Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 03:38:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 100 Câu hỏi đáp về Chiến dịch Hồ Chí Minh  (Đọc 64849 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
phuong
Thành viên
*
Bài viết: 166


« Trả lời #10 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2008, 08:20:23 am »

    Câu 010: Ngày 8.4.1975, một phi công của quân đội Sài Gòn phản chiến, ném bom xuống Dinh Độc Lập. Xin cho biết đôi nét về người phi công này.


   Dinh Độc Lập bị ném bom là vào lúc 8 giờ 30 phút sáng ngày 8.4.1875. Một náy bay F5E thuộc Không quân Sài Gòn cất cánh từ sân bay Thành Sơn (Phan Rang) thay vì tham gia một phi vụ ném bom vùng giải phóng, lại tách khỏi phi đội để bay ngược về Sài Gòn và ném 4 quả bom xuống Dinh Tổng thống nguỵ quyền , làm hư hại góc trái của dinh. Người lái chiếc máy bay ấy là trung uý phi công Nguyễn Thành trung.

   Nguyễn Thành Trung tên thật Là Đinh Khắc Chung, sinh ngày 9.10.1947 tại xã An Khánh, huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre trong một gia đình có truyền thống yêu nước. Cha làm Phó bí thư Huyện uỷ Châu Thành, năm 1962 bị giặc bắt trên đường đi công tác, giết chết rồi quăng xác xuống dòng sông Tiền, mấy ngày sau bà con mới vớt được xác đem chôn. Cả 3 người anh lớn đều thoát ly làm công tác cách mạng, còn Trung là con út ở nhà với mẹ , tham gia du kích xã.

   Năm 1965, Trung được Ban binh vận T2 (khu 8) đưa lên Sài Gòn tiếp tục học hết bậc phổ thông, rồi vào học ở trường Đại học Khoa học (nay là trường Đại học Khoa học tự nhiên) với một bản lý lịch thay đổi bằng tên mới là Nguyễn Thành Trung.

   Năm 1969, sau khi được kết nạp Đảng Cộng sản, Trung được Ban binh vận Trung ương cục miền Nam bố trí vào cơ sở nội tuyến trong lực lượng Không quân Sài Gòn. Sau hơn một năm huấn luyện ở Nha Trang, anh được đưa đi đào tạo phi công ở Hoa Kỳ, đến năm 1971 thì về nước. Lúc đầu lái máy bay A37 thuộc sư đoàn không quân ở Cần Thơ. Năm 1973 chuyển sang lái máy bay F5 thuộc Sư đoàn Không quân 3 tại Biên Hoà.

    Được sự chỉ đạo trực tiếp của cơ sở bí mật nội tuyến, Nguyễn Thành Trung có nhiệm vụ phải ẩn mình chờ lệnh vào giờ G, để hành động. Anh đã dũng cảm, mưu trí, tránh được sự theo dõi của địch, giữ nghiêm kỷ luật, kiên định lập trường  suốt thời gian hoạt động trong hàng ngũ không quân địch.

   Ngày 8.4.1975, trong đợt Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, các quân đoàn quân giải phóng đang áp sát quanh Sài Gòn, thì Nguyễn Thành Trung nhận được mệnh lệnh chủ động xuất kích từ sân bay địch, lái máy bay F5 ném bom Dinh Độc lập, cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn. Lần đầu bom rơi không trúng mục tiêu, anh kiên quyết quay trở lại cắt bom lần nữa trúng đích, lần thứ 3 quay lại dùng súng 20 ly bắn vào kho xăng Nhà Bè rồi lái máy bay đáp xuống an toàn trên đường băng dã chiến ở sân bay tỉnh Phước Long thuộc vùng giải phóng, nay là tỉnh Bình Phước.

   Ngày 22.4.1975, anh được điều ra sân bay Đà Nẵng (lúc này thành phố Đà Nẵng đã được giải phóng) để hướng dẫn các phi công miền Bắc lái máy bay A37 của Mỹ (vì các phi công miền Bắc chỉ lái được các máy bay Mig), chuẩn bị cho trận tập kích mới.

   Chiều 28.4.1975, theo lệnh của Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh , Nguyễn Thành Trung dẫn đầu phi đội 5 chiếc A37 (chiến lợi phẩm chiếm được của địch) từ sân bay Thành Sơn (Phan Rang) cất cánh thẳng hướng Sài Gòn, ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, rồi cả phi đội hạ cánh an toàn xuống sân bay Lộc Ninh. Trận oanh kích này đã phá huỷ 20 máy bay trên bãi đậu sân bay Tân Sơn Nhất.

   Hai phi vụ ném bom vào Dinh Độc Lập và sân bay Tân Sơn Nhất  đã góp phần quan trọng trong chiến dịch giải phóng thành phố, làm cho nội bộ chính quyền và quân đội Sài Gòn hoang mang, dao động cực độ, đẩy nhanh quá trình sụp đổ của chế độ Việt Nam cộng hoà.

    Sau ngày giải phóng, Nguyễn Thành Trung đã cùng công nhân kỹ thuật sửa chữa, phục hồi số máy bay A37 và F5, trực tiếp lái thử từng chiếc để xác định chất lượng, tập luyện cho anh em phi công học lái loại máy bay mới. Anh có công lao đóng góp trong việc thành lập trung đoàn cường kích A37 và trung đoàn tiêm kích F5 của không quân Việt Nam. Hiện nay, Nguyễn Thành Trung là đại tá không quân Việt Nam, được  nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày 20.12.1994.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười Hai, 2011, 10:28:27 am gửi bởi macbupda » Logged
phuong
Thành viên
*
Bài viết: 166


« Trả lời #11 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2008, 07:08:18 pm »

    Câu 011:   Trong tình thế nguy ngập, địch nỗ lực lập phòng tuyến Phan Rang để ngăn chặn quân ta, hy vọng bảo vệ Sài Gòn. Xin cho biết số phận của phòng tuyến này.


   Sau khi giải phóng Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng...quân ta thừa thắng xông lên giải phóng Quy Nhơn, Tuy Hoà , Nha Trang, Cam Ranh...Vào thời điểm cuối tháng 3.1975, ta đã tiêu diệt và làm tan rã 35% sinh lực địch, hơn 40% binh khí kỹ thuật hiện đại của chúng bị mất , 12 tỉnh, thành phố đã được giải phóng. Phần kiểm soát còn lại của địch chủ yếu ở miền đông và miền tây Nam bộ nhưng cũng bị ta đánh chiếm và giải phóng nhiều nơi. Trên thực tế, địch đang bị dồn vào chân tường.

   Trong cuộc họp ngày 31.3, Bộ Chính trị kết luận "Cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam không những đã bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt mà thời cơ chiến lược để tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa vào sào huyệt địch đã chín muồi. Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân dân ta đã bắt đầu...Cần nắm vững thời cơ chiến lược hơn nữa, với tư tưởng chỉ đạo: thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng có quyết tâm lớn thực hiện tổng công kích- tổng khởi nghĩa trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng4, không để chậm. Sẵn sàng có nắm đấm thật mạnh của quân chủ lực, kể cả binh khí kỹ thuật, để lúc thời cơ xuất hiện thì tức khắc đánh thẳng vào những mục tiêu trọng yếuvà quan trọng nhất ở ngay trung tâm thành phố Sài Gòn.

   Thực hiện quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị, từ đầu tháng 4, trên tất cả các nẻo đường đất nước đều vô cùng sôi động, nhộn nhịp hướng về phía nam, mà mục tiêu chính là Sài Gòn.

   Phan Rang quả là vị trí sống còn của địch lúc này. Nó là tuyến phòng thủ Sài Gòn từ xa, cách Sài Gòn 342 km. Tại đây có ngã ba đi Đà Lạt. Mất Phan Rang coi như Sài Gòn bị uy hiếp trông thấy. Vì thế khi một loạt tỉnh miền Trung bị mất, ngày 2.4 Cao Văn Viên tổng tham mưu trưởng quân đội nguỵ, gào thét, "quyết tâm giữ phần đất còn lại, cố thủ từ Phan Rang trở vào" và lập ra Bộ Tư lệnh tiền phương quân khu 3 đóng sở chỉ huy tại Phan Rang do Trung tướng Nguyễn Văn Nghi chỉ huy.

   Trong cuộc họp của Bộ Tổng tham mưu nguỵ, địch được phổ biến "Theo lệnh của ông Thiệu, bằng bất cứ giá nào cũng phải cố thủ từ Ninh Thuận trở vào, nếu cần sẽ đem hết lực lượng đánh xả láng tại đó".

   Quân nguỵ tăng cường cho mặt trận Phan Rang 1 lữ đoàn dù, 1 liên đoàn biệt động quân, một số đơn vị thiết giáp và pháo binh. Ngoài khơi có đội chiến hạm sẵn sàng yểm trợ hoả lực pháo hạm theo yêu cầu, không quân cũng được ưu tiên cho việc yểm trợ giữ Phan Rang.

   Địch ra lệnh cho tất cả các mặt trận giữ đến mùa mưa, lúc đó xe tăng ta không cơ động được, chúng sẽ có cơ hội khôi phục lại một số sư đoàn đã bị tiêu diệt, để gượng dậy chống trả, ngăn chặn bước tiến của quân ta.

   Những nỗ lực lành lập phòng tuyến Phan Rang có gây khó khăn cho ta, nhưng hoàn toàn không thể cản được đà tiến công thần tốc của quân ta về hướng Sài Gòn.

   Ngày 14.4, Sư đoàn 3 Quân khu 5 được tăng cường Trung đoàn 25 Tây Nguyên đã nổ súng tiến  công Phan Rang, cụm phòng thủ đầu tiên của Quân đoàn 3 nguỵ. Sau 2 ngày chiến đấu quyết liệt, quân ta mới chiếm được một số vị trí ngoại vi. Địch dùng máy bay oanh tạc dữ dội và bộ binh chống cự quyết liệt. Trước tình hình đó, các đồng chí Lê Trọng Tấn và Lê Quang Hoà  chỉ huy cánh quân Duyên  Hải quyết định sử dụng một số bộ phận Quân đoàn 2 để tăng thêm sức đột kích.

   Ngày 16.4, dưới sự chi viện mạnh mẽ của hoả lực pháo binh, một bộ phận của Sư đoàn 325 thuộc Quân đoàn 2 được tăng cường xe tăng, thiết giáp cùng Sư đoàn 3 và Trung đoàn 25 từ ba hướng tiến công vào trung tâm thị xã Phan Rang và sân bay Thành Sơn. Trước sự tiến công mãnh liệt của quân ta, quân địch hoảng loạn bỏ chạy. Ta tiêu diệt sư đoàn 6 không quân...bắt tướng Nguyễn Văn Nghi, chuẩn trướng Phạm Ngọc Sang và nhiều sĩ quan cao cấp của địch, ta thu gần 40 máy bay còn nguyên vẹn.

   Sau khi đập tan phòng tuyến Phan Rang, Quân đoàn 2 theo hướng đường số 1 vừa hành tiến vừa chiến đấu quét địch trên đường, đánh cả tàu chiến dưới biển và máy bay trên trời, rồi thừa thắng, phối hợp với bộ đội khu 6 tiến đánh Phan Thiết và giải phóng luôn Hàm Tân.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Mười, 2008, 08:25:34 am gửi bởi phuong » Logged
phuong
Thành viên
*
Bài viết: 166


« Trả lời #12 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2008, 08:27:57 am »

    Câu 012: Xuân Lộc được coi là " Cánh cửa thép" cuối cùng bảo vệ Sài Gòn từ hướng đông của Mỹ nguỵ, xin cho biết cuộc tấn công giải phóng Xuân Lộc đập tan " Cánh cửa thép này".


   Như ta đã biết, tình hình chiến sự diễn ra hết sức nhanh chóng. Chỉ trong vòng tháng 3.1975, ta đã giải phóng Tây Nguyên và từ Quảng Trị đến cực nam Trung bộ, nay địch ở vào thế vô cùng nguy khốn. Trong thế bí nước cùng, địch buộc phải lập phòng tuyến tử thủ Phan Rang để ngăn chặn từ xa, đồng thời thiết lập tuýên phòng thủ cuối cùng tạo thành vòng cung bảo vệ Sài Gòn là Tây Ninh- Long Khánh- Bà Rịa- Vũng Tàu, trong đó cố thủ nhất là nút chặn Xuân Lộc- Long Khánh, chỉ cách Sài Gòn 80 km
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Mười, 2008, 09:20:59 am gửi bởi phuong » Logged
phuong
Thành viên
*
Bài viết: 166


« Trả lời #13 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2008, 04:20:23 pm »

một cự ly quá ngắn so với tốc độ tiến công như  chẻ tre của đối phương.
   
   Thị xã Xuân Lộc trong những ngày đầu tháng 4 trở thành một khu vực phòng ngự trọng yếu của địch ở Quân khu 3. Nó bảo vệ Sài Gòn từ phía đông.  Địch cố giữ Xuân Lộc để ngăn chặn hai đường tiến công của quân ta vào Sài Gòn : đường số 1và đường số 20. Lúc này quân ta đã tiến gần đến Phan Rang, còn trên trục đường 20, sau khi giải phóng Lâm Đồng, Đà Lạt, Tuyên Đức, quân ta tiến xuống gần Kiện Tân. Địch cố giữ đường 15 đi Vũng Tàu để nhận hàng viện trợ của Mỹ vào Sài Gòn theo đường biển,cũng là đường rút chạy của địch.

   Giữ được Xuân Lộc, Long Khánh thì tuyến Biên Hoà- Nhơn Trạch- Bà Rịa- Vũng Tàu, sân bay Biên Hoà và cả sân bay Tân Sơn Nhất còn hoạt động được. Do tính chất cực kỳ quan trọng đó mà tướng Weyand tham mưu trưởng Lục quân Mỹ xác định với Nguyễn Văn Thiệu " mất Xuân Lộc là mất Sài Gòn". Lực lượng cơ động ứng cứu có Lữ đoàn dù số 1, Lữ đoàn 3 thiết giáp, Liên đoàn 7 biệt động quân, các trung đoàn bộ binh, các đơn vị binh chủng của 2 quân khu 3 và 4. Như thế cũng là chưa đủ. Địch còn huy động mức cao nhất không quân còn lại ở Biên Hoà, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và cuộc và huy động cả một bộ máy tuyên truyền chiến tranh tâm lý cả trong nước và phương Tây đến Sài Gòn, Xuân Lộc để " lên dây cót tinh thần " cho quân nguỵ. Chuẩn tướng Lê Minh Đảo , sư đoàn trưởng sư đoàn 18 tuyên bố huyênh hoang " sẽ đánh một trận oai hùng cho thế giới biết và để  Mỹ cho thêm viện trợ".

   Thời cơ quyết tâm không cho phép ta chậm hành động. Bộ tư lệnh Miền quyết định sử dụng lực lương Quân đoàn 4, trung đoàn độc lập 95B và lực lượng địa phương Long Khánh giải phóng Xuân Lộc.

   5 giờ 40 phút ngày 9.4, Quân đoàn 4 do Thượng tướng Hoàng Cầm chỉ huy nổ súng tiến công Xuân Lộc bằng những cơn bão lửa của pháo binh. Sau 1 giờ chiến đấu, ta chiếm được căn cứ biệt động quân, trụ sở tình báo CIA của địch, cắm cờ lên dinh tỉnh trưởng Long Khánh, tường Lê Minh Đảo và tỉnh trưởng Phạm Văn Phúc bỏ chạy khỏi thị xã . Sau ngày chiến đấu đầu tiên, ta chiếm được phân nửa thị xã gồm khu hành chánh và tiểu khu.

   Ngày 10.4, cuộc chiến đấu diễn ra gay go ác liệt hơn. Sau 1 ngày bị đánh phủ đầu, địch tổ chức phản kích liên tục, đánh chiếm lại các mục tiêu đã mất, đẩy các lực lượng ta ra khỏi thị xã. Sư đoàn 341 quyết định tăng thêm lực lượng, đánh chiếm sân bay, nhưng 4 lần xung phong đều bị địch đánh bật trở lại. Các mũi tiến công vào trại Lê Lợi, chiến đoàn 43 nguỵ diễn ra quyết liệt. Ta và địch giằng co nhau từng góc phố, công sự. Các lực lượng ta trong thị xã bị chia cắt, có đơn vị bị địch bao vây cô lập. Tình thế rất khó khăn nhưng cán bộ chiến sĩ vẫn chiến đấu cực kỳ anh dũng.

   Ngày 11.4 và những ngày tiếp theo, địch tăng cường lực lượng lớn gồm 50% bộ binh, 60% pháo binh, hầu hết xe tăng thiết giáp của Quân đoàn 3, lực lượng tổng trù bị và lực lượng không quân từ các sân bay Tân Sơn Nhất, Biên Hoà được huy động với mức độ cao, từ 80-125 lần chiếc trong ngày, chi viện cho các mũi phản kích. Qua 4 ngày chiến đấu, ta vẫn giữ được một số mục tiêu quan trọng, nhưng quân số bị tổn thất lớn: Sư đoàn 7 bị thương vong hơn 300, xe tăng , pháo bị hư hỏng nhiều, đạn dược không đủ cho công việc chiến đấu...

   Trước tình hình này, đồng chí Trân Văn Trà, Phó tư lệnh chiến dịch cùng Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 quyết định ngưng cuộc tiến công để thay đổi cách đánh, tổ chức lại lực lượng chiếm giữ các bàn đạp , chia cắt Xuân Lộc với Biên Hoà, cắt đường số 1, chặn quân tiếp viện từ Biên Hoà, Trảng Bom lên phản kích và đánh chiếm Tân Phong, cắt đường số 2 Bà Rịa Vũng Tàu.
 
    Trong khi ta đang chuyển đổi thế trận và cách đánh, địch lại tưởng lầm đã đẩy lui quân ta ra khỏi Xuân Lộc. Nguyễn Văn Thiệu lập tức tuyên bố rùm beng về chiến thắng Xuân Lộc. Tướng Lê Minh Đảo thì có dịp khoác lác về " cánh cửa thép" bất khả xâm phạm này. Người Mỹ cũng hi vọng có một thắng lợi ở đây để có thể mặc cả với ta trong một cuộc hội đàm nếu có.

   Tuy nhiên, địch hí hửng không lâu thì bị xìu ngay. Lúc này cánh quân Duyên Hải của ta đập nát lá chắn Phan Rang, giải phóng toàn tỉnh Ninh Thuận và nhanh chóng tiến vào giải phóng Bình Thuận từ trong đêm 14 rạng ngày 15.4.1975. Cũng trong ngày, pháo binh ta cấp tập bắn vào Biên Hoà, đồng thời bộ binh ta tiến công địch ở ngã ba Dầu Giây, tiêu diệt chiến đoàn 52 nguỵ . Địch tập trung xe tăng và phi pháo phản kích nhưng bị thảm bại. Trong khi đó ở Xuân Lộc, ta tập trung lực lượng tiến công, đánh tan tác 2 chiến đoàn 43,48 nguỵ và tiêu diệt một bộ phận quân dù. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, tối 20.4 địch bỏ Xuân Lộc rút chạy, Bộ trưởng Quốc phòng nguỵ là Trần Văn Đôn phải cay đắng thốt lên " Quốc gia đang trong tình trạng nguy ngập thực sự...". Trước thất bại không thể chối cãi, tối 21.4.1975, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã lên vô tuyến truyền hình và đài phát thanh đọc diễn văn tuyên bố từ chức.

   Như vậy, gần 12 ngày đêm chiến đấu vô cùng ác liệt, ta đã tiêu diệt 2.056 tên địch, bắt 2.875 tên, đánh thiệt hại nặng Sư đoàn 18 và Sư đoàn 5 nguỵ. " Cánh cửa thép" Xuân Lộc bị phá vỡ, làm rung chuyển toàn bộ hệ thống phòng thủ còn lại của địch ở xung quanh Sài Gòn, làm tinh thần quân nguỵ hoang mang cực độ, đồng thời gióng lên hồi chuông báo tử cho chế độ nguỵ quyền Sài Gòn.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười Một, 2008, 08:29:42 pm gửi bởi phuong » Logged
phuong
Thành viên
*
Bài viết: 166


« Trả lời #14 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2008, 08:56:06 pm »

    Câu 013: Sự kiện Xuân Lộc được nhìn nhận từ hai phía như thế nào?


   Trân Xuân Lộc có  ý nghĩa quyết định với cả hai bên: ta, địch. Ta chiến thắng, nhưng cũng rút ra bài học xương máu. Trong tập sách Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm, Thượng tướng Trần Văn Trà viết "Tại sở chỉ huy Miền, chúng tôi chăm chú theo dõi từng diễn biến của trận đánh...Ngày 9 và 10 có nhiều phấn khởi, các mũi tiến công tốt, ta chiếm được nhiều mục tiêu. Nhưng vào cuối ngày 10 trở đi, tình hình trở nên căng thẳng...tôi đề nghị cho đến tận nơi, nắm rõ tình hình cụ thể tại chỗ và cùng anh em nghiên cứu cách đánh thắng lợi. Các anh đều đồng ý...

   Sau khi nghe tất cả các ý kiến, tôi đã phân tích  một số điểm và kết luận dứt khoát: Xuân Lộc là điểm then chốt hết sức quan trọng trong tuyến phòng ngự của địch nên chúng đã tập trung nhiều lực lượng cố giữ. Hiện nay lực lượng của chúng đã chiếm ưu thế so với ta. Ta cũng không còn giữ được yếu tố bất ngờ. Vì vậy tiếp tục đánh vào Xuân Lộc là không có lợi.

   Ta có được con đường 20 cho đến Túc Trưng là rất có thế.  Địch từ Túc Trưng đến ngã ba Dầu Giây không mạnh. Ta phải tận dụng lợi thế và sơ hở này của địch ở khu vực Dầu Giây. Nếu ta chiếm được Dầu Giây thì địch ở Xuân Lộc mất hết tác dụng của một cứ điểm then chốt, còn Biên Hoà lập tức bị uy hiếp..."

   Với thắng lợi mở đầu Xuân Lộc và thế trận tạo ra được trong giai đoạn 1 của chiến dịch Hồ Chí Minh, chúng ta đã làm tiêu tan những hi vọng mỏng manh cuối cùng về khả năng có thể gượng lại của quân nguỵ, đồng thời châm ngòi cho 1 giai đoạn mới của sự hỗn loạn trong tuyệt vọng của nguỵ quyền Sài Gòn trước giờ phút sụp đổ hoàn toàn. Cũng chính trên thế trận như vậy, đã diễn ra giai đoạn thực hành tổng tiến công và nổi dậy, giáng đòn sấm sét quyết định vào ngay hang ổ của nguỵ quyền Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn Sài Gòn - Gia Định, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân.

   Đối với Mỹ nguỵ, " Xuân Lộc là chìa khoá khòng thủ Sài Gòn. Mất Xuân Lộc là mở cửa cho thủ đô bị tiến công trực diện. Cũng ngang tầm quan trọng như vậy, việc mất Xuân Lộc cũng khiến cho Sài Gòn sa sút nặng đến mức sự đầu hàng có thể phải được cân nhắc thành một giải pháp tích cực!".  Để bảo vệ Xuân Lộc, địch đã đưa về đây toàn bộ lực lượng của sư đoàn 18 và một số tiểu đoàn bảo an, cảnh sát phòng ngự. Bên cạnh đó chúng điều thêm thiết đoàn 22 kỵ binh và một tiểu đoàn biệt động chiếm giữ đoạn đường từ Bàu Cá đến ngã ba Dầu Giây, đưa tàn quân của chiến đoàn 43 từ Định Quán được bổ sung lại trực tiếp phòng thủ thị xã và tiểu khu Long Khánh, triển khai chiến đoàn 52 từ Kiệm Tân đến núi Sóc Lu để sẵn sàng cơ động ứng cứu thị xã, đưa chiến đoàn 48 ra án ngữ chi khu Tân Phong để ngăn chặn ta từ lộ 1 đánh vào thị xã. Ở những khu vực quan trọng, địch bố trí thêm mìn, dây thép gai, chướng ngại vật chống tăng kết hợp với hệ thống đồn bót bảo an, dân vệ chăng ra thành một mạng lưới dày đặc.  Nguỵ quyền tuyên bố sẽ tập trung tối đa hoả lực không quân, pháo binh hỗ trợ nếu Xuân Lộc bi " Việt cộng" tân công. Chúng hy vọng có thể ngăn chặn hoặc làm chậm bước tiến công của ta, cố kéo dài đến mùa mưa để sau đó có cơ hội gượng lại nếu được Mỹ tiếp tục viện trợ, hoặc may ra có thể tranh thủ được một biện pháp thương lượng ít thua thiệt hơn. Báo chí phương Tây cũng nhận định về tầm quan trọng của Xuân Lộc " Mất Xuân Lộc, Việt cộng sẽ thiết lập được một vòng cung vững chắc chỉ cách Sài Gòn 80 km: vòng cung đó bắt đầu từ Tây Ninh chạy tới Vũng Tàu. Như vậy Sài Gòn sẽ bị thắt chặt trong cái thòng lọng khổng lồ bằng sắt vô cùng nguy hiểm".

   Về sự kiện này, Nguyễn Cao Kỳ đã viết trong hồi ký của mình như sau: Tại Xuân Lộc, phía đông bắc Sài Gòn, quân đội chúng tôi đã cầm cự một cách anh dũng, bất kể mọi khó khăn, trong gần 2 tuần, và ít nhất hệ thống tin mật của riêng tôi cũng đã góp phần tiêu diệt một số quân địch... Đài phát thanh Sài Gòn ngày đêm phát tin chiến sự và cố gắng cổ cũ tinh thần cho sư đoàn 18 nguỵ, cố thêu dệt, tâng bốc chuẩn tướng Lê Minh Đảo, coi Đảo như " người hùng" của nguỵ quyền Sài Gòn. Thông qua đài phát thanh , Đảo cũng luôn miệng thách thức quân giải phóng tiếp tục tấn công để hắn tỏ rõ tài chỉ huy thao lược và tinh thần "tử thủ" của hắn và toàn sư đoàn do hắn chỉ huy. Frank Snepp đã viết về những ngày đầu tiên của trận đánh như sau " Ba sư đoàn Bắc Việt tiếp tục tấn công Xuân Lộc, cách Sài Gòn 60 km về phía đông bắc. Trong 2 ngày đánh nhau , ngày 9 và 10 tháng 4, hơn một ngàn quả đạn đạn rốc két và đại bác bắn xuống đây và 1 trung đoàn Bắc Việt đã vượt qua được hàng rào vào thị xã. Đêm sau, lực lượng chính phủ gồm 25.000 người, gần một phần ba quân đội Nam Việt Nam, phản công, đuổi quân Bắc Việt ra ngoài, nhưng họ bắn phá liên tục. Không quân Nam Việt Nam ném bom từ trên cao, vu vơ, giết hại thêm nhiều người. Đó là một thói quen".

   Tuyến phòng ngự của địch ở Xuân Lộc hoàn toàn bị phá vỡ. Chính Lê Minh Đảo  cũng phải than rằng" Mất Xuân Lộc coi như cửa ngõ phía đông Sài Gòn đã mở sẵn để đón quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn".

   Việc Xuân Lộc thất thủ đã làm rùng chuyển toàn bộ hệ thống phòng thủ của quân nguỵ quanh Sài Gòn, làm tinh thần của quân đội Sài Gòn thêm suy sụp . Tia hy vọng cuối cùng của tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu hầu như bị tắt ngấm. Trong ngày 21.4.1975, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức. Tướng Dương Văn Minh trong một buổi nói chuyện với một nhà báo Pháp đã phải thốt lên rằng " Chiếm được Xuân Lộc, các lực lượng cộng sản đã kiểm soát được một ngã tư quan trọng. Từ đó họ có thể tiến nhanh, sữ toả về phía nam đến Vũng Tàu và phía tây đến Biên Hoà". Tướng Mỹ Weyand trong báo cáo gửi về Mỹ cũng than rằng " Tình hình quân sự ở Việt Nam là tuyệt vọng".
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Mười Một, 2008, 01:48:39 pm gửi bởi phuong » Logged
phuong
Thành viên
*
Bài viết: 166


« Trả lời #15 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2008, 01:49:59 pm »

    Câu 014:  Xin cho biết cuộc hành quân thần tốc lớn nhất vào Sài Gòn.


   Mùa xuân 1975, cả nước như dồn sức ra trận cho thời cơ giải phóng miền Nam. Chiến trường đang thắng lớn, nhưng Binh đoàn Quyết thắng, lực lượng cơ động chiến lược của Bộ vẫn còn nhiệm vụ đắp đê sông Đáy ở Kim Sơn - Ninh Bình. Cán bộ, chiến sĩ trong tình trạng hết sức nôn nao. Thế rồi niềm mong đợi đã tới. Thượng tuần tháng 3, Binh đoàn được lệnh đi chiến đấu ( sư đoàn 308 ở lại). Tất cả reo mừng như mở hội. Đoàn quân 30.000 người cùng vũ khí, phương tiện chiến đấu gấp rút chuẩn bị vào Nam.

   Từ ngày 19.3, lực lượng đi đầu của Binh đoàn được lệnh xuất phát. Đoàn tàu quân sự chở bộ đội hối hả chạy vào Vinh. Từ đây, một bộ phận ra Bến Thuỷ xuống tàu hành quân theo đường thuỷ vào Quảng Trị, số còn lại chuyển sang xe vận tải thẳng hướng vào Nam. Ngày 1.4, khối đi đầu của Binh đoàn với hàng trăm xe chở bộ binh, xe kéo pháo, xe đạn nối đuôi nhau hành tiến theo quốc lộ. Để đảm bảo cho Binh đoàn hành quân thần tốc, sư đoàn ô tô vận tải 571 thuộc Bộ Tư lệnh ( Đoàn 559) đã khẩn trương huy động 1.053 xe chở quân từ Quảng Trị vào Đồng Xoài ( Phước Long). Những " đại bàng Trường sơn" , " tuấn mã đường 9", " dũng sĩ vạn tấn", thi nhau chạy đường trường trong những cơn lốc bụi đỏ quạch. Ai cũng hiểu rõ lúc này thời gian là lực lượng và phải thần tốc hơn nữa... Các lái xe thay nhau chạy suốt ngày đêm. Bộ binh ngủ trên xe.

   Cứ thế, cả Binh đoàn hành quân suốt ngày này sang ngày khác, trên quãng đường dài 1.200 km. Ngày 12.4, đội hình đầu tiên đến Đồng Xoài, đội hình cuối tới nơi ngày 19.4. Sự có mặt của Binh đoàn Quyết Thắng ở cửa ngõ phía bắc Sài Gòn đúng thời gian đã góp phần tạo ưu thế tuyệt đối áp đảo địch, tạo cơ sở để Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương quyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn.

   Trong chiến dịch lịch sử này, Binh đoàn Quyết Thắng ( Quân đoàn 3) tiến công như vũ bão ở hướng bắc và tây bắc, tiêu diệt sư đoàn 5 nguỵ, giải phóng Thủ Dầu Một tiến về đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu nguỵ trưa 30.4.

   Chính sự " thiếu vắng" của sư đoàn 308 đã góp phần làm cho ngụy bị bất ngờ lúng túng, khó phán đoán được ý đồ chiến lược của ta. Con số 308 và một dấu hỏi lớn ở góc tấm bản đồ theo dõi tình hình chiến sự miền Nam trong tháng 4.1975, tại Bộ Tổng tham mưu ngụy là một minh chứng rõ ràng.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Mười Một, 2008, 08:29:53 pm gửi bởi phuong » Logged
phuong
Thành viên
*
Bài viết: 166


« Trả lời #16 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2008, 08:40:29 pm »

    Câu hỏi 015: Xin cho biết thế trận hình thành của ta trong trận quýêt chiến chiến lược cuối cùng giải phóng Sài Gòn.


   Như ta đã biết, khi quyết định mở màn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, ta đã xác định mục tiêu cuối cùng của trận quyết chiến chiến lược đánh chiếm Sài Gòn. Thành phố Sài Gòn - Gia Định là thành phố lớn nhất miền Nam, lúc này có khoảng 3,5 triệu dân, rộng 1.845 km2, có nhiều nhà cao tầng kiến trúc phức tạp. Đay là nơi tập trung các cơ quan đầu não của ngụy quân, ngụy quyền, các kho tàng và các căn cứ hậu cần quan trọng, là trung tâm chính trị, quân sự , kinh tế, cũng là sào huyệt cuối cùng của chúng.

   Địa hình thành phố khá phức tạp, xung quanh có nhiều kênh rạch, bưng sình, nhất là hướng nam và tây nam có nhiều cầu lớn là đầu mối giao thông chính toả đi miền Đông và Tây Nam bộ. Ta phải chiếm được các cầu này mới đảm bảo cho xe tăng, pháo binh và các binh khí kỹ thuật nặng vào được Sài Gòn. Từ giữa tháng 5 là bắt đầu mùa mưa, các binh đoàn lớn của ta sẽ gặp trở ngại nếu thoát ly các trục đường giao thông.

   Để hình thành thế trận bao vây Sài Gòn, trong khi chờ đợi lực lượng của Quân đoàn 1 và Quân đoàn 3, với cả bộ binh và binh khí kỹ thuật... hành quân thần tốc vào, Bộ Chỉ huy chiến  dịch đã ra lệnh đẩy mạnh hoạt động, khiến địch phải phân tán lực lượng để đối phó và khó phán đoán được ý định chung của ta, làm cho địch ở Sài Gòn thêm rối loạn và hoang mang . Đồn thời đưa nhanh các đội đặc công và biệt động mạnh lên để tạo điều kiện cho cuộc tiến công lớn.

   Các đơn vị của Quân khu 8, Quân khu 9, từ vùng giải phóng đến nội đô liên tục tấn công gây cho địch nhiều thiệt hại sinh lực và phương tiện chiến tranh, giải phóng 1 số vùng quan trọng ở Long An, Bến Tre, Mỹ Tho, mở hành lang nối liền Đông Nam Bộ qua Đồng Tháp Mười, xuống miền Tây Nam Bộ...Các hoạt động của lực lượng vũ trang đã kìm giữ, thu hút một số đơn vị chủ lực của địch ở " vùng 4", thu hút 1 phần hoạt động của không quân và hải quân địch.

   Ở hướng bắc, Quân đoàn 4 và chủ lực Miền, trước khi giải phóng Xuân Lộc, đã giải phóng chi khu Dầu Tiếng, Chơn Thành, thị xã An Lộc, giam chân sư đoàn ngụy ở vùng Trảng Lớn ( Tây Ninh), uy hiếp sư đoàn ngụy ở Lai Khê, Bến Cát( Bình Dương).

   Xuân Lộc được giải phóng, cách cửa phía đông Sài Gòn mở rộng sẵn sàng đón lực lượn Quân đoàn 2, Quân đoàn 4 và Sư đoàn 3 Quân khu 5 vào Sài Gòn. Sư đoàn 3 chuẩn bị tiến về Bà Rịa Vũng Tàu. Như vậy trước khi tổng công kích vào Sài Gòn- Gia Định, cánh quân phía đông đã có được một thế trận rất thuận lợi.

   Phía tây nam Sài Gòn, ta đã điều lực lượng xuống Bến Lức, Long An, đánh thông hành lang Tây Ninh- Kiến Tường, làm chủ 1 phần sông Vàm Cỏ Tây, tiếp tục xuống vùng Tân An, Thủ Thừa, áp sát và đánh giao thông quốc lộ 4, mở ra một vùng giải phóng, tạo bàn đạp cho lực lượng thuộc Binh đoàn 232 chuẩn bị tiến công vào Sài Gòn từ phía nam. Xe tăng, pháo, hoả tiễn , cao xạ của các sư đoàn bộ binh, trung đoàn độc lập và hàng trăm tấn đạn, xăng dầu đã tới nơi quy định.

   Tạo thế ở phía nam Sài Gòn là một kỳ công của quân và dân miền Tâu Nam bộ vì địa hình ở đây khó triển khai đội hình lớn, nhất là những binh khí kỹ thuật nặng. Tổ chức thông tin từ Sở chỉ huy chiến dịch xuống cách tây nam chỉ có phương tiện độc nhất là vô tuyến điện. Việc chuẩn bị cầu, phà, đường cơ động, vận chuyển hậu cần ... hết sức bí mật để giữ được bất ngờ ở hướng quan trọng này.

   Ở hướng tây bắc, ta không đánh để giải quyết Tây Ninh, nhưng phân tán, kìm hãm sư đoàn 25 ngụy, không cho chúng tập trung để lùi dần về Sài Gòn. Một trung đoàn của Quân đoàn 3 đã vượt sông Sài Gòn cắt đứt một đoạn đường từ Sài Gòn đi Tây Ninh ở quãng Gò Dầu Hạ.

   Sân bay Biên Hoà bị pháo binh ta bắn hàng ngày, địch phải đưa máy bay về Tân Sơn Nhất nên dần dần bị tê liệt, trong khi ta chuẩn bị hoả lực mạnh để đánh phá 2 sân bay cuối cùng của địch là Tân Sơn Nhất và Cần Thơ, nhằm giảm bớt khả năng chiến đấu của không quân địch, chống phá kế hoạch " di tản" của chúng, góp phần tạo thuận lợi cho cuộc tổng tiến công sắp tới.

   Các đội biệt động, đặc công của Thành đội Sài Gòn- Gia Định cũng đã áp sát nội đô và bố trí sẵn ở các vị trí cửa mở, sẵn sàng tiến công và phối hợp với các cánh quân vào giải phóng Sài Gòn.

   Hàng trăm cán bộ quân, dân chính Đảng đã vào nội thành để chỉ huy các đội võ trang và đoàn thể quần chúng nổi dậy giành chính quyền và tiếp quản thành phố, trong đó có nhiều đồng chí là Thành uỷ viên, uỷ viên ban cán sự...

   Để thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị, Trung ương Cục và Quân uỷ Miền đã thông qua các kế hoạch về tổng tiến công và chuẩn bị nổi dậy trên toàn B2. Đồng chí Võ Văn Kiệt, Uỷ viên Trung ương Cục, trực tiếp làm Bí thư Thành uỷ Sài Gòn- Gia Định chuyên trách về tổ chức chỉ đạo kế hoạch quần chúng nổi dậy để phối hợp với cuộc tiến công của các binh đoàn chủ lực vào thành phố.

   Như vậy, trước khi nổ súng tổng công kích vào Sài Gòn ta đã hình thành được thế trận bao vây địch trong thành phố. Ở phía đông đã cắt đứt hoàn toàn tuyến quốc lộ, áp sát Trảng Bom, sẵn sàng cắt đứt đường 15, sông Lòng Tàu và khống chế Vũng Tàu, đang làm sân bay Biên Hoà tê liệt, các đơn vị của Quân khu 8 sẵn sàng cắt đứt quốc lộ 4 và kênh Chợ Gạo. Ở phía đông nam , Quân đoàn 2 đã tiến sát Nước Trong, Long Thành, Bà Rịa, Vũng Tàu. Ở phía tây nam, Đoàn 232 đã áp sát vào tuyến sông Vàm Cỏ Đông và Hậu Nghĩa. Sư đoàn 5 và Sư đoàn 8 đã áp sát Mỹ Tho, Cần Đước, Cần Giuộc, phía nam quận 8 Sài Gòn. Hướng tây bắc, Quân đoàn 1 đã vào khu vực tập kết ở nam Sông Bé, Quân đoàn 3 đã tiến đến khu vực Dầu Tiếng.

   Tính đến ngày ta đập tan " cách cửa thép" Xuân Lộc, Sài Gòn đã bị bao vây mọi phía ở cự ly " tầm bắn đại bác".
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười Một, 2008, 07:07:03 pm gửi bởi phuong » Logged
phuong
Thành viên
*
Bài viết: 166


« Trả lời #17 vào lúc: 06 Tháng Mười Một, 2008, 07:16:55 pm »

    Câu 016: Xin cho biết tình hình của phái đoàn quân sự của ta đóng ở Trại David trong chiến dịch Hồ Chí Minh.


   Trại David nằm tại quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh là địa điểm ghi dấu quá trình tranh đấu gian khổ thực hiện Hiệp  định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Mặc dù trại chỉ tồn tại từ tháng 1.1973 cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30.4.1975 nhưng đã có vai trò quan trọng trong việc thực hiện Hiệp định.

   Trại David là cái tên do người Mỹ đặt ra. Bởi cho đến nay đã có mấy ai, kể cả người dân Sài Gòn biết và hình dung đầy đủ về cái trại như "ốc đảo" này. Nó vốn là doanh trại của một đơn vị chuyên môn thuộc không quân Mỹ. Trại được xây dựng theo kiểu dã chiến bằng bê tông cốt thép, lợp fibrô xi măng với 80 căn nhà sàn lớn nhỏ. Trại nằm sát phía nam sân bay Tân Sơn Nhất, trong khu vực quân sự, xung quanh có 13 bốt gác cao và trạm gác trên mặt đất, ngày đêm được canh phòng nghiêm ngặt và được rào xung quanh bằng hàng rào kẽm gai.

   Sau khi Hiệp định Paris được ký kết (27.1.1973), trại David được bố trí làm trụ sở của 2 đoàn đại biểu quân sự cách mạng Chính phủ Việt nam dân chủ cộng hoà vá Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Mặc dù nằm ngay trung tâm đầu não kẻ thù, bị o ép và gặp vô vàn khó khăn nhưng bằng ý chí  quyết tâm , hàng trăm cán bộ chiến sĩ của các đoàn Đại biểu đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đó là: Đấu tranh thi hành các điều khoản cốt yếu nhất của Hiệp định Paris, thúc đẩy việc rút hết quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, đấu tranh trên mặt trận ngoại giao nhằm tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận thế giới đối với cách mạng Việt Nam.

   Phiên họp đầu tiên của Ban liên hợp quân sự 4 bên Trung ương được khai mạc vào 15 giờ 15 phút ngày 2.2.1973 với sự có mặt của 4 vị trưởng đoàn gồm: Trung tướng Trần Văn Trà- Trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, Thiếu tướng Lê Quang Hoà- Trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà, Trung tướng Ngô Du- Trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam sộng hoà và tướng Wood Ward- Trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Hoa Kỳ.

   Có thể nói, trong các buổi làm việc chính thức giữa 4 bên Trung ương, việc trao trả nhân viên quân sự và thường dân nước ngoài bị bắt là một trong những hoạt động quan trọng trong thời gian dài và không gian rộng ( trong đó miền Bắc là sân bay Gia Lâm- Hà Nội và miền Nam với nhiều địa điểm khác nhau) nên các cuộc đấu trí, đấu lý diễn ra rất quyết liệt giữa ta và đối phương tại bàn hội nghị và tại các địa điểm trao trả. Phía ta, thực hiện đúng Hiệp định Paris trong 8 đợt tiến hành tại sân bay Gia Lâm( Hà Nội), đã trao trả cho phía Mỹ tất cả những nhân viên quân sự và dân sự của Hoa Kỳ bị bắt và giam giữ ở miền Bắc nước ta. Đại diện Uỷ ban Quốc tế, Ban liên hiệp quân sự 4 bên Trung ương đều ghi nhận là các cuộc trao trả diễn ra nhanh, gọn thể hiện thiện chí của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền âm Việt Nam.

   Ngày 28.3.1973, Ban liên hiệp quân sự 4 bên Trung ương đã kết thúc vai trò lịch sử sau 60 ngày hoạt động, kể từ ngày 28.1.1973, các cuộc họp chỉ diễn ra giữa hai bên Trung ương. Cuộc đấu tranh trên bàn hội nghị Ban liên hiệp quân sự hai bên Trung ương kéo dài từ 4.1973 đến 3.1974, cuối cùng Chính quyền Sài Gòn buộc phải trao trả cho ta 5.075 nhân viên dân sự và 130 nhân viên quân sự trong số hàng chục vạn tù chính trị bị giam giữ.

   Mặc dù hoạt động công khai giữa  sào huyệt địch nhưng hai đoàn ta vẫn sinh hoạt bình thường, thường xuyên tổ chức những cuộc thi đấu  giao hữu bóng chuyền, bóng bàn, bida, bóng rổ, tennis trong nội bộ với Uỷ ban Quốc tế. Lại còn tổ chức vui tết cổ truyền dân tộc, có cả thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, bánh trưng xanh, kẹo bánh thuốc lá Thăng Long, rượi Lúa Mới, cành đào Nhật Tân từ Hà Nội đưa vào, mai vàng từ căn cứ vùng giải phóng đưa ra bằng máy bay Mỹ. Đoàn ta tổ chức vui chơi giải trí, nhưng luôn đề cao cảnh giác, trước tình hình ngày càng căng thẳng khi địch điên cuồng phá hoại Hiệp định và tiến hành nhiều hoạt động hăm doạ, gây sức ép cả về tâm ly, tư tưởng cho đoàn ta.

   Khi ta chuẩn bị Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam, ngày 8.1.1975, Đảng uỷ 2 đoàn đã họp bàn rất kỹ, dự kiến các tình huống xấu có thể xảy ra với đoàn và hạ quyết tâm chuẩn bị mọi mặt để sẵn sàng chiến đấu như dự trữ lương thực, thực phẩm , thuốc men, lên kế hoạch chiến đấu, vẽ sơ đồ hệ thống công sự, tổ chức và phân công lực lượng trực chiến... Từ ngày 18.4.1975, toàn bộ lực lượng 2 đoàn tại trại David bắt tay vào đào công sự và chuẩn bị chiến đấu.

   Ngày 26.4.1974, chiến dịch Hồ Chí Minh được mở màn, đánh vào vành đai phòng thủ ngoại vi Sài Gòn .Khoảng 10 giờ ngày 30.4.1975, anh em trong trại đã thấy bộ đội ta gần đến trại David. Và Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 9 Sư đoàn 10 Quân đoàn 3 do đồng chí Sơn, Tiểu đoàn trưởng dẫn đầu đã vào với anh chị em ta. Không thể nào diễn tả được những giây phút xúc động đến ngẹn ngào " mừng ra nước mắt" ấy.

   11giờ 30 ngày 30.4.1975 , xe tăng và bộ binh ta chiếm dinh Độc Lập, miền Nam đã được giải phóng hoàn toàn. Ngày 2.5.1975, Thượng tướng Văn Tiến Dũng cùng Bộ tham mưu tiền phương đến trại David, tổ chức họp với một số cán bộ cấp cao các quân đoàn, sư đoàn trước khi chuyển đến Sở chỉ huy mới. Ngày 3.5, Trung tướng Trần Văn Trà, Tư lệnh Quân đội Giải phóng miền Nam ( B2), Phó Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh, từng là trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, trong những ngày tháng đầu tiên, vào thăm lại anh chị em và tuyên bố Quân uỷ Miền công nhận đơn vị ta ở trại David "là một tiền tiêu của Chiến dịch Hồ Chí Minh".

   Hiện nay, trại David nằm trong khu quân sự thuộc sự quản lý của Sư đoàn không quân 370. Khu vực này đã được đồng ý dành cho TP Hồ Chí Minh phục dựng di tích. Cùng với việc xây dựng lý lịch di tích và thu thập tư liệu, hình ảnh, TP Hồ Chí Minh sẽ sớm đề nghị Bộ Văn hoá Thông tin công nhận trại David là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Một, 2008, 09:19:14 am gửi bởi phuong » Logged
phuong
Thành viên
*
Bài viết: 166


« Trả lời #18 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2008, 06:54:20 pm »

     Câu hỏi 17: Ngày 7.4.1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra mệnh lệnh đối với các đơn vị đang hành quân tiến vào Nam. Xin cho biết nội dung của mệnh lệnh này.


   Vào những ngày đầu tháng 4.1975, cả nước như đang hướng về miền Nam ruột thịt mong đợi ngày chiến thắng. Một cuộc hành quân thần tốc lớn nhất trong lịch sử đang rầm rộ tiến vào Sài Gòn. Trên đường hành quân từ Quảng Trị theo đường Tây Trường Sơn, cán bộ ,chiến sĩ các đơn vị thuộc Quân đoàn 1 qua Bộ Tư lệnh 559, nhận được mệnh lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng:

   " Mệnh lệnh

   1. Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng.

   2. Truyền đạt tức khắc đến đảng viên và chiến sĩ.

   Ngày 7.4.1975.

   Văn"

   Cùng thời gian này, Quân đoàn 2 cùng nhiều đơn vị khác đều nhậ được mệnh lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Với quyết tâm chiến đấu cao và niềm tin tưởng sâu sắc vào thắng lợi cuối cùng, toàn quân hành quân thần tốc ra mặt trận tham gia chiến dịch giải phóng Sài Gòn và giải phóng toàn miền Nam.

   Có thể nói, toàn bộ nội dung bức điện mật mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi cho các đơn vị đang hành quân tiến vào Nam đã cho thấy tình thế chín muồi đang tới gần, ngày giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam không còn xa nữa.
Logged
phuong
Thành viên
*
Bài viết: 166


« Trả lời #19 vào lúc: 07 Tháng Mười Một, 2008, 07:04:33 pm »

    Câu hỏi 018: Với phương châm táo bạo, bất ngờ, chắc thắng, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã lên kế hoạch tiến công giải phóng Sài Gòn như thế nào?


   Sau khi nhận được bức điện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với mệnh lệnh là thần tốc, táo bạo, bất ngờ, tranh thủ từng giờ ,từng phút xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng, Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh đã suy nghĩ về cách đánh Sài Gòn. Mặc dù chưa nắm được cụ thể tình hình hiện tại  của địch đang có nhiều chuyển biến bất ngờ, về tổ chức phong chào cách mạng thành phố, nhưng trên cơ sở nhiệm vụ đã vạch ra và trước sự rối loạn về chiến lược và tinh thần của địch, Bộ chỉ huy chiến dịch đã hình dung ra cách đánh.

   Do vai trò quyết định của chiến dịch đối với cuộc chiến tranh cách mạng, do sự thay đổi về so sánh lực lượng giữa ta và địch, và những yếu tố mới nảy sinh , nên phải tiến hành làm công tác chuẩn bị nhiều mặt và vô cùng khẩn trương, nhất là công tác tổ chức chỉ huy hiệp đồng các lực lượng tham gia tiến công thì mới đảm bảo chắc thắng. Trong đó nghệ thuật chỉ đạo, chỉ huy tác chiến và nổi dậy phải có bước phát triển và sáng tạo hơn. Qua kinh nghiệm đánh vào Sài Gòn tết Mậu Thân 1968 và kế hoạch chiến dịch Xuân Hè 1972 của Bộ Tham mưu Miền, Bộ cjỉ huy chiến dịch càng có thêm cơ sở để thiết lập kế hoạch giải phóng Sài Gòn lần này.

   Khi nghiên cứu hệ thống bố trí phòng ngự của địch ở vùng Sài Gòn trên bản đồ, kết hợp với báo cáo hàng ngày của cơ quan tham mưu, quân báo, điểm qua những đơn vị quân ngụy đang " tử thủ" , phần nào đã hiện rõ lên tình trạng của địch. Chúng còn đông nhưng tinh thần rệu rã, các tướng tá chỉ huy cũng thế, hầu như đã rơi vào tâm lý tuyệt vọng. Như vậy cuộc tiến công vào sào huyệt quân thù đã chín muồi.

   Tuy nhiên, thảo luận và quyết định kế hoạch đánh Sài Gòn là một quá trình lao động trí óc căng thẳng của Bộ chỉ huy chiến dịch, vì thời gian còn quá ít, tình hình lại chuyển động nhanh quá, có rất nhiều vấn đề không chỉ đơn thuần là quân sự mà có quan hệ đến nhiều mặt chính trị, ngoại giao, kinh tế , văn hoá, tâm lý... cần được cân nhắc , tính toán đầy đủ.

   Hai vấn đề nổi bật lên trong kế hoạch tấn công Sài Gòn là cách đanh và mục tiêu của chiến dịch.

   Sài Gòn là thành phố đông dân, phần lớn đồng bào đều chờ ngày giải phóng, nhưng còn một bộ phận thân nhân của những người trong hàng ngũ ngụy quân, ngụy quyền đang lo lắng, có nhiều tâm tư trước thời cuộc, khi mà Mỹ, ngụy tan rã. Mặt khác đồng bào bị địch nhồi nhét tư tưởng chống cộng từ mấy chục năm, bị xuyên tạc, lừa bịp nên không hiểu rõ về cách mạng, nhất là trong khi chúng tung ra luận điệu cộng sản vào sẽ trả thù " tắm máu", " khổ sai", "tẩy não"...nhiều người hoảng sợ đã tìm cách di tản ra nước ngoài.

   Như vậy, đánh vào Sài Gòn như thế nào cho nhanh, chắc thắng, làm sụp đổ chế độ ngụy quyền từ trung ương đến tận cơ sở, phá nát bộ máy chiến tranh. Nhưng đánh như thế nào để thành phố không đổ nát, giải phóng mấy triệu đồng bào mà không dẫn tới thiệt hại nhiều về sinh mạng người dân, không hư hại nhiều tài sản và mau chóng khôi phục lại cuộc sống trở lại bình thường.

   Một vấn đề nữa đặt ra mà Bộ Chỉ huy chiến dịch phải tính toán là mấy trăm ngàn binh sĩ ngụy đều là người Việt Nam, phần lớn họ là con em của các gia đình lao động, buộc phải cầm súng chống lại cách mạng. Bây giờ họ đang mong có hoà bình để trở về đoàn tụ với gia đình và người thân.

   Nhơ stới lời Chủ tịch Hồ Chí Minh "quân ngụy cũng là con dân nước Việt, nhưng vì dại mà lầm đường, cho nên Chính phủ và tôi sẵn sàng tha thứ những người sớm biết lối quay về với đại gia đình kháng chiến", các đồng chí chỉ huy chiến dịch thấy phải đánh đội quân ngụy to lớn ấy tan rã, kiên quyết tiêu diệt bọn đầu sỏ ngoan cố chống lại cách mạng đến cùng, nhưng số đông thì phải mở con đường sống cho binh lính ngụy, khi họ buông súng đầu hàng. Đó là chính sách nhất quán của ta.

   Như vậy với lực lượng áp đảo của ta so với địch, Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh đã đề ra kế hoạch tiến công giải phóng Sài Gòn bao gồm nhiều mặt cụ thể để đạt tới mục đích chắc thắng.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười Một, 2008, 11:49:41 am gửi bởi phuong » Logged
Trang: « 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM