Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 02:29:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp  (Đọc 292670 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Wehrmacht1
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #310 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2013, 11:29:39 pm »

E27 (Nguyễn Trãi) thời KCCM của bác đây:
http://www.mediafire.com/download/7a1jhk38m6g147e/E27_Nguyen_Trai.rar


Em gõ nhầm, là E12 huấn luyện, lấy tên là E Nguyễn Trãi.

Những quyển biên niên sử như rứa nếu ra sách cũ đường Láng tìm được giỏi lắm chỉ tầm 30k ~ 50k. Mỗi tội là vào hiệu sách người ta thì phải tự đi mà tìm, và thường là rất khó tìm.

Chỗ cụ Dư là hiệu sách 3D (ba Đê):

+ Độc
+ Đắt
+ và Đỏ  Grin
Logged
Wehrmacht1
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #311 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2013, 09:45:08 pm »

Bác nào có thông tin gì về hoạt động của Trung đội 406 Vệ Quốc Đoàn trong khoảng thời gian tháng 4,5,6 năm 1947 không ạ ?
Logged
Wehrmacht1
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #312 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2013, 10:59:13 pm »

Bác nào từng nghe vụ Chánh mật thám tỉnh Hà Đông là tên Nguyễn Tiến Trang bị du kích xã bắn chết giữa phiên chợ ngày 12-10 âm lịch năm 1948 khiến giặc Pháp trả thù : Chiều cùng ngày, máy bay Pháp ném bom xăng rải thảm đốt cháy cả làng, rồi cho BB tràn vào cướp phá !!! Giờ về địa phương đó hỏi người già trong làng thì không ai không biết vụ đó.
Logged
Wehrmacht1
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #313 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2013, 09:16:53 pm »

Bài trên Sự kiện & Nhân chứng số mới nhất của cụ Đỗ Sâm, trang 16-17,số tháng 7/2013.


LIỆT SĨ CHU TRÍ TẤN
Người chủ tịch xã bất khuất, kiên cường

Tác giả: ĐỖ SÂM

Thăm nghĩa trang liệt sĩ xã An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội; xã đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân, chúng tôi thấy phần mộ của liệt sĩ Chu Trí Tấn, nguyên chủ tịch xã nằm đầu tiên trong tiền sảnh nghĩa trang. Đại tá Chu Trí Xiển, nguyên Bí thư chi bộ xã; bà Nguyễn Thị Sái, nguyên Xã đội trưởng; những người đã cùng hoạt động với ông Tấn thời chống Pháp cùng một số nhân chứng khác giới thiệu với chúng tôi về người Huyện ủy viên – Chủ tịch xã bất khuất kiên cường này.


Ông Chu Trí Tấn (sinh năm 1925), nguyên Chủ tịch UBND xã An Khánh.


Nói về ông Chu Trí Tấn, đầu năm 2013, ông Trần Thọ Châu, nguyên Chính trị viên Đại đội 36 bộ đội liên huyện Hoài Đức và Đan Phượng thời chống Pháp kể lại:

- Tháng 6-1949, du kích liên xã An Khánh – An Thượng do Chủ tịch xã Chu Trí Tấn trực tiếp chỉ huy đã phối hợp chiến đấu với Đại đội 36 chúng tôi giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu chống càn quét của hơn một tiểu đoàn quân địch vào Tây Mỗ.
   Sau đó tháng 5-1950, Đại đội chúng tôi gặp lại ông Tấn cùng du kích liên xã của ông trong trận phục kích toán lính com-măng-đô tại cầu Triền. Đây vốn là địa bàn quen thuộc của ông Tấn từ thời tiền khởi nghĩa khi ông học quân sự với anh em tự vệ khu vực này. Do đó, đội quân du kích của ông đã phối hợp với chúng tôi tiêu diệt tên sỹ quan chỉ huy Pháp cùng nhiều tên lính khác, thu nhiều vũ khí đạn dược.

Bà Nguyễn Thị Sái, nguyên Phó chủ tịch UBND xã An Khánh, nguyên Xã đội trưởng cho biết bà đã được ông Tấn trực tiếp giao nhiệm vụ đào hào, phá cầu chặn không cho xe tăng địch hoạt động, vận động thanh niên nam nữ tham gia tự vệ, du kích xã; trinh sát tình hình địch để quân ta bí mật tập kích. Thời gian này, tên Nguyễn Tiến Trang, Chánh mật thám Hà Đông đã nhiều lần chỉ điểm, tổ chức cho lính Pháp-ngụy càn quét đánh phá, gây nhiều tội ác với nhân dân địa phương. Ngày 12-11-1948 (dương lịch), nhận nhiệm vụ trên, ông Tấn đã chỉ huy một đội du kích trong đó có một số đồng chí thuộc Công an đội Z Hà Đông bắn chết trên Trang khi tên này đến gây tội ác tại làng Ngãi Cầu.

Thời gian này, bọn tề ngụy kéo đổ cổng Tam quan chùa Phổ Quang (Ngãi Cầu) là nơi ông Chu Trí Tấn, Chu Trí Xiển và một số cán bộ huyện thường họp riêng. Sau đó, các đồng chí được sự giúp đỡ của sư tiểu Thích Đàm Hán đã thường phải họp tại một số nơi kín đáo khác trong một số căn hầm gần đấy được sư tiểu và những cơ sở tốt trong xóm làng che chở. Hiện sư Thích Đàm Hán đang trụ chì của Bộc ở Đống Đa, Hà Nội.

Cuối tháng 4-1949, bọn mật thám Hà Đông chỉ điểm, giặc Pháp phát hiện hai căn hầm bí mật ở ao Nền và ao Dài thuộc thôn Yên Lũng, chúng đã tổ chức tiến đánh. Một số cán bộ bộ chủ chốt bị hy sinh. Trả mối thù này, đồng chí Chu Trí Tấn đã trực tiếp chỉ huy một lực lượng du kích xã phối hợp với bộ đội chủ lực huyện tổ chức một trận phục kích ở Thanh Quang, diệt 3 tên lính Âu Phi, thu nhiều vũ  khí đạn dược.

Dịp Tết Tân Mão 1951, trong ngày hội làng Ngãi Cầu, Mặt trận Việt Minh chủ trương đưa một tổ du kích trà trộn vào hoạt động. Các đồng chí Chu Trí Tấn, Đỗ Đình Viễn, Chu Công Thau mặc áo dài, đội khăn xếp, mang theo vũ khí đứng cảnh giới yểm trợ. Được chỉ điểm, bọn lính hương dũng vũ trang phát hiện ra nhóm du kích, hô to: „Việt Minh! Việt Minh“ rồi tháo chạy. Đồng chí Chu Công Thau đuổi theo, bắt gọn một tên lính địch, tước lựu đạn. Các đồng chí và cả nhóm du kích đã rút an toàn ra ngoài. Sau đó, bọn địch dán cáo thị khắp làng treo giải thưởng mấy nghìn tiền bạc Đông Dương cho ai lấy được đầu Chủ tịch Chu Trí Tấn mang nộp.

Bọn chúng tăng cường bảo vệ, xây thêm 4 bốt trong địa phận xã, trong đó có bốt Vân Lũng ở chùa Cả là lớn nhất. Buổi sáng ngày mồng 3-3 năm Tân Mão (8-4-1951), ông Chu Trí Tấn trực tiếp chỉ huy một nhóm du kích tiến đánh bốt Vân Lũng, diệt nhiều tên ác ôn, thu một số vũ khí. Biết tin này, tên sĩ quan chỉ huy người Pháp ở bốt Thanh Quang đã treo giải thưởng hàng vạn tiền Đông Dương cho bốt nào bắt được ông Chu Trí Tấn.

Tối ngày 9-8-1951, ông Tấn nhận nhiệm vụ chủ trì cuộc họp tại gia đình một cơ sở tin cậy ở xóm Đông Ngãi Cầu với 3 đồng chí huyện mới tăng cường về xã. Vừa đến đầu xóm Đông, ông Tấn gặp 3 tên lính hương dũng, chúng đồng loạt nổ súng, một viên đạn xuyên vào cánh tay phải của ông. Tuy vậy, ông vẫn kịp thời dùng súng ngắn bắn trả rồi đứng lên chạy về phía đống Vuông ngoài vệ làng. Bọn địch đuổi theo bắt được ông đưa đến đầu nhà ông Chu Đắc Thương, bắt ông Thương và ông Nguyễn Gia Lân khiêng ông Tấn về bốt Ngãi Cầu. Tên chỉ huy đã đưa ngay một vạn tiền Đông Dương ( 1000 đồng bạc Đông Dương lúc ấy mua được 5 tạ gạo) cho tên lính hương dũng đã bắt được ông Chu Trí Tấn.

Một tên cai già đến gần ông Tấn đang nằm trên một vũng máu ở sàn hỏi:
-   Tấn, mày về với ai ?
-   Mình tao !
-   Bố láo, mày về cùng thằng nào, có mang theo tài liệu gì không ?
-   Không ! Tao không thèm nói với mày !
Sau nhiều lần tra tấn, hành hạ dã man ông Tấn, bọn địch vẫn không nhận được được một lời khai nào của ông Tấn ngoài những câu nói trên.

Và ông Chu Trí Tấn đã vĩnh viễn ra đi hồi 2 giờ sáng ngày 10-8-1951 khi vừa 26 tuổi.

Sáng hôm đó, bọn địch dựng thi hài ông Tấn ở cổng chợ nằm cạnh cổng chùa Phổ Quang nhằm hăm dọa dân làng. Ông hy sinh để lại người vợ hiền và cậu con trai mới vừa hai tuổi.

Mọi người dân xã An Khánh đều thương tiếc người Chủ tịch xã – Huyện ủy viên bất khuất, kiên cường đã hiến tuổi thanh xuân của mình cho dân cho nước.

ĐỖ SÂM



Logged
Wehrmacht1
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #314 vào lúc: 13 Tháng Bảy, 2013, 12:34:39 am »

Có bác nào biết ở địa bàn huyện Hoài Đức hiện nay thì ngoài bốt ở ngã tư Canh ra còn bốt nào vẫn còn giữ lại được không ạ ?

Đây là bốt Vân Canh ở ngã tư Canh, hầu hết các bốt sau 54 đều bị phá dỡ, giờ nghĩ lại thấy tiếc:



Như bốt Vân Canh loại này là dạng xúp-các-chê. Bốt to hơn dạng lô cốt 2,3 tầng có quan Pháp đóng thì là loại các-chê, như bốt Phùng, Mai Lĩnh, Chùa Thông, Thanh Quang, Cầu Đôi v.v...
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Bảy, 2013, 12:44:56 am gửi bởi Wehrmacht1 » Logged
Wehrmacht1
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #315 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2013, 11:42:53 am »

Theo đường tỉnh lộ 72 về hướng Quốc Oai, đoạn qua chùa Do (xã An Thượng) sẽ thấy điếm canh nước này nằm trên đê Thanh Quang. Đây là vị trí của bốt Thanh Quang thời KCCP do sỹ quan Pháp và một tiểu đội lính Âu-Phi đóng, hỗ trợ bởi lính ngụy. Thời đó là một lô cốt cao 2 tầng sừng sững, án ngữ một vùng rộng lớn. Ngay sau giải phóng 1954, người dân đã phá dỡ bốt lấy gạch đi hộ đê sông Đáy.



Du kích liên xã An Khánh-An Thượng, với nòng cốt là du kích làng Ngãi Cầu cùng bộ đội C36 liên huyện Đan-Hoài từng nhiều lần vây hãm bốt Thanh Quang, trong đó có lần đầu năm 1950 dùng cối 82 bắn vỡ đồn làm địch phải gọi pháo từ Ba La bắn về quanh đồn giải tỏa. Do giới hạn của bài báo, nên không kịp nêu chi tiết về trận này.

Đứng ở vị trí chân bốt Thanh Quang nhìn về hướng xã An Thượng - An Khánh.



Vị trí bốt Thanh Quang ngày nay chỉ còn là một điếm canh nước, gần như bị bỏ hoang
Logged
Wehrmacht1
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #316 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2013, 10:42:34 pm »

Em có hai thắc mắc trong sắc lệnh về việc thành lập Ủy ban kháng chiến hành chính này:
http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=413

1./ Đề ngày 01-10-1947 tại Hà Nội, lại ký bởi Chủ tịch Chính phủ VNDCCH Hồ Chí Minh ?

2./ Tại điều 2.) quy định 07 ủy viên  trong Ủy ban kháng chiến hành chính ở mỗi cấp;
và tại điều 9.) quy định trong 07 Ủy viên đó có đ/c Chủ tịch và Phó chủ tịch.

Vậy ví dụ như ở cấp huyện thì đ/c Bí thứ Huyện ủy có nằm trong số 07 Ủy viên của Ủy ban kháng chiến hành chính cấp huyện đó hay không ?

3./ Về chức năng & nhiệm vụ, liệu tỷ lệ như thế này có chấp nhận được không ?

Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính cấp huyện / Bí thư huyện ủy := Trung đoàn trưởng / Chính ủy ?
Logged
Lancelot
Thành viên
*
Bài viết: 51


« Trả lời #317 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2013, 08:48:35 pm »


1/ Mấy bác có thể cho em biết, trong thời đánh Pháp thì lính Pháp/ Ngụy thường được trang bị bao nhiêu đạn khi bắt đầu một cuộc hành quân không?

2/ Thường thì chiến thuật bổ sung súng đạn bằng cách giết giặc và tịch thu súng thì có đem lại nguồn súng đạn dồi dào không. Đặc biệt là đạn, vì thường sau một trận bắn nhau như thế, giả sử ta thắng và thu được súng thì số đạn mà những tên địch chết còn để lại chưa kịp bắn nó có nhiều không, hay là cũng gần hết rồi? ( em hỏi trong trường hợp hai bên bắn nhau dữ dội, còn chuyện phục kích giết nhanh khi quân địch trở tay không kịp thì không nói).

Ý em là muốn tìm hiểu về cách đánh giặc theo kiểu dùng đạn giặc để tự tiếp tế cho quân mình, giai đoạn đầu thời đánh Pháp
Logged
Wehrmacht1
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #318 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2013, 12:46:19 am »

Đạn của Pháp-ngụy ra sao em không rõ lắm, nhưng nghe các cụ kể lựu đạn của ta tự chế trong xưởng quân giới thì khá dồi dào. Nhưng khi lầm trận 10 quả xịt mất 9, chủ yếu do khả năng bảo quản kém, thời tiết và môi trường cất giấu bùn lầy, ẩm ướt v.v.... Nhiều cụ đánh trận là giở tử vi Tàu ra xem ngày giờ nào đẹp để khai hỏa, thường là kiêng số 4, tránh giờ Mùi .... thích điểm hỏa giờ Tỵ, giờ Thìn v.v....
Logged
Wehrmacht1
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #319 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2013, 02:47:33 pm »

Em hỏi cái này :

+ Có phải thời kháng chiến 9 năm, điều lệ Đảng cấm Đảng viên để râu dưới mọi hình thức ?!
+ Có văn bản nào quy định điều lệ cấm để râu này không ?!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM