Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thư viện Lịch sử Quân sự Việt Nam => Tài liệu - Hồi ký Việt Nam => Tác giả chủ đề:: phuong trong 22 Tháng Mười, 2008, 11:14:17 am



Tiêu đề: 100 Câu hỏi đáp về Chiến dịch Hồ Chí Minh
Gửi bởi: phuong trong 22 Tháng Mười, 2008, 11:14:17 am
               
                100 Câu hỏi đáp về Chiến dịch Hồ Chí Minh

    Tác giả: Hồ Sơn Đài, Trần Nam Tiến.
    Nhà xuất bản: Văn Hoá Sài Gòn , Văn Hoá Tổng Hợp - 2007
    Số hoá: Phuong

                  Lời  Nhà xuất bản ( trích)

  ...Quyển sách này cố gắng trình bày về Chiến dịch Hồ Chí Minh, chiến dịch kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm 1945- 1975 ở Việt Nam, đưa lịch sử Việt Nam bước vào một giai đoạn độc lập và thống nhất mới. Ngoài việc hệ thống hoá các hoạt động quân sự của Quân đội cách mạng sau cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa xuân 1975, quyển sách còn nêu lên tương quan thế và lực giữa đôi bên, ý đồ chiến lược và nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh, chỉ huy chiến dịch...của bên chiến thắng, từ đó cung cấp thêm tư liệu cho người đọc muốn tìm hiểu về lịch sử chiến tranh cũng như lịch sử quân sự Việt Nam.
   Do thời gian gấp rút, cách thức biên soạn tương đối mới mẻ, phạm vi đề cập lại quá rộng lớn nên quyển sách chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ chí Minh, Nhà xuất bản Văn hoá Sài Gòn và các tác giả hy vọng được người đọc góp ý để sau này nếu có điều kiện tái bản,quyển sách sẽ đạt được chất lượng cao hơn.

                                                       Tháng 5 năm 2006


Tiêu đề: Re: 100 Câu hỏi đáp về Chiến dịch Hồ Chí Minh
Gửi bởi: phuong trong 22 Tháng Mười, 2008, 01:24:13 pm
   
      Câu hỏi 001: Xin cho biết thời cơ dẫn đến cuộc tổng tiến công chiến lược mùa xuân 1975]
   Sau khi Hiệp định Paris vầ chấm dứt chiến tranh Việt Nam được ký kết ( 27.1.1973), những toán lính Mỹ cuối cùnh rút khỏi miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, Hiệp định Paris không có hiệu lực hoàn toàn do Mỹ và chính quyền Nguyễn Văn Thiệu đã có âm mưu phá hoại từ trước.
   Tuy phải rút khỏi Việt Nam, nhưng Mỹ vẫn không từ bỏ chính sách cơ bản của chúng ở Việt Nam là thực hiện " Học thuyết Nixon", âm mưu chia cắt lâu dài nước ta.Mỹ đã giữ lại hơn hai vạn cố vấn quân sự, tiếp tục viện trợ quân sự và kinh tế cho nguỵ quyền miền Nam. Trước khi rút quân, Mỹ đã đưa vào miền Nam 700 máy bay, 500 khẩu pháo, 400 xe thiết giáp và nhiều tàu chiến...
   Được cố vấn Mỹ chỉ huy và nhận viện trợ của Mỹ, chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại Hiệp định Paris. Chúng huy động gần như toàn bộ lực lượng tiến hành chiến dịch " tràn ngập lãnh thổ", liên tiếp mở các cuộc hành quân " bình định, lấn chiếm" vùng giải phóng, qua đó nhằm tiêu diệt lực lượng vũ trang và cách mạng miền Nam. Thực chất đó là hành động tiếp tục chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh chống lại nhân dân ta ở miền Nam.
   Trước tình hình nghiêm trọng do quân địch gây ra, Hội nghị lần thứ 21 của Trung ương Đảng họp tháng 10.1973,đề ra phương hướng kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự, binh vận với ngoại giao. Và chỉ rõ "Con đường cách mạng của miền Nam là con đường bạo lực cách mạng. Bất kể trong tình hình nào, ta cũng phải nắm vững thời cơ, giữ vững đường lối chiến lược tiến công và chỉ đạo linh hoạt để đưa cách mạng miền Nam tiến lên...".
   Thực hiện Nghị quyết 21 của Đảng và Nghị quyết của Quân uỷ Trung ương, quân dân ta ở miền Nam từ cuối năm 1973 kiên quyết đánh trả những cuộc " hành quân, lấn chiếm" của địch, bảo vệ vùng giải phóng bị địch xâm phạm,và ở nhiều nơi còn chủ động mở những cuộc tiến công vào căn cứ xuất phát các cuộc hành quân của chúng, mở rộng vùng giải phóng. Bên cạnh đó, ta cũng xúc tiến thành lập các binh đoàn trực thuộc Bộ Tổng tư lệnh, biên chế , thay đổi trang bị cho quân đội hiện đại hơn, khẩn trương mở đường đông Trường Sơn và thiết lập 5000 km đường ống dẫn dầu, kéo dài từ Quảng Trị qua Tây Nguyên tới Lộc Ninh, đủ sức tiếp dầu cho hàng chục ngàn xe tăng và xe cơ giới các loại.
   Trong lúc đó trên chiến trường miền Nam, quân ta đã đánh bại một bước quan trọng trong kế hoạch bình định lấn chiếm của địch, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Từ Trị Thiên, Tây Nguyên đến miền Đông Nam Bộ, vùng ven Sài Gòn cũng đã phản công giành được nhiều thắng lợi trong đánh địch lấn chiến, khôi phục vùng giải phóng. Cục diện chiến trường đang chuyển biến có lợi cho ta. Tháng 10.1974 , Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương họp  nghe Bộ Tổng tham mưu trình bày kế hoạch tác chiến chiến lược và đánh giá tình hình miền Nam. Qua phân tích tình hình và tương quan lực lượng giữa ta và địch, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn kết luận một nhận định quan trọng thành nghị quyết " Mỹ đã rút khỏi miền Nam thì khó có khả năng nhảy vào lại miền Nam và dù chúng can thiệp đến thế nào đi nữa thì cũng không cứu vãn được nguy cơ sụp đổ của chính quyền Sài Gòn".
  Giữa lúc đó, một tin vui mới đến từ miền Nam: ngày 6.1.1975, quân dân ta đã giải phóng tỉnh Phước Long. Chiến thắng Phước Long có ý nghĩa hết sức quan trọng, vì đây là tỉnh đầu tiên ở miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Hội nghị Bộ Chính trị phân tích sự suy yếu của địch báo hiệu một thời cơ mới đang đến.
  Đồng chí Lê Duẩn kết luận " Ta phải giáng một đòn chiến lược trong năm 1975...Chưa bao giờ ta có điều kiện và thời cơ chiến lược to lớn thuận lợi như hiện nay để hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ miền Nam, tiến tới hoàn thành thống nhất Tổ quốc...".  Bộ Chính trị nêu quyết tâm " Động viên nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền trong thời gian 1975- 1976... tạo điều  kiện chín muồi tiến hành tổng công kích- tổng khởi nghĩa, tiêu diệt và làm tan rã nguỵ quân, đánh đổ nguỵ quyền , giành chính quyền về tay nhân dân, giải phóng miền Nam..."Ngoài kế hoạch chiến lược căn bản, Bộ Chính trị còn dự kiến một phương án khác là nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975, thì giải phóng miền Nam trong năm 1975.


Tiêu đề: Re: 100 Câu hỏi đáp về Chiến dịch Hồ Chí Minh
Gửi bởi: phuong trong 23 Tháng Mười, 2008, 01:08:29 pm
    Câu hỏi 002: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21 vạch ra đường lối hoàn thành sự nghiệp giả phóng miền Nam. Xin cho biết nội dung hội nghị.

   Từ 19.6. đến tháng 7.1973, Ban chấp hành Trung ương Đảng ta đã họp Hội nghị lần thứ 21 ( đợt 1), từ 1.10  đến 4.10.1973 ( họp đợt 2), ra Nghị quyết về " thắng lợi vĩ đại cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và nhiệm vụ của cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới". Trung ương Đảng nhất trí với nhận định của Nghị quyết Quân uỷ tháng 6.1973 đã được Bộ Chính trị thông qua, về 2 khải năng. Hoặc do đấu tranh tích cực của ta trên 3 mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao mà ta có thể từng bước buộc địch phải thi hành Hiệp định Paris về Việt Nam, hoà bình được lập lại, hoặc ta phải tiến hành chiến tranh cách mạng gay go, quyết liệt để đánh bại địch, giành thắng lợi hoàn toàn. Trung ương khẳng định " Con đường bạo lực cách mạng. Bất kể trong tình hình nào ta cũng phải nắm vững thời cơ , giữ vững đường lối chiến lược tiến công".

   Trung ương đề ra nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn mới là " Tiếp tục thực hiện chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đoàn kết toàn dân, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tập đoàn thống trị tư sản mại bản, quan liêu, quân phiệt, phát xít, tay sai đắc lực của đế quốc Mỹ  đang thống trị trong vùng địch kiểm soát, đẩy lùi và đánh thắng địch từng bước, đi đến xoá bỏ chính quyền tay sai của Mỹ, xoá bỏ chế độ thực dân mới, thiết lập chính quyền dân tộc, thoát ly hẳn sự lệ thuộc vào Mỹ, thực hiện một Miền Nam Việt Nam hoà bình, độc lập, dân chủ , trung lập, phồn vinh tiến tới hoà bình thống nhất đất nước".

    Phương châm và phương thức hoạt động của cách mạng miền Nam phải là nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công, nhưng phải căn cứ vào từng thời kỳ, vào hoàn cảnh cụ thể từng vùng, thậm chí từng cuộc đấu tranh mà vận dụng hình thức đấu tranh và chiến thuật đấu tranh hoặc phòng ngự một cách linh hoạt, sắc bén đồng thời giữ vững và phát triển lực lượng ta về mọi mặt, làm tan rã và suy yếu lực lượng địch , làm cho so sánh lực lượng giữa ta và địch ngày càng thay đổi có lợi cho ta, nhất định ta phải mạnh cả về chính trị và quân sự, trên cả ba vùng chiến lược.

   Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 21  được Bộ Chính trị chuẩn bị chu đáo, họp rất kịp thời chỉ sau khi Hiệp định Paris được ký kết, là một trong những hội nghị có ý nghĩa lịch sử quan trọng của Đảng ta. Trên cơ sở tổng kết và rút ra những quy luật chủ yếu để giành thắng lợi trong 18 năm kháng chiến chống Mỹ, Trung ương Đảng đã đề ra quyết tâm lớn hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. Nghị quyết 21 đã làm chuyển biến tình hình, từ những thắng lợi cuối năm 1973 và năm 1974, đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, hoàn thành thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.


Tiêu đề: Re: 100 Câu hỏi đáp về Chiến dịch Hồ Chí Minh
Gửi bởi: phuong trong 23 Tháng Mười, 2008, 01:38:53 pm
   Câu hỏi 003: Từ ngày 18.12.1974 đến 8.1.1975, Bộ Chính trị đã họp Hội nghị mở rộng để xác định và bổ sung hoàn chỉnh quyết tâm cuối cùng, theo sự phát triển mới của tình hình cách mạng Việt Nam. Xin cho biết nội dung của cuộc họp này.

   Bộ Chính trị đã họp Hội nghị mở rộng để xác định và bổ sung hoàn chỉnh quyết tâm cuối cùng, theo sự phát triển mới của tình hình. Bộ Chính trị đã phân tích và nhận thấy rằng, diễn biến cơ bản của tình hình trong gần 2 năm qua rõ ràng là ta đang ở thế thắng, thế đi lên, thế chủ động và thuận lợi, địch đang ở thế thua, thế đi xuống, thế bị động và khó khăn, chiều hướng này không thể đảo ngược lại được. Từ đó, Bộ Chính trị kết luận: " Chúng ta đang đứng trước thời cơ chiến lược lớn, chưa bao giờ ta có đầy đủ điều kiện về quân sự và chính trị như hiện nay, có thời cơ chiến lược to lớn như hiện nay để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tiến tới hoà bình , thống nhất Tổ quốc". Bộ Chính trị hạ quyết tâm " Động viên nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng , toàn dân, toàn quân ở cả hai miền, trong thời gian 1975-1976, đẩy mạnh đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh ngoại giao, làm thay đổi nhanh chóng và toàn diện so sánh lực lượng trên chiến trường miền Nam theo hướng có lợi cho ta, tiến hành khẩn trương và hoàn thành công tác chuẩn bị mọi mặt, tạo điều kiện chín muồi, tiến hành tổng công kích- tổng khởi nghĩa, tiêu diệt và làm tan giã nguỵ quân, đánh đổ nguỵ quyền từ trung ương đến địa phương, giành chính quyền về tay nhân dân, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà".

   Bộ Chính trị quan tâm rất nhiều đến vấn đề thời cơ trong 2 năm 1975- 1976, cần phải có kế hoạch lợi dụng thời cơ, nên đã chuẩn bị một phương án khác và một phương hướng hành động cực kỳ quan trọng là: nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.

   Hội nghị Bộ Chính trị tháng 10.1974 và tháng 1.1975 có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Bộ Chính trị đã phân tích chính xác sự phát triển của tình hình, hạ quyết tâm và đề ra phương hướng hành động vô cùng đúng đắn cho quân và dân cả nước trước thời cơ lớn. Đó chính là ngọn đuốc soi đường dẫn đến cuộc đại thắng mùa xuân năm 1975.


Tiêu đề: Re: 100 Câu hỏi đáp về Chiến dịch Hồ Chí Minh
Gửi bởi: phuong trong 24 Tháng Mười, 2008, 09:05:38 pm
 Câu 004: Xin cho biết vài nét về chiến thắng Phước Long.

   Cuối năm 1974,tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi nhanh chóng có lợi cho cách mạng Việt Nam. Từ ngày 30.9.1974 đến 8.10.1974, Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp để nhận định, đánh giá tình hình và đề ra nhiệm vụ mới.  Bộ Chính trị nhận định " Chúng ta đã thúc đẩy thời cơ chín muồi, đã tạo được những yếu tố chiến lược quan trọng để tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn". Và Hội nghị nhất trí thông qua phương án giải phóng miền Nam trong hai năm 1975- 1976. Từ nội dung cơ bản của Nghị quyết Bộ Chính trị, cuối tháng 11.1974  Trung ương Cục họp và ra Nghị quyết 15 quyết định mở đợt hoạt động mùa khô 1974- 1975. Nội dung chính của kế hoạch mùa khô 1974- 1975 ở miền Đông Nam bộ là " Hoàn chỉnh khu giải phóng cách mạng, nối liền hành lang chiến lược từ biên gới xuống bờ biển phía đông xây dựng thành căn cứ địa vững chắc, liên hoàn, tạo thế bao vây Sài Gòn, giải phóng đường 14( dự kiến sẽ giải phóng Phước Long khi có điều kiện)".

   Sau một thời gian điều nghiên và chuẩn bị chiến trường, Trung ương Cục và Quân uỷ miền Nam quyết định mở chiến dịch mùa khô 1974- 1975 .  Chiến dịch được chia thành hai đợt:  đợt 1 từ tháng 12.1974 đến tháng 2.1975, đợt 2 từ tháng 3.1975 đến tháng 5.1975. Trong đợt 1 của chiến dịch, hướng chủ yếu được xác định là đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ. Mục tiêu chủ yếu ở chiến trường miền Đông Nam Bộ là đường 14 - Phước Long.

   Trong chiến dịch mùa khô 1974- 1975 từ tháng 12.1974 đến tháng 4.1975, lực lượng của Miền và Quân khu đã tiến công mạnh mẽ địch trên đường 14- Phước Long, giải phóng Bù Đăng, Bù Na, đánh chiếm chi khu Bù Đốp, tấn công địch ở Châu Thành, phía nam Chiến khu Đ, khu Đồng Xoài, diệt đồn bốt trên tỉnh lộ 1A, giải phóng đoạn từ Phước Vĩnh lên Đồng Xoài. Mất toàn bộ đường 14 và Đồng Xoài, tàn quân địch dồn hết về tiểu khu quân sự thị xã Phước Long, tổ chức phòng thủ để giữ vững vị trí quan trọng nằm sâu nhất trong vùng giải phóng của ta.

   Trong lúc địch hoang mang lúng túng , Bộ Tư lệnh Miền và Quân đoàn 4 hạ quyết tâm giải phóng Phước Long. Kế hoạch giải phóng Phước Long được Bộ Chính trị chấp thuận. Bởi hệ quả của nó có thể dẫn tới những tình huống phức tạp, cần được cân nhắc và quyết định sáng suốt.

   Thị xã Phước Long cách Sài Gòn 120 km vè phía đông bắc, nằm sâu trong vùng căn cứ Chiến khu Đ, có 50.000 dân. Địa hình Phước Long bao trùm rừng núi, có nhiều cao điểm. Đặc biệt phía nam thị xã và đông nam chi khu Phước Bình có núi Bà Rá cao 736m, địch dùng để khống chế toàn bộ thị xã, chi khu và sân bay Phước Bình.

   Tham gia chiến dịch Phước Long là lực lượng chủ yếu của Quân đoàn 4 phối hợp với các lực lượng vũ trang địa phương ( có cả hoả lực pháo binh, cao xạ, xe tăng, công binh)). Trận đánh vào Phước Long bắt đầu từ 5 giờ 30 phút ngày 31.12.1974. Ngày 1.5.1975, quân ta chiếm cao điểm Bà Rá, truy quét và buộc địch rút cụm quân dịch ở thác Mơ, Hiếu Phong, Long Điền. Từ ngày 2.1 , tuyến phía nam Phước Long bị phá vỡ, quân ta đột phá vào trung tâm thị xã...trước nguy cơ mất Phước Long, Nguyễn Văn Thiệu triển khai kế hoạch đổ quân tiếp ứng, từ ngoài đánh vào... nhưng không thực hiện được, Chiều 6.1, Sư đoàn 9 đã chiếm được dinh Tỉnh trưởng. Thị xã Phước Long được giải phóng hoàn toàn. Quân ta giành thắng lợi vang dội trong chiến dịch Phước Long - đường 14. Trong chiến dịch này, quân và dân Bình Phước đã loại ra khỏi vòng chiến đâu hơn 3.000 tên địch, giải phong đường 14, thị xã và toàn tỉnh Phước Long với 50.000 dân.

   Phước Long thất thủ khiến Mỹ nguỵ bàng hoàng. Địch tập trung lực lượng tái chiếm, nhưng mọi toan tính của chúng đều bị thất bại. Kissinger, cố vấn Tổng thống Mỹ phải tuyên bố " Bỏ qua sự kiện Phước Long, đây chưa phải là một cuộc tiến công ồ ạt của Bắc Việt Nam". Phớt lờ lời kêu cứu của Thiệu, ngày 22.1 Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là G.Ford tuyên bố " Không có hành động khác nào ngoài việc bổ sung viện trợ cho Sài Gòn, sẽ không can thiệp vào Việt Nam nếu xét không phù hợp với hiến pháp và pháp luật".

   Chiến thắng Phước Long vào đầu năm 1975 là chiến thắng đầu tiên trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở miền Nam Việt Nam, mà nhân dân ta giành được quyền làm chủ trong phạm vi một tỉnh. Chiến thắng Phước Long đã góp phần cho Trung ương Đảng đánh giá đúng tình hình khả năng của Mỹ nguỵ, đề ra chủ trương chiên lược, quyết tâm giành thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nó mở đầu cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt và với quy mô rộng lớn nhất từ xưa đến nay trong mùa xuân 1975, góp phần kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.


Tiêu đề: Re: 100 Câu hỏi đáp về Chiến dịch Hồ Chí Minh
Gửi bởi: phuong trong 25 Tháng Mười, 2008, 08:49:59 am
   Câu 005: Có phải thắng lợi ở chiến dịch Tây Nguyên đã dẫn đến sự sụp đổ dây chuyền của Mỹ nguỵ ?


   Trước những chuyển biến có lợi cho ta trên toàn chiến trường miền Nam. vào tháng 1.1974, Bộ Chính trị đã họp và thông qua phương án của Bộ Tổng Tham mưu chọ  chiến trường Tây nguyên làm hướng chiến trương chủ yếu trong cuộc tiến công mùa xuân 1975. Trong đó, thường trực Quân uỷ Trung ương đã có ý định chọn Buôn Ma Thuột làm điểm mở  màn cho chiến dịch Tây Nguyên.

   Tây Nguyên lúc này bao gồm 5 tỉnh ( theo địa lý quân sự địch) Kontum, Gia Lai, Phú Bổn, Đắc Lắc và Quảng Đức, là chiến trường rừng núi hiểm trở nối liền với vùng ven biển. Trên cơ sở vị trí địa lý hiểm trở của vung Tây Nguyên, Đại tường Võ Nguyên Giáp, Bí thư Quân uỷ Trung ương, kết luận xác định khu vực mục tiêu tiến công, nhiệm vụ của chiến dịch, hướng phát triển, sử dụng lực lượng...phải nghi binh rất nhiều làm cho địch tập trung vào việc bảo vệ phía bắc Tây Nguyên.

   Bộ Chính trị đã thống nhất cử Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu trưởng , thay mặt Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tham mưu vào chỉ huy mặt trận Tây Nguyên. Trong Bộ tư lệnh Mặt trận còn có các đồng chí Đinh Đức Thiện (Chủ nhiệm hậu cần) , Lê Ngọc Hiền (Phó Tổng tham mưu trưởng). Chiến dịch Tây Nguyên được mang mật danh" Chiến dịch 275".

   Về phía địch, tại đây có 1 sư đoàn chủ lực, 7 liên đoàn biệt động quân ( tương đương 10 trung đoàn) và 4 thiết đoàn xe tăng- thiết giáp. Trên đại thể, chúng bố trí thế phòng thủ hoàn chỉnh, nhưng do phán đoán sai ý định của ta nên chủ yếu tập trung quân lên phía bắc giữ Pleiku, Kontum, lực lượng ở Đắc Lắc ít hơn. Địch còn đánh giá sai lầm về ta: trong năm 1975 cộng sản chưa đủ sức mạnh đánh thị xã lớn, thành phố, mà dù có đánh cũng không giữ được khi bị phản kích.Vì vậy , tuy Buôn Ma Thuột là vị trí xung yếu nhưng địch bố trí không mạnh lắm, có nhiều sơ hở, càng vào bên trong lực lượng càng mỏng.

   Lực lượng ta tham gia chiến dịch Tây Nguyên gồm quân chủ lực của Tây Nguyên , của Bộ Tổng Tư lệnh và của Quân khu 5, được chuẩn bị tương đối tốt, nhiều đơn vị có kinh nghiệm chiến đấu trên địa hình rừng núi. So với địch, ta chiếm ưu thế về binh lực và hoả lực. Trận then chốt mở màn chiến dịch Tây Nguyên được xác định là thị xã Buôn Ma thuột, phải đột phá dũng mãnh, nhanh chóng tiêu diệt địch, đánh chiếm mục tiêu, đồng thời phải bẻ gãy cánh quân phản kích nhằm chiếm lại thị xã, nhất là phải giữ được yếu tố bí mật, bất ngờ. Đây  là kết quả của quá trình điều nghiên kỹ lưỡng, xem xét mọi vấn đề một cách khoa học, để đi đến quyết tâm chính xác và thể hiện nghệ thuật chiến dịch ở mức độ cao.

   Trước khi nổ súng đanh Buôn Ma Thuột, ta đã đưa quân lên phía bắc( vùng ngã ba biên giới) nghi binh thu hút sự tập trung của địch, khiến chúng vẫn bỏ lỏng Đắc Lắc, đồng thời đánh chiếm quận lỵ Thuần Mẫn ( đường 14), Thanh An ( đường 19), cắt đứt địch ở phía nam và phía bắc, đánh chiếm Đức Lập , Đắc Soong, Núi Lửa, mở thông hoàn toàn hành lang Đông Trường Sơn.

   Như vậy đến ngày 9.3.1975 , ta đã triển khai xong lực lượng cài thế chiến lược và chiến dịch, chia cắt Tây Nguyên với vùng đồng bằng, chia cắt phía nam với phía bắc Tây Nguyên, bao vây và cô lập thị xã Buôn Ma Thuột. Cuộc đấu trí giữa ta và địch kết thúc một bước, phần thắng đã nghiêng về ta. Đến lúc này, dù địch có biết chắc ta đánh Buôn Ma Thuột thì cũng đã quá muộn.

   Đúng 2 giờ sáng ngày 10.3.1975, bộ đội đặc công ém sẵn cho nổ một số vị trí quan trọng. Tiếp theo là những trận bão lửa của pháo binh ta dội xuống. Đồng thời xe tăng, xe thiếp giáp và xe ô tô chở bộ binh của ta từ các hướng ào ạt tiến vào thị xã. Đcịh hoàn toàn bất ngờ, bị động. Đến 17 giờ 30 phút , ta đã chiếm được sở chỉ huy tiểu khu Đắc Lắc và phần lớn thị xã. Địch bị tiêu diệt quá nửa. Đến lúc này, chóp bu địch ở Sài Gòn mới tá hoả là ta đánh Buôn Ma Thuột, nên rất lúng túng tìm cách ứng cứu, vì ta pháo kích mạnh vào các sân bay và cho quân phục sẵn ở các vị trí địch dự định đổ quân.

   Sang ngày 11.3, ta tấn công vào vị trí quan trọng cuối cùng của địch là sư đoàn bộ binh 23. Địch nguy khốn kêu cứu khi xe tăng và bộ binh ta tràn ngập từ bốn phía. Chúng kéo cờ trắng ở nhiều nơi. Đại tá Tỉnh trưởng  Nguyễn Trọng Luật kiêm Tiểu khu trưởng Đắc Lắc và sư đoàn phó sư đoàn 23 bị bắt. Đến 19 giờ 20 phút, ta đã cơ bản làm chủ Buôn Ma Thuột.

   Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương dự kiến địch bị tiêu diệt lớn và mất một số vị trí quan trọng nữa, nên có thể số còn lại sẽ co cụm ở Pleiku, cũng có thể chúng phải rút lui chiến lược, bỏ Tây Nguyên.  Đúng như dự kiến của ta, khi máy bay trực thăng đổ quân xuống vùng Phước An và phía tây sân bay Hoà Bình thì quân nguỵ đã chạy tán loạn dưới đạn pháo và đạn bắn thẳng của quân ta. Các đơn vị đổ bộ đường không của địch lần lượt bị tiêu diệt, số còn lại rút chạy , bỏ ngổn ngang xe, pháo, súng đạn...

   Có thể nói trận đánh Buôn Ma Thuột khởi đầu cho chiến dịch giải phóng Tây Nguyên là đòn " điểm huyệt" ác liệt đối với địch, nó tác động dây chuyền  dẫn đến sự sụp đổ không cưỡng nổi trên một số vùng rộng lớn. Cuộc tiến công Buôn Ma Thuột cũng bất ngờ đối với Tổng lãnh sự Mỹ ở Nha Trang là Moucrieff Spear. Ngày 13.3, sau khi nghe Howard Archer, trùm CIA ở Quân khu 2 báo cáo Pleiku đã nhanh chóng biến thành một thị xã ma, Spear đã cho di tản ngay các nhân viên không cần thiết.


Tiêu đề: Re: 100 Câu hỏi đáp về Chiến dịch Hồ Chí Minh
Gửi bởi: phuong trong 26 Tháng Mười, 2008, 09:11:36 am
   Câu 006: Có phải chiến dịch Tây Nguyên là một đòn đánh làm cho Mỹ nguỵ bất ngờ cả về chiến lược và chiến thuật?


   Trong Chiến dịch Tây Nguyên, đòn giáng Buôn Ma Thuột đã làm cho Mỹ nguỵ hết sức bàng hoàng dẫn đến thảm hoạ  mất đứt cả vùng chiến lược rộng lớn và vô cùng quan trọng đối với chúng. Địch cố bưng bít thông tin để khỏi làm dao động tinh thần quân nguỵ trên chiến trường. Nhưng sự thật vẫn phơi bày nhanh chóng.

    Vũ Thế Quang Đại tá Sư đoàn trưởng Sư đoàn 23 nguỵ làm nhiệm vụ bảo vệ Tây Nguyên, sở chỉ huy đóng tại Buôm Ma Thuột, sau khi bị các chiến sĩ Sư đoàn 316 của ta bắt đã sợ hãi nói:
   " Đã từ lâu, tình hình trong tỉnh rất yên tĩnh, một số cuộc đụng độ nhỏ diễn ra vừa không quan trọng vừa ở những nơi rất xa thị xã. Ngoài trận thọc sâu năm 1968 với lực lượng nhỏ trong khoảng thời gian ngắn, không có một dấu hiệu nào nói lên khả năng đánh lớn của cộng sản ở đây. Việc bố trí quân của Quân khu 2 cũng chứng minh đã coi nhẹ Buôn Ma Thuột. Ở Con Tum có từ 3 đến 5 đơn vị cấp trung đoàn, Pleiku có 4 trung đoàn của sư đoàn 23 và Lữ đoàn 23 thiết giáp. Quảng Đức cũng có ít nhất một trung đoàn. Nhưng ở Buôn Ma Thuột nhiều lúc chẳng có một lực lượng lớn nào. Nếu có thì thường là những đơn vị được điều về ngắn hạn đẻ nghỉ ngơi hoặc làm nơi dừng chân trước khi chuyển đi hoạt động trên hướng khác. Do tình hình nhiều năm ít có đánh lớn tại khu vực, việc bố trí như vậy có phần hợp lý, nhưng sai lầm chính ở đây là chỗ cứng nhắc, thiếu linh hoạt, không thấy được đối phương rất biến hoá, luôn thay đổi cách đánh...

   Trận đánh thị xã của quân đội cách mạng là một trận hiệp đồng binh chủng mẫu mực. Ngoài việc chúng tôi bị nghi binh, thiếu chuẩn bị đối phó, sự phối hợp ăn ý giữa các binh chủng xe tăng, pháo binh, bộ binh của quân giải phóng đã làm chúng tôi bị bất ngờ, không kịp trở tay, mặc dù chúng tôi còn vài chục xe thiết giáp, đạn chống tăng và các loại khác đủ dùng...Cách đánh mới này của quân giải phóng làm chúng tôi tan vỡ mau lẹ. Chúng tôi không có cách nào chống đỡ, cứu vãn nổi".

   Những dòng tự thuật của Frank Snepp, một nhân viên CIA cỡ bự, cho thấy cả Mỹ và nguỵ quyền Sài Gòn đều hoàn toàn bất nhờ về chiến lược và chiến thuật, rất mù tịt về thời điểm, lực lượng và mục tiêu tiến công của các sư đoàn chủ lực của ta ở Tây Nguyên.

   " Quân đội Bắc Việt Nam mở đầu cuộc tiến công Buôn Ma Thuột trên Tây Nguyên ngày 1.3, bằng việc đánh chiếm làng nhỏ Đức Lập, một đồn duy nhất của Nam Việt Nam ở xa, giữa biên giới Campuchia và thị xã. Nhiều quân đội Bắc Việt Nam đánh các vị trí tiền tiêu dọc đường 19 giữa Pleiku và bờ biển, cắt hẳn con đường này. Ngày 4.3,việc duy nhất còn lại để hoàn thành giai đoạn đầu cuộc tiến công của ông Văn Tiến Dũng, đó là việc đánh cắt đường 14 giữa Pleiku và Buôn Ma Thuột . Trong khi đó ở Sài Gòn , tôi làm xong một bản nhận định về chiến lược của quân đội Bắc Việt Nam. Tôi dự kiến ít nhất sẽ có 4 sư đoàn Bắc Việt Nam định cô lập Huế và Đà Nẵng trong những tuần tới, còn những đơn vị khác sẽ đánh lấn ở vùng bờ biển phía nam Quân khu 1. Có thể đồng thời họ sẽ tấn công Quân khu 3 vào hệ thống đường xá phía nam, phía đông các thị xã Pleiku, Kontum và chung quanh Buôn Ma Thuột. Và tôi đã hoàn toàn lầm lẫn. Tôi đã không dự kiến được cộng sản sẽ đánh vào nơi nào đầu tiên. Ở sứ quán Mỹ tại Sài Gòn , chúng tôi không hề biết tướng Văn Tiến Dũng ở miền Nam Việt Nam, lại càng không biết ông đặt sở chỉ huy phía tây nam Buôn Ma Thuột để chuẩn bị tiến công thị xã. Quân tiếp viện của cộng sản kéo vào vùng này cũng không hề có ai biết. Nếu đúng là cộng sản chuẩn bị  mở một chiến dịch mùa khô mới thì không một ai trong chúng tôi biết mục tiêu chính của họ.

   Trưa ngày 1.3, cộng sản tiến công thị xã từ phía bắc và phía tây..., trận đánh kết thúc sau 30 giờ chiến đấu mà chính phủ Sài Gòn vẫn chưa có một ý niệm rõ ràng về những sự kiện đang xảy ra. Mãi tới ngày 14.3, họ mới biết được tin thị xã Buôn Ma Thuột đã mất. Nguồn tin tức duy nhất cho họ biết là những bức ảnh do không quân Mỹ và do người Việt Nam chụp. Những bức ảnh ấy hầu như không nói với chúng tôi điều gì cả..., nhưng điều ngược lại mới là sự thực: thị xã đã nằm trong tay quân Bắc Việt.

   Cuộc tổng tiến công Buôn Ma Thuột cũng bất ngờ đối với Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Nha Trang là Muocrieff Spear. Ngày 13.3, sau khi nghe Howard Archer, trùm CIA ở Quân khu 2 báo cáo Pleiku đã nhanh chóng biến thành một thị xã ma, Spear đã cho di tản ngay các nhân viên không cần thiết".


Tiêu đề: Re: 100 Câu hỏi đáp về Chiến dịch Hồ Chí Minh
Gửi bởi: phuong trong 26 Tháng Mười, 2008, 06:28:45 pm
    Câu 007:  Xin cho biết vài nét về đòn tiến công chiến lược Huế- Đà Nẵng


   Sau khi địch bị thất bại nặng ở Tây Nguyên, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương kịp thời chỉ đạo mặt trận Trị Thiên. Quân đoàn 2 nhận rõ thời cơ, nhanh chóng chuyển hướng tiến công.

   Ngày 18.3, phán đoán địch có thể rút bỏ Huế, đưa sư đoàn 1 bộ binh vào Đà Nẵng và tổ chức phòng thủ từ đèo Hải Vân trở vào nam, Bộ Tổng tư lệnh chỉ thị cho Quân khu Trị thiên phải táo bạo đưa lực lượng thọc qua tuyến phòng thủ bên ngoài, cắt đứt đường số 1 và áp sát Huế, nhằm tiêu diệt sư đoàn 1, không cho chúng rút về Đà Nẵng, giải phóng Huế và toàn bộ tỉnh Quảng Trị. Tuyến phòng thủ phía bắc của địch bị vỡ một mảng lớn, buộc địch phải co về phòng thủ tuyến nam sông Mỹ Chánh.

   Tình hình rất nguy nhập nhưng tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh quân khu 1 nguỵ vẫn huyênh hoang tuyên bố " Việt Cộng phải bước qua xác tôi mới vào được cố đô Huế". Còn Thiệu thì ba hoa trên đài Sài Gòn " Bỏ Kontum, Pleiku để bảo toàn lực lượng, còn Đà Nẵng , Huế quân khu 3 sẽ phải giữ đến cùng".

   Đúng lúc này khi mất Tây Nguyên, phần đất của địch chỉ còn chừng ấy. Nhưng rõ ràng là quân khí của địch rất bấp bênh trước sức tiến công mãnh liệt của quân ta.

   Chấp hành mệnh lệnh của Bộ Tổng tư lệnh, nhày 21.3, ba hướng bắc, tây , nam, các lực lượng quân khu Trị Thiên và Quân đoàn 2 đồng loạt tiến công, vượt qua các tuyến phòng thủ của địch, hình thành nhiều mũi bao vây thành phố Huế, đánh thiệt hại nặng sư đoàn 1 nguỵ và lữ đoàn 147 thuỷ quân lục chiến, cắt đứt Huế và Đà Nẵng trên đường số 1 đoạn Mũi Né- Bái Sơn. Hàng ngàn xe di tản từ Huế vào Đà Nẵng phải quay lại trong cảnh hỗn loạn. Pháo binh tầm xa của ta áp chế mạnh căn cứ Đống Đa, Mang Cá và bắn phá sân bay Phú Bài. Đường bộ bị cắt, đường sông và đường không bị triệt, địch chỉ còn thoát theo cửa biển Thuận An và Tư Hiền về Đà Nẵng.

   Nắm được ý đồ tẩu thoát của địch, pháo binh ta khống chế chặt hai cửa này, không cho tàu địch vào đón quân rút lui. Cảnh xe tăng, xe bọc thép, xe chở bộ binh địch khéo ra kín đường tranh nhau chạy , bắn nhau trên đường phố để lấy đường hết sức hỗn loạn, lại bị pháo ta bắn, càng thương vong nặng.

   Sức đề kháng của địch gần như không còn . Ngày 25.3, các cánh quân của ta tiêu diệt và làm tan rã địch ở cửa Thuận An và Tư Hiền , đồng thời từ nhiều hướng tiến vào giải phóng thành phố Huế. Lúc 10 giờ 30 phút , lá cờ cách mạng được kéo lên cột cờ trước Ngọ Môn. Quần chúng đã phối hợp với các cánh quân làm cho địch càng nhanh chóng tan rã.

   Tiêu diệt sư đoàn 1 thiện chiến của Nguỵ, giải phóng Huế và toàn bộ Trị Thiên, ta đã giáng một đòn vào âm mưu co cụm chiến lược của địch, làm suy yếu và uy hiếp trực tiếp Quân đoàn 1 của nguỵ ở phòng tuyến phía bắc.

   Như vậy, trong vòng 10 ngày ta đã giành thắng lợi hoàn toàn trên mặt trận Trị Thiên - Huế, đập tan phòng tuyến mạnh nhất ở phía bắc của địch.

   Trong khi diễn ra cuộc tổng tiến công vào Huế, các lực lượng vũ trang quân khu 5 dưới sự chỉ huy của thượng tướng Chu Huy Mân và đồng chí Võ Chí Công, đã hoạt động đều khắp, cắt đứt đường 19, giải phóng Tiên Phước, Phước Lâm, đánh chiếm Tuần Dưỡng , cắt đường bộ từ Tam Kỳ ra Đà Nẵng, giải phóng Quảng Ngãi. Như vậy Quảng Nam, Đà Nẵng nằm trong thế bị chia cắt, cô lập. Tình hình của địch rất nguy kịch.

   Ngày 22.3, Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh nhận định " địch đang rút bỏ Huế và không loại trừ khả năng rút bỏ Đà Nẵng", chỉ đạo Quân khu 5 chuẩn bị đánh Đà Nẵng theo phương án dã dự kiến.

  Việc ta giải phóng Quảng Ngãi, Tam Kỳ, Tuần Dưỡng, đánh chiếm căn cứ Chu Lai... tiêu diệt nặng sinh lực địch ở đây làm cho thế phòng thủ Đà Nẵng của địch bị uy hiếp thêm về phía nam. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ở Sài Gòn kêu gọi " tử thủ Đà Nẵng", Mỹ nguỵ cũng có ý định nếu không giữ được Đà Nẵng thì cũng phải "trì hoãn" một hai tháng để tranh thủ thời gian , bố trí lại thế phòng ngự chiến lược, đồng thời di tản dân hòng gây tác động chính trị xấu cho ta, đẩy mạnh hoạt động ngoại giao nhằm gây sức ép  để ta ngừng tiến công. Tham mưu phó Bộ Tổng tham mưu nguỵ, thiếu tướng Nguyễn Xuân Trang được lệnh hoả tốc ra Đà Nẵng kiểm tra tình hình và chuyển từ tổng kho Long Bình ra 20.000 khẩu súng để bổ sung cho các đơn vị tử thủ ở Quảng Nam- Đà Nẵng.

   Nhận định sau khi mất Huế, Tam kỳ, Quảng Ngãi, Chu Lai, địch dù muốn giữ Đà Nẵng cũng không được, Bộ Tổng tư lệnh quyết định mở mặt trận tiến công Đà Nẵng.

   Từ ngày 25.3, các lực lượng ta tiến nhanh áp sát thành phố, buộc địch phải bỏ kế hoạch co cụm ở Đà Nẵng mà dùng máy bay di tản cố vấn Mỹ và một phần lực lượng nguỵ. Pháo lớn của ta bắt đầu bắn vào sân bay Đà Nẵng, căn cứ Hoà Khánh nơi Bộ tư lệnh Sư đoàn 3 nguỵ trú đóng. Ngày 29.3, bộ binh và xe tăng thuộc Quân đoàn 2 cùng lực lượng vũ trang quân khu 5 từ bốn hướng tiến vào thành phố, chiếm sân bay Đà Nẵng, sân bay Nước Mặn, nhiều căn cứ khác và bán đảo Sơn Trà. Một số cơ sở cách mạng và biệt động thành phố chiếm cầu Trịnh Minh Thế, cắm cờ trên toà thị chính, tự vệ và nhân dân cùng bộ đội truy quét tàn binh địch...

   Thế là trong vònh 32 giờ, ta đã tiêu diệt và làm tan rã hơn 100.000 tên địch ở Đà Nẵng. Với việc giải phóng Đà Nẵng, ta đã kết thúc quá trình tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn Quân đoàn 1 của nguỵ, xoá bỏ Quân khu 1, tạo điều kiện thúc đẩy nguỵ quân đi tới chỗ sụp đổ hoàn toàn.

   Đòn tiến công chiến lược Huế- Đà Nẵng diễn ra liên tục từ 18 đến 29 tháng 3 đã giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng. Cùng với chiến thắng Tây Nguyên, chiến thắng Huế- Đà Nẵng đã làm thay đổi so sánh lực lượng về mặt chiến lược hoàn toàn có lợi cho ta, trực tiếp đánh bại âm mưu co cụm của địch, làm cho Sài Gòn suy yếu, tạo điều kiện cho ta tập trung điều kiện áp đảo địch tronh trận quyết chiến cuối cùng. Đây là một trong ba chiến dịch lớn chủ yếu trong mùa xuân 1975, đưa ta đến thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.


Tiêu đề: Re: 100 Câu hỏi đáp về Chiến dịch Hồ Chí Minh
Gửi bởi: phuong trong 27 Tháng Mười, 2008, 09:45:03 pm
    Câu 008: Đây là căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mỹ nguỵ, là thành phố lớn thứ hai ở Miền Nam được giải phóng trong tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.  Xin cho biết đó là thành phố nào.


   Đà Nẵng là căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mỹ nguỵ ở miền Trung, là thành phố lớn thứ 2 ở miền Nam được giải phóng trong Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.

   Sau khi chiếm được Huế, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Chu Lai, ta nhận định địch dù muốn giữ Đà Nẵng cũng không được, Bộ Tổng tư lệnh quyết định mở mặt trận tiến công Đà Nẵng.

   Để chỉ huy trận đánh quan trọng này, ngày 25.3, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương quyết định lập mặt trận Quảng Đà do trung tướng Lê Trọng Tấn làm Tư lệnh và Thiếu tướng Chu Huy Man làm Chính uỷ. Đại tướng Văn Tiến Dũng lệnh cho mặt trận sử dụng pháo của Quân đoàn 2 khống chế sân bay và cảng Đà Nẵng, Quân đoàn nhanh chóng cùng lực lượng Quân khu 5 tiêu diệt tập đoàn địch co cụm ở Đà Nẵng. Làm như thế sẽ đỡ cho chiến trường Nam Bộ trong những ngày tới.

   Từ ngày  25.3, thành phố Đà Nẵng lớn nhất miền Trung trở nên vô cùng hỗn loạn. Các lực lượng ta tiến nhanh áp sát thành phố, buộc địch phải bỏ kế hoạch co cụm ở Đà Nẵng mà dùng máy bay lên thẳng và Boeing di tản số cố vấn Mỹ và 1 phần lực lượng nguỵ. Tình thế bi đát, quan lính tranh nhau lên máy bay thoát thân, gây ra cảnh ẩu đả hỗn loạn. Có tên bị máy bay cán nát trên đường băng. Binh sĩ, sĩ quan cùng gia đình chen nhau chạy. Máy bay quá tải do nhiều tên bám vào càng trực thăng.

   Trong khi đó , sĩ quan,gia đình và binh lính từ Tây Nguyên và Phú Bổn tháo chạy về chật thành phố, gây ra cảnh cướp bóc, bắn giết, hãm hiếp phụ nữ...địch hoàn toàn không kiểm soát được tình hình. Hàng vạn lính mắc kẹt tại Đà Nẵng tuôn ra bán đảo Sơn Trà hòng thoát về phía nam bằng đường biển, gây ra cảnh chên lấn giẫm đạp tranh nhau xuống tàu, bọn lính đạp cả sĩ quan xuống biển. Tàu thuỷ quá tải muốn chìm , nhưng quan lính vẫn lao ra.Pháo lớn của ta bắt đầu bắn vào sân bay Đà Nẵng, căn cứ Hoà Khánh nơi Bộ Tư lệnh Sư đoàn 3 nguỵ trú đóng.

   Ngày 29.3,bộ binh và xe tăng thuộc Quân đoàn 2 cùng lực lượng vũ trang Quân khu 5 từ bốn hướng tiến thẳng vào thành phố, chiếm sân bay Đà Nẵng, sân bay Nước Mặn, nhiều căn cứ khác và bán đảo Sơn Trà. Một số cơ sở cách mạng và biệt động thành phố chiếm cầu Trịnh Minh Thế, cắm cờ trên toà Thị chính, tự vệ và nhân dân cùng bộ đội truy quét tàn quân địch...

   Thế là trong vòng 32 giờ, ta đã tiêu diệt và làm tan rã hơn 100.000 quân địch ở Đà Nẵng. Với việc giải phóng Đà Nẵng, ta đã kết thúc quá trình tiêu diệt và làm tan rã  toàn bộ Quân đoàn 1 của nguỵ, xoá bỏ Quân khu 1, tạo điều kiện thúc đẩy  nguỵ quân nhanh chóng đi tới chỗ sụp đổ hoàn toàn. Tường Ngô Quang Trưởng đã không giữ lời hứa tử thủ Đà Nẵng, mà đào tẩu bằng máy bay lên thẳng ra tàu chiến  chạy một mạch về Sài Gòn và vào luôn quân y viện Cộng Hoà (nay là Quân y viện 175).


   


Tiêu đề: Re: 100 Câu hỏi đáp về Chiến dịch Hồ Chí Minh
Gửi bởi: phuong trong 28 Tháng Mười, 2008, 07:42:27 pm
    Câu 009: Chiến dịch giải phống thành phố   Sài Gòn- Gia Định mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh được quyết định vào thời điểm nào?

   Sau khi giải phóng Tây Nguyên và các tỉnh ở miền Trung , vào đầu tháng 4.1975, các cánh quân của ta đều hướng về phía nam chuẩn bị cho một cuộc hội quân lớn để giải phóng Sài Gòn. Trước tình thế ngày càng khẩn trương, các vị tướng lĩnh chỉ huy chiến dịch cũng chuyển vào Nam bộ và gặp nhau ở căn cứ của Miền ở khu vực Tà Thiết- Lộc Ninh.Tại đây đã có mặt các đồng chí trong Trung ương Cục và Bộ Tư lệnh Miền: Phạm Hùng , Nguyễn Văn Linh, Văn Tiến Dũng, Trần Nam Trung, Trần Văn Trà, Phan Văn Đáng, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Xô, Lê Đức Anh, Lê văn Tưởng , Đồng Văn Cống, Lê Ngọc Hiền, Đinh Đức Thiện, Lương Văn Nho. Chiều 7.4, đồng chí Lê Đức Thọ cũng đã vào tới Tà Thiết.

   Ngày 8.4, trong cuộc họp đông đủ của Trung ương Cục, Quân uỷ và Bộ chỉ huy Miền, có thêm cán bộ của Bộ Tổng Tư lệnh tham dự, đồng chí Lê Đức Thọ phổ biến nội dung nghị quyết của Bộ Chính trị họp ngày 25.3 tại Hà Nội. Cuối cuộc họp đồng chí phổ biến quyết định của Bộ Chính trị thành lập Bộ Tổng Tư lệnh chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định gồm các đồng chí: Văn Tiến Dũng- Tổng Tư lệnh, Phạm Hùng - Chính uỷ. Các phó tư lệnh: Trần Văn Trà, Lê Đức Anh, Đinh Đức Thiện, phó tư lệnh phụ trách hậu cần, Lên Ngọc Hiền, Tham mưu trưởng.

   Sang ngày 22.4.1975, bổ sung thêm Lê Trọng Tấn làm phó Tư lệnh, Lê Quang Hoà làm phó Chính uỷ.

   Bộ chỉ huy chiến dịch sử dụng các cơ quan tham mưu chính trị, hậu cần vốn có của Miền để làm việc, có tăng cường thêm một số cán bộ của đoàn A75 vừa ở Tây Nguyên tới và từ Bộ Tổng tham mưu phái vào.

   Thời gian hết sức khẩn trương, Bộ Chính trị chỉ thị cuộc tổng công kích vào Sài Gòn càng sớm càng tốt.

   Trong không khí náo nức của, sôi động chiến trường, lần lượt các Bộ Tư lệnh quân chủng, binh chủng, quân đoàn đến sở chỉ huy chiến dịch nhận nhiệm vụ. Riêng đối với Quân đoàn 4, Quân đoàn 2, Sư đoàn 3 của Quân khu 5 đang chiến đấu ở cánh đông, Bộ chỉ huy chiến dịch cử đại tá Lương Văn Nho (sau này là Phó Tư lệnh Quân khu 7) đi truyền đạt nhiệm vụ. Bản mệnh lệnh có chữ ký của đồng chí Phạm Hùng và Văn Tiến Dũng. Mệnh lệnh nêu rõ: Tất cả các binh đoàn thuộc cánh quân phía đông đều đặt dưới quyền chỉ huy của đồng chí Lê Trọng Tấn, tác chiến theo kế hoạch thống nhất của Bộ Chỉ huy chiến dịch.

   Sau khi thành lập Bộ Chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn và điểm các cánh quân trên các hướng, các đồng chí trong Bộ Chỉ huy thao thức , trăn trở nhớ đến Bác Hồ, Người đã suốt đời hi sinh tất cả cho sự nghiệp giải phòng dân tộc. Nhớ tên Bác đã được đặt cho thành phố Sài Gòn , Bộ Chỉ huy chiến dịch nhất định đặt tên chiến dịch tổng công kích và nổi dậy giải phóng Sài Gòn với ý nghĩa và quy mô lớn nhất trong cuộc chiến tranh giải phóng đất nước, là Chiến dịch Hồ Chí Minh. Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương thông qua quyết tâm và kế hoạch giải phóng Sài Gòn - Gia Định. Hồi 17 giờ 50 phút ngày 14.4.1975, bức điện số 37/TK của đồng chí Lê Duẩn- Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng gửi đến mặt trận Sài Gòn " Đồng ý chiến dịch Sài Gòn lấy tên là Chiến dịch Hồ Chí Minh".

   Như vậy, 95 năm trước, Sài Gòn là nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Sài Gòn và cả miền Nam đi trước về sau trong suốt 30 năm kháng chiến lâu dài. Giờ đây, tên Bác gắn với một sự kiện lịch sử trọng đại sắp diễn ra, cho thấy tầm vóc to lớn của chiến dịch, tính triệt để và tất thắng của nó, đánh vào Sài Gòn như thế nào cho nhanh, chắc thắng, làm sụp đổ cả chế độ phản động, đập tan cả hệ thống tổ chức nguỵ quân, nguỵ quyền từ trung ương đến tận cơ sở, phá tan bộ máy chiến tranh, với bản chất phản động hiếu chiến, ngoan cố của bè lũ tay sai, đè bẹp ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ.


Tiêu đề: Re: 100 Câu hỏi đáp về Chiến dịch Hồ Chí Minh
Gửi bởi: phuong trong 29 Tháng Mười, 2008, 08:20:23 am
    Câu 010: Ngày 8.4.1975, một phi công của quân đội Sài Gòn phản chiến, ném bom xuống Dinh Độc Lập. Xin cho biết đôi nét về người phi công này.


   Dinh Độc Lập bị ném bom là vào lúc 8 giờ 30 phút sáng ngày 8.4.1875. Một náy bay F5E thuộc Không quân Sài Gòn cất cánh từ sân bay Thành Sơn (Phan Rang) thay vì tham gia một phi vụ ném bom vùng giải phóng, lại tách khỏi phi đội để bay ngược về Sài Gòn và ném 4 quả bom xuống Dinh Tổng thống nguỵ quyền , làm hư hại góc trái của dinh. Người lái chiếc máy bay ấy là trung uý phi công Nguyễn Thành trung.

   Nguyễn Thành Trung tên thật Là Đinh Khắc Chung, sinh ngày 9.10.1947 tại xã An Khánh, huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre trong một gia đình có truyền thống yêu nước. Cha làm Phó bí thư Huyện uỷ Châu Thành, năm 1962 bị giặc bắt trên đường đi công tác, giết chết rồi quăng xác xuống dòng sông Tiền, mấy ngày sau bà con mới vớt được xác đem chôn. Cả 3 người anh lớn đều thoát ly làm công tác cách mạng, còn Trung là con út ở nhà với mẹ , tham gia du kích xã.

   Năm 1965, Trung được Ban binh vận T2 (khu 8) đưa lên Sài Gòn tiếp tục học hết bậc phổ thông, rồi vào học ở trường Đại học Khoa học (nay là trường Đại học Khoa học tự nhiên) với một bản lý lịch thay đổi bằng tên mới là Nguyễn Thành Trung.

   Năm 1969, sau khi được kết nạp Đảng Cộng sản, Trung được Ban binh vận Trung ương cục miền Nam bố trí vào cơ sở nội tuyến trong lực lượng Không quân Sài Gòn. Sau hơn một năm huấn luyện ở Nha Trang, anh được đưa đi đào tạo phi công ở Hoa Kỳ, đến năm 1971 thì về nước. Lúc đầu lái máy bay A37 thuộc sư đoàn không quân ở Cần Thơ. Năm 1973 chuyển sang lái máy bay F5 thuộc Sư đoàn Không quân 3 tại Biên Hoà.

    Được sự chỉ đạo trực tiếp của cơ sở bí mật nội tuyến, Nguyễn Thành Trung có nhiệm vụ phải ẩn mình chờ lệnh vào giờ G, để hành động. Anh đã dũng cảm, mưu trí, tránh được sự theo dõi của địch, giữ nghiêm kỷ luật, kiên định lập trường  suốt thời gian hoạt động trong hàng ngũ không quân địch.

   Ngày 8.4.1975, trong đợt Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, các quân đoàn quân giải phóng đang áp sát quanh Sài Gòn, thì Nguyễn Thành Trung nhận được mệnh lệnh chủ động xuất kích từ sân bay địch, lái máy bay F5 ném bom Dinh Độc lập, cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn. Lần đầu bom rơi không trúng mục tiêu, anh kiên quyết quay trở lại cắt bom lần nữa trúng đích, lần thứ 3 quay lại dùng súng 20 ly bắn vào kho xăng Nhà Bè rồi lái máy bay đáp xuống an toàn trên đường băng dã chiến ở sân bay tỉnh Phước Long thuộc vùng giải phóng, nay là tỉnh Bình Phước.

   Ngày 22.4.1975, anh được điều ra sân bay Đà Nẵng (lúc này thành phố Đà Nẵng đã được giải phóng) để hướng dẫn các phi công miền Bắc lái máy bay A37 của Mỹ (vì các phi công miền Bắc chỉ lái được các máy bay Mig), chuẩn bị cho trận tập kích mới.

   Chiều 28.4.1975, theo lệnh của Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh , Nguyễn Thành Trung dẫn đầu phi đội 5 chiếc A37 (chiến lợi phẩm chiếm được của địch) từ sân bay Thành Sơn (Phan Rang) cất cánh thẳng hướng Sài Gòn, ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, rồi cả phi đội hạ cánh an toàn xuống sân bay Lộc Ninh. Trận oanh kích này đã phá huỷ 20 máy bay trên bãi đậu sân bay Tân Sơn Nhất.

   Hai phi vụ ném bom vào Dinh Độc Lập và sân bay Tân Sơn Nhất  đã góp phần quan trọng trong chiến dịch giải phóng thành phố, làm cho nội bộ chính quyền và quân đội Sài Gòn hoang mang, dao động cực độ, đẩy nhanh quá trình sụp đổ của chế độ Việt Nam cộng hoà.

    Sau ngày giải phóng, Nguyễn Thành Trung đã cùng công nhân kỹ thuật sửa chữa, phục hồi số máy bay A37 và F5, trực tiếp lái thử từng chiếc để xác định chất lượng, tập luyện cho anh em phi công học lái loại máy bay mới. Anh có công lao đóng góp trong việc thành lập trung đoàn cường kích A37 và trung đoàn tiêm kích F5 của không quân Việt Nam. Hiện nay, Nguyễn Thành Trung là đại tá không quân Việt Nam, được  nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày 20.12.1994.


Tiêu đề: Re: 100 Câu hỏi đáp về Chiến dịch Hồ Chí Minh
Gửi bởi: phuong trong 29 Tháng Mười, 2008, 07:08:18 pm
    Câu 011:   Trong tình thế nguy ngập, địch nỗ lực lập phòng tuyến Phan Rang để ngăn chặn quân ta, hy vọng bảo vệ Sài Gòn. Xin cho biết số phận của phòng tuyến này.


   Sau khi giải phóng Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng...quân ta thừa thắng xông lên giải phóng Quy Nhơn, Tuy Hoà , Nha Trang, Cam Ranh...Vào thời điểm cuối tháng 3.1975, ta đã tiêu diệt và làm tan rã 35% sinh lực địch, hơn 40% binh khí kỹ thuật hiện đại của chúng bị mất , 12 tỉnh, thành phố đã được giải phóng. Phần kiểm soát còn lại của địch chủ yếu ở miền đông và miền tây Nam bộ nhưng cũng bị ta đánh chiếm và giải phóng nhiều nơi. Trên thực tế, địch đang bị dồn vào chân tường.

   Trong cuộc họp ngày 31.3, Bộ Chính trị kết luận "Cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam không những đã bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt mà thời cơ chiến lược để tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa vào sào huyệt địch đã chín muồi. Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân dân ta đã bắt đầu...Cần nắm vững thời cơ chiến lược hơn nữa, với tư tưởng chỉ đạo: thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng có quyết tâm lớn thực hiện tổng công kích- tổng khởi nghĩa trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng4, không để chậm. Sẵn sàng có nắm đấm thật mạnh của quân chủ lực, kể cả binh khí kỹ thuật, để lúc thời cơ xuất hiện thì tức khắc đánh thẳng vào những mục tiêu trọng yếuvà quan trọng nhất ở ngay trung tâm thành phố Sài Gòn.

   Thực hiện quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị, từ đầu tháng 4, trên tất cả các nẻo đường đất nước đều vô cùng sôi động, nhộn nhịp hướng về phía nam, mà mục tiêu chính là Sài Gòn.

   Phan Rang quả là vị trí sống còn của địch lúc này. Nó là tuyến phòng thủ Sài Gòn từ xa, cách Sài Gòn 342 km. Tại đây có ngã ba đi Đà Lạt. Mất Phan Rang coi như Sài Gòn bị uy hiếp trông thấy. Vì thế khi một loạt tỉnh miền Trung bị mất, ngày 2.4 Cao Văn Viên tổng tham mưu trưởng quân đội nguỵ, gào thét, "quyết tâm giữ phần đất còn lại, cố thủ từ Phan Rang trở vào" và lập ra Bộ Tư lệnh tiền phương quân khu 3 đóng sở chỉ huy tại Phan Rang do Trung tướng Nguyễn Văn Nghi chỉ huy.

   Trong cuộc họp của Bộ Tổng tham mưu nguỵ, địch được phổ biến "Theo lệnh của ông Thiệu, bằng bất cứ giá nào cũng phải cố thủ từ Ninh Thuận trở vào, nếu cần sẽ đem hết lực lượng đánh xả láng tại đó".

   Quân nguỵ tăng cường cho mặt trận Phan Rang 1 lữ đoàn dù, 1 liên đoàn biệt động quân, một số đơn vị thiết giáp và pháo binh. Ngoài khơi có đội chiến hạm sẵn sàng yểm trợ hoả lực pháo hạm theo yêu cầu, không quân cũng được ưu tiên cho việc yểm trợ giữ Phan Rang.

   Địch ra lệnh cho tất cả các mặt trận giữ đến mùa mưa, lúc đó xe tăng ta không cơ động được, chúng sẽ có cơ hội khôi phục lại một số sư đoàn đã bị tiêu diệt, để gượng dậy chống trả, ngăn chặn bước tiến của quân ta.

   Những nỗ lực lành lập phòng tuyến Phan Rang có gây khó khăn cho ta, nhưng hoàn toàn không thể cản được đà tiến công thần tốc của quân ta về hướng Sài Gòn.

   Ngày 14.4, Sư đoàn 3 Quân khu 5 được tăng cường Trung đoàn 25 Tây Nguyên đã nổ súng tiến  công Phan Rang, cụm phòng thủ đầu tiên của Quân đoàn 3 nguỵ. Sau 2 ngày chiến đấu quyết liệt, quân ta mới chiếm được một số vị trí ngoại vi. Địch dùng máy bay oanh tạc dữ dội và bộ binh chống cự quyết liệt. Trước tình hình đó, các đồng chí Lê Trọng Tấn và Lê Quang Hoà  chỉ huy cánh quân Duyên  Hải quyết định sử dụng một số bộ phận Quân đoàn 2 để tăng thêm sức đột kích.

   Ngày 16.4, dưới sự chi viện mạnh mẽ của hoả lực pháo binh, một bộ phận của Sư đoàn 325 thuộc Quân đoàn 2 được tăng cường xe tăng, thiết giáp cùng Sư đoàn 3 và Trung đoàn 25 từ ba hướng tiến công vào trung tâm thị xã Phan Rang và sân bay Thành Sơn. Trước sự tiến công mãnh liệt của quân ta, quân địch hoảng loạn bỏ chạy. Ta tiêu diệt sư đoàn 6 không quân...bắt tướng Nguyễn Văn Nghi, chuẩn trướng Phạm Ngọc Sang và nhiều sĩ quan cao cấp của địch, ta thu gần 40 máy bay còn nguyên vẹn.

   Sau khi đập tan phòng tuyến Phan Rang, Quân đoàn 2 theo hướng đường số 1 vừa hành tiến vừa chiến đấu quét địch trên đường, đánh cả tàu chiến dưới biển và máy bay trên trời, rồi thừa thắng, phối hợp với bộ đội khu 6 tiến đánh Phan Thiết và giải phóng luôn Hàm Tân.


Tiêu đề: Re: 100 Câu hỏi đáp về Chiến dịch Hồ Chí Minh
Gửi bởi: phuong trong 30 Tháng Mười, 2008, 08:27:57 am
    Câu 012: Xuân Lộc được coi là " Cánh cửa thép" cuối cùng bảo vệ Sài Gòn từ hướng đông của Mỹ nguỵ, xin cho biết cuộc tấn công giải phóng Xuân Lộc đập tan " Cánh cửa thép này".


   Như ta đã biết, tình hình chiến sự diễn ra hết sức nhanh chóng. Chỉ trong vòng tháng 3.1975, ta đã giải phóng Tây Nguyên và từ Quảng Trị đến cực nam Trung bộ, nay địch ở vào thế vô cùng nguy khốn. Trong thế bí nước cùng, địch buộc phải lập phòng tuyến tử thủ Phan Rang để ngăn chặn từ xa, đồng thời thiết lập tuýên phòng thủ cuối cùng tạo thành vòng cung bảo vệ Sài Gòn là Tây Ninh- Long Khánh- Bà Rịa- Vũng Tàu, trong đó cố thủ nhất là nút chặn Xuân Lộc- Long Khánh, chỉ cách Sài Gòn 80 km


Tiêu đề: Re: 100 Câu hỏi đáp về Chiến dịch Hồ Chí Minh
Gửi bởi: phuong trong 03 Tháng Mười Một, 2008, 04:20:23 pm
một cự ly quá ngắn so với tốc độ tiến công như  chẻ tre của đối phương.
   
   Thị xã Xuân Lộc trong những ngày đầu tháng 4 trở thành một khu vực phòng ngự trọng yếu của địch ở Quân khu 3. Nó bảo vệ Sài Gòn từ phía đông.  Địch cố giữ Xuân Lộc để ngăn chặn hai đường tiến công của quân ta vào Sài Gòn : đường số 1và đường số 20. Lúc này quân ta đã tiến gần đến Phan Rang, còn trên trục đường 20, sau khi giải phóng Lâm Đồng, Đà Lạt, Tuyên Đức, quân ta tiến xuống gần Kiện Tân. Địch cố giữ đường 15 đi Vũng Tàu để nhận hàng viện trợ của Mỹ vào Sài Gòn theo đường biển,cũng là đường rút chạy của địch.

   Giữ được Xuân Lộc, Long Khánh thì tuyến Biên Hoà- Nhơn Trạch- Bà Rịa- Vũng Tàu, sân bay Biên Hoà và cả sân bay Tân Sơn Nhất còn hoạt động được. Do tính chất cực kỳ quan trọng đó mà tướng Weyand tham mưu trưởng Lục quân Mỹ xác định với Nguyễn Văn Thiệu " mất Xuân Lộc là mất Sài Gòn". Lực lượng cơ động ứng cứu có Lữ đoàn dù số 1, Lữ đoàn 3 thiết giáp, Liên đoàn 7 biệt động quân, các trung đoàn bộ binh, các đơn vị binh chủng của 2 quân khu 3 và 4. Như thế cũng là chưa đủ. Địch còn huy động mức cao nhất không quân còn lại ở Biên Hoà, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ và cuộc và huy động cả một bộ máy tuyên truyền chiến tranh tâm lý cả trong nước và phương Tây đến Sài Gòn, Xuân Lộc để " lên dây cót tinh thần " cho quân nguỵ. Chuẩn tướng Lê Minh Đảo , sư đoàn trưởng sư đoàn 18 tuyên bố huyênh hoang " sẽ đánh một trận oai hùng cho thế giới biết và để  Mỹ cho thêm viện trợ".

   Thời cơ quyết tâm không cho phép ta chậm hành động. Bộ tư lệnh Miền quyết định sử dụng lực lương Quân đoàn 4, trung đoàn độc lập 95B và lực lượng địa phương Long Khánh giải phóng Xuân Lộc.

   5 giờ 40 phút ngày 9.4, Quân đoàn 4 do Thượng tướng Hoàng Cầm chỉ huy nổ súng tiến công Xuân Lộc bằng những cơn bão lửa của pháo binh. Sau 1 giờ chiến đấu, ta chiếm được căn cứ biệt động quân, trụ sở tình báo CIA của địch, cắm cờ lên dinh tỉnh trưởng Long Khánh, tường Lê Minh Đảo và tỉnh trưởng Phạm Văn Phúc bỏ chạy khỏi thị xã . Sau ngày chiến đấu đầu tiên, ta chiếm được phân nửa thị xã gồm khu hành chánh và tiểu khu.

   Ngày 10.4, cuộc chiến đấu diễn ra gay go ác liệt hơn. Sau 1 ngày bị đánh phủ đầu, địch tổ chức phản kích liên tục, đánh chiếm lại các mục tiêu đã mất, đẩy các lực lượng ta ra khỏi thị xã. Sư đoàn 341 quyết định tăng thêm lực lượng, đánh chiếm sân bay, nhưng 4 lần xung phong đều bị địch đánh bật trở lại. Các mũi tiến công vào trại Lê Lợi, chiến đoàn 43 nguỵ diễn ra quyết liệt. Ta và địch giằng co nhau từng góc phố, công sự. Các lực lượng ta trong thị xã bị chia cắt, có đơn vị bị địch bao vây cô lập. Tình thế rất khó khăn nhưng cán bộ chiến sĩ vẫn chiến đấu cực kỳ anh dũng.

   Ngày 11.4 và những ngày tiếp theo, địch tăng cường lực lượng lớn gồm 50% bộ binh, 60% pháo binh, hầu hết xe tăng thiết giáp của Quân đoàn 3, lực lượng tổng trù bị và lực lượng không quân từ các sân bay Tân Sơn Nhất, Biên Hoà được huy động với mức độ cao, từ 80-125 lần chiếc trong ngày, chi viện cho các mũi phản kích. Qua 4 ngày chiến đấu, ta vẫn giữ được một số mục tiêu quan trọng, nhưng quân số bị tổn thất lớn: Sư đoàn 7 bị thương vong hơn 300, xe tăng , pháo bị hư hỏng nhiều, đạn dược không đủ cho công việc chiến đấu...

   Trước tình hình này, đồng chí Trân Văn Trà, Phó tư lệnh chiến dịch cùng Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 quyết định ngưng cuộc tiến công để thay đổi cách đánh, tổ chức lại lực lượng chiếm giữ các bàn đạp , chia cắt Xuân Lộc với Biên Hoà, cắt đường số 1, chặn quân tiếp viện từ Biên Hoà, Trảng Bom lên phản kích và đánh chiếm Tân Phong, cắt đường số 2 Bà Rịa Vũng Tàu.
 
    Trong khi ta đang chuyển đổi thế trận và cách đánh, địch lại tưởng lầm đã đẩy lui quân ta ra khỏi Xuân Lộc. Nguyễn Văn Thiệu lập tức tuyên bố rùm beng về chiến thắng Xuân Lộc. Tướng Lê Minh Đảo thì có dịp khoác lác về " cánh cửa thép" bất khả xâm phạm này. Người Mỹ cũng hi vọng có một thắng lợi ở đây để có thể mặc cả với ta trong một cuộc hội đàm nếu có.

   Tuy nhiên, địch hí hửng không lâu thì bị xìu ngay. Lúc này cánh quân Duyên Hải của ta đập nát lá chắn Phan Rang, giải phóng toàn tỉnh Ninh Thuận và nhanh chóng tiến vào giải phóng Bình Thuận từ trong đêm 14 rạng ngày 15.4.1975. Cũng trong ngày, pháo binh ta cấp tập bắn vào Biên Hoà, đồng thời bộ binh ta tiến công địch ở ngã ba Dầu Giây, tiêu diệt chiến đoàn 52 nguỵ . Địch tập trung xe tăng và phi pháo phản kích nhưng bị thảm bại. Trong khi đó ở Xuân Lộc, ta tập trung lực lượng tiến công, đánh tan tác 2 chiến đoàn 43,48 nguỵ và tiêu diệt một bộ phận quân dù. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, tối 20.4 địch bỏ Xuân Lộc rút chạy, Bộ trưởng Quốc phòng nguỵ là Trần Văn Đôn phải cay đắng thốt lên " Quốc gia đang trong tình trạng nguy ngập thực sự...". Trước thất bại không thể chối cãi, tối 21.4.1975, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã lên vô tuyến truyền hình và đài phát thanh đọc diễn văn tuyên bố từ chức.

   Như vậy, gần 12 ngày đêm chiến đấu vô cùng ác liệt, ta đã tiêu diệt 2.056 tên địch, bắt 2.875 tên, đánh thiệt hại nặng Sư đoàn 18 và Sư đoàn 5 nguỵ. " Cánh cửa thép" Xuân Lộc bị phá vỡ, làm rung chuyển toàn bộ hệ thống phòng thủ còn lại của địch ở xung quanh Sài Gòn, làm tinh thần quân nguỵ hoang mang cực độ, đồng thời gióng lên hồi chuông báo tử cho chế độ nguỵ quyền Sài Gòn.


Tiêu đề: Re: 100 Câu hỏi đáp về Chiến dịch Hồ Chí Minh
Gửi bởi: phuong trong 03 Tháng Mười Một, 2008, 08:56:06 pm
    Câu 013: Sự kiện Xuân Lộc được nhìn nhận từ hai phía như thế nào?


   Trân Xuân Lộc có  ý nghĩa quyết định với cả hai bên: ta, địch. Ta chiến thắng, nhưng cũng rút ra bài học xương máu. Trong tập sách Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm, Thượng tướng Trần Văn Trà viết "Tại sở chỉ huy Miền, chúng tôi chăm chú theo dõi từng diễn biến của trận đánh...Ngày 9 và 10 có nhiều phấn khởi, các mũi tiến công tốt, ta chiếm được nhiều mục tiêu. Nhưng vào cuối ngày 10 trở đi, tình hình trở nên căng thẳng...tôi đề nghị cho đến tận nơi, nắm rõ tình hình cụ thể tại chỗ và cùng anh em nghiên cứu cách đánh thắng lợi. Các anh đều đồng ý...

   Sau khi nghe tất cả các ý kiến, tôi đã phân tích  một số điểm và kết luận dứt khoát: Xuân Lộc là điểm then chốt hết sức quan trọng trong tuyến phòng ngự của địch nên chúng đã tập trung nhiều lực lượng cố giữ. Hiện nay lực lượng của chúng đã chiếm ưu thế so với ta. Ta cũng không còn giữ được yếu tố bất ngờ. Vì vậy tiếp tục đánh vào Xuân Lộc là không có lợi.

   Ta có được con đường 20 cho đến Túc Trưng là rất có thế.  Địch từ Túc Trưng đến ngã ba Dầu Giây không mạnh. Ta phải tận dụng lợi thế và sơ hở này của địch ở khu vực Dầu Giây. Nếu ta chiếm được Dầu Giây thì địch ở Xuân Lộc mất hết tác dụng của một cứ điểm then chốt, còn Biên Hoà lập tức bị uy hiếp..."

   Với thắng lợi mở đầu Xuân Lộc và thế trận tạo ra được trong giai đoạn 1 của chiến dịch Hồ Chí Minh, chúng ta đã làm tiêu tan những hi vọng mỏng manh cuối cùng về khả năng có thể gượng lại của quân nguỵ, đồng thời châm ngòi cho 1 giai đoạn mới của sự hỗn loạn trong tuyệt vọng của nguỵ quyền Sài Gòn trước giờ phút sụp đổ hoàn toàn. Cũng chính trên thế trận như vậy, đã diễn ra giai đoạn thực hành tổng tiến công và nổi dậy, giáng đòn sấm sét quyết định vào ngay hang ổ của nguỵ quyền Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn Sài Gòn - Gia Định, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân.

   Đối với Mỹ nguỵ, " Xuân Lộc là chìa khoá khòng thủ Sài Gòn. Mất Xuân Lộc là mở cửa cho thủ đô bị tiến công trực diện. Cũng ngang tầm quan trọng như vậy, việc mất Xuân Lộc cũng khiến cho Sài Gòn sa sút nặng đến mức sự đầu hàng có thể phải được cân nhắc thành một giải pháp tích cực!".  Để bảo vệ Xuân Lộc, địch đã đưa về đây toàn bộ lực lượng của sư đoàn 18 và một số tiểu đoàn bảo an, cảnh sát phòng ngự. Bên cạnh đó chúng điều thêm thiết đoàn 22 kỵ binh và một tiểu đoàn biệt động chiếm giữ đoạn đường từ Bàu Cá đến ngã ba Dầu Giây, đưa tàn quân của chiến đoàn 43 từ Định Quán được bổ sung lại trực tiếp phòng thủ thị xã và tiểu khu Long Khánh, triển khai chiến đoàn 52 từ Kiệm Tân đến núi Sóc Lu để sẵn sàng cơ động ứng cứu thị xã, đưa chiến đoàn 48 ra án ngữ chi khu Tân Phong để ngăn chặn ta từ lộ 1 đánh vào thị xã. Ở những khu vực quan trọng, địch bố trí thêm mìn, dây thép gai, chướng ngại vật chống tăng kết hợp với hệ thống đồn bót bảo an, dân vệ chăng ra thành một mạng lưới dày đặc.  Nguỵ quyền tuyên bố sẽ tập trung tối đa hoả lực không quân, pháo binh hỗ trợ nếu Xuân Lộc bi " Việt cộng" tân công. Chúng hy vọng có thể ngăn chặn hoặc làm chậm bước tiến công của ta, cố kéo dài đến mùa mưa để sau đó có cơ hội gượng lại nếu được Mỹ tiếp tục viện trợ, hoặc may ra có thể tranh thủ được một biện pháp thương lượng ít thua thiệt hơn. Báo chí phương Tây cũng nhận định về tầm quan trọng của Xuân Lộc " Mất Xuân Lộc, Việt cộng sẽ thiết lập được một vòng cung vững chắc chỉ cách Sài Gòn 80 km: vòng cung đó bắt đầu từ Tây Ninh chạy tới Vũng Tàu. Như vậy Sài Gòn sẽ bị thắt chặt trong cái thòng lọng khổng lồ bằng sắt vô cùng nguy hiểm".

   Về sự kiện này, Nguyễn Cao Kỳ đã viết trong hồi ký của mình như sau: Tại Xuân Lộc, phía đông bắc Sài Gòn, quân đội chúng tôi đã cầm cự một cách anh dũng, bất kể mọi khó khăn, trong gần 2 tuần, và ít nhất hệ thống tin mật của riêng tôi cũng đã góp phần tiêu diệt một số quân địch... Đài phát thanh Sài Gòn ngày đêm phát tin chiến sự và cố gắng cổ cũ tinh thần cho sư đoàn 18 nguỵ, cố thêu dệt, tâng bốc chuẩn tướng Lê Minh Đảo, coi Đảo như " người hùng" của nguỵ quyền Sài Gòn. Thông qua đài phát thanh , Đảo cũng luôn miệng thách thức quân giải phóng tiếp tục tấn công để hắn tỏ rõ tài chỉ huy thao lược và tinh thần "tử thủ" của hắn và toàn sư đoàn do hắn chỉ huy. Frank Snepp đã viết về những ngày đầu tiên của trận đánh như sau " Ba sư đoàn Bắc Việt tiếp tục tấn công Xuân Lộc, cách Sài Gòn 60 km về phía đông bắc. Trong 2 ngày đánh nhau , ngày 9 và 10 tháng 4, hơn một ngàn quả đạn đạn rốc két và đại bác bắn xuống đây và 1 trung đoàn Bắc Việt đã vượt qua được hàng rào vào thị xã. Đêm sau, lực lượng chính phủ gồm 25.000 người, gần một phần ba quân đội Nam Việt Nam, phản công, đuổi quân Bắc Việt ra ngoài, nhưng họ bắn phá liên tục. Không quân Nam Việt Nam ném bom từ trên cao, vu vơ, giết hại thêm nhiều người. Đó là một thói quen".

   Tuyến phòng ngự của địch ở Xuân Lộc hoàn toàn bị phá vỡ. Chính Lê Minh Đảo  cũng phải than rằng" Mất Xuân Lộc coi như cửa ngõ phía đông Sài Gòn đã mở sẵn để đón quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn".

   Việc Xuân Lộc thất thủ đã làm rùng chuyển toàn bộ hệ thống phòng thủ của quân nguỵ quanh Sài Gòn, làm tinh thần của quân đội Sài Gòn thêm suy sụp . Tia hy vọng cuối cùng của tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu hầu như bị tắt ngấm. Trong ngày 21.4.1975, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức. Tướng Dương Văn Minh trong một buổi nói chuyện với một nhà báo Pháp đã phải thốt lên rằng " Chiếm được Xuân Lộc, các lực lượng cộng sản đã kiểm soát được một ngã tư quan trọng. Từ đó họ có thể tiến nhanh, sữ toả về phía nam đến Vũng Tàu và phía tây đến Biên Hoà". Tướng Mỹ Weyand trong báo cáo gửi về Mỹ cũng than rằng " Tình hình quân sự ở Việt Nam là tuyệt vọng".


Tiêu đề: Re: 100 Câu hỏi đáp về Chiến dịch Hồ Chí Minh
Gửi bởi: phuong trong 04 Tháng Mười Một, 2008, 01:49:59 pm
    Câu 014:  Xin cho biết cuộc hành quân thần tốc lớn nhất vào Sài Gòn.


   Mùa xuân 1975, cả nước như dồn sức ra trận cho thời cơ giải phóng miền Nam. Chiến trường đang thắng lớn, nhưng Binh đoàn Quyết thắng, lực lượng cơ động chiến lược của Bộ vẫn còn nhiệm vụ đắp đê sông Đáy ở Kim Sơn - Ninh Bình. Cán bộ, chiến sĩ trong tình trạng hết sức nôn nao. Thế rồi niềm mong đợi đã tới. Thượng tuần tháng 3, Binh đoàn được lệnh đi chiến đấu ( sư đoàn 308 ở lại). Tất cả reo mừng như mở hội. Đoàn quân 30.000 người cùng vũ khí, phương tiện chiến đấu gấp rút chuẩn bị vào Nam.

   Từ ngày 19.3, lực lượng đi đầu của Binh đoàn được lệnh xuất phát. Đoàn tàu quân sự chở bộ đội hối hả chạy vào Vinh. Từ đây, một bộ phận ra Bến Thuỷ xuống tàu hành quân theo đường thuỷ vào Quảng Trị, số còn lại chuyển sang xe vận tải thẳng hướng vào Nam. Ngày 1.4, khối đi đầu của Binh đoàn với hàng trăm xe chở bộ binh, xe kéo pháo, xe đạn nối đuôi nhau hành tiến theo quốc lộ. Để đảm bảo cho Binh đoàn hành quân thần tốc, sư đoàn ô tô vận tải 571 thuộc Bộ Tư lệnh ( Đoàn 559) đã khẩn trương huy động 1.053 xe chở quân từ Quảng Trị vào Đồng Xoài ( Phước Long). Những " đại bàng Trường sơn" , " tuấn mã đường 9", " dũng sĩ vạn tấn", thi nhau chạy đường trường trong những cơn lốc bụi đỏ quạch. Ai cũng hiểu rõ lúc này thời gian là lực lượng và phải thần tốc hơn nữa... Các lái xe thay nhau chạy suốt ngày đêm. Bộ binh ngủ trên xe.

   Cứ thế, cả Binh đoàn hành quân suốt ngày này sang ngày khác, trên quãng đường dài 1.200 km. Ngày 12.4, đội hình đầu tiên đến Đồng Xoài, đội hình cuối tới nơi ngày 19.4. Sự có mặt của Binh đoàn Quyết Thắng ở cửa ngõ phía bắc Sài Gòn đúng thời gian đã góp phần tạo ưu thế tuyệt đối áp đảo địch, tạo cơ sở để Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương quyết định mở chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Sài Gòn.

   Trong chiến dịch lịch sử này, Binh đoàn Quyết Thắng ( Quân đoàn 3) tiến công như vũ bão ở hướng bắc và tây bắc, tiêu diệt sư đoàn 5 nguỵ, giải phóng Thủ Dầu Một tiến về đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu nguỵ trưa 30.4.

   Chính sự " thiếu vắng" của sư đoàn 308 đã góp phần làm cho ngụy bị bất ngờ lúng túng, khó phán đoán được ý đồ chiến lược của ta. Con số 308 và một dấu hỏi lớn ở góc tấm bản đồ theo dõi tình hình chiến sự miền Nam trong tháng 4.1975, tại Bộ Tổng tham mưu ngụy là một minh chứng rõ ràng.


Tiêu đề: Re: 100 Câu hỏi đáp về Chiến dịch Hồ Chí Minh
Gửi bởi: phuong trong 04 Tháng Mười Một, 2008, 08:40:29 pm
    Câu hỏi 015: Xin cho biết thế trận hình thành của ta trong trận quýêt chiến chiến lược cuối cùng giải phóng Sài Gòn.


   Như ta đã biết, khi quyết định mở màn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, ta đã xác định mục tiêu cuối cùng của trận quyết chiến chiến lược đánh chiếm Sài Gòn. Thành phố Sài Gòn - Gia Định là thành phố lớn nhất miền Nam, lúc này có khoảng 3,5 triệu dân, rộng 1.845 km2, có nhiều nhà cao tầng kiến trúc phức tạp. Đay là nơi tập trung các cơ quan đầu não của ngụy quân, ngụy quyền, các kho tàng và các căn cứ hậu cần quan trọng, là trung tâm chính trị, quân sự , kinh tế, cũng là sào huyệt cuối cùng của chúng.

   Địa hình thành phố khá phức tạp, xung quanh có nhiều kênh rạch, bưng sình, nhất là hướng nam và tây nam có nhiều cầu lớn là đầu mối giao thông chính toả đi miền Đông và Tây Nam bộ. Ta phải chiếm được các cầu này mới đảm bảo cho xe tăng, pháo binh và các binh khí kỹ thuật nặng vào được Sài Gòn. Từ giữa tháng 5 là bắt đầu mùa mưa, các binh đoàn lớn của ta sẽ gặp trở ngại nếu thoát ly các trục đường giao thông.

   Để hình thành thế trận bao vây Sài Gòn, trong khi chờ đợi lực lượng của Quân đoàn 1 và Quân đoàn 3, với cả bộ binh và binh khí kỹ thuật... hành quân thần tốc vào, Bộ Chỉ huy chiến  dịch đã ra lệnh đẩy mạnh hoạt động, khiến địch phải phân tán lực lượng để đối phó và khó phán đoán được ý định chung của ta, làm cho địch ở Sài Gòn thêm rối loạn và hoang mang . Đồn thời đưa nhanh các đội đặc công và biệt động mạnh lên để tạo điều kiện cho cuộc tiến công lớn.

   Các đơn vị của Quân khu 8, Quân khu 9, từ vùng giải phóng đến nội đô liên tục tấn công gây cho địch nhiều thiệt hại sinh lực và phương tiện chiến tranh, giải phóng 1 số vùng quan trọng ở Long An, Bến Tre, Mỹ Tho, mở hành lang nối liền Đông Nam Bộ qua Đồng Tháp Mười, xuống miền Tây Nam Bộ...Các hoạt động của lực lượng vũ trang đã kìm giữ, thu hút một số đơn vị chủ lực của địch ở " vùng 4", thu hút 1 phần hoạt động của không quân và hải quân địch.

   Ở hướng bắc, Quân đoàn 4 và chủ lực Miền, trước khi giải phóng Xuân Lộc, đã giải phóng chi khu Dầu Tiếng, Chơn Thành, thị xã An Lộc, giam chân sư đoàn ngụy ở vùng Trảng Lớn ( Tây Ninh), uy hiếp sư đoàn ngụy ở Lai Khê, Bến Cát( Bình Dương).

   Xuân Lộc được giải phóng, cách cửa phía đông Sài Gòn mở rộng sẵn sàng đón lực lượn Quân đoàn 2, Quân đoàn 4 và Sư đoàn 3 Quân khu 5 vào Sài Gòn. Sư đoàn 3 chuẩn bị tiến về Bà Rịa Vũng Tàu. Như vậy trước khi tổng công kích vào Sài Gòn- Gia Định, cánh quân phía đông đã có được một thế trận rất thuận lợi.

   Phía tây nam Sài Gòn, ta đã điều lực lượng xuống Bến Lức, Long An, đánh thông hành lang Tây Ninh- Kiến Tường, làm chủ 1 phần sông Vàm Cỏ Tây, tiếp tục xuống vùng Tân An, Thủ Thừa, áp sát và đánh giao thông quốc lộ 4, mở ra một vùng giải phóng, tạo bàn đạp cho lực lượng thuộc Binh đoàn 232 chuẩn bị tiến công vào Sài Gòn từ phía nam. Xe tăng, pháo, hoả tiễn , cao xạ của các sư đoàn bộ binh, trung đoàn độc lập và hàng trăm tấn đạn, xăng dầu đã tới nơi quy định.

   Tạo thế ở phía nam Sài Gòn là một kỳ công của quân và dân miền Tâu Nam bộ vì địa hình ở đây khó triển khai đội hình lớn, nhất là những binh khí kỹ thuật nặng. Tổ chức thông tin từ Sở chỉ huy chiến dịch xuống cách tây nam chỉ có phương tiện độc nhất là vô tuyến điện. Việc chuẩn bị cầu, phà, đường cơ động, vận chuyển hậu cần ... hết sức bí mật để giữ được bất ngờ ở hướng quan trọng này.

   Ở hướng tây bắc, ta không đánh để giải quyết Tây Ninh, nhưng phân tán, kìm hãm sư đoàn 25 ngụy, không cho chúng tập trung để lùi dần về Sài Gòn. Một trung đoàn của Quân đoàn 3 đã vượt sông Sài Gòn cắt đứt một đoạn đường từ Sài Gòn đi Tây Ninh ở quãng Gò Dầu Hạ.

   Sân bay Biên Hoà bị pháo binh ta bắn hàng ngày, địch phải đưa máy bay về Tân Sơn Nhất nên dần dần bị tê liệt, trong khi ta chuẩn bị hoả lực mạnh để đánh phá 2 sân bay cuối cùng của địch là Tân Sơn Nhất và Cần Thơ, nhằm giảm bớt khả năng chiến đấu của không quân địch, chống phá kế hoạch " di tản" của chúng, góp phần tạo thuận lợi cho cuộc tổng tiến công sắp tới.

   Các đội biệt động, đặc công của Thành đội Sài Gòn- Gia Định cũng đã áp sát nội đô và bố trí sẵn ở các vị trí cửa mở, sẵn sàng tiến công và phối hợp với các cánh quân vào giải phóng Sài Gòn.

   Hàng trăm cán bộ quân, dân chính Đảng đã vào nội thành để chỉ huy các đội võ trang và đoàn thể quần chúng nổi dậy giành chính quyền và tiếp quản thành phố, trong đó có nhiều đồng chí là Thành uỷ viên, uỷ viên ban cán sự...

   Để thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị, Trung ương Cục và Quân uỷ Miền đã thông qua các kế hoạch về tổng tiến công và chuẩn bị nổi dậy trên toàn B2. Đồng chí Võ Văn Kiệt, Uỷ viên Trung ương Cục, trực tiếp làm Bí thư Thành uỷ Sài Gòn- Gia Định chuyên trách về tổ chức chỉ đạo kế hoạch quần chúng nổi dậy để phối hợp với cuộc tiến công của các binh đoàn chủ lực vào thành phố.

   Như vậy, trước khi nổ súng tổng công kích vào Sài Gòn ta đã hình thành được thế trận bao vây địch trong thành phố. Ở phía đông đã cắt đứt hoàn toàn tuyến quốc lộ, áp sát Trảng Bom, sẵn sàng cắt đứt đường 15, sông Lòng Tàu và khống chế Vũng Tàu, đang làm sân bay Biên Hoà tê liệt, các đơn vị của Quân khu 8 sẵn sàng cắt đứt quốc lộ 4 và kênh Chợ Gạo. Ở phía đông nam , Quân đoàn 2 đã tiến sát Nước Trong, Long Thành, Bà Rịa, Vũng Tàu. Ở phía tây nam, Đoàn 232 đã áp sát vào tuyến sông Vàm Cỏ Đông và Hậu Nghĩa. Sư đoàn 5 và Sư đoàn 8 đã áp sát Mỹ Tho, Cần Đước, Cần Giuộc, phía nam quận 8 Sài Gòn. Hướng tây bắc, Quân đoàn 1 đã vào khu vực tập kết ở nam Sông Bé, Quân đoàn 3 đã tiến đến khu vực Dầu Tiếng.

   Tính đến ngày ta đập tan " cách cửa thép" Xuân Lộc, Sài Gòn đã bị bao vây mọi phía ở cự ly " tầm bắn đại bác".


Tiêu đề: Re: 100 Câu hỏi đáp về Chiến dịch Hồ Chí Minh
Gửi bởi: phuong trong 06 Tháng Mười Một, 2008, 07:16:55 pm
    Câu 016: Xin cho biết tình hình của phái đoàn quân sự của ta đóng ở Trại David trong chiến dịch Hồ Chí Minh.


   Trại David nằm tại quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh là địa điểm ghi dấu quá trình tranh đấu gian khổ thực hiện Hiệp  định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Mặc dù trại chỉ tồn tại từ tháng 1.1973 cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30.4.1975 nhưng đã có vai trò quan trọng trong việc thực hiện Hiệp định.

   Trại David là cái tên do người Mỹ đặt ra. Bởi cho đến nay đã có mấy ai, kể cả người dân Sài Gòn biết và hình dung đầy đủ về cái trại như "ốc đảo" này. Nó vốn là doanh trại của một đơn vị chuyên môn thuộc không quân Mỹ. Trại được xây dựng theo kiểu dã chiến bằng bê tông cốt thép, lợp fibrô xi măng với 80 căn nhà sàn lớn nhỏ. Trại nằm sát phía nam sân bay Tân Sơn Nhất, trong khu vực quân sự, xung quanh có 13 bốt gác cao và trạm gác trên mặt đất, ngày đêm được canh phòng nghiêm ngặt và được rào xung quanh bằng hàng rào kẽm gai.

   Sau khi Hiệp định Paris được ký kết (27.1.1973), trại David được bố trí làm trụ sở của 2 đoàn đại biểu quân sự cách mạng Chính phủ Việt nam dân chủ cộng hoà vá Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Mặc dù nằm ngay trung tâm đầu não kẻ thù, bị o ép và gặp vô vàn khó khăn nhưng bằng ý chí  quyết tâm , hàng trăm cán bộ chiến sĩ của các đoàn Đại biểu đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đó là: Đấu tranh thi hành các điều khoản cốt yếu nhất của Hiệp định Paris, thúc đẩy việc rút hết quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, đấu tranh trên mặt trận ngoại giao nhằm tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của dư luận thế giới đối với cách mạng Việt Nam.

   Phiên họp đầu tiên của Ban liên hợp quân sự 4 bên Trung ương được khai mạc vào 15 giờ 15 phút ngày 2.2.1973 với sự có mặt của 4 vị trưởng đoàn gồm: Trung tướng Trần Văn Trà- Trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, Thiếu tướng Lê Quang Hoà- Trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà, Trung tướng Ngô Du- Trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Việt Nam sộng hoà và tướng Wood Ward- Trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ Hoa Kỳ.

   Có thể nói, trong các buổi làm việc chính thức giữa 4 bên Trung ương, việc trao trả nhân viên quân sự và thường dân nước ngoài bị bắt là một trong những hoạt động quan trọng trong thời gian dài và không gian rộng ( trong đó miền Bắc là sân bay Gia Lâm- Hà Nội và miền Nam với nhiều địa điểm khác nhau) nên các cuộc đấu trí, đấu lý diễn ra rất quyết liệt giữa ta và đối phương tại bàn hội nghị và tại các địa điểm trao trả. Phía ta, thực hiện đúng Hiệp định Paris trong 8 đợt tiến hành tại sân bay Gia Lâm( Hà Nội), đã trao trả cho phía Mỹ tất cả những nhân viên quân sự và dân sự của Hoa Kỳ bị bắt và giam giữ ở miền Bắc nước ta. Đại diện Uỷ ban Quốc tế, Ban liên hiệp quân sự 4 bên Trung ương đều ghi nhận là các cuộc trao trả diễn ra nhanh, gọn thể hiện thiện chí của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà và Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền âm Việt Nam.

   Ngày 28.3.1973, Ban liên hiệp quân sự 4 bên Trung ương đã kết thúc vai trò lịch sử sau 60 ngày hoạt động, kể từ ngày 28.1.1973, các cuộc họp chỉ diễn ra giữa hai bên Trung ương. Cuộc đấu tranh trên bàn hội nghị Ban liên hiệp quân sự hai bên Trung ương kéo dài từ 4.1973 đến 3.1974, cuối cùng Chính quyền Sài Gòn buộc phải trao trả cho ta 5.075 nhân viên dân sự và 130 nhân viên quân sự trong số hàng chục vạn tù chính trị bị giam giữ.

   Mặc dù hoạt động công khai giữa  sào huyệt địch nhưng hai đoàn ta vẫn sinh hoạt bình thường, thường xuyên tổ chức những cuộc thi đấu  giao hữu bóng chuyền, bóng bàn, bida, bóng rổ, tennis trong nội bộ với Uỷ ban Quốc tế. Lại còn tổ chức vui tết cổ truyền dân tộc, có cả thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, bánh trưng xanh, kẹo bánh thuốc lá Thăng Long, rượi Lúa Mới, cành đào Nhật Tân từ Hà Nội đưa vào, mai vàng từ căn cứ vùng giải phóng đưa ra bằng máy bay Mỹ. Đoàn ta tổ chức vui chơi giải trí, nhưng luôn đề cao cảnh giác, trước tình hình ngày càng căng thẳng khi địch điên cuồng phá hoại Hiệp định và tiến hành nhiều hoạt động hăm doạ, gây sức ép cả về tâm ly, tư tưởng cho đoàn ta.

   Khi ta chuẩn bị Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam, ngày 8.1.1975, Đảng uỷ 2 đoàn đã họp bàn rất kỹ, dự kiến các tình huống xấu có thể xảy ra với đoàn và hạ quyết tâm chuẩn bị mọi mặt để sẵn sàng chiến đấu như dự trữ lương thực, thực phẩm , thuốc men, lên kế hoạch chiến đấu, vẽ sơ đồ hệ thống công sự, tổ chức và phân công lực lượng trực chiến... Từ ngày 18.4.1975, toàn bộ lực lượng 2 đoàn tại trại David bắt tay vào đào công sự và chuẩn bị chiến đấu.

   Ngày 26.4.1974, chiến dịch Hồ Chí Minh được mở màn, đánh vào vành đai phòng thủ ngoại vi Sài Gòn .Khoảng 10 giờ ngày 30.4.1975, anh em trong trại đã thấy bộ đội ta gần đến trại David. Và Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 9 Sư đoàn 10 Quân đoàn 3 do đồng chí Sơn, Tiểu đoàn trưởng dẫn đầu đã vào với anh chị em ta. Không thể nào diễn tả được những giây phút xúc động đến ngẹn ngào " mừng ra nước mắt" ấy.

   11giờ 30 ngày 30.4.1975 , xe tăng và bộ binh ta chiếm dinh Độc Lập, miền Nam đã được giải phóng hoàn toàn. Ngày 2.5.1975, Thượng tướng Văn Tiến Dũng cùng Bộ tham mưu tiền phương đến trại David, tổ chức họp với một số cán bộ cấp cao các quân đoàn, sư đoàn trước khi chuyển đến Sở chỉ huy mới. Ngày 3.5, Trung tướng Trần Văn Trà, Tư lệnh Quân đội Giải phóng miền Nam ( B2), Phó Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh, từng là trưởng đoàn đại biểu quân sự Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, trong những ngày tháng đầu tiên, vào thăm lại anh chị em và tuyên bố Quân uỷ Miền công nhận đơn vị ta ở trại David "là một tiền tiêu của Chiến dịch Hồ Chí Minh".

   Hiện nay, trại David nằm trong khu quân sự thuộc sự quản lý của Sư đoàn không quân 370. Khu vực này đã được đồng ý dành cho TP Hồ Chí Minh phục dựng di tích. Cùng với việc xây dựng lý lịch di tích và thu thập tư liệu, hình ảnh, TP Hồ Chí Minh sẽ sớm đề nghị Bộ Văn hoá Thông tin công nhận trại David là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.


Tiêu đề: Re: 100 Câu hỏi đáp về Chiến dịch Hồ Chí Minh
Gửi bởi: phuong trong 07 Tháng Mười Một, 2008, 06:54:20 pm
     Câu hỏi 17: Ngày 7.4.1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã ra mệnh lệnh đối với các đơn vị đang hành quân tiến vào Nam. Xin cho biết nội dung của mệnh lệnh này.


   Vào những ngày đầu tháng 4.1975, cả nước như đang hướng về miền Nam ruột thịt mong đợi ngày chiến thắng. Một cuộc hành quân thần tốc lớn nhất trong lịch sử đang rầm rộ tiến vào Sài Gòn. Trên đường hành quân từ Quảng Trị theo đường Tây Trường Sơn, cán bộ ,chiến sĩ các đơn vị thuộc Quân đoàn 1 qua Bộ Tư lệnh 559, nhận được mệnh lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng:

   " Mệnh lệnh

   1. Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng giờ từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng.

   2. Truyền đạt tức khắc đến đảng viên và chiến sĩ.

   Ngày 7.4.1975.

   Văn"

   Cùng thời gian này, Quân đoàn 2 cùng nhiều đơn vị khác đều nhậ được mệnh lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Với quyết tâm chiến đấu cao và niềm tin tưởng sâu sắc vào thắng lợi cuối cùng, toàn quân hành quân thần tốc ra mặt trận tham gia chiến dịch giải phóng Sài Gòn và giải phóng toàn miền Nam.

   Có thể nói, toàn bộ nội dung bức điện mật mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi cho các đơn vị đang hành quân tiến vào Nam đã cho thấy tình thế chín muồi đang tới gần, ngày giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam không còn xa nữa.


Tiêu đề: Re: 100 Câu hỏi đáp về Chiến dịch Hồ Chí Minh
Gửi bởi: phuong trong 07 Tháng Mười Một, 2008, 07:04:33 pm
    Câu hỏi 018: Với phương châm táo bạo, bất ngờ, chắc thắng, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã lên kế hoạch tiến công giải phóng Sài Gòn như thế nào?


   Sau khi nhận được bức điện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với mệnh lệnh là thần tốc, táo bạo, bất ngờ, tranh thủ từng giờ ,từng phút xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng, Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh đã suy nghĩ về cách đánh Sài Gòn. Mặc dù chưa nắm được cụ thể tình hình hiện tại  của địch đang có nhiều chuyển biến bất ngờ, về tổ chức phong chào cách mạng thành phố, nhưng trên cơ sở nhiệm vụ đã vạch ra và trước sự rối loạn về chiến lược và tinh thần của địch, Bộ chỉ huy chiến dịch đã hình dung ra cách đánh.

   Do vai trò quyết định của chiến dịch đối với cuộc chiến tranh cách mạng, do sự thay đổi về so sánh lực lượng giữa ta và địch, và những yếu tố mới nảy sinh , nên phải tiến hành làm công tác chuẩn bị nhiều mặt và vô cùng khẩn trương, nhất là công tác tổ chức chỉ huy hiệp đồng các lực lượng tham gia tiến công thì mới đảm bảo chắc thắng. Trong đó nghệ thuật chỉ đạo, chỉ huy tác chiến và nổi dậy phải có bước phát triển và sáng tạo hơn. Qua kinh nghiệm đánh vào Sài Gòn tết Mậu Thân 1968 và kế hoạch chiến dịch Xuân Hè 1972 của Bộ Tham mưu Miền, Bộ cjỉ huy chiến dịch càng có thêm cơ sở để thiết lập kế hoạch giải phóng Sài Gòn lần này.

   Khi nghiên cứu hệ thống bố trí phòng ngự của địch ở vùng Sài Gòn trên bản đồ, kết hợp với báo cáo hàng ngày của cơ quan tham mưu, quân báo, điểm qua những đơn vị quân ngụy đang " tử thủ" , phần nào đã hiện rõ lên tình trạng của địch. Chúng còn đông nhưng tinh thần rệu rã, các tướng tá chỉ huy cũng thế, hầu như đã rơi vào tâm lý tuyệt vọng. Như vậy cuộc tiến công vào sào huyệt quân thù đã chín muồi.

   Tuy nhiên, thảo luận và quyết định kế hoạch đánh Sài Gòn là một quá trình lao động trí óc căng thẳng của Bộ chỉ huy chiến dịch, vì thời gian còn quá ít, tình hình lại chuyển động nhanh quá, có rất nhiều vấn đề không chỉ đơn thuần là quân sự mà có quan hệ đến nhiều mặt chính trị, ngoại giao, kinh tế , văn hoá, tâm lý... cần được cân nhắc , tính toán đầy đủ.

   Hai vấn đề nổi bật lên trong kế hoạch tấn công Sài Gòn là cách đanh và mục tiêu của chiến dịch.

   Sài Gòn là thành phố đông dân, phần lớn đồng bào đều chờ ngày giải phóng, nhưng còn một bộ phận thân nhân của những người trong hàng ngũ ngụy quân, ngụy quyền đang lo lắng, có nhiều tâm tư trước thời cuộc, khi mà Mỹ, ngụy tan rã. Mặt khác đồng bào bị địch nhồi nhét tư tưởng chống cộng từ mấy chục năm, bị xuyên tạc, lừa bịp nên không hiểu rõ về cách mạng, nhất là trong khi chúng tung ra luận điệu cộng sản vào sẽ trả thù " tắm máu", " khổ sai", "tẩy não"...nhiều người hoảng sợ đã tìm cách di tản ra nước ngoài.

   Như vậy, đánh vào Sài Gòn như thế nào cho nhanh, chắc thắng, làm sụp đổ chế độ ngụy quyền từ trung ương đến tận cơ sở, phá nát bộ máy chiến tranh. Nhưng đánh như thế nào để thành phố không đổ nát, giải phóng mấy triệu đồng bào mà không dẫn tới thiệt hại nhiều về sinh mạng người dân, không hư hại nhiều tài sản và mau chóng khôi phục lại cuộc sống trở lại bình thường.

   Một vấn đề nữa đặt ra mà Bộ Chỉ huy chiến dịch phải tính toán là mấy trăm ngàn binh sĩ ngụy đều là người Việt Nam, phần lớn họ là con em của các gia đình lao động, buộc phải cầm súng chống lại cách mạng. Bây giờ họ đang mong có hoà bình để trở về đoàn tụ với gia đình và người thân.

   Nhơ stới lời Chủ tịch Hồ Chí Minh "quân ngụy cũng là con dân nước Việt, nhưng vì dại mà lầm đường, cho nên Chính phủ và tôi sẵn sàng tha thứ những người sớm biết lối quay về với đại gia đình kháng chiến", các đồng chí chỉ huy chiến dịch thấy phải đánh đội quân ngụy to lớn ấy tan rã, kiên quyết tiêu diệt bọn đầu sỏ ngoan cố chống lại cách mạng đến cùng, nhưng số đông thì phải mở con đường sống cho binh lính ngụy, khi họ buông súng đầu hàng. Đó là chính sách nhất quán của ta.

   Như vậy với lực lượng áp đảo của ta so với địch, Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh đã đề ra kế hoạch tiến công giải phóng Sài Gòn bao gồm nhiều mặt cụ thể để đạt tới mục đích chắc thắng.


Tiêu đề: Re: 100 Câu hỏi đáp về Chiến dịch Hồ Chí Minh
Gửi bởi: phuong trong 09 Tháng Mười Một, 2008, 11:54:35 am
    Câu hỏi 019: Xin cho biết tư tưởng chỉ đạo tác chiến chiến dịch do Bộ Tư lệnh Chiến dịch đề ra.


   Sau những thắng lợi to lớn, dồn dập, khí thế quyết chiến, quyết thắng của dân tộc ta dâng cao chưa từng có. Toàn Đảng , toàn dân, toàn quân quyết tâm dồn sức tiêu diệt quân địch còn lại, giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ trong cả nước...

   Ngay từ ngày 18.3.1975, Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương đã đề ra chủ trương lớn về trận quyết chiến đánh  vào Sài Gòn - Gia Định. Ngaỳ 25.3.1975, Bộ Chính trị có nghị quyết và tiếp đó Quân uỷ Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh đã chỉ đạo cụ thể. Nghị quyết Bộ Chính trị vạch rõ " Nắm thời cơ, tập trung nhanh nhất lực lượng ( từ 12 sư đoàn trở lên), tập trung binh khí kỹ thuật và vật chất giải quyết xong Sài Gòn- Gia Định trước mùa mưa. Trong quá trình chuẩn bị tiến công Sài Gòn, tranh thủ tiêu diệt quân đoàn 1 và tàn quân quân đoàn 2 địch, không cho chúng co cụm về Sài Gòn. Tăng cường lãnh đạo tại chỗ của Bộ Chính trị đối với chiến dịch giải phóng Sài Gòn...". Chấp hành chủ trương chiến lược của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương, Bộ tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài Gòn- Gia Định đã xác định quyết tâm và những nét lớn của kế hoạch chiến dịch.

   Căn cứ vào phương châm và tư tưởng chỉ đạo tác chiến của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương là " Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng", Bộ Tư lệnh chiến dịch đã xác định cụ thể tư tưởng chỉ đạo tác chiến chiến dịch như sau:

   - Phải chuẩn bị chu đáo, đánh phải chắc thắng, chú trọng những trận quan trọng ở vòng ngoài, không cho địch co cụm về Sài Gòn, tạo và thúc đẩy sự tan rã lớn và nhanh.

   -Tổ chức các mũi thọc sâu có đầy đủ sức mạnh để đột kích thật nhanh, đánh thẳng vào các mục tiêu chủ yếu để nhanh chóng đánh ngã địch.

   -Tiến công quân sự kết hợp với địch vận, kết hợp tiến công với nổi dậy, nhưng tiến công quân sự phải đi trước một bước, giữ vai trò quyết định.

   -Phát huy sức mạnh tổng hợp, đột kích liên tục, dồn dập cho đến toàn thắng.

   -Coi trọng công tác bảo đảm vật chất, bảo đảm cơ động, phải đảm bảo thông tin liên lạc, đảm bảo dẫn đường...Phải giữ được bí mật về thời gian, về lực lượng, về triển khai khu vực tập kết và công tác chuẩn bị chiến trường. Tăng cường và đẩy mạnh công tác chính trị, công tác Đảng trong chiến dịch.


Tiêu đề: Re: 100 Câu hỏi đáp về Chiến dịch Hồ Chí Minh
Gửi bởi: phuong trong 09 Tháng Mười Một, 2008, 07:51:29 pm
    Câu hỏi 020:  Sài Gòn được phòng thủ rất mạnh, Bộ chỉ huy đã chọn chọn hướng tấn công mục tiêu như thế nào để nhanh chóng giành thắng lợi ?


Tiêu đề: Re: 100 Câu hỏi đáp về Chiến dịch Hồ Chí Minh
Gửi bởi: phuong trong 12 Tháng Mười Một, 2008, 01:21:16 pm
    Lực lượng ta trong cuộc tổng công kích vào thành phố Sài Gòn -Gia định lần này không có sức mạnh nào ngăn nổi. Trong trận quyết chiến này ta sẽ sử dụng 5 quân đoàn chủ lực với hàng trăm ngàn quân, chưa kể các lực lượng dự bị chiến lược khác và lực lượng địa phương Nam bộ, các sư đoàn , lữ đoàn, trung đoàn thuộc các quân binh chủng với nhiều vũ khí hiện đại.

   Với sức mạnh tinh thần và vật chất to lớn đó, cần phải chọn phương hướng và mục tiêu nào để nhanh chân đánh gục địch, sử dụng lực lượng và cách đánh nào để phát huy được sức mạnh tổng hợp trong tiến công và nổi dậy, hạn chế tới mức thấp nhất tổn thất của ta trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh, mà lại dành được thắng lợi to lớn nhất và nhanh nhất.

   Trong thời gian bắt đầu tiến công cho đến  khi kết thúc chiến dịch, nếu cách đánh không bất ngờ, không táo bạo, không thích hợp thì thời gian sẽ kéo dài, thế trận giằng co, mùa mưa sẽ đến, rất khó khăn nan giải cho ta. Lúc đó,Mỹ có thể xoay xở đưa ra " giải pháp tình thế" nào đó để cứu vớt chế độ ngụy quyền phản động Nguyễn Văn Thiệu...

   Những vấn đề quan trọng này đã được đặt lên bàn của Bộ Chỉ huy chiến dịch , mổ xẻ, bàn bạc kỹ lưỡng kể cả những tình huống khó khăn có thể xảy ra.

   Về yếu tố bất ngờ, thực ra khi toàn bộ Tây nguyên và miền Trung đã được giải phóng, quân ta tiến đánh Xuân Lộc, Phan Rang và một số sư đoàn chủ lực của ta hành quân vào miền đông Nam Bộ, địch đã đoán được hướng tiến công của ta là Sài Gòn. Sự bất ngờ về hướng tiến công và lực lượng tiến công giảm đi, nhưng ta lại tạo nên những bất  ngờ khác quan trọng hơn, đó là cách đánh và thời gian mở màn chiến dịch.

   Cả Sài Gòn - Gia Định là một địa bàn rộng lớn, địch bố trí phòng ngự vòng trong vòng ngoài mấy trăm ngàn quân, nhưng Bộ Chỉ huy chiến dịch chỉ chọn 5 mục tiêu lớn nhất để tiến công. Đó là Dinh Độc lập, Bộ Tổng tham mưu ngụy, Biệt khu thủ đô, Tổng Nha cảnh sát và sân bay Tân Sơn Nhất. Các mục tiêu này là các cơ quan đầu não quan trọng nhất của ngụy quân , ngụy quyền Sài Gòn, là những bộ phận chính trong guồng máy chiến tranh và kìm kẹp nhân dân miền Nam, do Mỹ điều khiển. Trong đó sân bay Tân Sơn Nhất thuộc hạng lớn nhất Đông Nam Á là căn cứ lớn nhất cuối cùng liên lạc với bên ngoài bằng đường hàng không của địch. Ta có 5 cánh quân từ 5 hướng tiến vào Sài Gòn, nên quyết định đánh 5 mục tiêu lớn nằm sâu trong tuyến phòng thủ của địch là hợp lý.

   Đánh đúng 5 mục tiêu đó thì toàn bộ chế độ ngụy quyền Sài Gòn sẽ rung chuyển. Đó là những trọng huyệt trong cơ thể đã suy nhược vô phương cứu chữa của chính quyền tay sai đế quốc Mỹ. Đập trúng 5 mục tiêu đó thì ngụy quyền, ngụy quân như rắn mất đầu, toàn bộ hệ thống kìm kẹp đó sẽ tan rã, quần chúng sẽ nổi dậy như sóng trào, không một thế lực, một "vĩ nhân" nào dựng lại nổi. Trận quyết chiến sẽ nhanh chóng kết thúc, Sài Gòn và miền Nam được hoàn toàn giải phóng. Và chỉ có thể đánh vào 5 trọng huyệt này thì gần bốn triệu đồng bào Sài Gòn - Gia Định mới không bị thương vong, các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội ...mới không bị đổ nát.

   Tóm lại, trong thế trận áp đảo và hoàn toàn có lợi cho ta thì việc chọn đánh 5 mục tiêu đầu não để giải quyết trận chiến giải phong Sài Gòn là phương án tối ưu mà Bộ Chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh lựa chọn.


Tiêu đề: Re: 100 Câu hỏi đáp về Chiến dịch Hồ Chí Minh
Gửi bởi: phuong trong 14 Tháng Mười Một, 2008, 08:39:29 am
    Câu hỏi 021: Trong trận quyết chiến cuối cùng tầm cỡ nhất của cuộc chiến tranh, để thắng nhanh và ít tốn xương máu, bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh đã sử dụng cách đánh nào?


   Khi xác định 5 mục tiêu tiến công là " trọng huyệt" của địch có thể làm nhanh chóng sụp đổ chế độ ngụy Sài Gòn, thì điều còn lại là cách  đánh như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất:  địch thua nhanh mà ta ít tổn thất thương vong mà Sài Gòn không đổ nát.

   Như ta đã biết, sau khi Long Khánh thất thủ, ngày 22.4, Nguyễn Văn Thiệu từ chức, chốn ra nước ngoài giao chính quyền lại cho Trần Văn Hương, sau đó 2 ngày Trần Văn Hương giao lại cho Dương Văn Minh. Sân khấu chính trị Sài Gòn cực kỳ rối ren trong lúc quân ta đã vây chặt Sài Gòn từ các hướng. Mặc dù vậy , địch vẫn tử thủ Sài Gòn với chút hy vọng mong manh giữ lại chế độ ngụy quyền để thương lượng với ta.

   Như vậy lúc này vấn đề đặt ra với Bộ Chỉ huy Chiến dịch là muốn chiếm được 5 mục tiêu đầu não ta phải làm  gì?

   Để đánh Buôn Ma Thuột ta nghi binh thu hút lực lượng địch về phía Kontum, Pleiku, tạo sơ hở cho Buôn Ma Thuột để đánh thẳng vào đầu não của chúng ở sâu trong thị xã. Còn bây giờ đánh Sài Gòn, quân chủ lực địch đứng ở vòng ngoài để chặn ta từ xa 30 đến 50 km .Địch ở bên trong, bên ngoài đã có sự chuẩn bị đối phó. Nếu ta bỏ qua chủ lực địch ở vòng ngoài mà bất ngờ đột kích ngay thẳng vào bên trong bằng hợp đồng binh chủng lớn thì khó chót lọt, hoặc có vào được thì 5 sư đoàn địch rút về ứng cứu, thế trận sẽ giằng co. Nhưng nếu ta tập trung lực lượng diệt các sư đoàn địch ở vòng ngoài rồi mới đánh vào 5 mục tiêu trong thành phố thì sẽ phải kéo dài thời gian. Lúc đó chắc chắn sẽ tốn xương máu, tiêu hao vũ khí, phương tiện nhiều hơn và dĩ nhiên khó tránh khỏi thiệt hại tính mạng của đồng bào và gây đổ nát. Còn nếu để các sư đoàn địch lùi về được nội thành, phá các cầu lớn dẫn vào thành phố, chiếm giữ sác nhà cao tầng thì tình hình sẽ khó khăn, phức tạp hơn nhiều.

   Vì thế muốn tạo được bất ngờ về cách đánh thì phải hết sức táo bạo. Nhưng táo bạo phải trên cơ sở tư tưởng tiến công và khoa học thì mới đem lại bất ngờ và chiến thắng.

   Qua phân tích kỹ lưỡng tình hình và kết hợp với kinh nghiệm của các cuộc khởi nghĩa, các chiến dịch lớn chống Pháp và chống Mỹ, Bộ Chỉ huy chiến dịch thấy cần phải có cách đánh hiệu lực nhất để phát huy được hết sức mạnh của tất cả các lực lượng. Và điều tất yếu đòn quyết định để kết thúc chiến tranh phải là đòn quân sự ( có sự kết hợp với nổi dậy của quần chúng nhân dân).

   Trước tình hình về địch, về địa hình, nhiệm vụ và dựa vào ưu thế binh hoả lực của ta, căn cưa vào yêu cầu của trận quyết chiến chiến lược cuối cùng và sự chuyển hoá mới về chất của tình hình khách quan, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã đi tới nhất trí về cách đánh của chiến dịch lịch sử này là: dùng 1 bộ phận thích hợp trên từng hướng, đủ sức hình thành bao vây, chia cắt, chặn giữ quân địch lại không cho chúng rút chạy về Sài Gòn, tiêu diệt và làm tan rã tại hỗ các sư đoàn chủ lực của địch phòng thủ vòng ngoài, đồng thời dùng đại bộ phận lực lượng của ta nhanh chóng thọc sâu đánh chiếm các địa bàn then chốt ở vùng ven, mở đường cho các binh đoàn đột kích chủ yếu bằng xe tăng và cơ giới, tiến nhanh trên các trục đường lớn đánh thẳng vào 5 mục tiêu đã quy định.

   Để phối hợp với các mũi tiến công của binh đoàn chủ lực, các lực lượng đặc công, biệt động, công an vũ trang, lực lượng chính trị, đoàn thể ở Sài Gòn- Gia Định có nhiệm vụ chiếm giữ các cầu, đánh chiếm các bàn đạp, giữ cửa mở, hướng dẫn các cánh quân chủ lực tiến vào nội ô  và phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền về tay cách mạng.

   Toàn bộ hoả lực pháo binh  tâph trung đánh vào các mục tiêu quân sự quan trọng, không quân chuẩn bị sẵn sàng, để xuất kích đánh bom làm tê liệt phi trường Tân Sơn Nhất, không cho địch thoát bằng đường không ra nước ngoài. Tên lửa, pháo cao xạ triển khai thành một lưới lửa phòng không quanh Sài Gòn khống chế bầu trời, bảo vệ đội hình chiến đấu.

   Trong chiến dịch rất lớn này, rõ ràng ta đã đưa ra cách đánh thích hợp: không để địch ngăn chặn làm chậm tốc độ tiến quân ở vòng ngoài và cũng không cho địch cự lại ta. Ta tập trung sức mạnh đột phá vào các mục tiêu đầu não trọng yếu, kết hợp với tiêu diệt địch ở vòng ngoài, không cho chúng ứng cứu nhau. Và điều quan trọng nhất của cách đánh này là nhằm đạt được mục đích cao nhất, nhanh nhất, chắc thắng nhất cho chiến dịch mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng kết thúc thắng lợi rực rỡ cuộc kháng chiến chống Mỹ, thực hiện trọn vẹn lời dạy của Người: đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.


Tiêu đề: Re: 100 Câu hỏi đáp về Chiến dịch Hồ Chí Minh
Gửi bởi: phuong trong 17 Tháng Mười Một, 2008, 07:47:53 pm
    Câu hỏi 022: Xin cho biết cách đánh do Bộ Tư lệnh chiến dịch đề ra trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định.


   Với thắng lợi của chiến trường Nam Bộ- cực nam Trung Bộ trong đợt 1 và đầu đợt 2, ta đã tạo ra thế trận có lợi trực tiếp cho chiến dịch: mở rộng địa bàn để đưa lực lượng lớn triển khai áp sát mục tiêu, mở thông hành lang xuống phía đông và phía tây Sài Gòn, phá lỏng vùng ven để đưa lực lượng đặc công, biệt động mạnh vào đứng vững ở vùng ven và nội đô, lực lượng chính trị quần chúng đã có bước chuẩn bị, sẵn sàng nổi dậy phối hợp với mũi tiến công quân sự.

   Bên cạnh đó , giải phóng địa bàn miền Trung, ta có điều kiện tập trung lực lượng và huy động sức người, sức của vùng mới giải phóng, sử dụng nhiều chiến lợi phẩm thu được của địch. Hậu phương chiến dịch được nối liền với hậu phương lớn miền Bắc, để tập trung chi viện chiến trường. Đây là chỗ mạnh cơ bản của ta trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn- Gia Định.

   Tuy nhiên, Sài Gòn là một thành phố lớn, cấu trúc rất phức tạp, là trung tâm chính trị, quân sự,  kinh tế,là sào huyệt cuối cùng của địch. Chúng đã có đề phòng. Vì thế kế hoạch tác chiến hiệp đồng binh quân chủng của ta phải hết sức chặt chẽ, phải khắc phục nhiều mặt để đảm bảo vượt sông, đảm bảo dẫn đường...

   Trong khi đó các binh đoàn chủ lực của ta tuy có nhiều kinh nghiệm chiến đấu, nhưng chưa có kinh nghiệm đánh thành phố lớn, một số chưa quen địa hình của địa bàn chiến dịch. Các đơn vị đặc công, biệt động bám trụ chiến trường dày dạn kinh nghiệm nhưng chưa quen phối hợp tác chiến với các binh đoàn lớn. Quân số các đơn vị tại chỗ rất thiếu, bổ sung chưa kịp. Thông tin liên lạc còn yếu, bảo đảm thông suốt chỉ huy có khó khăn. Đó là những khó khăn cần ra sức khắc phục.

   Trên cơ sở đó , đồng thời chấp hành chủ trương chiến lược của Bộ Chính trị và Quân Uỷ Trung ương, Bộ Tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài Gòn- Gia Định đã xác định cách đánh của chiến dịch, trong đó nhấn mạnh 3 nội dung lớn:

   - Thực hiện chia cắt chiến lược, cắt đường bộ, đường thuỷ, khống chế các sân bay, đánh chiễm Vũng Tàu và sông Lòng Tàu, cắt đường rút lui ra biển, triệt để bao vây cô lập Sài Gòn, tạo rung động toàn bộ đối với quân địch.

   - Bao vây, chặn và tiêu diệt quân chủ lực địch ở ngoài, không cho chúng co cụm về Sài Gòn, đánh thắng những trận then chốt quan trọng.

   -Tổ chức những binh đoàn, binh chủng hợp thành mạnh( cỡ sư đoàn tăng cường) từ nhiều hướng nhiều mũi thọc sâu vào nội đô, kết hợp chặt chẽ với đặc công, biệt động, lực lượng địa phương bên trong, kết hợp quần chúng nổi dậy, thực hiện từ trong đánh ra, từ ngoài đánh vào, trong ngoài cùng đánh, nhanh chóng, táo bạo đánh chiếm các mục tiêu chiến lược, đập tan đầu não chỉ huy quân sự, đầu não ngụy quyền, tiêu diệt và làm tan rã, bắt đầu hàng toàn bộ quân địch. Trong việc tập trung tiêu diệt địch bên ngoài và bên trong, lấy thọc sâu nhanh chóng đánh ngã địch là chính.

   Về cách đánh chiến thuật, Bộ Tư lệnh chiến dịch nhấn mạnh vận dụng các hình thức chiến thuật chính sau đây:

   - Tiến công các cụm phòng ngự công sự vững chắc, các căn cứ trung đoàn, sư đoàn, các bộ chỉ huy quân đoàn, trường quân sự địch.

   -Vận động tiến công quân địch rút chạy về Sài Gòn.

   -Tổ chức và hoạt động của các binh đoàn thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu.

   -Chiến thuật đánh thị xã, thành phố...

   -Chiến thuật của đặc công đánh chiếm và giữ cầu bảo đảm cơ động...


Tiêu đề: Re: 100 Câu hỏi đáp về Chiến dịch Hồ Chí Minh
Gửi bởi: phuong trong 17 Tháng Mười Một, 2008, 09:35:49 pm
    Câu hỏi 023: Xin cho biết việc sử dụng lực lượng và nhiệm vụ từng hướng, từng lực lượng trong chiến dịch Hồ Chí Minh.


   Chiến dịch không tổ chức đội hình thê đội, không chia bước, chia đợt, mà giao khu vực và mục tiêu cho từng quân đoàn, từng hướng, trên từng hướng tổ chức đội hình thành từng bộ phận. Đầu chiến dịch không tổ chức đội hình dự bị, sau khi diệt sư đoàn 25 ngụy, chuyển sư đoàn 316/ Quân khu 3 làm dự bị cho chiến dịch.


Tiêu đề: Re: 100 Câu hỏi đáp về Chiến dịch Hồ Chí Minh
Gửi bởi: phuong trong 20 Tháng Mười Một, 2008, 08:26:55 pm
   Hướng tây bắc: Quân đoàn 3( gồm các sư đoàn 316, 320 A, 10) cùng lực lượng địa phương Tây Ninh, Củ Chi, 2 trung đoàn Gia Định, các tiểu đoàn của thành đội Sài Gòn và các đơn vị đặc công biệt động, được pháo binh, cao xạ chi viện có nhiệm vụ:

   Dùng từ 1 sư đoàn tới 1 sư đoàn tăng cường vừa tiêu diệt căn cứ Đồng Dù vừa chặn và tiêu diệt sư đoàn 25 địch nếu chúng co cụm về Sài Gòn.

   Tổ chức lực lượng đột kích binh chủng hợp thành mạnh ( cỡ sư đoàn tăng cường) thọc sâu vào nội đô, đánh chiếm mục tiêu chủ yếu là sân bay Tân Sơn Nhất, có bộ phận hợp điểm ở Dinh Độc lập, chiếm lĩnh các quận Tân Bình, Phú Nhuận.

   Đánh chiếm các mục tiêu, tiêu diệt các ổ đề kháng, bảo vệ trật tự an ninh trong phạm vi phụ trách.

   Dùng 1 sư đoàn có binh chủng phối thuộc sau khi chặn, tiêu diệt sư đoàn 25 ngụy ở Gò Dầu, Trảng Bàng về làm dự bị cho cả quân đoàn và chiến dịch, nhiệm vụ chủ yếu là tăng cường cho các đơn vị thọc sâu.

   Hướng bắc: Quân đoàn 1 ( thiếu sư đoàn 308) (gồm các sư đoàn 320B, 312), được tăng cường trung đoàn 95B, một tiểu đoàn đặc công, một tiểu đoàn xe tăng, một trung đoàn cao xạ tự hành, được pháo binh, tên lửa và cao xạ chiến dịch chi viện, phối hợp với các lực lượng địa phương Bình Phước, Bình Dương và 1 trung đoàn đặc công vùng ven... Nhiệm vụ:

   Dùng 1 sư đoàn phối hợp bộ đội địa phương tiêu diệt hoặc bao vây địch ở Phú Lợi, tiểu khu Bình Dương, Lai Khê, Bến Cát, Tân Yên, ngăn chặn tiêu diệt sư đoàn 5 địch không cho chúng về Sài Gòn.

   Tổ chức lực lượng đột kích binh chủng hợp thành mạnh cỡ sư đoàn tăng cường thọc sâu, đánh thẳng vào nội đô chiếm mục tiêu chủ yếu là Bộ Tổng Tham mưu ngụy, các bộ tư lệnh binh chủng ngụy ở Gò Vấp, các quận Gò Vấp, Bình Thạnh, hợp điểm dinh Độc Lập.

   Tiếp tục diệt các cụm đề kháng, bảo vệ các mục tiêu đã chiếm, bảo vệ trật tự trị an trong phạm vi phụ trách, sãn sàng phát triển về đồng bằng sông Cửu Long khi có lệnh.

   Hướng tây nam: Đoàn 232 (gồm sư đoàn 3, 5, 9 và 4 trung đoàn độc lập, 1 trung đoàn đặc công) được tăng cường 1 tiểu đoàn tăng T54, 1 tiểu đoàn phát triển PT85, 1 tiểu đoàn pháo 130mm, 1 trung đoàn và 5 tiểu đoàn cao xạ ( hiệp đồng với sư đoàn 8 ) có nhiệm vụ:

   Cắt đứt triệt để giao thông lộ 4 hai ngày trước tổng tiến công toàn mặt trận - đoạn từ Bến Lức đến ngã ba Trung Lương, hiệp đồng với sư đoàn 8  quân khu 8 cắt từ ngã ba Trung Lương , đánh phản kích diệt 1 bộ phận sinh lực địch, chiếm Tân An (quân khu 8 đanh chiếm Mỹ Tho) chặn không cho địch từ Sài Gòn rút chạy về đồng bằng hoặc từ đồng bằng chi viện cho Sài Gòn.

   Tiêu diệt địch ở Hậu Nghĩa, mở cửa tuyến Vàm Cỏ, tổ chức lực lượng binh chủng hợp thành mạnh ( cỡ sư đoàn tăng cường) thọc sâu từ phía tây đánh chiếm biệt khu Thủ đô, có 1 bộ phận hợp điểm ở dinh Độc Lập.

   Từ phía nam tổ chức lực lượng cỡ sư đoàn hoặc sư đoàn thiếu và hoả lực mang vác thọc vào đánh chiếm cầu Nhị Thiên Đường, phát triển mục tiêu chủ yếu là Tổng Nha cảnh sát và các mục tiêu khác, có bộ phận hợp điểm ở Dinh Độc Lập.

   Đánh chiếm các mục tiêu, chiếm lĩnh các quận 5,6,8,10,11, BBình Chánh, bảo vệ trật tự trị an trong phạm vi phụ trách.

   Hướng đông nam: Quân đoàn 2( gồm các sư đoàn 304, 325 được phối thuộc sư đoàn 3 quân khu 5) phối hợp với đặc công vùng ven( Trung đoàn 116) và thị xã Vũng Tàu, có nhiệm vụ tiêu diệt địch, đánh chiếm căn cứ Nước Trong, chi khu Long Bình, căn cứ Long Bình, chi khu Nhơn Trạch, Thành Tuy Hạ, bến phà Cát Lái, đánh chiếm chi khu Đức Thạnh, thị xã Bà Rịa, đặt pháo ở nam Nhơn Trạch bắn vào sân bay Tân Sơn Nhất. Đánh chiếm Vũng Tàu phát triển sang Cần Giờ.


Tiêu đề: Re: 100 Câu hỏi đáp về Chiến dịch Hồ Chí Minh
Gửi bởi: phuong trong 28 Tháng Mười Một, 2008, 04:28:03 pm
Câu hỏi 024:Xin cho biết nhiệm vụ của các quân binh chủng trong chiến dịch Hồ Chí Minh.


   Sau thắng lợi của chiến dịch Huế - Đà Nẵng, ta đã tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn Quân đoàn 1 của địch và giải phóng địa bàn Quân khu 1 của địch, đợt 2 của chiến trường B2 ( 3.1975) cũng giành thắng lợi to lớn... càng tạo thế trận vô cùng có lợi để chuẩn bị đòn tiến công vào Sài Gòn... Bộ Chính trị lại kịp thời hạ quyết tâm tranh thủ thời gian cao độ...  nhanh chóng tập trung lực lượng chủ lực của cả nước cùng với lực lượng tại chỗ (B2) nhằm vào phương hướng chiến lược chủ yếu là Sài Gòn, giải phóng miền Nam trước mùa mưa 1975.

   Chấp hành chủ trương chiến lược của Bộ Chính Trị, từ 5 hướng, quân ta rầm rập tiến về bao vây đầu não cuối cùng của địch ở Sài Gòn - Gia Định. Từng binh đoàn xuất phát từ nhiều địa bàn và những thời điểm khác nhau, đi trên nhiều trục đường và bằng nhiều phương tiện, nhưng đều hành quân với tinh thần "thần tốc, thần tốc hơn nữa" tất cả đều hướng về Sài Gòn, thực hiện trách nhiệm lịch sử phối hợp với lực lượng  tại chỗ viết nên trang cuối rực rỡ của bản hùng ca.

   Để tạo sự phối hợp đồng bộ, tạo nên sức mạnh cho trận đánh lớn cuối cùng, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã phân công nhiệm vụ của các quân binh chủng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng Sài Gòn - Gia Định như sau:

   Pháo binh:  triển khai các trận địa pháo tầm xa ở Hiếu Liêm, Tân Phước Khánh, Mỹ Hạnh. Hướng Việt Cầu, Nhơn Trạch, bắc Bà Rịa để phá hủy và khống chế các mục tiêu sân bay Biên Hoà, Tân Sơn Nhất, bắn phá Bộ Tổng tham mưu nguỵ, Dinh Độc lập, Biệt khu Thủ đô, Bộ Tư lệnh cảnh sát quốc gia theo yêu cầu của bộ binh. Bắn phá các tàu địch trên sông, trên biển, khóa chặt sông Lòng Tàu, phá hủy các trận địa pháo địch, chi viện cho bộ binh chiến đấu.

   Cao xạ: Bảo vệ đường vận chuyển chiến lược, chiến dịch, bảo vệ các trận đia pháo, sở chỉ huy, khống chế các sân bay, bảo vệ đội hình bộ binh triển khai và chiến đấu, khi đánh vào thành phố, bắn thẳng vào các mục tiêu trên đường phố, bắn quân địch trên các nhà cao tầng.


Tiêu đề: Re: 100 Câu hỏi đáp về Chiến dịch Hồ Chí Minh
Gửi bởi: phuong trong 27 Tháng Hai, 2009, 09:07:21 pm
...  nhanh chóng tập trung lực lượng chủ lực của cả nước cùng với lực lượng tại chỗ ( B2) nhằm vào phương hướng chiến lược chủ yếu là Sài Gòn, giải phóng miền Nam trước mùa mưa 1975.

   Chấp hành chủ trương chiến lược của Bộ Chính Trị, từ 5 hướng, quân ta rầm rập tiến về bao vây đầu não cuối cùng của địch ở Sài Gòn - Gia Định.Từng binh đoàn xuất phát từ nhiều địa bàn và những thời điểm khác nhau, đi trên nhiều trục đường và bằng nhiều phương tiện, nhưng đều hành quân với tinh thần " thần tốc, thần tốc hơn nữa" tất cả đều hướng về Sài Gòn, thực hiện trách nhiệm lịch sử phối hợp với lực lượng  tại chỗ viết nên trang cuối rực rỡ của bản hùng ca.

   Để tạo sự phối hợp đồng bộ, tạo nên sức mạnh cho trận đánh lớn cuối cùng , Bộ Tư lệnh chiến dịch đã phân công nhiệm vụ của các quân binh chủng tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng Sài Gòn - Gia Định như sau:

   Pháo binh:  triển khai các trận địa pháo tầm xa ở Hiếu Liêm, Tân Phước Khánh, Mỹ Hạnh. Hướng Việt Cầu , Nhơn Trạch, bắc Bà Rịa để phá hủy và khống chế các mục tiêu sân bay Biên Hoà, Tân Sơn Nhất, bắn phá Bộ Tổng tham mưu nguỵ, Dinh Độc lập, Biệt khu Thủ đô, Bộ Tư lệnh cảnh sát quốc gia theo yêu cầu của bộ binh. Bắn phá các tàu địch trên sông, trên biển, khóa chặt sông Lòng Tàu, phá hủy các trận địa pháo địch, chi viện cho bộ binh chiến đấu.

   Cao xạ:  Bảo vệ đường vận chuyển chiến lược, chiến dịch, bảo vệ các trận đia pháo, sở chỉ huy, khống chế các sân bay, bảo vệ đội hình bộ binh triển khai và chiến đấu , khi đánh vào thành phố, bắn thẳng vào các mục tiêu trên đường phố, bắn quân địch trên các nhà cao tầng.