi ngoài khu vực mực tiêu rồi bỏ chạy. Ta bắn cháy một máy bay F-105 nhưng phi công Phạm Thành Chung đã anh dũng hy sinh.

Theo Aces&Aerial Victories:

Ngày 18/08/66, biên đội 4 F-105D thuộc phi đoàn 34, không đoàn 388 KQ Mỹ ở căn cứ Korat đang làm nhiệm vụ chế áp SAM thì phát hiện 2 MiG-17. 1 chiếc MiG đi đầu khai hỏa nhằm vào chiếc F-105D đi đầu. Số 2 cơ động vào phía sau chiếc MiG này và bắn khoảng 200 viên đạn cannon 20mm từ cự ly 400-600ft (120-180m). MiG bốc cháy và đâm xuống đất. Toàn bộ trận đánh diễn ra trong dưới 2 phút. CHiếc MiG còn lại rút lui.

Theo USAF F-4&F-105 MiG Killers, F-105D 60-458 mật danh Honda 2 do thiếu tá Kenneth T. Blank lái.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/f-105d_60-458_66-08-18.jpg)

Tài liệu Mỹ chỉ ghi nhận trong ngày 18/08/66 mất 1 F-8E của HQ ở Vinh do PK mặt đất.


Tiêu đề: Ngày 22/08/66
Gửi bởi: chiangshan trong 20 Tháng Năm, 2010, 04:20:53 pm
Theo LS e923:

Ngày 22 tháng 8, hai biên đội MIG-17 của trung đoàn đã chiến đấu với số lượng lớn máy bay F-105 vừa tiêm kích vừa cường kích vào đánh phá các mục tiêu phía bắc Hà Nội. Vấp phải sự chặn đánh quyết liệt của trung đoàn, đội hình địch bị phá vỡ vội quăng bom bừa bãi và bỏ dở kế hoạch đánh phá. Ta đã bắn cháy 2 F-105 nhưng một phi công ta - đồng chí Nguyễn Kim Tu nhảy dù ở độ cao quá thấp (70m) đã anh dũng hy sinh.


Tài liệu Mỹ không ghi nhận tổn thất nào do MiG, cũng không ghi nhận bắn rơi chiếc MiG nào.

Tổng kết của trung đoàn 923 trong tháng 8 là 5 lần xuất kích bắn rơi 3 máy bay, bắn bị thương 2 chiếc khác, hy sinh 2 phi công.

Theo tài liệu Mỹ, trong tháng 8 chỉ có 10 vụ đụng độ giữa 2 bên, không có tổn thất nào cho phía Mỹ do MiG, bắn rơi 1 MiG-17 hôm 18/08/66.



Tiêu đề: Ngày 05/09/66
Gửi bởi: chiangshan trong 20 Tháng Năm, 2010, 04:32:38 pm
Theo LS e923:

Ngày 5 tháng 9, biên đội trực chiến gồm Nguyễn Văn Bảy (số 1) và Võ Văn Mẫn (số 2) đã phải chịu đựng cái nóng nắng gay gắt. Buổi sáng không quân địch đã tổ chức vào đánh cầu Họ, cầu Sắt và khu vực Bình Lục- Nam Hà. Trời đã về chiều nhưng cả biên đội và các thành phần trực chiến vẫn ở tư thế sẵn sàng.

16 giờ 30 phút, được lệnh cất cánh, theo sự dẫn đường của mặt đất biên đội đã tới khu vực Phủ Lý, Nam Định.

Sở chỉ huy thông báo: phía trước có địch!

Nguyễn Văn Bảy nhanh chóng phát hiện hai máy bay địch phía trước bên phải khoảng 30km ở cao độ từ 1800 đến 2000m. Biên đội trưởng nhanh chóng thông báo cho số 2 rồi vứt thùng dầu phụ và tăng lực vọt lên độ cao 1500 mét tiếp địch. Phát hiện có máy bay MIG, chiếc F-8 tăng lực luồn qua đám mây để chạy nhưng Nguyễn Văn Bảy phán đoán chính xác đường bay của địch. Anh không lượn vòng đuổi theo mà lợi dụng kẽ hở giữa hai đám mây xuyên qua cắt bán kính chặn địch. Do tốc độ lớn nên máy bay ta bị soãi ra ngoài nhưng Bảy đã kịp thời ép độ nghiêng. Lúc đó chiếc F-8 thứ hai vòng ra. Khi còn cách địch khoảng 400, 500m Nguyễn Văn Bảy liền nổ súng, đạn lệch trái. Anh hiệu chỉnh đường ngắm và bắn loạt thứ hai trúng buồng lái chiếc F-8 khiến nó lật nghiêng. Bảy bồi tiếp loạt đạn thứ ba chiếc F-8 bốc cháy rồi lao thẳng xuống đất. Trong khi số một công kích, số 2 Võ Văn Mẫn luôn bám sát yểm hộ cho biên đội trưởng. Khi thấy máy bay địch bốc cháy, quan sát phía sau không có gì uy hiếp, Võ Văn Mẫn vọt lên phía trước lao vào công kích chiếc F-8 số 1. Nguyễn Văn Bảy hô to: "Bình tĩnh, có tôi yểm hộ!". Như tiếp thêm sức lực, Võ Văn Mẫn tiếp cận tới cự ly khoảng 400, 500 mét anh liền nổ súng nhưng loạt đầu không trúng. Anh vào gần hơn bắn liền ba loạt. Máy bay địch bốc cháy rồi lao xuống đất. Sau khi diệt gọn cả tốp hai chiếc F-8, Nguyễn Văn Bảy và Võ Văn Mẫn giữ vững đội hình thực hành hạ cánh an toàn tại sân bay Gia Lâm. Lúc đó là 16 giờ 49 phút.

Đây là một trận đánh xuất sắc của Trung đoàn 923 nó diễn ra chớp nhoáng, địch hoàn toàn bất ngờ khi phát hiện ra máy bay ta chúng đã bị tiến công và bắn rơi (Từ lúc cất cánh đến khi hạ cánh an toàn có 19 phút!) Do nắm vững thời cơ, trung đoàn đã cho biên đội xuất kích kịp thời đánh vào đợt hoạt động cuối cùng trong ngày nên chúng chủ quan và bị ta diệt gọn cả tốp. Trong thực hành chiến đấu các chiến sĩ lái đã dũng cảm mưu trí vận dụng tốt chiến thuật xạ kích: bắn gần, bắn mãnh liệt và bắn rơi tại chỗ (Do bắn quá gần nên ba mảnh mê ca của nắp buồng lái chiếc F-8 lọt vào ống dẫn khí của máy bay do Võ Văn Mẫn lái. Hồ sơ 223 năm 1966 – Tổng kết trận chiến đấu trên không ngày 5-9-1966 do thiếu tá Trần Thuyết, Tham mưu trưởng Trung đoàn 923 ký).


Theo VN Air Losses, ngày 05/09/66, biên đội 2 F-8E thuộc phi đoàn 111 HQ Mỹ trên TSB Oriskany bị MiG-17 tấn công bất ngờ trên vùng trời Ninh Bình. Cả 2 chiếc F-8E đều trúng đạn cannon, trong đó F-8E 15-0986 do Đại úy Wilfred K. Abbott lái bị bắn rơi, phi công nhảy dù và bị bắt làm tù binh.

Như vậy ta claim 2 F-8E, Mỹ công nhận 1 bị bắn rơi và 1 bị thương. Phía ta không có tổn thất.


Tiêu đề: Ngày 16/09/66
Gửi bởi: chiangshan trong 20 Tháng Năm, 2010, 04:42:48 pm
Theo LS e923:

Ngày 16 tháng 9, biên đội MIG-17 gồm Hồ Văn Quỳ (số 1), Đỗ Huy Hoàng (số 2), Nguyễn Văn Bảy (số 3), Võ Văn Mẫn (số 4) được lệnh cất cánh đánh địch trên vùng trời Đông Bắc. Biên đội cất cánh từ sân bay Gia Lâm bay về hướng Phả Lại - Đông Triều (Quảng Ninh). Đến Phả Lại phát hiện địch, biên đội triển khai đội hình vào công kích ở độ cao 700m. Biên đội ta và bốn chiếc máy bay F-4C của Mỹ quần nhau trên bầu trời khu vực núi Năm Mẫu, hai bên xen kẽ quần nhau, địch 4 lần phóng 8 quả tên lửa song MIG ta tránh được, kết quả ta bắn rơi hai F-4C của địch và bắn bị thương một chiếc F-4C khác. Ta hạ cánh an toàn trở về.

Theo VN Air Losses, ngày 16/09/66, biên đội 4 F-4C mật danh Moonglow thuộc phi đoàn 555, không đoàn 8 KQ Mỹ ở căn cứ Ubon (Thái Lan) đánh phá cầu Đáp Cầu đã bị MiG tấn công. F-4C 63-7643 bị trúng đạn cannon và đâm xuống đất cách sân bay Kép khoảng 24km về phía đông nam. Trong số 2 phi công lái, thiếu tá John L. Robertson chết, trung úy Hubert E. Buchanan nhảy dù và bị bắt làm tù binh.

Theo Aces&Aerial Victories:

Ngày 16/09/66, biên đội 3 F-4C thuộc phi đoàn 555 đang làm nhiệm vụ không kích/tuần phòng ở khu vực cầu Đáp Cầu thì phát hiện ít nhất 4 MiG-17. Trong trận đánh, F-4C chỉ huy bắn toàn bộ AIM-9 và 2 AIM-7 vào MiG nhưng đều không trúng. Số 3 không chiến với 2 chiếc MiG và không quay về.

Trong khi số 4 cố gắng tiếp cận phía sau 1 chiếc MiG để bắn AIM-9, MiG chậm nhưng cơ động hơn ngoặt gấp và vào vị trí ở phía sau F-4. Khi MiG bắt đầu khai hỏa cannon 23mm, F-4 bật tăng lực, vòng về bên trái sau đó về bên phải để thoát. Sau đó F thả bom và thùng dầu phụ để tiếp tục không chiến. F phát hiện 1 MiG khác phía trước nhưng không thể bắt được tín hiệu radar để bắn AIM-7 nên vượt qua chiếc MiG, bật tăng lực lần nữa và vòng về bên phải và lại thấy 1 MiG nữa ở góc 12h. F-4 khai hỏa 2 tên lửa, sau đó ngoặt trái và trở về phải để tránh 1 chiếc MiG đang bắt đầu nhằm bắn. Trong khi cải bằng phi công F quan sát thấy mảnh vụn và 1 phi công nhảy dù.


Theo USAF F-4 MiG Killers, ngày 16/09/66, F-4C 63-7650 mật danh Jupiter 4 thuộc phi đoàn 555, không đoàn 8 do trung úy Jerry W. Jameson và trung úy Douglas B. Rose lái bắn hạ 1 MiG-17 bằng AIM-9B.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/f-4c_63-7650_66-09-16.jpg)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/usaf_pilot_66-09-16.jpg)

F-4C 63-7650 và tổ bay Jupiter 4.

Tổng kết:
- Ta claim bắn hạ 2 và bắn bị thương 1 F-4C, Mỹ công nhận 1 F-4C bị hạ.
- Mỹ claim bắn hạ 1 MiG-17, ta không công nhận.


Tiêu đề: Ngày 20/09/66
Gửi bởi: chiangshan trong 20 Tháng Năm, 2010, 04:52:35 pm
Theo LS dẫn đường KQ:

Ngày 20 tháng 9 năm 1966, căn cứ vào ý đồ của địch đánh vào các mục tiêu sát gần Hà Nội ở vòng cung phía bắc, các thủ trưởng trực chỉ huy Quân chủng và hai trung đoàn 923, 921 quyết tâm tổ chức đánh phối hợp, hiệp đồng giữa hai loại MIG-17 và MIG-21. Kíp trực Ban Dẫn đường Quân chủng chịu trách nhiệm dẫn chính: Đào Ngọc Ngư tại sở chỉ huy và Phạm Từ Tịnh trên hiện sóng. 15 giờ 30 phút, địch qua Yên Bái, bay lên phía bắc Tuyên Quang, ta cho biên đội MiG-17 đánh chính: Lê Quang Trung-số 1, Hoàng Văn Kỷ-số 2, Trần Minh Phương-số 3 và Lưu Đức Sỹ-số 4 cất cánh từ Nội Bài. Địch bay qua Định Hóa, Chợ Mới. Biên đội MIG-17 được dẫn men theo phía tây đường số 3, sát gần vòng hỏa lực của cao xạ bảo vệ Thái Nguyên, tốc độ 750km/h, độ cao 1.000m, rồi vòng phải, hướng bay 100 độ để chặn địch ở khu vực Võ Nhai. Sau 2 phút bay thẳng, biên đội được lệnh vòng trái vào tiếp địch. Số 1 phát hiện F-105 và F-4, cự ly 8km và chỉ huy vào không chiến. Được số 3 và số 4 yểm hộ chặt chẽ, trong 2 phút, phi công Lê Quang Trung bắn rơi 1 F-105 và bắn bị thương 1 chiếc khác, phi công Hoàng Văn Kỷ cũng bắn rơi 1 F-105. Sở chỉ huy cho thoát ly về phía Đại Từ, cắt ngang dãy Tam Đảo, rồi xuống phía tây Nội Bài. Lúc 15 giờ 40 phút, đôi bay MiG-21 yểm hộ: Lê Trọng Huyên và Trần Thiện Lương cất cánh cũng từ Nội Bài, bay qua Vĩnh Yên, theo triền phía tây Tam Đảo, sau đó vòng phải, vọt qua đỉnh 1591, qua Đại Từ, Thái Nguyên, rồi đan nhiều vòng từ Đa Phúc đến Phúc Yên để yểm hộ cho MIG-17 vào hạ cánh. Trong khi MiG-21 chuẩn bị vào hạ cánh, ở phía bắc Định Hóa vẫn còn địch, Sở chỉ huy Quân chủng yêu cầu Trung đoàn 923 cho ngay đôi bay MIG-17: Trần Huyền và Nguyễn Biên cất cánh từ Gia Lâm lên hoạt động tại đỉnh để sẵn sàng ứng phó.

Như vậy ta claim bắn hạ 2 và bắn bị thương 1 F-105. Tài liệu Mỹ không ghi nhận mất F-105 nào, cũng không có tổn thất nào do MiG trong ngày này.


Tiêu đề: Ngày 21/09/66
Gửi bởi: chiangshan trong 20 Tháng Năm, 2010, 05:45:05 pm
Theo LS dẫn đường KQ:

Sáng ngày 21 tháng 9 năm 1966, địch từ phía biển vào qua dãy Yên Tử, đánh các mục tiêu ở khu vực Bắc Giang. Quân chủng tiếp tục cho đánh phối hợp, hiệp đồng. 8 giờ 58 phút (Bản can trận đánh),  ta cho biên đội MiG-17: Nguyễn Văn Bảy-số 1, Đỗ Huy Hoàng-số 2, Lưu Huy Chao-số 3 và Võ Văn Mẫn-số 4 cất cánh từ Kiến An lên đánh. Từ sở chỉ huy, trực ban dẫn đường Quân chủng Nguyễn Văn Chuyên cho biên đội đi thấp, qua Kinh Môn, đến Đông Triều, vừa vòng trái vừa lên độ cao và vào tiếp địch. 9 giờ 05 phút, phi công phát hiện F-105, cự ly 10km và ở độ cao cao hơn còn có F-4. 9 giờ 09 phút, đôi bay MiG-21: Lê Trọng Huyên và Trần Thiện Lương cất cánh từ sân bay Nội Bài, vòng 1 vòng tại đỉnh và được dẫn vào khu chiến đông Lục Nam 30km. 9 giờ 20 phút, đôi MiG-21 phát hiện cả F-105 và F-4, đối đầu, cự ly 10km.

Biên đội MIG-17 bám theo tốp F-105, nhưng chưa kịp rút ngắn cự ly đã phải không chiến với tốp F-4 bay yểm hộ phía sau F-105, ở độ cao 1.000m. Sau 8 phút, phi công Võ Văn Mẫn bắn rơi 1 F-4, nhưng số 2 trong biên đội bị trúng tên lửa của địch, phải nhảy dù. Đôi MiG-21 bám kịp tốp F-105 khác ở độ cao 2.000m, phi công Lê Trọng Huyên bắn rơi 1 F-105. Sở chỉ huy Quân chủng cho MiG-17 thoát ly về Gia Lâm, còn MiG-21 về Nội Bài hạ cánh.

Khác với các trận trước, mặc dù ta có bị tổn thất, nhưng các kíp trực ban dẫn đường đã thực hiện dẫn thành công 2 tốp ta từ hai sân bay cách xa nhau gần 100km, cùng làm nhiệm vụ đánh địch trên 1 hướng, tại hai khu chiến cách nhau gần 25km, có chênh lệch độ cao 1.000m và gián cách thời gian 15 phút.


Theo Aces&Aerial Victories:

Ngày 21/09/66, biên đội 1 F-105F và 3 F-105D thuộc không đoàn 388 KQ Mỹ ở căn cứ Korat (Thái Lan) làm nhiệm vụ chế áp SAM cho lực lượng không kích vào đánh cầu Đáp Cầu. Số 4 phát hiện MiG đang tiếp cận số 1 và 2. Số 3 và 4 bám theo MiG, ở cự ly 2000ft (~600m) số 3 khai hỏa cannon 20mm và bắn trúng chiếc MiG đi đầu. Chiếc MiG thứ nhất đảo về bên phải trong khi chiếc thứ 2 ngoặt gấp về bên trái. Số 4 bắn vào chiếc này nhưng không trúng.

F-105 tiếp tục bám theo chiếc MiG thứ nhất. Số 3 khai hỏa lần thứ 2. Chiếc MiG bị gãy cánh phải và phi công nhảy dù.

Biên đội thứ hai gồm 4 F-105D thuộc không đoàn 355 KQ Mỹ ở căn cứ Takhli (Thái Lan) đang làm nhiệm vụ không kích cầu Đáp Cầu. Vài phút sau khi chiếc MiG đầu tiên bị biên đội của không đoàn 388 hạ, họ phát hiện MiG-17 ở góc 12h phía dưới.

Chiếc F-105D đi đầu khai hỏa 154 viên đạn 20mm và làm bị thương chiếc MiG. MiG bật tăng lực, kéo cao và vòng về bên trái chiếc F này. Tuy nhiên chiếc F-105D thứ 2 bắt đầu khai hỏa từ vị trí 6h, bắn 280 viên 20mm và trúng đuôi chiếc MiG. Khi ngoặt về bên trái, số 2 thấy 1 vụ nổ trên mặt đất, có thể là chiếc MiG đã đâm xuống.

Trong khi đó số 3 và 4 của biên đội này cũng thấy 1 MiG khác. Số 3 bắn 135 viên 20mm đến khi cannon bị kẹt. Không quan sát thấy trúng phát nào.


Theo USAF F-4&F-105 MiG Killers, F-105D 59-1176 mật danh Ford 3 thuộc phi đoàn 421, không đoàn 388 do trung úy Karl W Richter lái và F-105D (không rõ số) thuộc phi đoàn 333, không đoàn 355 do trung úy Fred A. Wilson, Jr lái.

Theo Calshes:

Ngày 21/09/66, lực lượng gồm 50 F-105 và 8 F-4 đánh cầu Đáp Cầu và trận không chiến lớn đầu tiên diễn ra. Đây là lần đầu tiên hệ thống GCI của BVN dẫn 1 lực lượng lớn MiG-17 vào tham chiến. Chiến thuật này không thành công, hệ thống GCI đã bị quá tải trong việc kiểm soát 1 trận đánh lớn như vậy và đã không thể cảnh báo MiG rằng họ đang bị máy bay Mỹ tấn công. Trong trận đánh F-105 đã có thể thực hiện 6 lần tấn công mà không bị phát hiện, bắn rơi 2 và bắn bị thương 3 MiG trong điều kiện lỗi của cannon - trong 7 lần nỗ lực khai hỏa, 3 lần cannon bị kẹt.

Nhưng trong khi MiG-17 bị đánh tơi tả, vài MiG-21 đã xuất hiện và chứng minh cho F-105 thấy họ là đối thủ đáng gờm. 1 chiếc MiG-21 thể hiện sự vượt trội khi bị F-105 tấn công bất ngờ từ phía sau. Khi F khai hỏa, MiG bổ nhào, tăng tốc sau đó kéo lên cao; trong khi viên phi công Mỹ bất lực, MiG kết thúc vòng lượn và vào vị trí phía sau F-105. MiG khai hỏa cannon trong khi F-105 bổ nhào thấp, sau vài phút chiếc F-105 chạy thoát.

Một sự phát triển khó chịu nữa trong ngày 21/09/66 là GCI BVN bắt đầu hướng dẫn MiG-21 trang bị tên lửa Atoll vào phía sau máy bay Mỹ, nơi những chiếc MiG kích thước nhỏ rất khó bị phát hiện. Biên đội 2 F-4C mật danh Edsel trên đường tới mục tiêu thì Edsel 2 thấy 1 chiếc MiG-21 màu bạc tiếp cận phía sau Edsel 1. Edsel 2 gọi báo MiG ở góc 6h rồi thả bom và thùng dầu phụ. Trong khi làm như vậy, Edsel 2 phát hiện MiG-21 thứ 2 ngay phía sau mình. MiG bắn 1 quả Atoll sượt qua nhưng cao hơn về phía phải, sau đó tiếp tục bắn bằng cannon. Loạt đạn này trượt, MiG tăng tốc bỏ qua Edsel 2 rồi biến mất.

Trong khi đó Edsel 1 không nghe thấy cảnh báo của Edsel 2, tiếp tục bay thẳng với chiếc MiG ở cự ly 500ft (~150m) phía sau. MiG bắn 1 quả Atoll nhưng trượt (có lẽ vì ở dưới tầm bắn tối thiểu). MiG tiếp tục bắn bằng cannon nhưng không trúng, trong khi Edsel 1 vẫn không hề biết. Cuối cùng MiG bay đi, rốt cục Edsel 1 cũng nghe được cảnh báo của Edsel 2 và thả bom cùng thùng dầu phụ. 2 chiếc F-4C chuyển sang truy đuổi nhưng không thể phát hiện mục tiêu. Trên đường quay về, F-4C được phát hiện là không có hư hỏng. Trong suốt thời gian, Edsel 1 bị tấn công ở cự ly gần bằng cả cannon và tên lửa mà cả 2 phi công đều không nhìn thấy chiếc MiG, cũng không phát hiện mình đang bị bắn.

Trận đánh này đánh dấu 1 giai đoạn mới trong chiến thuật tiêm kích của BVN. MiG-21 sẽ đảm nhiệm đánh chặn ở độ cao và tốc độ lớn, còn các loại MiG khác đảm nhiệm đánh quần vòng ở độ cao thấp.


Theo VN Air Losses, ngày 21/09/66 biên đội F-4C mật danh Phantom thuộc phi đoàn 433, không đoàn 8 KQ Mỹ ở căn cứ Ubon (Thái Lan) trên đường tới mục tiêu thì bị MiG-17 tấn công nhiều lần cách Kép 24km về phía nam. F-4C 63-7642 trúng đạn cannon vào đuôi nhưng không cháy. Chiếc F này lết về đến gần khu DMZ thì phi công phải nhảy dù ngoài biển và được trực thăng cứu.


Tổng kết:
- Ta claim bắn hạ 1 F-4 và 1 F-105, Mỹ công nhận 1 F-4C bị bắn rơi.
- Mỹ claim bắn hạ 2 và bị thương 3 MiG-17, ta công nhận 1 MiG-17 bị bắn rơi.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 20 Tháng Năm, 2010, 05:56:07 pm
Bác lái MiG-21 này công nhận hơi dở ::) Bọn Mỹ có nhận xét là chắc tay này bỏ đi vì đã bắn hết đạn, thế mà không trúng phát nào ::)


Tiêu đề: 05/10/66
Gửi bởi: chiangshan trong 23 Tháng Năm, 2010, 12:26:45 pm
Theo LS dẫn đường KQ, ngày 05/10/66, phi công MiG-21 Bùi Đình Kình bắn rơi 1 F-4 bằng tên lửa. Đây là trường hợp MiG-21 bắn rơi F-4 đầu tiên.

Theo các tài liệu Mỹ, ngày 05/10/66 biên đội 2 F-4C mật danh Tempest thuộc phi đoàn 433, không đoàn 8 KQ Mỹ ở căn cứ Ubon (Thái Lan) đang làm nhiệm vụ hộ tống 2 chiếc EB-66 gây nhiễu cho các biên đội vào không kích HN. Trong khi bay, tổ lái 1 chiếc EB-66 quan sát thấy 1 F-4, sau này được xác định là F-4C 64-0702 mật danh Tempest 1 bốc cháy rơi xuống. Không có tín hiệu liên lạc và tất cả các máy bay khác đều không quan sát thấy MiG. Tổ lái gồm Đại úy William R. Andrews và trung úy E. W. Garland nhảy dù, Andrews bị tiêu diệt còn Garland bị thương và được trực thăng giải cứu. Garland sau đó báo cáo chiếc F-4C bị trúng tên lửa đối không "kiểu Sidewinder".

Phía Mỹ chính thức ghi nhận đây là máy bay Mỹ đầu tiên bị tên lửa đối không bắn hạ trong CTVN.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: qtdc trong 26 Tháng Năm, 2010, 02:03:49 am
Ngày 26/4/1966
Bổ sung thông tin cho cụ chiangshan
Nguồn : " Chúng tôi và Mig 17 " đăng trên Nhân dân điện tử, kỳ 4, ngày 24/12/2009 :
- Phi công Nguyễn Khắc Lộc (Mig 17 ?) bị bắn rơi hồi 15h10 bởi tên lửa tầm nhiệt của Mỹ (lời kể của bác Chao, theo như bài viết thì bay cùng biên đội) và nhảy dù được. Vậy trong ngày này bác Lưu Huy Chao không chỉ xuất kích 1 lần ? Bởi vì theo Lịch sử dẫn đường không quân thì ghi nhận trận đánh của biên đội các bác Quỳ 1 -Chao 2 -Bảy 3 -Triêm 4 xuất kích từ sân bay Kép chiều 26/4/1966, số 4 nhảy dù do bị bắn nhầm (bác Triêm). Nay lại thêm bác Lộc. Đúng sai thế nào chưa rõ. Nhầm ngày chăng ? Hay là thống kê sót ?

- Nửa đêm 2/5/1966 quân ta tìm thấy bác Lộc. 14h ngày 3/5/1966 xe cứu thương của Quân khu Đông Bắc đưa bác Lộc về tới viện 108.

Dưới đây là ảnh bác Chao và bác Lộc ngày nay (ảnh đi kèm bài viết trên NDDT). Trong ảnh 1, bác Lộc bên trái hình, trên tay bác Lộc đang cầm kỷ vật từ chiếc máy bay bị rơi của mình. Bên phải hình là bác Lưu Huy Chao.

Ảnh 2 : bác Lộc gặp lại người đã cứu mình giữa rừng Yên Thế 43 năm trước.



Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: VietPo`Lut´ trong 26 Tháng Năm, 2010, 08:41:29 am
Em có 1 thắc mắc nho nhỏ là khi phi công Mỹ bị bắn rơi thì thường được trực thăng giải cứu. Vậy thì rada cảnh giới của ta không phát hiện ra hay là ta bỏ qua. Trực thăng bay chậm như vậy thì nhân dân cũng nhìn thấy và cac trạm quan sát bằng mắt của ta nữa chứ. Có 2 hướng là từ Thái Lan qua và từ TSB tới, không tính trường hợp rơi ở khu vực rừng núi xa xoi nhưng còn những trường hợp khác rơi ở đồng bằng Bắc Bộ thì sao ạ. Vậy sự thật là thế nào, chẳng lẽ ta lại bỏ qua mục tiêu ngon ăn như vậy, dùng 12ly7 cũng diệt được mà.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 26 Tháng Năm, 2010, 09:13:05 am
Không biết liệu bác Chao có nhớ nhầm sang trận 23/04/66 không nhỉ?

Theo LS dẫn đường KQ:

Ngày 23 tháng 4 năm 1966, thủ trưởng trực chỉ huy Trung đoàn 923 Nguyễn Phúc Trạch tổ chức đánh liên tiếp 3 trận. Trận thứ nhất, kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 921 chịu trách nhiệm dẫn chính: Phạm Công Thành tại sở chỉ huy ở Nội Bài, Trịnh Văn Tuất trên hiện sóng và kíp trực ban dẫn đường Quân chủng đảm nhiệm dẫn bổ trợ: Lê Thành Chơn và Trần Quang Kính tại sở chỉ huy. Biên đội MIG-17: Hồ Văn Quỳ, Lưu Huy Chao, Nguyễn Biên (Nguyễn Văn Biên) và Trần Văn Triêm cất cánh từ sân bay Nội Bài lúc 11 giờ 20 phút, vào đánh địch tại khu vực Vụ Bản - Cẩm Thủy (Những thông tin tiếp theo của trận này chưa được tìm thấy).

Trận thứ hai, kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 923 dẫn chính: Hà Đăng Khoa tại sở chỉ huy ở Kép và Trần Xuân Dung trên hiện sóng tại C-43 ở Tân Trại, kíp trực ban dẫn đường Quân chủng tiếp tục dẫn bổ trợ. Biên đội MIG-17: Mai Đức Toại, Võ Văn Mẫn, Nguyễn Khắc Lộc và Đỗ Huy Hoàng xuất kích từ sân bay Kép (khoảng sau 13 giờ) vào đánh máy bay cường kích ở khu vực phía tây Bình Gia - Bắc Sơn 15km. Với góc vào 30 độ sau khi phát hiện F-105, 8km, có F-4 yểm hộ phía sau, phi công Nguyễn Khắc Lộc xin vào đánh và bắn rơi 1 F-4. Khi thoát ly, tại Kép vẫn còn địch, biên đội được dẫn về sân bay Nội Bài hạ cánh.

Trận thứ ba, kíp trực Ban Dẫn đường Quân chủng chuyển từ dẫn bổ trợ sang dẫn chính và phối hợp chặt chẽ với trực ban dẫn đường Bùi Hữu Hành tại sở chỉ huy ở Kiến An. Biên đội: Lê Quang Trung, Nguyễn Thế Hôn, Ngô Đức Mai và Dương Trung Tân cất cánh từ sân bay Kiến An lúc 13 giờ 17 phút, sau đó được dẫn xuống tận Nghĩa Hưng - Hải Hậu, nhưng địch quay ra và ta quay về Kiến An hạ cánh.

Việc tổ chức dẫn MIG-17 đánh địch từ ba sân bay trong ngày 23 tháng 4 đã tạo ra một tam giác dẫn đường chiến đấu từ mặt đất đầu tiên trên miền Bắc: Nội Bài – Kép - Kiến An, nhằm đáp ứng yêu cầu thường xuyên cơ động lực lượng không quân trực chiến trên các sân bay khác nhau để tạo thế trận đánh thắng địch. Trong tam giác đó, cách thức tổ chức dẫn đường chiến đấu phân thành hai cấp đã được thực hiện khá rõ nét. Đây là sự kiện đánh dấu một bước phát triển cực kỳ quan trọng trong công tác tổ chức dẫn đường đánh địch trên không của ngành Dẫn đường Không quân.


Ta claim 1 F-4C và không đề cập đến tổn thất nào. Nhưng theo Hunting MiGs over VN thì trong ngày hôm đó F-4C KQ Mỹ đã bắn rơi 2 MiG-17.

Biên đội 4 F-4C thuộc phi đoàn 555 (555 TFS), không đoàn 8 (8 TFW) ở căn cứ Ubon đang yểm trợ F-105 đánh khu vực đường sắt và cầu ở Bắc Giang, 40km phía tây bắc HN thì phát hiện 4 MiG.

F-4 tiến hành tấn công đối đầu. Số 3 bắn 1 AIM-7 và 1 AIM-9, số 4 bắn 1 AIM-7, cả 3 tên lửa đều không có kết quả. Sau đó diễn ra khoảng 10 phút quần vòng giữa 2 bên ở độ cao khoảng 3000-5500m, trong đó 1 MiG khai hỏa bằng canon nhưng không trúng.

Số 3 chọn mục tiêu và nhanh chóng bắn 1 AIM-9 vào MiG đi đầu. Phi công phụ sau đó quan sát thấy chiếc MiG rơi xuống, vỡ ra và bốc khói.

MiG thứ hai cố gắng cơ động vào vị trí có thể khai hỏa vào F-4 nhưng không thành sau khi F-4 tiến hành leo cao rồi đảo xuống phía sau. MiG kéo thấp bay về phía 1 thung lũng. Số 4 bám theo bắn 2 AIM-7, quả thứ 2 trúng đích.
[/color


Tiêu đề: Ngày 09/10/66
Gửi bởi: chiangshan trong 06 Tháng Sáu, 2010, 10:29:41 am
Theo LS dẫn đường KQLS f371, ngày 09/10/66 biên đội 2 MiG-21 của Phạm Thanh Ngân và Nguyễn Văn Minh bắn rơi 2 F-4 trên vùng trời Mỹ Đức, Hà Tây. Cả 2 chiếc đều do Nguyễn Văn Minh bắn rơi bằng rocket. Trận đánh này đã làm tư tưởng sử dụng rocket thay cho tên lửa nổi lên khá mạnh trong phi công, bản thân chỉ huy trung đoàn cũng thiếu tin tưởng vào tên lửa nên đã đề nghị trang bị rocket cho MiG-21.

VN Air Losses chỉ ghi nhận 1 F-4B của HQ Mỹ (số 15-2993) thuộc phi đoàn 154 trên TSB Coral Sea bị cao xạ 100mm bắn rơi trên vùng trời Phủ Lý. Tổ lái gồm thiếu tá Charles Neils Tanner và đại úy Ross Randle Terry nhảy dù và bị bắt làm tù binh. Tuy nhiên Clashes công nhận hôm 09/10/66 MiG-21 bắn rơi 1 F-4B, phi công phụ bị bắt và sau này cho biết đã bị trúng tên lửa từ MiG.

Theo Clashes thì cũng ngày hôm đó F-8 của HQ bắn rơi 1 MiG-21: Hôm 09/10/66, biên đội 4 F-8 đang bay MiGCAP ở độ cao thấp. 1 máy bay cảnh báo sớm E-1B của HQ thông tin cho biên đội về MiG trong khu vực và F-8 chuyển hướng đón đánh. Trong khi bay họ nhìn thấy 1 MiG-21 trên cao bên phải bay ngang qua bên trái. Có lẽ ở độ cao thấp nên hệ thống GCI của BVN không phát hiện F-8 và chiếc MiG cũng không biết. 2 F-8 đi đầu kéo theo nhưng chiếc MiG đã được GCI cảnh báo hay nhìn thấy F-8 nên đã đảo và bổ nhào xuống thấp. CHiếc F-8 đi đầu bám theo và bắn 2 quả AIM-9 gần tâm của vùng phóng. 1 quả bắn gãy cánh, quả thứ 2 trúng đuôi và phát nổ. Đây là MiG-21 đầu tiên bị F-8 của HQ bắn hạ.

Theo USN F-8 Units, F-8E 14-9159 AH210 thuộc phi đoàn 162 trên TSB Oriskany do trung tá Dick Bellinger lái bắn hạ 1 MiG-21 bằng AIM-9.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/f-8e_14-9159_66-10-09.jpg)

F-8E 14-9159

Cũng trong ngày hôm đó có 1 trận đánh của MiG-17:

Theo LS e923: Ngày 9 tháng 10 năm 1966, biên đội Lê Quang Trung (số 1), Trần Minh Phương (số 2) cất cánh đánh địch trên vùng trời Vụ Bản, Nam Hà và Lương Sơn, Hoà Bình. Kết quả biên đội bắn cháy một chiếc AD-6 của địch. Về phía ta, máy bay số 2 bị thương vào cánh, phi công nhảy dù an toàn.

Theo USN A-1 Units: ngày 09/10/66, 2 biên đội gồm 4 A-1H của HQ Mỹ đang làm nhiệm vụ yểm trợ cho trực thăng giải cứu 2 phi công F-4B bị bắn rơi ở Phủ Lý thì bị 4 MiG-17 tấn công. Trong quá trình không chiến, A-1H 13-7543 do trung úy W. Thomas Patton lái thuộc phi đoàn 176 bắn bị thương 1 MiG-17 bằng cannon 20mm, phi công sau đó nhảy dù.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/64-1.jpg)
(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/65-1.jpg)


Tổng kết ngày 09/10/66:
- Ta claim 2 F-4B, 1 A-1. Mỹ (tạm coi là) công nhận mất 1 F-4B.
- Mỹ claim 1 MiG-21, 1 MiG-17. Ta công nhận mất 1 MiG-17, không có thông tin về tổn thất của MiG-21.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: heavenshield92 trong 06 Tháng Sáu, 2010, 10:48:17 am
Em có 1 thắc mắc nho nhỏ là khi phi công Mỹ bị bắn rơi thì thường được trực thăng giải cứu. Vậy thì rada cảnh giới của ta không phát hiện ra hay là ta bỏ qua. Trực thăng bay chậm như vậy thì nhân dân cũng nhìn thấy và cac trạm quan sát bằng mắt của ta nữa chứ. Có 2 hướng là từ Thái Lan qua và từ TSB tới, không tính trường hợp rơi ở khu vực rừng núi xa xoi nhưng còn những trường hợp khác rơi ở đồng bằng Bắc Bộ thì sao ạ. Vậy sự thật là thế nào, chẳng lẽ ta lại bỏ qua mục tiêu ngon ăn như vậy, dùng 12ly7 cũng diệt được mà.
Mình may mắn được xem 1 buổi thuyết trình của không quân Mỹ (USAF). Qui trình giải cứu này huy động 1 lực lượng không nhỏ. Phi công sau khi bị bắn hạ phải ngay lập tức xác định tình hình chung quanh, đồng thời ngụy trang và lẩn tránh các lực lượng tiềm kiếm của đối phương. Một đơn vị trinh sát sẽ được USAF tung ra để xác định các đơn vị tìm kiếm của đối phương và báo bằng mật mã qua radio 1 chiều với phi công (phi công không được liên lạc qua radio để tránh bị phát hiện). Trong thời gian tổ giải cứu chuẩn bị, lực lượng đánh lạc hướng sẽ kéo lực lượng tìm kiếm của đối phương sang nơi khác. Lực lượng giải cứu được dẫn đầu bằng 1 loạt máy bay chiến đấu và trực thăng thực hiện nhiệm vụ CAS (hỗ trợ mặt đất) quần đảo bắn phá làm rối loạn đối phương và CAP (tuần tra bầu trời để đề phòng máy bay đối phương), ngay sau lực lượng này là đơn vị trực thăng giải cứu bay ở tầm rất thấp và tốc độ rất cao lao vào khu vực giải cứu phi công. Ngoài các nhân viên y tế, các trực thăng này mang theo 1 đơn vị vũ trang. Đội giải cứu bắt phi công giao vũ khí, nằm úp xuống đất (đề phòng quân địch giả dạng), kéo lên trực thăng rồi tất cả cùng biến  ;D
Thực sự không dễ để núm được tổ giải cứu này. Phần vì họ có đánh lạc hướng và máy bay áp chế, phần nữa là các trực thăng này bay rất thấp và nhanh nên khó bắn (chỉ khoảng 15m phía trên mặt đất, ở tốc độ hơn 250km/h,thời gian nhìn thấy và bắn được trực thăng rất ngắn). Phần nữa là đơn vị vũ trang đi kèm trút đạn như vãi xuống (các trực thăng này có trang bị súng máy kiểu Gatling M134), lính của đơn vị này được huấn luyện như lực lượng đặc biệt, thời hoạt động ở Việt Nam ta thường trang bị CAR-15 bắn cực nhanh, M-60 cưa nòng và 1 mớ M-79. Thấy địch bắn rát rạt như thế thì ta cũng... ngán chứ ;D Đội giải cứu phi công này kiếm hơn 50% Huân Chương Chữ Thập của không quân Mỹ (Huân Chương Chữ Thập chỉ thấp hơn Huân Chương Danh Dự của Quốc Hội Mỹ trao tặng)


Tiêu đề: Phần 1: những vụ không chiến không bình thường
Gửi bởi: heavenshield92 trong 06 Tháng Sáu, 2010, 12:08:36 pm
Theo đề nghị của bác Chiangsan, em xin đóng góp vài bài giới thiệu về các loại máy bay chiến đấu của cả 2 bên trong chiến tranh trên bầu trời miền Bắc. Phạm vi là các máy bay có tham gia không chiến trên bầu trời Việt Nam, với tiêu chí là có bắn rơi ít nhất 1 máy bay có cánh cố định của đối phương trở lên.
Em xin bắt đầu với các máy bay Mỹ, bắt đầu với các máy bay không bình thường  ;D (phần sau của các máy bay tiêm kích truyền thống em sẽ cố nêu vai trò, ưu nhược điểm, so sánh)
1.UH-1
-Loại: trực thăng đa dụng
-Chiều dài: 17.4m
-Sải cánh:14.63m
-Chiều rộng: 2.62 m
-Chiều cao: 4.39 m
-Trọng lượng rỗng: 2,365 kg
-Trọng lượng cất cánh tối đa: 4,309 kg
-Động cơ: 1 động cơ Lycoming T53-L-11 turboshaft, 820 kW
-Tốc độ tối đa: 217 km/h
-Phạm vi hoạt động: 507 km
-Trần bay: 5,910 m
-Khả năng tăng độ cao: 8.92 m/s
Rất kỳ lạ khi UH-1 lại rơi vào danh sách này. Nhưng ngày 12/1/1968, một chiếc UH-1 thuộc quyền quản lý của CIA đã bắn rơi một máy bay AN-2 trên bầu trời Bắc Việt Nam. Địa điểm cụ thể, tên phi công, nhiệm vụ không được tiết lộ.

2.A-1 Skyraider
-Loại: Máy bay cường kích cánh quạt
-Chiều dài: 11.84m
-Sải cánh:15.25m
-Chiều cao: 4.78 m
-Trọng lượng rỗng: 5429 kg
-Trọng lượng cất cánh tối đa: 8213kg
-Động cơ: 1 động cơ Wright R-3350-26WA, 2,000 kW
-Tốc độ tối đa: 518 km/h
-Phạm vi hoạt động: 2,115 km
-Trần bay: 8,685 m
-Khả năng tăng độ cao: 14.5 m/s
-Vũ khí: 4 pháo tự động Hispano-Suiza HS.404 20mm cùng 3600kg các loại vũ khí không đối đất
A-1 bắn rơi 2 MiG-17
-Vụ thứ 1: Ngày 20 tháng 1 năm 1965, khi đang bay ngang qua phía bắc Thanh Hoá, phi đội VA-25 cất cánh từ tàu sân bây Midway bị MiG-17 chặn đánh . Một chiếc MiG-17 tập kích 2 chiếc A-1H nhưng đều bắn trượt. Chiếc MiG-17 này sau đó tấn công 2 chiếc A-1H của trung uý Johnson và Hartman, Johnson và Hartman giảm tốc độ thật chậm và ngoặt gấp. Chiếc MiG-17 sau khi bắn trượt 1 loạt đạn vọt lên cao rồi lướt nhanh qua mũi 2 chiếc A-1H, Johnson và Hartman cùng lúc bắn tất cả 4 khẩu pháo 20mm, chiếc MiG-17 bị trúng đạn, phát nổ và đâm xuống đồng ruộng, phi công không kịp nhảy dù.
-Vụ thứ 2: Ngày 9 tháng 10 năm 1966, phi đội VA-176 cất cánh từ tàu sân bay Intrepid để hỗ trợ tổ giải cứu phi công Mỹ bị bắn rơi. Khi bay ở gần Hà Nội, 2 chiếc A-1H của trung úy Cook và Wiley bị 2 chiếc MiG-17 chặn đánh, 2 chiếc A-1H khác của trung úy Patton và Russel lao vào giải cứu, 2 chiếc MiG-17 này do không nhận ra Patton và Russel đang lao xuống đã không kịp tránh. Một chiếc bị bắn rơi, chiếc còn lại bị thương, không rõ có rơi hay không

3.A-4 Skyhawk
-Loại: Máy bay cường kích phản lực
-Chiều dài: 12.22m
-Sải cánh:8.38m
-Chiều cao: 4.57 m
-Trọng lượng rỗng: 4750 kg
-Trọng lượng cất cánh tối đa: 8318kg
-Động cơ: 1 động cơ Pratt & Whitney J52-P8A, 41kN
-Tốc độ tối đa: 1077 km/h
-Phạm vi hoạt động: 3220 km
-Trần bay: 12880 m
-Khả năng tăng độ cao: 43 m/s
Ngày 1 tháng 5 năm 1967, 1 chiếc A-4C số 148609 thuộc phi đội VA-76 do trung uý Swartz làm nhiệm vụ tấn công sân bay Kép thì bị 2 máy bay MiG-17 đuổi theo từ phía sau. Swartz lượn chữ G để tránh 2 chiếc MiG này, xui rủi thế nào mà Swartz lại vòng được ngay ra sau lưng 2 chiếc MiG, anh ta phóng 1 loạt rocket 3.5" mang đầu đạn nổ (loại dùng để tấn công mặt đất) 1 quả rocket đâm trúng vào chiếc MiG-17, phá nát nó ngay giữa không trung. Đây là lần đầu tiên A-4 bắn rơi máy bay đối phương (chỉ có 2 vụ trong lịch sử, lần còn lại là phi công Israel bắn rơi 2 chiếc MiG-17).


Tiêu đề: Phần 2: F-4 "Con Ma"- Những sai lầm chết người
Gửi bởi: heavenshield92 trong 11 Tháng Sáu, 2010, 12:23:14 pm
Lực lượng không quân của Mỹ bước vào bầu trời Việt Nam dưới chính sách quốc phòng chú trọng phòng thủ bằng sức mạnh hạt nhân vốn đã kéo dài suốt thật niên 50 cùng với những suy đoán rằng thời kỳ của dogfight đã kết thúc. Chính vì vậy, cả máy bay của không quân lẫn hải quân đều không được thiết kế để cận chiến trên không hoặc đối phó với những chiếc máy bay có khả năng này. Ví dụ như F-105 được thiết kế hết sức kém cơ động nhưng có tải trọng cao, mục đích là để ném bom hạt nhân tầm rất thấp ở tốc độ gần tốc độ âm thanh. Những chiếc F-4 lại được thiết kế như 1 dàn phóng tên lửa công nghệ cao biết bay. Tầm nhìn phía sau rất hạn hẹp, động cơ J-79 tạo ra khói mù mịt ngay cả khi không bật afterburner khiến F-4 trở thành 1 cái bia di động rất dễ nhìn thấy cho cả phi công MiG và pháo phòng không Bắc Việt. Theo bản báo cáo của không quân, có thể nhìn thấy được F-4 từ khoảng cách đến 45 km tuỳ theo thời tiết và góc nhìn nhờ cái đuôi khói đen đặc trưng. Dù có động cơ mạnh và tải nhẹ, nhưng độ linh động của F-4 chỉ tương đương với MiG-21 và kém hơn MiG-17. Trong một bản báo cáo được giải mật của không quân, trong đó so sánh khả năng của F-4C và MiG-21, các chuyên gia quân sự đã viết rằng: “F-4C chỉ chiếm được lợi thế khi tấn công ở tầm xa (dùng tên lửa dẫn đường bằng radar-hvshield) và là người bắn trước”. Nói cách khác, nếu F-4 bị MiG kéo vào cận chiến, có nhiều khả năng F-4 sẽ là kẻ bị hạ. Chưa đủ tồi tệ, nhưng phiên bản đầu tiên của F-4 còn không có nổi 1 khẩu pháo gắn trong để tự vệ. Vấn đề thiếu pháo trở nên trầm trọng khi tên lửa AIM-9B có tầm bắn tối thiểu là 600m.  Vậy nên F-4 có ở ngay sau đít MiG nhưng khoảng cách ngắn hơn 600m thì F-4 chỉ có thể...  nhìn. Điều này tạo nên một nghịch lý cười ra nước mắt, những chiếc F-105 mà đáng lẽ ra F-4 phải bảo vệ lắm khi “cứu bồ” cho F-4 bằng khẩu pháo 20mm của mình. Các kỹ sư Mỹ nghĩ ra biện pháp tạm thời là dùng cannon pod (cái này em không tìm ra thuật ngữ tương đương) kiểu SUU-16 gắn vào giá chính giữa máy bay. Nhưng việc này làm giảm độ linh động và tăng độ tiêu hao nhiên liệu vì cannon pod có độ cản không khí lớn. Vấn đề vẫn chưa xong ở đó, F-4 không được thiết kế để dùng pháo nên cũng chẳng có thiết bị ngắm cho pháo. Thành thử các phi công đành phải bắn “đoán”. Những chiếc F-4D sau này dùng cannon pod SUU-23 có thiết bị ngắm. Dù chỉ là biện pháp tạm thời, những chiếc máy bay kiểu này cũng hạ được 10 MiG từ 1965-1968.
Nói rằng F-4 có lợi thế khi phóng tên lửa từ tầm xa không có nghĩa là tên lửa hoạt động tốt. Những tên lửa AIM-7E có radar dẫn đường bán chủ động được F-4 mang theo có hiệu quả rất thấp. Trong 224 quả bắn từ đầu cuộc chiến năm 65 cho đến tháng 3 năm 68, chỉ có 20 quả trúng mục tiêu, tức 8.9%. Hiệu quả thấp như vậy là do radar của máy bay không thể chỉ dẫn cho tên lửa liên tục vì bản thân máy bay phải cơ động liên tục để tránh MiG và pháo cao xạ cùng tên lửa phòng không các kiểu. Các phi công cũng không quen với loại tên lửa này, lỗi của phi công chiếm 33% các trường hợp tên lửa chệch mục tiêu. Giới chức không quân khá đau đầu khi loại tên lửa thế hệ đầu AIM-4 Falcon cũng còn trúng mục tiêu 4 quả trong số 43 quả bắn đi, tức 10.7%. AIM-9B cũng chẳng khá khẩm gì hơn, trong số 175 quả phóng đi chỉ 25 quả trúng mục tiêu, tức 16%. Hiệu quả quá thấp của những loại tên lửa này có chung từ một lí do: chúng không được thiết kế để hạ các máy bay chiến đấu linh động mà để tiêu diệt các máy bay ném bom chiến lược tầm cao. Các phi công cũng được huấn luyện để phóng tên lửa vào các mục tiêu này. Thực tế họ đối diện hoàn toàn khác hẳn.
(còn tiếp)


Tiêu đề: Ngày 05/11/66
Gửi bởi: chiangshan trong 21 Tháng Sáu, 2010, 04:18:00 pm
Theo LS dẫn đường KQ:

Ngày 5 tháng 11 năm 1966, kíp trực Ban Dẫn đường Quân chủng dẫn chính. Từ sân bay Nội Bài đôi bay MiG-21 thứ nhất: Bùi Đình Kình và Đồng Văn Song cất cánh lúc 14 giờ 30 phút , đôi bay thứ hai: Lê Trọng Huyên-Trần Thiện Lương cất cánh sau 4 phút. Đôi bay thứ nhất được dẫn vào tiếp cận trên đoạn Hàm Yên-văn Yên, phát hiện EB-66, 10km có F-4 yểm hộ. Nhưng không thấy hết đội hình của chúng, nên khi vào công kích, ta chưa kịp bắn thì đã bị địch ở phía sau bắn lên, đôi thứ nhất phải nhảy dù. Còn đôi bay thứ hai, do bị dẫn vào quá lạc hậu (cách phía sau địch quá xa), không quan sát, phát hiện được địch, nên đã không yểm hộ được cho đôi bay thứ nhất.

Theo Clashes:

Ngày 05/11/66, biên đội Opal gồm 4 F-4C đang hộ tống 1 EB-66 yểm trợ khu vực Route Package VI. F-4 phát hiện mục tiêu trên radar cách đó khoảng 22 dặm đang đổi hướng và tiếp cận. Ngay sau đó Opal 1 thấy 1 MiG-21 bên phải. MiG bỏ qua Opal 1 và ngoặt gấp vào phía sau EB-66 và bắn 1 quả Atoll. Opal 1 báo động và chiếc EB-66 bổ nhào gấp về bên phải. Quả Atoll trượt nhưng MiG tiếp tục bám đuôi EB-66 còn Opal 1 bám theo MiG. Chiếc MiG-21 thứ 2 xuất hiện và bám theo Opal và Opal 2 bám theo chiếc MiG thứ 2. Trận đánh lúc này thành 1 chuỗi: EB-66, MiG-21, Opal 1, MiG-21, Opal 2 bay theo vòng xoắn xuống thấp và ở cự ly gần. MiG giảm lực đẩy để giữ ở sau chiếc EB-66 bay chậm, trong khi Opal 1 và Opal 2 cố gắng cơ động để giữ ở sau MiG và đủ cự ly tối thiểu để bắn tên lửa.

Opal 1 định bắn 1 quả AIM-7 nhưng động cơ tên lửa hỏng. Opal 1 định bật công tắc chuyển sang AIM-9 nhưng thay vào đó lại vô hiệu hóa (disarmed) hệ thống nên lại chuyển về AIM-7 và bắn quả AIM-7 thứ 2. Tên lửa bay vọt qua MiG nhưng không nổ, MiG tiếp tục bám theo EB-66. Opal 1 lúc này ở gần chiếc MiG đến mức anh ta bay cạnh với cánh nằm chồng lên nhau nhằm buộc phi công BVN phải tách ra. MiG tách ra nhưng ngay lập tức vòng trở lại chiếc EB-66. Opal 1 một lần nữa tụt lại phía sau để tăng cự ly giãn cách, radar lock hoàn toàn và bắn quả AIM-7 thứ 3 bay sát MiG nhưng lại không nổ. Khi EB-66 bay vào một đám mây mỏng ở độ cao 9000ft, Opal 1 yêu cầu họ ngặt sang trái. CHiếc EB-66 làm vậy và kéo cao.

Chiếc MiG đầu tiên bỏ qua EB-66 và tiếp tục bay vòng xoắn xuống thấp. Opal 1 bám theo bắn quả AIM-7 cuối cùng, ban đầu có vẻ trượt và nổ phía trước chiếc MiG. Đột nhiên chiếc MiG thất tốc rất nhanh, rõ ràng là vì động cơ tắt do mảnh vỡ và khói từ vụ nổ của quả AIM-7 và phi công nhảy dù.

Trong khi đó, chiếc MiG thứ 2 từ bỏ tấn công Opal 1 và kéo cao, vẫn ở trước mặt Opal 2. Opal 2 cơ động theo, kéo cần lái thu về hết cỡ để giữ máy bay ngoài cự ly tối thiểu của AIM-9 và bắn 1 quả AIM-9 nổ gần đuôi chiếc MiG. Trong khi đang cơ động để tăng tốc trở lại, Opal 2 thấy chiếc MiG với buồng lái trống không và phi công đang nhảy dù.

Trong trận đánh này, khi F-4 bắn rơi MiG, cả 2 chiếc đều ở quá gần MiG đến mức họ phải thực hiện 1 loạt thao tác bay xoắn ốc để giữ cự ly đủ xa cho tên lửa. Rõ ràng lúc này MiG đã hiểu rằng F-4 không có cannon và không thể bắn vào họ ở cự ly gần, và đã có sự thay đổi đáng kể trong bình luận của các phi công KQ sau trận đánh. Nếu như đầu chiến tranh các phi công F-4 bị chia rẽ thfi từ tháng 5/66 trở đi, tất cả đều cho rằng F-4 cần có cannon. Điều này phản ánh sự gia tăng các trận đụng độ với MiG-21 và thực tế là F-4 rất khó tấn công thành công những chiếc MiG-17 bay thấp và có thể ngoặt gấp bằng những quả tên lửa không đáng tin cậy.

Đến tháng 10/66 MiG đã hoàn thiện cách đánh sẽ được giữ cho đến hết Rolling Thunder. Từ thời điểm này, MiG-17 chiến đấu ở độ cao thấp còn MiG-21 ở độ cao lớn, và khi máy bay Mỹ phóng tên lửa, chiến thuật của họ (nếu nhìn thấy tên lửa) là ngoặt gấp và bổ nhào thấp. MiG có vẻ cũng hiểu rõ nhiệm vụ chính của mình là ngăn cản việc ném bom, khi cuộc tấn công của họ buộc 1 phi đội không kích phải vứt bỏ bom, MiG sẽ ngừng và chuyển sang các phi đội mang bom khác. Để chống lại chiến thuật này, các phi đội ném bom bắt đầu thả thùng dầu phụ trước khi gặp MiG, hy vọng MiG sẽ nhầm chúng với bom.


Theo USAF F-4 MiG Killers, F-4C 63-7541 mật danh Opal 1 do thiếu tá James E. Tuck và trung úy John J. Rabeni, Jr lái và F-4C 63-7535 mật danh Opal 2 do trung úy Wilbur J. Latham, Jr và trung úy Klaus J. Klaus lái. Cả 2 chiếc đều thuộc không đoàn 480, phi đoàn 366 KQ Mỹ ở căn cứ Đà Nẵng.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/usaf_pilot_66-11-05.jpg)

2 tổ bay Mỹ trong trận đánh ngày 05/11/66

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/f-4c_63-7541_66-11-05.jpg)

Opal 1

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/f-4c_63-7535_66-11-05.jpg)

Opal 2


Tiêu đề: Re: Phần 2: F-4 "Con Ma"- Những sai lầm chết người
Gửi bởi: Mèo Sạch Thỉu trong 20 Tháng Bảy, 2010, 10:15:50 pm
Lực lượng không quân của Mỹ bước vào bầu trời Việt Nam dưới chính sách quốc phòng chú trọng phòng thủ bằng sức mạnh hạt nhân vốn đã kéo dài suốt thật niên 50 cùng với những suy đoán rằng thời kỳ của dogfight đã kết thúc. Chính vì vậy, cả máy bay của không quân lẫn hải quân đều không được thiết kế để cận chiến trên không hoặc đối phó với những chiếc máy bay có khả năng này. Ví dụ như F-105 được thiết kế hết sức kém cơ động nhưng có tải trọng cao, mục đích là để ném bom hạt nhân tầm rất thấp ở tốc độ gần tốc độ âm thanh. Những chiếc F-4 lại được thiết kế như 1 dàn phóng tên lửa công nghệ cao biết bay. Tầm nhìn phía sau rất hạn hẹp, động cơ J-79 tạo ra khói mù mịt ngay cả khi không bật afterburner khiến F-4 trở thành 1 cái bia di động rất dễ nhìn thấy cho cả phi công MiG và pháo phòng không Bắc Việt. Theo bản báo cáo của không quân, có thể nhìn thấy được F-4 từ khoảng cách đến 45 km tuỳ theo thời tiết và góc nhìn nhờ cái đuôi khói đen đặc trưng. Dù có động cơ mạnh và tải nhẹ, nhưng độ linh động của F-4 chỉ tương đương với MiG-21 và kém hơn MiG-17. Trong một bản báo cáo được giải mật của không quân, trong đó so sánh khả năng của F-4C và MiG-21, các chuyên gia quân sự đã viết rằng: “F-4C chỉ chiếm được lợi thế khi tấn công ở tầm xa (dùng tên lửa dẫn đường bằng radar-hvshield) và là người bắn trước”. Nói cách khác, nếu F-4 bị MiG kéo vào cận chiến, có nhiều khả năng F-4 sẽ là kẻ bị hạ. Chưa đủ tồi tệ, nhưng phiên bản đầu tiên của F-4 còn không có nổi 1 khẩu pháo gắn trong để tự vệ. Vấn đề thiếu pháo trở nên trầm trọng khi tên lửa AIM-9B có tầm bắn tối thiểu là 600m.  Vậy nên F-4 có ở ngay sau đít MiG nhưng khoảng cách ngắn hơn 600m thì F-4 chỉ có thể...  nhìn. Điều này tạo nên một nghịch lý cười ra nước mắt, những chiếc F-105 mà đáng lẽ ra F-4 phải bảo vệ lắm khi “cứu bồ” cho F-4 bằng khẩu pháo 20mm của mình. Các kỹ sư Mỹ nghĩ ra biện pháp tạm thời là dùng cannon pod (cái này em không tìm ra thuật ngữ tương đương) kiểu SUU-16 gắn vào giá chính giữa máy bay. Nhưng việc này làm giảm độ linh động và tăng độ tiêu hao nhiên liệu vì cannon pod có độ cản không khí lớn. Vấn đề vẫn chưa xong ở đó, F-4 không được thiết kế để dùng pháo nên cũng chẳng có thiết bị ngắm cho pháo. Thành thử các phi công đành phải bắn “đoán”. Những chiếc F-4D sau này dùng cannon pod SUU-23 có thiết bị ngắm. Dù chỉ là biện pháp tạm thời, những chiếc máy bay kiểu này cũng hạ được 10 MiG từ 1965-1968.
Nói rằng F-4 có lợi thế khi phóng tên lửa từ tầm xa không có nghĩa là tên lửa hoạt động tốt. Những tên lửa AIM-7E có radar dẫn đường bán chủ động được F-4 mang theo có hiệu quả rất thấp. Trong 224 quả bắn từ đầu cuộc chiến năm 65 cho đến tháng 3 năm 68, chỉ có 20 quả trúng mục tiêu, tức 8.9%. Hiệu quả thấp như vậy là do radar của máy bay không thể chỉ dẫn cho tên lửa liên tục vì bản thân máy bay phải cơ động liên tục để tránh MiG và pháo cao xạ cùng tên lửa phòng không các kiểu. Các phi công cũng không quen với loại tên lửa này, lỗi của phi công chiếm 33% các trường hợp tên lửa chệch mục tiêu. Giới chức không quân khá đau đầu khi loại tên lửa thế hệ đầu AIM-4 Falcon cũng còn trúng mục tiêu 4 quả trong số 43 quả bắn đi, tức 10.7%. AIM-9B cũng chẳng khá khẩm gì hơn, trong số 175 quả phóng đi chỉ 25 quả trúng mục tiêu, tức 16%. Hiệu quả quá thấp của những loại tên lửa này có chung từ một lí do: chúng không được thiết kế để hạ các máy bay chiến đấu linh động mà để tiêu diệt các máy bay ném bom chiến lược tầm cao. Các phi công cũng được huấn luyện để phóng tên lửa vào các mục tiêu này. Thực tế họ đối diện hoàn toàn khác hẳn.
(còn tiếp)

Vậy theo bác thì không chiến ngoài tầm nhìn BVR, liệu Mig21 có lợi thế hơn chăng và tỉ lệ bắn hạ lẫn nhau theo số liệu của hai bên là ntn ... Các số liệu của bác đưa ra theo em mang tính cực đoan .. không từ cái nhìn hai chiều ..


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: tientt82 trong 21 Tháng Bảy, 2010, 12:58:59 am
Bác Mèo Sạch Thỉu thử nêu 1 vài lập luận để chứng minh ý kiến của bác đi

Cá nhân em thấy bài bác heavenshield thuyết phục
Trong thời gian đối đầu F-4; Mig-21 là máy bay dogfight thuần túy

http://www.quansuvn.net/index.php/topic,3290.msg78563.html#msg78563


Tiêu đề: Re: Phần 2: F-4 "Con Ma"- Những sai lầm chết người
Gửi bởi: nkp trong 21 Tháng Bảy, 2010, 10:36:38 am
Theo USAF F-4 MiG Killers, F-4C 63-7541 mật danh Opal 1 do thiếu tá James E. Tuck và trung úy John J. Rabeni, Jr lái và F-4C 63-7535 mật danh Opal 2 do trung úy Wilbur J. Latham, Jr và trung úy Klaus J. Klaus lái. Cả 2 chiếc đều thuộc không đoàn 480, phi đoàn 366 KQ Mỹ ở căn cứ Đà Nẵng.
(còn tiếp)
Phi Đoàn 480, thuộc Không Đoàn 366, thì đúng hơn. Tình Thân, NKP.


Tiêu đề: Ngày 04/12/1966
Gửi bởi: chiangshan trong 07 Tháng Tám, 2010, 11:16:19 am
Theo LS e923: Ngày 4 tháng 12 năm 1966, hai biên đội MIG-17 do Huyền, Cung, Mai, Kỷ và Trung – Dỵ - Dung - Sỹ cất cánh đánh địch trên vùng trời Bắc Ninh, Vĩnh Phú . Kết quả ta bắn rơi một máy bay F-105.

Phía Mỹ không ghi nhận tổn thất nào về máy bay trong ngày 04/12/1966.

Theo Aces&Aerial Victories:

Ngày 04/12/1966, thiếu tá Roy S. Dickey thuộc không đoàn 388 ở căn cứ Korat bay cùng biên đội 4 F-105 có nhiệm vụ không kích nhà ga ở phía bắc HN khoảng 2 dặm. Khi tới nơi, biên đội thấy 4 chiếc MiG-17 ở ngay phía trên mục tiêu, thấp hơn độ cao của họ vài ngàn ft. Sau khi ném bom, Dickey thấy MiG ở hướng 2h đang tấn công số 3. Dickey đang ở cách phía sau khoảng 2000ft và hơi cao hơn vị trí 4h so với chiếc MiG. Anh ta bắt đầu khai hỏa canon 20mm khi tiếp cận tới cự ly 700ft. Dickey ngừng bắn khi thấy cánh chiếc MiG bốc cháy. Toàn bộ phần thân phía sau cockpit chìm trong lửa. Chiếc MiG lộn về bên phải và bắt đầu lộn xoáy. Lần cuối cùng Dickey nhìn thấy chiếc MiG đang lao xoáy về bên phải ở 3500ft.

Trong lúc đó 1 chiếc MiG khác bắt đầu khai hỏa vào Dickey từ hướng 6h. Dickey nhanh chóng bổ nhào, cải bằng ở 50ft và mất dấu chiếc MiG này.


Theo USAF F-4&F-105 MiG Killers, F-105D 62-4278 mật danh Eglin 4 thuộc phi đoàn 469, không đoàn 388 KQ Mỹ ở căn cứ Korat (TL). Đây là kill cuối cùng của KQ Mỹ trong năm 1966.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/f-105d_62-4278_66-12-04.jpg)

Như vậy ta claim 1 F-105, Mỹ claim 1 MiG-17. Không bên nào có xác nhận của đối phương.


Tiêu đề: Ngày 05/12/1966
Gửi bởi: chiangshan trong 07 Tháng Tám, 2010, 11:27:24 am
Theo LS dẫn đường KQ:

Ngày 5 tháng 12 năm 1966, ngay từ sáng địch đã cho trinh sát điện tử RB-66 (Bản can trận đánh) có tiêm kích yểm hộ từ Sầm Nưa vào hoạt động tại khu vực Chợ Đồn-nghĩa Lộ. Theo quy luật, cường kích của chúng sẽ bay theo đường Mộc Châu - Yên Bái - Tuyên Quang, rồi men theo triền phía tây Tam Đảo xuống đánh các mục tiêu phía bắc, sát Hà Nội. Thủ trưởng trực chỉ huy Quân chủng Nguyễn Văn Tiên quyết định cho MiG-21 đánh, đồng thời yêu cầu MIG-17 phải sẵn sàng. Kíp trực ban dẫn đường Quân chủng chịu trách nhiệm dẫn chính: Nguyễn Văn Chuyên, Phạm Từ Tịnh tại sở chỉ huy, Lê Thành Chơn trên hiện sóng. 8 giờ 55 phút địch gần đến Sơn Dương, sở chỉ huy cho đôi bay MiG-21: Nguyễn Đăng Kính và Bùi Đức Nhu cất cánh từ Nội Bài, hướng xuất kích 310 độ và lên độ cao 3.000m. Địch qua Sơn Dương, không vòng phải như ta dự tính mà vòng trái quay ra. 8 giờ 58 phút, chúng đột ngột vòng trái, quay xuống. Ta cho ngay MiG-21 vòng phải 2 lần 180 độ tại Lập Thạch. Khi địch bay xuống gần đến Lập Thạch thì MiG-21 được dẫn vào tiếp địch. 9 giờ 02 phút, phi công Nguyễn Đăng Kính phát hiện F-105, 5km và hạ ngay 1 chiếc với tốc độ chênh lệch khi phóng tên lửa lên tới 300km/h. Tốp cường kích vứt bom, vòng phải quay ra. MiG-21 vòng lên Sơn Dương đuổi theo, rồi mới thoát ly về. 8 giờ 58 phút, Sở chỉ huy Quân chủng cho biên đội MIG-17: Hồ Văn Quỳ, Nguyễn Thái Hôn, Nguyễn Văn Bảy và Võ Văn Mẫn cũng cất cánh từ Nội Bài và được dẫn vào khu vực Vĩnh Yên - Phúc Yên, độ cao 1.000m, sẵn sàng đánh địch xuống thấp, nhưng bị MiG-21 đánh, chúng đã quay ra hết.

Đây cũng là trận đánh mà các kíp trực ban dẫn đường đã thực hiện dẫn thành công 2 tốp cùng làm nhiệm vụ đánh địch trên một hướng, tại 2 khu chiến cách nhau 20km, chênh lệch độ cao 2.000m và gián cánh thời gian chỉ khoảng 2 phút.


Theo LS e921 thì trận này ta bắn rơi 2 F-105D, chiếc thứ 1 bị bắn rơi trong trận đánh buổi sáng (không rõ người bắn, theo LS dẫn đường KQ ở trên là Nguyễn Đăng Kính), chiếc thứ 2 do Vũ Ngọc Đỉnh bắn rơi trong trận đánh buổi chiều. Cả 2 chiếc đều bị hạ bằng tên lửa.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/vu_ngoc_dinh-2.jpg)(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/nguyen-dang-kinh_66-04-26-1.jpg)

Vũ Ngọc Đỉnh (trái) và Nguyễn Đăng Kính (phải)

Theo VN Air Losses, Mỹ công nhận bị MiG bắn rơi 1 F-105 trong ngày 05/12/1966, nhưng lại là MiG-17. F-105D 62-4331 do thiếu tá Burriss Nelson Begley lái thuộc phi đoàn 421, không đoàn 388 KQ Mỹ ở căn cứ Korat (TL) làm nhiệm vụ Iron Hand đã bị MiG-17 tấn công ở độ cao 10.000ft (~300m) khu vực phía bắc Thud Ridge (dãy Tam Đảo). Begley bị trúng đạn vào đuôi và bốc cháy, đâm xuống đất cách tây nam dãy núi khoảng 25 dặm. Phi công chết.

Như vậy ta claim 2 F-105D, Mỹ công nhận 1 nhưng nguyên nhân thì khác nhau. Điều này đặt ra câu hỏi là liệu có phải ở đây có yếu tố chênh lệch múi giờ và chiếc F bị bắn rơi này có phải thực ra là ở trong trận 04/12 hay không?


Tiêu đề: Ngày 08/12/1966
Gửi bởi: chiangshan trong 07 Tháng Tám, 2010, 12:43:33 pm
Theo VN Air Losses: ngày 08/12/1966 biên đội 4 F-105D đi đầu trong đội hình không kích bị MiG-17 tấn công cách Thái Nguyên 15 dặm về phía tây bắc. F-105D 59-1725 thuộc phi đoàn 354, không đoàn 355 KQ Mỹ ở căn cứ Takhli (TL) do trung tá Donald Henry Asire, phi đoàn trưởng lái bị 1 chiếc MiG-17 truy đuổi ráo riết. Asire được cho là đã bị chiếc MiG này bắn rơi, mặc dù theo Ken Bell trong 100 Mission North thì Asire buộc phải hạ độ cao do MiG tấn công, mất điều khiển và đâm xuống đất khi chỉ thả được 1 thùng dầu phụ treo trên cánh. Phi công chết.

Dù là trường hợp nào thì chiếc F-105D cũng được tính là 1 kill cho KQNDVN.

Theo MiG-21 Units thì ngày 08/12/1966 có 2 F-105D bị bắn rơi (trong đó có chiếc của Asire), Mỹ chỉ ghi nhận mất 1 F-105D trong ngày này. Tài liệu VN không đề cập đến trận đánh.


Lưu ý: có nguồn tin cho rằng có thể người lái chiếc MiG-17 trong trận đánh này là thượng úy Vadim Petrovich Shchbakov của KQ LX. Shchbakov được cho là đã bắn rơi 6 máy bay Mỹ trong năm 1966.


Tiêu đề: Ngày 13/12/1966
Gửi bởi: chiangshan trong 07 Tháng Tám, 2010, 01:02:27 pm
Theo LS e923: Ngày 13 tháng 12 năm 1966, biên đội MIG-17 gồm 4 chiếc của ta hiệp đồng tác chiến cùng 1 biên đội 4 chiếc MiG-21 của Trung đoàn không quân 921. Kết quả biên đội MIG-17 bắn rơi một chiếc F-105 của địch.

Theo VN Air Losses, Mỹ không có tổn thất nào do MiG trong ngày này. Có 1 F-105D thuộc phi đoàn 421, không đoàn 388 KQ Mỹ ở căn cứ Korat (TL) bị bắn rơi nhưng là do SAM.


Tiêu đề: Ngày 14/12/1966
Gửi bởi: chiangshan trong 07 Tháng Tám, 2010, 01:31:41 pm
Theo LS f371:

Được sự hỗ trợ trực tiếp của Sở chỉ huy Quân chủng, chiều ngày 14 tháng 12 năm 1966, Trung đoàn 921 cho biên đội bốn chiếc MIG-21 cất cánh. Được dẫn tới khu chờ, chỉ vòng lượn có ba lần, biên đội đã phát hiện được 20 chiếc F-105 đang bay theo đội hình bàn tay xoè, hướng về phía Hà Nội. Đang ở thế có lợi, từ độ cao hơn địch, biên đội lao vào công kích ngay.

Trận đánh diễn ra chỉ trong 2 phút 30 giây, ba chiếc F-105D bị bắn rơi tại khu vực bắc dãy núi Tam Đảo, số còn lại hoảng loạn vội quăng bom tháo chạy. Biên đội trở về hạ cánh an toàn.

Trận đánh thắng này đã khẳng định thêm về chủ trương sử dụng MIG-21 đánh chặn từ xa là đúng đắn. Phát huy khí thế chiến thắng, MIG-21 liên tiếp lập công. Chỉ trong 13 ngày đầu của tháng 12 (từ ngày 2 đến ngày 14), MIG-21 đã bắn rơi 4 chiếc máy bay Mỹ, cản phá nhiều đợt tiến công của địch vào thủ đô Hà Nội. Điều quan trọng là đã hình thành được cách đánh thích hợp cho MIG-21, đó là cách đánh thọc sâu vào đội hình lớn của địch, đánh nhanh, rút nhanh, khiến chúng không kịp ứng phó. MIG-17 cũng đánh thắng liên tục, mấy trận thắng trong tháng 12 năm 1966 của MIG-17 đã buộc địch phải tìm đủ mọi cách để đối phó lại. Từ chủ động chọn mục tiêu, thời gian và lực lượng trong mỗi trận đánh và đợt đánh phá, chúng buộc phải đề phòng, tăng thêm lực lượng và tìm cách đối phó lại với MIG của ta. Từ chủ quan, ngạo mạn, phi công Mỹ đã không còn coi thường phi công ta. Bọn chúng đã gọi vùng trời Việt Trì, Tam Đảo (Vĩnh Phú) là "Thung lũng MIG". Nhiều tên rất sợ khi phải bay vào vùng này. Nhiều đợt vào đánh phá các mục tiêu ở Hà Nội và khu vực xung quanh, chúng đã chọn đường bay khác.


Theo MiG-21 Units, 1 trong 3 phi công claim bắn rơi F-105 là Đồng Văn Đe.

VN Air Losses xác nhận bị MiG bắn rơi 1 F-105D ngày 14/12/1966. F-105D 60-0502 thuộc phi đoàn 357, không đoàn 355 KQ Mỹ ở căn cứ Takhli (TL) do đại úy R. B. Cooley lái thuộc đội hình vào không kích ga Yên Viên đã bị MiG-21 tấn công ở tây nam HN 40 dặm. Cooley bị trúng tên lửa K-13 khi đang bay ở độ cao 7000ft, nhảy dù và sau đó được trực thăng cứu.

Clashes mô tả 1 trận đánh ngày 12/12, nhưng căn cứ vào diễn biến thì có lẽ ngày tháng bị nhầm, chính là trận 14/12 (ngày 12/12 cả 2 bên đều không ghi nhận gì):

Ngày 12/12 (14/12?), biên đội Fosdick gồm 4 F-105D làm nhiệm vụ đánh ga Yên Viên gần HN. Sau khi ném bom, biên đội rời khu vực và leo cao lên phía trên mây theo đội hình hàng ngang. Ngay sau khi cải bằng, 2 MiG-21 tấn công từ phía sau. F bật tăng lực cố chạy thoát và hạ thấp bay vào trong mây. Khi xuống dưới mây F bắt đầu bị cao xạ bắn mạnh. Sau khi né tránh nhiều lần và tới được dãy núi phía tây nam HN, biên đội 1 lần nữa leo lên phía trên mây. Vài giây sau Fosdick 2 thấy 1 MiG-21 bay bên cạnh và đang chuyển hướng tấn công Fosdick 4. Fosdick 2 cảnh báo, Fosdick 4 bổ nhào xuống mây với chiếc MiG đuổi theo sau. Sau đó, Fosdick 4 xuất hiện trở lại mà không thấy chiếc MiG.

Khi SAM và cao xạ giảm xuống, F bắt đầu leo cao và tản ra để cảnh giới MiG. Fosdick 2 nhìn lại phía sau và thấy 2 MiG-21, 1 tấn công Fosdick 1, 1 tấn công Fosdick 3. Trước khi Fosdick 2 kịp cảnh báo, chiếc MiG thứ 2 bắn 1 quả Atoll làm gãy đuôi Fosdick 3, chiếc MiG chuyển hướng và biến mất.

Khi Fosdick 3 nhảy dù, Fosdick 2 quay lại tấn công chiếc MiG đang bám đuôi Fosdick 1. MiG ngừng tấn công và bổ nhào với F đuổi theo sau. Fosdick 2 đang để chế độ ngắm không đối đất bắn 1 loạt 350 viên canon 20mm từ cự ly vài trăm ft nhưng không trúng. Fosdick 2 ngừng tấn công khi tới gần mặt đất và quay lại chỗ dù của Fosdick 3. Fosdick 2 lập tức bị 1 MiG-21 khác tấn công, F bật tăng lực và chạy thoát.

Fosdick 3 là F-105 đầu tiên bị MiG-21 bắn rơi sau nhiều lần MiG-21 tấn công F-105 từ phía sau. Tốc độ của F không giúp tự vệ được như mong đợi; F có tốc độ cực đại lớn hơn MiG-21 nhưng để đạt được nó F phải bật tăng lực hoàn toàn và chỉ dùng được trong vài phút. F phải đợi đến khi bị tấn công mới dùng tăng lực được, và nếu MiG-21 có thể vào gần trước khi F thấy, ưu thế vận tốc của MiG sẽ giúp vào được tầm tên lửa trước khi F đạt tới vận tốc cực đại. Khi MiG phóng tên lửa, F sẽ ở trong tình trạng "Catch-22": nếu ngoặt để tránh tên lửa, anh ta sẽ để MiG vào tới tầm canon; nếu tiếp tục bay, anh ta sẽ bị đầu dò nhiệt khóa và bắn trúng.


Clashes còn mô tả 1 trận khác ngày 14/12:

Ngày 14/12/1966, 2 MiG-21 tấn công 4 F-105 từ phía sau và trên cao. F-105 nhìn thấy ngay khi MiG vào đến tầm bắn, MiG bắn 2 Atoll khi tiếp cận nhưng trượt và tên lửa nổ phía sau. MiG tiếp tục dùng canon bắn vào F-105 đi cuối nhưng cũng trượt. Khi F-105 tìm cách truy đuổi, MiG đơn giản là vòng lại và tăng tốc vào trong mây. Viên phi công F-105 bị tên lửa và canon bắn bình luận rằng anh ta "may mắn là vẫn còn sống".

Như vậy ta claim 3 F-105D, Mỹ công nhận 1. Đây cũng là chiếc F-105 duy nhất bị bắn rơi trong ngày 14/12/1966.


Tiêu đề: Ngày 20/12/1966
Gửi bởi: chiangshan trong 07 Tháng Tám, 2010, 02:09:44 pm
Theo nhiều tư liệu, trong đó có cuốn By Sea, Air And Land - History of the US Navy in Soth East Asia của Edward J Marolda thì ngày 20/12/1966, F-4B 15-3019 do đại úy H. Dennis Wisely và trung úy David L. Jordan lái thuộc phi đoàn 114 HQ Mỹ và F-4B do trung úy David A. McRae và thiếu úy David N. Nichols thuộc phi đoàn 213 HQ Mỹ đều trên TSB Kitty Hawk hạ 2 máy bay An-2. Theo phía Mỹ, các tổ bay này được huy động khi radar của Mỹ phát hiện tín hiệu máy bay lạ. F-4 đã theo dõi An-2 tới 1 vị trí ở đông-đông bắc Thanh Hóa 25 dặm trước khi bắn hạ bằng tên lửa AIM-7E.

Theo LS dẫn đường KQ, đêm 19/12/1966, tổ bay An-2 gồm Tạ Văn Chén-Nguyễn Minh Lý-Lê Côn Sơn-Nguyễn Kim Tiến bị tiêm kích địch bắn rơi cách bờ biển Thanh Hóa 40km. Tổ bay của lái chính Đào Hữu Ngoan cũng bị truy đuổi nhưng đã kịp cơ động vòng tránh ở độ cao cực thấp, thoát ly vào bờ và hạ cánh an toàn.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 13 Tháng Tám, 2010, 05:17:04 pm
Một số thông tin từ cuốn Migs over North Vietnam (http://www.amazon.com/reader/0811706966?_encoding=UTF8&page=266#reader_0811706966). Thanks bác altus.

Liệt sỹ KQ từ 1964-1992 (bảng này không đầy đủ hết):

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/monvn_1.jpg)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/monvn_2.jpg)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/monvn_3.jpg)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/monvn_4.jpg)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/monvn_5.jpg)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/monvn_6.jpg)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/monvn_7.jpg)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/monvn_8.jpg)



Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 13 Tháng Tám, 2010, 05:18:14 pm
(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/monvn_9.jpg)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/monvn_10.jpg)

Ước tính lực lượng KQNDVN

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/monvn_11.jpg)

So sánh kết quả bắn rơi

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/monvn_12.jpg)

Số lượng MiG

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/monvn_13.jpg)


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 13 Tháng Tám, 2010, 05:19:55 pm
Thành tích của phi công (theo phía ta công bố):

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/monvn_14.jpg)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/monvn_15.jpg)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/monvn_16.jpg)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/monvn_17.jpg)


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: smilingmen trong 14 Tháng Tám, 2010, 03:59:21 am
Thành tích của phi công (theo phía ta công bố):

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/monvn_14.jpg)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/monvn_16.jpg)

Số 23 phi công Le Kien cột full kill = 1 nhưng total lại = 0? Cũng như vậy với số 77. Lỗi đánh máy hả các bác? Đọc sự kiện rời rạc thì không thật để ý, nhưng nhìn bảng thống kê tổn thất của ta năm 67 và 72 thấy sót quá.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: dongadoan trong 14 Tháng Tám, 2010, 09:11:11 am
Ptlinh đang cầm cuốn "Các liệt sĩ KQ" đấy, chiangshan! Trong đó liệt kê các LS thuộc KQ giai đoạn KCCM khá đầy đủ, chiangshan có thể căn cứ vào đó để đối chiếu với tài liệu Mỹ. ;D


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: altus trong 14 Tháng Tám, 2010, 03:24:19 pm
Cái quyển này thì toàn lấy nguồn bên ta, bọn Mỹ nhao nhao viết điểm sách chửi lão này là sao số liệu Mỹ thì không tham khảo mà cứ tin tụi VN như tin ngải.  ;D

Chắc sắp tới sẽ có "trích sách Mỹ" khẳng định bác Rạng bắn bị thương B-52.  ;) Tuy nhiên ngày tháng không được khớp cho lắm.

Lão viết MIG-21 được trang bị ra đa Fan Song.  ;D


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 24 Tháng Tám, 2010, 08:52:52 pm
Bổ sung 1 số thông tin từ cuốn Liệt sỹ KQ:

- Ngày 24/04/66: thiếu úy Nguyễn Sĩ Hiêng, phi công MiG-17 thuộc c2/e921 hy sinh trong chiến đấu ở vùng trời Hòa Bình. Phía Mỹ không ghi nhận bắn rơi MiG trong ngày này, cả 2 bên đều không có thông tin trận đánh.

Trước đó trận 23/04/66 (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,5477.msg179491.html#msg179491), Mỹ claim bắn hạ 2 MiG-17, ta không có thông tin. Trong số các phi công tham gia chiến đấu không thấy có tên LS Nguyễn Sĩ Hiêng.

- Ngày 30/04/66 (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,5477.msg187093.html#msg187093): trung úy Trần Tấn Đức, b trưởng, phi công MiG-17 thuộc e921 hy sinh trong chiến đấu trên vùng trời Nghĩa Lộ. Trận này phía Mỹ claim 1 MiG-17.

- Ngày 14/07/66 (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,5477.msg224534.html#msg224534): thiếu úy Tạ Văn Thành, phi công MiG-21 thuộc e921 hy sinh trong chiến đấu trên vùng trời Thái Nguyên. Trận này phía Mỹ claim 2 MiG-21, ta công nhận.

- Ngày 29/09/66: thượng úy Nguyễn Văn Biên, b trưởng, phi công MiG-17 thuộc c1/e923 hy sinh trong chiến đấu trên vùng trời Việt Trì, Phú Thọ. Phía Mỹ không ghi nhận bắn rơi MiG trong ngày này, cả 2 bên đều không có thông tin trận đánh.

- Ngày 04/12/66 (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,5477.msg246258.html#msg246258): thiếu úy Lưu Đức Sỹ, phi công MiG-17 thuộc c2/e923 hy sinh trong chiến đấu trên vùng trời Bắc Ninh. Trận này phía Mỹ claim 1 MiG-17.

- Đêm 19/12/66 (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,5477.msg246313.html#msg246313) thiếu úy Tạ Văn Chén, chuẩn úy Nguyễn Minh Lý, chuẩn úy Lê Côn Sơn, thiếu úy Nguyễn Kim Tiến là phi công An-2 thuộc c6/d3/e919 hy sinh khi tham gia đánh tàu biệt kích trên vùng biển Thanh Hóa. Trận này phía Mỹ claim 2 An-2.

Tính đến thời điểm được khảo sát (20/12/66), KQNDVN hy sinh 40 người, trong đó có 17 phi công tiêm kích (2 hy sinh trong huấn luyện).

Mặc dù theo tài liệu Mỹ thì việc không kích các sân bay miền Bắc bị cấm cho đến 23/04/67, nhưng trong danh sách có khoảng hơn chục trường hợp là thợ máy, lái xe... hy sinh do bom hay tên lửa, chủ yếu ở sân bay Nội Bài.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: qtdc trong 24 Tháng Tám, 2010, 11:59:11 pm
Theo hồi ức của bác Lưu Huy Chao, liệt sỹ Ngô Đoàn Nhung hy sinh khi làm nhiệm vụ trên mặt đất. Ngô Đoàn Nhung là người đầu tiên bắn rơi trực thăng của KQ Mỹ đi cứu phi công Mỹ nhảy dù. Sau trận đó anh không được bay nữa và chuyển sang công tác trên mặt đất. Như thế thì không nên tính vào VPAF Losses. Ngô Đoàn Nhung hy sinh trong một lần máy bay Mỹ ném bom vào đơn vị.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: vinaheart trong 25 Tháng Tám, 2010, 03:14:18 pm
Một số thông tin từ cuốn Migs over North Vietnam (http://www.amazon.com/reader/0811706966?_encoding=UTF8&page=266#reader_0811706966). Thanks bác altus.

Liệt sỹ KQ từ 1964-1992 (bảng này không đầy đủ hết):
(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/monvn_5.jpg)


Thanks bạn CS đã up danh sách liệt sy KQ lên.

Trong danh sách trên có một liệt sỹ phi công hy sinh năm 1972 em đã chứng kiến khi rơi và "dự" đám tang. Đó là liệt sỹ Phạm Ngọc Tâm, 28 tuổi, quê Bình Định, hy sinh 27/6/1972, lái máy bay MiG21, sân bay Gia Lâm, máy bay mới lên bị trúng tên lửa của máy bay Mỹ bắn và rơi tại Thạch Bàn - Gia Lâm, cách sân bay chừng 2-3km đường chim bay, phi công nhảy dù nhưng quá thấp dù không bung. Lúc đấy em chưa đến 2 tuổi, mới đang lẫm chẫm đi chơi ở ngõ thì nghe tiếng máy bay rồi có tiếng nổ rất to sau làng, hôm sau được anh trai cõng đi xem tang lễ chú phi công tại nghĩa trang liệt sỹ của làng, có đội tiêu binh mặc quần áo trắng vác súng tuốt lê trần. Sau này nghĩa trang chuyển về huyện em lúc đó thiếu nhi qua chơi nhìn thấy tấm bia mộ vứt lăn lóc nhưng vẫn nhớ được tên của chú phi công Phạm (Võ ?) Ngọc Tâm, quê ở Bình Định này.

Trong danh sách em thấy sau năm 75 số phi công hy sinh cũng khá nhiều, có nhiều trường hợp nhiều người hy sinh cùng ngày chắc là rơi máy bay vận tải hoặc trực thăng. Rất tiếc là trong danh sách hy sinh thời này có tên của những phi công có tiếng trong không chiến với Mỹ ngày trước như: Ngô Duy Thứ (1978), Đỗ Văn Lanh, Đinh Tôn (1980). Nếu các bác hy sinh khi luyện tập thì đáng tiếc quá. Ngoài ra còn trường hợp hy sinh khá nổi tiếng của phi công Tạ Đông Trung ở BGPN không thấy có tên các bác nhỉ.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 27 Tháng Tám, 2010, 09:25:45 pm
Ảnh hơi lớn, các bác chịu khó nhé.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/air2.gif)


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 27 Tháng Tám, 2010, 09:25:55 pm
(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/air1.gif)


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 27 Tháng Tám, 2010, 09:26:02 pm
(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/air3.gif)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/air4.gif)


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: vinasoldier trong 01 Tháng Chín, 2010, 10:33:03 pm
Các bác cho mình hỏi với,trong thống kê trên thì bác Lích hạ 2 chiếc A-1 Skyraider là máy bay cánh quạt,nhưng mình đọc trong Oai hùng KQVN thì khi bác ấy áp sát máy bay địch,bị luồng hơi phụt ra từ động cơ làm bác ấy rơi xuống vài trăm m.Vài lần như thế trước khi bác Lích hạ chúng.Thế thì máy bay ấy phải là máy bay phản lực chứ?


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 01 Tháng Chín, 2010, 11:56:08 pm
http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/200952/20091225180552.aspx

Trích dẫn
Đã sẵn sàng hy sinh, nhưng lao mãi mà vẫn không thấy trúng mục tiêu, tôi vội nhìn ra bên ngoài thì phát hiện máy bay địch đang lù lù bay phía dưới cánh tôi khoảng 8 mét. Ban đầu, tôi định cho máy bay đâm vào cánh máy bay địch và nhảy dù nhưng sau đó tôi quyết định giảm tốc độ để dùng súng tiêu diệt. Nghĩ là làm, tôi cho máy bay lùi xuống ngang tầm và giữ khoảng cách với máy bay địch chỉ hơn 10m vì sợ mất mục tiêu như lần trước.

Tôi đưa tay vào cò súng thì đột nhiên máy bay mất điều khiển, chao đảo lật nhào và rơi xuống. Tưởng bị bắn rơi nhưng không phải, do bám quá gần, máy bay tôi bị luồng khí phản lực của máy bay địch thổi chính diện nên chao đảo. Khi rơi xuống ở độ cao 4.000 mét, bất chợt tôi lại điều khiển máy bay được.

Như bác Lích kể thì cũng có thể máy bay của bác bị thất tốc vì rơi vào vùng không khí nhiễu loạn do máy bay Mỹ bay trước tạo ra.

Vấn đề là Mỹ không công nhận bị rơi chiếc nào.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: menthuong trong 02 Tháng Chín, 2010, 05:02:27 pm
Hình như cái danh: "Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc" của chủ đề này chưa mấy ổn. Nhưng sửa ra răng thì tui vẫn chưa rành!


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 03 Tháng Chín, 2010, 08:49:49 pm
Phân tích về vũ khí (theo Clashes)


F-8

...Trục trặc về cannon của F-8 không phải điều gì đáng ngạc nhiên. Ngay trước chiến tranh, khẩu cannon Colt Mark 12 của F-8 đã có tiền sử kẹt đạn, và khi F-8 đi vào tham chiến vấn đề này vẫn tồn tại. Vấn đề phổ biến nhất là kẹt dây đạn và trục trặc hệ thống khí nén nạp đạn, đặc biệt nghiêm trọng khi cơ động ở G lớn, lúc khẩu cannon đang cần nhất. Ngoài ra, thước ngắm không đối không của F-8 được thiết kế cho không chiến không đủ để ngắm khi máy bay cơ động ở mức 3 G. Trong khi nhiều trận không chiến xảy ra với mức cơ động gấp đôi như thế, phi công F-8 thường bắn theo kiểu "gió lệch Kentucky" (ý nói ngắm đón thay vì ngắm thẳng vào thân). F-8 mang từ 125 đến 144 viên mỗi khẩu, nhưng những sửa đổi - chủ yếu là về thiết bị tác chiến điện tử giảm cơ số này xuống 100 viên/khẩu, hay 6 giây bắn liên tục. Cuối cùng, những phiên bản đầu tiên của F-8 chỉ mang theo 2 AIM-9: trong khi phần lớn được chỉnh sửa để mang 4, vì nhiều lý do trong chiến đấu F-8 chỉ mang theo 2 AIM-9; trong khi đó F-4 thường mang 4 AIM-9 và 4 AIM-7.


AIM-9D

Một điều giúp cho F-8 là loại Sidewinder cải tiến được HQ Mỹ đưa ra tháng 6/1966, loại AIM-9D. Do hạn chế của những đời AIM-9 trước, HQ Mỹ đã tài trợ phát triển loại tên lửa này, với sự ưu việt vượt trội hơn AIM-9B; nó có mũi thuôn dòng (streamline) để giảm lực cản, động cơ rocket mới giúp tăng vận tốc và tầm bắn. Đầu dò nhiệt của AIM-9D được làm mát bởi nitơ lỏng để tăng độ nhạy và giúp đầu dò bắt nhiệt từ động cơ MiG dễ hơn; ngoài ra đầu dò bắt bức xạ nhiệt theo dải (sensed radiation in a band) để giảm khả năng nhiệt từ mặt đất hay mây làm chệch hướng tên lửa, và nó có diện thu hẹp hơn (narrower field of view) để giảm khả năng bị nguồn nhiệt giả thu hút. Kết quả chung của những cải tiến này là phạm vi phóng AIM-9D gấp đôi AIM-9B.

Sau 1 số khó khăn ban đầu, AIM-9D đã thành công lớn và sự kết hợp AIM-9D/F-8 giúp cho những chiếc F-8 cơ động tốt tỉ lệ kill trong không chiến tốt nhất trong bất cứ loại tiêm kích Mỹ nào; tỉ lệ này đặc biệt đáng kể nếu tính đến vấn đề trong cannon của F-8. AIM-9D sẽ có tỉ lệ trúng cao nhất trong bất cứ loại AAM nào được dùng trong Rolling Thunder, nhưng do những nguyên nhân sẽ được bàn sau, KQ Mỹ không chấp nhận AIM-9D mà vẫn tiếp tục dùng loại AIM-9B kém hơn nhiều.


F-105

...F-105 thường mang 2 AIM-9B trên mỗi giá treo ngoài cánh, nhưng do sự cứu giúp cho F-105 là tốc độ nên những giá treo gây lực cản lớn này không phổ biến, và cho đến thời điểm này trong chiến tranh (cuối 1966) F-105 hầu như không mang tên lửa trong các phi vụ không kích mà chỉ dựa vào cannon để không chiến. Cuối cùng, các không đoàn F-105 ở Thái đã phát triển loại giá treo tạo lực cản thấp để mang 1 quả AIM-9B duy nhất, nhưng phải đến giữa tháng 12/1966 ít nhất vài F-105 trong mỗi biên đội mới mang theo 1 AIM-9B.

May mắn, F-105 có khẩu cannon gắn trong tuyệt vời, M-61 Vulcan 20mm kiểu Gatling. Mang theo 1029 viên đạn với tốc độ bắn lớn (6000 viên/phút), đạn nặng và tầm bắn tối đa 3000ft (~900m), M-61 là vũ khí rất hiệu quả với 11 giây bắn liên tục - gấp đôi so với cannon của MiG. Không may là hệ thống thước ngắm không hoàn thiện của F-105 đã hạn chế nghiêm trọng khả năng của M-61 là khiến nó khó sử dụng trong không chiến.

Như mọi tiêm kích, F-105 sử dụng thước ngắm quang cho cả ném bom bổ nhào (phương pháp truyền thống) lẫn không chiến. Trong chế độ không chiến, thước ngắm của F-105 bắt mục tiêu với con quay hồi chuyển cảm nhận mức độ chuyển động của máy bay và điểu chỉnh lại để bắt vào mục tiêu. F-105 cũng có radar đo cự ly và khi kết hợp cự ly mục tiêu từ radar với điều chỉnh của con quay hồi chuyển, thước ngắm này khá chính xác.

Không may, trong chiến đấu hệ thống này không hoạt động tốt. Chế độ thông thường của F-105 cho thước ngắm khi vào đánh mục tiêu ở BVN là chế độ đối đất thay vì đối không, và chế độ này khiến thước ngắm gần như vô dụng trong không chiến. Để đối phó hiệu quả với MiG, phi công phải chuyển về chế độ đối không, nhưng việc chuyển này rất phức tạp, tốn thời gian - ngay cả trong điều kiện thường, bao gồm chuyển đổi 5 công tắc, một số ở những vị trí khó với tới trong buồng lái. Vì vậy phần lớn những lần tấn công bằng cannon của F-105 được thực hiện không qua thước ngắm - cứ hướng máy bay vào MiG, vào gần nhiều nhất có thể và xả đạn.

Vấn đề thước ngắm đặc biệt nghiêm trọng vì khẩu cannon M-61, trớ trêu thay lại là vì tính chính xác của nó. Khẩu cannon gồm 6 nòng quay, giúp nó có tốc độ bắn cao nhưng đạn ra khỏi nòng theo 1 luồng duy nhất mà hầu như không tản mát. Nếu luồng đạn găm vào mục tiêu thì mức độ tàn phá là ghê gớm, nhưng nếu luồng đạn chệch đi dù là chút ít, vẫn không có sự tản mát để tăng cơ hội trúng đích. Khẩu M-61 cũng có vấn đề về độ tin cậy, tính chung nó trục trặc khoảng 1 lần cho 8 lần bắn (12%). Cứ xem xét việc F-105 vào gần MiG như thế nào khi cố dùng cannon, những trục trặc trên đã cướp đi rất nhiều kill.

F-105 có ưu thế rõ ràng về tốc độ và gia tốc trước MiG-17, nhưng phi công hiểu rõ MiG-17 cơ động như thế nào và nếu có thể thì họ tránh sa vào đánh quần vòng, chỉ tận dụng tốc độ và gia tốc để chiến đấu hay rút chạy khỏi MiG-17, và với cannon - ngay cả khi không có tên lửa và không thước ngắm - F-105 có thể vào gần đủ để hy vọng đạt được 1 kill. Nhưng khi đối đầu với MiG-21 thì lại là 1 câu chuyện khác hẳn. MiG-21 vượt trội về khả năng tăng tốc cũng như cơ động, vì vậy F-105 gần như không có cơ hội bắn hạ bằng cannon.

Hết lần này đến lần khác trong thời kỳ này, phi công F-105 bày tỏ sự thất vọng khi không chiến mà không có tên lửa và phải sử dụng hệ thống ngắm được thiết kế rất tồi. Có lẽ họ nên biết ơn vì ít nhất cũng có cannon. Thời kỳ đầu hoạt động của F-105, một bộ phận thiết kế của KQ Mỹ đã có những nỗ lực lớn trong việc bỏ khẩu cannon cũng như thiết bị RHAW (Radar Homing And Warning, dùng để định hướng radar và cảnh báo tên lửa) cùng hệ thống dập nổ trong bình nhiên liệu - 1 biện pháp để giảm trọng lượng và tiết kiệm chi phí. CUối cùng những cái đầu lạnh đã thắng thế, những gì có thể xảy ra với những chiếc F-105 không có cannon sẽ không dễ chịu để suy ngẫm.


Vấn đề về phát hiện mục tiêu

Trong khi phi công BVN có GCI để phát hiện và dẫn họ tới máy bay Mỹ, các tiêm kích Mỹ thường xuyên phải dựa vào quan sát bằng mắt thường. Đây là 1 vấn đề nghiêm trọng: MiG có kích thước nhỏ và quan sát thấy chúng ở dưới 15000ft (~4500m) đặc biệt khó do thời tiết ở độ cao thấp - sương mù và mây thường hạn chế tầm nhìn. Ngoài ra, quan sát MiG chỉ là 1 trong rất nhiều việc mà phi công Mỹ phải làm - phải quan sát SAM và cao xạ, cũng như đội hình bay và định hướng. Vấn đề này đặc biệt nặng với những máy bay 1 chỗ ngồi như F-8 hay F-105.

F-4 và F-8 mang radar để giúp phát hiện MiG, nhưng radar chỉ kiểm soát phía trước máy bay và khả năng của nó cũng hạn chế. Hệ thống PK hỗn hợp ở tầm thấp buộc phi công phải liên tục "ngẩng đầu" - quan sát xung quanh để tìm kiếm SAM, cao xạ và MiG thay vì nhìn vào radar trong buồng lái. F-4 có phi công ngồi sau có thể dành 1 phần thời gian để quan sát radar, kết quả là hầu hết những lần phát hiện MiG trên radar là do F-4. Bay ở độ cao thấp cũng hạn chế radar do nhiễu địa vật.

Ngay cả khi bắt được mục tiêu trên radar, phi công cũng không thể khai hỏa ngay trừ vài trường hợp hiếm hoi. Thường có một số lượng lớn máy bay Mỹ và chỉ vài máy bay đối phương trên bầu trời BVN và trong Rolling Thunder không có cách nào về mặt điện tử để phân biệt máy bay Mỹ với MiG. Nhân viên radar không thể xác định máy bay nào không có tín hiệu phản hồi là địch, bộ phản hồi có thể hỏng hoặc phi công đã tắt nó đi. Do vậy để tránh tấn công nhầm, theo Luật tác chiến (Rule of Engagement) của Mỹ đòi hỏi trong phần lớn các trường hợp, mục tiêu trên radar phải được nhận diện bằng mắt thường trước khi tấn công. Quy định được điều chỉnh nhiều lần trong cuộc chiến, khi những hệ thống đáng tin cậy hơn cho thấy có thể xác định MiG về mặt điện tử, nhưng yêu cầu nhận dạng tích cực theo cách này hay cách khác trước khi bắn tên lửa vẫn được duy trì trong toàn bộ cuộc chiến.

Không may, yêu cầu trên gây ra vấn đề về chiến thuật. Để nhận diện bằng mắt thường, máy bay Mỹ phải tới đủ gần - nói chung trong vòng 1 dặm để nhận dạng loại máy bay hay phù hiệu. Điều này hạ thấp đáng kể ưu thế bắt mục tiêu từ xa trên radar F-4 với việc hạn chế cơ hội sử dụng AIM-7 bắn đối đầu và từ góc hiệu quả nhất, và mất hết cơ hội gây bất ngờ. Ngoài ra, khi phi công Mỹ tới đủ gần để nhận diện mục tiêu là MiG, anh ta thường đã quá gần để sử dụng tên lửa, điều này đặc biệt nghiêm trọng với F-4 vì thiếu cannon cho chiến đấu ở tầm gần.

Trong phòng thủ, khó khăn chính là MiG-21 với Atoll có thể tấn công rất nhanh. Ngay cả nếu phi công Mỹ nhìn thấy MiG-21 trước khi MiG khai hỏa,  họ cũng có rất ít lựa chọn vì không thể chỉ đơn giản là tăng tốc chạy - MiG-21 đã có ưu thế vận tốc và thường là máy bay Mỹ mang theo tải ngoài phải vứt bỏ trước khi tăng tốc - và khi đó thì MiG đã rất gần. Ngược lại, khi MiG-17 tấn công, nó sẽ mất khoảng 2 phút để tiếp cận từ cự ly 12000ft (khi có thể nhìn thấy lần đầu) tới 2000ft (khi có thể bắn cannon chính xác). Điều này tạo cơ hội để quan sát khá tốt. Khi phi công Mỹ nhìn thấy MiG-17, thường là vấn đề đơn giản cho họ trong việc tăng tốc bỏ đi nếu chọn không giao chiến.

1 bất lợi nữa là tầm nhìn phía sau kém của các máy bay Mỹ thời CTVN, với nắp buồng lái làm thuôn dòng với thân. Điều này tốt cho tốc độ cao nhưng giảm tầm nhìn so với những chiếc thời CT Triều Tiên. F-105 đặc biệt có tầm quan sát phía sau kém; đội hình mang ECM pod (thiết bị gây nhiễu) bay sát nhau làm tăng thêm vấn đề thì nó khiến phi công phải tập trung vào bay giữ đội hình và giảm thời gian quan sát MiG phía sau. Ngoài ra F-105 trong đội hình mang pod bay quá sát nhau, tạo ra điểm mù phía sau mà MiG có thể lợi dụng. Vấn đề này ít nghiêm trọng hơn với F-4 vì có phi công ngồi sau dành phần lớn thời gian quan sát phía sau khi vào khu vực có MiG. F-8 của HQ cũng có tầm quan sát phía sau kém nhưng phi công của họ không phàn nàn chuyện này vì nhiều lý do: họ được huấn luyện để tìm kiếm máy bay tấn công, họ bay theo đội hình được thiết kế để có tầm quan sát MiG tốt nhất và họ hiếm khi đụng MiG-21.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 03 Tháng Chín, 2010, 08:50:53 pm
Minh họa đội hình F-105 mang ECM pod.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/IMG_0001.jpg)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/IMG_0002.jpg)


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: vinasoldier trong 10 Tháng Chín, 2010, 03:55:00 pm
Cảm ơn bác TRƯA CHIỀU ĐỀU NHỊN.Bọn Mỹ không công nhận thành tích bác Lích à?Chúng có xu hướng cho rằng tổn thất của chúng là do hỏa lực mặt đất hoặc do tai nạn(Chiếm 30-50% tổn thất)(Trình độ khoa học Mỹ kém thế???)Theo mình nghĩ thì có lẽ là <<tai nạn do trúng đạn>>Có vụ chiếc F4 rơi còn hầu như nguyên vẹn mà phi công Mỹ vẫn cho là do trục trặc,sau này về thăm bảo tàng ta,tận mắt thấy dấu đạn trên máy bay,hắn mới công nhận rơi do bị bắn.Thế ngày ấy Mỹ có công nhận rơi chiếc nào không?(Do mọi nguyên nhân).Bác cho mình biết thêm về những trận 1 ta hạ 2-3 máy bay địch,như trận bác Lai,bác Trần Việt(Lần đầu xuất kích hạ 3 F4,Mỹ công nhận 2)Có trận nào 1 F4 hạ 3 Mig-17 ta không?Cảm ơn bác trước nhé!


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 10 Tháng Chín, 2010, 05:37:56 pm
Cảm ơn bác TRƯA CHIỀU ĐỀU NHỊN.Bọn Mỹ không công nhận thành tích bác Lích à?Chúng có xu hướng cho rằng tổn thất của chúng là do hỏa lực mặt đất hoặc do tai nạn(Chiếm 30-50% tổn thất)(Trình độ khoa học Mỹ kém thế???)Theo mình nghĩ thì có lẽ là <<tai nạn do trúng đạn>>Có vụ chiếc F4 rơi còn hầu như nguyên vẹn mà phi công Mỹ vẫn cho là do trục trặc,sau này về thăm bảo tàng ta,tận mắt thấy dấu đạn trên máy bay,hắn mới công nhận rơi do bị bắn.Thế ngày ấy Mỹ có công nhận rơi chiếc nào không?(Do mọi nguyên nhân).Bác cho mình biết thêm về những trận 1 ta hạ 2-3 máy bay địch,như trận bác Lai,bác Trần Việt(Lần đầu xuất kích hạ 3 F4,Mỹ công nhận 2)Có trận nào 1 F4 hạ 3 Mig-17 ta không?Cảm ơn bác trước nhé!

Quanh ngày 3/2/1966 có vài máy bay Mỹ rơi, nhưng chủng loại và/hoặc địa điểm đều không phù hợp. Cũng có khả năng 2 chiếc bị bác Lích bắn chỉ bị thương, nhưng cái này thì không kiểm chứng được.

1 F-4 (tuyên bố) hạ 3 MiG-17 hình như chỉ có Randy Cunningham trong trận 10/5/1972.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: vinasoldier trong 12 Tháng Chín, 2010, 11:18:58 pm
Bác có thương thì trót,post đủ thông tin không chiến VN cả 2 bên cho aê nhờ.Cảm ơn bác nhé!


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: baoleo trong 15 Tháng Chín, 2010, 10:14:22 am
Topic thì hay, nhưng Đồng chí chiangshan câu giờ qúa  ;)
Đề nghị đ/c chiangshan khẩn trương hoàn chỉnh topic này, để còn mở topic khác là: Đối chiếu số lượng máy bay Hoa kỳ bị bắn hạ theo số liệu của VN và HK.
Tỷ như:
Ngày 5/8/1964: số liệu của VN là 8 phi cơ Hoa Kỳ bị bắn hạ bởi AAA. Còn số liệu của HK chỉ có 2. Một là phản lực A-4 với phi công bị bắt sống là An đơ riu. Chiếc còn lại là cánh quạt AD-6 (hay A-1H) với phi công bị chết.
 ;) ;) ;)


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: vinaheart trong 15 Tháng Chín, 2010, 11:18:27 am
Nói đến viên phi công Mỹ đầu tiên bị hạ và bắt sống ở Quảng Ninh em nhớ năm ngoái ăn cưới cô bạn vì đến muộn nên ngồi cùng gia đình và được bố cô bạn kể chính ông là người phiên dịch hỏi cung viên phi công Mỹ.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 15 Tháng Chín, 2010, 09:49:51 pm
Thử nghiệm MiG

Đầu năm 1967, KQ và HQ Mỹ tiến hành thử nghiệm những chiếc MiG-17 và MiG-21 thật theo chương trình Have Drill (17) và Have Donut (21). MiG được Israel cung cấp cho phía Mỹ: MiG-21 do 1 phi công Iraq đào tẩu sang Israel tháng 8/1966 và MiG-17 do 1 phi công  Syri.

MiG-17 test cho thấy loại tiêm kích cũ của LX này vẫn là 1 đối thủ đáng gờm. Báo cáo cho biết "MiG-17 với buồng đốt tăng lực giúp nó có ưu thế trước các máy bay Mỹ có vận tốc ngoặt (turn rate) tương tự", tuy nhiên vẫn có nhiều hạn chế. Động cơ bị hạn chế ở 5 phút trong chế độ toàn phần (full power) và 3 phút khi bật tăng lực, và vận tốc cao có thể gây ra nhiều vấn đề: ở 400 knot ở độ cao thấp và trung bình MiG bắt đầu bị lắc không kiểm soát được, khiến gần như không thể giữ được thước ngắm vào mục tiêu; khi ngoặt ở trên 3,5G máy bay bị rung lắc xung quanh trục dọc thân (longitudinal) và vận tốc tối đa của MiG-17 bị hạn chế ở 575 knot do những vấn đề về điều khiển. Vũ khí của MiG-17 gồm 1 cannon 37mm và 2 cannon 23mm cũng nhận được bình luận trái ngược. Báo cáo cho biết "hiệu quả của cannon trên MiG-17 là tốt, chúng bắn chính xác và đáng tin cậy", và máy bay Mỹ phải tránh bay ngang qua "mũi súng của MiG trong vòng 5000ft khi đối đầu vì 1 phát 37mm "vàng" có thể chấm dứt trận đánh". Nhưng nhìn chung các phi công thử nghiệm cảm thấy MiG-17 có thước ngắm tồi và cannon bắn chậm, khi kết hợp với những vấn đề trong điều khiển, phi công thử nghiệm kết luận MiG-17 kém trong những trận đánh quần vòng ở tốc độ cao...

Các phi công thử nghiệm cho biết, khác với MiG-21 và các loại tiêm kích Mỹ, MiG-17 có "tầm quan sát chung [từ buồng lá] khá tốt mà không có khu mù nào phía trên đường chân trời của máy bay (horizontal plane)" (mặc dù có có tầm quan sát kém ở mũi và bên cạnh), và MiG-17 ngoặt tốt đáng kể ở vận tốc thấp hơn. Hai yếu tố này nghĩa là MiG-17 có thể tác chiến tốt trong những trận đánh quần vòng tốc độ thấp; đã hơn 1 lần phi công Mỹ ở cách 1 dặm phía sau MiG và chuẩn bị bắn tên lửa khi chiếc MiG ngoặt gấp và vòng vào đằng sau chiếc máy bay Mỹ khi anh ta bay qua. Ngay cả những phi công có kinh nghiệm cũng luôn bị ấn tượng bởi khả năng ngoặt này. 1 phi công KQ kể, "Tôi bắn 1 quả Sparrow vào 1 chiếc MiG[-17] mà tôi nghĩ là chết chắc. Tôi phóng tên lửa... khi tên lửa tăng tốc chiếc MiG bắt đầu ngoặt - [và] vừa bay qua vừa bắn vào tôi". 1 phi công F-4 của HQ kể, "Tôi thấy 2 MiG[-17] [bay đối đầu và] lao qua 200ft ở phía trên buồng lái... Tôi tập trung vào chiếc MiG [phía trước]... [Phi công sau kêu] 'MiG phía sau ta và đang bắn!' 'Không thể', tôi nghĩ, 'không chiếc máy bay nào có thể bay vòng nhanh như thế.' ... Phải, không thể, nhưng họ ở đó, bắn vào chúng tôi'. Phi công Mỹ cũng kết luận MiG-17 khó bị bắn hạ do các hệ thống của nó đơn giản và không có hệ thống thủy lực; thường để bắn hạ được thì phải phá hủy một bộ phận kết cấu chính nào đó.

MiG-21 cũng có 1 số đặc điểm như MiG-17. Ví dụ, hạn chế về động cơ; động cơ của nó tăng tốc kém và mất từ 5 tới 7s để bật tăng lực. MiG-21 không có thiết bị điều khiển bổ sung và phi công thử nghiệm thấy rất khó để cơ động ở dưới 215 knot và trên 510 knot, kể cả với 1 phi công giỏi. Ở trên 510 knot lực điều khiển lớn khiến việc điều khiển máy bay rất khó khăn và phi công không thể kéo cao với góc ngóc lớn. Ở dưới 16000ft MiG-21 bị hạn chế ở 595 knot, vận tốc thấp hơn hẳn so với tiêm kích Mỹ nếu bay ở cùng độ cao do khung thân rung lắc mạnh và những vấn đề về kết cấu.

Tầm quan sát từ buồng lái MiG-21 nhận được nhiều chỉ trích nhất. Tầm nhìn về phía sau của MiG-21 thậm chí còn tồi hơn máy bay Mỹ, với 1 nón mù 50 độ phía sau. Phi công chỉ có thể nhìn thấy mép ngoài của cánh delta quặp sau 57 độ, và biên đội trưởng không thể nhìn thấy số 2 của mình quá xa phía sau so với vị trí bay ngang hàng, do vậy chỉ có thể chỉ đạo biên đội trong những động tác cơ động đơn giản. Phi công ngồi rất thấp trong buồng lái với 1 tấm kính chống đạn dày, thước ngắm lớn và kính chống lóa (glare shield), tất cả đều làm giảm nghiêm trọng tầm quan sát phía trước. MiG-21 có nắp buồng lái hẹp, và ray của nó giảm tầm nhìn xuống dưới còn 20 độ ở bên cạnh máy bay. Ngoài ra phi công cũng có tầm nhìn lên phía trên rất hạn chế do một tấm bảo vệ đầu gắn trên ghế.

Tên lửa tầm nhiệt Atoll là vũ khí chính của MiG-21 và tầm bắn (cũng như hạn chế) cũng tương tự như loại AIM-9 mà nó nhái theo. MiG-21C mang 1 radar "High Fix" để cung cấp thông tin tầm bắn cho Atoll. Radar có tầm phát hiện mục tiêu khoảng 7km (4 dặm) nhưng không có màn radar (radar scope) mà chỉ có 1 đồng hồ để hiện khoảng cách tới mục tiêu sau khi khóa. Có 2 đèn báo tầm cho bắn tên lửa. Đèn thứ 1 bật ở khoảng 3,5km (2,7 dặm) cho biết tầm bắn tối đa (mặc dù phi công được cảnh báo không bắn ở ngoài cự ly 1,9 dặm), đèn thứ 2 bật ở 800m (3000ft) để cảnh báo phi công không bắn tên lửa do đã ở dưới cự ly tối thiểu. Kể từ lúc radar khóa mục tiêu, MiG-21 cần 3-5s trước khi nhận được chỉ thị phóng Atoll (tương đương khoảng trễ mà F-4 cần khi bắn AIM-7) và sổ tay chiến thuật của LX khuyến cáo MiG-21 nên tấn công thêm bằng cannon 30mm, bắt đầu bắn từ cách mục tiêu 3000ft. MiG-21C mang theo 1 cannon 30mm với 60 đạn, hay 5s bắn liên tục. Thước ngắm của MiG-21 cũng giống như thước ngắm của các máy bay thời CTVN được thiết kế để bắn máy bay ném bom bay thẳng và bằng, không phải cho không chiến cơ động, và phi công Mỹ đánh giá thước ngắm này là "không thích hợp" vì khi ngoặt ở trên 3G, nó không được điều chỉnh phù hợp và thước ngắm nhảy loạn lên khi cannon khai hỏa. MiG-21D đời sau có mũi lớn hơn MiG-21C, chứa radar "Spin Scan" lớn hơn. Nó có tầm sục sạo 15 dặm và khóa 10 dặm (nhưng ở dưới 10.000ft chỉ được 2-3 dặm). MiG-21D chỉ mang 2 Atoll, không có cannon.

Phi công thử nghiệm Mỹ cảm thấy ưu điểm lớn nhất của MiG-21 là nó đặc biệt khó bị quan sát thấy ở cự ly chiến đấu. Ngoài kích thước nhỏ, động cơ MiG-21 không để lại vệt khói ở bất cứ chế độ nào và nhiều lần trong cuộc thử nghiệm, cách duy nhất để nhìn thấy MiG-21 là nhìn vệt khói của động cơ chiếc tiêm kích Mỹ đang bay cùng nó. Các đặc điểm trên khiến MiG-21 đặc biệt hiệu quả khi bay ở những góc chiến đấu quan trọng: hướng đối đầu, khi MiG-21 tấn công và hướng sau đuôi khi nó chạy khỏi máy bay Mỹ. Từ những vị trí này MiG-21 gần như vô hình ở cự ly chiến đấu và điều này được ghi nhận liên tục trong những báo cáo chiến đấu và thử nghiệm của Mỹ.

Phi công thử nghiệm Mỹ cũng thấy rằng ở mọi vận tốc và cao độ - trừ những trường hợp nêu ở trên, MiG-21 có khả năng ngoặt khác thường, bất chấp những vấn đề về điều khiển. Hệ thống điều khiển vũ khí của MiG-21 được đánh giá là dễ sử dụng (mặc dù chúng phân bố ngẫu nhiên trong khắp buồng lái) và thay đổi từ tên lửa sang cannon chỉ cần 2 công tắc. MiG-21 cũng như MiG-17 được đánh giá là dễ sống sót hơn các máy bay Mỹ. MiG-21 có hệ thống điều khiển và thủy lực đơn giản, và trong khi tất cả các bề mặt điều khiển (cánh tà, cánh liệng, lái hướng, độ cao - chiangshan) đều được trợ lực bằng thủy lực, chỉ có cánh lái độ cao cần trợ lực thủy lực để bay. Thùng nhiên liệu được điều áp (?) (bladder fuel tank) của MiG-21 bảo vệ tốt khỏi đạn cháy và không như máy bay Mỹ, phi công có tấm giáp bảo vệ.

Trong khi các chương trình thử nghiệm rất có ích trong việc đưa ra những biểu đồ cơ động và nhấn mạnh được điểm yếu và sức mạnh của MiG, về chiến thuật nó hầu như không đưa ra thay đổi gì trong những phương án mà tiêm kích Mỹ được khuyến cáo sử dụng để chống lại MiG. Phi công thử nghiệm Mỹ đề xuất trong chiến đấu nên tiếp tục tận dụng yếu tố năng lượng thấp và vận tốc chậm của MiG-17 bằng cách leo cao và bổ nhào - "chiến đấu trên trục thẳng đứng" và giữ tốc độ cao. Ở trên 500 knot, MiG-17 được đánh giá là "con mồi tương đối dễ dàng" nhưng ở dưới 475 knot đó là "đối thủ đáng gờm". Chỉ dẫn chiến thuật của không đoàn 8 cho biết sau khi thử nghiệm: "Đừng thử ngoặt với MiG-17... F-4 có thể tăng tốc thoát khỏi MiG-17 bất cứ lúc nào... Sử dụng 3 ưu thế có thể của F-4D trước MiG-17: gia tốc (acceleration), phóng vọt (zoom) và vận tốc (speed)".

Để chống lại MiG-21, phi công thử nghiệm cho rằng bất chấp vận tốc và sự cơ động, tầm nhìn kém từ buồng lái khiến MiG-21 dễ bị hạ trong chiến đấu quần vòng chừng nào phi công Mỹ có thể giữ được nó trong tầm mắt - một điều kiện quan trọng. Báo cáo cuối cùng khuyên nên chiến đấu ở dưới thấp và tốc độ cao, và ưu thế lớn được thêm vào là tầm nhìn về phía sau của MiG-21 rất kém. Phi công Mỹ đánh giá những vấn đề hiển nhiên này là những yếu tố chiến thuật có thể khai thác được khi đánh quần vòng, và nghiên cứu cẩn thận những trường hợp bắn hạ MiG-21 trong Rolling Thunder và sau này chỉ ra có vẻ tầm nhìn kém từ buồng lái MiG-21 chịu trách nhiệm cho phần lớn. Chỉ dẫn chiến thuật của không đoàn 8 đề xuất rằng khi chiến đấu với MiG-21, "Buộc họ phải đánh ở độ cao thấp nhất có thể và nhằm vào những vùng mù", nhưng nó cũng ghi nhận khả năng tuyệt vời của MiG-21 khi nói thẳng, "Nếu MiG-21 chiếm được ưu thế, hãy ngừng chiến đấu".

Nhiều phi công tiêm kích Mỹ, đặc biệt là HQ có cơ hội bay chống MiG trong những lần tập luyện thấy những kinh nghiệm này là vô giá. 1 phi công sau này bình luận (sau khi bắn hạ 1 MiG-17), "Anh có thể ngồi 1 chỗ và tán phét ở quán bar về góc vuông (square corner) mà MiG-17 có thể ngoặt, nhưng trước khi được nhìn tận mắt thì anh chỉ có thể tưởng tượng thôi... Đó không phải 1 bất ngờ lớn với tôi... Nó giống y như những gì đã diễn ra trong Have Drill".

(còn tiếp)


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 15 Tháng Chín, 2010, 09:50:27 pm
MiG-17 và MiG-21 được Mỹ thử nghiệm

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/mig17_have-drill.jpg)

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/mig21_have-doughnut.jpg)


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 15 Tháng Chín, 2010, 09:50:59 pm
Minh họa tầm nhìn từ buồng lái MiG-21

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/IMG_0039.jpg)

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/IMG_0040.jpg)

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/IMG_0041.jpg)


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: menthuong trong 28 Tháng Chín, 2010, 10:33:14 pm
Năm 1965, 1966 máy bay Mỹ ngoài việc ném bom còn thả xuống quê tôi (Lào Cai) nhiều truyền đơn và cả tiền Việt Nam (giả) nữa. Tiếc rằng ngày ấy còn nhỏ nên chỉ nhớ vậy thôi. Bây giờ tìm lại thấy tư liệu nói về việc này ít quá. Nhưng không có nghĩa là truyenf đơn và tiền giả hại ít hơn so với bom đạn!


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: vinasoldier trong 10 Tháng Mười, 2010, 11:39:48 am
Ới lão trưa chiều đều nhịn,lão đi đâu để anh em chờ dài cổ thế?Mình xem trên Wiki,trang các loại máy bay trong CTVN,tổng kết thấy bọn chúng xơi tái mình gần 200 chiếc mà chỉ mất khoảng 70 trong không chiến.Máy bay của mình ở đâu ra mà nhiều thế?


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 22 Tháng Mười, 2010, 05:06:19 pm
So sánh máy bay

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/IMG_0446.jpg)

Hình vẽ trên so sánh đặc điểm của 6 loại tiêm kích được sử dụng trên bầu trời BVN vào năm 1966. Nó cho thấy tiêm kích Mỹ to hơn đáng kể (do vậy có thể bị quan sát từ khoảng cách xa hơn), nặng hơn MiG-17 từ 3-5 lần và MiG-21 từ 2-3 lần. Tuy nhiên đây không phải chỉ là điểm yếu - tiêm kích Mỹ có tầm bay lớn hơn và hệ thống điện tử tinh vi hơn MiG - vốn được thiết kế cho nhiệm vụ đánh chặn tầm ngắn dưới sự điều hành của GCI (không may, đây chính là những gì họ làm ở BVN). Máy bay Mỹ cũng mang được nhiều tên lửa và đạn cannon hơn, ví dụ cannon trên máy bay Mỹ mang đủ đạn cho 10 hoặc 11s bắn liên tục, trong khi MiG chỉ mang đủ cho 5-6s, hay khoảng 2 loạt bắn.

Hình vẽ cũng cho thấy tính năng tương đối của 6 loại máy bay. Vận tốc tối đa ở độ cao lớn hầu như không có ý nghĩa ở BVN, do hầu hết các trận không chiến xảy ra ở độ cao thấp tới trung bình. Trong khi đó vận tốc tối đa ở mực nước biển là quan trọng vì nó cho phép những chiếc tiêm kích nhanh hơn có thể thoát khỏi những trận đánh ở độ cao thấp. Tất cả tiêm kích Mỹ đều nhanh hơn MiG ở độ cao thấp, nhưng kinh nghiệm thực chiến cho thấy sự khác biệt không lớn như trong bảng. Vận tốc tiêm kích Mỹ cho ở đây là đối với máy bay mới, trong khi nhiều chiếc ở ĐNA đã bị hỏng hóc trong chiến đấu hoặc chịu nhiều dạng quá tải trong kết cấu nên không còn nhanh như ban đầu.

Tỷ số lực đẩy trên khối lượng (giữa lực đẩy của động cơ và khối lượng tác chiến của máy bay) là một thử nghiệm chung tốt cho khả năng leo cao và tăng tốc; tỷ số cao nghĩa là khả năng leo cao và tăng tốc lớn hơn. Ưu thế mà tiêm kích Mỹ có được trước MiG-17 trong khu vực này là lý do chính họ có thể áp đảo loại tiêm kích LX lạc hậu hơn này. Về mặt phòng thủ, tiêm kích Mỹ dùng ưu thế tỷ số lực đẩy/khối lượng vượt trội để tăng tốc bỏ qua MiG-17 và đạt ưu thế vận tốc nhanh chóng, cho phép họ ngừng chiến đấu hoặc tách ra rồi quay trở lại nếu thấy bị bất lợi. Về mặt tấn công, ưu thế tỷ số nghĩa là tiêm kích Mỹ có thể leo cao nhanh hơn và lâu hơn MiG-17 và rồi tấn công từ trên xuống. Trong khi đó, MiG-21 có ưu thế về tỷ số lực đẩy/khối lượng trước tiêm kích Mỹ và có thể bám đuổi nếu họ tìm cách tăng tốc hay leo cao. Ngoài ra, với tên lửa Atoll MiG-21 có thể bắn hạ những chiếc tiêm kích Mỹ tìm cách tăng tốc bỏ qua họ.

Số liệu cuối cùng trong bảng, tải trọng cánh (wing loading), tỷ số giữa khối lượng tác chiến với diện tích cánh là một số liệu tốt cho khả năng ngoặt của máy bay; về cơ bản, tải trọng cánh càng thấp thì khả năng ngoặt càng tốt. MiG-17 có tải trọng cánh rất thấp - gần 1/2 của F-4 và chưa đến 1/2 của chiếc F-105 cánh nhỏ, và ở vận tốc thấp (dưới 400 knot) MiG-17 có lẽ là loại tiêm kích có khả năng ngoặt tốt nhất ở BVN. MiG-21 cũng có tải trọng cánh thấp và ở độ cao lớn nó cơ động hơn tiêm kích Mỹ. Tuy nhiên, khả năng ngoặt khá phức tạp và phụ thuộc vào cả những yếu tố khác (bao gồm độ cao, tính chất khí động lực học và hệ thống điều khiển của máy bay), và ở từ 15000ft trở xuống, những hạn chế về khí động lực học khiến khả năng cơ động tác chiến của MiG-21 tương đương với F-8 và F-4. Nhưng dù ở độ cao và vận tốc nào thì MiG-21 vẫn cơ động hơn nhiều so với F-105.

Trong Rolling Thunder, có 2 sự khác biệt rõ ràng trong khả năng tác chiến của máy bay. MiG-17 yếu thế hơn tất cả các loại tiêm kích Mỹ và tổn thất lớn cho thấy thực tế này. Mặc dù có hệ thống GCI tuyệt vời và thường tấn công vào các máy bay mang bom, khoảng 87 MiG-17 đã bị bắn rơi trong khi họ bắn rơi chỉ 23 máy bay Mỹ. Trong khi đó MiG-21 rõ ràng vượt trội F-105: họ bắn hạ 15 F-105 trong khi F-105 không bắn rơi được chiếc MiG-21 nào. Nhưng với F-8, F-4 và MiG-21 thì sự khác biệt trở nên khắc chế nhau, kết quả tùy thuộc điều kiện mỗi trận đánh.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 23 Tháng Mười, 2010, 11:14:17 am
Phi công Mỹ đánh giá máy bay của họ

Sau nhiều trận đánh với MiG, phi công Mỹ đã có thể chỉ ra điểm mạnh và điểm yếu của máy bay Mỹ. Phi công F-4 của KQ và HQ đánh giá khả năng của F-4 là vốn quý của nó, đặc biệt là vận tốc và gia tốc. Mặc dù không thể ngoặt bằng MiG-17 nhưng lực đẩy vượt trội của nó cho phép cơ động theo phương thẳng đứng mà MiG-17 không thể theo nổi. Đối với MiG-21, F-4 cũng có chút ít ưu thế về ngoặt ở dưới 15000ft. Một số báo cáo chỉ ra rằng ưu thế này không đủ để khai thác thành chiến thuật, các phi công chiến đấu không tán thành, tuy nhiên F-4 KQ liên tục thành công trước MiG-21 trong các trận đánh quần vòng. Dù vậy, cũng khó để xác định được nó xuất phát từ khả năng của F-4, sự vượt trội tương đối của phi công Mỹ hay - có lẽ quan trọng nhất - là tầm nhìn kém từ buồng lái MiG-21. Dù thế nào, khả năng của F-4 khiến các phi công sẵn sàng ở lại và đấu quần vòng với MiG-21, thường là với kết quả tốt.

Phi công F-4 cũng thích radar đối không và khả năng của tên lửa tầm nhiệt và dẫn bằng radar. Họ đánh giá cao góc bắn lớn và tầm xa của AIM-7 mà họ thấy rất hữu dụng trong nhiều tình huống bất chấp những vấn đề về độ tin cậy và hạn chế của quy tắc nghênh chiến. Radar của F-4 dù hạn chế ở độ cao thấp nhưng đôi khi có ích trong việc phát hiện MiG và phi công F-4 cho rằng khả năng khóa mục tiêu (radar lock on) giúp họ giữ được những chiếc MiG nhỏ bé trong tầm nhìn trong những trận đánh cơ động cao.

Phi công phụ trên F-4 tạo ra 1 ưu thế khác, và sự hỗ trợ của họ cho phi công chính thường xuyên quyết định kết quả trận đánh. Sự hữu dụng của họ vượt xa hơn là sử dụng radar, đóng góp lớn nhất của họ là quan sát bổ sung - "thêm 1 cặp mắt". Nhiều lần phi công phụ thấy MiG trước và giúp phi công chính bằng cách cảnh báo bị tấn công từ phía sau, kiểm tra nhiên liệu và các thiết bị khác thường xuyên rất khó theo dõi trong mỗi trận không chiến căng thẳng.

Hai loại tiêm kích khác có ưu thế ít hơn. Phi công F-8 HQ thích khả năng của nó (chủ yếu là khả năng ngoặt và tốc độ cao): F-8 thành công trước MiG-17 và MiG-21 trong mọi kiểu không chiến và hầu như không bị áp đảo. Phi công F-8 thích khẩu cannon (khi nó hoạt động) nhưng họ hầu như không dùng radar vì nó nhạy với nhiễu địa vật và vì phi công phải liên tục quan sát ra bên ngoài để phòng SAM và MiG. Thú vị là phi công F-8 thường nói rằng họ thấy tiêm kích 2 chỗ là không cần thiết - có lẽ phần nhiều do tư tưởng sô vanh trước đối thủ F-4. Phi công F-105 cho rằng ưu thế của nó chỉ ở vận tốc cao tại độ cao thấp và khả năng chịu đựng những tổn hại trong kết cấu. Tuy vậy nhiều phi công F-105 vẫn cảm thấy rằng F-105 mang AIM-9 có thể chiến đấu tốt trong không chiến.

Bất chấp những điểm mạnh, có rất nhiều phàn nàn nghiêm trọng, ngoài những vấn đề về tên lửa và hệ thống vũ khí. Ví dụ, khai thác được ưu thế tác chiến phụ thuộc 1 phần vào tính năng máy bay, nếu nó kém thì phi công buộc phải tập trung chú ý vào việc lái máy bay và giới hạn khả năng của nó trong những điều kiện mà anh ta còn kiểm soát được. Cả MiG-21 và MiG-17 đều có vấn đề về điều khiển - việc mất điều khiển ở vận tốc trên 400knot và 3,5G đối với MiG-17, khó cơ động ở trên 510 knot và dưới 210 knot của MiG-21 cho tiêm kích Mỹ 1 số dải ưu thế, nhưng nhiều phi công thấy F-4 khó cơ động do nó bị 1 yếu tố khi bay là sự "chệch hướng ngược" (adverse yaw). Khi ngoặt gấp, đặc biệt ở vận tốc thấp, F-4 không thể liệng bình thường bằng cách di chuyển cần lái điều khiển cánh liệng theo hướng ngoặt. Để ngoặt ở điều khiện đó, cần lái F-4 phải được giữ ở vị trí trung tâm và máy bay liệng bằng bàn đạp điều khiển cánh lái hướng; nếu không, ít nhất máy bay cũng ngoặt kém và dễ dàng bị mất điều khiển, và có lẽ là rơi vào vòng xoáy thường xuyên là chết người trong chiến đấu. Giữ được cần lái khi ngoặt gấp thuộc về bản năng của phi công và nó đòi hỏi phải có sự huấn luyện tốt để cơ động F-4 nhằm có được khả năng tác chiến cao nhất. Tuy nhiên phần lớn các phi công F-4 KQ mới không được huấn luyện như vậy. Sự "chệch hướng ngược" cũng có ảnh hưởng từ bảo dưỡng, nếu cánh liệng không cân bằng, máy bay ngoặt kém ngay cả khi phi công điều khiển đúng cách.

Sự lo ngại về "chệch hướng ngược" khiến phi công Mỹ không thể phát huy hết khả năng của F-4. Làm phức tạp thêm vấn đề là 1 máy phát tín hiệu sẽ kêu khi máy bay đã tới vùng chệch hướng ngược nguy hiểm, đòi hỏi phải ngoặt với cánh lái hướng. Đối với các phi công có kinh nghiệm thì nó chỉ là 1 thứ để nhắc nhở họ dùng cánh lái hướng và rất hữu dụng trong việc đảm bảo họ đạt được vòng ngoặt tốt nhất. Nhưng các phi công non tay lại thường cho rằng đó là cảnh báo cho việc ngoặt quá gấp, và khi nghe tín hiệu họ tiến hành cải bằng - 1 sai lầm nghiêm trọng khi đang bị MiG hay SAM truy đuổi.

Một vấn đề lớn khác là trong khi tiêm kích Mỹ có thể chịu được những hư hỏng lớn trong kết cấu, thì họ lại rất dễ bị tổn thương ở hệ thống thủy lực - nghiêm trọng hơn nhiều so với những chiếc MiG đơn giản. Ví dụ đối với F-4 trúng đạn vào hệ thống thủy lực thường gây ra mất áp suất thủy lực, khi điều này xảy ra stabilator (đuôi ngang kết hợp cánh lái độ cao) bị khóa cứng và F-4 sẽ ngóc thẳng lên và mất điều khiển. F-105 cũng gặp vấn đề tương tự... Sau này trong Rolling Thunder đã có những cải biến nhằm giúp hệ thống thủy lực tồn tại tốt hơn, nhưng vấn đề chưa bao giờ biến mất.

Một trong những phàn nàn chính của phi công Mỹ là máy bay của họ rất dễ bị phát hiện. Không chỉ vì chúng to lớn hơn MiG và còn vì động cơ tỏa khói rất mạnh, khiến chúng dễ dàng bị quan sát thấy từ trên trời hay dưới đất. Đây đặc biệt là vấn đề với những chiếc F-4 2 động cơ, và không phải là hiếm khi chúng bị nhìn thấy từ khoảng cách 30 dặm.

Liên lạc vô tuyến là 1 vấn đề đặc biệt khác với F-4. Do bố trí ăngten trên F-4, trong một số giai đoạn bay ăngten bị chắn bởi cấu trúc máy bay và hoàn toàn cắt đứt mọi liên lạc vô tuyến, và nó có vẻ đặc biệt tồi tệ trong điều kiện cơ động như khi không chiến, lúc mà radio cần nhất. Để làm vấn đề tồi tệ hơn, trong mưa nặng hạt - rất phổ biến ở ĐNA - nước từ buồng lái được dẫn (drain) thẳng vào hộp điều khiển radio, gây ra trục trặc đột ngột. Ngoài ra do radio của F-4 được đặt dưới ghế sau, sửa chữa nó đồng nghĩa với phải tháo bỏ toàn bộ hệ thống phóng. Người ta tin rằng nhiều tổn thất của F-4 là do tổ lái đã không nhận được tín hiệu cảnh báo khi bị tấn công, nhưng bất chấp điều đó, vấn đề này hầu như bị bỏ quên trong suốt cuộc chiến.

Liên lạc vô tuyến nói chung là khó khăn lớn cho các phi vụ Rolling Thunder (và cả Linebacker sau này). Tiêm kích Mỹ chỉ có 1 radio 2 chiều, và trong nhiệm vụ không kích thông thường nhiều phi đội hoạt động trên cùng 1 tần số để có thể trao đổi cảnh báo hay những thông tin khác. Trong 1 phi vụ phi công cần phải đổi tần số nhiều lần, và nếu 1 thành viên nào đó bỏ lỡ việc này - rất dễ xảy ra khi bị tấn công - anh ta không thể liên lạc với phần còn lại nữa. Giải pháp đơn giản nhất là bổ sung thêm 1 radio khác chưa bao giờ được làm thử, mặc dù nhiều máy bay 1 chỗ ngồi (không phải tiêm kích) khác của Mỹ thường mang theo 2 radio hoặc nhiều hơn. Ngoài ra tất cả máy bay Mỹ có 1 máy thu riêng đặt theo 1 tần số đặc biệt gọi là Guard. Về lý thuyết kênh này được kiểm soát bởi mọi máy bay trên mặt trận và được dùng cho trường hợp khẩn cấp, ví dụ như cho lực lượng giải cứu biết phi công phải nhảy dù. Không may là nhiều bộ phận và máy bay hỗ trợ, như EC-121 và EB-66 dùng kênh Guard để cảnh báo SAM và MiG, do vậy khi lực lượng không kích tiến vào khu vực và SAM cùng MiG xuất hiện, họ không chỉ có những liên lạc riêng của mình mà thường xuyên còn cả những cảnh báo SAM và MiG không liên quan tràn ngập các radio. Cuối cùng, khi 1 phi công nhảy dù, 1 máy phát tín hiệu ở ghế sẽ phát tín hiệu lớn và chói tai trên kênh Guard, điều này không chỉ gây ớn mà đồng thời còn chặn các tín hiệu khác. Sự lúng túng gây ra bởi tín hiệu này trong những thời điểm quan trọng khi 1 phi đội lớn đang bị MiG và SAM tấn công trong khi cố oanh tạc mục tiêu có thể hình dung được. Nhiều tổng kết sau phi vụ chỉ ra rằng nhiều máy bay bị bắn hạ do liên lạc vô tuyến bị cắt khỏi những cảnh báo về SAM hay MiG. Việc số lớn máy bay và các bộ phận khác trên hệ thống liên lạc vô tuyến làm nghẽn những cảnh báo quan trọng là 1 trong những vấn đề lớn suốt cả cuộc chiến và chưa bao giờ được giải quyết thỏa đáng.

Tuy nhiên F-4 có 1 ưu thế quan trọng ít được nhắc đến, không như những tiêm kích Mỹ khác, nó mang theo 1 máy thu bổ sung gọi là radio phụ trợ. F-4 MiGCAP thường nghe radio phụ trợ để xem giao tranh diễn ra ở đâu và cùng thời gian đó giữ radio 2 chiều cho liên lạc của bản thân.


Tiêu đề: 02/01/67: Chiến dịch Bolo
Gửi bởi: chiangshan trong 25 Tháng Mười, 2010, 06:47:08 pm
Chiến dịch Bolo
(tổng hợp các tài liệu Mỹ)

Hoạt động của MiG nhằm vào các phi đội không kích cuối năm 1966 trở nên cao 1 cách bất thường và đòi hỏi phải có biện pháp đối phó. Hoạt động từ 5 sân bay chính: Phúc Yên (Nội Bài), Kép, Gia Lâm, Kiến An và Cát Bi, MiG không bị đe dọa chừng nào vẫn đỗ trên mặt đất. Nhà Trắng vẫn ngăn cấm việc ném bom các sân bay cho đến 23/4/1967. Nhờ có sự miễn trừ này, MiG có thể tiến hành các cuộc tấn công nghi binh vào các phi đội không kích, buộc họ phải thả bom sớm. Nhưng thay vì đối đầu trong không chiến, sau đó MiG sẽ rút lui và trở về nơi yên ổn của mình. Phức tạp hơn, những chiếc MiG-21 đời mới mang theo tên lửa dẫn bằng radar hoặc tầm nhiệt, tạo thành mối đe dọa trực tiếp tới máy bay Mỹ.

Do việc tiêu diệt MiG trên mặt đất vẫn bị cấm vì lý do chính trị, chỉ huy TĐKQ 7 Mỹ chọn 1 phương án khác. Ngay từ đầu cuộc chiến - tháng 4/1965 - bộ chỉ huy Mỹ đã quan tâm tới việc tiến hành 1 chiến dịch không kích nhử mồi nhằm dụ MiG lên không và bắn hạ họ. Nhiệm vụ tiến hành chiến dịch này được giao cho đại tá Robin Olds, tư lệnh không đoàn 8 KQ Mỹ.

Bước đầu tiên của chiến dịch là nhử MiG cất cánh và tiêu diệt họ trong không chiến. Đồng thời trong lúc đó cũng phải khống chế toàn bộ các sân bay và các hành lang mà MiG có thể lợi dụng để ẩn nấp hay bay thoát sang TQ.

Lực lượng tham gia chiến dịch được tập hợp từ các không đoàn 355, 388, 8 và 366. Không đoàn 355 và 388 trang bị F-105 sẽ thực hiện các phi vụ Iron Hand như thường lệ. Không đoàn 8 trang bị F-4C trở thành Lực lượng phía Tây, có nhiệm vụ nhử MiG và khống chế vùng trời các khu vực nghi ngờ cũng như sân bay Phúc Yên và Gia Lâm. Không đoàn 366 trang bị F-4C trở thành lực lượng phía Đông, có nhiệm vụ khống chế sân bay Kép và Cát Bi cũng như các hành lang bay về phía bắc.

Lực lượng phía Tây sử dụng 1 thủ đoạn phức tạp nhằm ngụy trang F-4C thành các phi đội không kích F-105 với hy vọng MiG sẽ bị lừa, bay lên tấn công vào những gì họ tưởng là những chiếc F-105 mang bom nhưng thực ra sẽ là F-4 mang tên lửa đối không. Để thực hiện điều này, F-4 sẽ bay với cùng các thông số như F-105: cùng thời gian, cùng độ cao, cùng tốc độ, cùng hành lang bay, cùng khu tiếp liệu, cùng mật danh và phương thức thông tin liên lạc. Ngoài ra lần đầu tiên F-4C mang theo máy gây nhiễu QRC-160 để tín hiệu của họ sẽ xuất hiện trên màn radar giống như F-105.

Lực lượng Bolo gồm 14 biên đội F-4C (7 biên đội thuộc không đoàn 8 xuất phát từ căn cứ Ubon, 7 biên đội thuộc không đoàn 366 xuất phát từ căn cứ Đà Nẵng), 6 biên đội F-105 Iron Hand, cùng các biên đội KC-135, EC-121 và EB-66 hỗ trợ do 4 biên đội F-104 thuộc phi đoàn 435 ở Ubon hộ tống. Tổng cộng 56 F-4C, 24 F-105 và 16 F-104 tham gia chiến dịch. Với tính toán rằng MiG có thể bay trong khoảng 50 phút và không chiến trong 5 phút, thời gian tới mục tiêu của các biên đội được giãn cách 5 phút để đảm bảo F-4C sẽ duy trì khống chế được khu vực mục tiêu trong ít nhất 55 phút.

Dựa trên kế hoạch và dự báo khí tượng, ngày mở màn chiến dịch được chọn là 2/1/1967. Trước khi bắt đầu 3 ngày, toàn bộ các tổ bay được phổ biến về nhiệm vụ. Các phi công F-4 được phổ biến là không nên cố thử quần vòng với MiG. Các biên đội bay sau phải cảnh giới cho đồng đội, nhưng các biên đội bay trên vùng trời mục tiêu được phép sử dụng tên lửa không hạn chế, bất cứ máy bay lạ nào xuất hiện sẽ được coi là địch.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 25 Tháng Mười, 2010, 06:49:45 pm
Nỗi uất ức của KQ Mỹ, chúng ta có thể thông cảm khi xem những hình ảnh sau:

Sân bay Nội Bài

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/mig1.jpg)

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/mig2.jpg)

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/mig3.jpg)

Sân bay Kiến An

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/mig4.jpg)

Tất cả đều là không ảnh từ máy bay trinh sát.


Tiêu đề: 02/01/67: Chiến dịch Bolo (tiếp)
Gửi bởi: chiangshan trong 26 Tháng Mười, 2010, 08:27:32 pm
Diễn biến chiến đấu


Ngày 2/1/1967, điều kiện khí tượng trên khu vực mục tiêu không tốt, dự báo có mây và sương mù nên thời điểm bắt đầu chiến dịch được hoãn lại 1 giờ để chờ thời tiết khá hơn. Lúc 12h25, các biên đội Olds (do Robin Olds chỉ huy), Ford và Rambler lần lượt cất cánh. Đến 12h55, tới lượt các biên đội Vespa, Plymouth, Lincoln và Tempest. Ngoài lực lượng Bolo, tất cả các phi vụ khác đều hủy bỏ để dụ MiG tập trung vào trận đánh này.

Khi tới khu vực tiếp nhiên liệu, Tempest 1 phát hiện có vấn đề trong tiếp dầu và do đó cùng với Tempest 2 quay về. Sau đó toàn bộ biên đội Tempest cũng rút lui do các phi công phát hiện máy gây nhiễu ECM của họ bị trục trặc.

Lúc 15h00 biên đội Olds tới mục tiêu, tiếp theo là Ford lúc 15h05 và Rambler lúc 15h10. Để nghi binh, các phi công F-4 bắt chước cách liên lạc của F-105 như yêu cầu kiểm tra Doppler (trong khi F-4 trang bị INS) hay Olds yêu cầu biên đội "green up" (thuật ngữ về kích hoạt bom của phi công F-105).

Biên đội Olds dự kiến sẽ đụng MiG ở khu vực sông Hồng hay sân bay Nội Bài. Tuy nhiên do điều kiện thời tiết không thuận lợi, KQ BVN không tính đến 1 cuộc không kích nên phản ứng của họ đối với lực lượng Bolo chậm hơn nhiều so với dự kiến. Biên đội Olds bay tuần trên các hành lang phía trên và tây nam Phúc Yên không thấy có MiG và chuyển hướng lên phía tây bắc. Biên đội thứ 2 tiến vào khu vực vài phút sau đó. Do MiG chưa xuất hiện, Olds phải hủy bỏ lựa chọn khai hỏa không hạn chế để khỏi bắn lầm vào nhau.

Màn mây khiến Lực lượng phía Tây không thể khống chế được các sân bay mà MiG có thể lợi dụng để phục hồi. Nó cũng giúp MiG dễ dàng rút khỏi trận đánh bằng cách bổ nhào vào trong mây. Thời tiết cũng ảnh hưởng tới Lực lượng phía Đông có nhiệm vụ khống chế sân bay khi họ không thể tiến vào khu vực tác chiến và không phát hiện được MiG.

Khi bay về hướng tây bắc Phúc Yên, biên đội Olds phát hiện trên màn radar tín hiệu bay thấp và nhanh ở cự ly 17 dặm trên hướng 12h. Olds 3 được cử bám theo nhưng sau khi leo tới đỉnh màn mây, Olds 3 mất dấu khi chiếc máy bay kia lướt qua phía dưới biên đội. Olds 1 trở lại vị trí dẫn đầu và leo cao tới 12000ft hướng về phía dãy Tam Đảo. Biên đội Ford tiến vào khu vực và phát hiện MiG đang tiếp cận biên đội Olds ở hướng 6h. Trận không chiến tốc độ cao bắt đầu và diễn ra trong 15 phút, toàn bộ trong khu vực bán kính 15 dặm với tâm là sân bay Nội Bài. Các phi công MiG tỏ ra quyết liệt.

Olds 3 thấy 1 MiG ở góc 6h, Olds 1 thấy 1 MiG ở góc 8h và Olds 2 thấy 1 MiG ở góc 10h. Cả 3 ngoặt sang trái và lách vào giữa chiếc MiG thứ 2 và thứ 3. Olds 1 bắn 2 quả AIM-7E không dẫn thành công, trong khi MiG số 3 tiến vào góc 6h của 3 chiếc F-4. Olds 1 bắn tiếp 2 AIM-9 ngay lập tức bị lái vào mây. Lúc này Olds 2 khóa được mục tiêu bằng quang học (boresight), chuyển sang radar và bắn liền 2 AIM-7E. Quả thứ 1 rời bệ nhưng không quan sát được, quả thứ 2 lái theo MiG (khoảng cách 1,5-2 hải lý) và nổ ngay phía trước cánh đuôi. 1 quả cầu lửa bùng lên, MiG lao qua nó vài giây và rồi bung những mảnh lớn trên thân ra. Chiếc MiG xoáy tròn và xoay một cách chậm chạp cho đến khi biến mất trong mây.

Khoảng 60s sau Olds 4 hạ chiếc MiG thứ 2. Họ truy theo chiếc MiG có vẻ là đang định bám đuôi Olds 3. Nhận được tín hiệu AIM-9 yếu, Olds 4 tăng thêm nguồn, leo cao thêm 1 chút và tín hiệu trở nên hoàn hảo. Olds 4 khai hỏa sau khi công tắc radar-nhiệt được chuyển sang vị trí nhiệt, tên lửa được dẫn thẳng vào chiếc MiG. Tên lửa đâm vào phía trước đuôi, MiG trở nên mất điều khiển và rơi nhanh xuống, tỏa theo 1 vệt khói.

Lúc này chiến thuật của MiG trở nên rõ ràng. Được dẫn đường từ mặt đất, 2 chiếc MiG tấn công từ hướng 10h và 12h, trong khi những chiếc khác đồng loạt xuất hiện từ hướng 5h đến 7h. Mục đích của chiến thuật này là buộc F-4 phải vòng lại để đối phó với MiG ở phía sau, tạo điều kiện cho những chiếc MiG ở hướng 10h và 12h vào thế tấn công vào sau lưng F-4.

Olds 1 thấy 1 MiG xuất hiện ở hướng 6h, có vẻ do tình cờ hơn là chủ định. Olds 1 ngoặt gấp về bên trái để thu hút sự chú ý của phi công MiG, chờ Olds 3 và 4 tấn công chiếc này. Cùng lúc đó Olds 1 thấy 1 MiG khác lao ra từ trong mây với vòng ngoặt rộng ở hướng 11h, cự ly 1,5 dặm. Olds 1 bỏ qua chiếc MiG đầu tiên và khai hỏa vào chiếc thứ 2 nhưng MiG biến mất vào trong mây. Olds 1 thấy 1 MiG khác ở hướng 10h đang di chuyển từ phải sang trái so với chiếc F-4. Olds 1 bật tăng lực toàn phần, ngóc mũi lên 45 độ, lượn sang phải và tiến vào vòng lượn của chiếc MiG. Olds 1 leo cao phía trên, chờ cho chiếc MiG hoàn thành thêm vòng lượn của mình rồi đảo xuống phía sau. Ở góc khoảng 20 độ và cự ly 4500-5000ft phía sau, Olds 1 bắn 2 AIM-9, 1 trong đó trúng vào cánh. MiG chìm trong lửa, rơi xuống và biến mất trong mây. Không ai quan sát thấy phi công nhảy dù. Sau khi kiểm tra nhiên liệu, Olds ra lệnh cho biên đội quay về.

Lúc 15h04, biên đội Ford bị 3 MiG tấn công - 2 từ hướng 10h và đồng thời 1 từ hướng 6h. Ban đầu Ford 1 định phản công 2 chiếc MiG ở phía trước, nhưng sau khi phi công phụ phát hiện MiG ở phía sau và đã vào đến tầm tên lửa đối với Ford 3 và 4, Ford 1 vội vã ngừng tấn công. Ford 1 vòng gấp sang phải và thấy chiếc MiG bay thấp phía dưới. Khi Ford 3 và 4 ngoặt phải gấp theo cảnh báo của Ford 1, MiG cũng ngoặt trái không rõ nguyên nhân. Ford 1 thực hiện vòng ngoặt barrel roll để tách ra và bắn 1 AIM-9. Tên lửa trượt khi MiG tăng tốc và ngoặt gấp sang trái. Ford 1 yêu cầu Ford 2 bám theo trong khi chuyển sang 2 chiếc MiG ban đầu giờ đang ở trong tầm bắn ở vị trí đối đầu. Ford 1 nhận được tín hiệu tốt và lần lượt bắn 2 AIM-9 sau đó chuyển về vị trí hộ vệ cho Ford 2. Kết quả tên lửa bắn không rõ.

Ford 2 cơ động vào vị trí 6h ở cự ly 3500ft so với MiG. Ford 2 bắn 1 AIM-9B trúng vào đuôi chiếc MiG. MiG chậm chạp xoáy tròn rơi xuống và sau đó bùng cháy, biến mất trong mây. Sau đó biên đội Ford cũng rời khu vực.

Rambler, biên đội thứ 3 của Lực lượng phía Tây giao chiến 2 trận độc lập. Rambler 1 đã theo dõi Olds và Ford trên radio và hỏi xem có cần hỗ trợ không nhưng đều không nhận được phản hồi. Gần Phúc Yên, Rambler 2 thấy MiG ở hướng 3h, cự ly 6 hải lý xuất hiện từ trong mây đang bay hướng 20 độ với 1 vòng ngoặt trái đơn giản. Tuy nhiên do trục trặc radio nên Rambler 2 không thông báo được cho biên đội và tự mình đi trước - 1 phương án đã được phổ biến trước cho các thành viên trong 1 biên đội khi gặp MiG. Rambler 4 cũng thấy biên đội 4 MiG-21 và thêm 2 chiếc nữa ở phía sau, cự ly 2-3 dặm. Rambler 1 thấy 2 MiG trong số đó bay qua ở vị trí 3h, khoảng 4000ft phía dưới và cự ly 2 hải lý. Khi biên đội Rambler đến gần, MiG đi đầu ngoặt trái và Rambler 1 bám theo. Điều này đặt Rambler 4 ra ngoài đội hình, và họ phải leo cao để tránh các thành viên khác của biên đội đang hướng vào họ.

Bay với tốc độ 540 knot ở độ cao 16000ft, Rambler 4 thấy 4 MiG-21 bay theo đội hình lỏng lẻo ở hướng 2h phía dưới, cự ly 608 dặm. Khoảng 2 dặm phía sau có thêm 2 chiếc nữa. Trượt sang phải, Rambler 4 bật tăng lực và khóa được mục tiêu bằng quang học. Rambler chọn chế độ radar, bám theo chiếc MiG và bắn 2 AIM-7. Ở 12000ft, Rambler 4 quan sát thấy quả thứ 2 nổ ở đuôi chiếc MiG, kéo theo 1 quả cầu lửa và 1 chiếc dù.

Trong khi đó, Rambler 1 và 2 đang tấn công MiG số 1 và 2 thuộc biên đội 4 chiếc thì 2 chiếc MiG khác cơ động nhằm giành ưu thế, ban đầu là thu hút sự chú ý của F-4. 1 chiếc bay qua phía dưới giữa 2 chiếc F-4, trong khi chiếc kia khai hỏa cannon nhưng không có kết quả. Rambler 1 ngoặt phải và sau đó vòng lại trái để tiếp tục tấn công 2 MiG ban đầu, trong khi đó mất dấu Rambler 2, lúc này đã nhập với Rambler 4 mà anh ta tưởng lầm là Rambler 1. Rambler 1 bám sát 2 chiếc MiG và bắn 3 AIM-7, quả thứ 2 nổ ở đầu cánh, MiG bốc cháy và phi công nhảy dù.

Rambler 3 đang tấn công 1 MiG, có thể là số 4 trong biên đội. Rambler 3 khóa mục tiêu ở cự ly 2,5 dặm và bắn 2 AIM-7 từ cự ly 1,5 dặm. Quả thứ 1 không dẫn và quả thứ 2 theo chiếc MiG biến vào trong mây, không quan sát được kết quả.

Vài phút sau, biên đội Rambler có trận đánh thứ 2. Rambler 1 phát hiện 3 tín hiệu radar ở bên phải 30 độ và cự ly 12 dặm. Rambler 1 ngoặt phải để xác định và sau đó quan sát thấy thêm 2 MiG ở hướng 10h hoặc 11h, cự ly 3 dặm đang ngoặt trái. Rambler 1 định bám theo và bắn AIM-9 nhưng không thành vì ngay lúc đó Rambler 3 cảnh báo đang có MiG bám đuôi 1 chiếc F-4. Rambler 1 thấy 1 MiG ở hướng 7h, cự ly 700ft đang khai hỏa. Rambler 1 ngoặt gấp vào chiếc MiG, sau khi cải bằng anh ta mất dấu cả chiếc MiG lẫn trợ thủ của mình.

Rambler 2 và 4 bám đuôi 2 chiếc MiG, MiG tách ra, 1 sang trái và xuống, 1 sang phải và lên. Rambler 2 bắn 2 AIM-7 vào chiếc MiG, quả thứ 2 bắn trúng và chiếc MiG phát nổ. Rambler 2 bay qua đám mảnh vụn gây ra 1 số hư hại cho phần dưới của máy bay và nhìn thấy phi công MiG nhảy dù. Rambler 2 tiếp tục bắn 1 AIM-7 vào 1 MiG khác nhưng tên lửa bay qua cách 2000ft phía trước chiếc MiG.

Rambler 4 bắn 2 AIM-7 vào chiếc MiG mà họ truy đuổi nhưng không quả nào trúng. Rambler 4 sau đó bắn tiếp 4 AIM-9, 2 quả nổ gần MiG, và khi bắn nốt 2 quả kia, Rambler 4 được cảnh báo có MiG phía sau. Rambler 4 ngoặt gấp về bên phải và không quan sát được kết quả tên lửa.

Rambler 2 thấy thêm 2 MiG nhưng không thể tấn công vì radio trục trặc và anh ta không muốn phá vỡ đội hình với Rambler 4. Rambler 3 tấn công chiếc MiG đang truy đuổi Rambler 1 và bắn 1 AIM-7 khi chiếc MiG bổ nhào vặn xoắn về bên trái nhưng tên lửa có vẻ đã không nổ vì không quan sát được gì. Trước khi biên đội rời khu vực, 1 MiG tấn công Rambler 2 bằng cannon và 8-10 loạt rocket, nhưng Rambler 2 ngoặt trái gấp và thoát.    

Trận đánh đến đây là kết thúc, các biên đội còn lại của Bolo đều không gặp MiG.


Tiêu đề: 02/01/67: Chiến dịch Bolo (tiếp)
Gửi bởi: chiangshan trong 26 Tháng Mười, 2010, 08:30:30 pm
LS dẫn đường KQ của ta viết về trận này như sau:

Bước sang năm 1967, ta tiếp tục trực chiến từng biên đội và đều mang tên lửa. Trưa 2 tháng 1 năm 1967, địch tăng cường hoạt động ở phía Sầm Nưa và nhiều tốp đã hướng về Phú Thọ. Có thể chúng sẽ vào đánh Hà Nội theo các đường bay như mấy ngày đầu tháng 12 năm ngoái. Địch qua Phù Yên, Trung đoàn 921 xin đánh. 13 giờ 56 phút, biên đội thứ nhất: Vũ Ngọc Đỉnh, Nguyễn Đức Thuận, Nguyễn Đăng Kính và Bùi Đức Nhu rời đất và xuyên lên trên mây. Các trực ban dẫn đường: Nguyễn Văn Chuyên, Đào Ngọc Ngư tại Sở chỉ huy Quân chủng và Tạ Quốc Hưng tại sở chỉ huy Trung đoàn 921 thực hiện dẫn phối hợp. Biên đội thứ nhất đến Phù Ninh thì gặp 4 F- 4 từ Phú Thọ vào. Ta đuổi địch về đến phía tây của sân bay Nội Bài lại gặp 4 F-4 nữa. Trong tình thế rất khó khăn, cả 4 chiếc của ta đều bị địch bắn và phải nhảy dù. Đúng lúc đó biên đội thứ hai: Nguyễn Ngọc Độ-số 1, Đặng Ngọc Ngự-số 2, Đồng Văn Đe-số 3 và Nguyễn Văn Cốc-số 4 cất cánh. Vừa lên khỏi mây, biên đội thứ hai được dẫn vào tiếp địch với góc 120 độ. Số 1 phát hiện cả F-4 và F- 105, cự ly 8km. Sau đó hai bên quần nhau, số 1 bị địch bắn, nhưng nhảy dù an toàn, các số còn lại tách tốp thoát ly về hạ cánh.

Như vậy, tổng kết trận đánh, KQ Mỹ chính thức claim bắn hạ 7 MiG-21 do các tổ bay sau:

1.   F-4C 63-7589/FY mật danh Olds 2 thuộc phi đoàn 555 do trung úy Ralph F. Wetterhahn và trung úy Jerry K. Sharp, dùng AIM-7E.
2.   F-4C 63-7683/FY mật danh Olds 4 thuộc phi đoàn 555 do đại úy Walter S. Radeker III  và trung úy James E. Murray III, dùng AIM-9B.
3.   F-4C 63-7680/FP mật danh Olds 1 thuộc phi đoàn 555 do đại tá Robin Olds và trung úy Charles C. Clifton, dùng AIM-9B.
4.   F-4C 63-7710/FY mật danh Ford 2 thuộc phi đoàn 555 do đại úy Everett T. Raspberry, Jr.và trung úy Robert W. Western, dùng AIM-9B.
5.   F-4C 64-0838/FG mật danh Rambler 4 thuộc phi đoàn 433 do thiếu tá Philip P. Combies và trung úy Lee R. Dutton, dùng AIM-7E.
6.   F-4C 64-0720/FG mật danh Rambler 1 thuộc phi đoàn 433 do đại úy John B. Stone và trung úy Clifton P. Dunnegan, Jr, dùng AIM-7E.
7.   F-4C 63-7652/FG mật danh Rambler 2 thuộc phi đoàn 433 do trung úy Lt. Lawrence J. Glynn, Jr. và trung úy Lawrence E. Cary, dùng AIM-7E.

Phía ta công nhận 5 MiG-21 của e921 bị bắn rơi, phi công nhảy dù an toàn, gồm:
1.   Vũ Ngọc Đỉnh.
2.   Nguyễn Đức Thuận.
3.   Nguyễn Đăng Kính.
4.   Bùi Đức Nhu.
5.   Nguyễn Ngọc Độ.

Trang này (http://www.acepilots.com/vietnam/olds_bolo.html) cho biết tài liệu VN thừa nhận ngoài 5 MiG bị bắn rơi còn 1 chiếc nữa phi công phải nhảy dù do hết dầu. Hiện em chưa tìm được tài liệu nào xác nhận điều này.

Về mặt chiến thuật, theo Clashes thì trong Bolo KQ Mỹ đã đạt được những ưu thế sau:
- Phi công có kinh nghiệm và được chuẩn bị tốt.
- Các trận không chiến diễn ra ở cao độ tương đối lớn (trên 10.000ft), nhờ đó tên lửa và radar hoạt động tốt.
- MiG dễ bị quan sát do trời trong với những đám mây đặc phía dưới và dễ bị nhận diện do màu sơn bạc trong khi F-4 sơn ngụy trang.
- Các trận đánh diễn ra với tốc độ cao và ít diễn ra cơ động gần.
- F-4 bắn nhiều AIM-7 dưới điều kiện lý tưởng: khóa mục tiêu hoàn toàn, không bị nhiễu địa vật.
- Ngay từ đầu trận đánh F-4 đã ở phía trên cao so với MiG.

Trong chiến dịch hiệu suất của tên lửa khá cao - tương đương với mức được kỳ vọng với 4/20 AIM-7 và 3/12 AIM-9 trúng mục tiêu và tỷ lệ này cho thấy phi công đã sử dụng tên lửa đúng cách. Tỷ lệ của AIM-9B đặc biệt ấn tượng, vì có 3 quả được chủ định bắn ở ngoài vùng hiệu quả để thu hút 1 chiếc MiG đang tấn công 1 F-4 nên tỷ lệ thành công của AIM-9B có thể được tính là 33%.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 26 Tháng Mười, 2010, 08:35:28 pm
(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/0b/Robin_Olds_during_vietnam_war.jpg/511px-Robin_Olds_during_vietnam_war.jpg)

Robin Olds, tư lệnh không đoàn 8 KQ Mỹ, tác giả của chiến dịch Bolo. Cựu phi công ace của WW2 với 12 chiến công (trong CTVN Olds claim bắn hạ thêm 4 MiG).

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/usaf_pilot_67-01-02_olds2.jpg)

Tổ bay Olds 2.

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/usaf_pilot_67-01-02_ford2.jpg)

Tổ bay Ford 2.

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/usaf_pilot_67-01-02_rambler2.jpg)

Tổ bay Rambler 2.

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/67-01-02_f-4c_64-0838.jpg)

F-4C 64-0838.

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/67-01-02_f-4c_63-7589.jpg)

F-4C 63-7589.

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/67-01-02_f-4c_63-7680.jpg)

F-4C 63-7680.

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/67-01-02_f-4c_63-7683.jpg)

F-4C 63-7683.

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/67-01-02_f-4c_63-7710.jpg)

F-4C 63-7720.

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/67-01-02_f-4c_64-0720.jpg)

F-4C 64-0720.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 26 Tháng Mười, 2010, 08:58:50 pm
(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/67-01-02_f-4c_64-0838_2.jpg)

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/67-01-02_f-4c_63-7589_2.jpg)

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/67-01-02_f-4c_63-7680_2.jpg)

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/67-01-02_f-4c_63-7683_2.jpg)

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/67-01-02_f-4c_63-7710_2.jpg)

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/67-01-02_f-4c_64-0720_2.jpg)


Tiêu đề: Re: 02/01/67: Chiến dịch Bolo (tiếp)
Gửi bởi: altus trong 27 Tháng Mười, 2010, 05:58:56 pm
Địch qua Phù Yên, Trung đoàn 921 xin đánh. 13 giờ 56 phút, biên đội thứ nhất: Vũ Ngọc Đỉnh, Nguyễn Đức Thuận, Nguyễn Đăng Kính và Bùi Đức Nhu rời đất và xuyên lên trên mây. Các trực ban dẫn đường: Nguyễn Văn Chuyên, Đào Ngọc Ngư tại Sở chỉ huy Quân chủng và Tạ Quốc Hưng tại sở chỉ huy Trung đoàn 921 thực hiện dẫn phối hợp. Biên đội thứ nhất đến Phù Ninh thì gặp 4 F- 4 từ Phú Thọ vào.

Đọc một số phân tích trận này của đối phương và của cả LX thấy lặp đi lặp lại một ý là từ lúc 921 xin cất cánh đến khi SCH QC quyết định lâu quá. Khi SCH cho phép xuất kích thì F-4 đã khống chế sân bay Nội Bài, đôi nào lên khỏi mây bị bắn rơi luôn đôi đó chứ không thấy nói ta đuổi địch gì cả. Sách ta hình như có nói ta bắn rơi 2 F-4?

Mục tiêu của tụi Mỹ là bắn hạ hoặc khống chế không cho MIG quay về hạ cánh để cho hết dầu, nhưng đánh nhau ngay ở Nội Bài như thế thì nếu có trường hợp hết dầu thì chắc nhiều khả năng là bị mảnh vào thùng dầu hơn.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 27 Tháng Mười, 2010, 07:45:40 pm
Đọc mô tả thì máy bay ta cũng quần nhau với bọn F được 1 lúc trước khi bị bắn hạ đấy chứ. Trận này các tài liệu chính thức của ta đều công nhận là thua trắng cả.

Tập phim của History Channel về Bolo:
http://www.youtube.com/watch?v=qTvunIg5mqg&feature=related
http://www.youtube.com/watch?v=vXa1v7zlfAc&feature=related
http://www.youtube.com/watch?v=ZMJEp6XoiXw&feature=related
http://www.youtube.com/watch?v=Hz1mHYvyXzk&feature=related
http://www.youtube.com/watch?v=Hz1mHYvyXzk&feature=related


Tiêu đề: 06/01/67
Gửi bởi: chiangshan trong 28 Tháng Mười, 2010, 05:50:07 pm
Theo Clashes và Aces&Aerial Victories:

Mặc dù bị tổn thất, trong ngày 3/1 và 4/1 MiG-21 BVN tiếp tục truy đuổi 1 máy bay trinh sát khí tượng RF-4C, buộc nó phải hủy bỏ nhiệm vụ. Ngày 5/1, không đoàn 8 quyết định lập thêm 1 cái bẫy nữa và cử 1 biên đội 2 F-4C bay sát nhau với tuyến đường tương tự được máy bay trinh sát sử dụng. Mục đích của việc này là để radar BVN lầm tưởng đây là 1 máy bay trinh sát duy nhất. Biên đội hoạt động trên khu vực được phép khai hỏa không hạn chế, bay ở độ cao 7000-7500ft nhưng hôm đó MiG không xuất hiện.

Ngày 6/1, biên đội Crab gồm 2 F-4C làm nhiệm vụ hộ tống 1 phi vụ không kích của F-105. Khi phi vụ này hủy bỏ do thời tiết, Crab được giao tiếp tục nhiệm vụ nhử mồi như hôm trước. Chiến thuật được lên kế hoạch trước là phát hiện MiG trên radar, cơ động F vào phạm vi bắn của AIM-7.

Crab phát hiện 4 MiG ở phía đông bắc Hà Nội 25 dặm và ngay lập tức tấn công. Crab 1 bắn 2 AIM-7 vào chiếc MiG dẫn đầu, quả thứ 2 trúng vào giữa thân và nổ. MiG bốc cháy và rơi xuống 1 cách không kiểm soát. Crab 2 cũng bắn 1 AIM-7D vào chiếc MiG đi đầu nhưng tên lửa không dẫn. Crab 1 tiếp tục tấn công MiG số 2, MiG bổ nhào vào trong mây. Quan sát thấy MiG số 3 và 4 ở vị trí 6h so với Crab 2, Crab 1 thực hiện barrel roll vào phía sau nhưng 2 chiếc MiG này cũng biến mất vào trong mây. Crab 1 tiếp tục ngoặt phải gấp, tin rằng MiG sẽ tiếp tục vòng lượn của mình.

Khi MiG số 3 và 4 xuất hiện từ trong mây, Crab 1 cơ động vào phía sau nhưng MiG quan sát thấy và vòng trở lại đối phó. Crab 1 nhằm vào MiG số 4 và lần lượt bắn 2 AIM-9B. Quả thứ 1 đi trượt 300-400ft phía sau chiếc MiG, quả thứ 2 sượt qua sát đuôi nhưng không nổ. 2 chiếc MiG vòng lại và trận đánh lúc này biến thành 1 loạt vòng lượt cắt kéo tốc độ thấp, Crab 1 tiếp tục bắn 1 AIM-9B nhưng trượt. MiG số 3 có vẻ đã nhận thấy bị rơi vào thế bất lợi và rời khu vực, MiG số 4 vẫn tiếp tục cơ động cắt kéo.

Crab 2 tiếp cận và khóa được mục tiêu vào chiếc MiG đang ngoặt leo cao về bên phải. Crab 2 di chuyển vào vị trí 5h, bắn 1 AIM-7D khóa mục tiêu hoàn toàn. MiG tiếp tục leo cao đến mức gần như thẳng đứng và có vẻ bị thất tốc. Khi quan sát tiếp, Crab 2 thấy MiG chúc mũi xuống 80 độ và xoay chậm chạp, tiếp đó cả 2 thấy phi công nhảy dù. Tên lửa do Cảb 2 bắn có vẻ không nổ nên MiG hoặc bị tắt động cơ, hoặc phi công mất điều khiển.


Theo USAF F-4 MiG Killers, F-4C 64-0389/FY mật danh Crab 1 do đại úy Richard Pascoe và trung úy Norman Wells, F-4C 64-0849/FY mật danh Crab 2 do thiếu tá Thomas Hirsch và trung úy Roger Strasshimmer. Cả 2 đều thuộc phi đoàn 555, không đoàn 8 KQ Mỹ ở căn cứ Ubon.

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/67-01-06_crab1-2.jpg)

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/67-01-06_crab1.jpg)

F-4C 64-0839/FY

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/67-01-06_crab2-2.jpg)

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/67-01-06_crab2.jpg)

F-4C 64-0849/FY

Theo LS dẫn đường KQ:

Ngày 6 tháng 1 năm 1967, kíp trực ban dẫn đường Quân chủng: Nguyễn Văn Chuyên dẫn tại sở chỉ huy, Phạm Từ Tịnh trên hiện sóng và Trung đoàn 921: Phạm Minh Cậy, Trần Đức Tụ dẫn tại sở chỉ huy. Biên đội Trần Hanh-số 1, Mai Cương (Mai Văn Cương)-số 2, Đồng Văn Đe-số 3 và Nguyễn Văn Cốc-số 4 được dẫn tiếp địch với góc vào 20 độ tại khu vực Việt Trì-phú Thọ. Số 1 phát hiện 2 F-4, 9km, nhưng bị nhiều tốp địch khác bám theo. Số 2 và số 3 đều bị địch bắn, nhưng số 2 nhảy dù an toàn, còn số 3 hy sinh.

Như vậy, chỉ trong hai ngày, MiG-21 bị tổn thất quá lớn, Quân chủng quyết định Trung đoàn 921 tạm ngừng xuất kích để rút kinh nghiệm. Những nguyên nhân chủ yếu là: Đã không phát hiện được thủ đoạn của địch là cho tiêm kích giả làm cường kích để nhử không quân ta lên đánh và dùng lực lượng tiêm kích đánh chính của chúng phục kích tại khu vực để bám theo máy bay ta khi xuyên lên trên mây. Ta chưa lường hết ảnh hưởng của điều kiện thời tiết và khả năng đánh địch bằng đội hình 4 chiếc của MiG-21. Dẫn đường cho biên đội Đỉnh-Thuận-Kính-Nhu cất cánh muộn, chỉ huy có tư tưởng nóng vội. Bộ Tư lệnh Binh chủng Không quân (được thành lập ngày 24 tháng 3 năm 1967) chỉ đạo cho các cơ quan và Trung đoàn 921 tập trung nghiên cứu, xây dựng cách đánh và cách dẫn đôi bay MiG-21 để tiếp tục đánh địch.


Theo LS e921:

Để đối phó với không quân tiêm kích của ta, không quân Mỹ đã áp dụng nhiều thủ đoạn chiến thuật mới. Do ta không nắm được ý đồ và thủ đoạn của chúng, lại nóng vội nên chỉ trong tháng 1 năm 1967, trung đoàn cho 3 biên đội xuất kích, không những ta không bắn rơi địch trái lại ta bị tổn thất 7 máy bay và 1 phi công hi sinh.

Trong nhiều ngày liền, địch vẫn áp dụng chiến thuật ấy, phục sẵn ở phía trên mây, các máy bay ta vừa cất cánh chưa kịp tập hợp đội hình chưa tới độ cao đã bị tấn công từ mọi phía, máy bay rơi, phi công phải nhảy dù.

Đứng trước tình hình đó, Quân chủng tạm thời cho Trung đoàn 92 1 dừng bay để rút kinh nghiệm tìm ra điểm yếu và sơ hở của mình. Trung đoàn tổ chức họp rút kinh nghiệm hai ngày liền để tìm ra nguyên nhân, rút ra bài học, tìm biện pháp khắc phục lấy lại khí thế và uy tín của đơn vị, nhất là cho MiG-21.

Sau khi bàn bạc, phân tích nghiên cứu về âm mưu, thủ đoạn, chiến thuật mới của địch, đồng thời tổng hợp tài liệu tin tức từ trên xuống dưới kể cả tin tức của mảng tình báo quốc gia, Quân chủng, trung đoàn mới thực sự nắm bắt được tình hình. Đó là do những hoạt động ráo riết và có hiệu quả ngày càng lớn của không quân ta trong thời gian vừa qua, đế quốc Mỹ lo ngại đã quyết định mở một chiến dịch đánh thẳng vào không quân ta lấy tên là "Quét sạch bầu trời".

Không quân Mỹ huy động một lực lượng lớn F-4 được trang bị hiện đại chuyên làm nhiệm vụ tiêm kích, tổ chức huấn luyện một tuần liền ở Thái Lan. Khi vào miền Bắc Chúng bay theo đội hình cường kích tốc độ chậm, ít di chuyển. Chúng ta không phát hiện ra chúng vì chúng bay nhiều tốp, máy bay ta ở tầng nào cũng gặp địch, chúng đã chiếm độ cao ưu thế. Đây là bài học lớn về nắm địch không những cho cán bộ chỉ huy các cấp mà cho cả đội ngũ phi công dẫn đường và sĩ quan tham mưu của ta. Khi máy bay ta vừa cất cánh mới xuyên mây lên, chưa kịp tập hợp đội hình tốc độ còn chậm, khó cơ động lại bị bất ngờ không tránh được tên lửa địch vì vậy tổn thất là khó tránh. Ta phải dừng lại chưa xuất kích để tìm ra cách đánh mới.


Như vậy trong trận này KQ Mỹ claim 2 MiG-21, phía ta công nhận (1 phi công hy sinh).


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 28 Tháng Mười, 2010, 06:47:25 pm
Từ đầu năm 1967, mặt trận đối không trên bầu trời miền Bắc bắt đầu có sự tham gia của KQ CHDCND Triều Tiên.

http://www.quansuvn.net/index.php/topic,5366.msg79361.html#msg79361

Tại Hội nghị Thường trực Quân ủy Trung ương ngày 21 tháng 9 năm 1966, đồng chí Phùng Thế Tài - Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân báo cáo: Bạn đề nghị cử một đơn vị không quân tình nguyện sang Việt Nam chiến đấu, sẽ tổ chức thành từng đại đội nằm trong đội hình trung đoàn không quân của ta, mặc quân phục Việt Nam, cùng sử dụng một sân bay. Bạn có thể đưa sang nhiều nhân viên kỹ thuật, nhưng vấn đề bảo đảm kỹ thuật mặt đất, bảo đảm vật chất hoàn toàn do ta phụ trách.

  Sau khi Thường trực Quân ủy Trung ương thảo luận, đồng chí Võ Nguyên Giáp chủ trì hội nghị kết luận: Bộ đội không quân Triều Tiên mang danh nghĩa là chuyên gia, nhưng thực chất là quân tình nguyện. Vì vậy, ta phải đoàn kết tôn trọng bạn, nhưng phải giữ vững chủ quyền. Trong quá trình huấn luyện và chiến đấu, ta cần chỉ rõ phạm vi hoạt động của bạn, chỉ định sân bay chính, sân bay dự bị. Trong chỉ huy, ta là cấp trên của bạn, nhưng tại trung đoàn bạn sẽ trực tiếp chỉ huy, có đại diện của ta để giao nhiệm vụ. Đại tướng yêu cầu hiệp đồng giữa hai bên phải rõ ràng, rành mạch để tránh những phức tạp không đáng có về sau.


http://www.quansuvn.net/index.php/topic,5366.msg79372.html#msg79372

Theo thỏa thuận về nguyên tắc giữa hai Đảng Lao động Việt Nam và Đảng Lao động Triều Tiên, thực hiện ý kiến chỉ đạo ngày 21 tháng 9 năm 1966 của Thường trực Quân ủy Trung ương, từ ngày 24 đến 30 tháng 9 năm 1966 tại Hà Nội, Đoàn đại biểu quân sự Việt Nam do đồng chí Tổng Tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng làm trưởng đoàn và Đoàn đại biểu quân sự Triều Tiên do đồng chí Tổng Tham mưu trưởng Xuê Quang làm trưởng đoàn, tiến hành hội đàm trong bầu không khí chân thành và đã ký Nghị định thư gồm 6 vấn đề cụ thể sau:

  1- Cuối tháng 10 hoặc trong tháng 11 năm 1966 phía Triều Tiên sẽ cử sang Việt Nam số chuyên gia đủ để phụ trách 1 đại đội máy bay MiG17 của Việt Nam (đại đội gồm 10 chiếc máy bay). Cuối năm 1966 hoặc đầu năm 1967, khi phía Việt Nam chuẩn bị đủ máy bay, phía Triều Tiên sẽ đưa sang Việt Nam số chuyên gia đủ để phụ trách đại đội MiG17 thứ hai của Việt Nam. Trong năm 1967, khi nào phía Triều Tiên đã chuẩn bị xong chuyên gia và phía Việt Nam chuẩn bị được máy bay, phía Triều Tiên sẽ cử thêm sang Việt Nam một số chuyên gia đủ để pụ trách 1 đại đội máy bay MiG21 của Việt Nam.

  2- Để thuận tiện cho việc quản lý nội bộ và chỉ huy chiến đấu, các chuyên gia Triều Tiên sẽ tổ chức thành các đại đội và tiến tới một trung đoàn. Khi chưa tổ chức thành trung đoàn, các đại đội chuyên gia Triều Tiên sẽ biên chế vào một trung đoàn của không quân Việt Nam và ẽ bố trí ở cùng sân bay với trung đoàn đó. Khi phía Triều Tiên đã có đủ 3 đại đội sẽ tổ chức thành 1 trung đoàn và sẽ bố trí ở sân bay riêng.

  3- Các đại đội chuyên gia nằm trong trung đoàn không quân Việt Nam sẽ do Ban chỉ huy trung đoàn đó chỉ huy và dưới sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân Việt Nam.

  4- Việc tổ chức hiệp đồng giữa các đơn vị không quân, giữa không quân và cao xạ, tên lửa sẽ tiến hành theo sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân Việt Nam.

  5- Mọi vấn đề bảo đảm chỉ huy, bảo đảm kỹ thuật như: Bảo đảm thông tin, bảo đảm kỹ thuật cho máy bay, v.v... đều do phía Việt Nam phụ trách.

  6- Phía Triều Tiên sẽ chuẩn bị về mặt huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật cơ bản cho các chuyên gia tại Triều Tiên, khi sang Việt Nam chỉ tiến hành huấn luyện ứng dụng cho thích hợp với điều kiện chiến trường, thời tiết và đối tượng tác chiến.

  Ngoài ra, Nghị định còn thống nhất các vấn đề về bảo đảm cho các chuyên gia Triều Tiên về nhà ở, sinh hoạt vật chất, phương tiện đi lại, phục vụ y tế, chế độ chính sách và khen thưởng.


Ngày 9/2/1967, thượng tá Hoàng Ngọc Diêu, quyền TMT QC PKKQ ký quyết định 14/TM-QL điều trung đoàn 923 rời khỏi sân bay Kép, bàn giao lại căn cứ cho trung đoàn KQ Triều Tiên (mang mật danh đoàn Z). Trung đoàn 923 trở về đóng tại sân bay Gia Lâm, đồng thời có 1 bộ phận cơ động chiến đấu từ sân bay Kiến An và Hòa Lạc. Ngày 27/3/1967, QC PKKQ ra quyết định 60/TM-QL điều 6 MiG-17F K56 và 2 MiG-17PF của trung đoàn 923 cho KQ TT.

Để đảm bảo hoạt động của KQ TT, trung đoàn 927 (đoàn Z) được thành lập do thiếu tá Đỗ Hữu Nghĩa làm trung đoàn trưởng, thiếu tá Mai Đức Toại làm chính ủy. Đoàn Z đảm nhiệm chiến đấu trên vùng trời đông bắc và tuyến giao thông Hà Nội-Lạng Sơn.

(http://www.quansuvn.net/index.php?action=dlattach;topic=113.0;attach=995;image)

Chụp ảnh lưu niệm với đoàn không quân CHDCND Triều Tiên tại sân bay Kép ngày 4-6-1968. Người ngồi hàng đầu (thứ tư từ phải sang) là chính ủy Bộ tư lệnh không quân Phan Khắc Hy. Bên phải và bên trái ông Phan Khắc Hy là đoàn trưởng và đoàn phó đoàn không quân CHDCND Triều Tiên (Báo Tuổi trẻ).

Ngày 24/3/1967, theo quyết định số 014/QĐ-QP của BQP, BTL KQ thuộc BTL PKKQ được thành lập do thượng tá Nguyễn Văn Tiên, PTL QC PKKQ làm TL, thượng tá Phan Khắc Hy, phó chủ nhiệm chính trị QC PKKQ làm chính ủy, thượng tá Hoàng Ngọc Diêu làm PTL kiêm TMT và thượng tá Đào Đình Luyện làm PTL về huấn luyện.

Theo quyết định 492/TM-QL ngày 1/5/1967 do đại tá Phùng Thế Tài, TL QC PKKQ ký, BTL KQ mang phiên hiệu công khai là sư đoàn 371 (đoàn Thăng Long), biên chế gồm các trung đoàn 919, 921, 923, Z; quản lý 7 sân bay Nội Bài, Gia Lâm, Kép, Hoà Lạc, Kiến An, Thọ Xuân, Vinh. Trong đó tiêm kích có trung đoàn 921, 923 (VN) và Z (TT), phi công MiG có 64 người và 1600 thợ máy.


Lực lượng không quân tiêm kích của KQ và HQ Mỹ tham gia chiến tranh phá hoại miền Bắc ở thời điểm này (3/1967) như sau:

KQ Mỹ:
- Căn cứ Đà Nẵng (VN) có không đoàn 35 với 3 phi đoàn F-4.
- Căn cứ Ubon (TL) có không đoàn 8 với 1 phi đoàn F-104 và 3 phi đoàn F-4.
- Căn cứ Takhli (TL) có không đoàn 355 với 3 phi đoàn F-105.
- Căn cứ Korat (TL) có không đoàn 388 với 1 phi đoàn F-4 và 3 phi đoàn F-105.

HQ Mỹ:
- TSBTiconderoga có không đoàn 19 với 2 phi đoàn F-8.
- TSB Kitty Hawk có không đoàn 11 với 2 phi đoàn F-4.
- TSB Enterprise có không đoàn 9 với 2 phi đoàn F-4.
- TSB Hancock có không đoàn 5 với 2 phi đoàn F-8.
- TSB Bon Homme Richard có không đoàn 21 với 2 phi đoàn F-8.

Ngoài ra mỗi TSB thường có 2 phi đoàn A-4, có thể có 1 phi đoàn A-1 hoặc A-6.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: altus trong 29 Tháng Mười, 2010, 05:24:29 am
Không rõ việc dẫn đường cho đoàn Z thực hiện thế nào nhỉ? Phi công họ phải học nói tiếng Việt? Hay có sỹ quan dẫn đường/phiên dịch TT ở SCH QC? Nghe thì đơn giản nhưng trong lúc quần nhau một mất một còn, không dễ nhanh chóng hiểu được mệnh lệnh bằng tiếng nước ngoài qua radio. Không rõ phi công TT có đủ thời gian học tiếng Việt tới mức thành thạo như thế không?

Khối Vác-sa-va thời trước trên lý thuyết là phi công tất cả các nước phải dùng thạo tiếng Nga để khi hữu dụng thì sẽ chuyển sang dẫn đường thống nhất. Tuy nhiên lần tập trận chung nào cũng tóe ra vấn đề phi công nhiều khi không hiểu mệnh lệnh mặt đất bằng tiếng Nga ngoài những tình huống đơn giản.

Hay là giao lưu bằng tiếng Trung nhỉ?  :-\


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 29 Tháng Mười, 2010, 07:49:28 pm
Chắc là họ phải học tiếng Việt thôi chứ, tự xin sang đây mà lại còn đòi hỏi này nọ là cớ làm sao ;D


Tiêu đề: 05/02/67
Gửi bởi: chiangshan trong 06 Tháng Mười Một, 2010, 09:09:07 pm
Theo các tài liệu ta thì trong quý I/1967 MiG-21 của e921 không xuất kích, MiG-17 của e923 tổ chức đánh được 3 trận:

- Ngày 25/1/1967, bắn rơi 1 F-4. Mỹ không ghi nhận mất máy bay nào ở miền Bắc trong ngày này.

- Ngày 5/2/1967, bắn rơi 1 F-4. Mỹ cũng không ghi nhận.

Theo Clashes thì trong trận này bắt đầu xuất hiện chiến thuật mới của MiG-17:

Trong phần lớn tháng 2/1967 thời tiết xấu, không có tổn thất nào trong không chiến đối với cả 2 bên. MiG-21 không xuất hiện, có lẽ vì phần lớn số MiG-21 trong dự trữ của BVN đã bị bắn rơi trong mấy tháng gần đây, và từng biên đội 4 F-4 bắt đầu lượn qua các căn cứ MiG trong mỗi phi vụ không kích với hy vọng tóm được MiG cất cánh. Số EC-121D BiG Eye giờ chuyển sang Ubon, căn cứ của không đoàn 8 bay phần lớn số phi vụ MiGCAP trên bầu trời BVN (ngay sau khi tới Ubon, Big Eye đổi tên thành College Eye). Trong khi chỉ huy căn cứ phàn nàn về những chiếc EC-121 to lớn và những đòi hỏi phục vụ của nó, các phi công F-4 của không đoàn 8 - luôn tìm kiếm lợi thế - bắt đầu nghiên cứu các khả năng của EC-121D và tỏ ra quan tâm tới việc tận dụng nó trong điều hành MiGCAP thay vì chỉ đơn thuần là cảnh báo MiG.
...
Ngày 5/2/1967, 4 F-4C bay MiGCAP bảo vệ F-105 cường kích vào đánh Hà Nội. Trời có sương mù ở mức trung bình và F-4 đang bay ở độ cao thấp, khoảng 3000ft. Khi đang trong 1 vòng lượn họ thấy 2 MiG-17 trước mặt; khi họ ngoặt để tấn công, F-4 bị tấn công từ phía sau bởi 2 chiếc MiG-17. Trận đánh chuyển thành quần vòng gấp ở độ cao thấp mà không bên nào chiếm được ưu thế. Mỗi lần F-4 kéo vào đuôi MiG, 1 chiếc MiG phía sau lại buộc nó phải từ bỏ. Khi MiG tiếp cận phía sau, F-4 sử dụng chiến thuật căn bản là kéo cao gấp mà MiG không thể theo được. Trong quá khứ MiG thường cố kéo cao theo, sau đó tụt xuống, cho phép F-4 bổ nhào vào sau đuôi và bắn tên lửa. Nhưng trong trận này, khi F-4 leo cao, MiG vẫn tiếp tục giữ độ cao. Các phi công MiG-17 đã hiểu hơn về cơ động; bằng việc không cố leo cao, họ đã phá vỡ chiến thuật hiệu quả nhất của F-4. Kết quả là hòa. Những chiếc F-4 thất vọng đã bắn 8 tên lửa (3 AIM-7 và 5 AIM-9) nhưng không quả nào tới gần mục tiêu.

BVN nhận ra rằng không chiến ở độ cao thấp làm giảm hiệu quả của cả 2 loại tên lửa, và phân tích xu hướng không chiến của MiG cho thấy độ cao không chiến ngày càng giảm, đặc biệt là với MiG-17. Từ thời điểm này, MiG-17 tìm cách thu hút F-4 vào những trận quần vòng tốc độ thấp, và tiếp tục trong năm 1967, tiêm kích Mỹ bắt đầu thấy MiG-17 chờ đợi trong đội hình vòng tròn, nhanh chóng được gọi là "bánh xe" ở độ cao thấp trên những hành lang thường dùng nhất của F-105 cường kích; từ đội hình này MiG-17 sẽ tấn công khi F-105 tiến vào hay rời khỏi khu vực. Bánh xe có tác dụng phòng ngự rất hiệu quả trước F-4 hộ tống; MiG-17 triển khai trên chu vi vòng tròn và nếu F-4 cố bay chậm lại để xâm nhập bánh xe, tiếp cận phía đuôi MiG để bắn tên lửa thì chiếc MiG phía sau sẽ tấn công. Nhiễu địa vật cản trở radar F-4 lock để bắn AIM-7, và độ cao thấp giảm phạm vi của AIM-9 ghê gớm (ở 10.000ft, AIM-9B có tầm bắn 6000ft và có thể bắn trong nón 40 độ sau mục tiêu, nhưng ở mực nước biển tầm bắn tối đa giảm xuống 4000ft và trong nón 30 độ). Hạn chế trong phạm vi bắn kết hợp với vòng ngoặt gấp của MiG và bức xạ nhiệt từ mặt đất khiến AIM-9B gần như vô dụng. Trong khi F-4 có thể liên tục tránh khi MiG-17 tấn công và phản kích bằng cách bổ nhào và kéo cao vào hay ra khỏi bánh xe thì hiếm khi họ có đủ thời gian cơ động để bắn tên lửa, và F-4 không có cannon để cận chiến. Một lần nữa, phi công F-4 than phiền vì thiếu pháo. Mặt khác MiG-17 có rất ít cơ hội bắn hạ F-4 trừ khi có 1 phát đạn may mắn hay thực hiện được 1 cuộc tấn công không bị quan sát, hoặc khi F-4 bay chậm lại và cố ngoặt bằng.

Nhưng trong khi MiG-17 không đe dọa được F-4, họ được an toàn tương đối trước F-4 trong bánh xe ở độ cao thấp và có thể đợi các phi đội không kích. Khi cường kích tới cự ly, MiG sẽ phá vỡ bánh xe và leo tới độ cao để uy hiếp những chiếc cường kích mang bom, cố gắng buộc họ phải thả bom sớm và không chiến. Máy bay Mỹ thường xuyên thấy 1 MiG-17 duy nhất trong khu vực bánh xe, và người ta đặt giả thuyết rằng đây là chiếc "chỉ huy". Họ tin rằng "chỉ huy" có nhiệm vụ thông báo cho các MiG khi bị tấn công hay thời điểm phá vỡ bánh xe và tấn công các phi đội không kích, và các phi công Mỹ bình luận rằng đội hình này cho phép BVN sử dụng và bảo vệ có hiệu quả số lớn phi công MiG-17 thiếu kinh nghiệm và 1 số ít dày dạn.


- Ngày 26/3/1967, bắn rơi 1 F-4, ta hy sinh 1 phi công.


Tiêu đề: 10/03/67
Gửi bởi: chiangshan trong 06 Tháng Mười Một, 2010, 09:36:49 pm
(Đây là trận đánh không nằm trong thống kê của ta)

Theo Aces&Aerial Victories:

Ngày 10/3/1967, đại úy Max C. Brestel bay số 3 trong biên đội F-105 thuộc không đoàn 355 có nhiệm vụ chế áp phòng không ở khu công nghiệp Thái Nguyên. Khi tiếp cận mục tiêu, có nhiều tín hiệu cảnh báo SAM và MiG được truyền đi. Không đoàn 388 đi trước đã có đụng độ MiG.

Khi biên đội kéo cao tới độ cao ném bom, Brestel thấy 2 MiG-21 đang tiếp cận số 1 do trung tá Phillip C. Cast lái từ hướng 4h. Lúc này số 3 ở vị trí 8h30 so với chiếc MiG đi đầu. Brestel lao tới MiG và lướt ngang qua đuôi. MiG ngừng tấn công, biên đội tiếp tục ném bom như kế hoạch.

Khi biên đội lên tới độ cao 3000-4000ft, Cast cho biết MiG ở hướng 2h. Brestel thấy 4 MiG-17 bay hàng dọc so le về phía bắc ở độ cao khoảng 1500ft. Phía sau có 1 biên đội 4 chiếc nữa.

Tất cả MiG bật tăng lực. Cast bắt đầu khai hỏa vào 2 MiG đầu tiên, 2 chiếc sau khai hỏa vào Cast. Brestel cảnh báo Cast và tiếp cận MiG số 4 ở cự ly 300-500ft, bắn 1 loạt khoảng 2,5s khi chiếc MiG vòng phải. Đạn trúng vào thân và cánh. MiG chuyển sang ngoặt trái. Brestel tiếp tục bắn thêm 1 loạt 2,5s, đạn trúng vào cánh trái, thân và buồng lái. MiG xoay tròn và đâm xuống đất.

Brestel tiếp tục tiếp cận MiG số 3 ở cự ly 300ft đang bắn vào Cast. Brestel bắn 1 loạt 2,5s vào MiG đang vòng phải, trúng vào thân và cánh. 1 lần nữa MiG ngoặt trái và Brestel tiếp tục bắn thêm 1 loạt 2,5s. MiG bay vọt qua phía trên buồng lái và biến mật.


Theo F-4&F-105 MiG Killers, F-105D 62-4284 mật danh Kangaroo 3 thuộc phi đoàn 354, không đoàn 355 KQ Mỹ ở căn cứ Takhli. Brestel được KQ Mỹ chính thức công nhận bắn rơi 2 MiG-17, "double kill" đầu tiên của KQ Mỹ ở VN.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-03-10_f-105d_62-4284.jpg)

Phía ta không ghi nhận trận đánh nào của e921 và e923 trong ngày 10/3/1967. Tuy nhiên theo thông tin từ báo Tuổi Trẻ thì ngày 10/3/1967, phi công Kim-Quang-Uc (KQ TT) hy sinh. Như vậy ít nhất 1 trong 2 MiG-17 mà KQ Mỹ claim có thể được công nhận.


Tiêu đề: 26/03/67
Gửi bởi: chiangshan trong 06 Tháng Mười Một, 2010, 09:55:17 pm
Theo Aces&Aerial Victories:

Ngày 26/3/1967, đại tá Frederick Austin Crow, không đoàn trưởng không đoàn 355 dẫn đầu 1 biên đội F-105 không kích gần khu vực sân bay Hòa Lạc. Sau khi bổ nhào ném bom và lấy lại độ cao ở 4000ft, Crow thấy 1 MiG-17 cất cánh từ sân bay Hòa Lạc. Crow ngoặt trái khoảng 150 độ bám theo chiếc MiG và quan sát thấy thêm 3 MiG-17 đang vòng lượn phía trên sân bay ở độ cao khoảng 3000ft, mỗi chiếc cách nhau 3000-5000ft. MiG được sơn bạc với ngôi sao màu đỏ (?). Crow tiếp cận chiếc MiG gần nhất, ngoặt vào trong và khai hỏa trúng cánh trái. MiG ngoặt gấp xuống dưới về bên trái, Crow kéo cao về bên phải và lần cuối cùng thấy MiG đang ở độ cao 500ft với mũi hướng xuống dưới.

Theo F4&F105 MiG Killers, F-105D 59-1772 thuộc phi đoàn 333, không đoàn 355 KQ Mỹ ở căn cứ Takhli.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-03-26_f-105d_59-1772.jpg)

Phía ta công nhận 1 MiG-17 của e923 bị bắn rơi, thiếu úy Vũ Huy Lượng (c2) hy sinh.

Cũng theo các tài liệu ta, trong trận này MiG-17 của e923 bắn rơi 1 F-4. Theo VN Air Losses ghi nhận thì F-4C 64-0849 thuộc phi đoàn 433, không đoàn 8 KQ Mỹ bị SA-2 bắn rơi trên vùng trời Sơn Tây. Tổ lái gồm trung tá Frederick Austin Crow và trung úy Henry Pope Fowler nhảy dù và đều bị bắt làm tù binh. Đây chính là chiếc F-4C đã được sử dụng để bắn rơi phi công Mai Văn Cương trong trận 6/1/1967.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: Luc Van Tran trong 24 Tháng Mười Một, 2010, 11:37:44 am
Tôi có những điểm không tán thành với Trachvandung về lý giải tại sao phi công BVN có nhiều At hơn phi công Mỹ. Với tương quan lực lượng và kỹ thuật vượt trội như KQ Mỹ, tại sao họ không vặn cổ hết mấy chiếc Mic còm cõi của BVN đi. Mà còn để họ "lây ít địch nhiều, lây yếu thắng mạnh" và trở thành At một cách ngoạn mục như vậy. Để trở thành At thì tổng số lần xuất kích của 1 người (như Nguyễn Văn Cốc chẳng hạn) là bao nhiêu ? Và phi công Mỹ làm gì mà để họ xuất kch được ngần ấy lần mà không bị tiêu diệt.
Còn nói phi công Mỹ sau 100 lần xuất kích thì dược về thăm nhà. Vậy có bao nhiêu phi công Mỹ xâm nhập bầu trời BVN đã được về thăm nhà sau 100 lần xuất kich, 2 At của Mỹ có trong số này không, số còn lại có bị gia đình họ và chính phủ Mỹ chửi là đồ ngu, đồ vô tích sự vì đã xâm nhập cả trăm lần mà không trở thành At ? (cho dù là lái máy bay cường kích thì sau khi quăng bom vẫn trở thành máy bay tiêm kích được).
Thắng lợi của của Không quân BVN trên bầu trời là do họ (cả người "trên trời" và người "dưới đất" - dẫn đường, chỉ huy bay) có tri thức, dũng cảm và có trí thông minh hơn đối thủ. Tôi đồng ý với Trachvandung một điểm là do Mỹ không phá được các dàn rada và các sở chỉ huy bay của BVN ở dướt đất.
Yếu tố "sân nhà" cũng rất quan trọng. Nhưng họ (phi công BVN) chiến đấu "cho đến khi thắng lợi' dù có phải hy sinh, chứ không phải "cho đến khi hy sinh" như bạn nói. Vì nói như vậy có bao hàm yếu tố "liều mạng". Liều mạng thì làm sao thắng dược Mỹ. Người IRaq có yêu nước không ? có dũng cảm không ? có chứ. Từ năm 2003 đến nay họ cũng diệt được hơn 4000 lính Mỹ. Nhưng cách đánh của họ (liều chết, liều mạng) thì làm sao thắng Mỹ được.

Yếu


Tiêu đề: 19/04/67
Gửi bởi: chiangshan trong 17 Tháng Mười Hai, 2010, 11:18:07 pm
Theo LS dẫn đường KQ:

Chiều ngày 19 tháng 4 năm 1967, theo tình báo xa, trên hướng tây nam Hà Nội có nhiều tốp địch vào qua biên giới. 15 giờ 52 phút, thủ trưởng trực chỉ huy Quân chủng Phùng Thế Tài quyết định cho biên đội MIG-17: Võ Văn Măn-số 1, Hà Đình Bôn-số 2, Phan Văn Túc-số 3 và Nguyễn Bá Địch-số 4, đang cấp 1 tại Gia Lâm, cất cánh. Từ 15 giờ 56 phút đến 15 giờ 58 phút, dẫn đường hiện sóng Nguyễn Quang Sáng báo cáo sở chỉ huy Binh chủng đã bám sát được 2 tốp địch ở tây Mai Châu 15km, vào Suối Rút-Hòa Bình. Trực ban dẫn đường Nguyễn Văn Chuyên tại sở chỉ huy Binh chủng dẫn MIG-17 vòng xuống phía nam Hà Nội, qua Văn Điển. Thanh Oai, rồi nam núi Đồi Bù (833, đông nam Lương Sơn 11km). 16 giờ 07 phút, xuất hiện thêm các tốp địch ở phía tây-tây bắc Hòa Bình 35km, sở chỉ huy Binh chủng cho ngay đôi bay MiGi7: Lê Quang Trung-số 1 và Nguyễn Văn Thọ-số 2 cất cánh từ sân bay Hòa Lạc lên khu vực Sơn Tây-Thanh Sơn để thu hút địch. Biên đội đánh chính được dẫn vào khu chiến ở đông bắc Hòa Bình 10km. Với góc vào 90 độ, số 1 phát hiện 6 F-105, 10km và chỉ huy biên đội vào đánh. Chúng quẳng bom, đối phó với ta. Hai bên quần nhau 10 phút ở độ cao thấp. Số 2 và 3 đều có cơ hội nổ súng. Phi công Nguyễn Bá Địch bắn rơi 1 F-105. Đây là trận có thời gian không chiến dài nhất từ trước tới nay. Khi thoát ly, biên dội đánh chính phân thành 3 tốp và tự bay về ở độ cao rất thấp.

Gần 17 giờ, trên mạng B1 lại xuất hiện địch vào, ta cho các phân đội MIG-17 trực chiến tại Gia Lâm và Hòa Lạc lần lượt vào cấp 1. 17 giờ 01 phút, biên đội đánh chính: Lưu Huy Chao-số 1, Lê Hải (Lê Văn Hải)-số 2, Nguyễn Văn Bảy-số 3 và Hoàng Văn Kỷ-số 4 xuất kích từ sân bay Gia Lâm. 17 giờ 03 phút, ra-đa dẫn đường phát hiện ở tây-tây bắc Quan Hóa 40km có 1 tốp độ cao 3.500m. Chúng bay đến Tân Lạc thì đổi hướng đông-đông nam và giảm độ cao xuống 2.500m. Có khả năng địch đánh Phủ Lý, biên đội đánh chính giữ hướng bay 200 độ, tốc độ 750km/h, độ cao từ 500 lên 1.500m, bay vào khu chiến ở đông bắc Vụ Bản 15km . 17 giờ 09 phút, sau khi dẫn đường cho vòng phải gấp, cắt vào bên trái đội hình địch với góc 90 độ, biên đội phát hiện ngay 4 chiếc F-105. Địch bị bất ngờ phải vứt bom quay ra. Ta bám theo công kích, nhưng lại để mất mục tiêu. Thủ trưởng trực chỉ huy Quân chủng Phùng Thế Tài lệnh cho vòng tại chỗ, lên độ cao để nhử địch. 17 giờ 10 phút, ra-đa dẫn đường đột nhiên phát hiện 1 tốp địch ở đông nam Hòa Bình 20km, nhưng bay ra phía tây Vụ Bản. 17 giờ 11 phút, sở chỉ huy Binh chủng cho biên đội: Lê Quang Trung-số 1, Nguyễn Văn Thọ-số 2, Nguyễn Xuân Dung-số 3 và Dương Trung Tân-số 4 cất cánh từ sân bay Hòa Lạc, vào khu vực Hòa Bình để sẵn sàng yểm hộ cho biên đội Chao-Hải-Bảy-Kỷ.

Với phán đoán địch sẽ còn vào khu vực tây Vụ Bản ở độ cao thấp, nên thủ trưởng Phùng Thế Tài quyết định cho cả 2 biên đội MIG-17 vào đánh. 17 giờ 18 phút, dẫn đường cho biên đội Chao-Hải-Bảy-Kỷ, đang vòng ở chỗ nhử địch, ra hướng 250 độ, đồng thời cho biên đội Trung- Thọ-Dung-Tân ở Hòa Bình, từ yểm hộ chuyển sang đánh chính, vòng trái gấp, hướng bay 210 độ. 17 giờ 20 phút, xuất hiện 1 tốp địch ở đông Cẩm Thủy 15km độ cao 1.500m, 17 giờ 21 phút, thêm 1 tốp ở tây Suối Rút 27km độ cao 2.000m, chúng đều hướng vào phía tây Vụ Bản. Ta lập tức cho biên đội Chao-Hải-Bảy-Kỷ quay lại đánh tốp ở đông Cẩm Thủy, nhưng địch lên đến Đường 12, lại vòng phải xuống Nho Quan, nên ta buộc phải cho thoát ly về Gia Lâm.

17 giờ 21 phút, biên đội Trung-Thọ-Dung-Tân, đến tây Tân Lạc 10km, vòng trái, hướng bay 140 độ và 2 phút sau, vào khu vực tây Vụ Bản 15km, nhưng không thấy địch. Với ý định quay lại đánh tốp ở tây Suối Rút, dẫn đường cho biên đội vòng phải 180 độ. Sau khi ta cải bằng, bay được 1 phút, sở chỉ huy Binh chủng phát hiện 1 tốp mới, tốc độ nhỏ ở bắc Vụ Bản 5km, bay sang tây Vụ Bản và tốp ở trong Cẩm Thủy từ Nho Quan cũng vòng lên tây Vụ Bản; dẫn đường lập tức cho biên đội Trung-Thọ-Dung-Tân vòng phải gấp, hướng bay 250 độ, vào tiếp địch với góc 140 độ và thông báo vị trí cả 2 tốp mục tiêu. Số 1 phát hiện F-105 và AD-6, cự ly 7km, lập tức lệnh cho số 3 phân thành 2 đôi. Số 1 yểm hộ cho số 2 và số 3 yểm hộ cho số 4. Biên đội hoàn toàn kiểm soát được tình hình, không chiến chủ động trong 3 phút 30 giây, phi công Nguyễn Văn Thọ bắn rơi 1 AD-6, phi công Dương Trung Tân bắn rơi 1 F-105 và 1 AD-6. Anh đã ghi tên mình vào danh sách phi công Không quân nhân dân Việt Nam trong 1 trận bắn rơi 2 máy bay địch.

Đây là các trận đã thể hiện rất đậm nét cách đánh phong phú và cách vận dụng linh hoạt chiến thuật đánh địch của MiG-17. Biên đội Lê Quang Trung-Nguyễn Văn Thọ-Nguyễn Xuân Dung-DSương Trung Tân trở thành một trong những biên đội MIG-17 đánh đạt hiệu quả cao nhất của không quân ta. Các kíp trực Ban Dẫn đường Binh chủng: Nguyễn Văn Chuyên tại sở chỉ huy, Nguyễn Quang Sáng trên hiện sóng và Trung đoàn 923: Đỗ Cát Lâm, Hà Đăng Khoa tại sở chỉ huy, Trần Xuân Dung trên hiện sóng đã nỗ lực hết mình, dẫn đánh đúng ý định của người chỉ huy và còn kịp thời xử lý dẫn số 3 bị lạc đường về Gia Lâm hạ cánh an toàn.


Theo LS e923:

Ngày 19 tháng 4 năm 1967, Trung đoàn 923 tổ chức đánh hai trận. Vào lúc 16 giờ 15 phút, biên đội Mẫn – Bôn – Túc - Địch cất cánh từ sân bay Gia Lâm đã bắn rơi 1 chiếc F-105 trên vùng trời Hoà Bình và về sân bay Gia Lâm hạ cánh an toàn. Hơn một giờ sau, vào hồi 1 7 giờ 30 phút, bọn địch lại kẻo vào, biên đội Trung - Túc - Dung - Tân đang trực ở sân bay Hoà Lạc được lệnh cất cánh. Sau 3 phút 30 giây, quần nhau với địch, biên đội đã bắn rơi một chiếc F-105 và 2 chiếc AD-6 của địch trên vùng trời khu vực Mai Châu (tỉnh Hoà Bình). Trong trận này, số 4 Dương Trung Tân đã bắn rơi 2 chiếc và số 2 Phan Văn Túc bắn rơi một chiếc máy bay của địch.


Như vậy ta claim 2 F-105, 2 A-1. VN Air Losses ghi nhận trong ngày 19/4/1967 Mỹ chỉ mất 2 máy bay và đều do MiG:
- F-105F 63-8341 do thiếu tá Thomas M. Madison và thiếu tá Thomas J. Sterling lái thuộc phi đoàn 357, không đoàn 355 KQ Mỹ ở căn cứ Takhli. Cả 2 phi công đều bị bắt làm tù binh.
- A-1E 52-133905 do thiếu tá John S. Hamilton lái thuộc phi đoàn 602, không đoàn 56 KQ Mỹ ở căn cứ Udorn. Phi công chết.




Tiêu đề: Re: 19/04/67
Gửi bởi: chiangshan trong 17 Tháng Mười Hai, 2010, 11:18:32 pm
Theo Clashes:

Ngày 18/4 trời bắt đầu trở nên trong, và trận chiến trong phần còn lại của tháng trở thành 1 trong những giai đoạn quyết liệt nhất của Rolling Thunder. Báo cáo của Mỹ cho biết các phi công MiG "quyết liệt và thành thạo hơn", rằng "chiến thuật MiG đã có sự phát triển đáng kể trong những tháng gần đây", và trong tháng 4 và 5/1967 MiG không ngừng tấn công các phi đội Mỹ tiến vào và rời khỏi mục tiêu. Những "ngày của SAM" và "ngày của MiG" đã chấm dứt; BVN bắt đầu triển khai SAM và MiG gần như đồng thời. BVN có vẻ cũng tìm cách bảo vệ những chiếc MiG-17 bay thấp bằng cách đặt ngòi cho đạn cao xạ nổ ở 12000ft và cao hơn, trong khi MiG-17 ở dưới độ cao đó. Sự kết hợp của SAM và cao xạ ở trên 12000ft lấy đi chiến thuật tấn công bánh xe MiG-17 hiệu quả nhất của F-4; giờ, khi họ tấn công bánh xe từ phía trên hoặc leo cao sau khi tấn công, họ bị đe dọa bởi cao xạ và SAM.

Chiến thuật của phía Mỹ cũng thay đổi. Vào đầu tháng 4, để tăng lượng bom ném xuống BVN, thêm nhiều F-4 được sử dụng làm cường kích. Sự kết hợp giữa F-4 càn quét (có lẽ ý nói nhằm vào hệ thống PK?) và sử dụng F-4 làm cường kích đồng nghĩa với việc thường xuyên không có đủ F-4 cho MiGCAP, do vậy để bảo vệ khỏi MiG những biên đội F-105 đầu tiên rời mục tiêu trở thành biên đội MiGCAP để yểm trợ phần còn lại. Với bom đã ném và mang them AIM-9, những chiếc F-105 này hữu ích khi chống lại MiG-17, chiến thuật này có hiệu quả trong suốt tháng 5.

Ngày 19/4, 1 loạt trận không chiến ác liệt diễn ra cho đến cuối tháng. 6 F-105 và 1 A-1 bị bắn rơi, trong khi tiêm kích Mỹ hạ 9 MiG-17 và 1 MiG-21.

Trong 4 ngày trời đẹp đầu tiên, MiG-17 cố gắng hoạt động, trong khi MiG-21 hiếm khi thấy mặt. Ngày 19/4, 1 lực lượng lớn tấn công doanh trại Xuân Mai và trường cán bộ CM cách HN khoảng 12 dặm về phía tây-tây nam. Như thường lệ, F-105F Iron Hand có mặt đầu tiên để cố gắng hạ những dàn SAM trong khu vực. Kingfish là biên đội Iron Hand đầu tiên có mặt và bị MiG-17 tấn công ngay sau khi tiến vào khu vực mục tiêu. MiG bắn hạ 1 F-105F - Kingfish 2 và mất 1 MiG-17 về tay Kingfish 1. Khi cường kích tiến vào đánh mục tiêu, 1 trận đánh giằng có diễn ra giữa F-105 MiGCAP và 1 lượng lớn MiG-17 trên không phận mục tiêu. Khi trận đánh diễn ra, Kingfish 1 thấy tổ lái 2 người của Kingfish 2 dưới đất và bắt đầu lượn vòng phía trên họ; có vẻ việc giải cứu là khả thi, vì vậy chiến dịch giải cứu bắt đầu.

Tomahawk, 1 biên đội F-105 không kích xong và đang hướng tới tiếp dầu khi được tin Kingfish 2 bị hạ. Khi tới chỗ máy bay tiếp dầu Tomahawk 1 tình nguyện quay trở lại để yểm trợ cuộc giải cứu, viên chỉ huy giải cứu do dự vì Tomahawk không còn thùng dầu phụ (đã được thả bỏ khi đụng MiG) nên chỉ có thể ở lại 1 thời gian ngắn. Tuy nhiên do không còn máy bay nào có thể quay lại nên biên đội Tomahawk nạp đầy nhiên liệu và trở lại. Tomahawk 1 cho bay về ở độ cao lớn nhằm tiết kiệm dầu vì "rõ ràng đây là ngày của MiG".

Khi lực lượng giải cứu tiến vào để cứu tổ bay Kingfish 2, MiG-17 xuất hiện ngăn chặn và 1 trận đánh nổ ra. Nhóm giải cứu được dẫn đầu bởi Sandy, máy bay cánh quạt A-1. Thông thường Sandy giữ hành trình bay gần với thời gian không kích để có thể hỗ trợ bất cứ nỗ lực giải cứu nào. Ngay khi có tổ lái bị hạ, nhiệm vụ của A-1 là bay tới đó, xác định tính khả thi của nhiệm vụ dựa trên vị trí tổ bay và hệ thống phòng thủ củ đối phương, sau đó đảm nhiệm chỉ huy giải cứu. Trong quá trình Sandy sẽ hướng dẫn trực thăng giải cứu, Jolly Green Giant hay Jollie tới chỗ phi công và hướng dẫn bất cứ biên đội tiêm kích nào trong khu vực tấn công đối phương, Sandy cũng tấn công bằng vũ khí của bản thân. Không cần phải nói rằng bay những chiếc phi cơ chậm, thấp như A-1 hay trực thăng vào Vùng V hay VI là nguy hiểm và khó khăn thế nào. Nó còn tăng lên do người BVN nghe liên lạc vô tuyến của Mỹ, họ biết khi có máy bay bị hạ và nỗ lực giải cứu được tiến hành. Quân Mỹ chỉ tổ chức giải cứu ngoài phạm vi những khu vực phòng thủ mạnh, do vậy cách duy nhất BVN có thể can thiệp là dùng MiG, nhưng họ làm như vậy thường xuyên và hiệu quả trong suốt chiến tranh.

Vào ngày 19/4, 2 chiếc A-1 - Sandy 1 và 2 thuộc nhóm giải cứu được thông báo Kingfish 2 bị hạ. Họ hướng tới 1 điểm cách HN 32 dặm về phía tây nam, gặp Kingfish 1 và bắt đầu tìm kiếm tổ bay Kingfish 2. Sandy 2 thấy chiếc F-105 đang cháy và phát hiện vị trí tổ bay. A-1 bắt đầu vòng lượn ở 1000ft thì Sandy 2 thấy 4 MiG-17 phía sau và trên cao 1 chút. MiG bay thành 2 cặp, mỗi cặp tấn công 1 A-1. MiG bắt đầu khai hỏa ngay sau khi Sandy 2 thấy họ. Sandy 2 cảnh báo Sandy 1 và ngoặt phải. MiG bắn trượt Sandy 2 nhưng khi cơ động Sandy 2 thấy Sandy 1 trúng đạn cannon và xoay gấp về bên trái với mảnh vỡ văng ra từ cánh trái, sau đó đâm vào núi mà không thấy có dù hay tín hiệu gì.

Kingfish 1 cũng bị MiG tấn công và cảnh báo cho biên đội Tomahawk. Khi biên đội Tomahawk còn cách khu vực 20 dặm về phía tây, Kingfish 1 gọi cho biết anh ta hết dầu và đang tới chỗ máy bay tiếp dầu. Sandy 2 liên lạc với Tomahawk, cho biết MiG đã bắn hạ Sandy 1 và ít nhất 4 MiG đang tấn công anh ta. F-105  khuyên Sandy 2 giữ độ cao thấp trong khi họ tiếp cận theo tín hiệu điện đài, hạ độ cao xuống 5000ft và tăng tốc lên 700 knots.

MiG-17 đã bao vây Sandy 2 và đã tiến hành ít nhất 5 lần công kích trước khi F-105 tới nơi. Sandy 2 thấy 4 chiếc F-105 với 1 MiG-17 phía sau. Sandy 2 cảnh báo, biên đội Tomahawk ngoặt phải và đụng 1 tốp MiG phía trước. Để thu hút MiG khỏi chiếc A-1, Tomahawk 1 dẫn cả biên đội lao thẳng vào trung tâm biên đội MiG, MiG liền tản ra. 1 chiếc hồi phục và vòng trở lại phía sau Sandy 2, nhưng Tomahawk 3 và 4 bám theo chiếc MiG này và lập tức sa vào dây chuyền ở độ cao thấp: MiG-17, Tomahawk 3, MiG-17, Tomahawk 4 và thêm 2 MiG-17. Trận đánh diễn ra ở tốc độ dưới 300 knots, lý tưởng cho MiG và rất nguy hiểm cho F-105.

Tomahawk 3 bắn trúng chiếc MiG phía trước bằng cannon vào cánh trái và thân ngay sau buồng lái, nhưng ngay lúc đó Tomahawk 4 cảnh báo MiG đang khai hỏa vào anh ta. Tomahawk 3 ngoặt phải và bổ nhào vào trong mây. Chiếc MiG phía sau tiếp tục bắn. Khi Tomahawk 3 bay ra MiG đã biến mất.

Trong khi đó Tomahawk 1 quay trở lại trận đánh chính và lập tức thấy dây chuyền giữa Tomahawk 3 và 4 với 4 MiG-17. Khi tiếp cận Tomahawk 1 thấy Tomahawk 4 khai hỏa vào chiếc MiG đã tấn công Tomahawk 3 từ cự ly khoảng 200ft nhưng không trúng. 1 chiếc MiG kéo vào phía sau Tomahawk 4 và bắn. Tomahawk 1 tiếp cận và dễ dàng lách vào phía sau chiếc MiG này. Tomahawk 1 áp sát khoảng 1000ft và bắt đầu khai hỏa, ngay lập tức bắn trúng phần thân phía sau buồng lái. Khi Tomahawk 1 vào tới 100ft, chiếc MiG bắt đầu xoay 1 cách chậm chạp. Tomahawk 1 kéo cao gấp và bay sượt qua khi chiếc MiG phát nổ.

Trận đánh lúc này diễn ra ở độ cao giữa 3000ft và trên ngọn cây, F-105 cố gắng ngăn MiG tấn công Sandy 2 trong khi chiếc A-1 này cơ động giữa những ngọn núi đá trong thung lũng. Lúc này MiG đang giao chiến quyết liệt với F-105 và Sandy 2 tăng tốc tối đa 160 knots vượt qua chỗ thung lũng phẳng. Sandy 2 nấp vào phía dưới 1 đám mây ở độ cao khoảng 300ft và trốn thoát, biên đội F-105 sau đó cũng ngừng chiến đấu và quay về căn cứ.



Theo Aces&Aerial Victories, trong ngày 19/4/1967, 3 biên đội F-105 thuộc không đoàn 355 KQ Mỹ bắn rơi 4 MiG-17 trong các trận không chiến xung quanh khu vực doanh trại Xuân Mai. Nhiều biên đội khác cũng đụng MiG nhưng không bắn hạ được.

- Biên đội Kingfish gồm 4 F-105F Wild Weasel làm nhiệm vụ tấn công các trận địa SAM. Khi đang chuẩn bị bắn tên lửa Shrike thì Kingfish bị 8-10 MiG-17 tấn công. Biên đội chia làm 2: số 3 và 4 không chiến với MiG trong khi số 1 và 2 tiếp tục đánh trận địa SAM. Sau khi bắn tên lửa, số 1 và số 2 bay về hướng tây, nhưng tổ bay số 2 phải nhảy dù. Trong khi số 1 đang bay vòng phía trên tổ bay nhảy dù thì quan sát thấy 1 MiG-17 ở hướng 9h, độ cao 2500ft đang bay về hướng đông. Số 1 cơ động vào vị trí 6h với chiếc MiG, khai hỏa khoảng 300 viên cannon 20mm từ cự ly 1500-2000ft nhưng không trúng. Số 1 tiếp tục bắn thêm 1 loạt 300 viên 20mm nữa, sau đó kéo cao để tránh va chạm. MiG xoay tròn và lao xuống, cánh trái bị thủng nhiều chỗ, sau đó đâm xuống 1 ruộng lúa. Số 1 rời khu vực, nhưng sau đó trở lại sau khi được tiếp dầu để hỗ trợ tìm cứu tổ bay số 2. Số 1 tấn công và bắn trúng 1 MiG khác vài phát cho đến khi bị 1 chiếc MiG khác tấn công. Mặc dù có khả năng cao là số 1 đã hạ được chiếc MiG thứ 2, nhưng thành tích này không được công nhận.

- 1 biên đội F-105 khác vào đánh doanh trại Xuân Mai ngay sau biên đội Kingfish và nhanh chóng bị 11 MiG-17 tấn công. Số 1 phóng 1 quả AIM-9B vào 1 chiếc MiG nhưng trượt, sau đó khai hỏa cannon 20mm vào chiếc MiG thứ 2 nhưng vẫn không thành công. Đến lần thứ 3 số 1 bắn trúng nhiều phát cannon vào phần thân ngay phía sau buồng lái. MiG ngoặt phải gấp và hạ độ cao, kéo theo 1 vệt khói. Trong khi đó số 3 của biên đội không chiến với 1 MiG-17 khác, bắn khoảng 300 viên cannon 20mm và quan sát thấy nhiều phát trúng vào khu vực buồng lái. MiG tìm cách ngoặt vào vị trí 6h của số 3. Số 3 bật tăng lực leo cao. Khi quan sát, số 3 thấy MiG ở cách đó khoảng 2 dặm, đang leo cao 40 độ với 1 vệt khói trắng ở đuôi. Sau đó MiG chậm chạp đảo sang trái và hạ độ cao.

- Biên đội Panda (Tomahawk theo Clashes - chiangshan) giao chiến 2 trận với MiG trên vùng trời Xuân Mai. Trong trận đánh đầu tiên, số 1 và số 2 đều bắn trúng MiG nhưng có vẻ không gây ra hư hỏng nặng cho chiếc nào. Số 1 dẫn biên đội lao thẳng vào đội hình MiG rồi ngoặt phải, kéo vào phía sau chiếc MiG đi đầu và bắn AIM-9B nhưng không trúng. Sau đó số 1 tiếp cận phía sau chiếc MiG đang tấn công số 3, khai hỏa cannon từ cự ly 800-1000ft cho đến 50ft và quan sát thấy 50-75 phát bắn trúng phần thân trên ngay sau buồng lái. Sau đó số 1 thấy chiếc MiG bốc cháy nằm trên mặt đất.



Theo USAF F-4 & F-105 MiG Killers:
- F-105F 63-8301 mật danh Kingfish 1 do thiếu tá Leo K. Thorsness và đại úy Harold E. Johnson lái, thuộc phi đoàn 357.
- F-105D 62-4364 mật danh Panda 1 do đại úy William E. Eskew lái, thuộc phi đoàn 354.
- F-105D 58-1168 mật danh Nitro 1 do thiếu tá Jack W. Hunt lái, thuộc phi đoàn 354.
- F-105D 62-4384 (?) mật danh Nitro 3 do thiếu tá Frederick G. Tolman lái, thuộc phi đoàn 354.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-04-19_f-105f_63-8301.jpg)

Kingfish 1

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-04-19_f-105d_62-4364.jpg)

Panda 1

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-04-19_f-105d_62-4384.jpg)

Nitro 3


Tổng kết:
- Ta claim 2 F-105 và 2 A-1. Mỹ công nhận 1 F-105F, 1 A-1E.
- Mỹ claim 4 MiG-17, ta không công nhận chiếc nào. Trong danh sách các liệt sĩ KQ cũng không có phi công hy sinh ngày 19/4/1967. Không rõ thông tin về đoàn Z, trong danh sách liệt sĩ người TT có phi công Kim-Ươn-Hoan hy sinh ngày 10/4/1967. Có thể nhầm từ ngày 19/4 vì ngày 10/4 cả 2 bên đều không ghi nhận có không chiến.


Tiêu đề: 23/04/1967
Gửi bởi: chiangshan trong 18 Tháng Mười Hai, 2010, 09:55:48 am
Theo Aces&Aerial Victories:

Ngày 23/4/1967, biên đội Chicago gồm 3 F-4C từ không đoàn 366 làm nhiệm vụ cường kích quan sát thấy 1 biên đội 2 MiG-21 đang hướng tới đội hình không kích. Chicago thả bom và thùng dầu phụ để nghênh chiến. MiG bay theo đội hình so le nối đuôi nhau  và đang vòng trái hướng lên cao theo hướng tây. Chicago không thể ngoặt đủ gấp để thu hẹp góc với mục tiêu nên vòng lại để nhập với các biên đội khác.

Biên đội Chicago ngay lập tức thấy 2 MiG-21 theo đội hình so le bay ngang qua bên cánh phải. MiG đang vòng phải hướng lên cao với lực đẩy tối đa. Chicago 1 ngoặt phải nhằm tấn công chiếc MiG đi đầu. Tên lửa bắn đi từ Chicago 1 lái theo chiếc MiG cho đến khi cả 2 biến mất vào trong mây.

Chicago 3 tăng tốc để tấn công chiếc MiG thứ 2. Chicago 3 khóa được mục tiêu bằng boresight radar và sau đó là toàn hệ thống. Chicago 3 bắn 1 quả tên lửa đi hơi về bên phải chiếc MiG nhưng sau đó được lái trở về mục tiêu và đâm vào phần đuôi bên phải. 1 vụ nổ lớn xảy ra và lửa cùng dầu bắt đầu tràn ra từ chiếc MiG. Không thấy phi công nhảy dù trước khi chiếc MiG đâm xuống đất. MiG bị bắn trúng ở độ cao 32000ft, khoảng 16 dặm đông bắc Thái Nguyên.


Theo tài liệu Mỹ, F-4C 64-0776 mật danh Chicago 3 thuộc phi đoàn 389, không đoàn 366 KQ Mỹ do thiếu tá Robert D. Anderson và đại úy Fred D. Kjer lái bắn hạ 1 MiG-21 bằng tên lửa AIM-7E.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-04-23_f-4c_64-0776.jpg)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/usaf_pilot_67-04-23.jpg)

F-4C 64-0776 và tổ bay Chicago 3.


LS e921 công nhận ngày 23/4/1967 ta không bắn rơi được địch, bị địch bắn rơi 1 MiG-21, phi công nhảy dù được.


Tiêu đề: 24/04/67
Gửi bởi: chiangshan trong 18 Tháng Mười Hai, 2010, 06:55:53 pm
Theo LS dẫn đường KQ:

Ngày 24 tháng 4 năm 1967, các thủ trưởng trực chỉ huy Quân chủng Nguyễn Văn Tiên và Trung đoàn 923 Lê Oánh và Đào Công Xưởng tổ chức cho MiG-17 đánh 2 trận. Buổi sáng, biên đội: Mai Đức Toại-số 1, Lê Hải-số 2, Lưu Huy Chao-số 3 và Hoàng Văn Kỷ-số 4 cất cánh từ sân bay Gia Lâm, đánh tại Phả Lại ở độ cao thấp. Trực ban dẫn đường tại sở chỉ huy Binh chủng Nguyễn Văn Chuyên cho vào tiếp địch với góc 60 độ. Số 2 phát hiện F-105, 6km và báo cáo số 1. Phi công Mai Đức Toại cắt vào, bắn rơi 1 F-105, rồi cả biên đội chỉnh tề về Gia Lâm hạ cánh. Buổi chiều, biên đội: Võ Văn Mẫn, Nguyễn Bá Địch, Nguyễn Văn Bảy và Nguyễn Thế Hôn xuất kích từ sân bay Kiến An, vào khu chiến tại Sơn Động cũng đánh ở độ cao thấp, đạt hiệu quả cao.

...
Chiều ngày 24 tháng 4 năm 1967, địch từ Cửa Ông, qua phía bắc núi Am Vạp (đỉnh 1094 của dãy Yên Tử), hướng vào Sơn Động. Tại Kiến An, MIG-17 được nguy trang kín đáo và luôn sẵn sàng xuất kích. Biên đội: Võ Văn Mẫn-số 1, Nguyên Bá Địch-số 2, Nguyễn Văn Bảy-số 3 và Nguyễn Thế Hôn-số 4 thực hiện chuyển cấp, mở máy, lăn ra từ vị trí sơ tán bí mật rất nhịp nhàng, khớp với ý định đánh địch của sở chỉ huy Binh chủng. Sau khi cất cánh, trực ban dẫn đường Binh chủng Nguyễn Văn Chuyên cho MiG-17 bay thấp qua Đông Triều và vòng vào chặn địch ở phía tây Sơn Động. Với góc vào tiếp địch 25 độ, số 1 phát hiện F-4, 5km và chỉ huy các số vào công kích. Ta đánh rất bất ngờ, Nguyễn Bá Địch và Nguyễn Văn Bảy, mỗi phi công bắn rơi 1 F-4. Biên đội phân thành hai tốp quay lại Kiến An hạ cánh.


Theo LS e923:

Cả ngày 24 tháng 4, máy bay của hải quân địch không vào đánh phá Hải Phòng như ta dự kiến. Vào lúc 16 giờ 30 phút, nhiều tốp F-4, F-105 của địch từ Thái Lan bay sang, đánh phá khu vực Đông Triều, Quảng Ninh. Đồng chí Nguyễn Văn Tiên, Tư lệnh Không quân đang trực ở sở chỉ huy Bộ tư lệnh quyết định cho biên đội trực chiến ở sân bay Kiến An cất cánh đánh địch. Trung đoàn phó Lê Oánh, chỉ huy ở khu vực sân bay Kiến An lệnh cho biên đội Võ Văn Mẫn, Nguyễn Bá Địch, Nguyễn Văn Bảy và Nguyễn Thế Hôn cất cánh. Biên đội được dẫn bay vòng đến khu vực Sơn Động, Hà Bắc thì gặp địch. Sau 4 phút chiến đấu, số 2 Nguyễn Bá Địch và số 3 Nguyễn Văn Bảy đã bắn rơi 2 chiếc F-4 của địch. Biên đội được lệnh trở về và hạ cánh an toàn xuống sân bay Kiến An.

Theo PCTK:

Sáng sớm ngày 24 tháng 4 năm 1967, biên đội Toại, Hải, Chao Kỉ trực cấp 1 ở sân bay Gia Lâm. Đến 8 giờ mà trời còn mù rất nặng, đặc biệt tầm nhìn hạn chế ở độ cao 2.000m trở xuống. 9 giờ, biên đội được lệnh chỉ huy sở Trung đoàn cho vào cấp 1. Phi công ngồi sẵn trong buồng lái, vô tuyến điện sẵn sàng đợi lệnh mở máy, cất cánh. 9 giờ 15 phút, có lệnh chỉ huy sở được phép mở máy và biên đội được quầy chủ động lăn ra cất cánh gấp. Sau 3 phút, biên đội 4 chiếc, từng đôi cất cánh, đôi nọ cách đôi kia 1.500m. Gió nhẹ, biên đội vòng về hướng Xuân Mai - Hòa Bình theo sự chỉ dẫn của dẫn đuờng sở chỉ huy. Các máy bay tiêm kích của ta bay đội hình bàn tay xòe, vừa lấy độ cao, chưa ra khỏi lớp mù 2.000m, tốc độ 700km/giờ. Trong biên đội xuất kích, thường chỉ bố trí một lái mới đi ở vị trí số 2. Thực hiện phương châm đánh chắc, 3 lái cũ, kèm 1 lái mới vào trận đầu. Tôi bán sát số 1 ở cự li 200m, góc nhìn 450 như quy định. Biên đội tiếp tục lấy độ cao. Chỉ huy sở định cho đánh vào tốp 3.500m, đang ở phía Hòa Bình.

Bất ngờ, số 4, anh Kỉ báo cáo gấp với biên đội trưởng: “địch bên trái, phía dưới, rất đông”. Theo quy định, trong tình huống khẩn cấp, biên đội trưởng là người chỉ huy trên không, có quyền thay đổi ý định chiến đấu, khi thấy cần. Anh Toại ra lệnh: “Vứt thùng dầu phụ, tôi và số 2 đánh chặn tốp đầu, số 3, số 4 đánh tốp sau. Chú ý khéo va núi”. Chúng tôi vòng gấp xuống, giảm độ cao, lao thẳng vào tốp dẫn đầu đông nhất. Bọn địch phát hiện Míc-17 ở cự li cũng rất gần vì trời mù. Đội hình địch hơn 20 chiếc F-105, bay rất thấp, độ cao 200-500m, dọc sông Đáy một bên là vách núi đá vôi sừng sũng. Lợi dụng địa hình che khuất, bọn F-105 bay thấp, định tấn công vào Hà Nội., bất ngờ gặp biên đội chúng tôi, như những mãnh hổ lao vào chúng. Bọn cường kích F-105 liền vứt bom, tháo lui. Đội hình chúng ùn lại, ta và địch quần nhau trong một thung lũng. Tôi bám theo số 1, đang bám đuổi một tốp F-105 xuống độ cao khoảng 100m. Có những chiếc F-105  to như cái thuyền, bay chéo qua buồng lái của máy bay tôi. Tôi còn nhìn được thằng F-105 đội mũ bay trắng, chui duới bụng máy bay. Tôi báo với số 1: Có hai thằng F-105 đang bám sau, chú ý cơ động.

Tôi ngoặt gấp, tránh được bọn chúng bám ở phía sau, cự li cách địch hơn một ngàn mét. Phía trước bên trái, ở cự li độ cao 2000m, có 2 chiếc F-105 đang lách núi, tăng lực, tốc độ máy bay cảu tôi còn khoảng hơn 800km/giờ ở độ cao 200m. Trong thung lũng, nhiều chiếc F-105 bay ngang, bay dọc, thật là một cuộc hỗn chiến. Tôi đã nhìn rõ được màu xám của chiếc F-105 bay phía sau.

Cự li còn hơi xa, nhưng tôi quyết định nổ súng. Tôi bắn một loạt dài, hết 5 giây. Toàn bộ số đạn trên máy bay của tôi đã tuôn hết vào chiếc số 2 của địch. Máy bay địch bốc khói, lảo đỏa. Tôi vội kéo máy bay vượt qua đỉnh núi. Tí nữa thì va vào núi. Trời mù, đánh ở độ cao thấp, máy bay địch lách núi, có đồng chí đã va vào núi sau khi bắn rơi địch. Sau 2 phút, địch tháo chạy khỏi khu vực chiến đấu, chỉ huy sở hạ lệnh rời khỏi khu vực tác chiến.

Lần đầu gặp địch, đuổi bắn địch chạy vào khu đồi núi điệp trùng, trời mù, la bàn trên máy bay chỉ không chuẩn vì máy bay trong đánh nhau đã cơ động quá mạnh. Tôi đánh vòng thật thấp, ở độ cao 50m, quanh một hòn núi nhỏ, để định hướng về. Trên đường về, vừa cơ động, vừa kiểm tra lại các số trong biên đội thấy còn thiếu số 2. Anh Chao đang bay phía sau, dầu liệu còn khá hơn được số 1 cử quay lại tìm tôi. Tôi vô cùng mừng rỡ khi thấy máy bay số 3 quay lại đón. Hai anh em bay về Gia Lâm hạ cánh sau đôi số 1 độ 5 đến 7 phút. Trong biên đội, lần này chỉ mình tôi nổ súng được.

Vừa tắt máy, bước xuống thang máy bay, tôi đã thấy câu khẩu hiệu trên bảng - chào mừng chiến thắng của biên đội. Đồng chí chính trị viên ôm tôi. Anh em thợ máy bắt tay chúc mừng. Biên đội Toại - Hải - Chao - Kỉ đã cản phá được một đợt máy bay Mĩ định ném bom vào Hà Hội. Ý nghĩa lớn nhất của trận đánh là ở điểm ấy. Tao ngộ chiến, toàn biên đội đều chủ động tấn công. Dù tao ngộ, nhưng ta không để rơi vào thế bị động. Biên đội trưởng đã có quyết định đúng khi hạ lệnh đánh vào tốp F-105 bay thấp mà ra đa không bắt được.

Lần đầu nổ súng trong thế trận đầy bất ngờ, những viên đạn vạch đuờng đã giúp tôi kịp thời sửa chữa lượng đón bắn máy bay địch trong không chiến. Ấn tượng đầu tiên này vô cùng quan trọng đối với tôi, là niềm tin trong không chiến sau này. Trong không chiến, thơi cơ đủ, các điều kiện xạ kích tốt, rất kiếm; vì vậy không nên quá cầu toàn.



Theo USN F-4 MiG Killers:

Sự gia tăng hoạt động cũng như sự quyết liệt của MiG khiến chính quyền Johnson phê chuẩn việc tấn công các căn cứ của KQNDVN, bao gồm cả Kép và Hòa Lạc.

...
Ngày 24/4/1967, TSB Kitty Hawk xuất kích nhiều máy bay nhằm vào mục tiêu Kép. Các F-4B thuộc phi đoàn 114 đảm nhiệm nhiệm vụ MiGCAP. 2 trong số đó do đại úy Charles Southwick cùng Ens James W. Liang (BuNo 153000/NH 210) và đại úy Denny Linsley cùng trung úy Gareth L. Anderson (BuNo 153037/NH 200).

...
Khi các máy bay cường kích đang ném bom, có cảnh báo cho biết MiG đang tiến tới thung lũng sông Hồng. NH 210 đang trên đường quay về tàu liền vòng lại và lập tức thấy nhiều MiG-17 đang tiến thẳng tới. MiG gầm rú lao qua và bắt đầu vòng lượn trên mặt phẳng ngang.

NH 210 quyết định không mắc bẫy đối phương mà thay vào đó kéo cao sau đó bổ nhào vào trong bánh xe MiG với tốc độ lớn. NH 210 thấy 1 MiG bên phải, sau đó là vụt thấy nó bên trái, để lộ phần thân dưới khi ngoặt. NH 210 xâm nhập bánh xe phía sau chiếc MiG. NH 210 bắn 1 quả AIM-9D trúng vào cánh phải, chiếc MiG bốc khói, phụt nhiên liệu và sau đó loạng choạng hướng xuống đất.

Cũng trong thời gian ấy NH 200 tham gia trận đánh. Khi bám theo mục tiêu, NH 200 thấy 1 MiG phía sau NH 210 có vẻ chuẩn bị bắn. NH 200 cảnh báo và NH 210 phản ứng lại, thực hiện 1 vòng xoắn trái barrel roll. Quả tên lửa của MiG sượt qua không gây nguy hiểm. NH 200 sau đó bắn tên lửa và phá hủy 1 MiG-17.


(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-04-24_f-4b_15-3000.jpg)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-04-24_f-4b_15-3037.jpg)

Như vậy ta claim bắn rơi 1 F-105, 2 F-4. Ta an toàn.

Mỹ claim bắn rơi 2 MiG-17. Theo VN Air Losses, trong ngày 24/4/1967 KQ và HQ Mỹ mất 1 F-4B, 1 F-4C, 1 A-6A, 1 F-8C, tất cả đều do bị cao xạ bắn rơi (trong đó có F-4B 153000 được ghi nhận là trúng đạn cao xạ dẫn đến hết dầu, tổ lái phải nhảy dù trên đường trở về TSB).

Trong danh sách các liệt sỹ TT có phi công Txa-Sun-He hy sinh ngày 24/4/1967, như vậy 1 trong 2 MiG-17 mà Mỹ claim có thể được công nhận.


Tiêu đề: 25/04/67
Gửi bởi: chiangshan trong 18 Tháng Mười Hai, 2010, 08:00:25 pm
Theo LS dẫn đường KQ:

Đến trưa ngày 25 tháng 4 năm 1967, địch từ hướng biển đánh vào Hải Phòng. Trực ban dẫn đường Nguyễn Văn Chuyên, dựa vào tình báo B1 cho cất cánh đúng thời cơ và dẫn MIG-17 vào tiếp địch với góc 90 độ. Dẫn đường hiện sóng Binh chủng Vũ Đức Bình bám sát ta-địch. Số 2 phát hiện cả A-4 và F-8, cự ly 6km. Số 1 chỉ huy biên đội vào không chiến tại khu vực Hải Phòng - Kiến An. Nguyễn Thế Hôn và Nguyễn Bá Địch mỗi phi công bắn rơi 1 A-4, sau đó phi công Hà Bôn bắn rơi 1 F-8 (Lịch sử Trung đoàn không quân 923 (1965-2000), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.2000, tr.58. Còn "Dẫn đường thông kê các trận đánh của Không quân", quyển L: ta bắn rơi 2 F-4 và 1 F-8). Biên đội tách thành 2 tốp, nhanh chóng thoát ly về sân bay Gia Lâm hạ cánh.

Theo LS e923:

Sáng ngày 25 tháng 4 năm 1966, vào lúc 9 giờ 35 phút, có khoảng 12 máy bay F-105 của địch từ phía đông đột nhập đánh Hải Phòng. Vào lúc 9 giờ 55 phút, có 40 - 50 lần chiếc gồm cả F-8, A-4, F-4 từ phía biển Đông bay vào theo ba tầng độ cao khác nhau. Phán đoán đây là thời cơ đánh địch tốt nhất, vào lúc 9 giờ 55 phút, sở chỉ huy lệnh cho biên đội trực chiến ở sân bay Kiến An vào cấp 1.

Những chiếc MIG- 17 được lực lượng thợ máy chuẩn bị đầy đủ các mặt đã sẵn sàng ngụy trang được tháo ra. 10 giờ 04 phút, được lệnh cất cánh các máy bay lăn ra đường bằng nối đuôi nhau cất cánh. Chỉ huy biên đội, bay số 1 là Nguyễn Văn Bảy, người phi công quê ở tỉnh Sa Đéc, một trong ba phi công được tuyên dương danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang của bộ đội không quân đầu tiên. Số 2 là Nguyễn Bôn, số 3 là Nguyễn Thế Hôn, số 4 là Nguyễn Bá Địch, người con của quê hương Hải Phòng.

Sau khi cất cánh, biên đội được dẫn bay theo sông Văn Úc, độ cao 1500 mét. Vừa tới cửa sông thì gặp địch kéo vào rất đông. Đi đầu là những tốp A-4 mang bom. Số 1 hô biên đội thả thùng dầu phụ lao vào giữa đội hình địch. Phát hiện MIG chặn đánh, bọn A-4 vội quăng bom bừa bãi và tháo chạy. Các số trong biên đội tăng tốc đuổi đánh ngay trên khu vực sân bay. Số 3 vừa bắn rơi 1 chiếc A-4 thì lập tức số 4 bắn rơi chiếc A-4 thứ 2. Lần đầu tiên bắn rơi máy bay Mỹ tại quê hương, Nguyễn Bá Địch reo rất to. Niềm vui đó đã cổ vũ toàn biên đội tiếp tục quần nhau với máy bay địch.

Lúc này những tốp F-8 đi bảo vệ bay phía sau đã tới, lao đến phóng tên lửa tới tấp vào các máy bay ta. Lợi dụng tình thế, bọn A-4 ngoặt ra biển chuồn hết. Biên đội tiếp tục đánh quần với lũ F-8 tiêm kích.

Số 2 Nguyễn Bôn bay yểm hộ cho biên đội trưởng phát hiện một chiếc F-8 vừa phóng tên lửa xong, đang vòng, anh cắt bán kính bám sát luôn. Chỉ với hai loạt đạn, Nguyễn Bôn đã hạ tại chỗ chiếc máy bay địch.

Trong khi đó, Nguyễn Văn Bảy vừa tiếp tục làm các động tác tránh tên lửa địch, vừa cố gắng bám sát một mục tiêu. Đã mấy lần đưa tên địch phía trước vào vòng ngắm chuẩn bị bắn thì tên lửa địch từ máy bay khác phóng tới, lại phải tránh, mục tiêu lại bị mất.

Đội hình địch bị phá vỡ, tan tác. Lực lượng pháo phòng không Hải Phòng đã bắn rơi thêm 3 chiếc. Bọn F-8 hoảng loạn tháo chạy cả ra biển, biên đội được lệnh về sân bay Gia Lâm hạ cánh.

Trận đánh diễn ra trong 2 phút. Biên đội Nguyễn Văn Bảy đã chiến thắng giòn giã, bắn rơi 3 máy bay địch, bảo toàn lực lượng.

Chiều ngày 25 tháng 4, đoàn đại biểu Thành uỷ Hải Phòng vào sân bay thăm và động viên đơn vị sau trận đánh thắng lợi, bắn rơi nhiều máy bay địch cản phá được cuộc tiến công của chúng vào khu vực Hải Phòng. Thành uỷ Hải Phòng đã gửi tặng biên đội Bảy – Bôn – Hôn - Địch chiếc đài thu thanh "Mẫu Đơn". Món quà tuy nhỏ nhưng đã là nguồn cổ vũ động viên lớn đối với cán bộ, chiến sĩ trung đoàn.

Thắng lợi đó còn là sự đóng góp công sức của quân dân Kiến An, Hải Phòng ngày đêm sửa chữa gấp sân bay, ngụy trang bảo vệ máy bay và nuôi dưỡng người lái. Thắng lợi đó có công đóng góp của những cản bộ chiến sĩ làm công tác bảo đảm. Trong lửa đạn địch, các kỹ sư, thợ máy, nhân viên thông tin, dẫn đường, nuôi quân của trung đoàn vẫn bám trụ ở sân bay đảm bảo cho máy bay cất cánh chiến đấu. Khi địch oanh tạc sân bay, thợ máy ta đã nhường cả hầm trú ẩn, có đồng chí thợ máy còn lấy thân mình che cho phi công đang trực chiến. Chiến thắng to lớn thu được là cả một quá trình nghiên cứu, chuẩn bị công phu, tỉ mỉ về mọi mặt. Kẻ địch hoàn toàn bị bất ngờ, không kịp đối phó khi máy bay ta phục kích từ sân bay Kiến An vừa bị đánh phá, bay lên đúng thời cơ đánh chặn chúng. Với tinh thần dũng cảm kiên cường, biên đội đã thọc vào giữa đội hình địch, chia cắt chúng ra mà đánh. Trận đánh có ý nghĩa chính trị to lớn làm nức lòng quân dân đất Cảng và quân dân cả nước.

Cũng trong ngày 25 tháng 4, vào lúc 11 giờ 30 phút, biên đội Trung – Điệt – Tài - Thọ cất cánh từ sân bay Hoà Lạc và đã bắn rơi 1 chiếc F-105 của địch trên bầu trời Hoà bình. Biên đội an toàn. Chiếc F-105 của địch do số 1 Lê Quang Trung bắn rơi. Đây là chiếc máy bay Mỹ thứ 5 anh đã bắn rơi trong các trận chiến đấu.


Theo VN Air Losses, trong ngày này A-4C 147799 thuộc phi đoàn 76 trên TSB Bon Homme Richard do đại úy Charles D. Stackhouse lái bị MiG bắn hạ. Chiếc A-4C này thuộc biên đội chế áp PK yểm trợ cho cường kích của TSB Bon Homme Richard vào đánh 1 kho đạn Kiến An và bị MiG-17 cất cánh từ sân bay Kiến An tấn công. Stackhouse đang tìm cách bắn hạ 1 chiếc MiG-17 đang truy đuổi trợ thủ của mình thì trúng đạn cannon vào động cơ. Phi công nhảy dù và bị bắt làm tù binh.

Cũng trong ngày hôm đó KQ Mỹ mất 1 F-105D ở phía nam Hà Nội do cao xạ và 2 A-4E ở Hải Phòng do SAM.

Như vậy ta claim 2 A-4, 1 F-8, 1 F-105. Mỹ chỉ công nhận mất 1 A-4C do MiG.


Tiêu đề: 26/04/67
Gửi bởi: chiangshan trong 18 Tháng Mười Hai, 2010, 08:38:03 pm
Theo Aces & Aerial Victories và USAF F-4 MiG Killers:

Ngày 26/4/1967, biên đội F-4C MiGCAP mật danh Cartus làm nhiệm vụ yểm hộ F-105 cường kích vào đánh trạm biến thế của Hà Nội và đụng khoảng 10 MiG-21. Cartus 1 tiếp cận vào vị trí 7h của 1 trong những chiếc MiG đang vòng lượn trong thế phòng thủ  phía trên sân bay Nội Bài. Cartus 1 khóa được mục tiêu và bắn 1 quả AIM-7E dẫn thẳng vào góc 6h của chiếc MiG. MiG cơ động khỏi vòng lượn và hướng vào mây nhưng không kịp tránh được tên lửa.

Trận không chiến diễn ra gần sân bay Nội Bài, nơi F-4 vấp phải hỏa lực PK thay vì bị MiG tấn công. Các thành viên biên đội cho rằng MiG có thể hạ cánh bất cứ lúc nào, nhưng thay vào đó họ chọn nhử F-4 vào khu vực, nơi đối phương phối hợp hoạt động giữa MiG, SAM và cao xạ.


F-4C 64-0797 mật danh Cartus 1 do thiếu tá Rolland W. Moore và trung úy James F. Sears lái thuộc phi đoàn 389, không đoàn 366 KQ Mỹ ở căn cứ Đà Nẵng.

Tài liệu phía ta xác nhận ngày 26/4/1967 trung úy Trần Thiện Lương, phi công MiG-21 thuộc c2/e921 hy sinh trong chiến đấu trên vùng trời Vĩnh Phúc.


Tiêu đề: 28/04/67
Gửi bởi: chiangshan trong 18 Tháng Mười Hai, 2010, 10:27:21 pm
Theo LS dẫn đường KQ:

Ngày 28 tháng 4 năm 1967, địch tổ chức đánh Hà Nội. Thủ trưởng trực chỉ huy Quân chủng Phùng Thế Tài quyết định sử dụng MiG-21 đánh các tốp địch từ hướng Tuyên Quang, xuôi theo dãy Tam Đảo xuống Hà Nội; còn MiG-17 đánh các tốp địch từ hướng Suối Rút, Hòa Bình vào Hà Nội. Qua theo dõi địch, lúc 15 giờ 17 phút, thủ trưởng trực chỉ huy Trung đoàn 921 Trần Mạnh nhận lệnh của Binh chủng, cho đôi bay thứ nhất: Lê Trọng Huyên và Đồng Văn Song, trực chiến tại Nội Bài, vào cấp 1, cất cánh ngay, đánh hướng Tuyên Quang. Kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 921 dẫn chính: Phạm Minh Cậy, Tạ Quốc Hưng tại sở chỉ huy, Lê Thiết Hùng trên hiện sóng tại C-43 ở Tân Trại và trực ban dẫn đường Phạm Từ Tịnh tại sở chỉ huy Binh chủng dẫn bổ trợ. Đôi thứ nhất được dẫn theo triền phía đông của dãy Tam Đảo, vòng qua Hàm Yên, xuống Đoan Hùng, lên Tuyên Quang - Chiêm Hóa, không gặp địch. 15 giờ 54 phút, bất ngờ xuất hiện một tốp địch ở nam Sơn Dương 10km, đi ngược lên Tuyên Quang, rồi vòng trái 1 vòng. Dẫn đường cho đôi thứ nhất quay xuống, nhưng phi công chỉ phát hiện được địch mà không có điều kiện vào công kích. Thủ trưởng yêu cầu quay về.

15 giờ 34 phút, đôi bay thứ hai: Đặng Ngọc Ngự-số 1 và Mai Cương-số 2 cất cánh, bay theo triền phía tây của dãy Tam Đảo, đến bắc Sơn Dương 15km, dẫn đường cho vòng trái xuống Vạn Yên, rồi lên bắc Nghĩa Lộ để chặn đánh địch trên đường bay ra. Địch bị bất ngờ, khi ta chặn trên đoạn từ Yên Bái đến đông bắc Bắc Yên 30km. Với góc vào 30 độ, số 1 phát hiện bên trái, 4km, rồi rút ngắn cự ly, phóng tên lửa, nhưng không trúng. Phi công Mai Cương, không bỏ lỡ thời cơ, bắn rơi ngay 1 F-105. Trong trận này ta sử dụng đài P-35 chuyên bắt địch và đài P-30 chuyên bắt ta, tuy có sai lệch, nhất là khi dẫn đôi thứ nhất, nhưng dẫn đường đã ước lượng bù trừ kịp thời để dẫn đôi thứ hai tốt hơn.


Clashes mô tả 1 trận đánh ngày 29/4, nhưng dựa vào diễn biến theo các tài liệu khác của 2 bên thì chính là ngày 28/4.

Ngày 29/4, biên đội Lightning gồm 4 F-105D làm nhiệm vụ chế áp PK dẫn đầu đội hình cường kích vào đánh 1 mục tiêu gần Hà Nội. Thời tiết khá tốt - mây rải rác ở 16000ft đến 20000ft với tầm nhìn khoảng 15 dặm. Sau khi đánh mục tiêu, Lightning 1 và 2 truy đuổi 2 MiG-17 trong khi Lightning 3 và 4 rời khu vực. Lightning 3 và 4 đang ở độ cao 18000ft và tốc độ 500 knot khi thấy 1 máy bay sơn bạc xuất hiện từ trong mây phía sau họ 2 dặm. Chiếc máy bay này bay cùng độ cao và đang tiếp cận rất nhanh. Lightning 3 và 4 thực hiện 1 vòng ngoặt trái bằng hướng về chiếc máy bay và thả thùng dầu phụ. Khi tới gần họ thấy rõ đó là 1 chiếc MiG-21 và tiếp tục ngoặt trái, hạ độ cao tăng tốc khi chiếc MiG vòng ra sau họ.

MiG vào gần và Lightning 4 cảm thấy chấn động khi đạn cannon của chiếc MiG bắn trúng. MiG vượt qua và 2 chiếc F-105 nhìn 1 cách bất lực khi MiG leo cao và vòng trở lại phía sau họ 1 dặm. Ở 10000ft Lightning 4 thấy MiG tiếp cận và rồi thấy phần thân dưới của chiếc MiG khi nó khai hỏa cannon. Cùng lúc đó Lightning 3 gọi báo trúng đạn và lập tức bắt đầu bay chậm lại. Lightning 4 thấy khói lửa ở phần đuôi Lightning 3. Lightning 3 tiếp tục mất độ cao và nhanh chóng chìm trong lửa. Lightning 4 tiếp tục bám theo và cố gắng giữ cả Lightning 3 và chiếc Mig trong tầm nhìn, anh ta thấy MiG vài lần nhưng nó không tấn công thêm (có thể vì hết đạn). ở độ cao 1000ft phi công Lightning 3 nhảy dù. Lightning 4 ở lại trong khoảng 2 phút, sau đó rơì khu vực.

Bản tổng kết rất gây phiền muộn. Việc hệ thống GCI của BVN dẫn chiếc MiG-21 vào vị trí lý tưởng và MiG đã có thể hạ 2 chiếc F-105 sau khi ném bom đã là đủ tồi tệ. Điều thực sự gây lo lắng là trái với các phi công MiG-21 trước đây, phi công này đã thể hiện kỹ năng đáng kể trong việc sử dụng tốc độ và khả năng cơ động trước 2 chiếc F-105. Đây là 1 điềm xấu, và may mắn là MiG chỉ bắn hạ có 1 chiếc F-105.


Theo VN Air Losses, F-105D 58-1151 do đại úy Franklin A. Caras thuộc phi đoàn 44, không đoàn 388 KQ Mỹ ở căn cứ Korat (TL) bị MiG-21 tấn công sau khi vào đánh 1 cơ sở sửa chữa đường sắt ở Hà Nội. Máy bay đâm xuống đất cách Nà Sản 15 dặm về phía đông. Phi công chết.

Cũng trong ngày hôm đó, theo Aces & Aerial Victories, F-105 của không đoàn 355 bắn hạ 2 MiG-17:

Sau khi không kích, biên đội do thiếu tá Higgins chỉ huy rời mục tiêu thì bị khoảng 9 MiG-17 tấn công. Higgins quan sát thấy 1 MiG-17 ở góc 2h và lập tức hướng về đó. Sau 1 chuỗi các động tác cơ động, Higgins vào được vị trí 6h so với chiếc MiG và bắn AIM-9 ở cự ly 3000ft. MiG lập tức ngoặt gấp về bên phải và tên lửa đi trượt ra phía sau và bên dưới MiG khoảng 1000ft. Biên đội tiếp tục bay về hướng tây để rời khu vực thì quan sát thấy 2 MiG-17 ở góc 1h. MiG tiếp cận đối đầu và cả 2 bên cùng khai hỏa cannon nhưng không gây thiệt hại. Biên đội Higgins vòng lại để truy đuổi MiG nhưng họ tiếp tục bay về hướng đông nam và đi ra ngoài tầm bắn. Khi biên đội 1 lần nữa tiếp tục rời mục tiêu, Higgins thấy 1 MiG-17 đang vòng trái về hướng nam. Higgins lập tức bật tăng lực tiếp cận. MiG ngoặt gấp hơn nhưng khi làm vậy bị giảm tốc độ. Higgins vào được góc 30 độ so với mục tiêu và khai hỏa cannon từ cự ly 1500ft. MiG bốc khói và lửa bốc lên từ cánh trái. MiG đâm dốc xuống với cánh trái gãy ở độ cao khoảng 1000ft, sau đó đâm xuống đất.

1 biên đội khác do trung tá Dennis chỉ huy trong khi rời mục tiêu cũng gặp MiG. Mig đang bám đuôi 1 F-105 khác và Dennis tới hỗ trợ. Dennis tiếp cận và bắn 1 AIM-9 khi có tín hiệu nhưng tên lửa không dẫn. Dennis tiếp tục vào gần 3000-4000ft và khai hỏa cannon. MiG đang trong 1 vòng ngoặt phải nông, có vẻ không biết có F-105 phía sau. Dennis tiếp cận tới khoảng 1500ft và bắn cho đến khi tới gần 700ft. MiG bốc cháy, kéo theo 1 vệt khói và xoáy tròn hướng xuống đất.

 
Theo USAF F-4 & F-105 MiG Killers thì F-105D 59-1772 mật danh Spitfire 1 do thiếu tá Harry E. Higgins và F-105D 60-0504 mật danh Atlanta 1 do trung tá Arthur F. Dennis lái. Cả 2 đều thuộc phi đoàn 357, không đoàn 355 KQ Mỹ ở căn cứ Takhli (TL).

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-03-26_f-105d_59-1772.jpg)

F-105D 59-1772. Đây là chiếc F-105D đã từng được sử dụng để bắn rơi thiếu úy Vũ Huy Lượng trong trận 26/3/1967 (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,5477.msg268842.html#msg268842).

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-04-28_f-105d_60-0504.jpg)

F-105D 60-0504.

Tài liệu phía ta không đề cập tới trận đánh này.

Tổng kết:
- Ta claim 1 F-105, Mỹ công nhận.
- Mỹ claim 2 MiG-17, ta không công nhận.


Tiêu đề: 29/04/67
Gửi bởi: chiangshan trong 15 Tháng Giêng, 2011, 01:06:55 pm
Theo LS dẫn đường KQ:

Trong 2 ngày cuối cùng của tháng 4 năm 1967 ta chỉ dẫn đánh mỗi ngày 1 trận. Chiều ngày 29, biên đội: Nguyễn Văn Bảy-số 1, Lê Sĩ Diệp-số 2, Võ Văn Mẫn-số 3 và Trương Văn Cung-số 4 cất cánh từ sân bay Hòa Lạc và được dẫn đến khu chiến Hòa Bình, với góc vào 120 độ, số 1 phát hiện F-4, 8km. Sau 3 phút không chiến phi công Nguyễn Văn Bảy hạ 1 F-4. Biên đội trở về sân bay Hòa Lạc.

VN Air Losses không ghi nhận tổn thất nào do MiG trong ngày 29/4/67. Theo đó KQ Mỹ mất 1 F-4C ở phía tây Hà Nội 15 dặm do cao xạ bắn và 1 RF-4C đâm xuống đất khi đang cơ động tránh SAM.


Tiêu đề: 30/04/67
Gửi bởi: chiangshan trong 15 Tháng Giêng, 2011, 01:24:09 pm
Theo LS dẫn đường KQ:

Chiều 30 tháng 4 năm 1967, ta tổ chức đánh hai trận cách nhau khoảng một giờ, đều chặn địch trên đường vào. Trận thứ nhất, sau khi nắm các triệu chứng địch qua Sầm Nưa, các thủ trưởng trực chỉ huy Binh chủng Nguyễn Văn Tiên và Trung đoàn 921 Trần Mạnh cho đôi bay MiG-21: Nguyễn Ngọc Độ và Nguyễn Văn Cốc cất cánh. Sở chỉ huy Binh chủng cho MiG-21 ra phía Mộc Châu. Do chưa chọn được tốp địch thích hợp, nên qua Sơn Tây khoảng 40km, đôi bay vòng trái xuống phía tây Suối Rút và Mai Châu.

Mấy phút sau, dẫn đường hiện sóng Lê Thiết Hùng bám sát được tốp địch qua Cò Nòi-Tạ Khoa, đôi bay được dẫn vòng phải lên Yên Châu, chặn địch trên đoạn Bắc Yên- Phù Yên-Yên Lập. Với góc vào 30 độ rất thuận lợi, phi công Nguyễn Ngọc Độ phát hiện F-105, 5km, nhanh chóng rút ngắn cự ly, bắn rơi ngay 1 F-105 và 2 phút sau phi công Nguyên Văn Cốc bắn rơi tiếp 1 F-105 nữa. Cả đội hình địch hoảng hốt, vứt bom quay ra.

Trận thứ hai, đôi bay: Lê Trọng Huyên-số 1 và Vũ Ngọc Đỉnh-số 2 đánh ở khu vực Thanh Sơn, được dẫn vào với góc 60 độ. Số 1 phát hiện cả F-105 và F-4 ở cự ly 14km. Mỗi phi công đều bắn rơi 1 F-105. Các kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 921 dẫn chính và Binh chủng dẫn bổ trợ đã góp sức nâng hiệu quả chiến đấu của MiG-21 đánh trong một ngày lên cao chưa từng thấy.


VN Air Losses xác nhận trong ngày hôm đó không đoàn 355 KQ Mỹ ở căn cứ Takhli mất 3 F-105 do MiG khi tiến hành không kích 1 nhà máy nhiệt điện gần Hà Nội. Nỗ lực giải cứu của KQ Mỹ không thành và 4 phi công nhảy dù đều bị bắt làm tù binh.

F-105F 52-4447 mật danh Carbine 3 thuộc phi đoàn 357 thuộc biên đội Iron Hand trên đường vào mục tiêu thì bị MiG-21 đánh chặn ở phía tây Hà Nội 50 dặm. Carbine 3 bị trúng tên lửa Atoll, thiếu tá Leo K. Thorness và đại úy Harold E. Johnson (đây là tổ bay từng bắn hạ 1 MiG của ta hôm 19/4/67) nhảy dù ở phía nam Yên Bái 25 dặm.

F-105D 59-1726 mật danh Carbine 4 thuộc phi đoàn 354 do trung úy Robert A. Abbott lái cũng bị tên lửa Atoll bắn rơi gần như cùng lúc đó.

F-105D 61-0130 mật danh Tomahawk 3 thuộc phi đoàn 333 do đại úy Joseph S. Abbott lái thuộc biên đội đang bay yểm trợ cho tìm cứu tổ bay Carbine 3 và 4. Khi Tomahawk 3 và 4 chuẩn bị rời khu vực để tới chỗ máy bay tiếp dầu thì bị MiG-21 tấn công từ phía sau. Cả 2 chiếc đều bị trúng tên lửa, Tomahawk 3 bị bắn rơi nhưng Tomahawk 4 do thiếu tá Al Lenski lái chỉ bị thương và thoát được.

Như vậy ta claim 4 F-105, Mỹ xác nhận 3 F-105 bị bắn rơi và 1 bị thương nặng.

Cũng trong ngày hôm đó còn diễn ra 1 trận của MiG-17 thuộc e923:

Chiều ngày 30, biên đội: Hồ Văn Quỳ, Nguyễn Văn Phi, Nguyễn Xuân Dung và Nguyễn Văn Thọ cũng xuất kích từ Hòa Lạc, đánh tại khu vực tây nam Hòa Bình 15km. Do ra-đa dẫn đường bắt địch không tốt, biên đội phải vòng đi, vòng lại nhiều lần. Mọi nỗ lực của kíp trực ban dẫn đường đều không thành.

Aces&Aerial Victories ghi lại 1 trận khác:

Sáng 30/4, biên đội Rattler là biên đội thứ 3 và cuối cùng vào đánh ga xe lửa ở đông bắc Bắc Giang. Biên đội bị 3 MiG-17 tấn công khi đang tiếp cận mục tiêu. Rattler 1 bổ nhào ném bom, sau đó leo cao và thấy 2 MiG-17 ở góc 11h, cự ly khoảng 3000ft và độ cao khoảng 3000ft. Rattler 1 thả thùng dầu phụ, bật tăng lực truy đuổi 2 chiếc MiG này. Ở cự ly khoảng 1000ft Rattler bắt đầu khai hỏa cannon, bắn khoảng 100 viên 20mm trúng vào cánh trái và phần thân phía trước. MiG bốc cháy, chậm chạp mất độ cao rồi biến mất.

Theo USAF F-4 & F-105 MiG Killers, F-105D 60-0498 mật danh Rattler 1 thuộc phi đoàn 44, không đoàn 355 KQ Mỹ do đại úy Thomas C. Lesan lái.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-04-30_f-105d_60-0498.jpg)

Tài liệu ta không ghi nhận tổn thất nào. Căn cứ vào khu vực diễn ra trận đánh, biên đội MiG-17 này có thể thuộc đoàn Z.


Tiêu đề: 01/05/67
Gửi bởi: chiangshan trong 23 Tháng Giêng, 2011, 06:12:57 pm
Theo LS dẫn đường KQ:

Sáng 1 tháng 5 năm 1967, sau khi nghiên cứu các tốp địch trên hướng tây nam Hà Nội, các thủ trưởng trực chỉ huy Nguyễn Văn Tiên và Lê Oánh đã quyết định cho biên đội MiG-17; Nguyễn Văn Bảy-số 1, Lê Sĩ Diệp-số 2, Võ Văn Mẫn-số 3 và Nguyễn Bá Địch-số 4, đang trực chiến tại Hòa Lạc, xuất kích. Kíp trực ban dẫn đường tại sở chỉ huy Binh chủng: Nguyễn Văn Chuyên và Trung đoàn không quân 923: Hà Đăng Khoa thực hiện dẫn phối hợp. Biên đội MIG-17 cất cánh đúng thời cơ, bay vào khu chiến Hòa Bình-suối Rút, gặp một tốp lớn 20 chiếc của địch ở độ cao thấp. Sở chỉ huy dẫn vào tiếp địch với góc nhỏ 35 độ. Biên đội phát hiện địch ở cự ly 4km, rất nhiều F-4 và F-105 đi trong đội hình hỗn hợp. Ta phải không chiến 11 phút, dài chưa từng có. Số 1, 2 và 4 đều nổ súng. Hai phi công Lê Sĩ Diệp và Nguyễn Bá Địch, mỗi người bắn rơi 1 F-4. Nhưng sau đó, số 4 hy sinh, do bị trúng tên lửa địch. Các số còn lại về Gia Lâm hạ cánh.

Theo các tài liệu Mỹ, trong ngày 1/5/67 chỉ có 1 RF-8 bị rơi do trục trặc, ngoài ra không có tổn thất nào, có 3 MiG bị máy bay của KQ và HQ Mỹ hạ:

- F-8E 15-0923 do thiếu tá M. O. Wright lái thuộc phi đoàn 211, không đoàn 21 HQ Mỹ trên TSB Bon Homme Richard. Ngày 1/5/67 Wright nằm trong biên đội yểm hộ A-4 Iron Hand vào đánh sân bay Kép. Ở cách Hà Nội 35 dặm về phía bắc Wright tiếp cận phía sau 1 MiG-17 đang truy đuổi A-4 và bắn hạ bằng 1 tên lửa AIM-9.

- A-4 14-8609 do trung tá T. R. Swartz lái thuộc phi đoàn 76, không đoàn 21 HQ Mỹ trên TSB Bon Homme Richard. Ngày 1/5/67 Swartz là chỉ huy biên đội chế áp PK để yểm hộ cho HQ Mỹ vào đánh sân bay Kép. Tại khu vực sân bay, Swartz đụng MiG-17 và 2 bên cơ động quần vòng. MiG bỏ cuộc và vòng trở về sân bay, Swart tiếp cận từ phía sau và bắn 3 phát rocket Zunis 127mm hạ chiếc MiG này.

- F-4C 63-7577 do trung tá Robert G. Glider và trung úy Mack Thies mật danh Stinger 1 thuộc phi đoàn 390, không đoàn 366 KQ Mỹ ở căn cứ Đà Nẵng. Ngày 1/5/67, biên đội Stinger làm nhiệm vụ MiGCAP, yểm hộ cho F-105 bay RESCAP thì phát hiện MiG-17 tiếp cận từ hướng 12h. Stinger 1 cơ động được vào vị trí phía sau 1 MiG và lần lượt bắn 4 tên lửa AIM-7 và AIM-9. MiG đều cơ động tránh được nhưng đến lần thứ 4 thì bị đâm xuống đất.

Các tư liệu của ta xác nhận trong ngày 1/5/67 có 3 phi công hy sinh: thiếu úy Nguyễn Bá Địch thuộc c1/e923 và 2 phi công BTT Ly-Txang-II và Bac-Đông-Dun thuộc đoàn Z.


Tiêu đề: 04/05/67
Gửi bởi: chiangshan trong 24 Tháng Hai, 2011, 07:45:16 pm
Theo các tài liệu Mỹ:

Ngày 4/5/1967, không đoàn 8 ở căn cứ Ubon (TL) điều 2 biên đội F-4C làm nhiệm vụ MiGCAP, yểm hộ cho 5 biên đội F-105 thuộc không đoàn 355 làm nhiệm vụ không kích. Đại tá Robin Olds, không đoàn trưởng chỉ huy biên đội F-4C bay phía sau, trong khi biên đội F-4C còn lại bay xen kẽ với cường kích.

Olds nhận được tín hiệu cảnh báo MiG và ngay sau đó trợ thủ của Olds cũng phát hiện 2 chiếc MiG-21 xuất hiện ở hướng 11h, tấn công biên đội F-105 bay sau cùng. Olds cảnh báo cho F-105 và dẫn biên đội tiếp cận MiG. Trong quá trình cơ động, Olds khóa được mục tiêu vào 1 chiếc MiG và bắn 2 quả AIM-7. Quả thứ nhất bay theo quán tính, trong khi quả thứ 2 được dẫn nhưng đi trượt qua mục tiêu và không nổ. Biết rằng cự ly quá gần để bắn AIM-7 tiếp, Olds cơ động để có cự ly bắn AIM-9 và khai hỏa 2 tên lửa nhưng MiG cơ động rất mạnh và cả 2 tên lửa đều không quan sát được. MiG vòng lại và ở vào vị trí thuận lợi cho AIM-9, Olds bắn tiếp 1 quả AIM-9 được lái thẳng vào chiếc MiG và nổ phía dưới phần đuôi khoảng 5-10ft.

MiG bắt đầu 1 loạt những vòng ngoặt rất gấp. Lửa xuất hiện từ phía đuôi nhưng Olds không chắc đó là do bị tên lửa bắn hay MiG bật tăng lực. Olds bắn tiếp 1 AIM-9 nhưng quả tên lửa này bị đâm hướng xuống đất. Olds tiếp tục bám theo khi MiG ngừng cơ động và bay bằng về hướng sân bay Phúc Yên. Olds giữ cự ly phía sau khoảng 2500ft và quan sát thấy lửa trắng ở phần đuôi bên trái. Số 3 trong biên đội quan sát thấy chiếc MiG đâm xuống đất khoảng 100 yard phía nam đường băng.


(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/f-4c_63-7668_67-05-04.jpg)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/f-4c_63-7668_67-05-04-2.jpg)

F-4C 63-7668 mật danh Flamingo 1 thuộc phi đoàn 555, không đoàn 8 KQ Mỹ, do đại tá Robin Olds và trung úy William D. Lafever lái.

Tài liệu của ta không nhắc gì đến trận đánh này.


Tiêu đề: 12/05/67
Gửi bởi: chiangshan trong 27 Tháng Hai, 2011, 06:50:26 pm
Theo LS dẫn đường KQ:

Ngày 12 tháng 5 năm 1967, địch vào từ hướng tây nam, phần lớn lực lượng của chúng đánh thẳng vào Hà Nội và số còn lại vòng qua Sơn Dương theo dãy Tam Đảo đánh xuống. Thủ trưởng trực chỉ huy Binh chủng Nguyễn Văn Tiên quyết định cho MIG-17 đánh trước ở vòng trong và MiG-21 đánh sau ở vòng ngoài (Đôi bay MiG-21 Lê Trọng Huyên-Đồng Văn Song cất cánh từ Nội Bài, đánh tại khu vực Mai Châu-vạn Yên lúc 16 giờ 45. Phi công Đồng Văn Song bắn rơi 1 F-105). Các trực ban dẫn đường Đào Ngọc Ngư, Phạm Từ Tịnh tại sở chỉ huy Binh chủng chịu trách nhiệm dẫn chính và Đỗ Cát Lâm tại sở chỉ huy Trung đoàn 923 đảm nhiệm dẫn bổ trợ. Biên đội MIG-17: Cao Thanh Tịnh-số 1, Lê Hải-số 2, Ngô Đức Mai-số 3 và Hoàng Văn Kỷ-số 4, sau khi cất cánh khỏi sân bay Gia Lâm lúc 15 giờ 31 phút (Bản can trận đánh), lập tức được dẫn vòng trái, qua phía bắc Hà Nội, vào khu chiến trên đỉnh Hòa Lạc. Sở chỉ huy Binh chủng dẫn vào đánh tốp bay thấp với góc tiếp địch 120 độ. Đài chỉ huy bổ trợ tại sân trực tiếp thông báo vị trí mục tiêu và dẫn máy bay ta bám địch. Số 1 phát hiện cả F-4 và F-105 ở cự ly 6km. Biên đội không chiến 4 phút. Các phi công Cao Thanh Tịnh bắn rơi 1 F-105, Ngô Đức Mai và Hoàng Văn Kỷ, mỗi phi công bắn rơi 1 F-4. Biên đội Cao Thanh Tịnh- Lê Hải-Ngô Đức Mai-Hoàng Văn Kỷ đã ghi tên mình vào danh sách những biên đội MIG-17 đánh đạt hiệu quả cao nhất của không quân ta. 15 giờ 50 phút (Bản can trận đánh), đôi bay MiG-17: Phạm Thanh Tài và Nguyễn Hữu Điệt cất cánh cũng từ sân bay Gia Lâm, nhưng vòng phải, qua phía nam Hà Nội, vào khu vực Sơn Tây-hòa Lạc để yểm hộ cho biên đội Tịnh-Hải-Mai-Kỷ. Sau đó, tất cả về Gia Lâm hạ cánh. Trong khi không chiến còn đang diễn ra tại Hòa Lạc, sở chỉ huy Binh chủng dẫn tiếp biên đội MiG-17: Dương Trung Tân, Phan Trọng Vân, Trương Văn Cung và Nguyễn Văn Thọ cất cánh từ Nội Bài, vào khu vực Phúc Yên-Vĩnh Yên đánh địch từ phía tây triền Tam Đảo xuống. Với góc vào tiếp địch 100 độ, biên đội phát hiện tốp lớn, toàn F-105, cự ly 5km. Ta vào không chiến chủ động, địch quẳng bom đối phó. Tuy không bắn rơi, nhưng biên đội đã cản phá được tốp cường kích, không cho chúng vào đến Hà Nội. Đây cũng là những trận mà các kíp trực ban dẫn đường đã dẫn thành công MIG-17 đánh liên hoàn, trận nối trận và đánh có yểm hộ khu vực. Ngày 12 tháng 5 năm 1967 là một trong những ngày dẫn đánh địch đạt hiệu quả cao nhất của mặt trận trên không trong năm 1967.

VN Air Losses xác nhận F-4C 63-7614 thuộc phi đoàn 390, không đoàn 366 KQ Mỹ ở căn cứ Đà Nẵng do đại tá Norman Carl Gaddis và trung úy James Milton Jefferson lái bị bắn rơi. Chiếc F-4C của Gaddis thuộc biên đội bay tuần phòng yểm hộ cho F-105 vào đánh 1 doanh trại ở Hà Đông. Trong khi rời mục tiêu Gaddis bị trúng đạn cao xạ và tụt lại phía sau và bị MiG-17 bắn hạ gần sân bay Hòa Lạc. Tổ bay nhảy dù, Jefferson chết còn Gaddis bị bắt làm tù binh.

Gaddis là phi công từ năm 1944, từng tham gia chiến tranh Triều Tiên. Đây là đại tá Mỹ đầu tiên bị QĐNDVN bắt làm tù binh.

(http://vnmilitaria.com/museum2/mig17-2011.jpg)

MiG-17 2011 của Ngô Đức Mai ở BT không quân (Ảnh mohinhvn).

(http://www.veterantributes.org/Photos/NormanGaddis.jpg)

Norman Gaddis với quân hàm chuẩn tướng.

(http://lh4.ggpht.com/_RuOxelH5-qE/Suy36R2OiWI/AAAAAAAACnU/aqHSKqAOcno/s912/DSC03746.JPG)

(http://www.nhandan.com.vn/nhandan/Vietnamese/vanhoa/tgtp/281209/Image/i38_104337.JPG)

Gaddis bị bắt giữ.

Theo Clashes thì trước trận đánh chiếc F-4C của Gaddis đã bị trục trặc ở động cơ, không bật được tăng lực.

Trong ngày hôm đó KQ Mỹ còn mất 2 F-105, trong đó 1 F-105F mất tích khi đánh bến phà Ròn ở Quảng Bình, 1 F-105D bị cao xạ bắn rơi khi đánh 1 kho hàng ở Nguyên Khê phối hợp với cuộc không kích Hà Đông. Không có ghi nhận thêm tổn thất do MiG.

Theo Aces&Aerial Victories, cũng trong ngày 12/5/1967 KQ Mỹ bắn rơi 1 MiG-17:

Đại úy Jacques A. Suzannes chỉ huy biên đội Crossbow gồm 4 F-105 làm nhiệm vụ chế áp cao xạ. Khi tới mục tiêu, biên đội bị 5 MiG-17 chặn đánh. Số 1 dẫn biên đội nghênh chiến và bám theo 2 chiếc MiG cơ động ngoặt phải. Số 1 tiếp cận tới cự ly 4000ft và bắn 1 loạt cannon khoảng 200 viên. MiG ngoặt trái, số 1 tiếp tục bắn thêm 1 loạt ở cự ly 800-1000ft cho tới cự ly tối thiểu. MiG tiếp tục mất độ cao và biến mất trong mây ở độ cao khoảng 1000ft. Số 2 quan sát thấy MiG lao xuống và 1 quầng sáng trên mặt đất ở vị trí mà chiếc MiG biến mất.

Theo USAF F-4&F-105 MiG Killers, F-105D 61-159 mật danh Crossbow 1 thuộc phi đoàn 333, không đoàn 355 KQ Mỹ ở căn cứ Takhli (TL).

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/f-105d_61-0159_67-05-12.jpg)

F-105D 61-159.


Tổng kết:
- Ta claim 2 F-105, 2 F-4, Mỹ chỉ công nhận mất 1 F-4.
- Mỹ claim 1 MiG-17, ta không có xác nhận.


Tiêu đề: 05/09/1966
Gửi bởi: altus trong 31 Tháng Ba, 2011, 06:20:34 pm
Hình như chưa có trận ngày 05/09/1966 của Nguyễn Văn Bảy và Võ Văn Mẫn hạ 02 F-8E?


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 31 Tháng Ba, 2011, 06:24:00 pm
Chắc đấy là trận 05/09/1966: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,5477.msg226061.html#msg226061

Theo LS e923:

Ngày 5 tháng 9, biên đội trực chiến gồm Nguyễn Văn Bảy (số 1) và Võ Văn Mẫn (số 2) đã phải chịu đựng cái nóng nắng gay gắt. Buổi sáng không quân địch đã tổ chức vào đánh cầu Họ, cầu Sắt và khu vực Bình Lục- Nam Hà. Trời đã về chiều nhưng cả biên đội và các thành phần trực chiến vẫn ở tư thế sẵn sàng.

16 giờ 30 phút, được lệnh cất cánh, theo sự dẫn đường của mặt đất biên đội đã tới khu vực Phủ Lý, Nam Định.

Sở chỉ huy thông báo: phía trước có địch!

Nguyễn Văn Bảy nhanh chóng phát hiện hai máy bay địch phía trước bên phải khoảng 30km ở cao độ từ 1800 đến 2000m. Biên đội trưởng nhanh chóng thông báo cho số 2 rồi vứt thùng dầu phụ và tăng lực vọt lên độ cao 1500 mét tiếp địch. Phát hiện có máy bay MIG, chiếc F-8 tăng lực luồn qua đám mây để chạy nhưng Nguyễn Văn Bảy phán đoán chính xác đường bay của địch. Anh không lượn vòng đuổi theo mà lợi dụng kẽ hở giữa hai đám mây xuyên qua cắt bán kính chặn địch. Do tốc độ lớn nên máy bay ta bị soãi ra ngoài nhưng Bảy đã kịp thời ép độ nghiêng. Lúc đó chiếc F-8 thứ hai vòng ra. Khi còn cách địch khoảng 400, 500m Nguyễn Văn Bảy liền nổ súng, đạn lệch trái. Anh hiệu chỉnh đường ngắm và bắn loạt thứ hai trúng buồng lái chiếc F-8 khiến nó lật nghiêng. Bảy bồi tiếp loạt đạn thứ ba chiếc F-8 bốc cháy rồi lao thẳng xuống đất. Trong khi số một công kích, số 2 Võ Văn Mẫn luôn bám sát yểm hộ cho biên đội trưởng. Khi thấy máy bay địch bốc cháy, quan sát phía sau không có gì uy hiếp, Võ Văn Mẫn vọt lên phía trước lao vào công kích chiếc F-8 số 1. Nguyễn Văn Bảy hô to: "Bình tĩnh, có tôi yểm hộ!". Như tiếp thêm sức lực, Võ Văn Mẫn tiếp cận tới cự ly khoảng 400, 500 mét anh liền nổ súng nhưng loạt đầu không trúng. Anh vào gần hơn bắn liền ba loạt. Máy bay địch bốc cháy rồi lao xuống đất. Sau khi diệt gọn cả tốp hai chiếc F-8, Nguyễn Văn Bảy và Võ Văn Mẫn giữ vững đội hình thực hành hạ cánh an toàn tại sân bay Gia Lâm. Lúc đó là 16 giờ 49 phút.

Đây là một trận đánh xuất sắc của Trung đoàn 923 nó diễn ra chớp nhoáng, địch hoàn toàn bất ngờ khi phát hiện ra máy bay ta chúng đã bị tiến công và bắn rơi (Từ lúc cất cánh đến khi hạ cánh an toàn có 19 phút!) Do nắm vững thời cơ, trung đoàn đã cho biên đội xuất kích kịp thời đánh vào đợt hoạt động cuối cùng trong ngày nên chúng chủ quan và bị ta diệt gọn cả tốp. Trong thực hành chiến đấu các chiến sĩ lái đã dũng cảm mưu trí vận dụng tốt chiến thuật xạ kích: bắn gần, bắn mãnh liệt và bắn rơi tại chỗ (Do bắn quá gần nên ba mảnh mê ca của nắp buồng lái chiếc F-8 lọt vào ống dẫn khí của máy bay do Võ Văn Mẫn lái. Hồ sơ 223 năm 1966 – Tổng kết trận chiến đấu trên không ngày 5-9-1966 do thiếu tá Trần Thuyết, Tham mưu trưởng Trung đoàn 923 ký).


Theo VN Air Losses, ngày 05/09/66, biên đội 2 F-8E thuộc phi đoàn 111 HQ Mỹ trên TSB Oriskany bị MiG-17 tấn công bất ngờ trên vùng trời Ninh Bình. Cả 2 chiếc F-8E đều trúng đạn cannon, trong đó F-8E 15-0986 do Đại úy Wilfred K. Abbott lái bị bắn rơi, phi công nhảy dù và bị bắt làm tù binh.

Như vậy ta claim 2 F-8E, Mỹ công nhận 1 bị bắn rơi và 1 bị thương. Phía ta không có tổn thất.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: altus trong 01 Tháng Tư, 2011, 05:11:47 am
Chắc đấy là trận 05/09/1966: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,5477.msg226061.html#msg226061

Ừ, đúng rồi, không hiểu sao lúc nãy mình dò không thấy.  :)

Theo cái bài báo mới đăng trên Thanh Niên (http://www.tienphong.vn/Phong-Su/533010/Ong-Bay-phi-cong.html) thì cụ Bảy khi trúng tuyển KQ mới chỉ tốt nghiệp đâu chừng lớp 3/10. Không hiểu thời ý chọn chiến sỹ lái máy bay dùng tiêu chí gì là chính nhỉ?


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: qtdc trong 01 Tháng Tư, 2011, 07:23:16 am
Lớp 3 hồi ấy chắc cũng không phải xoàng trong mắt những người làm tổ chức. Nhỡ tư tưởng không vững ngồi lên máy bay lại bay sang với địch thì bỏ bu. Với lại khi đó là lứa đầu tiên sang học Trung quốc. Các lứa sau tiêu chuẩn văn hóa thực hiện chắc sẽ cao hơn.
Bác Altus:
Theo hồi ức của bác Lưu Huy Chao thì khi trúng tuyển đi học phi công bác Bảy học lớp 4, bác Chao lớp 7. Bác Chao công nhận trình độ đó ảnh hưởng đến việc tiếp thu, nhưng bác ấy nói rằng cũng không đến nỗi quá phức tạp như bác ấy nghĩ.
Bác Chao kể trong hồi ức rằng trong trận bác Bảy thò tay bịt lỗ thủng, thì tay bị kéo tuột ra ngoài, và sau trận tí chết ấy đã hiểu thế nào là định luật Bec-nu-li. Còn bác Chao mới vỡ lẽ ra : Nông dân ngồi buồng lái máy bay phản lực quả là phi thường.
Cũng theo hồi ức bác Chao, bác Bảy còn bị tiền đình, suốt gần bảy năm trời học lái đến khi gần về nước mới đỡ và khi trực tiếp chiến đấu mới hết hẳn. Bác Chao công nhận bác ấy đến giờ cũng không thể hiểu nổi làm sao mà bác Bảy lại có sức bền bỉ theo đuổi nghề bay như vậy và trở thành anh hùng và cũng không hiểu sao thời kỳ ấy Việt Nam lại có nhiều người con ưu tú như vậy.
Có lần ở Cao Lãnh và Sa Đéc quãng cách nay khoảng gần 10 năm, tôi hỏi mấy vị có chức sắc ngành văn hóa-du lịch, không ai biết bác Bảy, hỏi tiếp ngôi nhà mà người tình của Marguerite Duras đã sống cũng chẳng ai biết, nhưng Trần Công Minh và Huỳnh Quốc Cường thì người ta biết, Mai Văn Huy thì người ta quá rành, he..he..he...


Tiêu đề: 13/05/67
Gửi bởi: chiangshan trong 25 Tháng Sáu, 2011, 07:36:21 pm
Sau khi bỏ bẵng cái này hơi lâu, em xin tiếp tục  ;D

Theo Aces&Aerial Victories:

Ngày 13/5/1966, 2 biên đội F-105 tiến hành không kích ga Yên Viên, có 2 biên đội F-4C bay yểm trợ MiGCAP, trong khi 1 biên đội F-105 khác đánh doanh trại quân đội ở Vĩnh Yên.

Sau khi ném bom Yên Viên, biên đội F-105 thứ nhất phát hiện 3 MiG-17 ở độ cao 1000ft cách đó 10 dặm và đang leo cao lượn phải. F-105 cơ động tấn công trong khi MiG thực hiện vòng ngoặt đối đầu. Số 1 nhằm vào chiếc MiG đi đầu trong khi số 3 nhằm vào chiếc MiG thứ 3.

Tới cự ly 5000-6000ft, số 1 bắn 1 AIM-9 nhưng bị mất lực đẩy và bay qua cách MiG 200ft. Số 1 khai hỏa cannon 20mm ở cự ly 3000ft. MiG không bắn trả và bốc cháy.

Số 3 có được tín hiệu AIM-9 nhưng do đang hướng về phía mặt trời nên quyết định không dùng tên lửa. Số 3 dùng cannon 20mm bắn từng loạt dài trong khi bay đối đầu với MiG. Tới khoảng cách rất gần, MiG đột ngột ngoặt trái, xoáy tròn và phi công nhảy dù. Có thể MiG đã cơ động quá gấp để tránh va chạm và đã bị thất tốc.

Biên đội F-105 thứ 2 phát hiện MiG khi đang rời khu vực. Số 1 bật tăng lực bám theo chiếc MiG đi đầu và bắn AIM-9. Tên lửa nổ ngay phía dưới bên phải đuôi chiếc MiG. MiG bốc cháy và sau đó đâm xuống đất.

Số 3 của biên đội bám theo chiếc MiG thứ 2 và bắn AIM-9 nổ ở vị trí 3-4h của chiếc MiG. MiG bốc khói, mất độ cao và hướng về phía nam-đông nam. Trong khi ngoặt, số 3 mất tốc độ và bị chiếc MiG thứ 3 tấn công từ hướng 9h. Trong khi số 3 bổ nhào, phi công quan sát thấy chiếc MiG ngừng bắn và ngoặt phải. Số 2 của biên đội trước đó bị tụt lại tuyên bố đã bắn bị thương chiếc MiG này vào thân và cánh phải.

1 trong 2 biên đội F-4C MiGCAP đang rời khu vực thì chứng kiến trận không chiến giữa F-105 và MiG. Số 1 và 2 tiến hành cơ động tấn công MiG trong khi số 3 và 4 vẫn ở phía trên để yểm trợ.

Số 1 bắn 2 AIM-9 vào 1 chiếc MiG-17. 1 trong 2 quả tên lửa nổ phía sau MiG khoảng 30ft. MiG bốc cháy từ phần cánh trái đến đuôi, xoáy tròn và sau đó biến mất. Số 1 sau đó bắn tiếp 1 AIM-9 và 1 AIM-7 vào 3 chiếc MiG quan sát được nhưng đều không có kết quả.

Số 3 thuộc biên đội kia bổ nhào vào phía sau 2 chiếc MiG đang truy đuổi F-105. Số 3 bắn 3 AIM-7 từ phía trên, quả thứ 1 không bắt được mục tiêu và đi trượt qua MiG 100ft, quả thứ 2 trúng vào ngay phía sau buồng lái. MiG bị vỡ làm nhiều mảnh.

Ở, biên đội F-105 đánh Vĩnh Yên, số 2 sau khi ném bom phát hiện 1 MiG-17 sơn ngụy trang ở vị trí 10h cách đó 1000ft. F-105 cơ động vào phía sau và khai hỏa cannon 20mm. MiG ngoặt phải đội ngột và gãy cánh phải. Trận đánh diễn ra trong dưới 90s.


Tổng kết lại, KQ Mỹ claim bắn hạ 7 và bắn bị thương 2 MiG-17 trong ngày 13/5/66 mà không có tổn thất, thành công còn lớn hơn cả trong chiến dịch Bolo:
- F105D 60-501 mật danh Chevrolet 1 thuộc phi đoàn 354, không đoàn 355 do trung tá Philip C. Gast.
- F-105D (?) mật danh Chevrolet 3 thuộc phi đoàn 354, không đoàn 355 do đại úy Charles W. Couch.
- F-105D 60-522 mật danh Random 1 thuộc phi đoàn 333, không đoàn 355 do thiếu tá Robert G. Rilling.
- F105D 62-4262 mật danh Random 3 thuộc phi đoàn 333, không đoàn 355 do thiếu tá Carl D. Osborne.
- F-4C 64-0739/FG mật danh Harpoon 1 thuộc phi đoàn 433, không đoàn 8 do thiếu tá William L. Kirk và trung úy Stephane A. Wayne.
- F-4C 63-7680/FG mật danh Jupiter 3 thuộc phi đoàn 433, không đoàn 8 do trung tá Fred A. Haeffner và trung úy Michael R. Bever.
- F-105D 60-497 mật danh Kimona 2 thuộc phi đoàn 44, không đoàn 388 do thiếu tá Maurice E. Seaver, Jr.

Theo Clashes, trong trận này MiG-17 sử dụng chiến thuật mới là tổ chức 2 "bánh xe" - 1 ở độ cao thấp và 1 ở trên 5000ft, tuy nhiên không có hiệu quả.

(http://i84.photobucket.com/albums/k29/chiangshan3012/67-01-02_f-4c_63-7680.jpg)

F-4C 63-7680. Đây là chiếc F-4C đã được đại tá Olds, tác giả của chiến dịch Bolo lái trong trận 2/1/1967.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-05-13_f-105d_60-522.jpg)

F-105D 60-522.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-05-13_f-105d_60-497.jpg)

F-105D 60-497.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-05-13_f-105d_62-4262.jpg)

F105D 62-4262.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-05-13_mig1.jpg)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-05-13_mig2.jpg)

Hình ảnh MiG trên gun camera của Seaver.

Tài liệu của ta không đề cập tới trận đánh này, cũng không thống kê phi công nào hy sinh trong ngày 13/5/1967. Vậy nhiều khả năng đây là trận của đoàn Z.



Tiêu đề: 14/05/67
Gửi bởi: chiangshan trong 25 Tháng Sáu, 2011, 08:38:58 pm
Theo ,Phi công tiêm kích:

Ngày 14 tháng 5 năm 1967, Trung đoàn tổ chức trực ban chiến đấu đến 3 biên đội. Sân bay Hòa Lạc trực 1 biên đội 4 chiếc. Sân bay Gia Lâm trực 2 biên đội 4 chiếc.

Khoảng 10 giờ, ra đa phát hiện một tốp máy bay độ cao 3.500m, đội hình lớn, ổn định, hướng về Hà Nội. Đường đi giống các lần trước, địch vẫn từ phía Hòa Bình bay vào mục tiêu quan trọng. Biên đội Mẫn - Hải - Hôn - Bôn được lệnh vào cấp 1, mở máy, lăn ra cất cánh ngay. Biên đội tập hợp, bay lên phía Hòa Bình, càng vào vùng núi, mây càng nhiều, lượng mây 8-9 phần bầu trời. Ra đa nhanh chóng phát hiện địch. Chỉ huy sở dẫn cả 3 hướng, biên đội đã phát hiện địch.

Địch cũng phát hiện Míc-17 tiếp cận vào phía trước, góc hơi đấu đầu. Chúng lập tức tăng lực, triển khai đội hình chiến đấu. Biên đội Míc-17 theo lệnh của biên đội trưởng, thả thùng dầu phụ, tăng lực lấy độ cao bằng địch, trên lớp mây gần 10 phần độ 2.000m. Biên đội trưởng và tôi - số 2 - lao vào tốp đầu tiên. Số 3, số 4 đánh tốp sau. Bọn địch lập tức chia 2 tầng, 12 chiếc F-4 lấy độ cao trên mây khoảng 2.000m, số còn lại, độ hơn 10 chiếc F-4 bay gần đỉnh mây, đánh gần với Míc-17. Lúc đầu chúng tôi còn giữ được đội. Tôi cố gắng bám theo, yểm hộ cho số 1 ở cự li 400m đến 600m. Sau lần phản kích, vì có 2 chiếc F-4 bám sau tôi, chúng phóng liền mỗi chiếc 2 quả tên lửa. Tôi mất đội, tình trạng của anh Hôn và Bôn cũng vậy. Lúc đầu trận, hai anh em còn cố giữ lấy nhau, vừa công kích, vừa yểm hộ, nhắc nhau cơ động tránh tên lửa địch nhằng nhịt khắp vùng trời. Về sau, 4 chiếc Míc quần nhau với 20 chiếc F-4 trên vùng trời đầy mây, dưới thì núi cao. Không thể giảm độ cao được. Vừa đánh vừa ghìm địch xuống thấp là chiến thuật hay dùng của Míc-17, để vừa phát huy được tính năng cao thấp của máy bay ta, vừa hạn chế việc lực lượng ta ít, mà phải đối phó với địch ở nhiều tầng độ cao. Anh Mẫn chiến đấu rất ngoan cường, anh bắn rơi chiếc F-4 vừa phóng tên lửa vào đồng đội. Nhờ anh hô mà bạn kịp thời tránh được quả tên lửa bay sát qua đuôi. Anh Hôn cũng bắn được 1 chiếc F-4. chúng tôi bay sát xuống đỉnh mây. Tôi đang một mình cơ động, chống chọi với 6 thằng F-4, đua nhau từng đôi luân phiên vào phóng tên lửa. Tôi phải thực hiện những động tác cơ động thật kịch liệt, mới tránh đwọc các quả tên lửa địch bay vèo qua đuôi máy bay. Ở xa xa, tại một khu vực gần với mình, tôi thấy 1 chiếc Míc-17 đang cật lực cơ động, vừa bắn, vừa vòng gấp tránh tên lửa địch. Tự nhiên, tai tôi không còn nghe rào của vô tuyến điện. Vòng gấp, tránh tên lửa, có thời cơ thì nổ vội loạt đạn vào chiếc F-4 đã có tốc độ lớn vượt qua trước mặt. Tôi nghĩ, tình thế này mà ham đuổi theo một thằng, là bị thằng khác thịt ngay. Đầu cắm nối của vô tuyến điện máy bay của tôi bị tụt ra, khi hạ cánh xong tôi mới biết điều này.

Lại nói tiếp cuộc chiến khốc liệt ở trên bầu trời. Liên tiếp, sau 5 phút đầu, hai anh bắn rơi liền 2 chiếc F-4, mấy phút sau, các anh đều lần lượt hi sinh. Bọn F-4 quyết diệt bằng hết biên đội. Tuy bị thệt hại 2 chiếc, nhưng chúng còn rất đông, lại chủ định tổ chức không chiến trên địa hình phức tạp, mây thấp che hết đỉnh núi, Míc-17 không thể hạ độ cao cực thấp mà thoát được. Bôn đã chủ động thoát li chiến đấu. Tôi nhìn khắp vùng, đâu cũng thấy lũ F-4 chia từng đôi, tầng trên có, tầng giữa có, tầng thấp hơn cũng có. Mây che hết các đỉnh núi, tôi nhìn quanh, không có chỗ hở nào để lao xuống thấp. Lao ẩu là va vào núi ngay. Theo kinh nghiệm, các đỉnh núi mây thường bao phủ. Tôi cố quan sát xa xa, xem hử có lỗ trống mây nào không. Biên đội đã tổn thất và tứ tán. Xung quanh tôi là một bầy F-4C quyết săn tôi tới cùng, tôi bình tĩnh và nhanh như chớp, tránh hết đợt tên lửa này tới đợt tên lửa khác của hàng chục chiếc F-4C tới tấp phóng đạn vào máy bay tôi.

Tôi kiểm tra động hồ dầu, kim vàng chỉ điểm 700 lít. Cứ đà tăng lực, thì chỉ 7 đến 10 phút nữa là hết dầu. Tôi tiết kiệm chỉ dùng động cơ ở chế độ quay vòng lớn nhất. Trong đầu tôi hiện lên ý nghĩ, không cần, đến đâu hay đến đó, cứ vòng tránh tên lửa và khi có thời cơ vẫn nổ súng. Máy bay hết dầu, sẽ lao vào mây. Nếu va vào núi thì thà hi sinh chứ nhất quyết không để chúng bắn rơi. Khi đã xác định như vậy, trong lòng tôi cảm thấy thật là thư thái, mặc dù đang lúc từng giây một, có thể tan xác vì tên lửa của giặc. Một mình tôi tiếp tục vòng, bắn nhau với mấy chục thằng F-4C trên đỉnh mây. Tôi quan sát, xa xa độ 5km, có một lỗ trống, không bị mây che phủ. Theo kinh nghiệm bay nhiều năm, tôi biết dưới lỗ trống không mây đó có thể là một thung lũng. Sẽ có cách, nếu tôi chỉ cần cải máy bay thẳng đến cái lỗ xanh hi vọng ấy, chỉ cần vài giây là tôi sẽ bị bắn rơi ngay. Tôi vừa vòng, vừa tạo thế, lúc nào máy bay tôi cũng cơ động  khá mạnh, để xích gần đến chỗ hi vọng đó. Đến gần lỗ trống không mây, sau khi tránh một đợt hai quả tên lửa của một đôi F-4C phóng, tên lửa bay vèo qua đuôi, tôi ấn cần lái, người tôi gần rời khỏi ghế ngồi, máy bay lao vút xuống lỗ xanh may rủi đó. Máy bay lao vút xuống thung lũng và thật là may mắn, vách núi cao sừng sững chỉ cách cánh phải máy bay tôi có vài trăm mét. Tôi liền cải hướng bay theo dòng sông Đà. Hai bên là vách núi cao, không một thằng F-4 nào dám liều mạng lao xuống theo tôi. Tôi bay cực thấp, độ cao khoảng 20 mét, tốc độ 90km/giờ, bay thẳng về sân bay Gia Lâm hạ cánh. Tôi chỉ quan sát phía đuôi máy bay bằng kính phản quang, không có một thằng F-4C nào thêo được tôi. Tiến hành hạ cánh trực tiếp, không còn đủ dầu để lập vòng lượn hạ cánh bình thường. Máy bay tiếp đất, cũng là lúc dầu trên máy bay cạn giọt cuối cùng. Động cơ tự động tắt. Các đồng chí thợ máy đỡ tôi ra khỏi buồng lái. Biên đội lúc ra đi 4 chiếc hùng dũng, Bôn hạ cánh Hòa Lạc, tôi hạ cánh Gia Lâm. Còn các anh, chỉ có lần cất cánh. Anh Võ Văn Mẫn, sinh năm 1939, quê ở Mĩ Thạnh, Ba Tri, Bến Tre. Thời đánh Pháp, bố anh, ông Võ Ngươn Hanh làm bí thư huyện Ba Tri. Ông và người con cả là Võ Văn Ngôn đã hi sinh thời chống Mĩ năm 1969, trong một trận càn ác liệt. Anh Mẫn ra Bắc học ở Trường học sinh miền Nam, năm 1959 nhập ngũ, rồi qua Trung Quốc học lái máy bay chiến đấu. Anh là lớp phi công đầu tiên của Trung đoàn 923. Trận ngày 14 tháng 5 năm 1967, trên vùng trời Hòa Bình, anh đã bắn rơi 1 chiếc F-4C. Khi đang đuổi bắn bị thương 1 chiếc F-4C khác, anh bị tên lửa địch bắn trúng và đã anh dũng hi sinh.
Ngày 28 tháng 4 năm 2000, anh được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Anh đã trực tiếp bắn rơi 4 máy bay Mĩ và cùng đồng đội bắn rơi nhiều chiếc khác; góp phần xây dựng phi đội thành một đơn vị 2 lần Anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ xâm lược. Mẹ anh - bà Huỳnh Thị Nghính - Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, hiện tại tuổi đã cao, ngoài 80 mùa xuân, đang sống với bà con ở tại quê nhà.

Trong phi công tiêm kích, nhiều anh em xuất thân là học sinh miền Nam tập kết ra Bắc. Họ chiến đấu vô cùng anh dũng nhưng hết cuộc chiến tranh, số còn lại chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Anh Nguyễn Thế Hôn tuổi trạc anh Mẫn, là học sinh quê ở Hà Đông, vào bộ đội và cũng là lớp phi công đầu tiên của Trung đoàn được đào tạo tại Trung Quốc. Dáng anh trung bình, da trắng, môi hồng như con gái, ít nói, hiền lành; không bao giờ to tiếng với bất kì ai. Anh tận tình giúp đỡ anh em mới về từ những sinh hoạt bình thường đến chuẩn bị cho chiến dấu. Trong biên đội 4 chiếc, số 4 là vất vả nhất. Tất cả những sai sót về kĩ thuật trong biên đội, số 4 bay cuối cùng là người lãnh đủ. Anh bay ở vị trí số 3 hoặc số 4. Trong nhiều lần xuất kích, anh là người thường phát hiện địch đầu tiên. Anh tham gia chiến đấu từ đầu năm 1966. Trận phục kích ở Kiến An vào cuối tháng 4 năm 1967, anh bắn rơi 1 chiếc F-4. Truớc đó anh đã bắn rơi 1 chiếc F-105D và trận ngày 14 tháng 5 năm 1967, trận cuối cùng anh đã hạ 1 chiếc F-4 trước lúc hi sinh. Trận này địch thay đổi chiến thuật, chia nhiều tầng cao, tăng cường tiêm kích, giảm hẳn lượng máy bay cường kích F-105, tăng cường loại máy bay mới F-4D, vừa ném bom vừa không chiến. Mỗi chiếc F-4D chỉ mang một nửa cơ số bom và mang 4 tên lửa để sẵn sàng đối phó với Míc. Lực lượng Míc tuy ít, nhưng đã làm cho bọn Mĩ điên đầu. Nhiều lần bị Míc-17, Míc-21 cản phá đội hình lớn, chúng không vào được mục tiêu và liên tiếp bị bắn rơi. Bọn F-4 thường dùng chiến thuật chữ T, rút ngắn cự li đội hình, tăng tốc khi cách mục tiêu từ 100 đến 150km, tăng tốc khi qua khu vực đề phòng có Míc và chia nhiều độ cao để yểm hộ nhau.


Theo Clashes:

Ngày 14/5/67, biên đội F-4C mang mật danh Speedo trang bị cannon bay yểm trợ F-105 vào đánh doanh trại ở Hà Đông. Khi đang bay phía sau và phía trên biên đội F-105 cuối cùng, Speedo thấy 2 F-105 đang rời khu vực bị 2 biên đội gồm 4 MiG-17 truy đuổi. Speedo 1 và 2 hướng về biên đội đi đầu trong khi Speedo 3 và 4 nhằm vào biên đội phía sau. Khi F-4 xuất hiện, MiG lẩn vào trong mây. Speedo 1 và 2 cơ động và khi cải bằng họ quan sát thấy khoảng 16 chiếc MiG-17 trong khu vực.

Speedo 1 lần lượt tấn công bằng AIM-7 và cannon vào 2 chiếc MiG nhưng đều không thành. CUộc tấn công đã ngăn chặn MiG thiết lập đội hình bánh xe. Speedo 1 phát hiện thêm 2 MiG hơi thấp hơn ở bên phải. Speedo 1 tiếp cận và khai hỏa cannon từ cự ly 2500ft, đạn trúng vào sát buồng lái, lửa bùng lên và chiếc MiG phát nổ.

Khi Speedo 1 và 2 ngoặt để rời khu vực, họ thấy thêm 1 MiG-17 phía trước đang vòng phải. Speedo 1 kéo vào phía sau và bắn 1 AIM-9B ở cự ly 3500ft, tuy nhiên tên lửa đi trượt 200ft phía sau và phía dưới chiếc MiG. Speedo 1 định tiếp tục dùng cannon nhưng phát hiện đã hết đạn. Speedo 1 và 2 sau đó quyết định ngừng chiến đấu và rời khu vực.

Trong khi đó, Speedo 3 và 4 truy đuổi 2 chiếc MiG kia. Speedo 3 bắn 1 AIM-7 nhưng không dẫn được, sau đó cố gắng dùng cannon nhưng không kịp chuyển hết công tắc và MiG trốn thoát vào trong mây. F-4 thấy thêm 2 MiG-17 và kéo vào phía sau, Speedo 3 bắn thêm 1 AIM-7 nhưng vẫn không dẫn được. F-4 cơ động và tấn công 3 MiG-17 khác đang cố thiết lập "bánh xe". Speedo 3 tiếp cận chiếc MiG bay tụt phía sau và khai hỏa cannon từ cự ly 2500ft trúng vào giữa thân. MiG bốc cháy và mất độ cao.

Cùng thời gian đó, 1 biên đội F-4 khác cũng tấn công và bắn hạ 1 MiG bằng 1 AIM-7, tuy nhiên 2 AIM-7 và 7 AIM-9 khác thì trượt. Ngày hôm đó AIM-7 bắn trúng 1 trên tổng số 7 quả được phóng và AIM-9 là 0 cho 11, hay 1 tên lửa bắn trúng cho 18 quả phóng đi. Cannon pod hạ 2 máy bay trong 4 lần thử.


Theo USAF F-4 MiG Killers:
- F-4C 63-7699/CG mật danh Elgin 1 thuộc phi đoàn 480, không đoàn 366 do thiếu tá Samuel O. Bakke và đại úy Robert W. Lamber.
- F-4C 64-0660/CE mật danh Speedo 1 thuộc phi đoàn 480, không đoàn 366 do thiếu tá James A. Hargrove, Jr và trung úy Stephen H. DeMuth.
- F-4C 63-7704/CS mật danh Speedo 3 thuộc phi đoàn 480, không đoàn 366 do đại úy James T. Craig, Jr. và trung úy James T. Talley.

Đây là lần đầu tiên F-4 bắn hạ MiG bằng cannon.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-05-14_f-4c_64-0660.jpg)

F-4C 64-0660. Đây là chiếc F-4C được sử dụng để bắn rơi 1 MiG của KQ TQ (?) ngày 12/5/1966.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-05-14_f-4c_63-7704.jpg)

F-4C 63-7704.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-05-14_f-4c_63-7699.jpg)

F-4C 63-7699.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-05-14_speedo.jpg)

2 tổ bay Speedo.


Tổng kết:
- Ta claim 2 F-4C, Mỹ không công nhận.
- Mỹ claim 3 MiG-17. Ta công nhận 2 MiG-17 bị bắn rơi, 2 phi công hy sinh là trung úy Nguyễn Thế Hôn và thượng úy Võ Văn Mẫn thuộc e923 (liệt sỹ Võ Văn Mẫn được truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND ngày 28/4/2000).


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 26 Tháng Sáu, 2011, 10:54:45 pm
Phân tích về vũ khí (theo Clashes)


MiG-21 vs F-105

Sự chênh lệch trong khả năng giữa F-105 và MiG-21 khác biệt khá nhiều so với giữa F-105 và MiG-17. Trong khi F-105 không thể cơ động tốt hơn cả MiG-17 lẫn MiG-21, nó có ưu thế quan trọng về tăng tốc và tốc độ tối đa so với MiG-17, cho phép F-105 nghênh chiến và ngưng chiến tùy ý. MiG-17 chỉ có thể tận dụng 1 số chiến thuật hạn chế - thường xuyên là dùng vòng ngoặt gấp - do ưu thế tốc độ của F-105.

Mặt khác, F-105 có tốc độ tối đa lớn hơn MiG-21 - 730 knot so với 595 knot - nhưng không may, hệ thống GCI của BVN đang ngày càng trở nên điêu luyện trong việc đưa MiG-21 vào phía sau F-105, cho phép MiG bổ nhào với ưu thế tốc độ quan trọng khi khởi đầu trận đánh. Ngoài ra, MiG-21 tăng tốc tốt hơn, và điều này giúp nó có khả năng vừa cơ động tấn công vừa dễ dàng đối phó với đòn công kích của F-105.

Tên lửa của MiG-21 cũng giúp làm tăng khả năng đối phó với F-105, đặc biệt nếu F tìm cách trốn thoát chỉ đơn giản bằng cách bỏ chạy. Sự tăng tốc thẳng của F-105 có hiệu quả với MiG-17 không còn được khuyến khích nữa, do khi cắt đuôi bay thẳng với tăng lực bật sẽ giải quyết được vấn đề của tên lửa Atoll với máy bay cơ động. Giờ, chiến thuật phòng thủ được khuyến khích cho F-105 là ngoặt gấp vào đối phương để tránh Atoll và bổ nhào tăng tốc. Nếu MiG-21 quay lại, F-105 lặp lại bước cơ động trên. 1 chiến thuật thành công khác là bổ nhào xoáy trôn ốc (diving spiral). Nó giữ F-105 ở ngoài góc phóng hẹp của Atoll, không may là cuối cùng F-105 sẽ xuống quá thấp và sẽ phải bốc lên để chạy. Nếu không tích được đủ tốc độ, MiG sẽ tóm được anh ta.

Nếu MiG-21 tới gần, F-105 vẫn còn 1 cách cơ động cuối cùng đã từng thành công trong quá khứ. F-105 sẽ ngoặt gấp vào đối phương và bám theo vòng ngoặt của họ và xoay lộn ngược (roll upside down) như khi chuẩn bị bổ nhào; ở thời điểm này phi công sẽ kéo cần lái về chế độ idle và mở phanh gió khi đã hoàn thành vòng lượn. Nếu làm đúng, máy bay sẽ mất 5000-8000ft, giảm tốc độ xuống 200 knot và để chiếc MiG ở trên cao phía trước. Từ vị trí này hy vọng F-105 có thể bổ nhào chạy thoát.

Nếu MiG-21 bắn trượt F-105 trong lần tấn công đầu tiên, tốc độ và cơ động chung giúp nó có thể tăng tốc, cắt đuôi, leo cao với G cao mà F-105 không thể theo được và tấn công lại. Nếu F-105 ở 1 vị trí tốt phía sau MiG-21, MiG sẽ bổ nhào với G cao - được cho là cách phòng thủ tốt nhất trước tên lửa và cannon của F - rồi kéo cao trở lại vào phía sau đối phương. Kết quả là, trong 1 tình huống như vậy phi công F1-05 có thể sẽ chọn chạy trốn khỏi MiG-21 ở tư thế anh ta có thể sẽ tìm cách bắn nếu là MiG-17. 1 thống kê khó khăn cho thấy sự khác biệt. Trong khi ngày càng có thêm các trận không chiến giữa F-105 với MiG-21, rất hiếm khi F-105 khai hỏa vào MiG-21; 90% họ nhằm vào MiG-17. Sổ tay chiến thuật của KĐ F-105 ở Thái Lan không cung cấp nhiều sự động viên cho phi công F-105 bị MiG-21 tấn công. 1 sổ tay nói khi MiG-21 ở phía sau F-105, "F-105 sẽ không tăng tốc hơn được MiG-21 cho đến khi vượt qua vận tốc tối đa của MiG-21. F-105 sẽ không thể ngoặt được với MiG-21 nên đừng hy vọng có thể bắn được. Cơ động để sống sót và rời khỏi phạm vi sát thương của đối phương".


QRC-248

Tháng 5/1967, nhiều hệ thống mới bắt đầu đi vào biên chế QĐ Mỹ sẽ giúp làm thay đổi cán cân. Đầu tiên là 1 hệ thống sẽ có hiệu quả lớn đối với không chiến trong toàn bộ phần còn lại của chiến tranh: hệ thống hỏi đáp địch-ta QRC-248. QRC-248 được phát triển dựa trên sự giám sát liên tục của Mỹ đối với các MiG của Cuba có khả năng đọc được máy thu SRO-2 trên các máy bay LX xuất khẩu. Hệ thống được thử nghiệm bởi 1 chiếc EC-121 thử nghiệm - Quick Look trong 1 chuyến đi ngắn tới ĐNA từ giữa tháng 12/1966 tới giữa tháng 1/1967. BVN đang dùng cùng loại SRO-2 giống Cuba và thử nghiệm cho thấy QRC-248 có thể đọc được tín hiệu từ máy thu trên MiG của BVN. Đây là 1 bước đột phá, với QRC-248, EC-121 có thể phát hiện MiG ở độ cao thấp ở cự ly trên 175 dặm và có thể xác định những tín hiệu radar nào là MiG. Do hệ thống GCI của BVN phụ thuộc vào SRO-2 để dẫn đường cho MiG, QRC-248 được dự kiến là sẽ rất hiệu quả và nhanh chóng được trang bị cho EC-121D College Eye, đến cuối tháng 5/1967 toàn bộ EC-121D đều có QRC-248.

Không may, QRC-248 đã bị hạn chế bởi quy định của CP Mỹ làm giảm hiệu lực của nó. CHế độ hiệu quả nhất của QRC-248 là chế độ chủ động, khi nó có thể thực sự "hỏi" được IFF của MiG, nhưng trong 1 nỗ lực tránh để BVN biết được sự tồn tại của QRC-248, các nhân viên radar Mỹ phải để ở chế độ thụ động. Điều đó có nghĩa là EC-121D phải đợi radar BVN "hỏi" MiG để bắt tín hiệu trả lời, do đó họ không thể giám sát MiG liên tục. Như vậy EC-121D không thể dùng QRC-248 để dẫn tiêm kích Mỹ tấn công mà chỉ là 1 phần của chế độ cảnh báo "Bulleyes". NSA, cơ quan chịu trách nhiệm chung về tình báo thông tin và JCS không cho phép EC-121D sử dụng QRC-248 chủ động cho đến 21/7/1967.

Nhưng lúc này F-4 MIGCAP biết các cuộc gọi của EC-121 là thế nào. EC-121D vẫn đóng căn cứ với F-4 tiêm kích KĐ 8 ở Ubon, và các phi công của KĐ bắt đầu vận động BCH TĐKQ 7 cho phép EC-121 chuyển thông tin trực tiếp cho F-4 trên vùng trời BVN.

QRC-248 tỏ ra chính xác và rất đáng tin cậy, nó cung cấp cho tình báo Mỹ 1 cái nhìn mới về hoạt động của MiG. Nó cho thấy MiG bay tuần trên 3 khu vực khi máy bay Mỹ tiến vào: 1 ở tây bắc Hà Nội tại chân dãy núi dọc sông Hồng ở sân bay Yên Bái, 1 ở tây tây nam Hà Nội xung quanh Hòa Bình ở 1 thung lũng có tên "Thung lũng Chuối" (do hình dáng của nó) và 1 ở phía bắc Hải Phòng phía trên dãy núi nhỏ được gọi là "Little Thud" hay "Phantom".


Cannon cho F-4

1 thay đổi lớn cho F-4 tiêm kích của KQ diễn ra khi KĐ 366 ở Đà Nẵng quyết định mang giá cannon 20mm M-61 Vulcan cho F-4 bay hộ tống. KQ bắt đầu thử nghiệm với giá cannon ngoài cho F-4, có tên SUU-16 vào giữa năm 1964. SUU-16 có thể gắn ở 1 trong 3 vị trí: giá trung tâm và 2 vị trí trên cánh ngoài nơi gắn thùng dầu phụ và F-4 dùng nó để bắn mục tiêu mặt đất ít nhất từ tháng 11/1966 nhưng nó chưa từng được dùng trong không chiến. Vào tháng 4/1967, sau khi được phổ biến về nhiệm vụ MiGCAP, KĐ 366 đề nghị TĐKQ 7 cho phép mang cannon pod trong các phi vụ MiGCAP, cho biết, "KĐ mất ít nhất 7 kill trong 10 ngày trước do thiếu khả năng tiêu diệt ở dưới 2000ft và cách máy bay dưới 2500ft" và họ đánh giá cannon "là vũ khí đối không duy nhất có thể chống máy bay bay rất thấp". Ngày 27/4 họ được chấp nhận thử nghiệm ý tưởng trên những chuyến bay huấn luyện. KĐ 8 - lúc đó có số MiG bắn hạ lớn nhất - do 1 số báo cáo vẫn còn dè dặt với cannon pod, cho rằng nó sẽ khiến F-4 gặp vấn đề khi đối đầu với MiG cơ động hơn. Trong quá khứ cũng từng có lưu ý rằng "SUU-16 được đánh giá là bất lợi vì nó sẽ làm giảm khả năng cơ động, tăng lực cản và tăng lượng tiêu hao nhiên liệu".

Đúng là sự kết hợp F-4 với SUU-16 có nhiều hạn chế trong không chiến. F-4 của KĐ 366 mang cannon pod ở giá trung tâm và 1 vấn đề lớn là dầu: thông thường giá trung tâm gắn thùng dầu 600 gallon, như vậy F-4 mang cannon pod mang ít hơn F-4 tiêm kích thường 600 gallon dầu. Ngoài ra, rất khó để chỉnh cannon với thước ngắm chính xác trong không chiến, tốc độ cao và sự khai hỏa cannon khiến giá treo rung lắc, vì vậy nó không chuẩn như cannon gắn cố định như trên F-105.

Ngày 2/5/1967, KĐ 366 bay thử nghiệm để kiểm tra vấn đề dầu, với chỉ huy trong biên đội (số 1 và 2) mang cannon pod và trợ thủ (số 3 và 4) mang thùng dầu phụ. Thử nghiệm cho thấy các trợ thủ tiêu hao nhiều dầu hơn, do họ phải điều chỉnh cần lái để giữ được đội hình, và sự tăng giảm tốc đột ngột này tốn nhiều dầu hơn bay ổn định. Cuộc thử nghiệm cho thấy các chỉ huy mang cannon pod và trợ thủ mang thùng dầu có cùng thời gian hiệu dụng trong tác chiến.

Vấn đề chính với cannon pod không nằm ở bản thân nó mà ở kính ngắm của F-4. F-4 không có thước ngắm đối không điều khiển bằng máy tính, thay vào đó nó mang thước ngắm cố định không thay đổi khi ngoặt và gần như tương đương với thước ngắm trên những máy bay tiêm kích thời đầu WW2. Để khắc phục, phi công được khuyên đặt thước ngắm phía trước MiG khi khai hỏa, sau đó thu hẹp dần khi vào gần, hy vọng MiG sẽ lao xuyên qua 1 luồng đạn. KĐ 366 tính rằng mỗi viên đạn trong luồng chỉ cách nhau 30ft và cơ hội để MiG lao qua đó mà không trúng là không thể xảy ra. Cũng như F-105, F-4 phải vào rất gần để tăng khả năng bắn trúng, nhưng nhiều phi công F-4 cho rằng việc giá cannon rung lắc ở tốc độ cao giúp ích cho họ vì nó làm tăng độ tản mát của đạn.

Bắt đầu từ 3/5/1967, F-4 KĐ 366 bắt đầu mang cannon pod trong các phi vụ hộ tống vào Route Packages V và VI. Cấu hình của F-4 là 2 thùng dầu loại 370 gallon trên cánh, 4 AIM-9 trên cánh trong, 1 giá ECM dưới cánh ngoài bên phải và 4 AIM-7; số 1 và số 3 trong biên đội mang SUU-16 ở giá trung tâm, còn số 2 và 4 mang thùng dầu 600 gallon.

Ngoài tăng cường số lượng, F-4 hộ tống cũng thay đổi chiến thuật. Thay vì bay trước cường kích và triển khai các điểm tuần phòng, họ bay cùng cường kích vào khu vực mục tiêu, sau đó tản ra và nhập với cường kích trên đường về. Quyết định tăng số F-4 MiGCAP là khá khôn ngoan, vì tháng 5 hóa ra là tháng không chiến lớn nhất từ trước đến giờ; đó cũng là 1 chiến thắng lớn của tiêm kích Mỹ. Có 110 trận đánh với MiG, máy bay Mỹ bắn rơi 23 MiG và mất 3 F-4 KQ, đều do MiG-17. F-4 bắn hạ 10 MiG-17 và 5 MiG-21, trong khi F-105 bắn hạ thêm 8 MiG-17 mà không có tổn thất. Quan trọng không kém, trong tháng 5 chỉ có 15 cường kích phải thả bom sớm do MiG, trong khi hồi tháng 4, với số trận đụng độ ít hơn nhiều lần, 16 cường kích đã phải bỏ bom.

...Nhiều khi công F-4 KQ từ lâu đã tin rằng BVN đang tận dụng vùng an toàn - khoảng nửa dặm phía trước F-4 do thiếu cannon, và nghiên cứu chỉ ra rằng việc thiếu cannon là 1 trong những yếu tố làm nên tỉ lệ bắn hạ MiG thấp. 1 báo cáo của KQ nghiên cứu chi tiết nhiều trận không chiến với BVN nhấn mạnh sự cần thiết đối với vũ khí tầm gần trên F-4. Định nghĩa "tầm gần" là nhỏ hơn tầm bắn tối thiểu của tên lửa - khoảng dưới 2500ft - và sử dụng tham số của cannon 20mm M-61, báo cáo xem xét 29 trận không chiến của F-4. Nó chỉ ra rằng trong 23 trận F-4 có cơ hội bắn bằng cannon và thường xuyên là việc thiếu cannon có vẻ đã lấy đi 1 chiến công.

Nghiên cứu kết luận rằng gần 1 nửa trong 29 trận không chiến, MiG lợi dụng được việc F-4 không thể bắn ở cự ly gần, và kể cả nếu hiệu quả duy nhất của cannon là không để MiG vào gần thì nó cũng có ích, vì MiG sẽ ở trong phạm vi bắn của tên lửa. Khi F-4 KĐ 366 bắt đầu mang cannon pod cho không chiến, kết quả chiến đấu xác nhận báo cáo trên. Trong 8 lần đầu tiên khai hỏa trong không chiến, SUU-16 bắn hạ 4 chiếc, điều này đặc biệt đáng khích lệ vì những lần bắn trên tính cả 2 lần cannon bị trục trặc.

Cannon còn tạo ra 1 lợi thế khác. Nếu 1 chiếc F-105 bị bắn rơi, những F-105 khác sẽ dùng cannon để bắn chặn quân BVN nhằm bảo vệ phi công. Trong khi đó, phi công F-4 bị bắn rơi sẽ phải hy vọng là có F-105 trong khu vực vì tên lửa đối không vô dụng khi cần yểm trợ cứu hộ. Bất chấp sự đa dụng của cannon pod và thành công của KQ, vì nhiều lý do kỹ thuật HQ Mỹ không triển khai mang cannon trên F-4 của mình. Việc thiếu cannon sẽ lấy đi nhiều chiến công của họ trong phần còn lại của cuộc chiến.

(http://cs969.vkontakte.ru/u16600561/101038160/x_a28077ac.jpg)

F-4 mang cannon pod SUU-16.


Tiêu đề: 19/05/1967
Gửi bởi: chiangshan trong 27 Tháng Sáu, 2011, 06:30:42 pm
Theo LS dẫn đường KQ:

Sáng ngày 19 tháng 5 năm 1967, địch vào từ phía Vụ Bản, lên Lương Sơn đánh Hà Nội. Thủ trưởng trực chỉ huy Binh chủng Nguyễn Văn Tiên quyết định sử dụng MIG-17 đánh trên hướng tây nam và MiG-21 đánh trên hướng tây bắc. Trực chỉ huy Trung đoàn 923 Đào Công Xưởng cho MIG-17 xuất kích . Trực ban dẫn đường Binh chủng Nguyễn Văn Chuyên dẫn chính và Trung đoàn 923 Bùi Hữu Hành dẫn bổ trợ. 10 giờ 15 phút đôi bay: Phan Tấn Duân và Bùi Văn Sưu cất cánh từ Gia Lâm, vòng xuống Thường Tín, bay vào khu chiến Chương Mỹ-Xuân Mai- Thanh Oai. Không chiến kéo dài hơn 8 phút, ta đã cản phá được một số tốp đánh vào Hà Nội. Trong khi thoát ly về đến Văn Điển, đôi bay Duân-Sưu vẫn phải quay lại phản kích, rồi mới về Gia Lâm hạ cánh.

Buổi chiều cùng ngày, địch sử dụng lực lượng lớn hơn vào đánh Hà Nội. 14 giờ 24 phút, biên đội: Trần Minh Phương-số 1, Nguyễn Văn Thọ-số 2, Dương Trung Tân-số 3 và Nguyễn Văn Phi-số 4 cất cánh từ Gia Lâm và 2 phút sau, đôi bay: Phạm Thanh Tài và Nguyễn Hữu Điệt cũng được lệnh cất cánh. Tất cả vòng xuống Văn Điển, lên độ cao 1.000m, giữ tốc độ 750km/h, sở chỉ huy Binh chủng cho vào đánh tại khu chiến Thanh Oai-Quốc Oai (Bản can trận đánh). Với góc vào tiếp địch 120 độ, biên đội đi trước báo cáo phát hiện đội hình lớn hỗn hợp cả F-4, F-8 và A-4, cự ly 6km. Đôi bay phía sau sẵn sàng vào trận. Không chiến quyết liệt giữa ta và địch trong 7 phút. Số 1 và số 4 của biên đội vào đánh trước bị trúng tên lửa địch, hy sinh. Các phi công Phạm Thanh Tài và Nguyễn Hữu Điệt, mỗi người bắn rơi 1 F-4, nhưng sau đó số 1 của đôi bay đánh sau cũng hy sinh, còn số 2 phải nhảy dù. Ta cản phá được một mũi rất nguy hiểm của địch đánh vào Hà Nội, nhưng MIG-17 đã bị tổn thất quá nặng.


Theo F-8 Units, trong ngày 19/5/1967 F-8 thuộc không đoàn 21 trên TSB Boonie Dick bắn hạ 4 MiG-17 đều bằng tên lửa AIM-9D:
- F-8C 14-6981 thuộc phi đoàn 24 do thiếu tá Bobby Lee lái.
- F-8C 14-7029 thuộc phi đoàn 24 do thiếu tá Phillip Wood lái.
- F-8E 15-0348 thuộc phi đoàn 211 do trung tá Paul Speer lái.
- F-8E 15-0661 thuộc phi đoàn 211 do trung úy Joshep Shea lái.

Theo VN Air Losses trong ngày này HQ Mỹ mất 6 máy bay (2 F-4B, 1 A-6A, 2 F-8E, 1 F-8C) và 10 phi công đều do phòng không mặt đất, không có tổn thất do MiG.

Như vậy Mỹ claim 4 MiG-17, ta công nhận, hy sinh 3 phi công thuộc e923 là thiếu úy Nguyễn Văn Phi (c2), thượng úy Trần Minh Phương (c phó c3) và trung úy Phan Thanh Tài (c3). Ta claim 2 F-4, Mỹ không công nhận.


Bên cạnh mất mát trong không chiến, ngày 19/5/1967 e923 còn bị thêm 1 tổn thất nặng khi bị sân bay Kép bị ném bom làm gần 10 chiếc MiG-17 hư hỏng hoàn toàn.


Tiêu đề: 20/05/67
Gửi bởi: chiangshan trong 30 Tháng Sáu, 2011, 03:56:53 pm
Theo Aces&Aerial VictoriesClashes:

Ngày 20/5/1967, biên đội F-4 MiGCAP mật danh Eglin thuộc KĐ 366 KQ Mỹ làm nhiệm vụ bay hộ tống cường kích vào đánh nhà máy sửa chữa ô tô Kinh Nỗ. Khi tới khu vực, biên đội thấy 2 MiG-21 tấn công số máy bay cường kích đang rời mục tiêu. F-4 lập tức cơ động công kích.

Eglin 1 phát hiện 1 MiG-21 ở trên cao vị trí 9-10h và bắt đầu ngoặt phải hướng vào F-4. Eglin 1 hạ thấp mũi và bắt đầu ngoặt trái vào MiG trong khi MiG vòng sang phải và bắt đầu leo cao. Eglin 1 tiếp tục vòng thấp về bên trái để tiếp cận và bắt đầu leo cao. Eglin 1 bắt được tín hiệu mục tiêu tốt, bắn 1 AIM-9 cách MiG 4000ft. Tên lửa dẫn thẳng và nổ bên phải đuôi khoảng 10-15ft. Phi công phụ và Eglin 2 quan sát thấy sau đó MiG đâm xuống đất.

Trong lúc ấy Eglin 3 truy đuổi 2 chiếc MiG-21 vừa tiến vào khu vực. Trước khi Eglin 3 kịp bắn, Eglin 4 cảnh báo có MiG ở phía sau.Eglin 3 cơ động và ngừng tấn công, MiG bỏ đi. Eglin 3 và 4 quay trở về nhập với biên đội thì phát hiện thêm 1 MiG-21 thứ 3. Eglin 3 bắn 3 tên lửa, 2 quả đầu không dẫn được nhưng quả AIM-7 thứ 3 bắn trúng bên phải chiếc MiG. MiG bốc cháy, phi công nhảy dù. Eglin 3 và 4 còn tiếp tục đụng 1 MiG nữa nhưng sau đó ngừng chiến đấu vì Eglin 4 đã hết dầu.


Trong lúc đó, 2 biên đội F-4 mật danh Tampan và Ballot thuộc KĐ 8 làm nhiệm vụ bay hộ tống F-105 vào đánh ga Bắc Lệ thì gặp MiG. Trong khoảng 12-14 phút sau đó diễn ra không chiến giữa 8 F-4 và 12-14 MiG-17. MiG tổ chức 2 bánh xe, 1 ở dưới 1000ft, 1 ở khoảng 5000ft, chia thành các tốp 2-4 máy bay trên 1 vòng lượn rộng. Mỗi khi F-4 tìm cách tấn công 1 tốp, tốp ở phía đối diện của vòng tròn sẽ tăng tốc tiếp cận vào vị trí khai hỏa vào F-4.

MiG tỏ ra quyết liệt, 1 chiếc MiG-17 nhanh chóng tiếp cận Tampa 2 và khai hỏa cannon. F-4 bốc cháy, cánh phải và đuôi bị gãy, tổ lái phải nhảy dù. Tuy nhiên sau đó trận đánh diễn ra theo hướng thuận lợi cho phía Mỹ. Do không có SAM nên F-4 có thể leo cao phía trên rồi bổ nhào công kích. F-4 cũng thử chiến thuật mới khi 1 cặp F-4 ngừng chiến rồi sau đó vòng lại ở độ cao thấp phía dưới bánh xe.

Tampa 3 lái thấy 4 MiG-17 đang tấn công F-105. F-4 bắn 1 quả AIM-7 không dẫn được, sau đó bắn tiếp 1 quả AIM-9 trúng chiếc MiG bay thứ 4. Trong khi cơ động quần vòng với 1 MiG khác, tổ bay quan sát thấy chiếc MiG trúng đạn nằm bốc cháy trên mặt đất.

Tampa 1 tấn công 1 MiG-17 đang thực hiện 1 vòng lượn trái rộng cách đó 7000ft. F-4 bắn 2 AIM-7, 1 quả nổ gần MiG, MiG bốc cháy.

F-4 tiếp tục tìm cách phá tấn công vỡ đội hình MiG. Sau cùng, tổ bay hết dầu và rời khu vực. Trên đường tổ bay thấy 1 MiG-17 duy nhất vẫn đang vòng lượn, có vẻ là chỉ huy của bánh xe. Tampa 1 quay lại tấn công chiếc MiG này. MiG bay vào 1 thung lũng hẹp và tìm cách cơ động tới 1 dải đồi thấp. Khi MiG bốc lên để tránh ngọn đồi thì F-4 bắn 1 AIM-9 nổ bên phải đuôi 5-10ft.

Ballot 1 không chiến với MiG-17 nhiều lần không có kết quả. Sau đó tổ bay phát hiện 1 MiG-17 đang tấn công Tampa 1. Khi Tampa 1 ngoặt trái, MiG lao qua và bay về hướng sân bay Kép cách đó 8 dặm. F-4 cơ động vào phía sau và bắn 1 AIM-9 ở cự ly khoảng 1500ft đâm vào phần đuôi của MiG. MiG bốc cháy và đâm xuống đất.


Theo USAF F-4 MiG Killers:
- F-4C 64-0748/AD mật danh Eglin 1 thuộc phi đoàn 389, không đoàn 366 do thiếu tá Robert D. Janca và trung úy William E. Roberts, Jr.
- F-4C 64-0777 mật danh Eglin 3 thuộc phi đoàn 389, không đoàn 366 do trung tá Robert F. Titus và trung úy Milan Zimer.
- F-4C 63-7623/FG mật danh Tampa 3 thuộc phi đoàn 433, không đoàn 8 do thiếu tá John R. Pardo và trung úy Stephen A. Wayne.
- F-4C 64-0829/FG mật danh Tampa 1 thuộc phi đoàn 433, không đoàn 8 do đại tá Robin Olds và trung úy Stephen B. Croker. Đến thời điểm này Olds claim 4 MiG, dẫn đầu thành tích của các phi công Mỹ.
- F-4C 64-0673/FG mật danh Ballot 1 thuộc phi đoàn 433, không đoàn 8 do thiếu tá Philip P. Combies và trung úy Daniel L. Lafferty

Như vậy Mỹ claim 2 MiG-21 và 4 MiG-17. Các tài liệu của ta không đề cập cụ thể tới trận này, tuy nhiên xác nhận ngày 20/5/1967 thiếu úy Nghiêm Đình Hiếu, phi công MiG-21 thuộc e921 hy sinh trên vùng trời Bắc Kạn sau khi bắn rơi 1 F-4.

Theo VN Air Losses, F-4C mật danh Tampa 2 bị bắn rơi mang số 63-7669 thuộc phi đoàn 433, không đoàn 8 KQ Mỹ do thiếu tá Jack VanLoan và trung úy Joseph Milligan lái, cả 2 phi công đều bị bắt làm tù binh. Phía Mỹ không công nhận tổn thất do MiG-21.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-05-20_f-4c_63-7623.jpg)

F-4C 63-7623

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-05-20_f-4c_64-0673.jpg)

F-4C 64-0673

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-05-20_f-4c_64-0748.jpg)

F-4C 64-0748

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-05-20_f-4c_64-0777.jpg)

F-4C 64-0777

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-05-20_f-4c_64-0829.jpg)

F-4C 64-0829



Tiêu đề: 22/05/67
Gửi bởi: chiangshan trong 30 Tháng Sáu, 2011, 07:41:16 pm
Theo Clashes:

Ngày 22/5/1967, biên đội Wandes gồm 4 F-4 (trong đó số 1 và 3 mang cannon pod) hộ tống phía sau đội hình cường kích thì phát hiện MiG-21 xuất hiện từ phía sau. MiG lao xuyên qua F-4, bắn 1 quả Atoll vào tốp F-105 nhưng trượt, sau đó bắt đầu leo cao dốc. Số 1 bám theo và bắn 1 AIM-9 từ cự ly xa khi MiG lao vào 1 đám mây. Số 1 bám theo nhưng không thấy dấu MiG, chỉ có khói và mảnh vụn. Sau đó 1 biên đội F-105 bay cuối xác nhận chiếc MiG này bị bắn rơi.

Khi quay lại nhập với cường kích, biên đội Wandes phát hiện thêm 1 MiG-21 ở bên phải cách đó khoảng 1 dặm. Số 1 cơ động bắn 1 quả AIM-9 không dẫn được. MiG bổ nhào thấp và cơ động lẩn tránh trước sự truy đuổi của 4 F-4. Khi MiG dẫn F-4 qua phía trên sân bay Hòa Lạc, SAM và pháo PK của BVN bắn lên. Wandes 1 tiếp cận và bắn 1 loạt 235 viên cannon, ban đầu dường như không có kết quả. Số 1 kéo cao và cơ động lại vào phía sau chiếc MiG để tiếp tục dùng cannon, tuy nhiên cannon bị kẹt.

Số 1 đã hết AIM-9 và gọi số 2 nhưng số 2 ở quá gần để có thể bắn AIM-9 và lại không được trang bị cannon pod. Biên đội Wandes phải ngừng tấn công vì đã hết dầu. MiG tiếp tục bay thẳng và sau đó đâm xuống đất ở phía bắc sông Hồng. Đây là thành tích đúp với MiG-21 (của phía Mỹ) trong cuộc chiến.


Theo USAF F-4 MiG Killers, F-4C 64-0776/AK mật danh Wandes 1 thuộc phi đoàn 389, không đoàn 366 do trung tá Robert F. Titus và trung úy Milan Zimer lái. Đây là tổ bay claim bắn rơi 1 MiG-21 trong trận 20/5/1967.

Phía ta không đề cập tới trận đánh này. MiG-21 Units cho rằng phi công Đặng Ngọc Ngự (MiG-21) bắn rơi F-4C 64-0708 do đại úy Elton L. Perrine và trung úy Kenneth F. Backus lái, nhưng theo phía Mỹ chiếc F này bị trúng đạn cao xạ.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-04-23_f-4c_64-0776.jpg)

F-4C 64-0776. Chiếc F-4C này đã được sử dụng để bắn rơi 1 MiG-21 của e921 trong trận 23/4/1967.


Tiêu đề: 03/06/1967
Gửi bởi: chiangshan trong 01 Tháng Bảy, 2011, 10:58:13 am
Theo Aces&Aerial Victories:

Ngày 3/6/1967, F-105 thuộc phi đoàn 388 ở căn cứ Korat tiến hành đánh phá hệ thống cầu và đường sắt ở Bắc Giang gồm 4 biên đội cường kích và 1 biên đội Iron Hand. Cách mục tiêu khoảng 6 dặm, biên đội đi đầu thấy 3 MiG-17 ở hướng 10h cách đó 2 dặm. Biên đội ngoặt trái gấp để nghênh chiến, riêng số 4 trong lúc cơ động suýt va chạm với biên đội bay sau nên bị tụt lại và ở lại phía sau.

MiG tiến hành vòng lượn trái gấp ở độ cao khoảng 500ft. 2 bên quần vòng được 1 vòng rưỡi thì số 3 bắn 1 quả AIM-9B vào chiếc MiG số 3 nổ gần đuôi. MiG cơ động tránh được nhưng bị hư hỏng, kéo theo 1 vệt khói trắng. Trong khi MiG đảo và hạ độ cao, số 3 tiếp tục bám theo bắn 376 viên đạn cannon 20mm. MiG bốc cháy và đâm xuống đất.

Trong khi đó chiếc MiG thứ 1 đang ở vị trí 11h so với số 1 và cách khoảng 1 dặm, MiG thứ 2 bay ngang qua vị trí 1h30 của số 1 ở cự ly nửa dặm. Ở vị trí thuận lợi, số 2 ngoặt trái gấp để tấn công chiếc MiG đầu tiên, trong khi số 1 tấn công chiếc MiG còn lại.

Số 2 ngay lập tức khai hỏa cannon vào MiG ở cự ly 2000ft với góc 45 hướng xuống ở 5-6G, tuy nhiên không thể bám theo được MiG trong vòng ngoặt. Trong khi số 2 cơ động yo-yo ở tốc độ cao để tránh bị vượt lên trước, MiG đảo lại và ngoặt phải gấp. Sau vài động tác cơ động, số 2 tiếp tục bắn vài loạt cannon 20mm ở cự ly 1200ft nhưng không có kết quả. MiG đảo tiếp về bên trái và bổ nhào góc 120 độ với mũi hướng xuống dưới 20 độ. Số 2 nhanh chóng tiếp cận ở 200 knot, nhưng MiG ngoặt trái gấp, có vẻ là giảm lực đẩy để buộc F vượt lên trước. Số 2 buộc phải nhanh chóng xoay cần lái để điều chỉnh thân, đủ để đặt thước ngắm lên phía trước MiG và bắn cannon ở cự ly khoảng hơn 200ft. Phần dưới cánh trái của MiG nổ tung, MiG đâm xuống đất và không thấy phi công nhảy dù.


Theo F-4&F-105 MiG Killers, F-105D 61-069 mật danh Hambone 3 do đại úy Larry D. Wiggins lái thuộc phi đoàn 469, không đoàn 388 và F-105D 60-424 mật danh Hambone 2 do thiếu tá Ralph L. Kuster, Jr lái thuộc phi đoàn 13, không đoàn 388.

Phía ta xác nhận ngày 3/6/1967 bị bắn rơi 2 MiG-17 của e923, thiếu úy Phan Tấn Duân và thượng úy Ngô Đức Mai thuộc c2 hy sinh (ngày 30/8/1995 liệt sỹ Ngô Đức Mai được truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND). Ngoài ra còn có phi công Kim-The-Un thuộc đoàn Z hy sinh.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-06-03_f-105d_60-424.jpg)

 F-105D 60-424

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-06-03_f-105d_61-069.jpg)

F-105D 61-069

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-06-03_usaf-pilots.jpg)

2 tổ bay Hambone 2 và Hambone 3.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-06-03_mig1.jpg)(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-06-03_mig2.jpg)

Hình ảnh MiG bị bắn rơi trên gun camera của Kuster (1 bức ảnh khá phổ biến).


Tiêu đề: 05/06/67
Gửi bởi: chiangshan trong 01 Tháng Bảy, 2011, 12:42:36 pm
Theo Aces&Aerial Victories:

Ngày 5/6/1967, biên đội Drill gồm 4 F-4 thuộc phi đoàn 555 làm nhiệm vụ bay MiGCAP bảo vệ 1 biên đội Iron Hand trong khu vực dãy Tam Đảo. Số 3 và 4 bị nhiều MiG-17 tấn công, trong các trận không chiến này số 3 và 4 bị tách khỏi biên đội và sau đó rời khỏi khu vực. Trong khi đó số 1 và 2 tấn công 7-8 MiG-17 trong đội hình bánh xe. Số 1 thực hiện quần vòng nhiều lần với MiG, sau đó tách ra bay về phía đông nam 3-4 dặm rồi vòng lại tiếp tục tấn công, phát hiện 1 MiG ở hướng 12h và bắn 1 quả AIM-4 nhưng tên lửa không dẫn được. 1 lần nữa số 1 tách ra và sau đó vòng lại ở độ cao thấp, phát hiện MiG ở hướng 11h và bắn 1 AIM-7 nhưng trượt. Trong lần tiếp cận thứ 3, F-4 bay ở độ cao 500-1000ft, phát hiện 1 MiG ở hướng 12h hơi trên cao và 2 MiG ở hướng 11h hơi thấp hơn. Số 1 khóa được 1 trong 2 chiếc MiG ở hướng 11h và bắn 1 AIM-7 trúng chiếc MiG ở độ cao 100-300ft, MiG đâm xuống đất.

Trận không chiến tiếp theo diễn ra sau đó 5 phút. Biên đội Oakland gồm 4 F-4C bay MiGCAP trên đường tới mục tiêu thì số 1 phát hiện 3 MiG-17 ở hướng 3h phía dưới. Biên đội bổ nhào từ độ cao 17000ft tấn công MiG ở độ cao 8000ft. Khi số 1 bổ nhào, chiếc MiG thứ 3 leo cao thẳng đứng. Số 1 kéo cao và bám theo trong khi MiG ngoặt phải gấp, bắn 1 loạt ngắn cannon 20mm nhưng không có kết quả. MiG bắt đâu đảo vòng lượn và số 1 bắn thêm 1 loạt cannon 20mm. 2 quả cầu lửa lớn bùng lên ở phía đuôi, MiG đâm xuống đất, phi công không nhảy dù.

Biên đội Olds gồm 4 F-4 đang yểm trợ F-105 rời khu vực thì được báo qua radio về việc biên đội Oakland đụng MiG và quay lại tham gia. Khi bay về hướng nam dọc dãy Tam Đảo, biên đội thấy 4 MiG-17 đang không chiến với biên đội Oakland và 1 MiG-17 khác ở trên cao hướng 9h. Số 1 và số 2 tấn công chiếc MiG hướng 9h trong khi số 3 và số 4 tấn công 1 MiG ở hướng 3h. Số 1 bắn toàn bộ 2 AIM-4 và 4 AIM-7 đều không có kết quả. Số 2 tiếp tục bám theo và bắn 2 AIM-9 trong khi MiG bắt đầu leo cao, quả thứ 1 nổ gần đuôi, quả thứ 2 nổ trúng phần thân phía trên đuôi khoảng 3ft. Phi công nhảy dù ngay trước khi MiG đâm xuống đất.
 

Theo các tài liệu Mỹ:
- F-4C 66-0249 mật danh Drill 1 thuộc phi đoàn 555, không đoàn 8 KQ do thiếu tá Everett T. Raspberry, Jr và đại úy Francis M. Gullick lái.
- F-4C 64-0660 mật danh Oakland 1 thuộc phi đoàn 480, không đoàn 366 KQ do thiếu tá Durwood K. Priester và đại úy John E. Pankhurs lái.
- F-4C 63-7647 mật danh Olds 2 thuộc phi đoàn 555, không đoàn 8 KQ do đại úy Richard M. Pascoe và đại úy Norman E. Wells lái.

Tài liệu ta xác nhận ngày 5/6/1967 bị bắn rơi 3 MiG-17, hy sinh 3 phi công là thiếu úy Trương Văn Cung (c2/e923), đại úy Trần Huyền (chủ nhiệm bay e923) và trung úy Hoàng Văn Kỷ (c1/e923).

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-06-05_f-4c_63-7647.jpg)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-06-05_chicago2.jpg)

F-4C 63-7647 và tổ bay Olds 2.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-05-14_f-4c_64-0660.jpg)

F-4C 64-0660. Đây là chiếc F-4C được sử dụng để bắn rơi 1 MiG của KQ TQ (?) ngày 12/5/1966 và claim 1 MiG-17 của ta ngày 14/5/1967.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 01 Tháng Bảy, 2011, 11:06:47 pm
1 số tư liệu về giai đoạn này:


Sau những thất bại liên tiếp trên vùng trời Hà Nội, từ ngày 22 tháng 5, địch phải dàn ra, chủ yếu đánh các mục tiêu giao thông và quân sự. Và cũng qua những trận bị tổn thất nặng, bọn địch lại thay đổi thủ đoạn chiến thuật và thay đổi trang bị, vũ khí trên các loại máy bay hòng đương đầu và áp đảo không quân ta. F-4C được trang bị thêm súng 20 ly để đánh quần vòng với MIG. Các loại máy bay đều được trang bị máy gây nhiễu. Sau ít ngày tổ chức huấn luyện gấp, chúng được tung vào miền Bắc với nhiệm vụ tiêu diệt MIG.

Liên tiếp bắn rơi địch trong những trận đánh nửa đầu tháng 5, khí thế chiến đấu, thi đua lập công trong không quân dâng lên rất cao. Phong trào thi đua lập công giữa các trung đoàn, giữa các đại đội bay, giữa các biên đội khá sôi nổi. Các phi công đều muốn được trực chiến và xuất kích. Bên cạnh đó, cũng đã bắt đầu có những biểu hiện của tư tưởng chủ quan, coi thường địch, kể cả ở một số cán bộ chỉ huy. Những ngày cuối tháng 5 và đầu tháng 6 năm 1967, do chưa nắm bắt được sự thay đổi về chiến thuật và trang bị của địch, các biên đội vẫn được đưa vào trận với phương án đánh cũ. Do vậy, chúng ta đã bị tổn thất liên tục, nhất là MIG-17. Đã có những trận hai, thậm chí ba phi công hi sinh, đặc biệt, cuối tháng 5 và đầu tháng 6, MIG-17 tổ chức đánh 8 trận, bắn rơi 7 máy bay địch thì có tới 6 trận bị tổn thất, 10 phi công hi sinh trong đó phần lớn lại là những phi công khá dày dạn kinh nghiệm và có thành tích trong chiến đấu. Không những thế, do chủ quan không sơ tán kịp thời, ngày 19 tháng 5 nhiều tốp máy bay địch đã đánh vào sân bay Kép, gây thiệt hại lớn cho Trung đoàn 923. Gần một chục chiếc MIG-17 bị bom làm hỏng hoàn toàn. Trong những ngày đó, MIG-21 cũng tổ chức đánh được 6 trận, bắn rơi 5 máy bay địch, ta cũng mất 3 máy bay, một phi công hi sinh. Tư tưởng cán bộ, chiến sĩ, nhất là số phi công tham gia chiến đấu bị tác động mạnh. Đã có những hiện tượng lo lắng khi nhận nhiệm vụ trực ban chiến đấu. Đã có những phi công, nhất là MIG-17 ngại đánh với tiêm kích địch. Thậm chí đã có cán bộ sợ trách nhiệm khi nhận nhiệm vụ tổ chức chỉ huy chiến đấu.

Ngày 21 tháng 6 năm 1967, Đảng uỷ Bộ tư lệnh Không quân (Đảng uỷ được chỉ định khi Bộ tư lệnh Không quân mới thành lập) họp phiên đầu tiên dưới sự điều khiển của đồng chí Phan Khắc Hy, Bí thư Đảng uỷ. Đảng uỷ nhận định, không quân ta mới được xây dựng, tất cả đều còn mới mẻ, tổ chức chưa hoàn chỉnh, lực lượng và phương tiện kỹ thuật so với địch yếu kém hơn nhưng đã phải bước ngay vào chiến đấu, phải đương đầu với một kẻ thù mạnh hơn ta nhiều mặt. Trong khi dó, cuộc chiến đấu ngày càng khẩn trương, ác liệt, đã có những thời kỳ địch tập trung lực lượng nhằm tiêu diệt không quân ta. Nhưng qua hai năm chiến đấu và xây dựng, bộ đội không quân đã có những bước trưởng thành, thực hiện tốt phương châm lấy ít đánh nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, bắn rơi nhiều máy bay hiện đại của địch, bắn chìm tàu biệt kích Mỹ - ngụy, góp phần bảo vệ mục tiêu, hiệp đồng cùng các lực lượng vũ trang chiến đấu. Bên cạnh đó, lực lượng ngày càng trưởng thành về số lượng và chất lượng. Đảng uỷ cũng chỉ ra những mặt hạn chế, những yếu kém trong thời gian vừa qua của bộ đội không quân. Trong đó, nổi lên có những thời gian có đơn vị vận dụng phương châm, tư tưởng chỉ đạo tác chiến chưa sáng tạo, cách đánh thiếu linh hoạt, nhất là những lúc nhiệm vụ chiến đấu đòi hỏi cao, địch thay đổi thủ đoạn. Trong những trận chiến đấu, có trận không quân ta đã sử dụng lực lượng quá lớn, đánh vào chỗ mạnh của địch. Có trận đánh không đúng thời cơ, không đúng đối tượng làm ta bị tổn thất, lực lượng bị tiêu hao nhiều. Đảng uỷ cũng nhấn mạnh những điểm yếu về trình độ chỉ huy và đảm bảo chiến đấu, việc nắm địch, tổ chức hiệp đồng, trình độ dẫn đường máy bay, hạ quyết tâm chiến đấu. Vấn đề xây dựng Đảng và công tác chính trị tư tưởng chưa được chú trọng thường xuyên nên trước tình hình bộ đội có tổn thất đã có biểu hiện dao động, giảm lòng tin, đề cao địch hoặc nôn nóng, cay cú trong chiến đấu.

Về phương hướng trong thời gian tới, Đảng uỷ nhấn mạnh yêu cầu nắm vững tư tưởng chỉ đạo tác chiến đối với không quân là lấy ít đánh nhiều, đánh đúng đối tượng, giữ gìn lực lượng để chiến đấu lâu dài, vừa tiêu diệt địch góp phần bảo vệ mục tiêu chủ yếu là thủ đô Hà Nội và đê đập trong mùa nước, vừa kiên quyết đánh bại âm mưu đánh phá căn cứ, tiêu diệt không quân ta của chúng. Cần căn cứ vào tình hình thực tế, chọn hướng, chọn đối tượng thích hợp cho máy bay ta lên đánh. Nếu địch cố tình tập trung đánh tiêu diệt không quân ta, chúng ta sẽ tránh chỗ mạnh, tìm chỗ sơ hở của chúng để tận dụng thế mạnh của ta đánh lại. Công tác nắm địch, nghiên cứu địch phải thật chắc, tuyệt đối không để ta lâm vào thế bị động trong những lần xuất kích, không để bị tổn thất rồi mới rút kinh nghiệm, mới phát hiện ra thủ đoạn mới của địch.

Đảng uỷ đã đặt ra vấn đề cơ bản trước mắt là tập trung nâng cao chất lượng bộ đội, nhất là đội ngũ phi công chiến đấu. Nhiệm vụ tác chiến và xây dựng phải được coi trọng ngang nhau. Phải tận dụng mọi thời gian, mọi hoàn cảnh tranh thủ huấn luyện. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng phải tiến hành thường xuyên hướng vào việc xây dựng tư tưởng tích cực tiến công tiêu diệt địch, phát huy tinh thần dũng cảm và sáng tạo, đi sâu nắm vững kỹ thuật, làm tốt các mặt bảo đảm. Với những tình huống đột xuất, phải có những phương án chủ động và nhạy bén để đối phó kịp thời. Những biểu hiện hữu khuynh, tiêu cực phải được khắc phục triệt để.

Đảng uỷ cũng quyết định củng cố lại tổ chức chủ yếu là các đơn vị cơ sở. Đơn vị sân bay Nội Bài được tách khỏi Trung đoàn 921 và tổ chức thành trung đoàn căn cứ sân bay. Các đơn vị sân bay đều được chuyển từ trực thuộc cơ quan tham mưu sang trực thuộc cơ quan hậu cần để tăng cường các mặt bảo đảm vật chất kỹ thuật. Đảng uỷ cũng đề ra công tác chuẩn bị các mặt để tiến tới thành lập trung đoàn không quân tiêm kích thứ ba trong thời gian tới.

Nghị quyết của Đảng uỷ Bộ tư lệnh Không quân trong phiên họp đầu tiên đã nhanh chóng được phổ biến triển khai tới các đơn vị. Đây là nghị quyết đầu tiên của Đảng uỷ và Bộ tư lệnh Không quân về lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chiến đấu và xây dựng của các đơn vị không quân. Từ nay, bộ đội không quân đã có một cơ quan lãnh đạo trực tiếp thống nhất, với thành phần bao gồm chủ yếu là những cán bộ chỉ huy chủ chốt phần lớn đều trưởng thành từ không quân, am hiểu về không quân. Và cũng từ nay Không quân nhân dân Việt Nam nói chung và lực lượng không quân tiêm kích, không quân vận tải nói riêng cũng bước sang một thời kỳ mới.

Cuối tháng 6 năm 1967, khi xuống kiểm tra tình hình chiến đấu của bộ đội không quân, Thượng tướng Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu trưởng chỉ thị: Lúc này địch đang tập trung đối phó với không quân ta. Phải đặc biệt coi trọng giữ gìn lực lượng để không quân ta có thể chiến đấu lâu dài. Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Tổng tham mưu trưởng, Bộ tư lệnh Quân chủng và Bộ tư lệnh Không quân quyết định tạm thời hạn chế nhiệm vụ chiến đấu, đặc biệt là đối với MIG- 17. MIG-17 chỉ được tham gia đánh khi chắc thắng, đánh đúng đối tượng. Còn MIG-21 cấp trên giao phó cho một nhiệm vụ mới: tìm đánh máy bay gây nhiễu điện tử EB-66.

Được sự chỉ đạo của Đảng uỷ Quân chủng, đầu tháng 7, Đảng uỷ Bộ tư lệnh Không quân họp phiên bất thường để kiểm điểm, rút kinh nghiệm, phân tích tìm nguyên nhân những trận đánh không thắng và những trận tổn thất. Các đảng uỷ viên đã bình tĩnh nhìn nhận, rà soát lại một cách khách quan, nghiêm khắc những diễn biến xảy ra trong tháng ngày qua. Sau khi phân tích kỹ, Đảng uỷ đã tìm ra được nguyên nhân chính dẫn đến những tổn thất trong các trận đánh. Đó là thiếu sự nhạy bén của chỉ huy các cấp trước những âm mưu mới của địch. Công tác nắm địch không chắc, nghiên cứu địch không kỹ, chỉ huy còn lúng túng không hỗ trợ được kịp thời cho phi công khi tình huống phức tạp xảy ra. Khi bị tổn thất, không kịp thời rút kinh nghiệm, thay đổi cách đánh dẫn đến bị tổn thất liên tục. Nhiều phi công thiếu nhạy bén trong xử lý tình huống. Tư tưởng chủ quan, coi thường địch chưa được phát hiện và uốn nắn kịp thời.

Đảng uỷ cũng phân tích rõ, thời kỳ đầu năm, MIG-21 đã bị tổn thất trong những trường hợp tương tự khi địch thực hiện âm mưu "quét sạch bầu trời"; địch bay theo nhiều tầng, số lượng tiêm kích tăng nhiều hơn, chủ động tổ chức những trận không chiến với ta. Chúng ta đã không rút được kinh nghiệm, vẫn để MIG-17 lặp lại những sai lầm cũ, cụ thể là: Khi địch thay đổi thủ đoạn, không quân ta, cả MIG-17 và MIG-21 vẫn giữ lối đánh cũ, vẫn dùng cách đánh quần, ghìm địch tại một khu vực quá lâu. Chúng ta bị đánh lừa nhiều trận khi địch cho tiêm kích giả làm cường kích. Trong số những phi công, nhiều đồng chí đã đánh quá lâu, không những đã không vận dụng tốt mà còn không quán triệt phương châm đánh nhanh, rút nhanh. Trong công tác chỉ huy, có những biểu hiện nôn nóng, lực lượng sử dụng không phù hợp (quá lớn), cường độ xuất kích quá cao, ảnh hưởng đến khả năng chiến đấu và sức khoẻ của phi công. Đảng uỷ cũng chỉ rõ, vấn đề hiệp đồng giữa MIG-17 và MIG-21 chưa tốt. Cần phải tổ chức những trận đánh hiệp đồng giữa MIG-21 và MIG-17 để phát huy được vai trò sức mạnh của từng loại, hỗ trợ được cho nhau.

Đảng uỷ đã chỉ đạo các đơn vị tổ chức đợt sinh hoạt chính trị với nội dung chủ yếu khắc phục những tư tưởng tiêu cực, những biểu hiện hữu khuynh, dao động; củng cố ý chí và nâng cao quyết tâm chiến đấu. Các trận đánh vừa qua cũng được Đảng uỷ chỉ đạo các đơn vị tổ chức tổng kết, phân tích tìm rõ nguyên nhân những mặt mạnh, yếu, những hạn chế để tiến hành tập huấn cho cán bộ và các thành phần tham gia chiến đấu trực tiếp. Trong đợt tập huấn, Bộ tư lệnh đã bồi dưỡng cho các đối tượng tham gia một số nội dung về tư tưởng chỉ đạo tác chiến, công tác tổ chức chỉ huy và bảo đảm chiến đấu, các vấn đề về kỹ thuật, chiến thuật và những tài liệu nghiên cứu mới về địch. Bộ tư lệnh cũng chỉ thị cho các đơn vị tổ chức chăm lo tốt hơn nữa đời sống bộ đội, đặc biệt là đội ngũ phi công và phải làm tốt công tác phòng tránh sơ tán để bảo vệ người, khí tài, phương tiện chiến đấu, hạn chế thấp nhất những tổn thất khi địch đánh phá sân bay.

Thời kỳ này cả hai trung đoàn không quân tiêm kích đều đang đứng trước những khó khăn, trong đó có khó khăn không thể giải quyết được trong ngày một ngày hai. Cuộc chiến đấu vẫn ngày càng ác liệt. Số lượng địch vào đánh phá các mục tiêu càng nhiều hơn; trang thiết bị, vũ khí của địch ngày càng hiện đại hơn. Về phía ta, lực lượng và phương tiện chiến đấu bảo đảm vật chất kỹ thuật qua các cuộc đọ sức qua những trận đánh phá sân bay của địch đã giảm đáng kể. Nhiều phi công nòng cốt, có kinh nghiệm chiến đấu đã hi sinh. Số phi công mới không đủ bổ sung cho các đơn vị, trong khi đó trình độ bay còn yếu, chưa kinh qua chiến đấu, chưa đủ sức đảm đương những nhiệm vụ mà ngay trước mắt đơn vị đang cần. Những ngày giữa năm 1967, số phi công còn lại của cả hai trung đoàn không đủ biên chế cho một trung đoàn. Người lái đã thiếu, máy bay lại càng thiếu. Có những đợt chỉ còn được hai chiếc MIG-21 trực ở sân bay. Có những phi công như Phạm Thanh Ngân, Nguyễn Ngọc Độ trực cả một tháng liền. Sự yên ắng ít hoạt động của máy bay ta không những chỉ tác động về tư tưởng, tâm lý trong lực lượng không quân mà ngay cả đối với nhân dân địa phương các vùng xung quanh sân bay. Đã có những ngày đơn vị phải cho máy bay trực chiến cất cánh, bay tập trung ở khu vực xung quanh sân bay động viên tư tưởng chung.

(LS f371)


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 01 Tháng Bảy, 2011, 11:06:55 pm
Trước cách đánh có hiệu quả của ta trong tháng 4 và tháng 5 năm 1967, để đối phó với cách đánh ở độ cao thấp, đánh gần, cơ động mặt bằng của MIG-17 dã gây cho địch thiệt hại nặng, chúng đã áp dụng thủ đoạn chiến thuật "2 tầng" . Địch bay trên hai tầng cao: ngang bằng độ cao máy bay ta và tầng cao hơn máy bay ta. Nếu ta tập trung đối phó với tốp địch ngang độ cao thì để hở tốp tầng cao hơn, địch từ trên bổ nhào xuống công kích ta hoặc ngược lại nếu ta chú ý tốp tầng cao thì tốp địch ngang độ cao có thể thừa cơ công kích ta. Như trận ngày 3 tháng 6 năm 1967, ở Lục Ngạn, 4 MIG-17 đánh với 4 F-105 ở ngang độ cao máy bay ta. Trước thủ đoạn mới của địch, ta không nhạy bén phát hiện và thay đổi cách đánh nên liên tiếp một số trận tuy ta có diệt được địch nhưng ta cũng bị tiêu hao nặng và đây cũng là thời kỳ MIG-17 bị thiệt hại nặng nhất, 10 phi công bị hy sinh.

Tư tưởng cán bộ, chiến sĩ nhất là phi công trong thời điểm này bị tác động mạnh. Một số phi công MIG-17 có biểu hiện ngại đánh với máy bay tiêm kích địch. Trước tình hình đó, ngày 21 tháng 6, Đảng ủy Bộ tư lệnh Không quân dã họp dưới sự chủ toạ của đồng chí Bí thư Đảng ủy Phan Khắc Hy, sau khi phân tích tình hình, đánh giá các mặt mạnh yếu của không quân, Đảng ủy nhấn mạnh vấn đề cơ bản trước mắt là các đơn vị không quân phải tập trung nâng cao chất lượng bộ đội, nhất là đội ngũ phi công chiến đấu. Nhiệm vụ tác chiến và xây dựng phải đặt ngang nhau. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng phải tiến hành liên tục và hướng vào xây dựng tư tưởng tiến công tiêu diệt địch, phát huy tinh thần dũng cảm và sáng tạo, đi sâu nắm vững kỹ thuật, làm tốt các mặt đảm bảo, chống tư tưởng ngại khó, ngại khổ sợ hy sinh không dám đánh với tiêm kích địch.

(LS e923)

Ta chưa có cách đối phó có hiệu quả với chiến thuật mới của địch. Anh em bắn rơi được vài chiếc, nhưng Trung đoàn cũng thiệt hại, nặng nhất là 10 phi công hi sinh trong một thời gian ngắn. Quân số ở hai phi đội vắng hẳn do lớp hi sinh, lớp nằm viện sau nhảy dù. Hằng ngày chỉ trực một biên đội 4 chiếc và một biên đội 2 chiếc. Địch liên tục đánh phá Hà Nội và các vùng xung quanh. Chúng tôi tuy còn ít, vẫn tiếp tục đánh địch ngày đêm. Có trận, biên đội chúng tôi vừa cất cánh lên ngay đầu sân bay đã gặp địch rất đông, bổ nhào đánh cầu Long Biên. Pháo tên lửa cứ bắn. Chúng tôi đâm thẳng máy bay vào tốp F-105 đang bổ nhào ném bom cầu Long Biên. Chúng hốt hoảng, kéo vội lên, bom nổ khắp mặt sông. Xung quanh máy bay, cả bầu trời đầy khói của những điểm đạn cao xạ nổ. Pháo 100mm, 80mm, 37mm, đủ loại đều tuôn đạn lên trời thành một lưới lửa, đuổi bắn Mĩ trong cảnh hỗn chiến. Cảnh tượng thật oai hùng. Phi đội chỉ còn 7 anh em và anh Lưu Huy Chao có thời kì trực liên tục 28 ngày. Hằng ngày cấp 1 khoảng 11 lần, xuất kích 5 lần, sáng đánh 1 trận, chiều lại 1 trận nữa. Mỗi chúng tôi đều sút từ 3-4kg. Hầu như chỉ uống nước sâm, ăn viên tăng lực mà vào trận, cơm nước loáng thoáng qua bữa. Sức người cũng có hạn. Cứ đà này, có lúc chúng tôi nghĩ, chắc cũng chẳng cầm cự được bao lâu…

Giữa cái sống và cái chết, cái gay go nhất là tư tưởng. Đêm khuya nơi ở của phi công chiến đấu sơ tán trong lán tạm, hàng dãy gường của các bạn đã ra đi, quần áo còn treo, không có người nằm. Đêm khuya vắng vẻ, ngoài bãi sông Hồng, ếch, nhái kêu oạc, oạc, càng buồn hơn. Tư tưởng cán bộ, chiến sĩ, nhất là anh em phi công bị tác động mạnh. Hai ba tháng liền, Trung đoàn lâm vào thế đánh nhau là tổn thất. Các sân bay bị đánh phá liệt. Nhiều lần chỉ huy không bắt được địch, vì chúng bay rất thấp, thấp đến nỗi nhiều chiếc A-7 thả bom sân bay, bom chỉ rơi thia lia, không nổ. Có thằng vội quá, ném cả giá mang bom xuống đường băng. Có trận ta bị địch đánh bom vào khu trực chiến, các đồng chí thợ máy như đồng chí Om, lấy thân mình che buồng lái, chắn bom bi cho phi công đang ngồi trực trong buồng lái. Anh em mặt đất đã có người hi sinh trong lúclàm nhiệm vụ. Một số phi công Míc-17 có biểu hiện ngại tiêm kích địch.

(Hồi ký đại tá Lê Hải)

Như vậy, đội hình chiến đấu 2 chiếc MiG-21 đã thể hiện tốt khả năng đánh địch. Các kíp trực ban dẫn đường đã kết hợp theo dõi địch bằng các nguồn tin tình báo kỹ thuật, tình báo xa và tình báo gần để dự đoán các đường bay vào và bay ra của địch; tính toán đúng thời cơ cất cánh cho các đôi bay của ta; lựa chọn khu chiến phù hợp, nhưng dẫn đánh đúng cường kích địch vẫn là bài toán cực kỳ khó khăn. Hơn nữa, trong lúc dẫn vào bám địch, nếu phi công phát hiện chỉ có tiêm kích hoặc có cả tiêm kích và cường kích, thì trận đánh thường diễn ra rất quyết liệt. Đường bay ta-địch đan xen lẫn nhau như một mớ bòng bong, "dẫn đường căng thẳng một, phi công căng thẳng mười".

Điều đó được thể hiện rõ qua kết quả một số trận: Trong tháng 5 và đầu tháng 6 năm 1967, ta tổ chức dẫn ít nhất 9 trận, trong đó chỉ có 3 trận gặp đúng cường kích, bắn rơi 2 F-105, ta an toàn; 1 trận gặp cả tiêm kích và cường kích, bắn rơi 1 F-105, ta nhảy dù 1; còn 3 trận, gặp phải tiêm kích, bắn rơi 3 F-4, ta nhảy dù 2 và hy sinh 1 phi công...
....
Trong các trận đánh tiếp theo, từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6 năm 1967, kết quả tìm đúng tốp cường kích địch để dẫn MiG-17 vào đánh, không đạt yêu cầu; ta không những gặp tổn thất về máy bay, mà còn mất đi một số phi công lão luyện. Trước tình hình đó, trên quyết định tạm thời giảm bớt nhiệm vụ chiến đấu đối với MIG-17, củng cố lại lực lượng để tìm cách xoay chuyển tình thế. Phải đến cuối tháng 8, đầu tháng 9 năm 1967, MiG-17 mới giành lại hiệu quả chiến đấu bằng giải pháp tổ chức dẫn đánh phối hợp, hiệp đồng và phục kích.


(LS dẫn đường KQ)


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 02 Tháng Bảy, 2011, 08:30:02 pm
Phân tích về vũ khí và chiến thuật (theo Clashes)


F-4D và AIM-4D

Cuối tháng 5/1967, mẫu Phantom mới cho KQ - F-4D - tới KĐ 8 ở căn cứ Ubon (TL). Đây là phiên bản hoàn toàn cho KQ đầu tiên (F-4C là phiên bản HQ được cải biên chút ít) và nó có nhiều sửa đổi, chủ yếu là hệ thống ném bom được cải tiến. Thay đổi có nhiều ảnh hưởng nhất tới không chiến là loại tên lửa tầm nhiệt mới AIM-4D Falcon do Hughes sản xuất.

AIM-4D có vẻ có nhiều ưu điểm hơn so với AIM-9B, bao gồm vùng phóng được mở rồn và đầu dò nhiệt được làm mát bên trong có thể khóa nhiệt từ động cơ phản lực hiệu quả hơn. KQ đã sử dụng những bản AIM-4 đời đầu cho 1 số tiêm kích của BCH Phòng không thuộc KQ Mỹ 1 thời gian, và Hughes đã thuyết phục rằng AIM-4D là câu trả lời cho không chiến cơ động. Như là 1 dấu hiệu cho sự chấp nhận của KQ, AIM-4D và F-4D được kết hợp với nhau, F-4D không được mắc dây điện để mang AIM-9B. Khi KQ Mỹ quyết định triển khai AIM-4D để thay thế AIM-9B, họ quyết định không tham gia chương trình phát triển AIM-9D và để đó cho HQ. Khi AIM-4D có mặt trên chiến trường, HQ Mỹ đã sử dụng AIM-9D hơn 1 năm, và nó có tỷ lệ trúng đích cao hơn AIM-9B nhiều.

KĐ 8 nghênh chiến với MiG bằng F-4D/AIM-4D lần đầu hôm 2/6/67, khi 4 F-4 (2 F-4D và 2 F-4C mang AIM-9B) tấn công đội hình bánh xe của 8 MiG-17. F-4 bắn 2 AIM-4 (cùng với 4 AIM-7 và 3 AIM-9) nhưng không trúng đích.

Ngày 5/6/67, AIM-4 có thêm 1 cơ hội. Biên đội Olds gồm 4 F-4 (số 1 và 3 là F-4D, số 2 và 4 là F-4C) đang yểm trợ F-105 rời khu vực thì được báo qua radio về việc 1 biên đội đụng MiG. Khi vào đến tầm quan sát, biên đội thấy 1 MiG-17 bên trái và 1 bên phải. Olds 1 và 2 bám theo chiếc bên trái trong khi Olds 3 và 4 bám theo chiếc bên phải.

Olds 1 và 2 kéo vào phía sau chiếc MiG, Olds 1 bắn 2 AIM-4 trong vùng phóng, quả thứ 1 không dẫn và F-4 không bao giờ nhìn thấy quả thứ 2. Olds 1 cơ động lại và vẫn ở phía sau chiếc MiG, bắn 4 AIM-7E ở chế độ ngắm quang học, không quả nào dẫn.

Trong khi đó, Olds 3 và 4 bám phía sau chiếc MiG thứ 2. Ở cự ly 3500ft trong 1 vòng lượn trái vẫn ở phạm vi phóng, Olds 3 bắn 1 AIM-4. Tên lửa có vẻ được dẫn những trượt 20ft. Lúc này nhiều MiG-17 xuất hiện và tổ chức đội hình bánh xe, vì vậy Olds 3 và 4 tách ra và tấn công lại. Olds 3 cơ động trực tiếp phía sau 1 MiG-17 và bắn tiếp 1 AIM-4 ở cự ly 3000ft, vẫn trong vùng phóng, tên lửa đi sượt qua phía sau MiG 10ft mà không nổ. Olds 3 bắn tiếp 1 AIM-4 nhưng không rời giá phóng. F-4 cơ động và leo cao rời đi. Khi làm như vậy họ nhìn thấy 1 MiG-17 bay rất thấp (dưới 500ft) , có vẻ đang trở về căn cứ. Olds 3 và 4 bổ nhảo xuống phía sau chiếc MiG và bám theo mà không bị phát hiện. Tới gần 1 ngọn đồi MiG bắt đầu leo cao và xuất hiện lại trên bầu trời. Ở trong tâm vùng phóng, tầm nhìn tốt từ ngay phía sau và tín hiệu tốt, Olds 3 bắn quả AIM-4 cuối cùng vào chiếc MiG không cơ động. Tên lửa được dẫn nhưng đi trượt qua phía sau MiG 10ft mà không nổ.

Ngày hôm đó F-4D của KĐ 8 đã bắn 6 AIM-4 ở điều kiện lý tưởng, 5 trượt và 1 không phóng được. Tệ hơn, phi công Olds 1 đã mất 1 kill khi AIM-4 bị trục trặc là chỉ huy KĐ 8 và đã có 4 kill. Nếu AIM-4 hoạt động đúng - hay nếu anh ta mang AIM-9B - gần như chắc chắn anh ta đã hạ chiếc MiG thứ 5, trở thành Ace đầu tiên của Mỹ ở VN.

Những đặc điểm tiên tiến của AIM-4D hầu như không có tác dụng trong những trận không chiến chuyển động nhanh, ngoặt gấp ở BVN, và nhiều cải tiến được quảng cáo xem ra rốt cục không phải là cải tiến. Hệ thống làm mát đầu dò vốn được cho là sẽ ngăn tên lửa không bị lái vào mây hay trên mặt đất được chào hàng là ưu điểm chính của AIM-4, nhưng trong thực tế nó hoàn toàn thiếu sót. Dung dịch làm mát được chứa trong 1 chai nhỏ bên trong tên lửa, và khi phi công kích hoạt (arm) AIM-4, dung dịch bắt đầu làm mát đầu dò. Hệ thống công tắc để khởi động dòng dung dịch là phức tạp, nhưng quan trọng hơn dòng dung dịch chảy tới đầu dò là liên tục và không thể ngừng, khi dung dịch được dùng hết, tên lửa xem như chết. Tuy nhiên, tên lửa chỉ có 2 phút làm mát, và do dung dịch bắt đầu chảy khi tên lửa được kích hoạt, AIM-4D phải được bắn trong vòng 2 phút sau đó, nếu không nó sẽ trở nên vô dụng. Phi công F-4D sẽ có 2 lựa chọn: kích hoạt tên lửa khi bắt đầu trận đánh và hy vọng anh ta sẽ có cơ hội sử dụng nó trong vòng 2 phút sau; hoặc chờ và cố mà nhớ kích hoạt nó sau khi trận đánh bắt đầu và có mục tiêu. Trong những trận đánh quần vòng trong đó cơ hội khai hỏa trôi qua rất nhanh, sự hạn chế này là không thể chấp nhận được.

Vẫn còn những vấn đề khác với AIM-4D. Nó được tuyên bố là có tầm bắn tối thiểu rất thấp, 2500ft, nhưng thử nghiệm ở cự ly gần nhất thành công là 5000ft, vẫn còn lớn hơn nhiều so với tầm bắn tối thiểu của AIM-9B. Ngoài ra, có rất nhiều công tắc liên quan đến khai hỏa AIM-4D, và trình tự này là phức tạp nhất trong toàn bộ các loại tên lửa trong trang bị lúc đó (vd, ở chế độ hiệu quả nhất, cần nhấn 2 nút trước khi bấm cò, trong khi AIM-9 chỉ cần nhấn cò, không cần thêm nút), và thời gian tối thiểu từ lúc bắt đầu quy trình phóng tới lúc phóng thật là 4.2s, so với 1s của AIM-9B. AIM-4D không có ngòi nổ cận đích, do đó nó phải đâm thẳng vào mục tiêu mới nổ được. Bản thân đầu đạn cũng rất nhỏ, không đầy 3 pound thuốc nổ so với đầu đạn gần 11 pound của AIM-9. Những phi công thất vọng của KĐ 8 mỉa mai rằng "để hạ MiG bằng AIM-4D thì cần phải bắn trúng tim phi công".

Sau đó là câu hỏi về độ tin cậy. Trong 15 nỗ lực phóng trong chiến đấu đầu tiên, chỉ có 10 AIM-4D được phóng đi, tỷ lệ 67% này thấp hơn rất nhiều so với AIM-9 (trên 90%). BCH TĐKQ 7 đồng ý rằng AIM-4D là 1 thất bại và báo cáo về những "hạn chế chiến thuật của AIM-4D khiến nó không thích hợp cho tác chiến ở VN. Chúng tôi đã có phần lớn các chiến công bằng Sidewinder và không sẵn sàng từ bỏ nó trừ khi những hạn chế của AIM-4D được khắc phục". Đến tháng 9/1967, BCH KQ Thái Bình Dương báo cho BTL KQ rằng họ dự định cải biên lại F-4D để mang AIM-9B thay cho AIM-4D.

Thất bại của AIM-4D khiến KQ Mỹ cuối cùng cũng nhận ra rằng số tên lửa tầm nhiệt của họ là chưa thích hợp. Nhưng thay vì giải pháp đơn giản là chấp nhận loại AIM-9D đã được chứng tỏ của HQ hay chế tạo loại AIM-9 mới với động cơ, đầu đạn và ngòi nổ mới, KQ Mỹ quyết định bắt đầu nâng cấp AIM-9B, mang ký hiệu AIM-9E. AIM-9E chỉ là 1 sự cải tiến nhỏ, nó bổ sung thêm đầu dò được làm mát trong khi vẫn dùng động cơ, đầu đạn và ngòi nổ của AIM-9. Bất chấp cải tiến mới, AIM-9E không có mặt ở ĐNA cho đến khi kết thúc chiến dịch Rolling Thunder (hơn 2 năm kể từ khi AIM-9D được triển khai), trong khi loại AIM-4D đáng thất vọng ở lại và được dùng trong chiến đấu đến tận 1972.

May mắn, để bù cho AIM-9D, F-4D có thước ngắm đối không được điều chỉnh cân bằng (lead computing sight) cho cannon pod SUU-23 (về bản chất nó giống SUU-16 của F-4C). Mặc dù thước ngắm của F-4D tốt hơn nhiều so với thước ngắm cố định của F-4C, ban đầu KĐ 8 không mang cannon pod, nhưng đến tháng 6/1967 thành công của cannon và thất bại của AIM-4D đã đánh tan sự ngờ vực, và họ bắt đầu gắn cannon pod cho F-4D.

Ban đầu việc cải biên F-4 của KĐ 8 gặp vấn đề. Số F-4 này được thiết kế để mang ECM pod ở giá bên cánh ngoài (vẫn thường mang thùng dầu 370 gallon), vì vậy họ chỉ mang 2 thùng dầu phụ - 1 ở cánh ngoài và 1 ở trung tâm. Nếu với cấu hình này thì mang cannon pod ở giá trung tâm có nghĩa là F-4 sẽ không đủ dầu cho tác chiến ở BVN.

KĐ 366 đã giải quyết được bằng cách thay đổi dây ở giá trong để mang QRC-160, và họ mang ECM ở giá cánh trong bên phải, thùng dầu ở cánh ngoài và cannon pod ở trung tâm. Thay đổi này không tốn kém (khoảng 10$ mỗi phần) và đơn giản (khoảng 8 giờ công). Giờ vị trí trung tâm được dành cho cannon pod, và F-4 của KĐ 8 bắt đầu mang cannon là tiêu chuẩn cho số 1 và số 3 của các biên đội MiGCAP.



Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 02 Tháng Bảy, 2011, 08:38:11 pm
Chiến thuật mới chống lại bánh xe MiG-17


F-4 KĐ 8 tiếp tục thử những chiến thuật mới nhằm phá vỡ đội hình mới nhất của MiG-17 - đội hình 2 tầng bánh xe. Đội hình này với 1 bánh xe ở 5000ft và 1 ở 1000ft đã gây ra nhiều khó khăn cho các biên đội MiGCAP. SAM vẫn được sử dụng để phối hợp với MiG bay thấp, và F-4 sử dụng chiến thuật leo cao bổ nhào thường xuyên bị SAM bắn khi lên cao. Giải pháp ban đầu của KĐ 8 là cho 1 cặp F-4 nghênh chiến với bánh xe và cố buộc MiG leo cao trong khi 1 cặp khác tách ra và bổ nhào từ trên cao xuống. Biên đội thứ 2 sau đó sẽ vòng lại ở độ cao thấp, hy vọng sẽ thấy MiG ở phía trên cao để họ có thể bắn tên lửa.

BVN sau đó di chuyển bánh xe tới những khu vực có PK dày đặc để bắn hạ F-4 nếu họ tìm cách vòng lại ở độ cao thấp phía dưới cánh xe. Để chống lại, 1 nhóm F-4 sẽ không chiến với MiG-17 trong khi nhóm khác sẽ tách khỏi bánh xe ở độ cao trung bình và quay trở lại chiến đấu từ hướng khác. Khi tốp F-4 này vòng lại, họ sẽ báo cho F-4 đang không chiến cơ động tránh. Khi MiG-17 truy theo những chiếc F vừa ngừng chiến, toán đang bay vào sẽ tìm cách cơ động vào phía sau để phóng tên lửa mà không bị phát hiện. Những chiến thuật mới của F-4 này đòi hỏi có sự phối hợp tốt và 1 chút máy mắn, nhưng ít nhất nó mang lại hy vọng có thể phá vỡ bánh xe. Dần dần, khi ngày càng nhiều F-4 MIGCAP mang cannon pod, họ bắt đầu sử dụng cannon làm vũ khí chính chống lại bánh xe thấp.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: sairagon trong 07 Tháng Bảy, 2011, 09:13:24 am
http://www.youtube.com/watch?v=MyRg8YSoDBs


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: sairagon trong 07 Tháng Bảy, 2011, 09:14:01 am
http://www.youtube.com/watch?v=M2cooVPOVZI


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: T-34 trong 14 Tháng Tám, 2011, 06:30:13 pm
Giải mã những bí ẩn của chiến tranh không quân Việt Nam


Một trong những bí ẩn của cuộc chiến tranh cục bộ tại Việt Nam là cuộc đối đầu giữa hai lực lượng, một lực lượng không quân hùng mạnh nhất thế giới và một lực lượng không quân sinh ra trong khói lửa chiến tranh. Không nói về những khía cạnh chính trị, bài viết cố giải mã những bí ẩn của cuộc chiến tranh có quá nhiều bí ẩn. Ngay cả với những người trực tiếp cầm cần lái và nhấn nút phóng tên lửa.

Bài viết của chuyên gia quân sự độc lập A.I.Trernhusev (А.И.Чернышев)

Ngày 2 tháng 8 năm 1964. Trên vịnh Bắc bộ xảy ra một sự kiện mở màn cho một cuộc chiến tranh khốc liệt. Theo lời phát ngôn của Nhà trắng Mỹ, các xuồng phóng lôi của Hải quân nhân dân Việt Nam đã tấn công 2 tầu khu trục Mỹ là tầu khu trục Maddox và Joy Turner ở ngoài vùng nước tự do hàng hải (Sự kiện nguỵ tạo của Mỹ ở Vịnh Bắc Bộ năm 1964). Có thể hiểu rõ ràng rằng, sử dụng lực lượng bộ binh để đáp trả là không thể, vì trong trường hợp tốt nhất sẽ xảy ra chiến tranh dạng "Triều Tiên lần II” với hàng triệu chí nguyện quân Trung Quốc, trường hợp xấu hơn sẽ là cuộc đối đầu trực tiếp với quân đội Liên bang Xô Viết.

Từ suy luận đó, Lầu năm góc quyết định chọn phương án: Sử dụng lực lượng không quân hùng mạnh của Mỹ tiêu diệt tiềm lực quân sự và chính trị của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cuộc không tập ngày 5 tháng  8 năm 1964 vào căn cứ của các xuồng phóng lôi ở Vinh bắt đầu cho Cuộc chiến tranh đường không lần đầu tiên trong lịch sử vào miền Bắc Việt Nam.

(http://giaoduc.net.vn/images/stories/2011/08/13/f4.jpg)

F-4B Phantom I

Do không đủ lực lượng và phương tiện chiến tranh được triển khai trong khu vực, trên lãnh thổ của Miền Bắc Việt Nam chỉ có một số lần tập kích. Nhưng người Mỹ đã xây dựng hàng chục căn cứ không quân ở Miền Nam Việt Nam và ở Thái Lan, các căn cứ này chứa khoảng 330 máy bay tác chiến chiến thuật. Bao gồm máy bay tiêm -  cường kích F-105. Thunderchief, máy bay F-100 Super Sabre, máy bay tiêm kích đánh chặn F-4C Phantom II.

Để trinh sát, không quân Mỹ sử dụng máy bay RF-101 Voodoo và RF-4C Phantom P. Để bảo vệ sân bay, người Mỹ sử dụng 2 tiểu đoàn máy bay đánh chặn F-102 Delta Dagger, được gọi là loại máy bay vô tích sự nhất trong chiến trường Đông Dương. Ở Vịnh Bắc bộ, người Mỹ thành lập 2 cụm tầu sân bay và tầu chiến, Cụm tầu sân bay Yankee Station sử dụng hơn 200 máy bay cường kích và tiêm kích ở khu vực bờ biển Miền Bắc, Cụm tầu sân bay Dixy Station khu vực bờ biển phía Nam. Các loại máy bay trên boong tầu chủ yếu là F-4B Phantom I, F-8 Crusaider, cường kích А-4 Skyhawk, A-1 Skyraider.

Trong giai đoạn đó, trong lực lượng phòng không, không quân của Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ có 40 đến 60 máy bay chiến đấu. 25 máy bay tiêm kích J-5В (MIG17 bản copy của Trung Quốc) một số không đáng kể máy bay J-2 (MIG15) bản copy của Trung Quốc, và một số máy bay ném bom IL 28.

Để bảo vệ các mục tiêu quan trọng của các cơ quan điều hành, lãnh đạo cấp nhà nước và các mục tiêu quan trọng, lực lượng PKKQ có trong biên chế một số phân đội pháo phòng không cấp tiểu đoàn, người Mỹ dự đoán là khoảng 1000 khẩu súng cỡ nòng các loại.

Tháng 2 đến tháng 6 năm 1965

Ngày 7 tháng 2 năm 1965, Không quân Mỹ thực hiện chiến dịch Flaming Dart (Mũi lao lửa), chiến dịch không tập đầu tiên trong hàng loạt chiến dịch nhằm tiêu diệt các căn cứ quân sự và kinh tế trên Miền Bắc Việt Nam.

Trong giai đoạn này, các máy bay chiến đấu của Mỹ tiến hành các trận ném bom phá hủy dồn dập, sử dụng các chiến thuật tương đối đơn giản. Máy bay cường kích, nhiều khi đạt số lượng đến 80 chiếc, thực hiện chuyến bay đến mục tiêu, lựa chọn độ cao có lợi nhất (khoảng từ 2500 – 4000m), sử dụng kỹ thuật đơn giản ném bom và phóng tên lửa.

(http://giaoduc.net.vn/images/stories/2011/08/13/f401.jpg)
(http://giaoduc.net.vn/images/stories/2011/08/13/f402.jpg)

Các kỹ thuật ném bom của không quân Mỹ trong 3 giai đoạn chiến tranh,
trước và sau khi Việt Nam sử dụng không quân.

Số lượng đầu đạn đánh trúng mục tiêu rất thấp, do tâm lý là ném hết bom, phóng hết đạn nhiều hơn đánh trúng mục tiêu. Để tránh phải rơi vào lưới lửa phòng không của các hệ thống pháo phòng không đa cỡ nòng dày đặc, kíp lái hầu hết không hạ thấp độ cao vào vùng nguy hiểm.

Phương thức bảo vệ mục tiêu của không quân Việt Nam khá cổ điển: đánh chặn ở khoảng cách trên đường máy bay đối phương bay đến mục tiêu cần bảo vệ.

Các phi công Việt Nam lái MiG-17 đã thực hiện một chiến thuật rất hiệu quả:

Bay ở độ cao thấp và gần với mục tiêu cần bảo vệ, ngụy trang bằng địa hình trên mặt đất, MiG 17 đợi đội hình máy bay cường kích ném bom của không quân Mỹ. Khi phát hiện mục tiêu, cặp đôi MiG 17 bay ra khỏi ổ phục kích, sử dụng ưu thế hơn một chút về tốc độ ở độ cao thấp (200/300 km/h với độ cao 3000m), cơ động trong đội hình những máy bay cường kích ném bom đang mang nặng vũ khí treo dưới cánh và đánh cận chiến, bắn thẳng vào đối phương ở khoảng cách gần.

Sử dụng chiến thuật này ngày 4/4/1965, bốn chiếc máy bay MiG -17 chống lại 8 chiếc F-105D gần vùng trời Thanh Hóa, đại úy phi công Trần Hanh bay số 1 với phi công bay số 2 đã bắn hạ 2 chiếc F105D Thần Sấm do đại úy phi công James Megnesson và  thiếu tá Frank Bennet điều khiển. Đây là 2 chiếc đầu tiên trong số 350 máy bay Mỹ bị không quân Việt Nam bắn rơi trên bầu trời miền Bắc.

Sau 5 ngày không quân Mỹ dành được một chiến thắng với cái giá khá đắt: 9 tháng 4 năm 1965, lúc 8h40 phút máy bay F-4B Phantom II số hiệu 151403, kíp lái Trung úy T. Murphy và Robert Fagan từ phi đoàn bay tiêm kích số VF-96 từ tầu sân bay USS Ranger CV-61, tham chiến cùng với 4 chiếc máy bay MiG 17. Tên lửa không đối không tầm trung AIM-7 Sparrow bắn trúng 1 máy bay MiG 17.

Bản thân chiếc F 4 Phantom II rơi vào hỏa lực súng máy của Mig bốc cháy và rơi xuống biển, kíp lái mất tích.

Ngày 3 tháng 5 năm 1965, Trung úy phi công Phạm Ngọc Lan trên Mig 17F bắn cháy 1 chiếc A-4 Skyhawk. Ngày 20 tháng 6 năm 1965 vào lúc 18 giờ 25 phút 2 Mig 17F tấn công 4 chiếc máy bay cường kích hải quân А-1Н Skyraider động cơ pittong cánh quạt của không đoàn cường kích VA-25 cất cánh từ tầu sân bay Midway. Một chiếc MiG 17 khi cơ động không thành công đã rơi vào hỏa lực của súng 20 mm của 2 chiếc A-1H (Phi công C. Hartman và K. Johnson).
 
(http://giaoduc.net.vn/images/stories/2011/08/13/mig17f4.jpg)

Trong toàn bộ giai đoạn đầu tính từ tháng 2 đến tháng 6 năm 1965, theo thông số của Mỹ, Không quân Việt Nam mất 4 chiếc MiG- 17 (hoàn toàn do Hải quân, 3 trong số đó bị bắn rơi bởi F-4B) Mỹ mất 5 máy bay F-105D, 2 máy bay cường kích và 1 F-4.

Từ tháng 7 đến tháng 12 năm 1965

Nhờ sự viện trợ tích cực ngày một tăng cường của Liên bang Xô Viết và Trung Quốc, hệ thống phòng không của Miền Bắc Việt Nam phát triển mạnh mẽ, tháng 7 năm 1965, một hệ thống vũ khí mới xuất hiện, làm thay đổi hoàn toàn tình hình chiến trường, hệ thống tên lửa phòng không S-75.

Ngày 24 tháng 7 năm 1965, tiểu đoàn tên lửa có sự tham gia của cố vấn quân sự Thiếu tá F.Ilinux và cố vấn kíp trắc thủ Việt Nam Thượng úy V. Konstantinov,  phóng đạn tiêu diệt 3 máy bay tiêm kích – ném bom F-4C cách Hà Nội 30 – 40 km về phía Đông Nam.

Máy bay bay với tải trọng vũ khí đầy đủ dưới cánh trong đội hình hành tiến. Người Mỹ công nhận bị rơi 1 chiếc F-4, hai chiếc bị thương nặng. Sau 3 ngày, 6 chiếc F-105 liên tục ném bom vào khẩu đội tên lửa, tổn thất tác giả bài viết không có thông số.

(http://giaoduc.net.vn/images/stories/2011/08/13/mig02.gif)

Chiến thuật tấn công của MiG 17 phục kích

Đến ngày 27 tháng 10, không quân Mỹ đã đánh trúng 8 khẩu đội tên lửa S-75 của bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam. Đồng thời không lực Mỹ cũng tổn thất (theo thông số Mỹ cung cấp) là 3 F-105 Thunderchief, 2 F-8 Crusaider, 2 F-4 Phantom II và 1 А-4 Skyhawk. Rất nhiều máy bay khác bị thương tổn nặng nề. Theo thông số do Việt Nam cung cấp, trong giai đoạn này bộ đội tên lửa đã bắn rơi hơn 30 máy bay tiêm kích-ném bom.

Trong những trận đánh khốc liệt, lực lượng cố vấn quân sự Liên Xô cũng hy sinh và bị thương rất nhiều, quá trình vừa chiến đấu vừa học tập, huấn luyện, các trắc thủ Việt nam đã nhanh chóng nắm chắc tính năng kỹ chiến thuật và  đã thành công trong điều khiển tên lửa. Trong suốt cả giai đoạn chiến tranh phòng không, các cố vấn quân sự Xô viết luôn sát cánh cùng các cán bộ chiến sỹ lực lượng phòng không – không quân Việt Nam.

Sự tổn thất tăng vọt của các loại máy bay chiến đấu đồng thời trạng thái tâm lý năng nề bao phủ lên lực lượng không quân Mỹ do lưới lửa phòng không dày đặc và sự tham chiến hiệu quả của tên lửa S-75 đã buộc Nhà trắng và Lầu năm góc phải có giải pháp hạn chế. Đồng thời lực lượng không quân Mỹ cũng phải thay đổi chiến thuật tấn công an toàn.

Phi công Mỹ không áp dụng chiến thuật tấn công tầm cao trung bình mà buộc phải thay đổi do tên lửa S-75 tiêu diệt tất cả các máy bay bay ở tầm trung và tầm cao. Máy bay Mỹ buộc phải chọn khả năng đột kích ở tầm thấp và tầm thấp giới hạn.

Các phi công Mỹ đã cố gắng sử dụng sự che khuất của các dãy núi trên địa hình, do đó khả năng phát hiện mục tiêu và bám dính mục tiêu của radar gặp nhiều khó khăn. Sự thay đổi chiến thuật đó đã lập tức ảnh hưởng đến chiến trường không quân.

Các phi công tiêm kích Việt Nam không nhận được những thông tin chính xác, đầy đủ của các phi đoàn máy bay đối phương bay luồn theo sườn núi và sát mặt nước biển. Các ổ phục kích của MiG- 17 trở lên khó khăn hơn, hiệu quả chiến đấu giảm sút trong các cuộc tấn công theo các mục tiêu máy bay Mỹ tự do cơ động.

(http://giaoduc.net.vn/images/stories/2011/08/13/mig01.gif)

Chiến thuật tấn công của MiG 17

Nhưng cùng trong thời gian đó, các cuộc không kích của máy bay Mỹ vấp phải hỏa lực dữ dội của pháo phòng không các cỡ nòng và thậm chí súng bắn thẳng như 12,7mm và súng trường.

Đến cuối năm 1965, số lượng pháo phòng không các cỡ nòng của Miền Bắc Việt Nam tăng lên nhanh chóng và vượt con số 2000. Đặc biệt là hỏa lực của pháo phòng không xô viết 57 mm sử dụng radar đường đạn S-60. Hỏa lực pháo 57 có radar dẫn bắn đã phát huy sức mạnh dữ dội của nó khi bảo vệ các mục tiêu trọng yếu như cầu, đường giao thông.

Tổng kết kinh nghiệm chiến tranh, các chuyên gia quân sự Mỹ nhận ra rằng một nửa số máy bay bị bắn hạ ở Việt nam là do hỏa lực của súng phòng không các cỡ nòng nhỏ như 57mm, 37mm, 14,5mm, 12,7mm và thậm chí súng trường, những loại vũ khí được coi là đã hết khả năng sử dụng trong chiến tranh hiện đại.

Đồng thời, chiến thuật (tầm bay thấp) đã làm giảm đáng kể hiệu quả của các đòn tấn công đường không, do số lượng máy bay trong các phi đội quá nhỏ và đòi hỏi trình độ bay của phi công rất cao.

Tính đến những tổn thất nặng nề của không quân, khi cố gắng tiêu diệt các đơn vị tên lửa, bộ Tổng tham mưu quân đội Mỹ đã ra quyết định áp dụng loại máy bay tác chiến điện tử- máy bay được trang bị thiết bị đặc biệt của không đoàn Wild Weasel . Nhưng máy bay này, thời điểm đầu tiên là F-100F, sau đó là F-105F, đến gần cuối năm 1972 - F-4C và F-105G.

Những máy bay này được trang bị thiết bị phát hiện và chế áp điện tử, sóng của đài phát radar tên lửa, đồng thời sử dụng tên lửa tự dẫn bám theo sóng radar AGM-45 Shrike, sau này hoàn thiện hơn là AGM-78 Standard-ARM giành được quyền chủ động trên không vào ngày 20 tháng 12 năm 1965.

Tính đến ngày 11 tháng 7 năm 1966 bảy máy bay F-100F Wild Weasel đã đánh trúng 9 khẩu đội tên lửa, chỉ có một chiếc bị bắn rơi, 2 chiếc khác đâm vào nhau khi tránh hỏa lực phòng không.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: T-34 trong 14 Tháng Tám, 2011, 06:32:24 pm
Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 1966

Bắt đầu năm 1966 đánh dấu một giai đoạn mới của không quân cả hai bên, ở giai đoạn này, không quân Mỹ sử dụng các phương thức tác chiến kỹ thuật mới và đồng thời không quân và không quân Hải quân Mỹ xuất hiện nhiều loại máy bay tiêm kích mới.

Nhờ có các thiết bị phát hiện, gây nhiễu và chế áp điện tử, không quân Mỹ đã quản lý được  tầm bay thấp và có thể tổ chức được các phi đoàn máy bay với số lượng lớn, chọc thủng tuyến phòng không và tấn công ồ ạt các mục tiêu ở tầm trung trong khoảng cách gần mục tiêu.

Cùng với việc nhân được các máy bay MiG-17 từ Liên bang Xô Viết và Trung quốc, từ năm 1966, không quân Việt Nam sử dụng một số máy bay MiG- 17 cải tiến, dù không được phát triển rộng rãi.

Đó là các máy bay MiG-17PF (J-5A) với radar "Emerald" và 3 khẩu pháo HP-23 mm. Theo đơn đặt hàng của Việt Nam, Tiệp Khắc cũng chế tạo mẫu máy bay MiG- 15, trang bị hai khẩu 23mm và tên lửa R-3S ở vị trí của pháo 37mm lắp thiết bị dò tìm hồng ngoại. Sau này, vào năm 1968, Không quân Việt Nam sử dụng MiG 17F với pháo tiêu chuẩn và hai tên lửa tự dẫn R-3S.

(http://giaoduc.net.vn/images/stories/2011/08/13/mig1.gif)

Sơ đồ tấn công của máy bay Mỹ và đánh chặn của MiG 17

Sau này, theo các nguồn thông tin không chính thức, tháng 2 năm 1966, không quân Việt Nam tiếp nhận máy bay siêu âm F-6 (MiG -19) sản xuất tại Trung Quốc, có tốc độ cao và trang bị vũ khí mạnh hơn MiG-17. Nhưng không được sử dụng rộng rãi, các hoạt động tích cực của F-6 chỉ bắt đầu vào mùa thu năm 1972 khi chiến tranh trên không đã chấm dứt.

Cú shock thật sự của người Mỹ chỉ bắt đầu khi máy bay MiG- 21 thực sự tham chiến. Từ những năm 1965, Liên bang Xô viết có đề nghị Trung Quốc cho phép triển khai các trung đoàn MiG- 21 ở địa phận Trung Quốc để bảo vệ bầu trời Hà Nội và Hải phòng nhưng bị từ chối.

Máy bay MiG 21 trực tiếp tham gia vào ngày 23 tháng không có kết quả. Ngày 26 tháng 4, không quân Mỹ bắn hạ 1 chiếc MiG 21 đầu tiên. Không quân Việt Nam sử dụng chủ yếu MiG-21PF-V (mẫu số 76-MiG-21PR đã được nhiệt đới hóa, các thiết bị được mạ lớp vật liệu chống rỉ, sau này là MiG-21PFM (Mẫu 94 với ghế phi công kiểu KM-1), trong biên chế của không quân Việt Nam còn có mẫu MiG-21 F-13 ( Mẫu 74 do Tiệp Khắc sản xuất).

(http://giaoduc.net.vn/images/stories/2011/08/13/mig04.gif)

Các sơ đồ chiến thuật của MiG 21 khi không chiến với máy bay F-4 Phantom II
 
(http://giaoduc.net.vn/images/stories/2011/08/13/mig05.gif)

Đối thủ quan trọng lúc này của F-4 Phantom II là máy bay siêu âm MiG 21F-13(МиГ-21Ф-13) một phần do Tiệp Khắc sản xuất và MiG 21PF đã được nhiệt đới hóa. Sử dụng radar bám mục tiêu tương tự như máy bay F-4, MiG 21 sử dụng tên lửa có điều khiển và tự dẫn hồng ngoại R-3S hoặc sử dụng các ống phóng rocket không điều khiển S-5.

Bộ tư lệnh không quân và hải quân Mỹ vẫn đặt toàn bộ hy vọng vào máy bay chiến thuật F-4 hiện đại, có vũ khí mạnh, radar điều khiển mạnh, có tốc độ cao và khả năng tăng tốc nhanh cùng với những kỹ chiến thuật chống MiG thành thạo. Về lý thuyết chiến trường, F-4 mạnh hơn MiG-21 nhiều lần.

Nhưng từ khi đối đầu với MiG 21 F-4 mất dần những ưu thế tuyệt đối của nó và bắt đầu chịu các tổn thất nặng nề. từ tháng năm đến tháng 12 năm 1966, lực lượng không quân Mỹ trong các trận đánh trên không đã mất 47 máy bay, phía không quân Việt Nam tổn thất 12 máy bay.

Thông số cơ bản xác định tính cơ động của máy bay tiêm kích là tốc độ bẻ góc, trong đó 85% sự tăng tốc là giảm tải trọng riêng trên cánh, và chỉ có 15% được sử dụng để lấy góc nghiêng. Cơ động là nền tảng của phòng thủ, và phòng thủ tốt là đảm bảo tốt hệ số sống còn trong các trận không chiến.

Tải trọng riêng trên cánh của MiG 21 là 340kg/cm2, còn tải trọng của F-4 là 490kg/cm2. do đó khả năng sống còn của MiG 21 là 0,93 còn của F-4 là 0,83.

Khối lượng tải trọng trên cánh máy bay với tốc độ vòng chậm của máy bay tiêm kích Mỹ, khả năng chịu tải của Phantom so với MiG (6,0 chống lại 8,0 của MiG-21PF) và các góc tấn công của MiG, máy bay F-4 bị bỏ qua. Các chuyên gia không quân Mỹ thừa nhận khả năng bay xoắn lò xo của máy bay Mỹ kém hơn hẳn so với MiG.

Đồng thời, khả năng bay thẳng đúng chiếm độ cao của F-4 cũng kém hơn MiG ( của F-4 là 0,74, của MiG là 0,79).  Đồng thời, độ tin cậy bay xoắ ốc của F-4 kém hơn MiG. Khi F-4 đã rơi vào vòng xoắn trôn ốc trên mặt phẳng ngang, các phi công có trình độ trung bình sẽ không thể thoát khỏi.

Theo thông báo của chính bên Mỹ, chỉ riêng năm 1971 do rơi vào vòng xoắn trôn ốc trong các cuộc truy đuổi, Mỹ mất đến 79 Phantom II. Radar của F-4 có khả năng phát hiện mục tiêu rất xa và bám dính, nhưng khả năng chống nhiễu rất kém.

Buồng lái của phi công và hoa tiêu được lắp dầy đặc các bảng điều khiển và nút bấm, công tắc, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của phi công và hoa tiêu. Nhưng F-4 cũng có những điểm nổi trội hơn so với MiG - 21.

Khả năng tăng tốc của F-4 cao hơn, từ tốc độ 600 km/h – 1000 km/h mất 20 s, còn MiG 21 mất 27s. tốc độ cất cánh cao hơn, khả năng nhìn quanh của phi công tốt hơn, sự có mặt của hoa tiêu khi theo dõi bầu trời cũng làm chủ được tình thế, nhanh chóng báo cho phi công biết mối đe dọa từ phía sau.

Đồng thời, lượng vũ khí trên MiG- 21 kém hơn rất nhiều lần so với F-4. Với những máy bay MiG 21 thế hệ đầu tiên, lượng vũ khí ít cộng với radar công suất thấp, không có khả năng chống nhiễu cũng là điểm yếu rất lớn của MiG 21.

Những trận không chiến cho thấy, do nhỏ hơn F-4 về tải trong riêng trên cánh, do đó MiG có khả năng cơ động tốt hơn trên mặt phẳng ngang, đặc biệt trên tầm cao và tầm trung. Các phi công Việt Nam rất dũng cảm lao vào các trận cận chiến. Nhưng máy bay MiG 21 chỉ có 2 tên lửa R-3S, chịu tải trọng rất nhỏ khi phóng ( 1,4 đơn vị) .

(http://giaoduc.net.vn/images/stories/2011/08/13/mig21.jpg)

Lớn hơn tên lửa không rời khỏi bệ phóng, bộ phận tách tên lửa sẽ khóa an toàn. Chính vì vậy, trong trường hợp cơ động săn đuổi và thoát hiểm, việc phóng R-3S rất khó. Không có súng máy phòng không cũng là điểm rất yếu của MiG 21, sau khi phóng 2 quả tên lửa máy bay MiG không còn vũ khí, và đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến MiG bị tổn thất nhiều.

Trong giai đoạn này, MiG 21 ở Liên Xô có phương án cho MiG 21PF/PFM thêm ổ súng treo GP-9 với pháo GS-23 mm. Súng đại bác GP-9 đã được lắp cho máy bay MiG 21 trong cuộc chiến tranh xung đột Ấn Độ với Pakistan năm 1971. Đồng thời cũng vào thời gian này, súng 23 mm G9 mới được trang bị cho MiG -21 PFM

Với vấn đề này, sau khi Phantom F-4B/D/J khi va chạm với MiG 17 vốn không có súng, đã vội vã trang bị cho máy bay các ổ súng máy treo. Giai đoạn cuối MiG 21 cũng được trang bị thêm súng máy ở cánh, loại máy bay MiG -21M. Đồng thời, MiG có radar tương đối yếu, do đó phụ thuộc nhiều vào các trạm điều khiển mặt đất. Nhưng đồng thời không có radar hạng nặng cũng làm cho máy bay cơ động hơn nhiều.

Vào những năm 1965, trên căn cứ không quân Đà Nẵng để đối phó với MiG 21 đã chuẩn bị một không đoàn máy bay tiêm kích nổi tiếng F-104 S Starfighter. Nhưng chưa kịp xuất kích, phi đoàn này đã cho thấy khả năng không hiệu quả của máy bay và chỉ dùng để tấn công mục tiêu mặt đất, cũng chỉ ở Miền Nam.

Trong 4 tháng đầu tiên của năm 1966, các trận không chiến có 11 máy bay của Mỹ bị rơi, không quân Việt Nam tổn thất 9 máy bay MiG. Tỷ lệ là 1,2:1 ( người Mỹ công nhận là có 6 chiếc) nhưng từ khi đưa MiG 21 vào trận, tỷ lệ tổn thất biến đổi hẳn. Từ tháng 5 đến tháng 12 người Mỹ mất đến 47 chiếc máy bay, trong đó Việt Nam mất 12 chiếc MiG, tỷ lệ đã là 4:1.

Nhận thấy những điểm yếu của MiG 21, các phi công Việt Nam đã áp dụng chiến thuật tấn công tên lửa liên tục, đặc biệt hiệu quả khi đối phương có số lượng đông. Lượng vũ khí tên lửa có trên các đời máy bay sau này (MiG 29, Sukhoi) và những tính năng cơ động đã áp dụng chiến thuật này.

Các máy bay MiG 21 từ ổ phục kích sử dụng tốc độ cao tiếp cận mục tiêu, phóng tên lửa tự dẫn hồng ngoại hoặc bán chủ động dẫn đường radar đuổi theo nhằm vào nguồn nhiệt (lửa) phụt ra từ đuôi máy bay. MiG - 21 phóng tên lửa có điều khiển khi bám đuôi với vận tốc lên đến 1,2 M, sau đó máy bay với vận tốc cao như vậy lướt qua đội hình của đối phương và bẻ cần lái rẽ thoát khỏi trận đánh. Chiến thuật này thông thường phá nát đội hình hành tiến của đối phương buộc các máy bay địch phải cơ động làm mồi cận chiến cho máy bay MiG 17.

Chiến thuật này cũng đòi hỏi trình độ lái vô cùng điêu luyện của phi công chiến đấu, có trình độ điều khiển cao, đồng thời trạm radar dẫn đường cũng phải rất thông minh quyết đoán trong tấn công, đảm bảo tính bất ngờ và khả năng khó bán đuổi của đối phương. Lực lượng không quân Việt Nam thường sử dụng chiến thuật đa tiêm kích, phối hợp giữa MiG 17, 19 và 21.

MiG 17 có tốc độ dưới âm, tấn công buộc máy bay cường kích ném bom phải bay lên phía trên, ở đó MiG 21 đã chờ sẵn, thả thùng dầu phụ và đột ngột cơ động tấn công bằng tên lửa. cũng có những trường hợp máy bay MiG 17 đóng vai trò mồi nhử, F-4 khi tấn công MiG 17 đã tự đưa mình vào tầm tấn công của tên lửa MiG 21.

Về lý thuyết, chiến thuật này không mới, nhưng trên địa hình Việt Nam, với 3 tầng lưới lửa phòng không và số lượng máy bay Mỹ tham chiến thông thường gấp 6 lần hoặc hơn nữa thì đó là một vấn đề quá khó khăn đối với các phi công tiêm kích của Mỹ.

Từ tháng 1 năm 1967 đến tháng 3 năm 1968

Tổn thất ngày một tăng của không quân khiến Mỹ phải có giải pháp khẩn cấp. Phi công tiêm kích, nếu có sỗ giờ bay nhỏ 1500 – 2000 giờ bay, buộc phải quay về các căn cứ đặc biệt để tái huấn luyện.

Chương trình huấn luyện dày đặc và nặng nề có bao gồm cả những chiến thuật cận chiến và cơ động nhanh vốn đã bỏ quên từ lâu nay được khởi động lại với những máy bay mẫu có tốc độ tương đương, đồng thời được áp dụng thêm khả năng tránh và chống lại tên lửa và súng phòng không mọi cỡ nòng. Huấn luyện lại các chiến thuật cơ động tự do, tác chiến cơ động trong đội hình phi đội.

(http://giaoduc.net.vn/images/stories/2011/08/13/khongchienvietnam.jpg)

Sau các đợt tập huấn, trình độ bay của phi công cao hơn hẳn, và cũng đã có những kết quả khả quan trong không chiến, nhưng với sức mạnh dữ dội của hỏa lực phòng không, đồng thời các phi công Việt Nam cũng tìm ra cách đánh hiệu quả hơn, theo đề xuất của các chuyên gia quân sự Xô Viêt, các phi đội MiG đánh chặn đối phương trên đường bay hành trình vào mục tiêu, khi máy bay mang nặng vũ khí, tấn công và thoát ly chiến trường, buộc máy bay Mỹ phải ném bom sớm và hạ thấp độ cao, dành trận địa cho tên lửa và pháo phòng không các cỡ nòng.

Không quân Mỹ chuyển sang đánh phá các sân bay quân sự của Việt Nam. Nhằm chặn khả năng xuất kích của máy bay MiG, mục tiêu chủ yếu là đường băng và các khu vực kho tàng quân sự.

Mặc dù không quân Mỹ đã rất cố gắng, nhưng tổn thất trên bầu trời Việt Nam tiếp tục tăng. Nếu tuần cuối cùng của tháng 7, 11 máy bay bị bắn hạ, thì tuần đầu tiên của tháng 8 là 13, và sau đó con số 2 máy bay bị bắn rơi một ngày đã trở thành chuyện bình thường trong truyền thông.

Theo những thông số của Bộ Tư lệnh quân chủng phòng không không quân Việt Nam, năm 1967 trong các trận không chiến đã hạ 124 máy bay Mỹ và tổn thất 60 máy bay MiG, theo công báo của không lực Mỹ phía Việt Nam tổn thất 76 máy bay, không quân Mỹ hạ 59, số còn lại do không quân Hải quân Mỹ bắn hạ.

Như vậy, tỷ lệ tổn thất 2:1 được lập ra trong thời kỳ đầu của chiến tranh, lại được thiết lập lại, điều đó khẳng định sự thay đổi thường xuyên về chiến thuật của cả hai bên tham chiến. Với mỗi một phương thức tác chiến mới của không quân Mỹ, lực lượng PKKQ Việt Nam lại nhanh chóng tìm ra giải pháp nhằm khống chế ưu thế trên không của đối phương.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: T-34 trong 14 Tháng Tám, 2011, 06:36:22 pm
Tháng 6 năm 1971, người Mỹ lại ném bom miền Bắc lần thứ II

Ngày 16 tháng 4 hai chiếc MiG 21MF (đã cải tiến, có thêm pháo GS 23mm) tham chiến cùng với 12 Phantom II, 2 máy bay MiG bị bắn rơi.

Ngày 27 tháng 3 Phi đoàn F4 gặp phi đội 2 chiếc MiG 21 và không chiến, F4 bị bắn hạ một chiếc.

Ngày 6 tháng 5, phi đội F-4 tập kích phi đội MiG 21 đang chuẩn bị tấn công máy bay cường kích A-7. một chiếc MiG 21 bị trúng tên lửa. Cũng trong ngày hôm đó, một phi đoàn F-4 không chiến với phi đội 4 chiếc MiG 21. Một chiếc MiG 21 bị tấn công bởi 6 quả tên lửa, nhưng phi công tránh thoát, sau đó anh quay lại tham chiến và bị tấn công thêm 3 quả tên lửa, máy bay bị thương nặng, nhưng phi công nhẩy dù được.

Ngày 8 tháng 5 Không quân Mỹ bắt đầu chiến dịch Linebacker I, kéo dài đến 23 tháng 10. Trận đánh lớn nhất của không quân Việt Nam là ngày 10 tháng 5 khi không quân Việt Nam thực hiện 64 lần xuất kích, triển khai 15 trận đánh và bắn rơi 7 máy bay F-4. Ngược lại, không quân Việt Nam cũng mất 2 MiG-21, 2 MiG-17 và 1 J-6.

Trong một trận không chiến vào 10 tháng 5 Phi đoàn MiG 17 xuất kích để giải tỏa một sân bay quân sự đang bị không kích. MiG 17 bí mật bay với độ cao thấp, ẩn nấp theo địa hình tiếp cận đối phương và ngay trong lần cận chiến đầu tiên bắn hạ 1 máy bay F-4. Phi đội 2 MiG-17 quần chiến với 4 máy bay F-4 và bị bắn hạ một chiếc.

Nhưng khi F-4 và MiG 17 lăn xả vào vòng xoáy truy đuổi nhau thì từ sân bay đang bị phong tỏa xuất kích 2 MiG 21, nhanh chóng chiếm độ cao, ở khoảng cách 2 km MiG 21 phóng R-3S bắn hạ 2 F-4 với 2 tên lửa.

(http://giaoduc.net.vn/images/stories/2011/08/13/mig08.gif)

Sơ đồ tác chiến của MiG 21

Ngày 11 tháng 5 hai máy bay MiG – 21, bay làm mồi nhử kéo 4 chiếc F-4 vào ổ phục kích của 2 chiếc MiG 21 bay ở độ cao thấp, MiG triển khai tấn công và 3 tên lửa tiêu diệt 2 máy bay F-4.

Ngày 13 tháng 6, một phi đoàn MiG21 đánh chặn một nhóm F-4 Phantom II. Lao vào giữa đội hình, 2 máy bay MiG 21 đã làm đội hình chiến đấu của F-4 tan vỡ, các máy bay Phantom hoảng loạn cơ động. Hai máy bay MiG còn lại phóng tên lửa hạ 2 chiếc F-4.

Ngày 18 tháng 5, Không quân Việt nam đã 26 lần xuất kích và triển khai 8 trận đánh, bắn rơi 4 máy bay F-4, phía Việt Nam không có tổn thất. Trong một trận đánh cùng ngày, 2 máy bay MiG 21 đánh chặn một phi đội F-4, chỉ huy trưởng phi đội, đại úy Ngự khi quay nửa vòng xoáy đã phóng tên lửa tiêu diệt một F-4.

Mùa hè năm 1972, tần suất hoạt động của không quân Mỹ giảm xuống. Ngày 12 tháng 6 phi đoàn máy bay Phantom đụng độ với 2 máy bay MiG 21 và bị rơi một chiếc, ngày tiếp sau lại có hai cuộc không chiến giữa F-4 và MiG 21, không quân Mỹ mất thêm 2 chiếc F-4 nữa. Phía Việt nam không có tổn thất.

Như vậy mùa xuân và mùa hè năm 1972, có 360 máy bay Mỹ tham chiến trên chiến trường miền Bắc và 96 máy bay của không quân hải quân, đại đa số là máy bay F-4 mẫu nâng cấp cuối cùng. Chống lại khối lượng vũ khí khổng lồ này là 187 máy bay không quân Việt Nam MiG 17, MiG 21 và J-6. Trong số đó chỉ có 71 máy bay có khả năng tác chiến, trong đó có 31 MiG 21.

Vào tháng 12 năm 1972, không quân Mỹ tiến hành chiến dịch tấn công ồ ạt trên toàn bộ miền Bắc, tập trung vào các thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng và các thành phố khác Linebacker II, nhằm mục đích đạt được mục tiêu chính trị trên bàn hội nghị Pari.

Để đạt được mục tiêu tàn phá các trung tâm kinh tế, quân sự của Miền Bắc Việt Nam, không quân Mỹ đã sử dụng hầu hết máy bay chiến lượng B-52 ở châu Á Thái Bình Dương.

Kế hoạch chuẩn bị một chiến dịch lớn với số lượng máy bay khổng lồ đã không giữ được bí mật, lực lượng Phòng không – Không quân Việt Nam đã chuẩn bị cho Không quân Mỹ một đòn đánh quyết liệt. Các máy bay MiG 21 đã được cất giấu trong những sân bay dã chiến và được ngụy trang kỹ càng. Sẵn sàng xuất kích bằng bộ hỗ trợ tăng tốc bằng thuốc phóng.

(http://giaoduc.net.vn/images/stories/2011/08/13/mig09.gif)

Sơ đồ tấn công sân bay của máy bay Mỹ

Tháng 9 năm 1972, duy nhất có một trận không chiến có sự tham gia của cố vấn quân sự, phi công Xô Viết. Trên máy bay MiG 21US huấn luyện 2 chỗ ngồi, không được trang bị vũ khí, phi công tiêm kích Việt Nam và cố vấn quân sự Xô Viết thực hiện chuyến bay huấn luyện thường xuyên.

Ở tầm xa 8km cách sân bay họ nhận được thông báo về một tốp F-4 đang tiếp cận ở độ cao thấp. Lúc đó MiG 21 còn lại 800 lít dầu. Thực hiện kỹ thuật thùng trượt, đội bay thoát khỏi đòn tấn công tên lửa thứ nhất, sau đó F-4 liên tục tấn công bằng tên lửa 2 lần liên tiếp, nhưng MiG US với kỹ thuật xoáy vít đã thoát khỏi, tên lửa bay trượt mục tiêu, lần thứ 3 F-4 lại tiếp tục tấn công và cũng không thu được kết quả.

Nhưng những lần cơ động đó đã tiêu hao toàn bộ lượng dầu còn lại của MiG 21. Quyết định thông minh cuối cùng là nhẩy dù, khi MiG 21 lấy độ cao thì động cơ chết máy, 2 phi công bung dù khi chiếc MiG 21US anh dũng trúng tên lửa trong lần tấn công thứ 4. Đội bay Việt Xô tiếp đất an toàn.

Trong 12 ngày chiến dịch Linebacker II trong 8 trận không chiến, người Mỹ đã triệt để sử dụng kỹ thuật gây nhiễu tích cực, kỹ thuật này đã gây rất nhiều khó khăn cho các phi công MiG 21, do không ít lần trên màn hình radar vũ khí của MiG21 hoàn toàn bị tín hiệu nhiễu phủ kín, các phi công Việt Nam phải bắn bằng kính ngắm thường và sử dụng tên lửa tự dẫn hồng ngoại, nhưng khi sử dụng tên lửa tự dẫn hồng ngoại, tầm bắn bị giảm sút và khoảng cách phóng cũng không chính xác.

Đây cũng là điểm yếu nhất của MiG 21 về radar bám và theo dõi mục tiêu. Dù vậy, trong 8 trận không chiến, không quân Mỹ cũng bị mất 7 máy bay, trong đó có 4 F-4. Đồng thời Không quân Việt Nam cũng mất 3 chiếc MiG 21. Dù với lực lượng phi công đã được huấn luyện kỹ về các chiến thuật chống MiG-21, đồng thời với chiến thuật áp dụng nhiễu dày đặc và bay đêm. Người Mỹ vẫn bị tổn thất nặng nề.

(http://giaoduc.net.vn/images/stories/2011/08/13/Mig2102.jpg)

MiG 21 tấn công (Mô phỏng 3D)

Để phục vụ cho mục tiêu chiến lược, biết được tâm lý sợ MiG 21 và tên lửa SAM S75 của phi công Mỹ, các máy bay MiG 21 thực hiện chiến thuật không tham gia vào không chiến tay đôi, các máy bay MiG được lệnh đánh chặn từ xa, bất ngờ tấn công phóng tên lửa phá đội hình đối phương (không cần kết quả) sau đó thoát ly chiến trường và trở về sân bay, buộc các máy bay tiêm kích ném bom nặng nề F-4 phải hạ độ cao cho hỏa lực phòng không dày đặc trên mặt đất. Mặc dù chiến thuật như vậy, nhưng MiG 21 vẫn chiến ưu thế về tốc độ và khả năng cơ động trong những tầm bay trung bình và thấp trước F-4E và F-4J.

Ngày 22 tháng 12 năm 1972, đánh chặn cuộc tấn công của máy bay Mỹ, phi đội 2 chiến MiG 21 cất cánh, trong không chiến, một MiG bị bắn hạ. Ngày 23 tháng 12, phi đội 4 chiếc MiG 21 cất cánh và bắn hạ 1 F-4, ngày 27 phi đội MiG 21 lại cất cánh và không chiến với phi đoàn F-4, 2 F4 bị bắn rơi. Ngày 27 tháng 12, 2 máy bay MiG 21 trực chiến trên sân bay Nội Bài, theo thông báo của radar mặt đất phát hiện một phi đoàn F 4. MiG 21 bay ở độ cao thấp 300 m so với mặt đất, bí mật tiếp cận mục tiêu, tăng tốc và lấy độ cao.

Mục tiêu được phát hiện bằng mắt thường ở khoảng cách 8 km, sau khí xin lệnh tấn công, MiG 21 bất ngờ tiếp cận mục tiêu, F-4 không kịp triển khai đội hình phòng thủ, MiG 21 đã áp sát và phóng tên lửa diệt 1 F4. Chỉ huy đội bay khi quay về phát hiện thêm 2 F4 đáng bám phi công số 2, bằng 1 kỹ thuật cơ động điêu luyện số 1 đã phá đội hình đối phương, cắt số 2 khỏi tốp F4.

Vòng xoáy hỗn chiến xảy ra giữa từng đôi MiG và Phantom II, kết quả số 1 thoát khỏi truy đuổi của F-4 hạ cánh an toàn, số 2 khi thực hiện xoáy trôn ốc lên cao đã bắn hạ thêm một F-4, nhưng máy bay cũng bị thương nặng do tên lửa Sidewinder nổ gần với ống xả phản lực. Phi công Việt Nam nhảy dù an toàn.

Trong đợt không kích của B-52, do sợ MiG 21 tấn công, F-4 đã đóng vai trò mục tiêu giả và phục kích, phi đội F-4 bay với tốc độ hành trình và đội hình đi sát với nhau. Trên màn hình radar mục tiêu tương tự như mục tiêu B-52, khi MiG tấn công, F-4 sẽ bay tản ra, cơ động tấn công MiG.

Trong các tài liệu của không quân Việt Nam không có nguồn tài liệu nào ghi lại một trận đánh như vậy. Nhưng 2 máy bay B-52 đã bị MiG-21 bắn hạ, một chiếc bị phi công anh hùng Phạm Tuân bắn hạ ở tầm bắn 2000 m. một chiếc bị phi công anh hùng Vũ Quang Thiều bắn trong tầm bắn gần, máy bay đã lao vào điểm nổ. anh hùng phi công Vũ Quang Thiều hy sinh.

Trong cả năm 1972, giữa không quân Mỹ và không quân Việt Nam xảy ra 201 trận không chiến. Phía Việt Nam mất 54 máy bay, trong đó có 36 máy bay MiG 21 và 1 máy bay huấn luyện MiG 21 US. Phía Mỹ thiệt hại 90 máy bay trong đó có 74 máy bay F-4 và 2 máy bay trinh sát RF-4C. Riêng MiG 21 diệt 67 máy bay đối phương.

(http://giaoduc.net.vn/images/stories/2011/08/13/mig21vnb52lr1.jpg)

Chiến thắng kỳ lạ cuối cùng của người Mỹ trong cuộc chiến tranh không quân ở Việt Nam là máy bay F-4J Phantom II cất cánh từ tầu sân bay MidWay, chỉ huy trung úy Victor Covalevski bằng một tên lửa Sidewinder bắn hạ một máy bay MiG 17, nhưng cũng sau hai ngày, chính chiếc F-4J này cũng bị bắn hạ trên bầu trời Việt Nam, nó cố lết ra biển và rơi, 2 phi công được cứu thoát.

Như vậy, tỷ lệ 2/1 gần như được giữ suốt cuộc chiến tranh trên không giữa không quân Mỹ và không quân Việt Nam. Từ góc độ kỹ chiến thuật, có thể nhận thấy rằng: Mặc dù liên tục thay đổi chiến thuật và phương thức tác chiến, vũ khí trang bị, với những phi công dày dạn kinh nghiệm và có số lượng giờ bay hơn rất nhiều lần, nhưng không quân Mỹ cũng không thể tiêu diệt được lực lượng không quân Việt Nam, mà còn bị tổn thất nặng nề, với không gian thu hẹp của chiến trường Miền Bắc Việt Nam, với gần 4000 máy bay bị tổn thất, có thể nói. Người Mỹ đã thua trên bầu trời Miền Bắc Việt Nam.

Nguyên nhân:

Phi công Mỹ phải chiến đấu trên 2 mặt trận: Vừa phải chống lại những phi công MiG điêu luyện, vừa phải chống lại những khiếm khuyết kỹ thuật của F-4 nặng nề. Nếu phi công được huấn luyện cho phương thức tác chiến năng động, cơ động, nhưng lại phải điều khiển một máy bay kém cơ động.

Đó là một vấn đề, F-4 chỉ có khả năng né tránh một cuộc công kích do quá nặng nề, mà không có khả năng phản kích do máy bay MiG 21 nhẹ hơn, góc ngoặt và khả năng tăng tốc cao hơn để chiếm vị trí thuận lợi cho tấn công.

Trong điều kiện hộ tống máy bay ném bom đến mục tiêu cần đánh phá, nhiệm vụ đặt ra đã làm cho F-4 không có khả năng chủ động tác chiến tự do, cơ động và hỗn chiến cùng với máy bay đối phương, mà chỉ có khả năng chống trả và phòng ngự thụ động.

Khi xuất hiến nhóm tiêm kích "topgun” Tình hình chiến trường có thay đổi, nhưng sức mạnh của tên lửa S-75 và lưới lửa phòng không mặt đất dày đặc đã khóa khả năng tác chiến của những phi công có trình độ chiến thuật cao. Do đó, với sự phối hợp giữa đài radar trinh sát dẫn đường, tên lửa phòng không và pháo phòng không với không quân đã tăng khả năng tác chiến của không quân Việt Nam nhiều lần.

Các phi công Việt Nam đã thành công trong việc áp đặt cách đánh đối với phi công Mỹ, kế hoạch phục kích và tấn công đã buộc không quân Mỹ vào thế phòng thủ bị động, khi chuyển sang tấn công cũng thụ động và kém linh hoạt hơn.

Mặc dù tỷ lệ tổn thất của máy bay Mỹ so với tỷ lệ tổn thất của MiG khá cao 2:1 nhưng rõ ràng khả năng tổn thất sẽ giảm hơn nếu những phi công Việt Nam có số giờ bay cao hơn, kinh nghiệm tác chiến cao hơn và sử dụng triệt để tính năng kỹ chiến thuật của MiG 21.

(http://giaoduc.net.vn/images/stories/2011/08/13/mig06.gif)

Sơ đồ hoạt động tác chiến của không quân Việt Nam

Bài học kinh nghiệm: Cuộc chiến tranh trên không phận Việt Nam để lại nhiều dấu ấn đặc biệt, lực lượng không quân còn non trẻ của Việt Nam đã thành công trong việc đối đầu với lực lượng không quân hùng mạnh, dày dạn kinh nghiệm của Mỹ.

Có nhiều vấn đề còn phải bàn cãi, nhưng nếu lực lượng không quân Việt Nam có được sự đầy đủ về vũ khí trang bị và phương tiện chiến tranh, kinh nghiệm tác chiến cũng như thời gian huấn luyện tác chiến, thì tổn thất của người Mỹ trong cuộc không chiến này sẽ không dừng lại ở tỷ lệ 2/1 và chỉ có 2 B52 bị MiG 21 tiêu diệt trên bầu trời Hà Nội.

Không chiến ở Việt Nam đã khẳng định: tốc độ, sức cơ động với chiến thuật thông minh, nắm chắc tính năng kỹ chiến thuật của phương tiện, đồng thời với sự chỉ huy năng động, sáng tạo, đồng bộ chặt chẽ từ ban chỉ huy cấp chiến lược, chiến dịch  đến sự tuân thủ tuyệt đối của người phi công với người chỉ huy trực tiếp của mình quyết định sự thành bại trên chiến trường.

Sức mạnh của lực lượng không quân trong không chiến phần lớn phụ thuộc vào sự phối kết hợp các phương tiện hỏa lực, phương tiện trinh sát, cảnh báo sớm và khả năng khai thác tuyệt đối tính năng kỹ chiến thuật của phương tiện bay, đồng thời là sự năng động, sáng tạo, trình độ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của phi công trên cánh bay. Phối kết hợp chặt chẽ giữa các thành viên trong đội bay và tuân thủ mệnh lệnh.

Trong chiến tranh hiện đại, những máy bay tiêm kích đa dụng như F 16, F18, MiG 29, SU 30MK có rất nhiều điểm mạnh, hệ thống radar công suất lớn, tên lửa không đối khống có khả năng tấn công từ tầm rất xa, súng máy rất mạnh, tính cơ động rất cao. Nhưng cuộc không chiến dường như không phải đơn thuần là cuộc đối đầu về kỹ thuật.

Và còn là cuộc đối đầu vể năng lực tác chiến, kỹ năng cơ động tấn công và phòng thủ, đặc biệt là kỹ năng phát hiện mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết, tránh tên lửa không đối không và các kỹ xảo bay phức tạp, cận chiến và thoát hiểm.

Dù chiến tranh đã qua đi rất lâu, nhưng phân tích những bài học kinh nghiệm của các cuộc không chiến, những kỹ năng mà phi công cả hai bên thực hiện trong cuộc đối đầu không cân sức, những chiến thuật mà hai bên thực hiện, những chiến thắng và tổn thất vẫn là bài học quan trọng trong chiến tranh hiện đại.


Tiêu đề: 11/07/1967
Gửi bởi: chiangshan trong 07 Tháng Giêng, 2012, 05:26:10 pm
- Ngày 26/6/1967: theo tài liệu phía ta, phi công Lim-Txun-Gơn thuộc đoàn Z hy sinh. Tuy nhiên phía Mỹ không có ghi nhận bắn rơi MiG trong ngày này.

- Ngày 11/7/1967: theo LS dẫn đường KQ:

Sáng sớm ngày 11 tháng 7 năm 1967, thấy có nhiều triệu chứng địch sẽ đánh Hải Dương, thủ trưởng trực chỉ huy Binh chủng Nguyễn Văn Tiên yêu cầu phải tổ chức theo dõi chặt chẽ tình hình địch ở hướng đông nam, ta sẵn sàng đưa MIG-17 (4 chiếc đã chuyển sân cơ động xuống từ chiều hôm trước) vào đánh phục kích tại sân bay Kiến An và cho MiG-21 từ Nội Bài làm nhiệm vụ nghi binh, yểm hộ. Kíp trực Ban Dẫn đường Binh chủng dẫn chính tại sở chỉ huy Nguyễn Văn Chuyên, Đào Ngọc Ngư dẫn MiG-21, Phạm Từ Tịnh, Vũ Đức Bình dẫn MIG-17 và Nguyễn Quang Sáng trên hiện sóng. Kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 923 và 921 dẫn bổ trợ.

ựa vào tình báo B1, 7 giờ 24 phút, 2 đôi bay MiG-21 liên tiếp cất cánh từ Nội Bài. Đôi thứ nhất: Lê Trọng Huyên-số 1 và Đồng Văn Song-số 2, do trực ban dẫn đường Nguyễn Văn Chuyên dẫn, bay theo Đường 18, qua Đông Triều, Hải Phòng vào yểm hộ và sẵn sàng đánh địch ở độ cao trung bình. Còn đôi thứ hai: Trần Ngọc Xíu và Mai Cương, do trực ban dẫn đường Đào Ngọc Ngư dẫn, bay theo Đường 1 nam vào nghi binh tại khu vực Ân Thi - Hưng Yên.

7 giờ 26 phút, C-45 bắt được tốp cường kích 12 chiếc của địch ở đông nam cửa Ba Lạt 50km, bay về phía cửa sông Thái Bình. 7 giờ 29 phút, sở chỉ huy Binh chủng cho biên đội MiG-17: Lưu Huy Chao, Lê Hải, Bùi Văn Sưu và Nguyễn Đình Phúc cất cánh, sở chỉ huy Kiến An dẫn bổ trợ, đi Ninh Giang vào khu chiến Phủ Cừ-Thanh Miện để sở chỉ huy Binh chủng dẫn tiếp đánh tốp cường kích 12 chiếc. Nhưng đến khu chiến, biên đội MIG-17 gặp mây thấp, không lên độ cao theo đúng hiệp đồng, nên C-45 không bắt được và đối không sở chỉ huy Binh chủng cũng không liên lạc được, đồng thời do nhận được thông báo của đài chỉ huy bổ trợ Ninh Giang: địch toàn tiêm kích F-4 và F-8 (đài chỉ huy bổ trợ nhận dạng nhầm), nên biên đội MIG-17 đã tự vòng tại chỗ, chờ đánh cường kích quay ra, nhưng không thành. Sau đó thoát ly về Gia Lâm hạ cánh.

Đội bay Huyên-Song bay đúng hiệp đồng, sẵn sàng vào yểm hộ, mặc dù lúc đó Binh chủng không bắn được MiG-17, nhưng thấy tình thế còn có lợi đối với MiG-21, trực ban dẫn đường Nguyễn Văn Chuyên đã đề nghị cho chuyển sang đánh chính và được thủ trưởng đồng ý. 7 giờ 35 phút, đôi Huyên-Song vừa bay qua Kiến An, được dẫn ngay vào tiếp địch với góc 50 độ. Số 1 nhanh chóng phát hiện A-4 có F-8 yểm hộ trong đội hình, cự ly 12km. phi công Lê Trọng Huyên cắt vào tốp A-4, bám theo 1 chiếc, phóng tên lửa, 1 A-4 rơi. Đồng chí thoát ly bên trái xuống độ cao thấp rồi lật sang phải, vòng qua Hải Dương. Số 2 bám theo 2 chiếc khác, nhưng không kịp bắn, vì thấy cao xạ bảo vệ Hải Dương bắn lên, đành phải kéo cao và thoát ly về Nội Bài. Sau khi vòng xuống phía nam Hải Dương, số 1 phát hiện 1 chiếc máy bay khác trên đường bay ra, bèn đuổi theo, phóng quả tên lửa thứ hai, nhưng không trúng và về Nội Bài hạ cánh.

Đây là trận dẫn MiG-17 đánh phục kích có MiG-21 phối hợp, hiệp đồng đầu tiên. Tuy dẫn MiG-17 đánh phục kích không thành công, nhưng dẫn đường đã xử lý tốt một số tình huống: dẫn đôi MiG-21 thứ nhất từ yểm hộ chuyển sang đánh chính đúng ý định, đúng thời cơ, kịp thời cản phá tốp địch đánh vào Hải Dương, góp phần bảo vệ hai cầu quan trọng trên đường 5 là Phú Lương và Lai Vu; dẫn đôi MiG-21 thứ hai bay trong khu nghi binh ở độ cao cao đúng yêu cầu chiến thuật, sau đó chuyển sang bay yểm hộ cho đôi MiG-21 thứ nhất và biên đội MiG-17 trong suốt quá trình về hạ cánh. Tuy nhiên, dẫn đường tính thời gian cất cánh cho đôi MiG-21 thứ nhất và biên đội MiG-17 theo tình báo B1 còn để bị muộn, chưa kịp thời yêu cầu sở chỉ huy Kiến An hoặc qua đối không với đôi MiG-21 thứ hai truyền lệnh cho biên đội MIG-17 lên độ cao cần thiết...


Theo LS KQNDVN, ngày 11/7/1967 biên đội MiG-21 của Lê Trọng Huyên và Đồng Văn Song được dẫn đánh trên hướng đông nam, hiệp đồng với 1 biên đội MiG-17 và phòng không mặt đất chặn đánh 12 chiếc A-4 và 4 chiếc F-8 trên vùng trời Hải Dương. Phi công Lê Trọng Huyên bắn rơi 1 A-4. Đây là chiếc A-4 đầu tiên được KQNDVN ghi nhận là do MiG-21 bắn rơi.

Phía Mỹ không công nhận tổn thất này.


- Ngày 17/7/1967:

Theo LS dẫn đường KQ: Sáng ngày 17 tháng 7 năm 1967, địch đánh khu vực Cẩm Thủy-Lang Chánh-Quan Hóa. Các thủ trưởng trực chỉ huy Binh chủng Đào Đình Luyện và Đỗ Long đồng ý cho Trung đoàn 921 vào đánh. Đôi bay: Nguyễn Nhật Chiêu-số 1 và Nguyễn Văn Lý-số 2 cất cánh từ Nội Bài. Các kíp trực Ban Dẫn đường Binh chủng: Đào Ngọc Ngư, Vũ Đức Bình tại sở chỉ huy và trung đoàn: Phạm Công Thành, Tạ Quốc Hưng cũng tại sở chỉ huy thực hiện dẫn phối hợp. MiG-21 cất cánh xong, đến Phúc Yên, sở chỉ huy Binh chủng cho vòng trái, hướng bay 180 độ, tốc độ 850km/h, lên độ cao 4.000m. Khi ta đến ngang Phủ Lý, sở chỉ huy trung đoàn bắt đầu dẫn, cho tăng dần tốc độ lên 900 km/h, vòng phải hướng bay 250 độ, rồi 950km/h, 270 độ MiG-21 đến sông Mã, đổi hướng bay 210 độ, liên tục nhận thông báo vị trí mục tiêu. Với góc vào tiếp địch 80 độ, số 1 phát hiện F-8, từ 8 đến 10km. Ta chủ động không chiến trong 3 phút tại nam Lang Chánh 30km, trời mù, tầm nhìn kém. Số 1 và số 2 thay nhau công kích-yểm hộ. Phi công Nguyễn Văn Lý bắn rơi 1 F-8. Đây là chiếc F-8 đầu tiên bị MiG-21 bắn rơi. 7 giờ 55 phút, lệnh rút khỏi khu chiến, ta tách tốp và thoát ly theo hướng bắc.

Phía Mỹ cũng không công nhận tổn thất này.


Tiêu đề: 21/7/1967
Gửi bởi: chiangshan trong 07 Tháng Giêng, 2012, 05:55:09 pm
Theo Clashes:

Ngày 21/7/1967, biên đội Page Boy gồm 4 F-8 bay MiGCAP yểm trợ cho lực lượng không kích vào đánh kho dầu Ta Xá, tây bắc Hà Nội 30 dặm. Trong khi bay tuần phòng, Page Boy phát hiện 8 MiG-17 xuất hiện từ trong mấy và tấn công. Page Boy 1 cơ động vào phía sau 1 chiếc MiG và lần lượt bắn 3 AIM-9D, quả thứ ba dẫn tốt và phá hủy chiếc MiG. Ngay lúc đó, 1 MiG khác tấn công Page Boy 1 và bắn trúng cánh phải, làm hỏng nhiều đường thủy lực và gây cháy nhỏ.

Page Boy 2 truy đuổi những chiếc MiG khác và bắn 2 AIM-9D đều trượt. Page Boy 2 tiếp tục tấn công 1 MiG khác, bắn AIM-9D nhưng vẫn trượt và tiếp cận dùng cannon bắn trúng chiếc MiG. Phi công nhảy dù. Sau đó Page Boy 2 cũng bị trúng đạn và hư hỏng, mất 3/4 cánh đuôi phải.

Page Boy 3 tấn công 1 MiG khác bằng AIM-9D, không nhìn rõ tên lửa có trúng hay không. TUy nhiên quan sát thấy 1 phi công MiG nhảy dù nên Page Boy 3 được ghi nhận là đã bắn hạ MiG. Page Boy 1 và 2 bị thương nhưng về hạ cánh thành công.

Trong khi ấy, 1 chiếc F-8 lẻ mật danh Nickel đang làm nhiệm vụ hộ tống/chế áp cao xạ với 1 chiếc A-4C Irond Hand chế áp SAM. Trong vai trò này, Nickel chỉ mang 1 AIM-9D và rocket Zunis. Nickel nghênh chiến với 1 MiG-17 tán công A-4, bắn AIM-9D trượt và sử dụng cannon trúng nhiều phát nhưng không hạ được MiG. 2 MiG-17 lướt qua trước mặt F-8 và Nickel tiến hành truy đuổi, bắn 4 quả rocket Zunis. 1 quả có vẻ đã trúng chiếc MiG, Nickel tiếp tục tấn công bằng cannon, phi công MiG nhảy dù.


Theo F-8 Units, các F-8 được ghi nhận bắn hạ MiG gồm:
- F-8C 147018 NP 442 mật danh Page Boy 1 do trung tá Marion H. Issacks thuộc phi đoàn 24.
- F-8C 146992 NP 447 mật danh Page Boy 2 do thiếu tá Robert L. Kirkwork thuộc phi đoàn 24.
- F-8E 150859 NP 107 mật danh Nickel do thiếu tá Ray G. Hubbard thuộc phi đoàn 211.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-07-21_usn-pilot.jpg)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-07-21_f-8c_147018.jpg)
(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-07-21_f-8.jpg)

Tất cả đều thuộc không đoàn 21 trên TSB Bon Homme Richard.

Ngoài ra đại úy Phil Dempewolf (Page Boy 3) thuộc phi đoàn 24 được ghi nhận là "có thể" đã bắn hạ 1 MiG.

Như vậy trong trận này phía Mỹ claim 3 MiG + 1 "có thể", 2 F-8 bị thương nhưng vẫn về được. Tài liệu phía ta xác nhận phi công Ly-Đông-Su và Ly-Đôn-In thuộc đoàn Z hy sinh.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: vietcong91 trong 13 Tháng Giêng, 2012, 10:41:59 am
Cho em hỏi, em có đọc một số tài liệu ghi chú rằng hệ thống S-125 hồi đó chưa có ở Bắc Việt, vì mối quan hệ Trung - Xô những năm 60 đang xấu đi, không biết có chính xác không ạ  ???


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: tung677 trong 15 Tháng Giêng, 2012, 09:44:34 pm
Cho em hỏi, em có đọc một số tài liệu ghi chú rằng hệ thống S-125 hồi đó chưa có ở Bắc Việt, vì mối quan hệ Trung - Xô những năm 60 đang xấu đi, không biết có chính xác không ạ  ???
Chính xác...là S-125 về không kịp...thì cuộc chiến 12 ngày đêm năm 1972 ,đã kết thúc.nà nó có xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc duyệt binh năm 1973 (..hình như là ngày 1/5 /1973...?)


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 25 Tháng Giêng, 2012, 04:24:23 pm
Trích Clashes:


Rivet Top

Trong mùa hè 1967 KQ Mỹ có thêm 1 bước tiến trong việc chống MiG khi phiên bản mới của EC-121 - EC-121K được đưa tới ĐNA. Chiếc EC-121 mới được gọi là Rivet Top ban đầu nhằm thu thập tình báo điện tử nhưng giờ được trang bị những phương tiện mới có thể đưa ra cảnh báo về SAM và giúp phát hiện các trận địa SAM. Quan trọng hơn, Rivet Top mang 4 bảng điều khiển đặc biệt nơi các chuyên viên mật vụ của KQ nói được tiếng Việt theo dõi liên lạc giữa MiG và GCI; Rivet Top có thể cho biết khi nào MiG cất cánh, leo cao, phát hiện máy bay Mỹ, tấn công và khi nào họ cạn dầu. Cũng như những chiếc EC-121 khác, Rivet Top mang QRC-248 nhưng cũng mang cả những thiết bị có thể hỏi được 2 hệ thống thu phát khác của LX là SRO-1 và SOD-57, điều EC-121D College Eye không làm được. Rivet Top có nhiều ưu điểm - nó mang tổ bay 10 người trong khoang tác chiến thay vì 4 trên EC-121 thông thường và thiết bị của nó được thiết kế đặc chủng, không như các thiết bị thương mại lạc hậu trên EC-121 thường. Một lợi thế lớn khác là nó tích hợp SIGINT (tình báo tín hiệu) và IFF (hỏi đáp địch-ta) trên 1 máy bay và dễ dàng hơn trong việc kiểm tra và đưa thông tin về vị trí MiG tới lực lượng không kích. Rivet Top thành công đến mức thời gian phục vụ tạm thời ban đầu 120 ngày đã được kéo dài đến tận 1969; từ lúc triển khai đến khi Rolling Thunder kết thúc, Rivet Top đóng góp 13 trong số 20 MiG bị hạ. Ưu thế vượt trội của Rivet Top so với EC-121 dã quá rõ và BCH KQ Thái Bình Dương bắt đầu nâng cấp chúng lên chuẩn Rivet Top. Để cung cấp cho EC-121D College Eye những khả năng của Rivet Top, 4 tổ hợp mật vụ được gắn lên - gọi là Rivet Gym, nhưng số máy bay này không sẵn sàng cho tới tháng 5-1968, khi vai trò của KQ trong Rolling Thunder đã kết thúc.

Rivet Top và Rivet Gym đánh dấu 1 trong những nguồn hiệu quả nhất mà người Mỹ dùng để kiểm soát hoạt động của MiG - liên lạc radio giữa MiG và GCI. Do BVN sử dụng hệ thống của LX, phi công được hướng dẫn làm gần như mọi thứ, rất dễ cho các chuyên gia SIGINT nói chính xác điều gì đang diễn ra - bằng cách nghe MiG khởi động và cất cánh và nghe GCI hướng dẫn anh ta tiếp cận máy bay Mỹ, sau đó yêu cầu anh ta leo cao, ngoặt và bật tăng lực. Các chuyên gia Mỹ cũng có thể nghe được phi công MiG gọi khi phát hiện máy bay Mỹ, khi họ tấn công và kết quả ra sao.

Trong khi SIGINT cung cấp cho tình báo Mỹ bức tranh chính xác và thực tế về hoạt động của MiG, nó không hiệu quả thật sự. Có rất nhiều vấn đề. Ví dụ, rất khó xác định MiG tấn công biên đội nào. Khi MiG thông báo sẽ tấn công, các chuyên gia Mỹ chỉ nghe được 1 phía của cuộc đối thoại, anh ta không có tầm nhìn trên radar nên không thể nói biên đội nào sắp bị tấn công. An ninh là một vấn đề khác. Việc người Mỹ đang nghe trộm liên lạc của BVN là 1 điều tối mật. Làm sao có thể giữ bí mật nó lâu nếu mỗi lần MiG tấn công, máy bay Mỹ lại được cảnh báo của radio? BVN - cả LX và TQ - cũng nghe trộm liên lạc của Mỹ, vì vậy vấn đề là làm sao sử dụng thông tin SIGINT mà không để lộ nó. Vấn đề này còn phức tạp hơn ở chỗ nói chung SIGINT thuộc trách nhiệm của NSA chứ không phải quân đội và họ có những quy định riêng. Trên thực tế thu thập và sử dụng mọi thông tin thuộc về tình báo điện tử - liên lạc radio, radar..- là trách nhiệm của NSA. Mặc dù phần lớn thông tin trên được các quân nhân thuộc các bộ phận khác nhau của quân đội thu thập nhưng quân đội lại không được toàn quyền sử dụng.

Vấn đề rất tế nhị; việc người BVN nói gì không nhạy cảm bằng thực tế là người Mỹ đang kiểm soát các liên lạc đó. Câu hỏi làm sao để dùng và vẫn bảo vệ nguồn tin quý giá này tồn tại suốt cuộc chiến. Các nhân viên chính phủ Mỹ đang nghe trộm liên lạc radio của BVN và không cung cấp các thông tin đó cho phi công - việc có thể đã cứu mạng họ luôn làm các sĩ quan cấp cao nổi giận khi biết được. Trong suốt cuộc chiến các sĩ quan này liên tục gây sức ép nhằm đưa thông tin cho các phi công và dần dần quy định sử dụng thông tin nghe trộm của BVN cũng được nới lỏng, mặc dù không bao giờ được giải quyết triệt để. Trớ trêu hơn, khi tin từ Rivet Top bắt đầu được chuyển cho các phi công, nó đã không hiệu quả như mong đợi. Các phi công không có sự phê chuẩn an ninh và do đó không thể được biết nguồn tin về MiG đến từ đâu, do vậy họ xếp chúng vào một mớ thông tin khác họ nhận được, trong đó phần lớn là kém tin cậy. Cuối cùng, khi rốt cuộc thông tin thực tế về MiG được cung cấp, các radio của EC-121 vẫn quá tệ đến mức cảnh báo phải chuyển tiếp qua 1 máy bay khác, thường xuyên làm chậm trễ thông tin đến mức vô dụng.

Cuối tháng 7, phần lớn hạn chế về mục tiêu ở BVN đã được gỡ bỏ và cường độ không kích tăng lên, nhưng bất chấp điều này, MiG vẫn hiếm khi tấn công. Những lần trước đây MiG vẫn giảm hoạt động sau khi gặp thời kỳ tổn thất và tình báo Mỹ nhận định rằng BVN đang nghiên cứu lại chiến thuật và huấn luyện những phi công mới. Hoạt động của MiG giảm đến mức số F-4 làm nhiệm vụ MiGCAP đã giảm và bắt đầu quay lại vai trò cường kích.


Tổng kết giữa hè

Lực lượng Rolling Thunder có thể nhìn lại hoạt động không đối không trong nửa đầu 1967 với sự hài lòng. BVN đã mất khoảng 55 MiG trong không chiến và khoảng 30 trên mặt đất, tương đương với toàn bộ máy bay của họ. Riêng trong tháng 4 và 5 BVN mất 38 tiêm kích trong chiến đấu, trong khi tổn thất của phía Mỹ là nhẹ và MiG chỉ buộc được vài biên đội cường kích cắt bom sớm.

KQ Mỹ ghi nhận thành công của chiến dịch không đối không cho 3 yếu tố. Thứ nhất, ECM pod cho F-4. Đến tháng 5, mọi không đoàn F-4 đều mang pod, cho phép các F-4 hộ tống tới bất cứ nơi nào cường kích cần. ECM pod cho phép F-4 xâm nhập qua hàng rào SAM với đội hình chặt chẽ với cường kích; do hệ thống GCI của BVN giữ MiG tránh xa các đợt F-4 càn quét và MiGCAP, F-4 sẽ có nhiều cơ hội nghênh chiến hơn khi họ đi chung với cường kích. Thứ hai, với sự xuất hiện cannon pod, F-4 có thể đấu với MiG ở cự ly gần, và điều này bù đắp cho hoạt động tiếp tục kém cỏi của tên lửa, đặc biệt là với MiG-17. Cuối cùng, sự xuất hiện hệ thống hỏi QRC-248 trên EC-121 tạo một bước tiến quan trọng trong việc phát hiện MiG và hướng dẫn máy bay Mỹ tấn công.

HQ Mỹ cũng hoạt động tốt, hạ 12 MiG kể từ tháng 4 và đã nâng cao đáng kể hiệu quả của tên lửa với AIM-9D - đã được dùng để hạ 9 MiG.

Tổng kết về vũ khí của KQ trong các trận đánh tháng 4 đến tháng 6 cho thấy vấn đề về tên lửa vẫn tồn tại. Trong 61 trận đánh, F-4 của KQ bắn 72 AIM-7 với 8 trúng (thành công 11%) và 59 AIM-9B với 10 trúng (17%). Đáng ngạc nhiên, F-105 bắn 11 AIM-9 với 3 trúng, tỉ lệ 27%, cao hơn nhiều so với F-4 (bắn 48 trúng 7, tỉ lệ 14%). AIM-4D bắn 10 trúng 0. Trong khi đó, kết quả của cannon tỏ ra đáng khích lệ. F-105 thực hiện 21 lần tấn công bằng cannon và hạ 6 MiG, tỉ lệ hiệu quả là 28%; F-4 thực hiện 9 lần tấn công và hạ 5 MiG, hiệu quả 55%. Ngoài 11 MiG bị hạ còn 4 MiG bị cannon bắn bị thương, cho tỉ lệ trúng đích là 50%. Kết quả tuyệt vời của cannon đến từ nhiều yếu tố. F-105 đang được sử dụng nhiều hơn trong vai trò MiGCAP và trong nhiều trận họ dự kiến trước sẽ gặp MiG nên thước ngắm được đặt ở chế độ đối không. Đối với F-4, có vẻ MiG cơ động để tránh tên lửa và không ngờ được sẽ bị tấn công bằng cannon; các động tác cơ động đó đưa họ tới gần F-4 hơn và nằm trong tầm bắn cannon. Khả năng cơ động của F-4 và trình độ phi công cũng là một yếu tố quan trọng.


Tiêu đề: 10/08/67
Gửi bởi: chiangshan trong 25 Tháng Giêng, 2012, 06:01:28 pm
Theo LS dẫn đường KQ:

Ngày 10 tháng 8 năm 1967, địch vào đánh Phủ Lý. Đôi bay: Bùi Đình Kình-số 1 và Đồng Văn Song-số 2 do kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 921 dẫn chính: Tạ Quốc Hưng tại sở chỉ huy và Lê Thiết Hùng trên hiện sóng và trực ban dẫn đường tại sở chỉ huy Binh chủng: Đào Ngọc Ngư dẫn bổ trợ. MiG-21 xuất kích về phía Hòa Bình, vòng xuống Cẩm Thủy, rồi vòng ngược lên định đánh cường kích địch vào Phủ Lý, thì đột nhiên gặp tiêm kích địch ở khu vực Lạc Thủy xông ra. Ta buộc phải đối phó. Số 1 phát hiện F-4 đối đầu, cự ly 10km và giãn cách 5km, nhưng xung quanh còn nhiều chiếc khác và tốc độ của ta lúc đó quá lớn. Không chiến diễn ra ở độ cao 4.000m tại khu vực Vụ Bản, mới được 2 phút 30 giây, cả hai phi công của ta đều bị địch bắn, số 1 hy sinh, số 2 nhảy dù an toàn. Đây là một trong những trận gần MiG-21 bị tổn thất nghiêm trọng trong năm 1967.

Sau trận đánh, bài học được rút ra: Trong khu chiến, dẫn đường và phi công phải tìm mọi cách giám sát chặt chẽ mọi hành động của từng tốp địch, nhất là khi gặp cả cường kích và tiêm kích hoặc chỉ gặp tiêm kích, thì mới tạo ra khả năng giành được phần thắng và hạn chế được tổn thất. Do đó, dẫn đường sở chỉ huy đã tăng cường luyện tập dẫn chặn kích địch trên đoạn bay ngắn, có lợi nhất vì qua thực tế chiến đấu, đoạn bay này chỉ khoảng từ 3 đến 4 phút bay của mục tiêu và dẫn đường trên hiện sóng đã tập trung luyện tập cách dẫn ta bám theo mục tiêu cơ động; tiếp tục phát huy cách thu tình báo gần tập trung về một bàn dẫn đường và phân công dẫn đường hiện sóng chuyên trách đã được thực hiện thành công từ cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 1967; nâng cao trình độ đánh dấu đường bay cho tiêu đồ gần, hiệp đồng tỉ mỉ cách dùng thước, dùng chì trên bàn dẫn đường... Còn phi công tập trung nghiên cứu cách quan sát phát hiện toàn bộ đội hình địch và kiểm soát tình hình trên không trong khu chiến.


Theo USN F-4 MiG Killers:

Ngày 10/8/1967, biên đội 2 F-4B thuộc phi đoàn 142, không đoàn 14 gồm 152247/NK 202 do đại úy Guy Freeborn, trung úy Robert Elliot lái và 150431/NK 210 do thiếu tá Robert C. Davis và Gayle O. Elie lái xuất phát từ TSB Constellation làm nhiệm vụ bay BARCAP (tuần phòng trên hướng KQ địch có thể xuất hiện) yểm trợ cho cường kích vào đánh ga Phủ Lý. Sau khi tiếp dầu, biên đội vào vị trí tuần phòng phía tây Nam Định và vòng lượn ở độ cao 22000ft.

F-4B thực hiện chiến thuật mới theo kế hoạch định sẵn. Biên đội giữ vị trí ở ngay dưới trần mây theo vì ở độ cao 15000-18000ft như thường lệ. Lực lượng BARCAP có sự kiểm soát radar/radio lớn hơn. Với lợi thế ở dưới trần mây, BARCAP hy vọng có thể gây bất ngờ đối với những chiếc MiG khi họ lao qua mây. MiG của KQNDVN vẫn thường tấn công từ phía trên mây dưới sự hướng dẫn của hệ thống CGI và phi đoàn 142 hy vọng chiến thuật mới này sẽ giúp họ tóm được MiG khi MiG bổ nhào tấn công các máy bay cường kích. Chiến thuật này đã phát huy tác dụng và lực lượng BARCAP đã đụng độ với MiG-21 thay vì MiG-17 mà đến thời điểm này HQ Mỹ hiếm khi gặp phải.

Khi số cường kích của Constellation rời khu vực, MiG xuất hiện nhưng F-4 vẫn không phát hiện được dù đã cố gắng tìm kiếm. CUối cùng họ phát hiện được MiG ở phía sau 15 dặm. Freeborn thấy 2 MiG-21 sơn bạc lao qua màn mây, hướng về phía bắc ở độ cao 22000ft và vận tốc khoảng 400 knot. MiG không phát hiện được F-4.

Biên đội F-4 cơ động vào vị trí phía sau MiG. Freeborn bắn 1 AIM-9 có dẫn và nổ ngay phía bên trái MiG. MiG mất độ cao với khói và nhiên liệu phụt ra. Davis khai hỏa 2 AIM-7 vào chiếc MiG kia nhưng tên lửa không được phóng đi. Anh ta chuyển sang bắn 2 AIM-9, quả thứ nhất trượt, quả thứ hai bay theo quán tính. Davis liền thực hiện cơ động yo-yo vào phía sau chiếc MiG bị Freeborn bắn trúng, lúc này đang lượn trái ở độ cao 14000ft bắn tiếp 2 AIM-9 và phá hủy chiếc MiG.

Freeborn bị kích động khi thấy Davis hạ chiếc MiG đã bị mình bắn bị thương, liền chuyển sang chiếc MiG còn lại lúc này đang ở phía trước và thấp hơn anh ta 1000ft. Freeborn bắn 2 AIM-9, quả thứ nhất không bắn được nhưng quả thứ hai có dẫn, lao thẳng vào chiếc MiG và biến nó thành một quả cầu lửa.


(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-08-10_usn_pilots.jpg)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-08-10_f-4b.jpg)

Như vậy phía Mỹ claim 2 MiG-21, ta xác nhận. Đại úy Bùi Đình Kình, đại đội trưởng c2/e921 hy sinh.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 11 Tháng Hai, 2012, 09:23:17 pm
Lược dịch Clashes:

Vào tháng 8 Tiểu ban về tình trạng sẵn sàng quốc phòng của Thượng viện Mỹ tổ chức một cuộc hội thảo với một số sĩ quan và cựu sĩ quan. Tại cuộc hội thảo này, Tướng William W. Momyer, cựu tư lệnh TĐKQ 7 chịu trách nhiệm cho hoạt động của KQ Mỹ trên vùng trời BVN bình luận về thành công của tác chiến đối không mùa hè đó: "Chúng ta đã thực sự quét sạch MiG khỏi bầu trời. Nếu cất cánh, họ sẽ tiếp tục nhận được số phận tương tự [bị bắn rơi]". Không may, cũng như phần lớn những dự đoán công khai của các sĩ quan Mỹ về tương lai của CTVN, nó đã sai.

Tuyên bố của tướng Momyer không chính xác vì ông ta đã bỏ qua những sự thận trọng cơ bản. QRC-248 vẫn không thể dùng theo cách hiệu quả nhất. Tính năng của tên lửa đối không tiếp tục tỏ ra tồi và không có dấu hiệu nào cho thấy nó có thể được cải thiện trong tương lai. Sự kết hợp F-4D/AIM-4D đặc biệt không thành công dù AIM-4D vẫn là tên lửa tầm nhiệt duy nhất mà F-4D có thể sử dụng, hậu quả là những chiếc F-4 đời mới này chỉ được cải thiện rất ít khả năng không chiến. MiG-21 đã chứng tỏ là nó hoàn toàn vượt trội so với F-105, và còn khó chịu hơn, nghiên cứu của một nhóm tổng kết các trận không chiến cho thấy hệ thống GCI của BVN có thể được nâng cấp đáng kể. Cuối cùng và có lẽ là quan trọng nhất, đã có sự thay đổi thực sự về chất lượng phi công KQ. Trong nửa đầu 1967, phía Mỹ có những phi công F-4 giàu kinh nghiệm với khả năng chỉ huy hiếm có, trong khi phi công MiG thiếu kinh nghiệm và sử dụng những chiến thuật cũ. Tuy vậy, từ đầu tháng 8 điều này thay đổi khi chính sách của KQ thay đổi và đã có ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng chiến đấu. Các phi công mới của KQ được đưa ra chiến trường không được huấn luyện không chiến đầy đủ như lớp trước. Những phi đoàn tiêm kích KQ đầu tiên được đưa sang VN là những đơn vị tốt nhất và bay cùng nhau trong một khối, biết rõ khả năng của đồng đội. Nhưng KQ Mỹ nhanh chóng đưa ra chính sách cho phép phi công trở về nhà sau 100 phi vụ ở BVN hoặc sau 1 năm ở NVN; kết quả là sự gắn kết của đơn vị biến mất. Ban đầu các phi công luân chuyển sau thời gian ở ĐNA được thay thế bằng các phi công dày dạn từ các đơn vị ở châu Âu hoặc Mỹ, nhưng nguồn cung này nhanh chóng cạn, buộc KQ Mỹ phải tìm ở nơi khác.

Từ 1966 KQ Mỹ bắt đầu gửi những phi công không xuất thân từ tiêm kích chiến thuật tới các không đoàn tiêm kích. Một số là phi công tiêm kích của BCH Phòng không hoặc lái máy bay kiểu tiêm kích ở BCH Huấn luyện KQ, một số đến từ những máy bay nhiều động cơ như ném bom hay vận tải, những người có khoảng thời gian khó khăn để làm quen với những chiếc tiêm kích cơ động hơn. Thống kê phản ánh điều này. Trước tháng 6/1966, bình quân mỗi phi công tiêm kích KQ ở ĐNA bay hơn 500 giờ trên máy bay chiến đấu của mình, đến tháng 6/1968 nó sụt xuống còn 240 giờ. Quan trọng hơn, từ tháng 4/1965 đến tháng 6/1967, có 77% phi công tham chiến đến từ BCH KQ chiến thuật (nơi có phần lớn tiêm kích của KQ) hoặc trực tiếp từ các khóa huấn luyện trong đó họ lái máy bay kiểu tiêm kích. Từ tháng 6/1967 đến tháng 3/1968 chỉ có khoảng hơn nửa số phi công tiêm kích mới ở ĐNA đến từ 2 nguồn trên. Tuy nhiên con số tỉ lệ dễ gây nhầm lẫn và không phản ánh đúng thực trạng vấn đề. Gần như toàn bộ các phi công đến từ trường huấn luyện được giao ngồi ghế sau F-4, nơi kỹ năng phi công không có ý nghĩa. Do vậy chỉ có những phi công tiêm kích thực thụ - lái F-105 và lái chính F-4 được đánh giá, tỉ lệ phi công tham chiến có kinh nghiệm lái tiêm kích chiến thuật chỉ là 30% vào giữa năm 1967, so với 65% vào trước đó.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 12 Tháng Hai, 2012, 12:31:18 pm
Hoạt động của TSB

Đầu năm 1967 hoạt động của các TSB Mỹ đã đi vào khuôn khổ. Thông thường HQ Mỹ có 3 TSB hoạt động ở Yankee Station, mặc dù đôi khi con số này lên đến 5 trong giai đoạn bàn giao, khi tàu mới đến và tàu cũ chuẩn bị đi. Mỗi TSB tiến hành không kích trong 12 tiếng (từ trưa tới nửa đêm hoặc ngược lại), sau đó dừng 12 tiếng cho bảo trì. Các TSB có 2 kiểu hoạt động: tác chiến theo chu kỳ và không kích Alpha. Trong hoạt động chu kỳ, cứ cách 1 tiếng rưỡi mỗi TSB xuất kích khoảng 1 nửa số máy bay (từ 25 đến 40 chiếc) hay 8 chu kỳ cho 1 giai đoạn 12 tiếng; số máy bay tối đa đánh 1 mục tiêu cụ thể vào khoảng 20 chiếc. HQ Mỹ chủ yếu tiến hành không kích chu kỳ ở Route Package II, III và IV, khu vực có một số mục tiêu tương đối nhỏ nhưng quan trọng dọc theo mạng lưới giao thông.

Khi cần tập trung không kích một mục tiêu để đạt hiệu quả tối đa, các TSB chuyển sang không kích Alpha. Trong 1 phi vụ Alpha, mọi máy bay của 1 TSB được tổ chức thành 1 nhóm không kích nhằm vào mục tiêu được phân công, thường là ở Route Package IV. Thường thì phi vụ Alpha có sự phối hợp với các TSB khác và các đơn vị KQ ở Thái Lan thông qua TĐKQ 7, và có thể có nhiều phi vụ Alpha kết hợp với KQ cùng đánh những mục tiêu quan trọng. Để thực hiện 1 phi vụ Alpha, TSB ngừng mọi hoạt động đường không trước khi xuất kích - thường là 2 tiếng để chuẩn bị. Sau khi tiến hành, cũng mất chừng đó thời gian trước khi khôi phục hoạt động theo chu kỳ.

Các sĩ quan KQ làm phái viên trên TSB đôi khi phê phán chiến thuật của HQ. Đối với KQ, dường như HQ sử dụng quá nhiều máy bay hỗ trợ để phục vụ vài máy bay cường kích. Về hoạt động chu kỳ của HQ, 1 sĩ quan phái viên ghi lại: "Trong 1 phi vụ thường lệ nằm trong bờ biển BVN khoảng trên dưới 20 dặm, lực lượng gồm 8 cường kích (A-4 hoặc A-6) xuất kích được hỗ trợ bởi 4-6 F-4B bay BARCAP, 1 phi đội 2-4 F-8 trang bị 2 AIM-9B bay tuần phòng trên mục tiêu, 4-6 A-1 hoặc A-4 chế áp phòng không cộng với 2 máy bay tiếp dầu và ít nhất 2 máy bay mang ECM với kích cỡ và tính năng khác nhau cũng tham gia. Thường thì chỉ có A-4 và A-6 làm nhiệm vụ cường kích thực sự… những hỗ trợ này - trừ thỉnh thoảng có tình huống tiếp dầu khẩn cấp hầu như là không cần thiết cho việc hoàn thành nhiệm vụ".

Đến giữa 1966 HQ đã gặp phải vấn đề nghiêm trọng về nhân sự, đặc biệt là với phi công. Chính sách của HQ về thời gian phục vụ của phi công ở ĐNA nói chung không giới hạn số phi vụ ở BVN cho phi công, và do thời gian phục vụ của phi công HQ trên các TSB của Hạm đội 7 là khoảng 3 năm nên chuyện tham chiến ở VN 2 hoặc 3 đợt trong thời gian ấy là bình thường. Trong Rolling Thunder và sau này là Linebacker, các TSB của HQ thực hiện hầu hết các phi vụ từ Yankee Station tới vùng trời nguy hiểm của BVN.

Việc liên tục đối đầu với các hệ thống phòng thủ của BVN là con dao 2 lưỡi. Trong khi các phi công HQ trở nên hết sức dày dạn (kết quả ném bom và không chiến của họ thể hiện điều này), tổn thất của HQ trong chiến đấu là khá cao; nguồn cung phi công nhanh chóng cạn kiệt, buộc những người sống sót phải tham chiến nhiều đợt nữa, điều này ảnh hưởng tới tinh thần của họ. Mặc dù HQ cố gắng huấn luyện thêm phi công cường kích/tiêm kích trên TSB, hạn chế về cấu trúc (sẽ nói đến sau) khiến việc nhanh chóng nâng cao số lượng là rất khó khăn. Điều này được 1 sĩ quan phái viên của KQ ghi lại vào mùa thu 1966: "Có vẻ là có sự thiếu hụt phi công tiêm kích và cường kích, nhiều người phải bay 2 phi vụ trong 1 đợt 12 tiếng".


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 12 Tháng Hai, 2012, 10:26:22 pm
Hoạt động của KQ

Các phi vụ tiêu chuẩn hàng ngày của KQ Mỹ vào BVN là các trận ném bom kiểu Alpha vào Route Package VI khi thời tiết cho phép. KQ tiếp tục nhận được thêm nhiều ECM pod và đến giữa 1967 đã có đủ để trang bị cho toàn bộ cường kích và phần lớn máy bay hộ tống. Đội hình 4 chiếc mang ECM pod tỏ ra khá hiệu quả nên các không đoàn F-105 bắt đầu thành lập những nhóm cường kích gồm 4 hoặc 5 biên đội 4 chiếc bám sát nhau để đạt được sự bao phủ lớn nhất từ ECM pod. Với ECM pod và đội hình thích hợp, lực lượng không kích có thể xâm nhập vùng trời BVN ở 10000ft, an toàn trước hỏa lực PK hạng nhẹ và trung (85% tổn thất do cao xạ là ở dưới 6000ft). Đội hình không kích lớn cùng tiến vào ném bom bổ nhào, buộc các pháo thủ dưới đất phải lựa chọn giữa số lớn mục tiêu đang ném bom đồng thời. Để gây khó khăn thêm cho họ, biên đội F-105 đầu tiên luôn làm nhiệm vụ chế áp PK và ném bom bi xuống các vị trí cao xạ, trong khi số còn lại đánh phá mục tiêu.

Các máy bay Iron Hand và MiGCAP cũng hưởng lợi từ đội hình cường kích lớn và chặt chẽ như vậy. F-105F Iron Hand dẫn đầu sẽ tới mục tiêu trước vài phút để trinh sát thời tiết và tấn công các trận địa SAM, sau đó ở lại cho đến khi nhóm cường kích cuối cùng thoát ly. So với đội hình kéo dài và tản mát lúc trước, giờ các biên đội tiến vào và rút lui rất nhanh, giảm thời gian biên đội Iron Hand phải ở lại trong khu vực. Ngoài ra, F-4 MiGCAP hộ tống cũng được lợi từ gây nhiễu của ECM và có ưu thế trước MiG-21 ở dưới 15000ft, độ cao cường kích bay. Ngoài ra, chỉ cần 2 biên đội F-4, một bay sau biên đội cường kích đi đầu và một sau biên đội đi cuối là đủ để bảo vệ tất cả. Điều này dễ dàng và hiệu quả hơn nhiều so với cố gắng bảo vệ cả một đoàn dài như trước đây. Một không đoàn trưởng gọi ECM pod và đội hình mới này là “tiến bộ quan trọng nhất trong trong cuộc chiến trên khong ở BVN suốt thời gian phục vụ của tôi” và “giờ là chuyện thường cho chúng tôi [F-4 hộ tống] khi là thành phần của lực lượng không kích 28-32 chiếc bay với tốc độ 520-560 knot ở độ cao 13000-17000ft, tấn công 1-3 mục tiêu gần nhau với toàn bộ máy bay vào và rời mục tiêu trong không đầy 1 phút, sau đó thoát ly trong một đội hình tổ chức tốt ở tốc độ 600 knot đến khi rời khu vực nguy hiểm”.

Cũng như các sĩ quan KQ phê phán chiến thuật của HQ, một số sĩ quan HQ cũng nghĩ rằng chiến thuật của KQ là kém linh hoạt. Phi công HQ quen dùng đội hình tấn công tương đối nhỏ, cơ động với hộ tống mạnh không mang ECM pod xuất kích từ TSB gần mục tiêu. Các biên đội cường kích HQ vào và rời mục tiêu nhanh chóng và ý tưởng tập trung số lượng lớn tiêm kích-cường kích phản lực trong đội hình lớn, bay sát gợi lại đội hình ném bom thời WW2 thật sự là kỳ quặc.

Lúc này cường kích KQ xâm nhập Route Package VI đã chuẩn hóa phần lớn chiến thuật của họ. THông thường KQ lên lịch cho 4 cuộc không kích mỗi ngày, 2 trong buổi sáng cách nhau 5-30 phút và 2 trong buổi chiều. Lực lượng tiêu chuẩn sẽ gồm 4 biên đội F-105 hoặc F-4 cường kích, 2 biên đội F-4 MiGCAP và 2 biên đội F-105F Iron Hand. Mỗi nhóm sẽ cần 8 máy bay tiếp dầu KC-135 để tiếp dầu trên không trước khi tấn công. Cộng thêm EB-66, EC-121, các máy bay tìm kiếm cứu nạn và hỗ trợ khác, tổng số máy bay tham gia khoảng 110 chiếc. Thường số biên đội cường kích có thể được tăng lên 8 và 4 biên đội bay sau sẽ tiến vào cùng hành lang mà không tách biệt mấy để tận dụng lợi thế gây nhiễu, Wild Weasel và MiGCAP, sau đó ném bom khu vực giống nhóm thứ nhất và rút lui cùng hướng. Cách không kích này cho phép KQ tăng gấp đôi số bom ném xuống mục tiêu với gần như cùng số lượng hỗ trợ, nhưng nó tăng vấn đề về phối hợp.

Cường kích thường là F-105 mang 6 bom Mark 117 750 pound ở giá trung tâm, 2 thùng dầu phụ bên cánh và 2 ECM pod hoặc 1 ECM pod cùng 1 AIM-9B ở giá treo cánh ngoài. Phương án khác có thể là thùng dầu ở giữa thay cho bom Mark 117 và 2 quả bom Mark 84 2000 pound hoặc Mark 118 3000 pound thay cho thùng dầu ở cánh. Nếu biên đội đầu tiên làm nhiệm vụ chế áp PK, bom bi sẽ thay cho các loại bom khác. F-4 bay MiGCAP và cũng thường đóng vai trò cường kích.

F-4 mang tên lửa tầm nhiệt – AIM-4D hoặc AIM-9B và ECM pod ở mỗi giá cánh trong, 4 AIM-7E và 2 thùng dầu phụ bên cánh. Cho nhiệm vụ MiGCAP giá trung tâm mang thùng dầu phụ hoặc cannon pod; cho nhiệm vụ cường kích hoặc hộ tống cường kích, F-4 mang giá bom với 6 quả Mark 82 500 pound hoặc 5 quả Mark 117 750 pound ở giá trung tâm. Khi làm nhiệm vụ cường kích, ngay sau khi ném bom, họ sẵn sàng cho MiGCAP.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/DSC_0006.jpg)


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 13 Tháng Hai, 2012, 12:43:12 pm
Lực lượng không kích tiến vào vùng trời BVN theo hướng đông từ phía vịnh Bắc Bộ hoặc hướng tây từ Lào tùy theo quỹ đạo của máy bay tiếp dầu được phân công, gọi là "tuyến". Các tuyến được chọn dựa trên nhiều yếu tố và các sĩ quan tác chiến KQ tiến hành những biện pháp phòng ngừa đặc biệt để đảm bảo tuyến bay của máy bay tiếp dầu không có sự liên hệ với mục tiêu hay khu vực mục tiêu nào nhằm tránh để BVN nhận ra. Tiếp dầu trước khi không kích diễn ra ở độ cao 14000-22000ft và máy bay sẽ tách khỏi máy bay tiếp dầu ở khoảng vĩ tuyến 20. Nếu tiếp dầu trên không phận Lào, họ dựa vào trạm dẫn đường vô tuyến có tên TACAN Chanel 97 sau đó qua vùng tây bắc VN. Nếu tiếp dầu ở điểm Tan hoặc Brown trên vịnh Bắc Bộ, họ xâm nhập BVN từ bờ biển đảo Cát Bà phía đông Hải Phòng và tiến tới 1 rặng núi nhỏ được gọi là Little Thud Ridge hay Phantom Ridge (có lẽ là dãy Đông Triều?) tới mục tiêu. Do số lượng lớn máy bay tham gia tiếp dầu, liên lạc radio và gây nhiễu radar cảnh báo, hầu như không thể tránh được việc BVN biết trước sắp có không kích.

Việc gây nhiễu radar BVN không nhằm bảo vệ thực sự cho lực lượng không kích mà là để gây rối GCI và làm các nhân viên GCI khó khăn hơn trong việc đánh giá lực lượng và dự đoán mục tiêu. Trong khi việc gây nhiễu dường như chỉ hiệu quả phần nào, tốc độ của lực lượng không kích có nghĩa là thời gian từ lúc tiến vào BVN đến lúc đánh mục tiêu chỉ có 7-10 phút. Nếu hệ thống phòng thủ BVN nhận được thông tin trễ 1-2 phút cũng đã là quan trọng.

Dạng khác của gây nhiễu điện tử, ECM pod cung cấp sự bảo vệ đáng kể trước SAM nhưng cũng gây ra bất lợi chiến thuật. Do phương pháp gây nhiễu và tầm bao phủ hạn chế của ECM pod, máy bay bị hạn chế ngoặt 15 độ trong vùng có SAM và PK và 20 độ ở bên ngoài, như vậy sau khi tiến vào chỉ có thể điều chỉnh nhỏ trong hướng bay. Hạn chế này là một khó khăn nghiêm trọng vì nó cản trở động tác nghi binh tới mục tiêu khác; hành trình gần như thẳng của lực lượng không kích cho phép GCI BVN dự đoán được khu vực bị ném bom và bắt đầu hướng dẫn MiG vào hướng đó.

Lực lượng không kích xâm nhập ở độ cao 11000-16000ft (18000ft là độ cao tối đa trong thực tế cho 1 chiếc F-105 mang đầy dầu và bom) và khi đã vào khu vực, bay với tốc độ cao (khoảng 540 knot). Cường kích được dẫn vào mục tiêu bởi 2 biên đội F-105F Wild Weasel đến trước vài phút. Mỗi biên đội Wild Weasel ở một phía của đường bay và thực hiện 1 trong 2 vai trò. Vai trò chính là Iron Hand, khi họ chế áp và/hoặc tấn công hệ thống radar của SAM và cao xạ khi cường kích tiến vào, ném bom và rút. Nếu không cần Iron Hand, họ làm nhiệm vụ thợ săn-sát thủ, tích cực tìm kiếm radar và cố gắng tấn công.

Mỗi nhóm không kích thường có 2 biên đội 4 F-4 hộ tống. GCI BVN có thể nhận dạng các cuộc càn quét MiG và những chiến thuật hộ tống "phủ đầu" đã hạn chế kiểu đánh này, nên thường 1 biên đội F-4 bay cùng hoặc gần biên đội bay đầu với biên đội kia bám sát phía sau hoặc ngang hàng biên đội bay cuối; hoặc cả 2 biên đội ở phía sau nhóm cường kích. Từ tháng 6/1967 các EC-121 trang bị QRC-248 có thể cung cấp thông tin tin cậy về hoạt động của MiG và cảnh báo các biên đội cường kích và tuần phòng theo mật hiệu riêng của từng biên đội. Nếu MiG uy hiếp cường kích tiến vào, 1 biên đội MiGCAP sẽ nghênh chiến trong khi biên đội kia ở lại với cường kích. Sau đó biên đội nghênh chiến sẽ nhập trở lại đoàn. Nếu MiG không chiến tất cả các biên đội F-4 MiGCAP, cường kích sẽ chịu trách nhiệm tự bảo vệ mình. Lúc này, họ sẽ tạo thành đội hình "vuông" (hoặc hiếm hơn là "kim cương", nếu MiG tấn công, biên đội gần nhất phía sau sẽ cắt bom và nghênh chiến trong khi số còn lại tiếp tục đánh mục tiêu. Nếu bị MiG tấn công các biên đội trưởng sẽ quyết định có cắt bom tùy thuộc vào mức độ bị uy hiếp. Sau khi không chiến với MiG, các biên đội trở lại đội hình pod nhanh nhất có thể. Cường kích và F-4 CAP dùng tần số radio khác nhau nhưng F-4 dùng radio phụ để theo dõi tần số của cường kích.

Các không đoàn F-4 dần dần nhận ra vị trí phía sau cường kích là không ổn - các biên đội F-4 bay sau thường không chống được MiG và trên thực tế họ là một nhóm mục tiêu nữa cho MiG, nhưng MiG hạn chế hoạt động trong quý ba 1967 nên họ chậm chạp trong việc thay đổi đội hình.

Khi nhóm không kích tới mục tiêu, F-4 MiGCAP thường tách ra, 1 biên đội bay lên phía trước để yểm trợ cho Wild Weasel đến khi họ rút lui, biên đội kia chờ cường kích trên hướng thoát ly của họ khi rời mục tiêu. Cường kích bay tới mục tiêu và thực hiện ném bom bổ nhào trong đội hình pod, giảm tối đa thời gian trên mục tiêu. Một cuộc tấn công bổ nhào theo đội hình của 24-36 máy bay là khá ấn tượng và hiệu quả, nhưng nó cần người chỉ huy phải có kỹ năng để đưa tất cả vào vị trí. Sau khi ném bom, cường kích thoát ly với tốc độ cao và tiếp tục tới điểm tiếp dầu.

Trong khi đội hình cường kích lớn ở độ cao trung bình có nhiều ưu thế thì nó cũng có vài bất lợi chiến thuật, chủ yếu vì họ rất dễ bị phát hiện. Bên cạnh tín hiệu radar lớn khi họ tập trung tiếp dầu và hành trình tương đối thẳng tới mục tiêu của tín hiệu do ECM pod còn một vấn đề nghiêm trọng với tất cả máy bay của Mỹ - vệt khói dày từ động cơ. Như cuốn sử của 1 không đoàn tiêm kích chỉ ra, do "buồng đốt và quá trình đốt kém của động cơ turbojet hướng trục, phi công Mỹ thường nhìn thấy nhau từ cách 20-30 dặm, và MiG lợi dụng nó để tấn công; một lực lượng lớn để lại cả một hành lang thực sự bằng khói trên trời". Nó đặc biệt hữu dụng do MiG-21, do tầm nhìn từ buồng lái kém.

Khi thời tiết xấu một chiến thuật kém phổ biến được dùng là kiểu không kích Commando Nail hay Commando Club nổi tiếng kém chính xác, với 1 hoặc 2 biên đội cường kích được 2 biên đội MiGCAP và 1 hoặc 2 biên đội Iron Hand hỗ trợ bay theo đội hình pod phía trên mây và thả bom theo radar. Commando Club được điều khiển bởi 1 trạm radar ở Lào, Commando Nail dùng hệ thống ném bom của bản thân máy bay được thiết kế để thả vũ khí hạt nhân. Hệ thống này không đủ chính xác để vũ khí quy ước phát huy hiệu quả, nhưng về danh nghĩa là ném bom để gây sức ép lên BVN. Mặt khác, phần lớn phi công cảm thấy là nó được tiến hành để KQ có số phi vụ cao ngang với HQ (được nghi ngờ là cũng đang làm tương tự). Các cuộc không kích Commando là mạo hiểm do nó yêu cầu phải bay dài, thẳng và ổn định ở độ cao trung bình trong đội hình chặt chẽ với vận tốc không đổi qua những khu vực được phòng thủ chặt nhất ở BVN, họ là những mục tiêu hấp dẫn cho SAM và MiG và tổn thất lớn thường xuyên khiến những phi vụ kiểu này phải dừng lại.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 13 Tháng Hai, 2012, 06:24:07 pm
BVN tiếp tục nâng cấp hệ thống phòng thủ của họ và đến giữa 1967 họ đã có trên 200 radar cảnh báo và dẫn đường, 175 radar điều khiển hỏa lực PK và khoảng 25 radar Fan Song B điều khiển tên lửa, tập trung dày đặc ở khu vực Hà Nội-Hải Phòng. Đến lúc này hệ thống chỉ huy và điều hành PK của BVN đã đạt đến mức tinh vi cao. Radar cảnh giới và điều khiển hỏa lực giờ có sự phối hợp và có thể đồng thời triển khai PK, SAM và MiG. GCI của BVN có thể và sẵn sàng bố trí MiG ở khoảng cách tới Hà Nội xa hơn so với bất cứ thời điểm nào trước đây và điều này gây áp lực lớn cho tiêm kích hộ tống của Mỹ khi phải bảo vệ cường kích trong toàn bộ quá trình đánh phá. Máy bay Mỹ đối mặt với khả năng bị MiG tấn công ngay khi họ xâm nhập vùng bờ biển từ phía đông hay vượt biên giới Lào ở phía tây.

Đôi khi hoạt động quyết liệt hơn của MiG và di chuyển của SAM về hướng tây dần dần buộc EB-66 phải rời khu vực Hà Nội-Hải Phòng xuống phía nam vĩ tuyến 20 (EB-66 chỉ có thể gây nhiễu 1 trận địa SAM ở cùng 1 thời điểm và bị cấm hoạt động ở những nơi có nhiều trận địa SAM tạo thành vùng hỏa lực chồng lấn), ở quá xa về phía nam khiến họ không thể gây nhiễu hiệu quả hệ thống phòng thủ ở đồng bằng sông Hồng. Cuối cùng, vào giữa năm 1967 khi EB-66 nhận được radio mới cho phép họ nghe được các cảnh báo MiG ngay cả khi máy gây nhiễu đang hoạt động, cộng với khả năng phát hiện MiG từ QRC-248, EB-66 đã có thể trở lại tới vĩ tuyến 21. Để tăng cường gây nhiễu radar BVN, bản nâng cấp của EB-66 là EB-66E được triển khai tới ĐNA vào tháng 8/1967 và tới tháng 10 số EB-66 trong khu vực tăng từ 20 lên 26 chiếc. EB-66E mang ít hơn 2 máy gây nhiễu so với EB-66B nhưng giống như máy gây nhiễu trên EC-66C, nó cho phép sĩ quan tác chiến điện tử trên máy bay thay đổi tần số gây nhiễu trên không. Đến giữa tháng 11/1967, EB-66 đã quay lại với quỹ đạo của mình ở dãy Tam Đảo. Điều này là quá nhiều đối với BVN, MiG bắt đầu tấn công EB-66, buộc họ một lần nữa phải di chuyển xuống phía nam và tây.


Tiêu đề: 23/08/67
Gửi bởi: chiangshan trong 13 Tháng Hai, 2012, 08:45:21 pm
Theo LS dẫn đường KQ:

Chiều ngày 23 tháng 8 năm 1967, địch sử dụng đội hình lớn, trên 60 chiếc, theo đường bay: từ Sầm Nưa, qua Yên Bái, lên bắc Tuyên Quang, men theo triền phía bắc dãy Tam Đảo, xuống Phổ Yên, Đa Phúc vào đánh Hà Nội. Sau khi đánh giá tình hình, các thủ trưởng trực chỉ huy Binh chủng: Đào Đình Luyện, Đỗ Long, Trung đoàn 921 Trần Hanh (Bản can trận đánh) và 923 Nguyễn Phúc Trạch đã thống nhất tổ chức đánh phối hợp hiệp đồng giữa MiG-21 và MlG-17. Để thực hiện được ý định của người chỉ huy, các trực ban dẫn đường tại sở chỉ huy Binh chủng đã được phân công: Đào Ngọc Ngư phụ trách MiG-21 và Lưu Văn Cộng-MiG-17, sử dụng 2 tiêu đồ gần thu tình báo của C-41, 45 và đánh dấu đường bay trên 1 bàn dẫn đường; kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 921: Trần Đức Tụ tại sở chỉ huy và Lê Thiết Hùng trên hiện sóng, còn Trung đoàn 923: Hà Đăng Khoa, Bùi Hữu Hành tại sở chỉ huy và Trần Xuân Dung trên hiện sóng. Binh chủng phối hợp với Trung đoàn 921 dẫn MiG-21, Trung đoàn 923 dẫn chính MiG-17.

14 giờ 57 phút, đôi bay MiG-21: Nguyễn Nhật Chiêu- số 1 và Nguyên Văn Cốc-số 2 cất cánh từ Nội Bài, bay ra hướng tây, qua Nam Thanh Sơn, rồi vòng phải lên hướng bắc. Trên hiện sóng, trực ban dẫn đường Lê Thiết Hùng bám sát được 3 tốp địch ở cuối đội hình, tại sở chỉ huy, trực ban dẫn đường Đào Ngọc Ngư dẫn MiG-21 vào tiếp cận với góc 60 độ, tăng nhanh tốc độ và lên độ cao có lợi. Đến Tuyên Quang, số 1 phát hiện 4 chiếc ở cự ly 15km và ngay sau đó cả đôi bay phát hiện 8, rồi 12 chiếc cả F-4 và F- 05. Tất cả chỉ trong vòng có 1 phút. Tình hình trên không hầu như đã được kiểm soát toàn bộ. Bằng 2 quả tên lửa, phi công Nguyễn Nhật Chiêu diệt 2 F-4. Đồng chí đã trở thành phi công MiG-21 thứ ba trong 1 trận bắn rơi 2 máy bay địch. Và ngay sau đó thêm 1 quả tên lửa nữa, phi công Nguyễn Văn Cốc diệt tiếp 1 F-4. Đây là trận dẫn đánh địch đạt hiệu suất chiến đấu cao nhất của Không quân nhân dân Việt Nam. Tốp F-105 vứt bom quay ra. Đôi MiG-21 về Nội Bài hạ cánh.

Khi MiG-21 bắt đầu xuất kích ra hướng tây thì sở chỉ huy Trung đoàn 923 cho biên đội MiG-17: Cao Thanh Tịnh-số 1, Lê Văn Phong-số 2, Nguyễn Văn Thọ-số 3 và Nguyễn Hồng Điệp-số 4 ở Gia Lâm cất cánh (15 giờ) và dẫn vào khu chiến Đa Phúc-Phúc Yên (Bản can trận đánh). Dựa vào kết quả bám ,địch của trực ban dẫn đường hiện sóng Trần Xuân Dung, tại sở chỉ huy trực ban dẫn đường Hà Đăng Khoa và Bùi Hữu Hành, tập trung dẫn MIG-17 đánh các tốp đi đầu của đội hình địch và cho vào tiếp cận với góc nhỏ (20, 30 độ). Số 1 phát hiện cả F-4 và F-105, 8km. Biên đội không chiến 3 phút ở độ cao 1.500m, phi công Cao Thanh Tịnh và Lê Văn Phong nổ súng, 1 F-105 và 1 F-4 rơi, nhưng sau đó số 2 hy sinh do bị địch bắn. Các số còn lại được dẫn về Kép.

Cũng trong thời gian ta tổ chức đánh ở 2 khu vực trên, kíp trực ban dẫn đường Binh chủng còn theo dõi chặt chẽ Đoàn Z dẫn một biên đội MIG-17 của mình, xuất kích từ sân bay Kép (cất cánh 14 giờ 58), đánh tại khu vực Bắc Ninh, bắn rơi 1 F-105 và về hạ cánh tại Nội Bài. Mũi đánh lớn của địch cơ bản bị bẻ gẫy trước khi vào đến Hà Nội. Các kíp trực ban dẫn đường đã góp công rất xứng đáng, tạo nên trận đánh phối hợp, hiệp đồng xuất sắc giữa MiG-21 và MIG-17. Đây còn là lần đầu tiên ta dẫn thành công MiG-21 và MIG-17 đánh phân đoạn các tốp mục tiêu trong một đội hình lớn của địch.


Theo LS e921:

Ngày 23 tháng 8 năm 1967, lúc 13 giờ, 45 phút mạng ra-đa Quân chủng phát hiện đội hình lớn gồm 40 chiếc máy bay địch ở Sầm Nưa (Lào). Phán đoán địch sẽ vào hướng tây - tây bắc Hà Nội, Bộ tư lệnh Không quân quyết định sử dụng 1 biên đội MIG-21 của Trung đoàn 921 và hai biên đội MIG-17 của Trung đoàn không quân tiêm kích 923 cùng tham gia chặn đánh địch.

Lúc 14 giờ 51 phút, các biên đội lần lượt cất cánh. Biên đội MIG-21 gồm Nguyễn Nhật Chiêu (số 1), Nguyễn Văn Cốc (số 2) được dẫn thọc sâu vào phía sau đội hình địch tạo thế công kích có lợi. Bằng động tác nhanh và chuẩn xác số 1 ấn nút tên lửa hạ tại chỗ một chiếc F-105. Nhận thấy địch không phát hiện được số 1, Nguyễn Văn Cốc bay số 2 từ vị trí yểm hộ băng lên, phóng tên lửa vào chiếc F-4 phía trước. Chiếc F-4 bùng cháy và rơi tại chỗ. Phát hiện 1 tốp F-4 đang bay bằng, Nguyễn Nhật Chiêu phán đoán có thể do ta đánh nhanh, địch không kịp thông báo cho nhau, anh lao tới phóng tên lửa. Quả tên lửa thứ hai phóng trúng vào chiếc máy bay bay sau. Chiếc F-4 bùng cháy. Bọn địch đi cùng quay lại quây lấy Nguyễn Nhật Chiêu. Phát hiện có đám mây phía trước anh nhanh chóng luồn vào và thoát ly, biên đội về hạ cánh an toàn.

Máy bay MIG- 17 của Trung đoàn không quân tiêm kích 923 được dẫn chặn đánh tốp bay đầu của địch. Biên đội Cao Thanh Tịnh, Lê Văn Phong, Nguyễn Văn Thọ, Lê Hồng Điệp bắn rơi 2 chiếc F-105, biên đội thứ hai cũng nhanh chóng bắn rơi 1 chiếc F-4. Đội hình địch tan vỡ. Tuy nhiên, trong trận đánh này, máy bay của Lê Văn Phong sau khi bắn rơi địch đã bị trúng tên lửa của địch. Không kịp nhảy dù, Lê
Văn Phong đã anh dũng hi sinh. Số máy bay còn lại của hai biên đội về hạ cánh an toàn.

Đây là một trận đánh hiệp đồng chặt chẽ giữa MIG-21 và MIG-17 đạt hiệu suất chiến đấu cao, bắn rơi nhiều máy bay địch, lấy lại khí thế quyết chiến quyết thắng của bộ đội không quân.


Theo LS e923:

Ngày 23 tháng 8 năm 1967, hồi 14 giờ 48 phút địch cho 36 máy bay gồm F-105 và F-4 bay theo đường cũ tiến về phía Hà Nội. Trung đoàn 923 được tham gia trận đánh hiệp đồng phân đoạn với Trung đoàn 921 và đoàn Z. Biên đội 4 chiếc MiG-17 trực ở Gia Lâm do Cao Thanh Tịnh làm biên đội trưởng, vào lúc 14 giờ 58 phút, được lệnh cất cánh vào khu vực chiến đấu. 15 giờ 8 phút, biên đội phát hiện địch từ hướng Tam Đảo đang bay vào Hà Nội. Được lệnh công kích, toàn biên đội ném thùng dầu phụ lao vào bọn cường kích F-105. Được yểm hộ, biên đội trưởng Cao Thanh Tịnh tăng tốc độ bám theo chiếc F-105 số 3. Cách máy bay địch chừng 300m anh ấn nút bắn. Máy bay địch trúng dạn bốc cháy rơi xuống phía địa phận huyện Đông Anh ngoại thành Hà Nội. Ít phút sau đó, số 2 Lê Văn Phong bắn rơi tiếp một chiếc F-4D, nhưng máy bay anh đã bị tên lửa địch bắn trúng. Lê Văn Phong đã anh dũng hy sinh. Đội hình địch tan vỡ. Biên đội về hạ cánh tại sân bay Kép. Tuy có tổn thất, nhưng trận đánh thắng lợi, MIG-17 đã bắn rơi 2 máy bay địch trong số 6 máy bay địch bị không quân ta bắn rơi trong trận này, góp phần cản phá một mũi tấn công của địch vào thủ đô Hà Nội.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-08-23.jpg)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/nguyen_van_coc.jpg)(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/nguyen_nhat_chieu.jpg)

Nguyễn Văn Cốc (trái) và Nguyễn Nhật Chiêu (phải), 2 phi công Anh hùng LLVT của KQNDVN.

Theo Clashes:

Ngày 23/8/1967, một lực lượng lớn gồm 9 biên đội F-105 và 4 biên đội F-4 (1 biên đội MiGCAP và 3 biên đội cường kích) tấn công ga Vĩnh Yên. F-105 dẫn đầu với F-4 MiGCAP ở phía sau bên trái họ và 3 biên đội F-4 cường kích bay đội hình chữ V ngay phía sau. Thời tiết tốt với trần mây ở 25000ft. KQ Mỹ không biết rằng 2 MiG-21 đã xuất kích từ Vĩnh Yên ở độ cao thấp để đánh chặn. MiG bay thấp tận dụng nhiễu địa vật để tránh bị radar trên không của Mỹ phát hiện, nhưng tín hiệu của họ bị QRC-248 của 1 trong những chiếc EC-121 bắt được. EC-121 thông báo vị trí của MiG nhưng hộ tống không phản ứng. Khi GCI BVN nhận thấy MiG ở bên sườn đội hình cường kích và ngoài tầm radar của F-4 MiGCAP, họ hướng dẫn MiG nhanh chóng leo cao lên 28000ft. Động tác này đưa MiG lên phía trên trần mây và bên sườn cường kích, vẫn không bị F-4 phát hiện. MiG-21 tiếp cận và theo sự chỉ đạo của GCI bổ nhào xuyên mây với vận tốc cao tới Ford, 1 trong những biên đội F-4 cường kích đi cuối. MiG tấn công bằng tên lửa Atoll; cảnh báo đầu tiên mà F-4 có được là khi Ford 3 thấy tên lửa bắn trúng Ford 4, nổ tung trong 1 quả cầu lửa. Cùng lúc đó, Ford 2 chứng kiến 1 quả Atoll bay lướt qua cánh và tiêu diệt Ford 1. MiG thoát ly mà không hề hấn gì.

Nhưng trận đánh vẫn chưa kết thúc; trong khu vực mục tiêu, thêm nhiều MiG-21 và MiG-17 tấn công bằng chiến thuật thông thường. 1 F-4 bắn 1 quả AIM-7 vào 1 chiếc F-4 khác mà anh ta nhận nhầm nhưng đã kịp bỏ lock trước khi tên lửa bắn trúng. Để kết thúc 1 ngày tệ hại cho F-4, 1 chiếc F-4 khác bị cao xạ bắn rơi và Ford 3 hết dầu khi cố gắng tới chỗ máy bay tiếp dầu, nâng tổng số F-4 mất lên 4, trong đó 3 thuộc biên đội Ford. Tổ lái Ford 3 được cứu, ít nhất 3 dù từ Ford 1 và Ford 4 được thấy, nhưng không ai được cứu.


Trận đánh của MiG-17 với F-4 và F-105, theo Aces&Aerial Victories:

Thành tích duy nhất của KQ Mỹ trong ngày hôm đó thuộc về trung úy David B. Waldrop, III thuộc 1 biên đội F-105 của không đoàn 388 đã bắn rơi 1 MiG-17. Sau khi ném bom mục tiêu, Waldrop vòng phải và thấy 2 MiG-17, 1 chiếc đang bám đuôi 1 F-105 khác. Waldrop tiếp cận MiG, bật tăng lực, tăng tốc vào gần và khai hỏa cannon. Ngay sau đó lửa xuất hiện ở đầu và khoảng giữa cánh của MiG. Khi MiG chậm chạp lật về bên phải, Waldrop tiếp tục tấn công. MiG mất độ cao và đâm thẳng xuống đất, không thấy phi công nhảy dù.

Thiếu tá Billy R. Givens, biên đội trưởng của Waldrop cũng tấn công 1 MiG khi biên đội rời mục tiêu. Anh ta bắn khoảng 900 viên cannon 20mm vào chiếc MiG đang truy đuổi 1 F-105 khác và làm bị thương nó. Ban đầu Givens được ghi nhận với 1 "propable kill" nhưng sau đó nó bị rút lại.

Sau trận không chiến của Givens, Waldrop cùng với trợ thủ truy đuổi 2 MiG khác. Ở độ cao 7500ft Waldrop khai hỏa cannon từ cự ly 3000ft, bắn khoảng 300 viên và chứng kiến nhiều viên trúng MiG trước khi ngừng bắn ở cự ly 2500ft. Waldrop tiếp tục bám theo chiếc MiG vào trong mây, bắn thêm 1 loạt 250 viên ở độ cao 6500ft và cự ly 2500ft và bắn trúng buồng lái. MiG bốc cháy và đâm xuống đất.


Tuy nhiên sau khi kiểm tra, Waldrop chỉ được công nhận bắn hạ chiếc MiG đầu tiên.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-08-23_f-105d_60-504.jpg)

F-105D 60-504 mật danh Atlanta 1 do trung úy David B. Waldrop, III lái thuộc phi đoàn 357, không đoàn 355 KQ Mỹ ở căn cứ Takhli (Thái Lan).

Như vậy ta claim 4 F-4 và 2 F-105. Theo VN Air Losses phía Mỹ chỉ công nhận 2 F-4D thuộc phi đoàn 555, không đoàn 8 KQ Mỹ ở sân bay Ubon (Thái Lan) bị MiG-21 bắn rơi, đó là:
- F-4D 66-0238 mật danh Ford 1, tổ lái gồm thiếu tá Charles Robert Tyler nhảy dù và bị bắt làm tù binh, đại úy Ronald Nichalis Sittner chết.
- F-4D 66-0247 mật danh Ford 4, tổ lái gồm đại úy Larry Edward Carrigan nhảy dù và bị bắt làm tù binh, trung úy Charles Lane chết.

Ngoài ra theo Aces&Aerial Victories có 1 F-105 cũng bị thương trong không chiến.

Phía Mỹ chính thức claim 1 MiG-17, ta công nhận.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 13 Tháng Hai, 2012, 09:28:42 pm
Lược dịch Clashes:

Chiến thuật mới của MiG


Cuộc tấn công chết chóc của MiG-21 vào biên đội Ford đặc biệt gây khó chịu do sau này các không đoàn tiêm kích biết được rằng tình báo Mỹ đã theo dõi MiG-21 tập luyện chiến thuật mới của họ suốt 10 ngày trước đó nhưng đã không báo cho các đơn vị. Các không đoàn trưởng đã nổi cơn thịnh nộ. Họ sẽ còn tức tối hơn nếu biết rằng cuộc tấn công biên đội Ford chỉ là bắt đầu cho sự thay đổi triệt để trong chiến thuật sử dụng MiG-21 của BVN.

Mọi thứ nhanh chóng trở nên rõ ràng là BVN ngừng xuất kích MiG trong tháng 6, 7 và đầu tháng 8/1967 là để tập trung cho huấn luyện và chiến thuật - và nỗ lực của họ đã thành công. Từ đầu năm 1967 rõ ràng MiG đã phải nhận phần lớn gánh nặng phòng không khi ECM pod được sử dụng rộng rãi và SAM trở nên kém hiệu quả. Ban đầu BVN tìm cách thử giải pháp hiển nhiên là sử dụng nhiều MiG với đội hình lớn hơn. Họ giữ lượng lớn MiG trong bán kính 30 dặm từ Hà Nội - nơi có phần lớn mục tiêu và cố gắng đánh chặn mọi cuộc không kích, tấn công quyết liệt và khơi mào một số lượng lớn các trận không chiến.

Nhưng sau nhiều tháng bị tổn thất nặng, rõ ràng chiến thuật đó không hiệu quả. Những trận không chiến gây quá tải cho GCI và MiG mất đi những lợi thế từ nó. MiG-17 không thể so với tiêm kích Mỹ và rõ ràng MiG-21 mặc dù có tính năng tuyệt vời vẫn không phải đối thủ của F-4 trong không chiến quần vòng. F-4 thường áp đảo số lượng MiG-21 và chiến thuật của phía Mỹ khai thác tầm nhìn kém về phía sau và phía dưới của MiG-21 giúp phi công F-4 có ưu thế trong không chiến quần vòng. Ngoài ra, F-4 mang vũ khí mạnh hơn và tầm bắn xa hơn, đặc biệt với cannon pod.

BVN đã rút được bài học từ tổn thất, và từ tháng 8/1967 đến khi kết thúc Rolling Thunder họ thay đổi cách sử dụng MiG-21. Họ nhận ra MiG-21 nhanh, khó phát hiện và thích hợp cho các cuộc tấn công hit and run chừng nào họ được GCI dẫn đường và bảo vệ phía sau. Các nhân viên GCI trở nên có kỷ luật hơn và tập trung đánh chặn có chọn lọc 1 số biên đội Mỹ với số lượng MiG-21 nhỏ hơn được các nhân viên có kỹ năng tốt hơn dẫn đường.

Đến tháng 9, như lịch sử của 1 phi đoàn F-4 ghi lại, "Phi công MiG trở nên điêu luyện và táo bạo hơn từng đêm". Giờ MiG-21 được chỉ đạo sát sao chỉ tìm cách đánh chặn với tốc độ cao từ trên cao và phía sau cường kích khi họ có ưu thế rõ rệt. Khi tiếp cận, MiG-21 sẽ tiến hành bổ nhào với vận tốc siêu âm nhằm vào 1 biên đội bay cuối hay bay lẻ; khi tới tầm bắn tên lửa họ đã sẵn sàng để thoát ly với vận tốc cao. Một thay đổi lớn nữa là giờ MiG-21 nhằm vào những mục tiêu tách biệt nhất (thường là F-4 ở bộ phận hộ tống phía sau) trong khi trước đây họ bay qua trước mặt F-4 hộ tống để tấn công cường kích. Một lợi thế bổ sung là do hiệu quả tăng lên nên BVN có thể bố trí số MiG-21 ít hơn trong nước, nơi họ bị đe dọa bởi các cuộc ném bom.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/DSC_0007.jpg)

Để chống lại chiến thuật tấn công tốc độ cao từ phía sau này, máy bay Mỹ buộc phải cắt bom và thùng dầu để tránh; khi bom đã bị cắt thì cuộc tấn công coi như thành công ngay cả khi nếu MiG-21 bắn tên lửa trượt. Cách MiG-21 bổ nhào thoát ly với vận tốc lớn khiến tiêm kích Mỹ gần như không thể đuổi kịp họ trước khi cạn dầu. MiG-21 cố tình tránh sa vào không chiến quần vòng. Phương châm của họ bây giờ như các phi công Mỹ nói, là "lướt qua và té thẳng".

Trong khi đó, để gây áp lực cho cường kích Mỹ từ nhiều góc độ, các biên đội MiG-17 nhỏ không có GCI chỉ đạo tiếp tục bố trí các bánh xe ở độ cao thấp gần với mục tiêu được dự kiến và cố gắng chia cắt đội hình, buộc cường kích phải cắt bỏ bom và kéo máy bay Mỹ vào các trận không chiến. MiG-17 đơn giản là được thông báo cường kích Mỹ ở đâu và được lệnh tấn công họ.

Bằng chiến thuật mới, MiG buộc 47 cường kích phải cắt bỏ bom chỉ trong 16 lần đụng độ trong tháng 9 - gần gấp đôi những tháng trước, gồm cả những "tháng MiG" hồi tháng 4 và 5. Bên cạnh uy hiếp các biên đội cường kích, MiG-21 bắt đầu chú ý đặc biệt đến các biên đội trinh sát. Nhiều lần MiG-21 truy đuổi họ về phía tây về phía Lào và ngày 16-9 MiG-21 bắn rơi 1 RF-101 trong 1 chuyến trinh sát ở BVN, tổn thất không đối không duy nhất của tháng đó. Để chống lại những cuộc tấn công mới, phần lớn F-4 lúc này được chuyển về làm MiGCAP, nhưng bất chấp số lượng bổ sung và phản ứng quyết liệt của MiG, không MiG hay cường kích nào bị bắn rơi trong tháng 9.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 13 Tháng Hai, 2012, 10:06:29 pm
Thống kê một số trận đánh của phía ta trong tháng 8 và 9/1967:

- Ngày 20/8/1967: không chiến giữa biên đội 4 MiG-17 của e923 với 4 F-4 trên vùng trời Vĩnh Phúc. Trung úy Hà Bôn, c1/e923 hy sinh. Tuy nhiên phía Mỹ lại không ghi nhận bắn rơi MiG trong ngày này.

- Ngày 31/8/1967: biên đội MiG-21 của Nguyễn Hồng Nhị-Nguyễn Đăng Kính bắn rơi 1 RF-4C. Mỹ không công nhận.
 
- Ngày 10/9/1967: vẫn biên đội MiG-21 của Nguyễn Hồng Nhị-Nguyễn Đăng Kính bắn rơi 1 RF-4C. Mỹ không công nhận.

- Ngày 16/9/1967: biên đội MiG-21 của Nguyễn Ngọc Độ-Phạm Thanh Ngân bắn rơi 2 RF-101. Đây là trận đánh đầu tiên của MiG-21 F13 được trang bị cả tên lửa và cannon. Theo VN Air Losses, ngày 16/9/1967 KQ Mỹ mất 3 máy bay trinh sát gồm 2 RF-101C ở phía bắc và 1 RF-4C ở phía nam. Trong đó RF-101C 56-0180 do thiếu tá Bobby Ray Bagley thuộc phi đoàn 20 (20 TRS), không đoàn 432 (432 TRW) trinh sát ở căn cứ Udorn (Thái Lan) bay trinh sát tuyến đường sắt ở tây bắc VN bị MiG-21 bắn rơi ở độ cao 24000ft khi đang trên đường trở về căn cứ. Phi công nhảy dù ở Sơn La và bị bắt làm tù binh.

Sau khi Bagley bị bắn hạ, KQ Mỹ tiếp tục cử thêm 1 RF-101C nữa làm nhiệm vụ tương tự và bị cao xạ bắn rơi. Sau tổn thất này, KQ Mỹ hầu như không cử RF-101 vào khu vực Route Package VI nữa.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-09-16_vpafpilot.jpg)

- Ngày 19/9/1967: biên đội MiG-17 của e923 gồm Tịnh-Kỷ-Điệp-Vân cất cánh đánh địch trên khu vực sân bay Đa Phúc, hiệp đồng với 1 biên đội thuộc đoàn Z bắn rơi 1 và bắn bị thương 1 F-105. Mỹ không công nhận.

- Ngày 21/9/1967: trận đánh của MiG-17 e923.

Ngày 21 tháng 9 năm 1967, sau khi biên đội MiG-17. Hồ Văn Quỳ-số 1, Nguyễn Đình Phúc-số 2, Bùi Văn Sưu- số 3 và Lê Sĩ Diệp-số 4 xuất kích buổi sáng, không gặp địch, về Gia Lâm hạ cánh; thủ trưởng trực chỉ huy Binh chủng Hoàng Ngọc Diêu quyết định cho MIG-17 chuyển sân cơ động để đánh phục kích tại sân bay Kiến An, sau đó sẽ quay trở lại Gia Lâm và yêu cầu MIG-17 ở Gia Lâm và MiG-21 ở Nội Bài làm nhiệm vụ yểm hộ. Kíp trực Ban Dẫn đường Binh chủng dẫn chính: Lê Thành Chơn và Đào Ngọc Ngư tại sở chỉ huy. Kíp trực ban dẫn đường hai trung đoàn không quân bổ trợ, Trung đoàn 923: Hà Đăng Khoa và Bùi Hữu Hành tại sở chỉ huy; Trung đoàn 921: Phạm Minh Cậy tại sở chỉ huy.

15 giờ 15 phút, biên đội Quỳ-Phúc-Sưu-Diệp bí mật hạ cánh xuống Kiến An và vào trực cấp 2 luôn. Từ 16 giờ 35 đến 16 giờ 37 phút, C-45 phát hiện 3 tốp địch bay thấp, vào qua phía bắc đảo Cát Bà, bắc Đồ Sơn và cửa Diêm Điền. MiG-17 tại Kiến An cất cánh ngay lúc 16 giờ 35 phút, nhưng khi tập hợp đội hình, sở chỉ huy Kiến An cho số 4 lên thay số 2 vì số 2 mở máy không thành công. Sở chỉ huy Binh chủng dẫn tốp MIG-17 Quỳ-Diệp-Sưu vào tiếp địch ngay tại đỉnh, với góc vào 50 độ. Số 1 phát hiện cả F-4 và A-4, cự ly 6km. Đài chỉ huy bổ trợ tại sân vừa chỉ thị mục tiêu vừa dẫn ta bám địch. Sau 4 phút không chiến, Hồ Văn Quỳ và Bùi Văn Sưu, mỗi phi công bắn rơi 1 F-4. Tốp MiG-17, với đội hình chỉnh tề, thoát ly về Gia Lâm đúng kế hoạch.

Với tính toán chính xác, sở chỉ huy Binh chủng dẫn biên đội MiG-17: Cao Thanh Tịnh, Nguyễn Phú Ninh, Nguyễn Văn Thọ và Nguyễn Phi Hùng từ sân bay Gia Lâm vào khu vực Gia Lộc-Mỹ Hào và đôi bay MiG-21: Vũ Ngọc Đỉnh và Đồng Văn Song từ sân bay Nội Bài vào khu vực Tiên Lữ- Phủ Cừ để yểm hộ đúng vào lúc tốp MIG-17 về đến khu vực Kẻ Sặt-Mỹ Hào.


Phía Mỹ cũng không công nhận tận này.

- Ngày 30/9/1967: không chiến giữa biên đội 2 MiG-21 của e921 với F-4 và F-105 trên vùng trời Bắc Giang. Thượng úy Trần Ngọc Síu, c1/e921 hy sinh. Ngoài ra cũng trong ngày này phi công Lim-Dang-An (Triều Tiên) thuộc đoàn Z hy sinh, mặc dù phía Mỹ cũng không ghi nhận là bắn rơi MiG.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 14 Tháng Hai, 2012, 12:38:11 pm
Lược dịch Clashes:

Tháng 10-1967

Tháng 10/1967 thời tiết khá tốt bất chấp gió mùa đông bắc và MiG tiếp tục trở nên quyết liệt. Trong 1 ngày 2/10 MiG buộc 16 F-105 phải cắt bỏ bom. Ngày hôm sau MiG hạ 1 F-4. MiG-21 bắn rơi F-105 trong ngày 7 và 9/10, và thành công của họ dẫn đến việc Nhà Trắng phê chuẩn tấn công căn cứ Phúc Yên lần đầu tiên. Ngày 24 và 25/10 lực lượng kết hợp của KQ và HQ Mỹ đánh phá căn cứ, phá hủy khoảng 12 MiG (7 MiG-17 và 5 MiG-21) và đánh hỏng 8 chiếc trên mặt đất. Các sân bay có thể cho MiG hoạt động cũng bị đánh thường xuyên và giờ sân bay lớn duy nhất vẫn chưa bị ném bom là sân bay quốc tế của Hà Nội ở Gia Lâm.

KQ Mỹ thử nhiều cách để chống lại chiến thuật đánh từ phía sau của MiG-21. F-4 MiGCAP không còn bay trong đội hình với cường kích mà tụt lại phía sau khoảng 1 dặm và lệch sang 1 bên, và 1 số biên đội cường kích được 2 biên đội hộ tống. Ngoài ra Mỹ tiếp tục nâng cấp khả năng sử dụng công nghệ. Sự bổ sung College Eye cho phép họ điền đủ cả 3 quỹ đạo EC-121 cơ bản, nhưng vẫn cần bãi bỏ những ngăn cấm trong sử dụng hệ thống hỏi đáp IFF của QRC-248 trên EC-121. QRC-248 có thể bắt được tín hiệu IFF của MiG khi họ tiếp cận nhưng EC-121D vẫn không thể chỉ đạo sát sao do những quy định cấm về mặt an ninh không cho phép QRC-248 thực sự hỏi tín hiệu IFF của MiG. Cuối cùng, ngày 6/10 TĐKQ 7 nhận được phê chuẩn này. Giờ các EC-121 College Eye và Rivet Top có thể trực tiếp dẫn đường cho F-4 MiGCAP bằng tần số độc lập để đánh chặn MiG. Ngày 23/10, 2 phi công F-4D của không đoàn 8 tới đơn vị EC-121D để làm quen với QRC-248 và thiết lập các quy ước. Ngày hôm sau, 1 trong 2 phi công đó bay nhiệm vụ MiGCAP buổi chiều cho cuộc ném bom đầu tiên vào Phúc Yên trong khi người kia có mặt trên chiếc EC-121 có trang bị QRC-248. EC-121 phát hiện 1 MiG-21 bằng QRC-248 và cảnh báo F-4D hộ tống trong khi MiG vẫn ở ngoài tầm và hướng dẫn họ tấn công và sau một trận không chiến ngắn F-4D chỉ huy bắn rơi MiG bằng cannon pod. Ba ngày sau, F-4D hộ tống 1 phi vụ trinh sát sau không kích ở độ cao 20000ft gần sân bay Phúc Yên thì được QRC-248 cảnh báo họ sắp bị đánh chặn. Lực lượng tấn công là 6 MiG-17 và ở độ cao tương đối lớn F-4 chiếm ưu thế. F-4 bắn hạ 3 MiG mà không có tổn thất. Tên lửa AIM-4D vốn bị chê bai nhiều đã hạ 2 MiG, lần đầu tiên trong cuộc chiến.

Phương thức sử dụng QRC-248 cho tấn công là sự khởi đầu hứa hẹn và nó thành công đến mức các EC-121 dùng QRC-248 ở quỹ đạo Bravo và Charlie thấy họ có thể kiểm soát toàn bộ Route Package V và VI. Đến cuối tháng 12 quỹ đạo Alpha của EC-121D ở độ cao thấp trên vịnh Bắc Bộ được hủy bỏ và quỹ đạo Bravo di chuyển vào gần BVN hơn với độ cao 11000ft.

Khi EC-121 trang bị QRC-248 bắt đầu dùng hệ thống của họ để dẫn F-4 hộ tống tấn công MiG, họ thấy nó khó hơn dự kiến. Để chống lại các MiG-21 bay cao khi họ tiếp cận phía sau cường kích, EC-121 phải cho F-4 vòng lại ở thời điểm chính xác để vào vị trí tấn công. Nếu vòng quá sớm, GCI BVN có thể cảnh báo cho MiG, từ đây MiG có thể thoát ly hoặc đơn giản là thay đổi vị trí cho 1 cuộc tấn công khác. Nếu quá muộn, đến khi F-4 ở vị trí tấn công, MiG-21 đã bắt đầu bổ nhào tăng tốc và tốc độ cho phép họ vượt qua F-4 và tấn công cường kích. Kinh nghiệm cho thấy cự ly lý tưởng để F-4 MiGCAP rời cường kích và vòng lại tấn công là khi MiG còn cách khoảng 20 dặm.

Đáng ngạc nhiên, ngay cả với Rivet Top và được phép sử dụng QRC-248 tích cực hơn, đã không có sự gia tăng đột biến thành tích bắn hạ MiG, về phần Rivet Top, các báo cáo sau khi kết thúc Rolling Thunder đánh giá là do tổ bay Rivet Top không quen với chiến thuật của nhóm không kích và tình hình chiến đấu chung.


Tổn thất của BVN trong tháng 10 khá cao, 8 MiG bị bắn hạ trong không chiến và khoảng 12 chiếc bị phá hủy trên mặt đất khiến tình báo Mỹ dự đoán không quân BVN sẽ phải ngừng lại một thời gian, nhưng con số tổn thất chỉ là đánh lừa. Một cái nhìn sâu hơn cho thấy chiến thuật mới của MiG-21 khá thành công. Chỉ có 2 MiG bị bắn rơi là MiG-21 và cả 3 máy bay Mỹ bị hạ đều là do MiG-21, cho họ tỉ số thắng là 3:2 với chiến thuật mới.


Tiêu đề: 03/10/67
Gửi bởi: chiangshan trong 14 Tháng Hai, 2012, 05:59:45 pm
- Ngày 3/10/1967: theo VN Air Losses F-4D 66-7564 do thiếu tá Joseph D. Moore và tủng úy S. B. Gulbrandson lái thuộc phi đoàn 435, không đoàn 8 KQ Mỹ ở căn cứ Ubon (Thái Lan) trên đường đi đánh 1 cây cầu ở Cao Bằng thì bị MiG-21 chặn đánh ở phía tây nam Hà Nội khoảng 50 dặm. CHiếc F-4D này bị tên lửa không đối không bắn cháy, lết được về biên giới Lào thì tổ lái nhảy dù và được trực thăng cứu.

Do phía ta không đề cập tới trận đánh này nên có thể là của đoàn Z.


Tiêu đề: 05/10/67
Gửi bởi: chiangshan trong 14 Tháng Hai, 2012, 06:06:22 pm
- Ngày 5/10/1967:

Theo LS dẫn đường KQ:

Ngày 5 tháng 10 năm 1967, ta lại dẫn đánh tiếp một trận phục kích nữa tại sân bay Kiến An và cũng có yểm hộ theo ý định của thủ trưởng trực chỉ huy Binh chủng Đào Đình Luyện. MIG-17 ở Kiến An đánh cường kích địch ở độ cao thấp tại khu chiến phà Quý Cao-Kiến Thuỵ, có đài chỉ huy bổ trợ, đánh xong sẽ về Gia Lâm hạ cánh. MiG-21 ở Nội Bài vào yểm hộ cho MiG-17 ở độ cao 4.000m tại khu chiến, đồng thời thu hút tiêm kích và uy hiếp cường kích địch; nếu thời cơ cho phép, MiG-21 trực tiếp đánh địch khi chúng vào đến bờ. MIG-17 ở Gia Lâm yểm hộ cho MIG-17 ở Kiến An trên đường về Gia Lâm. Nhiệm vụ của các kíp trực ban dẫn đường cơ bản không thay đổi.

11 giờ 25 phút, biên đội MiG-17: Dương Trung Tân-số 1, Lê Sĩ Diệp-số 2, Lê Xuân Dị-số 3 và Nguyễn Đình Phúc-số 4 cất cánh từ Kiến An, đánh cường kích theo tình báo B1. Do C-45 chưa bắt được địch, nên sở chỉ huy Binh chủng buộc phải dẫn biên đội xuống tận khu vực Tiên Hưng, rồi mới quay trở lại khu chiến. 11 giờ 35 phút, C-45 bắt được tốp địch bay từ hướng đông nam lên và vào cửa Trà Lý. Sở chỉ huy Binh chủng dẫn MiG-17 tiếp dịch với góc vào 85 độ. 11 giờ 41 phút, số 1 phát hiện A-4 có F-4 yểm hộ và quyết định cắt ngay vào đánh A-4. Ta tách thành 2 đôi, vừa bám sát A-4 vừa đề phòng F-4. Được số 2 và số 4 yểm hộ chặt chẽ, Dương Trung Tân và Lê Xuân Dị, mỗi phi công bắn rơi 1 A-4. Sau đó, MIG-17 xin thoát ly.

11 giờ 22 phút, đôi bay MiG-21: Nguyễn Ngọc Độ và Nguyễn Văn Cốc cất cánh từ Nội Bài, bay qua phía tây Hà Nội, xuống Vân Đình và vào khu vực Hưng Yên để yểm hộ từ 11 giờ 29 phút. Còn biên đội MIG-17: Cao Thanh Tịnh, Trần Sâm Kỳ, Nguyên Văn Thọ và Phan Trọng Vân (Bản can trận đánh), cất cánh từ sân bay Gia Lâm lúc 11 giờ 51 phút, sau đó vòng tại đỉnh một vòng, nên khi biên đội đánh phục kích ở Kiến An về đến Văn Giang thì biên đội MiG-17 yểm hộ mới từ bắc sông Đuống bay xuống.

So với trận đánh ngày 11 tháng 7 năm 1967, kết quả dẫn bay trong trận này lại có nhiều điểm rất khác nhau: cho MIG-1 7 ở Kiến An cất cánh sớm, nhưng đã xử lý kịp thời, nên đánh phục kích đạt hiệu quả cao; cho MiG-21 ở Nội Bài cất cánh quá sớm, còn MIG-17 ở Gia Lâm lại cất cánh quá muộn, nhưng không quyết đoán xử lý, nên dẫn yểm hộ không đạt yêu cầu chiến thuật.


Theo phía Mỹ, không có A-4 nào bị bắn rơi và cũng không có tổn thất nào do MiG trong ngày này.


Tiêu đề: 07/10/67
Gửi bởi: chiangshan trong 14 Tháng Hai, 2012, 06:11:59 pm
Theo LS dẫn đường KQ:

Sáng ngày 7 tháng 10 năm 1967, địch vào đánh Hà Nội từ 2 hướng tây và nam, đồng thời chúng cho nhiều tốp khác khống chế ta tại các khu vực Sơn Dương-đại Từ-lập Thạch và Mỹ Đức-Thanh Oai. Chấp hành ý định tác chiến của các thủ trưởng trực chỉ huy Quân chủng và Binh chủng, Trung đoàn 921 và Trung đoàn 923 tổ chức thực hiện đánh phối hợp, hiệp đồng. Kíp trực Ban Dẫn đường Binh chủng chịu trách nhiệm dẫn chính: Phạm Từ Tịnh (MiG- 21), Lưu Văn Cộng (MiG-17) tại sở chỉ huy và Phạm Văn Khả trên hiện sóng. Các kíp trực ban dẫn đường hai trung đoàn đảm nhiệm dẫn bổ trợ, Trung đoàn 921: Phạm Công Thành tại sở chỉ huy và Trịnh Văn Tuất trên hiện sóng; Trung đoàn 923: Trần Kỳ tại sở chỉ huy và Trần Xuân Dung trên hiện sóng.

Căn cứ vào tình báo B1, 7 giờ 32 phút, đôi bay MiG-21: Phạm Thanh Ngân và Mai Cương cất cánh từ Nội Bài. 7 giờ 34 phút, ra-đa dẫn đường bắt được tốp địch 12 chiếc, độ cao 4.000m ở nam Nà Sản 15km, bay về phía Bắc Yên- Phù Yên. Trực ban dẫn đường Phạm Từ Tịnh dẫn MiG-21 bay qua Sơn Tây và lên Thanh Sơn. Sau khi qua Thanh Sơn một phút, trực ban dẫn đường cho MiG-21 vòng phải, hướng bay 360 độ và bay thêm một phút nữa để lựa thời cơ vào tiếp địch, rồi cho vòng trái gấp, lên độ cao 3.000m, chặn tốp địch 12 chiếc bay từ Phù Yên vào Hòa Lạc. Đôi bay được dẫn vào với góc 70 độ, phát hiện F-4, bên phải, 15km. MiG-21 tăng tốc độ bám theo và lần rượt vào công kích. Bằng 2 quả tên lửa, mỗi phi công bắn rơi 1 F-4 và thoát ly trước khi qua sông Đà. Tám phút sau khi MiG-21 cất cánh, biên đội MiG-17: Nguyễn Hữu Tào, Nguyễn Phú Ninh, Nguyễn Hồng Điệp và Nguyễn Phi Hùng được dẫn từ Gia Lâm, vòng lên Nội Bài và đánh tại khu vực Sơn Tây-Ba Vì-Hòa Lạc ở độ cao 1.000m. Với góc vào 110 độ, ta phát hiện cả F-4 và F-105 ở cự ly 7km, phi công Nguyễn Phi Hùng bắn rơi 1 F-4. Tốp địch từ hướng tây vào đánh Hà Nội buộc phải vứt bom, tháo chạy.

Một trong những ưu điểm nổi bật của trận này là dẫn đường đã chọn đúng hướng và độ cao xuất kích, phối vị độ cao đánh hợp lý cho cả MiG-21 và MiG-17, vô hiệu hóa các tốp địch vào khống chế. Dẫn đường tiếp tục phát huy dẫn thành công MiG-21 và MIG-17 đánh phân đoạn các tốp mục tiêu trong một đội hình lớn của địch.


NHư vậy ta claim 3 F-4 (2 do MiG-21 và 1 do MiG-17). Theo VN Air Losses thì tổn thất duy nhất do MiG trong ngày này là F-105F 63-8330 do đại úy Joseph D. Howard và George L. Shamblee lái thuộc phi đoàn 13, không đoàn 388 KQ Mỹ ở căn cứ Korat (Thái Lan). CHiếc F-105F này làm nhiệm vụ Iron Hand yểm hộ cho cường kích vào đánh ga Kép và bị tên lửa của MiG-21 bắn trúng đuôi. Tổ bay lết được ra biển, nhảy dù và được cứu.

MiG-21 Units thì cho rằng chiếc F-105F này do Nguyễn Văn Cốc bắn rơi.


Tiêu đề: 09/10/67
Gửi bởi: chiangshan trong 14 Tháng Hai, 2012, 06:13:28 pm
Theo VN Air Losses, ngày 9/10/1967 F-105D 60-0434 do thiếu tá James Arlen Clements lái thuộc phi đoàn 34, không đoàn 388 KQ Mỹ ở căn cứ Korat (Thái Lan) trên đường vào đánh tuyến đường sắt Quang Hien (?) thì bị MiG-21 đánh chặn ở độ cao 15000ft. Chiếc F-105D này bị 1 quả tên lửa Atoll bắn trúng đuôi ở khu vực tây bắc Thái Nguyên 25 dặm. Phi công lết được về hướng đông bắc khoảng 15 dặm nữa thì buộc phải nhảy dù và sau đó bị bắt làm tù binh.

Các tài liệu của phía ta không thấy đề cập tới trận đánh này.


Tiêu đề: 18/10/67
Gửi bởi: chiangshan trong 14 Tháng Hai, 2012, 06:49:21 pm
Theo Aces&Aerial Victories:

Chiều 18/10/1967, lực lượng không kích gồm 4 biên đội F-105 cường kích, 1 biên đội F-105F Iron Hand và 1 biên đội F-4D MiGCAP tiến hành đánh phá cầu đường sắt Dai Loi. Ba biên đội F-105 bay đầu đụng độ với MiG-17. F-4 MiGCAP đi theo vào khu vực mục tiêu cũng nghênh chiến với MiG nhưng không có kết quả.

Thiếu tá Donald M. Russell bay số 4 trong 1 biên đội F-105 sau khi ném bom mục tiêu đang trở về đội hình thì phát hiện 1 MiG-17 lướt qua ở cự ly 1500-2000ft. Russell bật tăng lực, mở phanh gió và cơ động vào vị trí 6h của chiếc MiG. MiG bắt đầu chậm chạp ngoặt phải để chuẩn bị tấn công 1 F-105 khác bay trước, cho phép Russell dễ dàng tiếp cận phía sau và khai hỏa cannon 20mm ở cự ly 1000ft. Lửa bốc lên ở khu vực phía sau buồng lái ở cả 2 bên chiếc MiG. MiG lộn nhào, bốc cháy và hướng thẳng xuống đất, sau đó mất dấu ở độ cao khoảng 2000ft.


(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/67-10-18.jpg)

Hình ảnh chiếc MiG-17 bị Russell bắn cháy.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/67-10-18_f-105d_62-4394.jpg)

F-105D 62-4394 mật danh Wildcat 4 thuộc phi đoàn 333, không đoàn 355 KQ Mỹ ở căn cứ Takhli (Thái Lan).

Theo tài liệu phía ta, ngày 18/10/1967 phi công Kim-Hiêng-U (Triều Tiên) thuộc đoàn Z hy sinh.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: spetsnaz GRU trong 17 Tháng Hai, 2012, 11:49:34 pm
Hoan hô bác chiangsan tiếp tục viết topic này ;D Ngóng bài của bác quá. Ngắt nhịp bài viết của bác, mình hỏi chen ngang một câu về QRC-248. Không quân Mỹ sử dụng hệ thống này thấy có lợi thế lớn về cảnh báo sớm quá. Không biết bộ đội ta về sau có phát hiện được việc đối phương sử dụng hệ thống này không và có biện pháp đối phó gì không?


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 18 Tháng Hai, 2012, 10:36:01 pm
Sau khi nhiều khí tài bán cho khối Arab rơi vào tay phương Tây trong tình trạng nguyên vẹn, có lẽ người Nga cũng sẽ phải có biện pháp bảo mật bổ sung. Tuy nhiên không thấy người Mỹ nhắc đến khó khăn nào trong việc sử dụng QRC-248 ở VN trong giai đoạn sau này. Họ còn tiến thêm 1 bước lớn nữa là phát triển những hệ thống tương tự gắn trực tiếp trên F-4D.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: thientan18 trong 20 Tháng Hai, 2012, 08:10:41 pm
Có thể két luận là KQ ta thắng trong cuộc chiến trên không. Có bao nhiêu phi công BTT hy sinh xinn nói rỏ.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 04 Tháng Ba, 2012, 09:24:57 pm
Theo Aces & Aerial Victories:

Ngày 24/10/1967, 4 nhóm cường kích hỗn hợp F-105 và F-4 của KQ Mỹ phối hợp với máy bay HQ Mỹ vào đánh sân bay Vĩnh Yên, căn cứ không quân lớn nhất của BVN. F-4 do thiếu tá William L. Kirk và trung úy Theodore R. Bongartz dẫn đầu biên đội MiGCAP yểm hộ cho nhóm cường kích đầu tiên. Biên đội bay dàn hàng phía trên cao và bên trái biên đội F-105 cuối cùng. Cảnh báo MiG được phát đi khi biên đội tiến vào BVN và tỏ ra chính xác.

Khi cảnh báo cho biết MiG ở góc 6h cách 8 dặm, số 1 quyết định dẫn biên đội vòng lại tấn công. Số 1 bắt được tín hiệu mục tiêu trên radar 30 độ bên phải cách 4 dặm. Phi công quan sát về hướng đó và nhận diện được 1 MiG-21 bằng mắt thường.

MiG đang ngóc lên và dường như định leo cao, nhưng khi F-4 xuất hiện thì MiG vòng lại. Ban đầu MiG tỏ ra định tấn công trong vòng ngoặt 360 độ đầu tiên, nhưng sau đó có vẻ MiG tìm cách ngừng giao chiến.

Sau nhiều lần cơ động trong đó MiG lợi dụng lao vào mây bất cứ khi nào có thể, số 1 lock được mục tiêu và bắn 2 AIM-7. Quả đầu tiên dẫn tốt và nổ khá gần mục tiêu, quả thứ 2 không quan sát được. Phi công tiếp tục chuyển sang cannon, tiếp cận tới 500-700ft và khai hỏa. Đạn trúng vào phần trên thân sát gốc cánh, nhiều mảnh vỡ bung ra và toàn bộ phần thân bốc cháy. MiG đâm xuống đất và phi công nhảy dù.


(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/67-10-24_f-4d_66-7750.jpg)

F-4D 66-7750 thuộc phi đoàn 433, không đoàn 8 KQ Mỹ

Tài liệu của ta không có thông tin về trận đánh này.


Tiêu đề: 26/10/67
Gửi bởi: chiangshan trong 08 Tháng Ba, 2012, 09:28:16 pm
- Ngày 25/10/1967: Theo các tài liệu của ta, biên đội 4 MiG-17 thuộc e923 gồm Nguyễn Hữu Tào -? Minh - Nguyễn Phi Hùng - Nguyễn Văn Thọ bắn rơi 1 F-4. Phía Mỹ không công nhận tổn thất này.

- Ngày 26/10/1967:

Theo Aces & Aerial Victories:

Ngày 26/10/1967, biên đội 4 F-4D bay MiGCAP cho 1 phi vụ trinh sát ở tây bắc sân bay Phúc Yên 3 dặm thì chạm trán với 6 MiG-17. Sau khi quan sát thấy 4 MiG-17 leo cao qua màn mây ở vị trí 2h, số 1 yêu cầu ngừng phi vụ trinh sát và dẫn biên đội cơ động nghênh chiến với MiG lúc này đang thực hiện vòng lượn cao về bên phải để tiếp cận vị trí 4h của biên đội ở cự ly khoảng 5 dặm. Số 1 khóa mục tiêu và khai hỏa 2 AIM-7E ở độ cao 17000ft và cự ly 2,5-3 dặm. Quả thứ nhất không dẫn, quả thứ 2 phóng đi và có vẻ nằm trên đường sẽ va chạm với MiG lúc này lao tới đối đầu và khai hỏa cannon. Số 1 kéo cao để tránh đạn và khi vòng lại quan sát thấy phi công đã nhảy dù, MiG mất độ cao với lửa bốc lên từ thân.

1 MiG-17 tấn công số 1 từ vị trí 10h và vòng thoát ly khi cách 2 dặm. Số 1 lock được mục tiêu và bắn 2 AIM-7E, quả thứ 1 không rời giá phóng tuy nhiên quả thứ 2 được phóng đi và có vẻ được dẫn. Lúc này 1 MiG-17 khác tấn công bằng cannon từ vị trí 7h, buộc số 1 phải ngừng chiến đấu và ra lệnh cho biên đội rút lui để tiếp dầu.

Trong khi đó số 3 và số 4 nghênh chiến với 1 tốp MiG khác. F-4 phải cơ động nhiều lần vì cự ly với MiG quá gần nên không thể phóng tên lửa. Cuối cùng số 3 lock được mục tiêu và bắn 2 AIM-7E nhưng chỉ 1 quả phóng đi. Số 3 không quan sát được tên lửa nổ do phải cơ động tránh đạn từ MiG nhưng sau đó quan sát thấy 1 phi công nhảy dù ở độ cao 16000ft, khu vực nơi tên lửa được bắn tới. Số 3 tiếp tục tiếp cận 1 MiG-17 khác và khai hỏa 1 AIM-4D ở cự ly 6000ft khi MiG đang ở thế tấn công đối đầu. Tên lửa có vẻ được dẫn. Số 3 một lần nữa phải cơ động tránh đạn và sau đó quan sát thấy 1 phi công nhảy dù ở độ cao 8000ft.

Ngay sau đó số 4 truy đuổi 2 MiG-17 đang rời mục tiêu ở hướng 10h. Số 4 lock được mục tiêu và bắn 1 AIM-4D trúng đuôi MiG. MiG bốc cháy và lật nhào sang phải, đâm xuống đất, phi công nhảy dù.


KQ Mỹ chính thức ghi nhận mỗi F-4 bắn rơi 1 MiG-17, gồm:
- F-4D 66-0274 mật danh Ford 1 do đại úy John D. Logeman, Jr. và trung úy Lt. Frederick E. McCoy.
- F-4D 66-7546 mật danh Ford 3 do đại úy William S. Gordon, III và trung úy Lt. James H. Monsees.
- F-4D 66-7565 mật danh Ford 4 do đại úy Larry D. Cobb và Alan A. Lavoy.
Cả 3 chiếc F-4D trên đều thuộc phi đoàn 555, không đoàn 8. Tổ bay Ford 3 được ghi nhận bắn rơi MiG bằng AIM-7E.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-10-26_f-4d_66-7565.jpg)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-10-26_f-4d_66-7546.jpg)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-10-26_f-4d_66-0274.jpg)

Theo USN F-4 MiG Killers:

Ngày 26/10/1967, không đoàn 14 trên TSB Constellation thực hiện không kích vào các doanh trại quân đội gần Văn Điển. Tại 1 điểm giữa Hà Nội và Thanh Hóa, biên đội 2 F-4B MiGCAP thuộc phi đoàn 143 được tàu chiến mang hệ thống dẫn đường PIRAZ GCI hướng dẫn tới 1 tốp mục tiêu được cho là MiG và được phép khai hỏa mà không cần nhận diện bằng mắt. Biên đội chuẩn bị để phóng tên lửa nhưng không thành công và sau đó nhận ra mục tiêu thực chất là 1 tốp F-4B khác.

Ngay sau đó, biên đội được hướng dẫn tới đánh chặn 1 mục tiêu khác. Các phi công chính tập trung tìm kiếm mục tiêu bằng mắt thường trong khi phi công phụ tập trung quan sát radar. Radar của phi công phụ số 1 gặp trục trặc nên phi công phụ số 2 hướng dẫn phi công chính cơ động vào vị trí bắn và khai hỏa 1 AIM-9D nhưng tên lửa bay đạn đạo và trượt.

Trong khi đó radar của phi công phụ số 1 đã trở lại hoạt động và anh ta tiếp tục chỉ huy, hướng dẫn biên đội cơ động vào vị trí 6h của mục tiêu. Lúc này số 1 đã nhận diện được mục tiêu là 1 MiG-21 nhưng không thể tấn công do hệ thống vũ khí trục trặc. Số 2 sau đó được lệnh nghênh chiến, bắn 1 AIM-7 dẫn tốt và trúng vào cánh trái của MiG. MiG lật nhào và xoay tròn.


(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-10-26_f-4b_149411.jpg)

F-4B 149411 (NK/311) do trung úy Robert R. Hickey, Jr và trung úy Jeremy G. Morris lái.

Như vậy phía Mỹ claim bắn hạ 1 MiG-21 và 3 MiG-17. Phía ta xác nhận ngày 26/10/67 e923 xuất kích chiến đấu không bắn hạ được địch và có tổn thất.


Tiêu đề: 27/10/67
Gửi bởi: chiangshan trong 08 Tháng Ba, 2012, 09:52:41 pm
Theo Aces & Aerial VictoriesUSAF F-4 & F-105 MiG Killers, ngày 27/10/67 F-105D do đại úy Gene I. Basel lái thuộc 1 trong 3 biên đội F-105 xuất phát từ căn cứ Takhli vào đánh cầu Canal des Rapides (sông Đuống) ở đông bắc Hà Nội. Sau khi ném bom và trên đường rời mục tiêu, Basel phát hiện 2 MiG-17 ở hướng 10h, độ cao 3000ft đang bay về phía tây với vận tốc 450 knot. Basel chuyển về chế độ bổ nhào và tiếp cận tới 2000ft và khai hỏa cannon. MiG lật cánh với lửa bốc ra từ trên thân. Basel phải cơ động tránh SAM nên không quan sát được kết quả.

Basel được KQ Mỹ chính thức ghi nhận bắn rơi 1 MiG-17 dựa vào kết quả trên gun camera.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-10-27_usafpilot.jpg)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-10-27_f-105d_62-4284.jpg)

F-105D 62-4284 mật danh Bison 2 thuộc phi đoàn 354, không đoàn 355.

Phía ta xác nhận ngày 27/10/1967 e923 chiến đấu và có tổn thất.


Tiêu đề: 30/10/67
Gửi bởi: chiangshan trong 08 Tháng Ba, 2012, 10:46:05 pm
Theo USN F-4 MiG Killers:

Ngày 30/10/1967, F-4G 150629 thuộc phi đoàn 142 do thiếu tá Eugene P. Lund và trung úy James R. Borst lái làm nhiệm vụ bay MiGCAP ở phía tây bắc Hải Phòng được hệ thống dẫn đường trên tàu chiến hướng dẫn tới đánh chặn mục tiêu. Cách khoảng 15 dặm, radar F-4 bắt được 2 mục tiêu và khi tiếp cận tới 3-4 dặm, phi công nhận diện được bằng mắt thường 4 MiG-17 bay theo đội hình "finger four" gồm 2 tốp ở độ cao 18000ft, trong đó 1 tốp bị radar của F-4 lock và tốp thứ 2 phía sau khoảng 2000-3000ft. F-4 khai hỏa 1 AIM-7 ở cự ly trung bình với tầm bắn và tên lửa bắn trúng phần thân phía sau cockpit của chiếc MiG bay số 2. MiG bốc cháy và xoáy tròn, không quan sát thấy phi công nhảy dù.

Ở thời điểm này MiG chia thành 2 tốp bay về 2 phía. Lund tiếp tục truy đuổi tốp bay về bên phải và sau nhiều lần cơ động phát hiện được 2 MiG ở phía trước 5000ft. F-4 khai hỏa tiếp 1 AIM-7E ở cự ly khoảng 1 dặm tuy nhiên tên lửa phát nổ sau khi rời giá phóng 100-200ft và văng mảnh vỡ lên máy bay. F-4 tiếp tục cơ động đối phó với MiG nhưng nhận thấy máy bay gặp trục trặc nên quyết định thoát ly. Trên đường quay về TSB tổ bay phải nhảy dù và được trực thăng cứu.


(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-10-30_usnpilot.jpg)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-10-30_f-4b_150629.jpg)

F-4B 150629 thuộc phi đoàn 142, không đoàn 14 trên TSB Constellation.

Theo LS e923:

Ngày 30 tháng 10, địch kéo vào đánh khu vực sân bay Kép với nhiều tốp F-4, F-105, A-4, A-6 và có cả máy bay trinh sát SR-71, Địch vào từ nhiều hướng ở nhiều độ cao khác nhau. Lúc 11 giờ 46 phút, biên đội MIG-17 trực ở sân bay Kép gồm các phi công Tịnh, Kỷ, Thọ Sinh được lệnh cất cánh lên khu vực phía tây sân bay Kép. Do ra đa sở chỉ huy bị hỏng không bắt được mục tiêu, lúc biên đội phát hiện địch thì địch đã ở cự li gần và phóng tên lửa vào đội hình ta, máy bay số 2 do Hoàng Văn Kỷ lái trúng đạn bốc cháy, phi công hy sinh. Địch tiếp tục phóng 6 quả tên lửa, nhưng máy bay ta cơ động tránh được, bay về hạ cánh ở sân bay Gia Lâm.


Như vậy phía Mỹ claim bắn hạ tổng cộng 5 MiG-17 và 1 MiG-21 trong các ngày 26, 27 và 30/10/1967. LS e923 xác nhận ta mất tổng cộng 4 MiG-17 trong các trận đánh này.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 09 Tháng Ba, 2012, 09:56:39 am
Lược dịch Clashes:

Tháng 11 năm 1967

Gió mùa đông bắc tháng 11/1967 tồi tệ hơn bình thường và phần lớn thời gian trong tháng EC-121 Rivet Top phải dừng bay để cải tiến, lấy đi công cụ cảnh báo MiG hữu hiệu nhất. MiG-21 tận dụng ngay sự vắng mặt của Rivet Top và đã tăng hiệu quả chiến đấu với chiến thuật hit and run của họ. Trong 1 nỗ lực chống lại MiG, máy bay Mỹ lại tấn công Phúc Yên ngày 5/11 và đánh phá các sân bay MiG chính bất cứ khi nào có thể, buộc BVN dần dần phải giảm số lượng MiG trong nước. Đến cuối tháng, chỉ còn lại 4 MiG-21 và 12 MiG-17 ở lại BVN.

Các máy bay hộ tống Mỹ đôi khi buộc MiG phải hủy bỏ các cuộc tấn công tốc độ cao, nhưng có lưu ý rằng "kỹ năng của phi công đối phương là tốt" và MiG thường xuyên "được dẫn vào vị trí hoàn hảo" để tránh các biên đội MiGCAP, ngay cả khi họ được QRC-248 hỗ trợ.

...Một điểm sáng trong tháng là hệ thống ngắm điều khiển bằng máy tính của F-4D thuộc không đoàn 8 kết hợp với cannon pod SUU-23 đã giữ được lời hứa của mình.

...Trong nửa sau của tháng 11, tổn thất chung của phía Mỹ tăng vọt: BVN bắn hạ 17 máy bay của KQ gồm 9 F-105, 4 RF-4C và 4 F-4, hệ thống phòng thủ của BVN phối hợp các hoạt động của họ đặc biệt hiệu quả.

...Tổn thất do SAM và MiG trong tháng 11 nặng đến mức BCH KQ TBD tổ chức một cuộc họp từ 22-30/11 để phát triển chiến thuật nhằm giảm thiệt hại của KQ. Kết quả của cuộc họp là nhiều chiến thuật và quy chuẩn mới. Các cuộc không kích vào khu vực Hà Nội được giới hạn là 1 cuộc mỗi ngày với thời gian đánh mục tiêu được thay đổi nhiều nhất có thể và các cuộc không kích Commando Club ngừng lại trong khi quy mô đội hình của Commando Nail được giảm đi. Với số cuộc không kích vào Hà Nội ít hơn, sẽ có thêm nhiều biên đội Iron hand và MiGCAP để yểm hộ cường kích.

KQ cũng thử nhiều thay đổi trong các quy trình MiGCAP nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công của MiG. EC-121 và Rivet Top thống nhất quy trình chỉ huy với MiGCAP và bắt đầu thử dẫn F-4 chủ động truy kích dựa theo tín hiệu IFF của MiG. Ngoài ra, F-4 tổ chức một "màn chắn MiG" với biên đội MiGCAP cuối cùng rời đi trễ để khóa đuôi và nghênh chiến với bất cứ MiG-21 nào bám đuôi các biên đội cường kích đang rút lui. Do là biên đội cuối cùng trong khu vực, F-4 này có 1 khu vực tự do khai hỏa bất cứ khi nào có thể mà không cần xác nhận mục tiêu bằng mắt. Một biên đội MiGCAP bổ sung được cử tới ở độ cao rất lớn - 40000ft - nhằm thu hút những chiếc MiG-21 bay cao khỏi cường kích, và các biên đội MiGCAP được điều đi trước cường kích với giãn cách khác nhau - 5, 10, 15 phút hoặc được phép tự do tác chiến thay vì phải ở cùng cường kích. Một số lần F-4 cố gắng truy đuổi MiG khi họ hạ cánh hoặc bay rất thấp dưới tầm radar BVN tới khu vực mà QRC-248 thông báo có MiG. Không may, không biện pháp nào đạt được thành công đáng kể, chủ yếu vì phi công BVN có được thông tin liên tục từ GCI và có thể rút lui về các căn cứ an toàn bên TQ, ngoài ra còn vì MiG nhỏ và khó bị phát hiện ngay cả khi F-4 đến gần.




Tiêu đề: 06/11/67
Gửi bởi: chiangshan trong 09 Tháng Ba, 2012, 10:34:08 am
Theo LS dẫn đường KQ:

Sáng ngày 6 tháng 11 năm 1967, địch từ phía Hồng Gai, men theo triền phía nam của dãy Yên Tử, qua Uông Bí, hướng về Phả Lại, đồng thời từ phía tây nam, qua Hòa Bình, Suối Rút, lên Hòa Lạc. Không quân nhận nhiệm vụ tổ chức đánh các tốp từ phía đông vào Hà Nội. Thủ trưởng trực chỉ huy Binh chủng Đào Đình Luyện giao nhiệm vụ cho hai trung đoàn 921 và 923: sử dụng lực lượng từ hai sân bay Gia Lâm và Kép đánh bảo vệ phía đông Hà Nội. Kíp trực ban dẫn đường Binh chủng: Nguyễn Văn Chuyên, Vũ Đức Bình và Lưu Văn Cộng tại sở chỉ huy dẫn bổ trợ cho hai trung đoàn. Các kíp trực ban dẫn đường của từng trung đoàn chịu trách nhiệm dẫn chính lực lượng của mình, Trung đoàn 921: Phạm Công Thành tại sở chỉ huy; Trung đoàn 923: Hà Đăng Khoa tại sở chỉ huy Gia Lâm, Bùi Hữu Hành tại sở chỉ huy Kép.

7 giờ 38 phút, đôi bay MiG-21: Đặng Ngọc Ngự và Nguyễn Văn Lý cất cánh từ sân bay Gia Lâm, đi Thanh Miện, vòng phải qua Hưng Yên, Kim Bảng, rồi quay lại chặn tốp 16 chiếc của địch ở độ cao 2.000m tại khu vực Đông Triều. Trực ban dẫn đường Phạm Công Thành dẫn MiG-21 vào tiếp địch với góc 120 độ, phi công không phát hiện mục tiêu. Khi đôi bay cắt qua đường bay địch, dẫn đường cho vòng lại, nhưng bị lạc hậu, buộc phải dẫn thoát ly. Lúc này khu vực Nội Bài có máy bay địch, nên sở chỉ huy lệnh cho đôi Ngư-Lý đi sân bay Ninh Minh hạ cánh. 7 giờ 48 phút, biên đội MIG-17 thứ nhất: Bùi Văn Sưu, Nguyễn Duy Tuân, Lê Xuân Dị và Nguyễn Đình Phúc cất cánh từ sân bay Kép vào khu chiến Bắc Giang. Trực ban dẫn đường Bùi Hữu Hành dẫn vào tiếp địch với góc 70 độ, biên đội phát hiện F-105 ở cự ly 5km. Phi công Nguyễn Đình Phúc ở vị trí có lợi, vào công kích và bắn rơi 1 F-105. Cả biên đội hạ cánh ngay xuống Kép. 7 giờ 50 phút biên đội MiG-17 thứ hai: Nguyễn Hữu Tào, Phan Trọng Vân, Nguyên Văn Thọ và Nguyễn Phi Hùng xuất kích từ sân bay Gia Lâm vào đánh tại Phả Lại. Chỉ có số 2 có cơ hội nổ súng, nhưng bắn không kết quả.

Chiều ngày 6 tháng 11 năm 1967, địch cho lực lượng đông hơn từ Cẩm Phả - Tiên Yên, men theo phía bắc dãy Yên Tử, qua Sơn Động, Lục Nam, vào đánh Hà Nội. 15 giờ 35 phút, đôi bay MiG-21: Đặng Ngọc Ngự-số 1 và Nguyễn Văn Lý-số 2 xuất kích từ Gia Lâm (buổi sáng, sau khi hạ cánh Ninh Minh, chuyển sân về Gia Lâm ngay và vào trực luôn), đi Ninh Giang, vòng trái qua Kiến An, Hải Phòng, Quảng Yên. Trực ban dẫn đường Phạm Công Thành dẫn MiG-21 vòng trái, vào tiếp địch với góc 60 độ ở bắc Uông Bí 10km, nhưng xông trước, hai bên đều thấy nhau, địch cơ động lợi thế, ta phải thoát ly lên hướng bắc và lại sang Ninh Minh hạ cánh. 15 giờ 38 phút, biên đội MiG-17 thứ nhất: Nguyễn Hữu Tào-số 1, Phan Trọng Vân-số 2, Nguyễn Văn Thọ-số 3 và Nguyễn Phi Hùng-số 4 xuất kích từ sân bay Gia Lâm, được trực ban dẫn đường Hà Đăng Khoa dẫn men theo phía nam đường 5 đến Cẩm Giàng, vòng trái vào Chí Linh, gặp đội hình hỗn hợp cả F- 4 và F-105. Ta vào không chiến bị động và kéo lên phía Lục Ngạn. Các phi công Nguyễn Văn Thọ và Nguyễn Phi Hùng, mỗi người bắn rơi 1 F-105, còn số 1 hy sinh và số 2 phải nhảy dù do bị địch bắn. 15 giờ 44 phút, biên đội MiG-17 thứ hai: Bùi Văn Sưu-số 1, Nguyễn Duy Tuân-số 2, Lê Xuân Dị-số 3 và Nguyễn Đình Phúc-số 4 cất cánh từ sân bay Kép, vào khu vực Lục Ngạn để đánh tiếp ứng, đồng thời yểm hộ cho số 3 và số 4 của biên đội thứ nhất thoát ly. Với góc vào 60 độ, số 4 phát hiện F-105, 6km. Biên đội vào không chiến, phi công Bùi Văn Sưu bắn rơi 1 F-105. MiG-17 về Gia Lâm hạ cánh.

Dẫn đánh phối hợp, hiệp đồng giữa MiG-21 và MIG-17 trong ngày 6 tháng 11 năm 1967 đã để lại một bài học lớn về lựa chọn thời cơ cất cánh cho MIG-21 và MIG-17 khi đánh phân đoạn các tốp mục tiêu trong một đội hình lớn của địch, về mối quan hệ hữu cơ giữa kết quả dẫn tiếp địch của tốp đánh trước và tốp đánh sau. Trận buổi sáng, dẫn đường cho MiG-21 cất cánh sớm, nên đã phải đưa xuống tận Thanh Miện-Hưng Yên-Kim Bảng, rồi mới quay lại vào tiếp địch và nếu theo đề xuất cất cánh (7 giờ 34 phút) thì còn bị sớm hơn nữa. Trận buổi chiều, dẫn đường cho MiG-17 ở Gia Lâm cất cánh muộn, nên phi công vào không chiến bị động. Hai lần dẫn MiG-21 vào đánh trước không tốt đã làm mất yếu tố bất ngờ khi dẫn MIG-17 vào đánh sau.


Theo Aces & Aerial Victories:

Chiều 6/11/1967, 2 nhóm cường kích được cử đi đánh phá sân bay và ga Kép. Không đoàn 8 cung cấp 1 biên đội F-4D MiGCAP. Do đây là biên đội MiGCAP duy nhất nên họ chia thành 2 tốp bảo vệ 2 bên của cường kích. Trên đường tới mục tiêu, họ không gặp cảnh báo SAM hay MiG nào. Tuy nhiên sau khi F-105 Iron Hand bắn tên lửa Shrike, cảnh báo MiG đầu tiên xuất hiện. Biên đội F-105 đầu tiên bị 4 MiG-17 tấn công khi đang thoát ly sau khi ném bom. F-4 lập tức cơ động nghênh chiến nhưng không thể xác định được mục tiêu bằng mắt. Biên đội vòng lại về phía đông bắc để nhập với cường kích đang rời mục tiêu và lần này phát hiện MiG.

Số 1 quan sát thấy 1 biên đội 4 MiG-17 khác đang tiếp cận biên đội cường kích bay cuối và khai hỏa cannon. F-4 lập tức tiếp cận tấn công, buộc MiG phải ngừng bắn và cơ động tránh. Sau nhiều động tác cơ động, số 1 tiếp cận được MiG ở cự ly 1500ft và khai hỏa cannon làm phần đuôi MiG bốc cháy. Nắp buồng lái mở ra nhưng phi công chỉ bật ra ngay trước khi máy bay đâm xuống đất nổ tung.

Số 1 dẫn biên đội vòng trở lại hướng thoát ly thì phi công phụ phát hiện 1 MiG-17 bay thấp ở hướng 4h và cho biên đội vòng lại đuổi theo. MiG phát hiện và giảm độ cao xuống 200ft và bay vào 1 thung lũng. Số 1 tiếp cận tới 1000ft và khai hỏa cannon. MiG đâm xuống đất và biến mất 1 trong quả cầu lửa.

Cảnh báo MiG cho biết có nhiều MiG đang xuất hiện từ phía sau với cự ly khoảng 6 dặm. Tuy nhiên do hết dầu nên số 1 quyết định tăng tốc và rời khu vực.


(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-11-06_f-4d_66-7601.jpg)

F-4D 66-7601 mật danh Sapphire 1 thuộc phi đoàn 555, không đoàn 8 KQ Mỹ do đại úy Darrell D. Simmonds và trung úy George H. McKinney, Jr lái. Đây là thành tích bắn hạ MiG duy nhất của phía Mỹ trong tháng 11/1967.

NHư vậy Mỹ claim 2 MiG-17, ta công nhận. Ta claim 4 F-105, theo VN Air Losses, trong ngày 6/11/1967 KQ Mỹ chỉ mất duy nhất 1 F-105D và là do SAM.


Tiêu đề: 07/11/67
Gửi bởi: chiangshan trong 09 Tháng Ba, 2012, 10:56:24 am
Theo LS f371

Sáng sớm ngày 7 tháng 11, phi công Nguyễn Hồng Nhị và phi công Nguyễn Đăng Kính đang trực ở sân bay Gia Lâm được một chiếc Mi-4 đưa về sân bay Nội Bài. Tại đây, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 921 Trần Mạnh và Chính uỷ trung đoàn Chu Duy Kính đã chờ sẵn. Trời còn chưa sáng rõ. Hàng nghìn bó đuốc, đèn măng-xông, đèn bão vẫn bập bùng kéo dài suốt dọc theo đường cất hạ cánh, đường lăn. Hàng nghìn người vẫn đang tiếp tục công việc sửa gấp sân bay. Trung đoàn trưởng giao nhiệm vụ cho hai phi công ngay tại miệng hố bom vừa được lấp xong bên cạnh đường lăn và phổ biến ngắn gọn phương án chiến đấu. Sau khi vào hiệp đồng với sĩ quan dẫn đường ở sở chỉ huy dã chiến của trung đoàn, hai phi công tiếp tục hiệp đồng trong biên đội.

10 giờ sáng ngày 7 tháng 11 năm 1967, biên đội được lệnh cất cánh. Số 1 điều khiển máy bay ra đường lăn, tăng dần tốc độ và cất cánh. Bụi bốc mù mịt sau đuôi chiếc MIG-21. Số 2 cất cánh chậm hơn một chút vì phải chờ cho bụi tan.

Tới khu chờ, biên đội được lệnh tăng độ cao và mở rộng vòng lượn. Vừa kịp ổn định đội hình, biên đội đã được trung đoàn trưởng trực tiếp thông báo địch đang ở phía trước, chếch 45 độ bên phải, cự ly 15km. Cùng ngay sau đó, số 2 thông báo phát hiện địch. Biên đội lập tức tăng tốc độ vào công kích.

Máy bay địch đang bay theo đội hình kéo dài. Phía trước và phía sau đội hình là F-4, F-105 đông hơn bay ở giữa. Biên đội trưởng báo cáo sở chỉ huy số lượng địch và xin phép công kích rồi dẫn biên đội xông vào sườn bên trái đội hình địch. Trong khoảnh khắc một chiếc F-105 bị tên lửa từ máy bay của Nguyễn Hồng Nhị phóng trúng, bùng cháy, rơi xuống. Tốp F -105 hoảng hốt quăng bom tháo chạy. Tốp F-4 vòng lại định bám đuôi những chiếc MIG. Rất nhanh, số 2 băng lên lao theo chiếc F-4 gần nhất. Chiếc F-4 vừa chui ra khỏi mây đã bị tên lửa của Nguyễn Đăng Kính phóng trúng, bốc cháy.

Máy bay địch quây lại đông hơn, tình thế trở nên phức tạp. Số 2 phát hiện thấy tốp F-4 đang vây lấy biên đội trưởng đã tăng tốc độ, nhằm giữa đội hình chúng phóng nốt quả tên lửa còn lại. Địch hốt hoảng toé ra, lao xuống tránh tên lửa. Biên đội thoát ly khỏi khu vực chiến đấu, tập hợp đội hình trở về hạ cánh. Bằng sự bình tĩnh, tự tin và những động tác chuẩn xác, biên đội đã hạ cánh an toàn xuống đường lăn nhỏ hẹp và mù mịt bụi đất.


(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-11-08_vpafpilot.jpg)

Nguyễn Hồng Nhị (trái) và Nguyễn Đăng Kính (phải).

Clashes ghi nhận 1 F-105 bị tên lửa Atoll bắn trúng nhưng vẫn quay về được với một nửa quả tên lửa vẫn găm vào đuôi.



Tiêu đề: 08/11/67
Gửi bởi: chiangshan trong 09 Tháng Ba, 2012, 08:23:32 pm
Theo LS f371LS e921, ngày 8/11/1967, biên đội 2 MiG-21 của e921 gồm Đặng Ngọc Ngự và Nguyễn Văn Lý cũng cất cánh từ đường lăn sân bay Nội Bài, xuất kích bắn rơi 2 F-4 và hạ cánh an toàn xuống sân bay Gia Lâm. Theo Clashes, biên đội F-4 mật danh Olds đang làm nhiệm vụ MiGCAP thì bị MiG-21 tấn công. 1 MiG xuất hiện từ phía sau và bay thọc qua đội hình. Biên đội Olds liền cơ động để truy đuổi và sau đó tổ chức lại đội hình để yểm hộ cường kích. CHính lúc này thì chiếc MiG-21 thứ 2 sử dụng chiến thuật "theo đuôi" xuất hiện và bắn 1 quả Atoll trúng đuôi Olds 3.

Theo VN Air Losses, đây là F-4D 66-0250 thuộc phi đoàn 555, không đoàn 8 KQ Mỹ ở căn cứ Ubon (Thái Lan). Chiếc F-4D này bị tấn công ở độ cao 17000ft phía đông bắc Yên Bái 25 dặm. Sau khi trúng tên lửa máy bay lết được thêm 40 dặm thì gãy đuôi và tổ lái phải nhảy dù ở thị trấn Phou Van bên trong lãnh thổ Lào 25 dặm. Thiếu tá William S. Gordon được giải cứu còn trung úy Richard Charles Breneman bị bắt làm tù binh.


Tiêu đề: 18/11/67
Gửi bởi: chiangshan trong 09 Tháng Ba, 2012, 08:49:32 pm
Theo Clashes:

Ngày 18/11/1967, biên đội F-105 Wild Weasel mật danh Waco đang trên đường tới mục tiêu làm nhiệm vụ chế áp SAM cho 1 phi vụ không kích Commando Club thì nhận được cảnh báo có MiG-21 phía sau 2 dặm. Không may, F-105 đã không nghe được cảnh báo này, họ không hề biết bị tấn công cho tới khi Waco 4 bị bắn trúng và động cơ bắt đầu rung lắc dữ dội. Khoảng 2s sau chiếc MiG bay sau tấn công, Waco 1 trúng 1 quả tên lửa Atoll và bung ra các mảnh vỡ cùng khói đen. Waco 4 vòng lại được và thoát khỏi lãnh thổ BVN trước khi tổ bay phải nhảy dù, nhưng Waco 1 lần cuối cùng được quan sát thấy chìm trong khói và lao cắm thẳng xuống mây.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-11-18_vpafpilot.jpg)

Theo các tài liệu của ta, biên đội 2 MiG-21 của Phạm Thanh Ngân và Nguyễn Văn Cốc bắn rơi 2 F-105.

Theo VN Air Losses, 2 chiếc bị hạ ngày hôm đó thuộc phi đoàn 34, không đoàn 388 KQ Mỹ ở căn cứ Korat. F-105F 63-8295 thuộc phi đoàn 34, tổ bay gồm thiếu tá Oscar Moise Dardeau và đại úy Edward William Lehnhoff đều chết và F-105D 60-0497 do trung tá William N. Reed lái thì nhảy dù và được cứu.


Tiêu đề: 19/11/67
Gửi bởi: chiangshan trong 09 Tháng Ba, 2012, 09:01:53 pm
Theo LS dẫn đường KQ:

Sau khi tổ chức đánh xong hai trận của MiG-21 và MiG-17 vào lúc sáng sớm ngày 19 tháng 11 năm 1967, các thủ trưởng trực chỉ huy Binh chủng Nguyễn Văn Tiên, Trung đoàn 923 Nguyễn Phúc Trạch và 921 Trần Mạnh tiến hành ngay chuyển sân cơ động lực lượng và chuẩn bị cho trận đánh tiếp theo. 3 MIG-17 do các phi công Lê Hải, Nguyễn Đình Phúc và Nguyễn Phi Hùng từ Kép xuống Kiến An để cùng với lực lượng trực chiến ở đó thực hiện đánh phục kích; 2 MiG-21 do các phi công Vũ Ngọc Đỉnh và Nguyễn Đăng Kính từ Kép về Nội Bài làm nhiệm vụ yểm hộ trên khu chiến cho MIG-17. Kíp trực ban dẫn đường Binh chủng dẫn chính: Nguyễn Văn Chuyên, Lê Thành Chơn tại sở chỉ huy và Phạm Văn Khả trên hiện sóng. Kíp trực ban dẫn đường hai trung đoàn không quân dân bổ trợ, 923: Bùi Hữu Hành tại sở chỉ huy; 921: Phạm Minh Cậy, Tạ Quốc Hưng tại sở chỉ huy và Hoàng Kế Thiện trên hiện sóng.

10 giờ sở chỉ huy Binh chủng cho mở ra-đa dẫn đường, nhưng không thấy triệu chứng địch vào. Đến 10 giờ 23 phút, trực ban dẫn đường Phạm Văn Khả tại C-45 báo cáo phát hiện nhiều chiếc ở phía biển, có thể chúng đang tập hợp đội hình. 10 giờ 24 phút, dẫn đường đề nghị cho đôi bay MiG-21: Vũ Ngọc Đỉnh và Nguyễn Đăng Kính ở Nội Bài vào cấp 1, mở máy, thủ trưởng đồng ý, nhưng chờ lệnh và đến 10 giờ 32 phút mới cất cánh. 10 giờ 36 phút, biên đội MiG-17 phục kích: Hồ Văn Quỳ-số 1, Lê Hải-số 2, Nguyễn Đình Phúc-số 3 và Nguyễn Phi Hùng-số 4 rời đường băng Kiến An để đánh tốp địch 12 chiếc từ hướng đông nam bay về phía Hải Phòng. Do số 1 hỏng đối không, nên sở chỉ huy Binh chủng lệnh cho số 2 lên dẫn đội.

Đôi MiG-21 bay dọc theo phía tây Đường 1 nam, xuống Phủ Lý, qua Nam Định và Thái Bình. Còn biên đội MIG-17 vòng tại khu vực phà Quý Cao ở độ cao thấp nhằm tránh 2 chiếc F-8 tiêm kích đang khống chế khu vực Hải Phòng - Kiến An. 10 giờ 44 phút, sở chỉ huy Binh chủng cho biên đội MiG-17 hướng bay 240 độ để lựa thời cơ vào tiếp địch. Tốp 12 chiếc còn cách cửa Thái Bình 12km về phía đông nam thì ta đến Vĩnh Bảo, trực ban dẫn đường Nguyễn Văn Chuyên lập tức cho biên đội MiG-17 vòng trái gấp 180 độ, góc vào gần 90 độ và thông báo địch bên phải 40 độ 15km. Dẫn đường hiện sóng Phạm Văn Khả dẫn tiếp ta vào bám địch. 10 giờ 48 phút, số 2 phát hiện cả F-4 và A-4, cự ly 10km. Thấy đánh F- 4 thuận lợi hơn, anh chỉ huy biên đội cắt vào. Không chiến diễn ra trong 6 phút.

Cả 3 phi công Lê Hải, Nguyễn Đình Phúc và Nguyễn Phi Hùng, mỗi người đều bắn rơi 1 F-4. Trong lúc MiG-17 vào tiếp địch, sở chỉ huy Binh chủng cho đôi MIG-21 vòng tại Phù Dực, rồi bay trên khu vực MIG-17 đang không chiến để yểm hộ. MiG-21 thấy địch phóng tên lửa vào MIG-17, nhưng không có điều kiện vào công kích. Sở chỉ huy cho tất cả thoát ly theo kế hoạch. Số 2, 3 và 4 của biên đội MIG-17 về thẳng Kép hạ cánh, riêng số 1 bay về Gia Lâm, rồi mới xuống Kép. Còn đôi MiG-21 hạ cánh tại Nội Bài. Ngày 19 tháng 11 năm 1967 là một trong những ngày dẫn đánh địch đạt hiệu quả cao của không quân ta.


Theo Phi công tiêm kích:

Sáng ngày 19 tháng 11 năm 1967, khoảng 8 giờ, biên đội Hồ Văn Quý, Lê Hải, Nguyễn Đình Phúc, Nguyễn Phú Hùng được lệnh cất cánh, bay ở độ cao 50m, bị mật không dùng vô tuyến điện, biên đội kéo dài cự li, từng chiếc hạ cánh an toàn xuống sân bay Kiến An, mới được chữa gấp. Sở chỉ huy phán đoán địch sẽ đánh Hải Phòng, cho biên đội vào cấp 1. Đúng 10 giờ 40 phút, biên đội được lệnh mở máy, cất cánh gấp. Đồng chí Lê Oánh - Trung đoàn phó,  trực tiếp chỉ huy ở chỉ huy sở Kiến An. Anh Chuyên - sĩ quan dẫn đường của Binh chủng trực tiếp dẫn. Trước đó, anh Chuyên đã cùng thủ trưởng Quân chủng xuống dự cuộc họp quân sự dân chủ của phi đội - đã từng nghe tôi phát biểu cách đánh, nên chúng tôi rất hiểu nhau. Máy phát mấy lệnh, mà vẫn không thấy anh Quỳ trả lời, trong khi đó, chúng tôi đều nghe được. Tôi hiểu số 1 khó khăn rồi. Địch đang kéo vào, chỉ huy sở quyết định: tôi lên dẫn đội. Tôi lắc cánh báo cho anh Quỳ biết và tăng ga, vượt lên dẫn trước, dẫn cả biên đội, vừa cải hướng vừa lấy tiếp độ cao khoảng 2.500m. Mấy loáng thoáng khoảng 3 đến 4 phần. Tầm nhìn rất tốt. Chỉ huy sở tiếp tục thông báo, địch bay theo đội hình kéo dài, 6 chiếc F-4 đi trước, phía sau 20 chiếc A4 ném bom, biên đội chú ý quan sát, địch cao hơn, cách ta 30km, phía trước, 30 độ. Tôi dẫn đội, lấy thêm độ cao đến 3.000m. Lúc này tốc độ chúng tôi 750km/giờ. Biên đội ta 4 chiếc hùng dũng bay về phía Đồ Sơn. Tôi thông báo đã phát hiện địch, xin phép chỉ huy sở vào đánh.
Sau khi dõng dạc lệnh cho số 3 và số 4 chặn đánh tốp sau, tôi và anh Quỳ đánh tốp đầu tiên.

Biên đội vứt thùng dầu phụ, tăng lực. Lúc này máy bay tôi đã đạt 800 - 850km/giờ. Độ cao xấp xỉ địch. Vừa nhìn thấy máy bay tôi, đội F-4B đầu tiên vội vòng ra biển. Lúc này tôi hơi thấp hơn địch khoảng 200m. Lợi dụng lúc thằng F-4B ép độ nghiêng, vòng ra biển, tôi nghĩ, nếu cứ cắt bán kính, vòng ngay vào bên trong để rút ngắn cự li công kích như cách đánh thông thường, thằng này sẽ phát hiện và cơ động mất. Tốc độ máy bay tôi đã lớn, F-4 có nhược điểm lớn là khi tăng lực, muốn tăng tốc độ, phải chờ gần 30 giây sau. Máy bay lúc này phải bay bằng hoặc động cơ nhỏ, thì mới đạt tốc độ lớn. Đằng này, thằng địch bất ngờ gặp biên đội tôi, vừa vòng, vừa tăng lực. Đó là thất thế của F-4. Tôi quyết định tiếp cận máy bay địch đến cự li nổ súng bằng cách chui dưới bụng máy bay địch ở phía dưới, bị cánh máy bay che khuất nên địch không thể nhìn thấy tôi. Thật như trò ú tim, máy bay tôi tiến vào dưới đôi cánh của chiếc F-4 che khuất tầm quan sát. Tôi thấy chiếc F-4 cải bớt độ nghiêng, lật qua, lật lại quan sát. Vừa thấy chiếc Míc-17 đây, lại đâu mất rồi. Đến cự li độ 400m, tôi nhìn rõ máy bay địch, nhìn rõ làn khói đen từ đuôi máy bay F-4. Được rồi, tôi nâng máy bay lên bình tĩnh ngắm, bắn liền một loạt. Đạn rơi vào sau đuôi, đạn vạch đường thẳng băng, nhưng hơi thấp. Tôi nâng tay lái tăng thêm lượng đón và bắn liền một loạt dài thứ 2. Trúng rồi, loạt đạn vạch đường báo cho tôi biết cự li tốt, đạn nổ trên lưg chiếc F-4B như vết chân chó chạy trên cát. Máy bay địch xì khói ở thân. Tôi bắn thêm loạt ngắn nữa, đạn tuôn trên lưng chiếc F-4. Tự nghiên, tôi thấy máy bay địch như dừng lại, có lẽ động cơ bị phá hỏng, máy bay mình tiếp cận máy bay địch rất nhanh. Tôi nhìn rõ chữ USAF trên cánh, và quân hiệu không quân hải quân Mĩ, ngôi sao trắng trên cánh chiếc F-4, đã bị trúng 3 loạt đạn của tôi. Nó vẫn chưa bùng cháy. Tiếp cận đến cự li rất gần, chỉ còn khoảng 150m nữa là hai máy bay có thể đâm vào nhau, nó vẫn còn bay. Tôi bắn loạt cuối, bắt đầu nổ súng ở cự li 30 - 40m. Tất cả đạn đều xuyên vào chiếc F-4. Không một viên nào nổ. Để bảo đảm an toàn cho phi công, đạn 37mm và 23mm của Míc-17 bắn mục tiêu gần hơn 50m, thì tất cả biến thành đạn xuyên. Quá gần rồi, tôi chỉ còn kịp đẩy cần lái và buông cò súng, chui qua bụng chiếc F-4, khói phả đen buồng lái máy bay tôi, động cơ của chiếc F-4 vẫn còn phun khói đen ngòm, hai đuôi sau của nó như hai tấm phản, vút qua đầu tôi. Trong một phần trăm giây, thần chiếc F-4B che khuất buống lái máy bay tôi, tựa như xuyên qua đám mây đen vậy. Sau khi thoát qua, tôi cứ đinh ninh, đuôi máy bay tôi chắc bị đứt rồi. Một giây bần thần, khá nguy hiểm, tôi đạp thử bàn đap, máy bay nghe theo sự điều khiển. Lạy trời, đã thoát rồi. Tôi liền cơ động tìm chếc khác. Anh Quỳ đang bay sau tôi, nhìn thấy cảnh này, thốt lên: Thôi rồi, thằng Hải chắc đã lao vào chiếc F-4B vừa bắn xong. Số 3 báo cáo đã bắn rơi 1 chiếc F-4. Biên đội quần nhau với những chiếc F-4 còn lại. tôi nhìn sau đuôi máy bay, thấy một chiếc F-4B đang bám theo tôi và xa xa, độ 2.000m, một chiếc Míc-17 mày xám bám vào chiếc này, nhưng cự li còn quá xa, chưa thể xạ kích. Phi Hùng bay chiếc sơn màu xám.

Thế trận ta và dịch bám xen kẽ là rất lợi hại. Ăn thua nhau chỉ trong chớp mắt, nhìn đường bay và chiếc máy bay sơn màu xám xanh tôi biết ngay là Nguyễn Phi Hùng vì hai đứa tôi quá hiểu nhau. Nếu tôi cơ động mạnh, thằng F-4 kia sẽ không bám được tôi và Hùng cũng khó bề bắn được nó. Tôi liền nghĩ ra một kế mạo hiểm. Tôi hô: Hùng, tôi nhử mồi. Hùng báo rõ. Tôi liền giảm độ nghiêng, giảm bớt lượng kéo cần lái nhử cho tên giặc đuổi theo mê mải có điều kiện ngắm bắn. Tôi luôn phải nhìn phía sau, vì với tốc độ tên lửa gấp 3 lần tiếng động, ở cự li khoảng 2.000m, thì trong chớp mắt nếu chậm chân tay, tôi sẽ thành than bụi. Tên địch tăng độ nghiêng, mgắm bắn. Tôi cứ để cho nó bắn, khi nhìn thấy máy bay địch vừa giảm độ nghiêng và khói đen dưới cánh máy bay F-4 vừa xì ra, nghĩa là tên lửa vừa khởi động, chưa rời khỏi máy bay địch, tôi lập tức tăng độ nghiêng, kéo mạnh cần lái, lập tức tên lửa địch vừa bắn vèo qua đuôi máy bay tôi. Phải thật nhanh, thật khéo và quyết đoán từng giây, từng nửa giây. Không thì, từ nhử mồi sẽ thành mồi thật. Lần thứ nhất, địch bắn, tôi tránh thoát. Lại cái trò bay lửng lơ trước mũi; lần thứ hai, thằng địch bắn, tôi vẫn tránh được.

Đến lần thứ ba, tên địch vừa chuẩn bị bắn, thì Phi Hùng đã vào được cự li tốt, một loạt chỉ có 11 viên đạn. Máy bay địch bùng cháy. Thế là lần đầu tiên trong không chiến, chiến thuật nhử mồi, hai anh em tôi đã áp dụng thành công. Anh Quỳ cùng nổ súng, tuy vô tuyến điện bị hỏng không nghe được đồng đội và chỉ huy sở suốt cả trận đánh, chỉ trong vòng 3 phút, 3 chiếc F-4B, máy bay tiêm kích của không quân hải quân Mĩ bị Míc-17 bắn rơi lả tả.


Theo Clashes trong trận đánh này biên đội 2 F-4B của HQ Mỹ được GCI trên tàu hướng dẫn vào tấn công 1 tốp MiG-17 gần sân bay Kiến An. Tuy nhiên qua liên lạc radio thì tốp F-4B này đã bị tấn công bất ngờ bởi 1 biên đội MiG khác và đều bị bắn hạ.

Theo VN Air Losses, biên đội bị bắn hạ thuộc phi đoàn 151, không đoàn 15 trên TSB Coral Sea. F-4B 150997 bị tên lửa đối không của MiG-21 (?) bắn gãy cánh, thiếu tá Claude Douglas Clower bị bắt, trung úy Walter O. Etes chết; F-4B 152304 bị trúng đạn cannon từ MiG-21 (?) hoặc trúng mảnh vỡ từ chiếc F-4B kia, trung úy James Erlan Teague chết, trung úy Theodore Gehard Stier nhảy dù và bị bắt.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-11-19.jpg)

Cũng theo LS dẫn đường KQ:

Sáng ngày 19 tháng 11 năm 1967, ta tổ chức theo dõi chặt chẽ các tốp EB-66 hoạt động ở hướng tây nam và đặc biệt bám sát 2 tốp hoạt động ở phía tây Đường 15. Đôi bay: Vũ Ngọc Đỉnh-số 1 và Nguyễn Đăng Kính-số 2 cất cánh từ sân bay Nội Bài lúc 7 giờ 13 phút và vòng lên Phúc Yên, sau đó vào hướng 180 độ, đến độ cao 1.200m ra khỏi mây, lên tiếp 5.000m, rồi 7.000m và bay thẳng xuống phía nam. Đến Hà Trung, đôi MiG-21 được dẫn vòng phải vào tiếp địch, hướng bay 280 độ, tăng tốc độ đến 1.100kmfh và lên độ cao 10.000m. Sau 3 phút, số 1 phát hiện 1 chiếc đi đối đầu có 4 F-4 yểm hộ, nên không vào công kích được, phải thoát ly. Ngay lúc đó, phi công Nguyễn Đăng Kính phát hiện chiếc đi cùng chiều, đuổi đến cự ly 2.000m, đồng chí phóng quả tên lửa thứ nhất trúng động cơ bên trái; cự ly còn 1.000m, phóng tiếp quả thứ hai, nổ phía sau đuôi. Sở chỉ huy cho thoát ly lên hướng bắc và thấy ở Nội Bài đang có địch, nên đã dẫn MiG-21 vòng qua Thái Nguyên để về Kép hạ cánh. Kíp trực ban dẫn đường Trung đoàn 921: Phạm Minh Cậy, Tạ Quốc Hưng và Hoàng Kế Thiện đã lập thành tích xuất sắc trong chiến công dân MiG-21 lần đầu tiên bắn rơi chiếc EB-66 của không quân Mỹ.

Tuy nhiên theo phía Mỹ thì họ không mất chiếc EB-66 nào.


Tiêu đề: 20/11/67
Gửi bởi: chiangshan trong 09 Tháng Ba, 2012, 09:09:35 pm
Theo Clashes:

Ngày 20/11 liên lạc kém khiến KQ mất 1 F-105. Nhóm cường kích F-105 với F-4 hộ tống đang trên đường vào đánh cầu Lang Lau khi Red Crown, 1 tàu GCI của HQ cảnh báo rằng 2 MiG-21 đang tấn công từ phía sau. F-4 đang bay khoảng 1 dặm phía sau F-105 khi 2 MiG-21 xuất hiện trước mặt họ để tấn công cường kích, giúp F-4 có vị trí bắn tuyệt vời. F-4 không cảnh báo cường kích về MiG mà lại tiếp tục tiếp cận tới với hy vọng dễ dàng bắn hạ đối phương. Khi vào gần, phi công phụ của F-4 đi đầu gọi "Thoát ly trái" (break left) và tốp F-4 tưởng rằng có MiG khác phía sau họ đã tản ra (sau này mới rõ, viên phi công ý muốn nói "vòng trái" (turn left) để tiếp cận MiG), để những chiếc MiG họ đang truy đuổi tiếp tục tiếp cận những chiếc F-105 không hay biết gì. MiG tấn công biên đội Dallas và khi F-105 thấy MiG thì tên lửa đã được phóng đi. Dallas 4 thấy Dallas 3 trúng 1 quả Atoll do chiếc MiG-21 sơn rằn ri phóng đi. Khi Dallas 3 nhảy dù, chiếc MiG thứ 2 tiếp cận và bắn 1 quả Atoll vào Dallas 4 nhưng trượt. Thêm nhiều MiG-21 bắn tên lửa và buộc toàn bộ số F-105 phải cắt bom, nhưng không quả nào bắn trúng.

Theo VN Air Losses F-105D 61-0124 thuộc phi đoàn 469, không đoàn 388 KQ Mỹ ở căn cứ Korat bị trúng tên lửa ở đông nam Yên Bái 20 dặm khi bay ở độ cao 17000ft. Đại úy William Wallace Butler nhảy dù và bị bắt làm tù binh.

Tài liệu của ta không đề cập tới trận đánh này nên có thể là của đoàn Z.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: chiangshan trong 09 Tháng Ba, 2012, 09:22:33 pm
Lược dịch Clashes:

Tháng 12 năm 1967

Trong tháng 12 thời tiết xấu do gió mùa đông bắc tiếp tục và hạn chế nghiêm trọng số phi vụ không kích nhằm vào Route Package V và VI. Đến giữa tháng thời tiết tốt trong vài ngày và các cuộc đánh phá quy mô lớn của KQ tiếp tục. Sau thực trạng trước chiến thuật mới và táo bạo của MiG trong tháng 11, các sĩ quan Mỹ tìm cách thay đổi phương thức tác chiến. Họ đã thấy rằng trong quá khứ khi các biên đội cường kích không bay theo những hành lang có thể đoán được hoặc tiến vào từ cả hướng biển lẫn đất liền thì phản ứng lại [của BVN] ít quyết liệt hơn. Đối với các cuộc ném bom trong tháng 12, lực lượng không kích tấn công từ nhiều hướng hoặc với sự giãn cách khác nhau, tìm cách phân tán và gây bối rối cho MiG cũng như GCI. Nó có vài thành công nhưng chiến thuật phức tạp hơn gây ra sự rối loạn trong chính lực lượng không kích và sử dụng phương thức mới trong điều kiện thời tiết xấu gây ra "sự hỗn độn các biên đội cường kích, đội hình bị phá vỡ, sự lúng túng nói chung" và "tăng thêm hiệu quả cho MiG".

Trong khi đó, các nhân viên GCI BVN tiếp tục củng cố và cải thiện chiến thuật của họ, và sự táo bạo và trình độ của phi công MiG tiếp tục lên cao. Giờ GCI có thể hướng dẫn 2 đôi MiG-21 thay vì 1, và MiG-21 bắt đầu phối hợp tấn công với MiG-17. Ngoài ra, giờ MiG sẵn sàng tấn công nhiều lần thay vì chỉ 1 lần hit and run. Những cuộc tấn công nhiều lần này gây ra áp lực lớn cho các máy bay Mỹ hộ tống. KQ báo cáo rằng "MiG tiếp cận nhiều lần và tác dụng nghi binh của nó đặc biệt hiệu quả trong việc làm giảm sự bảo vệ đối với toàn bộ cường kích trong toàn bộ phi vụ". Áp lực còn lên cao khi MiG bắt đầu bắn tên lửa Atoll về hướng có cường kích khi họ không thể vào được tới tầm bắn, việc 1 quả Atoll xuất hiện trên không thường là quá đủ để buộc cường kích phải cắt bom.


Tiêu đề: 12, 14/12/67
Gửi bởi: chiangshan trong 10 Tháng Ba, 2012, 09:46:40 pm
- Ngày 12/12/1967, theo LS KQNDVN, biên đội MiG-21 không chiến trên vùng trời Sơn Động (Hà Bắc) bắn rơi 1 F-105. Phía Mỹ không công nhận tổn thất này.

- Ngày 14/12/1967:

Theo Phi công tiêm kích:

Ngày 14 tháng 12 năm 1967, biên đội Míc-17 do phi đội Lưu Huy Chao số 1, Lê Hải số 2, Bùi Văn Lưu số 3, Nguyễn Đình Phúc số 4, được lệnh cất cánh từ sân bay Gia Lâm, đánh địch trên vùng trời tỉnh Thái Bình. Biên đội quần nhau kịch liệt với F-8 - bọn tiêm kích không quân của hải quân địch. F-8 có tính năng cơ động mặt bằng khá tốt, tương đương với Míc-17; vừa có tên lửa, vừa có súng 20mm đánh cự li gần. Lũ F-8 hay dùng chiến thuật con thoi, một số lảng ra xa, tăng tốc độ, lợi dụng ta sơ hở, lướt qua khu vực đang dánh quần, phóng tên lửa. Tôi bị một chiếc F-8 bám đuôi. Tôi đã bay 3 vòng, vẫn không dứt ra đươc. Anh Chao ngoặt gấp, từ trên cao bổ xuống, bắn một loạt đối đầu, tên F-8 mới chịu buông tôi ra. Trong khi đó Lưu số 3 và Phúc số 4 cũng đang kịch liệt quần nhau với 3 chiếc F-8. Đến vòng chiến đấu thứ hai, tạo thế có lợi, số 4 Nguyễn Đình Phúc nổi súng hai loạt dài, bắn rơi 1 chiếc F-8. Sau 7 phút chiến đấu, với những động tác cơ động mặt bằng, mặt phẳng nghiêng, vòng chiến đấu, chúng tôi mới dứt được bọn F-8 cứ lẵng nhẵng bám theo. Anh Chao dẫn đội về, biên đội gọi mãi vẫn không thấy Phúc trả lời. Khi thoát li, Phúc bay về theo đường số 5. Anh bay rất thấp, độ cao khoảng 20m. Đến vùng Hưng Yên, máy bay Phúc vướng vào một rặng tre, lật nhào ngay trên thửa ruộng. Khi ba chúng tôi hạ cánh, mặt trời gần lặn. Chỉ huy sở vẫn tiếp tục gọi số 4, nhưng mãi vẫn không thấy Phúc trả lời. Cảnh trời chiều, sương đã xuống, đất trời mờ mờ, tiếng chỉ huy gọi nghe như cuốc kêu, sao mà buồn.

Trong các loạt máy bay của giặc Mĩ, F-8 là loại khó đánh nhất vì F-8 cơ động tốt hơn Míc-21 nhiều. Ở thế vòng bằng, khi chiến đấu, Míc-21 lấy độ cao, thì nó thua, nhưng vòng cứ vòng bằng, cơ động, thường bị nó bắn trúng. Còn với Míc-17, tính năng hai loại tương đương. Tốc độ F-8 có lớn hơn, nhưng lợi hại nhất là có tên lửa. F-8 bay theo đội hình 3 chiếc từng tốp nhỏ. Độ cao chênh lệch giữa các tốp địch khá lớn từ 1.000 mết đến 2.000 mét. Ta khó phát hiện toàn độ hình địch. Khi ta tập đánh vòng trong, bọn chúng bay lảng vảng bên ngoài, lừa cơ ta sơ hở, từ xa phóng tên lửa vào. Anh em ta hay bị hi sinh vì chiến thuật này. Hầu như trận nào đánh với F-8, đều rất quyết liệt. Bắn được nó, thì ta cũng tổn thất, hi sinh.


Theo LS e923 thì Nguyễn Đình Phúc hy sinh do trúng tên lửa.

Theo F-8 Units:

Ngày 14/12/1967, biên đội 2 F-8E thuộc phi đoàn 162 do đại úy Richard Wyman và thiếu tá Cal Swanson lái xuất kích từ TSB Oriskany. Khi tiến vào đất liền biên đội được biết 1 A-4 thuộc phi đoàn 164 do 1 F-8C thuộc phi đoàn 111 hộ tống đang phải đối phó với 4 MiG-17 liền bay tới tiếp ứng.

Khi Wyman tìm cách truy đuổi 1 tốp MiG-17 thì tốp MiG thứ 2 tiếp cận phía sau và khai hỏa cannon. Wyman ban đầu định kéo cao để thoát khỏi MiG nhưng sau đó quyết định đẩy cần lái về phía trước để máy bay ngoặt chúi gấp. MiG không theo được thế cơ động này và Wyman vòng thẳng đứng lại để quay lại đối đầu với MiG. Tuy nhiên mỗi lần F-8 tìm cách bắn AIM-9, MiG đều cơ động tránh né bằng các vòng ngoặt gấp.

Lúc này thêm 1 F-8 thuộc phi đoàn 111 đang hộ tống 1 A-4 khác tham chiến, bắn 1 quả AIM-9 vào MiG nhưng không trúng. Trận không chiến đã chuyển từ độ cao 16000ft xuống ngang tầm ngọn cây. Cuối cùng Wyman tiếp cận được phía sau 1 chiếc MiG và bắn AIM-9 trúng cánh trái. MiG đâm xuống mặt đất chỉ cách phía dưới 50ft.


(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Air%20Combat/67-12-14_f-8e_150879.jpg)

F-8E 150879 thuộc phi đoàn 162, không đoàn 16 HQ Mỹ trên TSB Oriskany.

Theo VN Air Losses thì không có F-8 nào bị bắn rơi trong ngày này.

Các phi công Mỹ có nhận xét đây là 1 trong những trận không chiến kéo dài và gay go nhất, thể hiện trình độ và bản lĩnh của cả 2 bên. Bản thân Wyman cũng nói rằng "người phi công MiG đó là 1 con hổ".


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: tamking trong 11 Tháng Ba, 2012, 11:29:40 am
Các tiền bối cho hỏi là Atoll mà họ hay nhắc tới là  K-13M (R-13M) hay K-13R (R-3R), tìm đọc thấy là K-13R dẫn bằng hồng ngoại IRH còn K-13R dẫn đường bằng radar bán chủ động SARH, vậy trong không chiến thì quân ta hay sử dụng loại nào vì có nhiều nguồn nói Mig-21 có " Rada Yếu " dẫn bắn không xa và chính xác - trong khi họ lại bảo
: ...Áp lực còn lên cao khi MiG bắt đầu bắn tên lửa Atoll về hướng có cường kích khi họ không thể vào được tới tầm bắn, việc 1 quả Atoll xuất hiện trên không thường là quá đủ để buộc cường kích phải cắt bom.

nếu bắn bằng dẫn hồng ngoại thì lại kém chính xác hơn dẫn bằng rada còn dẫn bằng rada thì Mig-21 lại kém về mặt rada vậy có thể cho là  không chiến tầm xa trên bầu trời miền Bắc thời đó quân ta có nhiều bất lợi  :P không a ?

Còn 2 quả mà bác Phạm Tuân bắn rơi B-52 có phải là  K-13M ? ???, với nghe đoạn đối thoại cuối của anh hùng Vũ Xuân Thiều  Là bác ấy bắn 2 đạn nhưng B-52 chưa rơi  :-\ - 2 đạn ấy là loại gì ạ ?


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: qtdc trong 11 Tháng Ba, 2012, 01:24:33 pm
Theo mình biết thì R-13M năm 1974 mới đưa vào biên chế trang bị quân đội Xô viết.  Các bác nhà ta bắn bằng R-3S (310, 310A) cả thôi. Còn ưu thế đương nhiên thuộc về quân Mỹ rồi.


Tiêu đề: Re: Chiến tranh đường không trên bầu trời Miền Bắc
Gửi bởi: spetsnaz GRU trong 11 Tháng Ba, 2012, 04:15:40 pm
Trong giai đoạn này Không quân ta trang bị với MiG-21F-13 và MiG-21PF (máy bay 74, 76). Loại MiG-21F-13 chỉ trang bị radar SRD-5M đo xa báo mục tiêu trong tầm bắn hiệu quả cho đạn tên lửa R-3S (310) và ngắm pháo. MiG-21PF trang bị radar RP-21 nhưng cũng chỉ sử dụng R-3S.
Không chiến ở Việt Nam là không chiến trong tầm nhìn. Ngay cả F-4 Phantom II của Mỹ dẫu có A