Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 03:05:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những câu hỏi, thắc mắc và những điều chưa biết về kháng chiến chống Pháp  (Đọc 292674 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Wehrmacht1
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #280 vào lúc: 18 Tháng Tư, 2013, 07:46:30 pm »

Bác nào biết thì trả lời giùm bác ấy. Còn ở đây chắc chưa CCB nào được xài súng này nên có lẽ phải bắn thử mới trả lời bác được. Wink

Ở khoảng cách 15m là rách toác thật đó bác, các cụ kể thế. Chỗ em sau chiến dịch Biên giới 1950 thì Pháp quay về thực hiện kế hoạch Đờ-lát Đờ Tát-xi-nhi để bình định vùng ĐBBB, các đội hương dũng (địa phương quân, trước 1951 chỉ là bán vũ trang) được nâng cấp lên thành vũ trang chính quy, số lượng cũng tăng lên, chủ yếu là các thanh niên đã hết tuổi tin. Mỗi đứa khẩu súng trường.

Nói về khả năng bình định vùng ĐBBB thì ở khía cạnh nào đó thời 51-53 bọn Pháp làm còn thành công hơn bọn Mỹ ở ĐBSCL. Đấy là đánh giá cá nhân của em.
Logged
Wehrmacht1
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #281 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2013, 11:25:59 am »

Đây là đoạn mô tả một trận bao vây một đồn trọng yếu của Pháp trên tuyến phòng thủ sông Đáy đầu năm 1951. Trong đồn có một quan Pháp chỉ huy và cỡ một tiểu đội lính da đen cùng lính người Việt tạp chủng. Trận vây đồn này là để đáp lại kế hoạch bình định vùng ĐBBB của Pháp khi chúng cho xây thêm một loạt các đồn con tủa ra xung quanh đồn mẹ. Em chép lại nguyên văn trong tập "Nhớ lại và suy nghĩ". Và muốn hỏi các bác thời điểm đầu 1951 đó có đúng là du kích đã có cối 82 không ? Nếu có thì là loại nào, vác vai hay đặt bệt xuống đất v.v...

"Tại đồn M này suốt thời kỳ dựng đồn cho đến năm 1954, bộ đội và du kích xã nhiều lần quấy rối, bắn súng vào đồn, phá hàng rào, cắm cờ, rải truyền đơn, tuyên truyền làm công tác binh vận và đã một lần thực nghiệm vây đồn, địch không dám nống ra, ta không đánh vào. Vào đêm đó, du kích xã dùng cối 82 kết hợp với bộ đội Huyện bắn vào đồn M và gọi loa tuyên truyền địch vận nơi đầu não chính chỉ đạo xây dựng các đồn con như đồn X, và các đồn khác như đồn Y, v.v... Đạn cối hai lần không trúng mục tiêu nào, lần thứ 3 lại trúng vào 1 lỗ cốt chính, diệt 2 lính da đen, phá hỏng 1 súng 12,7mm của giặc. Địch phải dùng pháo từ Ba La bắc về dải xung quanh đồn suốt 1 ngày. Quân ta rút ra an toàn và coi đó là thắng lợi của lần đầu thực nghiệm chiến thuật vây đồn, tiêu hao sinh lực địch ! "
Logged
anhkhoi
Thành viên
*
Bài viết: 311


« Trả lời #282 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2013, 10:00:10 pm »

Các bác cho em hỏi khoảng tầm 1950 thì 1 đồng tiền Đông Dương bằng bao nhiêu đồng tiền VN vậy ạ ?
1.000 (một nghìn) đồng quy ra được khoảng bao nhiêu cây vàng ạ ?

Chỗ em thời đó, có thằng lính làng bắt được cán bộ Việt Minh là Huyện ủy viên Ủy ban kháng chiến của cả hai huyện, thế là được thưởng nóng 1.000 đồng tiền Đông Dương. Theo các bác ở mức treo thưởng 1000 đồng Đông dương đấy thì nhân vật bị Pháp truy lùng đó ở mức quan trọng như thế nào ạ ? (hot hay bình thường ? )


Năm 1955, tỉ giá đồng Đông Dương với đô la khoảng 40:1, 1000 đồng tương đương 25 đô.
Giá vàng thế giới lúc đó khoảng 35 đô/ounce (1 ounce=7,5 chỉ). Nghĩa là mức 1000 đồng Đông Dương tương đương nửa cây vàng.  Grin
Tuy vậy có thể vật giá hồi đó khác xa bây giờ. Trong Đội thiếu niên du kích Đình Bảng của Xuân Sách, lúc nghe tin mình bị truy nã với giá 1000 đồng, nhân vật Nguyễn Thạc Hoan nghĩ 1000 đồng có thể tậu nhà, tậu ruộng.  Grin

Tỉ giá bạc Đông Dương năm 1955: Bình Xuyên còn vận động Quốc trưởng Bảo Đại làm áp lực với thủ tướng vì sòng bài đã cung cấp lợi tức cho Bảo Đại một triệu đồng mỗi ngày (trị giá 28.500 Mỹ kim theo hối xuất đương thời) http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c_gia_Vi%E1%BB%87t_Nam
Giá vàng thế giới năm 1955: http://www.kitco.com/scripts/hist_charts/yearly_graphs.plx
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #283 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2013, 11:26:52 pm »

Năm 51 thì ngay cả bộ đội địa phương cũng chưa chắc đã có cối 82. Chắc 81 (của Pháp, Mỹ) thôi.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Wehrmacht1
Thành viên
*
Bài viết: 96


Re:
« Trả lời #284 vào lúc: 21 Tháng Tư, 2013, 04:53:36 pm »

Chắc là vậy, trong vùng tạm chiếm thì vũ khí đến 99% là lấy mỡ nó rán nó.

Có bác nào có thông tin gì về Trường quân chính Hà Đông thời 45-47 không ạ ? Mỗi khóa học cho các Ủy viên quân sự kéo dài bao lâu. Khóa đầu tiên năm nào ?
Logged
Wehrmacht1
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #285 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2013, 01:48:26 am »

Các bác có thể cho em định nghĩa chính xác về bộ đội Vệ Quốc Đoàn thời 45-46-47 ?
Trung đoàn Thủ đô có thể gọi là Vệ quốc đoàn được không ?
Logged
jasmine2011
Thành viên
*
Bài viết: 170


« Trả lời #286 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2013, 07:01:29 am »

Trung đoàn thủ đô đã có thể coi là vệ quốc đoàn.
Ban đầu thì chỉ có hai đại đội là vệ quốc quân chính thức thôi, sau đó thì công an xung phong, tự vệ liên khu I ghép vào thành cả một trung đoàn vệ quốc đoàn.
Ở miền Nam thì khó khăn hơn, vì quản lí theo Chi đội - tương đương Đại đội, Tiểu đoàn - một cơ cấu từ thời Nam tiến. Ngoài các chi đội Vệ quốc đoàn như chi đội 10 lừng danh Gò Công Biên Hòa của thi tướng Huỳnh Văn Nghệ, thì còn có các chi đội bộ đội Bình Xuyên, ban đầu do Ba Dương chỉ huy. Ba Dương hi sinh, ba chi đội 9, 24, 25 rơi vào quyền chỉ huy của Bảy Viễn. Kết cục thế nào thì nhiều người biết.
Logged
Wehrmacht1
Thành viên
*
Bài viết: 96


« Trả lời #287 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2013, 05:39:34 am »

Em nghe các cụ thời đó hay kể là "giật mìn", nhưng giật 10 quả may ra nổ được 5, còn lại là xịt.

Vậy xin hỏi các bác thời đó mìn chôn ở đường cái đợi lính Ba-tui đi qua là ùm xòe theo kiểu "giật" như thế thì nó được kích nổ như thế nào ? Hay là đúng là giật mìn bằng tay thật ?
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Tư, 2013, 06:42:34 am gửi bởi Wehrmacht1 » Logged
anhkhoi
Thành viên
*
Bài viết: 311


« Trả lời #288 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2013, 06:33:44 am »

Trung đoàn thủ đô đã có thể coi là vệ quốc đoàn.
Ban đầu thì chỉ có hai đại đội là vệ quốc quân chính thức thôi, sau đó thì công an xung phong, tự vệ liên khu I ghép vào thành cả một trung đoàn vệ quốc đoàn.
Ở miền Nam thì khó khăn hơn, vì quản lí theo Chi đội - tương đương Đại đội, Tiểu đoàn - một cơ cấu từ thời Nam tiến. Ngoài các chi đội Vệ quốc đoàn như chi đội 10 lừng danh Gò Công Biên Hòa của thi tướng Huỳnh Văn Nghệ, thì còn có các chi đội bộ đội Bình Xuyên, ban đầu do Ba Dương chỉ huy. Ba Dương hi sinh, ba chi đội 9, 24, 25 rơi vào quyền chỉ huy của Bảy Viễn. Kết cục thế nào thì nhiều người biết.

Vệ quốc đoàn là tên gọi để chỉ quân đội Việt Nam từ tháng 11/45 đến tháng 5/1946, thời kỳ này VQĐ được tổ chức thành 40 chi đội (quy mô tương đương trung đoàn). Từ tháng 22/5/1946 Vệ quốc đoàn đã được đổi tên thành Quân đội quốc gia Việt Nam theo Sắc lệnh 71/SL của Chủ tịch nước, tên này được sử dụng đến năm 1950. Sau tháng 5/1946 thì các chi đội được tổ chức lại thành trung đoàn.

Trung đoàn liên khu 1 (trung đoàn Thủ Đô) là một đơn vị quân chủ lực, tuy nhiên nếu rạch ròi theo giấy tờ thì nó không phải một đơn vị Vệ quốc đoàn vì nó thành lập vào tháng 1/1947.


Trung đoàn chính thức được thành lập ngày 7 tháng 1 năm 1947, giữa cuộc chiến kéo dài 2 tháng tại Hà Nội mở đầu Toàn quốc kháng chiến, trên cơ sở Tiểu đoàn 301 cùng các đơn vị Vệ quốc đoàn và Tự vệ chiến đấu Liên khu 1 (thuộc 36 phố phường Hà Nội cũ), gồm khoảng 2.000 người. Các chỉ huy đầu tiên là: Trung đoàn trưởng Hoàng Siêu Hải (sau chuyển về Tỉnh ủy Cao Bằng), Chính uỷ Lê Trung Toản (sau làm Thứ trưởng Bộ Nội thương, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước), Tham mưu trưởng Hoàng Phương. Tên gọi đầu tiên là Trung đoàn Liên khu I.
Ngày 12 tháng 1 năm 1947, Hội nghị quân sự toàn quốc quyết định tặng Trung đoàn Liên khu I danh hiệu Trung đoàn Thủ Đô.


http://vi.wikipedia.org/wiki/Trung_%C4%91o%C3%A0n_Th%E1%BB%A7_%C4%90%C3%B4
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Tư, 2013, 06:40:55 am gửi bởi anhkhoi » Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #289 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2013, 08:14:54 am »

Nhân nói đến chuyện tên gọi, có bác nào biết chính xác thời điểm hay văn bản nào quyết định việc đổi tên Quân đội Quốc gia Việt Nam thành Quân đội Nhân dân Việt Nam không?
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM