Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:33:37 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Có một thời như thế (phần 3)  (Đọc 170317 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #270 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2009, 11:08:00 am »

Hôm qua mình cùng các bạn ở lớp đến ăn giỗ lần thứ 20 của anh Đỗ quốc Hội,Lớp trưởng lớp HTD của C323 đại học KTQS.Năm 1989 khi sang Hung ga ri anh bị sát hại trên đường từ  Tiệp về Hung.
Thế là đã 20 năm,Thanh vợ anh Hội ở vậy nuôi hai thằng con trai trưởng thành.Một cháu đã có gia đình,cháu tự kinh doanh phát đạt.Cháu bé khi anh Hội mất mới có 6 tuổi,thấy trong số đồ đạc bố mang về có quyển lịch khỏa thân các cô gái rất  đẹp cháu kêu lên:hư hỏng hết cả rồi.Cháu chưa biết  bố đã mất.
Bây giờ cháu làm việc tại cục cảnh sát đường bộ,nơi chú ruột cháu làm cục trưởng,Hôm qua khi cậu thiếu tướng cục trưởng ấy đến chúc rượu lớp các anh chị  bạn của anh mình,mình trêu :Nghị ơi nếu có gặp chuyện gì với cảnh sát giao thông của em chị sẽ  khoe với họ chị là bạn của cục trưởng nhé.Em cười hiền lành:chị cứ nói với họ chị là chị của thằng Nghị là chúng biết đấy chị ạ.
Thanh đứng ra báo cáo với lớp mình:Anh Hội ra đi 20 năm rồi,em nhớ mãi lời chị Hà động viên em:Em hãy dũng cảm lên  để thay anh Hội nuôi hai đứa khôn lớn.Các anh chị ở tiểu đội cũng nhắc em:Ai đi bồ bịch thì chúng tôi không biết nhưng vợ của B trưởng chúng tôi không được đâu đấy nhé.Hôm nay em báo cáo là em đã hoàn thành nhiệm vụ,tháng hai sang năm mời các bác dự đám cưới cháu Chiến nữa là em hoàn thành xuất sắc đấy nhé.
Tiểu đội của bọn mình,B  hữu tuyến và cả đại đội 323 của bọn mình coi chị Thanh  và hai cháu là thành viên của lớp,luôn bên cạnh chị và hai cháu.Chị cũng coi chúng tôi là bạn thân của anh Hội nên mọi vui buồn đều thông báo cho chúng tôi(Không phải vì cậu em của anh Hội làm to đâu nhé,chưa nhờ gì  bao giờ .
Khoe cho vui thôi.)
Hai chục năm lớp mình cũng thành người thân của gia đình anh Hội.Mỗi lần giỗ là một lần gặp nhau ôn lại chuyện lớp và động viên Thanh và hai cháu.
Hai ngươi năm những người lính kỹ sư  vẫn chăm sóc nhau như vậy đấy.Bọn mình vừa khóc vừa gọi anh Hội về gặp bạn bè vợ con và họ hàng.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười, 2009, 02:46:26 pm gửi bởi hatuyenha » Logged
linh moi
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 669


« Trả lời #271 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2009, 08:07:32 am »

Không  biết có bà mẹ nào không thưong con xé lòng không nhỉ khi con trai con gái mình ra trận,niềm tự hào không vượt lên trên tình yêu con cua  người mẹ,người cha được,mình nghĩ vậy.Mình hiện là mẹ của hai cô  con gái và ba đứa cháu  ngoại.Mình vui khi  con cháu vui,mình buồn khi chúng buồn,sót xa khi chúng gặp điều không may.Hiện mình cầu mong không có ,không bao giờ có chiến tranh nữa để con cháu mình được sống yên bình. Các bà mẹ mất con đã đau lắm rồi lại còn mất nhiều con hoặc không tìm  được hài cốt của con thì đau sót biết nhường nào? Từng khúc ,từng khúc ruột bị đứt mất,chắc thế không chịu thấu đâu.
Các cựu trong trang ta đã kể rất nhiều về tiếng khóc xé lòng của mẹ.Mỗi mẹ một cách thể hiện các bạn ơi.
  Chả biết mẹ cháu có nằm trong đa số những bà mẹ VN không ? Nhưng cháu nhớ rõ là năm 84 sau khi TQ ngừng bắn pháo vào đơn vị độ vài tháng thì cháu nhận liên tục 2 lá thư của mẹ , 2 lá thư chỉ cách nhau có vài ngày . Lá thứ nhất , mẹ cháu "ra lệnh" cháu đảo ngũ ngay lập tức (chắc sợ thằng con một mà chết thì hết người nối dõi) và trách cháu không nghe lời (chả là cháu đã chọn đi lính ở BG thay vì ở PKKQ) . Lá thứ 2 mẹ cháu viết sau lá thứ nhất 1 ngày và là lá thư "đính chính" cho lá thứ nhất . Lá thư này mẹ cháu lại "ra lệnh" cho cháu ở lại và "có chết thì chết cho vinh quang..."
 Sau này cháu mới biết là mẹ cháu nghe kể về 1 thằng bạn cháu hy sinh do pháo TQ và cộng thêm mấy thằng đi lính cùng về kể hơi quá nên ....
 Bà nội cháu là thành phần ...do ông là lý trưởng thời Pháp , bà cháu gặp rất nhiều bất công của (1 thời ...) . Vậy mà khi bà cháu hấp hối , mẹ cháu định điện để cháu về (vì cháu là đích tôn) ... Câu cuối cùng trước khi mất là bà cháu dặn mẹ cháu :" Không được bảo thằng linh moi về để nó còn đánh giặc" .
  Những bà mẹ VN cháu luôn luôn khâm phục ! Và với cháu thì khó có dân tộc nào có những bà mẹ như dân tộc của chúng ta !
 Em nghĩ sao nói vậy ! Mong các bác , các em , các cháu đừng cho là em hô khẩu hiệu nhé ! Grin Grin Grin
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #272 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2009, 11:01:27 am »

Linhmoi@ ơi ,chẳng mấy người Việt mình không yêu nước,thành phần này nọ là những suy nghĩ của một thời mình cho là ấu trĩ ,nếu không có những người có tiền như cụ Trịnh văn Bô ủng hộ cho chính quyền bao nhiêu vàng,còn nhiều các địa chủ yêu nước,tư sản yêu nước đóng góp cho kháng chiến thì ta làm sao nhanh chóng thắng được các đế quốc to vây ?
Mẹ bạn gửi thư bảo bạn về ngay đi là tình mẹ sót con,là tình thật của mẹ nhưng nghĩ lại lại thấy không phải với đất nước không phải với bà con với dân tộc lại gửi tiếp lá thư động viên bạn.Bà của bạn không hận thù gì những người đã làm cho cụ khổ tâm,những người ấy không phải là giặc nên cụ trước khi nhắm mắt vẫn nhắc thằng cháu trai phải dũng cảm đánh giặc.
Có người đã nói : nước Việt nam mình ra ngõ gặp anh hùng mà.
Một đất nước chiến tranh tới 40 năm ấy có bà mẹ nào của những người lính chúng ta không anh hùng bạn nhỉ,chúng ta còn sống đươc là được sống cuộc sống của nhiều đồng đội đã ngã xuống ,sống được bằng tình mẹ của nhiều nhiều người mẹ.Bạn chắc đã có con,con bạn chẳng may bị ngã hoặc đưt chân đứt tay bạn thấy trong lòng ra sao? Mẹ bạn sẽ  đau gấp nghìn lần hơn thế khi bạn ra trận,lo âu thấp thỏm  ngày  đêm,lo bạn ăn uống thế nào ?áo có đủ ấm không ?Có được ngủ an giấc không ?
Chắc chẳng có bà mẹ nào không cầu mong cho con mình tránh được hòn tên mũi  đạn bình an về với mình.
Riêng nỗi lo ấy đã đủ anh hùng rồi bạn ạ.Theo mình đơn giản là vậy.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #273 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2009, 02:28:10 pm »

Hôm nay xem truyền hình có một ông bây giờ làm TBT một tạp chí truyền hình nhưng cách đây  gần 30 năm ông ta là phóng viên báo ND đến dự lễ khánh thành một tổng trạm TT vừa được xây dựng xong.Các phóng viên chỉ chụp ảnh các thủ trưởng còn anh em cán bộ kỹ thuật,kỹ sư,phó tiến sỹ không có chức vụ chẳng ai quan tâm.Mình thấy bất công quá,mình gọi tất cả anh chị em đứng ra chụp ảnh(lúc đó mình là phó ban xây dưng của công trình mà).Mình mời bằng được ông PV của báo ND đến,vừa tin tưởng vừa có chút quen quen.Tất cả rất sung sướng,anh chị em vui ra mặt.Nhưng...mình xin mãi không có ảnh vì hôm đó tay này chụp không có phim...Nghĩ mà giận quá,thế mà hắn vẫn từ từ tiến bước trên quan trường còn mình thì từ từ nghỉ hưu cái rụp.Chỉ còn chuyện để kể cho nhau nghe thôi.
Âu cũng tại thời đó khó mà có được một máy ảnh lại còn phải có phim nữa chứ ,bây giờ cái máy ảnh của mình vừa phục vụ mình chụp ảnh để kể chuyện cho QSVN.net vừa để các cháu mình tranh nhau cho cháu chụp ảnh với bà ngoại....
Logged
vovanha
Thành viên
*
Bài viết: 1575

Một thời để nhớ !


« Trả lời #274 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2009, 03:22:33 pm »

....Các phóng viên chỉ chụp ảnh các thủ trưởng còn anh em cán bộ kỹ thuật,kỹ sư,phó tiến sỹ không có chức vụ chẳng ai quan tâm....
Trung tá Khánh Vân ( báo QDND ) thì khác mấy ông chỗ chị.
Khi công tác ở 307 ông tuyên bố vui ( nhưng thật ) : Chỉ chụp hình cho lính, không chụp cho quan....vì phim ORGO nó không ăn hình của quân phục SQ Huh.
Không hiểu bây giờ Cụ còn sống không ? ( nay Cụ là cái chắc ).
Logged

Quy Nhơn ! Thành phố nhỏ hơn những gì nó có.Thơ bốn câu không quá hai mươi chữ. Rung chân trời một cánh yến mảnh mai. Con đường nghiêng em hát bên tôi. Gió và tóc...nắng và nước mía .
Brest
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 841



« Trả lời #275 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2009, 03:37:33 pm »

Ý bác Hà nói là film ORWO ( của Đức) phải không? thời đó chỉ có film đen trắng. Bác nhà báo này có máu "tếu" nhỉ !!
Logged

Bài ca tôi không quên, tôi không quên đất rừng xứ lạ..
Bài ca tôi không quên, tôi không quên những người đã ngã..
vovanha
Thành viên
*
Bài viết: 1575

Một thời để nhớ !


« Trả lời #276 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2009, 03:46:15 pm »

Ý bác Hà nói là film ORWO ( của Đức) phải không? thời đó chỉ có film đen trắng. Bác nhà báo này có máu "tếu" nhỉ !!
Xin lỗi ! Tôi nghe Cụ đọc là ỌT - GÔ nên tôi viết đại khái thế mà . Chứ anh em tôi làm gì biết Cụ chụp phim gì ! Phim trắng đen bác ạ . Tôi có mấy tấm đẹp lắm, nhưng không giữ được khi còn ở bển. Tiếc thật .
Logged

Quy Nhơn ! Thành phố nhỏ hơn những gì nó có.Thơ bốn câu không quá hai mươi chữ. Rung chân trời một cánh yến mảnh mai. Con đường nghiêng em hát bên tôi. Gió và tóc...nắng và nước mía .
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #277 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2009, 03:52:40 pm »

Ý bác Hà nói là film ORWO ( của Đức) phải không? thời đó chỉ có film đen trắng. Bác nhà báo này có máu "tếu" nhỉ !!
Xin lỗi ! Tôi nghe Cụ đọc là ỌT - GÔ nên tôi viết đại khái thế mà . Chứ anh em tôi làm gì biết Cụ chụp phim gì ! Phim trắng đen bác ạ . Tôi có mấy tấm đẹp lắm, nhưng không giữ được khi còn ở bển. Tiếc thật .
Năm 1981 về phép, tôi cũng mang vào đơn vị 1 cuộn phim đen trắng ORWO của Đức, cậu bạn cùng đoàn ở ban chínnh trị e cho mượn máy ảnh, bọn tôi cũng chụp một loạt ảnh, đang lục lọi lại từ các bác còn giữ...
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #278 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2009, 09:02:36 pm »

Mấy hôm nay, em đọc hồi ký của 1 bác ở đại đội 21 trinh sát F2 thời kỳ 1971 - 1975, chết cười với chi tiết này:
---------
Tổ 3 người TS do mưa lũ, nên phải nằm nhờ ở khu du kích. Tình cờ có 1 nhóm 3 cán bộ phụ nữ tỉnh Quảng Nam cũng bị kẹt như trên. Do thiếu lương thực, họ phải phân tán. 1 chị phụ nữ ăn, ở nhờ nhóm TS. Sau khi 2 thành viên kia có lệnh đi công tác, chị phụ nữ mới kể lại câu chuyện khi nhóm trưởng TS (là người viết hồi ký):

" Hồi hôm anh đi công tác, 3 đứa em ở nhà, đêm xuống thấy sợ, bảo anh T, L mắc võng 2 bên, em xen vào giữa. Mấy anh cứ nói chuyện vui lan man. Bỗng em thấy  1 bàn tay đưa sang võng em, chạm đến đùi em. Em cầm lấy bàn tay ấy, tay anh L, giữ yên không cho di chuyển thêm nữa. Lát sau anh T lại đưa ta sang, em lại cầm tay anh T. Chắc anh này sợ anh kia biết nên nhẹ nhàng lắm. Em thấy vui, đưa 2 bàn tay của 2 người chập vào nhau. 2 ông tướng giật nảy mình khi 3 bàn tay chạm vào nhau. Thế là mọi người rút tay lại. KHông khí trở lên nặng nề quá. Em đành kể câu chuyện tay ải tay ai, tay ẻm tay em... thế là cả 3 anh em lại có cớ để cười phá lên. Sau đó em ngủ đến sáng đấy anh ạ. Chuyện của thanh niên mà..."
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #279 vào lúc: 08 Tháng Mười Một, 2009, 08:50:50 am »

Bạn Rongxanh@  ơi  nhu cầu thời KCCM không được coi là nhu cầu mà là đạo đức.Nhập vào thì coi trọng nhưng không có gì để nhập,nhưng cho ra thì vô tư không ai quản nên lính đóng quân đâu đó vài ngày thì khiếp phải biết.Còn nhu cầu sinh lý kể từ hôn...trở đi là đạo đức Cách mạng đó bạn ơi.Tuy vậy người này sợ người kia biết,nhưng thực ra thằng nào cũng thích và muốn cả.Câu chuyện bạn kể mình tin là có thật.
Khen cho chị nữ cán bộ xử lý khéo.

 Sáng nay nghe các bài hát Nga mà lòng bâng khuâng nhớ mẹ.Vào đầu những năm 60 của thế kỷ trước,mẹ mình mới hơn 30 tuổi,rất mơ mộng.Anh Vũ tuyên Hoàng cho mẹ mình ảnh một cô gái Nga áp má vào một cây Bạch dương ngước lên bầu trời,rất xinh và đáng yêu.Mà ảnh cắt ở trong họa báo ra,quí lắm.Mẹ mình treo ..à mà dán ở đầu giường và rất quí nó,Cô gái Nga tóc vàng mềm mại và những bài hát Nga tình cảm,đắm đuối nhưng mạnh mẽ đã in sâu vào tâm trí mình thời học sinh:Đôi bờ,tuổi thanh niên sôi nổi,chiều Mátscova, chiều Hải cảng...đã theo mình suốt cuộc đời.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM