Lịch sử Quân sự Việt Nam

Thảo luận Lịch sử bảo vệ Tổ quốc => Quyết tử cho Tổ quốc... => Tác giả chủ đề:: DongA trong 14 Tháng Chín, 2007, 09:23:38 pm



Tiêu đề: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: DongA trong 14 Tháng Chín, 2007, 09:23:38 pm
Hôm qua em vào trang quép của bảo tàng QĐ thấy có hình khẩu súng này, họ ghi là tiểu liên Ghít. Có bác nào biết nó không
(http://i227.photobucket.com/albums/dd187/Dong-A/TieulienGhit.jpg)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: chiangshan trong 14 Tháng Chín, 2007, 09:30:11 pm
Nó đây bác ạ :

M3/M3A1 "Grease" submachine gun : http://world.guns.ru/smg/smg32-e.htm

(http://img45.imageshack.us/img45/6820/m3gg1xv8.jpg)



Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: MEO trong 15 Tháng Chín, 2007, 05:22:45 pm
Hôm qua em vào trang quép của bảo tàng QĐ thấy có hình khẩu súng này, họ ghi là tiểu liên Ghít. Có bác nào biết nó không
(http://i227.photobucket.com/albums/dd187/Dong-A/TieulienGhit.jpg)

Bọn Mỹ và cả du kích mình sử dụng tương đối nhiều trong VN war mà bác.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: DongA trong 15 Tháng Chín, 2007, 06:03:20 pm
Ra thế, cám ơn các bác ợ!


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: Ngocvancu trong 29 Tháng Mười Hai, 2007, 11:03:18 pm
Loại này là M3 cỡ nòng 9mm dược Mỹ trang bị cho quân đội vào giữa cuộc chiến tranh thế giới thứ 2.Muốn tìm hiểu rõ hơn bạn vào trang web sau: http://www.world.guns.ru sẽ có đủ loại vũ khí để bạn tham khảo


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: chiangshan trong 02 Tháng Sáu, 2008, 05:37:52 pm
::)
Có 1 chuyện mà em thắc mắc từ lâu, nhưng không nghĩ ra được. Là thế này, ta đều biết là năm 1946 đã có 1 sắc lệnh quy định về cấp bậc, quân phục, phù hiệu, cấp hiệu cho quân đội. Sắc lệnh này đưa ra ngày 22/3/1946.
http://vbqppl3.moj.gov.vn/law/vi/1945_to_1950/1946/194603/194603220001

Nhưng do điều kiện lúc đó, toàn quân không có quân hàm, trừ mấy cụ chỉ huy to nhất.

Điều khó hiểu là sau đó CP đưa ra nhiều sắc lệnh liên quan trực tiếp đến chế độ quân hàm. Ví dụ:

- Quy định chế độ sinh hoạt phí theo cấp bậc:
http://vbqppl3.moj.gov.vn/law/vi/1945_to_1950/1948/194811/194811190008/lawdocument_view

- Thành lập hội đồng xét cấp bậc cho quân nhân:
http://vbqppl3.moj.gov.vn/law/vi/1945_to_1950/1949/194908/194908020011/lawdocument_view

- Tổ chức chuẩn định cấp bậc cho quân nhân:
http://vbqppl3.moj.gov.vn/law/vi/1945_to_1950/1949/194910/194910200003/lawdocument_view
vv và vv...

Có bác nào biết nguyên nhân không ạ ::)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: vaxiliep trong 02 Tháng Sáu, 2008, 11:21:29 pm
Có gì đâu, giải phóng mặt bằng mới khó nên cứ giải toả rộng hết ra làm đường cấp phối, sau này có điều kiện thì rải nhựa làm đẹp sau.  ;D


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: rongxanh trong 18 Tháng Mười, 2008, 10:30:04 pm
Nhân có câu hỏi của bạn "Em be " tại
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=356.490
tôi sửa đổi tên topic này thành "Những câu hỏi, thắc mắc và chuyện chưa biết về kháng chiến chống Pháp".



Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: Em be trong 18 Tháng Mười, 2008, 11:57:23 pm
Thưa các anh ! Em đang cần sự giúp đỡ của các chú bác đã từng sinh sống và chiến đấu ở Liên Khu V thời kỳ chống Pháp . Vậy anh chị nào biết các " nhân chứng lịch sử sống " này thì giúp em liên lạc với .

Chắc khó lòng mà các bác đó có thể online để vào diễn đàn này vì nếu còn , các bác phải ngoài 70 . Hehe , nhưng biết đâu có cụ còn gân !!!

Ráng giúp em với các anh ơi vì điều em muốn hỏi có ảnh hưởng khá lớn đến uy tín VN trên trường quốc tế .


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: chiangshan trong 18 Tháng Mười, 2008, 11:59:15 pm
Tò mò quá, chuyện gì mà nghiêm trọng thế ::)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: Em be trong 19 Tháng Mười, 2008, 12:14:31 am
Tò mò quá, chuyện gì mà nghiêm trọng thế ::)

Dạ em biết thế nào cũng có người "dính bẫy" em mà , hihi . Cái mà em muốn hỏi đó là tem thư LKV . Hôm thứ 2 vừa rồi , báo tuổi trẻ có đăng bài viết về dòng tem này , xin mời các anh xem qua :

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=282953&ChannelID=10

Rất đáng tiếc và đau lòng là kiến thức cũng như thông tin về những con tem này thì hiện nay các nhà sưu tập bên Mỹ và Đức lại có khá nhiều hơn người Việt chúng ta . Hơn thế nữa  ,hiện trạng tem giả của dòng tem này đã làm tem VN , đặc biệt là tem LKV mất uy tín trầm trọng trong giới sưu tập tem quốc tế , họ hết sức mơ hồ và nghi hoặc về những con tem này khi biết xuất phát từ VN . Thế nên hôm nay mới đăng tin này , mong sẽ được gặp các cán bộ lão thành thời kỳ đó để hỏi cho ra lẽ cũng như thu thập các chứng cứ xác thực về những con tem thời kỳ này .

Thân ái


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: mig21-58 trong 14 Tháng Mười Một, 2008, 01:58:28 pm
các bác cho em hỏi chiến thuật(cách đánh )" độn thổ "trong k/c chống pháp ,là như thế nào ?trên diễn đàn này không thấy nói đến ./.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: shmel trong 23 Tháng Mười Một, 2008, 09:29:28 am

các bác cho em hỏi chiến thuật(cách đánh )" độn thổ "trong k/c chống pháp ,là như thế nào ?trên diễn đàn này không thấy nói đến ./.

"Độn thổ" là đào hầm nấp ngay trên trận địa, địch đến thì bung hầm lên xung phong bác ạ! Có lần em còn nghe người ta gọi là chiến thuật "đội mồ sống dậy" ;D


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: rongxanh trong 23 Tháng Mười Một, 2008, 06:35:39 pm
Một số thông tin về chiến thuật "độn thổ" trong KCCP (Rất tiếc là em ko có thông tin rõ hơn).
Đây là trận Trung đoàn 42 vận động phục kích Bần Yên Nhân - Như Quỳnh ngày 21/4/1954.
Lực lượng tham gia bao gồm Trung đoàn 42 (có 2 tiểu đoàn 698 và 652) và đại đội địa phương huyện Phủ Cừ có nhiệm vụ tiêu diệt Tiểu đòan lính Âu Phi (Thuộc GM3) hàng ngày đi mở đường ở đoạn trên.
Trận địa phục kích kéo dài khoảng 3000m từ Ngọc Lịch đến cánh đồng Dụ Trang, Thượng Tân, Bảo Cáp, Hồng Thái. Khu vực chủ yếu tiêu diệt là đoạn từ Nhạc Lộc đến đông nam thôn Thái Lạc, dài 2000m.
Cách đánh là vận động phục kích từ xa kết hợp với "độn thổ" sát đường, bí mật bất ngờ phát huy hỏa lực xung phong tiêu diệt địch.
Một trung đội của đại đội 61 và 1 DKZ 57mm "độn thổ" ở cánh đồng Chằm Chơ cách đường khoảng 500m. Khi có lệnh nổ súng thì bật nắp hầm, phát huy hỏa lực và xung phong tiêu diệt địch.
Phát lệnh chiến đấu bằng khối bộc phá 15kg ở chỉ huy sở trung đoàn.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: ThangLong69 trong 28 Tháng Mười Một, 2008, 06:09:06 pm
     Quân đội Nhân dân Việt Nam bắn rơi chiếc máy bay đầu tiên là vào năm nào ? ở đâu ?
     
     ghi chú :Vì không đọc hết cả 2 phần của topic nên tớ không rõ là đã ai đưa câu hỏi này chưa ? Cho các cậu chơi cả gúc luôn.
   


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: phuong trong 28 Tháng Mười Một, 2008, 08:30:05 pm
     Quân đội Nhân dân Việt Nam bắn rơi chiếc máy bay đầu tiên là vào năm nào ? ở đâu ?
     
     ghi chú :Vì không đọc hết cả 2 phần của topic nên tớ không rõ là đã ai đưa câu hỏi này chưa ? Cho các cậu chơi cả gúc luôn.
   
  Có phải cái máy bay trinh sát của Pháp bị pháo đài Láng bắn ngày 22/12/46 không bác?


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: ThangLong69 trong 28 Tháng Mười Một, 2008, 08:45:35 pm
    @ phương : hổng phải rồi. Chiếc máy bay rơi ở Hà Nội mùa đông năm 1946 không phải là chiếc đầu tiên.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: rongxanh trong 28 Tháng Mười Một, 2008, 09:02:44 pm
Thời đội du kích + đội VN tuyên truyền GPQ bắn rơi thì có tính là QĐ ND VN ko bác? :D
EM nhớ không chính xác, đó là đội du kích Bắc Sơn, bắn rơi đâu như năm 1943 hay 1944 gì đó, em đã đọc đâu đó, giờ tìmlại thì chịu ::)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: ThangLong69 trong 28 Tháng Mười Một, 2008, 09:35:02 pm
    Chà ! rongxanh đặt ra một vấn đề mà tớ không nghĩ đến. Đội du kích Bắc Sơn thì tớ không có thông tin gì về chuyện bắn rơi máy bay Pháp. Vả lại QDNDVN thì chỉ tính từ đội VNTTGPQ trở về sau. Cũng không hề nghe nói quân Pháp có dùng máy bay chống lại đội quân này. Vậy câu hỏi của tớ chỉ tính từ thời điểm từ ngày 23/09/1945, khi quân Pháp tái chiếm Nam Bộ.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: chiangshan trong 28 Tháng Mười Một, 2008, 10:06:59 pm
     Quân đội Nhân dân Việt Nam bắn rơi chiếc máy bay đầu tiên là vào năm nào ? ở đâu ?
    
     ghi chú :Vì không đọc hết cả 2 phần của topic nên tớ không rõ là đã ai đưa câu hỏi này chưa ? Cho các cậu chơi cả gúc luôn.

Đức Hoà (Long An) ngày 29/6/1946, phải không ạ?


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: ThangLong69 trong 28 Tháng Mười Một, 2008, 11:22:17 pm
     @Chiangshan : làm sao cậu biết ? cậu là ... gián điệp Trung Quốc phỏng ? hay là phòng nhì Pháp ?... tớ báo dân quân xã bắt mới được !. Ngày mai tớ sẽ kiếm lại bức thư của một CCB chống Pháp viết về sự kiện này để xác định xem có đúng chú chiangshan là gián điệp không ?. Nhưng mà theo tớ nhớ thì chiangshan nói ...đúng đấy. Bực thật !


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: altus trong 29 Tháng Mười Một, 2008, 04:15:09 am
     @Chiangshan : làm sao cậu biết ? cậu là ... gián điệp Trung Quốc phỏng ? hay là phòng nhì Pháp ?... tớ báo dân quân bắt mới được !. Ngày mai tớ sẽ kiếm lại bức thư của một CCB chống Pháp viết về sự kiện này để xác định xem có đúng chú chiangshan là gián điệp không ?. Nhưng mà theo tớ nhớ thì chiangshan nói ...đúng đấy. Bực thật !

Chiangshan chả có tội gì! Vì nói sai! Thời điểm ý thì là Quân đội Quốc gia Việt Nam táng.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: ThangLong69 trong 29 Tháng Mười Một, 2008, 10:48:53 am
     Ồ ! việc xác định đâu là chiếc máy máy địch đầu tiên bị QĐNDVN bắn rơi lại trở nên rắc rối vì có thêm vấn đề đặt ra : những tổ chức vũ trang nào trong rất nhiều tổ chức vũ trang ở Nam Bộ thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp được xem là thuộc QĐNDVN ?
     Đọc lại lá thư của một đội viên chi đội 5 thì chiếc máy bay của Pháp bị bắn rơi ngày 05/09/1946 mà người đội viên này chứng kiến từ đầu cho đến khi nó cắm đầu xuống bùn là ở Vườn Thơm ( nay là khu kinh tế Lê Minh Xuân, T/p HCM ).
     Vậy là tớ đặt câu hỏi mà cũng không trả lời được rồi, nhờ các bạn ở diễn đàn xác định giùm.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: tuaans trong 29 Tháng Mười Một, 2008, 11:04:42 am
     @Chiangshan : làm sao cậu biết ? cậu là ... gián điệp Trung Quốc phỏng ? hay là phòng nhì Pháp ?... tớ báo dân quân bắt mới được !. Ngày mai tớ sẽ kiếm lại bức thư của một CCB chống Pháp viết về sự kiện này để xác định xem có đúng chú chiangshan là gián điệp không ?. Nhưng mà theo tớ nhớ thì chiangshan nói ...đúng đấy. Bực thật !

Chiangshan chả có tội gì! Vì nói sai! Thời điểm ý thì là Quân đội Quốc gia Việt Nam táng.

Quân đội Quốc gia thôi chứ bác Altus


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: chiangshan trong 29 Tháng Mười Một, 2008, 11:51:19 am
Sách LS Quân chủng PKKQ T1 có ghi nhận một số trường hợp máy bay Pháp bị bắn rơi trong thời kì đầu. Trường hợp đầu tiên là bị bắn rơi trong trận càn ở Đức Hoà (Long An) ngày 29/6/1946 (không rõ rơi thế nào). Nhưng mà không có tài liệu Pháp nên cũng không loại trừ khả năng nhầm lẫn.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: ThangLong69 trong 30 Tháng Mười Một, 2008, 10:20:58 pm
Sách LS Quân chủng PKKQ T1 có ghi nhận một số trường hợp máy bay Pháp bị bắn rơi trong thời kì đầu. Trường hợp đầu tiên là bị bắn rơi trong trận càn ở Đức Hoà (Long An) ngày 29/6/1946 (không rõ rơi thế nào). Nhưng mà không có tài liệu Pháp nên cũng không loại trừ khả năng nhầm lẫn.
    Chiangshan có thế pos cái đoạn này được không ? Rất có thể là không có chiếc máy bay bị rơi ngày 29/6/1946 ở Đức Hòa vì sách đã nhầm với chiếc rơi ngày 5/9/1946 ở Vườn Thơm. Hai địa danh này rất gần nhau.
     Sáng nay tôi vừa đi quận 12 t/p HCM, nói chuyện với bác CCB chi đội 5. Bác ấy có nhắc đến các địa danh có liên quan đến trận đánh ngày 5/9/1946 như : cầu Sáng, kinh Chín Đường, nhà thờ Lương Hòa, Vườn Thơm, Đức Hòa... Rất nhiều thông tin mới so với lá thư mà bác viết gửi báo cách đây hơn 10 năm nhưng không được đăng. Tôi có nói bác nên viết lại tất cả những gì bác biết về trận này, về chuyện ta bắn rơi máy bay. Bác có nói ở làng Đình Bảng, Bắc Ninh có một CCB cũng tham gia trận đánh này, không rõ là còn sống không vì nếu còn cũng đã 85 tuổi. Ở T/p HCM cũng có một CCB chi đội 5 tên Hồ Quang Qưới biết rất rõ về chuyện này, nhưng buồn quá chú ấy mới mất cách đây mấy tháng.
     Vì không biết pos tài liệu nên ngày mai, thứ hai 1/12 tôi sẽ nhờ mấy bạn trẻ cùng CQ giùm. Trước mắt là lá thư gửi báo viết cách đây 10 năm. Nếu họ làm không được thì lại phải nhờ chiangshan vậy. Có một việc muốn nhờ các bác ở diễn đàn là nếu bác nào có bản đồ thời 1945 ở vùng xảy ra trận đánh ( các địa danh tôi đã nêu ở trên ) thì pos lên đây. Việc này sẽ thuận lợi hơn cho bác CCB viết bài. Cám ơn các bác !
    


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: altus trong 30 Tháng Mười Một, 2008, 10:26:10 pm
    Chiangshan có thế pos cái đoạn này được không ? Rất có thể là không có chiếc máy bay bị rơi ngày 29/6/1945 ở Đức Hòa vì sách đã nhầm với chiếc rơi ngày 5/9/1946 ở Vườn Thơm. Hai địa danh này rất gần nhau.

Năm 1945 mà máy bay Pháp thì hơi nghi ngờ vì thời điểm đó quân Pháp bị Nhật giải giới hết cả rồi. Một là máy bay Nhật, hai là bắn được máy bay cá nhân/hành khách  :o


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: ThangLong69 trong 30 Tháng Mười Một, 2008, 10:32:54 pm
    Chiangshan có thế pos cái đoạn này được không ? Rất có thể là không có chiếc máy bay bị rơi ngày 29/6/1945 ở Đức Hòa vì sách đã nhầm với chiếc rơi ngày 5/9/1946 ở Vườn Thơm. Hai địa danh này rất gần nhau.

Năm 1945 mà máy bay Pháp thì hơi nghi ngờ vì thời điểm đó quân Pháp bị Nhật giải giới hết cả rồi. Một là máy bay Nhật, hai là bắn được máy bay cá nhân/hành khách  :o
     Ồ tớ gõ nhầm. Sửa lại thành 1946. Nhưng cách lập luận của altus có thể giải đáp luôn cho việc đội du kích Bắc Sơn bắn rơi máy bay Pháp.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: chiangshan trong 30 Tháng Mười Một, 2008, 10:55:33 pm
Sách LS Quân chủng PKKQ T1 có ghi nhận một số trường hợp máy bay Pháp bị bắn rơi trong thời kì đầu. Trường hợp đầu tiên là bị bắn rơi trong trận càn ở Đức Hoà (Long An) ngày 29/6/1946 (không rõ rơi thế nào). Nhưng mà không có tài liệu Pháp nên cũng không loại trừ khả năng nhầm lẫn.
     Chiangshan có thế pos cái đoạn này được không ? Rất có thể là không có chiếc máy bay bị rơi ngày 29/6/1946 ở Đức Hòa vì sách đã nhầm với chiếc rơi ngày 5/9/1946 ở Vườn Thơm. Hai địa danh này rất gần nhau.
     Sáng nay tôi vừa đi quận 12 t/p HCM, nói chuyện với bác CCB chi đội 5. Bác ấy có nhắc đến các địa danh có liên quan đến trận đánh ngày 5/9/1946 như : cầu Sáng, kinh Chín Đường, nhà thờ Lương Hòa, Vườn Thơm, Đức Hòa... Rất nhiều thông tin mới so với lá thư mà bác viết gửi báo cách đây hơn 10 năm nhưng không được đăng. Tôi có nói bác nên viết lại tất cả những gì bác biết về trận này, về chuyện ta bắn rơi máy bay. Bác có nói ở làng Đình Bảng, Bắc Ninh có một CCB cũng tham gia trận đánh này, không rõ là còn sống không vì nếu còn cũng đã 85 tuổi. Ở T/p HCM cũng có một CCB chi đội 5 tên Hồ Quang Qưới biết rất rõ về chuyện này, nhưng buồn quá chú ấy mới mất cách đây mấy tháng.
     Vì không biết pos tài liệu nên ngày mai, thứ hai 1/12 tôi sẽ nhờ mấy bạn trẻ cùng CQ giùm. Trước mắt là lá thư gửi báo viết cách đây 10 năm. Nếu họ làm không được thì lại phải nhờ chiangshan vậy. Có một việc muốn nhờ các bác ở diễn đàn là nếu bác nào có bản đồ thời 1945 ở vùng xảy ra trận đánh ( các địa danh tôi đã nêu ở trên ) thì pos lên đây. Việc này sẽ thuận lợi hơn cho bác CCB viết bài. Cám ơn các bác !

Đây ạ. Trong này cũng nói cả về trường hợp bị ông Nguyễn Cao Thương bắn rơi, nhưng là ngày 16/8/1946 (?)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: ThangLong69 trong 01 Tháng Mười Hai, 2008, 04:58:55 pm
      Đầu năm 1998, có bác CCB nhờ tôi đánh máy lại bức thư của bác gửi báo Thanh Niên góp ý về bài báo viết về chuyện chiếc máy bay của quân xâm lược bị quân đội cách mạng bắn rơi đầu tiên. Thư được gửi đi, báo TN không đăng và cũng không thèm trả lời độc giả. Đọc sách LS PKKQ tập 1 ( chiangshan đã pos ) thì thấy sách đã không đề cập đến chiếc máy bay của Pháp bị ta bắn rơi ngày 5/9/1946 ở Vườn Thơm. Vì vậy tôi pos lá thư của bác CCB đã viết cách đây 10 năm để các bạn có thêm tư liệu trong việc xác định chính xác sự kiện chiếc máy bay của quân xâm lược bị quân đội cách mạng bắn rơi đầu tiên.( tôi chỉ sửa lại chỗ ở và số ĐT vì đã có thay đổi )


      TP.Hồ Chí Minh, ngày 5  tháng  1  năm 1998
   
   ĐI TÌM ĐÂU LÀ CHIẾC MÁY BAY CỦA GIẶC BỊ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG QĐND VIỆT NAM BẮN RƠI ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM

   Kính gửi :    - BAN BIÊN TẬP BÁO THANH NIÊN
Tôi tên : ĐỖ VĂN TRÁC   Sinh năm 1926
Nguyên là đội viên chi đội 5 Vệ Quốc Đoàn.
Chỗ ở : khu phố 2, P.Thạnh Xuân, Q12, Tel : 08.37169543

      Tôi có đọc báo TN số 203 phát hành ngày chủ nhật 21-12-97 của tác giả Lê Thanh Trừ nói về sự kiện họa sỹ Nguyễn Kao Thương bắn rơi chiếc máy bay của giặc Pháp trên bầu trời tỉnh Trà Vinh năm 1947 trong trận chống càn, lúc đó ông là đại đội trưởng, khi gIặc đến ông trèo lên ngọn dừa có mang theo súng để quan sát những cánh quân của giặc. Khi máy bay địch bay ngang qua ông nhắm bắn, máy bay trúng đạn bốc cháy và rơi. Thời buổi lúc bấy giờ hành động như vậy tôi rất khâm phục lòng dũng cảm trí thông minh của ông Nguyễn Cao Thương. Thế nhưng đấy có phải là chiếc máy bay đầu tiên bị QĐND VN bắn rơi không?
     Sau đây tôi nêu một trường hợp khác đã xảy ra vào ngày 5-9-46 tại Vườn Thơm ( nay là khu KTM Lê Minh Xuân ). Chi đội 4 và chi đội 5 Vệ Quốc Đoàn về đây đóng quân được ít ngày thì xảy ra trận đánh và trong trận này một chiếc máy bay của Pháp đã bị ta bắn rơi. Chỉ huy chi đội 4 là ông Huỳnh Văn Trí. Chỉ huy chi đội 5 là ông Phạm Hữu Đức, quê ông ở Bà Điểm Hóc Môn. Khi cuộc kháng chiến Nam Bộ nổ ra, ông từ bỏ gia tài sự nghiệp cá nhân đem của cải, vàng bạc để làm vốn nuôi quân đánh giặc. Ong là người có học thức, từng trải trong cuộc sống, là vị chỉ huy mưu trí dũng cảm, được toàn thể chiến sĩ dưới quyền kính phục.
     Giặc Pháp biết được chi đội 4 và 5 về trú quân tại Vườn Thơm vì trước đó, ngày 2/9/1946, hai chi đội phối hợp tổ chức lễ kỷ niệm ngày Quốc khánh lần đầu tiên của Việt Nam trên một sân rộng của lò đường bên bờ kinh Xáng( còn gội là Kinh Lò Đường). Phía trên là cầu Sáng cách mấy KM, phía dưới là Lương Hòa có con sông lớn, phía đông là Bàu Cò Láng Le.
     Sáng 5-9-46, giặc Pháp huy động lực lượng khá lớn có tàu chiến và máy bay yểm hộ đánh vào chia làm 2 cánh : từ Bàu Cò Láng Le đi lên, một cánh từ tàu chiến đổ bộ tiến về phía Lò Đường. Trận chiến đấu diễn ra ác liệt. Lực lượng địch đông hơn, mạnh hơn về súng đạn. Ta bị tổn thất, một đại đội trưởng của chi đội 5 tên là Quang hy sinh. Để tránh tổn thất, chỉ huy trận đánh là ông Phạm Hữu Đức quyết định rút lui dọc theo bờ kinh Lò Đường về phía Bàu Cò Láng Le. Trên đường ta rút quân xuất hiện chiếc máy bay chuồn chuồn còn gọi “đầm già”. Nó bay lượn trên đầu gần sát với ngọn cây mù u, kết hợp trinh sát với việc ném lựu đạn xuống nhằm vào bộ đội ta đang rút quân. Hồi đó hầu như chưa ai nghĩ đến việc bắn máy bay bằng súng bộ binh. Mọi người rất tức nhưng không được lệnh bắn máy bay vì sợ bị lộ. Tuy nhiên ở đại đội 1 chi đội 4 có đồng chí tiểu đội trưởng tên là Kính giữ trung liên, khi chiếc máy bay sà xuống thấp bay ngang qua đã đưa súng lên ngắm bắn một loạt đạn. Dứt loạt đạn Kính nói với đồng chí đứng cạnh :” Có lẽ tao đã bắn trúng nó rồi” Quả nhiên từ chiếc máy bay phụt ra một làn khói đen dài, nó cố gượng bay thêm một đoạn rồi bốc cháy đâm đầu xuống đám sình lầy giữa cánh đồng hoang ( còn gọi là bưng ).
     Tôi đứng ở một vị trí trống trải cách đó vài trăm thước quan sát sự kiện từ đầu đến cuối. Khi thấy máy bay bốc khói thì cho là giống như ôtô chạy phải phụt khói. Khi máy bay bốc lửa chùm kín thân và đuôi, đầu chúi dần xuống vẫn lo nó gượng lại bay lên được. Chỉ khi nó đâm đầu xuống bùn, cái đuôi chổng ngược lên đồng thời phát ra một tiếng ầm kéo dài mới tin là là nó đã rơi thật. Tất cả mọi người đều rất hả dạ, một số  quên cả nguy hiểm chạy đến xem tận mắt. Tôi cố lội bưng cho thật nhanh đến tận chỗ xác máy bay rơi còn đang bốc khói để thỏa tính tò mò, nghịch ngợm và là đến đó biết đâu còn kiếm súng đạn, đồ dùng không biết chừng. Tuy chỉ có hơn 100m nhưng phải hơn 10 phút mới lội đến nơi. Cách chiếc máy bay còn đang bốc khói là xác hai tên phi công da trắng trước đây ít phút còn vung tay thả lựu đạn nay đã phải đền tội nằm sóng xoài. Đứng ngoài nhìn vào khoang máy bay thấy có hai chiếc ghế ngồi dành cho phi công, tôi tính ngồi thử nhưng không thể lách người vào nên đi một vòng quanh máy bay. Thấy bên cánh có mấy chiếc đèn tín hiệu nhỏ liền dùng cả hai tay cố vặn ra để lấy làm kỷ niệm nhưng đèn bắt rất chắc không thể gỡ được. Lúc này trên bộ quân Pháp đã tiến đến áp sát chỉ cách mấy trăm thước, trên trời máy bay quần đảo bắn đạn 20 ly xuống. Hai bên đánh quần nhau có khi chỉ cách nhau vài chục thước trong bưng đến tận gần tối. Trước khi trời tối, chúng tôi đã thoát ra khỏi vòng vây lội qua sông Vàm Xáng sang bên vùng Rau Răm gần đó. Kiểm lại đơn vị bị hy sinh mất mấy đồng chí. Người bắn chiếc máy bay rơi là đồng chí Kính cũng đã hy sinh trong trận này. Đơn vị không ai biết quê anh ở đâu, anh nói giọng Bắc, có lẽ là công nhân đồn điền cao su đi bộ đội từ năm 1945.
     Trên những nẻo đường kháng chiến sau này với tôi biết bao kỷ niệm, nhưng ấn tượng mạnh mẽ và ghi nhớ suốt đời là sự kiện chiếc máy bay bị ta bắn rơi trên vùng trời Vườn Thơm ngày 5/9/1946 đến nay đã gần 52 năm. Sau này trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ chúng ta đã bắn rơi hàng ngàn máy bay địch đủ loại kể cả “Siêu pháo đài bay” B52, thế nhưng chiếc chuồn chuồn tôi nêu trong bài viết này có thể là chiếc đầu tiên.Những người trong trận đó nay chỉ còn mấy người. Anh Nguyễn Thành Hưng là Chính trị Viên chi đội sau giải phóng 1975 là phó chủ tịch MTTQ t/p Hồ Chí Minh. Anh Hồ Quang Qưới hiện đang bệnh nặng nằm chữa trị ơ bện viện Thống Nhất. Anh Bùi Duy Trinh sau giải phóng là huyện đội trưởng Bình Chánh, nay nghỉ hưu mở quán Bida gần bên xe Miền tây. Cách đây hơn 10 năm nhân khánh thành bệnh viện tại khu KTM Lê Minh Xuân tôi có tham dự và hỏi thăm sự kiện máy bay rơi năm 46, những người lớn tuổi ở Vườn Thơm còn nhớ và họ kể rằng sau này có đào được chiếc ghế của phi công trong chiếc máy bay bị rơi tại Vườn Thơm năm 46.
      Không biết đây có phải là chiếc máy bay giặc do QĐND Việt Nam bắn rơi đầu tiên hay không ? Còn có trường hợp nào trước đó, mong độc giả báo Thanh Niên lên tiếng để bổ xung vào lịch sử anh hùng của QĐND Việt Nam.

      Người viết
      
      ĐỖ VĂN TRÁC


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: ThangLong69 trong 01 Tháng Mười Hai, 2008, 05:14:26 pm
     Vì không có báo TN ngày 21/12/1997 để tham khảo, nhưng qua lá thư của bác CCB chi đội 5 thì tôi có những thắc mắc về chuyện bắn rơi máy bay của họa sỹ N.C.Thương.
     1. Liệu có thể 1 tay ôm cây dừa, 1 tay cầm súng trung liên để bắn mục tiêu có tốc độ cao như máy bay được không ?
     2. Dừa ở miền Tây rất cao, người trèo lên trên ngọn sẽ có độ rung lắc, khi bắn thì khả năng trúng mục tiêu ra sao ?
     3. Nếu bắn trung liên bằng hai tay thì trên ngọn dừa có chỗ nào để ngồi bắn như vậy không ?
    Mong các bác rành về vũ khí giải đáp giùm.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: Ngocvancu trong 01 Tháng Mười Hai, 2008, 05:24:52 pm
Nếu là bắn = trung lên thì 1946 ta có 4 loại:Vĩnh Cát,ZB 26,ZB 30,và Nambu của Nhật.bốn loại này tương tự như nhau có dây để đeo,như vậy ông Nguyễn Cao Thương mới có thể đeo sau lưng mà leo lên ngọn dừa được.Người khỏe có thể bắn 1 tay được bác ạ.Nói về cái ngọn dừa thì ta có thể ngồi trên bẹ của cây dừa rất là thoải mái 0 sợ ngã đâu.Vì vậy chuyện ông Nguyễn Cao Thương bắn rơi máy bay Pháp từ trên ngọn dừa là hoàn toàn có thể.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: lemis trong 10 Tháng Hai, 2009, 11:20:04 am
Chào các bác,

Em là newmemb ở đây, vô trong này đọc nhiều bài thú vị quá, rất tự hào về lịch sử của dân tộc ta. Trân thành cảm ơn ban quản trị đã dày công vun đắp với nhất nhiều thông tin bổ ích và hữu hiệu.

Hôm nay, em muốn hỏi xem bác nào còn ảnh tư liệu về xung quanh trận Đông Khê trước đây không ạ? Có thể cả hình ảnh về nhà cửa thời đó, trường học cũ, hoặc sa bàn trận địa...

Cám ơn các bác đã đọc tin và xin được cao thủ giúp đỡ

Trân trọng


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: _new trong 10 Tháng Hai, 2009, 01:23:18 pm
Chào các bác,

Em là newmemb ở đây, vô trong này đọc nhiều bài thú vị quá, rất tự hào về lịch sử của dân tộc ta. Trân thành cảm ơn ban quản trị đã dày công vun đắp với nhất nhiều thông tin bổ ích và hữu hiệu.

Hôm nay, em muốn hỏi xem bác nào còn ảnh tư liệu về xung quanh trận Đông Khê trước đây không ạ? Có thể cả hình ảnh về nhà cửa thời đó, trường học cũ, hoặc sa bàn trận địa...

Cám ơn các bác đã đọc tin và xin được cao thủ giúp đỡ

Trân trọng
Nội dung thiếu rồi.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: rongxanh trong 10 Tháng Hai, 2009, 07:44:17 pm
Chào các bác,

Em là newmemb ở đây, vô trong này đọc nhiều bài thú vị quá, rất tự hào về lịch sử của dân tộc ta. Trân thành cảm ơn ban quản trị đã dày công vun đắp với nhất nhiều thông tin bổ ích và hữu hiệu.

Hôm nay, em muốn hỏi xem bác nào còn ảnh tư liệu về xung quanh trận Đông Khê trước đây không ạ? Có thể cả hình ảnh về nhà cửa thời đó, trường học cũ, hoặc sa bàn trận địa...

Cám ơn các bác đã đọc tin và xin được cao thủ giúp đỡ

Trân trọng

Đề nghị bạn tìm trong Topic Những hình ảnh về Kháng chiến chống Pháp nhé, và không nên mở riêng 1 topic để hỏi 1 câu như thế này.
Những câu hỏi như thế này, nên đưa vào đây và chịu khó tìm những topic cũ!


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: lemis trong 11 Tháng Hai, 2009, 10:21:28 am
Vâng, cám ơn anh đã hướng dẫn, em xin rút kinh nghiệm.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: _new trong 11 Tháng Hai, 2009, 11:24:13 am
Bác lemis cần làm gì thế?


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: lemis trong 12 Tháng Hai, 2009, 10:16:22 am
Dạ, em đang có ý định dựng lại toàn bộ diễn biến trận Đông Khê bằng video 3D để phổ biến cho mọi người. Hoàn toàn là tự nguyện, không làm cho tổ chức nào, không vì lợi nhuận hay mục đích gì khác.

(http://www.uploadanh.com/upload/0/3/0.083377001234408196.jpg)

Các bác xem qua cái bản phác thảo này, những bác nào đã từng đến đây hoặc có tư liệu chuẩn xác về vùng này rồi thì xin cho em ý kiến ạ. Em cũng chuẩn bị cùng với một vài anh em tâm huyết lên vùng đó lần nữa để xác minh nhiều điều từ các nhân chứng còn sống.

Ghi xong vài lời cho các bác là em sang xưởng phim tư liệu Quân đội ngay.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: chiangshan trong 12 Tháng Hai, 2009, 10:27:19 am
Bác có sơ đồ trận này chưa nhỉ, nếu chưa thì để lúc nào em tìm rồi gửi cho.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: _new trong 12 Tháng Hai, 2009, 11:21:33 am
Ồ, thế thì hay quá. Có cái ảnh về Đông Khê này, bác lên hỏi ông Gúc với từ "Dong Khe" có thể ra một số ảnh nữa, chất lượng rất tốt, em lưu về nhưng chả nhớ để đâu nữa rồi.
Vào đây để xem thêm về CZ Biên giới: http://www.quansuvn.net/index.php?topic=428.0
(http://i84.photobucket.com/albums/k16/vo_quoc_tuan/toancanhdongkhe-1.gif)
Cần gì bác cứ lên tiếng nhé, anh em sẽ cố gắng hết sức.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: lemis trong 12 Tháng Hai, 2009, 11:59:41 am
Cái này em có rồi bác, hình dưới (em đang làm phác thảo sơ sài) là từ ảnh này mà ra

(http://www.uploadanh.com/upload/0/3/0.984240001234414483.jpg)

Em cũng đã liên lạc xong với xưởng phim Quân đội, họ hẹn đầu tuấn tới xem list và có thể xem ngay nhưng bộ phim tư liệu mình cần tham khảo. Tuy nhiên, là do mình đóng lại, còn mấy đoạn của Các-men thì hàng xịn. Thích quá, không ngờ nhiều người tốt giúp thật!

Bác chiangshan, có được sơ đồ thì tốt quá, cho e xin ạ: mail của em này: lemis8184@yahoo.com

Cám ơn các bác


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: tuaans trong 12 Tháng Hai, 2009, 12:17:51 pm
Cái này chắc làm lại?

(http://i296.photobucket.com/albums/mm167/boonghayteen/locotdongkhe.jpg)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: tuaans trong 12 Tháng Hai, 2009, 12:20:31 pm
đông khê 1931, không biết đã có đồn bót gì chưa?

(http://belleindochine.free.fr/images/PierreGourou/103TonkinEnvironDongKhe.JPG)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: lemis trong 12 Tháng Hai, 2009, 12:33:58 pm
Cái này chắc làm lại?

(http://i296.photobucket.com/albums/mm167/boonghayteen/locotdongkhe.jpg)

Làm lại mà bác, ngày đó toàn lâý đá đắp lên lổn nhổn lắm, xung quanh đắp hào. Cái chòi kia là mái lá không dùng ngói, cám ơn bác nhiều về 2 tấm hình rất hữu ích. Mong bác tiếp tục nhiều hơn nữa cho bọn em đỡ vất vả.

Cái ảnh dưới hình như là vùng núi đá (Cam Phẩy), trước mặt là nơi đặt một hai lô cốt nhỏ (ngay chỗ ông đứng chụp ảnh). Theo em là thế.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: _new trong 12 Tháng Hai, 2009, 01:32:27 pm
À, bác xem thêm cái này (chưa hoàn thành ;D)
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=1884.0

Cái hình đầu của bác là vẽ đè lên ảnh gốc đúng không ạ.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: kiến trong 02 Tháng Ba, 2009, 01:39:33 pm
Con sinh ra sau chiến tranh. Không nằm trong hàng ngũ Đoàn.
Nhưng không vì thế mà con không biết đến lịch sử đất nước (tuy có nhiều điều chưa biết thật) vậy mà hôm thứ 7 trong giờ ra chơi vô tình con nghe mấy thầy cô giáo nói với nhau :"Lê Văn Tám là hư cấu,không có thật". Con phân vân quá không biết đó là thông tin đúng hay sai.
Chẳng lẽ niềm tự hào bấy lâu của Đội viên là hư cấu mà ra sao ? ???


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: tuaans trong 02 Tháng Ba, 2009, 02:00:42 pm
Hình như cái này là chủ đề của bác Rồng thì phải? Nếu vậy thì bác Rồng trả lời cho cháu nó nha!  ;D


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: rongxanh trong 02 Tháng Ba, 2009, 10:13:15 pm
Con sinh ra sau chiến tranh. Không nằm trong hàng ngũ Đoàn.
Nhưng không vì thế mà con không biết đến lịch sử đất nước (tuy có nhiều điều chưa biết thật) vậy mà hôm thứ 7 trong giờ ra chơi vô tình con nghe mấy thầy cô giáo nói với nhau :"Lê Văn Tám là hư cấu,không có thật". Con phân vân quá không biết đó là thông tin đúng hay sai.
Chẳng lẽ niềm tự hào bấy lâu của Đội viên là hư cấu mà ra sao ? ???

Hơi lạc đề với bạn New 1 chút vậy  ;)

Bạn xem đỡ cái này vậy - Hình chụp từ sách (Không nhớ đã post mấy lần trên ttvn rồi, nhưng sau khi post xong hình như những người hỏi/ khẳng định chuyện này là hư cấu đều không thấy phản ứng/ hỏi lại):

(http://i74.photobucket.com/albums/i268/rongxanhpmu/KCCP/Chubedotkhoxang0.jpg)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: rongxanh trong 02 Tháng Ba, 2009, 10:13:30 pm
(http://i74.photobucket.com/albums/i268/rongxanhpmu/KCCP/Chubedotkhoxang1.jpg)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: altus trong 02 Tháng Ba, 2009, 10:37:13 pm
Theo tôi nhớ thì dạo đó không ai hỏi chắc là vì không đủ chi tiết để khẳng định bài viết xuất xứ từ đâu (sau hình như cũng có tên sách thì phải), độ tin cậy đến mức nào, nếu có thật thì tên tuổi người thiếu niên đó là gì, có ai làm chứng được không v.v. Tóm lại có cơ sở gì để khẳng định đây không phải là một bài viết khơi khơi "làm vẻ vang quận nhà" dựa trên chính truyền thuyết Lê Văn Tám.  ::)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: rongxanh trong 03 Tháng Ba, 2009, 09:09:07 pm
Theo tôi nhớ thì dạo đó không ai hỏi chắc là vì không đủ chi tiết để khẳng định bài viết xuất xứ từ đâu (sau hình như cũng có tên sách thì phải), độ tin cậy đến mức nào, nếu có thật thì tên tuổi người thiếu niên đó là gì, có ai làm chứng được không v.v. Tóm lại có cơ sở gì để khẳng định đây không phải là một bài viết khơi khơi "làm vẻ vang quận nhà" dựa trên chính truyền thuyết Lê Văn Tám.  ::)


 ;D ;D ;D ;D ;D

Quên mất, hình như là người duy nhất hỏi xuất xứ  ::)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: VasilyTran trong 24 Tháng Ba, 2009, 05:11:45 pm
Cho em hỏi trong kháng chiến chống Pháp thế chủ đông thuộc vế ta tử khoảng thời gian nào ? ???


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: trung uy trong 06 Tháng Năm, 2009, 05:16:33 pm
các bác ơi, cho em hỏi: hồi đi học, sách lịch sử khi nói về thời gian đàm phán hiệp định Geneve thì dẫn đầu phái đoàn ta đi đàm phán là Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng bộ ngoại giao  Phạm Văn Đồng. Em cứ băn khoăn là hồi đó cụ Phạm văn Đồng là Phó thì ai làm thủ tướng ạ? ở đây có nhiều bác có nhiều tư liệu, cho em xin một ít thông tin về vấn đề này đc không ạ? em xin cám ơn các bác trước


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: altus trong 06 Tháng Năm, 2009, 07:24:26 pm
các bác ơi, cho em hỏi: hồi đi học, sách lịch sử khi nói về thời gian đàm phán hiệp định Geneve thì dẫn đầu phái đoàn ta đi đàm phán là Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng bộ ngoại giao  Phạm Văn Đồng. Em cứ băn khoăn là hồi đó cụ Phạm văn Đồng là Phó thì ai làm thủ tướng ạ?


Trích dẫn
Từ khi thành lập Chính phủ lâm thời tháng 8 năm 1945 (danh sách Chính phủ lâm thời đầu tiên được đăng trên các báo ngày 28 tháng 8 ) đến 1954, Hồ Chí Minh giữ chức vụ Chủ tịch Chính phủ và thực hiện chức năng của Thủ tướng, vì tuy Hiến pháp 1946 có quy định chức vụ Thủ tướng nhưng không có ai giữ cương vị này. Trong công hàm đề ngày 19 tháng 7 năm 1955 gửi Quốc trưởng và Thủ tướng Chính phủ miền Nam Việt Nam về vấn đề hiệp thương chính trị có ghi chức vụ của Hồ Chí Minh là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiêm Thủ tướng Chính phủ.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Thủ_tướng_Việt_Nam (http://vi.wikipedia.org/wiki/Thủ_tướng_Việt_Nam)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: trung uy trong 08 Tháng Năm, 2009, 12:46:38 pm
em cám ơn bác dongadoan đã sửa và bác altus vì thông tin của bác rất nhiều ạ.. n.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: saruman trong 26 Tháng Năm, 2009, 03:46:30 pm
http://ttvnol.com/forum/gdqp/690405/trang-38.ttvn#7448467

Các bác cho hỏi: Các con số này lấy từ đâu, kèm luôn số trang, năm xuất bản được không ạ?(để sửa Wiki mà)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: chiangshan trong 26 Tháng Năm, 2009, 10:23:13 pm
http://ttvnol.com/forum/gdqp/690405/trang-38.ttvn#7448467

Các bác cho hỏi: Các con số này lấy từ đâu, kèm luôn số trang, năm xuất bản được không ạ?(để sửa Wiki mà)

Lịch sử Bộ Tổng tham mưu trong kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, NXB QDND, 1991. Số trang thì hỏi lão Tuấn New nhé ;)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: Panzer trong 24 Tháng Tám, 2009, 08:52:17 pm
Cho em hỏi về phiên hiệu của trung đoàn thiếp giáp và trung đoàn bộ binh cùng các đơn vị biệt kích của Pháp ở HN năm 1946.
Có phải trung đoàn thiết giáp này nằm trong biên chế của Sư đoàn 2 (2 ème division) thiết giáp của tướng Leclerc đổ bộ cùng quân Anh vào SG năm 1945 không ạ ? Nếu đúng thì đó là trung đoàn mấy ?
Trang bị của nó có phải là có M3 haft-track, M5 Stuart, M8 Stuart, M8 Greyhound không ạ ? hay còn xe nào khác không ? có xe British Universal Carrier Mk II không ? Có Sherman không ?
Có phải trước khi kháng chiến nổ ra, ta đã điều đình lén mua 1 ít vũ khí của quân Nhật trước khi bị giải giáp không ?
Mũ sắt mà các vệ quốc quân đội có phải mũ sắt của lính Nhật không ?

Xin cám ơn các bác rất nhiều.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: chiangshan trong 26 Tháng Tám, 2009, 09:45:25 am
Hmm, tổng hợp lại thì là trung đoàn 6 thuộc địa (6e RIC) thiếu thuộc sư đoàn 9 Đông Dương (9e DIC).
Bọn dù hình như là tiểu đoàn 8 dù xung kích (8e BPC). Ngoài ra còn 1 vài d bộ binh nữa.

Hồi trước em có đọc 1 cuốn, trong đấy liệt kê khá rõ các đơn vị Pháp, phiên hiệu là gì, vào HN thời gian nào. Giờ không nhớ nổi là ở đâu, bực thật >:(

Thiết giáp là trung đoàn lâm thời thuộc sư đoàn 2 thiết giáp do trung tá Massu chỉ huy (trung đoàn Massu) gồm tiểu đoàn 7/1er RSMN thiết giáp và tiểu đoàn 1/501e RCC xe tăng. Theo trang này (http://members.lycos.co.uk/Indochine/cefeo/orgs.html#top) thì trang bị của nó gồm M8 Greyhound, M3 halftrack, M8 Howitzer Motor Carriage, M5 Stuart. Ngoài ra xem phim do bọn Pháp quay ở HN thấy có thêm chiếc Humber Scout Car.

Mũ sắt của VQĐ đa số là của Nhật, có cả của Pháp, Anh, Mỹ (chiến lợi phẩm).

Biếu bác thêm mấy cái link, bao giờ làm sa bàn xong nhớ post hình nhá ;D
http://www.youtube.com/watch?v=WCzSSt5HAv8&feature=channel
http://www.youtube.com/watch?v=_IHzQZSaTp8&feature=channel


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: Panzer trong 28 Tháng Tám, 2009, 12:28:23 am


Biếu bác thêm mấy cái link, bao giờ làm sa bàn xong nhớ post hình nhá ;D
http://www.youtube.com/watch?v=WCzSSt5HAv8&feature=channel
http://www.youtube.com/watch?v=_IHzQZSaTp8&feature=channel

Báo cáo, rõ !
Thông tin quá quý giá, cám ơn bác rất nhiều.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: altus trong 03 Tháng Chín, 2009, 05:03:10 am
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=2723.msg53560#msg53560

Trích dẫn
Bên cạnh các đơn vị chiến đấu, lính Lê dương còn có nhiều đơn vị kỹ thuật như đại đội 40 vận tải Lê dương, đại đội 2 sửa chữa Lê dương, đại đội 21 công binh Lê dương, tiểu đoàn 61 kỹ thuật  v.v. . . và 1 đoàn tàu bọc thép do trung đoàn 2 bộ binh Lê dương điều khiển, hoạt động trên đoạn Ninh Hoà, Phan Thiết, Nha Trang. Đoàn tàu có 2 đầu máy hơi nước và 14 toa gồm toa chỉ huy, toa thông tin, toa cứu thương, toa ăn, 2 toa trần đi trước để dò mìn. Đoàn tàu được trang bị 1 pháo 40mm, 1 pháo 20mm, 8 đại liên 2 nòng, 1 cối 81mm và 1 cối 60mm. Đoàn tàu có 1100 lính Lê dương. Sau khi quân Pháp rút khỏi Việt nam, đoàn tàu bị dỡ bỏ.

Cái đoàn tàu ấy đây:

http://www.dailymotion.com/video/k1pmu7TKmicpp5NPbQ

Bọn Pháp kể cũng xảo quyệt. Chở theo từng ấy tà vẹt, đến chỗ nào cầu sập là bắt mấy bác khố xanh vác xuống xếp như xếp diêm làm trụ tạm để tiếp tục chống phá cách mạng.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: linh_gac_cua trong 09 Tháng Chín, 2009, 11:26:05 am
 ;D Thời kì đó Bác Hồ nhà ta làm Thủ Tướng đó bác ạ!có thời điểm Bác Hồ nhà ta kiêm 4 chức Chủ Tịch Đảng( cái này sau này mới bầu), Chủ Tịch Nước, Chủ Tịch Mặt Trận Việt Minh, Thủ Tướng Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Chưa kể là lúc đầu còn làm Tổng tư lệnh các lực vũ trang Việt Nam( Bây giờ là Chủ Tịch Hội Đồng An Ninh Quốc Phòng), sau này giao lại cho Bác Giáp. Cho Bác Giáp luôn cái chức "Bí Thư Quân Ủy Trung Ương". Vậy là Bác Hồ đã cho Bác Giáp một nửa quyền của "Tổng Bí Thư" rồi đó. Rồi cho Bác ba Lê Duẩn cái chức "Bí Thư Thứ Nhất Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng" một nửa quyền "Tổng Bí Thư" còn lại cho bác ba Lê Duẩn :D


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 11 Tháng Chín, 2009, 11:12:26 am
;D Thời kì đó Bác Hồ nhà ta làm Thủ Tướng đó bác ạ!có thời điểm Bác Hồ nhà ta kiêm 4 chức Chủ Tịch Đảng( cái này sau này mới bầu), Chủ Tịch Nước, Chủ Tịch Mặt Trận Việt Minh, Thủ Tướng Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Chưa kể là lúc đầu còn làm Tổng tư lệnh các lực vũ trang Việt Nam( Bây giờ là Chủ Tịch Hội Đồng An Ninh Quốc Phòng), sau này giao lại cho Bác Giáp. Cho Bác Giáp luôn cái chức "Bí Thư Quân Ủy Trung Ương". Vậy là Bác Hồ đã cho Bác Giáp một nửa quyền của "Tổng Bí Thư" rồi đó. Rồi cho Bác ba Lê Duẩn cái chức "Bí Thư Thứ Nhất Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng" một nửa quyền "Tổng Bí Thư" còn lại cho bác ba Lê Duẩn :D
Bạn dẫn từ nguồn nào thế?
Thế bạn giải thích như thế nào từ 1951-1960, Tổng bí thư Đảng Lao động Việt Nam là đ/c Trường Chinh, còn đ/c Lê Duẩn là Bí thư thứ nhất từ sau ĐH 3 của Đảng (1960) ???. Mà Kháng chiến chống Pháp là giai đoạn 1945-1954?


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: scorpiwolf trong 15 Tháng Mười, 2009, 02:35:37 pm
Em là thành viên mới tinh, dân ngoại đạo, nhưng cực kỳ yêu và tự hào về lịch sử VN cũng, em cũng đang làm một đoạn phim 3d về thời chống Pháp. Các bác cho em hỏi tí: em đọc sách thấy hồi đó VM nhà mình có xài xe mô lô tô ba, mà em không biết tên thật là gì để có thể search ảnh tham khảo trên Gúc, bác nào có thông tin gì cho em xin. Em cảm ơn lắm lắm...
Nhân tiện cho em hỏi, trên forum nhà mình có mục nào thống kê các loại vũ khí, khí tài, xe cơ giới... của cả hai bên Việt Pháp trong thời kỳ từ 1950-1954 chưa ạ, nếu có thì làm ơn cho em xin cái link. Đa tạ các bác vô cùng.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 15 Tháng Mười, 2009, 02:54:48 pm
Em là thành viên mới tinh, dân ngoại đạo, nhưng cực kỳ yêu và tự hào về lịch sử VN cũng, em cũng đang làm một đoạn phim 3d về thời chống Pháp. Các bác cho em hỏi tí: em đọc sách thấy hồi đó VM nhà mình có xài xe mô lô tô ba, mà em không biết tên thật là gì để có thể search ảnh tham khảo trên Gúc, bác nào có thông tin gì cho em xin. Em cảm ơn lắm lắm...
Một số xe ô tô VM dùng hồi KCCP là do LX viện trợ, trong đó có loại xe được gọi là Molotova (mang tên ông Bộ trưởng Ngoại giao Molotov), loại xe này chế tạo tại Liên xô, có ký hiệu Gaz (Nhà máy ô tô thành phố Gorky), bạn tra các đời Gaz 51, Gaz 63...


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: scorpiwolf trong 15 Tháng Mười, 2009, 03:56:55 pm
Cám ơn bác Hungnt nhiều nhiều...


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: chiangshan trong 18 Tháng Mười, 2009, 11:12:51 am
đây (http://www.quansuvn.net/index.php?topic=7330.msg155789#msg155789) có nhắc tới Cục tình báo trung ương trực thuộc BTTL và TW Đảng trong KCCP (không phải Cục quân báo của BTTM), các bác cho hỏi Cục này thành lập khi nào, ai đứng đầu và sau KCCP thì số phận ra sao?


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: dongadoan trong 18 Tháng Mười, 2009, 11:26:36 am
 Cục Tình báo TW được thành lập ngày 20 tháng 3 năm 1947, trực thuộc Bộ Tổng Tư lệnh. Hiện không có tài liệu về người phụ trách. Khi thành lập, Cục Tình báo TW được gọi là Cục 2, ở BTTM thành lập Phòng 2 - Quân báo (tiền thân là Phòng Tình báo thành lập từ 1945). Năm 1950, Cục 2 tăng cường một bộ phận cán bộ cho Phòng Quân báo/BTTM để thành lập Cục Quân báo/BTTM.

 Sau KCCP, ngày 10 tháng 6 năm 1957, Thủ tướng Chinh phủ ra nghị định thống nhất các tổ chức tình báo và quân báo thuộc QĐ thành Cục 2 thuộc BTTM. 


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: rongxanh trong 18 Tháng Mười, 2009, 09:38:49 pm
Em là thành viên mới tinh, dân ngoại đạo, nhưng cực kỳ yêu và tự hào về lịch sử VN cũng, em cũng đang làm một đoạn phim 3d về thời chống Pháp. Các bác cho em hỏi tí: em đọc sách thấy hồi đó VM nhà mình có xài xe mô lô tô ba, mà em không biết tên thật là gì để có thể search ảnh tham khảo trên Gúc, bác nào có thông tin gì cho em xin. Em cảm ơn lắm lắm...
Nhân tiện cho em hỏi, trên forum nhà mình có mục nào thống kê các loại vũ khí, khí tài, xe cơ giới... của cả hai bên Việt Pháp trong thời kỳ từ 1950-1954 chưa ạ, nếu có thì làm ơn cho em xin cái link. Đa tạ các bác vô cùng.

Trong topic Những hình ảnh ít biết về kháng chiến chống Pháp Phần 1 có 1 số hình ảnh quân đội Việt Minh tiếp quản các thành phố phía Bắc, có sử dụng xe Molotova, ảnh của LIFE trên Google.

Ví dụ:

(http://i74.photobucket.com/albums/i268/rongxanhpmu/Pic_KCCP/Communistguerillatroopsenteringcity.jpg)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: rongxanh trong 18 Tháng Mười, 2009, 09:40:13 pm
Tiếp (Chắc do vượt band, nên bạn dán Image link vào thanh Adress là xem được hình).

(http://i74.photobucket.com/albums/i268/rongxanhpmu/Pic_KCCP/VN_in_HonGai_22-5-1955.jpg)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: rongxanh trong 18 Tháng Mười, 2009, 09:40:51 pm
Tiếp...

(http://i74.photobucket.com/albums/i268/rongxanhpmu/Pic_KCCP/NA008611.jpg)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: scorpiwolf trong 19 Tháng Mười, 2009, 08:55:11 am
Cám ơn bác Rongxanh, em đã tìm được một số hình ảnh liên quan đến Gaz 51 và 63 rồi, bọn em đang dựng thử 3d, khi nào xong sẽ post vài hình ảnh lên các bác xem nhé ... Em nhìn sơ thấy 2 mẫu xe này không khác nhau lắm nhỉ, nó có khác nhau nhiều lắm không ạ ?
Nhân tiện các bác cho em hỏi thêm mấy vấn đề:
1. Hồi đó 2 bên dùng các phương tiện thông tin kiểu gì nhỉ, điện thoại, bộ đàm ??? Các bác có tên hay hình ảnh không cho em xin với. Em cần nhiều tư liệu tham khảo chuẩn chuẩn tí làm lên clip nó mới xịn và ấn tượng. Em đi bảo tàng thấy có hiện vật, nhưng thông tin về hiện vật thì gần như chả có gì... Khó quá.
2. Các bác có hình ảnh gì về các loại thùng đựng súng đạn của Quân Pháp hay của Trung Quốc viện trợ cho ta không ạ. Em cũng đang vướng mắc đoạn này quá. Tìm hình tham khảo của Mỹ thời WWII thì thấy nhiều, nó phân chia đủ loại rations, đạn dựoc các kiểu, không hiểu Pháp và ta thì thế nào nhỉ.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: scorpiwolf trong 19 Tháng Mười, 2009, 02:24:29 pm
EM đang xem kỹ lại phần những hình ảnh chưa biết về KCCP của bác BUFF thì có thấy một số thông tin về các thiết bị điện đài của Pháp, nhưng vẫn chưa có về phía VN, các bác có thông tin hảo tâm cho em xin với ạ. Đa tạ các bác nhiều nhiều.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: baoleo trong 20 Tháng Mười, 2009, 08:03:44 am
Cám ơn bác Rongxanh, em đã tìm được một số hình ảnh liên quan đến Gaz 51 và 63 rồi, bọn em đang dựng thử 3d, khi nào xong sẽ post vài hình ảnh lên các bác xem nhé ... Em nhìn sơ thấy 2 mẫu xe này không khác nhau lắm nhỉ, nó có khác nhau nhiều lắm không ạ ?

Rất khác nhau.
Con Gát 51, đơn vị tớ thường goi là "Gát ghẻ", phía sau là bộ bánh kép 1 trục (04 lốp). Khung xe thấp hơn con Gát 63 kia.
Con Gát 63, tục gọi là "Vọt tiến", phía sau là bộ bánh đơn 1 trục (2 bánh)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: Phong Quảng trong 20 Tháng Mười, 2009, 10:42:53 am
Cám ơn bác Rongxanh, em đã tìm được một số hình ảnh liên quan đến Gaz 51 và 63 rồi, bọn em đang dựng thử 3d, khi nào xong sẽ post vài hình ảnh lên các bác xem nhé ... Em nhìn sơ thấy 2 mẫu xe này không khác nhau lắm nhỉ, nó có khác nhau nhiều lắm không ạ ?

Rất khác nhau.
Con Gát 51, đơn vị tớ thường goi là "Gát ghẻ", phía sau là bộ bánh kép 1 trục (04 lốp). Khung xe thấp hơn con Gát 63 kia.
Con Gát 63, tục gọi là "Vọt tiến", phía sau là bộ bánh đơn 1 trục (2 bánh)
Bổ xung thêm : Gát 51 là loại một cầu ( Motolova) , Gát 63 là hai cầu , bốn bánh đơn lốp gai to, của Trung Quốc sản xuất gọi là " Vọt Tiến". Trung Quốc được Nga giúp nên có hệ xe tương tự : Zit 151 = Giải Phóng, zin 157= Hông hà...


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: scorpiwolf trong 26 Tháng Mười, 2009, 09:23:26 am
Em xin chân thành cám ơn bác Baoleo và bác Rongxanh một lần nữa, quả thật là các bác quá tuyệt vời... không thế thì cái bọn thế hệ sau chúng em chả biết hỏi ai cả... T___T


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: 311LCS trong 27 Tháng Mười Một, 2009, 10:40:18 pm
Xin chào và xin cảm ơn về thông tin của các bác, nhân đây bác nào có thông tin về Tiểu đoàn 311 Long Châu Sa ( Miền Tây Nam bộ ) và tiểu đoàn Ký Con ( Liên Khu 3 - Hòa Bình ) thời chín năm chống Pháp thì cho em biết với. Xin chân thành cảm ơn


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: pallmall trong 05 Tháng Mười Hai, 2009, 04:41:46 pm
Nhân đọc bên Hồi Ký trong quân sử về tướng Nguyễn Sơn - Lưỡng Quốc tướng quân. E thấy trong lịch sử Việt Nam có thêm 1 trường hợp nữa là tướng VNCH Nguyễn Văn Hinh. Cũng là tướng của 2 quốc gia ( Pháp và VNCH) . Vậy trường hợp này có được tính là Lưỡng Quốc Tướng Quân không ? Mong các bác chỉ điểm thêm .


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: ahuuls trong 05 Tháng Mười Hai, 2009, 08:03:15 pm
Em hiểu nôm na: lưỡng quốc tướng quân -tướng của 2 nước nên trường hợp này vẫn là lưỡng quốc tướng quân(không bàn đến vấn đề quan điểm chinh trị).


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: pallmall trong 05 Tháng Mười Hai, 2009, 08:07:47 pm
Vậy tướng quân Nguyễn Sơn không phải là trường hợp " duy nhất " trong lịch sử Việt Nam. ( không kể đến quan điểm chính trị  ;D)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: dongadoan trong 05 Tháng Mười Hai, 2009, 08:14:24 pm
Vấn đề là tướng Hinh không được tính là người VN, ông ta là dân "làng Tây", lấy vợ đầm, quốc tịch Pháp! ;D


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: Bodoibucket trong 05 Tháng Mười Hai, 2009, 11:55:07 pm
Tuy là dân có quốc tịch Pháp nhưng ông ta được chính thể QGVN phong làm tướng và thực thi nhiệm vụ tại VN. Sau đó về Pháp ông ta lại phục vụ tiếp cho quân đội Pháp và lại được Pháp phong tướng!

Về hiện tượng là như nhau. Ta nên chấp nhận cái khó chịu này 1 tí!  ::)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: altus trong 06 Tháng Mười Hai, 2009, 01:50:34 am
Vấn đề là tướng Hinh không được tính là người VN, ông ta là dân "làng Tây", lấy vợ đầm, quốc tịch Pháp! ;D

Nhưng ổng vẫn có quốc tịch Việt Nam chứ.

Thế cụ Sơn theo các bác có coi là có quốc tịch TQ không? Có lấy vợ người TQ không?

Theo tôi trong chuyện "lưỡng quốc" này ông Hinh cũng chẳng có gì khác cụ Sơn cả.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: menthuong trong 06 Tháng Mười Hai, 2009, 08:00:04 am
Em hiểu nôm na: lưỡng quốc tướng quân -tướng của 2 nước nên trường hợp này vẫn là lưỡng quốc tướng quân(không bàn đến vấn đề quan điểm chinh trị).
Tôi cùng quan điểm này và theo tôi chẳng qua chưa hoặc ít người biết đến "công trạng" của tướng Hinh và chưa có ai gọi nên chưa quen. Không biết trước 4/1975 ở trong Nam đã có sách báo nào suy tôn ông chưa nhỉ?


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: dongadoan trong 06 Tháng Mười Hai, 2009, 09:56:41 am
Tuy là dân có quốc tịch Pháp nhưng ông ta được chính thể QGVN phong làm tướng và thực thi nhiệm vụ tại VN. Sau đó về Pháp ông ta lại phục vụ tiếp cho quân đội Pháp và lại được Pháp phong tướng!

Về hiện tượng là như nhau. Ta nên chấp nhận cái khó chịu này 1 tí!

-----------------------------------------
 Ông Hinh được chính thể QGVN phong tướng khi đã có quốc tịch Pháp (ông ta vào làng Tây từ bé) --> ông ta là người Pháp được VN (nếu bỏ qua khác biệt chính trị) phong tướng chứ không phải người VN được nước ngoài phong tướng như tướng Nguyễn Sơn.

 Hì, cái khác biệt chính là ở chỗ đó! Khi người VN phong tướng cho ông Hinh là phong tướng cho người Pháp phục vụ trong QĐQGVN (cái QĐQGVN này có các SQ cao cấp hầu như là người Pháp vì lúc này chính thể QGVN nằm trong khối Liên hiệp Pháp). Sau này, người Pháp phong tướng cho ông Hinh cũng là phong tướng cho người Pháp.

 Tướng Nguyễn Sơn khi được phong tướng ở VN là người VN, khi được phong tướng ở TQ cũng vẫn là người VN. Khác nhau cái quốc tịch chính! ;D


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: DepTraiDeu trong 06 Tháng Mười Hai, 2009, 10:50:52 am
Vấn đề là tướng Hinh không được tính là người VN, ông ta là dân "làng Tây", lấy vợ đầm, quốc tịch Pháp! ;D

Người Việt Nam hay người mang quốc tịch Việt Nam là 2 khái niệm khác nhau hay giống nhau vậy bác?

Có 2 người gốc Việt làm tướng cho 2 Quốc gia, cái đó ta nên nhìn nhận là dân mình giỏi! Vậy thôi, còn bắt bẻ để chối bỏ thì dễ lắm các bác ạ, của ta lúc nào chả vinh quang, của kẻ thua trận toàn tệ hại.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: dongadoan trong 06 Tháng Mười Hai, 2009, 11:03:35 am
Chú đọc bài sau của anh đi đã nào! ;D

Anh không nói chuyện giỏi hay "tệ hại", anh nói về chuyện so sánh giữa ông Hinh và tướng Nguyễn Sơn.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: altus trong 07 Tháng Mười Hai, 2009, 06:03:57 am
Tôi thấy những cái khác nhau ấy không có liên quan gì trực tiếp đến nội hàm của cụm từ "lưỡng quốc tướng quân". Nước nào phong trước, nước nào sau, vì sao phong, nước nào "chính", nước nào "phụ" thì cũng không thay đổi kết quả việc xét có gọi là "lưỡng quốc tướng quân" được hay không.



Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: DepTraiDeu trong 07 Tháng Mười Hai, 2009, 10:33:41 am
Tôi thấy những cái khác nhau ấy không có liên quan gì trực tiếp đến nội hàm của cụm từ "lưỡng quốc tướng quân". Nước nào phong trước, nước nào sau, vì sao phong, nước nào "chính", nước nào "phụ" thì cũng không thay đổi kết quả việc xét có gọi là "lưỡng quốc tướng quân" được hay không.



Em đồng ý với bác, 1 thân làm tướng 2 nước thì không gọi là LƯỠNG QUỐC TƯỚNG QUÂN, chắc phải gọi là TƯỚNG QUÂN HAI NƯỚC cho nó thuần Việt. :D


Chà, không biết đến bao giờ dân ta lại mới thấy được điều này. Thật hiếm hoi!


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: dongadoan trong 07 Tháng Mười Hai, 2009, 11:53:23 am
Khác chứ nhỉ? Theo tôi thấy thì tướng NS là lưỡng quốc tướng quân người VN, ông Hinh là lưỡng quốc tướng quân người Pháp. Nếu có thể thì ghi chú thêm: người Pháp gốc Việt. (http://www.quansuvn.net/Smileys/default/grin.gif)

Tại sao phải phân biệt thế vì bài thắc mắc của bạn pallmall có nhắc đến "tướng quân Nguyễn Sơn không phải là trường hợp " duy nhất " trong lịch sử Việt Nam"


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: pallmall trong 07 Tháng Mười Hai, 2009, 03:34:42 pm
Khác chứ nhỉ? Theo tôi thấy thì tướng NS là lưỡng quốc tướng quân người VN, ông Hinh là lưỡng quốc tướng quân người Pháp. Nếu có thể thì ghi chú thêm: người Pháp gốc Việt. (http://www.quansuvn.net/Smileys/default/grin.gif)

Tại sao phải phân biệt thế vì bài thắc mắc của bạn pallmall có nhắc đến "tướng quân Nguyễn Sơn không phải là trường hợp " duy nhất " trong lịch sử Việt Nam"
Nhưng liệu người Pháp có công nhận tướng Hinh là " người Pháp"  làm tướng quân của 2 nước không? hay chỉ là người Pháp gốc Việt .


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: dongadoan trong 07 Tháng Mười Hai, 2009, 03:37:35 pm
Chuyện ấy đâu liên quan gì? Ta đang bàn xem liệu có nên tính ông Hinh là "Lưỡng quốc tướng quân" của VN không cơ mà?


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: pallmall trong 07 Tháng Mười Hai, 2009, 03:56:55 pm
Ông Hinh được chính thể QGVN phong tướng khi đã có quốc tịch Pháp (ông ta vào làng Tây từ bé) --> ông ta là người Pháp được VN (nếu bỏ qua khác biệt chính trị) phong tướng chứ không phải người VN được nước ngoài phong tướng như tướng Nguyễn Sơn.


Vậy theo bác lúc ông ta được phong tướng trong chính thể QGVN ông ấy không phải là người Việt ( hay không có quốc tịch Việt Nam) Vậy là quân đội QGVN phải thuê người nước ngoài làm chỉ huy . ( e hiểu nôm na thế các bác đừng ném đá em )


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: dongadoan trong 07 Tháng Mười Hai, 2009, 04:13:57 pm
Hì, vấn đề là cái chính thể QGVN ấy khi thành lập QĐQG đang phụ thuộc hoàn toàn vào Pháp. QĐ của họ toàn các SQ Pháp nắm những vị trí chủ chốt (cái này bạn _new dở tập 3 QS ra xem lại và vào xác nhận hộ mình cái). Danh nghĩa là QĐ riêng nhưng thực tế họ vẫn là "phụ lực quân" của Pháp, nhà ta thì trần trụi gọi béng họ là "quân ngụy". Sang thời Diệm, theo thỏa thuận giữa Mỹ và Pháp các SQ Pháp mới bàn giao chức vụ cho người Việt. Đây cũng là thời điểm ông Hinh bị đá ra khỏi chức vụ của mình và đành phải quay về Pháp.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: _new trong 08 Tháng Mười Hai, 2009, 10:46:02 am
ông Nguyễn văn Hinh là con của ông Nguyễn văn Tâm. Nhưng ông Hinh là quốc tịch Pháp, tức người Pháp. Đến năm 1950 ông mới về Việt Nam làm chánh võ phòng của chính phủ Bảo Đại. Sau khi lên Tổng tham mưu trưởng thì được phong thiếu tướng, sau đó về Pháp được phong trung tướng. 
Kết luận: Do là người Pháp, không đạt.  ;D

Đúng như thủ trưởng Dongadoan nói, QĐ đó do Pháp nắm các vị trí chủ chốt thực quyền, từ các phòng chuyên môn ở BTTM đến các đơn vị chiến đấu. À cuốn thủ trưởng Dongadoan nhắc đến là cuốn tập 4 ạ.  :)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: panphilov trong 12 Tháng Mười Hai, 2009, 06:46:49 pm
Bố mẹ là người Việt Nam, sinh tại Việt Nam, vậy thì Nguyễn Văn Hinh là người Việt Nam rõ ràng nhưng... có quốc tịch Pháp. Kể cả có sinh tại Pháp đi nữa mà bố mẹ là người Việt thì vẫn là người Việt Nam. Bản thân ông ta được phong đến Trung tướng, Tham mưu phó Không quân của Pháp thì phải thừa nhận là ông ta giỏi, có tài và chúng ta (nếu bỏ qua mọi rào cản về chính trị) thì cũng có quyền tự hào.

Nhưng, so sánh với cụ Nguyễn Sơn là một sự so sánh khập khiễng theo em là không chấp nhận được:

-- Cụ Nguyễn Sơn đều được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa coi là khai quốc công thần, công nhận là tướng tại "thời điểm này", khi mà cả hai Nhà nước đều là "nhà nước duy nhất", "độc lập tự chủ", "được tất cả các nước trên Thế giới công nhận" quản lý "toàn vẹn lãnh thổ" của Việt Nam và Trung Quốc một cách tương ứng. Việc coi cụ là "Lưỡng quốc tướng quân" chỉ là "hợp lệ" sau năm 1975 khi mà Bắc Nam thống nhất, về chung một nhà thôi ạ.

-- Trường hợp Nguyễn Văn Hinh nó lại khác. Ông ta được phong tướng trong chính phủ của Bảo Đại tức của cái gọi là Quốc gia Việt Nam. Các bác xem, tại thời điểm đó (1945-1955) tại Việt Nam có bao nhiêu chính thể nhà nước? Cái chính thể mà ông ta là tướng liệu có thỏa mãn các tiêu chí ở trên: "nhà nước duy nhất", "độc lập tự chủ", "được tất cả các nước trên Thế giới công nhận" quản lý "toàn vẹn lãnh thổ" hay không? Sau 1955, khi cái gọi là Việt Nam Cộng hòa do Ngô Đình Diệm lập ra do Mỹ hậu thuẫn, nó đâu có coi Nguyễn Văn Hinh là tướng đâu? (Cho nên, ông ta buộc phải quay trở lại Pháp). Quan trọng hơn là VNCH nó trực tiếp thay thế cho QGVN. Câu hỏi đặt ra (hơi khoa học viễn tưởng) là nếu QGVN nó tiếp tục tồn tại thì liệu NVH có là tướng của Pháp được không?!

Với lại khi nói NVH là "lưỡng quốc tướng quân" thì ngoài Pháp ra cái "quốc thứ 2" nó là cái gì. Việt Nam chỉ là Việt Nam khi nó là thống nhất và toàn vẹn về mặt lãnh thổ, có duy nhất một nhà nước quản lý.

Kết luận, nước Việt Nam Độc lập, thống nhất chỉ có duy nhất một "lưỡng quốc tướng quân" đó là Thiếu tướng Nguyễn Sơn.



Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: altus trong 12 Tháng Mười Hai, 2009, 08:03:26 pm
Kết luận, nước Việt Nam Độc lập, thống nhất chỉ có duy nhất một "lưỡng quốc tướng quân" đó là Thiếu tướng Nguyễn Sơn.

Các bác cứ tìm cách tăng tiêu chuẩn cho cái cụm từ "lưỡng quốc tướng quân" chứ gì?  :D

Kết luận theo kiểu bác, thì nên kết luận là:

"Nước Việt Nam độc lập, thống nhất chỉ có duy nhất một "lưỡng quốc độc lập thống nhất tướng quân" đó là Thiếu tướng Nguyễn Sơn."

Nhất trí hoàn toàn.

Nhưng nếu chỉ xét "lưỡng quốc tướng quân" thôi, thì ông Hinh đủ tiêu chuẩn.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: dongadoan trong 12 Tháng Mười Hai, 2009, 08:06:44 pm
Lưỡng quốc thì đủ nhưng của VN thì không và ở đây ta đang tính người VN thôi mà? ;D


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: altus trong 12 Tháng Mười Hai, 2009, 08:10:57 pm
Lưỡng quốc thì đủ nhưng của VN thì không và ở đây ta đang tính người VN thôi mà? ;D

Hì, tôi nghĩ chuyện xét duyệt "lưỡng quốc tướng quân" thì chỉ nên căn cứ vào nội hàm của cụm từ mà xét thôi. Nếu bác xét thêm các tiêu chí kia thì nên đổi cụm từ thành "lưỡng quốc tướng quân phe ta" thì chắc không ai phản đối nữa.  ;)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: dongadoan trong 12 Tháng Mười Hai, 2009, 08:14:08 pm
À, không cần phải "phe ta" đâu, chỉ cần là người VN thôi! ;D

Xét theo tiêu chí này thì ông Hinh khi nhận hàm tướng cả hai lần đều đang là người Pháp.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: pallmall trong 12 Tháng Mười Hai, 2009, 08:17:28 pm
@panphilov : E có hỏi phải so sánh đâu mà bác bảo là khập khiểng ;D Em chỉ hỏi về tiêu chuẩn thôi mà ?
@dongadoan : của VN thì không ( theo tiêu chuẩn bác panphilov thì tạm chấp nhận ) còn đang tính người VN thôi mà ( thì e chưa nhất trí hoàn toàn )


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: dongadoan trong 12 Tháng Mười Hai, 2009, 08:18:23 pm
Ủa, bạn không nhất trí ở điểm nào vậy? ;D


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: pallmall trong 12 Tháng Mười Hai, 2009, 08:25:52 pm
Bố mẹ là người Việt Nam, sinh tại Việt Nam, vậy thì Nguyễn Văn Hinh là người Việt Nam rõ ràng nhưng... có quốc tịch Pháp. Kể cả có sinh tại Pháp đi nữa mà bố mẹ là người Việt thì vẫn là người Việt Nam.
Cái này bác panpilov có nói rồi mà . Trừ khi bác chứng minh la ông ấy đã mất quốc tịch VN  ;D


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: dongadoan trong 12 Tháng Mười Hai, 2009, 08:29:45 pm
À, đấy là nói về tình. Nói về lý khi xem xét, công nhận một người là thế này, thế nọ thì phải căn cứ trên lý. Ông Hinh khi nhận hàm tướng đang là người Pháp nên không thể nói ông ta là người VN nhận hàm tướng của cả VN lẫn Pháp được! ;D


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: altus trong 15 Tháng Mười Hai, 2009, 05:48:12 pm
Hồi trước có ông bên TTVNOL khoe là đã tìm được một chiếc "máy bay chiến đấu hiện đại" của Mỹ viện trợ cho VN từ năm 1945 ở trên Tân Trào. Hôm nay mò được cái ảnh này, có lẽ chụp trên ấy, ở Khu di tích Nha Công An TW thì phải.

(http://i50.photobucket.com/albums/f315/hoangminh218/12C1/12C1-Tet2006/DSC00516.jpg)

Có bác nào biết cái máy bay này sao lại có ở đấy không?


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: DepTraiDeu trong 15 Tháng Mười Hai, 2009, 06:11:40 pm
À, đấy là nói về tình. Nói về lý khi xem xét, công nhận một người là thế này, thế nọ thì phải căn cứ trên lý. Ông Hinh khi nhận hàm tướng đang là người Pháp nên không thể nói ông ta là người VN nhận hàm tướng của cả VN lẫn Pháp được! ;D

Ông Hinh khi nhận hàm tướng đang là người Việt mang quốc tịch Pháp. :D


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: dongadoan trong 15 Tháng Mười Hai, 2009, 06:21:22 pm
Ơ, về lý mà nói thì "quốc tịch" gì thì là người nước ấy chứ nhỉ?(http://www.quansuvn.net/Smileys/default/grin.gif)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: pallmall trong 15 Tháng Mười Hai, 2009, 06:26:30 pm


-- Cụ Nguyễn Sơn đều được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa coi là khai quốc công thần, công nhận là tướng tại "thời điểm này", khi mà cả hai Nhà nước đều là "nhà nước duy nhất", "độc lập tự chủ", "được tất cả các nước trên Thế giới công nhận" quản lý "toàn vẹn lãnh thổ" của Việt Nam và Trung Quốc một cách tương ứng. Việc coi cụ là "Lưỡng quốc tướng quân" chỉ là "hợp lệ" sau năm 1975 khi mà Bắc Nam thống nhất, về chung một nhà thôi ạ.

-- Trường hợp Nguyễn Văn Hinh nó lại khác. Ông ta được phong tướng trong chính phủ của Bảo Đại tức của cái gọi là Quốc gia Việt Nam. Các bác xem, tại thời điểm đó (1945-1955) tại Việt Nam có bao nhiêu chính thể nhà nước? Cái chính thể mà ông ta là tướng liệu có thỏa mãn các tiêu chí ở trên: "nhà nước duy nhất", "độc lập tự chủ", "được tất cả các nước trên Thế giới công nhận" quản lý "toàn vẹn lãnh thổ" hay không? Sau 1955, khi cái gọi là Việt Nam Cộng hòa do Ngô Đình Diệm lập ra do Mỹ hậu thuẫn, nó đâu có coi Nguyễn Văn Hinh là tướng đâu?



Vậy lúc cụ Nguyễn Sơn được  phong tướng thì nước VNDCCH có đầy đủ những "tiêu chí " như trên không? Thời VNCH ông Hinh chỉ không được đảm nhận chức vụ nữa vì bị cho là thân Pháp, chứ không phải là không công nhận cấp bậc của ông ấy.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: panphilov trong 15 Tháng Mười Hai, 2009, 06:58:09 pm


-- Cụ Nguyễn Sơn đều được Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa coi là khai quốc công thần, công nhận là tướng tại "thời điểm này", khi mà cả hai Nhà nước đều là "nhà nước duy nhất", "độc lập tự chủ", "được tất cả các nước trên Thế giới công nhận" quản lý "toàn vẹn lãnh thổ" của Việt Nam và Trung Quốc một cách tương ứng. Việc coi cụ là "Lưỡng quốc tướng quân" chỉ là "hợp lệ" sau năm 1975 khi mà Bắc Nam thống nhất, về chung một nhà thôi ạ.

-- Trường hợp Nguyễn Văn Hinh nó lại khác. Ông ta được phong tướng trong chính phủ của Bảo Đại tức của cái gọi là Quốc gia Việt Nam. Các bác xem, tại thời điểm đó (1945-1955) tại Việt Nam có bao nhiêu chính thể nhà nước? Cái chính thể mà ông ta là tướng liệu có thỏa mãn các tiêu chí ở trên: "nhà nước duy nhất", "độc lập tự chủ", "được tất cả các nước trên Thế giới công nhận" quản lý "toàn vẹn lãnh thổ" hay không? Sau 1955, khi cái gọi là Việt Nam Cộng hòa do Ngô Đình Diệm lập ra do Mỹ hậu thuẫn, nó đâu có coi Nguyễn Văn Hinh là tướng đâu?



Vậy lúc cụ Nguyễn Sơn được  phong tướng thì nước VNDCCH có đầy đủ những "tiêu chí " như trên không? Thời VNCH ông Hinh chỉ không được đảm nhận chức vụ nữa vì bị cho là thân Pháp, chứ không phải là không công nhận cấp bậc của ông ấy.

Đề nghị đọc kỹ!!!!


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: _new trong 15 Tháng Mười Hai, 2009, 07:05:20 pm
Hồi trước có ông bên TTVNOL khoe là đã tìm được một chiếc "máy bay chiến đấu hiện đại" của Mỹ viện trợ cho VN từ năm 1945 ở trên Tân Trào. Hôm nay mò được cái ảnh này, có lẽ chụp trên ấy, ở Khu di tích Nha Công An TW thì phải.

(http://i50.photobucket.com/albums/f315/hoangminh218/12C1/12C1-Tet2006/DSC00516.jpg)

Có bác nào biết cái máy bay này sao lại có ở đấy không?
Bó tay rồi, lạ thật :D, không biết ở đâu nhỉ. Em thấy hồi đó ta có đúng 2 cái máy bay "nhận" từ Bảo Đại, không có sân bay nên phải đắp chiếu.
Hôm nọ nghe bác Chiangshan nói bên ACG có bác Tây nói mình là biệt kích Mỹ, từng đánh ở ĐBP và di tản khỏi đó bằng máy bay trực thăng vào tháng 4 năm 1954. Bó tay.  ;D


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: altus trong 15 Tháng Mười Hai, 2009, 07:37:02 pm
Bó tay rồi, lạ thật :D, không biết ở đâu nhỉ. Em thấy hồi đó ta có đúng 2 cái máy bay "nhận" từ Bảo Đại, không có sân bay nên phải đắp chiếu.
Hôm nọ nghe bác Chiangshan nói bên ACG có bác Tây nói mình là biệt kích Mỹ, từng đánh ở ĐBP và di tản khỏi đó bằng máy bay trực thăng vào tháng 4 năm 1954. Bó tay.  ;D

Quần hùng ACG đã nhận diện chú này là A1E Skyrider.  :D Chắc mang từ trong Nam ra để "minh họa"  ???

Tức là cụ Cường bên ấy cụ ấy nói là từng gặp một tay Mỹ khác nói thế, cụ ấy và một tay sỹ quan biệt kích khác, từng đi lính dù lê dương, đều tạm kết luận là phét lác.

Bác thỉnh thoảng hạ sơn chiếu cố cho bên đó tí.  :) Toàn nhả hàng độc rồi biến mất dạng, để bao nhiêu độc giả đợi.  ;)


Tiêu đề: Cần tư liệu về thời kì chống Pháp của Đất mỏ Quảng Ninh
Gửi bởi: Kevil trong 15 Tháng Mười Hai, 2009, 09:25:30 pm
Chả là e đang có bài luận tìm hiểu về Lịch sử Kháng chiến chống Pháp của Quảng Ninh, e tìm mãi mà không có. Mọi người giúp e với (Chi tiết 1 chút thì càng tốt)
Cảm ơn mọi người trước  :-*


Tiêu đề: Re: Cần tư liệu về thời kì chống Pháp của Đất mỏ Quảng Ninh
Gửi bởi: rongxanh trong 15 Tháng Mười Hai, 2009, 10:22:31 pm
Chả là e đang có bài luận tìm hiểu về Lịch sử Kháng chiến chống Pháp của Quảng Ninh, e tìm mãi mà không có. Mọi người giúp e với (Chi tiết 1 chút thì càng tốt)
Cảm ơn mọi người trước  :-*

Bạn kiếm cuốn này, chắc đủ chi tiết ;D



Tiêu đề: Re: Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên
Gửi bởi: anhkhoi trong 09 Tháng Năm, 2010, 05:07:27 pm
Góp ý các bác là bộ đội trong game khi xung phong ai cũng đeo ba-lô, điều rất hiếm gặp trên thực tế.  ;D


Tiêu đề: Re: Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên
Gửi bởi: chiangshan trong 10 Tháng Năm, 2010, 07:07:37 pm
Các bác làm game có thể tham khảo thêm ở đây (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,4417.230.html) và mấy topic ảnh trong box Quyết tử... Ngoài ra xin bổ sung thêm 1 số điểm:

- Quân phục: hầu hết chiến sĩ mặc quân phục rộng rất nhiều hơn so với khổ người chứ không bó sát như quân phục lúc tiếp quản. Áo bỏ trong quần, tay áo thường xắn cao. Ống quần được buộc túm lại hoặc xắn cao. Đi giày vải thấp cổ hoặc dép cao su. Thường có lá ngụy trang trên mũ và đeo trên lưng. Về mùa đông thì có áo trấn thủ và/hoặc áo bông dài tay (tương tự kiểu áo của Hồng quân).

- Vũ khí: vũ khí chính của bộ đội là súng trường Mauser Đức hoặc MAS-36/49 Pháp, tiểu liên PPSh-41 băng cong hoặc MAT-49 Pháp, trung liên ZB-26 Tiệp Khắc hoặc MAC 1924/29 Pháp, đại liên Type-24 TQ. Ngoài ra dùng bộc phá khá nhiều.

- Quân trang quân dụng theo người: thắt lưng + bao đạn (súng trường), lưỡi lê, xẻng/cuốc cá nhân, bi đông, vải dù (choàng hoặc buộc như khăn quàng cổ). Chiến sĩ tiểu liên PPSh-41 dùng loại bao đạn đeo trước ngực (có thể xem phim TQ sẽ thấy loại bao đạn này), tiểu liên MAT-49 dùng loại bao đạn đeo bên hông (giống lính Pháp).

- Cần lưu ý là những điều trên chỉ đúng với bộ đội chủ lực thời kỳ 51-54 trên chiến trường Bắc Bộ. Không rõ các bác mở rộng đến đâu nhưng nếu thể hiện các giai đoạn khác, chiến trường khác thì quân phục, vũ khí cũng sẽ khác.


Tiêu đề: Re: Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên
Gửi bởi: anhkhoi trong 10 Tháng Năm, 2010, 07:09:33 pm
@ bác Scorpiwolf: thường bộ đội chỉ đeo ba lô khi hành quân, lúc bất ngờ phải tác chiến thường tháo ba lô ra trước tiên. Khi công đồn thường tư trang để lại hậu cứ hoặc vị trí tập kết, từ vị trí tập kết lên tuyến xuất phát xung phong chỉ đem theo súng đạn và bi đông nước. Có một số cựu binh kể là có mang theo vài lạng gạo hoặc lương khô ở thắt lưng phòng khi lạc. Thú thực em không rõ bài bản hiện giờ thực hiện ra sao, nhưng theo em biết thì từ hồi đánh Pháp đến đánh K đều... y như vậy, nhờ các bác khác góp ý thêm.  ;D


Tiêu đề: Re: Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên
Gửi bởi: dongadoan trong 10 Tháng Năm, 2010, 07:14:12 pm
Vẫn vậy thôi, khi từ vị trí tập kết chiến đấu vào vị trí xuất phát xung phong bộ đội chỉ còn mang vũ khí, quân trang chiến đấu và 3 ngày lương khô. ;D


Tiêu đề: Re: Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên
Gửi bởi: scorpiwolf trong 12 Tháng Năm, 2010, 09:37:46 am
Hôm qua bọn em có một cuộc cafe làm quen với bác _New: quả thật là tuổi trẻ tài cao, bọn em không ngờ là các bác trên QSVN lại trẻ trung đẹp zai như thế.

- Quân phục: hầu hết chiến sĩ mặc quân phục rộng rất nhiều hơn so với khổ người chứ không bó sát như quân phục lúc tiếp quản. Áo bỏ trong quần, tay áo thường xắn cao. Ống quần được buộc túm lại hoặc xắn cao. Đi giày vải thấp cổ hoặc dép cao su. Thường có lá ngụy trang trên mũ và đeo trên lưng. Về mùa đông thì có áo trấn thủ và/hoặc áo bông dài tay (tương tự kiểu áo của Hồng quân).

- Vũ khí: vũ khí chính của bộ đội là súng trường Mauser Đức hoặc MAS-36/49 Pháp, tiểu liên PPSh-41 băng cong hoặc MAT-49 Pháp, trung liên ZB-26 Tiệp Khắc hoặc MAC 1924/29 Pháp, đại liên Type-24 TQ. Ngoài ra dùng bộc phá khá nhiều.

- Quân trang quân dụng theo người: thắt lưng + bao đạn (súng trường), lưỡi lê, xẻng/cuốc cá nhân, bi đông, vải dù (choàng hoặc buộc như khăn quàng cổ). Chiến sĩ tiểu liên PPSh-41 dùng loại bao đạn đeo trước ngực (có thể xem phim TQ sẽ thấy loại bao đạn này), tiểu liên MAT-49 dùng loại bao đạn đeo bên hông (giống lính Pháp).

- Cần lưu ý là những điều trên chỉ đúng với bộ đội chủ lực thời kỳ 51-54 trên chiến trường Bắc Bộ. Không rõ các bác mở rộng đến đâu nhưng nếu thể hiện các giai đoạn khác, chiến trường khác thì quân phục, vũ khí cũng sẽ khác.
[/quote] Trước mắt bọn em cũng chỉ tập trung vào đúng giai đoạn này, những nhắc nhở của bác rất hữu ích, cám ơn bác nhiều.
Bác nào có ảnh tư liệu về quân chủ lực của mình ở trên chiến trường Bắc Bộ thời kỳ này nữa không ạ.
Trong Mục Quyết tử em đã xem rất kỹ 2 chủ đề của bác Buff rồi ạ. Hình tư liệu về quân mình mà rõ nét chút chủ yếu lại là sau Điện Biên.

Cám ơn bác anhkhoi và bác doan về những thông tin bổ xung :).

À, mà có bác nào có hình ảnh của các loại bộc phá quân mình vẫn thường dùng để công đồn không ạ, cái loại mà như cụ Cầu ôm lên đánh lô cốt ý (e nghe tả lại có bộc phá được gói như bánh chưng?) Rồi còn que phá rào nữa, hiện giờ bọn em đang phải tham khảo từ mẫu que phá rào của tụi Mỹ.


Tiêu đề: Re: Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên
Gửi bởi: dongadoan trong 12 Tháng Năm, 2010, 09:56:32 am
Bác nào có ảnh tư liệu về quân chủ lực của mình ở trên chiến trường Bắc Bộ thời kỳ này nữa không ạ.
---------------------------------------
 Ảnh đại đội chủ công f312 nhận cờ trước CZ ĐBP:

(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/312nhanco.jpg)


Tiêu đề: Re: Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên
Gửi bởi: chiangshan trong 12 Tháng Năm, 2010, 10:00:31 am
Sao mấy bác này nhìn cứ như là mặc đồ nông dân thế nhỉ ???


Tiêu đề: Re: Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên
Gửi bởi: _new trong 12 Tháng Năm, 2010, 10:40:27 am
Bác nào có ảnh tư liệu về quân chủ lực của mình ở trên chiến trường Bắc Bộ thời kỳ này nữa không ạ.
---------------------------------------
 Ảnh đại đội chủ công f312 nhận cờ trước CZ ĐBP:

(http://i614.photobucket.com/albums/tt226/trandoan/312nhanco.jpg)

Bác Đoàn có nhầm tí. Đây không phải là đơn vị chủ công f312 mà là đội của quân khu tả ngạn đã đánh sân bay Đồ Sơn năm 1954.

Cụ người dong dỏng cao đứng thứ 5 từ trái sang là "Lê Linh" (không nhớ thật chính xác) chỉ huy đơn vị. Cụ sau cùng cụ Thân Trọng Một, Lê Khả Phiêu chỉ huy đánh vào nội đô TP Huế năm 68. Cụ Linh có cuốn hồi ký hình như tên là (không cũng nhớ chính xác  ;D) Giọt nước của dòng sông. Hiện Cụ đang sống tại Hải Phòng.


Tiêu đề: Re: Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên
Gửi bởi: American standard trong 12 Tháng Năm, 2010, 10:54:06 am
Các bác làm game có thể tham khảo thêm ở đây (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,4417.230.html) và mấy topic ảnh trong box Quyết tử... Ngoài ra xin bổ sung thêm 1 số điểm:

- Quân phục: hầu hết chiến sĩ mặc quân phục rộng rất nhiều hơn so với khổ người chứ không bó sát như quân phục lúc tiếp quản. Áo bỏ trong quần, tay áo thường xắn cao. Ống quần được buộc túm lại hoặc xắn cao. Đi giày vải thấp cổ hoặc dép cao su. Thường có lá ngụy trang trên mũ và đeo trên lưng. Về mùa đông thì có áo trấn thủ và/hoặc áo bông dài tay (tương tự kiểu áo của Hồng quân).

- Vũ khí: vũ khí chính của bộ đội là súng trường Mauser Đức hoặc MAS-36/49 Pháp, tiểu liên PPSh-41 băng cong hoặc MAT-49 Pháp, trung liên ZB-26 Tiệp Khắc hoặc MAC 1924/29 Pháp, đại liên Type-24 TQ. Ngoài ra dùng bộc phá khá nhiều.

- Quân trang quân dụng theo người: thắt lưng + bao đạn (súng trường), lưỡi lê, xẻng/cuốc cá nhân, bi đông, vải dù (choàng hoặc buộc như khăn quàng cổ). Chiến sĩ tiểu liên PPSh-41 dùng loại bao đạn đeo trước ngực (có thể xem phim TQ sẽ thấy loại bao đạn này), tiểu liên MAT-49 dùng loại bao đạn đeo bên hông (giống lính Pháp).

- Cần lưu ý là những điều trên chỉ đúng với bộ đội chủ lực thời kỳ 51-54 trên chiến trường Bắc Bộ. Không rõ các bác mở rộng đến đâu nhưng nếu thể hiện các giai đoạn khác, chiến trường khác thì quân phục, vũ khí cũng sẽ khác.
Sao bác không kiếm mấy cái hình của Osprey mà minh họa cho dễ?
@scorpiwolf : Trong đoạn chiến hào hình logo của công ti các cậu hình như mình thấy 1 khẩu D-44.
Đây là link tập 1 bộ phim Indochina war: A people's war in colour
http://www.mediafire.com/?sharekey=d78d12f8955dbae4b94117dade8fc2957091154f6ab2f06f4df0d6082f1c2cd0
Trong đó có phim của Roman Karmen quay rất tuyệt ;D


Tiêu đề: Re: Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên
Gửi bởi: _new trong 12 Tháng Năm, 2010, 10:55:22 am
Cám ơn bác scorpiwolf khen tớ đẹp zai nhớ :D. Tớ thì chỉ ước mong đẹp trai cao to như bác.  :D

Về bộc phá, theo tớ nói giống bánh chưng là do cách gói buộc, còn hình dạng thì tùy khối lượng mà có hình dạng khác nhau. Về bộc phá ống phá rào hình dạng có thể tham khảo trong cuốn sách ảnh Điện Biên Thiên sử vàng và cuốn Điện Biên Phủ những khoảng khắc lịch sử. Tớ cũng có cuốn Chuyện người chiến sỹ bộc phá mô tả cũng khá kỹ. Để tớ về lọc thông tin rồi đưa lên.


Tiêu đề: Re: Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên
Gửi bởi: chiangshan trong 12 Tháng Năm, 2010, 11:40:31 am
Sao bác không kiếm mấy cái hình của Osprey mà minh họa cho dễ?
@scorpiwolf : Trong đoạn chiến hào hình logo của công ti các cậu hình như mình thấy 1 khẩu D-44.
Đây là link tập 1 bộ phim Indochina war: A people's war in colour
http://www.mediafire.com/?sharekey=d78d12f8955dbae4b94117dade8fc2957091154f6ab2f06f4df0d6082f1c2cd0
Trong đó có phim của Roman Karmen quay rất tuyệt ;D

Dùng Osprey, coi chừng có ngày nấu cả thóc giống ;D Phim của Karmen dùng để tham khảo quân phục thì ok, tuyệt đối không được dùng để dựng cảnh chiến đấu ;D

Tốt nhất là nên xem phim do PV của ta quay, trích vài cái trong The Ten Thousand Day War:

Bộc phá ống

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/VietnamTheTenThousandDayWar2of13-1.jpg)

Cái này thì khá là đầy đủ về trang bị cá nhân.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/VietnamTheTenThousandDayWar2of13-2.jpg)

Quân phục:

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/IMG_1420.jpg)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/IMG_1419-1.jpg)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/IMG_1417.jpg)

Áo bông dài tay.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/IMG_1418.jpg)

Bao đạn K50

(http://i74.photobucket.com/albums/i268/rongxanhpmu/Pic_KCCP/VM_in_HaiDuong.jpg)

Bao đạn MAT-49

(http://i74.photobucket.com/albums/i268/rongxanhpmu/Pic_KCCP/Vietminhsoldierpatrollinginfront-1.jpg)


Tiêu đề: Re: Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên
Gửi bởi: DepTraiDeu trong 12 Tháng Năm, 2010, 10:23:09 pm
Cái này thì khá là đầy đủ về trang bị cá nhân.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/VietnamTheTenThousandDayWar2of13-2.jpg)
 
 

Băng vải buộc chéo qua người để nhận diện giữa các đơn vị? Cái này mới nghe lần đầu bác Núi dài ơi, phải chăng đó là ruột tượng hay tấm đắp phòng khi hậu sự?? Thời điểm đó mình đâu mà sang đến độ dư vải khoác chéo để phân biệt??


Tiêu đề: Re: Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên
Gửi bởi: chiangshan trong 12 Tháng Năm, 2010, 10:39:27 pm
Thú thật là hồi lâu lâu em đọc về mấy trận ở ĐBP có nhắc đến vụ vải vóc này, nhưng giờ không nhớ ở đâu nữa. Cũng có thể là dùng nhiều mục đích chăng?

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/IMG_1387.jpg)


Tiêu đề: Re: Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên
Gửi bởi: Bui Huu Phuoc trong 13 Tháng Năm, 2010, 02:39:24 am
Hình như là ruột tượng,giống kiểu của Hồng Quân Liên Xô khi hành quân ấy. ???Còn cái chú thích:phân biệt đơn vị,thấy lạ lạ sao ấy.


Tiêu đề: Re: Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên
Gửi bởi: American standard trong 13 Tháng Năm, 2010, 10:26:47 am
Hình như là ruột tượng,giống kiểu của Hồng Quân Liên Xô khi hành quân ấy. ???Còn cái chú thích:phân biệt đơn vị,thấy lạ lạ sao ấy.
Ảnh trên của bác Chiangsan thì buộc chéo từ phải qua trái, còn ảnh dưới thì buộc chéo từ trái qua phải cả đơn vị, rõ ràng là ám hiệu còn gì, còn cụ thể như thế nào chắc phải tưởng tượng thêm thôi!


Tiêu đề: Re: Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên
Gửi bởi: scorpiwolf trong 13 Tháng Năm, 2010, 03:20:59 pm
Cái này thì khá là đầy đủ về trang bị cá nhân.

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/VietnamTheTenThousandDayWar2of13-2.jpg)
 
 

Băng vải buộc chéo qua người để nhận diện giữa các đơn vị? Cái này mới nghe lần đầu bác Núi dài ơi, phải chăng đó là ruột tượng hay tấm đắp phòng khi hậu sự?? Thời điểm đó mình đâu mà sang đến độ dư vải khoác chéo để phân biệt??

Thông thường thì các cụ nhà mình được trang bị thế nào ở Điện Biên ạ:
vd: 1 cụ trong đội Bộc Phá thì đeo những gì lên người ạ?
1 cụ trong đội xung kích thì sẽ cầm những gì: em ví dụ thôi nhé: 1 khẩu MAS 36, n băng đạn (hay viên đạn, kẹp đạn), n quả lựu chày (chắc toàn chày thôi các bác nhỉ), 1 cái lưỡi lê?, 1 bi đông nước, 1 cái tạm gọi là ruột tượng như trên và còn gì nữa không các bác nhỉ. Mấy cái chữ n kia thì như thế nào nữa ạ.
Ngoài ra các bác có hình ảnh hay câu chuyện nào thú vị về các cụ bắn tỉa nhà mình thời ĐIện Biên không ạ, kể cả không phải là ở mặt trận ĐBP cũng ok luôn.

Bọn em được một ông người Pháp tên là Cornet cho mấy cái hình to to, em đang up lên Photobucket, tí sẽ link sang đây để trao đổi với các bác cho tiện :D.
Một lần nữa trân trọng cám ơn các bác quan tâm đến thread này và đã nhiệt tình tư vấn cho bọn em.



Tiêu đề: Re: Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên
Gửi bởi: scorpiwolf trong 13 Tháng Năm, 2010, 03:47:01 pm
(http://i936.photobucket.com/albums/ad208/scorpwolf/Viet%20Minh%20-%20Glorious%20Victory/12_cmp_copy.jpg)

Trang phục kiểu này nhìn ngầu ghê, nhưng bọn em không rõ là hợp với thời kỳ nào, chiến trường khu vực nào, có phải ĐBP không?

(http://i936.photobucket.com/albums/ad208/scorpwolf/Viet%20Minh%20-%20Glorious%20Victory/13_copy.jpg)
Kiểu này trông quen mắt hơn nhiều các bác nhỉ?
(http://i936.photobucket.com/albums/ad208/scorpwolf/Viet%20Minh%20-%20Glorious%20Victory/33_cmp.jpg)

Trông cụ nhà mình ăn mặc thế này Tây hết hồn là phải :D.

(http://i936.photobucket.com/albums/ad208/scorpwolf/Viet%20Minh%20-%20Glorious%20Victory/15_cmp.jpg)
Các cụ này đang làm lễ gì thì phải các bác nhỉ. Có phải cụ cầm cái que dài dài là cái mác không ạ? Bác nào tinh mắt nhìn hộ em với.

(http://i936.photobucket.com/albums/ad208/scorpwolf/Viet%20Minh%20-%20Glorious%20Victory/dienbienphu26_cmp.jpg)
Cái hình này bọn em đồ rằng là trên đỉnh đồi Đông Khê - Cao Bằng. Vấn đề em muốn hỏi là hồi ĐBP, bọn Pháp còn dựng bãi pháo theo cách này không, hay là như ở tấm hình dưới đây:)
(http://i936.photobucket.com/albums/ad208/scorpwolf/Viet%20Minh%20-%20Glorious%20Victory/001copy.jpg)

(http://i936.photobucket.com/albums/ad208/scorpwolf/Viet%20Minh%20-%20Glorious%20Victory/37.jpg)
(http://i936.photobucket.com/albums/ad208/scorpwolf/Viet%20Minh%20-%20Glorious%20Victory/36.jpg)
Nhân tiện mời các bác giải thích hộ bọn em các hiện vật trên hình là cái gì, dùng làm gì được không ạ?

(http://i936.photobucket.com/albums/ad208/scorpwolf/Viet%20Minh%20-%20Glorious%20Victory/11_cmp.jpg)
Cuối cùng mời các bác nghỉ tay, đổ đầy bình nước và bắn điếu thuốc lào với bọn em cho phê nào...
:) :) :X :X


Tiêu đề: Re: Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên
Gửi bởi: Haitanphongthu trong 13 Tháng Năm, 2010, 04:10:48 pm
Ảnh 4 là lễ tuyên thệ cảm tử của xung kích,nhận mác tiên phong đó,còn mấy cái giống như quả bom là thùng dầu phụ của máy bay.


Tiêu đề: Re: Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 13 Tháng Năm, 2010, 05:27:56 pm
Khối catut chứa thuốc phóng/thuốc cháy, nằm trong ống bảo quản bằng sắt
Các đầu đạn pháo 155m, với phần đầu chưa lắp ngòi nổ
Khi bắn sẽ tháo chốt an toàn, ráp ngòi nổ, lắp đầu đạn vào buồng đạn, dùng que (gỗ) đẩy lắp catut, đóng khóa buồng đạn và giật cò bắn.
Có balô vải bạt có khung đeo áp vào lưng của lính (loại balô này lính SG sau này vẫn dùng, bằng vải dù nhẹ), còn lại là các bao/túi lớn đựng quân trang vật dụng của lính (vẫn thấy tụi lính nó vác vai, đội đầu?)
Bác ongbom lính pháo 105mm đâu rồi, có đúng không?


Tiêu đề: Re: Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 13 Tháng Năm, 2010, 05:35:19 pm
Loại bi đông 1 lít bằng nhôm của TQ, có dây vải dùng đeo chéo ngang vai-thắt lưng, nút bằng bấc lie hay cao su, nút này không gắn kín vì chỉ là dây gài đè ép lên nắp gài vào cổ bi đông. Loại này vẫn còn dùng cho đến thời KCCM.
Nhưng sau này thay bằng lọai bi đông nhôm 1lít cũng TQ, có nắp bằng nhựa bakelit màu nâu, lót gioăng cao su, là loại nắp xoáy ren, rất kín khít, khi lấy nước nóng đậy nắp lại có thể vứt ngâm bi đông ngay xuống vũng nước hay suối nhằm làm lạnh nhanh, hay khi hành quân/vận động, nắp kín khít nước không ra ngoài. Nắp bi đông này là đơn vị đo uống trà, rượu... cho lính uống ;), hoặc mỗi khi khát được tính là mấy nắp/người. Kèm theo 1 nắp ca nhôm dùng đựng thức ăn, cơm canh hoặc dùng nấu cho 1 người lính, hình dạng vỏ đậu, ôm khít 1/4 phần đáy bi đông, có quai thép chống nóng tay, có thể dùng như cái gáo múc nước sôi hay canh (3 gáo đầy bi đông thì phải - không phải dùng bát rót nước sôi như trong ảnh)... Loại bi đông này có túi chứa bi đông vải bạt dày, có nút gài với thắt lưng to bản (dây xanh tuya) đeo ngang hông cùng dao găm, lựu đạn, cơm nắm.... Loại này phổ biến trong giai đoạn KCCM, BGTN...


Tiêu đề: Re: Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên
Gửi bởi: _new trong 13 Tháng Năm, 2010, 06:24:13 pm
- Về băng vải quấn chéo. Theo em nhớ đúng như Chiangshan nói, nó là cái ruột tượng và trong trận là để phân biệt giữa các đơn vị, thay bông băng trong trường hợp bị thương. Việc chéo trái hay chéo phải như trong ảnh thì chưa thể nói đó là chi tiết để phân biệt. Vì có thể do phương pháp sao chụp phim ảnh của ta.
- Hình khẩu pháo 105 trong công sự có lót gỗ theo em là ở Đông Khê, nhìn dãy núi phía sau rất giống ngọn Pò Mà phía bắc của cứ điểm.
- Tại ĐBP, pháo cũng được đặt như vậy, nhưng không có lót gỗ do gỗ ván được tận dụng để xây công sự. Trong loạt ảnh Epad mà bác Buff đã đưa lên rất công phu hình như cũng có một tấm hình công sự pháo 105mm ĐBP.
- Về bức ảnh có cây mác. Nhìn quần áo, mũ Theo em đó là ảnh trước năm 50 khi cây mác búp đa vẫn là vũ khí phổ biến. Trước năm 50 có trận đánh đồn Đại Bục, trận đánh mở hàng cho Đại đoàn Quân tiên phong được mô tả có rất nhiều "phóng viên báo đài" đến tham dự. Có lẽ bức ảnh là ở trận đánh này.
- Về những lỗ đen trong hình trận địa pháo, nhiều nơi cũng đã thắc mắc nhưng chưa có đáp án. Đáp án được nhiều người đồng tình nhất: là hố cá nhân.
- Về bức ảnh có mấy cái giống quả bom. Em xin bổ sung thêm với bác Hùng f2, về vị trí chụp bức ảnh, đó là vị trí đầu sân bay. Nhìn xa xa đồi A1, cái có mảng trắng. Mảng trắng theo em là dãy nhà trên đồi, em cũng tìm hiểu thông tin về dãy nhà này nhưng rất ít, có có đọc Cao điểm cuối cùng là có nói. Phía bên trái, quả đồi ở gần là C2 (Ellian 1).

- Các bác có loạt ảnh đẹp quá, nhiều cái em chưa được thấy bao giờ.  Smiley

- Trong ảnh em up. Mấy cái tròn tròn là trận địa pháo 155m. Nó phù hợp với bố trí và ở bức ảnh thứ 2, có thể thấy lờ mờ khẩu pháo ở giữa tâm tròn. Đồi ở góc ảnh đầu tiên là đồi A1.
- Trong ảnh cũng có thể thấy, hào giao thông của Pháp làm kiểu zíc zắc. Điều này là theo đúng nguyên tắc. Vừa tránh sát thương lớn khi có đạn bắn vào, vừa hạn chế tầm nhìn và sức cơ động của địch khi bị xâm nhập.
- Ảnh thứ 3 là cứ điểm Huguete 7 (106) với hình bố trí khá bắt mắt (do làm giữa đồng nên có thể thỏa chí sáng tác). Hiện nay trung tâm vị trí này vẫn còn trên thực địa nổi lên giữa cánh đồng. Chuyên làm nơi tụ họp của dân tiêm chích và dân đi vệ sinh lịch sự. Grin Em không lịch sự nên cứ giữa đồng mà em ngồi.


Tiêu đề: Re: Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 13 Tháng Năm, 2010, 06:41:46 pm
- Về băng vải quấn chéo. Theo em nhớ đúng như Chiangshan nói, nó là cái ruột tượng và trong trận là để phân biệt giữa các đơn vị, thay bông băng trong trường hợp bị thương. Việc chéo trái hay chéo phải như trong ảnh thì chưa thể nói đó là chi tiết để phân biệt. Vì có thể do phương pháp sao chụp phim ảnh của ta.

Theo mình thì không mang ruột tượng trong lúc đánh nhau đâu, ruột tượng chỉ mang khi hành quân thôi, vì ruôt tượng quãng 7kg đấy, nếu có rưột tượng thì cũng để tại cứ tạm tuyến sau, nơi BCH hay có tổ nuôi quân. Cái này phải tìm hiểu thêm, vì thời các cụ có nhiều thứ mai một, không có tác dụng hay như trang bị sau này.
Có lẽ đó là các tấm đắp bằng vải trong thời gian đánh nhau dài ngày, tối ngủ dùng đắp hay trải ngủ, quấn ngủ, trong trận có thể dùng làm băng bó, thậm chí gói liệm khi hy sinh (hồi ĐBP có lẽ chưa thông dụng võng vải hay võng dù như sau này)


Tiêu đề: Re: Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên
Gửi bởi: DepTraiDeu trong 13 Tháng Năm, 2010, 06:49:26 pm
- Về băng vải quấn chéo. Theo em nhớ đúng như Chiangshan nói, nó là cái ruột tượng và trong trận là để phân biệt giữa các đơn vị, thay bông băng trong trường hợp bị thương. Việc chéo trái hay chéo phải như trong ảnh thì chưa thể nói đó là chi tiết để phân biệt. Vì có thể do phương pháp sao chụp phim ảnh của ta.

Theo mình thì không mang ruột tượng trong lúc đánh nhau đâu, ruột tượng chỉ mang khi hành quân thôi, vì ruôt tượng quãng 7kg đấy, nếu có rưột tượng thì cũng để tại cứ tạm tuyến sau, nơi BCH hay có tổ nuôi quân. Cái này phải tìm hiểu thêm, vì thời các cụ có nhiều thứ mai một, không có tác dụng hay như trang bị sau này.
Có lẽ đó là các tấm đắp bằng vải trong thời gian đánh nhau dài ngày, tối ngủ dùng đắp hay trải ngủ, quấn ngủ, trong trận có thể dùng làm băng bó, thậm chí gói liệm khi hy sinh (hồi ĐBP có lẽ chưa thông dụng võng vải hay võng dù như sau này)

Em đồng ý với anh vụ này. Ruột tượng dùng để mang gạo, may khá chắc chắn. Lúc bị thương mà dùng thay bông băng thì chắc xé xong thương binh đã chết vì mất máu.


Tiêu đề: Re: Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên
Gửi bởi: _new trong 13 Tháng Năm, 2010, 06:56:28 pm
Chi tiết đó có phải là ruột tượng hay không đúng là phải xem lại. Chuyện không mang đồ đó khi ra hào xuất phát xung phong là một mặt, ĐBP là đánh tập trung công kiên chiến không phải đánh vận động hay đánh tao ngộ. Mặt khác nhìn băng vải đó khá dày. Có thể đó là tấm chăn mỏng thì hợp lý hơn. Sở dĩ nói là để phân biệt đơn vị do em nhớ có đọc chi tiết về: phân biệt đơn vị ... dải băng quấn chéo, hình như trong cuốn Cao điểm cuối cùng hoặc cuốn Người người lớp lớp.
Vấn đề này có lẽ để đi hỏi các Cụ là hợp lý nhất.  :)


Tiêu đề: Re: Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên
Gửi bởi: Haitanphongthu trong 13 Tháng Năm, 2010, 07:41:02 pm
Chi tiết đó có phải là ruột tượng hay không đúng là phải xem lại. Chuyện không mang đồ đó khi ra hào xuất phát xung phong là một mặt, ĐBP là đánh tập trung công kiên chiến không phải đánh vận động hay đánh tao ngộ. Mặt khác nhìn băng vải đó khá dày. Có thể đó là tấm chăn mỏng thì hợp lý hơn. Sở dĩ nói là để phân biệt đơn vị do em nhớ có đọc chi tiết về: phân biệt đơn vị ... dải băng quấn chéo, hình như trong cuốn Cao điểm cuối cùng hoặc cuốn Người người lớp lớp.
Vấn đề này có lẽ để đi hỏi các Cụ là hợp lý nhất.  :)
Chính xác nó là cái chăn mỏng,nhưng đôi khi cũng là ruột tượng gạo. Tớ mới hỏi mấy cụ già thời chống Pháp .


Tiêu đề: Re: Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên
Gửi bởi: chiangshan trong 13 Tháng Năm, 2010, 08:24:14 pm
(http://i936.photobucket.com/albums/ad208/scorpwolf/Viet%20Minh%20-%20Glorious%20Victory/12_cmp_copy.jpg)

Trang phục kiểu này nhìn ngầu ghê, nhưng bọn em không rõ là hợp với thời kỳ nào, chiến trường khu vực nào, có phải ĐBP không?

Ảnh này chắc chắn là chiến trường Bắc Bộ, giai đoạn từ 1951 trở về trước. Hình như hồi trước có chú thích là trong chiến dịch Trần Hưng Đạo.

Về trang bị cá nhân của chiến sĩ bộc phá và xung kích, bác New có ý kiến gì không nhỉ. Em thì cho là giống nhau.


Tiêu đề: Re: Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên
Gửi bởi: chiangshan trong 13 Tháng Năm, 2010, 09:09:13 pm
1 cụ trong đội xung kích thì sẽ cầm những gì: em ví dụ thôi nhé: 1 khẩu MAS 36, n băng đạn (hay viên đạn, kẹp đạn), n quả lựu chày (chắc toàn chày thôi các bác nhỉ), 1 cái lưỡi lê?, 1 bi đông nước, 1 cái tạm gọi là ruột tượng như trên và còn gì nữa không các bác nhỉ. Mấy cái chữ n kia thì như thế nào nữa ạ.

Có lẽ tùy trận. VD trận đánh đồn Non Nước trong CZ Quang Trung:
- Bộc phá ống: 4 quả/đại đội.
- Bộc phá khối: 5 quả/đại đội.
- Lựu đạn: 6 quả/người.
- Đạn bộ binh: 60 viên/khẩu.
- Đạn hỏa lực: 80 viên/khẩu.

Những trận khác thì cơ bản là 3-5 lựu đạn/người, 1,5 cơ số/khẩu cho đạn bộ binh, 1,5-2 cơ số/khẩu cho đạn hỏa lực (không rõ hồi này 1 cơ số là bao nhiêu).


Tiêu đề: Re: Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên
Gửi bởi: American standard trong 13 Tháng Năm, 2010, 10:45:09 pm
(http://i936.photobucket.com/albums/ad208/scorpwolf/Viet%20Minh%20-%20Glorious%20Victory/12_cmp_copy.jpg)

:) :) :X :X
Theo như cái hình này thì phải bổ xung thêm Thompson và Mp-40 rồi! ;D


Tiêu đề: Re: Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên
Gửi bởi: DepTraiDeu trong 13 Tháng Năm, 2010, 10:56:14 pm
Theo như cái hình này thì phải bổ xung thêm Thompson và Mp-40 rồi! ;D

Bỏ bớt 1 số giày dép đi nữa. :D


Tiêu đề: Re: Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên
Gửi bởi: chiangshan trong 13 Tháng Năm, 2010, 10:57:15 pm
Theo như cái hình này thì phải bổ xung thêm Thompson và Mp-40 rồi! ;D

Hàng Anh, Mỹ, Đức là tàn dư của thời kỳ trước 50 để lại. Kể từ 51 trở đi vũ khí cá nhân của bộ đội chủ lực chỉ có 1 là từ TQ, 2 là từ Pháp.


Tiêu đề: Re: Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên
Gửi bởi: _new trong 13 Tháng Năm, 2010, 11:59:05 pm
Về trang bị cá nhân của chiến sĩ bộc phá và xung kích, bác New có ý kiến gì không nhỉ. Em thì cho là giống nhau.
Về trang bị tớ không chú ý mấy nên không thật rõ. Nhưng theo tớ là gần giống nhau.

Tổ bộc phá gồm: bộc phá ống, thủ pháo lựu đạn, hoả lực, thang ván. Tổ thang ván sau không cần nữa, tổ hoả lực thì dùng hoả lực của b, c nên cơ bản còn là tổ bộc phá ống và tổ thủ pháo lựu đạn.
Theo chuyện Báo cáo đại đội "Chúng tôi đã giải quyết được tư tưởng" trong tập Kinh nghiệm chiến đấu công kiên có đoạn đại ý như sau: Vai trò của tổ thủ pháo lựu đạn, Khi tổ bộc phá ống lên đánh rào ngoài thì bộ phận ném lựu đạn phải ném vào khoảng sau rào đó để phá mìn. Càng vào sâu càng phải chú ý các ụ ngoại vi và địch vận động theo giao thông hào bắn ngăn chặn. Nếu phát hiện hào của địch (giữa hệ thống thép gai hay ở đầu cầu) cần ném thủ pháo xuống để dọn dẹp chướng ngại vật. Ngoài ra tổ bộc phá cũng có nhiệm vụ đánh dấu cửa mở bằng vôi bột hoặc vải trắng.

Bộc phá viên có súng hay không?
- Vũ khí cá nhân theo Tổng kết kinh nghiệm trận ĐBP của e209 có đoạn: Ngoài việc mang vác bộc phá, cần trang bị cho mỗi bộc phá viên 1 thủ pháo để đề phòng việc bộc phá thối, lựu đạn không nên trang bị như xung kích, cuốc xẻng, chăn (chắc là tấm chăn buôc chéo anh em vừa bàn ở trên) cũng nên nghiên cứu thật cần thiết mới mang, nhưng cần trang bị tiểu liên. Ngoài ra nếu có thể tổ chức mỗi tiểu đội 2 kéo cắt dây thép gai.
- Cũng trong tài liệu này có đoạn: súng của bộc phá viên của c606 để đứng ở bờ giao thông hào nên khi xung kích lên làm đổ súng, bị bẩn không bắn được
---> Bộc phá viên có súng.

Về trang bị của lính xung kích: tiểu liên, súng trường, 3 thủ pháo - 4 lựu đạn (đối với tổ dao nhọn, các tổ xung kích khác 2 thủ pháo và 4 lựu đạn). Trang bị của tiểu đôi xung kích còn bộc phá 5 cân hoặc 10 cân. Tổ dao nhọn không trang bị bộc phá do tổ này là tổ đi đầu, có nhiệm vụ thọc sâu chia cắt tung thâm địch. Trung liên là hoả lực chính của cấp trung đội. Theo em thấy, tiểu đội dao nhọn có 1 trung liên, số trung liên còn lại do b trưởng phụ trách nhằm tập trung hoả lực.


Tiêu đề: Re: Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên
Gửi bởi: _new trong 14 Tháng Năm, 2010, 12:04:12 am
Về số người của tổ bộc phá: thường thì tuỳ tình hình hàng rào mà tổ chức bộc phá theo số hàng rào, dự bị gấp đôi. Bố trí từ 1/2 đến 1/3 ở c, còn lại đi đầu (có tổ trưởng)


Tiêu đề: Re: Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên
Gửi bởi: chiangshan trong 14 Tháng Năm, 2010, 12:21:44 am
Vụ bộc phá-xung kích này vẫn chưa ngã ngũ được nhỉ ;D

Trong cuốn Chuyện những người làm nên LS, tr180 thì "1 đại đội có 2 trung đội bộc phá, mỗi trung đội có 2 tiểu đội bộc phá ống và 1 tiểu đội bộc phá khối". Vậy vấn đề nằm ở chỗ nhiệm vụ bộc phá thuộc về 1 bộ phận chuyên nhiệm trong đại đội bộ binh hay chỉ đơn giản là phân công cho các trung đội bộ binh?

Việc bộc phá viên có súng ủng hộ cho phương án 2, nhưng có vẻ hơi khó giải thích cho tỉ lệ súng/người:

Đại đội:
21 tiểu liên + 50 súng trường = 71/140 người/đại đội thường.
42 tiểu liên + 73 súng trường = 115/180 người/đại đội mạnh.

Tiểu đoàn:
144 súng trường + 95 tiểu liên + 18 trung liên (x2) + 4 đại liên (x10) + 2 cối 60mm (x10) + 2 cối 82mm (x10) = 355/635 người/tiểu đoàn. Cứ cho là trừ đi hẳn 150 cho chỉ huy, công binh, thông tin, vận tải... thì vẫn còn 150 bác tay không ???


Tiêu đề: Re: Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên
Gửi bởi: _new trong 14 Tháng Năm, 2010, 12:46:59 am
Quân ta vốn sáng tạo mà, mỗi nơi mỗi trận một kiểu.  ;D

Với một tiểu đoàn đánh công kiên. Theo tớ mình bỏ qua cơ cấu a,b,c mà hình dung thế này cho gọn gàng: tổ bộc phá (trung đội bộc phá) nằm trong đội hình thê đội 1. Thê đội sau không có. Tuỳ vào đội hình bố trí thê đội mà có từng đó tổ bộc phá. Nếu đánh 1 mũi thì tổ bộc phá ở đại đội dao nhọn, các đại đội sau không có.
Nghe chủ nhiệm Sơn nói có giở sách ra đọc, bài của Cụ Trần Quý hay thật. Nhưng theo tớ nói đại đội có 2 trung đội bộc phá là cách gọi, có lẽ là 1 trung đội chia thành tổ bộc phá đi đầu và tổ dự bị ở tiểu đoàn như đã nói ở trên thì hợp lý hơn.
Nhiều sách cũng có nói, tiểu đội trưởng không nhất thiết phải lên cùng bộc phá viên. Nhiệm vụ của người này là đứng ở đầu hào hô khẩu lệnh "Số 1, lên!... Số 2, lên!" (hoặc hô gì cũng được ;D) và theo dõi cửa mở có đúng hướng hay không.

Thông tin nhà ta nhiều lúc lủng củng. Theo cụ Trần Linh thì d11 khi đánh Him Lam chỉ có gần 400 người thôi, mỗi đại đội có khoảng 100, đại đội dao nhọn thường đủ người.


Tiêu đề: Re: Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên
Gửi bởi: Hungnt_E1F2 trong 14 Tháng Năm, 2010, 09:39:26 am
Vụ bộc phá-xung kích này vẫn chưa ngã ngũ được nhỉ ;D

Trong cuốn Chuyện những người làm nên LS, tr180 thì "1 đại đội có 2 trung đội bộc phá, mỗi trung đội có 2 tiểu đội bộc phá ống và 1 tiểu đội bộc phá khối". Vậy vấn đề nằm ở chỗ nhiệm vụ bộc phá thuộc về 1 bộ phận chuyên nhiệm trong đại đội bộ binh hay chỉ đơn giản là phân công cho các trung đội bộ binh?

Việc bộc phá viên có súng ủng hộ cho phương án 2, nhưng có vẻ hơi khó giải thích cho tỉ lệ súng/người:

Đại đội:
21 tiểu liên + 50 súng trường = 71/140 người/đại đội thường.
42 tiểu liên + 73 súng trường = 115/180 người/đại đội mạnh.

Tiểu đoàn:
144 súng trường + 95 tiểu liên + 18 trung liên (x2) + 4 đại liên (x10) + 2 cối 60mm (x10) + 2 cối 82mm (x10) = 355/635 người/tiểu đoàn. Cứ cho là trừ đi hẳn 150 cho chỉ huy, công binh, thông tin, vận tải... thì vẫn còn 150 bác tay không ???
Chưa tính số bộ sậu phục vụ chiến đấu bao gồm:
+ cấp tiểu đoàn còn có: vận tải, tác chiến, trinh sát, quân lực, quân nhu, quân y, quân khí, hậu cần, chính trị, truyền đạt, liên lạc, văn thư, thông tin, nuôi quân...?
+ cấp đại đội còn có: liên lạc, y tá, tổ nuôi quân...
Ngoài bộ sậu trên còn có quân số là các cấp chỉ huy ở BCH d, và rồi BCH các c nữa.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: _new trong 14 Tháng Năm, 2010, 09:52:30 am
Theo em tổng số nhân sự đó cũng không thể cao được. Như ở đại đội chỉ có 2 y tá quân y, 4 anh nuôi, liên lạc 3... Vận tải là đơn vị ngốn nhiều nhân lực thì chủ yếu ở cấp trung đoàn. Thời ĐBP, mỗi trung đoàn thường có một đội Vinh quang chuyên làm nhiệm vụ vận tải, tải thương, v.v...
Hôm qua đọc kỹ hơn mới thấy phóng pháo được đưa vào chiến đấu khá phổ biến chứ không phải chỉ từ trận C1. Các trận đồi D và từ trận Him Lam đã có loại này. Nhiệm vụ là bắn phá hàng rào. Bắn bằng cối 60mm, ở trận Him Lam do xếp ngang nên hiệu quả không cao (có lẽ do không phân công trước nên lúc ra chiếm lĩnh đã bố trí ở hào râu tôm), ở trận đồi D được xếp dọc nên bắn khá hiệu quả. Thực là trong chiến đấu những điều tưởng như rất đơn giải cũng phải trả giá bằng máu và nước mắt. Hồi xưa ở bên TTVNOL cũng bàn về quả phóng pháo này hình thù nó ra làm sao nhưng chưa có. Các bác có thêm thông tin gì chưa ạ.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: chiangshan trong 14 Tháng Năm, 2010, 09:57:52 am
Hôm qua đọc kỹ hơn mới thấy phóng pháo được đưa vào chiến đấu khá phổ biến chứ không phải chỉ từ trận C1. Các trận đồi D và từ trận Him Lam đã có loại này. Nhiệm vụ là bắn phá hàng rào. Bắn bằng cối 60mm, ở trận Him Lam do xếp ngang nên hiệu quả không cao, ở trận đồi D được xếp dọc nên bắn khá hiệu quả. Hồi xưa ở bên TTVNOL cũng bàn về quả phóng pháo này hình thù nó ra làm sao nhưng chưa có. Các bác có thêm thông tin gì chưa ạ.

Ơ thế à ???

Em lại đang có giả thuyết cố vấn TQ hy sinh ở ĐBP là trong lúc trực tiếp thí điểm chiến thuật phá hàng rào bằng phóng pháo trong trận C1.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: _new trong 14 Tháng Năm, 2010, 10:47:08 am
Em lại đang có giả thuyết cố vấn TQ hy sinh ở ĐBP là trong lúc trực tiếp thí điểm chiến thuật phá hàng rào bằng phóng pháo trong trận C1.
Chuyện Cụ Phùng Đại Bảo thì đến nay vẫn chưa có thêm thông tin gì.
Tra google thử phát thì ra cái link này, báo Lao động hẳn hoi nhé  :-[:
Phùng Đại Bảo chỉ là một trong số rất nhiều chiến sĩ quốc tế vô sản đến từ các nước anh em như Trung Quốc, Liên Xô, Lào, Campuchia, đã sát cánh với quân và dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến 9 năm với thực dân Pháp, mà kết thúc là thắng lợi rực rỡ của chiến dịch Điện Biên Phủ.

Anh Đinh Đức Tính - quản trang của nghĩa trang liệt sĩ A1 - nói: “Liệt sĩ Phùng Đại Bảo là một chuyên gia cố vấn quân sự của Trung Quốc, sang giúp ta trong chiến dịch ĐBP và hy sinh”.
 
Coi như cũng không có thêm thông tin gì, buồn cười mỗi cái
Trên tấm bia tưởng niệm có ghi danh các liệt sĩ đã hy sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ tại nghĩa trang liệt sĩ A1, có một cái tên gây chú ý cho chúng tôi khi nằm cạnh gần 7.000 cái tên của những liệt sĩ khác: Đó là liệt sĩ Phùng Đại Bảo - người Trung Quốc.

Có link này hay này, thì ra cũng có người nghiên cứu về ĐBP nhưu bọn mình: http://vnkatonak.com/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=213&postdays=0&postorder=asc&start=0


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: chiangshan trong 14 Tháng Năm, 2010, 11:20:33 am
Coi như cũng không có thêm thông tin gì, buồn cười mỗi cái
Trên tấm bia tưởng niệm có ghi danh các liệt sĩ đã hy sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ tại nghĩa trang liệt sĩ A1, có một cái tên gây chú ý cho chúng tôi khi nằm cạnh gần 7.000 cái tên của những liệt sĩ khác: Đó là liệt sĩ Phùng Đại Bảo - người Trung Quốc.

Đợt tới lên bác em chịu khó đếm lại đi nhé ::)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: _new trong 14 Tháng Năm, 2010, 01:08:50 pm
Coi như cũng không có thêm thông tin gì, buồn cười mỗi cái
Trên tấm bia tưởng niệm có ghi danh các liệt sĩ đã hy sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ tại nghĩa trang liệt sĩ A1, có một cái tên gây chú ý cho chúng tôi khi nằm cạnh gần 7.000 cái tên của những liệt sĩ khác: Đó là liệt sĩ Phùng Đại Bảo - người Trung Quốc.

Đợt tới lên bác em chịu khó đếm lại đi nhé ::)

Làm gì có, trước lên tớ có đếm khoảng 1/4 được đâu hơn nghìn gì đó mỏi mồm quá nên thôi. Những liệt sỹ này cũng được đưa tên vào cuốn sách Thiên sử Vàng Điện Biên Phủ mà, cũng đưa theo các tỉnh. Khoảng 4000 như ta vẫn biết thôi.


Tiêu đề: Re: Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên
Gửi bởi: fanlong74 trong 14 Tháng Năm, 2010, 09:35:52 pm
http://i936.photobucket.com/albums/ad208/scorpwolf/Viet%20Minh%20-%20Glorious%20Victory/36.jpg
Người chiến sĩ dùng khẩu Tomson mang 1 quả lựu đạnh OF 1935 và một quả lựu đạn không rõ loại. Người chiến sĩ cầm xẻng đội mũ sắt nhật. Khẩu trung liên trên vai người chiến sĩ phía sau là BAR của Mỹ, không rõ nguồn chiến lợi phẩm thu được của Pháp (hoặc Tưởng) hay từ nguồn TQ viện trợ.

http://i936.photobucket.com/albums/ad208/scorpwolf/Viet%20Minh%20-%20Glorious%20Victory/12_cmp_copy.jpg
Cái đống hình thoi là thùng dầu phụ của máy bay khu trục F8F, phía sau có 1 số thùng xăng/dầu, vỏ thùng đạn không rõ loại

Cái hình bác hỏi "Đạn pháo còn nguyên vỏ" chính xác là liều phóng dành cho pháo 105mm , phía trước còn 1 đống đạn chưa lắp ngoài nổ ( pháo 105 Mỹ  dùng liều phóng rời không gắn đầu đạn trước khi dùng)


Tiêu đề: Re: Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên
Gửi bởi: _new trong 14 Tháng Năm, 2010, 11:14:12 pm

Ngoài ra các bác có hình ảnh hay câu chuyện nào thú vị về các cụ bắn tỉa nhà mình thời ĐIện Biên không ạ, kể cả không phải là ở mặt trận ĐBP cũng ok luôn.

Chuyện về bắn tỉa cũng nhiều, cơ bản không có gì thật đặc biệt. Cũng vẫn là chuyện tiết kiệm đạn, chuyện bao nhiêu phát bao nhiêu địch, bắn tên địch đầu bị thương để dụ các tên khác ra. Có chuyện này tớ thấy hay hay:
- Địch ra sông lấy nước, ta bắn tỉa nên địch không dám ra mà buộc dây vào can, quăng xuống sông rồi kéo lên. Bộ đội ta đổi sang nhiệm vụ bắn can của địch.
- Bắn tỉa bằng cối 60mm. Cối 60mm kẹp nách bắn địch trên C1. DKZ cũng bắn tỉa, từ tối DKZ ra chiếm lĩnh, canh me nơi địch ra lấy dù xong rút vào lô cốt thì Ùm cho một phát sập lô cốt. Cái hay trong câu chuyện này là phải nghiên cứu kỹ qui luật của địch để diệt nhiều địch.
- Ban ngày hai bên đều cảnh giác bắn tỉa nên thời gian hoạt động mạnh là vào ban đêm và lúc sáng sớm. Mà sáng sớm ở ĐBP có nhiều sương mù. Tớ thấy nếu làm màn bắn tỉa trong sương mù thì khá hay.
 
(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Dien%20Bien%203-2010/13-3/tn_IMG_2051.jpg) Ảnh chụp cảnh sương mù sáng sớm (7h30) ở A1, phải nói là sương mù rất ấn tượng. Thời điểm chụp là 13/3, vào hè thì sương mù có ít hơn nhưng khi đưa vào game ta có thể cho quá lên tí cũng chẳng vấn đề gì.  :)


Khi làm, ở các bài theo tớ nên có tên người cụ thể. Vừa có ý nghĩa lịch sử, vừa có ý nghĩa giáo dục.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: chiangshan trong 14 Tháng Năm, 2010, 11:35:40 pm
Còn chuyện 1 cụ vừa nude 100% vừa bắn tỉa nữa, nhưng chắc không cho vào game được ;D ;D


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: _new trong 14 Tháng Năm, 2010, 11:58:10 pm
Về thiết bị thông tin: Khí tài phải hỏi chủ nhiệm Chiang. Vào bảo tàng, em nhìn hoa cả mắt còn tay này chửi nhặng xị bảo tàng làm ẩu. Em chỉ biết gật vì chỉ phân biệt được .... súng trường với tiểu liên, về máy thông tin thì càng chịu. Chép ở sách ra được mấy cái này, hình thù ra sao xin được nhờ các bác:
- Đại đoàn: vô tuyến điện BC-1000, vô tuyến điện 15W quay tay loại 282, điện thoại.
- Trung đoàn: vô tuyến điện 702, vô tuyến 15W quay tay loại 282, điện thoại, mạng 2W.
- Mạng 2W cho tiểu đoàn.
trích TTLL trong trận tấn công cứ điểm Him Lam

Dây thì có dây trần và dây bọc. Lộ tiêu. Điện thoải kiểu cối xay hạt tiêu. Ngoài ra còn dùng cờ, pháo hiếu để liên lạc.
Về tổ chức thì có vô tuyến điện, điện thoại, tổ chạy dây và truyền đạt (chạy chân).
Hồi ta đánh đường 4 bóc dây điện của địch là dây liên lạc, cũng được kha khá.

Còn chuyện 1 cụ vừa nude 100% vừa bắn tỉa nữa, nhưng chắc không cho vào game được ;D ;D
Hơ hơ, đúng rồi. Đúng là có chuyện này.  ;D Tớ quên rồi, chủ nhiệm Chiang có nhớ cụ thể thế nào không, hình như cụ nhà mình bị đau bụng gì đó thì phải  ;)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: _new trong 15 Tháng Năm, 2010, 12:14:29 am
À về mác búp đa. Bác Sói bọ cạp tìm bài của bác Macbupda, cái avatar của bác ấy có hình chiến sỹ xung kích cầm mác búp đa tuyên thệ trước khi đánh đồn Đại Bục.


Tiêu đề: Re: Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên
Gửi bởi: _new trong 16 Tháng Năm, 2010, 01:47:45 pm
Tiếp theo là về bộc phá. Như đã biết, bộc phá có bộc phá ống và bộc phá khối. Thuốc nổ có thuốc nổ bánh và thuốc nổ bột. Hồi xưa các cụ chủ yếu dùng thuốc nổ bột.
1. Về bộc phá khối, cơ bản cũng giống như bác nào đi tập quân sự học được. Khối bộc phá được buộc vào một đầu của khung chữ thập (cọc nạng). Nếu không có TNT để có lỗ tra kíp thì phải chuẩn bị dùi sắt hoặc dùi bằng tre để dùi lỗ tra kíp.
Hình dáng tuỳ vào khối lượng, thường là hình khối chữ nhật, buộc ngang dọc như buộc bánh chưng. Ví trí miếng gỗ đệm khoảng 1/3 so với khối nổ. Buộc khối nổ vào cọc nạng theo lối chữ nhị.
Đặt bộc phá phá công sự, nhà cửa các công trình ngầm nổi của địch. Dựng bộc phá giữa tường và nóc, giữa hai lỗ châu mai.
Động tác: tay trái ôm khối bộc phá, tai phải nắm gần chuôi cọc nạng. Lúc đặt tận dụng các góc tử giác tránh địch sát thương. Có thể bí mật bộc phá, đốt một ít thuốc nổ để tạo khói che mắt địch hoặc dùng hoả lực áp chế để lên đặt bộc phá.
2. Về bộc phá ống, thuốc nổ bột. Ống có thể dùng ống tre, ống kim loại, ống nhựa hay ruột tượng. Nói chung là tất cả những gì hình ống, miễn là đừng dùng thứ nào dày như nòng pháo 75mm đi làm bộc phá. Ống đơn giản và cơ bản nhất là ống tre, đục thủng hoặc bổ đôi để loại hết các đốt. Đầu ống phải bịt tương đối chắc chắn, thường là đầu gỗ đẽo, hình búp đa.
Với thuốc nổ dẻo, bánh. Có thể dùng nẹp để tạo khung.
Chiều dài bộc phá ống tuỳ yêu cầu, tất nhiên không ngắn quá và dài quá.
Động tác ôm bộc phá ống cũng gần tương tự ôm bộc phá khối. Đầu khối bộc phá luôn phải hướng về phía vật cần phá.
Khi đặt, đặt xiên vào hàng rào mái nhà, cũi lợn hay bùng nhùng. Đặt dưới hàng rào vướng chân. Lúc đặt chú ý đặt sát những cọc rào của địch.
3. Về thủ pháo. Thực chất là thuốc nổ có gắn nụ xoè được bọc túi vải nhỏ. To cỡ nắm tay hoặc hơn một chút. Trong chiến đấu thủ pháo thường được các cụ để ở thắt lưng, lúc cần giật ra ném luôn.

Về đánh bộc phá trong chiến đấu công kiên. Khi nhận khẩu lệnh của tiểu đội trưởng, bộc phá viên lên ngay. Đặt ống bộc phá, giật nụ xoè, dây cháy chậm cháy thì chạy về. Chạy về thì không phải là chạy tuốt tuột về phía sau, coi như xong nhiệm vụ mà chạy về vị trí cuối đội hình tổ bộc phá. Đề phòng trường hợp đồng đội bị thương vong mà nhiệm vụ chưa hoàn thành. Các bộc phá viên tiếp theo, khi nghe tiếng nổ của quả bộc phá trước, lập tức phải lên ngay để lợi dụng khói bụi che mắt địch. Lúc lên phải rất chú ý hướng đánh bộc phá. Tránh trường hợp đánh lệch hướng. Trong lúc đó, hoả lực các cấp (nhất là hoả lực bắn thẳng) có nhiệm vụ áp chế hoả lực địch, nhất là lô cốt đầu cầu. Vừa để chiến sỹ bộc phá hoàn thành nhiệm vụ, vừa là tạo điều kiện cho xung kích xung phong.
Sau khi cửa mở thông, xung kích tiến lên, tổ bộc phá theo sau làm nhiệm vụ chiến đấu. Trong ĐBP, rất nhiều trường hợp chiến sỹ xung kích phải xung phong trên lưng chiến sỹ bộc phá do hào hẹp (gần địch) và phải tận dụng thời cơ. Chi tiết này em thấy đưa vào game thì rất thực, rất hay.


Tiêu đề: Re: Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên
Gửi bởi: scorpiwolf trong 17 Tháng Năm, 2010, 03:43:28 pm

[/quote]
Chuyện về bắn tỉa cũng nhiều, cơ bản không có gì thật đặc biệt. Cũng vẫn là chuyện tiết kiệm đạn, chuyện bao nhiêu phát bao nhiêu địch, bắn tên địch đầu bị thương để dụ các tên khác ra. Có chuyện này tớ thấy hay hay:
- Địch ra sông lấy nước, ta bắn tỉa nên địch không dám ra mà buộc dây vào can, quăng xuống sông rồi kéo lên. Bộ đội ta đổi sang nhiệm vụ bắn can của địch.
- Bắn tỉa bằng cối 60mm. Cối 60mm kẹp nách bắn địch trên C1. DKZ cũng bắn tỉa, từ tối DKZ ra chiếm lĩnh, canh me nơi địch ra lấy dù xong rút vào lô cốt thì Ùm cho một phát sập lô cốt. Cái hay trong câu chuyện này là phải nghiên cứu kỹ qui luật của địch để diệt nhiều địch.
- Ban ngày hai bên đều cảnh giác bắn tỉa nên thời gian hoạt động mạnh là vào ban đêm và lúc sáng sớm. Mà sáng sớm ở ĐBP có nhiều sương mù. Tớ thấy nếu làm màn bắn tỉa trong sương mù thì khá hay.
 
(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/Dien%20Bien%203-2010/13-3/tn_IMG_2051.jpg) Ảnh chụp cảnh sương mù sáng sớm (7h30) ở A1, phải nói là sương mù rất ấn tượng. Thời điểm chụp là 13/3, vào hè thì sương mù có ít hơn nhưng khi đưa vào game ta có thể cho quá lên tí cũng chẳng vấn đề gì.  :)
[/quote]

Có bác nào có thể kể chi tiết cho bọn em hơn về cái vụ bắn tỉa bằng cối kẹp nách này không ạ, em chưa tài nào hình dung ra nổi các cụ bắn kiểu gì, sao có thể chính xác được.

Trận đánh A1 ở giai đoạn 3 thì là đầu tháng 5 rồi, chắc hết sương mù bác nhỉ.
Mà về vụ bắn tỉa, hồi ĐBP nhà mình hình như vẫn chưa có súng bắn tỉa loại lắp ống ngắm quang học đúng không ạ? Bọn Pháp thì chắc chắn có các bác nhỉ. Không hiểu các cụ nhà mình có thu được khẩu nào của bọn Pháp để xài không hay chỉ dùng súng trường thông thường để tỉa thôi?
Các bác có tài liệu nào mô tả về bắn tỉa của phe Pháp không ạ? Trước giờ thấy toàn chuyện các cụ nhà mình dùng bắn tỉa để giảm tinh thần địch mà không thấy chuyện địch bắn ta?





Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: chiangshan trong 17 Tháng Năm, 2010, 04:04:22 pm
Pháp bắn tỉa ta cũng có, dùng kính ngắm hồng ngoại hẳn hoi: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,1098.msg15346.html#msg15346


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: trucngon trong 22 Tháng Năm, 2010, 10:50:25 am
Bác nào có danh sách cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn 225 đánh đồn Măng Đen năm 1950 không ạ? Hoặc cho em đia chỉ về trận đánh này?


Tiêu đề: Re: Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên
Gửi bởi: scorpiwolf trong 19 Tháng Sáu, 2010, 02:38:49 pm
Bao đạn K50

(http://i74.photobucket.com/albums/i268/rongxanhpmu/Pic_KCCP/VM_in_HaiDuong.jpg)

Bác chiangshan ơi, Cái bao đạn K50 đeo ở ngực kia, hình như trên ĐBP là không có, mà phải sau ĐB, về tiếp quản mới thấy đeo thì phải. Em xem lại bao nhiêu hình chụp ĐB, không thấy kiểu này...

Em còn thắc mắc nữa là em chưa hình dung ra 1 tổ bắn Bazooka, hoặc bắn DKZ nhà mình thì các cụ phải mang, đeo những thứ gì nhỉ.
Trên ĐBP, có phải vẫn có một số bác nhà mình được đội mũ sắt không ạ (hình như là các bác phòng không thì phải).

Có cái hình về sniper của PHáp có kính hồng ngoại:

http://armesfrancaises.free.fr/Soldat%20et%20FSA%2049-56%20avec%20DIPT5-WEB.jpg

Trang này có đầy đủ mấy loại súng phổ thông của bọn Pháp.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: chiangshan trong 20 Tháng Sáu, 2010, 11:03:20 am
Trên ảnh đúng là hiếm, nhưng trong các tranh cổ động thì khá phổ biến rồi:

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/IMG_1909.jpg)

(http://i378.photobucket.com/albums/oo229/chiangshan1/IMG_1908.jpg)

Trung đoàn cao xạ 37mm được trang bị 100% mũ sắt kiểu Nhật hoặc TQ. Bộ binh thời 51 trở đi ít thấy dùng mũ sắt (có thể vì sợ nhầm với quân Pháp).


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: scorpiwolf trong 24 Tháng Sáu, 2010, 09:25:39 am
Mấy bức cổ động này tuyệt quá, cám ơn bác Sơn nhiều lắm. Có gì cần hỏi bọn em lại phiền các bác tiếp nhé.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: scorpiwolf trong 21 Tháng Bảy, 2010, 09:27:09 am
http://www.youtube.com/watch?v=QecrNw4QZaE

Em thấy đây là một clip tổng hợp khá thú vị về chiến dịch Điện Biên Phủ, tất nhiên các bác khi xem sẽ thấy được một số hình ảnh là do được dựng và quay lại, nhưng chất tư liệu của nó khá tốt, độ phân giải cũng khá cao, em xin mời các bác cùng xem ạ.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: _new trong 21 Tháng Bảy, 2010, 10:18:57 am
http://www.youtube.com/watch?v=QecrNw4QZaE

Em thấy đây là một clip tổng hợp khá thú vị về chiến dịch Điện Biên Phủ, tất nhiên các bác khi xem sẽ thấy được một số hình ảnh là do được dựng và quay lại, nhưng chất tư liệu của nó khá tốt, độ phân giải cũng khá cao, em xin mời các bác cùng xem ạ.
Video này là tổng hợp cách hình ảnh từ phim tài liệu Dien Bien Phu le rapport secret của Pháp. Về cái phim tài liệu thì tớ đã có đĩa DVD , chất lượng hình ảnh đúng là rất tốt. Các bác cần thì hôm nào qua tớ nhé.  :)


Tiêu đề: Re: Kỷ niệm 56 năm chiến thắng Điện Biên
Gửi bởi: _new trong 21 Tháng Bảy, 2010, 11:22:33 pm

(http://i936.photobucket.com/albums/ad208/scorpwolf/Viet%20Minh%20-%20Glorious%20Victory/dienbienphu26_cmp.jpg)
Cái hình này bọn em đồ rằng là trên đỉnh đồi Đông Khê - Cao Bằng. Vấn đề em muốn hỏi là hồi ĐBP, bọn Pháp còn dựng bãi pháo theo cách này không, hay là như ở tấm hình dưới đây:)
(http://i936.photobucket.com/albums/ad208/scorpwolf/Viet%20Minh%20-%20Glorious%20Victory/001copy.jpg)

Cái hố đen trong hình: theo cuốn "Dien Bien Phu artilleurs dans la fournaise" (Điện Biên Phủ - Pháo binh trong lò lửa) có mô tả về trận địa pháo với cái hố có diện tích đúng như vậy, sâu độ 20 cm. Họ chú thích là "fosse de recul", em dịch word by word ra là hố giật của pháo khi bắn. Chưa rõ có chính xác không và nếu chính xác thì ý nghĩa cụ thể của nó thế nào.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: longt trong 22 Tháng Bảy, 2010, 02:40:54 pm
Các cụ cho em hỏi với: em vừa xem bộ phim tài liệu "Lịch sử Hồ Chí Minh" làm nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Trong giai đoạn thực dân Pháp quay lại chiếm Việt Nam, có cảnh binh lính Pháp nhảy xuống từ một xe thiết giáp. Điều lạ lùng là tại sao xe thiết giáp này lại phải dùng lá cây để ngụy trang nhỉ. Như em hiểu thì xe cộ dùng lá ngụy trang để che mắt máy bay, mà thời đó (1946) Việt Nam nhà mình lấy đâu ra máy bay chiến đấu cơ chứ  ???

Cụ nào biết chỉ giáo cho em với  ;D


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Mr.Ngan trong 22 Tháng Bảy, 2010, 02:46:18 pm
Theo tớ biết thì năm 1945 và 1946, Mặc dù quân Việt Minh không có máy bay, nhưng ngoài quân Việt Minh vẫn có Quân Đồng Minh mà bạn, chắc là chúng đề phòng máy bay của quân đồng minh đấy  ;D


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: longt trong 22 Tháng Bảy, 2010, 03:00:32 pm
Theo tớ biết thì năm 1945 và 1946, Mặc dù quân Việt Minh không có máy bay, nhưng ngoài quân Việt Minh vẫn có Quân Đồng Minh mà bạn, chắc là chúng đề phòng máy bay của quân đồng minh đấy  ;D

Úi, cụ ơi, Pháp là quân Đồng minh mà cụ :D


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Mr.Ngan trong 22 Tháng Bảy, 2010, 03:16:12 pm
Pháp là quân đồng minh chống Phát xít trong thế chiến II, năm 1946, tôi đã đọc một tài liệu nào đó có nói đến Bác Hồ đã từng tiếp xúc với một đơn vị đồng minh của Mỹ ( thiếu tá  sờ mít hay tôm sơn gì đó ) tại chiến khu Việt Bắc ??


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: danviet trong 22 Tháng Bảy, 2010, 03:28:38 pm
Xin đoán 100%  ;)
1- Đoạn phim và thời điểm có thể không chắc trùng nhau hoàn toàn
2- Quân Nhật vẫn còn trên đất Việt Nam, và vẫn có khả năng tấn công (lý thuyết)
3- Pháp không chắc Việt Minh đã được trang bị thêm những gì, có tịch thu được phần nào khí giới của quân Nhật (trong đó có máy bay ???) hay không.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: minhnam1803 trong 02 Tháng Tám, 2010, 09:00:15 pm
Các bác cho em hỏi, đây là cái gì?



Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: dongadoan trong 02 Tháng Tám, 2010, 09:09:24 pm
Trích: Tóm lược các sự kiện ở Đông Nam Á từ năm 1948 đến năm 1970 (Do Ban tra cứu luật pháp thuộc thư viện Quốc hội và Văn phòng của Ủy ban quan hệ đối ngoại trong Thượng viện Mĩ biên soạn).

- 23/12/1950: Hoa Kỳ ký hiệp định viện trợ phòng thủ tương hỗ với Pháp, Việt Nam, Căm-pu-chia và Lào để Hoa Kỳ có thể viện trợ quân sự gián tiếp cho Việt Nam, Căm-pu-chia và Lào.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: minhnam1803 trong 02 Tháng Tám, 2010, 10:07:25 pm
Trích: Tóm lược các sự kiện ở Đông Nam Á từ năm 1948 đến năm 1970 (Do Ban tra cứu luật pháp thuộc thư viện Quốc hội và Văn phòng của Ủy ban quan hệ đối ngoại trong Thượng viện Mĩ biên soạn).

- 23/12/1950: Hoa Kỳ ký hiệp định viện trợ phòng thủ tương hỗ với Pháp, Việt Nam, Căm-pu-chia và Lào để Hoa Kỳ có thể viện trợ quân sự gián tiếp cho Việt Nam, Căm-pu-chia và Lào.

Viện trợ trực tiếp đó bác. Chỉ sử dụng ở Đông Duơng, không được sang nhượng nếu chưa có sự đồng ý của Mỹ.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: scorpiwolf trong 07 Tháng Chín, 2010, 10:10:02 am
Em xin hỏi các bác rành về thời kỳ KCCP: hồi này các cụ nhà mình chiến đấu đã có các khẩu lệnh hiệu lệnh chuẩn chưa ạ? Và nếu có thì thực sự khi chiến đấu các cụ có dùng không? Hay là lúc uýnh nhau bom đạn ầm ỹ quên sạch cả ạ. Theo em xem các phim phọt nhà mình thì xưa nay chỉ thấy có mấy câu: Xung Phong, các đồng chí tiến lên... gì gì đó...
Bác nào có thông tin gì cho em xin với nhá...


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: _new trong 07 Tháng Chín, 2010, 12:04:02 pm
Em biết mấy câu:
- Đội hình một hàng dọc, tiến!
- Toàn abc tán khai bên trái (bên phải)!
- Vọt tiến!
- Số n, lên! (đánh bộc phá)!
- Tổ abc, áp chế lô cốt xyz!
- Ai là Đảng viên Cộng sản tiến lên! (đưa mấy câu đại loại kiểu này vào em thấy cũng thú vị, ngoài ra còn vừa cố thủ vừa hát nữa)
- Ai là Đoàn viên Thanh niên tiến lên!
- Giết!  ;D

Trong TVQĐ hình như có cuốn Khẩu lệnh chiến đấu in năm 1950, các bác thử tìm xem sao.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: chiangshan trong 07 Tháng Chín, 2010, 12:42:17 pm
- Ai là Đảng viên Cộng sản tiến lên!

Hỏng rồi, đảng Lao động chứ ;D

Thời KCCP nhà ta khá phổ biến dùng kèn khi xung phong thì phải.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: _new trong 07 Tháng Chín, 2010, 01:16:43 pm
- Ai là Đảng viên Cộng sản tiến lên!

Hỏng rồi, đảng Lao động chứ ;D

Thời KCCP nhà ta khá phổ biến dùng kèn khi xung phong thì phải.
Nhà tớ có cái kèn đó, nhưng đếch biết thổi, thổi cứ nghe toẹt toẹt.  :-\


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: panphilov trong 07 Tháng Chín, 2010, 06:47:17 pm
- Ai là Đảng viên Cộng sản tiến lên!

Hỏng rồi, đảng Lao động chứ ;D

Thời KCCP nhà ta khá phổ biến dùng kèn khi xung phong thì phải.

Hô thế này kể ra cũng hơi dài. Đơn giản là chỉ "Đảng viên" thôi  ;D. Nói chung, đứng trước những nhiệm vụ khó khăn và dễ hy sinh (hồi đó) luôn phải là đảng viên.


Tiêu đề: Thành đồng tổ quốc
Gửi bởi: mtboy trong 15 Tháng Chín, 2010, 11:07:17 pm
Theo mình biết thì Bác đã phong tặng cho miền Nam danh hiệu thành đồng tổ quốc vào năm 1945. Nhưng mình không hiểu danh hiệu này mang ý nghĩa gì. Ai biết giải thích giúp mình nha. Cảm ơn nhiều!


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: scorpiwolf trong 27 Tháng Chín, 2010, 03:36:46 pm
- Ai là Đảng viên Cộng sản tiến lên!

Hỏng rồi, đảng Lao động chứ ;D

Thời KCCP nhà ta khá phổ biến dùng kèn khi xung phong thì phải.
Nhà tớ có cái kèn đó, nhưng đếch biết thổi, thổi cứ nghe toẹt toẹt.  :-\

Cám ơn các bác, hay là hôm nào bác _New cho em mượn cái kèn làm tham khảo, dựng lại model để làm cảnh có chiến sĩ thổi kèn lệnh xung phong cho hoành và sát với thực tế.


Tiêu đề: Cần tìm hiểu thêm về kỹ thuật chiến đấu với pháo cao xạ 37mm...
Gửi bởi: scorpiwolf trong 27 Tháng Chín, 2010, 03:51:22 pm
Xin chào các bác,

Bọn em đang cần tái hiện lại cảnh chiến đấu của lực lượng phòng không của các cụ Việt Minh nhà mình trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Bối cảnh là trận địa phòng không trợ chiến cho các lực lượng bộ binh tấn công đồi Độc Lập. Trong cảnh sẽ có các khẩu đội sử dụng súng Dushka 12.7mm và pháo 37mm. Em có tìm tư liệu liên quan đến chiến đấu kiểu này nhưng thật nan giải vì bọn em toàn người ngoài ngành. Có bác nào có thể giúp bọn em với không ạ?
VD bọn em cần những thông tin như sau:

1 khẩu đội 12.7mm có bao nhiêu chiến sĩ. Khi tác chiến thì phân công như thế nào, khẩu lệnh ra sao. (ngắm, bắn, nạp đạn....) Thao tác thế nào...
1 khẩu đội 37 mm thì ra sao?

Bác nào có thể giúp bọn em làm ơn ới em một tiếng, bọn em cảm ơn vô cùng.
Bọn em rất muốn mô tả cảnh chiến đấu này thật tốt để thế hệ khán giả trẻ cảm thấy bị thuyết phục vì lịch sử hào hùng của cha ông, thế hệ khán giả già thì thấy tâm đắc ...


Tiêu đề: Re: Cần tìm hiểu thêm về kỹ thuật chiến đấu với pháo cao xạ 37mm...
Gửi bởi: menthuong trong 27 Tháng Chín, 2010, 05:17:57 pm
Xin chào các bác,

Bọn em đang cần tái hiện lại cảnh chiến đấu của lực lượng phòng không của VM trong chiến dịch Điện Biên Phủ.  ...

Các bác thế nào tôi không biết,
Riêng mình tôi nếu có cũng chẳng cho!


Tiêu đề: Re: Cần tìm hiểu thêm về kỹ thuật chiến đấu với pháo cao xạ 37mm...
Gửi bởi: altus trong 27 Tháng Chín, 2010, 07:18:38 pm
Các bác thế nào tôi không biết,
Riêng mình tôi nếu có cũng chẳng cho!

Viết tắt thế thì có làm sao hở bác?  ???


Tiêu đề: Re: Cần tìm hiểu thêm về kỹ thuật chiến đấu với pháo cao xạ 37mm...
Gửi bởi: fddinh trong 27 Tháng Chín, 2010, 07:30:08 pm
Các bác thế nào tôi không biết,
Riêng mình tôi nếu có cũng chẳng cho!

Viết tắt thế thì có làm sao hở bác?  ???

Chắc bác menthuong tưởng hỏi về bác Vợt Muỗi ý mà bác.


Tiêu đề: Re: Cần tìm hiểu thêm về kỹ thuật chiến đấu với pháo cao xạ 37mm...
Gửi bởi: huyphongssi trong 27 Tháng Chín, 2010, 07:52:47 pm
Xin chào các bác,

Bọn em đang cần tái hiện lại cảnh chiến đấu của lực lượng phòng không của VM trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Bối cảnh là trận địa phòng không trợ chiến cho các lực lượng bộ binh tấn công đồi Độc Lập. Trong cảnh sẽ có các khẩu đội sử dụng súng Dushka 12.7mm và pháo 37mm. Em có tìm tư liệu liên quan đến chiến đấu kiểu này nhưng thật nan giải vì bọn em toàn người ngoài ngành. Có bác nào có thể giúp bọn em với không ạ?
VD bọn em cần những thông tin như sau:

1 khẩu đội 12.7mm có bao nhiêu chiến sĩ. Khi tác chiến thì phân công như thế nào, khẩu lệnh ra sao. (ngắm, bắn, nạp đạn....) Thao tác thế nào...
1 khẩu đội 37 mm thì ra sao?

Bác nào có thể giúp bọn em làm ơn ới em một tiếng, bọn em cảm ơn vô cùng.
Bọn em rất muốn mô tả cảnh chiến đấu này thật tốt để thế hệ khán giả trẻ cảm thấy bị thuyết phục vì lịch sử hào hùng của cha ông, thế hệ khán giả già thì thấy tâm đắc ...

Pháo 57 bây giờ thì huyphong còn biết, chứ 37 ngày xưa chắc phải nhờ tới anh tuaans tìm tư liệu rồi :D


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: dongadoan trong 27 Tháng Chín, 2010, 07:59:39 pm
Cũng như nhau cả thôi, huyphongssi ạ! Vẫn là: mục tiêu, tốc độ, hướng, vật chuẩn, đạn, ngòi, loạt, số khẩu,... như nhau thôi. Hồi ấy pháo 37mm kiểu 1939 chưa có cò điện nên chả khác gì các loại pháo PK khác! ;D


Tiêu đề: Re: Cần tìm hiểu thêm về kỹ thuật chiến đấu với pháo cao xạ 37mm...
Gửi bởi: H3 Hùng trong 27 Tháng Chín, 2010, 08:06:02 pm
Bọn em cần những thông tin như sau:
1 khẩu đội 12.7mm có bao nhiêu chiến sĩ. Khi tác chiến thì phân công như thế nào, khẩu lệnh ra sao. (ngắm, bắn, nạp đạn....) Thao tác thế nào...
1 khẩu đội 37 mm thì ra sao?
Bác nào có thể giúp bọn em làm ơn ới em một tiếng, bọn em cảm ơn vô cùng.
Bọn em rất muốn mô tả cảnh chiến đấu này thật tốt để thế hệ khán giả trẻ cảm thấy bị thuyết phục vì lịch sử hào hùng của cha ông, thế hệ khán giả già thì thấy tâm đắc ...

Bạn gởi tin nhắn cho bác quyenkh nguyên khẩu đội trưởng 12 ly 8, nguyên b trưởng b 12 ly vác. Cần thiết mời bác ấy tham gia đoàn phim luôn. Đảm bảo thù lao hữu nghị vì bác ấy cũng mê văn nghệ lắm. Hì

Còn 37 ly thì gởi tin nhắn hỏi ông Hai Kinh Tế lính pháo binh sư 5 nhà tôi.

Hai ông này chắc ít vào đây, chứ nếu biết thì mấy ổng hổ trợ liền. Dân với quân như cá với nước mà.  ;D


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: tieunamvu trong 27 Tháng Chín, 2010, 09:04:40 pm
Vấn đề là thời chống Pháp bác H3 Hung ạ. Có lẽ Bác Ngan  thử hỏi ông cụ nhà bác xem.


Tiêu đề: Re: Cần tìm hiểu thêm về kỹ thuật chiến đấu với pháo cao xạ 37mm...
Gửi bởi: scorpiwolf trong 28 Tháng Chín, 2010, 08:52:34 am
Xin chào các bác,

Bọn em đang cần tái hiện lại cảnh chiến đấu của lực lượng phòng không của VM trong chiến dịch Điện Biên Phủ.  ...

Các bác thế nào tôi không biết,
Riêng mình tôi nếu có cũng chẳng cho!

Em viết tắt thế chắc bác và nhiều bác khác có thể không thích, nếu có gì đắc tội mong các chú các bác bỏ qua, em xin sửa lại đầy đủ cho lành ạ.


Tiêu đề: Re: Cần tìm hiểu thêm về kỹ thuật chiến đấu với pháo cao xạ 37mm...
Gửi bởi: scorpiwolf trong 28 Tháng Chín, 2010, 08:59:38 am
Bọn em cần những thông tin như sau:
1 khẩu đội 12.7mm có bao nhiêu chiến sĩ. Khi tác chiến thì phân công như thế nào, khẩu lệnh ra sao. (ngắm, bắn, nạp đạn....) Thao tác thế nào...
1 khẩu đội 37 mm thì ra sao?
Bác nào có thể giúp bọn em làm ơn ới em một tiếng, bọn em cảm ơn vô cùng.
Bọn em rất muốn mô tả cảnh chiến đấu này thật tốt để thế hệ khán giả trẻ cảm thấy bị thuyết phục vì lịch sử hào hùng của cha ông, thế hệ khán giả già thì thấy tâm đắc ...

Bạn gởi tin nhắn cho bác quyenkh nguyên khẩu đội trưởng 12 ly 8, nguyên b trưởng b 12 ly vác. Cần thiết mời bác ấy tham gia đoàn phim luôn. Đảm bảo thù lao hữu nghị vì bác ấy cũng mê văn nghệ lắm. Hì

Còn 37 ly thì gởi tin nhắn hỏi ông Hai Kinh Tế lính pháo binh sư 5 nhà tôi.

Hai ông này chắc ít vào đây, chứ nếu biết thì mấy ổng hổ trợ liền. Dân với quân như cá với nước mà.  ;D

Dạ cám ơn bác, bọn em cần tư liệu về thời chống Pháp, nhưng nếu không kiếm được thì thời sau cũng rất quý, bọn em sẽ liên lạc với bác quyenkh và ông Hai Kinh Tế sau ạ.

Nhưng sẽ tuyệt nhất nếu mà hỏi được bác nào nào có các cụ người nhà là lính phòng không tham gia chiến dịch để có những tư liệu sát với thực tế nhất.
Chúng em xin cám ơn các bác đã ủng hộ ạ.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: menthuong trong 28 Tháng Chín, 2010, 10:42:07 pm
Cuối tháng 9/1950 tại Bến Khuể, xã Chiến Thắng, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng diễn ra là một trận đánh hay cả về cách thức cũng như hiệu quả, trong đó công tác binh vận được phát huy tốt. Chính trận này đã tạo bước ngoặt quan trọng trong việc quyết định nhập hai xã Cảnh Hưng và Kim Lĩnh Thượng thành xã mới và mang tên “Chiến Thắng” mà 15/10 này đúng dịp kỷ niệm 50 năm.

Sắp tới cây Cầu Khuể sẽ nối đôi bờ sông Văn Úc, giao thông từ An Lão sang Tiên Lãng sẽ thuận tiện hơn nhưng kỷ niệm về bến sông về phà Khuể chắc không nguôi với dân Hải Phòng?

Thủa nhỏ có được nghe cha kể chuyện này bởi ông cũng được tham gia. Nhưng từ 1964 gia đình tôi rời quê và bố tôi cũng đã mất từ 1997 nên nay muốn tìm hiểu về 2 Lô cốt (blockhaus) ở đây và trận "binh biến" này khó quá. Liệu có CCB nào hay ai đó biết rõ được sự kiện này không?


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: scorpiwolf trong 08 Tháng Mười, 2010, 10:34:01 am
Theo cháu được biết thì quân đội nhà mình từ thời chống Pháp thường dùng kèn lệnh để thúc quân tấn công. Không biết các bác có ai biết giai điệu của những hồi kèn này như thế nào không ạ. Và từ thời chống Pháp đến nay có gì thay đổi không, giờ nhà mình chắc không dùng kèn thúc quân nữa đúng không các bác. Cháu xem cái phim We were soldiers của Mẽo thấy từ thời đó quân mình dùng còi để ra hiệu lệnh xung phong. Không biết là có đúng không ạ. Bác nào biết giải thích dùm cháu với.

Nói lại về kèn xung trận, liệu có thể kiếm được ở đâu 1 đoạn kèn đó không ạ. (cháu biết anh _New có cây kèn nhưng không biết thổi :)) )

Cám ơn các bác.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: chiangshan trong 12 Tháng Mười, 2010, 06:30:18 pm
Hôm nay tình cờ em đọc được chi tiết này trong cuốn biên niên của ngành CA: năm 1948 do báo cáo sai (không ghi là ai báo cáo với ai, về vấn đề gì) và hiềm khích, tướng Nguyễn Bình đã gài bẫy để quy tội phản cách mạng và bắt giam trưởng ty công an cùng chỉ huy trưởng Quốc vệ đội Bà Rịa. Ty công an chỉ được để lại 2 tiểu đội, còn lại đều bị giải thể, 1 số cán bộ chiến sĩ bị bắt, số khác bị phân tán vào các đơn vị khác. Toàn bộ vũ khí của công an và Quốc vệ đội Bà Rịa với hàng trăm súng đều bị tịch thu. Vụ này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình kháng chiến ở Bà Rịa. Đến tận năm 1992 Bộ Nội vụ mới lật lại vụ án và minh oan cho 2 đ/c kia.

Phải nói rằng chuyện thanh trừng nội bộ ở Nam Bộ (nhất là trong thời kỳ đầu KCCP) không phải cái gì mới mẻ với em, nhưng được viết công khai và đích danh như vậy thực sự là đáng ngạc nhiên.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: anhkhoi trong 12 Tháng Mười, 2010, 09:11:09 pm
Hôm nay tình cờ em đọc được chi tiết này trong cuốn biên niên của ngành CA: năm 1948 do báo cáo sai (không ghi là ai báo cáo với ai, về vấn đề gì) và hiềm khích, tướng Nguyễn Bình đã gài bẫy để quy tội phản cách mạng và bắt giam trưởng ty công an cùng chỉ huy trưởng Quốc vệ đội Bà Rịa. Ty công an chỉ được để lại 2 tiểu đội, còn lại đều bị giải thể, 1 số cán bộ chiến sĩ bị bắt, số khác bị phân tán vào các đơn vị khác. Toàn bộ vũ khí của công an và Quốc vệ đội Bà Rịa với hàng trăm súng đều bị tịch thu. Vụ này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình kháng chiến ở Bà Rịa. Đến tận năm 1992 Bộ Nội vụ mới lật lại vụ án và minh oan cho 2 đ/c kia.

Vụ này em có đọc trong "Nguyễn Bình, huyền thoại và sự thật" của Nguyên Hùng. Dĩ nhiên là không có chi tiết minh oan. Tài liệu bác đọc có ghi cụ thể Bộ Nội vụ căn cứ vào đâu để xác định lại không? Có dựa vào các hồ sơ lưu của Pháp không?


Tiêu đề: CÁC CHI ĐỘI VỆ QUỐC ĐOÀN NAM BỘ
Gửi bởi: fddinh trong 12 Tháng Mười, 2010, 10:24:18 pm
Các Chi đội Vệ Quốc đoàn Nam bộ trong thời gian từ CMT8 tới 1948 gồm có :

Tên Chi đội - Điạ bàn hoạt động - Chỉ huy - Ghi chú

Chi đội 1 (Bình Xuyên) – hoạt động tại Tân Thuận - CH: ông Trần Văn Đối (6 Đối)
- Trước đó có Chi đội 1 - hoạt động tại Thủ dầu Một – CH: ông Huỳnh Kim Trương (cò Trương) – sau giải thể
Chi đội 2 ( Bình Xuyên) - hoạt động tại Nhà Bè - CH: ông Đinh Văn Nhi (Hai Nhi) (bị địch bắt) – sau là ông Nguyễn Văn Chằng (Năm Chằng)
Chi đội 3 ( Bình Xuyên) - hoạt động tại Thủ Thiêm – CH: ông Từ Văn Ri (hy sinh) sau là ông Ngô Văn Lực (Mười Lực)
Chi đội 2 và Chi đội 3 do Ông Dương Văn Dương (Ba Dương) thành lập và trực tiếp nắm – sau khi ô. Ba Dương hy sinh, sát nhập thành Liên chi 2/3 – CH: ông Dương Văn Hà (Năm Hà)
Chi đội 4 (Bình Xuyên) - hoạt động tại Bà Quẹo – CH: ông Huỳnh Văn Trí (Mười Trí)
Chi đội 5 – hoạt động tại Tân An – CH: ông Phạm Hữu Đức (sau phản)
Chi đội 6 - hoạt động tại Thị Nghè – CH: ông Ba Nhỏ (sau bị xử) sau hoạt động tại Gia Định – CH: ông Nguyễn Văn Dung
Chi đội 7 (Bình Xuyên) - hoạt động tại Chánh Hưng – CH: ông Mai Văn Vĩnh (Hai Vĩnh)
Chi đội 8 ( Cao Đài) - hoạt động tại Tây Ninh – CH: ông   Nguyễn Hoài Thanh (Nguyễn  Văn Thành)
Chi đội 9 (Bình Xuyên) - hoạt động tại Phú Thọ - CH: ông Lê Văn Viễn (Bảy Viễn)
Chi đội 10 - hoạt động tại Biên Hòa – CH: ông Huỳnh Văn Nghệ (8 Nghệ)
Chi đội 11 - hoạt động tại Tây Ninh – CH: ông Trịnh Khánh Vàng
Chi đội 12 - hoạt động tại Hóc Môn / Bà Điểm – CH: ông Ba Tô Ký
Chi đội 13 (Tổng Công đoàn) “Chi đội Lý Chính Thắng” – hoạt động tại Gò Vấp / An Phú Đông – CH: ông Nguyễn Văn Bứa (Mười Thìn)
Chi đội 14 - hoạt động tại Tân An / Chợ Lớn – CH: ông Trần Văn Trà (Ba Trà) sau là ông Nguyễn Công Trung
Chi đội 15 - hoạt động tại Đức Hòa – CH: ông Huỳnh Văn Một (Út Một)
- Các Chi đội 12, 14 và 15 sau hợp nhất thành Liên quân Hóc Môn / Bà Điểm / Đức Hòa – CH : ông Ba Tô Ký
Chi đội 16 - hoạt động tại Bà Rịa – CH: ông cò Vinh (sau làm phản – bị xử - đây có lẽ là trường hợp bác chiangshan nói) sau là ông Hứa Văn Yến rồi ông Phan Đình Công chỉ huy.
Chi đội 17 – hoạt động tại Mỹ Tho – CH: ông Phan Đình Lân
Chi đội 18 – hoạt động tại Trà Vinh – CH: ông Nguyễn Hữu Xuyến (Tám Xuyến)
Chi đội 19 – hoạt động tại An Hóa – CH: ông Đồng Văn Cống (Bảy Cống)
Chi đội 20 – hoạt động tại Trà Vinh / Vĩnh Long – CH: ông Ngô Văn Sung
Chi đội 21 (Bình Xuyên) - hoạt động tại Cần Giuộc – CH: ông Nguyễn Văn Hoạnh (Tư Hoạnh)
Chi đội 22 – hoạt động tại Vàm Cống, Long Xuyên - CH: ông Bửu Vinh
Chi đội 23 – hoạt động tại Rạch Giá - CH: ông Huỳnh Thủ (Bảy Thủ)
Chi đội 24 – hoạt động tại  Sóc Trăng - CH: ông Nguyễn Quốc Hùng (?)
Chi đội 25 (Bình Xuyên) – hoạt động tại Thủ Đức / Chợ Lớn - CH: ông Bảy Quai sau là ông Lâm Văn Đức (Tư Tỵ)
Chi đội 26 – hoạt động tại Châu Đốc / Hà Tiên - CH: ông Trần Đình Khôi (?)

Các Chi đội thành lập từ sau 1946:
Chi đội 30 ( Hòa Hảo) “Chi đội Nguyễn Trung Trực”– hoạt động tại Chợ Mới, Long Xuyên - CH: ông Nguyễn Giác Ngộ
Chi đội 57 (tách ra từ Chi đội 13) – hoạt động tại Gò Dầu Hạ / Trảng Bàng – CH: ông Hoàng Thọ

Các Chi đội Hải ngoại về nước năm 1946 - 1947
Chi đội Hải ngoại I : hoạt động tại Tây Ninh / đông Campuchia - CH: ông Dương Tấn (Huỳnh Văn Vàng) – sau là ông Ngô Thất Sơn
Chi đội Hải ngoại II “bộ đội Quang Trung”: hoạt động Bạc Liêu / Cà Mau – CH: ông Phạm Ngọc Thuấn (Phạm Văn Thuận?)
Chi đội Hải ngoại III “chi đội Trần Phú”: hoạt động tại Sa Đéc – CH: ông Nguyễn Chánh - Chi đội phó: Lê Quốc sản, Đỗ Huy Rừa. Chính trị viên: Trần Văn Sáu. Chính trị viên phó: Dương Cự Tẩm, Hải Nam. Ông Sơn Ngọc Minh làm cố vấn cho Chi đội. Ngày 27/02/1947 có mặt tại Việt nam.
Chi đội Hải ngoại IV "tiểu đoàn “Cửu Long 2”: hoạt động tại Hà Tiên - CH: ông Dung Văn Phúc (Dương Quang Đông) – sau CH là ông Đào Mạnh Duệ

Ngoài ra còn có các Chi đội không thuộc Vệ Quốc đoàn (nhưng có rất nhiều chỉ huy và binh lính của các Chi đội này sau này tham gia Vệ Quốc đoàn):

Chi đội 7 (Cao Đài) - hoạt động tại Tây Ninh – CH: ông Nguyễn Thanh Bạch (Nguyễn Thành Phương)
Chi đội An Điền (Đại Việt Quốc Dân Đảng) - CH: ông Bùi Hữu Phiệt (Trên danh nghĩa, Chi đội An Điền thuộc Đệ tam Sư Đoàn)

Bộ đội của các điền chủ:
CH: ông Ngô Hồng Giỏi - hoạt động tại Bình Thủy, Cần Thơ
CH: ông Lâm Quang Phòng - hoạt động tại Hà Tiên
CH: ông Trương Văn Khoát (Mười Khoát) - hoạt động tại Tân An, Cần Thơ

Các Chi đội thành lập sau 1947:
Chi đội 2 ( Hoà Hảo) – hoạt động tại Cần Thơ - CH: ông Trần Văn Soái (Năm Lửa)
Bộ đội Hoà Hảo – hoạt động tại Rạch Giá / Long Xuyên - CH: ông Lê Quang Vinh (Ba Cụt)
Bộ đội Hoà Hảo – hoạt động tại Long Xuyên / Châu Đốc - CH: ông Lâm Thành Nguyên (Hai Ngoán)
Bộ đội “Hắc Y” Cao Đài - hoạt động tại Tây Ninh - CH: ông Trịnh Minh Thế.

Theo bài viết của Hà Mèo đăng tại „Blog Út Trỗi”: Thứ sáu, ngày 29 tháng tám năm 2008)
và nhiều tư liệu khác.

Trong Cuốn NGUYỄN BÌNH, Huyền Thoại và Sự Thật tại các chương có viết:

Chương 22 : Hội nghị Bình Hoà cuối bốn lăm
Nguyễn Bình được bổ nhiệm Khu trưởng
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=2541.40

        Trở về miền Đông, Nguyễn Bình ra thông tri huỷ bỏ các nghị quyết của Hội nghị An Phú Xã để thi hành nghị quyết của Hội Nghị Bình Hoà. Các chi đội được mang tên chung là Vệ quốc Đoàn. Danh sách các chi đội ở miền Đông như sau:
        - Chi đội 1 của Huỳnh Kim Trương, tỉnh Thủ Đầu Một
        - Chi đội 2 của Huỳnh Văn Nhị, quận Nhà Bè
        - Chi đội 3 của Từ Văn Ri, quận Nhà Bè
        - Chi đội 4 của Huỳnh Văn Trì, Bà Quẹo
        - Chi đội 5 của Phạm Hữu Đức, tỉnh Tân An
        - Chi đội 6 của Nguyễn Văn Dung, tỉnh Giả Định
        - Chi đội 7 của Nguyễn Thanh Bạch, tỉnh Tây Ninh (Cao đài)
        - Chi đội 8 của Nguyễn Hoài Thanh, tỉnh Tây Ninh (Cao đài)
        - Chi đội 9 của Lê Văn Viễn, Phú Thọ.
        - Chi đội 10 của Huỳnh Văn Nghệ, tỉnh Biên Hoà
        - Chi đội 11 của Trịnh Khánh Vàng, tỉnh Tây Ninh
        - Chi đội 12 của Tô Ký, Hốc Môn - Bà Điểm - Đức Hoà
        - Chi đội 13 của Mười Thìn, Tổng Công Đoàn
        - Chi đội 14 của Trần Văn Trà, tỉnh Tân An
        - Chi đội 15 Huỳnh Văn Một, Đức Hoà
        ...
        Vài tháng sau có vài thay đổi:
        - Hai Nhi (Đinh Văn Nhị) bi địch bắt, Nguyễn Văn Chẳng (Năm Chẳng) lên thay ở chi đội 2.
        - Từ Văn Ri tử trận tại Long Thành, Mười Lực nắm chi đội 3.
        - Hai chi đội 2 và 3 gọi là Liên Chi Bình Xuyên.
        - Hai Chi đội Cao đài 7 và 8 của Nguyễn Thanh Bạch và Nguyễn Hoài Thanh chạy ra toà thánh Tây Ninh, Nguyễn Thanh Bạch đổi tên là Nguyễn Thành Phương, Nguyễn Hoài Thanh đổi tên Nguyễn Văn Thành. Chi đội 7 sau đó là tên của bộ đội Nguyễn Văn Mạnh và Mai Văn Vĩnh (Tám Mạnh - Hai Vĩnh) gốc Chánh Hưng.
        - Ba Chi đội 12, 14, 15 gốc là giải phóng quân Liên quận Hốc Môn - Bà Điểm - Đức Hoà.
        - Chi đội 16 là bộ đội Bà Rịa với các chỉ huy, Hứa Văn Yến, Phan Đình Công.
        - Chi đội 21 của Tư Hoạch ở cầu ông Thìn (Cần Giuộc).
        - Chi đội 25 vốn là bộ đội An Điền (Thủ Đức) của Bảy Quai bị Lâm Văn Đức (Tư Tị) ở Cầu Bót (Chợ Lớn) chiếm đoạt.

Chương 46 Bắt Phán Huề lòi ra chuyện lớn
Tây mưu đồ lập chiến khu ma


        Quân khu 7 đang họp bàn vấn đề chánh quy hoá bộ đội, biến các chi đội thành trung đoàn thì có tin điện từ Chi đội 7 cho biết bắt được Phán Huề, nguyên là chủ tịch tỉnh Bà Rịa đã bị Tây bắt trong cuộc tấn công tỉnh Bà Rịa. Không rõ vì sao Phán Huề lại lén lút trở vô khu giải phóng. Đoán biết có chuyện quan trọng, Khu trưởng Nguyễn Bình bèn cùng Mai Văn Vĩnh: Chị đội trưởng Chi đội 7 cấp tốc về Bà Rịa.
        Khi bị bắt, Phán Huề nghĩ là cuộc đời mình đã tàn, nhưng Hai Vĩnh khéo léo đối xử để Phán Huề lên tinh thần. Hai Vĩnh đóng vai chiến sĩ quốc gia bất mãn về sự lãnh đạo của Cộng sản khéo đến mức Phán Huề tin thật và tiết lộ âm mưu thành lập chiến khu quốc gia của chánh phủ quốc gia Nam phần Việt Nam dọn đường cho giải pháp Bảo Đại. Phán Huề thú nhận lãnh nhiệm vụ vô khu dụ dỗ một số cán bộ kháng chiến về với chánh nghĩa quốc gia.
        Phán Huề cũng tiết lộ Bảy Viễn đã phái Lai Hữu Tài dự các cuộc họp của các giáo phái lập Mặt trận Quốc gia Liên hiệp ủng hộ giải pháp Bảo Đại.
        Hai Vĩnh tương kế tựu kế viết thư cho Thủ tướng Nguyễn Văn Xuân tỏ ý hoan nghinh chủ trương kêu gọi chiến sĩ quốc gia bỏ Khu về Thành và đang nghiên cứu để thi hành chủ trương đó.
        Đọc bức thư của Hai Vĩnh, Phán Huề phấn khởi, không ngờ mình đã tự thú tội lỗi của mình. Khi Hai Vĩnh báo cáo mọi việc, Nguyễn Bình ra lịnh giải quyết ngay Công An và Quốc vệ Đội Bà Rịa.
        Xong rồi, Nguyễn Bình trở về Bộ Tư định lo đối phó với nguy cơ Bảy Viễn ngả theo Phòng Nhì, bắt tay thủ tướng Nguyễn Văn Xuân lập chiến khu quốc gia giả hiệu.
        Từ lâu ta đã nắm được tin Bảy Viễn dung túng bọn Phòng Nhì trong Chi đội 9. Nay lại biết rõ thêm là bọn Tư Sang, Năm Tài đã lái Bảy Viễn đi quá xa. Phải ra sức kéo Bảy Viễn trở lại đường ngay nẻo thẳng. Làm sao?

Trong cuốn Người Bình Xuyên, tại chương 49 viết về việc tổ chức lại lực lượng vũ trang tại Bà Rịa:

Chương 49
SAU TẢO THANH HAI VĨNH RA BẮC
SANG NAM HẢI MỞ BẾN NHẬN VŨ KHÍ VỀ NAM

Sau tảo thanh, để chấn chỉnh tình hình ở Rừng Sác, Nguyễn Bình họp bộ tham mưu quyết định thành lập Phân khu Duyên Hải. Về ban chỉ huy Phân khu, Trung tướng chọn Năm Hà là người được anh em Bình Xuyên ủng hộ. Chánh ủy Hai Trí giới thiệu tay chân thân tín của mình là Hai Đại, tên chính thức là Nguyễn Đức Huy nắm chính trị viên.
Khi đã nhứt trí, chánh văn phòng Võ Bá Nhạc cho đánh máy giấy bổ nhậm gởi xuống các đương sự.
Nguyên văn như sau:

Quân đội Quốc gia Việt Nam
Ban quân sự Nam Bộ
GIẤY BỔ NHẬM

Chiếu theo thông tư số281/TS ngày 11-8-48 của ban Quân sự Bình Xuyên, thành lập Phân khu Duyên hải miền Đông.
Các ông có tên dưới đây được bổ nhậm và Ban chỉ huy của Phân khu Duyên Hải từ ngày 11-8-48:
Dương Văn Hà: Phân khu trưởng
Nguyễn Sơn Xuyên: Phân khu phó
Nguyễn Đức Huy: Chánh trị viên
Tổng hành dinh, ngày 11/8/48
Trung tướng Nguyễn Bình
Ủy viên Quân sự Nam Bộ

***

Nhận được quyết định này, anh em ở Rừng Sác rất phấn khởi. Tấm lòng trung thành với cách mạng của anh Năm và đông đảo anh em Bình Xuyên đã được cấp trên thấu rõ. Anh em vui lòng hưởng ứng chủ trương giải thể các Chi đội cũ để lập những đơn vị mới, điều đi các nơi trong Quân khu.

Chi đội 9 của Bảy Viễn – đa số là dân lao động vùng Phú Thọ - được sát nhập với Chi đội 7 của Hai Vĩnh để trở thành Trung đoàn 197, tức là Trung đoàn chủ lực của hai tỉnh Bà Rịa, Chợ Lớn, gọi tắt là Bà-Chợ. Liên chi 2-3 cùng một số bộ phân Chi đội 9 trở thành Trung đoàn 302 rút lên chiến khu Đ. Các chỉ huy cũng phân tán: Hai Lung về Khu 7, Năm Chảng về Chi đội 1 nay là trung đoàn 301 do Nguyễn Văn Thi nắm thay Hùynh Kim Trương. Ba Trứ về Lý Nhơn phối hợp với đại đội C huyện Long Thành của Lương Văn Nho, được ít lâu phụ trách đại đội pháo binh của Khu tại Đât Cuốc trong Đ. Lên bộ, khẩu “cốt che” (Tiếng Pháp là cotière - pháo trên tàu hay ở bờ biển) 75 ly là một gánh nặng. Phải bốn chục người khiêng lên khiêng xuống xe bò.


Trang thông tin điện tử của Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho tới giờ trong phần giới thiệu truyền thống lại vắng hản thời gian 1948, từ năm 1946 nhảy luôn đến năm 1951 http://congan.baria-vungtau.gov.vn/gioi-thieu.aspx:

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, tổ chức Quốc gia tự vệ cuộc (tiền thân của Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ngày nay) được thành lập đã bắt tay thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chính quyền cách mạng; ổn định an ninh trật tự; chuẫn bị lực lượng sẳn sàng tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Ngày 9.1.1946, lực lượng QGTVC Bà Rịa do đồng chí Lê Thành Duy chỉ huy đã phục kích đánh lùi đại đội thân binh của Trịnh Ngọc Hiền và Phan Đình Tân tại cầu Thủ Lựu, kịp thời ngăn chặn âm mưu đánh phá chính quyền cách mạng của chúng.

Ngày 9.2.1946, thực dân Pháp đổ quân tái chiếm tỉnh lỵ Bà Rịa và Vũng Tàu. Do lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch, lực lượng QGTVC và bộ đội phải rút vào hoạt động bí mật. Tháng 4.1946, thực hiện Nghị định 121/NĐ ngày 18.4.1946 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, QGTVC đổi tên thành Ty Công an tỉnh Bà Rịa; đồng chí Huỳnh Công Vinh là trưởng ty; đồng chí Lê Thành Vĩnh là phó trưởng ty. Thời gian này, đại đội Quốc vệ đội (gồm 2 trung đội) lực lượng vũ trang tập trung của Ty Công an Bà Rịa và tiểu đội Công an xung phong (CAXP) ở khu vực 2 đã được xây dựng. Để trang bị vũ khí, phương tiện, tạo nguồn hậu cần, tài chính phục vụ kháng chiến lâu dài, lãnh đạo Ty Công an đã tổ chức đội hậu cần đặc biệt do đồng chí Đỗ Thị Kiềm (tự Hoa) phụ trách, dưới danh nghĩa tư nhân dùng thuyền vận chuyển muối, than củi về nội thành bán lấy tiền mua vũ khí, đạn dược.

Tháng 5.1946, trong một trận càn quét có qui mô lớn vào khu căn cứ của Ty Công an Bà Rịa tại cù lao Núi Nứa (thuộc ấp Bà Trao, xã Long Sơn), giặc Pháp bắt được Lê Thành Duy, đội trưởng trinh sát của Ty Công an Bà Rịa. Sau khi đã sử dụng mọi biện pháp từ dụ dỗ mua chuộc đến tra tấn dã man nhưng vẫn không khuất phục được ý chí kiên cường bất khuất của Lê Thành Duy, địch kết án tử hình và xử bắn anh tại Thị xã Bà Rịa. Năm 1996, liệt sĩ Lê Thành Duy được Nhà nước ta truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Tháng 5.1951, tỉnh Bà Rịa và một phần của tỉnh Chợ Lớn và tỉnh Gia Định được sáp nhập thành tỉnh Bà-Chợ; đồng chí Võ Văn Khánh bí thư Tỉnh uỷ Bà-Chợ kiêm Trưởng ty Công an. Ty Công an Bà-Chợ đã tập trung bố trí sắp xếp lại tổ chức bộ máy tinh gọn, phù hợp với tình hình mới.

Như vâỵ có thể khoanh vùng vào vụ việc ông cò Vinh - Phán Huề  được không bác chiangshan?


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: chiangshan trong 12 Tháng Mười, 2010, 10:28:18 pm
Hôm nay tình cờ em đọc được chi tiết này trong cuốn biên niên của ngành CA: năm 1948 do báo cáo sai (không ghi là ai báo cáo với ai, về vấn đề gì) và hiềm khích, tướng Nguyễn Bình đã gài bẫy để quy tội phản cách mạng và bắt giam trưởng ty công an cùng chỉ huy trưởng Quốc vệ đội Bà Rịa. Ty công an chỉ được để lại 2 tiểu đội, còn lại đều bị giải thể, 1 số cán bộ chiến sĩ bị bắt, số khác bị phân tán vào các đơn vị khác. Toàn bộ vũ khí của công an và Quốc vệ đội Bà Rịa với hàng trăm súng đều bị tịch thu. Vụ này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình kháng chiến ở Bà Rịa. Đến tận năm 1992 Bộ Nội vụ mới lật lại vụ án và minh oan cho 2 đ/c kia.

Vụ này em có đọc trong "Nguyễn Bình, huyền thoại và sự thật" của Nguyên Hùng. Dĩ nhiên là không có chi tiết minh oan. Tài liệu bác đọc có ghi cụ thể Bộ Nội vụ căn cứ vào đâu để xác định lại không? Có dựa vào các hồ sơ lưu của Pháp không?

Không thấy ghi cụ thể bác ạ. Không biết liệu có liên quan đến việc TW triệu tướng Nguyễn Bình ra Bắc không nhỉ?


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: chiangshan trong 12 Tháng Mười, 2010, 10:33:49 pm
Nhân đọc bài bác fddinh, em tìm lại được hồi ức của cụ Phan Đình Công bên TTVN cũng có nhắc tới chuyện này: http://ttvnol.com/f_533/119703/page-5

Tháng 4-1947, hội nghị cán bộ tỉnh Bà Rịa họp, bầu tỉnh ủy lâm thời Bà Rịa do anh Nguyễn Kế Hoa (cán bộ xứ ủy Nam Bộ cử về) làm bí thư. Một số đồng chí đảng viên cũ được kết nạp lại, trong đó có anh Trần Xuân Độ là cán bộ Đảng từng bị tù Côn Đảo. Anh là người có lập trường kiên định, có trình độ phân tích, tổng hợp giỏi, đề ra cách giải quyết gọn. Anh là người có đạo đức trong sáng mẫu mực, giản dị, đi sâu đi sát nhân dân, không ham chức quyền. Hồi đầu kháng chiến, anh không nhận đứng đầu lãnh đạo kháng chiến tỉnh Bà RỊa mà chỉ làm tư vấn...Từ đó, công tác xây dựng, phát triển tổ chức Đảng đi dần vào nề nếp. Tuy nhiên tỉnh ủy chưa nắm được lực lượng công an và Quốc vệ đội của tỉnh (nên sau này xảy ra một số vụ việc đáng tiếc, trưởng ti công an Huỳnh Công Vinh và chỉ huy trưởng quốc vệ đội Đoàn Hồng Tâm bị bắt oan và bị xử lí về tội cấu kết với Lê Văn Huê và bọn phản động Bình Xuyên lập "chiến khu quốc gia", thực hiện "chiến tranh gián điệp".

Khoảng đầu tháng 7-1947, bộ Tư lệnh khu 7 quyết định cử tôi đi Bà Rịa làm chính trị viên chi đội 16. Anh Huỳnh Văn Đạo - chi đội trưởng -được điều về khu, nên trong thời gian rất ngắn, tôi kiêm chi đội trưởng. Anh Hứa Văn Yến xuống thay cho anh Đạo thì tôi trở lại cương vị cũ.

Tháng 5-1948, bộ Tư lệnh khu 7 quyết định sát nhập chi đội 16 và chi đội 7 (Mai Văn Vĩnh chỉ huy) thành trung đoàn 307. Ban chỉ huy gồm : Mai Văn Vĩnh làm trung đoàn trưởng, Hưa Văn Yến là trung đoàn phó, tôi là chính trị viên. Quân số trung đoàn 307 lúc mới thành lập khoảng 700 người, trang bị mạnhtổ chức thành 2 tiểu đoàn 919 và 921 (gồm 4 đại đội 3565, 3566, 3567, 3568).



Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: anhkhoi trong 12 Tháng Mười, 2010, 11:22:52 pm
Công nhận tài liệu bác Chiangshan khai quật được từ TTVN rất lý thú. Trong ê kíp của tướng Nguyễn Bình trước đây có một nhân vật có nhiều ân oán trong các đợt thanh trừng nội bộ là Hai Đại, tức Nguyễn Đức Huy, được đặt biệt hiệu là "ông già râu kẽm", người được Nguyễn Bình cử làm chánh trị viên phân khu Duyên hải thuộc Khu 7 năm 1948. Theo "Người Bình Xuyên" của Nguyên Hùng thì sau năm 1954 ra Bắc Nguyễn Đức Huy bị tống giam vì là gián điệp cho Pháp. Tuy nhiên em chưa tìm được tài liệu nào khác về nhân vật này. Không biết có bác nào tìm được thông tin chi tiết hơn về Nguyễn Đức Huy hay không?


Tiêu đề: Re: Cần tìm hiểu thêm về kỹ thuật chiến đấu với pháo cao xạ 37mm...
Gửi bởi: trucngon trong 13 Tháng Mười, 2010, 02:15:57 pm
Xin chào các bác,

Bọn em đang cần tái hiện lại cảnh chiến đấu của lực lượng phòng không của các cụ Việt Minh nhà mình trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Bối cảnh là trận địa phòng không trợ chiến cho các lực lượng bộ binh tấn công đồi Độc Lập. Trong cảnh sẽ có các khẩu đội sử dụng súng Dushka 12.7mm và pháo 37mm. Em có tìm tư liệu liên quan đến chiến đấu kiểu này nhưng thật nan giải vì bọn em toàn người ngoài ngành. Có bác nào có thể giúp bọn em với không ạ?
VD bọn em cần những thông tin như sau:

1 khẩu đội 12.7mm có bao nhiêu chiến sĩ. Khi tác chiến thì phân công như thế nào, khẩu lệnh ra sao. (ngắm, bắn, nạp đạn....) Thao tác thế nào...
1 khẩu đội 37 mm thì ra sao?

Bác nào có thể giúp bọn em làm ơn ới em một tiếng, bọn em cảm ơn vô cùng.
Bọn em rất muốn mô tả cảnh chiến đấu này thật tốt để thế hệ khán giả trẻ cảm thấy bị thuyết phục vì lịch sử hào hùng của cha ông, thế hệ khán giả già thì thấy tâm đắc ...

Bạn cố gắng liên hệ với Đài Truyền Hình Việt nam hoặc bảo tàng lịch sử xem. Nhà quay phim Carmen đã cho ta bản quyền với những thước phim sống động về Điện Biên Phủ rồi đó!


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: fddinh trong 13 Tháng Mười, 2010, 11:00:42 pm
Theo "Người Bình Xuyên" của Nguyên Hùng thì sau năm 1954 ra Bắc Nguyễn Đức Huy bị tống giam vì là gián điệp cho Pháp. Tuy nhiên em chưa tìm được tài liệu nào khác về nhân vật này. Không biết có bác nào tìm được thông tin chi tiết hơn về Nguyễn Đức Huy hay không?
ở PHẦN III
LÃNH CHÚA RỪNG XANH
 
Chương 68
 
RA HÀ NỘI BÌNH XUYÊN ĐI DẠO PHỐ
CHỢT LO CHO CÁC BẠN CÒN Ở LẠI SÀI GÒN
 
...
Sau khi kể cho Bảy Trân biết gia đình mình được ổn định, con cháu được học văn hóa bổ túc và bồi dưỡng nghiệp vụ, ông Tám nhắc tới mấy anh em Bình Xuyên còn ở miền Nam:
- Mình khỏe rồi, nhưng còn máy chú chạy theo Bảy Viễn như Mười Lực, Bảy Môn, Năm Chảng… tôi biết họ là người tốt. Sau khi tảo thanh, ngày nào Nguyễn Đức Huy cũng gọi Mười Lực với Bảy Môn lên văn phòng khủng bố tinh thần, làm cho họ hoang mang, không còn lòng dạ nào ở lại chiến khu. Họ trốn về thành chính là do Nguyễn Đức Huy đẩy họ vào chân tường. Còn Năm Chảng, Bảy Rô thì trường hợp về thành có khác. Cả hai là đảng viên, về thành là do Nguyễn Đức Huy phân công làm công tác nội ứng cho lực lượng Bình Xuyên cảu Bảy Viễn… À, mà lâu nay sao không nghe ai nhắc tới Nguyễn Đức Huy, thầy Bảy có biết tay này bây giờ ở đâu, làm gì không?
Bảy Trân:
- Về Nguyễn Đức Huy, tức ông già râu kẽm, ra đây tôi mới nghe nói. Hắn là một tay nguy hiểm, gián điệp của Phòng Nhì chui vào nội bộ của ta đó!
- Ghê vậy! – Ông Tám kêu lên.
- Lý lịch hắn như sau: Hắn là nhân viên hãng ô-tô bưýt ở Sài Gòn, gia nhập Đảng một thời gian thì bị Tây bắt. Hắn đầu hàng và được Tây giao nhiệm vụ phản gián trong hàng ngũ Đảng. Thành ủy không biết, giao hắn làm liên lạc. Vì vậy mà sau các cuộc họp, nhiều đồng chí bị Tây bắt…
- Thảo nào!... Hồi đó tôi cũng sinh nghi, nhưng chỉ thắc mắc trong bụng chớ không dám nói ra. Như vụ Tư Huỳnh về thành. Tư Huỳnh là em út của Bảy Viễn thì làm sao lôi kéo được Bảy Viễn? Rốt cuộc đi địch vận mà bị địch vận động lại mới là đau chớ! Rồi còn vụ tảo thanh. Giết trúng một mà giết oan tới mười. Bây giờ nghe thầy Bảy mình mới thấy rõ Nguyễn Đức Huy đúng là một tay phá hoại ghê ghớm.Bây giờ hắn ở đâu?
- Trong hỏa lò…
-----------
Trong cuốn "Đặc khu Rừng Sác" do bác ptlinh, chienvit đưa lên quansuvn có đoạn (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,15909.msg223290.html#msg223290):
Trích dẫn
Có một ổ gián điệp nguy hiểm của giặc Pháp ở Rừng Sác bị xử tội?

Trước ngày giải thể, Trung đoàn 300 nhận được tin quân báo là có một ổ gián điệp của giặc Pháp nằm trong nội bộ của Trung đoàn. Bọn này từ lâu đã "chui sâu leo cao" lên được tới trung đoàn bộ, đầu mối của chúng có cơ sở cả ở tham mưu, chính trị, quân nhu (như tên Sơn trưởng văn phòng Trung đoàn, tên Lá - trường đài VTĐ, tên Paul - trưởng ban quân y, tên Hai Điều ở ban quân nhu, Bảy Nghiệp và một tên nữa ở tổ quân báo và địch vận).

Nhờ nắm phương tiện thông tin VTĐ nên địch biết được tin tức trong nội bộ của ta. Chúng đã lập kế hoạch để đánh một cú quyết định nhằm tiêu diệt toàn bộ Ban chỉ huy trung đoàn cùng với trung đoàn bộ và 3 cơ quan huyện đội, đồng thời nắm lại lực lượng Bình Xuyên. Nhưng "vỏ quít dày có móng tay nhọn", ta đã điều tra nắm rõ âm mưu của chúng và bắt toàn bộ bọn gián điệp trước khi chúng hành động.

Trước tòa án quân sự mở tại Long Thành, bọn này phải cúi đầu nhận tội và chịu xử án tội phản quốc. Đây là vụ án gián điệp lớn nhất trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở Rừng Sác.
Trong bài "Anh hùng LLVTND Cao Đăng Chiếm - Vị tướng An ninh huyền thoại (http://antg.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=73119)"
Trích dẫn
Thiếu tướng Ngô Quang Nghĩa cho biết, đồng chí Cao Đăng Chiếm cũng từng bị một số cán bộ cấp trên hiểu lầm nhưng sau đó đã xin lỗi ông với tình cảm chân thành giữa những người cộng sản với nhau. Chẳng hạn như trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, khi ông còn làm Phó giám đốc Công an Nam Bộ kiêm Trưởng ty Công an Sài Gòn - Chợ Lớn, đồng chí đã kiên quyết cho bắt và xử lý những CBCS trong lực lượng quân sự của Trung tướng Nguyễn Bình có những hành vi vi phạm kỷ luật quân đội và ảnh hưởng đến thanh danh của cách mạng.

Trung tướng Nguyễn Bình được báo cáo những thông tin có cách nhìn nhận sai về tình hình này, có lúc ông đã có ý định có phản ứng mạnh với đồng chí Cao Đăng Chiếm. Sau khi báo cáo với đồng chí Nguyễn Văn Linh, lúc đó là Bí thư Xứ ủy Nam Bộ thì đồng chí Nguyễn Văn Linh đã minh oan cho đồng chí Cao Đăng Chiếm. Sau đó, đồng chí Nguyễn Bình đã trực tiếp xin lỗi đồng chí Cao Đăng Chiếm với tinh thần đồng chí, đồng đội rất chân thành...


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: anhkhoi trong 16 Tháng Mười Một, 2010, 10:55:54 pm
Em vừa xem một đoạn trong Nam Kỳ Khởi Nghĩa, 23/11/1940 của Trần Giang thấy có đoạn nhắc đến nhân vật Trần Đức Huy:
"Đồng chí Tạ Uyên lấy nhà này làm mơi gặp gỡ cán bộ là do tên Quới (tức Đức Huy) bố trí. Tên Quới còn có tên là Mập làm ở sở xe điện, vốn là một tên trốtkit, sau vào đảng cộng sản, làm công tác công đoàn. Quới đã được giới thiệu tham gia Thành ủy và lúc gần khởi nghĩa được cử phụ trách Ban công vận của Xứ. Khi nổ ra khởi nghĩa Quới không bị bắt. Sau Cách mạng Tháng Tám, thời kháng chiến chống Pháp, Quới đã lên tới chức Bí thư Khu ủy Miền Đông, làm trưởng ban tảo thanh Bình Xuyên của Bảy Viễn, trong lúc Bảy Viễn đang dự lễ phong chức Khu trưởng khu 7 do tướng Nguyễn Bình trao. Kết thúc kháng chiến chống Pháp, ta phát hiện, y nhận hết tội lỗi…
...Còn việc địch bắt các đồng chí lãnh đạo chủ chốt trước giờ nổ súng là do chúng đã cài được vào nội bộ cơ quan lãnh đạo Thành ủy và Xứ ủy tên Quới (Trần Đức Huy), môt tên phản bội đầu hàng...
"
http://www.quansuvn.net/index.php/topic,19117.20.html (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,19117.20.html)
Theo nội dung trên thì Trần Đức Huy và Nguyễn Đức Huy là một người.

Tuy nhiên đọc ký sự Nền cộng hòa 49 ngày trên Báo Tuổi trẻ-2006 lại thấy có thông tin sau:
"Tài liệu mới nhất từ công trình nghiên cứu cấp nhà nước về Nam kỳ khởi nghĩa cho biết chiều 22-5-1940, sau cuộc bố ráp kéo dài cả tuần lễ, địch đã bắt được N.D.H., bí thư Tỉnh ủy Chợ Lớn. Sau một thời gian bị tra tấn, bí thư N.D.H. không chịu đựng nổi nên đã đầu hàng và khai báo. Từ những thông tin khai báo đó, mật thám Pháp đã bắt thêm được nhiều cán bộ lãnh đạo khác."


Vậy nhân vật Nguyễn Đức Huy này có phải là N.D.H, nguyên bí thư tỉnh ủy Chợ Lớn không?


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: chiangshan trong 21 Tháng Giêng, 2011, 11:37:40 am
Em đang đọc hồi ký của cụ Lê Tuấn, nguyên quận trưởng CA Q5 Hà Nội thời KCCP thấy đoạn này quả là hơi bị gay cấn:

Chúng tôi cũng nắm hoạt động của một số nhân viên Biệt động đội do Tạ Đình Đề phụ trách. Bọn này phần lớn là lưu manh, trộm cướp được Đề dung dưỡng nên mặc sức hoành hành ngang ngược. Chúng thường xuyên đi lại vùng tề với danh nghĩa đánh địch, nhưng chúng cũng phục kích bắn giết cả người buôn lậu để cướp hàng hóa của họ, chia nhau ăn tiêu sa đọa ở các thị trấn Vân Đình, Cống Thần và Đồng Quan, Chợ Đại.

Những người dân buôn bán bị chết ở vùng giáp ranh thì ai biết được bị Pháp hay Biệt động đội bắn giết... Nhưng công an thì biết rõ vì đêm nào địch phục kích ở nơi đâu, công an đều nắm được. Nên khi báo cáo có người chết ở cánh đồng này nọ thì công an biết ngay họ bị ai sát hại.

Chuyện về nhân viên của Tạ Đình Đề buôn lậu, giết người còn nhiều lắm, và cũng đã có lần tôi phải giáp mặt ngay với Tạ Đình Đề để giải quyết những chuyện buôn hàng lậu như vậy... Cách quản lý nhân viên chiến sĩ của Biệt động đội còn gây tác hại rất lớn sau này (sẽ nói về việc tên Chi Nam phản bội chạy vào vùng giặc đầu hàng địch).

(...)
Cũng trong năm 1948, tên Chi Nam là chỉ huy phó của Tạ Đình Đề đã bí mật làm việc với địch. Hắn tổ chức thị Hợp là gái điếm ở Cống Thần làm liên lạc giữa vùng địch và vùng tự do. Tôi đã xin lệnh của Ty Công an Hà Nội để bắt tên Chi Nam, nhưng không rõ bị lộ ở đầu mối nào mà hắn biết nên đã trốn vào nội thành trước lúc bị bắt một ngày.

Bài học về tên Chi Nam chính là do cách dùng người của Biệt động đội: không quản lý cán bộ, chiến sĩ, buông lỏng cho họ tự do hoành hành...

Lãnh đạo Biệt động đội chỉ thiên về "anh hùng dởm", phè phỡn ăn chơi ở hậu phương và nhiều tên sau này đầu hàng địch, chống phá ta rất mạnh, làm cho công an phải mất nhiều công sức bố trí trừng trị chúng, để khỏi ảnh hưởng đến công tác hoạt động địch hậu nói chúng.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: thanhthe2012 trong 23 Tháng Ba, 2011, 08:24:07 am
Các Bác cho mình hỏi đơn vị 120 thời kỳ chống Pháp đóng quân Tại Ân Nghĩa - Hoài Ân - Bình Định khoảng năm 1952-1953. Cho mình xin thông tin về đơn vị đó, mong các Bác giúp cho.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: chiangshan trong 13 Tháng Tư, 2011, 08:55:04 pm
(http://a5.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-snc6/215129_10150154283654476_534034475_6311993_3393742_n.jpg)

Xin nhờ các bác chút. Ảnh này chụp ngày 20-5-1953, địa điểm theo người chụp là "Yen-Vi, nằm trên lưu vực sông Đáy", rất có thể nằm trong "vallee My-duc". Search trên mạng thì thấy phần nói về AH Nguyễn Văn Thành (http://www.quansuvn.net/index.php/topic,1419.msg284511.html#msg284511) có nhắc đến trận Yến Vĩ (Mỹ Đức, Hà Tây) vào tháng 5/1953, có bác nào biết thêm về trận này không ạ.


ANH HÙNG NGUYỄN VĂN THÀNH

(http://img24.imageshack.us/img24/6015/scan0810140063.jpg)

   Nguyễn Văn Thành, sinh năm 1928, dân tộc Kinh, quê ở xóm Hào Nam, xã Thịnh Hào, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, nhập ngũ tháng 10 năm 1950. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đại đội trưởng bộ binh thuộc trung đoàn 48, đại đoàn 320, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Trận Yến Vĩ, Mỹ Đức - Hà Tây, tháng 5 năm 1953, địch đóng trong công sự kiên cố, rất khó đánh, Nguyễn Văn Thành có sáng kiến tự mình dẫn đầu một tổ, bí mật vào sát lô cốt, trèo lên nóc thả lựu đạn qua lỗ thông hơi diệt ụ trọng liên 12,7 mi-li-mét tạo điều kiện cho đơn vị xung phong diệt địch.


Tiêu đề: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: macbupda trong 14 Tháng Tư, 2011, 06:38:27 am
Yến Vĩ là một vị trí boong-ke rắn, công binh đặc biệt của Pháp ra công nghiên cứu xây dựng, đã có lần cho bắn đạn thật vào vị trí để tính toán hỏa lực và thử sức cứng rắn của công sự. Hình như đã từng được tuyên truyền là “Yến Vĩ là linh hồn của sức mạnh bất khả xâm phạm đã được thử thách trong đại chiến thứ hai”, “Việt Minh đánh vào thì xác có chồng cao hàng dãy núi Hương Tích kia cũng chẳng làm gì nổi”, “an toàn nhất đồng bằng Bắc Bộ”. Trong hai ngày 15, 16 tháng 5 năm 1953, Trung đoàn 48 được tăng cường tiểu đoàn pháo binh 834 đã tiến công vị trí này, tiêu diệt hầu hết các mục tiêu, chỉ còn lô cốt mẹ chưa giải quyết được, phải rút ra. Nhưng ngày 19-5, ta tiêu diệt (lần thứ ba) Đục Khê, chỗ dựa cuối cùng của Yến Vĩ nên địch phải rút bỏ Yến Vĩ.
Sách Kí sự lịch sử Đại đoàn Đồng Bằng, tập 2 đã miêu tả rất kĩ trận đánh này, cũng như sự chiến đấu của anh hùng Nguyễn Văn Thành. Xin giới thiệu lại:

Đúng 21 giờ, quả bộc phá mở màn trận đánh bật lên một tia chớp. Mấy con chó béc-giê cột ở sườn lô-cốt rú lên như bị chọc tiết. Các cỡ súng của ta cùng một lúc giội đạn tới tấp. Phút chốc cả vị trí Yến-vĩ rung lên trong cơn bão táp.

Chiến sĩ bộc phá Vũ văn Biên ghì chặt quả bộc phá khối vào bên người. Lần này đại đội Biên được nhận nhiệm vụ chủ công đánh theo đường cái, vượt cầu chọc thẳng vào lô-cốt số 1. Biên lại được cùng Doanh đánh lô-cốt. Ánh lửa của chiếc chăn tẩm dầu ở bên mũi nghi binh đối diện bật sáng bừng bừng. Biên đã nhìn rõ chiếc lô-cốt nằm biên kia cầu. Mấy khẩu trọng liên, đại liên địch đang điên cuồng nhả đạn. Đầu đạn cày tóe lửa trên đường đá. Tiếng bộc phá ta mở hàng rào vẫn nối nhau nổ giòn. Sau mấy phút choáng váng, địch bắt đầu bắn phá dữ dội hơn ra phía cầu. Mấy chiến sĩ bộc phá vừa tiến lên đều bị thương ngã xuống. Biên không nén được mình nữa. Anh nhỏm dậy bật khỏi công sự. Bóng Biên loang loáng vượt lên, chạy xuống. Một quả nổ, hai quả nổ. Biên không kịp đếm nữa. Anh hét vào tai đồng đội:

- Đạn địch bắn cao, cứ bình tĩnh bò sát xuống, lên tiếp tế cho tớ, tớ đánh tiếp cho!

Biên đánh liền 8 quả, phá hết lớp rào này đến lớp rào khác. Hai tai anh ù đặc.

Trong lúc này tiểu đội biệt kích, do đại đội phó Nguyễn văn Thành dẫn đầu, đã bí mật cắt xong 5 hàng rào, bắt đầu vượt con suối chằng chịt gai góc đánh tạt sườn lô-cốt số 1 phối hợp với mũi chính. Đã ba bốn lần Thành ra vào quan sát con đường này rồi. Anh thuộc nó như thuộc con đường đi từ nhà đèn xưởng thợ, nơi anh đã làm ăn đầu tắt mặt tối trước khi cách mạng thành công và vào bộ đội. Thành lội thêm mấy bước. Nước con suổi nhỏ đã dâng đến ngang bụng. Thành nhẩm tính: còn đến 3 hàng rào nữa mới vào đến lô-cốt. Cắt nữa hay nổ bộc phá? Cắt thì giữ được bí mật nhưng chậm mất. Các chiến sĩ của anh bên mũi chính không thể vượt qua cầu. Hàng chục khẩu trọng liên, đại liên địch vẫn bắn ra xối xả. Đại bác địch từ Thanh-bồ, Phú-lý, Nhật-tựu, Vân-đình, tuy đã bị đơn vị bạn kiềm chế ráo riết, vẫn giội từng chập đạn lên cửa mở. Thành quyết định cho bộc phá lên…

Từ khi có lệnh nổ súng ở bên mũi diện, các chiến sĩ đại đội 46 cũng đã đánh vào lô-cốt số 3. Ngay lúc đơn vị mới vào chiếm trận địa, trung đội phó Nguyễn văn Chiu đã bò lên gỡ được 9 quả mìn. Anh chẳng còn kịp phân biệt đâu là mìn sáng, đâu là mìn nhảy nữa. Cặp mắt của anh tưởng như soi thấu từng sợi cỏ. Tay anh thoăn thoắt luồn lên phía trước như cái lưỡi rất linh hoạt của một con trăn. Theo sau anh tiếng kéo của Phi vẫn sần sật nghiến dây thép gai. Họ đã vào đến hàng rào thứ 5.

Các chiến sĩ bộc phá lao lên đánh tiếp. Cùng một lúc, các cỡ súng địch từ lô-cốt số 3, số 4 và ụ vệ tinh nổ như trút đạn chặn đứng đường quân ta tiến. Mấy chiến sĩ đã bị thương ở cửa mở. Chiu nghiến răng, trừng mắt nhìn những tia lửa đạn đỏ lừ chớp nhằng nhằng từ khẩu trọng liên 12,7 mi-li-mét đặt trong lô-cốt trước mặt. Anh chợt nhớ những ý kiến đã nên lên trong hội nghị quân sự dân chủ: “Chúng ta chưa nắm thật chắc tình hình địch, nhưng nếu ta có quyết tâm, dũng cảm, bình tĩnh, vừa đánh vừa thăm dò, không xung phong ào ạt, đánh liều đánh ẩu, thì dù boong-ke có rắn đến đâu ta cũng đánh bay…”. Khẩu ĐKZ vừa được đại đội trưởng điều lên, bất ngờ phụt lửa vào lô-cốt làm đạn địch có phần loạc choạc rồi. Chiu kéo chiến sĩ Trần ngọc Giao lại gần và nói:

- Đồng chí tiến lên tiêu diệt khẩu súng khốn kiếp kia cho đại đội làm tròn nhiệm vụ.

Giao trả lời như không còn phải suy nghĩ gì nữa:

- Tôi xin hứa làm tròn nhiệm vụ.

Vừa dứt lời, Giao ôm quả bộc phá vòng sang phải, luồn qua hàng rào thép gai lên bám lấy bờ lô-cốt. Nòng khẩu trung liên địch nhảy lên bần bật trước mắt Giao. Đạn bay sạt lưng nóng bỏng, nhưng không may, anh sờ tới bùi nhùi thì lửa đã tắt ngấm từ bao giờ. Đạn đại bác vẫn nổ, bụi mù chung quanh anh. Giao quờ tay cố tìm một nắm cát. Các chiến sĩ đánh Pú-chạng chẳng dùng cát diệt được hỏa điểm địch đấy ư? Nhưng dưới tay anh chỉ có gạch đá lổn nhổn. Giao thấy lòng mình như bị xát muối. Đồng đội đang phải chịu đựng những làn đạn quái ác kia. Giao quan sát chọn đường rồi lao vụt ra ngoài lấy bùi nhùi. Đạn bủa vây quấn quýt bên người, nhưng anh quên hết cả. Đầu anh nóng bỏng một ý nghĩ phải tiêu diệt bằng được khẩu súng này. Mọi người dõi theo bóng Giao mà thấy tim mình bị tay ai luồn vào nắm chặt lấy. Cái phút ngắn ngủi trôi qua tưởng như dài dằng dặc. Một tia chớp chói lòa cả moặt chiếc lô-cốt lì lợm. Khẩu 12,6 mi-li-mét câm bặt. Giao quay ra dẫn tổ lên đánh vào lô-cốt. Hai quả bộc phá 20 ki-lô-gam chập vào nhau phá toang bức tường dày mở ra một lỗ hỏng mờ mịt khói thuốc. Tin đại đội 46 đã hạ được lô-cốt số 3 như tiếp sức cho các chiến sĩ đại đội 48.

Phạm quốc Doanh vượt lên đánh bật 2 con “ngựa sắt” chặn mặt cầu nhưng con đường vào lô-cốt số 1 vẫn tràn ngập đạn địch. Đồng chí tiểu đoàn phó trực tiếp chỉ huy mặt này, điều ĐKZ lên bắn vào lô-cốt. Nhưng những tên giặc ngoan cố, ỷ vào cái vỏ cứng rắn của lô-cốt, vẫn chống cự quyết liệt.

Hàng rào bên mũi biệt kích đã mở xong. Nhưng tiểu đội do đại đội phó chỉ huy đã có một số đồng chí bị thương vong. Họ chỉ còn cách lô-cốt số 1 chừng 5, 6 mét. Một chiến sĩ vừa ôm quả bộc phá 20 ki-lô-gam lên bám thành lô-cốt thì một quả lựu đạn nổ bất ngờ ngay bên chân. Anh bị thương ngã xuống. Quả bộc phá lăn ra một góc. Thành hô mọi người giạt ra xa lô-cốt. Anh bàn với tiểu đội phó Đàn:

- Tại sao lại có lưu đạn nổ ở đây, địch ném từ lỗ châu mai hay từ đâu?

 Đàn gỡ giật tay Thành ra, vừa thở hổn hển vừa nói:

- Anh để tôi xem cho.

Thành chưa kịp xử trí thì Đàn đã vào sát chân lô-cốt.

Giữa lúc đó một quả lựu đạn đang sì khói lại lăn từ trong lô-cốt ra theo một đường máng. Quả lựu đạn vừa nổ dứt, Đàn nhổm dậy cởi áo tống vào nút chặt cái lỗ hiểm ác này lại. Anh bê quả bộc phá 20 ki-lô-gam áp vào thành lô-cốt. Một tiếng nổ dậy đất choáng người. Thành và Tiếp chạy lên thì vừa lúc Đàn bị thương. Đàn chỉ còn kịp dặn một câu: “Anh Thành cẩn thận, có lỗ thả lựu đạn” rồi ngất đi.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: macbupda trong 14 Tháng Tư, 2011, 06:41:14 am
Địch đối phó càng dữ dội. Trời lại sắp sáng rồi. Thành đưa tay sờ khắp mặt tường lô-cốt xù xì. Quả bộc phá 20 ki-lô-gam chỉ khoét nổi một vết lõm nhỏ. Bụng Thành như có lửa đốt. Chưa có trận nào khi đã vào đến chân lô-cốt mà Thành thấy mình bất lực như bây giờ. Nếu có thể đổi cả thân mình để đập vỡ cái lô-cốt này anh cũng vui lòng. Ngoài kia máu đồng dội đang chảy. Từng tích tắc trôi đi dài dằng dặc. Bỗng mắt Thành sáng lên. Anh chợt nghĩ ra rằng: trong chiếc lô-cốt kín mít, với những lỗ châu mai bé nhỏ, địch lại bắn dữ dội, khói lửa mịt nù như thế này, thì chúng giải quyết việc thông khí như thế nào. Phải có lỗ thông hơi! Dưới đất không có thì… ta thử tìm trên nóc xem. Thành bám tường trườn lên nóc lô-cốt. Đạn địch đan chằng chịt trên trời dưới đất. Tiếp thét lên:

- Anh Thành xuống đi. Nó bắn rát quá!

- Mặc nó.

Thành khua chân tìm tòi, bỗng anh chạm phải một vật cứng. Anh hồi hộp cúi xuống sờ soạng. Rõ ràng hình thù chiếc nón. Thành lia xẻng phạt nắp, chọc thủng một màng lưới mắt cáo. Một lỗ thông hơi sâu lút cán xẻng lộ ra. Thành reo lên:

- “Ăn tiền” rồi Tiếp ơi! Cậu nhặt tất cả lựu đạn cho mình, nhanh lên!

Thành mở nắp lựu đạn, chờ nó kêu xì xì anh mới thả xuống. Địch ở dưới lục đục kêu thét lên. Khẩu trọng liên lợi hại câm tịt. Thành đứng thẳng hét lớn:

- Sự ơi, mình đã lên đến lô-cốt rồi. Cậu cho đánh đi thôi!

Bóng Vũ văn Biên thoăn thoắt vượt qua cầu. Quả bộc phá của Biên nổ dậy đất nhưng cũng chỉ khoét vẹt thêm được một mảng tường lô-cốt. Lựu đạn của Thành vừa ngừng thả, những tên sống sót nhờ tường ngăn cách chui ra thay thế những tên bỏ mạng, ngoan cố chống cự. Khẩu trọng liên địch lại tuôn ra từng loạt đạn quét sát mặt cầu. Lựu đạn đã cạn rồi. Thành nghĩ ra một kế. Anh nhặt đá thả xuống. Địch tưởng ta hết lựu đạn, dò ra ụ súng thì vấp ngay một tiếng nổ sét đánh. Khẩu trong liên bắn ra hướng chính cầu như bị tê liệt. Biên và Doanh kéo tay nhau vượt lên. Hai quả bộc phá 20 ki-lô-gam nhẹ tênh tênh trong tay họ.

Doanh bảo Biên:

- Phải đặt 2 quả chồng lên nhau thì khối thuốc mới tập trung.

Họ bình tĩnh kê xếp hai khối thuốc nổ như đã từng làm trên thao trường. Họ không hề để ý tới những mảnh đại bác địch nổ trên không vẫy bay ríu rít bên hai tay cắm vào chiếc “áo giáp” bện rơm che kín lưng. Doanh khoát tay đẩy Biên ra:

- Cậu để mình đốt cho.

Doanh muốn chín mình được nổ quả bộc phá mà anh đã mê mẩn suy nghĩ từ mấy ngày nay. Biên gạt ngay:

- Cậu đã bị thương rồi. Cậu yếu không chắc chạy kịp. Tớ còn khỏe…

Hai người vừa ra đến đầu cầu thì bộc phá nổ. Thành tung lựu đạn và nhảy vào lỗ tường xi-măng rộng vừa người chui lọt. Trung đội trưởng Sự dẫn dầu xung kích đã lên tới nơi.

Thành chỉ khu nhà kho bên trái rồi nói với Sự:

- Tổ chức lực lượng mở đường đánh chiếm khu nhà kho và trận địa pháo 57 của địch.

Từ khi địch biết đã mất cả hai khu lô-cốt số 1 và số 3, đại bác chi viện từ các nơi của chúng đang nã dữ dội hơn vào ngay trong vị trí. Chưa bao giờ các chiến sĩ gặp phải một lưới lửa dày đặc như thế. Nhưng không sức mạnh nào cản nổi họ. Sau một loạt bộc phá mở đường, các chiến sĩ xung kích tràn sang chiếm gọn cả 5 dãy nhà kho và khẩu pháo 57 mi-li-mét. Lô-cốt mẹ, khu vực chỉ huy của địch nằm ngay trước mắt họ.

Lúc này tiếng súng vẫn nổ dữ dội bên phía đại đội 46. Mũi đánh chiếm lô-cốt số 4 diễn ra ác liệt. Do tổ chức kết hợp hỏa lực và bộc phá lúc này thiếu chặt chẽ cho nên ta không phát triển được. Quân ta lại phải lui về chiếm giữ khu vực lô-cốt số 3.

Trời đã rạng sáng. Yến-vĩ vẫn tơi bời lửa đạn. Cả mặt bắc và đông nam, trên một phần ba vị trí đã lọt vào tay quân ta. Như đã bị hai lưỡi gươm kề hai bên cổ, địch điên cuồng giãy giụa. Chúng bắn đại bác bừa bãi cả vào trong vị trí. Những chiếc lô-cốt rắn đanh mà địch khoe khoang hết lời đã sụp đổ. Địch bắt đầu mất tin tưởng vào tính chất “linh thiêng” của boong-ke. Ta càng thêm tin tưởng ở sức mạnh của bản thân. Các chiến sĩ sôi nổi bắt tay vào chuẩn bị một đợt chiến đấu mới. Đại bộ phận lực lượng được lệnh rút ra ngoài củng cố…

Ánh sáng bình minh rọi qua lỗ cửa mở chiếu lên xác những tên lính thực dân nằm ngổn ngang trong các ngách hầm lô-cốt. Hầu như tên nào cũng chỉ còn một manh xi-líp trên người, có tên trần truồng như nhộng. Nét kinh hoàng chưa xóa hết trên những cặp mắt đã trắng dã. Có tên, chắc để trấn tĩnh tinh thần, khi chết hàm răng còn nghiến chặt chiếc khăn mùi-soa. Thành cố lách chân lấy một lối đi mà cũng thấy khó. Anh nhìn những xác chết của binh lính định mà lòng thêm căm thù quân xâm lược và tiếc cho sự ngu ngốc của những tên lính đánh thuê này. Không còn một mảnh đất để cho chúng được mồ yên mả đẹp. Giặc Pháp đã xây những mồ xi-măng cốt sắt để chôn binh lính chúng một cách thảm hại như thế đấy!

Không còn cách nào khác, Thành đành bảo các chiến sĩ trải bạt lên những xác đó để nghỉ vừa chuẩn bị chiến đấu.

Chiến sĩ Sủng, từ nãy vẫn sục sạo nghiêng ngó khắp các ngõ ngách lô-cốt, giờ đã quay về chỗ Thành đứng quan sát. Anh kiễng chân nhòm qua lỗ châu mai, nơi đặt khẩu trọng liên của địch còn nguyên vẹn hướng về phía lô-cốt mẹ.

- Anh Thành ạ, đây tới lô-cốt ống bơ (Anh em đặt tên cho chiếc lô-cốt mẹ như thế vì trên nóc lô-cốt, địch có xây đài quan sát hình tròn như hình ống bơ.) có dễ đến gần trăm mét đấy nhỉ.

Nghe tiếng Sủng, Thành quay lại choàng tay ôm lấy người chiến sĩ chiến sĩ trẻ của mình. Anh còn đang mải suy nghĩ.

Như mọi người, anh rất quý những giây phút đứng giữa đồn địch quan sát như thế. Bao nhiêu bài học quý báu sẽ bắt đầu từ đây. Anh biết Sủng lại đến “gạ” chuyện xin làm nhiệm vụ. Anh hiểu lắm, Sủng mới nhập ngũ chưa bao lâu, nhưng không kém gì những chàng cựu binh đã dạn dày lửa đạn. Thành định bụng trêu cho cậu ta một mẻ. Thành chỉ bàn chuyện đánh qua bãi dây thép gai chi chít, mở đường vào lô-cốt mẹ như thế nào, bàn chuyện chia lực lượng thành từng tổ nhỏ như thế nào… Súng cũng sôi nổi góp ý:

- Anh xem lỗ bắn li ti thế này thì nó có nhìn thấy gì đâu. Chúng chỉ lia súng bắn bừa đấy thôi. Còn tất cả 6 khẩu trọng liên, đại liên, trung liên, và bao nhiêu tiểu liên, súng trường ở trong cái hộp này cùng nổ thì chúng nó còn chết ngạt nữa ấy chứ.

Nhưng rồi không cầm được mình, Sủng buột miệng:

- Anh Thành, anh cho tôi đánh lô-cốt ống bơ nhé!

- Thế cậu không sợ ăn đạn của nó à?

- Đêm qua nó bắn chán ra mà có làm gì được ta đâu, chúng ta vẫn vào được đấy thôi.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: macbupda trong 14 Tháng Tư, 2011, 06:41:57 am

Trận địa im lặng quá. Có lẽ bọn tướng tá chỉ huy cũng đang luống cuống bàn cách đối phó. 8 giờ sáng tiếng máy bay thám thính rên rỉ trên nền trời Yến-vĩ. Thành nhô đầu ra ngoài cửa lô-cốt, quan sát. Cùng một loạt những khẩu trọng liên phòng không của ta đặt trên sườn núi Hương-tích nổ ran. Chiếc “bà già” chao cánh. Bỗng “uỳnh… víu… oàng!...”, một phát đạn đại bác nổ giữa trời tung ra từng chùm hoa cà hoa cải. Chiếc “bà già” vội rú máy vọt lên cao và chuồn thẳng.

- Các đồng chí ơi, “đại bác phòng không” của ta đã nổ! - Thành vui mừng reo lớn.

Lại một phát nữa nổ vang. Một chiến sĩ nói hóm hỉnh:

- Chắc thằng Pháp tưởng ta có “đại cao xạ”…

Trong lúc này các chiến sĩ pháo binh bố trí “trận địa phòng không” trên lưng núi Tân-lang đã ngóc nòng các khẩu sơn pháo 75 mi-li-mét đến hết cỡ rồi. Họ reo lên mỗi khi đạn nổ lại đuổi chiếc máy bay đi xa hơn. Ban chỉ huy tiểu đoàn pháo đứng thẳng, mắt đăm đăm rồi theo những chùm khói đạn nổ vây quanh chiếc máy bay “bà già”. Họ nhớ lại hôm hội nghị cán bộ bàn về phương án đánh Yến-vĩ “một đêm không xong lại tiếp tục chiếm giữ và chuẩn bị đánh tiếp”. Ai cũng đều băn khoăn nát óc về chuyện chặn viện binh lớn của địch, và đề phòng máy bay bắn phá. Để chặn viện, ta đưa tiểu đoàn Thanh-lũng vượt sông Đáy sang chiếm Bài-lâm, Hữu-vĩnh và 2 khẩu pháo 75 sau đêm đánh đồn sẽ chuyển ra bờ sông phối hợp. Còn đề phòng máy bay địch? Địch có thể tập trung số lớn máy bay bắn phá. Khả năng phòng không của Đại đoàn chỉ có 8 khẩu 12,7 mi-li-mét cọc cạch. Có khẩu lấy ở máy bay địch rồi rèn thêm chân, có khẩu chắp vá mươi mảnh. Giữa lúc mọi người đang băn khoăn thì các cán bộ tiểu đoàn pháo binh cũng quây quần nghiên cứu một đề án táo bạo: Tại sao lại không thể dùng pháo 75 bắn máy bay? Họ rất tin chiến sĩ có thể làm được. Họ nêu ý kiến ra trước hội nghị. Vừa nghe họ nói dứt lời, có đồng chí cười ồ. Chưa ai nghe thấy chuyện lạ như thế bao giờ. Nhưng rồi ý kiến của các đồng chí được hội nghị ủng hộ…

10 giờ sáng. Địch cho nhiều đợt máy bay tới bắn phá vào vị trí hòng xua giãn quân ta. Chúng ném cả bom na-pan xuống khu vực nhà kho. Các chiến sĩ vẫn gan góc giữ vững trận địa.

Giữa lúc này, tiếng súng nổ rộn lên bên phía Bài-lâm. Địch thúc quân cơ động đi cứu viện. Binh đoàn cơ động số 5 chạy rông suốt dọc phòng tuyến sông Đáy từ Ninh-bình về Hà-đông, Hà-nam… nay lại phải bỏ dở cuộc càn quét chung quanh Đồng-quan kéo về cứu Yến-vĩ. Khi chúng vừa tới đầu làng Bài-lâm, pháo binh của ta quật đầu chúng xuống. Bị một trận bắn phá bất ngờ, địch co cẳng chạy về Thanh-bồ và nằm bẹp tại đấy.

Từ trưa trở đi, thấy quân viện không thể vượt sông sang giải vây cho Yến-vĩ, địch liên tiếp tung máy bay đi, hết đợt này đến đợt khác. Trên tời máy bay cắn đuổi nhau gầm rít bắn phá. Tất cả các làng lân cận như Hội-xã, Đục-khê và ngay cả trong vị trí, đều mờ đi trong khói bom đạn mịt mù. Lưới lửa phòng không của ta vẫn giăng kín bầu trời Yến-vĩ. Địch không thể tự do hoành hành. Chúng giội bom trút đạn bừa bãi xuống sông, xuống ruộng. Giữa lúc này phó chỉ huy Đại đoàn Phạm ngọc Hồ, tham mưu trưởng Phùng thế Tài cùng các cán bộ trung đoàn, tiểu đoàn tới từng công sự gặp gỡ các chiến sĩ trao đổi kinh nghiệm kịp thời và truyền tới từng cán bộ, chiến sĩ quyết tâm của Đảng ủy Đại đoàn.

Địch tưởng những trận mưa bom ấy có thể sát hại sinh lực ta và làm lung lạc tinh thần quân ta. Không bao giờ địch có thể đạt tới mơ tưởng hão huyền ấy. Đợt chiến đấu quyết liệt vẫn tiếp tục nổ ra.

Từ lô-cốt số 1 và số 3 các chiến sĩ bộc phá nối nhau đánh mở đường thẳng vào lô-cốt mẹ. Họ giành từng phút khi địch ngớt bắn là lao lên. Người trước ngã người sau tiến, không một ai chùn bước.

Ở mũi chính, các chiến sĩ chỉ còn cách lô-cốt mẹ có 10 mét. Nhưng những hàng rào dày đặc đã cản bước họ. Địch cảm thấy rõ rệt cái chết đã kề tận cổ. Ngoài các cỡ súng từ trong lô-cốt mẹ cuống quít nhả đạn, địch gọi đại bác bắn dữ dội ngay trên lô-cốt mẹ. Địch huy động tất cả hàng chục khẩu pháo 105 và 155 mi-li-mét giội đạn vào một mảnh đất không đầy 100 mét vuông này. Đạn nổ trên trời, đạn nổ dưới đất, đạn nổ ngay rên nóc lô-cốt. Cái lô-cốt mẹ như bốc lửa.

Chiến sĩ Sủng vẫn ôm quả bộc phá nằm gan lỳ trong cái hố đào vội. Anh nghe rõ mảnh đạn cắm phầm phập vào chiếc áo giáp rơm đội trên đầu. Anh cùng đồng đội gội đạn vượt qua gần 100 mét dây thép gai vào đến đây chẳng lẽ đành chịu bó tay. Anh gọi to:

- Các câu ơi, vào đến nơi rồi. Chỉ cần mấy quả nữa là vào đến lô-cốt thôi!

Nhưng mỗi phút trôi qua địch càng bắn điên cuồng hơn. Thấy không có điều kiện phát triển trận đánh, ban chỉ huy trung đoàn hạ lệnh cho các đơn vị lui quân. Lệnh truyền đến nơi, Sùng vẫn dùng dằng không muốn rút ra. Anh nhìn chiếc lô-cốt lù lù trước mắt nghiến răng căm uất.

Trời rạng sáng dần. Vị trí Yến-vĩ chỉ còn là một bãi tha ma khét lẹt mùi khói đạn, mùi xác lính địch và thấp thoáng bóng những tên sống sót say lử như những bóng ma. Bọn chúng giương cặp mắt trắng dã đã không dám nhìn thẳng vào những cảnh tan hoangg ở xung quanh. Ruột chúng như có ai đã vắt kiệt nước. Chúng há hốc mồm nốc rượu mạnh cho quên hết tất cả những phút kinh hoàng khủng khiếp vừa xảy ra. Bọn chỉ huy phải chọn những tên liều lĩnh nhất đi lôi những xác chết đã thối quẳng ra khỏi các lô-cốt. Nhưng rồi những tên này cũng mất tinh thần nốt. Đến trưa ngày 17, tiểu đoàn Âu - Phi số 1 của binh đoàn cơ động số 5 mới dám vượt sông Đáy, chiếm đóng lại Đục-khê và vào Yến-vĩ bó kín trên năm chục thây ma ném lên ô-tô chở đi. Song những xác đồng đội chúng bị chết một cách rùng rợn, những hình thù méo mó của hàng chục khẩu trọng liên, đại liên, trung liên, đại bác, những chiếc lô-cốt bị đánh thủng một cách ghê gớm đã làm tiêu tan trong đầu chúng tất cả mọi ý nghĩ về sự “bất khả xâm phạm” mà bọn chỉ huy của chúng thường khoe khoang.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: chiangshan trong 19 Tháng Tư, 2011, 06:20:45 pm
Hà, mới tìm được thêm tư liệu về trận Yến Vỹ.


(http://cB2.upanh.com/21.550.28503121.h2T0/tnyenvy1.jpg)(http://cB1.upanh.com/21.550.28503130.ojo0/tnyenvy2.jpg)
(http://cB2.upanh.com/21.550.28503131.Kx0/tnyenvy3.jpg)(http://cB5.upanh.com/21.550.28503134.VMQ0/tnyenvy4.jpg)
(http://cB9.upanh.com/21.550.28503138.NqR0/tnyenvy5.jpg)(http://cB4.upanh.com/21.550.28503143.5X60/tnyenvy6.jpg)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: chiangshan trong 19 Tháng Tư, 2011, 06:21:37 pm
(http://cB2.upanh.com/21.550.28503151.KAB0/tnyenvy7.jpg)(http://cB5.upanh.com/21.550.28503164.Mro0/tnyenvy8.jpg)
(http://cB2.upanh.com/21.550.28503171.3iT0/tnyenvy9.jpg)(http://cB5.upanh.com/21.550.28503174.Mbt0/tnyenvy10.jpg)
(http://cB7.upanh.com/21.550.28503176.Szw0/tnyenvy11.jpg)(http://cB8.upanh.com/21.550.28503177.51v0/tnyenvy12.jpg)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: chiangshan trong 19 Tháng Tư, 2011, 06:22:41 pm
(http://cB1.upanh.com/21.550.28503180.Fob0/tnyenvy13.jpg)(http://cB4.upanh.com/21.550.28503183.XuK0/tnyenvy14.jpg)
(http://cB5.upanh.com/21.550.28503184.yKi0/tnyenvy15.jpg)(http://cB7.upanh.com/21.550.28503186.EOp0/tnyenvy16.jpg)
(http://cB9.upanh.com/21.550.28503188.auq0/tnyenvy17.jpg)(http://cB7.upanh.com/21.550.28503196.e9q0/tnyenvy18.jpg)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: chiangshan trong 19 Tháng Tư, 2011, 06:23:27 pm
(http://cB3.upanh.com/21.550.28503202.pXu0/tnyenvy19.jpg)(http://cB2.upanh.com/21.550.28503211.6oU0/tnyenvy20.jpg)
(http://cB6.upanh.com/21.550.28503215.gS0/tnyenvy21.jpg)(http://cB7.upanh.com/21.550.28503116.h790/tnyenvy22.jpg)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Ma_Giang trong 01 Tháng Năm, 2011, 06:53:05 pm
Sách "Sống với dân" viết về ông Vũ Oanh (tác giả Diệu Ân, NXB Lao động 2009) trang 43 viết:

"Trước khi được điều động lên nhận nhiệm vụ Chánh văn phòng Quân ủy Trung ương, anh Vũ Oanh được điều động về làm Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam trong mấy tháng với trách nhiệm xử lý tốt một sự kiện đã xảy ra bất lợi về chính trị".

Ông Vũ Oanh được điều lên Văn phòng Quân ủy Trung ương từ tháng 4-1947, vậy sự kiện nói trên có thể diễn ra từ cuối năm 1946-4/1947. Có bác nào biết đó là sự kiện gì không ạ?


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: VMH trong 18 Tháng Sáu, 2011, 06:37:31 pm
Hồi Khởi nghĩa Nam Kỳ, trước khi khởi nghĩa nổ ra thì hầu hết các thành viên Xứ ủy bị Pháp bắt. Theo một số tài liệu thì có một kẻ phản bội đã mật báo cho Pháp những thông tin nội bộ của ta. Những tài liệu này còn nói: rất tiếc, ta để lọt kẻ phản bội này, để hắn chui sâu, leo cao, mãi đến khi diễn ra KCCP mới phát hiện được và xử lý.

Các bác có biết gì về vụ này không?


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: tân binh95 trong 11 Tháng Bảy, 2011, 10:45:56 am
Cho cháu hỏi trong những năm kháng chiến thì bộ đội ta có sử dụng súng trường SVT-40 không ạ.
(http://t1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTtIYBvd9KtRYU1jbVMZGe2R_B8TOo4-5GKwbnzUPlAMWLBzmLY&t=1)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: chiangshan trong 12 Tháng Bảy, 2011, 07:41:55 pm
Không có tư liệu nào để khẳng định, nhưng khả năng cao là không.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: panphilov trong 13 Tháng Bảy, 2011, 05:08:24 pm
Sách "Sống với dân" viết về ông Vũ Oanh (tác giả Diệu Ân, NXB Lao động 2009) trang 43 viết:

"Trước khi được điều động lên nhận nhiệm vụ Chánh văn phòng Quân ủy Trung ương, anh Vũ Oanh được điều động về làm Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam trong mấy tháng với trách nhiệm xử lý tốt một sự kiện đã xảy ra bất lợi về chính trị".

Ông Vũ Oanh được điều lên Văn phòng Quân ủy Trung ương từ tháng 4-1947, vậy sự kiện nói trên có thể diễn ra từ cuối năm 1946-4/1947. Có bác nào biết đó là sự kiện gì không ạ?


Vào quãng thời gian này ở khu vực Hà Nam - Nam Định - Ninh Bình có vụ việc giám mục Lê Hữu Từ từ cố vấn của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) "quay giáo" lập khu tự trị tôn giáo, liên kết với Pháp chống lại Chính phủ VNDCCH. Không biết "sự kiện bất lợi về chính trị" nêu trên có gì liên quan đến Lê Hữu Từ hay không!



Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: panphilov trong 13 Tháng Bảy, 2011, 05:23:36 pm
Hồi Khởi nghĩa Nam Kỳ, trước khi khởi nghĩa nổ ra thì hầu hết các thành viên Xứ ủy bị Pháp bắt. Theo một số tài liệu thì có một kẻ phản bội đã mật báo cho Pháp những thông tin nội bộ của ta. Những tài liệu này còn nói: rất tiếc, ta để lọt kẻ phản bội này, để hắn chui sâu, leo cao, mãi đến khi diễn ra KCCP mới phát hiện được và xử lý.

Các bác có biết gì về vụ này không?

Chi tiết hơn về Nam Kỳ khởi nghĩa, bác có thể tham khảo tại đây http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,19117.30.html. Tài liệu này do bác macbupda đưa lên nhân dịp kỉ niệm 70 năm ngày Nam Kỳ khởi nghĩa (23.11.1940 - 23.11.2010).

Riêng về câu hỏi của bác, chỉ xin trích một vài đoạn:

Trích dẫn
Đồng chí Tạ Uyên lấy nhà này làm mơi gặp gỡ cán bộ là do tên Quới (tức Đức Huy) bố trí. Tên Quới còn có tên là Mập làm ở sở xe điện, vốn là một tên trốtkit, sau vào đảng cộng sản, làm công tác công đoàn. Quới đã được giới thiệu tham gia Thành ủy và lúc gần khởi nghĩa được cử phụ trách Ban công vận của Xứ. Khi nổ ra khởi nghĩa Quới không bị bắt. Sau Cách mạng Tháng Tám, thời kháng chiến chống Pháp, Quới đã lên tới chức Bí thư Khu ủy Miền Đông, làm trưởng ban tảo thanh Bình Xuyên của Bảy Viễn, trong lúc Bảy Viễn đang dự lễ phong chức Khu trưởng khu 7 do tướng Nguyễn Bình trao. Kết thúc kháng chiến chống Pháp, ta phát hiện, y nhận hết tội lỗi…



Trích dẫn
Còn việc địch bắt các đồng chí lãnh đạo chủ chốt trước giờ nổ súng là do chúng đã cài được vào nội bộ cơ quan lãnh đạo Thành ủy và Xứ ủy tên Quới (Trần Đức Huy), môt tên phản bội đầu hàng...

Cũng xin đính chính với bác là TDH mãi sau khi KCCP kết thúc và tập kết ra Bắc mới bị phát hiện chứ không phải trong KCCP.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Ma_Giang trong 21 Tháng Bảy, 2011, 06:15:10 pm
Sách "Bên dòng lịch sử" của Linh mục Cao Văn Luận, phần 2 có đoạn:

"Tết năm đó (đầu năm 1954) một bộ lạc Bana trong vùng rừng núi Quảng Ngãi nổi loạn tàn sát một đơn vị Việt Minh đang dưỡng quân. Xác chết lính Việt Minh theo dòng sông trôi ra tận biển. Cuộc nổi loạn do gia đình họ Đinh khởi xướng, và hình như được phòng Nhì xúi giục, để tạo ra hỗn loạn bên trong".

Có bác nào đọc tài liệu tương tự không ạ?


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: chiangshan trong 21 Tháng Bảy, 2011, 06:24:03 pm
1954 hay 1950 nhỉ?

VỤ BẠO LOẠN SƠN HÀ (http://dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn/default.aspx?param=1328aWQ9Mjg2MyZncm91cGlkPTMma2luZD0ma2V5d29yZD0=&page=3):

Trích dẫn
vụ bạo loạn do một số phần tử phản động trong các dân tộc thiểu số gây ra tháng 1.1950 tại huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. Sơn Hà là một huyện miền núi, dân cư phần đông là người Gia Rai. Lợi dụng một số sai lầm, khuyết điểm của cán bộ cơ sở trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, một số phần tử phản động trong các dân tộc ở huyện Sơn Hà đã kích động đồng bào dân tộc vũ trang nổi loạn chống chính quyền. Được thực dân Pháp hỗ trợ, cung cấp vũ khí, họ đã ngấm ngầm tích trữ lương thực, tập hợp lực lượng, lập căn cứ trong rừng, kích động dân chúng cướp chính quyền. Cuộc bạo loạn khởi đầu từ 3 xã rồi lan ra các xã khác trong huyện. Ngày 20.1.1950, Liên khu uỷ Liên khu V chỉ đạo lực lượng quân đội và công an đến Sơn Hà để giải quyết vụ bạo loạn. Được tuyên truyền, vận động, nhân dân đã trở về làng bản làm ăn. Số đầu sỏ cùng 200 tên có vũ trang vẫn ẩn náu trong rừng tiếp tục hoạt động. Quân đội Pháp ở Kon Plông nhiều lần kéo đến hỗ trợ bọn phản động nhưng đều bị ta chặn đánh phải rút lui. Cuối tháng 3, đầu tháng 4.1950, Pháp huy động 1.500 quân được bọn phản động dẫn đường, đánh chiếm một số xã thuộc huyện Sơn Hà. Tỉnh uỷ Quảng Ngãi thành lập Ban Chỉ huy thống nhất gồm quân đội, công an, mặt trận, một mặt đánh địch, mặt khác tuyên truyền, vận động dân chúng, cô lập số cầm đầu. Chỉ trong tháng 4.1950, quân Pháp bị đánh bật khỏi Sơn Hà, bọn phản động tan rã. Tháng 6.1950, bọn phản động được Pháp cung cấp vũ khí lại tiếp tục nổi loạn. Chúng tập hợp 500 tên, cấu kết với số phản động ở Ba Tơ lật đổ chính quyền cơ sở ở nhiều xã. Đến tháng 8.1950, chúng đã chiếm giữ 70% số xã trong huyện Sơn Hà. Hội nghị quân dân chính tỉnh Quảng Ngãi tháng 8.1950 nêu chủ trương phải tiêu diệt bọn phiến loạn, xây dựng lại chính quyền cách mạng ở Sơn Hà. Ngày 29.8.1950, ta mở đợt tiến công vào căn cứ tiêu diệt bọn phản loạn. Đến ngày 4.9.1950, khoảng 30 tên cuối cùng còn ẩn nấp trong rừng đã phải ra hàng. Vụ bạo loạn bị dập tắt.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: macbupda trong 21 Tháng Bảy, 2011, 08:23:00 pm
Nếu đây đúng là nói về vụ bạo loạn Sơn Hà thì vị linh mục này có nhiều nhầm lẫn. Trước hết là về thời gian từ 1950 thành 1954. Còn ở Sơn Hà ngoài người Kinh phần đông là người Hre, người Cor chứ không phải Ba Na hay Gia Rai.  Khi gây ra vụ bạo loạn này, bọn phản động có nêu khẩu hiệu "Đất Hre độc lập tự chủ". Trong bọn cầm đầu có tên Đinh Ngô.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: cob_hc trong 15 Tháng Chín, 2011, 11:44:39 am
Các bác cho em hỏi thời kháng chiến chống pháp ta đã trang bị CKC cho bộ đội chưa ạ ?


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: baoleo trong 16 Tháng Chín, 2011, 07:43:43 am
Các bác cho em hỏi thời kháng chiến chống pháp ta đã trang bị CKC cho bộ đội chưa ạ ?
Lúc đó còn chưa biết đánh vần cái từ ấy nó dư lào  >:(


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: scorpiwolf trong 16 Tháng Mười Một, 2011, 03:13:19 pm
Em có một thắc mắc, là vì sao các đại đoàn của ta đều bắt đầu bằng số 3.
Các đại đoàn tham gia cz ĐBP là: 304, 308, 312, 316 đều là số chẵn, chỉ có đại đoàn công pháo 351 và đại đoạn là đại đoàn có tên là số lẻ. Có bí mật thú vị nào liên quan đến các cách đặt tên đại đoàn này không hả các bác.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Estonque trong 08 Tháng Mười Hai, 2011, 06:26:25 pm
Trước khi đánh Điện Biên Phủ, Việt Minh ta từng chiến thắng cứ điểm nào mà Pháp có quân số cấp trung đoàn hả các bác ????


Tiêu đề: Re: Công tác binh vận kháng chiến chống Pháp
Gửi bởi: menthuong trong 29 Tháng Mười Hai, 2011, 09:49:09 pm
"Cuối tháng 9/1950 tại Bến Khuể, xã Chiến Thắng, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng diễn ra là một trận đánh hay cả về cách thức cũng như hiệu quả, trong đó công tác binh vận được phát huy tốt. Chính trận này đã tạo bước ngoặt quan trọng trong việc quyết định nhập hai xã Cảnh Hưng và Kim Lĩnh Thượng thành xã mới và mang tên “Chiến Thắng” mà 15/10 này đúng dịp kỷ niệm 50 năm.

Sắp tới cây Cầu Khuể sẽ nối đôi bờ sông Văn Úc, giao thông từ An Lão sang Tiên Lãng sẽ thuận tiện hơn nhưng kỷ niệm về bến sông về phà Khuể chắc không nguôi với dân Hải Phòng?

Thủa nhỏ có được nghe cha kể chuyện này bởi ông cũng được tham gia. Nhưng từ 1964 gia đình tôi rời quê và bố tôi cũng đã mất từ 1997 nên nay muốn tìm hiểu về 2 Lô cốt (blockhaus) ở đây và trận "binh biến" này khó quá. Liệu có CCB nào hay ai đó biết rõ được sự kiện này không?
"

Câu hỏi này tối đã đưa lên từ năm kia. Song chưa thấy bác nào hé lộ bí mật gì nên nay đưua lại. Mong le lói chút xíu gì chăng


Tiêu đề: Xã Chiến Thắng - huyện An Lão
Gửi bởi: fddinh trong 03 Tháng Giêng, 2012, 05:29:20 pm
Em thấy bác mém thương có hỏi ở đây http://haiphong.net.vn/forum.php?mod=viewthread&tid=13281 mà chưa có lời giải sao bác?



Tiêu đề: xã mới và mang tên “Chiến Thắng”
Gửi bởi: fddinh trong 16 Tháng Hai, 2012, 03:57:53 pm
Trong cuốn Phạm Ngọc Đa của tác giả: Xuân Sách có đoạn:
Trích dẫn
Tháng chín năm 1950, Bộ Chỉ huy quyết định mở chiến dịch biên giới. ở vùng đồng bằng bộ đội địa phương và dân quân du kích tăng cường hoạt động đánh địch để tiêu hao lực lượng và đánh lạc hướng mặt trận chính. Bộ đội tỉnh về xã Bạch Đằng trú quân để trinh sát và đánh bốt Đoàn Lập ở xã bên cạnh.

Bộ đội về thôn Phác Xuyên vào lúc nửa đêm, phân tán về ở trong các gia đình đã được báo trước. Đội thiếu nhi làm nhiệm vụ canh gác. Đa vốn quen nấu nướng nên được phân

công nấu cơm cho bộ đội. Thu đưa bộ đội đi trinh sát bốt Đoàn Lập. Mọi việc được chuẩn bị kỹ càng nhưng khi nổ súng đánh thì không thắng lợi như dự kiến. Địch đã chống cự quyết liệt như đã có phòng bị trước. Bộ đội ta phải rút quân trước khi trời sáng. Đúng thế, chính mụ Bền đã bí mật báo cho cha Hiếu, và cha tự đi sang bốt Đoàn Lập báo tin lại, rồi cha vào ẩn trong nhà thờ Đông Xuyên.
Không biết có phải trận này không bác mém thưởng?


Tiêu đề: Re: xã mới và mang tên “Chiến Thắng”
Gửi bởi: menthuong trong 17 Tháng Hai, 2012, 07:21:33 am
Trong cuốn Phạm Ngọc Đa của tác giả: Xuân Sách có đoạn:
Trích dẫn
Tháng chín năm 1950, Bộ Chỉ huy quyết định mở chiến dịch biên giới. ở vùng đồng bằng bộ đội địa phương và dân quân du kích tăng cường hoạt động đánh địch để tiêu hao lực lượng và đánh lạc hướng mặt trận chính. Bộ đội tỉnh về xã Bạch Đằng trú quân để trinh sát và đánh bốt Đoàn Lập ở xã bên cạnh.
Bộ đội về thôn Phác Xuyên vào lúc nửa đêm, phân tán về ở trong các gia đình đã được báo trước. Đội thiếu nhi làm nhiệm vụ canh gác. Đa vốn quen nấu nướng nên được phân
công nấu cơm cho bộ đội. Thu đưa bộ đội đi trinh sát bốt Đoàn Lập. Mọi việc được chuẩn bị kỹ càng nhưng khi nổ súng đánh thì không thắng lợi như dự kiến. Địch đã chống cự quyết liệt như đã có phòng bị trước. Bộ đội ta phải rút quân trước khi trời sáng. Đúng thế, chính mụ Bền đã bí mật báo cho cha Hiếu, và cha tự đi sang bốt Đoàn Lập báo tin lại, rồi cha vào ẩn trong nhà thờ Đông Xuyên.
Không biết có phải trận này không bác mém thưởng?

Trận này ở Tiên Lãng. Trận tôi hỏi xẩy ra bên này sông Văn Úc, thuộc địa phận huyện An lão cơ. Hôm Rằm tháng Giêng về giỗ Tổ ở thôn Phương Hạ, xã Chiến Thắng tôi có hỏi nhưng mọi người cũng chỉ biết cỡ hơn tôi chút xíu. Chưa tìm được tư liệu thành văn. Có điều tôi đã kịp chụp mấy tấm hình hai Lô cốt đó, nay cạnh chân cầu Khuể phía An Lão.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: spetsnaz GRU trong 27 Tháng Hai, 2012, 09:40:37 pm
Các bác cho chút thông tin về trung đoàn 77 giai đoạn 53-55?
Trung đoàn 77 tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ có đánh những trận nào?
Cụ thể nếu có thông tin về các trận đánh của d5-e77 thì càng tốt ;D
Cảm ơn các bác!


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: chiangshan trong 27 Tháng Hai, 2012, 09:44:21 pm
Không có trung đoàn 77.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: panphilov trong 27 Tháng Hai, 2012, 11:13:35 pm
Các bác cho chút thông tin về trung đoàn 77 giai đoạn 53-55?
Trung đoàn 77 tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ có đánh những trận nào?
Cụ thể nếu có thông tin về các trận đánh của d5-e77 thì càng tốt ;D
Cảm ơn các bác!

Trung đoàn 77 không tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Thời gian 1950 - 1954, nó là Trung đoàn trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu, có nhiệm vụ bảo vệ An toàn khu cũng như huấn luyện tân binh. Đầu năm 1954, Trung đoàn này hành quân lên Tây Bắc nhưng chỉ đánh Pháp ở Tuần Giáo, Mường Tè rồi tham gia giải phóng Lai Châu. Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, Trung đoàn làm nhiệm vụ quản lí và dẫn giải tù binh. Không rõ là Trung đoàn này có nguồn gốc từ Trung đoàn 77 Khu 4, hay Trung đoàn 19 Vệ binh thành lập khoảng vào cuối năm 1947 và đầu 1948.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Lancelot trong 03 Tháng Sáu, 2012, 04:32:34 pm
mấy bác cho hỏi.

Thông thường thời chiến tranh ( 1945 -1975, đặc biệt là trước 1954) thì du kích và binh lính ta thường được giao những loại nhiệm vụ gì?

Đánh nhau thì biết rồi, nhưng cụ thể là sao? Theo phía Mỹ ( Pháp thì em không kiếm ra) thì bên ấy thường nhận nhiệm vụ tìm diệt theo kiểu 1 nhóm nhỏ được lệnh lọ mọ vô rừng vô làng, " gặp địch thì diệt". Đám phi công thì nhận nhiệm vụ đi ném bom hay phun chất diệt cỏ vùng A vùng B nào đó,...

Dưới mắt Mỹ và tài liệu Tây thì thấy hay mô tả bà con ta thường làm các nhiệm vụ như ám sát yếu nhân bên phe Tây, đào hang vào đặt bom trong trại Tây, hoặc biển người tràn vào trại Tây làm bia cho Tây vừa bắn vừa nổ về thành tích " anh hùng chống biển người".

Vậy rốt cuộc thật sự 1 bác lính thời Việt Minh thường sẽ được nhận những loại nhiệm vụ gì?


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: tts1119 trong 25 Tháng Sáu, 2012, 10:38:27 am
Bác nào có tư liệu về Pháo binh trong KCCP xin post lên xin nhé
Ông bố tôi (đã mất) có viết hồi ký về giai đoạn này của Pháo binh, tôi đang gõ lại và sẽ post lên sau khi đối chiếu với các dữ liệu khác để đảm bảo khách quan và chính xác.
Cảm ơn.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: fanlong74 trong 03 Tháng Mười, 2012, 04:26:22 pm
Các bác có thông tin chi tiết hơn về vụ này không ạ?
"...Còn nữa, em được chứng kiến cả chuyện anh Hứa Tín, trưởng ban Địch vận Đại đoàn “bị” Huard mời vào Hà Nội thăm vợ con một ngày, khi trở lại Thất Khê thì lệnh trên bắt khẩn cấp”.  (http://www.tienphong.vn/xa-hoi/phong-su/593648/Nho-mot-nguoi-anh-tpp.html)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: altus trong 03 Tháng Mười, 2012, 05:21:24 pm
Các bác có thông tin chi tiết hơn về vụ này không ạ?
"...Còn nữa, em được chứng kiến cả chuyện anh Hứa Tín, trưởng ban Địch vận Đại đoàn “bị” Huard mời vào Hà Nội thăm vợ con một ngày, khi trở lại Thất Khê thì lệnh trên bắt khẩn cấp”.  (http://www.tienphong.vn/xa-hoi/phong-su/593648/Nho-mot-nguoi-anh-tpp.html)

Chắc là cái vụ mà ông Vũ Thư Hiên chép trong hồi ký của ông ấy là một e trưởng của ta sau khi trao trả tù binh thì nhận lời Tây, leo máy bay Tây về HN, mặc quân phục VM đi dạo một vòng ở Bờ Hồ, khi quay về thì bị bắt và bị kết án tử hình đây mà.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: chinthanh99 trong 07 Tháng Mười Một, 2012, 03:34:19 pm
tham gia viết bài thì gởi cho địa chỉ nào ?


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: vanhaubg trong 25 Tháng Mười Một, 2012, 08:56:00 pm
hay đó cháu là em thích câu hỏi 1 người lính Việt Minh thường làm gì?mà chưa thấy bác nào trả lời.Cháu cho lịch sự vì xem ra các bác toàn hơn tuổi là chủ yếu....Cháu có xem phim nhưng họ nói qua loa quá biết được .Theo quan sát chủ quan của cháu thì biết công việc của mấy anh Vệ Binh là giới nghiêm cho các cán bộ ở 1 khu vực nào đó và tìm những anh nào có ý định đảo ngũ...(Phim vào Nam ra Bắc).anh lính Quân Bưu có nhiệm vụ đưa thư phục vụ cho các chiến sĩ ngoài mặt trận, đưa mật thư hỏa tốc ra tiền tuyến..(phim Đường Thư) và Lính Đặc Công thì nhiều lắm vì bố cháu từng là lính ĐC nên có được nghe bố kể nhưng ko nói sợ các bác cười chê.hì


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: fddinh trong 02 Tháng Hai, 2013, 04:59:12 pm
Một phim tài liệu của Đức có đoạn một cựu lính Lê dương kể:

Trích dẫn
Lớp lớp từng đoàn người xông lên đánh vào quân Pháp
23 ngàn quân Việt Minh đã bị chết trong cuộc chiến này
Bạn phải tượng tưởng rằng ở trên một quả đồi
Có các thùng dựng sẵn ở đó có chưa Napal
Khi họ xông lên, sẽ đốt các thùng đó
Và khi sự việc ấy xảy ra thì có thể nhìn thấy như nham thạch từ núi lửa chảy xuống
Chôn vùi tất cả
Mùi cháy, mùi thịt người, mùi hôi thối
Cái thung lũng nhỏ chỗ tôi kín là khói và sặc mùi thịt cháy
Và chỉ một lần đó đã khiến cho không thể nào thở nổi

Các cụ có cụ nào tra sách xem có trận nào nhà ta thiệt hại như vậy không?


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: macbupda trong 02 Tháng Hai, 2013, 07:35:58 pm
Em nghĩ sẽ không thể tìm thấy sách báo nào của ta ghi nhận một con số thương vong cực lớn chỉ trong một trận đánh như vậy của quân mình đâu. Mà chắc chắn con số này cũng là rất "ngoa dụ".
Tuy nhiên, thấy nói đến Napal và địa hình đồi thì em nghĩ ông lính Lê dương này nói đến trận đánh ở ngoại vi thị xã Vĩnh Yên trung tuần tháng 1-1951 (trong chiến dịch Trung du - Trần Hưng Đạo). Trận này Pháp sử dụng đến Napal và quân mình cũng chịu nhiều thiệt hại.
Trong cuốn "Những viên tướng ngã ngựa", thì sau khi giữ được Vĩnh Yên, quân Pháp tuyên bố đã diệt được 6.000 quân ta và bắt 500 người, tương đương một sư đoàn.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: fddinh trong 03 Tháng Hai, 2013, 10:11:54 am
Em nghĩ sẽ không thể tìm thấy sách báo nào của ta ghi nhận một con số thương vong cực lớn chỉ trong một trận đánh như vậy của quân mình đâu. Mà chắc chắn con số này cũng là rất "ngoa dụ".
Tuy nhiên, thấy nói đến Napal và địa hình đồi thì em nghĩ ông lính Lê dương này nói đến trận đánh ở ngoại vi thị xã Vĩnh Yên trung tuần tháng 1-1951 (trong chiến dịch Trung du - Trần Hưng Đạo). Trận này Pháp sử dụng đến Napal và quân mình cũng chịu nhiều thiệt hại.
Trong cuốn "Những viên tướng ngã ngựa", thì sau khi giữ được Vĩnh Yên, quân Pháp tuyên bố đã diệt được 6.000 quân ta và bắt 500 người, tương đương một sư đoàn.

Hôm qua chưa kịp có phim, do bác Karel Phùng. người Việt sống tai Đức, chỉ từ hôm qua tới hôm nay, đã dịch và lồng súp, đoạn cựu lính Lê dương kể nằm  tập 4: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,457.msg425185.html#msg425185


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: jasmine2011 trong 04 Tháng Ba, 2013, 05:19:36 pm
Các bác có thể cho em biết một số thông tin về Đại đoàn Độc lập, được thành lập ngày 26/8/1947 được không ạ?


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: fddinh trong 04 Tháng Ba, 2013, 06:08:16 pm
Các bác có thể cho em biết một số thông tin về Đại đoàn Độc lập, được thành lập ngày 26/8/1947 được không ạ?

Đan cái rổ thế này http://www.google.com.vn/search?q=%C4%90%E1%BA%A1i+%C4%91o%C3%A0n+%C4%90%E1%BB%99c+l%E1%BA%ADp&submit=Google+Search&sitesearch=vnmilitaryhistory.net


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: jasmine2011 trong 05 Tháng Ba, 2013, 07:05:03 am
Google rồi, không có mới đau bác ạ!
Em chỉ nghe nói là hồi 46 cụ Giáp cho thành lập 5 đại đoàn (giấc mộng về một quân đội hùng mạnh); sau đó thì phải giải tán vì trình độ tổ chức quá yếu.
Đến năm 47, trong những cố gắng tổ chức lực lượng mạnh, Đại đoàn Độc Lập được thành lập, nhưng sau đó buộc phải xé lẻ ra thành các đại đội đọc lập để đánh trong chiến dịch Việt Bắc


Tiêu đề: Đại đoàn Độc lập
Gửi bởi: fddinh trong 05 Tháng Ba, 2013, 12:00:18 pm
- Sắc lệnh số 33-SL, ngày 22 tháng 3 năm 1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì Đại đoàn là đơn vị tổ chức của lục quân, cấp trên Trung đoàn và dưới Sư đoàn, nhiệm vụ chỉ huy đơn vị Đại đoàn sẽ giao cho quân nhân cấp bậc Đại tá làm Đại đoàn trưởng và Trung tá làm Đại đoàn phó.

- Sắc lệnh số 71-SL, ngày 22 tháng 3 năm 1946 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quy định chi tiết về biên chế và cấp số của Đại đoàn Quân đội Quốc gia Việt Nam bao gồm 7.115 người cộng với các đơn vị trợ chiến.

- Sắc lệnh số 47-SL, ngày 1-5-1947, quy định tổ chức của Bộ Tổng chỉ huy, Bộ Tổng tham mưu, Cục Chính trị, Vǎn phòng Bộ Tổng chỉ huy quân đội.

- Sắc lệnh số 76-SL, ngày 26-8-1947, thành lập Đại đoàn Độc lập.

SẮC LỆNH

CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ SỐ 76 NGÀY 26 THÁNG 8 NĂM 1947

Chiểu Quyết nghị của Quốc hội Việt Nam ấn định quyền hạn vị Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà,

Chiểu Sắc lệnh số 47-SL ngày 1-5-47 tổ chức Bộ Tổng Chỉ huy,

Chiểu đề nghị của ông Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia Việt Nam, ông Bộ trưởng Bộ Quốc phòng y hiệp;

RA SẮC LỆNH:

Điều 1

Nay tổ chức trong Quân đội Quốc gia Việt Nam một Đại đoàn, lấy tên là Đại đoàn Độc lập.

Điều 2

Đại đoàn Độc lập có các đơn vị chiến đấu, do ông tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia ấn định, và đặt dưới quyền điều khiển của 1 ban chỉ huy.

Điều 3

Ban chỉ huy Đại đoàn Độc lập do Sắc lệnh chỉ định.

Điều 4

Chi tiết tổ chức Đại đoàn bộ sẽ do nghị định Bộ Tổng chỉ huy và Bộ Quốc phòng ấn định.

Điều 5

Ông Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và ông Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia Việt Nam chiểu Sắc lệnh thi hành.

 
   

Hồ Chí Minh

(Đã ký)

- Sắc lệnh số 77-SL, ngày 26-8-1947, cử Đại đoàn trưởng, Đại đoàn phó và Chính uỷ Đại đoàn Độc lập.

Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái được cử kiêm chức Đại đoàn trưởng

Đại đoàn Độc lập được thành lập như đơn vị cấp chiến lược tập trung, tuy nhiên đến cuối năm thì bị giải thể do thiếu trang bị và khả năng chỉ huy cũng như tập trung chưa đủ điều kiện thích hợp, đặc biệt trong việc điều động binh lực trong Chiến dịch Việt Bắc 1947.

http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=22937.30


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: anhquaynop trong 18 Tháng Ba, 2013, 10:18:23 am
Google rồi, không có mới đau bác ạ!
Em chỉ nghe nói là hồi 46 cụ Giáp cho thành lập 5 đại đoàn (giấc mộng về một quân đội hùng mạnh); sau đó thì phải giải tán vì trình độ tổ chức quá yếu.
Đến năm 47, trong những cố gắng tổ chức lực lượng mạnh, Đại đoàn Độc Lập được thành lập, nhưng sau đó buộc phải xé lẻ ra thành các đại đội đọc lập để đánh trong chiến dịch Việt Bắc

Theo tôi biết trong tổ chức của quân tiếp phòng Việt Nam năm 1946 về hình thức có 2 đại đoàn (hay sư đoàn?) còn không biết 3 đại đoàn nữa bác jasmine2011 nói thì thuộc về đâu: trực thuộc Bộ Quốc phòng hay các khu?


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: jasmine2011 trong 18 Tháng Ba, 2013, 01:53:30 pm
Thưa bác, có 2 đại đoàn 1,2 ở Bắc Bộ và 3 đại đoàn ở Trung Bộ


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: anhquaynop trong 18 Tháng Ba, 2013, 03:21:22 pm
3 đại đoàn ở Trung Bộ có phiên hiệu là gì hả bác?


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: jasmine2011 trong 18 Tháng Ba, 2013, 05:08:34 pm
Đại đoàn 23, 27, 31
Nhưng mà đã phải giải tán cả 5 đại đoàn rồi, vì trình độ tổ chức quá yếu kém


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 08 Tháng Tư, 2013, 12:41:34 pm
Các bác cho em hỏi là thời KCCP, bọn lính tề ngụy đóng ở bốt làng hay có một loại súng gọi là "súng Moóc-chê" là súng gì ạ ?

Em nghe kể là dùng để bắn chỉ thiên để gọi đồng bọn sang chi viện ?!


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: china trong 08 Tháng Tư, 2013, 12:54:54 pm
Các bác cho em hỏi là thời KCCP, bọn lính tề ngụy đóng ở bốt làng hay có một loại súng gọi là "súng Moóc-chê" là súng gì ạ ?

Em nghe kể là dùng để bắn chỉ thiên để gọi đồng bọn sang chi viện ?!
Nếu nhớ không lầm, nó là súng cối, thời Pháp thì thường là cối 60 hay 80.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 08 Tháng Tư, 2013, 01:08:54 pm
Nếu nhớ không lầm, nó là súng cối, thời Pháp thì thường là cối 60 hay 80.

Chắc không phải cối đâu bác. Lính tề của làng trang bị yếu lắm.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: quangcan trong 08 Tháng Tư, 2013, 01:39:49 pm
Các bác cho em hỏi là thời KCCP, bọn lính tề ngụy đóng ở bốt làng hay có một loại súng gọi là "súng Moóc-chê" là súng gì ạ ?

Em nghe kể là dùng để bắn chỉ thiên để gọi đồng bọn sang chi viện ?!

ủa, cụ Wehrmacht chửa đọc Tuổi thơ dữ dội sao? đoạn anh chàng Tư dát vỗ vỗ vào khẩu Moóc-chê đó....  ;D


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: altus trong 08 Tháng Tư, 2013, 06:30:26 pm
Các bác cho em hỏi là thời KCCP, bọn lính tề ngụy đóng ở bốt làng hay có một loại súng gọi là "súng Moóc-chê" là súng gì ạ

Là Mörser chứ là gì nữa?


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 08 Tháng Tư, 2013, 09:47:57 pm
Moóc-chê rõ là cối rồi các bác, như là chỉ trang bị cho bốt lớn có lính Pháp đóng thôi. Đã rõ rồi các bác.

Cái này thì thầy Gúc chịu rồi, các bác cho em hỏi lính Ba-tui là lính nào ạ ?





Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: OldBuff trong 08 Tháng Tư, 2013, 10:09:11 pm
Moóc-chê rõ là cối rồi các bác, như là chỉ trang bị cho bốt lớn có lính Pháp đóng thôi. Đã rõ rồi các bác.

Cái này thì thầy Gúc chịu rồi, các bác cho em hỏi lính Ba-tui là lính nào ạ ?

Moóc chi ê là súng cối/mortier.
Lính Ba-tui là lính tuần tra/patrouille.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 10 Tháng Tư, 2013, 10:49:17 pm
Các bác cho em hỏi khoảng tầm 1950 thì 1 đồng tiền Đông Dương bằng bao nhiêu đồng tiền VN vậy ạ ?
1.000 (một nghìn) đồng quy ra được khoảng bao nhiêu cây vàng ạ ?

Chỗ em thời đó, có thằng lính làng bắt được cán bộ Việt Minh là Huyện ủy viên Ủy ban kháng chiến của cả hai huyện, thế là được thưởng nóng 1.000 đồng tiền Đông Dương. Theo các bác ở mức treo thưởng 1000 đồng Đông dương đấy thì nhân vật bị Pháp truy lùng đó ở mức quan trọng như thế nào ạ ? (hot hay bình thường ? )

Ở Wiki thấy nói là 1 đồng Đông Dương = 200 đến 600 đồng VN, tùy theo triều đại ?

Trích dẫn
Tiền Đông Dương được chia thành các đơn vị piastre, cent/centime và sapèque. Một piastre bằng 100 cent. Một cent lại bằng 2-6 sapèque tùy theo triều đại. Theo tỷ lệ đó thì một đồng bạc Đông Dương có giá trị từ 200 đền 600 đồng tiền cổ truyền của người Việt.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 11 Tháng Tư, 2013, 03:24:57 am
Moóc-chê rõ là cối rồi các bác, như là chỉ trang bị cho bốt lớn có lính Pháp đóng thôi. Đã rõ rồi các bác.

Cái này thì thầy Gúc chịu rồi, các bác cho em hỏi lính Ba-tui là lính nào ạ ?

Moóc chi ê là súng cối/mortier.
Lính Ba-tui là lính tuần tra/patrouille.
Bác cho em hỏi ạ, thời KCCP, dân làng đi chạy giặc hay nói

"Lính Com-măng-đô !".... thế nghĩa là lính biệt kích của Pháp (Âu-Phi) đi càn hay là lính tề ngụy vũ trang cũng gọi là "lính Com-măng-đô" ?


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: anhquaynop trong 11 Tháng Tư, 2013, 10:20:39 am
"Lính Com-măng-đô !".... thế nghĩa là lính biệt kích của Pháp (Âu-Phi) đi càn hay là lính tề ngụy vũ trang cũng gọi là "lính Com-măng-đô" ?
Theo em thì lính ngụy cũng được gọi là lính Pa-ti-dăng (Partisan).


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: fddinh trong 11 Tháng Tư, 2013, 11:54:21 am
lính com-măng-đô =  lính được trang bị đặc biệt để chuyên đánh đột kích -> biệt kích


Tiêu đề: Về tiền Đông Dương.
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 11 Tháng Tư, 2013, 03:17:26 pm
Theo trang này (http://www.bsc.com.vn/Terms/GOLDSTANDARDSYSTEM.aspx) thì năm 1930, 1 đồng Đông Dương = 655 mg vàng
1.000 đồng Đông Dương = 655 gam vàng,

1 chỉ vàng = 3,75 gam (ba phẩy bảy lăm gờ-ram) (Theo Wiki: Chỉ (đơn vị đo) )

Như vậy, 1.000 đồng Đông Dương = 655/3,75 =~ 174,67 chỉ vàng = 17,467 cây vàng.

Một cái đầu của Huyện ủy viên Ủy ban kháng chiến liên huyện (hai huyện gộp lại) được Pháp treo thưởng 17,467 cây vàng.
Đấy là lính làng được thưởng nóng, có khi sếp bốt, cai đội trở lên có khi còn được nhiều hơn.

Như vậy có thể tạm thấy anh Huyện ủy viên Việt Minh này hồi đấy cũng hót.

Nhưng mà 17,467 cây vàng còn hót hơn, nên người cùng làng với nhau nhưng sẵn sàng cầm súng giết nhau vì 17 cây vàng.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: OldBuff trong 11 Tháng Tư, 2013, 03:55:23 pm
Khi Pháp núp bóng Anh quay lại Đông Dương thì giá trị đồng Đông Dương đã bị phá đi rất nhiều. Tờ bạc Đông Dương "con voi" 1.000 Nguyên vào những năm 1950 chỉ đong được hơn chục yến gạo.

Lính com-măng-đô của Pháp thời đó được chia thành các toán do các ông Đội người Pháp chỉ huy, với quân số cả thuần chủng cả hỗn hợp người Việt, người dân tộc thiểu số, người Miên, người Pháp. Bạn vào đọc chủ đề "Những hình ảnh ít biết về cuộc kháng chiến chống Pháp", trang 36 ngay trong Diễn đàn này.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 11 Tháng Tư, 2013, 04:16:41 pm
Khi Pháp núp bóng Anh quay lại Đông Dương thì giá trị đồng Đông Dương đã bị phá đi rất nhiều. Tờ bạc Đông Dương "con voi" 1.000 Nguyên vào những năm 1950 chỉ đong được hơn chục yến gạo.
Vâng em cũng đoán là càng về mốc cuối 1953 khi ngân hàng Đông Dương (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%A2n_h%C3%A0ng_%C4%90%C3%B4ng_D%C6%B0%C6%A1ng) bị giải thể thì nó càng giảm giá trị. Nếu lấy trần dưới của mốc 1 ĐD = 200-600 đồng VN thì chắc là đầu 1950, 1 đồng bạc ĐD ra phố Hà Trung giỏi lắm chỉ được 200 đồng VN.
Cảm ơn bác !


Tiêu đề: "Nằm hầm"
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 12 Tháng Tư, 2013, 10:46:40 pm
Các bác cho em hỏi:

Có phải nếu nằm hầm cá nhân (sâu chỉ độ hơn mét) toàn là nam thì không sao. Nhưng nếu hầm có chỉ cần một nữ vào ngồi cùng thì rất nhanh ngạt thở. Có cụ kể "nằm hầm mà bị gà ở trên bới tắc cả hai lỗ thông hơi không sợ bằng có người nữ ngồi cùng, rất nhanh ngạt hơi, rất khó thở..." Theo các bác lý giải theo khoa học là ntn ạ ?


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: jasmine2011 trong 13 Tháng Tư, 2013, 07:43:44 am
Có lẽ là phụ nữ thường hay lo lắng, sợ hãi - bên ngoài không nói ra nhưng bên trong là thế - khiến cho nhịp tim đập nhanh, thở gấp, ngoài ra bộ máy hô hấp của đa số phụ nữ không bị rượu và thuốc lá làm hỏng, nên có lẽ hiệu suất thu khí O2 của họ sẽ cao hơn!


Tiêu đề: Giấy lát-xê pát-xê
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 13 Tháng Tư, 2013, 10:40:44 pm
Giặc Pháp thời đó cấp cho dân vùng bị kiểm soát cái gọi là "giấy thông hành", gọi là giấy lát-xê pát-xê, để dễ về rà soát cán bộ về bám cơ sở.

Các bác cho em hỏi từ tiếng Pháp của giấy đó là gì ạ ? Em đã nhờ thầy Gúc Trần-xờ-lết mà thầy cũng chịu.


Tiêu đề: Re: Giấy lát-xê pát-xê
Gửi bởi: Quocngoaicu trong 13 Tháng Tư, 2013, 11:12:18 pm
Giặc Pháp thời đó cấp cho dân vùng bị kiểm soát cái gọi là "giấy thông hành", gọi là giấy lát-xê pát-xê, để dễ về rà soát cán bộ về bám cơ sở.

Các bác cho em hỏi từ tiếng Pháp của giấy đó là gì ạ ? Em đã nhờ thầy Gúc Trần-xờ-lết mà thầy cũng chịu.
Ít ra thì bác Trần Gúc cũng dịch được chữ "giấy thông hành" chứ?  ;D Tiếng Pháp 1 chữ bẻ đôi tui cũng không biết nhưng bạn thử chữ này xem thế nào: laissez passé
Đây là 1 thẻ căn cước năm 1947
(http://img264.imageshack.us/img264/3361/img01103nx.jpg)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: OldBuff trong 13 Tháng Tư, 2013, 11:34:31 pm
Là Laissez-passer mới đúng! Từ này phiên âm đúng ra phải đọc là lét-xê pát-xê, tức giấy cho đi qua, giấy thông hành hoặc quá cảnh.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 13 Tháng Tư, 2013, 11:59:48 pm
Thanks mấy bác, anh "Hùm xám Liên Bắc" này cùng quê em. Pháp treo thưởng 5.000 đồng Đông Dương, rồi bị chỉ điểm ....
AHLLVTND Lê Thao, mới được phong tặng năm 2010.
http://hamo.vn/anh-hung-luc-luong-vu-trang-nhan-dan-liet-sy-le-thao/
Chúng treo giải 5.000 đồng (tiền Đông Dương) để cho ai bắt được “Hùm Xám Liên Bắc” nhưng cũng không xong.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 14 Tháng Tư, 2013, 11:42:05 pm
Các bác cho em hỏi:

Cái xe gọi là xe "cát cát", loại xe tải chở lính hạng trung của Pháp viết ntn ạ ?


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: OldBuff trong 15 Tháng Tư, 2013, 11:57:33 am
Các bác cho em hỏi:

Cái xe gọi là xe "cát cát", loại xe tải chở lính hạng trung của Pháp viết ntn ạ ?
Xe "cát cát" là phiên âm từ tiếng Pháp "quatre quatre" (4x4), tức là loại xe tải nhẹ 2 cầu dẫn động 4 bánh. Hồi kháng chiến chống Pháp, loại xe cam nhông nhỏ hiệu Dodge được Mỹ viện trợ cho Pháp rất phổ biến trong quân đội thực dân viễn chinh ở Đông Dương. "Cát cát" chính là hỗn danh của xe cam nhông nhỏ Dodge.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 15 Tháng Tư, 2013, 12:27:19 pm
Vâng chắc là vậy ạ, chụp từ tư liệu gốc, ta tịch thu 4 xe gồm: 2 Díp, 1 cứu thương và 1 cát cát

Bản gốc
(http://farm9.staticflickr.com/8266/8650284289_d504228a37_z.jpg)

Bản lưu (chép tay)
(http://farm9.staticflickr.com/8256/8651383156_50555712ec_b.jpg)

(http://farm9.staticflickr.com/8112/8651410592_1877e22b52_z.jpg)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: altus trong 16 Tháng Tư, 2013, 04:15:54 am
Nhân có bác Buff đang giải đáp cho nhà Mắc, em xin hỏi ké phát, bác Buff có biết tại sao Dispensaire municipal lại được dân ta gọi là "Nhà lục xì" không? Em đọc xuôi đọc ngược chiết tự mãi mà chẳng ngoéo vào được. Chẳng lẽ lại ép theo kiểu "Look and See" như hồi xưa bên TTVN, thế thì nó lại hơi tục.  ??? 


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 17 Tháng Tư, 2013, 07:02:15 am
Em muốn hỏi các bác tên gọi hai loại súng của Pháp thời đó, sau khi thầy Gúc đã bó tay:

Súng ngắn Xi-ten ?
Súng trường Lơ-ming-tông ? (dài hơn cạc-bin bình thường)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: china trong 17 Tháng Tư, 2013, 08:31:09 am
Em muốn hỏi các bác tên gọi hai loại súng của Pháp thời đó, sau khi thầy Gúc đã bó tay:

Súng ngắn Xi-ten ?
Súng trường Lơ-ming-tông ? (dài hơn cạc-bin bình thường)
Khẩu Sten của Anh, Lơ Ming Tông không có thì tra Mút Cơ Tông, nếu không thì search những bài của Huyphuc lão nói rất rõ chuyện này


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: qtdc trong 17 Tháng Tư, 2013, 10:57:57 am
Remington, hãng này lâu đời lắm rồi, chuyện bàn mãi ở AK vs M16, hãng ấy còn làm cả máy chữ Remington nổi tiếng.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 18 Tháng Tư, 2013, 01:24:06 am
Remington, hãng này lâu đời lắm rồi, chuyện bàn mãi ở AK vs M16, hãng ấy còn làm cả máy chữ Remington nổi tiếng.
Chính nó đây bác, Remington Model 34 (http://en.wikipedia.org/wiki/Remington_Model_34).

AK dí gần đứt đôi đầu thì rõ rồi. Còn con Remington 34 này nếu bắn trúng bả vai đối phương từ phía sau ở khoảng cách 15~20m thì có khả năng rách toác bả vai được không ạ ?


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: qtdc trong 18 Tháng Tư, 2013, 12:49:15 pm
Remington, hãng này lâu đời lắm rồi, chuyện bàn mãi ở AK vs M16, hãng ấy còn làm cả máy chữ Remington nổi tiếng.
Chính nó đây bác, Remington Model 34 (http://en.wikipedia.org/wiki/Remington_Model_34).

AK dí gần đứt đôi đầu thì rõ rồi. Còn con Remington 34 này nếu bắn trúng bả vai đối phương từ phía sau ở khoảng cách 15~20m thì có khả năng rách toác bả vai được không ạ ?
Bác nào biết thì trả lời giùm bác ấy. Còn ở đây chắc chưa CCB nào được xài súng này nên có lẽ phải bắn thử mới trả lời bác được. ;)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 18 Tháng Tư, 2013, 07:46:30 pm
Bác nào biết thì trả lời giùm bác ấy. Còn ở đây chắc chưa CCB nào được xài súng này nên có lẽ phải bắn thử mới trả lời bác được. ;)

Ở khoảng cách 15m là rách toác thật đó bác, các cụ kể thế. Chỗ em sau chiến dịch Biên giới 1950 thì Pháp quay về thực hiện kế hoạch Đờ-lát Đờ Tát-xi-nhi để bình định vùng ĐBBB, các đội hương dũng (địa phương quân, trước 1951 chỉ là bán vũ trang) được nâng cấp lên thành vũ trang chính quy, số lượng cũng tăng lên, chủ yếu là các thanh niên đã hết tuổi tin. Mỗi đứa khẩu súng trường.

Nói về khả năng bình định vùng ĐBBB thì ở khía cạnh nào đó thời 51-53 bọn Pháp làm còn thành công hơn bọn Mỹ ở ĐBSCL. Đấy là đánh giá cá nhân của em.


Tiêu đề: Cối 82, súng 12,7mm ?
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 20 Tháng Tư, 2013, 11:25:59 am
Đây là đoạn mô tả một trận bao vây một đồn trọng yếu của Pháp trên tuyến phòng thủ sông Đáy đầu năm 1951. Trong đồn có một quan Pháp chỉ huy và cỡ một tiểu đội lính da đen cùng lính người Việt tạp chủng. Trận vây đồn này là để đáp lại kế hoạch bình định vùng ĐBBB của Pháp khi chúng cho xây thêm một loạt các đồn con tủa ra xung quanh đồn mẹ. Em chép lại nguyên văn trong tập "Nhớ lại và suy nghĩ". Và muốn hỏi các bác thời điểm đầu 1951 đó có đúng là du kích đã có cối 82 không ? Nếu có thì là loại nào, vác vai hay đặt bệt xuống đất v.v...

"Tại đồn M này suốt thời kỳ dựng đồn cho đến năm 1954, bộ đội và du kích xã nhiều lần quấy rối, bắn súng vào đồn, phá hàng rào, cắm cờ, rải truyền đơn, tuyên truyền làm công tác binh vận và đã một lần thực nghiệm vây đồn, địch không dám nống ra, ta không đánh vào. Vào đêm đó, du kích xã dùng cối 82 kết hợp với bộ đội Huyện bắn vào đồn M và gọi loa tuyên truyền địch vận nơi đầu não chính chỉ đạo xây dựng các đồn con như đồn X, và các đồn khác như đồn Y, v.v... Đạn cối hai lần không trúng mục tiêu nào, lần thứ 3 lại trúng vào 1 lỗ cốt chính, diệt 2 lính da đen, phá hỏng 1 súng 12,7mm của giặc. Địch phải dùng pháo từ Ba La bắc về dải xung quanh đồn suốt 1 ngày. Quân ta rút ra an toàn và coi đó là thắng lợi của lần đầu thực nghiệm chiến thuật vây đồn, tiêu hao sinh lực địch ! "


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: anhkhoi trong 20 Tháng Tư, 2013, 10:00:10 pm
Các bác cho em hỏi khoảng tầm 1950 thì 1 đồng tiền Đông Dương bằng bao nhiêu đồng tiền VN vậy ạ ?
1.000 (một nghìn) đồng quy ra được khoảng bao nhiêu cây vàng ạ ?

Chỗ em thời đó, có thằng lính làng bắt được cán bộ Việt Minh là Huyện ủy viên Ủy ban kháng chiến của cả hai huyện, thế là được thưởng nóng 1.000 đồng tiền Đông Dương. Theo các bác ở mức treo thưởng 1000 đồng Đông dương đấy thì nhân vật bị Pháp truy lùng đó ở mức quan trọng như thế nào ạ ? (hot hay bình thường ? )


Năm 1955, tỉ giá đồng Đông Dương với đô la khoảng 40:1, 1000 đồng tương đương 25 đô.
Giá vàng thế giới lúc đó khoảng 35 đô/ounce (1 ounce=7,5 chỉ). Nghĩa là mức 1000 đồng Đông Dương tương đương nửa cây vàng.  ;D
Tuy vậy có thể vật giá hồi đó khác xa bây giờ. Trong Đội thiếu niên du kích Đình Bảng của Xuân Sách, lúc nghe tin mình bị truy nã với giá 1000 đồng, nhân vật Nguyễn Thạc Hoan nghĩ 1000 đồng có thể tậu nhà, tậu ruộng.  ;D

Tỉ giá bạc Đông Dương năm 1955: Bình Xuyên còn vận động Quốc trưởng Bảo Đại làm áp lực với thủ tướng vì sòng bài đã cung cấp lợi tức cho Bảo Đại một triệu đồng mỗi ngày (trị giá 28.500 Mỹ kim theo hối xuất đương thời) http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c_gia_Vi%E1%BB%87t_Nam
Giá vàng thế giới năm 1955: http://www.kitco.com/scripts/hist_charts/yearly_graphs.plx


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: chiangshan trong 20 Tháng Tư, 2013, 11:26:52 pm
Năm 51 thì ngay cả bộ đội địa phương cũng chưa chắc đã có cối 82. Chắc 81 (của Pháp, Mỹ) thôi.


Tiêu đề: Re:
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 21 Tháng Tư, 2013, 04:53:36 pm
Chắc là vậy, trong vùng tạm chiếm thì vũ khí đến 99% là lấy mỡ nó rán nó.

Có bác nào có thông tin gì về Trường quân chính Hà Đông thời 45-47 không ạ ? Mỗi khóa học cho các Ủy viên quân sự kéo dài bao lâu. Khóa đầu tiên năm nào ?


Tiêu đề: Vệ quốc đoàn ?
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 23 Tháng Tư, 2013, 01:48:26 am
Các bác có thể cho em định nghĩa chính xác về bộ đội Vệ Quốc Đoàn thời 45-46-47 ?
Trung đoàn Thủ đô có thể gọi là Vệ quốc đoàn được không ?


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: jasmine2011 trong 23 Tháng Tư, 2013, 07:01:29 am
Trung đoàn thủ đô đã có thể coi là vệ quốc đoàn.
Ban đầu thì chỉ có hai đại đội là vệ quốc quân chính thức thôi, sau đó thì công an xung phong, tự vệ liên khu I ghép vào thành cả một trung đoàn vệ quốc đoàn.
Ở miền Nam thì khó khăn hơn, vì quản lí theo Chi đội - tương đương Đại đội, Tiểu đoàn - một cơ cấu từ thời Nam tiến. Ngoài các chi đội Vệ quốc đoàn như chi đội 10 lừng danh Gò Công Biên Hòa của thi tướng Huỳnh Văn Nghệ, thì còn có các chi đội bộ đội Bình Xuyên, ban đầu do Ba Dương chỉ huy. Ba Dương hi sinh, ba chi đội 9, 24, 25 rơi vào quyền chỉ huy của Bảy Viễn. Kết cục thế nào thì nhiều người biết.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 24 Tháng Tư, 2013, 05:39:34 am
Em nghe các cụ thời đó hay kể là "giật mìn", nhưng giật 10 quả may ra nổ được 5, còn lại là xịt.

Vậy xin hỏi các bác thời đó mìn chôn ở đường cái đợi lính Ba-tui đi qua là ùm xòe theo kiểu "giật" như thế thì nó được kích nổ như thế nào ? Hay là đúng là giật mìn bằng tay thật ?


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: anhkhoi trong 24 Tháng Tư, 2013, 06:33:44 am
Trung đoàn thủ đô đã có thể coi là vệ quốc đoàn.
Ban đầu thì chỉ có hai đại đội là vệ quốc quân chính thức thôi, sau đó thì công an xung phong, tự vệ liên khu I ghép vào thành cả một trung đoàn vệ quốc đoàn.
Ở miền Nam thì khó khăn hơn, vì quản lí theo Chi đội - tương đương Đại đội, Tiểu đoàn - một cơ cấu từ thời Nam tiến. Ngoài các chi đội Vệ quốc đoàn như chi đội 10 lừng danh Gò Công Biên Hòa của thi tướng Huỳnh Văn Nghệ, thì còn có các chi đội bộ đội Bình Xuyên, ban đầu do Ba Dương chỉ huy. Ba Dương hi sinh, ba chi đội 9, 24, 25 rơi vào quyền chỉ huy của Bảy Viễn. Kết cục thế nào thì nhiều người biết.

Vệ quốc đoàn là tên gọi để chỉ quân đội Việt Nam từ tháng 11/45 đến tháng 5/1946, thời kỳ này VQĐ được tổ chức thành 40 chi đội (quy mô tương đương trung đoàn). Từ tháng 22/5/1946 Vệ quốc đoàn đã được đổi tên thành Quân đội quốc gia Việt Nam theo Sắc lệnh 71/SL của Chủ tịch nước, tên này được sử dụng đến năm 1950. Sau tháng 5/1946 thì các chi đội được tổ chức lại thành trung đoàn.

Trung đoàn liên khu 1 (trung đoàn Thủ Đô) là một đơn vị quân chủ lực, tuy nhiên nếu rạch ròi theo giấy tờ thì nó không phải một đơn vị Vệ quốc đoàn vì nó thành lập vào tháng 1/1947.


Trung đoàn chính thức được thành lập ngày 7 tháng 1 năm 1947, giữa cuộc chiến kéo dài 2 tháng tại Hà Nội mở đầu Toàn quốc kháng chiến, trên cơ sở Tiểu đoàn 301 cùng các đơn vị Vệ quốc đoàn và Tự vệ chiến đấu Liên khu 1 (thuộc 36 phố phường Hà Nội cũ), gồm khoảng 2.000 người. Các chỉ huy đầu tiên là: Trung đoàn trưởng Hoàng Siêu Hải (sau chuyển về Tỉnh ủy Cao Bằng), Chính uỷ Lê Trung Toản (sau làm Thứ trưởng Bộ Nội thương, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước), Tham mưu trưởng Hoàng Phương. Tên gọi đầu tiên là Trung đoàn Liên khu I.
Ngày 12 tháng 1 năm 1947, Hội nghị quân sự toàn quốc quyết định tặng Trung đoàn Liên khu I danh hiệu Trung đoàn Thủ Đô.


http://vi.wikipedia.org/wiki/Trung_%C4%91o%C3%A0n_Th%E1%BB%A7_%C4%90%C3%B4


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: chiangshan trong 24 Tháng Tư, 2013, 08:14:54 am
Nhân nói đến chuyện tên gọi, có bác nào biết chính xác thời điểm hay văn bản nào quyết định việc đổi tên Quân đội Quốc gia Việt Nam thành Quân đội Nhân dân Việt Nam không?


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: anhkhoi trong 24 Tháng Tư, 2013, 10:27:55 am
Nhân nói đến chuyện tên gọi, có bác nào biết chính xác thời điểm hay văn bản nào quyết định việc đổi tên Quân đội Quốc gia Việt Nam thành Quân đội Nhân dân Việt Nam không?

Đây cũng là thắc mắc của em khi xem các thông tin về thời điểm hình thành tên gọi QDNDVN.

Nếu chỉ căn cứ vào các Văn bản quy phạm pháp luật thì có 2 văn bản có liên quan đến tên gọi. Đến tháng 1/1951, theo "Sắc lệnh bổ nhiệm ông Lê Quang Đạo giữ chức cục trưởng cục tuyên huấn trong TCCT" thì vẫn sử dụng tên gọi Tổng tư lệnh Quân đội quốc gia và dân quân Việt Nam. Sau đó hoàn toàn không có văn bản nào liên quan đến quân đội. Mãi đến tháng 9/1954 mới có Sắc lệnh thăng cấp thiếu tướng cho đồng chí Vương Thừa Vũ, lúc đó đã sử dụng tên gọi QDNDVN.

Hệ thống văn bản pháp luật của VN sau 1950 rõ ràng có thay đổi lớn. Từ hàng trăm văn bản ban hành hàng năm trong giai đoạn 1945-1950, đến sau 1950 số lượng văn bản ban hành hàng năm của tất cả các cơ quan chính phủ chỉ còn vài chục, thậm chí chỉ còn đúng 3 văn bản vào năm 1954. Phải chăng các văn bản chỉ đạo chủ yếu trong thời kỳ sau 1950 không được ban hành từ các cơ quan chính phủ?  ;D


Tiêu đề: Lịch sử hình thành ngày quân đội nhân dân Việt Nam
Gửi bởi: fddinh trong 24 Tháng Tư, 2013, 11:59:39 am
Tên gọi "Quân đội Nhân dân" là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ".

Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, thuộc huyện Nguyên Bình, Cao Bằng, ban đầu gồm 34 chiến sỹ (có 3 nữ) do Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung, Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng, còn Xích Thắng, tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên, Hoàng Văn Thái phụ trách tình báo và kế hoạch tác chiến; Lâm Cẩm Như, tức Lâm Kính, phụ trách công tác chính trị; Lộc Văn Lùng tức Văn Tiên làm quản lý. Vũ khí ban đầu có 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp.

Trận đánh đầu tiên của đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân là trận Phai Khắt, Nà Ngần ngày 25 và 26 tháng 12 năm 1944.

Ngày 16 tháng 8 năm 1945, khi tiến đánh Thái Nguyên, quân số Giải phóng quân đã khoảng 450 người, biên chế thành một chi đội (tiểu đoàn), do Lâm Cẩm Như làm chi đội trưởng. Sau 7 ngày quân Nhật ở Thái Nguyên mới chịu chấp nhận giao nộp vũ khí cho Giải phóng quân.

Sau 2 trận này, quân số tăng lên thành đại đội, Hoàng Sâm làm đại đội trưởng, còn Xích Thắng làm chính trị viên.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với ý nghĩa “chính trị trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền. Vì muốn có kết quả thì về quân sự, nguyên tắc chính là tập trung lực lượng,…Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân là đội quân đàn anh, mong cho chóng có những đội đàn em khác….Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của Giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Bắc chí Nam, khắp đất nước Việt Nam.”

Ngày 15 tháng 4 năm 1945, Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ họp tại Hiệp Hòa, Bắc Giang quyết định Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân sát nhập với lực lượng Cứu quốc quân do Chu Văn Tấn chỉ huy, đổi tên thành Giải phóng quân, lực lượng quân sự chính của Việt Minh để giành chính quyền năm 1945. Lễ hợp nhất được tổ chức ngày 15 tháng 5 năm 1945 tại rừng Thàn Mát, xã Định Biên, huyện Định Hóa (Thái Nguyên).

Từ năm 1945, Giải phóng quân của Việt Minh là lực lượng nòng cốt quân đội quốc gia của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, để đối phó với sức ép của quân Tưởng Giới Thạch đòi giải tán quân đội chính qui Việt Minh, tháng 11 năm 1945 Việt Nam giải phóng quân đổi tên thành Vệ quốc đoàn, còn gọi là Vệ quốc quân.

Ngày 22 tháng 5 năm 1946, theo Sắc lệnh 71/SL của Chủ tịch nước, Vệ quốc đoàn đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam, được đặt dưới sự chỉ huy tập trung thống nhất của Bộ Tổng tham mưu.

Trong thời kỳ 1945 -1950, có những người nước ngoài đã tình nguyện tham gia chiến đấu và các ngành khác như chỉ huy, tham mưu, kỹ thuật, huấn luyện, quân y, quân giới, tuyên truyền... Nhiều người được giao trọng trách và phong quân hàm sĩ quan cao cấp. Họ đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng quân đội Việt Nam trong thời kì non trẻ.

Năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội Nhân dân Việt Nam.  Cần lưu ý là cùng thời gian này, một lực lượng bản xứ đã được Pháp thành lập trong chiến lược Da vàng hóa chiến tranh, cũng mang tên Quân đội Quốc gia Việt Nam nhưng tham chiến cùng Pháp để chống lại Quân đội Nhân dân Việt Nam, và đây chính là tiền thân của Quân lực Việt Nam Cộng hòa sau này. Do vậy cần phân biệt rõ để tránh nhầm lẫn trong các giai đoạn sau.

Đầu năm 1950, bộ đội chủ lực đã có những trung đoàn hoàn chỉnh, cũng đã thành thạo việc đánh công kiên. Biên chế các trung đoàn này đến nay vẫn còn như vậy, rất đặc trưng Việt Nam. Cũng thời gian này, để chuẩn bị thời phản công, các sư đoàn quan trọng được thành lập, đến nay vẫn là khối cơ động chủ lực của Quân Đội Nhân Dân Việt Nam. Nhóm các đơn vị thuộc khối quân cơ động trung ương (thành lập 1950-1951) gồm các đại đoàn 304, 308, 312, 316, 320, 351. Sau này có thêm các đơn vị pháo binh, phòng không, pháo phản lực trong sư đoàn 351 như trung đoàn 237 (Cối lớn, trung đoàn 367 (phòng không 37mm). Sư 351 còn dược gọi là bộ binh nặng, công pháo (công binh, pháo binh).

Năm 1954, với thắng lợi của trận Điện Biên Phủ, đây là đội quân đầu tiên của một đất nước thuộc địa đánh bại một quân đội thực dân cũ trong lịch sử thế giới của thế kỷ 20. Sau năm 1954, bộ phận Quân đội Nhân dân Việt Nam tại miền Nam (khoảng 140 ngàn người) tập kết về miền bắc Việt Nam, và được chính quy hóa. Cuối chiến tranh, Quân đội Nhân dân Việt Nam có khoảng 24 vạn quân chủ lực và gần 1 triệu du kích.

Sau 1954, Hoa Kỳ bắt đầu nhảy vào Đông Dương thế chân Pháp. Kế thừa chính sách Da vàng hóa chiến tranh của Pháp, Hoa Kỳ lập nên chế độ Việt Nam Cộng hòa để ngăn chặn việc thi hành hiệp định Geneve, nhằm chia cắt lâu dài Việt Nam. Với mục tiêu đánh đổ sự thống trị thực dân mới của Mỹ, ngày 15 tháng 2 năm 1961, tại Chiến khu Đ, Quân Giải phóng miền Nam, gọi tắt là Giải phóng quân, được thành lập trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam.

Ngày 15 tháng 2 năm 1961, tại Chiến khu Đ, Quân Giải phóng miền Nam, gọi tắt là Giải phóng quân, được thành lập trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang ở miền Nam Việt Nam. Thực chất, đây là lực lượng Vệ quốc đoàn còn ở lại Nam Việt Nam, kết hợp bộ phận tăng viện của Quân đội Nhân dân từ miền Bắc và lực lượng chiêu mộ tại chỗ, thành lực lượng quân sự của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Với mục tiêu "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào", Quân đội Nhân dân Việt Nam đã liên tiếp đánh bại 3 chiến lược chiến tranh của Mỹ, bất chấp việc Mỹ vào lúc cao điểm đã huy động hơn một nửa lực lượng quân đội cho chiến trường Việt Nam. Sau nhiều năm sa lầy và chịu những tổn thất lớn về người và của, Mỹ buộc phải rút quân viễn chinh khỏi Việt Nam qua hiệp định Paris năm 1973.

Mất đi chỗ dựa từ Mỹ, chỉ 2 năm sau, hơn 1,2 triệu quân Việt Nam Cộng hòa cũng bị Quân đội Nhân dân Việt Nam đánh tan chỉ sau 55 ngày đêm của chiến dịch Mùa Xuân 1975. Đây là lần đầu tiên và cũng là duy nhất cho tới nay, quân đội Mỹ phải chấp nhận thất bại trong một cuộc chiến tranh.

Năm 1976, nước Việt Nam thống nhất. Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam hợp nhất thành Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Ngày 17/10/1989, Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá VI) quyết định lấy ngày 22/12 là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, đồng thời là Ngày Hội Quốc phòng toàn dân.

Nguồn tham khảo: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=353.0


Tiêu đề: Ùm xòe
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 24 Tháng Tư, 2013, 07:22:08 pm
Bác nào biết mìn địa lôi ta chôn ở đường cái hồi đó ùm xòe theo nguyên lý nào không ?

Giật ? Khều ? Dây cháy chậm? Hay điều khiển từ xa ?


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 26 Tháng Tư, 2013, 01:14:58 am
Quả mìn hiệu lệnh không nổ, xông vào đánh giáp lá cà bằng mã tấu, giết được 1 Pháp + 1 nghẹo.

Vậy mìn xịt là do đâu hả mấy bác ? Dây cháy hỏng ? Trước đốt pháo tép bằng que hương cũng đâu có xịt nhiều như vậy !

(http://farm9.staticflickr.com/8256/8680529713_e25b0d0de7_b.jpg)



Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 01 Tháng Năm, 2013, 04:02:20 pm
Đọc xong em có mấy cái tổng kết ntn (ở địa bàn wê em):

+ Thương vong chủ yếu của ta là ở những vụ bị lộ hầm do chỉ điểm, phải đến tầm 67%, chứ không phải là trong chiến đấu chống càn, chống phục kích ... Điển hình như vụ cụ Thịnh chủ tịch xã Hữu Hưng hy sinh cùng lúc với 24 cán bộ chiến sỹ do bị chỏ 02 căn hầm ở bờ tây sông Nhuệ năm 1949.

+ Cán bộ Việt Minh cấp xã trở lên phần lớn lại xuất phát từ chính tầng lớp gia đình giàu có, địa chủ, hộ lại, trưởng bạ .... có bằng Xéc-ti-phi-cát (Tiểu học yếu lược), ruộng đất đến hàng mẫu, gọi chung là tầng lớp địa chủ kháng chiến, bỏ nhà ngói năm gian chăn ấm nệm êm để đi "nằm hầm".

+ Làng nào không có nhà thờ, thuần đạo Phật, không có chỗ cho bọn Giáo gian đứng chân thì phong trào kháng chiến làng đó phát triển mạnh.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: vo quoc tuan trong 04 Tháng Năm, 2013, 12:18:17 am
Vậy xin hỏi các bác thời đó mìn chôn ở đường cái đợi lính Ba-tui đi qua là ùm xòe theo kiểu "giật" như thế thì nó được kích nổ như thế nào ? Hay là đúng là giật mìn bằng tay thật ?
Kéo dây, trốn một chỗ, rồi giật bằng tay bác ạ. Nhiều cụ bị Tây nó lần theo dây mà lần ra chỗ nấp đó.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 10 Tháng Năm, 2013, 08:18:43 pm
Các bác cho em hỏi:

+ Thời 47-54, chức "Chánh chủ tịch huyện" là chức gì ạ ? Chủ tịch hay là Phó chủ tịch ?

++ Thời trước 1945, Ví dụ một cụ có tên là Nguyễn Văn Chọe làm chức Bếp X ở trong làng, thì dân làng gọi tên tục là cụ Bếp Chọe. Chức Bếp gì gì đó ở trong làng (không liên quan gì đến bếp núc anh nuôi gì hết) là chức gì ạ ?

Trận nội công ngoại kích đồn Đại Mỗ tháng 10-1948 diệt được hai bố con tên đồn trưởng là tên Bếp Tý, từng được TBT Trường Chinh tuyên dương hai tháng sau đó. Vậy tên Tý này trước 1945 từng làm chức Bếp gì gì đó ở trong làng ?



Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: anhkhoi trong 10 Tháng Năm, 2013, 10:27:09 pm
Các bác cho em hỏi:

+ Thời 47-54, chức "Chánh chủ tịch huyện" là chức gì ạ ? Chủ tịch hay là Phó chủ tịch ?

++ Thời trước 1945, Ví dụ một cụ có tên là Nguyễn Văn Chọe làm chức Bếp X ở trong làng, thì dân làng gọi tên tục là cụ Bếp Chọe. Chức Bếp gì gì đó ở trong làng (không liên quan gì đến bếp núc anh nuôi gì hết) là chức gì ạ ?

Trận nội công ngoại kích đồn Đại Mỗ tháng 10-1948 diệt được hai bố con tên đồn trưởng là tên Bếp Tý, từng được TBT Trường Chinh tuyên dương hai tháng sau đó. Vậy tên Tý này trước 1945 từng làm chức Bếp gì gì đó ở trong làng ?



+ Chánh > phó
+ Bếp=binh 1, không phải là chức trong làng.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Ngocvancu trong 10 Tháng Năm, 2013, 10:54:46 pm
Có ai biết rõ 'súng thập'là loại súng ngắn gì đưa lên cho anh em biết với.Không biết có phải là Mauser 1916 bao súng bằng gỗ mà ta thường gọi là bạc-hoọc hay không nữa.Loại này khi xưa ở bên Trung hoa rất nhiều có lẽ lọt qua biên giới vào tay quân ta chăng. ;D


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: anhkhoi trong 11 Tháng Năm, 2013, 08:31:44 am
Có ai biết rõ 'súng thập'là loại súng ngắn gì đưa lên cho anh em biết với.Không biết có phải là Mauser 1916 bao súng bằng gỗ mà ta thường gọi là bạc-hoọc hay không nữa.Loại này khi xưa ở bên Trung hoa rất nhiều có lẽ lọt qua biên giới vào tay quân ta chăng. ;D

Tên gọi "Quân đội Nhân dân" là do Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ". Tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam là đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo, thuộc huyện Nguyên Bình, Cao Bằng, ban đầu gồm 34 chiến sỹ do Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung, Hoàng Sâm được chọn làm đội trưởng, còn Xích Thắng, tức Dương Mạc Thạch, làm chính trị viên. Vũ khí ban đầu có 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp.

Theo Bảo tàng Lịch sử quân sự:

(http://www.btlsqsvn.org.vn/images/imgupload/Sung%20ngan%20cua%20dong%20chi%20Vo%20Nguyen%20Giap.jpg)

Súng ngắn của đồng chí Võ Nguyên Giáp sử dụng khi chỉ huy Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đánh đồn Phai Khắt, Nà Ngần (25 - 26/12/1944).

Theo hồi ức của tướng Trần Độ:

Và có một hồi tôi còn được nhận một khẩu pạc-họoc (hồi ấy tôi gọi là “súng thập” – bắn giật như súng trường và bắn liên thanh được) và ít lâu sau thì trao cho anh Cả (đồng chí Nguyễn Lương Bằng)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 16 Tháng Năm, 2013, 12:39:21 pm
Cố gắng dịp 66 năm 27/7 này có bài về những nhà sư làm trọn đạo, trọn đời ở wê em. Khi nào có sẽ kính các bác ! Sư cụ H hiện vẫn còn sống ở ngay trung tâm HN.
-----
Trích từ Hồi ký "Nhớ lại và suy nghĩ":

Trong 9 năm kháng chiến chồng thực dân Pháp (1945-1954), từ những ngày đầu 19-8-1945 cách mạng thành công. Chùa Q đã là nơi hội họp, tập luyện của cán bộ và du kích, chùa còn là nơi được chọn làm nơi đào những hầm bí mật để cất dấu tài liệu, truyền đơn và cán bộ du kích ở.

Từ cửa Từ Bi dưới tượng Phật, những người tu hành đã làm trọn đạo, trọn đời như hai nhà sư H và Đàm T lo cơm nước, chăm chút cho du kích góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống thực dân Pháp.

Chiếc hầm ở Tam Bảo trước mặt nhà sư  ngồi tụng kinh niệm Phật, chiếc hầm để tài liệu, truyền đơn cho ông .... bảo đảm an toàn cho hầm, nhận giao truyền đơn, tài liệu là nhà sư H và T
...

Nếu như không có kẻ phản bội thì không lộ và 2 ông T và V không chết.

Những hy sinh , mất mát lớn lao trong 9 năm kháng chiến, làng mất đi 1 lớp người con ưu tú, kiên cường, thông minh, những con người đã sớm nhận ra kẻ thù của dân tộc và tân tộc phải vùng lên đánh đuổi, đó là quy luật; nỗi đau không thể tả xiết của mọi gia đình, những người vợ, những người con và chung của dân làng C đã góp phần vào thắng lợi của chuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm chống đế quốc Pháp của dân tộc Việt Nam.


(http://farm8.staticflickr.com/7284/8743844352_7f418aa82c_b.jpg)


Tiêu đề: Dư già, 180 Bà Triệu
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 16 Tháng Năm, 2013, 03:29:58 pm
Em ra Dư già 180 Bà Triệu nhờ cụ Dư moi được hai quyển là:

+ Hà Tây, Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954 - NXB QĐND 1998
+ Lịch sử LLVTND tỉnh Hà Tây 1947-2000 , NXB QĐND 2002

Mỗi quyền 150K, theo mấy bác như thế có đắt ko ạ ?


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 20 Tháng Năm, 2013, 09:56:31 pm
Các bác cho em hỏi thời 195x, lính Pháp-ngụy buổi đêm ra đường rình mò thường dùng loại đèn gì ?

+ Đèn dầu hỏa ?
+ Đèn pin ?
+ ... ?


Tiêu đề: Đại đội 36 Liên Bắc
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 21 Tháng Năm, 2013, 08:41:11 am
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim trích
Nhảy trên đường vàng


02 chú bé liên lạc của Đại đội 36 bộ đội địa phương huyện Liên Bắc (Liên huyện Đan Phượng - Hoài Đức), nằm trong địa bàn vùng tạm chiếm sâu nhất của tỉnh Hà Tây cũ.
(http://farm3.staticflickr.com/2809/8761008320_99f24c5840_o.png)
(http://farm9.staticflickr.com/8264/8759910101_4f6ae36374_o.png)

C36 Liên Bắc chính thức ra mắt thành lập 1-5-1949 tại rừng Sặt (xã Thái Lai, tỉnh Phúc Yên), gồm 3 trung đội. Đại đội trưởng đầu tiên là đ/c Lê Thao (bí danh Bình Sơn). Đến đầu 1951, C36 thiệt hại nặng, tiêu hao mất một trung đội, phân tán chuyển hướng về hoạt động chính trị gây dựng cơ sở.

Một số trận đánh tiêu biểu của C36 phối hợp với dân quân du kích địa phương như: Trận đánh độn thổ ở đê Liên Mạc xã Tân Hội, trận Cầu Triền làng Miêu Nha, trận chống càn nguyên một tiểu đoàn Pháp-ngụy ở Hữu Hưng v.v...


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 22 Tháng Năm, 2013, 03:30:55 pm
Các bác cho em hỏi, thời 195x, chiếc nhẫn "hai đồng cân" là nhẫn mấy chỉ vàng ạ ?


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Quocngoaicu trong 22 Tháng Năm, 2013, 03:47:01 pm
Các bác cho em hỏi, thời 195x, chiếc nhẫn "hai đồng cân" là nhẫn mấy chỉ vàng ạ ?
Thay vì đeo 2 ngón (2 chỉ) thì gom lại đeo một ngón!  ;D
Mẹ mình vẫn dùng từ đồng cân để chỉ chỉ đấy!


Tiêu đề: Re: Dư già, 180 Bà Triệu
Gửi bởi: quangcan trong 24 Tháng Năm, 2013, 11:34:06 am
Em ra Dư già 180 Bà Triệu nhờ cụ Dư moi được hai quyển là:

+ Hà Tây, Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954 - NXB QĐND 1998
+ Lịch sử LLVTND tỉnh Hà Tây 1947-2000 , NXB QĐND 2002

Mỗi quyền 150K, theo mấy bác như thế có đắt ko ạ ?

hầy dà, đắt gì, quá rẻ so với những người cần thông tin ở đó,  ;D.
Ngó hộ tớ thông tin về trung đoàn 12/ E12 huấn luyện của tỉnh đội Hà Sơn Bình/ Hà Tây cũ thời kỳ KCCM với; có thông tin cụ thể về các đoàn đi, năm đi, vào bổ sung cho những đâu không?  ;D


Tiêu đề: Re: Dư già, 180 Bà Triệu
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 24 Tháng Năm, 2013, 10:52:40 pm
hầy dà, đắt gì, quá rẻ so với những người cần thông tin ở đó,  ;D.
Ngó hộ tớ thông tin về trung đoàn 12/ E12 huấn luyện của tỉnh đội Hà Sơn Bình/ Hà Tây cũ thời kỳ KCCM với; có thông tin cụ thể về các đoàn đi, năm đi, vào bổ sung cho những đâu không?  ;D
Hẹn thứ 2 em check rồi trả bài bác, tại giờ đến chủ nhật em phải ép tiến độ cho kịp trước 27/7.  :'(


Tiêu đề: Re: Dư già, 180 Bà Triệu
Gửi bởi: macbupda trong 27 Tháng Năm, 2013, 06:29:02 am
Em ra Dư già 180 Bà Triệu nhờ cụ Dư moi được hai quyển là:

+ Hà Tây, Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954 - NXB QĐND 1998
+ Lịch sử LLVTND tỉnh Hà Tây 1947-2000 , NXB QĐND 2002

Mỗi quyền 150K, theo mấy bác như thế có đắt ko ạ ?

Mua sách ở chỗ bác Dư thì cứ xác định tinh thần trước là chịu mua đắt thôi. Nhưng theo em thì bác Wehrmacht1 đã mua đắt so với chính chỗ bác Dư lúc bình thường. Hôm qua em ra đó vác về ba quyển (chủ đề, thời gian xuất bản và số trang có thể xem là tương đương với hai quyển của bác) mất 300.000 đồng.


Tiêu đề: E12 Nguyễn Trãi
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 28 Tháng Năm, 2013, 03:23:57 pm
hầy dà, đắt gì, quá rẻ so với những người cần thông tin ở đó,  ;D.
Ngó hộ tớ thông tin về trung đoàn 12/ E12 huấn luyện của tỉnh đội Hà Sơn Bình/ Hà Tây cũ thời kỳ KCCM với; có thông tin cụ thể về các đoàn đi, năm đi, vào bổ sung cho những đâu không?  ;D
E27 (Nguyễn Trãi) thời KCCM của bác đây:
http://www.mediafire.com/download/7a1jhk38m6g147e/E27_Nguyen_Trai.rar (http://www.mediafire.com/download/7a1jhk38m6g147e/E27_Nguyen_Trai.rar)

6/1965: Hà Đông + Sơn Tây = Hà Tây
9/1975: Hà Tây + Hòa Bình = Hà Sơn Bình
(http://farm4.staticflickr.com/3678/8864624540_239a23fe71.jpg)


Tiêu đề: Re: E12 Nguyễn Trãi
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 29 Tháng Năm, 2013, 11:29:39 pm
E27 (Nguyễn Trãi) thời KCCM của bác đây:
http://www.mediafire.com/download/7a1jhk38m6g147e/E27_Nguyen_Trai.rar (http://www.mediafire.com/download/7a1jhk38m6g147e/E27_Nguyen_Trai.rar)


Em gõ nhầm, là E12 huấn luyện, lấy tên là E Nguyễn Trãi.

Những quyển biên niên sử như rứa nếu ra sách cũ đường Láng tìm được giỏi lắm chỉ tầm 30k ~ 50k. Mỗi tội là vào hiệu sách người ta thì phải tự đi mà tìm, và thường là rất khó tìm.

Chỗ cụ Dư là hiệu sách 3D (ba Đê):

+ Độc
+ Đắt
+ và Đỏ  ;D


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 01 Tháng Sáu, 2013, 09:45:08 pm
Bác nào có thông tin gì về hoạt động của Trung đội 406 Vệ Quốc Đoàn trong khoảng thời gian tháng 4,5,6 năm 1947 không ạ ?


Tiêu đề: Chánh mật thám tỉnh Hà Đông ?
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 02 Tháng Sáu, 2013, 10:59:13 pm
Bác nào từng nghe vụ Chánh mật thám tỉnh Hà Đông là tên Nguyễn Tiến Trang bị du kích xã bắn chết giữa phiên chợ ngày 12-10 âm lịch năm 1948 khiến giặc Pháp trả thù : Chiều cùng ngày, máy bay Pháp ném bom xăng rải thảm đốt cháy cả làng, rồi cho BB tràn vào cướp phá !!! Giờ về địa phương đó hỏi người già trong làng thì không ai không biết vụ đó.


Tiêu đề: Sự kiện và Nhân chứng 7/2013
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 11 Tháng Bảy, 2013, 09:16:53 pm
Bài trên Sự kiện & Nhân chứng số mới nhất của cụ Đỗ Sâm, trang 16-17,số tháng 7/2013.


LIỆT SĨ CHU TRÍ TẤN
Người chủ tịch xã bất khuất, kiên cường

Tác giả: ĐỖ SÂM

Thăm nghĩa trang liệt sĩ xã An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội; xã đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân, chúng tôi thấy phần mộ của liệt sĩ Chu Trí Tấn, nguyên chủ tịch xã nằm đầu tiên trong tiền sảnh nghĩa trang. Đại tá Chu Trí Xiển, nguyên Bí thư chi bộ xã; bà Nguyễn Thị Sái, nguyên Xã đội trưởng; những người đã cùng hoạt động với ông Tấn thời chống Pháp cùng một số nhân chứng khác giới thiệu với chúng tôi về người Huyện ủy viên – Chủ tịch xã bất khuất kiên cường này.

(http://farm3.staticflickr.com/2830/9263064488_b89602b7f1.jpg)
Ông Chu Trí Tấn (sinh năm 1925), nguyên Chủ tịch UBND xã An Khánh.


Nói về ông Chu Trí Tấn, đầu năm 2013, ông Trần Thọ Châu, nguyên Chính trị viên Đại đội 36 bộ đội liên huyện Hoài Đức và Đan Phượng thời chống Pháp kể lại:

- Tháng 6-1949, du kích liên xã An Khánh – An Thượng do Chủ tịch xã Chu Trí Tấn trực tiếp chỉ huy đã phối hợp chiến đấu với Đại đội 36 chúng tôi giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu chống càn quét của hơn một tiểu đoàn quân địch vào Tây Mỗ.
   Sau đó tháng 5-1950, Đại đội chúng tôi gặp lại ông Tấn cùng du kích liên xã của ông trong trận phục kích toán lính com-măng-đô tại cầu Triền. Đây vốn là địa bàn quen thuộc của ông Tấn từ thời tiền khởi nghĩa khi ông học quân sự với anh em tự vệ khu vực này. Do đó, đội quân du kích của ông đã phối hợp với chúng tôi tiêu diệt tên sỹ quan chỉ huy Pháp cùng nhiều tên lính khác, thu nhiều vũ khí đạn dược.

Bà Nguyễn Thị Sái, nguyên Phó chủ tịch UBND xã An Khánh, nguyên Xã đội trưởng cho biết bà đã được ông Tấn trực tiếp giao nhiệm vụ đào hào, phá cầu chặn không cho xe tăng địch hoạt động, vận động thanh niên nam nữ tham gia tự vệ, du kích xã; trinh sát tình hình địch để quân ta bí mật tập kích. Thời gian này, tên Nguyễn Tiến Trang, Chánh mật thám Hà Đông đã nhiều lần chỉ điểm, tổ chức cho lính Pháp-ngụy càn quét đánh phá, gây nhiều tội ác với nhân dân địa phương. Ngày 12-11-1948 (dương lịch), nhận nhiệm vụ trên, ông Tấn đã chỉ huy một đội du kích trong đó có một số đồng chí thuộc Công an đội Z Hà Đông bắn chết trên Trang khi tên này đến gây tội ác tại làng Ngãi Cầu.

Thời gian này, bọn tề ngụy kéo đổ cổng Tam quan chùa Phổ Quang (Ngãi Cầu) là nơi ông Chu Trí Tấn, Chu Trí Xiển và một số cán bộ huyện thường họp riêng. Sau đó, các đồng chí được sự giúp đỡ của sư tiểu Thích Đàm Hán đã thường phải họp tại một số nơi kín đáo khác trong một số căn hầm gần đấy được sư tiểu và những cơ sở tốt trong xóm làng che chở. Hiện sư Thích Đàm Hán đang trụ chì của Bộc ở Đống Đa, Hà Nội.

Cuối tháng 4-1949, bọn mật thám Hà Đông chỉ điểm, giặc Pháp phát hiện hai căn hầm bí mật ở ao Nền và ao Dài thuộc thôn Yên Lũng, chúng đã tổ chức tiến đánh. Một số cán bộ bộ chủ chốt bị hy sinh. Trả mối thù này, đồng chí Chu Trí Tấn đã trực tiếp chỉ huy một lực lượng du kích xã phối hợp với bộ đội chủ lực huyện tổ chức một trận phục kích ở Thanh Quang, diệt 3 tên lính Âu Phi, thu nhiều vũ  khí đạn dược.

Dịp Tết Tân Mão 1951, trong ngày hội làng Ngãi Cầu, Mặt trận Việt Minh chủ trương đưa một tổ du kích trà trộn vào hoạt động. Các đồng chí Chu Trí Tấn, Đỗ Đình Viễn, Chu Công Thau mặc áo dài, đội khăn xếp, mang theo vũ khí đứng cảnh giới yểm trợ. Được chỉ điểm, bọn lính hương dũng vũ trang phát hiện ra nhóm du kích, hô to: „Việt Minh! Việt Minh“ rồi tháo chạy. Đồng chí Chu Công Thau đuổi theo, bắt gọn một tên lính địch, tước lựu đạn. Các đồng chí và cả nhóm du kích đã rút an toàn ra ngoài. Sau đó, bọn địch dán cáo thị khắp làng treo giải thưởng mấy nghìn tiền bạc Đông Dương cho ai lấy được đầu Chủ tịch Chu Trí Tấn mang nộp.

Bọn chúng tăng cường bảo vệ, xây thêm 4 bốt trong địa phận xã, trong đó có bốt Vân Lũng ở chùa Cả là lớn nhất. Buổi sáng ngày mồng 3-3 năm Tân Mão (8-4-1951), ông Chu Trí Tấn trực tiếp chỉ huy một nhóm du kích tiến đánh bốt Vân Lũng, diệt nhiều tên ác ôn, thu một số vũ khí. Biết tin này, tên sĩ quan chỉ huy người Pháp ở bốt Thanh Quang đã treo giải thưởng hàng vạn tiền Đông Dương cho bốt nào bắt được ông Chu Trí Tấn.

Tối ngày 9-8-1951, ông Tấn nhận nhiệm vụ chủ trì cuộc họp tại gia đình một cơ sở tin cậy ở xóm Đông Ngãi Cầu với 3 đồng chí huyện mới tăng cường về xã. Vừa đến đầu xóm Đông, ông Tấn gặp 3 tên lính hương dũng, chúng đồng loạt nổ súng, một viên đạn xuyên vào cánh tay phải của ông. Tuy vậy, ông vẫn kịp thời dùng súng ngắn bắn trả rồi đứng lên chạy về phía đống Vuông ngoài vệ làng. Bọn địch đuổi theo bắt được ông đưa đến đầu nhà ông Chu Đắc Thương, bắt ông Thương và ông Nguyễn Gia Lân khiêng ông Tấn về bốt Ngãi Cầu. Tên chỉ huy đã đưa ngay một vạn tiền Đông Dương ( 1000 đồng bạc Đông Dương lúc ấy mua được 5 tạ gạo) cho tên lính hương dũng đã bắt được ông Chu Trí Tấn.

Một tên cai già đến gần ông Tấn đang nằm trên một vũng máu ở sàn hỏi:
-   Tấn, mày về với ai ?
-   Mình tao !
-   Bố láo, mày về cùng thằng nào, có mang theo tài liệu gì không ?
-   Không ! Tao không thèm nói với mày !
Sau nhiều lần tra tấn, hành hạ dã man ông Tấn, bọn địch vẫn không nhận được được một lời khai nào của ông Tấn ngoài những câu nói trên.

Và ông Chu Trí Tấn đã vĩnh viễn ra đi hồi 2 giờ sáng ngày 10-8-1951 khi vừa 26 tuổi.

Sáng hôm đó, bọn địch dựng thi hài ông Tấn ở cổng chợ nằm cạnh cổng chùa Phổ Quang nhằm hăm dọa dân làng. Ông hy sinh để lại người vợ hiền và cậu con trai mới vừa hai tuổi.

Mọi người dân xã An Khánh đều thương tiếc người Chủ tịch xã – Huyện ủy viên bất khuất, kiên cường đã hiến tuổi thanh xuân của mình cho dân cho nước.

ĐỖ SÂM





Tiêu đề: Bốt ngã tư Canh - huyện Hoài Đức, Hà Nội
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 13 Tháng Bảy, 2013, 12:34:39 am
Có bác nào biết ở địa bàn huyện Hoài Đức hiện nay thì ngoài bốt ở ngã tư Canh ra còn bốt nào vẫn còn giữ lại được không ạ ?

Đây là bốt Vân Canh ở ngã tư Canh, hầu hết các bốt sau 54 đều bị phá dỡ, giờ nghĩ lại thấy tiếc:

(http://farm8.staticflickr.com/7342/9266692603_0e657bba53_c.jpg)

Như bốt Vân Canh loại này là dạng xúp-các-chê. Bốt to hơn dạng lô cốt 2,3 tầng có quan Pháp đóng thì là loại các-chê, như bốt Phùng, Mai Lĩnh, Chùa Thông, Thanh Quang, Cầu Đôi v.v...


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 16 Tháng Bảy, 2013, 11:42:53 am
Theo đường tỉnh lộ 72 về hướng Quốc Oai, đoạn qua chùa Do (xã An Thượng) sẽ thấy điếm canh nước này nằm trên đê Thanh Quang. Đây là vị trí của bốt Thanh Quang thời KCCP do sỹ quan Pháp và một tiểu đội lính Âu-Phi đóng, hỗ trợ bởi lính ngụy. Thời đó là một lô cốt cao 2 tầng sừng sững, án ngữ một vùng rộng lớn. Ngay sau giải phóng 1954, người dân đã phá dỡ bốt lấy gạch đi hộ đê sông Đáy.

(http://farm3.staticflickr.com/2816/9269476656_607a477d38_c.jpg)

Du kích liên xã An Khánh-An Thượng, với nòng cốt là du kích làng Ngãi Cầu cùng bộ đội C36 liên huyện Đan-Hoài từng nhiều lần vây hãm bốt Thanh Quang, trong đó có lần đầu năm 1950 dùng cối 82 bắn vỡ đồn làm địch phải gọi pháo từ Ba La bắn về quanh đồn giải tỏa. Do giới hạn của bài báo, nên không kịp nêu chi tiết về trận này.

Đứng ở vị trí chân bốt Thanh Quang nhìn về hướng xã An Thượng - An Khánh.
(http://farm8.staticflickr.com/7289/9266711443_a3a9bfd12f_c.jpg)


Vị trí bốt Thanh Quang ngày nay chỉ còn là một điếm canh nước, gần như bị bỏ hoang
(http://farm6.staticflickr.com/5486/9269484006_85a1c46b04_c.jpg)


Tiêu đề: Ủy ban kháng chiến hành chính các cấp thời KCCP
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 18 Tháng Bảy, 2013, 10:42:34 pm
Em có hai thắc mắc trong sắc lệnh về việc thành lập Ủy ban kháng chiến hành chính này:
http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=413

1./ Đề ngày 01-10-1947 tại Hà Nội, lại ký bởi Chủ tịch Chính phủ VNDCCH Hồ Chí Minh ?

2./ Tại điều 2.) quy định 07 ủy viên  trong Ủy ban kháng chiến hành chính ở mỗi cấp;
và tại điều 9.) quy định trong 07 Ủy viên đó có đ/c Chủ tịch và Phó chủ tịch.

Vậy ví dụ như ở cấp huyện thì đ/c Bí thứ Huyện ủy có nằm trong số 07 Ủy viên của Ủy ban kháng chiến hành chính cấp huyện đó hay không ?

3./ Về chức năng & nhiệm vụ, liệu tỷ lệ như thế này có chấp nhận được không ?

Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính cấp huyện / Bí thư huyện ủy := Trung đoàn trưởng / Chính ủy ?


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Lancelot trong 06 Tháng Tám, 2013, 08:48:35 pm

1/ Mấy bác có thể cho em biết, trong thời đánh Pháp thì lính Pháp/ Ngụy thường được trang bị bao nhiêu đạn khi bắt đầu một cuộc hành quân không?

2/ Thường thì chiến thuật bổ sung súng đạn bằng cách giết giặc và tịch thu súng thì có đem lại nguồn súng đạn dồi dào không. Đặc biệt là đạn, vì thường sau một trận bắn nhau như thế, giả sử ta thắng và thu được súng thì số đạn mà những tên địch chết còn để lại chưa kịp bắn nó có nhiều không, hay là cũng gần hết rồi? ( em hỏi trong trường hợp hai bên bắn nhau dữ dội, còn chuyện phục kích giết nhanh khi quân địch trở tay không kịp thì không nói).

Ý em là muốn tìm hiểu về cách đánh giặc theo kiểu dùng đạn giặc để tự tiếp tế cho quân mình, giai đoạn đầu thời đánh Pháp


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 08 Tháng Tám, 2013, 12:46:19 am
Đạn của Pháp-ngụy ra sao em không rõ lắm, nhưng nghe các cụ kể lựu đạn của ta tự chế trong xưởng quân giới thì khá dồi dào. Nhưng khi lầm trận 10 quả xịt mất 9, chủ yếu do khả năng bảo quản kém, thời tiết và môi trường cất giấu bùn lầy, ẩm ướt v.v.... Nhiều cụ đánh trận là giở tử vi Tàu ra xem ngày giờ nào đẹp để khai hỏa, thường là kiêng số 4, tránh giờ Mùi .... thích điểm hỏa giờ Tỵ, giờ Thìn v.v....


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 27 Tháng Mười, 2013, 02:47:33 pm
Em hỏi cái này :

+ Có phải thời kháng chiến 9 năm, điều lệ Đảng cấm Đảng viên để râu dưới mọi hình thức ?!
+ Có văn bản nào quy định điều lệ cấm để râu này không ?!


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: fddinh trong 08 Tháng Giêng, 2014, 12:32:24 pm
Các bác cho em hỏi, thời 195x, chiếc nhẫn "hai đồng cân" là nhẫn mấy chỉ vàng ạ ?

Đồng cân là từ cũ = chỉ bây giờ.

2 đồng cân = 2 chỉ ~ 3.75g x 22


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 28 Tháng Giêng, 2014, 07:02:57 pm
Em vừa được tặng quyển này, kết cái ảnh ở trang bìa.

(http://i75.photobucket.com/albums/i297/bsb_long/bs.jpg)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: nhapnhom trong 17 Tháng Ba, 2014, 09:58:16 am
Em đang tìm hiểu để làm sa bàn (mô hình) về toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội, trong đó định treo 1 máy bay.
Sau khi cố gắng tìm hiểu thì nhận định có ít nhất 2 loại hoạt động trong 60 ngày đêm là Supermarine Spitfire VIII / IX & Morane (chắc là 406), vài loaị xuất xứ Nhật - Mỹ thì cảm thấy chưa chắc (hình như hàng Nhật based ở Sài Gòn còn hàng Mỹ tháng 3/1947 mới về...)

Các bác cho hỏi là 2 loại trên khi bắn phá thì sà xuống thấp nhất là khoảng bao nhiêu (mái nhà mấy tầng, cây cao cỡ nào...)?

Ngoài ra có thông tin nào hay xin ta cùng chia sẻ!


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Ma_Giang trong 28 Tháng Tư, 2014, 12:02:12 am
Em vừa đọc cuốn "Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, nhà lãnh đạo lỗi lạc, một danh tướng thời đại Hồ Chí Minh" (NXB Chính trị quốc gia 2011), thấy có chuyện này lần đầu biết:

Trong trận đánh đồi A1 trong chiến dịch Điện Biên, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 18, trung đoàn 102 (trung đoàn Thủ đô), sư 308, tên viết tắt là K. đã "bỏ bộ đội, thương binh chạy về tuyến sau", và bị tòa án binh mặt trận xử 20 năm tù giam.

Tuy nhiên, chuyện đặc biệt hơn là ông này "chỉ bị giam 3 tháng 17 ngày, sau đó được tham gia vào đoàn cán bộ cải cách ruộng đất để lập công chuộc tội, vì trong các chiến dịch trước đó đã lập nhiều chiến công". Chuyện được Đại tá Phạm Chí Nhân, nguyên Cục phó cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị, viết.

Đọc xong em tra Google thì hoàn toàn không có thông tin gì về một ông tiểu đoàn trưởng D18 nào cả. Có trong chiến dịch Biên giới thì có nhắc đến Chính trị viên tiểu đoàn này "chỉ huy tiểu đoàn" chiến đấu.

Không biết có ai có thông tin nào về nhân vật này không?


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: lonesome trong 28 Tháng Tư, 2014, 12:15:07 am
Em vừa đọc cuốn "Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, nhà lãnh đạo lỗi lạc, một danh tướng thời đại Hồ Chí Minh" (NXB Chính trị quốc gia 2011), thấy có chuyện này lần đầu biết:

Trong trận đánh đồi A1 trong chiến dịch Điện Biên, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 18, trung đoàn 102 (trung đoàn Thủ đô), sư 308, tên viết tắt là K. đã "bỏ bộ đội, thương binh chạy về tuyến sau", và bị tòa án binh mặt trận xử 20 năm tù giam.

Tuy nhiên, chuyện đặc biệt hơn là ông này "chỉ bị giam 3 tháng 17 ngày, sau đó được tham gia vào đoàn cán bộ cải cách ruộng đất để lập công chuộc tội, vì trong các chiến dịch trước đó đã lập nhiều chiến công". Chuyện được Đại tá Phạm Chí Nhân, nguyên Cục phó cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị, viết.

Đọc xong em tra Google thì hoàn toàn không có thông tin gì về một ông tiểu đoàn trưởng D18 nào cả. Có trong chiến dịch Biên giới thì có nhắc đến Chính trị viên tiểu đoàn này "chỉ huy tiểu đoàn" chiến đấu.

Không biết có ai có thông tin nào về nhân vật này không?

Trong 1 cuốn về ĐBP mà nhà cháu mới đọc cũng viết về 1 ca chỉ huy bỏ lính chạy - tuy nhiên đó lại là truyện nên không dùng làm cơ sở được. Hóng vậy thôi ạ


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: chiangshan trong 28 Tháng Tư, 2014, 11:34:14 am
Em vừa đọc cuốn "Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, nhà lãnh đạo lỗi lạc, một danh tướng thời đại Hồ Chí Minh" (NXB Chính trị quốc gia 2011), thấy có chuyện này lần đầu biết:

Trong trận đánh đồi A1 trong chiến dịch Điện Biên, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 18, trung đoàn 102 (trung đoàn Thủ đô), sư 308, tên viết tắt là K. đã "bỏ bộ đội, thương binh chạy về tuyến sau", và bị tòa án binh mặt trận xử 20 năm tù giam.

Tuy nhiên, chuyện đặc biệt hơn là ông này "chỉ bị giam 3 tháng 17 ngày, sau đó được tham gia vào đoàn cán bộ cải cách ruộng đất để lập công chuộc tội, vì trong các chiến dịch trước đó đã lập nhiều chiến công". Chuyện được Đại tá Phạm Chí Nhân, nguyên Cục phó cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị, viết.

Đọc xong em tra Google thì hoàn toàn không có thông tin gì về một ông tiểu đoàn trưởng D18 nào cả. Có trong chiến dịch Biên giới thì có nhắc đến Chính trị viên tiểu đoàn này "chỉ huy tiểu đoàn" chiến đấu.

Không biết có ai có thông tin nào về nhân vật này không?

Bác đọc topic về ĐBP hay kiếm cuốn Chuyện những người làm nên lịch sử sẽ thấy có nhắc ông này. Ông ấy là Vũ Văn Kha (có chỗ nói là Nguyễn Văn Kha). Nhiều đồng đội kể là ông này vốn là người chiến đấu dũng cảm, chuyện "bỏ trận địa" là do hiểu nhầm nhưng bị mang ra xử làm gương điển hình vì lúc đó tinh thần bộ đội ở ĐBP đang xuống rất thấp. Cũng vì bị oan nên về sau người ta mới xem xét giảm án. Sau khi được cho ra quân hàng năm ông Kha vẫn được mời đi họp ngày truyền thống của đơn vị.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: anhquaynop trong 29 Tháng Tư, 2014, 10:52:20 am
Em có một thắc mắc mong mọi người giúp giải đáp: Hình như trong 9 năm chiến tranh, quân Pháp không có một nỗ lực quân sự lớn nào để xóa bỏ vùng tự do Thanh - Nghệ - Tĩnh của ta phải không ạ? Không biết lí do gì mà Pháp "bỏ lơ" vùng này, trong khi vùng Liên Khu 5 hình như lại được họ chú ý hơn. Ví dụ như cuộc hành quân Atlante năm 1954 đánh vào Phú Yên, Khánh Hòa.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Ma_Giang trong 20 Tháng Năm, 2014, 02:09:03 pm
(http://www.archives.gov.vn/SiteCollectionImages/2013/Thang%2012/anh%2037%2012%2013.jpg)

Có bác nào biết bức ảnh này do ai chụp không ạ? Và thời gian chụp bức ảnh là khoảng nào ạ? Liệu có phải là 'dàn dựng' sau khi Đội VNTTGPQ được thành lập một quãng không ạ?


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: quangcan trong 26 Tháng Năm, 2014, 03:49:00 pm
(http://www.archives.gov.vn/SiteCollectionImages/2013/Thang%2012/anh%2037%2012%2013.jpg)

Có bác nào biết bức ảnh này do ai chụp không ạ? Và thời gian chụp bức ảnh là khoảng nào ạ? Liệu có phải là 'dàn dựng' sau khi Đội VNTTGPQ được thành lập một quãng không ạ?

Hôm thành lập Đội Việt nam tuyên truyền Giải Phóng Quân là một Buổi Lễ được tổ chức long trọng, đàng hoàng, công khai, có đại diện của cấp ủy các cấp, bà con các dân tộc đến dự bạn ạ. Hơn nữa, Đội được Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm nên có ảnh thì cũng "bình thường" . Chúng ta đều biết Bác là người tâm lý và cẩn thận đến nhường nào,  ;D.

Bạn có thể tham khảo cuốn: "Đội VNTTGPQ" do thiếu tướng - PGS - TS Trịnh Vương Hồng chủ biên - nhất là phần mục lục tham khảo của nó khá ấn tượng sẽ đủ để bạn "bớt cái nghi ngờ" là "dàn dựng",  ;).


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Ma_Giang trong 30 Tháng Năm, 2014, 12:40:54 pm
Dạ, em cũng đã xem những bức ảnh "anh em" với bức ảnh này rồi, nhưng chưa rõ tác giả là ai.
Thế trong sách đó có nói ai chụp không hả bác? Có phải do đoàn thể cử ra để ghi lại hình ảnh lịch sử không ạ?
Tại em xem trên một diễn đàn về ảnh, thì có bác nói ảnh này do bác Nguyễn Bá Khoản chụp.

Một bác khác thì dẫn lại bài báo của bác Dương Trung Quốc viết trên báo (hình như báo Lao động, năm 2004, nhưng không dẫn toàn bộ bài báo) khẳng định bộ ảnh này được chụp lại ở một nơi khác, sau khi thành lập đội VNTTGPQ.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: quangcan trong 30 Tháng Năm, 2014, 04:20:53 pm
Không nghĩ là ảnh của bác Khoản vì nhiều lý do...
Trong sách không đề cập đến chi tiết ảnh do ai chụp dù có lời đề tựa của Đại tướng. VKHLSQS làm cuốn này hết sức công phu, khách quan và đối chiếu cụ thể.


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: hoi_ls trong 28 Tháng Bảy, 2014, 09:01:38 am
(http://www.archives.gov.vn/SiteCollectionImages/2013/Thang%2012/anh%2037%2012%2013.jpg)

Có bác nào biết bức ảnh này do ai chụp không ạ? Và thời gian chụp bức ảnh là khoảng nào ạ? Liệu có phải là 'dàn dựng' sau khi Đội VNTTGPQ được thành lập một quãng không ạ?


Trong cuốn sách ảnh "Đại tướng Võ Nguyên Giáp" mà em post ở đây:
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,28043.0.html
có tấm này tương tự như tấm ảnh trên, nên theo em nghĩ cùng là ảnh dựng lại (nhưng không thấy đề tên tác giả).


(http://i441.photobucket.com/albums/qq136/conech2008/Scan-130916-0008.jpg)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 16 Tháng Tám, 2014, 03:53:32 am
các bác cho em hỏi chiến thuật(cách đánh )" độn thổ "trong k/c chống pháp ,là như thế nào ?trên diễn đàn này không thấy nói đến ./.
Nói về đánh độn thổ thời KCCP ở địa bàn quê em, huyện Liên Bắc (Đan Phượng + Hoài Đức), trận đầu là ở đê Liên Mạc, trận thứ hai ở ngã ba Biển Sắt (Đại Mỗ, Tây Mỗ về La Dương), có một trận sau này ở triền đê Thanh Quang, đã đào sẵn trận địa hầm để phục kích đánh độn thổ diệt lính Ba-tui đi tuần từ bốt Thanh Quang về hướng nhà thờ (công giáo) của làng Lại Dụ; nhưng bị chỉ điểm phát hiện, ta phải bỏ hầm rút lui. Hầu hết đánh độn thổ đều có đại đội bộ đội địa phương C36 tham gia cùng du kích.

Ảnh 02 đ/c của C36 (đã hy sinh), trung đội trưởng và CTV trung đội.
(https://imagizer.imageshack.us/v2/458x641q90/661/6lt8NU.jpg)
(https://imagizer.imageshack.us/v2/452x641q90/674/7CkQ8p.jpg)

Làng Ngãi Cầu (xã An Khánh) là nơi đặt sở chỉ huy của C36 ở vùng nam Hoài Đức, có đóng góp rất lớn về người và lực cho C36 Liên Bắc, 02 trong số 03 trung đội trưởng của C36 là người làng Ngãi Cầu: đ/c Chu Công Thau (sau 1954 là trưởng ban Doanh trại, tỉnh đội Hà Sơn Bình) và đ/c Chu Danh Bích (sau 1954 là giám đốc thủy lợi Đan-Hoài).


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 09 Tháng Ba, 2015, 06:40:05 am
Em chào các bác !

Em rất muốn tìm lại cuốn phim tài liệu "Trong vùng địch hậu" của cụ Trần Thọ Châu thực hiện khoảng năm 2002, cụ quê ở huyện Thanh Trì, HN; nguyên là Chính trị viên Đại đội 36 - Bộ đội tập trung huyện Đan Phượng - Hoài Đức thời KCCP. Nghe cụ nói là phim đó được VTV chiếu khoảng 10 năm trước và cụ đã cùng đoàn làm phim về tận làng Ngãi Cầu, xã An Khánh, Hoài Đức, HN để làm phim. Cụ Châu (sn 1927), hiện đang ở tại Khương Thượng, Hà Nội; đã cho em mượn đĩa CD phim tài liệu của cụ nhưng đĩa lại không thể nào xem được !!!

Bác nào nếu có quen biết với VTV có thể hỏi cho em xin bản trích lục phim tài liệu đó được không ạ ?! Nếu có thể phát sinh kinh phí em cũng xin chịu hết. Nếu em nhờ bạn em ở HN lên VTV hỏi xin trích lục của phim thì liệu có phải làm đơn xin xác nhận gì không ?! Em vì điều kiện công việc phải đi làm xa nhà nên nhờ các bác hỏi giùm. Em xin cảm ơn.

╬ Wehrmacht╬


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 20 Tháng Ba, 2015, 07:21:52 am
Em đang muốn tìm lịch sử tiểu đoàn Đống Đa (d136, nguyên là tiểu đoàn 77 Vệ Quốc Quân) thuộc trung đoàn Thăng Long (e48/f320) trong giai đoạn hoạt động ở khu vực huyện Hoài Đức, HN, thu đông 1948; đặc biệt là trong trận diệt đồn Đại Mỗ 11/1948.
(http://daituliem.gov.vn/dai/Files/image/T10-2011/IMG_3468.jpg)
(http://daituliem.gov.vn/dai/Files/image/T10-2011/400x280xIMG_3472.jpg.pagespeed.ic.YFCZAJjU6o.jpg)

Các chi tiết viết về thành phần tham gia trận diệt đồn Đại Mỗ này em tìm được trên mạng chỉ nhắc đến d136/e48 phối hợp với "du kích Đại Mỗ và khu Phú Đô", trong khi theo các ghi chép của một số cụ em có được, thành phần du kích tham gia trong trận diệt đồn Đại Mỗ còn có cả du kích từ xã An Khánh tham chiến. Hiện có 01 cụ ở An Khánh em gặp vẫn còn sống, minh mẫn, khẳng định rằng có du kích của xã cụ tham gia trận này, chứ không chỉ có du kích vùng Đại Mỗ, Tây Mỗ.

╬ Wehrmacht╬


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: quangcan trong 20 Tháng Ba, 2015, 08:18:00 am
Cái gì em giai cũng muốn tìm hiểu, muốn biết thế này thì phải tốn kém... ka-phây lắm lắm,....:v.
Ơ mà chú này ở bển, mấy khi về, thôi, chả dại chơi, :)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 20 Tháng Ba, 2015, 03:51:08 pm
Cái gì em giai cũng muốn tìm hiểu, muốn biết thế này thì phải tốn kém... ka-phây lắm lắm,....:v.
Ơ mà chú này ở bển, mấy khi về, thôi, chả dại chơi, :)
Bác Cận, vào trong thư viện quân đội ở Lý Nam Đế liệu có tìm được ko bác. Không thì em nhờ đứa em vào tìm và copy. :)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: quangcan trong 23 Tháng Ba, 2015, 12:47:17 pm
Sử cấp tiểu đoàn ở ta hiếm lắm, cấp trung đoàn thì mới rộng nhưng phải là sách cũ.
Có vào ngó trên TVQĐ được không há? sách cũ hiếm như kim cương, hạn chế tối đa đối tượng được xem chứ đừng nói gì đến đọc hoặc mang về. Trong ngành thì may ra....
Muốn hiểu vai trò và tại sao lại đánh ở khu vực đấy hả? chú trả bao nhiêu cà phê.... anh viết cho một bài tổng hợp  ;)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 25 Tháng Ba, 2015, 06:05:30 am
@bác Q cận: ta PM cùng nhau ủ mưu bác nhé  ;D

đây là ông nội của em, NXB QĐND 2015
(http://farm8.staticflickr.com/7655/16288820734_f261643caf_z.jpg)

và ông ngoại em, NXB CAND 2009
(http://farm8.staticflickr.com/7584/16885258776_9f92114c0f_z.jpg)

╬ Wehrmacht ╬


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 29 Tháng Năm, 2015, 10:53:42 pm
Em mới đọc cuốn Trưởng thành từ Liên Bắc của cụ Nguyễn Văn Toàn, bí danh Bình Tâm, nguyên thứ trưởng bộ GTVT thời 8x. Cụ là Bí thư Huyện ủy Liên Bắc (Đan Phượng + Hoài Đức) thời 1949-cuối 1951.

Trong này cụ có kể vợ cụ đi buôn bán ở vùng tự do Hòa Bình, cụ ngồi ở văn phòng Huyện ủy ở xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, HN để viết thư cho vợ. Cụ viết mấy lần trong thư cho vợ là "nhìn dãy Trường Sơn ngăn cách đôi ta...". Vậy dãy Trường Sơn này là núi Ba Vì phỏng ạ ?! Hồi đó các cụ học địa lý chưa có khái niệm núi Trường Sơn nối hai miền Nam Bắc như ngày nay ?!


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Wehrmacht1 trong 30 Tháng Tám, 2015, 04:20:01 pm
em & cụ Trần Thọ Châu (chụp 3 năm trước), cụ Châu năm 46 ở trong đội tự vệ Hoàng Diệu, rồi CTV bộ đội huyện Đan-Hoài đánh ở cầu Chiền - Tây Mỗ hai lần, rồi đi trung đoàn 46 sông Đào đến 1954. Sau 54 cụ ko làm trong quân đội nữa. Đợt rồi em về cụ đã rất yếu, có khi vài năm nữa sẽ đoàn tụ vs ông nội em và đồng đội.
(http://i1081.photobucket.com/albums/j349/ctl1984muenchen/2_zpsk1dsutqu.png)

sách chụp tại nhà cụ
(http://i1081.photobucket.com/albums/j349/ctl1984muenchen/1_zpsxcb3kbxy.png)

em & sư cụ Thích Đàm Hán chụ trì chùa Bộc, 3 năm trước
(http://i1081.photobucket.com/albums/j349/ctl1984muenchen/3_zpsu6hpesaw.png)


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Vương Thừa Vũ trong 06 Tháng Năm, 2016, 06:57:50 pm
Ai biết rỏ sự kiện chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố giải tán Đảng Cộng Sản ( thực chất là vào hoạt động bí mật ) ngày 11/11/1946 như thế nào cho anh em biết với nhỉ


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Giangtvx trong 06 Tháng Năm, 2016, 08:40:25 pm
Nick của bác "ghê" quá.

Tạm thế này được chưa:

Trích "GIÁO TRÌNH ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM"
https://voer.edu.vn/c/i-lanh-dao-xay-dung-va-bao-ve-chinh-quyen-chuan-bi-khang-chien-trong-ca-nuoc-1945-1946/f402b395/b4c02a64

3. Thực hiện sách lược hoà hoãn, tranh thủ thời gian chuẩn bị toàn quốc kháng chiến

Cùng với việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng chế độ mới và tổ chức kháng chiến ở miền Nam, Đảng ta đã thực hiện sách lược lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù để phân hoá chúng, tránh tình thế đương đầu cùng một lúc với nhiều kẻ thù.

Trên cơ sở phân tích âm mưu thủ đoạn của các kẻ thù đối với cách mạng Việt Nam, Đảng ta xác định: quân Tưởng tìm mọi cách để tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh, lật đổ chính quyền cách mạng, song kẻ thù chính của nhân dân ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng. Vì vậy, Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện sách lược hoà hoãn, nhân nhượng với quân đội Tưởng và tay sai của chúng ở miền Bắc để tập trung chống Pháp ở miền Nam.

Để gạt mũi nhọn tiến công của kẻ thù vào Đảng, ngày 11-11-1945, Đảng ta tuyên bố tự giải tán, nhưng sự thật là rút vào hoạt động bí mật, giữ vững vai trò lãnh đạo chính quyền và nhân dân. Để phối hợp hoạt động bí mật với công khai, Đảng để một bộ phận công khai dưới danh hiệu Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương.

Chúng ta đã hết sức kiềm chế trước những hành động khiêu khích của quân đội Tưởng và tay sai, tránh để xảy ra xung đột về quân sự, đã ép cung cấp lương thực, thực phẩm cho 20 vạn quân Tưởng trong khi nhân dân ta đang bị đói, mở rộng Quốc hội thêm 70 ghế cho Việt quốc, Việt cách không qua bầu cử, đưa một số đại diện của các đảng đối lập này làm thành viên của Chính phủ liên hiệp do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu.

Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mềm dẻo về thực hiện sách lược nhân nhượng trên nguyên tắc: nắm chắc vai trò lãnh đạo của Đảng, giữ vững chính quyền cách mạng, giữ vững mục tiêu độc lập thống nhất, dựa chắc vào khối đại đoàn kết dân tộc, vạch trần những hành động phản dân hại nước của bọn tay sai của Tưởng và nghiêm trị theo pháp luật những tên tay sai gây tội ác khi có đủ bằng chứng.

Những chủ trương sách lược và biện pháp trên đây đã vô hiệu hoá các hoạt động phá hoại, đẩy lùi từng bước và làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng, bảo đảm cho nhân dân ta tập trung lực lượng kháng chiến chống thực dân Pháp ở miền Nam. Chính quyền nhân dân không những được giữ vững mà còn được củng cố về mọi mặt.

Đầu năm 1946, các nước đế quốc dàn xếp, mua bán quyền lợi với nhau để cho thực dân Pháp đưa quân ra miền Bắc Việt Nam thay quân đội của Tưởng. Ngày 28-2-1946, Hiệp ước Hoa - Pháp được ký kết ở Trùng Khánh. Theo đó, Pháp nhân nhượng một số quyền lợi kinh tế cho chính quyền Tưởng trên đất Trung Hoa để Pháp được đưa quân ra miền Bắc Việt Nam. Tưởng nhân nhượng với Pháp để rút quân về nước đối phó với Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Việc dàn xếp giữa hai kẻ thù Pháp và Tưởng được Đảng dự đoán sớm. Chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" (ngày 25-11-1945) vạch rõ: "trước sau, Trùng Khánh sẽ bằng lòng cho Đông Dương trở về tay Pháp, miễn là Pháp nhượng cho Tàu nhiều quyền lợi quan trọng"1. 1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.8, tr. 25.

Tình hình đó đặt Đảng ta trước một sự lựa chọn giải pháp đánh hay hoà. Phân tích tình thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định chọn giải pháp hoà hoãn, dàn xếp với Pháp, vì "vấn đề lúc này, không phải là muốn hay không muốn đánh. Vấn đề là biết mình biết người, nhận định một cách khách quan những điều kiện lời lãi trong nước và ngoài nước mà chủ trương cho đúng"...


Tiêu đề: Re: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Ph
Gửi bởi: Vương Thừa Vũ trong 07 Tháng Năm, 2016, 12:00:33 pm
Hì tên Vũ thật mà họ Vương nhưng k phải là Vương Thừa. Cảm ơn bác đã cho em hiểu hơn về vấn đề này. Xin cảm ơn