Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:27:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những thông tin tham khảo về tác chiến phòng không trong KCCM  (Đọc 39084 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« vào lúc: 30 Tháng Mười, 2007, 01:39:17 pm »


Phi công B-52 kiện SAC về chiến dịch Linebacker 2

Giữa năm 1977, Drenkowski, đại úy phi công B-52 tìm thấy trong hồ sơ lưu trữ của Bộ Không quân Hoa Kỳ văn kiện mang số À/100RD về chiến dịch ném bom bằng B-52 xuống Hà Nội – Hải Phòng mang tên Linebacker 2. Drenkowski đã phát đơn kiện Bộ chỉ huy không quân chiến lược Mỹ (SAC – Strategic Air Command) về sự tồi tệ trong việc vạch kế hoạch và điều hành chiến dịch này. Dưới đây là những quan điểm của Drenkowski về chiến dịch Linebacker 2 đăng trên tạp chí US Airforce
B-52 được đưa vào sử dụng trong chiến tranh Đông Nam Á từ giữa những năm 1960 nhưng không được phép hoạt động ở những vùng đông dân có bảo vệ chắc chắn và dày đặc ở thung lũng sông Hồng. Người ta cho rằng B-52 với các trang bị gây nhiễu hiện đại và đắt tiền không bõ liều bay vào thung lũng sông Hồng để có thể bị bắn rơi. Sau đó nó lại bị các đồng minh của Liên Xô nghiên cứu, khám phá các bí mật của những trang bị đó.

Theo chiến thuật được sử dụng lúc ban đầu để đánh các mục tiêu ở Nam Việt Nam, nơi không có vũ khí phòng không đủ tầm bắn rơi B-52, thì các máy bay số 2 và số 3 bay gần như ngang hàng ở hai bên máy bay số 1. Các phi công đi hoạt động tạm thời ngắn hạn từ 3 đến 6 tháng ở ĐNA chỉ qua huấn luyện ở Mỹ về cách oanh tạc từng chiếc riêng lẻ ở tầm thấp. Phương pháp này thông thường dùng để oanh tạc một mục tiêu bằng vũ khí hạt nhân. Các phi công này không có kinh nghiệm về cách bay theo đội hình một tốp 3 chiếc, theo dõi nhau bằng mắt thường trong các trận ném bom quy ước. Sau một vài vụ B-52 đâm nhau trên bầu trời và những vụ suýt húc nhau, các ban điều tra của SAC phát hiện ra rằng đối thủ nguy hiểm nhất của B-52 lại chính là một chiếc B-52 đang bay bên cạnh nó. Vì vậy, chiến thuật bay trên các khu vực tương đối an toàn ở Nam Việt Nam là nhằm bảo vệ B-52 trong môi trường không có sự đe doạ của hệ thống hỏa lực phòng không đối phương. Có nghĩa là máy bay số 2 bay sau máy bay thứ nhất 2,4km và máy bay số 3 cũng bay sau máy bay chiếc thứ hai 2,4km. Cả hai máy bay số 2 và số 3 đều bay hơi chếch về 2 phía đường bay của chiếc dẫn đầu. Như vậy, những quả bom của chúng rơi ra song song với bom của máy bay dẫn đầu trong khoảng cách 100m khiến thảm bom sẽ trùm lên một diện tích rộng hơn.
Mọi hoạt động của B-52 trong chiến tranh Đông Dương đã biến thành một thứ dây chuyền sản xuất. Hết ngày này sang ngày khác, các máy bay B-52 đi đánh mục tiêu đều bay theo cùng một đường bay. Trước khi thả bom vài phút, các máy gây nhiễu được bật lên. Trước khi bom rơi 90 giây, cánh cửa khoang bom mở ra làm cho tiết diện B-52 rộng hẳn lên, radar dễ quan sát và bám chặt lấy nó. Các máy bay B-52 tiếp tục bay với cùng tốc độ, cùng độ cao. Sau khi bom rơi, tất cả đều ngoặt 90 độ để bay ra khỏi mục tiêu. Lúc này, ăngten máy nhiễu lắp dưới bụng máy bay hướng ra khỏi khu vực mục tiêu trong khoảng từ 30 đến 60 giây. Đơn vị cơ bản được sử dụng trong chiến tranh VN là tốp 3 chiếc. Nếu cần oanh tạc nhiều lần vào một mục tiêu thì đặt kế hoạch dùng nhiều tốp vào đánh phá.
Cuối những năm 60, máy bay B-52 đã bắt đầu ném bom các khu vực bên ngoài Nam Việt Nam, nhất là quãng đường mòn Hồ Chí Minh qua Lào. Lần đầu tiên, B-52 vấp phải pháo phòng không cỡ lớn, điều khiển bằng radar của đối phương. Đôi khi chúng gặp cả tên lửa SAM. Phi công biết rằng, kiểu đánh theo lối dây chuyền sản xuất sẽ không có hiệu lực khi tiến công các mục tiêu có các phương tiện bảo vệ tinh vi. Chiến thuật này của B-52 làm cho bộ dội Bắc Việt Nam có thể đoán trước mục tiêu và thời gian bị ném bom. Vì vậy, nhiều cuộc oanh tạc bị mất hiệu lực vì đối phương đã di chuyển trang bị và người ra khỏi khu vực hoặc xuống hầm trú ẩn. Tiếp đó, các trân địa phòng không có nhiều thời gian chuẩn bị đối phó.
Các phi công B-52 phản đối việc không chịu thay đổi chiến thuật. Nhất là khi một số B-52 đã bị vũ khí phòng không đối phương gây thiệt hại. Song thái độ ngoan cố của SAC đã cản trở mọi thay đổi. Tình hình vẫn y nguyên như vậy cho đến tháng 3 năm 1972, khi 3 sư đoàn Bắc Việt Nam có xe tăng dẫn đầu và có pháo cỡ lớn yểm trợ đã đánh gục sư đoàn 3 của Sài Gòn tại khu phi quân sự. Lúc ấy, lục quân Mỹ đã rút đi. Vùng này chỉ còn 2 lữ đoàn, nhưng các lữ đoàn trưởng đã được lệnh không tham chiến vì sợ làm tăng số lính Mỹ thương vong. Do đó, lực lượng duy nhất có sức mạnh để hỗ trợ quân đội Sài Gòn là không quân Mỹ. Tháng 4 năm 1972, tổng thống Nixon cho phép ném bom trở lại Bắc Việt Nam. Hoạt động ném bom này mang mật danh là chiến dịch Linebacker. Mục tiêu của nó là các đường tiếp tế từ Trung Quốc đến Hà Nội. Vì đó là đường vận chuyển cơ sở vạt chất, kỹ thuật tới tay bộ đội Bắc Việt Nam ở miền Nam. Sau khi các hải cảng Bắc Việt Nam bị rải thủy lôi, Hà Nội bị bóp nghẹt dần. Nhưng cái giá phải trả cảu Mũa thật là đắt. Các máy bay chiến đấu chiến thuật phải mất nhiều tháng mới làm tê liệt được các hệ thốgn phòng không với các giá mà phần lớn các nhà quan sát Mỹ không nhận ra được. Các đơn vị như đại đội máy bay chiến thuật số 4 và số 421 tại sân bay Đà Nẵng đã mất hơn hai phần ba số F-4 và một nửa kíp bay trong vòng có 2 tháng. Máy bay B-52 tiếp tục ném bom các mục tiêu chiến thuật ở các khu vực “an toàn” hơn trong chiến dịch Linebacker, sau này gọi là Linebacker 1. Ngày 21 tháng 10 năm 1972, Mỹ ngừng ném bom từ Bắc vĩ tuyến 20 và chiến dịch Linebacker 1 kết thúc.

(còn tiếp)
Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #1 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2007, 01:40:10 pm »

Sau đó 2 tháng, người ta thấy rõ là Bắc Việt Nam lợi dụng việc Mỹ ngừng ném bom ở đồng bằng Bắc Bộ để xây dựng lại hệ thống phòng không. Lúc này, lực lượng phòng không của Việt Nam lại lên tới 180 chiếc MIG (gồm MiG-17/19/21), 2300 tên lửa SAM, chủ yếu là SAM-2 và nhiều pháo phòng không có radar điều khiển. Toàn bộ mạng lưới phòng không này được phối hợp thành một lưới lửa bảo vệ dày đặc, loại này không gây cản trở cho loại kia trong chiến đấu.
Ngày 17 tháng 12 năm 1972, các phi công B-52 được lệnh báo động. Tối hôm sau, chiến dịch Linebacker 2 bắt đầu. Các máy bay F-111 bay trước tiên vào Bắc Việt Nam với tốc độ siêu âm ở độ cao thấp, tiến hành oanh tạc vào các sân bay. Máy bay F-4 bay theo rải nhiễu kim loại thành một hành lang bằng nhôm kéo dài từ Đông Bắc sang Tây Nam thung lũng sông Hồng nhằm bịt mắt radar. Phía cuối hành lang song song với rặng núi Tam Đảo, bắt đầu xuất hiện các tốp B-52. Theo sau chúng là hơn 100 chiếc F-4 để đánh chặn MiG và 4 chiếc F-105 trang bị tên lửa đánh radar để chế áp tên lửa SAM. Các tốp B-52 dãn cự ly rộng hơn để mỗi tốp 3 chiếc có thể qua mục tiêu chỉ trong từ 2 đến 3 phút. Khoảng các giữa mỗi tốp mở rộng tới 4 phút bay. Như vậy, một lực lượng 18 chiếc B-52 bay qua mục tiêu hết độ nửa giờ, bay cùng một đường bay, một tốc độ, một độ cao như nhau. Vài tốp đầu tiên không bị hỏa lực phòng không đối phương bắn, điều này khiến người ta nghĩ đối phương bị bất ngờ. Nhưng khi các tốp liên tục bay theo cùng đường bay thì trận đánh sôi nổi hẳn lên. Hành lang nhiễu kim loại bị gió thổi bạt đi từ từ. Nhưng kế hoạch của SAC không cho phép B-52 linh hoạt. Các phi công không được phép điều chỉnh đường bay để lợi dụng sự che chở của hành lang nhiễu. Tuy nhiên, họ vẫn phải bay vào mục tiêu.

Đầu tiên, các trắc thủ điều khiển tên lửa SAM của Bắc Việt đã phóng những quả đạn không điều khiển, hy vọng may ra đánh trúng máy bay. Nhưng khi các B-52 ầm ĩ bay vào, giữ nguyên một tốc độ, một độ cao trên cùng một đường bay thì các trắc thủ đã tìm ra ngay cách đánh. Các phảo thủ cao xạ và nhân viên điều khiển SAM dễ dàng giải quyết được vấn đề tính toán các phần tử bắn và điều chỉnh ngòi nổ. Họ bắt đầu đánh trúng B-52. Sáng hôm sau, máy bay ném bom của không quân và hải quân tiếp tục đánh phá các mục tiêu. Một số mục tiêu đó được máy bay A-7 cùng với máy bay F-4 tiến hành đánh phá bằng bom điều khiển lade. Một công thức được đặt ra cho 10 ngày tới: B-52 sẽ oanh tạc ban đêm, đánh các mục tiêu rộng như sân ga, kho xăng dầu, doanh trại. Đường bay của chiếc B-52 đi đầu sẽ là đường bay cho mọi chiếc B-52 khác trong suốt đêm đó. Ban ngày, các máy bay chiến đấu chiến thuật mang vũ khí có điều khiển sẽ đánh các nhà máy điện, cầu.
Vào đêm thứ hai, các máy bay B-52 từ phía Tây xông vào ném bom ga Gia Lâm, sân bay Bạch Mai và đài phát thanh Hà Nội. Các phi công B-52 biết rất rõ rằng động tác lẩn tránh cũng chẳng có hiệu lực gì. Pháo phòng không và tên lửa SAM phóng lên dày đặc hơn. Các phi công dùng các động tác lẩn tránh kịch liệt để đánh trả cả hai loại hỏa lực này. Chiếc B-52 đầu tiên bị bắn rơi ở thung lũng sông Hồng. Sân bay Gia Lâm và bệnh viện Bạch Mai bị đánh do nhầm lẫn vì các phi công mải quan tâm đến việc bảo vệ sinh mạng mình hơn là việc ném bom sao cho chính xác. Hỏa lực đối phương đã đánh trúng một số B-52. Đêm đó có ít nhất 2 chiếc B-52 bị bắn rơi. Những người điều khiển tên lửa SAM khôn ngoan đã quan sát ngay vị trí chiếc B-52 đi đầu ngoặt khỏi mục tiêu. Họ phóng lên một SAM để tên lửa bay theo đường đạn khoảng 45 giây tới gần chỗ B-52 phải ngoặt. Họ dùng 5 đến 10 giây để điều khiển quả tên lửa “khóa” vào điểm ngoặt, sao cho khi tên lửa tới đó vừa đúng lúc chiếc B-52 tiếp theo cũng bay tới. Thật ngon xơi.


Các phi công trở về căn cứ và bắt đầu một cuộc đấu tranh vô hiệu quả đòi thay đổi chiến thuật sử dụng B-52. Các nhân viên SAC không chịu lắng nghe các ý kiến này. Để phản đối, các phi công đi làm nhiệm vụ trở về đã bắt đầu thổ lộ những thất vọng cảu họ tại các câu lạc bộ sĩ quan ở Guam và Utapao. Con số thiệt hại cứ ngày một tăng dần lên. Đầu tiên là 3 chiếc B-52, rồi 4, rồi 6 chiếc bị bắn rơi một ngày. Vậy mà SAC vẫn cứng nhắc, không chịu thay đổi chiến thuật. Từ ngày 22 đến 24 tháng 12, tinh thần phi công tại các căn cứ B-52 suy sụp. Số lớn phi công xin rút ra khỏi diện bay vì lý do sức khỏe. Các buổi giao nhiệm vụ thực hiện các phi vụ hàng ngày trở thành những cuộc cãi vã. Phi công cười mỉa mai hoặc nói kháy các sĩ quan thuyết trình. Điều có ý nghĩa ở các sự kiện này là số đông phi công không phản đối cuộc chiến tranh, không phản đối ném bom mà là họ phản đối về sự ngu xuẩn và lỏng lẻo trong kế hoạch ném bom của SAC, giữ nguyên hướng trên đoạn bay thả bom rồi bay ra khỏi mục tiêu theo “đường bay như nhau”. Họ phàn nàn về những hiểm họa không cần thiết do sự kém linh hoạt của SAC gây ra.

(còn tiếp)

Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #2 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2007, 01:41:50 pm »

Lệnh ngừng ném bom được công bố vào ngày lễ Noel. Các nhân viên SAC tai Omaba Nebraska báo cáo về thiệt hại lúc đó đã tới từ 10% đến 12% trong số từ 150 đến 200 chiếc B-52 hiện có ở ĐNA. Qua phỏng vấn các tướng cao cấp của SAC tham gia đặt kế hoạch, ta thấy tư lệnh SAC hoàn toàn không biết đến ý kiến đề nghị cảu các phi công (trừ các vấn đề tinh thần) về việc thay đổi cách đánh. Đợt ngừng ném bom kéo dài 41 giờ. Tới lúc này SAC mới xem xét các chiến thuật mới. Cuộc oanh tạc ngày hôm sau (26-12) gồm 77 chiếc B-52 đánh làm 5 đợt gần như đồng thời từ nhiều hướng tiến vào các mục tiêu. Chiến thuật mới đã có hiệu quả rõ rệt. Chỉ có 1 chiếc B-52 bị bắn rơi, còn 76 chiếc kia trở về an toàn. Động tác ngoặt 90 độ để ra khỏi mục tiêu được loại bỏ. Cự ly giữa các máy bay trong tốp rút ngắn lại còn 1,8km. Ngoài ra, một số B-52 còn mang bom CBU để làm tê liệt các trận địa SAM. Các tốp F-105 và F-4 cũng mang bom CBU đi tìm đánh các trận địa SAM khác. Đến ngày 28, thấy được những dấu hiệu về hoạt động cảu hệ thống phòng không đối phương sút kém. Ngày 31 tháng 12, ngừng ném bom. Ba tuần sau, Hiệp định Paris được ký kết. Chiến dịch Linebacker 2 được SAC coi là đã thành công. Nhưng cái giá phải trả thật là đắt. Trong thời gian chiến dịch, không quân nói rằng 17 chiếc B-52 đã bị bắn rơi. Ít nhất có 9 chiếc nữa tuy đã về được đến Utapao nhưng bị hư hỏng quá nặng, không thể bay được nữa. Do vậy cái giá chung phải trả là từ 22 đến 27 chiếc B-52. Ngoài ra còn 10 máy bay chiến thuật và trinh sát bị bắn rơi.

Đã có thể chứng minh thêm một điểm là các máy bay loại B-52 lỗi thời này vẫn có thể bay vào một khu vực có vũ khí phòng không dày đặc để giáng cho đối phương một đòn. Nhưng những sai lầm của SAC đã phạm phải trong chiến dịch là không thể biện bạch được và SAC phải chịu trách nhiệm. Những sai lầm đó làm cái giá phải trả càng cao thêm. Đó là:

1. Oanh tạc nhỏ giọt từng đợt: Đánh phá thành các đợt liên tiếp cách nhau có khi đến 1 giờ làm cho các hệ thống phòng thủ đối phương có cơ hồi phục và chuẩn bị đối phó với đợt sau. Ngoài ra, đánh như vậy còn làm giảm tác động choáng váng cảu mỗi đợt, cho phép đối phương mỗi lần có thể tập trung đối phó vào một máy bay. Khi đã sửa chữa sai lầm bằng cách dùng 5 đợt B-52 đồng thời từ nhiều hướng vào ném bom thì số thiệt hại máy bay mới giảm.

2. Thiếu yếu tố bất ngờ: Do vấn đề đảm bảo bí mật tốt nên các tốp B-52 đầu tiền vào bấu trời HN đã khai thác được yếu tố bất ngờ, các hệ thống phòng không của Bắc VN không phản ứng kịp. Tuy vậy, chủ trương của SAC là mọi chiếc B-52 đều phải bay theo đường bay của chiếc đầu tiên, cùng độ cao và tốc độ. Mỗi đêm, khi chiếc B-52 đầu tiên bay qua thì các trắc thủ đối phương có thể biết chính xác chiếc B-52 tiếp theo sẽ bay tới vị trí nào. Lẽ ra phải nghĩ đến các đợt oanh tạc ở tầm thấp để gây yếu tố bất ngờ. Ít nhất cũng phải cho máy bay B-52 bay ở nhiều độ cao và tốc độ khác nhau.

3. Thiếu linh hoạt: Chiến thuật không thay đổi kịp với những thay đổi cảu tình hình. Thí dụ, nếu một chiếc F-105 báo tin toàn bộ tên lửa SAM ở một khu vực đã bị tiêu diệt, tạo nên một “lỗ hổng” trong chu vi phòng thủ của SAM, các máy bay B-52 vẫn không được phép thay đổi đường bay để lợi dụng lỗ hổng này mà cứ phải bay vào mục tiêu theo đường bay đã định sẵn. Đêm đầu tiên, khi dải nhiễu đã bị gió thổi tạt đi, các phi công vãn không được phép điều chỉnh đường bay vào mục tiêu trong khoảng từ 24 đến 32km để lợi dụng dải nhiễu này.

4. Không có những ưu tiên thích đáng: Phần lớn các nhà chiến thuật và chiến lược nhất trí rằng trong một cuộc tiến công bằng máy bay thì ưu tiên hàng đầu phải là tiêu diệt các vũ khí phòng không. SAC đã ngay lập tức dùng B-52 bám vào các mục tiêu quân sự chiến lược chứ không chú ý tới 27 tiểu đoàn SAM đang chờ đối phó. Đã có những cố gắng để đánh phá các sân bay MiG, song ngay cả những cố gắng này cũng không được ưu tiên nhiều. Cho tới ngày 26 tháng 12, khi số B-52 bị rơi cao tới mức không thể chấp nhận được, lúc đó mới bắt đầu nghiên cứu việc phối hợp lực lượng để tiêu diệt đối thủ chính đã diệt B-52: đó là tên lửa SAM. Nếu vài ngày trước mà SAC đã nghĩ tới cố gắng tiêu diệt các hệ thống SAM thì họ đã không thể hoạt động tùy ý muốn của họ.

5. Thiếu thông tin: Những thiếu sót trên đây là những sai lầm chiến lược và chiến thuật đã được chấn chỉnh sau đợt ngừng ném bom vào lễ noel. Nhưng một thực tế rõ ràng là các phi công đã thấy trước được những sai lầm này và lẽ ra không được để xảy ra điều đó. Từ nhiều năm trước, các phi công đã hiểu rằng chiến thuật như vậy là điên rồ. Song SAC vẫn phớt lờ điều đó. Điều mỉa mai đáng buồn là các sĩ quan tham mưu không phải trả giá cho thái độ này. Chính các phi công đã phải trả bằng xương máu của họ. SAC đã đẻ ra một hệ thống thông báo một chiều, không cho phép cấp dưới trình bày ý kiến trở lại. Căn bệnh này thể hiện ở các giới quân sự trong chiến tranh ĐNA những nó đã và vẫn đang thể hiện đặc biệt rõ nét ở SAC. Vì nhiều lý do, thành phần cảu SAC gồm toàn nhứng “nhân viên gật” không muốn làm đảo lộn tình hình. Tiêu chuẩn đề bạt sĩ quan chú trọng nhiều vào lòng trung thành và vào những người cùng “ê kíp” hơn là vào tính trung thực hoặc sáng tạo. Vì vậy, tin tức về công việc không tiến triển tốt hoặc về một số chiến thuật nào đó không có hiệu lực đã không thể nào đến tai cấp trên. Những thay đổi về chiến thuật sau lễ Noel không phải là để đáp ứng các đề nghị cảu phi công. Chính vì ba viên tướng chịu trách nhiệm về chiến dịch này nằm ở căn cứ không quân Offut, Nebraska nhận thấy rằng nếu tốc độ máy bay rơi cứ diễn ra như hiện tại thì trong vòng 2 tuần lễ sẽ không còn máy bay B-52 ở ĐNA. Thậm chí SAC cũng không cần hỏi ý kiến những kíp lái máy bay chiến đấu đã ném bom các mục tiêu ở thung lũng sông Hồng trong 7 tháng. Qua họ, các viên tướng ở SAC cũng có thể biết rằng những quả đạn dùng để tiếp cho các bệ phóng luôn được tàng trữ ở các kho trung tâm. Mỗi bãi chứa vài trăm quả tên lửa sẽ tạo ra một mục tiêu đánh phá có giá trị./.
Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #3 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2007, 01:46:12 pm »

Tìm hiểu một phần sự thật về những con số
Cuộc chiến tranh xâm lược VN của Mỹ từ lúc mở đầu cho đến khi kết thúc chỉ là một chuỗi dài dối trá bỉ ổi. Nói dối để gây chiến tranh (vụ tàu Maddox), báo cáo láo để xin tăng quân số và ngân sách, khoác lác để giữ uy tín cho không lực Hoa Kỳ… Toàn là những trò ảo thuật bịp bợm, đổi trăng thay đen tới mức Mc Gee, một kẻ suốt 25 năm trời tận tụy với CIA đã phải thừa nhận trong cuốn Deadly Deceits (Sự lừa dối chết người): “Bằng thông tin giả dối và bằng các hoạt động phá hoại của mình, CIA đã góp phần gieo rắc tội ác”. Dưới đây chỉ là một vài mẩu liên qua tới cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ở VN, rút ra từ sách báo Mỹ.
Patrick J.Mc Garvey, 14 năm làm việc trong cộng đồng tình báo Hoa Kỳ, đã theo dõi chiến tranh VN nhiều năm, tố giác nhiều thủ đoạn dối trá của các tổ chức quân sự và tình báo Mỹ suốt cuộc chiến tranh VN trong cuốn “CIA, The Myth and the Madness – CIA, Huyền thoại và điên loạn”
“Phần lớn giới chức quân sự Lầu Năm góc sùng bái máy điện toán. Đã biết bao lần tôi chứng kiến các viên tướng và đô đốc dựa vào máy tính điện tử thay vì dựa vào sự phân tích đánh giá và trí tuệ của con người. Kết quả do máy tính đưa ra có ý nghĩa đối với họ phần nào đó vì đấy là kết quả của cơ khí. Một tình trạng gần như điên rồ bao trùm giới quân sự cấp cao của Hội đồng tham mưu trưởng liên quân vào những ngày đỉnh cao ném bom Bắc Việt Nam mà phần lớn gây ra bới các báo cáo của hệ thống máy điện toán của không quân và hải quân. Các máy móc này hàng ngày đăng ký số xe vận tải thấy được trên các tuyến đường Bắc VN, số xe bị đánh hỏng, số xe bị tiêu diệt. Các số liệu đó được đưa về trung tâm tính toán lớn ở Cục tình báo quân sự, nơi đây đã tồn trữ các số liệu về số xe vận tải của Bắc VN được xác lập trên sự tính toán số xe Hà Nội nhập khẩu mà tình báo Mỹ nắm được và khả năng sửa chữa những xe bị hư hại. Từ tất cả số liệu đó, người ta nói rằng tình báo có thể xác định được cái ngày kỳ diệu Hà Nội sẽ hết sạch xe tải và như vậy sẽ chấm dứt chiến tranh!”.

Garvey nói tiếp, không giấu sự châm biếm. “Bắc VN đã hết xe tải ít nhất 7 hoặc 8 lần trong thời gian tôi công tác ở bộ phận theo dõi Bắc VN. Cứ mỗi lần như thế, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân lại chất vấn tại sao họ vẫn còn thấy xe tải ở Bắc VN. Một viên tướng không quân thuộc Cục tác chiến xỉ vả tôi om sòm nhân một phiên họp: ‘bọn tình báo các anh sao mà ngu ngốc thế’. Tôi nhắc lại cho ông ta là các ước tính của chúng tôi phần lớn là dựa vào các số liệu do bên tác chiến của ông ta đưa sang. Các phi công Mỹ bay tới tốc độ 800-900km/h trên bầu trời Bắc VN có thể thấy nửa tá xe tải đang chạy trên một con đường và lập tức tiến công chúng bằng tên lửa và bom. Sau đó ngoái lại nhìn xem kết quả. Chín trong mười trường hợp những gì anh ta thấy được là khói lửa cuồn cuộn của những quả bom nổ. Anh ta ghi lên sổ đã tiêu diệt 4 và gây hư hỏng 2 chiếc khác. Người trợ công của anh ta cũng phải chia sẻ vinh quang nên ghi công cho phần mình 3 chiếc, đánh hỏng 3 chiếc. Còn viên phi công yểm trợ cho tốp cường kích dĩ nhiên là ghi nhận thấy 6 xe tải địch

Cuối ngày, báo cáo về Washington nói rõ phát hiện 18 xe tải địch, diệt 7 chiếc, phá hỏng 5 chiếc. Thực tế trong nhiều trường hợp, 6 chiếc xe tải đó lùi ra xa khỏi đường và bình thản nhìn bom Mỹ rơi cách họ nửa dặm hoặc hơn thế”. Garvey chua chát nhận xét toàn bộ cuộc chiến tranh này của Mỹ, hễ cái gì đụng đến số lượng đều theo một cung cách tương tự: đếm xác chết, tính số lượng quân Bắc VN thâm nhập, số lần xuất kích của MiG, số lượt phóng tên lửa SAM-2, số vũ khí bắt được, kết quả của chương trình bình định…
Một chuyện rất khôi hài mà Garvey dẫn ra liên quan tới tổn thất của không quân Mỹ. Vào những ngày đầu ném bom Bắc Việt, vì muốn đưa thêm nhiều bộ binh vào VN, lục quân Mỹ cần chứng minh là lực lượng Bắc VN thâm nhập vào Nam VN với nhịp điệu lớn chưa từng có. Nhưng làm như vậy thì có khác gì coi không quân là vô tích sự. Phía không quân đương nhiên phải tìm cách để chứng tỏ là họ đã lập được những thành tích phi thường trong các cuộc ném bom. Để giải quyết sự tranh chấp này, người ta lập hẳn một ủy ban ở Washington gồm các sĩ qua cao cấp của Cục tình báo quốc phòng (DIA) và đại diện của tình báo lục quân và không quân với số lượng bằng nhau. Kết quả là tháng nào cũng như tháng nấy, có một câu được đưa vào báo cáo rất tiêu chuẩn: “Số lượng thâm nhập của địch cao hơn tháng trước, tuy nhiên kết quả tổng hợp của việc ném bom đã làm sút giảm nghiêm trọng khả năng của địch mở một cuộc tiến công quy mô lớn”. Người ta đâu cần biết tới dấu hiệu nào chứng tỏ kẻ địch có ý đồ mở một cuộc tiến công đại quy mô”.

Sau ngày máy bay tiêm kích của Bắc VN xuất hiện và tiên tiếp bắn rơi nhiều máy bay địch, tình báo Mỹ lập ra một ủy ban theo dõi không chiến. Ủy ban này gồm các thành viên của Cục tình báo quốc phòng và tình báo các quân chủng. Chẳng mấy chốc, ủy ban này nhận thấy Bắc VN có “những phi công khá là tài ba. Tỷ lệ bắn hạ máy bay Mỹ của họ gây cho người ta ấn tượng mạnh mẽ”. Các quân chủng hình thành một cuộc “thi” xem ai bị hạ ít hơn. Ủy ban rất đau đầu trước bài toán nan giải. Một phần là vì rất khó xác định máy bay Mỹ rơi do vũ khí thông thường, do pháo cao xạ, do tên lửa hay do MiG, nhưng phần khác là do chẳng quân chủng nào muốn nhận là máy bay mình bị MiG bắn rơi. Các cuộc họp của Ủy ban bao giờ cũng xảy ra cãi cọ gay gắt, đập bàn đập ghế về việc lý do máy bay rơi. Chẳng hạn, đại diện của hải quân cứ khăng khăng máy bay mình rơi là do bị tên lửa của đối phương – tên lửa được coi là nguyên nhân chính đáng hơn! Nhưng đại diện của không quân nhất mực cho rằng máy bay của hải quân rõ ràng là bị MiG bắn rơi, ông ta có đủ bằng chứng. Nếu ông ta nói đúng thì sau đó ông ta lại bị bên hải quân đưa các bằng chứng khác xác định máy bay của không quân cũng bị MiG cho đo ván. Cuối cùng Garvey tiết lộ “không quân và hải quân thỏa thuận với nhau trước phiên họp của ủy ban để đưa ra các số liệu phần trăm cho ủy ban đăng ký vào số liệu lưu trữ. “Những số liệu này đương nhiên được bưng bít rất kỹ để cho không quân Mỹ đỡ xấu mặt vì chẳng lẽ những người lái VN trẻ cả tuổi đời và kinh nghiệm lại đánh thắng được những phi công già đời, sừng sỏ của không lực Hoa Kỳ?

« Sửa lần cuối: 30 Tháng Mười, 2007, 05:10:54 pm gửi bởi Triumf » Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #4 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2007, 11:34:36 am »

Những trận đánh then chốt trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không 1972

Cuối tháng 12 năm 1972, gần đến thời điểm kết thúc chiến tranh, tập đoàn cầm quyền ở Mỹ đã mở một cuộc tập kích đường không chiến lược quy mô lớn nhất trong cuộc chiến tranh không quân ở VN hòng giành thắng lợi trên thế mạnh, ép ta phải thương lượng theo những điều kiện cảu chúng.
Đế quốc Mỹ đã huy động hơn 1.300 máy bay chiến thuật trên các tàu sân bay và các căn cứ ở Thái Lan; sử dụng gần 200 máy bay ném bom chiến lược B-52 làm lực lượng đột kích chủ yếu đánh vào Hà Nội, Hải Phòng và một số nơi khác trên miền Bắc. Các lực lượng Phòng không – Không quân đã tiến hành một chiến dịch phòng không để đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược này.
Trong 11 ngày và 12 đêm chiến đấu liên tục và quyết liệt, các lực lượng PK-KQ hiệp đồng với lực lượng pháo cao xạ của quân khu, quân đoàn và dân quân tự vệ đã bắn rơi 81 máy bay trong đó có 34 máy bay B-52, 5 F-111, 21 F-4, 12 A-7, 1F-105, 4 A-6, 2 RA-5C, 1 HH-53 và 1 không người lái, bắt sống 44 giặc lái, trong đó có 33 giặc lái B-52.

Qua diễn biến của chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972, chúng ta thấy có các trận đánh sau đây có thể coi là những trận đánh then chốt.

Trận đêm 18 tháng 12 năm 1972
Tuy thời tiết trong đêm rất xấu, trời nhiều mây lại có mưa nhỏ những Mỹ đã huy động 90 lần chiếc B-52 và 143 lần chiếc không quân chiến thuật chia làm 3 đợt đánh vào các sân bay Nội Bài, Hòa Lạc, Gia Lâm và một số mục tiêu ở thủ đô hà Nội.
Các lực lượng tham gia chiến dịch chủ yếu là lực lượng tên lửa, đã bắn rơi 3 chiếc B-52, trong đó có 2 chiếc rơi tại chỗ, bắt sống 7 giặc lái. (Tuy nhiên, trong cuốn The Vietnam War của tác giả Green Wood cho biết: Đêm 18-12-1972 có 121 phi xuất B-52 vào miền Bắc VN và đã bị bắn rơi 3 chiếc B-52 và 2 chiếc khác bị thương).
Đây là thắng lợi mở đầu của chiến dịch, có ý nghĩa quan trọng về chính trị, quân sự và nghệ thuật chiến dịch, có tác dụng cổ vũ, động viên các lực lượng tham gia chiến dịch và thúc đẩy sự tiến triển của chiến dịch. Giới cầm quyền Mỹ sử dụng B-52 là lực lượng chủ yếu trong chiến lượng răn đe, hù doạ nhân dân thế giới. Các nhà vạch kế hoạch củ Bộ chỉ huy không quân chiến lược (SAC) phổ biến cho các nhân viên phi hành B-52 rằng: Máy bay MiG và tên lửa đã mất hiệu lực, cứ yên trí bám đuôi nhau đi và về đủ. Nhưng sự thực không diễn ra như ý muốn của SAC. Ngay từ trận đầu, các lực lượng tham gia chiến dịch đánh thắng giòn giã, bắn rơi B-52, bắt giặc lái, đối tượng chủ yếu của cuộc tập kích chiến lược.


Thế là từ tháng 4 năm 1952 (khi B-52 ra đời) cho đến tháng 12 năm 1972 trên chiến trường VN, giặc lái B-52 chưa bao giờ bị bắt sống thì nay đã được vào “khách sạn Hilton Hà Nội” (tên gọi nhà tù Hỏa Lò của giặc lái Mỹ). Thủ đoạn lợi dụng đêm tối bất ngờ đánh đòn phủ đầu của địch đã bị đập tan. Trận thắng mở đầu đêm 18 tháng 12 là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố: Sự chủ động sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng phòng không tham gia chiến dịch, sự hiệp đồng chặt chẽ của nhiều thành phần, tự hệ thống radar phát hiện B-52 đến cách đánh cụ thể cảu bộ đội tên lửa; từ việc giải quyết tốt nhiều vấn đề trong lĩnh vực đấu tranh vô tuyến điện tử chống lại thủ đoạn gây nhiễu tích cực đến thủ đoạn nghi binh, làm mục tiêu B-52 giả… Trận thắng đầu tiên đã làm cho bọn giặc lái B-52 từ chỗ chủ quan coi thường hệ thống phòng không của ta, bắt đầu hoang mang, nghi ngờ rồi đến chỗ lo sợ, khiếp đảm và kết thúc đợt một của chiến dịch đã có tên phản đối không chịu bay. Trận thắng đêm đầu tiên cảu 2 tiểu đoàn 59 và 77 bắn rơi tại chỗ B-52 đã mở ra một khả năng to lớn, khẳng định các đơn vị tên lửa có thể khắc phục được nhiễu, bắn rơi được B-52.

(còn tiếp)


« Sửa lần cuối: 31 Tháng Mười, 2007, 11:39:17 am gửi bởi Triumf » Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #5 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2007, 11:35:49 am »

Trận đêm 20 tháng 12 năm 1972
Trong trận này Mỹ đã huy động 93 lần chiếc B-52 và 151 lần chiếc máy bay chiến thuật, tổ chức 3 đợt đánh vào các mục tiêu ở Hà Nội, Thái Nguyên và Hải Phòng. Mặc dù thời tiết xấu, trời nhiều mây nhưng do phán đoán đúng về địch và nắm chắc thời cơ nên Bộ tư lệnh Quân chủng PK-KQ vẫn cho không quân cất cánh. Tuy chưa đánh được B-52 nhưng không quân ta đã buộc máy bay tiêm kích và máy bay chiến thuật đi hộ tổng B-52 phải quay ra đối phó để lộ rõ đội hình B-52, làm cho nhiễu giảm đi, chỉ còn nhiễu của B-52, tạo điều kiện cho tên lửa phát hiện ra B-52 trong nền nhiễu và đánh rơi nhiều B-52. Pháo cao xạ của chiến dịch đã tích cực đánh máy bay chiến thuật, bắn rơi máy bay và bắt sống giặc lái. Trong đêm, ta đã bắn rơi 7 B-52, trong đó có 5 chiếc rơi tại chỗ, bắt sống 12 giặc lái. Đồng thời các lực lượng khác đã bắn rơi 3 F-4, 1 F-111. 1 A-6 rơi tại chỗ, bắt sống 2 giặc lái của không quân chiến thuật. Thắng lợi của trận đánh đêm 20 tháng 12 càng cổ vũ tinh thần chiến đấu cảu bộ đội và thúc đẩy sự phát triển của chiến dịch trong thế thuận lợi. Đồng thời, khẳng định việc chỉ đạo cách đánh trong chiến dịch phòng không phải là cách đánh hiệp đồng binh chủng mới đem lại hiệu quả chiến đấu cao.
Về phía địch, sau trận này, giặc lái Mỹ càng hoang mang lo sợ. Tiếp đến các ngày sau đó là suy sụp tinh thần. Trong bài Tấn bi kịch của chiến dịch Linebacker 2, Drenkowski, một giặc lái B-52 đã viết trên tạp chí Armed Forces Journal như sau: “Từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 12, tinh thần tại các căn cứ B-52 (Guam và Utapao) đến mức suy sụp, một số phi công thì tương tượng hoặc thổi phồng các lý do biện bạch cho việc các máy bay không hoàn thành nhiệm vụ trong khi đó có một số nhân viên khác cáo ốm… Một số phi công khác đi gặp các nghị sĩ của họ và không chịu bay. Một số phi công tiếp xúc với giới báo chí đã bị đưa ra tòa án binh và bị thải hồi ngay lập tức”.
Đó là những nhân tố thúc đẩy chiến dịch mau kết thúc Quả nhiên, đêm 21 tháng 12 địch đã rút từ 3 đợt xuống một đợt với lực lượng B-52 ít hơn (36 chiếc) đánh vào Hà Nội. Những đêm sau cũng chỉ tổ chức được 1 đợt và phải giãn xa HN xuống Hải Phòng và lên đường số 1 Bắc. Nhưng B-52 vẫn bị rơi, giặc lái B-52 vẫn bị bắt sống. Cho đến đêm 24 tháng 12, địch buộc phải kết thúc đợt một chiến dịch.

Trận đêm 26 tháng 12 năm 1972
Sau 36 giờ tạm ngừng ném bom, địch ra sức chuẩn bị kế hoạch, nghiên cứu lại cách đánh, tổ chức lại lực lượng. Đến đêm 26 chúng huy động một lực lượng lớn gồm 105 lần chiếc B-52 và 130 lần chiếc không quân chiến thuật yểm hộ, đồng thời đánh vào 3 khu vực HN, HP và Thái Nguyên.
Về phía ta, thời gian ngừng đánh phá, đã có gắng vượt bậc, chuẩn bị tốt về mọi mặt để bước vào chiến đấu đợt 2 như rà xét lại phương án, điều thêm lực lượng tên lửa về HN, phổ biến kinh nghiệm đánh B-52 cho các đơn vị chưa đánh được, đặc biệt là công tác bảo đảm kỹ thuật và cung cấp đủ đạn cho các đơn vị hỏa lực.
Trong đêm 26 tháng 12, ta đã bắn rơi 6 B-52, có 4 chiếc rơi tại chỗ, bắt sống 8 giặc lái. Đây là 1 trận thắng lớn, mở màn cho giai đoạn 2 chiến dịch. Thắng lợi của trận đêm 26 tháng 12, đã thúc đẩy chiến dịch sớm kết thúc vì SAC không thể chịu đựng được một tỷ lệ thiệt hại như vậy, mặc dù chúng đã áp dụng cả những biện pháp tàn bạo, đánh vào các khu dân cư đông đúc để uy hiếp tinh thần nhân dân ta. Những đêm tiếp sau, địch đã phải giảm dần số lượng phi xuất B-52 và mỗi đêm chỉ tổ chức được 1 đợt đánh. Đêm 27 tháng 12, địch huy động 54 lần chiếc B-52, đêm 28 tháng 12, có 60 lần chiếc, nhưng phải giãn ra xa HN, vòng lên Thái Nguyên, Đồng Mỏ là những nơi có ít lực lượng tên lửa. Cuối cùng, đến 7 giờ sáng ngày 30 tháng 12, Mỹ đã phải tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra. Như vậy, trong chiến dịch phòng không tháng 12 năm 1972 đã diễn ra 3 trận đánh then chốt:
- Trận thứ nhất mở màn chiến dịch với chiến thắng trận đầu giòn giã.
- Trận thứ hai là một trận đánh xuất sắc, tiêu diệt được nhiều máy bay B-52, bắt sống nhiều giặc lái, thúc đẩy chiến dịch phát triển trong thế thuận lợi,
- Trận thứ ba dẫn đến sự kết thúc của chiến dịch.

Ở đây chúng ta đã phán đoán đúng âm mưu và dự kiến được đối tượng tác chiến chủ yếu là B-52. Ngay từ khi tập đoàn cầm quyền Nixon phát động lại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2, đặc biệt là sau đêm 16-4-1972, khi kẻ địch dùng B-52 đánh vào HP thì các cơ quan chỉ đạo từ Quân uy Trung ương, Bộ tổng tư lệnh đến Bộ tư lệnh quân chủng PK-KQ đã nghĩ đến khả năng kẻ địch sẽ dùng B-52 đánh sâu ra miền Bắc, kể cả HN, HP.
Theo sát từng bước phát triển của tình hình thực tế, các cơ quan chỉ đạo đã chỉ ra sẽ có một cuộc tập kích đường không mà lực lượng chủ yếu là B-52. Trong thời gian này, ta đã làm được nhiều việc có ý nghĩa thiết thực cụ thể để đánh B-52: Bố trí lại hệ thống radar, nhằm phát huy hết khả năng của khí tài phát hiện B-52 sớm nhất và thông báo kịp thời. Xây dựng phương án đánh B-52 và thường xuyên bổ sung, hoàn chỉnh phương án. Đây là việc lập thế trận, tạo thế cho chiến dịch phòng không. Chúng ta đã phổ biến kinh nghiệm đánh B-52 của các trung đoàn tên lửa ở chiến trường khu 4 cho các đơn vị ở HN, HP. Triển khai công tác bào đảm vật chất kỹ thuật, hiệu chỉnh, sửa chữa vú khí, khí tài, chuẩn bị đạn dược, nhất là khâu sản xuất đạn tên lửa. Sau khi đã xác định được đối tượng tác chiến chủ yếu thì tất cả công việc chuẩn bị cho chiến dịch phòng không đều tập trung cho trận chiến đấu then chốt mở đầu.
Trận then chốt đêm 20 tháng 12, lại diễn ra trong một hoàn cảnh khác. Đêm đọ sức đầu tiên ta bắn rơi 3 chiếc. Cả 2 bên còn đang thăm dò nhau. Đêm sau (19-12) ta không đánh rơi tại chỗ (kinh nghiệm đánh B-52 của cấp tiểu đoàn thắng trận đầu phổ biến cho các đơn vị chưa chuyển hóa đến hành động chiến đấu của bộ đội để biến thành kết quả cụ thể). Địch lúc đó lại chủ quan. Chúng ta vẫn kiên trì chỉ đạo các đơn vị kiên quyết bắn rơi tại chỗ và dẫn đến kết quả đêm 20 tháng 12. Trận then chốt đêm 26 tháng 12 là kết quả cảu một phương hướng chỉ đạo đúng đắn về công tác nghiên cứu nắm địch.
Trong tác chiến phòng không, trận đầu có vị trí hết sức quan trọng. Trận đầu đêm 18 đã diễn ra trong hoàn cảnh đặc biệt sau đêm 16-4-1972 ở Hải Phòng hơn 8 tháng. Đêm đó, ở HP ta đã bắn khá nhiều đạn tên lửa nhưng lực lượng B-52 của địch đều trở về căn cứ an toàn. Sẵn tư tưởng chủ quan, tin vào vũ khí kỹ thuật, tin vào khả năng chế áp vô tuyến điện tử của hệ thống khí tài gây nhiễu, kẻ địch đã bị bất ngờ và bị thua đậm ngay từ trận đầu tiên. Trong chiến dịch phòng không tháng 12, tỷ lệ đạn tên lửa rơi đất và mất điều khiển rất thấp.

Những trận đánh then chốt trong chiến dịch phòng không phải là những trận đánh hiệp đồng binh chủng. Chúng ta đã xác định tên lửa và không quân mà tên lửa là lực lượng chủ yếu đánh B-52. Cho nên trong chỉ đạo, ta đã chủ trương để dành đạn tên lửa ban đêm đánh B-52; giao nhiệm vụ cho pháo cao xạ đánh không quân chiến thuật và điều thêm các lực lượng cao xạ để bảo vệ tên lửa. Còn không quân tiêm kích là lực lượng cơ động chủ yếu của chiến dịch nhưng thực tế, lực lượng không quân đánh đêm của ta có ít. Điều kiện có thể cất cánh chiến đấu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời tiết, dẫn đường, sân bay… Nhưng trong những trận đánh then chốt, ta vẫn kiên quyết cho không quân cất cánh đánh địch từ xa, phá vỡ đội hình yểm hộ B-52, tạo điều kiện cho các lực lượng khác đánh thắng.

« Sửa lần cuối: 31 Tháng Mười, 2007, 11:38:44 am gửi bởi Triumf » Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #6 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2007, 11:45:47 am »

Trận đầu đánh thắng không quân Mỹ
Sáng ngày 5 tháng 8 năm 1964, không ai bảo ai, tất cả các đồng chí trong Bộ tư lệnh quân chủng đến phiên trực hay chưa, đều có mặt ở sở chỉ huy sớm hơn thường lệ. 6h12, trên màn sóng hiện hình thấy xuất hiện 3 tốp máy bay địch, trong đó có 2 tốp hoạt động dọc theo ven biển Hà Tĩnh, Nghệ An, Tĩnh Gia (Thanh Hóa), Đồng Hới, Đèo Ngang (Quảng Bình) cách bờ từ 50 đến 120km; 7h59, một máy bay trinh sát U-2 lại xuất hiện, bay sâu vào nội địa. Lúc này, ở sở chỉ huy quân chủng, một không khí yên tĩnh lạ thường. Mọi người hồi hộp theo dõi đến từng giây, chờ đón một cái gì đó sẽ xảy ra và về phần mình sẵn sàng có lệnh là hành động. Kíp trực ban được tăng cường, trung đoàn radar 290 được lệnh mở toàn bộ các đài để theo dõi địch. Tất cả các đơn vị pháo cao xạ trên miền Bắc được lệnh vào cấp một. mạng thông tin nội bộ thông suốt. Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu theo rất sát mọi hoạt động triển khai của các lực lượng phòng không toàn quân chủng.
11h15, trên bảng tiêu đồ không còn một tốp mục tiêu nào nữa. Như vậy, lệnh báo động toàn quân chủng vào cấp 1 đã kéo dài gần 4 tiếng đồng hồ. Sự hồi hộp vừa tạm lắng xuống thì những câu hỏi mới làm căng đầu óc mọi người lại xuất hiện:
- Kẻ địch hoạt động suốt đêm qua và cả buổi sáng nay nhằm mục đích gì, có phải mở đầu cho bước leo thang đánh phá miền Bắc không?
- Tình hình đã cho phép xuống cấp báo động chưa?
Cuộc trao đổi để tìm đáp số diễn ra khá sôi nổi, nhưng cũng kết thúc thật nhanh. Tập thể Bộ tư lệnh nhận định: hành động của máy bay địch quần thảo suốt đêm là tuần tiễu để yểm hộ cho các hạm tàu hoạt động, nhưng không loại trừ khả năng tập dượt và nghi binh để bất ngờ ập vào đánh phá các mục tiêu trong đất liền của ta. Việc máy bay U-2 tiến hành trinh sát sâu trong đất liền là tiếp tục âm mưu chuẩn bị cho bước leo thang mới. Có thể tạm thời xuống cấp báo động (cấp 2), nhưng bộ đội phải ở tư thế sẵn sàng để đánh trả nếu chúng liều lĩnh đánh vào miền Bắc.

Nhận định của Bộ tư lệnh là hoàn toàn chính xác. Song tính chính xác ở đây cũng chỉ là tương đối, nó đúng về cơ bản, nhưng không thể trùng khớp hoàn toàn về cụ thể. Dù thế nào đi nữa, chúng ta cũng không thể đoàn đúng giờ phút địch đến đánh ta, chúng dùng loại máy bay gì, bao nhiêu lần tốp và đánh vào mục tiêu cụ thể nào. Quả thật, trong khi đơn vị bảo vệ thành phố Vinh vừa xuống cấp báo động vào buổi trưa ngày 5 tháng 8, thì sau đó ít phút những tốp máy bay phản lực Mỹ cất cánh từ tàu sân bay Ticondroga ập vào đánh phá các loại mục tiêu trong thành phố, mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta. Dẫn đầu là tốp máy bay A-4 (4 chiếc) bay theo đội hình bậc thang, độ cao khoảng 200m, sau hạ dần xuống 100m (thấp hơn núi Quyết). Đến cảu sông Lam, tốp này hạ thấp độ cao xuống còn khoảng 60-70m áp sát triển sông ròi đột nhập vào thành phố. Với đội hình hàng dọc 2 chiếc một, chúng lần lượt lao vào đánh phá kho dầu. Đường bay như vậy chứng tỏ những tên phi công Mỹ vừa có nghề lái giỏi, vừa biểu hiện thủ đoạn đánh phá nham hiểm; chúng đánh theo lối vu hồi, tránh đương đầu trực tiếp với các trận địa phòng không của ta.
Nhưng trung đội 14.5mm thuộc trung đoàn 280 pháo cao xạ (Đoàn Hồng Lĩnh – Đoàn pháo cao xạ bắn rơi nhiều máy bay nhất trong các trung đoàn cao xạ của quân chủng) bố trí trên núi Quyết đã phát hiện được tốp báy lén lút này và kịp thời nổ súng. Có thể xem đây là tiếng súng đầu tiên của bộ đội Phòng không nhân dân VN tiến công hành động ăn cướp của những tên giặc trời Mỹ. Lúc đó là 12h25 ngày 5 tháng 8 năm 1964.

Tiếp theo tốp 4 chiếc A-4D bay theo đường sông Lam vào đánh kho dầu là các tốp AD6, F-8U ập vào đánh phá trận địa cao xạ, truờng thủy sản, Hòn Ngư. Tốp AD6, bay tới độ cao 250m tới làng cống Mỹ thì cất cao bổ nhào với góc 30 độ, cắt 10 quả bom xuống kho dầu vẫn đang bốc cháy. Như vậy là cả ba tốp ngoài nhiệm vụ riêng đều hợp điểm đánh kho dầu.
Về phần ta, mặc dù lúc đầu có phần nào bị động và lúng túng, nhưng chỉ ít phút sau đó, các đơn vị thuộc trung đoàn 280 pháo cao xạ đã chiến đấu với mọt tư thế chủ động. bình tĩnh và thông minh. Lúc đầu, hầu hết các khẩu đội đều áp dụng phương pháp bắn trực tiếp nên hảo lực phân tán, hợp đồng thiếu chặt chẽ, hiệu suất chiến đấu kém. Sau đó đại đội 71 đã tiến hành bắn được bằng phần tử Đ-49, đại đội 72 bắn bằng phần tử tổng hợp, tấp trung vào một mục tiêu nhất định. Nhờ vậy mà ngay trong đợt chiến đấu đầu tiên, với 30 phút, trung đoàn 280 đã bắn rơi 2 máy bay địch.
Mặc dù cuộc chiến đấu bảo vệ thành phố Vinh đã diễn ra rất dũng cảm, ta đã bắn rơi 2 máy bay địch, nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy hết sức đau xót khi đã không đưa được bộ đội vào thế chủ động đánh địch một cách liên tục ngay từ đầu. Trách nhiệm này thuộc về chúng tôi, những người lãnh đạo và chỉ huy. Sau khi cho chuyển cấp báo động, trong Bộ tư lệnh quân chủng không phân công người trực ở sở chỉ huy buổi trưa hôm đó là một sai lầm, nên khi có lệnh cảu đồng chí Thượng tướng Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng tiếp tục duy trì báo động cấp 1, vì Johnson đã tuyên bố máy bay Mỹ được phép đi đánh phá miền Bắc. Đồng chí sĩ quan trực ban tác chiến nhận lệnh đã lúng túng, không phát tiếp lệnh cảu Tổng tham mưu trưởng xuống các đơn vị thuộc quân chủng (điều mà chức trách trực ban tác chiến cho phép), mà lại đi báo cáo xin chỉ thị thủ trưởng. Lúc này đòng chí Đặng Tính, chính ủy và đồng chí Phùng Thế Tài, tư lệnh trưởng sau một đêm trực chỉ huy khá căng thẳng, cần được nghỉ ít phút để lấy lại sức. Còn tôi (Nguyễn Xuân Mậu, sau này là Trung tướng, chính ủy quân chủng Phòng không) với cương vị phó chính ủy, lẽ ra phải có mặt ở sở chỉ huy lúc này thay đồng chí Đặng Tính, thì cũng về nghỉ ở nhà riêng. Đây là nguyên nhân gây ra sự chậm trễ trong việc chuyển cấp báo động, và đó cũng là nguyên nhân gây cho một số đơn vị gặp khó khăn lúng túng lúc đầu.

Đúng là chúng tôi đã chuẩn bị rất kỹ cho trận đánh này, nhưng lại chưa tính đến những vấn đề cụ thể nhất, và do đó đã có những sơ hở trong chỉ hy tác chiến. Nhận thức về thủ đoạn của địch vẫn còn chủ quan., đơn giản. Suốt cả buổi sáng chúng bay dập dờn ngoài biển, thỉnh thoảng chớm sâu vào đất liền một ít, và chúng tôi hạ lệng báo động cấp 1 toàn quân chủng, kể cả những đơn vị sâu nhất như Hà Nội, Việt Trì, Thái Nguyên. Khi trên bảng tiêu đồ vừa hết mục tiêu, chúng tôi liền cho bộ đội về cấp 2. Đây chính là cái nếp mà kẻ địch đã xảo quyệt làm cho chúng tôi gần như quen thuộc suốt một tuần nay. Mãi sau này, chúng tôi vẫn thường tự hỏi tại sao mà buổi trưa ngày 5 tháng 8 năm 1964 ấy lại không để lại một vài đơn vị trực ban cấp 1, kể cả khu vực Vinh, một yếu địa có khả năng bị địch oanh tạc nhiều nhất. Trước hết, đây là thiếu sót về công tác nắm địch. Chúng tôi đã không chú ý đúng mức đối tượng không quân của hải quân, đặc biệt là hạm đội 7 Mỹ, đối thủ nguy hiểm của chúng tôi trong suốt hai cuộc chiến tranh phá hoại sau này. Vì vậy dẫn đến tình trạng là trong phương án tác chiến, trong huấn luyện, ít đề cập đến các kiểu loại máy bay cảu hải quân, thậm chí việc nhận dạng máy bay, bộ đội cũng còn nhầm lẫn. Vì không chú ý đi sâu nghiên cứu những đặc điểm không quân của hải quân, nên không có những biện pháp đề phòng thủ đoạn bay thấp từ ngoài biển để đột nhập vào đất liền cảu kẻ địch. Chúng tôi đã nhanh chóng nhận ra thiếu sót đó và có biện pháp sửa chữa tích cực. Những kinh nghiệm nóng hổi của cuộc chiến đấu ở Vinh đã được kịp thời chuyển xuống các đơn vị trong toàn quân chủng./.

-----------------------------------------------

Có lẽ đây là sự thật mà không nhiều người biết. Đôi khi báo chí và công tác tuyên truyền của ta "bốc thơm" về quân ta đánh thắng trận đầu một cách chủ động, đánh thắng giòn giã, mục tiêu được bảo vệ, thiệt hại thấp. Hy vọng những tư liệu này đem lại cho các bạn một góc nhìn tổng quan hơn, khách quan hơn và thật hơn về cuộc sống và chiến đấu của những người lính Phòng không - Không quân.


Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #7 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2007, 11:48:37 am »

Tên lửa gặp khó khăn trong chống nhiễu

Cho đến cuối năm 1966, ở khu vực Hà Nội, trước khi mở những chiến dịch đánh phá lớn, thủ đoạn gây nhiễu của địch chủ yếu là gây nhiễu ngoài đội hình. Những chiếc máy bay EB-66, EC-121 được trang bị những máy điện tử cực kỳ hiện đại bay lượn từ xa, phát nhiễu và làm mờ các đài radar của ta, che chở cho bọn cường kích, tiêm kích lẻn vào đánh phá. Thủ đoạn này lúc đầu có gây cho ta một số khó khăn, nhưng ta đã dần dần khắc phục được bằng cách nâng cao trình độ bám sát mục tiêu cảu các trắc thủ. Mặt khác, dù cho địch huy động vào một trận đánh đến 5-6 máy bay EB-66 thì cũng không thể nào che kín hết cho đồng bọn của chúng. Chiến đấu trên không rất cơ động, nhất là lúc bị các lực lượng phòng không khác như cao xạ, không quân đánh mạnh, bọn cường kích, tiêm kích không thể không có lúc bị lọt ra ngoài cái “áo giáp nhiễu”, phơi mình ra cho các chiến sĩ tên lửa ta tiêu diệt.

Vào cuối tháng 11 năm 1966, trên bản đồ tình báo ở sở chỉ huy xuất hiện một hiện tượng lạ. Gần suốt một tuần lễ, những chiếc EB-66, EC-121 bay lượng suốt ngày đêm ở các vùng biên giới và ven biển. Chúng có ý đồ gì đây? Ít lâu sau, khi chuẩn bị kế hoạch bảo vệ Hà Nội, chúng tôi đã có câu trả lời. Bọn địch tiến hành một đợt trinh sát điện tử lớn để chuận bị cho đợt leo thang mới. Ngày 15 tháng 1 năm 1967, địch ập vào đánh cầu Xuân Mai. Lúc máy bay địch còn ở xa, cả 4 tiểu đoàn cảu trung đoàn 236 chỉ thấy 1 dãi nhiễu chứ không phải nhiễu trắng cả màn như trước đây. Lúc địch đánh cầu, chỉ có tiểu đoàn 63 ở trận địa Gốt mới thấy mục tiêu và phóng được 2 quả đạn nhưng không kết quả. Còn tiểu đoàn 64 ở Yên Nghĩa, cách Xuân Mai 18km, chỉ thấy loáng thoáng mục tiêu lúc bổ nhào và lượn vòng. Bởi vậy, mặc dầu biết địch đang đánh vào trận địa tiểu đoàn 63 nhưng không thể nào bắn chi viện được. Hai tiểu đoàn còn lại của trung đoàn 236 cũng ở trong tình trạng như thế. Tối hôm đó, đồng chí Trần Xanh, trung đoàn trưởng 236 báo cáo về sở chỉ huy quân chủng: địch bắt đầu dùng thủ đoạn nhiễu mới.

Hai tuần sau, ngày 23-1-1967, 8 chiếc F-4 bay theo đội hình bàn tay xòe, 4 chiếc một, theo đường Hồi Xuân, Hòa Bình, Nhổn, Hồ Tây, Đông Anh, Vĩnh Yên… toàn trung đoàn 236 ở vòng trong đều bị nhiễu, không bắt được mục tiêu. Trung đoàn 274 bố trí ở Bắc sông Hồng thấy mục tiêu, bắn đuổi, rơi một chiếc ở Sơn Tây, bắt sống giặc lái. Tại sao các trắc thủ của trung đoàn 236, trung đoàn ra quân đầu tiên của bộ đội tên lửa đã từng dày dạn trong chiến đấu lại không bắt được mục tiêu, còn trung đoàn 274 xây dựng sau lại bắn rơi được máy bay địch? Tại sao, trước đây, cả đơn vị vòng trong, vòng ngoài đều bị nhiễu, còn bây giờ có đơn vị bị, đơn vị không? Tại sao, tại sao, những câu hỏi đó cứ nằm trong đầu óc chúng tôi như một sự thách thức khiến mọi người phải suy nghĩ đến quên ngủ để tìm cho ra một lời giải. Liên tiếp trong các ngày 23, 26, 30 tháng 3-1967, địch cho nhiều tốp máy bay bay qua Hà Nội, các tiểu đoàn của trung đoàn 236 đều “án binh bất động” vì nhiễu quá nặng, không bắt được mục tiêu.

(còn tiếp)


Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #8 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2007, 11:49:27 am »

Đầu tháng 4-1967, bộ đội tên lửa có một cuộc họp quan trọng. Thành phần gồm các đồng chí trung đoàn trưởng, tiểu đoàn trưởng tên lửa và toàn bộ kíp chiến đấu của các tiểu đoàn. Nội dung chính là tìm thủ đoạn gây nhiễu mới của địch và cách đối phó. Đồng chí tư lệnh quân chủng chủ trì cuộc họp. Mọi người phát biểu rất sôi nổi. Các đồng chí trung đoàn 236 kiên trì bảo vệ lập luận của mình là địch đã xuất hiện thủ đoạn gây nhiễu mới, muốn đánh thắng phải có cách đánh mới.
- Cách đánh mới là cách đánh như thế nào? - Đồng chí tư lệnh quân chủng ngắt lời hỏi
Đồng chí Trần Xanh trả lời ngay như đã có chuẩn bị từ trước:
- Cách đánh 3 điểm.
- Cách đánh 3 điểm là cách đánh như thế nào? Có phải là các anh định đánh “mò” không? – Rồi đồng chí tư lệnh khoát tay quay ra nói với những người dự họp – Các anh phát biểu đi! 236 đề nghị đánh 3 điểm, còn các anh muốn đánh bao nhiêu điểm?
Câu hỏi vui của tư lệnh làm cho mọi người bật cười. Cuộc họp sôi nổi hẳn lên. Các đồng chí tiểu đoàn trưởng, sĩ quan điều khiển và cả các đồn chí trắc thủ hăng hái phát biểu kinh nghiệm thực tế cảu đơn vị mình. Nhưng đến cách đánh 3 điểm thì phần đông còn phân vân. Các đơn vị bố trí vòng ngoài vẫn có thể nhìn thấy được mục tiêu, vẫn có thể đánh được và đã đánh thắng, tuy không dễ dàng.

Bây giờ đây, phải chăng cũng là biểu hiện của một sự thiếu quyết tâm. Thế nhưng, trong cuộc họp hôm nay, vừa nghe, vừa ngắm nhìn những khuôn mặt quen thuộc phát biểu ý kiến, thấy rằng không phải như vậy. Trung đoàn trưởng trung đoàn 236, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 62 là những con người ham học hỏi, luôn có quyết tâm vươn lên phía trước… Lẽ nào những con người như thế lại dao động trước thủ đoạn mới của địch? Tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 61 Nguyễn Văn Viễn, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 63 Trần Thái, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 64 Lê Tính, mỗi người một tính cách, nhưng đều có một điểm giống nhau, trẻ tuổi, xông xáo, thông minh, dũng cảm. Chính họ đã cùng với tiểu đoàn của mình ghi biết bao chiến công trên các địa bàn từ Hà Tây, Vĩnh Phú, Yên Bái cho đến Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An. Chiến thắng của họ đã làm cho kẻ địch bao phen lúng túng, thay đổi hết chiến thuật này đến thủ đoạn khác. Thế mà trong những ngày vừa qua, tất cả đều như chững lại. Máy bay địch ầm ầm bay qua bầu trời Hà Nội, ngay trên đầu họ, nhưng những bệ phóng của họ vẫn cứ nằm im?
Đêm hôm đó, tôi (Nguyễn Xuân Mậu, phó chính ủy quân chủng) và đồng chí Đặng Tính (chính ủy quân chủng) lại đứng với nhau dưới gốc cây sấu.
- Liệu có vấn đề tư tưởng trong chuyện nhiễu này không? Tôi băn khoăn nêu suy nghĩ của mình với đồng chí Đặng Tính.
Sau một lúc trầm ngâm suy nghĩ, đống chí Đặng Tính nói chậm rãi:
- Mấy lâu nay ta có thói quen làm công tác tư tưởng chung chung, một chiều. Hồi ở Điện Biên Phủ khác, hồi năm 1964 khác. Bây giờ lại càng khác. Ở quân chủng kỹ thuật này, vấn đề tư tưởng phải đi đôi với vấn đề kỹ thuật.


Chúng tôi đang trao đổi thì anh Phùng Thế Tài bước đến:
- Thằng Xanh 236 láu cá lắm. Hôm nay nó đề nghị cho đánh 3 điểm, nhưng nó đã cho 64 “đánh chui” mấy trận rồi. Đạn đi chầu trời tất.
- Để anh em phải đánh chui là khuyết điểm của chúng ta – anh Tính nói, nét mặt lộ vẻ không vui.
Anh Tài lại nói:
- Ngày mai họp Bộ tư lệnh, anh Tri, anh Huyên sẽ kết luận toàn bộ ý kiến trao đổi của anh em hôm nay rồi đưa ra ta bàn chung. Nếu cần ta cho tiểu đoàn 62 đánh thí điểm trước.
Tôi nhất trí với ý kiến để 62 đánh thí điểm:
- Đúng! Nên cho cậu bát nghiên cứu đánh thử trước. Cậu ta vừa hăng hái vừa nắm chắc kỹ thuật. Còn trước mắt, theo tôi, chưa nên cho đánh rộng rãi cách đánh 3 điểm.
Cuối cùng anh Tính cũng nhất trí:
- Đồng ý để 62 đánh thí điểm, nhưng cần phát động toàn binh chủng tên lửa nghiên cứu. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ tiến tới mở hội nghị chuyên đề về vấn đề này.

(còn tiếp)

Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Triumf
Đại tá
*
Bài viết: 11033



« Trả lời #9 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2007, 11:50:37 am »

Cho đến tháng 8 năm 1967, tình hình đánh trong nhiễu vẫn gặp khó khăn. Do tư tưởng và cách đánh cụ thể chưa được giải quyết dứt khoát, nên nhiều trận lỡ thời cơ. Phần đông các tiểu đoàn vẫn dựa vào phương pháp bắn vượt X góc bằng cách cố gắng tìm “nhân” mục tiêu trong nhiễu, kết hợp với bố trí đội hình cạnh sườn để tránh né cường độ nhiễu của địch. Tiểu đoàn 62 của Hoàng Bát đánh đến 8 trận mà máy bay địch vẫn chưa rơi cái nào. Trong một cuộc họp rút kinh nghiệm, đồng chí Phùng Thế Tài chỉ vào Hoàng Bát nói:
- Này anh Bát hói! Anh có biết là anh đánh bao nhiêu điểm rồi không? Tán lần 3 là 24. Hai mươi bốn điểm rồi. Anh xin quân chủng đánh 3 điểm, anh đã đánh đến 24 điểm rồi mà vẫn chưa nộp một chiếc máy bay nào cả.
Đến giờ giải lao, tôi gặp riêng Hoàng Bát ở hành lang:
- Cậu suy nghĩ thế nào về cách đánh 3 điểm?
- Báo cáo phó chính ủy, tôi vãn cứ đánh 3 điểm. Không thể có cách nào khác. Đồng chí Đặng Tính, đ/c Trương Công Cẩn, đ/c Honàg Văn Khánh ủng hộ tôi. Đồng chí Thần Xanh, đ/c Ly Sơn khuyến khích tôi.
Tôi khoác vai Hoàng Bát dạo quanh khu nhà họp:
- Nếu cậu có quyết tâm như thế. Có lòng tin như thế thì cậu cứ đánh. Bộ tư lệnh đã thống nhất ý kiến rồi. Phải tìm cách mà xoay xở chứ không chịu bó tay. Tôi chỉ lưu ý cậu: Nước ta còn nghèo. Một viên đạn pháo 100 ly có thể nuôi sống một gia đình trung nông trong một năm thì quả đạn tên lửa giá trị như thế nào, cậu suy ra khắc biết.
Sau đó, cuộc họp lại tiếp tục cho đến tận khuya.

Cuộc chiến đấu đất đối không bảo vệ Hà Nội mỗi ngày càng thêm căng thẳng và phức tạp. Kẻ địch không cam chịu thất bại. Dựa vào tiềm lực kinh tế và quân sự phát triển ở trình độ cao, đế quốc Mỹ không ngừng cải tiến kiểu loại máy bay, phát triển thiết bị - khí tài hiện đại và tinh vi để quyết thắng đối phương. Nếu như những tháng đầu năm 1967, trong một tốp – 4 chiếc máy bay địch, chỉ có chiếc số 1,3 hoặc 2,4 được trang bị máy gây nhiễu, thì đến tháng 6, tháng 7, địch đã trang bị đầy đủ cho mỗi máy bay một máy gây nhiễu. Cường độ nhiễu tăng lên đột ngột trên các màn hiện sóng. Trong những ngày đó, hễ có báo động là sở chỉ huy quân chủng lại nghe các nơi tới tấp báo cáo về: Nhiễu trong đội hình, cường độ 3 (là các máy bay đi làm nhiệm vụ tự mình gây nhiễu do các máy gây nhiễu được gắn trong các máy bay đó hoạt động). Không thể quên được hình ảnh đồng chí Lê Văn Tri trong những giờ phút đó. Với cặp mắt sâu, đôi mày rậm, môi mím chặt, hai tay chắp sau lưng, đồng chí cứ đi đi lại lại sau chiếc bàn chỉ huy, chốc chốc lại hướng về các đồng chí sĩ quan phương hướng hỏi:
- Chưa có đơn vị nào phóng à?
- Báo cáo, chưa! Ở đâu cũng nhiễu trắng cả màn.
Bước sang tháng 8, tình hình lại càng nghiêm trọng hơn. Trong mỗi máy bay của địch không chỉ có một máy gây nhiễu, mà đã tăng lên 2. Có thể nói, nền công nghiệp điện tử của Mỹ đang chạy hết công suất để phục vụ cho cuộc chiến tranh này. Trong đợt chiến đấu tháng 8 năm 1967, các đơn vị tên lửa bảo vệ Hà Nội có 57 lần tiểu đoàn bắn, thì có đến 66,3% đạn tự hủy, đặc biệt nghiêm trọng có 6,3% đạn rơi xuống đất.

Ngày 11 tháng 8 năm 1967, địch đánh cầu Long Biên, 3 tiểu đoàn cảu trung đoàn 236 còn lại ở vòng trong chỉ phóng lên được 1 quả đạn. Cầu Long Biên bị hỏng. Đến lúc này cũng mới chỉ có 14% đơn vị dùng phương pháp 3 điểm và phần lớn chỉ mới dám dùng 1 quả trong một lần bắn. Tiểu đoàn 62 của Hoàng Bát vẫn chưa thành công. Cuộc họp rút kinh nghiệm chiến đấu tối 11-8-1967 diễn ra trong không khí nặng nề và căng thẳng. Kết thúc cuộc họp, đồng chí Đặng Tính nói với các tiểu đoàn trưởng tên lửa như kêu gọi:
- Các đồng chí! Lẽ nào chúng ta lại chịu bó tay trước âm mưu thâm độc của kẻ thù. Ngày mai, địch vào đánh Hà Nội, tất cả các đơn vị đều phải phóng đạn. Các đồng chí cứ mạnh dạn đánh 3 điểm.
Ngày hôm sau, 12-8-1967, địch lại vào đánh Hà Nội. Sau những ngày gian khổ, vất vả, niềm vui của chiến thắng đã đến vói chúng tôi. Hồi 16h13, tiểu đoàn 63 đã bắn rơi tại chỗ một chiếc RF-4C bằng phương pháp 3 điểm. Tin báo về sở chỉ huy làm cho ai nấy đều rạng rõ hẳn lên. Có lẽ vì chúng tôi đợi quá lâu. Tối hôm đó, tại sở chỉ huy trung đoàn 236, cuộc họp rút kinh nghiệm chiến đấu diễn ra tưng bừng chưa từng thấy, giống như là một buổi họp mừng chiến thắng vậy. Kíp chiến đấu của tiểu đoàn 63 gồm các đồng chí tiểu đoàn trưởng Trần Thái, sĩ quan điều khiển Nguyễn Văn Thực và các đồng chí Tạo, trắc thủ cự ly; Pháo, trắc thủ phương vị; Mạnh, trắc thủ góc tà được mời lên hàng ghế đầu. Đồng chí chuyên gia Liên Xô lần lượt bắt tay các đồng chí trắc thủ, sĩ quan điều khiển và ôm hôn nông nhiệt đồng chí tiểu đoàn trưởng Trần Thái trong tiếng vỗ tay vang dội.


Chiến thắng ngày 12-8-1967 của tiểu đoàn 63 đánh dấu một cái mốc quan trọng trên con đường chiến đấu của bộ đội tên lửa. Ngày 17-9-1967, tiểu đoàn 76, trung đoàn 257 bắn rơi 1 RF-4 bằng phương pháp 3 điểm, tiếp đó, tiểu đoàn 88 trung đoàn 274 đánh thắng bằng phương pháp 3 điểm trong đội hình dày đặc. Trên cơ sở những trận thắng đó, cùng với những kinh nghiệm cảu những trận không thắng trước đây, Bộ tư lệnh binh chủng tên lửa đã nhanh chóng xuất bản một tài liệu về phương phấp đánh 3 điểm. Đầu tháng 10-1967, các tiểu đoàn trưởng tên lửa đang làm nhiệm vụ bảo vệ Hà Nội, cùng với kíp chiến đấu của mình được triệu tập về một địa điểm gần chùa Thầy dự lớp huấn luyện về cách đánh 3 điểm. Lớp huấn luyện đó do đồng chí Đoàn Huyên, tư lệnh binh chủng tên lửa chủ trì. Nếu như trận thắng 12-8-1967 là cái mốc thứ nhất trên bước đường đánh thắng thủ đoạn nhiễu trong đội hình của địch, thì cuộc tập huấn đầu tháng 10-1967 này là cái mốc thứ 2 không kém phần quan trọng. Sau khi tư tưởng và cách đánh đã được giải quyết tốt, công với công tác huấn luyện được đặc biệt chú ý, hiệu suất chiến đấu được nâng lên rõ rệt trong 2 chiến dịch phòng không bảo vệ Hà Nội tháng 10 và tháng 11 năm 1967.

(còn tiếp)

Logged

Ô hay nhỉ! Tài nhỉ!
Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM